Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

SUY NGHĨ về vấn đề AN TOÀN GIAO THÔNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.72 KB, 3 trang )

SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG HIỆN NAY
Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những
khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”…
được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người
đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn
cho mình và hạnh phúc cho gia đình.
Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất
nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Nguyên nhân chính gây ra
các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn kém: uống
rượu, bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,
phóng nhanh, vượt ẩu … Một mặt, đó là do chất lượng đường sá kém, nguyên nhân là do sự tắc
trách của các cơ quan xây dựng: ăn hối lộ, rút ruột công trình … Mặt khác, chúng ta phải lên án
những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà không màng đến sự an toàn, tính mạng của người đi đường, họ
vẫn thản nhiên rải đinh xuống lòng đường để thu lợi trên những đồng tiền kiếm được từ việc vá xe,
thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, bị thủng săm đột ngột khi đang
chạy với tốc độ cao, người đang tham gia giao thông sẽ bị văng ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất
lớn.
Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng
lớp thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản
tính “con nhà giàu”, cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình.
Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên những con đường lớn, ta không khỏi xót xa cho
họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cha mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Tai nạn
xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gãy tay gãy chân, nặng thì họ phải mãi mãi rời


xa cuộc đời. Nguyên nhân cũng là do họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi, cái hại của việc
mình đã làm.


Thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 chiếm gần 20% dân số Việt Nam nhưng chiếm tới gần 40%
các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Cộng với đó là quản lý hành lang an toàn giao


thông chưa chặt chẽ: hệ thống biển báo còn thiếu, phân luồng giao thông chưa hợp lý, công tác
kiểm tra, kiểm soát và xử phạt chưa nghiêm minh, thậm chí còn có hiện tượng tiêu cực trong xử lý

Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên
trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ
chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000
trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao
thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là
người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 1519 tuổi là người đi xe máy.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Vì
vậy để học sinh, sinh viên có thêm hiểu biết về luật giao thông, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh đã phối hợp cùng các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường đại học, cao
đẳng … trên toàn quốc phát động và thực hiện tháng “An toàn giao thông”.
Tháng an toàn giao thông năm nay có chủ đề: “Thanh, thiếu niên trường học nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông”. Đây có thể xem là điểm đột phá, bởi nếu tuổi trẻ học
đường, bao gồm cả học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức về Luật Giao thông, có sự
chuyển biến về nhận thức, tuân thủ các quy định của pháp luật thì sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh
mẽ về chấp hành giao thông của cả xã hội. Giảm thiểu tai nạn giao thông là việc khó, nhưng không
phải không làm được nếu cả xã hội cùng nỗ lực, chọn đúng điểm đột phá, có biện pháp đúng trong
tổ chức và kiên trì trong thực hiện. Hưởng ứng tháng an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã
hội song cần hướng mạnh vào lớp trẻ, trong đó bộ phận quan trọng là tuổi trẻ học đường. Cần làm
cho đối tượng này tự giác thực hiện các quy định về an toàn giao thông một cách liên tục, bảo đảm
tính bền vững lâu dài, hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng vi phạm an toàn giao thông.


Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực
hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc
về nhà trường, gia đình và toàn xã hội.
Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối
với học sinh, sinh viên. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh

viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông là rất cần thiết.
Ngoài ra cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để
đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học



×