Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố rạch giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------

NGUYỄN THÀNH CÔNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI VI PHẠM
AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA HỘ KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

NGUYỄN THÀNH CÔNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI VI PHẠM
AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA HỘ KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ TRÍ HẢO



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, kết quả do trực tiếp tôi thu thập, thống kê và xử lý. Các
nguồn dữ liệu khác được sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Người cam đoan

Nguyễn Thành Công


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1.......................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
1.5. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 4
CHƯƠNG 2.......................................................................................................... 5
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................. 5
2.1. Lý thuyết về hoạt động thương mại của hộ kinh doanh................................. 5
2.1.1. Hộ kinh doanh .......................................................................................... 5
2.1.1.1. Khái niệm hộ kinh doanh .................................................................. 5
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ .......................................................................... 5
2.1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ ........................................................................ 6
2.2.2. Hoạt động thương mại ............................................................................. 7
2.2.2.1. Khái niệm hoạt động thương mại ...................................................... 7


2.2.2.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại ................................................ 8
2.2. Cơ sở lý thuyết về vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại chợ ... 9
2.2.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm ............................................................. 9
2.2.2. Vai trò của an toàn thực phẩm ............................................................... 10
2.2.2.1. Vai trò của An toàn thực phẩm đối với sức khỏe và chất lượng cuộc
sống con người ............................................................................................. 10
2.2.2.2. Vai trò của An toàn thực phẩm đối với phát triển kinh tế - xã hội . 11
2.3. Các lý thuyết về kinh tế học sản xuất........................................................... 14
2.3.1. Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất ...................................... 14
2.2.3. Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí ......................................... 14
2.2.4. Tối đa hóa lợi nhuận .............................................................................. 16
2.2.5. Đo lường chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất .................................... 18
2.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................................ 19
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 22
CHƯƠNG 3........................................................................................................ 23

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............. 23
3.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................... 23
3.2. Mô hình và các biến trong nghiên cứu ......................................................... 24
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 26
3.3.1. Dữ liệu thứ cấp....................................................................................... 26
3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 26
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 27
CHƯƠNG 4........................................................................................................ 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 28
4.1. Tổng quan về thành phố Rạch Giá ............................................................... 28
4.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................................ 28
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 30
4.1.3. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên
địa bàn thành phố Rạch Giá ............................................................................. 32
4.2. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ....................................................... 33


4.3. Kết quả hồi quy ............................................................................................ 39
4.3.1. Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến trong mô hình ............................. 39
4.3.2. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm an toàn
thực phẩm......................................................................................................... 40
4.4. Giải thích kết quả hồi quy ............................................................................ 41
Kết luận chương 4 ............................................................................................... 43
CHƯƠNG 5........................................................................................................ 44
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................ 44
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 44
5.2. Hàm ý chính sách ......................................................................................... 45
5.2.1. Giải pháp tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm ...................... 45
5.2.2. Giải pháp về cơ chế quản lý................................................................... 45
5.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện .............................................................. 46

5.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC SỐ LIỆU


DANH MỤC VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATTP

An toàn thực phẩm

KD

Kinh doanh

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

PL-UBTVQH

Pháp lệnh - Ủy ban thường vụ Quốc hội

Tp

Thành phố


WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm ATTP

25

Bảng 3.2 : Lựa chọn mẫu khảo sát

26

Bảng 4.1: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội

31

Bảng 4.2: Giới tính chủ hộ

33

Bảng 4.3: Tuổi chủ hộ

34

Bảng 4.4: Dân tộc chủ hộ

35


Bảng 4.5: Trình độ học vấn chủ hộ

36

Bảng 4.6: Qui mô hộ tiểu thương

37

Bảng 4.7: Số lao động trong hộ

37

Bảng 4.8: Số năm buôn bán của hộ

38

Bảng 4.9: Vốn kinh doanh của hộ năm 2017

38

Bảng 4.10: Thu nhập của hộ kinh doanh

39

Bảng 4.11: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập

39

Bảng 4.12: Kết quả khả năng vi phạm ATTP


40


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Quá trình tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

18

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

23

Hình 4.1: Bản đồ Thành phố Rạch Giá

28

Biểu đồ 4.1: Dân số thành thị, nông thôn

29

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ dân tộc

29

Biểu đồ 4.3: Tổng vi phạm theo từng năm

33



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm ATTP của hộ kinh
doanh trên địa bàn Tp Rạch Giá để tìm ra các giải pháp nhằm giảm số lượng vi
phạm ATTP, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng là cần thiết. Mẫu nghiên
cứu của đề tài được chọn từ 150 hộ kinh doanh trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Trên cơ sở các lý thuyết
liên quan và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu
gồm 9 biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng vi phạm ATTP của hộ kinh doanh:
tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, học vấn chủ hộ, qui mô hộ, số
lượng lao động, số năm buôn bán, vốn kinh doanh và lợi nhuận. Kết quả mô
hình hồi quy Binary Logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi
phạm ATTP của hộ kinh doanh có 6 biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
của mô hình gồm dân tộc chủ hộ, qui mô hộ, số lao động, số năm buôn bán, vốn
kinh doanh, thu nhập.
Qua kết quả phân tích cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
vi phạm ATTP. Để giảm được hành vi vi phạm ATTP của hộ kinh doanh tại các
chợ trên địa bàn Tp Rạch Giá, cần có những chính sách thiết thực từ phía Nhà
nước, Chính quyền địa phương và đặc biệt là từ phía hộ kinh doanh.


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Thực phẩm một nguồn sống không thể thiếu đối với cuộc sống và sự phát
triển của con người, con người càng phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
thì nguồn thực phẩm cần phải đáp ứng đầy đủ cả về lượng và chất. Đối với một
quốc gia thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, đối với mỗi dân tộc thực phẩm đóng vai trò nâng cao chất
lượng cuộc sống, sức khỏe và phát triển nòi giống.

Vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được cộng đồng xã hội quan tâm,
bởi bên cạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra năng suất trong nông
nghiệp, tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thì thực
trạng cho thấy “thực phẩm bẩn” hay thực phẩm không an toàn đang ngày một
phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn hại sức khỏe của người dân; chúng ta
đang đối mặt với một cơn bão thực phẩm bẩn và không an toàn đe dọa lâu dài
sức khỏe tính mạng người tiêu dùng (Phạm Hải Vũ & Đào Thế Anh, 2016); Giai
đoạn từ 2011 - 2016 số vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm cả nước là
678.755 cơ sở vi phạm chiếm 20,5% số cơ sở được tiến hành kiểm tra, cũng
trong giai đoạn này số vụ ngộ độc được ghi nhận là 1.007 vụ với 30.395 người
mắc, 25.617 người đi nhập viện và 164 người chết, nguyên nhân gây ngộ độc
thực phẩm được xác định chủ yếu do vi sinh vật, do độc tố tự nhiên, do hóa chất
và có đến 268 vụ không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc.
Kiên Giang là tỉnh nằm về phía tây nam của Việt Nam, nằm trong vịnh
Thái Lan, có tài nguyên thiên nhiên ưu đãi như: rừng, biển, hải đảo, có vị trí
biên giới giáp với Campuchia với 02 cửa khẩu: cửa khẩu quốc tế Xà Xía, cửa
khẩu quốc gia Giang Thành thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá, khoảng
cách tương đối gần với các trung tâm kinh tế lớn như Thành phố Hồ Chí Minh là
245 km, Thành phố Cần Thơ là 116 km, với các tuyến giao thông thuận tiện như


2

đường thủy, đường bộ, đường hàng không; Kết cấu hạ tầng thương mại ổn định
và phát triển, từ năm 2014 đến năm 2016 giá trị bán lẻ hàng hóa dịch vụ đều
tăng bình quân 13,87% qua các năm.Tỉnh Kiên Giang có 174 chợ, 02 Trung tâm
thương mại, 05 siêu thị bán lẻ hiện đại và nhiều cửa hàng tiện lợi (Nguồn: Sở
Công Thương Kiên Giang – 2016).
Tại thành phố Rạch Giá, là trung tâm thương mại, kinh tế, tài chính của
tỉnh Kiên Giang là nơi tập trung nhiều chợ, trung tâm thương mại, siêu thị bán

lẻ. Trong những năm gần đây, chính quyền và các tổ chức bảo vệ người tiêu
dùng Thành phố có nhiều chính sách nhằm quản lý hoạt động sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm nhằm cải thiện chất lượng thực phẩm, đảm bảo an toàn
thực phẩm ở các loại hình kinh doanh: thức ăn đường phố, nhà hàng, siêu thị,
bếp ăn tập thể; tuy nhiên đối với loại hình kinh doanh thực phẩm bán lẻ của các
hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống – nhất là thực phẩm tươi sống - thì ít
được quan tâm (Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang – 2016); Đây là đối tượng
kinh doanh cuối cùng, phân phối trực tiếp thực phẩm đến tay người tiêu dùng
hàng ngày, đầu ra của chuỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Việc quản lý của chính quyền địa phương về an toàn thực phẩm đối với loại
hình này khó hơn các loại hình kinh doanh khác như siêu thị, cửa hàng bán lẻ;
do đặc điểm kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ, thiếu ổn định, tập quán, thói quen
kinh doanh truyền thống khó thay đổi.
Nhằm đánh giá thực trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoạt
động kinh doanh của các hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống, các yếu tố tác
động đến vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm của hộ kinh doanh trong việc đảm
bảo an toàn trong kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn Thành phố
Rạch Giá, hàm ý chính sách giúp chính quyền quản lý tốt hơn đối với hộ kinh
doanh đảm bảo an toàn thực phẩm chính, tôi chọn đề tại “Phân tích các yếu tố
tác động đến hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại các chợ
địa bàn Thành phố Rạch Giá” để làm luận văn thạc sĩ.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích các yếu tố tác động đến hành
vi vi phạm an toàn thực phẩm của các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn
thành phố Rạch Giá, hàm ý chính sách đối với chính quyền địa phương về quản

lý đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh của hộ
kinh doanh tại các chợ truyền thống với các loại hình bán lẻ khác.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu chung này, đề tài sẽ giải quyết 3 mục tiêu cụ thể, đó là:
Đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm của hộ kinh
doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Rạch Giá.
Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi vi phạm pháp luật trong kinh
doanh thực phẩm của hộ kinh doanh.
Hàm ý chính sách quản lý việc kinh doanh thực phẩm tại các chợ, thông
qua tác động của cơ chế, chính sách quản lý tạo chuyển biến về nhận thức, tư
duy trong kinh doanh của các hộ kinh doanh đảm bảo về an toàn thực phẩm.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng vi phạm an toàn thực phẩm trong kinh doanh của hộ kinh doanh
tại các chợ trên địa bàn thành phố Rạch Giá như thế nào?
Các yếu tố nào tác động nhiều nhất đến hành vi vi phạm trong kinh doanh
thực phẩm của hộ kinh doanh?
Hàm ý chính sách gì cho việc quản lý hoạt động kinh doanh thực phẩm tại
chợ của hộ kinh doanh đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; nâng cao khả
năng cạnh tranh của chợ trong kinh doanh thực phẩm?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi vi
phạm an toàn thực phẩm của các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành
phố Rạch Giá.


4

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện cho các hộ kinh

doanh tại các chợ trên địa bàn Tp. Rạch Giá.
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp được thu thập trong tài
liệu lưu trữ của Chi cục quản lý thị trường thực hiện kiểm tra tính đến tháng
10/2017.
1.5. Kết cấu luận văn
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu.
Chương này trình bày vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn.
Chương 2. Tổng quan lý thuyết nghiên cứu.
Chương này trình bày các khái niệm về vi phạm an toàn thực phẩm, hoạt
động thương mại, hộ kinh doanh, các lý thuyết hành vi, lý thuyết về kinh tế học
sản xuất, tổng quan các nghiên cứu có liên quan.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.
Chương này trình bày nguồn dữ liệu, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp
hồi quy Binary Logistic, mô hình hồi quy OLS, mô tả các biến trong mô hình
nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu.
Chương này trình bày tổng quan về mẫu nghiên cứu, phân tích tương
quan giữa các biến độc lập trong mô hình, trình bày kết quả nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm an toàn thực phẩm, số hành vi vi phạm
của các hộ kinh doanh.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách.
Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, các hàm ý chính
sách nhằm giúp giảm khả năng vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh
tại các chợ, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp
theo.


5


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1. Lý thuyết về hoạt động thương mại của hộ kinh doanh
2.1.1. Hộ kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm hộ kinh doanh
Theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng
ký doanh nghiệp, Điều 49 quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân
Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng
ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có
con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh”.
Hộ kinh doanh là một đơn vị kinh tế độc lập, trực tiếp kinh doanh hàng
hóa và là chủ thể của mọi hoạt động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động kinh doanh của mình. Hộ kinh doanh hoạt động trên nhiều lĩnh vực
như sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong,
quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ
Theo Tạ Việt Anh (2010), hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn
vị sản xuất, kinh doanh vừa là một đơn vị tiêu dùng. Sử dụng nguồn nhân lực tự
có, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, ngành nghề đa dạng, phong phú, khả năng
quản lý hạn chế, vốn kinh doanh từ tiết kiệm, tích lũy trong hộ. Đặc điểm chung
thể hiện là:
Về nhân lực: Hộ chủ yếu sử dụng nguồn lực tự có trong gia đình. Đây là
nguồn lực ở quy mô nhỏ, trong phạm vi gia đình, bạn bè thân thuộc được huy
động để tham gia vào kinh doanh, mua hàng hóa.
Một số hộ có quy mô vốn lớn, mặt bằng quầy sạp rộng, kinh doanh nhiều
chủng loại hàng hóa vào lúc thị trường mua bán nhiều các dịp lễ, ngày tết có thể
thuê thêm lao động để phụ giúp kinh doanh.



6

Vế quy mô kinh doanh: hộ tiểu thương kinh doanh ở quy mô nhỏ, phạm vi
kinh doanh hẹp. Do điều kiện về vốn, quản lý, mặt bằng quầy sạp và thị trường
tiêu thụ còn nhiều hạn chế nên khó có khả năng mở rộng quy mô kinh doanh.
Tuy vậy, trong tương lai, khi có sự liên kết, trao đổi và hợp tác giữa các hộ tiểu
thương với các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư
nhân thì quy mô kinh doanh của hộ tiểu thương sẽ lớn hơn.
Vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn tự có của gia
đình, vay mượn bạn bè, người thân hoặc mua bán thông qua hình thức gối đầu từ
nhà máy, xí nghiệp và các hãng kinh doanh khác. Số lượng hộ tiểu thương tiếp
cận và được vay vốn chưa nhiều do thiếu các điều kiện đảm bảo tiền vay ngân
hàng.
Về ngành nghề: Hộ tiểu thương kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều
chủng loại hàng hóa đa dạng phong phú, mặt hàng nông, lâm, ngư nghiệp, hàng
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kim khí điện máy, hàng phục vụ cho sản
xuất, phục vụ tiêu dùng sinh hoạt của người dân.
Về quản lý kinh doanh: Khả năng quản lý của hộ tiểu thương nhìn chung
còn nhiều hạn chế, phần lớn tổ chức kinh doanh dựa vào kinh nghiệm tích lũy từ
người đi trước truyền lại cho người đi sau, cha mẹ truyền cho con cái, tổ chức
quản lý tài chính theo gia đình, người chủ thống nhất và quyết định mọi vấn đề
liên quan đến kinh doanh.
Nhìn chung, từ những đặc điểm trên cho thấy các hộ tiểu thương hoạt
động kinh doanh rất phong phú, nhạy bén với thị trường để kinh doanh hàng hóa
phục vụ tốt cho sản xuất và tiêu dùng. Một trong những khó khăn của các hộ
tiểu thương hiện nay là thiếu vốn để mở rộng quy mô liên kết, trao đổi, mua bán
hàng hóa, vì vậy, việc tạo điều kiện để các hộ tiểu thương tiếp cận tín dụng, tăng
lượng vốn kinh doanh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ.
2.1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ

Hộ gia đình tạo ra nguồn nhân lực, tái sản xuất ra sức lao động, một nhân
tố quan trọng đối với các ngành kinh tế quốc dân. Nó còn là một đơn vị kinh tế
độc lập, cung cấp trao đổi hàng hóa cho xã hội và tạo giá trị tăng trưởng phát


7

triển kinh tế. Hộ gia đình là một đơn vị tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ và là thị
trường cho các doanh nghiệp. Với vai trò tổ chức kinh doanh, sản xuất, hộ gia
đình là nơi trao đổi hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Với tư cách là
con người, thì hộ gia đình cũng cần sử dụng hàng hóa cần thiết cho cuộc sống,
và tái tạo sức lao động. Đây là nhu cầu để hình thành thị trường hàng hóa cho
các doanh nghiệp.
2.2.2. Hoạt động thương mại
2.2.2.1. Khái niệm hoạt động thương mại
Hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động thương mại là mọi hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là việc thực
hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi” (Khoản 16 Điều 4 - Luật Doanh nghiệp 2014). Hoạt động kinh
doanh thực hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất
dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh
bằng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật
Chứng khoán và các Luật chuyên ngành khác.
Theo nghĩa hẹp, “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương
mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Khoản 1, Điều 3 - Luật
thương mại 2005).

Hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại chỉ tập
trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không
bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất.
Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương mại hàng hóa
và thương mại dịch vụ gồm:
- Mua bán hàng hoá (thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại,
theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên


8

mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận
hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (Khoản 8, Điều 3 - Luật thương
mại).
- Cung ứng dịch vụ (thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo
đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một
bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa
vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận
(Khoản 9, Điều 3 - Luật thương mại).
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh
doanh mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất,
cung ứng dịch vụ. Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên
quan đến quá trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn,
chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ.
2.2.2.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại
Là một trong những hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại có
những đặc điểm sau đây:
Chủ thể: Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít
nhất một bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương
mại có tính chất nghề nghiệp.

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh (Điều 6 Luật thương mại).
Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh
doanh (không phải là thương nhân theo Luật thương mại).
Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại là lợi nhuận
Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán
hàng hoá và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ).
Ngoài ra, các hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt
động thương mại.


9

2.2. Cơ sở lý thuyết về vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại
chợ
2.2.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm
Bên cạnh mặt tích cực của sự phát triển công nghiệp hoá chất, công nghệ
sinh học, con người đã sử dụng nó để tạo ra, biến đổi những thực phẩm không
còn an toàn; điều mà trong thời đại văn minh nông nghiệp loài người không phải
đối mặt. Bởi vậy, ATTP là một vấn đề cấp bách đối với xã hội mới bước vào
văn minh công nghiệp như Việt Nam.
Trong điều kiện phát triển về mọi mặt như hiện nay, thực phẩm đối với con
người không chỉ để đủ năng lượng sống, mà ngày càng được quan tâm hơn về
chất lượng và sự an toàn khi sử dụng. ATTP đã trở nên bức bách khi mà vấn đề
ngộ độc thực phẩm ngày càng diễn biến phức tạp, công tác quản lý của cơ quan
chức năng hầu như không thể bao quát hết được với những hành vi gian dối của
người sản xuất, kinh doanh. Từ đó, ATTP trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội
và đòi hỏi nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn bao giờ hết. Khái niệm ATTP

liên quan một loạt khái niệm khác.
Có thể hiểu đơn giản thực phẩm chính là tất cả các sản phẩm mà con người
chúng ta ăn, uống được, có thể ở dạng tươi, sống hoặc đã qua các hình thức chế
biến. Hay nói cách khác: “Thực phẩm là một loại sản phẩm phổ biến nhất liên
quan đến hoạt động sống của con người, hầu hết các loại sản phẩm mà con
người có thể ăn hoặc uống được đều có thể gọi là thực phẩm, trừ các loại dùng
để chữa bệnh”. “Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất
dinh dưỡng cho con người, phát triển duy trì sự sống và lao động, thực phẩm
cũng chính là nguồn gây ngộ độc cho con người nếu như chúng ta không tuân
thủ những biện pháp vệ sinh thực phẩm hữu hiệu (Nguyễn Đức Lượng và Phạm
Minh Tâm, 2000).
Trong Luật An Toàn Thực phẩm số 55/2010/QH12 khái niệm này đã
được đơn giản hóa, ngắn gọn và phù hợp hơn tại Khoản 1, Điều 2: “An toàn thực
phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con
người”. Vì vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, an toàn thực phẩm là toàn bộ


10

những vấn đề cần giải quyết, liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực
phẩm, sao cho không gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không
chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Ngoài ra khái niệm vệ sinh thực
phẩm còn chứa đựng nội dung khác như tổ chức vệ sinh trong vận chuyển và
chế biến thực phẩm.
An toàn thực phẩm là khái niệm khoa học có nội dung rộng hơn vệ sinh
thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu như khả năng không gây ngộ độc của
thực phẩm đối với con người. Theo nghĩa rộng an toàn thực phẩm còn được hiểu
là khả năng cung cấp đầy đủ và kịp thời về số lượng và chất lượng thực phẩm
khi một quốc gia gặp thiên tai hoặc một lý do nào đó. Vì thế, mục đích chính của

an toàn thực phẩm là sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản thực phẩm làm
sao để thực phẩm không nhiễm vi sinh vật gây bệnh, không chứa độc tố sinh
học, hóa học và các yếu tố khác gây hại cho sức khỏe con người (Nguyễn Đức
Lượng và Phạm Minh Tâm, 2000).
2.2.2. Vai trò của an toàn thực phẩm
Không chỉ riêng đối với nước ta, vấn đề ATTP luôn là vấn đề được quan
tâm sâu sắc trên toàn cầu bởi vai trò quan trọng bậc nhất của nó đối với sức
khỏe, tính mạng, sự tồn tại và phát triển giống nòi của con người. Thực phẩm là
nhu cầu thiết yếu hằng ngày, cung cấp cho con người nguồn dinh dưỡng, năng
lượng để sống và phát triển. Tuy nhiên khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ATTP
chưa tốt, thì thực phẩm lại là nguồn gây bệnh nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, mà còn tác động rất lớn đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
2.2.2.1. Vai trò của An toàn thực phẩm đối với sức khỏe và chất lượng
cuộc sống con người
ATTP là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với sức khỏe con
người, việc được tiếp cận nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn là một nhu cầu tất
yếu và có thể xem như quyền cơ bản của mỗi con người. Thực phẩm chỉ được
được đánh giá theo đúng khái niệm của nó là mang lại giá trị dinh dưỡng cho


11

con người khi thực phẩm an toàn, không gây hại cho sức khỏe. Thực phẩm là
nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cho sức
khỏe con người, tuy nhiên, nếu thực phẩm không đảm bảo sẽ gây hại cho sức
khỏe như ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng tới các chức năng,
bệnh lý về lâu dài như ung thư, tiểu đường, suy gan, thận, rối loạn thần kinh, rối
loạn tim mạch, rối loạn tiêu hóa... đặc biệt là ảnh hưởng bởi các chất độc, hóa
chất tích tụ trong cơ thể gây dị tật thai nhi, giảm sút thể lực, trí tuệ, từ đó, ảnh

hưởng tới phát triển giống nòi.
Khi chúng ta sử dụng thực phẩm một cách an toàn, khoa học, sẽ giúp bổ
sung dinh dưỡng, phòng tránh các loại bệnh tật, nâng cao sức khỏe, thể lực, trí
tuệ, từ đó, chất lượng lao động và cuộc sống cũng được nâng lên. Ngược lại, sử
dụng thực phẩm không an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây các loại
bệnh tật, thậm chí là thiệt hại về tính mạng, lúc này, thực phẩm không còn đúng
nghĩa của nó nữa mà đã trở thành một nguồn quan trọng gây hại cho sức khỏe
con người. Khi sức khỏe bị ảnh hưởng, chất lượng lao động từ đó giảm sút, chất
lượng cuộc sống cũng không đảm bảo bởi các gánh nặng chi phí điều trị…
Việc gây bệnh ở thực phẩm có thể xuất hiện từ các khâu sản xuất đến vận
chuyển, bảo quản và chế biến. Vì vậy, đảm bảo ATTP không thể là hành động
bảo vệ riêng lẻ ở một khâu nào. Nếu chế biến vệ sinh, đảm bảo tiêu chuẩn,
nhưng nguồn nguyên liệu đã bị nhiễm hóa chất cấm, thì cũng không thể có được
một sản phẩm an toàn. Đảm bảo ATTP phải xem xét toàn diện, quản lý chặt
được một chuỗi tạo ra thực phẩm, có như vậy, sức khỏe người tiêu dùng mới
được đảm bảo. Ngày nay, chúng ta đã quá quen thuộc với các cụm từ an toàn vệ
sinh thực phẩm, tuy nhiên, cũng không xa lạ với các con số ngày càng gia tăng
về ngộ độc thực phẩm, thực phẩm chứa hóa chất độc hại, gây ung thư… Chính
vì vậy, hơn bao giờ hết, ATTP cần thiết phải được nhìn nhận nghiêm túc, khách
quan nhằm bảo vệ tài sản quý giá nhất của con người, đó là sức khỏe.
2.2.2.2. Vai trò của An toàn thực phẩm đối với phát triển kinh tế - xã hội
Trong bất cứ thời kỳ nào, lương thực, thực phẩm cũng là một loại sản
phẩm có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam cũng vậy,


12

thực phẩm an toàn không chỉ có ý nghĩa đối với chất lượng cuộc sống và sức
khỏe giống nòi, nó còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.

Đất nước có được nguồn thực phẩm an toàn phục vụ nhân dân, nâng cao
sức khỏe và chất lượng cuộc sống, tức là nâng cao hiệu quả và năng suất lao
động, trí tuệ của dân tộc, quyết định đến sự phát triển đất nước. Bên cạnh đó, sẽ
tránh được các hậu quả phải khắc phục khi mất an toàn thực phẩm như: tính
mạng con người, chi phí phục vụ điều tra tìm nguyên nhân sự cố, chi phí khám
và điều trị, thậm chí là những trường hợp để lại di chứng phải điều trị suốt đời…
Ngoài ra, còn có các chi phí để thu hồi, tiêu hủy sản phẩm kém chất lượng, chi
phí bảo quản lưu kho chờ xử lý, chi phí nộp phạt khi bị xử lý hành chính về vi
phạm… Những thiệt hại đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của một đất nước, không chỉ tổn thất về kinh tế trước mắt, mà trên hết đó là mất
niềm tin của người tiêu dùng vào doanh nghiệp, niềm tin của người dân vào
công tác quản lý và trách nhiệm của chính quyền, tạo dư luận xã hội tiêu cực, từ
đó làm trì trệ sự phát triển chung, thậm chí ảnh hưởng đến vấn đề chính trị.
Hiện nay, ngành công nghiệp du lịch của Việt Nam đang ngày càng phát
triển, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước cũng như việc làm cho người dân. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, du khách ngoài các tiêu chí về địa danh, giá cả, an ninh
trật tự… thì một yếu tố hết sức quan trọng để thu hút họ chính là vấn đề ATTP
được đảm bảo. Việc trải nghiệm các món ăn đường phố, các loại đặc sản của
điểm đến du lịch là một lựa chọn tất yếu của du khách, cho nên, đảm bảo ATTP
cũng chính là điều kiện phát triển ngành du lịch một cách hiệu quả.
Nước ta hiện nay có thế mạnh về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là
các mặt hàng cá tra và tôm nước lợ. Những năm qua, những mặt hàng này đã
nâng cao uy tín Việt Nam trên thị trường thế giới, giúp doanh nghiệp Việt Nam
tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập, tạo công ăn việc làm cho người lao động,
giảm tỉ lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo…
Năm 2016 thủy sản tiếp tục khẳng định là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn
lớn nhất trong kim ngạch của toàn ngành, với giá trị 7 tỷ USD. Kim ngạch xuất


13


khẩu thủy sản của Việt Nam không ngừng tăng lên qua, cho thấy đây chính là
một lĩnh vực quan trọng giúp Việt Nam ngày càng tiến sâu hơn vào thị trường
thế giới và tạo uy tín thương hiệu cho mình, trong đó, mặt hàng tôm luôn là thế
mạnh và có vai trò chủ lực.
Với những lợi thế đó, Việt Nam có nhiều điều kiện để phát huy thương
hiệu và uy tín của mình, tuy nhiên, việc không tuân thủ các điều kiện tiêu chuẩn
gắt gao của các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU về tạp chất, dư lượng
kháng sinh, đã khiến các doanh nghiệp Việt gặp nhiều khó khăn trong thời gian
qua khi các lô hàng xuất khẩu liên tục bị trả về, chi phí bảo quản và xử lý đội lên
gấp bội, gây thiệt hại về kinh tế, nhưng quan trọng nhất là ảnh hưởng rất lớn đến
uy tín thủy sản Việt, gây mất niềm tin của các thị trường lớn, tiềm năng. Vì vậy,
nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời tình trạng mất ATTP thủy sản, Việt
Nam sẽ dần mất vị thế của mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày nay, trước tình trạng ATTP có nhiều diễn biến tiêu cực, không chỉ
trong phạm vi quốc gia mà là vấn đề của toàn cầu, vì vậy, nếu doanh nghiệp chú
trọng đầu tư được loại sản phẩm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm, sẽ là một chìa khóa để tiếp thị một cách hữu hiệu nhất với người tiêu
dùng và thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Và nếu không có biện pháp giải
quyết thỏa đáng vấn đề mất an toàn thực phẩm, Việt Nam có nguy cơ bị thay thế
bởi các nước xuất khẩu nông, thủy sản tiềm năng hiện nay như Thái Lan, Ấn
Độ, Indonesia... Đây không chỉ là vấn đề tác động đến doanh nghiệp, đó là vấn
đề kinh tế của một quốc gia.
Khi Việt Nam gia nhập ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á),
WTO (Tổ chức Thương mại thế giới), các diễn đàn hợp tác kinh tế và đang bước
chân vào TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), đòi hỏi Việt
Nam phải tăng cường hơn nữa công tác bảo đảm ATTP, phấn đấu để phù hợp
với các nước về kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng, ATTP, luật lệ, áp dụng các hệ
thống quản lý chất lượng, để thực hiện nghĩa vụ của một nước thành viên về
việc áp dụng các biện pháp đảm bảo ATTP và kiểm dịch động, thực vật (Hiệp

định SPS), rào cản kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT). Chính vì vậy,


14

đảm bảo an toàn thực phẩm, không chỉ mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe
con người, mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình hội
nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, bền vững, tạo được uy tín thương hiệu
và lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, từng bước đưa Việt Nam trở thành
một nước phát triển.
2.3. Các lý thuyết về kinh tế học sản xuất
2.3.1. Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất
Hàm sản xuất xác định mối quan hệ vật chất giữa sản lượng Y và bất kỳ
nguồn lực nông nghiệp (đầu tư cho sản xuất) x1 , x2 ,...,xn  . Hàm sản xuất có dạng
tổng quát:
Y  f x1 , x2 ,...,xn 

(2.1)

Đặc biệt, điều liên quan là chỉ với một hoặc nhiều biến số nguồn lực (đầu
vào), còn các đầu tư khác và tình trạng công nghệ là bất biến, được viết như sau:
Y  f x1 , x2 ,...,xm / xnm 

(2.2)

Với x1 , x2 ,...,xm  là các biến số nguồn lực (đầu vào). Phương trình chính
xác của hàm sản xuất phụ thuộc vào sự phản ứng của sản lượng đối với nguồn
lực dưới dạng nghiên cứu và mức độ trừu tượng qua thực tiễn sản xuất. Tuy
nhiên, tất cả các hàm sản xuất phải thỏa mãn hai điều kiện để đảm bảo ý nghĩa
kinh tế: sản phẩm tới hạn phải là dương và phải giảm dần. Để thỏa mãn được

các điều kiện này thì đạo hàm thứ nhất phải là dương và dY / dX   0 và đạo hàm
cấp hai phải là âm dY 2 / dX 2   0 có nghĩa là sự phản ứng của sản lượng đối với
các mức độ gia tăng chi phí các nguồn lực phải được tăng lên, song mức tăng
phải giảm dần.
2.3.2. Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí
Mức độ hiệu quả nhất của một biến chi phí đầu tư phụ thuộc vào mối
quan hệ giữa giá cả của các loại nguồn lực đó và giá sản phẩm. Mức độ kinh tế
tối ưu của việc chi phí nguồn lực đạt được khi giá trị sản phẩm biên tế của
nguồn lực bằng giá của nguồn lực đó.


15

Mức tối ưu của một nguồn lực đơn có thể được biểu thị bằng một vài
phương pháp khác nhau:
PX = giá của từng đơn vị nguồn lực X.
PY = giá của từng đơn vị sản lượng Y
MVP (Marginal Value Product) : giá trị biên tế của sản phẩm
MPP (Marginal Physical Product): sản phẩm hiện vật tới hạn
Vậy MVPx = MPPx * PY có nghĩa là giá trị sản phẩm biên tế của nguồn
lực bằng sản phẩm tới hạn nhân với giá sản phẩm. Vì vậy, có 3 cách để xác định
điểm tối ưu:
- Điểm tối ưu kinh tế sẽ đạt được khi mức tiền lãi tăng thêm bằng chi phí
tăng thêm MVPX = PX. Nếu MVPX > PX thì hộ kinh doanh sử dụng quá ít nguồn
lực và nếu MVPX < PX thì lại chứng tỏ hộ kinh doanh sử dụng quá nhiều nguồn
lực.
- Điểm tối ưu cũng có thể biểu thị bằng MVPX / PX = 1 là tỷ lệ của giá trị
biên tế của sản phẩm đối với giá vật tư bằng 1. Các dạng biểu thị điều kiện tối
ưu này thường được dùng trong các tạp chí liên quan tới nghiên cứu về hiệu quả
kinh tế của người nông dân và vấn đề nêu lên là tỷ lệ này có thể là một con số

khác 1 được không và nếu vậy thì theo hướng nào? Trả lời cho vấn đề này là nếu
tỷ lệ đó lớn hơn 1 tức là MVPX/PX > 1 thì không đạt tối ưu hộ kinh doanh sử
dụng quá ít nguồn lực còn nếu MVPX/PX < 1 cũng không được vì tỷ lệ này biểu
thị hộ kinh doanh dùng quá nhiều nguồn lực.
- Vì MVPPX = MPX * PY nên điều kiện tối ưu cũng có thể được biểu thị
bằng MPPX = PX/PY. Sản phẩm tới hạn bằng tỷ lệ nghịch đảo của giá cả (yếu tố sản phẩm).
Sự kết hợp tối ưu của các nguồn lực trong khía cạnh kinh tế được xác
định bởi tỷ giá của chúng. Các mức giá của các nguồn lực khác nhau xác định
khối lượng mỗi loại nguồn lực cần mua với tổng chi phí nhất định cho sản xuất.
Cách phối hợp hiệu quả nhất các nguồn lực là sử dụng nguồn lực ít nhất với các
mức giá khác nhau cho một sản phẩm xác định.


×