Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐẠT GIẢI QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 53 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐỊNH QUÁN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ TÂN
XÃ PHÚ TÂN-HUYỆN ĐỊNH QUÁN-TỈNH ĐỒNG NAI
GMAIL:
ĐT:0613615009
HỒ SƠ DỰ THI:

CUỘC THI “DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC
LIÊN MÔN DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ”
BẢNG MÔ TẢ DỰ ÁN:

DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG CHỦ ĐỀ:“LÝ TƯỞNG
SỐNG CỦA THANH NIÊN” - CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9

NHÓM GIÁO VIÊN:
Họ tên giáo viên:- NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
- HOÀNG VĂN HƯỞNG
Môn dạy: NGỮ VĂN
Điện thoại: 01645455737 và 01655936256
Email:
NĂM HỌC: 2016 - 2017


PHIẾU THÔNG TIN DỰ THI

Sở Giáo dục và Đào Tạo Tỉnh Đồng Nai
Phòng Giáo dục và Đào Tạo huyện Định Quán
Trường THCS Phú Tân
Địa chỉ: Ấp 1 xã Phú Tân huyện Định Quán- Đồng Nai
Điện thoại: 0613615009


Email:
THÔNG TIN NHÓM GIÁO VIÊN:
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Ngày sinh: 17/05/1981.
Môn dạy: Ngữ Văn
ĐT: 01645455737
Email:
Họ và tên giáo viên: Hoàng Văn Hưởng
Ngày sinh: 19/08/1982.
Môn dạy: Ngữ Văn
ĐT: 01655936256
Email:


PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI
1. TÊN DỰ ÁN:

DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG CHỦ ĐỀ: “LÝ TƯỞNG
SỐNG CỦA THANH NIÊN” – CHƯƠNG TRÌNH NGỮ
VĂN 9.
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí và tầm quan trọng trong trường phổ thông,
ngoài chức năng công cụ là rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong khi nói và viết, kĩ
năng tạo lập văn bản, môn Ngữ văn còn góp phần rất lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình
cảm và các phẩm chất cao đẹp của người học thông qua việc tìm hiểu các tác phẩm văn học và
đặc biệt là thông qua việc tích hợp kiến thức liên môn.
Tuy vậy, làm thế nào để môn Ngữ văn xứng đáng với vị trí và tầm quan trọng của nó thực
sự là một thách thức lớn mà vai trò quyết định thuộc về các nhà giáo.
a. Kiến thức:
- Thông qua việc giảng dạy môn Ngữ văn tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lí, giúp cho học

sinh hiểu được bối cảnh lịch sử ảnh hưởng đến khuynh hướng sáng tác của tác giả, hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm, nắm được đặc điểm địa lí của một số địa danh và lí giải được các hiện tượng
trong những bài học trong chủ đề. Trong chủ đề “Lí tưởng sống của thanh niên” có kiến thức
địa lý về địa danh như: đường Trường Sơn, Sapa (Lào Cai), Sông Hương… ;hay như một số
hiện tượng về khí hậu, thời tiết, địa hình đất đai, dân cư…;cách xác định bản đồ… Kiến thức
lịch sử Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại cuả dân tộc.
- Tích hợp với kiến thức của các môn Giáo dục công dân, Âm nhạc, Công nghệ… giúp
học sinh tự rèn luyện cho mình lối sống đẹp phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt
Nam, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một số bài hát, bài thơ được phổ nhạc. Đặc biệt trong
chủ đề “Lý tưởng sống của thanh niên” học sinh khắc sâu hơn các kiến thức về: Lý tưởng sống
của thanh niên, Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, lòng biết ơn, sống giản dị… Những ca khúc viết về lý
tưởng của thanh niên thúc giục bao thế hệ như: Một đời người một rừng cây (Trần Long Ẩn),
Hành trình tuổi hai mươi (Nguyễn Văn Hiên), Tổ quốc gọi tên mình (Đinh Trung Cẩn), Tự
nguyện (Trương Quốc Khánh)…Những bài hát về hình ảnh người lính Trường Sơn: Cô gái mở
đường (Xuân Giao), Trường Sơn đông Trường Sơn Tây(Hoàng Hiệp)….
- Tích hợp với môn Vật lý, Sinh học, Toán … giúp học sinh biết lý giải vấn đề dưới góc
nhìn của khoa học chính xác. Trong chủ đề này có một số chi tiết như: ngành khí tượng kiêm vật
lý địa cầu, kĩ sư trồng rau trong văn bản “Lặng lẽ Sapa”, vận dụng cách tính toán khi thực hiện
một số tình huống minh họa.
- Học sinh tiếp thu và vận dụng kiến thức đa môn vào thực tiễn bài học và để giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong đời sống.
b. Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng ngôn từ có hiệu quả, kĩ năng phân tích sự kiện.
- Kĩ năng khai thác tranh ảnh, bản đồ, phim ảnh…trong học tập.
- Kĩ năng tự nhận thức, tự bồi dưỡng về tâm hồn, lối sống.
- Kĩ năng liên hệ, thu thập và vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong học
tập.
- Kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình một vấn đề.
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin từ các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho học sinh tìm
hiểu.



c. Thái Kiến thức liên môn trong chủ đề “Lý tưởng sống của thanh niên” giúp học sinh yêu
độ:
thích học môn Ngữ văn, bồi đắp cho học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm gia đình,
giữ gìn những giá trị về vật chất và tinh thần của dân tộc, nhân loại. Sống có lý tưởng, có mục
tiêu, biết được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. Học tập và trau dồi những
phẩm chất tốt đẹp như: lòng dũng cảm, lòng biết ơn, đức tính giản dị…
3. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN:
- Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn để giải quyết
một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết.Vì đây là một phương pháp
dạy học mới, phù hợp với xu hướng phát triển đa chiều của xã hội. Điều đó đòi hỏi người giáo
viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức
các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra
trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tuy nhiên việc thực hiện cần có sự cân nhắc
bởi không phải bài nào, phần nào cũng thực hiện được.
- Dạy học liên môn không chỉ giúp học sinh hiểu và cảm thụ một cách dễ dàng các đơn vị
kiến thức của môn Ngữ văn mà từ đó còn giúp các em hiểu thêm về kiến thức các môn học khác,
phát triển toàn diện về mọi mặt. Từ đó các em yêu môn học hơn, biết vận dụng kiến thức để giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
- Đối với việc giảng dạy chủ đề “ Lý tưởng sống của thanh niên” bằng cách sử dụng kiến
thức liên môn sẽ tạo hứng thú cho học sinh từ đó học sinh tích cực trong việc tiếp thu thông điệp
chính mà chủ đề mang đến. Bởi hiện nay tình trạng thanh niên sống ảo, sống thiếu lý tưởng,
sống không có mục đích rõ ràng đang là vấn đề đáng lo ngại. Thức tỉnh và định hướng các em
về lối sống, cách nghĩ trong xu thế xã hội bùng nổ công nghệ thông tin, con người nhất là giới
trẻ đang bị cuốn vào dòng xoáy của lối sống ảo trên các mạng xã hội hiện nay càng trở nên việc
làm vô cùng cấp thiết.
4. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:
- Bản đồ Việt Nam, bản đồ tỉnh Lào Cai và dãy Hoàng Liên Sơn, con đường Trường Sơn
nay là đường Hồ Chí Minh

- Tranh ảnh: Vùng đất Sapa, con đường Trường Sơn nay là đường Hồ Chí Minh, hình ảnh
những cô gái thanh niên xung phong, những chiến sĩ lái xe, hình ảnh về xứ Huế, về công cuộc
xây dựng đất nước, hình ảnh về sống thiếu lý tưởng, ăn chơi sa đọa của một bộ phận thanh niên
hiện nay….
- Bài hát: Cô gái mở đường, những làn điệu Nam Ai, Nam Bình của xứ Huế, một số bài hát
về vùng đất Sapa…
- Một số đoạn phim tư liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
- Đĩa CD, máy chiếu.
- Chương trình Power point như một công cụ hỗ trợ để việc dạy học sinh động hơn.
- Trang
fanpage
trên
mạng
internet.
5. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
5.1.Xây dựng chủ đề :
Thông qua bàn bạc giữa các giáo viên cùng khối 9 trong nhà trường, kết hợp với sự thống
nhất của tổ chuyên môn, chúng tôi xây dựng chủ đề “Lý tưởng sống của thanh niên” trong
chương trình Ngữ Văn 9 với các đơn vị bài học, thứ tự dạy và thời lượng như sau:


STT
1
2
3
4
5

Khối
9

9
9
9
9

Tên bài
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Lặng lẽ Sapa
Mùa xuân nho nhỏ
Những ngôi sao xa xôi
Thực hành cảm nhận thực tế về lý tưởng sống
của thanh niên hiện nay (Thực hành kiểm tra,
tổng kết chủ đề bằng hình thức hoạt động ngoại
khóa)

Số tiết
01
02
02
02
Thực hiện trong 12 buổi học ngoại
khóa và một số tiết
ngoài giờ lên lớp.

5.2. Các môn học được tích hợp và địa chỉ tích hợp trong chủ đề:
STT Khối
Bài
Kiến thức tích hợp
1
9

Bài thơ về tiểu -Lịch sử 9: Bài 29:Cả nước trực tiếp
đội xe không chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965
kính
– 1973); bài 30:Hoàn thành giải
phóng miền nam, thống nhất đất
nước (1973 – 1975)
-Địa Lý 8: Bài 36: Đặc điểm chung
của đất : Bài 43: Bắc trung bộ, Nam
trung bộ.
-GDCD 9: Bài 10: Lý tưởng sống
của thanh niên, Bài 17: Nghĩa vụ bảo
vệ tổ quốc.
GDCD 6: Lòng biết ơn
- Âm Nhạc : Bài hát “Tự nguyện”
của Trương Quốc Khánh.
- Mỹ Thuật 6 : vẽ chủ đề bộ đội.
2
Lặng lẽ Sapa
- Âm nhạc: bài hát về Sapa, bài hát
về lý tưởng sống của thanh niên.
-Lịch sử 9, Bài 29:Cả nước
trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu
nước (1965 – 1973);
-Địa Lý 8:Bài 29:Đặc điểm các khu
vực địa hình;Bài 31:Đặc điểm khí
hậu Việt Nam; Bài 42,43: Bắc trung
bộ, Nam trung bộ.
-Địa lý 6: bài 12, Bài 18, Bài 20.
-GDCD 9: Bài 10: Lý tưởng sống
của thanh niên, Bài 17: Nghĩa vụ bảo

vệ tổ quốc.
- Môn Họa 7 : bài vẽ chân dung
- Môn Sinh học 6: Bài 31: Thụ tinh,
kết quả và tạo hạt
- Môn Vậy lý + môn Địa lý tìm hiểu
về ngành Vật lý địa cầu.

Địa chỉ tích hợp
I.Tìm hiểu chung
(Hoàn cảnh sáng tác)
II. Phân tích

Phần vào bài hoặc
kết thúc bài
II. Phân tích (Liên
môn trong tất cả các
mục phần phân tích)


- Công nghệ 6: bài 8, 9 Sắp xếp đồ
đạc hợp lý trong nhà.
- Môn Ngoại ngữ: dịch bài luận
ngắn.
Giới thiệu vào bài
-Âm nhạc: bài hát “Mùa xuân nho
II. Phân tích
nhỏ”, nhạc Trần Hoàn.
-Lịch sử 9 :Bài 32:Xây dựng đất
nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc(1976
– 1985)

- Địa lý 9: Bài 23: Vùng bắc trung
bộ.
- Môn GDCD : GDCD 9: Bài 10: Lý
tưởng sống của thanh niên, Bài 17:
Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. GDCD 7:
Bảo vệ di sản văn hóa

3

Mùa xuân nho
nhỏ

4

- Âm nhạc: bài hát “Cô gái mở
Những ngôi sao đường”
xa xôi
-Lịch sử 9, Bài 29:Cả nước trực tiếp
chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965
– 1973); bài 30:Hoàn thành giải
phóng miền nam, thống nhất đất
nước (1973 – 1975)
-Địa Lý 8: bài 42,43: Bắc trung bộ,
Nam trung bộ.
-GDCD 9: Bài 10: Lý tưởng sống
của thanh niên, Bài 17: Nghĩa vụ bảo
vệ tổ quốc.
Tổng kết kiểm Tổng hợp kiến thức cả chủ đề qua
tra, đánh giá các hình thức: kiểm tra viết, hoạt
chủ đề

động ngoại khóa, Ngoài giờ lên
lớp…
- Học sinh trình bày cảm nhận về lối
sống của thanh niên hiện nay. Liên hệ
bản thân
-Vẽ tranh cổ động
- Hoạt động ngoại khóa : thăm di tích
lịch sử ôn truyền thống dân tộc và
hun đúc lòng yêu nước, hoạt động
tình nguyện : Ủng hộ đồng bào miền
trung, lao động vệ sinh trường lớp…
-Thi làm thơ tuyên truyền cổ động…
- Thi thuyết trình về các vấn đề liên
quan

5

I. Giới thiệu chung
2. Tác phẩm

II. Phân tích

Hình thức: viết đoạn
văn nghị luận ngắn;
thuyết trình kết hợp
với trình chiếu các
clip ngắn
Hoạt động ngoại
khóa : những công
tác ý nghĩa hình

thành lối sống đẹp.
Lập fanpage chia sẻ
những bài học kinh
nghiệm sống giúp
hình thành lý tưởng
sống cho học sinh.


5.3 Nội dung tích hợp cụ thể như sau:
5.3.1 Ngữ Văn kết hợp Lịch sử:
Văn – Sử là hai môn học có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, nội dung các văn bản thơ,
văn đều bị chi phối hoặc liên quan đến các yếu tố lịch sử, đặc biệt trong chủ đề này kiến thức
liên quan đế kiến thức Lịch sử rất nhiều. Cụ thể trong các nội dung sau:
*Văn bản : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9 – tập 1)
Giáo viên tích hợp kiến thức Lịch sử 9: Bài 29:Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ,
cứu nước (1965 – 1973); Bài 30:Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(1973 – 1975)
Vị trí tích hợp: I. Tìm hiểu chung
Khi dạy phần xuất xứ hoàn cảnh ra đời bài thơ, giáo viên cho học sinh nêu bối cảnh lịch sử
nước ta giai đoạn năm 1965 – 1973.
?Nêu hoàn cảnh lịch sử nước ta khi bài thơ ra đời?
Miền Bắc nước ta ra sức sản xuất khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa đồng thời chống
chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ. Nhân dân miền Nam đang trong giai đoạn đấu tranh
chống Mĩ ác liệt, cùng lúc chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông dương hóa
chiến tranh của Mĩ”.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cuả nhân dân Miền Nam
Vị trí tích hợp: II. Phân tích
Khi phân tích bài thơ trong phần tìm hiểu về hình ảnh các chiến sĩ lái xe, giáo viên có thể
hỏi:

? Con đường Trường Sơn ra đời vào năm nào? Có ý nghĩa ra sao?
HS trả lời theo hiểu biết đã chuẩn bị, giáo viên bổ sung thêm: Ngày 19/6/1959, Trung ương
Đảng quyết định mở đường Trường Sơn, để nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền
Nam kháng chiến chống Mỹ.


? Nhiệm vụ của những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn là gì?
Các chiến sĩ lái xe làm nhiệm vụ lái xe chở lương thực, vũ khí, bộ đội ta từ miền Bắc vào
miền Nam.
?Dựa vào kiến thức lịch sử hãy cho biết bối cảnh nước ta trong thời điểm này?
Miền Nam kiên cường chiến đấu với các âm mưu chiến lược lớn của giặc Mĩ như: “Chiến
tranh cục bộ”; “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông dương hóa chiến tranh của Mĩ”. Miền Bắc
vừa chống chiến tranh phá hoại vừa lao động sản xuất thực hiện hậu phương lớn cho tiền tuyến
là miền Nam.
? Con đường Trường Sơn các anh đi có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc ta?
Con đường Trường Sơn là tuyến đường vận chuyển chiến lược trên bộ khai thông từ tháng
5- 1959 đã nối liền hậu phương với tiền tuyến.
?Hai câu thơ :
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Thể hiện ý chí và mục tiêu gì của những người lính Trường Sơn?
Đó là ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Gv bình thêm: lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng có một ước mong lớn là
một ngày đất nước thống nhất, Bác được vào tham đồng bào miền Nam máu thịt. Nguyện vọng
đó chưa thực hiện được thì Bác đã mãi mãi ra đi. Song bằng quyết tâm của cả dân tộc, quân dân
ta đã làm nên lịch sử đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam giành toàn vẹn lãnh
thổ tổ quốc.

Hình ảnh những đoàn xe nối liền hậu phương Miền Bắc và tiền tuyến Miền Nam trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước

*Văn bản : “Lặng lẽ Sapa” – Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9 – tập 1)
Giáo viên tích hợp kiến thức Lịch sử 9: Bài 29:Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ,
cứu nước (1965 – 1973)
Vị trí tích hợp: I. Tìm hiểu chung
Khi dạy phần xuất xứ hoàn cảnh ra đời tác phẩm, giáo viên cho học sinh nêu bối cảnh lịch
sử nước ta.
?Nêu hoàn cảnh lịch sử nước ta khi tác phẩm ra đời?


Đây là thời điểm miền Nam chiến đấu chống Mỹ ác liệt. Miền Bắc trở thành hậu phương
lớn cho miền Nam chống Mỹ với những khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai”; “Thóc
không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; cũng như phong trào “ba sẵn sàng”( (1)Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; (2)- Sẵn
sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống
nào; (3)- Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần.)

Khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai”; “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu
một người” vì miền Nam ruột thịt.
Vị trí tích hợp: II. Phân tích
Khi phân tích bài thơ trong phần tìm hiểu về nhân vật anh thanh niên, giáo viên sau khi cho
học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật thì hỏi và giảng một số nội dung
liên quan đến lịch sử như sau:
?Công việc của anh thanh niên có ý nghĩa như thế nào đối với hoàn cảnh chung của đất
nước lúc bấy giờ?
Công việc dự báo thời tiết của anh thanh niên có ý nghĩa trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp
của nhân dân miền Bắc cũng như hỗ trợ để nhân dân miền Bắc chống lại chiến tranh phá hoại
trên không của Mỹ.
? Em biết gì về sự kiện bắn máy bay ở cầu Hàm Rồng? Học sinh có thể trả lời dựa trên
phần tìm hiểu đã chuẩn bị ở nhà.(Giáo viên cho học sinh xem phim tư liệu lịch sử)
Với âm mưu cắt đứt sự chi viện Bắc - Nam, cô lập Hàm Rồng và tập trung đánh dứt điểm
Hàm Rồng, vào 8 giờ 45 phút ngày 3/4/1965, 16 chiếc máy bay đầu tiên của Mỹ ném bom vào

địa phận Thanh Hoá với một loạt địa điểm đánh phá như cầu Đò Lèn (Hà Trung), cầu Cun
(Nông Cống), ga Văn Trai (Tĩnh Gia)...


Nhưng chưa đầy 1 giờ sau, cụm hoả lực phía Bắc cầu Hàm Rồng đã bắn rơi chiếc máy bay trinh
sát khi còn cách cầu Tào Xuyên 3km. Đây là chiếc máy bay Mỹ bị quân dân Hàm Rồng bắn rơi
đầu tiên, mở đầu trang sử Hàm Rồng quyết thắng.

Trận cầu Hàm Rồng năm 1965
? Nhân vật anh thanh niên và những người chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe
không kính” của Phạm Tiến Duật đều là những người thuộc thế hệ trẻ yêu nước trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, song cách yêu nước giữa họ có gì khác nhau?
Học sinh trả lời: Nếu người chiến sĩ lái xe dũng cảm, bất chấp gian khổ hi sinh lái những
chuyến xe băng băng qua làn tên mũi đạn của kẻ thù mang cả sức người sức của từ hậu phương
miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam thì nhân vật anh thanh niên là hiện thân của người lao động
mới đang thầm lặng cống hiến sức lao động của mình cho quê hương đất nước.
Giáo viên giảng thêm: tất cả những nhân vật trong hai tác phẩm đều là những hình ảnh
thanh niên điển hình của thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ, là thế hệ thanh niên có tri thức,
có lý tưởng. Họ chính là những con người tiên phong bước ra từ phong trào “Ba sẵn sàng” ra đời
ở miền Bắc ngày 9/8/ 1964.( Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tư liệu về sự ra đời phong
trào “Ba sẵn sàng”)


Hàng triệu thanh niên trong phong trào “Ba sẵn sàng”
* Văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” (Ngữ văn 9 – Tập 2)
Giáo viên tích hợp kiến thức Lịch sử 9 :Bài 32:Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ
tổ quốc(1976 – 1985)
Vị trí tích hợp: I. Giới thiệu chung
2. Tác phẩm
Để giúp học sinh hiểu về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, giáo viên

đặt câu hỏi:
? Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ra đời vào năm nào?Nêu hoàn cảnh lịch sử nước ta trong
giai đoạn này?
Học sinh dựa vào kiến thức Sách giáo khoa để trả lời: Bài thơ ra đời vào tháng 11/ 1980.
Dựa vào ý kiến trả lời của học sinh giáo viên nói thêm: Bài thơ ra đời trong bối cảnh đất
nước ta đã được hoàn toàn giải phóng nhưng nền kinh tế còn nhiều khó khăn cùng với sự lâm le
của thù trong giặc ngoài.
Vị trí tích hợp: II. Phân tích
2. Mùa xuân của đất nước:
Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi tìm hiểu như:
?Trong không khí của mùa xuân của đất nước, tác giả nhắc đến hai hình ảnh nào của con
người?
Đó là người chiến sĩ và người nông dân
“Mùa xuân người cầm súng”
“Mùa xuân người ra đồng”
?Tại sao nhà thơ lại nhắc đến hai lực lượng này trong bức tranh toàn cảnh của mùa xuân
đất nước?
Vì đây là hai lực lượng giữ hai nhiệm vụ chính trong bối cảnh đất ta lúc bấy giờ. Đó là lực
lượng lao động sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế và những người chiến sĩ bảo vệ tổ quốc.
Giáo viên giảng thêm: Nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên, trong kế hoạch 5
năm 1976 – 1980, chúng ta đã tiến hành củng cố quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc, cải tạo
XHCN ở miền Nam, thống nhất nền kinh tế theo mô hình chung trên phạm vi cả nước.Ở miền
Bắc, nhiều cơ sở kinh tế quốc doanh được khôi phục, mở rộng. Một số cơ sở được xây dựng


thêm. Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp càng trở nên sôi động. Mô hình tập thể hóa được đẩy
tới mức cao nhất. Đồng với nhiệm vụ lao động sản xuất khôi phục kinh tế sau chiến tranh, năm
1979 nước ta còn phải chống lại những phần tử phản động trong nước và cuộc chiến tranh biên
giới Việt- Trung ở miền Bắc. Ở miền Nam là cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây – Nam trước
quân Pôn – pốt(Campuchia).


Bản đồ các mũi tiến công của QĐND Việt Nam tiêu diệt tập đoàn Pol Pot và chiến tranh
biên giới Tây Bắc
? Trong câu thơ :
“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hiểu như thế nào về nội dung của hai câu
thơ?
Học sinh trả lời : hai câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, so sánh đất nước như vì
sao, bền bỉ sáng mãi như lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam .
Học sinh điểm lại những mấu son của lịch sử dân tộc ta:
- Khởi nghĩa hai bà Trưng
- Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng
- Chiến quân Tống trên song Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt
- Sự kiện đánh đuổi quân Mông Nguyên thời nhà Trần
- Đánh tan giặc Minh thời hậu Lê
- Đại thắng quân Thanh của vua Quang Trung
- Hơn một thế kỷ kháng chiến chống Pháp
- Gần nửa thế kỷ dân ta đánh Mỹ.


Văn bản “Những ngôi sao xa xôi” (Ngữ văn 9 – Tập 2)
Giáo viên tích hợp kiến thức lịch sử -Lịch sử 9, Bài 29:Cả nước trực tiếp chiến đấu chống
Mĩ, cứu nước (1965 – 1973); bài 30:Hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất đất
nước (1973 – 1975)
Vị trí tích hợp:
I.Giới thiệu chung: Trong tìm hiểu về xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, giáo viên yêu cầu
học sinh dựa vào chú thích SGK và phần tìm hiểu chuẩn bị ở nhà cho biết về hoàn cảnh lịch sử
tác phẩm ra đời.
Truyện "Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê,

viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt.
Giáo viên giảng thêm ( Lịch sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu
nước (1965 – 1973): Đây là giai đoạn cuộc kháng chiến của chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất, thực
hiện di chúc của Hồ Chí Minh nhân dân ta ở hai miền đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ cứu
nước với ý chí quyết tâm cao độ.
II. Phân tích
1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái:
Khi phân tích nội dung này giáo viên đặt câu hỏi:
?Nhiệm vụ của ba cô gái trong tác phẩm là gì:
Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi
mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước tính khối lượng đất đá
lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.
?Công việc đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến của dân tộc?
Bảo vệ con đường huyết mạch, mở đường cho những chuyến xe nối liền giữa hậu phương
lớn miền Bắc và tiền tuyến miền Nam làm nên thắng lợi lịch sử năm 1975 giải phóng hoàn toàn
đất nước.
? Theo các em các cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm xuất thân từ tầng lớp nào?
Họ là những cô thanh niên xuất thân từ tầng lớp tri thức thức yêu nước.
Giáo viên giảng thêm:
Họ là những cô gái còn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi. Nghe theo tiếng gọi thiêng
liêng của Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà sự mất còn chỉ
diễn ra trong gang tấc. Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếc máu xương, thực hiện lí tưởng
cao đẹp: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lại”. Họ cũng giống
như anh lính lái xe (Bài thơ về tiểu đội xe không kính), anh thanh niên (Lặng lẽ Sapa) bước ra từ
phong trào “Ba sẵn sàng” ra đời ở miền Bắc ngày 9/8/ 1964 (Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu
dũng cảm, Sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang, Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì
mà Tổ Quốc cần.)
5.3.2 Ngữ văn kết hợp Địa lí
Mỗi tác phẩm văn học không chỉ có bối cảnh thời gian ra đời mà nó còn có quê hương
là một vùng đất nào đó. Vì vậy môn Địa lí giúp học sinh hiểu biết thêm về vị trí địa lí của một số

vùng trên đất nước ta. Việc tích hợp kiến thức môn Địa lí vào giảng dạy Ngữ văn đồng thời giúp
cho học sinh có những cảm nhận, những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên.Từ đó rèn cho học sinh
kĩ năng làm văn miêu tả (miêu tả cảnh) và văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Cũng như
nắm rõ mà tác phẩm ra đời sẽ giúp chúng ta hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về nhân vật và sự việc
trong tác phẩm. Trong chủ đề “Lý tưởng sống của thanh niên”, môn Địa lý thể hiện trong
những nội dung cụ thể sau:
* Văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Ngữ văn 9 – Tập 1).


Vị trí tích hợp: II. Phân tích
2.Hình ảnh người chiến sĩ lái xe:
+ Giáo viên ƯDCNTT cho hs xem bản đồ Việt Nam, hình ảnh con đường Trường Sơn. Từ
đó cho học xác định địa phận những tỉnh mà con đường Trường Sơn đi qua. ( kiến thức môn Địa
Lý 8 . Bài 43: Bắc trung bộ, Nam trung bộ)
Học sinh xác định trên bản đồ, đường Trường Sơn đi qua các tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng
Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông đến Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Tp. Hồ Chí Minh.

?Con đường Trường Sơn đi qua các vùng nào của nước ta?
Học sinh dựa vào bản đồ xác định: đường Trường Sơn trải dài qua ba vùng:Vùng Bắc trung bộ,
vùng Nam trung bộ và Đông Nam bộ.
? Con đường Trường Sơn xưa nay là đường gì?
Học sinh trả lời: đường Hồ Chí Minh


Con đường Trường Sơn xưa và nay
Khi phân tích về tinh thần lạc của người chiến sĩ lái xe, giáo viên đặt câu hỏi: với một chiếc
xe không kính những người chiến sĩ lái xe gặp phải những khó khăn gì?
Học sinh có thể liệt kê những khó khăn: mưa ướt áo, bụi phun tóc trắng…
Giáo viên sẽ giải thích thêm: Vì con đường Trường Sơn dọc theo dãy Trường Sơn đây là
khu vực có địa hình đồi núi nên nhóm đất chủ yếu ở đây là đất feralít đỏ vàng dù những người

chiến sĩ lái xe xem bụi đất ở đây như một điều tiếu táo cho thấy họ rất tinh nghịch lạc quan bất
chấp gian khổ, khó khăn. Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nói trên và
mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Miền này lại có thể chia làm hai vùng nên lúc
nắng nhiều, khi mưa tầm tã thời tiết khá khắc nghiệt.
*Văn bản: Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long (Ngữ Văn 9 – Tập 1)
Giáo viên tích hợp kiến thức Địa Lý Lý 8:Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình; Bài
31:Đặc điểm khí hậu Việt Nam; Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Vị trí tích hợp: II. Phân tích
1. Bức tranh thiên nhiên Sapa:
Trước khi bước vào phần phân tích thiên nhiên ở Sapa, giáo viên cho học sinh xác định vị trí địa
lý của địa danh Sapa trên bản đồ.


Bản đồ Việt Nam và tỉnh Lào Cai
Học sẽ trực tiếp chỉ trên bản đổ kết hợp với phần chuẩn GV đã giao từ trước các em có thể nêu
cụ thể:
Huyện Sapa trước đây nay là thị trấn Sapa thuộc tỉnh Lào Cai, nằm trong vùng núi phía
Tây Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp huyện Bát Xát, phía Nam giáp huyện Văn Bàn, phía Đông
giáp huyện Bảo Thắng, phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường tỉnh Lai Châu.
? Em biết gì về đặc điểm địa hình, khí hậu ở Sa Pa?
Dựa vào ý kiến trả lời của học sinh giáo viên cung cấp kiến thức về khí hậu ở Sa Pa
Sa Pa là một thị trấn vùng cao, ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, là một khu nghỉ mát
nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Khí hậu Sa Pa mang sắc thái khí hậu ôn
đới và cận nhiệt đới nên mát mẻ quanh năm, nhiệt độ không khí trung bình năm là 15ºC. Mùa hè
không nóng gắt như vùng đồng bằng ven biển, nhiệt độ khoảng 13ºC - 15°C (ban đêm) và 20ºC
- 25°C (ban ngày). Mùa đông thường có mây mù bao phủ và rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống
dưới 0°C, thỉnh thoảng có tuyết rơi. Từ tháng 5 đến tháng 8 ở Sa Pa có mưa nhiều. Lượng mưa
trung bình hàng năm đạt 1.800 - 2.200mm. Thời tiết ở Sa Pa một ngày có tới bốn mùa: Buổi
sáng là tiết trời mùa xuân; buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát;
buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của

mùa đông.( Địa lý 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ).
? Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp , thơ mộng của Sa Pa được tác giả thể hiện qua chi tiết
nào ?
Học sinh:
- Cảnh đẹp một cách kì lạ.
- Nắng đã bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu rung tít trong
nắng những ngón tay bàng bạc… màu xanh của rừng.


- Mây bị nắng xua cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương rơi xuống đường
cái, lăn luôn cả vào gầm xe.
- Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng.
- Nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hừng hực như như một bó đuốc lớn.

Địa hình núi non hiểm trở

Khí hậu mát mẻ quanh năm

Gv: Bức tranh thiên nhiên hiện lên như thế nào ?
Đẹp hùng vĩ , thơ mộng .
GV bình : Sa Pa mây mù bạt ngàn , đó là một nét đẹp riêng mà không nơi nào có được …
? Em hãy nhận xét về khả năng sát và miêu tả của tác giả trong văn bản?
Kết thúc nội dung phân tích này, giáo viên cho học sinh rèn kỹ năng thuyết minh về cảnh
đẹp Sapa kết hợp với phần trình chiếu do các em chuẩn bị trước đó.
2.Con người ở Sapa
Trong phần phân tích về nhân vật anh thanh niên, thầy cô sẽ hỏi học sinh cho biết về hoàn cảnh
sống và làm việc của nhân vật.
Học sinh trả lời: Anh thanh niên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét.
Giáo chiếu bản đồ các dãy núi chính ở Bắc bộ và giới thiệu về nơi nhân vật anh thanh niên sống
và làm việc.



Yên Sơn là đỉnh núi thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt
Nam. Gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây hoàng liên. Người Thái gọi dãy núi
này là Khau Phạ nghĩa là "sừng trời".Đỉnh Phan Xi Păng là đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam, được
xem là nóc nhà của Đông Dương. Phía dưới đỉnh núi xa xa là thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao
1.500m so với mực nước biển. Nơi đây trong một ngày có bốn mùa, là nơi nghỉ mát lý tưởng
cho khách du lịch.( Địa Lý 8 Bài : Đặc điểm các khu vực địa hình, Bài 42: Miền Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ. )
Từ đó cho học sinh nhận xét về hoàn cảnh sống và làm việc của anh anh thanh niên :
vắng vẻ, cô đơn và khắc nghiệt.
Sau phần tìm hiểu về hoàn cảnh sống và làm việc, giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi:
?Công việc của nhân vật anh thanh niên là gì?
HS: anh thanh niên làm công việc khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
? Em hãy cho biết những nội dung cụ thể của ngành “khí tượng kiêm vật lý địa cầu”.
Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà học sinh có thể giải thích:
Công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu cụ thể: đo gió, đo mua đo nắng, tính mây, đo chấn
động mặt đất, dự báo thời tiết hàng ngày.
GV: những kiến thức liên quan đế các nhiệm vụ của anh thanh niên các em đã được biết
qua chương trình Địa Lý lớp 6 (Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình
thành địa hình bề mặt trái đất; Bài 18: Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí;bài 19:
Khí áp và gió trên trái đất; Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa)


Công tác khí tượng – Dự báo thời tiết

Công tác vật lý địa cầu đo chấn động mặt đất dự báo động đất, sóng thần
Giáo viên có thể cho học sinh thử làm nhà khí tượng trong một phép tính mưa (Địa lý 6:
Hơi nước trong không khí. Mưa.)
GV cho học sinh xem đoạn phim ngắn về nghề khí tượng.

? Từ đó các em rút ra được điều gì trong tính chất công việc của anh thanh niên?
HS : Cẩn thận, tỉ mỉ và tuyệt đối chính xác.
*Văn bản : Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải ( Ngữ Văn 9 – Tập 2)


Vị trí tích hợp: II. Phân tích
1. Mùa xuân của đất trời:
GV đặt các câu hỏi phân tích sau:
GV: Tín hiệu của mùa xuân được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh, màu sắc nào?
HS: Phát hiện và tìm chi tiết: dòng sông xanh, hoa tím, chim chiền chiện…
GV: Từ phần tìm hiểu chung của về quê hương của nhà thơ Thanh Hải có làm em liên tưởng
dòng sông xanh đó là con sông nào, ở đâu?
HS: Liên tưởng dòng sông Hương ở Huế.
GV giới thiệu về con sông Hương ở Huế bắt nguồn từ dãy Trường Sơn là biểu tượng đẹp thơ
mộng của xứ sở này.

Dòng sông Hương
? Đưa những hình ảnh đặc trưng của quê hương vào thơ, tác giả thể hiện tình cảm gì?
HS: Tình yêu và tự hào về quê hương đất nước.
*Văn bản : Những ngôi sao xa xôi – Ngữ Văn – Tập 2
Trong văn bản này giáo viên lồng ghép liên môn Địa lý cho học sinh nhắc lại vị trí con đường
Trường Sơn, đặc điểm khí hậu đất đai tương tự bài dạy văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe
không kính” .
5.3.3. Ngữ văn kết hợp với Âm nhạc
Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có thể
chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những
hờn giận vu vơ, xao xuyến với tình yêu gia đình, quê hương đất nước,…Đối với bộ môn Ngữ
văn, Âm nhạc giúp khắc sâu hơn kiến thức bài học, bồi đắp cho học sinh tình yêu văn học, tình
yêu đối với âm nhạc dân tộc. Trong chủ đề “Lý tưởng sống của thanh niên” có không ít ca
khúc về đề tài này liên quan gần gũi với các nội dung trong bài học như:

* Văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Ngữ văn 9- Tập 1
Vị trí tích hợp: Sau khi hoàn thành bài giảng, giáo viên cho học sinh nghe bài hát về
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, bài hát được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ tử bài thơ Trường
Sơn Đông Trường Sơn Tây (Phạm Tiến Duật) vừa có chất tráng ca, vừa đậm chất trữ tình: Anh


lên xe trời đổ cơn mưa/ Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ/ Em xuống núi nắngvề rực rỡ / Cái nhành
cây toả mối riêng tư”. Giúp HS cảm nhận sâu sắc hơn tâm hồn của những người lính Trường
Sơn cũng như phong cách thơ Phạm Tiến Duật.
* Văn bản “Lặng lẽ Sapa” - Ngữ văn 9- Tập 1
Đối với văn bản này giáo viên có thể cho học sinh nghe một bài hát về Sapa trong phần
giới thiệu vào bài. Có thể liệt kê một số ca khúc về Sapa như:
- Sapa nơi gặp gỡ đất trời
- Chiếc khăn piêu
- Chợ tình Sapa
Những ca khúc này cũng có sử dụng ở phần kết bài.
Hoặc giáo viên cũng có thể vào bài bằng ca khúc: “Tự nguyện” của nhạc sĩ Trương Quốc
Khánh, bài hát “Một đời người một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn. Giáo viên dẫn từ
những ca từ về cách sống dâng hiến cho cuộc đời để giới thiệu về chủ đề của bài học.
* Văn bản “ Mùa Xuân nhỏ nhỏ” – Ngữ Văn 9 – Tập 2
GV có thể sử dụng ca khúc này để giới thiệu dẫn dắt vào bài

Dạy xong tiết 1 chuyển sang tiết 2 giáo viên khái quát kiến thức tiết trước và tích hợp với
âm nhạc Bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” của Trần Hoàn. Giúp học sinh cảm nhận bài thơ thêm
một lần nữa bằng sự kết hợp với giai điệu.
Trong phần phân tích khổ thơ cuối:
“Mùa xuân tôi xin hát
Câu Nam Ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế”
Giáo viên cho học sinh nghe những làn điệu dân ca (Nam Ai, Nam bình) của xứ Huế.
*Văn bản “Những ngôi sao xa xôi” – Ngữ văn 9 – Tập 2.


Để giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, thầy
cô sẽ cho học sinh nghe bài “Cô gái mở đường” của nhạc sĩ Xuân Giao. Phần tích hợp này
dùng được cả trong phần vào bài hoặc kết thúc học.
5.3.4. Ngữ văn kết hợp Sinh học
Trong chủ đề “Lý tưởng sống của thanh niên” ở chương trình Ngữ Văn 9 với những văn
bản cụ thể như trên thì có rất ít nội dung liên môn với môn Sinh học. Liên môn Sinh học chỉ có
trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa”, kiến thức Sinh học 6 Bài 30: Thụ phấn để giải thích về công
việc thầm lặng của ông kỹ sư ở vườn rau.
5.3.5. Ngữ văn kết hợp Giáo dục Công dân
Việc tích hợp kiến thức Giáo dục công dân vào giảng dạy Ngữ văn bồi đắp cho học sinh
tình yêu thiên nhiên, đất nước; rèn cho học sinh có đạo đức tốt, lối sống đẹp. Đặc đối với chủ đề
“ Lý tưởng sống của thanh niên” cũng là một bài học của chương trình giáo dục công dân lớp
9 (Bài 10 Lý tưởng sống của thanh niên). Chính vì vậy nội dung này sẽ xuyên suốt chủ đề
xuất hiện trong tất cả các bài dạy của cả chủ đề. Cũng bởi tính cấp thiết của tư tưởng chủ đề khi
hiện nay một bộ phận không nhỏ thanh niên sống thiếu lý tưởng, hưởng thụ, xem thường những
giá trị đạo đức nên việc phối hợp liên kết giáo dục vấn đề này bằng cách phối kết hợp hai môn
học Ngữ Văn và GDCD là hết sức cần thiết. Cách tích hợp cụ thề như sau:
* Văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Ngữ văn 9- Tập 1(-GDCD 9: Bài 10:
Lý tưởng sống của thanh niên, Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. GDCD 6 Bài: Lòng biết
ơn).
Vị trí tích hợp :

II. Phân tích
2. Hình những người chiến sĩ lái xe


Khi phân tích hai câu thơ: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Trong hai câu thơ tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ gì?
HS: Hai câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ qua hình ảnh “trái tim” để chỉ người
chiến sĩ lái xe.
?Lấy hình ảnh “trái tim” để nói về người chiến sĩ lái xe nhầm muốn nhấn mạnh điều gì?
HS:Thể hiện lòng yêu nước, mục tiêu và ý chí quyết chiến, quyết thắng vì miền Nam và
sự nghiệp giải phóng đất nước.
Giáo viên bình thêm: Đó là những người lính trẻ xuất thân từ tầng lớp học sinh, sinh viên
còn ngồi trên ghế nhà trường, tạm xếp bút nghiên ra đi theo tiếng gọi của non sông đất nước, sẵn
sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Họ là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ thanh niên
thời kháng chiến chống Mỹ có lý tưởng, có ý chí rõ ràng, sống đúng nghĩa vụ trách nhiệm với
quê hương đất nước.(GDCD 9: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc; Lý tưởng sống của thanh niên)
?Theo em thế nào là lý tưởng sống của thanh niên?Nêu những biểu hiện sống có lý tưởng
của thanh niên hiện nay?
HS: Lý tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.
Tuổi trẻ hôm nay cần xác định mục đích rõ ràng trong cuộc sống, ra sức học tập, tu dưỡng đạo
đức, lao động sáng tạo xây dựng sự nghiệp bản thân góp phần xây dựng quê hương đất nước
giàu mạnh.(Lý tưởng sống của thanh niên)


?Trong thời chiến tranh, nghĩa vụ của thanh niên là tham gia chiến đấu giải phóng đất
nước, còn trong cuộc sống hòa bình hiện nay thanh niên có cần thực hiện nghĩa vụ của mình hay
không?
HS: Ngày nay đất nước ta đã hòa bình nhưng thanh niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo
vệ tổ quốc đó là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.
GV nói thêm thanh niên hiện nay vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc thông qua
việc hằng năm thanh niên đến 18 tuổi đủ sức khỏe và trình độ sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ
quân sự. Sẵn sàng ra biên cương hải đảo để bảo vệ vùng trời, vùng biển, bảo vệ sự bình yên cho

cuộc sống.(Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc)
?Qua hình ảnh của những người lính lái xe gợi lên cho em những tình cảm gì và suy nghĩ
gì ?
HS: phát biểu nhiều ý kiến khác nhau ( dự kiến: sự cảm phục, ngưỡng mộ, lòng tự hào,
lòng biết ơn….)
GV chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đã ngã xuống để cuộc sống hòa bình cho
chúng ta hôm nay.
* Văn bản: Lặng lẽ Sapa (Ngữ văn 9 –tập 1) (GDCD 9: Bài 10: Lý tưởng sống của thanh
niên, Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc; Bài 11 : Trách nhiệm của thanh niên trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ).
Vị trí tích hợp :
II. Phân tích
2.Những con người ở Sapa:
a. Nhân vật anh thanh niên:
Sau khi phân tích những vẻ đẹp của anh thanh niên, giáo viên có thể đặt câu hỏi:
? Điều gì đã giúp anh thanh niên vượt qua những khó khăn gian khổ ấy? Tìm những chi
tiết chứng tỏ điều ấy?
HS: Trước hết, đó là ý thức về công việc, lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa của công việc
mình làm với mọi người. Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc: công
việc là bạn.
GV: Hình tượng của anh thanh niên có lý tưởng sống tiêu biểu cho những vẻ đẹp của thế
hệ trẻ Việt Nam những năm đầu miền Bắc nước ta vừa sản xuất và chống chiến tranh phá hoại
của giặc Mỹ.
? Cùng là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ thanh niên sống có lý tưởng, cách thể hiện của
nhân vật anh thanh và hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính” đã học trong tiết trước có gì khác nhau?
HS: Nếu người chiến sĩ lái xe đại diện cho lớp lớp thanh niên cầm súng ra chiến trường
chiến đấu giải phóng đất nước trong thời kháng chiến chống Mỹ thì nhân vật anh thanh lại sống
cống hiến bằng cách âm thầm lao động phục vụ ở hậu phương.
GV giải thích thêm: sống đẹp, sống có lý tưởng, thực hiện nghĩa vụ với tổ quốc không

chỉ trên mặt trận, trong chiến đấu mà còn là ngay trong chính trong cuộc sống lao động hằng
ngày của mỗi chúng ta.(Lý tưởng sống của thanh niên)
?Nhân vật anh thanh niên gợi cho em những suy nghĩ tình cảm gì?
HS: sự ngưỡng mộ khâm phục, sự yêu quý, là tấm gương noi theo…
? Đối bản thân em, em sẽ làm gì để sống có lý tưởng và sống có ích như nhân vật anh
thanh niên?


HS liên hệ và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.
? Tìm những tấm gương lao động sáng tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước?
Giáo viên giới thiệu một số tấm gương sống có lý tưởng trong thời kháng chiến cũng như
trong thời bình.
Vị trí tích hợp: Luyện tập
Giáo viên giao bài tập về nhà :
Câu 1: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về lối sống của thế hệ trẻ hiện nay.
Câu 2: Tập sáng tác thơ 8 chữ về chủ đề : Lý tưởng sống và lối sống của thanh niên hiện nay.
Câu 3: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
*Văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” – Ngữ Văn 9 – Tập 2 (GDCD 9: Bài 10: Lý tưởng sống của
thanh niên, Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc;GDCD 7: Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa ).
Vị trí tích hợp : II. Phân tích
3.Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ:
HS đọc khổ thơ 4-5-6
HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật Các mảnh ghép – 5 phút
+ Nhóm 1,2: Trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ ước nguyện điều gì? Những
hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống?
+ Nhóm 3,4: Tác giả thay đổi ngôi xưng hô từ “tôi” (ở khổ 1) sang từ “ta” (ở khổ 4) có ý nghĩa
gì?
HS: thảo luận theo các nhóm.

GV bình và chốt ý và ghi bảng
(Viễn Phương khi ra thăm lăng Bác ở miền Nam cũng đã từng viết: “Muốn làm con
chim hót quanh lăng Bác. Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây. Muốn làm cây tre trung
hiếu chốn này”. Còn Thanh Hải muốn được làm những điều giản dị nhất, gần gũi với cuộc
sống, tiếng chim hót đem lại niềm vui cho cuộc đời, bông hoa đẹp tỏa hương thơm tô thắm
thêm vẻ đẹp cuộc sống, nốt nhạc trầm bỗng tượng trưng cho tài trí của con người Việt Nam…
Tất cả cùng hòa vào bản nhạc của mùa xuân đất nước.)
GV bình: “Tôi” là đại từ ngôi thứ nhất số ít, thể hiện niềm riêng, chỉ tác giả, ở khổ 4 tác
giả xưng “ta” vừa ở số ít và số nhiều, vừa là niềm riêng, vừa là cái chung, niềm riêng của tác giả
đã hòa nhập vào cái chung của mọi người. Thể hiện khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống
chung của đất nước
GV nhận xét, chốt ý và ghi bảng
GV: Nghệ thuật đặc sắc của khổ 4,5? Em có nhận xét gì về quan niệm cống hiến của nhà
thơ? HS: suy nghĩ trả lời
Ước nguyện cống hiến chân thành, đây là cách nói khiêm nhường, âm thầm, lặng lẽ, là lẽ
sống đẹp, cao cả bởi lẽ “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” đồng thời thể hiện khát vọng
hòa nhập vào cuộc sống của đất nước. Chứng tỏ nhà thơ rất lạc quan, tin yêu và quý trọng từng
giây, từng phút của cuộc sống này. Thơ hay là ở cảm xúc chân thành, với Nhạc sĩ Trương Quốc
Thắng, ông đã để lại cho đời bài hát “Ước nguyện” sống mãi với thời gian : “Nếu là chim, tôi


sẽ làm loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa hoa thơm. Nếu là mây, tôi sẽ làm
một vầng mây ấm. Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương” và Thanh Hải trước lúc từ giã
cuộc đời cũng tâm niệm cống hiến một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời và đây là một
bài thơ đặc sắc.
?Chúng ta đã từng bắt gặp lẽ sống đẹp của nhà thơ Thanh Hải ở nhân vật và tác phẩm nào
đã học rồi?
HS: Nhân vật anh thanh niện và một số nhân vật khác ở Sap trong tác phẩm “Lặng lẽ
Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
GV : Quan niệm sống cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải cũng là một lẽ sống đẹp,

một lý tưởng sống hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người đặc biệt đối với thế hệ trẻ những
người chủ nhân tương lai của đất nước.(Lý tưởng sống của thanh niên)
Khi phân tích đoạn thơ cuối GV đặt câu hỏi:
? Ở khổ cuối nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện điều gì khi nhắc đến hai khúc Nam Ai, Nam
Bình là làn điệu dân ca độc đáo của xứ Huế?
HS: thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và lòng tự hào về vốn văn hóa truyền thống của
dân tộc, của quê hương.
GV: Xứ Huế có dòng Hương êm đềm và thơ mộng, làm bất kỳ ai khi đặt chân tới đây
cũng bị cuốn hút, mê mẩn. Du khách say lòng không chỉ vẻ đẹp tự nhiên của Hương giang, mà
còn bởi những điệu Nam Ai, Nam Bình vọng lên từ trong mênh mang sóng nước. Đây là một di
sản văn hóa phi vật thể độc đáo của xứ Huế nói riêng và của dân tộc nói chung, vì vậy cần được
giữ gìn và truyền bá rộng rãi.( GDCD 7: Bảo vệ di sản văn hóa)
*Văn bản : Những ngôi sao xa xôi – Ngữ Văn 9 – Tập 2. (-GDCD 9: Bài 10: Lý
tưởng sống của thanh niên, Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. GDCD 6 Bài: Lòng biết ơn).
Vị trí tích hợp :
II. Phân tích:
2.Nhân vật Phương Định
Khi phân tích nhân vật Phương Định GV cho học sinh thảo luận trả lời câu hỏi:
? Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật Phương Định trong một lần phá bom. Tâm
trạng ấy đã cho thấy được phẩm chất gì của nhân vật?
HS trình bày: “Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái
chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không?” Điều này cho thấy ý thức trách nhiệm rất cao trong
công việc; tinh thần dũng cảm bất chấp hi sinh gian khổ.
?Theo các em mục đích cuối cùng lớn nhất mà Phương Định cũng như những anh chiến sĩ
lái xe muốn hướng đến là gì ?
HS: đó chính là mong muốn thống nhất đất nước.
GV: Phương Định cũng như rất nhiều những nhân vật tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời
kháng chiến chống Mỹ mà chúng ta đã tìm hiểu trong một số tác phẩm đã học, họ là những
thanh niên có sống có lý tưởng.( Lý tưởng sống của thanh niên)
Giáo viên cho học sinh xem Clip về các cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc.

?Qua đoạn phim các em cảm xúc như thế nào đối với các cô gái nữ thanh niên xung
phong trong thời kháng chiến chống Mỹ?
HS bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc.
GV chốt: đó là những con người tiêu biểu đã không tiếc hi sinh máu xương vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc cho chúng ta cuộc sống hòa bình, ấm no hôm nay. (Giáo dục lòng biết ơn,
Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc)
5.3.6. Ngữ văn kết hợp Mĩ Thuật


×