Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chuyên Đề Công Tác Kiểm Tra Giám Sát Và Thi Hành Kỷ Luật Của Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.83 KB, 14 trang )

Chuyên đề 6
CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT
VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG
Đồng chí Hoàng Thị Lài
TUV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
Báo cáo viên Trung ương
* MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 3 vấn đề cần hiểu
1- Hiểu những nội dung cơ bản của lý luận và thực tiễn: Công tác kiểm tra,
giám sát là những chức năng lãnh đạo cực kỳ quan trọng của Đảng.
2- Hiểu những nội dung cơ bản về lý luận và thực tiễn, những đặc điểm, quan
điểm cơ bản, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công tác kiểm tra, giám sát hiện nay
của Đảng.
3- Hiểu những nội dung cơ bản về quan hệ giữa công tác kiểm tra, giám sát với
kỷ luật và thi hành kỷ luật Đảng; Những yêu cầu về tăng cường, nâng cao chất lượng
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng hiện nay.
Qua bài này nhằm bồi dưỡng, cung cấp cho đảng viên trẻ có nhận thức đầy đủ,
đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật
đảng. Từ đó, mỗi đảng viên biết phải nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, đường
lối, nguyên tắc, quy định của Đảng một cách nghiêm túc trên tinh thần tự giác và
thường xuyên thực hiện tự kiểm tra đối với mình trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên,
nhiệm vụ được phân công.
*PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY:
- Thuyết trình và cập nhật thông tin, tài liệu thực tế để làm rõ những nội dung
cơ bản và cốt lõi của bài.
- Hướng dẫn nghiên cứu nội dung giáo trình và cập nhật thực tế cho người học
về tư duy tiếp cận những nội dung cơ bản, cốt lõi của bài theo hướng: ngắn gọn, dễ
ghi, dễ nghe, dễ hiểu hơn.
- Kết hợp giữa thuyết trình và đàm thoại những nội dung cần thiết, những vấn
đề cần thiết.
NỘI DUNG
PHẦN I - Một số vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.


PHẦN II - Một số vấn đề cơ bản về thi hành kỷ luật trong Đảng.


PHẦN III - Quan hệ giữa công tác kiểm tra, giám sát với kỷ luật đảng và việc
thi hành kỷ luật trong Đảng.
Phần I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA,
GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
I. Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo quan trọng của tổ chức
đảng các cấp
1. Khái niệm, vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám
sát
1.1. Khái niệm:
Là hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nghị quyết, chỉ thị,
nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, giữ nghiêm kỷ luật đảng.
Khái niệm được hiểu như sau:
- Là hoạt động đảm bảo cho các nghị quyết, quyết định của Đảng được thực
hiện nghiêm, có hiệu quả trong thực tế.
- Là hoạt động có tổ chức chặt chẽ và thống nhất về công tác xây dựng Đảng.
là nhân tố không thể tách rời quá trình lãnh đạo của các tổ chức đảng.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đảng phải luôn xét lại những nghị quyết và chỉ thị
của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy, thì những Nghị quyết, chỉ thị đó sẽ hóa
ra lời nói suông, mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng (Bác Hồ với
công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng - UBKT TW - 2004)
1.2. Vị trí, tầm quan trọng (3 vấn đề cơ bản)
Thứ nhất: Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của
mỗi tổ chức đảng.
Bởi, Lãnh đạo và kiểm tra, giám sát có liên quan mật thiết với nhau, không thể
tách rời hay coi nhẹ mặt nào.
Vì, lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát thì không có cơ sở để lãnh đạo đúng

và không hiệu quả gì.
Bởi, Tổ chức cơ sở đảng không phải chỉ ra nghị quyết, xây dựng chương trình
hành động, quyết định các mục tiêu, giải pháp… mà phải kiểm tra, giám sát việc tổ
chức thực hiện để biết: Thực hiện thế nào để bổ sung, sửa đổi, uốn nắn, điều chỉnh và
chỉ đạo kịp thời.
Bởi, trình độ, năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng không đồng đều. Nên
người nhận thức đúng thì làm tốt, người hạn chế dễ vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật
của Nhà nước.
2


Song, có người nhận thức đúng nhưng vẫn cố tình làm trái và vi phạm với
nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau.
Do vậy, phải kiểm tra, giám sát để phát hiện kịp thời, ngăn ngừa, uốn nắn hoặc
xử lý nghiêm minh trong tổ chức thực hiện.
Mới phát huy được cái yếu tố tích cực, khắc phục và xử lý kịp thời mọi sai
phạm và công việc thiết yếu của mỗi tổ chức đảng trong quá trình lãnh đạo thực hiện.
Thứ hai: Thực hiện kiểm ta, giám sát nhằm hoàn thiện quy trình lãnh đạo,
hoàn chỉnh các quyết định lãnh đạo trong quản lý và rèn luyện đảng viên, xây dựng tổ
chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
+ Có thể nói rằng, chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là
vì thiếu sự kiểm tra, giám sát.
+ Lãnh đạo đúng nghĩa là: phải quyết định mọi vấn đề cho đúng,…phải tổ chức
thi hành cho đúng, phải tổ chức kiểm soát.
Do vậy, kiểm tra, giám sát là 1 trong 3 khâu hợp thành của quy trình lãnh đạo
của mỗi tổ chức đảng là:
 Ra nghị quyết lãnh đạo
 Tổ chức thực hiện
 Kiểm tra, giám sát thực hiện

Song, kiểm tra, giám sát không chỉ là khâu cuối cùng của quy trình lãnh đạo
đó, mà nó đan xen vào từng khâu trong quy trình lãnh đạo.
Thứ ba: Công tác kiểm tra, giám sát vốn có vai trò quan trọng trong công tác
xây dựng đảng, nay càng có tầm đặc biệt quan trọng hơn trong lãnh đạo nền kinh tế
mở hiện nay.
- Lênin khẳng định: Khi mục đích, nhiệm vụ đã được xác định, nghị quyết đã
được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu.
Tức: vì mục đích nhiệm vụ chính trị mà kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện rất
quan trọng.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi.
Song, từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, phải tổ chức thực hiện và đấu
tranh. Do vậy, tổ chức kiểm tra, giám sát cho chu đáo thì cũng như ngọn đèn pha
hướng tới thắng lợi.
- Đại hội X, Đảng ta khẳng định: Kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng
của tổ chức thực hiện.
3


Từ đó cho thấy, kiểm tra, giám sát là một nội dung lãnh đạo, một bộ phận quan
trọng của công tác tổ chức xây dựng Đảng nói chung, của tổ chức cơ sở đảng nói
riêng (Lãnh đạo mà không có kiểm tra, giám sát thì coi như không có lãnh đạo).
1.3. Ý nghĩa: (Có 3 ý nghĩa)
Nếu thực hiện tốt, thì có 3 ý nghĩa cơ bản sau:
- Đưa các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống có
hiệu quả trên mọi lĩnh vực, góp phần tích cực nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên.
- Là biện pháp hiệu nghiệm để chống tiêu cực trong Đảng, cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị xã hội. Bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng
cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, kỷ luật đảng trong tình hình mới.
- Là đòn bẩy tác động tích cực đến mở rộng dân chủ trong Đảng, thực hiện tốt

nhiệm vụ chính trị của địa phương đơn vị
2. Các nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ:
2.1. Các nguyên tắc
2.1.1. Tính đảng và khoa học: (3 vấn đề)
- Là nguyên lý xây dựng Đảng kiểu mới của LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
sáng tạo của Đảng ta về khoa học và cách mạng.
- Là nhiệm vụ có tính độc lập tương đối của xây dựng đảng về tổ chức theo
Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng.
- Lấy nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng đảng trên 3 mặt, để xây dựng mục
tiêu, phương hướng, nội dung và phương pháp hoạt động kiểm tra, giám sát.
Tức: Thực hiện đúng, nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng trong
phân tích, đánh giá, kết luận sự việc, hiện tượng đặt ra.
2.1.2. Nguyên tắc quần chúng: (3 vấn đề)
- Thực hiện trên cơ sở bản chất dân chủ của Đảng và chế độ XHCN trong quá
trình hoạt động.
- Dựa vào tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và các tổ chức quần chúng để kiểm
tra, giám sát trong quá trình thẩm tra, xác minh, xem xét và kết luận.
- Tôn trọng, ghi nhận việc xem xét, xử lý các kênh thông tin, mà không bỏ qua.
Do vậy phải: Tôn trọng quyền, nghĩa vụ của đảng viên, dựa vào tổ chức, không
bỏ sót thông tin.
2.1.3. Nguyên tắc công khai: (3 vấn đề)
- Công khai về mục đích, nội dung và quá trình tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện, với tinh thần dân chủ, thẳng thắn và tin cậy.
4


- Công khai cả ưu điểm, khuyết điểm và kết luận xử lý; coi đó là một giải pháp
thực hiện.
LêNin chỉ rõ: “… Công khai là một thanh kiếm, tự nó chữa lành những vết
thương do chính nó gây ra”.

- Công khai trong ứng xử làm việc, giữa chủ thể kiểm tra và đối tượng kiểm tra
mà không truy chụp, thành kiến cá nhân.
Do vậy mới tránh được sai lệch trong kết luận, chạy tội, mất dân chủ trong quá
trình kiểm tra.
2.1.4. Nguyên tắc hiệu quả: (3 vấn đề)
- Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và
chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên trên cơ sở đoàn kết, nhất trí cao.
- Không thành kiến, hẹp hòi, “dậu đổ bìm leo”, tự phê bình và phê bình tốt
trong Đảng, thúc đây các nhân tố tích cực.
- Tác dụng giáo dục chung cho mọi tổ chức, mọi đảng viên để tránh được sai
phạm khuyết điểm có thể nảy sinh, ngăn ngừa tiêu cực trong cán bộ đảng viên.
Do vậy, phải khách quan, công bằng, có sức thuyết phục cao.
- Đối tượng kiểm tra, giám sát ở cơ sở rất đa dạng vì đối tượng đảng viên, cán
bộ, về tư tưởng, về cơ chế, về lợi ích.
+ Nông thôn: quan hệ dòng họ, láng giềng…
+ Doanh nghiệp: Lợi ích và việc làm của người lao động.
+ Cơ chế, chính sách, pháp luật còn bất cập, thiếu, còn kẻ hở…
+ Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, lạm dụng chức quyền thì nhạy cảm, tính đảng
chưa cao còn nhiều.
2.2. Chức năng: (4 chức năng)
2.2.1. Chức năng chính trị: Là quan trọng hàng đầu, Bởi :
- Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo, là khâu quan
trọng của tổ chức thực hiện.
- Thông qua kiểm tra, giám sát mà đánh giá đúng thực trạng chất lượng lãnh
đạo nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng cả mặt được, chưa được, nguyên nhân,
kinh nghiệm để định hướng đúng và sát hơn.
2.2.2. Chức năng tổ chức: mặt XDĐ về tổ chức:
- Tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo, không chỉ dừng lại việc ra nghị quyết, ra quyết
định, làm công tác tư tưởng, mà phải triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám
sát quá trình thực hiện.

5


- Không chỉ dừng lại về số lượng của tổ chức bộ máy, mà phải có cán bộ tốt về
phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kỳ năng tác nghiệp.
- Một trong những khâu quan trọng bảo đảm đưa nghị quyết, quyết định vào
thực tiển ở cơ sở trên mọi mặt.
2.2.3. Chức năng tâm lý giáo dục:
- Phát hiện kịp thời sai lầm, khuyết điểm để uốn nắn, ngăn ngừa, giúp đỡ, sửa
chữa; xử lý nghiêm minh mới có tác dụng thuyết phục cao.
- Thúc đẩy nhân tố tích cực trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng và quản lý rèn
luyện đảng viên, cán bộ.
2.2.4. Chức năng thông tin:
- Mở rộng dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy được tiềm năng sáng tạo,
tập trung được trí tuệ của đảng viên, cán bộ, quần chúng xây dựng tổ chức cơ sở
đảng.
- Có đầy đủ thông tin, mới xây dựng nghị quyết, chương trình hoạt động sát
thực tiễn, tổ chức thực hiện mới hiệu quả.
2.3. Nhiệm vụ:
2.3.1. Năm nhóm nhiệm vụ theo NQTW5 - Khóa X (Bổ sung)
Một là: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong đảng, trong
dân.
Hai là: Đổi mới và nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát cả hệ thống chính trị.
Ba là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng.
Bốn là: Đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, kết hợp giám
sát trong Đảng, của nhà nước và nhân dân.
Năm là: Củng cố, kiện toàn số và chất lượng của UBKT các cấp.
2.3.2. Các nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức đảng ở cơ sở:
- Kiểm tra chấp hành đối với tổ chức đảng và đảng viên thực hiện Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà

nước.
- Giám sát tổ chức đảng cấp dưới, cấp ủy viên cùng cấp, đảng viên trong đảng
bộ chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
thực hiện những điều đảng viên không được làm; tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo
đức lối sống, trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên …
- Xét, kết luận và quyết định kỷ luật hoặc đề nghị thi hành kỷ luật đảng.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Đảng.
6


- Kiểm tra đảng phí tôt chức đảng, đảng viên trong chi, đảng bộ.
Đây là 6 nhiệm vụ của kiểm tra giám sát chung của tổ chức đảng cơ sở, khác 6
nhiệm vụ của UBKT các cấp.
2.3.3. Hai nội dung của công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở.
Một là: Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, cấp ủy viên chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; quyết định của
cấp ủy, chi bộ và chính quyền cơ sở (gọi tắt là kiểm tra chấp hành).
- Chủ thể kiểm tra, giám sát là cấp ủy cơ sở.
- Khách thể kiểm tra, giám sát là: Các tổ chức đảng cấp dưới, chính quyền, tổ
chức chính trị - xã hội thuộc phạm vi lãnh đạo.
Nhằm: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu tổ chức cơ sở đảng, hiệu
lực và hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã
hội.
Hai là: Kiểm tra đảng viên và cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm
nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất, đạo
đức, lối sống…
- Chủ thể kiểm tra: Là UBKT đảng ủy cơ sở, chi bộ.
- Khách thể là: Mọi đảng viên, cấp ủy viên (khi có dấu hiệu sai phạm về phẩm
chất, đạo đức, lối sống…)
2.3.4. Phạm vi và trách nhiệm thực hiện: (có 6 vấn đề)

- Kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới là nhiệm vụ của cấp ủy cấp trên.
- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu sai phạm, là
nhiệm vụ trực tiếp của UBKT cơ sở.
- Thi hành kỷ luật đảng phải đúng phương châm, nguyên tắc, thẩm quyền và
quy trình, thủ tục quy định.
- Giải quyết tố cáo là nhiệm vụ trực tiếp của UBKT cơ sở.
- Giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng là nhiệm vụ trực tiếp của đảng ủy cơ sở.
+ Là dân chủ và quyền của đảng viên trong Đảng.
+ Giải quyết oan sai nếu có.
+ Kiểm tra,giám sát tài chính đảng cùng cấp là nhiệm vụ của UBKT.

Phần II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THI HÀNH KỶ LUẬT
TRONG ĐẢNG
7


Trong giai đoạn hiện nay cần tập trung xem xét, xử lý những vi phạm về quan
điểm, đường lối của Đảng; về chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng,
nguyên tắc tập trung dân chủ; về kinh tế - tài chính; về hành chính - tư pháp; về công
tác tổ chức và cán bộ, về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với kỷ luật đảng và
việc thi hành kỷ luật trong Đảng” theo NQTW5 (khóa X), đặc biệt là suy thoái về tư
tưởng, chính trị, về đạo đức, phẩm chất và lối sống, tham nhũng, vi phạm Quy định
số 47 - QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều
đảng viên không được làm, Quy định số 101- QĐ/TW ngày 07/06/2012 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
lãnh đạo chủ chốt các cấp, Quyết định số 272 - QĐ/TU ngày 24/7/2012 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế nêu gương của cán bộ, đảng viên, cán bộ
chủ chốt ở các cấp, các ngành trong việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh,…

- Sự suy thoái về tư tưởng chính trị thể hiện ở chỗ: phai nhạt lý tưởng cách
mạng, không kiên định con đường XHCN, dao động, thiếu niềm tin, sa sút ý chí
chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những
nhận thức sai, quan điểm lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không
làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ
chức, sinh hoạt đảng.
- Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: sống ích kỷ, thực dụng, cơ
hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, lãng phí; bè phái, cục bộ, mất đoàn kết; phong
cách quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân; lối sống xa hoa,
hưởng lạc…
- Đảng viên ở bất kỳ cương vị nào, nếu vi phạm một trong những nội dung trên
đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh.
1. Mục đích của việc thi hành kỷ luật đảng
-Thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng & đảng viên nhằm giữ vững sự đoàn kết
trong Đảng, nâng cao tính đảng, tính giai cấp, giữ vững kỷ cương của Đảng, thống
nhất ý chí và hành động, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ lãnh đạo chính trị và xây dựng đảng trong sạch vững mạnh, nhất là trong giai đoạn
hiện nay.
- Tăng cường kỷ luật không phải kỷ luật nhiều, nặng, chủ yếu là giáo dục, nâng
cao giác ngộ chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm để tổ chức đảng
và đảng viên nghiêm túc và tự giác chấp hành.
2. Phương hướng thi hành kỷ luật
Đại hội IX: Thi hành kur luật nghiêm khắc mọi vi phạm về nguyên tắc, nhất là
vi phạm về đường lối, chủ trương của Đảng.

8


Đại hội X: Khai trừ đảng viên thoái hóa về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống,
tham nhũng lãng phí, cố tình vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật của Nhà nước.

Đại hội XI: Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng lãng
phí, tịch thu xung công tài sản tham nhũng, có nguồn gốc từ tham nhũng; xử lý
nghiêm đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm về chức
trách nhiệm được giao; về trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm nêu gương của
cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt theo Quy định 101/TW, Quyết định
272/TU…
3. Phương châm thi hành kỷ luật
CÔNG MINH- CHÍNH XÁC- KỊP THỜI
3.1.Công minh:
- Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nếu vi phạm đến mức
phải kỷ luật đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh, không có ngoại lệ, không có khu
vực cấm.
- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì
chuyển cơ quan pháp luật giải quyết, không được xử lý nội bộ. Nếu làm thất thoát tài
chính, tài sản của Đảng, nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm
và bồi hoàn.
3.2. Chính xác:
- Việc thi hành kỷ luật phải căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và
nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để xem xét, quyết định
hình thức kỷ luật cho phù hợp và phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó.
-Trong xử lý, kết hợp kết quả TPB và PB với kết quả thẩm tra, xác minh để kết
luận khách quan, chính xác. Làm rõ nguyên nhân, sai lầm, khuyết điểm của đảng viên
do trình độ, năng lực hoặc động cơ nào mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ
thống; đã qua giáo dục, ngăn chặn không tự giác nhận lỗi, có hành vi đối phó với việc
kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị lôi
kéo, đồng tình làm sai.
3.3. Kịp thời:
- Việc xem xét, thi hành kỷ luật phải khẩn trương, đúng lúc, không để chậm trễ,
kéo dài, gây thêm khó khăn cho việc thẩm tra xác minh, kết luận, xử lý, làm giảm tác
dụng giáo dục và không đáp ứng yêu cầu phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị

và công tác xây dựng đảng.
- Kịp thời còn có nghĩa là sau khi tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định kỷ
luật thì phải công bố ngay quyết định ấy cho tổ chức đảng và đảng viên vi phạm,
không được trì hoãn với bất cứ lý do gì.
4. Các hình thức kỷ luật:
9


+ Tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
+ Đảng viên:
Dự bị: Khiển trách, cảnh cáo
Chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ
* Ngoài các hình thức kỷ luật nêu trên, việc phê bình sâu sắc; kiểm điểm, rút
kinh nghiệm; xóa tên trong danh sách đảng viên; chấp nhận đơn xin ra khỏi Đảng;
cho thôi giữ chức, miễn nhiệm,... không phải là hình thức kỷ luật đảng viên. Giải thể
không phải là hình thức kỷ luật tổ chức đảng.
5. Thẩm quyền thi hành kỷ luật của tổ chức đảng ở cơ sở:
5.1. Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm (Điều 36):
- Chi bộ (cơ sở & trực thuộc), đảng ủy cơ sở.
- Đảng ủy bộ phận và Ban Thường vụ đảng ủy cơ sở không được quyền thi
hành kỷ luật đảng viên nhưng có trách nhiệm thẩm tra đề nghị của UBKT đảng ủy cơ
sở để đề nghị đảng ủy cơ sở xem xét quyết định theo thẩm quyền.
5.2. Thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm (Điều 37) là Đảng ủy
cơ sở trở lên có quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng theo quy định Điều lệ Đảng.
- Thẩm quyền Chi bộ (nói chung) quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên
trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý)
vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện
nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).
- Nếu phải xử lý kỷ luật cao hơn, chi bộ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định.

- Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo của chi bộ đối với cấp ủy viên các
cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý phải báo cáo lên các cấp ủy mà đảng
viên đó là thành viên và cấp ủy, ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý cán bộ đó.
- Việc cách chức, khai trừ cấp ủy viên của chi bộ cơ sở do chi bộ cơ sở đề nghị,
ban thường vụ cấp ủy huyện, quân tương đương quyết định.

Phần III
QUAN HỆ CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT VỚI KỶ LUẬT & VIỆC
THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG

10


1. Quan hệ giữa kiểm tra, giám sát với kỷ luật và thi hành kỷ luật đảng
Thống nhất biện chứng, nhưng không đồng nhất vì:
- Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng;còn
kỷ luật đảng là bảo đảm kỷ cương, kỷ luật đảng được nghiêm minh trong tổ chức
thực hiện.
- Đảng ủy cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ,
cách chức cấp ủy viên cấp dưới (cách chức bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên của chi bộ
hoặc đảng ủy bộ phận trực thuộc nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp hoặc cán
bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý).
- Đối với cấp ủy viên cấp trên trực tiếp trở lên và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp
trên quản lý sinh hoạt tại đảng bộ, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật thì đảng ủy cơ
sở đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Sau khi xem xét, kết luận về vi phạm, tổ chức đảng phải biểu quyết bằng phiếu
kín việc có kỷ luật hay không kỷ luật. Nếu kết quả biểu quyết không kỷ luật thì phải
báo cáo tổ chức đảng cấp trên. Trường hợp kết quả biểu quyết đến mức phải kỷ luật
thì bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật cụ thể. Trường hợp biểu quyết không có
hình thức kỷ luật nào có đủ đa số phiếu theo quy định thì báo cáo đầy đủ hồ sơ để tổ

chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định. Quyết định của cấp có thẩm
quyền phải được chấp hành nghiêm chỉnh.
Thi hành kỷ luật đảng là cần thiết khách quan khi kiểm tra phát hiện thấy sai
phạm phải xử lý, bao gồm:
+ Vi phạm kỷ luật trong Đảng
+ Vi phạm kỷ luật trong cán bộ công chức
+ Vi phạm kỷ luật trong các tổ chức chính trị xã hội (nói rõ về Đảng cầm quyền
trong hệ thống chính trị)
Tức là: Kỷ luật đảng là công việc tiếp tục của công tác kiểm tra khi phát hiện
sai phạm phải xử lý.
2. Cần làm tốt một số điểm then chốt sau: (trọng điểm)
2.1. Về mặt nhận thức: (5 vấn đề)
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức
đảng chính là nâng cao năng lực lãnh đạo,sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và
chất lượng cán bộ đảng viên.
Do vậy phải:
+ Thực sự coi kiểm tra, giám sát là “công cụ” trong quy trình lãnh đạo, chỉ đạo
của các tổ chức đảng.

11


+ Lấy nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM để xây dựng nội
dung, kế hoạch và định hướng lãnh đạo thực hiện kiểm tra, giám sát .
+ Lấy phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” và phát huy sức mạnh của
hệ thống chính trị, nhất là giám sát có quy chế phối hợp cụ thể.
- UBKT các cấp phải được củng cố kiện toàn thường xuyên, coi trọng chất lượng
chính trị, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng tác nghiệp và uy tín cao.
- Dân chủ hóa, không áp đặt, truy chụp; phối hợp đồng bộ với các cơ quan
chức năng, dựa vào Đảng viên cán bộ và quần chúng ở cơ sở là quan trọng.

- Kết hợp đồng bộ các hình thức kiểm tra, giám sát, nhưng thường xuyên là chủ
yếu; phải chủ động và có nền nếp.
- Thông qua các chế độ sinh hoạt đảng, sinh hoạt chính quyền, sinh hoạt của
các tổ chức chính trị - xã hội, mà phát hiện, xử lý thông tin về định hướng lãnh đạo,
tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát ở cơ sở.
2.2. Phương pháp kiểm tra, giám sát: (5 vấn đề)
- Bằng trực tiếp và gián tiếp, trực tiếp là chủ yếu
Trực tiếp gồm:
+ Kiểm tra tại chỗ thì tính tập trung cao, dân chủ trực tiếp, kịp thời, chính xác
với sự việc đặt ra.
Bác Hồ thường nhắc: Không chờ người ta báo … mà phải đi tận nơi, xem tại
chỗ để biết rõ: tốt, xấu cả 2 mặt trong thực tiễn (cả văn bản của chủ thể có thẩm
quyền và người thực hiện)
+ Giám sát trực tiếp thông qua: Dự các kỳ sinh hoạt, hội họp và nghiên cứu các
báo cáo của các cơ quan trong hệ thống chính trị để biết quần chúng phản ánh gì với
Đảng, với Nhà nước, với cán bộ đảng viên.
Gián tiếp là: Dựa vào các kênh thông tin trong các tổ chức, thông tin đại chúng
và dư luận xã hội để xử lý độ tin cậy, tránh sai lệch khi đánh giá, kết luận và chỉ đạo.
- Bắt đầu từ cơ sở đảng, phối hợp đồng bộ với các cơ quan chức năng của hành
chính nhà nước và bảo vệ pháp luật để thẩm tra, xác minh làm rõ, có ý nghĩa quyết
định nhất.
Chú ý: Phải khơi dậy được sự trung thực, động cơ xây dựng đúng của cấp ủy
đảng, của cán bộ đảng viên, của quần chúng nhân dân.
- Kết hợp có hiệu quả giữa nội dung với hình thức và phương pháp kiểm tra,
giám sát, linh hoạt và không tuyệt đối hóa mặt nào. Bởi:
+ Kiểm tra, giám sát của đảng không thay cho kiểm tra, giám sát của nhà nước
và các tổ chức chính trị xã hội và ngược lại.
12



+ Trung thực khi tự phê và phê bình để giáo dục, ngăn ngừa, thực hiện nghiêm
minh, công bằng, chứ không phải trấn áp, đối trọng nhau.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; chính
là năng lực tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, chất lượng của các quyết
định, hay kết luận.
Chú ý việc:
+ Xây dựng nội dung kế hoạch, tổ chức thực hiện
+ Bảo đảm khách quan, công bằng, đạt tính giáo dục ngăn ngừa cao
+ Chống chạy tội, bao che và oan sai
- Gắn với tiếp tục đổi mới công tác tổ chức cán bộ theo TW5 (khóa X) và Chỉ
thị 03 - CT/TW về tiếp tục việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh.
2.3. Những nội dung cần kiểm tra,giám sát (7 nội dung )
- Việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng về
kinh tế - xã hội, đổi mới, chỉnh đốn Đảng, quốc phòng an ninh và đối ngoại.
- Vấn đề sản xuất kinh doanh; phân phối và tài chính, vật tư, quy hoạch, kế
hoạch của địa phương, đơn vị.
- Vấn đề thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong đánh giá, sử dụng cán
bộ. Ở các tổ chức đảng và đảng viên nắm quyền, nắm tiền, làm kinh tế, làm công tác
quy hoạch, bảo vệ pháp luật và thực hiện chính sách xã hội.
- Tập trung việc phát hiện và xử lý tiêu cực: tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống và thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, việc khắc phục khuyết điểm yếu
kém đã có, nhất là thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên theo Quy
định 101 - QĐ/TW của Ban Bí thư, Quyết định 272 - QĐ/TU của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy.
- Phát hiện những nhân tố tích cực, nhân tố mới tiêu biểu, xuất sắc trong xây
dựng Đảng, quản lý nhà nước, bảo vệ pháp luật, thực hiện dân chủ ở cơ sở; trong học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Quy định 101 QĐ/TW của Ban Bí thư, Quyết định 272 - QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và
Nghị quyết TW4 (khóa XI); xử lý kịp thời, nghiêm chỉnh, công bằng những trường
hợp sai phạm mà không có ngoại lệ.

- Coi trọng chất lượng và quy chế phối hợp của UBKT các cấp trong kết luận,
xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
- Xây dựng quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin của Mặt trận tổ quốc và đoàn thể
chính trị - xã hội, quần chúng nhân dân cùng cấp có liên quan đến kiểm tra, giám sát
tổ chức đảng và đảng viên.
13


** Tóm lại:
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất
lượng cán bộ đảng viên là yêu cầu cơ bản, cấp bách hiện nay. Do vậy: tăng cường
chất lượng kiểm tra,giám sát của tổ chức cơ sở đảng là đòi hỏi khách quan trong đổi
mới và chỉnh đốn Đảng, nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân trong hoạt động
lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước và phát huy dân chủ xã hội trong tình hình mới,
trong đó tập trung lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng
hiện nay” nhất là việc khắc phục các khuyết điểm tồn tại sau kiểm điểm tự phê bình
và phê bình cùng với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW về học tập và làm theo tấm gương
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn công tác kiểm tra của tổ chức đảng việc rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức (Quy định 55 - QĐ/TW) và trách nhiệm nêu gương của cán
bộ đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành (Quy định 101 - QĐ/TW và
Quyết định 272 -QĐ/TU)/.

14



×