I.Vấn đề thực tiễn cần giải quyết:
Văn hóa giao thông học đường, những vấn đề cần quan tâm.
II.Mục tiêu giải quyết tình huống:
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề an toàn giao thông học
đường.
III.Giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Toán học: số liệu thống kê về tình hình tai nạn giao thông và vi phạm giao
thông của học sinh.
- Địa lí: Vễ biểu đồ tình hình tai nạn giao thông của học sinh.
- Giáo dục công dân: tuyên truyền nâng cao ý thức thực hiện an toàn giao thông
cho học sinh trong nhà trường.
- Ngữ văn: sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm google.
IV.Bài viết:
1.Tình hình giao thông ở nước ta hiên nay:
Ở Việt Nam số tử vong của trẻ em dưới 19 tuổi do tai nạn giao thông chiếm
gần 25% tổng số tử vong do tai nạn giao thông cả nước. Trong đó có gần 75% là trẻ
từ 15-19 tuổi.
Biểu đồ 1. Tỷ lệ tai nạn giao thông của trẻ dưới 19 tuổi
Tại Việt nam hiện nay, trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã
tăng gấp 4 lần. Ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 11000 ca tử vong do tai nạn
giao thông. Một ngày cả nước có 33 -34 người chết và bị thương. Trong số đó, có
không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai
nạn giao thông. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có
4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử
vong ở trẻ em trai gấp 2 lần ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do
tai nạn giao thông, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân
tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.
2.Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
Tình trạng mất an toàn giao thông ở các trường học đang là một vấn đề đáng
để chúng ta quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông cho học
sinh. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của học sinh và phụ huynh học sinh
khi đưa đón con đi học.
* Nguyên nhân từ học sinh:
Hiện tượng sau khi tan trường, học sinh đi dàn hàng 2, hàng 3 thậm chí là
hàng 4 trên các con đường đi học về đã là một hình ảnh quen thuộc mà ai cũng có
bắt gặp tại các trường thcs, thpt. Việc làm đó không chỉ gây mất trật tự giao thông
mà cũng có thể gây tai nạn giao thông bất cứ lúc nào.
Hay việc các bạn học sinh đứng đợi nhau ở cổng trường cũng là một nguyên
nhân dẫn đến mất trật tự an toàn giao thông và gây tai nạn giao thông cho người
khác.
Tình trạng học sinh không đội mũ bảo hiểm
* Nguyên nhân từ phụ huynh học sinh học sinh:
Tại các cổng trường học hiện nay, nhất là cổng trường cấp 1 thì hiện tượng
phụ huynh đưa đón học sinh đứng tại cổng trường gây ra ùn tắc giao thông nghiêm
trọng.
3. Tình hình giao thông tại địa phương-Thái Hòa:
Theo thống kê, trung bình mỗi năm xã Thái Hòa đã xảy ra từ 10-15 vụ tai nạn
giao thông. Trong đó, số vụ tai nạn do học sinh gây ra chiếm tới gần 25% số vụ,
nhưng không gây ra chết người. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn là do tự ý đi xe
máy khi không có giấy phép lái xe, rồi phóng nhanh vượt ẩu vag va quyệt vào người
khác. Các vụ tai nạn trên chủ yếu là do học sinh từ 15-19 tuổi gây ra. Tuy không gây
ra chết người nhưng những học sinh đó đã bị ảnh cáo và cho viết bản kiểm điểm đọc
trên loa truyền thanh xã.
4. Hậu quả của tai nạn giao thông:
a, Về mặt xã hội:
Tai nạn giao thông đã mạng lại những hậu quả rất nặng nề cho gia đình và xã
hội. Mỗi 1 học sinh mất do tai nạn giao thông là mất đi một mầm non của đất nước,
mất đi một người bạn, mất đi một học trò và mất đi một đứa con ngoan.
b, Về mặt kinh tế:
Để nuôi dưỡng một con người- một học sinh mỗi người cha, người mẹ đã phải
làm việc rất vất vả, có khi phải làm từ sáng sớm đến tận tối để có thể kiếm được
những đồng tiền ít ỏi nuôi con hay khi không có họ còn phải đi vay ngân hàng, vay
lãi xuất cao. Nhưng đến khi đứa con đó qua đời thì đã để lại những khoản lợ lớn cho
cha mẹ. Lúc này những người cha, người mẹ đã trở thành một con lợ lớn của chủ lợ.
3. Thực hiện cuộc vận động:
Để bảo vệ cho bản thân thì mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt luật lệ an toàn
giao thông. Phải có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Vì vậy có văn hóa giao
thông là là sống vì cộng đồng.
Để giảm thiểu tình trạng mất an toàn giao thông cho người điều khiển, người
ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy thì chính phủ đã đưa ra
các điều luật về xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và lỗi
thiếu giấy tờ khi tham gia giao thông như sau:
* Lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Khoản 2 điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người điều khiển, người
ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có
cài quai đúng quy cách” Nêu có hành vi vi phạm sẽ bọ xử phạt hành chính như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo
hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không
cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06
tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
* Lỗi thiếu giấy tờ xe khi tham gia giao thông.
Điều 6, Nghị định 71/2012/NĐ-CP quy định: Xử phạt các hành vi vi phạm quy
định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe ô tô,
máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định);
c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, các loại xe tương tự mô tô không có Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm
định) hoặc có nhưng đã hết hạn;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy
phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu
có quy định phải kiểm định).
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi
lanh từ 50 cm
3
trở lên;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không có
hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới còn hiệu lực;
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô có Giấy phép
lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 6 (sáu) tháng.
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe
mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có
thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm
b Khoản 7 Điều này.
6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm
3
trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương
tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc
đã hết hạn sử dụng từ 6 (sáu) tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan
có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị áp dụng
các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Vi phạm Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này
bị tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe
bị tẩy xóa.”
V. Ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề:
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Toán, Giáo dục công dân, Ngữ văn,
Địa lý vào bài thuyết trình rất quan trọng, giúp cho bài thuyết trình bao quát, đầy đủ
ý hơn và có sức thuyết phục hơn. Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết những vấn
đề thực tế tạo điều kiện cho học sinh chủ động tìm hiểu vấn đề, phát huy được tính
tích cực, sáng tạo để giải quyết vấn đề.