Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bản Công Bố Thông Tin Đấu Giá Bán Cổ Phần Ra Bên Ngoài Doanh Nghiệp Của Nhà Máy Thuỷ Điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.7 KB, 23 trang )

BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN
ĐẤU GIÁ BÁN CỔ PHẦN RA BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP

CỦA

NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN VĨNH SƠN – SÔNG HINH

Tổ chức tư vấn

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn

Hà Nội, tháng 2 năm 2005


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Công Bố Thông Tin

MỤC LỤC
TÓM TẮT THÔNG TIN.........................................................................................................1
I. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC CÔNG BỐ THÔNG
TIN...........................................................................................................................................2
1. Ban chỉ đạo đấu giá bán cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp- chịu trách nhiệm phê
duyệt bản Công bố thông tin................................................................................................2
2. Tổ chức phát hành - chịu trách nhiệm cung cấp thông tin...............................................2
3. Tổ chức tư vấn - chịu trách nhiệm lập Bản Công bố thông tin........................................2
II. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH........................................4
1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp cổ phần hoá:...........................................................................4
2. Ngành nghề kinh doanh...................................................................................................4
3. Quá trình hình thành và phát triển...................................................................................4
4. Tổng quan về thị trường phát điện...................................................................................5


5. Năng lực sản xuất.............................................................................................................7
6. Tổng số lao động tại thời điểm Cổ phần hoá.................................................................10
7. Tóm tắt lý lịch Ban Giám Đốc và các trưởng phòng ban..............................................11
8. Giá trị doanh nghiệp.......................................................................................................14
9. Tài sản chủ yếu của Doanh nghiệp................................................................................15
10. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước khi cổ phần hoá................15
11. Phương án đầu tư và chiến lược phát triển của Nhà máy sau khi Cổ phần hoá...........16
12. Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ:...............................................................................19
13. Rủi ro dự kiến..............................................................................................................19
14. Những ưu đãi khi Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh chuyển sang công ty cổ
phần....................................................................................................................................20
15. Phương thức bán và thanh toán tiền mua cổ phần.......................................................21

-i-


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Công Bố Thông Tin

TÓM TẮT THÔNG TIN
ĐỢT ĐẤU GIÁ BÁN CỔ PHẦN RA BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP
NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN VĨNH SƠN – SÔNG HINH


Số lượng cổ phần đấu giá bán:

43.750.000 cổ phần




Loại cổ phần:

Cổ phần phổ thông



Mệnh giá một cổ phần:

10.000 đồng/cổ phần



Giá khởi điểm:

10.200 đồng/cổ phần



Cơ cấu vốn cổ phần phân theo sở hữu:

TT
1
2
3

Trị giá

Danh mục
Vốn cổ phần Nhà nước (EVN)

Vốn cổ phần của CBCNV trong Công ty
Cổ phần của các cổ đông ngoài Công ty

-1-

(đồng)
750.000.000.000
62.500.000.000
437.500.000.000

Tỷ lệ
(%)
60
5
35


I. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC CÔNG
BỐ THÔNG TIN
1. Ban chỉ đạo đấu giá bán cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp- chịu trách
nhiệm phê duyệt bản Công bố thông tin

o Ông Vũ Quốc Anh - Phó Vụ trưởng Vụ tài chính kế toán, Bộ Công nghiệp
Chức vụ: Trưởng Ban
o Ông Đặng Phan Tường - Trưởng Ban Cổ phần hoá và Chứng khoán, Tổng
Công ty Điện lực Việt Nam
Chức vụ: Uỷ viên
o Ông Nguyễn Đức Đối - Giám đốc Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông
Hinh
Chức vụ: Uỷ viên

o Bà Phạm Minh Hương – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Sài
Gòn
Chức vụ: Uỷ viên
o Ông Nguyễn Thanh Bình – Chuyên viên Vụ Tài chính Kế toán, Bộ Công
nghiệp
Chức vụ: Uỷ viên
Ban chỉ đạo đấu giá cho phép ban hành bản công bố thông tin này có nghĩa là việc
công bố thông tin đáp ứng các quy định của pháp luật mà không hàm ý đảm bảo giá
trị chứng khoán, mọi tuyên bố trái với điều này là bất hợp pháp.
2. Tổ chức phát hành - chịu trách nhiệm cung cấp thông tin

Ông Nguyễn Đức Đối
Chức vụ: Giám đốc
Chúng tôi bảo đảm rằng các thông tin và số liệu trong Bản công bố thông tin này là
phù hợp với thực tế để người đầu tư có thể đánh giá về tài sản, tình hình tài chính,
kết quả và triển vọng kinh doanh của Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh,
trước khi đăng ký tham dự đấu giá mua cổ phần.
3. Tổ chức tư vấn - chịu trách nhiệm lập Bản Công bố thông tin

Bà Phạm Minh Hương

Chức vụ: Tổng Giám đốc

Việc đánh giá và lựa chọn ngôn từ trong Bản công bố thông tin này đã được Công ty
Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) thực hiện một cách hợp lý và thận trọng dựa
trên các thông tin và số liệu do Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh cung cấp.
Chúng tôi bảo đảm rằng các bước thực hiện và nội dung Bản công bố thông tin này
đã tuân thủ theo đúng những trình tự bắt buộc nhưng không hàm ý bảo đảm giá trị
của chứng khoán.


- -

2


- -

3


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Công Bố Thông Tin

II. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp cổ phần hoá:
-

Tên gọi Công ty trước cổ phần hoá: Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

-

Tên gọi Công ty sau cổ phần hoá: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông
Hinh



Tên giao dịch quốc tế: Vinh Son – Song Hinh Hydropower Joint Stock Company




Tên viết tắt: VSHPC

-

Địa chỉ: 21 Nguyễn Huệ, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

-

Điện thoại: (84.056) 892.792

-

Mã số thuế: 01001000790 151

-

Vốn điều lệ : 1250.000.000.000 VNĐ (một ngàn hai trăm năm mươi tỷ VNĐ)

Fax: (84.056) 891975

2. Ngành nghề kinh doanh
-

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109667 ngày 19/12/1994 của Uỷ ban
Kế hoạch Nhà nước, ngành nghề kinh doanh của Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh SơnSông Hinh là : Công nghiệp điện năng

-

Theo quyết định số 151/2004/QĐ-BCN ngày 02/12/2004 của Bộ Công nghiệp về

việc chuyển Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh thành Công ty cổ phần
Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Nhà máy
Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh bao gồm:


Sản xuất điện năng;



Dịch vụ quản lý, vận hành, bảo dưỡng các nhà máy thuỷ điện;



Thí nghiệm điện;



Kinh doanh vật tư, thiết bị trong lĩnh vực thuỷ điện;



Tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công các dự án nhà máy thuỷ điện;



Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Quá trình hình thành và phát triển
Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh tiền thân là Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn
trực thuộc Công ty Điện Lực III, được khởi công xây dựng vào ngày 15/9/1991. Nhà

máy chính thức đưa vào sản xuất và hoà lưới điện quốc gia vào ngày 04/12/1994. Với
công suất 66MW và sản lượng điện hàng năm 230 triệu KWh, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh
Sơn là nhà máy thuỷ điện có quy mô lớn đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên, góp
phần giải quyết nhu cầu về điện cho vùng lõm và ổn định chất lượng điện cho hệ thống
điện quốc gia. Tính đến cuối năm 2000, nhà máy Vĩnh Sơn đã sản xuất được 1,880 tỷ
KWh, đạt sản lượng bình quân 310 triệu KWh/năm, tăng hơn 35% so với thiết kế. Đặc
-4-


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

biệt năm 1999, sản lượng đạt 419 KWh - vượt mọi dự kiến trong tính toán thiết kế trước
đây.
Năm 1999, để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thông điện và tận dụng kinh nghiệm tích
luỹ trong quản lý vận hành nhà máy điện của đội ngũ quản lý của Nhà máy Vĩnh Sơn,
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn
quản lý và vận hành dự án Nhà máy Thuỷ điện Sông Hinh. Từ tháng 7 năm 2000, Nhà
máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn được đổi tên thành Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh
với bốn tổ máy hoạt động cung cấp sản lượng điện là hơn 598 triệu kWh vào lưới điện
quốc gia.
Tháng 11 năm 2003, theo Quyết định 219/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà
nước thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 2003 – 2005 và Quyết định số
2992/QĐ-TCCB của Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hoá Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh
Sơn – Sông Hinh, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh có nhiệm vụ thực hiện cổ
phần hoá trong năm 2004. Ngày 02/12/2004, Bộ Công nghiệp ra Quyết định số
151/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh thành
công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh. Đây là một bước chuyển quan trọng

trong quá trình hoạt động của Nhà máy.

4. Tổng quan về thị trường phát điện
Thành phần tham gia phát triển nguồn điện
Từ một vài năm gần đây, chính phủ và EVN bắt đầu cho phép thành phần kinh tế phi
quốc doanh gồm công ty tư nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào việc đầu tư
phát triển nguồn phát điện.
Các công ty nước ngoài khi tham gia vào thị trường sản xuất điện thường thông qua liên
doanh hợp tác với EVN. Tiêu biểu là liên doanh EVN, Tokyo Electric Power,
Sumitomo, và Electricite de France sẽ đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện khí gas Phú
Mỹ 2 với công suất 715MW; và liên doanh của EVN và BP sẽ phát triển nhà máy Phú
Mỹ 3 với công suất 700MW. Cả hai dự án này đều được đầu tư theo phương thức BOT.
Đối với các nguồn phát điện được đầu tư từ tư nhân trong nước thì chỉ giới hạn là những
nhà máy với công suất thấp hơn 100MW.
Ngoài ra, EVN đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi một số các nhà máy điện trực thuộc
sang hình thức công ty cổ phần trong đó Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối
trong giai đoạn 2005-2010, như thuỷ điện Thác Mơ, Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, Phả
Lại, Ninh Bình….
Như vây, trong thời gian tới, sẽ có đủ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát
triển nguồn điện.
Xu hướng phát triển của ngành
Chính phủ và EVN bắt đầu xây dựng kế hoạch phát triển một thị trường điện cạnh tranh.
Lộ trình gồm: giai đoạn 1 (2006-2008) các công ty phát điện sẽ cạnh tranh để bán điện
cho EVN; giai đoạn 2 ( sau 2010) EVN sẽ tổ chức một thị trường điện lực nhiều người
- -

5


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh


Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

bán nhiều người mua với cơ chế các hộ tiêu thụ lớn có thể mua trực tiếp từ các nhà máy
điện; giai đoạn 3, EVN sẽ tổ chức thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Theo kế hoạch, kể từ 1/7/2004, 14 trong số 32 nhà máy hiện đang bán điện cho EVN sẽ
tham gia vào cơ chế thử nghiệm để bắt đầu xây dựng thị trường điện cạnh tranh. Theo
cơ chế này, EVN sẽ thông báo nhu cầu sử dụng điện dự kiến, và 14 nhà cung cấp sẽ
chào mức giá bán phù hợp, EVN sẽ đưa ra quyết định mua.
Tuy nhiên, mức giá mà các nhà cung cấp chào bán hiện vẫn được xây dựng dựa trên
khung giá điện do Chính phủ đưa ra. Trong tháng 4/2004, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra
quyết định số 709/QĐ-NLDK ngày 3/4/2004 về việc hướng dẫn tạm thời nội dung phân
tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung gia mua bán điện các dự án nguồn điện. Khung
giá được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1: Khung giá điện
TT

Danh mục

1

Giá điện thanh cái của các nhà máy thuỷ điện lớn

2

3

4

5


Mức giá

Mùa khô

2,50 – 4,50

Mùa mưa

2,0 – 4,3

Giá điện thanh cái của các nhà máy thuỷ điện vừa
Mùa khô

2,7 – 4,7

Mùa mưa

2,5 – 4,5

Giá điện thanh cái của các nhà máy thuỷ điện nhỏ
Mùa khô

3,0 – 4,7

Mùa mưa

3,0 – 4,5

Giá điện thanh cái của các nhà máy nhiệt điện than

Mùa khô

3,5 – 4,5

Mùa mưa

3,5 – 4,0

Giá điện thanh cái của các nhà máy điện tuabin khí
Mùa khô

3,5 – 4,3

Mùa mưa

3,5 – 4,1

(nguồn: Quyết định số 709/QĐ-NLDK ngày 3/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về
việc hướng dẫn tạm thời nội dung kinh tế, tài chính, đầu tư và khung giá mua bán điện
các dự án nguồn điện.)
Kế hoạch phát triển nguồn cung cấp điện
Để đáp ứng mức độ tăng trưởng về nhu cầu sử dụng điện trong cả nước, Chính phủ đã
phê duyệt kế hoạch phát triển nguồn điện trong giai đoạn 2001-2010 như sau: Tổng
công suất của các nhà máy điện mới xây dựng dự kiến là 13.144 MW. Trong đó sẽ có 42
nhà máy thuỷ điện với tổng công suất 5.064MW, 7 nhà máy nhiệt điện khí với tổng công
suất 4.880MW, 9 nhà máy nhiệt điện than với 3.200MW, mua từ các nước lân cận
khoảng 300MW.
- -

6



Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

Về đối tượng đầu tư phát triển nguồn điện mới, trong số nhà máy điện mới xây dựng,
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tham gia đầu tư và phát triển 24 nhà máy thuỷ
điện có quy mô nhỏ với tổng công suất là 1.001MW, 6 nhà máy nhiệt điện với công suất
2.660MW; các liên doanh giữa EVN và nhà đầu tư trong phát triển 3 nhà máy với côg
suất 1.950MW. Như vậy, mức đầu tư phát triển nguồn điện do các thành phần ngoài
quốc doanh sẽ cung cấp khoảng 27% trong tổng sản lượng điện của Việt Nam cho đến
năm 2010.
Như vậy cho đến năm 2010, tổng công suất sản xuất điện của cả nước sẽ là 21.893MW,
đảm bảo đáp ứng mức nhu cầu điện tối đa (Pmax) là 16.000MW với một lượng công
suất dự trữ khoảng 20%.
Tiềm năng thuỷ điện và đặc điểm phát triển
Đặc điểm địa lý của Việt Nam là có nhiều sông suối như hệ thống các sông Mã, Cả ỏ
phía Đông Bắc, các nhánh sông Đà, Lô, Gấm, Chảy đổ về sông Hồng ở miền Bắc; sông
Mê kông, Đồng Nai ở miền Nam; sông Vũ Giá, Thu Bồn ở khu vực đồng bằng; sông Se
San, Srepok ỏ cao nguyên, và sông Ba ở vùng ven biển miền Trung.
Như vậy, tiềm năng khai thác thuỷ điện trên cả nước có thể đạt tới 17.000MW. Hiện nay,
mới chỉ có khoảng hơn 4.000MW đã được khai thác và gần 1.000MW đang được xây
dựng. Dự kiến đến 2010, sẽ tiếp tục phát triển thêm khoảng 5.000MW. Cho đến hết năm
2020, thì toàn bộ tiềm năng thuỷ điện được tận dụng hết.
Đặc điểm đầu tư xây dựng nguồn thuỷ điện là suất đầu tư cao, nhưng chi phí sản xuất
hàng năm lại thấp hơn nhiều so với các nhà máy điện sử dụng nguồn nguyên liệu khác.
Lý do chính là nhờ nguồn nguyên vật liệu là từ sức nước thiên nhiên. Tuy nhiên, chính
vì lý do này, mà nguồn thuỷ điện bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện thời tiết và mùa
trong năm.


5. Năng lực sản xuất
Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VS-SH) hiện đang quản lý và vận hành 2
nhà máy thuỷ điện: Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn và nhà máy Thủy điện Sông Hinh.
Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn:
Nhà máy được khởi công xây dựng vào 15/9/1991 và chính thức đưa vào vận hành vào
4/12/1994 với tổng vốn đầu tư là 818,581 tỷ đồng. Các thông số kỹ thuật theo thiết kế
và máy móc được tóm tắt như sau:


Công suất lắp đặt: 66MW



Điện năng sản xuất: 228,5 triệu kWh/năm.



Các công trình chính
2 Hồ chứa:

Dung tích hồ A: là 43 x 10 6 m3 , dung tích hữu ích 22 x 10 6m3,
mực nước dâng bình thường 775 m, mực nước chết 765m.
Dung tích hồ B: là là 97x106 m3 , dung tích hữu ích 80x106m3,
mực nước dâng bình thường 862m, mực nước chết 813,6m.
- -

7



Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh



Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

Các thiết bị chính:

Tuabin:

Penton trục đứng, tốc độ quy định mức n = 600 v/ph, cột nước
tính toán H=588m, lưu lượng nước qua 1 tuabin 6,48m3/giây.

Máy phát điện:

Do hãng GEC (Pháp) sản xuất, công suất biểu kiến 40MVA,
điện áp ra U = 13,4kV

Nhà máy Thủy điện Sông Hinh:
Nhà máy được đưa vào vận hành vào tháng 7 năm 2000 với tổng vốn đầu tư là 1.794 tỷ
đồng. Các thông số kỹ thuật theo thiết kế và máy móc được tóm tắt như sau:


Công suất lắp đặt: 70MW



Điện năng sản xuất: 370 triệu kWh/năm.




Các công trình chính
Hồ chứa:



Dung tích hồ là 357x106 m3 , dung tích hữu ích 323x106m3,
mực nước dâng bình thường 209 m, mực nước chết 196m.

Các thiết bị chính:
Tuabin:

Do hãng KVAENER (Na Uy) sản xuất , tốc độ
quay định mức n = 500 v/ph, cột nước tính toán H=141m, lưu
lượng nước qua 1 tuabin 27.6m3/giây.

Máy phát điện:

Do hãng ABB (Thuỵ điển) sản xuất, công suất biểu kiến 41,2
MVA, điện áp ra U = 10,5kV

Tình hình hoạt động và kết quả sản xuất
Trong 6 năm hoạt động từ năm 1994 – 2000, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn đã khai thác
với hiệu quả cao với sản lượng điện sản xuất được 1.880 tỷ kWh, đạt sản lượng bình
quân trên 310 triệu kWh/năm, tăng hơn 35% so với sản lượng thiết kế. Đặc biệt năm
1999, sản lượng đạt 419 triệu kWh, vượt mọi dự kiến trong tính toán thiết kế trước đây.
Công suất phát ra luôn đạt và vượt công suất lắp máy, đặc biệt là vào giờ cao điểm.
Đến năm 2003, Nhà máy Sông Hinh đi vào hoạt động. Mặc dù vừa mới đưa vào vận
hành, nhà máy đã đạt sản lượng 220 triệu kWh trong 6 tháng cuối năm 2000. Kể từ khi
thành lập đến hết năm 2003, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh đã cung cấp

được xấp xỉ 4 tỷ kWh điện.
Giai đoạn 2001-2003 là giai đoạn cả hai nhà máy cùng hoạt động ổn định, đã cung cấp
đạt và vượt mức kế hoạch sản lượng điện do Tổng Công ty giao. Kết quả sản xuất điện
năng trong 3 năm 2001-2003 như sau:

- -

8


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

Bảng 2: Kết quả sản xuất điện 3 năm 2001-2003

Đơn vị tính

Khả năng sản xuất
theo thiết kế

Thực tế trung bình
sản xuất trong giai
đoạn 2001-2003

mWh

TB: 600.000

TB: 638.000


NMTĐ Vĩnh Sơn

TB: 230.000

TB: 233.000

NMTĐ Sông Hinh

TB: 370.000

TB:405.000

Tên Nhà máy
Điện năng:

( nguồn: Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn –Sông
Hinh)
Quản lý sự cố vận hành:
Công tác tổ chức bảo trì và sửa chữa hai nhà máy được tuân thủ theo quy trình một cách
chặt chẽ. Các sự loại sự cố (do khách quan hay chủ quan) được ghi chép chi tiết và lưu
trữ đầy đủ để nghiên cứu khắc phục.
Trong giai đoạn từ 1995 - 2000, Nhà máy vận hành ổn định. Số sự cố xảy ra trong năm
1998, 1999, 2000 giảm xuống còn 20% so với năm 1995. Nhưng sau đó, do ảnh hưởng
thời tiết, mưa to và lũ quét, làm số lượng sự cố tăng lên đáng kể. Cụ thể là trong năm
2002, trong 27 sự cố thì có tới 22 sự cố là do khách quan; năm 2003, 20 sự cố khách
quan trong tổng 22 sự cố.
Với kinh nghiệp tích luỹ được sau hơn 5 năm vận hành nhà máy Vĩnh Sơn, đội ngũ cán
bộ kỹ thuật và công nhân đã tiếp nhận và vận hành nhà máy Sông Hinh đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật. Số lượng sự cố trong thời gian 3 năm gần đây nằm trong mức cho phép. Hơn

nữa 2/3 trong số này là những sự cố khách quan.

Bảng 3: Tổng hợp sự cố vận hành
(lần/năm)
Nhà máy

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Vĩnh Sơn

67

31


23

15

15

12

19

27

22

25

24

37

Sông Hinh

(nguồn: Báo cáo thống kê sự cố nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh)
Chi phí sản xuất
Đặc điểm đầu tư nhà máy thuỷ điện là suất đầu tư cao do chi phí máy móc và xây dựng
cao, nhưng chi phí vận hành lại thấp do nguyên liệu chính là từ nguồn thiên nhiên sức
nước. Cơ cấu chi phí sản xuất của Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh thực sự
phản ánh đặc điểm này.

- -


9


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

Khấu hao tài sản cố định và lãi vay là yếu tố cấu thành chủ yếu của tổng chi phí sản xuất
của Nhà máy. Cụ thể là, chi phí khấu hao chiếm trung bình khoảng 87% và chi phí lãi
vay chiếm trung bình khoảng 9% của tổng chi phí. Các chi phí khác bao gồm vật liệu
phụ, lương công nhân, các khoản sửa chữa lớn, các dịch vụ mua ngoài… chiếm phần
trăm không đáng kể.
Chi phí sản xuất thực tế 3 năm của Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh được trình
bày trong bảng sau:
Bảng 4: Chi phí sản xuất trong 3 năm
(triệu đồng/năm)
TT

Loại chi phí

2001

2002

2003

1

Vật liệu


1.925,60

2.198,55

1.485,90

2

Tiền lương

3.985,39

3.798,00

3

BHXH+YT+CĐ

206,90

214,34

257,70

4

Chi phí khấu hao TSCĐ

209.139,00


261.787,76

234.110.10

5

Sửa chữa lớn

1.048,2

1.248,40

3.862,60

6

Chi phí dịch vụ mua ngoài

489,10

918.85

935.10

7

Thuế đất

4,7


9,41

9,4

8

Chi phí lãi vay

33.668,40

22.814,21

17.985,10

9

Chi phí khác

851,3

1.284,48

1.828,10

10

Ăn ca

299,8


277,24

408,60

Tổng

251.358,30

294.739,02

264.680,60

3.725,30

(nguồn: Báo cáo thống kê tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất điện, Nhà máy Thuỷ
điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh)

6. Tổng số lao động tại thời điểm Cổ phần hoá
Đến thời điểm cổ phần hoá (11/11/2003), Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn –Sông Hinh có
tất cả là 121 công nhân viên chức. Trong đó 45% có trình độ đại học. Thậm chí có một
số cán bộ có tới hai bằng đại học về kỹ thuật và kinh doanh. Đội ngũ công nhân có trình
độ từ trung cấp trở lên và công nhân kỹ thuật được đào tạo và nâng cao tay nghề tại nhà
máy.
Bảng 5: Cơ cấu lao động năm tại thời điểm 11/11/2003
STT

Phân theo trình độ lao động

Số người


Tỉ lệ (%)

1

Trình độ Đại học

54

45%

2

Trình độ cao đẳng

04

3%

3

Trình độ trung cấp

04

3%

4

Công nhân kỹ thuật


55

46%

5

Chưa đào tạo

04

3%

- -

10


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

Tổng cộng

121

100%

(Nguồn: VS-SH)
Công tác đào tạo chính là điểm mạnh của VS-SH. Do tiếp nhận hai nhà máy có công

nghệ vào loại tiên tiến, lãnh đạo nhà máy rất chú trọng tới việc tập trung xây dựng năng
lực đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật cho các công nhân để có đủ năng lực vận hành nhà
máy ngay từ thời gian đầu. Các chương trình đào tạo tổ chức tại nhà máy được thiết kế
để bổ xung kiến thức và cơ cấu lại lực lượng lao động. Kết quả là cơ cấu ngành nghề tại
2 nhà máy của VS-SH tương đối hợp lý, tạm thời đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Ngoài
ra, VS-SH còn tổ chức các chương trình đào tạo trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ
kỹ thuật của nhà máy với các nhà máy điện trực thuộc Tổng Công ty Điện lực. Trong
chương trình hợp tác với các trường Đại học và Cao đẳng tại miền Trung, đội ngũ đào
tạo của VS-SH còn đóng góp hiểu biết của mình để hướng dẫn nhiều sinh viên chuyên
ngành thực tập và làm đồ án tốt nghiệp.
Cơ cấu tổ chức
Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh hiện đang là một đơn vị trực thuộc Tổng Công
ty Điện Lực Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh như sau:
GIÁM ĐỐC

P. GIÁM ĐỐC

P. GIÁM ĐỐC

PHÒNG
Tổ chức
Hành chính

PHÒNG
Kế hoạch
Vật tư

PHÒNG
Kỹ thuật

Sản xuất

PHÒNG
Tài chính
Kế toán

P. XƯỞNG
Vận hành 1
Vĩnh Sơn

P. XƯỞNG
Vận hành 2
Sông Hinh

P.XƯỞNG
Sửa Chữa
Thuỷ lực

7. Tóm tắt lý lịch Ban Giám Đốc và các trưởng phòng ban
Ban Giám Đốc và Trưởng phòng ban
1. Ông Nguyễn Đức Đối– Giám Đốc


Năm sinh:1949



Trình độ văn hóa: 10/10




Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Thuỷ lợi
- -

11


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

Quá trình công tác


10/1971-04/1972:

Kỹ sư – Đoàn kiểm tra thuỷ lợi TW- Văn phòng Bộ
Thuỷ lợi



04/1972-03/1980:

Phó phòng kỹ thuật Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 3 - Bộ
Thuỷ lợi



03/1980-11/1986:


Quyền Trưởng phòng Kỹ thuật, Phó Ban chỉ huy công
trường – Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 7- Bộ Thuỷ lợi



12/1986-07/1994:

Quyền Trưởng phòng/ Trưởng phòng Kỹ thuật/ Phó
giám đốc Ban QLCT Thuỷ điện Vĩnh Sơn



07/1994 - nay:

Giám đốc Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

2. Ông Lê Hồng Hạnh – Phó Giám Đốc phụ trách khu vực Sông Hinh


Năm sinh:1957



Trình độ văn hóa: 10/10



Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Điện

Quá trình công tác



1983-1989:

Cán bộ kỹ thuật, phụ trách điều độ Chi nhánh điện Tuy
Hoà, điện lực Phú Khánh



1989 - 1998:

Điều độ viên/ Tổ trưởng điều độ/ Trưởng phòng điều
độ Điện lực Phú Yên.



1998 - 2000:

Phó ban chuẩn bị sản xuất Nhà máy thuỷ điện Sông
Hinh



2000 - nay:

Phó Giám đốc Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông
Hinh phụ trách khu vực Sông Hinh

3. Ông Trần Lê Cảnh – Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất



Năm sinh:1966



Trình độ văn hóa: 10/10



Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Điện kỹ thuật

Quá trình công tác


02/1991-08/1994:

Cán bộ giám sát kỹ thuật Ban quản lý công trình thuỷ
điện Vĩnh Sơn



08/1994 – 03/1999:

Phó phòng Kỹ thuật/ Trưởng phòng Kỹ thuật -Sản
xuất Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn.

- -

12



Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh



04/1999 - nay:

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

Phó Giám đốc Phụ trách Kỹ thuật và Sản xuất Nhà
máy thuỷ điện Vĩnh Sơn -Sông Hinh

Trưởng phòng ban
1. Ông Võ Thành Trung: Trưởng phòng tài chính kế toán


Năm sinh:1967



Trình độ chuyên môn: Cử nhân tài chính kế toán

Quá trình công tác


1988 - 1994:

Kế toán tổng hợp của Ban Quản lý dự án Nhà máy
Vĩnh Sơn




1994 – 2004:

Trưởng phòng tài chính kế toán, Nhà máy Vĩnh Sơn,
Sông Hinh

2. Ông Nguyễn Văn Thanh – Trưởng phòng Kỹ thuật


Giới tính: Nam



Ngày sinh: 1966



Trình độ văn hóa: 10/10



Trình độ chuyên môn: Kỹ sư cơ khí

Quá trình công tác:


1992 -2000: Cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý Công trình Thuỷ điện Vĩnh Sơn




2000 đến nay: Trưởng phòng kỹ thuật - sản xuất, Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn
Sông Hinh

3. Ông Lê Văn Quang - Trưởng phòng Kế hoạch Vật tư


Giới tính: Nam



Ngày sinh: 1946



Trình độ văn hóa: 10/10



Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Thiết bị Thuỷ điện

Quá trình công tác:


1969 -1972: Cán bộ kỹ thuật Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà



1973- 1990: Phó ban quản lý công trình trường Kỹ thuật Cơ giới - Bộ Thuỷ lợi




1991 - 1994 : Cán bộ quản lý Nhà máy Thuỷ điện Drei –H’linh



1994 - đến nay: Trưởng phòng Kế hoạch - Vật tư, Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn
Sông Hinh
- -

13


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

4. Ông Lê Thanh Đồng – Trưởng phòng Tổ chức Hành Chính


Giới tính: Nam



Ngày sinh: 1951



Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Cơ khí


Quá trình công tác


6/1977 – 6/1992:

Công tác tại công an tỉnh Bình Định



7/1992 – 9/1994:

Ban quản lý công trình Thuỷ điện Vĩnh Sơn



10/1994 đến nay:

Trường phòng Tổ chức hành chính

5. Ông Đặng Văn Tuần - Quản đốc phân xưởng vận hành Nhà máy thuỷ điện Vĩnh
Sơn – Sông Hinh


Giới tính: Nam



Ngày sinh: 1963




Trình độ chuyên môn: Kỹ sư điện, Cử nhân Quản trị kinh doanh

Quá trình công tác:


1992 – 1994:

Cán bộ kỹ thuật Ban quản lý Thuỷ điện Vĩnh Sơn



1994 đến nay:

Quản đốc phân xưởng vận hành Nhà máy thuỷ điện
Vĩnh Sơn – Sông Hinh

6. Ông Hoàng Anh Tuấn - Quản đốc phân xưởng vận hành I


Giới tính: Nam



Ngày sinh: 1968



Trình độ chuyên môn: Kỹ sư điện


Quá trình công tác:


1992 – 1994:

Nhân viên ban CBSX, Thuỷ điện Vĩnh Sơn



1994 - 2000:

Trưởng ca vận hành Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn –
Sông Hinh



2000 – 9/2003:

Phó quản đốc phân xưởng vận hành I



9/2003 – nay:

Quản đốc phân xưởng vận hành I

8. Giá trị doanh nghiệp
Tổng giá trị thực tế của Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh để Cổ phần hoá tại
thời điểm ngày 31/12/2003 theo quyết định số 2909/QĐ-TCKT ngày 03/11/2004 của Bộ
- -


14


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

Công nghiệp là 2.118.936.930.174 đồng (Hai nghìn một trăm mười tám tỷ chín trăm ba
mươi sáu triệu chín trăm ba mươi nghìn một trăm bảy mươi tư đồng). Trong đó, giá trị
phần vốn Nhà nước là: 1.253.586.199.127 đồng (Một nghìn hai trăm năm mươi ba tỷ
năm trăm tám mươi sáu triệu một trăm chín mươi chín nghìn một trăm hai bảy đồng).

9. Tài sản chủ yếu của Doanh nghiệp
-

-

Diện tích đất đai doanh nghiệp hiện đang sử dụng: 86.953.537,76 m2, trong đó:
+ Diện tích đất thuê Văn phòng 21 Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn : 1.619,76 m2
+ Diện tích đất giao
Công trình thuỷ điện Sông Hinh: 59.351.918 m2 (số liệu mang tính tương đối)
Công trình thuỷ điện Vĩnh Sơn: 27.600.000 m2 (số liệu mang tính tương đối)
Giá trị nhà cửa, vật kiến trúc: 1.437.768.279.833 đồng
Máy móc thiết bị: 609.055.769.778 đồng
Phương tiện vận tải: 2.890.804.309 đồng

10. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước khi cổ phần hoá
10.1 Thuận lợi, khó khăn
Thuận lợi:

-

Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh có nhiệm vụ sản xuất điện năng đấu nối
trực tiếp vào hệ thống điện quốc gia. Do đó thị trường đầu ra của Nhà máy là rất ổn
định.

-

Địa bàn hoạt động của Nhà máy có nhiều tiềm năng về thuỷ điện, là ngành nghề
hoạt động chính của Nhà máy, tạo cơ hội cho Nhà máy đầu tư dự án mới để phát
triển sản xuất kinh doanh

-

Nhà máy đã có hơn 10 năm kinh nghiệm quản lý và vận hành nhà máy thuỷ điện có
công suất lớn nhất tại miền Trung. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm chính là thế
mạnh của Vĩnh Sơn-Sông Hinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và
trong các cơ hội phát triển trong tương lai.

Khó khăn
-

Đầu vào sản xuất của Nhà máy là từ sức nước thiên nhiên. Vì vậy, kết quả sản xuất
kinh doanh của Nhà máy bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và các mùa trong năm

-

Tỷ lệ Giá trị tài sản cố định/người lao động vào khoảng 17 tỷ/người là khá cao. Do
đó áp lực đối với việc quản lý và vận hành của Nhà máy là khá lớn.


10.2 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh
Cho đến khi hoàn thành quá trình cổ phần hoá, VS-SH vẫn là một đơn vị hạch toán phụ
thuộc của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vĩnh Sơn – Sông Hinh 2001-2003
Chỉ tiêu

Đvt

2001
- -

2002

2003

15


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

1. Vốn Nhà nước theo sổ
sách kế toán
2. Nợ vay ngắn hạn:
Trong đó nợ quá hạn
3. Nợ vay dài hạn:
Trong đó nợ quá hạn
4. Tổng số lao động
6. Thu nhập bình quân 1
người/tháng
7. Tổng sản lượng

8. Tổng Doanh thu
9. Tổng Chi phí
10. Lợi nhuận thực hiện
11. Lợi nhuận sau thuế
12. Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/Vốn nhà nước
Tổng nợ phải trả
Tổng nợ phải thu

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

triệu đồng

569.249

1.152.372

1.023.598

triệu đồng

0

0

0

triệu đồng

0


0

0

người

121

121

121

đồng

2.232.189

2.738.142

2.864.959

triệu kW
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng

655,210
*
251.171

*
*

587,96
*
295.275
*
*

671,921
*
268.734
*
*

%

*

*

*

triệu đồng
triệu đồng

1.398.731
7.749

552.260

5.543

474.857
12.122

(Nguồn:Báo cáo tài chính 2001-2003 Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn –Sông Hinh)
* Số liệu mục này không có do Nhà máy hạch toán phụ thuộc

11. Phương án đầu tư và chiến lược phát triển của Nhà máy sau khi Cổ phần
hoá
11.1 Những thuận lợi, khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Thuận lợi
Về thị trường: Thị trường của Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh là thị trường
tăng trưởng với đặc điểm cung thấp hơn cầu. Tốc độ tăng của nhu cầu điện năng cả
nước vào khoảng 12%, tăng nhanh hơn mức tăng trưởng của nền kinh tế. Trong khi đó,
nguồn phát điện hiện có vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Về địa bàn hoạt động: Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh hiện đang hoạt động tại
khu vực có đặc điểm địa hình giàu tiềm năng thuỷ điện, nhưng mức độ khai thác còn
hạn chế. Do đó, với năng lực và kinh nghiệp hiện có, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh SơnSông Hinh có nhiều cơ hội đầu tư vào dự án mới để phát triển sản xuất kinh doanh.
Về năng lực quản lý và vận hành: Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn
và giàu kinh nghiệm, Nhà máy có khả năng quản lý và khai thác tốt những dự án thuỷ
điện trong tương lai.
Về khả năng đầu tư : Tình hình tài chính của Nhà máy khá lành mạnh, đủ khả năng
thanh toán nợ và vay thêm để tiếp tục đầu tư phát triển. Đây là thuận lợi nhưng cũng
đồng thời là khó khăn của doanh nghiệp bởi vì ở thời điểm hiện tại, tuy trong địa bàn
hoạt động của doanh nghiệp có nhiều dự án thuỷ điện đã và đang triển khai nhưng quy
hoạch về tổ chức đang bị xé lẻ, doanh nghiệp chưa có thể chủ động xác định các dự án
đầu tư đúng hướng và có hiệu quả.
16
- -



Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

Khó khăn
Về hình thức hoạt động: chuyển đổi từ cơ chế nhà máy hạch toán phụ thuộc sang cơ chế
công ty độc lập, doanh nghiệp phải từng bước điều chỉnh hoạt động hiện nay dưới cơ
cấu hoạt động mới, đặc biệt đối lĩnh vực kế toán tài chính.
Về cơ chế thị trường: chuyển đổi hình thức hoạt động thành công ty cổ phần độc lập
với EVN trong điều kiện thị trường bán điện bắt đầu tiến hành cơ chế cạnh tranh giữa
các nguồn phát điện, doanh nghiệp phải có các bước chiến lược năng động để giữ vững
vị trí cạnh tranh của mình.
11.2 Một số thông tin chủ yếu về kế hoạch đầu tư và chiến lược phát triển của doanh
nghiệp sau khi cổ phần hoá
Trong thời gian tới, Nhà máy trước hết phải tiếp tục củng cố và hoàn thiện tổ chức nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hai nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn và Sông Hinh
đang khai thác.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá của doanh nghiệp được xây dựng nhằm
phát triển công ty cả về chiều rộng và chiều sâu. Một loạt các dự án đang được phát
triển và bắt đầu được thực hiện.
Nâng cao năng lực sản xuất nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn
Để nâng sản lượng điện trung bình hiện nay của nhà máy Vĩnh Sơn thêm 78,3 triệu
kWh, một hồ chứa nước (Hồ C) với dung tích 35 triệu m3 được xây dựng trên thượng
nguồn sông Ba để chuyển nước điều tiết sang Hồ B hiện nay của nhà máy.
Dự ánđã được Hội đồng quản trị của EVN phê duyệt với tổng đầu tư 230 tỷ đồng, dự
kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2006, đưa vào hoạt động trong năm 2007.
Đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy thuỷ điện mới
Để thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển nguồn điện cả nước, EVN đang kêu gọi đầu tư

xây dựng và phát triển các nhà máy thuỷ điện lớn. Các đối tác tham dự vào những dự án
này đều phải có tiềm lực tài chính và năng lực quản lý và vận hành nhà máy với công
suất lớn.
Với tiềm lực tài chính khá mạnh (phần lớn từ nguồn trích khấu hao), đội ngũ cán bộ
quản lý kỹ thuật trình độ cao và giàu kinh nghiệm, mối quan hệ rộng rãi và chặt chẽ
trong ngành phát điện và EVN, Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn –Sông Hinh có đủ khả
năng tham gia vào đầu tư xây dựng và vận hành một số nhà máy thuỷ điện có công suất
lớn. Nhà máy đang tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị đầu tư phát triển một số nhà máy
thuỷ điện tại khu vực miền Trung (chủ yếu ở lưu vực sông Ba, sông Côn, sông Trà Khúc

- -

17


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

để tạo thành một cụm quản lý liên hoàn) theo các hình thức: tự đầu tư, liên doanh, thuê
tài chính….và xem đây là hướng phát triển chính của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Cung cấp dịch vụ quản lý cho các nhà máy thuỷ điện nhỏ
Đây là một thị trường khá đặc biệt và bắt đầu phát triển. Nhờ chính sách nới rộng đối
tượng đầu tư và kinh doanh nguồn điện tới các tổ chức phi quốc doanh của Chính phủ,
trong vòng những năm tới đây, một loại các nhà máy điện nhỏ sẽ do khối kinh tế ngoài
quốc doanh đầu tư và phát triển. Do đối tượng đầu tư vào nhà máy điện nhỏ phần lớn
chỉ có tiềm lực về kinh tế, mà ít tiềm lực về quản lý trong ngành, nhu cầu đối với nhân
lực có trình độ và kinh nghiệm trong quản lý và vận hành nhà máy điện là rất lớn.
Như đã phân tích trong phần lực lượng lao động, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn –Sông
Hinh hiện đã có một đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật với trình độ cao và giàu kinh

nghiệm thực tế. Hơn nữa, Nhà máy còn có sẵn một bộ phận đào tạo cán bộ và công nhân
có thâm niên hơn 10 năm. Đây chính là thế mạnh của Công ty để triển khai thêm một
kênh kinh doanh mới là cung cấp dịch vụ quản lý cho các nhà máy thuỷ điện nhỏ mới
đầu tư.
Đầu tư vào một số ngành nghề kinh doanh khác
Sau cổ phần hoá, Nhà máy dự định sẽ giành một tỷ lệ hợp lý vốn đầu tư phát triển để
mở rộng sản xuất, kinh doanh sang các ngành nghề khác có lợi nhuận cao hơn ngành
sản xuất điện để cải thiện tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp.
11.3 Tình hình tài chính 3 năm sau cổ phần hóa
Các giả định tài chính
Sản lượng: Dự kiến sản lượng hàng năm trong những năm tới được tính bằng trung bình
sản lượng của ba năm gần nhất (2001-2003). Trên thực tế, do bị ảnh hưởng thời tiết
không thuận lợi, sản lương điện của ba năm này là không cao trong suốt thời kỳ hoạt
động. Như vậy, việc ước tính sản lượng điện dự kiến cho thời gian tới là hết sức thận
trọng. Ngoài ra, sản lượng điện từ năm 2007 trở đi dự kiến sẽ tăng lên 78 triệu Kwh, do
công trình Hồ C được đưa vào hoạt động.
Gía bán điện: Trong 4 năm đầu từ 2005-2008, giá điện đã được HĐQT Tổng Công ty
thông qua phương án và ký hợp đồng với Nhà máy là 563đồng kWh (3.51 cents/kWh)
Chi phí sản xuất: Với cố gắng để có được chi phí sản xuất sát với thực tế nhất và cân
nhắc đặc điểm cơ cấu chi phí của nhà máy. Chi phí khấu hao (chiếm khoảng 80% tổng
chi phí) cho những năm tới được tính dựa trên giá trị tài sản đánh giá lại sau cổ phần
hoá theo phương pháp khấu hao đường thẳng (30 năm cho công trình đê đập, 13 năm
- -

18


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin


cho máy móc thiết bị, và 20 năm cho đường giao thông) kể từ 2004. Chi phí lãi vay
được tính dựa trên kế hoạch trả lãi thực tế của các khoản vay hiện có. Đối với các chí
phí sản xuất hàng năm khác, được tính bằng trung bình chi phí của ba năm gần nhất
(2001-2003).
Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh: Kế quả tài chính của 3 năm sau CPH được tính
dựa trên quy mô công suất hoạt động hiện tại của hai nhà máy. Ngoài dự án Hồ C,
những dự án nằm trong kế hoạch kinh doanh trên đây chưa được đưa vào, nhằm mục
đích tạo được bức tranh hoạt động sát nhất với thực tế.
Kết quả tài chính
Bảng 7: Một số chỉ tiêu tài chính của Vĩnh Sơn – Sông Hinh 2004 – 2007
Chỉ tiêu

Đvt

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

1. Vốn điều lệ
Trong đó:
Vốn nhà nước (60%)
Cổ đông khác (40%)
2. Tỏng số lao động
3. Tổng quỹ lương
4. Thu nhập bình quân 1
người/ tháng


Tr. đồng

1.250.000

1.250.000

1.250.000

Nt
Người
Tr. đồng

750.000
500.000
120
348

750.000
500.000
120
360

750.000
500.000
120
372

Tr. đồng

2,9


3,0

3,1

5. Tổng doanh thu
6. Tổng chi phí
7. Lợi nhuận trực hiện
8. Lợi nhuận sau thuế
9. Tỉ lệ cổ tức hàng năm

Nt
Nt
Nt
Nt
%

354.521
188.411
166.110
166.110
12,09

354.521
185.415
169.106
169.106
12,31

398.435

193.935
204.500
175.870
12,18

12. Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ:
Chỉ tiêu
Vốn điều lệ khi thành lập
Giá trị cổ phần Nhà nước nắm giữ
Giá trị cổ phần của cổ đông là CBCNV
Giá trị cổ phần bán đấu giá

Giá trị (VNĐ)
1.250.000.000.000
750.000.000.000
62.500.000.000
437.500.000.000

Phần trăm (%)
100
60
5
35

13. Rủi ro dự kiến
Rủi ro về điều kiện thiên nhiên
Đây là nhân tố rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà
máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn –Sông Hinh. Sản lượng và hiệu quả của nhà máy thủy điện
phụ thuộc chính vào nguồn năng lượng nước.


- -

19


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin

Trong trường hợp hạn hán kéo dài, lượng mưa giảm cả trong mùa mưa, làm lượng nước
tích trong hồ chứa thấp hơn so với năng lực thiết kế, ảnh hưởng lớn tới sản lượng điện
sản xuất của nhà máy. Ngoài ra, các thiên tai khác như lũ quét và mưa lớn có thể gây
thiệt hại về đường xá và các công trình đê đập của nhà máy, gây ra sự cố trong việc phát
điện và tăng chi phí sửa chữa.
Tuy nhiên, trên thực tế của 3 năm vừa qua, măc dù Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn- Sông
Hinh đã phải đương đầu với điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, sản lượng điện sản
xuất điện vẫn đảm bảo đạt và vượt mức công suất thiết kế.
Rủi ro về biến động giá
Theo xu hướng phát triển gần đây của ngành, bước đầu hình thành một thị trường phát
điện cạnh tranh tiền đề cho khả năng cạnh tranh về giá bán điện của các nhà sản xuất
cho EVN, ảnh hưởng chính đến doanh thu và lợi nhuận của Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh
Sơn –Sông Hinh. Tuy nhiên, như đã phân tích trong phần thị trường, trong thời gian
trước mắt, giá bán điện cho EVN vẫn ổn định trong khung giá của Bộ Công Nghiệp, sau
đó mức giá sẽ cạnh tranh khi các nhà máy sản xuất điện tham gia vào thị trường cạnh
tranh.
Rủi ro về tỷ giá
Do giá bán điện hiện nay cho EVN được tính bằng đồng USD, những biến động về tỷ
giá trên thị trường sẽ có ảnh hưởng tương đối với mức doanh thu của Nhà máy.
Rủi ro về luật pháp
Rủi ro về luật phát đối với ngành điện không cao. Đây là ngành được Nhà nước khuyến

khích đầu tư. Hơn nữa, hai nhà máy hiện nay của doanh nghiệp đều hoạt động trên địa
bàn đặc biệt khó khăn., nên được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Tuy
nhiên, hệ thống luật của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, thay đổi về chính sách ưu đãi đầu
tư, thuế…. Điều này có thể có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra do tính chất hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp còn có thể chịu những rủi ro
khác như tình hình lạm phát, thay đổi lãi suất v.v….

14. Những ưu đãi khi Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh chuyển sang
công ty cổ phần
-

Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: hai năm 2005 – 2006 Nhà máy được miễn
100% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; hai năm 2007 – 2008 được giảm
50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

-

Khi thực hiện niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam, Nhà máy sẽ được
giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 02 năm kể từ thời điểm được
phép niêm yết.

- -

20


Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Bản Dự Thảo Công Bố Thông Tin


15. Phương thức bán và thanh toán tiền mua cổ phần
15.1 Phương thức bán

Bảng 8:Phương thức bán cổ phần
Chỉ tiêu
Số lượng cổ phần
(mệnh giá 10.000 đ)
CBCNV Nhà máy
6.250.000
Trong đó
- CBCNV Nhà máy mua theo giá ưu đãi
164.900
- CBCNV Nhà máy mua theo giá sàn
6.085.100
Nhà đầu tư bên ngoài (mua theo hình thức
43.750.000
đấu giá)
15.2

Giá bán

7.000
10.000
Theo giá đấu

Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán

 Đối với cổ phần bán cho cán bộ công nhân viên Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn –
Sông Hinh, phương thức và thời hạn thanh toán tiền mua do Nhà máy quy định
 Đối với cổ phần bán ra ngoài theo phương thức đấu giá công khai, phương thức và

thời hạn thanh toán tiền mua được quy định cụ thể trong “Quy chế bán đấu giá lần
đầu của Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn –Sông Hinh”

- -

21



×