Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Ngữ văn 9 (có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.82 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề gồm có 01trang

Câu 1. (2,0 điểm).
Từ những hiểu biết đã học về văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê
Minh Khuê hãy thực hiện yêu cầu a, b sau đây:
a. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) tóm tắt ngắn gọn văn bản.
b. Điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau:
“Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên,...(1)...khối
lượng đất lấp vào hố bom, ...(2)...bom chưa nổ và nếu cần thì...(3)...bom.”
c. Xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong hai câu thơ sau:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
(Sang thu - Hữu Thỉnh)
Câu 2. (3,0 điểm).
Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Có chí thì nên”.
Câu 3. (5,0 điểm).
Phân tích đoạn thơ sau:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”


(Nói với con - Y Phương)
---------------Hết---------------


PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN 9
Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang

Câu 1. (2,0 điểm)
a. Tóm tắt truyện đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hình thức (0,25 điểm): Trình bày thành đoạn văn ngắn khoảng 10
dòng, bố cục hợp lý, diễn đạt lưu loát.
- Nội dung (0,75 điểm): Cần đảm bảo các ý sau:
+ Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê viết năm 1971
kể về một tổ nữ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đưòng Trường
Sơn, đó là ba cô gái rất trẻ: Phương Định, Nho và Thao. Họ sống trong một cái
hang, trên cao điểm tại một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn những
năm chống Mỹ.
+ Công việc của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất
đá để san lấp hố bom do địch gây ra, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá
bom. Công việc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng cuộc sống của
họ vẫn không mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ với những giây phút thảnh
thơi, thơ mộng.
+ Họ rất gắn bó, yêu thương nhau dù mỗi người một cá tính. Trong một
lần phá bom, Nho bị thương, hai người đồng đội hết lòng lo lắng và chăm sóc
cho Nho. Một cơn mưa đá vụt đến và vụt đi đã gợi trong lòng Phương Định bao

hoài niệm, khát khao.
+ Mức tối đa (1,0 điểm): HS đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.
+ Mức chưa tối đa (0,25-> 0,75 điểm): Bài làm chưa đầy đủ các
yêu cầu trên, tùy mức độ, giáo viên cho điểm thích hợp.
+ Không đạt (0 điểm): Không đạt được các yêu cầu trên hoặc
không làm bài.
b. Điền từ vào chỗ trống.
- Điền đầy đủ các từ theo đúng thứ tự: 1. “đo”; 2. “đếm”; 3. “phá”.
+ Mức tối đa (0,5 điểm): HS điền đủ 3 từ như trên.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Điền chưa đầy đủ các từ hoặc
điền sai.
+ Không đạt (0 điểm): Không đạt được các yêu cầu trên hoặc
không làm bài.
c. Xác định nghĩa tường minh và hàm ý:
- Nghĩa tường minh: “sấm” ít đi, nhỏ hơn; “ hàng cây đứng tuổi” tả thực
những cây cổ thụ lâu năm.
- Hàm ý: "Sấm" còn chỉ những khó khăn, biến cố trong cuộc đời; “hàng
cây đứng tuổi” tượng trưng cho hình ảnh con người khi đã từng trải, đã chịu
nhiều thử thách, gian nan thì vững vàng, bình tĩnh hơn trước mọi tác động bất
thường của ngoại cảnh.
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Bài làm đạt được các yêu cầu trên.


+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Bài làm chưa đầy đủ các yêu cầu trên,
tùy mức độ, GV cho điểm cụ thể.
+ Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không làm bài.
Câu 2. (3,0 điểm)
I. Tiêu chí về nội dung: (2,5 điểm)
1. Mở bài (0,25 điểm):
- Dẫn dắt vấn đề

- Trích dẫn câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
- Nêu vấn đề nghị luận: Có ý chí, có lòng kiên trì sẽ gặt hái được những
thành công trong công việc và cuộc sống.
* Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo yêu cầu nêu trên.
* Không đạt (0 điểm): Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
2. Thân bài (2,0 điểm):
a. Giải thích (0,5 điểm):
- “Chí” là ý chí, lòng quyết tâm, là sự kiên trì nhẫn nại. “Chí” cũng là tự
mình phấn đấu, không ỷ lại vào người khác.
- “Nên” có nghĩa là thắng lợi, thành công, sự tốt đẹp mà ta thu được.
- “Có chí” là điều kiện, là nguyên nhân; “nên” là hệ quả, kết quả.
=> Câu tục ngữ thật cô đúc ngắn gọn mà nêu lên một bài học thật sâu sắc,
nhắc nhở mọi người hãy rèn luyện ý chí, tinh thần bền bỉ, lòng quyết tâm để
vượt qua mọi thử thách, khó khăn, vươn lên giành nhiều thắng lợi và gặt hái
được nhiều thành công.
* Mức tối đa (0,5 điểm): HS viết đảm bảo các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chưa đảm bảo các yêu cầu trên còn
thiếu ý. Tùy mức độ giáo viên cho điểm cụ thể.
* Mức không đạt (0 điểm): Không làm hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa
ra.
b. Phân tích, chứng minh (1,0 điểm):
- Khẳng định: Nội dung câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn. Nó chứa đựng
một bài học nhân sinh sâu sắc:
+ Có ý chí nghị lực, chúng ta dám đương đầu và vượt qua mọi khó khăn,
thử thách trong cuộc sống.
+ Ý chí, nghị lực là một trong những con đường ngắn nhất giúp ta đi đến
thành công. Những con người thành công và nổi tiếng nhất đều là những con
người có ý chí mạnh mẽ. (Dẫn chứng)
+ Ý chí, nghị lực là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta từ
bao đời nay. (Dẫn chứng qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc: chống

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.)
+ Nếu không có ý chí, nghị lực thì chúng ta sẽ dễ dàng gặp thất bại trong
cuộc sống.
=> Câu tục ngữ như một kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời mỗi
người. Đó là một chân lí chắc chắn. Nó khẳng định giá trị, ý nghĩa của lòng
quyết tâm, ý chí nghị lực trong cuộc sống.
* Mức tối đa (1,0 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 0,75 điểm): Học sinh có nêu được ý
nhưng còn sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.


* Mức không đạt (0 điểm):: Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra
c. Bàn luận, mở rộng (0,5 điểm):
- Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực trong cuộc sống, sống dựa
dẫm, ỷ lại...
- Mở rộng: Liên hệ một số câu tục ngữ, danh ngôn:
+ “Có công mài sắt có ngày nên kim” (Tục ngữ)
+ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” (Tục ngữ)
+ “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người
ngại núi e sông”. (Nguyễn Bá Học)
- Liên hệ bản thân:
+ Cần có ước mơ đẹp đẽ và biết nuôi dưỡng những ước mơ.
+ Cần có sự tự tin và niềm tin vào bản thân mình, cần tìm được những
cách thực hiện sáng tạo để con đường làm nên thành công ngắn nhất.
* Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chưa đảm bảo yêu cầu nêu trên.
* Mức không đạt (0 điểm): Không biết làm nội dung này hoặc làm sai.
3. Kết bài (0,25 điểm):
- Khẳng định lại vấn đề.
* Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh khái quát hay, ấn tượng, sáng tạo.

* Không đạt (0 điểm): Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
II. Tiêu chí khác (0,5 điểm):
1. Hình thức: Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần (mở bài,
thân bài, kết bài); trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
2. Sáng tạo: Bài viết thể hiện sự tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo của bản thân.
3. Lập luận: HS biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ
theo trật tự lô gic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc
liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.
* Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chưa đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
* Mức không đạt (0 điểm): Không biết làm nội dung này hoặc làm sai.
Câu 3. (5,0 điểm)
I. Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4,0 điểm)
1. Mở bài (0,5 điểm):
- Dẫn dắt vấn đề.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Nêu xuất xứ và trích dẫn đoạn thơ.
* Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chưa đáp ứng yêu cầu nêu trên.
* Không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản,
hoặc không có mở bài.
2. Thân bài (3,0 điểm):
a. Khái quát nội dung đoạn thơ:
- Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc
nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” - của
con người quê hương miền núi.


- Đoạn thơ là lời nhắc con về phẩm chất giản dị mộc mạc nhưng giàu chí
khí, niềm tin của người đồng mình. Đồng thời khẳng định người đồng mình có ý

thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc.
b. Phân tích đoạn thơ:
+ Luận điểm 1: Bản chất mộc mạc, giản dị và lối sống cao thượng của
“người đồng mình”:
"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"
- "Thô sơ da thịt" là hình thức bên ngoài: làn da, mái tóc dãi gió dầm mưa,
không cầu kỳ tô điểm.
- Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực,
cốt cách và niềm tin.
-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc
mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề
nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
+ Luận điểm 2: Khát vọng dựng xây, đưa quê hương lên tầm cao mới
của người đồng mình:
"Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"
- "Đục đá": chỉ sự lao động vất vả, đồng thời "đục đá" còn là ẩn dụ chỉ sự
lao động sáng tạo, bền bỉ của "người đồng mình".
- "Kê cao quê hương" là xây dựng làm giàu, đưa quê hương lên tầm cao
mới.
- "Tự": ý chí tự lập, tự cường không trông chờ, ỷ lại.
- "Quê hương thì làm phong tục": ước muốn lưu giữ những phong tục tập
quán tốt đẹp, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo.
-> Hai câu thơ đã khái quát tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ nguồn cội, đề
cao truyền thống tốt đẹp của "người đồng mình"...
+ Luận điểm 3: Lời dặn dò, nhắn nhủ con của người cha:
"Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con"
- Cha nhắc con dù ở đâu cũng không bao giờ được sống tầm thường cúi
mặt. Phải ngẩng đầu mà đi, giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí, bản lĩnh của người
lao động quê mình...
- Giọng thơ đầy cảm xúc và những từ ngữ xiết bao trìu mến "con ơi",
"nghe con", "đâu con" nên có sức lay động thấm thía tận tâm can. Ngôn ngữ thơ
trong sáng, hình ảnh cụ thể mà vẫn giàu sức khái quát; mộc mạc mà vẫn đẫm
chất thơ.
-> Câu thơ ngắn, lời thơ chắc nịch, hình ảnh thơ lặp lại như muốn khắc
sâu điều cha nói, khắc sâu bài học đạo lý làm người.
c. Đánh giá:
+ Mượn lời người cha, Y Phương nói cùng chúng ta về cội nguồn sinh
dưỡng của mỗi người, về truyền thống tốt đẹp cùng sức sống mạnh mẽ của quê
hương.


+ Đoạn thơ là lời nhắc mỗi chúng ta về tình cảm gắn bó với gia đình, chí
hướng vươn lên trong cuộc sống cùng ý thức kế thừa, phát huy những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Mức tối đa (3,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
+ Mức chưa tối đa (0,25 - 2,75 điểm): Chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
nêu trên, tùy mức độ giáo viên cho điểm phù hợp.
+ Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc bài làm không có kiến
thức, viết linh tinh.
3. Kết bài (0,5 điểm):
- Khái quát ý nghĩa đoạn thơ.
- Rút ra bài học, nêu cảm nghĩ hoặc liên hệ bản thân.
* Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên, kết bài hay, ấn
tượng.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chưa đáp ứng yêu cầu nêu trên.

* Mức không đạt (0 điểm): Kết bài sai hoặc không có kết bài.
II. Các tiêu chí khác (1,0 điểm)
1. Hình thức (0,5 điểm)
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần
(mở bài, thân bài, kết bài); trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi
chính tả.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Còn mắc lỗi trong khi trình bày, viết
chính tả.
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết,
thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
2. Sáng tạo (0,25 điểm)
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Bài viết thể hiện sự tìm tòi, tự học hỏi, sáng
tạo của bản thân.
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không có tính sáng tạo, thiếu hiểu
biết.
3. Lập luận (0,25 điểm)
+ Mức tối đa (0,25 điểm): HS biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý
tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực
hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.
+ Mức không đạt (0 điểm): HS không biết cách lập luận, hầu hết các
phần trong bài viết rời rạc, không biết phát triển ý, các ý trùng lặp, lộn xộn...
(Trên đây là một số gợi ý, giáo viên trong khi chấm cần căn cứ vào bài
làm cụ thể của học sinh để chấm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết
có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo của học sinh.)
---------------Hết---------------





×