Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC: AN TOÀN THỰC PHẨM – VẤN ĐỀ NÓNG BỎNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 26 trang )

Bài dự thi liên môn

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN TỊNH

TRƯỜNG THCS TỊNH THỌ
Địa chỉ: Tịnh Thọ - Sơn Tịnh – Quảng Ngãi
Emai:
Điện thoại: 055.6279583

BÀI DỰ THI

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC
LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Thông tin về học sinh:
1 Họ và tên: Nguyễn Nhật Vy

Ngày sinh: 17/7/2002
Lớp: 9A
2 Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Chi
Ngày sinh: 25/6/2002
Lớp: 9E
NĂM HỌC: 2016 - 2017

1

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi



Bài dự thi liên môn
Tên tình huống:
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống người dân ngày càng được
cải thiện về mặt vật chất lẫn tinh thần, con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe
của bản thân nhiều hơn thì ô nhiễm thực phẩm chính là mối đe dọa hàng đầu mà
con người phải đối mặt. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến
sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử
dụng, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội.
Bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ nâng cao sức khoẻ người dân, tăng cường nguồn
lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo và mở
rộng quan hệ quốc tế.
Thời gian gần đây, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đang được
rất nhiều người quan tâm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy
xuất hiện ngày càng nhiều những tin tức, hình ảnh về việc mất vệ sinh an toàn thực
phẩm (ATTP). Chưa bao giờ vấn đề này lại trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Vậy
làm thế nào để mọi người cùng nhau bảo vệ sức khỏe của mình trước tình hình thực
phẩm mất an toàn như hiện nay.
1.

AN TOÀN THỰC PHẨM – VẤN ĐỀ NÓNG BỎNG HIỆN NAY
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Nâng cao hiểu biết của chính bản thân qua cách giải quyết tình huống.
- Các bạn học sinh có ý thức về vệ sinh ATTP. Từ đó có thái độ cương quyết
trong việc chống, sử dụng thực phẩm không an toàn, tích cực vận động người thân
thực hiện tốt vệ sinh ATTP.
- Đề ra được một số biện pháp để giữ gìn vệ sinh ATTP và bảo vệ sức khỏe
của cộng đồng.
- Bằng kiến thức các môn học như: Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Sinh học,
Giáo dục công dân, Ngữ văn, Mĩ thuật để cho mọi người thấy được hậu quả của
việc sử dụng thực phẩm không an toàn hiện nay.

3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Tham khảo trên báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông về vấn đề
ATTP đối với sức khỏe con người hiện nay.
- Nêu ra một số khái niệm về ATTP.
- Tình hình vệ sinh ATTP hiện nay.
- Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm.
- Tầm quan trọng của vệ sinh ATTP.
- Hướng dẫn thực hành vệ sinh ATTP.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Vận dụng kiến thức của các môn học ở chương trình phổ thông như Giáo
dục công dân, Ngữ văn, Sinh học, Công nghệ, Hóa học, Vật lý... bằng hình thức
một bài thuyết trình để giáo dục kĩ năng sống của các bạn học sinh trong vấn đề vệ
sinh ATTP.
- Tìm hiểu các hiện tượng ngộ độc thức ăn, chỉ ra được các nguyên nhân
nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức
khỏe của con người, gây tổn thất không nhỏ cho gia đình và toàn xã hội.
- Từ đó, đề ra các biện pháp giữ vệ sinh ATTP nhằm đảm bảo môi trường
Xanh - Sạch - Đẹp và tất cả chúng ta có một trái tim luôn khỏe mạnh.
2

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn



5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
a. Một số khái niệm về an toàn thực phẩm
Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc

đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng
trong sản xuất, chế biến thực phẩm.



Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an
toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.



An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu
dùng khi nó được chuẩn bị và hoặc ăn theo mục đích sử dụng.



Vệ sinh an toàn thực phẩm: là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản
xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho
thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành,
nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực
phẩm, y tế, người tiêu dùng.
b. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
b.1. Thực trạng:
Có thể nói, chưa khi nào vấn đề vệ sinh ATTP lại trở thành nỗi lo của từng
gia đình và cả xã hội như hiện nay. Cũng chưa khi nào ý thức về vệ sinh ATTP lại
được quan tâm như hiện nay.
Theo số liệu từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), chỉ tính mười tháng năm
2015, cả nước đã xảy ra 150 vụ ngộ độc thực phẩm làm 21 người tử vong, hơn
4.400 người bị nhiễm độc phải đi cấp cứu. Đây chỉ là những con số ghi nhận được
qua các vụ ngộ độc nghiêm trọng gây chết người hoặc các vụ ngộ độc từ các bếp ăn

tập thể. Trong thực tế, vẫn có những vụ ngộ độc thực phẩm lẻ tẻ trong các gia đình
chưa được cơ quan chức năng thống kê, ghi nhận đầy đủ.
Thực phẩm bẩn rất đa dạng về chủng loại, từ rau, củ, quả tồn dư quá mức
thuốc bảo vệ thực vật; thịt gia súc, gia cầm tươi sống được nuôi bằng thức ăn pha
trộn chất tăng trọng, tạo nạc; thực phẩm công nghệ dùng chất phụ gia trái quy định
để chế biến, bảo quản cho đến thức uống hằng ngày như “cà-phê bắp rang”; sữa
đậu nành pha bằng bột béo, chất tạo mùi không rõ nguồn gốc, sữa nhiễm
melamine, rượu chứa nhiều methanol, ô mai, xí muội nhiễm chì (Pb), thịt đông
lạnh nhập khẩu không rõ nguồn gốc, nhiễm vi sinh vật và có nhiều tạp chất, hết hạn
sử dụng vẫn tiêu thụ trên thị trường; việc giết mổ và chế biến các loại gia súc, gia
cầm không bảo đảm điều kiện vệ sinh; việc sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho
phép trong sản xuất chế biến thực phẩm, tình trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật, thuốc kháng sinh trong nông nghiệp không đúng quy định còn khá phổ biến...
Thực phẩm bẩn, không an toàn vẫn lưu thông trên thị trường không phải do
người sản xuất không nhận thức được mối nguy hại của nó, nhưng vì lợi nhuận, có
khi do bị thương lái thúc ép và cả từ suy nghĩ tiêu cực, vô trách nhiệm với cộng
đồng, xã hội cho nên họ vẫn làm ra các sản phẩm như vậy. Bên cạnh đó, công tác
kiểm tra, kiểm soát vệ sinh ATTP từ khâu sản xuất đến lưu thông chưa thật nghiêm;
khi phát hiện thì mức xử phạt chưa đủ sức răn đe... cũng làm cho thực phẩm bẩn có
cơ hội lan tràn.
3

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

Rau muống tưới nhớt

Hiện nay do bất chấp đạo lý và vì lợi nhuận, những người trồng rau đã sử

dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc có độ độc
cao, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng để phun trừ các loại sâu bệnh trên
các loại rau quả thiết yếu tiêu thụ hàng ngày, tiêm thuốc kích thích cho quả mau
chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng trưởng độc hại... đã làm tích luỹ một
dư lượng lớn các hoá chất độc hại trong các loại rau quả. Ngoài ra nhiều người
trồng rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho
hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau quả cao hơn nhiều so
với qui định của Bộ Y tế... Đó cũng là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp
tính và mãn tính trên địa bàn dân cư, nhất là tại thành phố và các thị trấn.
Bên cạnh đó một số cửa hàng ăn uống sử dụng các loại gia vị, phẩm mầu
không được phép của Bộ Y tế để chế biến các món ăn rất “hấp dẫn” người tiêu
dùng. Nhiều cửa hàng chế biến thức ăn không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh ATTP.
Đó là nguyên nhân phát sinh và lan truyền dịch bệnh trong cộng đồng. Ngoài ra
các loại thực phẩm thiết yếu khác cũng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng như: Các loại rượu dùng hàng ngày
do các gia đình tự nấu và pha chế, rượu giả ở các cửa hàng ăn uống chứa độc tố
methanol ở liều lượng cao gấp hàng chục lần cho phép (độc tố này chứa nhiều
trong rượu sắn và cồn công nghiệp, khi uống bị đau đầu và suy giảm thị lực) mà
các phương tiện thông tin đại chúng đã cảnh báo. Các loại hải sản, bánh kẹo, nước
mắm, bún, bánh phở... chứa foormol mà người chế biến và buôn bán đã dùng để
bảo quản thực phẩm để tránh ôi thiu và nấm mốc.

4

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, thực phẩm bẩn, độc hại không gây ra cái

chết ngay lập tức cho nên khi xảy ra ngộ độc khó truy cứu trách nhiệm người sản
xuất, buôn bán. Bên cạnh đó, nhiều người tiêu dùng chủ quan, chưa nhận thức được
mối nguy hại lâu dài, hủy hoại dần dần sức khỏe, khả năng lao động, nguyên nhân
phát sinh nhiều loại bệnh hiểm nghèo, đồng thời còn ảnh hưởng đến cả các thế hệ
sau do thực phẩm bẩn gây ra… nên vẫn “vô tư” sử dụng.
Mặc khác, về mặt nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh
thực phẩm còn thấp, đôi khi chạy theo lợi nhuận, cố tình sản xuất, kinh doanh thực
phẩm không đảm bảo an toàn, thực phẩm không đảm bảo chất lượng mà người tiêu
dùng không hề biết hoặc biết không đầy đủ về chất lượng an toàn vệ sinh thực
phẩm nên đã sử dụng những sản phẩm do chính họ làm ra. Hơn thế nữa, cùng với
sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, ô nhiễm môi trường do các chất
thải công nghiệp, các hóa chất độc hại, vi sinh vật, thức ăn trong chăn nuôi, hóa
chất bảo vệ thực vật… là tác nhân gây nên sự ô nhiễm thực phẩm, không đảm bảo
chất lượng ATVSTP, là cội nguồn của những bệnh tật ở người do thực phẩm mang
lại. Tất cả những vấn đề nêu trên đã tác động tiêu cực đến sức khỏe của người tiêu
dùng như ngộ độc và bệnh tật, đồng thời gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người
tiêu dùng.
b.2. Phân loại mối nguy ô nhiễm thực phẩm:
Có 3 loại mối nguy ô nhiễm thực phẩm là: mối nguy sinh học, mối nguy hoá
học và mối nguy vật lý.

5

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn
1. Mối nguy sinh học:

Các mối nguy gây sinh học bao gồm: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.

1.1. Con đường gây ô nhiễm sinh học vào thực phẩm

TÁC NHÂN SINH HỌC
Súc vật bị
bệnh

Môi trường

Giết mổ

Ô nhiểm:
- Đất
- Nước
- Không khí

Chế
biến
thực phẩm
Điều kiện
mất vệ sinh
không được
che
đậy
ruồi,
bọ,
chuột …

Bảo
quản
thực phẩm

Vệ sinh cá
nhân (tay
người lành
mang
trùng, ho
hắt hơi…)

Nấu không
kỹ
Thực phẩm
1.2. Các tác nhân sinh học gây ô nhiễm thực phẩm :
1.2.1. Mối nguy ô nhiễm do vi khuẩn:
Vi khuẩn là mối nguy hay gặp nhất trong các mối nguy gây ô nhiễm thực
phẩm. Theo thống kê 50-60% các vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam là do vi khuẩn
gây ra.
Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi, đặc biệt phân, nước thải, rác, bụi, thực phẩm
tươi sống là ổ chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Ngay ở cơ thể người cũng có rất
6

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn
nhiều loại vi khuẩn, chúng cư trú ở da, bàn tay, ở miệng, đường hô hấp, đường tiêu
hoá, bộ phận sinh dục, tiết niệu…

Cơ sở chế biến thực phẩm bẩn (ảnh minh họa)

1.2.2. Mối nguy ô nhiễm do các siêu vi trùng (virus):
Virus còn nhỏ hơn vi khuẩn nhiều lần, phải dùng kính hiển vi điện tử phóng

đại hàng vạn lần mới nhìn thấy chúng. Virus bị ảnh hưởng bởi các chất sát khuẩn
như formol, cồn, acid và kiềm mạnh. Virus gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh
truyền qua thực phẩm thường có trong ruột người. Các loại nhuyễn thể sống ở vùng
nước bị ô nhiễm, rau quả tưới nước có phân hoặc các món ăn sống chuẩn bị trong
điều kiện thiếu vệ sinh thường hay bị nhiễm virus bại liệt, virus viêm gan. Virus có
thể lây truyền từ phân qua tay người tiếp xúc hoặc từ nước bị ô nhiễm phân vào
thực phẩm, với một lượng rất nhỏ, virus đã gây nhiễm bệnh cho người. Virus nhiễm
ở người có thể lây sang thực phẩm hoặc trực tiếp lây sang người khác trước khi
phát bệnh.
2. Mối nguy hoá học:
7

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

Trong sản xuất, chế biến thực phẩm có thể xảy ra ô nhiễm hóa học. Những
chất hoá học hay bị ô nhiễm vào thực phẩm gồm:
- Các chất ô nhiễm từ môi trường như: chì trong khí thải của các phương tiện
vận tải, có trong sơn, men gốm, mối hàn ô nhiễm vào thực phẩm; hoặc ô nhiễm
cadimi do xử lý nước thải, bùn, đất, rác, quặng...
- Các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp như: thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón, thuốc thú y, chất tăng trọng, kích thích tăng trưởng...

Tiêm hóa chất cho mít nhanh chín

Tiêm hóa chất cho tôm to hơn

- Các chất phụ gia thực phẩm (các chất tạo màu, tạo ngọt, hương liệu, chất

ổn định, chất chống ôxy hoá, chất tẩy rửa...) sử dụng không đúng quy định như
ngoài danh mục cho phép, hoặc sử dụng không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

8

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

Bánh kẹo dùng chất tạo màu

- Các hợp chất không mong muốn có trong bao bì chứa đựng, đóng gói thực
phẩm.
- Các chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như ở mầm khoai tây, sắn,
măng, nấm độc, cá nóc, cóc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sò, vẹm, nghêu vỏ cứng),
nấm mốc sinh độc tố (độc tố vi nấm Aflatoxin trong ngô, lạc, đậu, cùi dừa bị mốc ).
Ngộ độc do chất độc tự nhiện thường rất cấp tính, rất nặng, tỷ lệ tử vong rất cao
(như ngộ độc măng, nấm độc, cá nóc, cóc); hoặc ảnh không tốt đến sức khoẻ lâu
dài.

3. Mối nguy vật lý:
Các mảnh kim loại, thuỷ tinh, mảnh gỗ, sạn, đất, sỏi, xương, lông tóc... nếu
bị lẫn vào thực phẩm, có thể làm nguy hại đến sức khoẻ con người như làm gẫy
răng, hóc xương, tổn thương niêm mạc miệng, dạ dày, ruột…
Ô nhiễm phóng xạ từ các sự cố như rò rỉ phóng xạ từ các trung tâm nghiên
cứu phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử... hoặc các thực vật, động vật, nuôi
trong vùng môi trường bị ô nhiễm phóng xạ, kể cả nước uống, sai sót trong việc
bảo quản thực phẩm bằng chiếu xạ sẽ làm cho thực phẩm bị nhiễm các chất phóng
xạ và gây hại cho người sử dụng khi ăn uống phải chúng.


9

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

Số heo chết này sẽ được đem đi tiêu thụ

Như các bạn đã biết, sức khỏe và hiệu quả làm việc của con người phần lớn
phụ thuộc vào loại và lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Hệ thống tiêu hóa sẽ làm
việc biến thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt. Tuy
nhiên vấn đề này lại phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng, đó là vấn đề VSATTP.
Do nhận thức về VSATTP còn hạn chế nên nhiều ca bị ngộ độc thức ăn đã xảy ra,
gây tốn kém tiền bạc chạy chữa, nhiều khi cướp đi cả tính mạng của con người. Tất
cả những điều không may trên đều có thể ngăn chặn được nếu chúng ta thực hiện
tốt việc giữ gìn, bảo vệ.

10

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay
trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng
người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn,
nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất

bảo quản, phụ gia... Nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả
của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu có những nguyên
nhân nào có thể gây ngộ độc thức ăn? Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng
theo các nhà khoa học thường chia thành 4 nhóm chính sau:
* Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật:
11

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn
- Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn, do virus, do ký sinh trùng, do nấm
mốc và nấm men.

Những nấm mốc có trong bắp ngô

- Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn:

Vi khuẩn E.coli

- Do vi rút: Thường gặp do các loại vi rút gây viêm gan A (Hepatis virut A),
virut gây bệnh bại liệt (Polio Picornavirus), virut gây ỉa chảy (Rota virus).
- Do kí sinh trùng: Sán lá gan, sán bò, ấu trùng sán lợn, các loại đơn bào
(Amip, trùng lông...), các loại giun và ấu trùng giun.
- Do nấm mốc và nấm men:

12

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi



Bài dự thi liên môn

* Ngộ độc do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc
bị ôi thiu thường sinh ra các chất độc như: Các chất Amoniac, hợp chất amin sinh
ra trong thức ăn nhiều đạm (thịt, cá, trứng…) hay các Peroxit có trong dầu mỡ để
lâu hoặc rán đi rán lại nhiều lần, là các chất độc hại trong cơ thể. Các chất này
thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

* Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc: Bản thân chất độc có sẵn trong
thực phẩm, khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa sẵn các chất độc này rất có thể
bị ngộ độc.
- Động vật độc: Thường do ăn phải các loại cá nóc độc, ăn cóc, mật cá trắm ...
13

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

Tử vong do lượng độc tố trong mật cá trắm quá lớn

- Thực vật độc: Nấm độc, khoai tây mọc mầm, sắn, một số loại đậu quả, lá ngón...
* Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất hóa học, hóa chất bảo vệ thực phẩm,
hóa chất phụ gia thực phẩm:
- Do ô nhiễm các kim loại nặng: Thường gặp do ăn các thức ăn đóng hộp hay ăn
thực phẩm được nuôi trồng từ những vùng đất nước ô nhiễm kim loại nặng.
- Do thuốc bảo vệ thực vật: Thường là các loại thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ động
vật ăn hại, thuốc diệt mối, mọt. Nguyên nhân thường do ăn rau xanh, hoa quả... có
lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá cao.

- Do các loại thuốc thú y: Thường gặp là các loại thuốc kích thích tăng trưởng, tăng
trọng, các loại kháng sinh.
- Do các loại phụ gia thực phẩm: Thường gặp là các loại thuốc dùng bảo quản thực
phẩm (cá, thịt, rau, quả... ), các loại phẩm màu độc đùng trong chế biến thực phẩm.
- Do các chất phóng xạ.

Hình ảnh ngộ độc thức ăn tập thể

Hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều ở nhiều địa phương
trên cả nước. Ngộ độc thực phẩm xảy ra không chỉ ở các nhà ăn tập thể (nhà máy,
14

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn
xí nghiệp, trường học,..) mà còn xảy ra ở rất nhiều gia đình, kể cả ở thành thị và
nông thôn.
* Đối với môi trường sống
- Thực phẩm đã ôi thiu nên có mùi nặng sẽ gây ô nhiễm không khí môi
trường xung quanh.
- Bên cạnh đó, trong quá trình lưu thông và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
nếu sử dụng không đúng và thiếu biện pháp phòng ngừa, thuốc cũng sẽ gây những
tác hại không nhỏ cho môi trường.

Thuốc bảo vệ thực vật sau khi dùng xong ném vứt bừa bãi

- Hình ảnh đất nước Việt Nam văn minh dần bị mất đi nét văn hóa đặc trưng
với cái nhìn của bạn bè quốc tế.


Ăn uống không vệ sinh

- Nguy cơ đáng báo động nữa là chính con người chúng ta hàng ngày, hàng
giờ đang tự hủy hoại không gian sống của mình và những người thân trong gia
đình.
15

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn
* Đối với con người
- Buồn nôn: Vi khuẩn có hại tấn công cơ thể qua đường tiêu hóa, hệ thống
miễn dịch phản ứng lại làm người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn mửa để thải độc
tố trong cơ thể ra ngoài. Tình trạng nôn mửa nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng
độc tố mà cơ thể tiếp nhận. Thông thường triệu chứng này kéo dài khoảng 12 đến
48 giờ.

Ngộ độ thức ăn

- Tiêu chảy: Bệnh làm tăng số lần đi đại tiện, gây ra hiện tượng phân lỏng.
Đầy hơi, chuột rút, đau bụng thường đi kèm với tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Hiện
tượng này diễn ra lâu dài cơ thể bị mất nước và suy kiệt.

- Nhức đầu: Nhức đầu ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng, đi kèm là
các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt. Đau đầu có thể phát sinh do
mất nước gây ra bởi vi khuẩn hoặc tiêu chảy do vi rút.

16


Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

- Tử vong: Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không
được cứu chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm
nghèo không cứu chữa được.

Em Giàng Thị Chía (11 tuổi) tử vong sau khi ăn bánh trôi làm từ bột ngô
để lâu ngày

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM THỰC PHẨM
Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực
• Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở
nguồn nước bị nhiễm bẩn.
• Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu
không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian
cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn.
Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.
Do quá trình chế biến không đúng
• Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau,
quả không theo đúng quy định.
• Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.
17

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn




Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín.



Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.



Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa
tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em.



Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng,
nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.



Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.

Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.
Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng
• Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để
chứa đựng thực phẩm.
• Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không
được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật
khác tiếp xúc gây ô nhiễm.

• Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi
khuẩn vẫn phát triển.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Rửa sạch tay trước khi chế biến và trước khi ăn

18

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

2. Giữ gìn vệ sinh nơi nấu nướng và vệ sinh nhà bếp

3. Chọn thực phẩm tươi sạch, rửa kĩ thực phẩm

19

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

4. Thực hiện “ăn chín uống sôi”:
5. Đậy thức ăn cẩn thận: Thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay trong 2 giờ đầu, đun kỹ
trước khi sử dụng lại.
6. Bảo quản thực phẩm chu đáo


7. Không dùng các thực phẩm có chất độc và các loại thực phẩm lạ: Cá nóc,
mật cá trắm, khoai tây mọc mầm, nấm lạ,…
8. Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm chất độc hóa học:
9. Không dùng những đồ hộp đã quá thời hạn

10. Khi đi du lịch, cẩn thận khi ăn uống dọc đường
11. Vệ sinh nguồn nước:
20

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

12. Xử lý chất thải:

* TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Vệ sinh ATTP có tầm quan trọng lớn đối với sức khỏe, bệnh tật. Trước mắt,
thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm
bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không
đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó
không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường
xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của
dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ
21

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn
nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời
gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.

Vệ sinh ATTP có tác động đến kinh tế và xã hội. Đối với nước ta cũng như
nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược,
ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Vệ sinh ATTP
nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường
quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng
tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng
hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc
quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Chính vì vậy chúng ta cần thực hiện vệ sinh ATTP để giữ gìn sức khỏe gia
đình. Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu
thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực
phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế
biến, nấu ăn và cách ăn. Ðại bộ phận thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày ở
nước ta đều sản xuất ở nông thôn: gạo, ngô, khoai, thịt, cá, trứng, đậu, lạc, vừng,
rau, củ, quả… Gần đây một phần do cơ chế thị trường, nhiều người chạy theo lợi
nhuận, lợi dụng tình hình công tác kiểm tra còn lỏng lẻo hoặc cũng có thể do thiếu
thông tin, thiếu hiểu biết, do "điếc không sợ súng", do thói quen làm bừa, làm ẩu
nên nhiều người đã không chấp hành những quy định về sử dụng hoá chất trừ sâu,
sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, các hoá chất bảo quản thực phẩm, các phụ
gia cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm mầu sắc, mùi vị hấp dẫn của các món ăn.
Các hoá chất này hoặc là các chất độc không được phép sử dụng hoặc dùng quá
liều lượng cho phép nên đã gây ngộ độc cấp tính, gây đau bụng đi lỏng, có trường
hợp tử vong hoặc mỗi ngày tích luỹ lại một ít ở trong cơ thể gây ngộ độc kéo dài,
gây ung thư.

22


Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

Trong lộ trình hội nhập với sự cạnh tranh hết sức khốc liệt của nền kinh tế thị
trường, chất lượng các hàng hóa nói chung và chất lượng các loại thực phẩm nói
riêng, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, lại càng có một vai trò hết
sức quan trọng và có một ý nghĩa quyết định trong sự sống còn của một cơ sở hay
một doanh nghiệp
Vệ sinh ATTP trong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đang
tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng
những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm,
việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do
nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các
vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục
về tình hình ATVSTP ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm tình hình thực phẩm
không an toàn trên đất nước như: măng vàng, thịt heo giả thịt bò, tôm tiêm thuốc,
mít tiêm thuốc cho mau chín… càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người chúng
ta.

23

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

Nói tóm lại, hơn lúc nào hết chúng ta cần giữ gìn vệ sinh khi ăn uống: Món

ăn đã được nấu nướng ngon lành, sạch sẽ, an toàn đưa đến người ăn. Người ăn phải
đảm bảo không gây bệnh nơi bàn tay bẩn, bát đũa ăn không sạch, ăn uống vô độ, ăn
quá nhiều gây bội thực... Bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong
gia đình chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh ATTP nói trên để bữa ăn
không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng
ngày ở các gia đình.

24

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


Bài dự thi liên môn

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Qua bài viết này, chúng em giúp mọi người nhận ra rằng: Thực phẩm luôn có
một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của bản thân và cộng đồng, sử dụng thực
phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc và có thể dẫn đến tử
vong. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh
nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản
thân, gia đình và mọi người trong xã hội.
Đưa nội dung giáo dục môi trường, ATTP vào các giờ hoạt động chung nhằm
giúp các bạn học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm
như lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và
các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường lớp.
Mỗi cá nhân Đội viên, Đoàn viên trong nhà trường phải luôn có ý thức lao động
hàng ngày để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: không vứt rác,
khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học hàng
ngày... Và chính các bạn học sinh sẽ là những tuyên truyền viên xuất sắc để mọi
người trong gia đình, bạn bè, toàn xã hội biết và sử dụng tốt các biện pháp trong

việc giữ vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường sống của chúng ta, đảm bảo sức khỏe
cho con người và cộng đồng. Đó chính là mục tiêu mà chương trình hướng đến.
Qua bài thuyết minh, giúp mọi người hiểu ra tầm quan trọng của ATTP và an
toàn vệ sinh trong chế biến đối với con người. Ngoài ra, ăn uống đúng cách cũng là
một cách để mỗi chúng ta sống khỏe mạnh. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng nên
một tương lai tốt đẹp cho đất nước – một đất nước giàu đẹp, nhân dân khỏe mạnh,
người mua hàng vào chợ với sự yên tâm. Ai trong chúng ta cũng biết điều đó,
không phải ngày một ngày hai mà đạt được. Đó là cả một quá trình! Mỗi con người
phải có ý thức bảo vệ chính sức khỏe của mình thì mới có thể góp phần gây dựng
đất nước phồn vinh, thịnh vượng hơn.

Tịnh Thọ, ngày 6/2/2017
25

Học sinh: Nguyễn Nhật Vy – Nguyễn Thị Phương Chi


×