SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Chí Linh
***************
BÀI DỰ THI
“ Vận dụng kiến thức liên môn vào việc
giải quyết tình huống thực tiễn”
Tháng 2/ 2014
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Chí Linh
***************
Trường: THCS Hoàng Tân
Địa chỉ: Phường Hoàng Tân – thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0320.3590.054
Email:
Họ và tên học sinh: Lê Thị Phương Thúy.
2
BÀI DỰ THI
“ Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn”
TÌNH HUỐNG
GIỚI THIỆU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
1. Tình huống cần giải quyết:
Em vinh dự được bình chọn tham dự “ Trại hè xanh” do Trung ương Đoàn tổ
chức tại Thủ đô Hà Nội. Em đã được làm quen với rất nhiều bạn trên mọi miền đất
nước. Được biết em là đại biểu của Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, các bạn đã
đề nghị em giới thiệu để các bạn có thêm hiểu biết về Đền thờ thầy giáo Chu Văn
An – người thầy của muôn đời. Em sẽ giúp các bạn đạt được ước nguyện đó qua
bài văn thuyết minh của mình.
2. Mục tiêu: Bài viết đảm bảo các yêu cầu:
- Giới thiệu sơ lược về thầy giáo Chu Văn An và nguồn gốc của ngôi đền
- Vị trí địa lí
- Kiến trúc
- Lễ hội
- Ý nghĩa lịch sử, văn hóa, kinh tế.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và xây dựng đền
- Đặc điểm địa lý.
- Hoạt động lễ hội.
4. Giải pháp giải quyết tình huống: Bài viết vận dụng kiến thức của nhiều môn
học:
- Phương pháp thuyết minh của môn Ngữ văn để tạo lập văn bản.
- Kiến thức môn Địa lí để giới thiệu vị trí địa lí, địa hình.
3
- Kiến thức môn Lịch sử để giới thiệu về thầy giáo Chu Văn An, nguồn gốc, quá
trình hình thành và xây dựng của ngôi đền.
- Kiến thức về Kiến trúc, Mĩ thuật để giới thiệu kiến trúc của đền.
- Kiến thức của môn Giáo dục công dân để giáo dục, bồi dưỡng lòng kính yêu
người thầy của muôn đời, tự hào về danh thắng, di tích lịch sử của địa phương.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Đền Chu An gắn liền với tên tuổi người thầy vĩ đại của dân tộc. Ngôi đền này
là niềm tự hào của người dân Chí Linh chúng em. Nhưng làm thế nào để tất cả mọi
người đã đến và chưa đến cũng có tình cảm yêu mến và tự hào về ngôi đền này?
Em mong rằng, bằng việc vận dụng các kiến thức mà em đã được học của các bộ
môn khác nhau sẽ giúp cho bài viết của em được mọi người đón nhận.
Để hoàn thành bài viết này em đã đến tham quan đền Thầy, tìm hiểu về thân
thế sự nghiệp của thầy giáo Chu Văn An, nguồn gốc lịch sử và các hoạt động diễn
ra hàng năm tại ngôi đền.
Sau khi có được những tư liệu cơ bản, em bắt đầu hoàn thành bài viết của
mình.
Bài viết của em có sự tham gia hữu hiệu của công nghệ thông tin khi em tìm
kiếm những thông tin cần thiết nhất trên mạng Internet.
Nội dung bài giới thiệu về đền Chu Văn An.
Nếu bạn đến thăm mảnh đất Chí Linh – quê hương của chúng tôi thì chắc
chắn bạn sẽ đến thăm Đền Chu Văn An. Đây là ngôi đền gắn bó với tên tuổi thầy
Chu Văn An – người thầy của muôn đời, từng được suy tôn là “ Ông tổ của nghề
dạy học”. Thầy Chu Văn An nguyên có tên là Chu An, tự là Linh Triệt, sinh
ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn, niên hiệu Trùng Hưng thứ 8(1292) tại thôn Văn,
xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, nay thuộc thành phố Hà Nội. Dòng họ Chu ở
Thanh Liệt đến nay đã có đến 20 đời kể từ cụ Chu Thiện, thân phụ Chu Văn An.
Thuở nhỏ Thầy Chu Văn An sớm có nghị lực, chuyên cần học tập, nghiêm khắc
sửa mình, khi trưởng thành Thầy đạt đến mức thông kinh bác sử, danh lợi không
4
màng, tài năng đức độ hơn hẳn các nho sĩ đương thời. Tuy có tài năng nhưng Thầy
không quan tâm đến chốn quan trường mà ở nhà đọc sách, dạy học. Thầy dựng nhà
tại quê ở Huỳnh Cung, gần thôn Văn làm trường học. Học trò xa gần nghe danh
thầy An, kéo đến học rất đông, trong số đó có nhiều người hiển đạt, giữ được đức
thanh liêm như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh. Do có tài năng xuất chúng, đức độ hơn
người, nên mới ngoái 20 tuổi Thầy đã được vua Trần Minh Tông (1314 - 1329)
mời làm Tư Nghiệp Quốc tử giám, dạy thái tử học tập. Học trò của Thầy nhiều
người làm quan lớn trong triều, khi đến thăm thầy vẫn giữ lễ học trò, được Thầy
hỏi chuyện vài câu rồi đi, lấy làm mừng lắm.
Trần Dụ Tông, học trò của Thầy lên làm vua (1341) ham thích vui chơi, trễ nải
chính sự, bề tôi nhiều người vi phạm phép nước, nhiều lần Thầy khuyên vua sửa trị,
nhưng vua không nghe, Thầy liền dâng sớ chém 7 tên nịnh thần, gây tổn hại cho
Quốc gia. Đó đều là những kẻ có thế lực trong triều được vua yêu quý, đương thời
gọi là “ Thất trảm sớ” , vua vẫn bỏ qua không xem xét. Thầy trả mũ áo, từ quan về
núi Phượng Hoàng, xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, dựng nhà dạy học, tìm cây thuốc
chữa bệnh, làm thơ, viết sách lưu lại cho hậu thế. Về đây, Thầy đặt cho mình một
cái tên mới : Tiểu ẩn - ví như một tiều phu, ẩn dật trong rừng
Tuy Thầy Chu Văn An ở chốn lâm tuyền nhưng tấm lòng vẫn đau đáu vận mệnh
Quốc gia. Và triều đình vẫn không quên một nhân tài mẫu mực. Khi triều chính có
đại sự, bao giờ cũng mời ông về tham dự. Mỗi lần như, Thầy đều tâu bầy thẳng
thắn, hy vọng giữ vững kỷ cương, làm cho quốc thái dân an, thể hiện một nhân
cách lớn. Vua thường cho người mang lễ vật đến nhà ban tặng. Thầy thường từ
chối và nếu có nhận, lại đem chia cho mọi người. Sau vụ biến loạn Dương Nhật Lễ,
Trần Nghệ Tông lên ngôi (1370), Thầy rất mừng, tuy đã cao tuổi, vẫn chống gậy về
kinh bái yết. Vua ban chức gì Thầy cũng không nhận. Sau lễ bái yết, Thầy trở lại
nhà riêng ở Phượng Hoàng, rồi mất tại đó vào ngày 26 - 11 năm Canh Tuất (1370).
Nhà vua sai quan đến dụ tế, tặng tước là Văn Trinh Công, Thuỵ là Khang Tiết và
tôn thờ tại Văn Miếu, đây là trường hợp đặc biệt trong giới nho sỹ ở nước ta. Sau
khi ông mất, học trò làm nhà bên mộ đến cả năm, tế lễ để tỏ lòng thương nhớ thầy.
5
Lịch sử dân tộc tôn vinh Thầy là nhà nho có đức nghiệp lớn nhất. Sử thần Ngô Sỹ
Liên có lời bàn :
"Văn Trinh Công thờ vua thì nói thẳng trước mặt ; việc xuất hay xử đều có lý lẽ,
rèn đúc nhân tài thành công khanh ; 'cao thượng, tiết tháo, thiên tử cũng không bắt
nổi làm tôi, nét mặt nghiêm nghị mà đạo làm thầy được tôn ; lời nói lẫm liệt mà kẻ
nịnh phải sợ. Đáng là bậc tôn sư của nhà nho nước Nam ta ?"
Sự nghiệp của Thầy Chu Văn An là sự nghiệp của một nhà giáo, khi còn ở quê
đã mở trường dy học, vì nổi tiếng mà được mời lên kinh đô làm Tư Nghiệp Quốc
Tử Giám - Hiệu trưởng của trường đại học nước nhà đương thời, dạy Hoàng tử và
đào tạo học trò thành những người công khanh có tài. Khi lui triều vẫn dạy học.
Thầy không chỉ là thầy giáo của đương đại mà còn là tấm gương sáng cho muôn
đời. Cuối đời, Thầycó làm thơ, viết sách, nghiên cứu y dược, nhưng sự nghiệp
chính vẵn là giáo dục.
Sau khi Thầy Chu Văn An qua đời, tại nơi Thầy làm nhà dạy học và sống những
năm tháng thoái triều đã được dựng đền thờ giản dị. Đền được tọa lạc trên núi
Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh ( nay là thị xã Chí Linh), tỉnh
Hải Dương. Di tích này cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm
di tích văn hoá và danh thắng với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và
mới xây xong năm 2007. Ngoài đền thờ thầy Chu Văn An, Lăng mộ Chu Văn
An và điện Lưu Quang – nơi thầy dạy học khi về núi Phượng Hoàng cũng nằm
trong khu di tích này
Đền thờ Thầy Chu Văn An được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào
năm 1998 và được trùng tu đầu năm 2008. Đền chính ngày xưa là Điện Lưu Quang,
nơi thầy Chu Văn An dạy học. Đó là ngôi đền nhỏ, giản dị, nằm ẩn mình dưới
những tán cây xanh. Di tích đền thờ nhà giáo Chu Văn An được khôi phục, tôn tạo
lại vào năm 1997, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân xa gần cũng như
giáo giới trong cả nước .
Muốn đến được đền Thầy, bạn sẽ được đi qua một con đường nhựa dài 8
km. Đây là con đường do Quân khu III công đức vào năm 2002. Bước qua cánh
6
cổng trang nghiêm hoành tráng, bạn sẽ đến sân hạ, sân chung rồi đến sân thượng.
Hai bên là hai nhà bia, hai nhà giải vũ. Đặc biệt là hai bậc cấp dẫn lên đền chính là
một đôi rồng đá lớn, kiến trúc theo kiểu rồng thời Trần chắc, khoẻ, các bậc đá đều
xây dựng theo kiểu thất trảm sớ (có 7 bậc), giữa là chữ “Học” được viết theo kiểu
thư pháp Tiếng Việt. Đi hết các bậc bạn sẽ đến đền chính. Đền tọa lạc trên núi
Phượng Hoàng. Còn được gọi là “Phượng Sơn linh từ”. Đền được xây dựng bằng
gỗ lim, trên một thế đất cao, rộng một vị trí thoáng đãng giữa đất trời linh thiêng.
Kiến trúc của đền theo thuyết phong thuỷ của người xưa, phía trước có núi Ngọc
làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì lân và núi
Phượng Hoàng như sải cánh của con chim phượng.
Đền Thầy Chu Văn An kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, dựa theo kiến trúc thời
Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái mái thể hiện sự tôn vinh tầm vóc một danh
nhân. Những đầu đao trên mái đền cong vút thanh thoát, nóc đắp nổi lưỡng long
chầu nhật.
Nghệ thuật trang trí của đền theo đề tài tứ linh, tứ quý: long, ly, quy, phượng,
tYng, cúc, trúc, mai. Các bức y môn sơn son thiếp vàng trang trí theo hình tượng:
rồng chầu hoa cúc mãn khai.
Đền thờ Thầy Chu Văn An gồm năm gian tiền tế và một gian hậu cung, có 5
ban thờ: Phía trong hậu cung đặt tượng thờ thầy giáo Chu Văn An. Tượng bằng
đồng, nặng 100kg trị giá 79 triệu đồng do ĐH Kiến trúc công đức, trên là bức đại tự
với hàng chữ “ Vệ dYc chính đạo”. Ban tiếp theo là thờ gia tiên họ Chu, bên trên
có bức đại tự “ Chính hZc thuần hành”. Ban chính giữa là ban công đồng, có 3
bức đại tự: Bức ở giữa “ Ch\n Nho hZc”; bức bên trái là “Minh thánh đạo”; bức
bên phải là “Nhân trí d]ng” và toàn bộ hoành phi câu đối ca ngợi đức độ Thầy
Chu Văn An. Ban phía bên tay phải từ trong ra là ban thờ học trò thầy Chu Văn An,
ban bên trái thờ Sơn thần Phượng Hoàng.
Đến thăm đền thầy, chắc hẳn bạn không thể không lên mộ thầy thắp hương
để tỏ lòng thành kính. Lăng mộ Thầy tọa lạc trên mỏm núi Phượng Hoàng giữa
rừng thông bát ngát, cảnh quan thiên nhiên khu lăng mộ Thầy Chu Văn An khá
7
đẹp. Đường lên khu lăng mộ, cách đền khoảng 600m, được lát đá xanh và nằm
dưới bóng mát của tán thông. Tương truyền khi Thầy Chu Văn An mất, học trò đã
đưa thầy lên táng tại đỉnh núi Phượng Hoàng và dựng nhà bên mộ tế lễ cả năm.
Cách đền chính không xa về phía tây là Điện Lưu Quang - tương truyền là
nơi Thầy dạy học khi về núi Phượng Hoàng. Năm 1998, Điện đã được tái tạo.
Trước khi xây dựng, nền Điện được tiến hành khai quật khảo cổ học, tìm được
nhiều di vật quý, trong đó có pho tượng đá cao 80 cm. Miết Trì, sân vườn được tôn
tạo, làm cho khu di tích được khang trang, đồ sộ, khoa học và mang tính truyền
thống.
Ngày nay, khi bạn đến thăm đền Chu Văn An, bạn sẽ không chỉ được chìm
đắm trong không khí trang nghiêm của ngôi đền giữa chốn linh thiêng của trời đất
mà bạn còn được tham gia nhiều hoạt động lễ hội giàu ý nghĩa truyền thống.
Thời phong kiến, lễ hội đền Phượng Hoàng, tức đền thờ Thầy Chu Văn An rất
giản dị, chỉ trong phạm vi làng xã trong ngày qua đời của nhà giáo. Hằng năm,
xuân thu nhị kỳ, các vị quan chức địa phương có đến thắp hương thầy nhưng không
tạo thành hội. Hội lớn đầu tiên có qui mô cấp tỉnh ở đây có lẽ là ngày 12- 8 năm
Đinh Sửu (1997), lễ khánh thành trùng tu bước I đền thờ nhà giáo đã được tổ chức
trọng thể tại khu di tích, được giáo giới, học sinh và nhân dân địa phương hưởng
ứng nhiệt liệt trước sự chứng kiến của các ngành hữu quan. Sự có mặt của đại diện
ngành giáo dục, học sinh và nhân dân địa phương là một biểu hiện quyết tâm phát
huy truyền thống hiếu học, đạo đức làm thầy nhằm phục hưng nền giáo dục và văn
hoá nước nhà. Trong ngày hội đầu tiên này có hàng nghìn giáo viên và học sinh của
Chí Linh và của Trường Chu Văn An (Hà Nội) đến cắm trại từ điện Lưu Quang đến
lăng mộ của thầy. Các học trò vui chơi ca hát, tìm hiểu di tích suốt hai ngày, báo
hiệu một tương lai tốt đẹp cho khu di tích.
Sau đó, hàng năm có nhiều hoạt động diễn ra ở nơi đây. Đền đã trở thành
một địa chỉ tâm linh cho các thầy cô giáo, các em học sinh và nhân dân cả
nước. Vào những ngày lễ du khách về chiêm bái đền Thầy rất đông. Nhiều Sở giáo
dục, Phòng giáo dục, nhiều trường đến đền Thầy làm lễ dâng hương, phát thưởng,
8
xin chữ Thánh Hiền cho Giáo viên và học sinh. Mỗi năm, tại đền thầy thường diễn
ra các lễ hội:
Lễ hội mùa xuân diễn ra vào tháng Giêng
Lễ hội mùa thu diễn ra vào tháng Tám – mùa khai giảng. (lễ chính ngày 25
tháng 8 – Sinh nhật Thầy)
Lễ hội Về Nguồn: diễn ra vào 26 tháng 11 – tưởng niệm ngày mất của Thầy.
Đúng vào dịp kỷ niệm 707 năm ngày sinh của danh nhân 25/8 năm Kỷ Mão
(1999), tại khu di tích đã làm lễ khánh thành, điện Lưu Quang và lễ đón nhận bằng
công nhân di tích cấp quốc gia. Đây là lễ hội lớn thứ hai diễn ra tại khu di tích.
Ngoài giáo viên, học sinh và nhân dân huyện Chí Linh còn có đại diện giáo viên
các huyện thị, đại biểu của Bộ Văn hoá, Giáo dục, trường Chu Văn An - Hà Nội và
đoàn đại biểu quê hương danh nhân. Hội kéo dài hai ngày, được nhân dân địa
phương và học sinh hưởng ứng nhiệt liệt.
Việc khôi phục và tôn tạo khu di tích Phượng Hoàng không chỉ ngành giáo dục
hưởng ứng tích cực mà còn được các tổ chức nhà nước và xã hội ủng hộ tích cực.
Năm 2002, Quân khu III công đức con đường nhựa 8km vào khu di tích. Năm
2005, nhiều công trình lớn tại khu di tích đã được khởi công. Ngày 26/11 Mậu Tý
(4/01/2008), đúng vào kỷ niệm 638 năm ngày qua đời của danh nhân, công trình
tôn tạo đền Chu Văn An khánh thành, tạo nên một không gian thiêng liêng hoành
tráng, tương xứng với vị thế của người thầy vĩ đại. Đây cũng là ngày hội lớn tại khu
di tích, do Bộ Giáo dục và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức.
Tiếp sau đó là lễ hội về nguồn, nhân kỷ niệm 608 năm ngày nhà giáo qua đời
25- 26/11 Mậu Tý (2008), thu hút ngót một vạn giáo viên, học sinh các trường
tham dự trong hai ngày. Hai ngày đó, giáo viên, học sinh ôn lại lịch sử giáo dục
nước nhà, lịch sử khu di tích với sự nghiệp của thầy Chu, biểu diễn văn nghệ, chơi
thư pháp. Học sinh một số trường đã làm các biểu ngữ lấy trong Giáo khoa thư xưa
hay Tam tự kinh như: Tiên học lễ, hậu học văn, Nhân bất học, bất tri lí Những trò
diễn ở đây trong sáng và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
9
Ngày 21/08/2009, Bộ Giáo dục- Đào tạo, đại diện ngành Giáo dục- Đào tạo của
63 tỉnh thành tổ chức dâng hương tại đền, thể hiện lòng tri ân và quyết tâm phục
hưng nền giáo dục. Tối hôm sau, tổ chức giao lưu giữa các nhà nghiên cứu lịch sử
với những thầy cô giáo và học sinh tiên tiến của cả nước về tiểu sử và sự nghiệp
của Thầy Chu, sau đó Bộ Giáo dục- Đào tạo phát phần thưởng cho những học sinh
xuất sắc.
Như vậy, tại đây, một loại lễ hội mới ra đời, lễ hội của thầy và trò nhớ về cội
nguồn của đạo học và khuyến học. Thành phần của khách hành hương chủ yếu là
giáo viên và học sinh cả nước. Giáo dục và khuyến học là nền tảng tạo nên tri thức
của toàn dân, chính vì lẽ đó mà lễ hội về nguồn được nhân dân và giáo viên học
sinh hưởng ứng, chắc chắn sẽ ngày càng phát triển và phát huy hiệu quả.
Từ một phế tích đã mai một qua nhiều năm, nay trở thành nơi thăm quan,
nghiên cứu, du lịch hấp dẫn, trước hết là của giáo viên và học sinh cả nước, góp
phần tích cực vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngày sinh và ngày qua đời của nhà giáo
xưa chỉ là việc của Hội tư văn và quan chức địa phương, nay trở thành “ Ngày hội
về nguồn” của hành vạn thầy và trò trong cả nước. Không những thế, hàng ngày
khu di tích tấp nập khách tham quan, chiêm bái, tưởng nhớ công ơn người thày vĩ
đại, cầu mong cho con em học hành tiến tới xứng đáng với truyền thống hiếu học
của dân tộc.Từ ngày di tích được trùng tu, tôn tạo, đời sống chính trị, văn học, xã
hội của nhân dân chúng tôi địa phương không ngừng được cải thiện. Đặc biệt là sự
nghiệp giáo dục phát triển khá toàn diện và vững chắc, số học sinh đỗ đại học và
cao đẳng hằng năm không ngừng tăng. Đây là một ví dụ sinh động về sự nghiệp
văn hoá tác động đến đời sống xã hội của một địa phương mà trước hết là giáo dục.
Các bạn biết không, đến với mảnh đất Chí Linh là đến với một mảnh đất lắng
hồn thiêng sông núi. Thiên nhiên thơ mộng và khí thiêng sông núi nơi đây đã đi
vào thơ ca, nhạc, họa tự bao đời. Mảnh đất này không chỉ làm say lòng các tao
nhân mặc khách tài hoa mà còn nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người khiến ta yêu
thiên nhiên và say mê cái đẹp. Mỗi khi lòng mình u ẩn bởi những lo toan, tất bật
của cuộc sống thường nhật hay mệt mỏi trước thế thái nhân tình, hãy tìm về với
10
sông núi nơi đây, đắm mình trong sắc biếc của thông mã vĩ, lặng nghe tiếng suối
reo rì rào, bao mệt mỏi buồn lo sẽ tan đi và bạn lại thấy bao điều kì diệu sẽ mở ra
trước mắt.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Như vậy, việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục
công đân …vào bài Ngữ văn là rất cần thiết. Kiến thức của các bộ môn này giúp
cho bài viết bao quát, đầy đủ có sức thuyết phục hơn, đặc biệt là đối với bài văn
thuyết minh. Việc vận dụng các kiến thức liên môn đã tạo điều kiện cho chúng em
chủ động, tích cực, sáng tạo, biết kết hợp các kiến thức đã học để giải quyết tốt một
tình huống thực tế cụ thể. Em tin chắc rằng, sau khi đọc bài giới thiệu của em, các
bạn trên những miền quê khác nhau sẽ có những hiểu biết cơ bản về Thầy giáo Chu
Văn An, về ngôi đền linh thiêng nơi mảnh đất Chí Linh lịch sử. Em hi vọng rằng,
qua bài viết này, các bạn của em không chỉ hiểu mà còn mơ ước được đến với Chí
Linh, đến viếng mộ Thầy Chu Văn An. Để từ đó các bạn sẽ yêu và tự hào về Chí
Linh, về Đền Chu Văn An như chính mình là người con của mảnh đất thiêng này
vậy.
Có thể thấy, nhờ vận dụng các kiến thức liên môn được học trong nhà trường
mà chúng em có thể giải quyết được tốt các tình huống diễn ra trong thực tế đời
sống. Và đó cũng chính là điều em muốn khẳng định trong bài viết của mình !
Tháng 2/ 2014
11