Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Những Vấn Đề Cơ Bản, Cốt Lõi Về Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.17 KB, 32 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN, CỐT LÕI VỀ:
TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Bài giảng của GS.TS Hoàng Chí Bảo - Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, tại HN báo cáo viên Trung ương tháng 10-2016)
Kính thưa, đồng chí Mai Văn Ninh - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên
Giáo Trung ương;
Kính thưa, tất cả các đồng chí!
Đây là niềm vinh hạnh lớn đối với tôi và cũng là trách nhiệm rất nặng nề được
phục vụ các đồng chí trong việc thể hiện của những nội dung cốt lõi của tư tưởng,
đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII).
Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo Ban
Tuyên Giáo trung ương, tới tất cả các đồng chí đã tạo điều kiện cho tôi có một cơ hội
tốt để được tiếp xúc, làm quen và giới thiệu với các đồng chí về di sản vĩ đại của Bác
Hồ, phục vụ cho việc học tập, làm theo Bác theo Chỉ thị của Đảng ta hiện nay.
Tôi xin chúc các đồng chí sức khỏe, thành tựu, hạnh phúc.
Chúc cho việc học tập, làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ
Chí Minh của chúng ta ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp hơn nữa!
Tôi xin nói tập trung vào những nội dung cốt lõi của tư tưởng, đạo đức, phong
cách của Hồ Chí Minh, tập trung vào 3 vấn đề sau đây:
1. Từ góc nhìn nghiên cứu, chúng ta thử nhận thức một cách khái quát giá trị
và ý nghĩa Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khoá XII) để tìm hiểu những điểm mới và
khác so với trước đây xung quanh một tư tưởng lớn, một chủ trương lớn của Đảng ta
là học tập, làm theo Bác.
2. Đi vào nội dung cốt lõi của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,
trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề phong cách bởi vì phong cách là nơi hội tụ, kết
tinh những giá trị tốt đẹp nhất cả tư tưởng, lẫn đạo đức và phương pháp của Người.
3. Chúng ta cùng nhau nói đến một trong những động lực tinh thần quan trọng
giúp chúng ta thực hiện tốt việc học tập, làm theo Bác, đó là ôn lại Bản Di chúc lịch
sử, thiêng liêng mà Bác để lại trước lúc Bác đi xa. Một tác phẩm cuối cùng của Bác
mà kết tinh vào 1.000 từ mà trong đó toát lên tất cả tầm vóc vĩ đại, tâm hồn cao
thượng, phong phú của Người, lối sống thanh cao, giản dị của Người, đặc biệt là tình


thương yêu vô hạn của Người với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.
- Bản Di chúc đó bây giờ là một trong 5 tác phẩm đã được Đảng và Nhà nước
xếp hạng là bảo vật quốc gia. Chúng ta học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong
cách của Bác thì Bản Di chúc đó sẽ mãi mãi đồng hành của chúng ta trong cuộc đời
và sự nghiệp của mình.
1. Tầm vóc, ý nghĩa, giá trị của Chỉ thị 05
Thưa tất cả các đồng chí!


2

- Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị Khoá XII về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh, là sự phát triển mới, bổ sung, điều chỉnh rất quan trọng của
Đảng so với Chỉ thị 03 (khoá XI).
- Từ năm 2007, trong bối cảnh của Đại hội X, Đảng ta đã nêu ra một chủ
trương chiến lược quan trọng là: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập, làm
theo tấm gương đạo đức của Bác. Chỉ thị 03 (khoá XI) đặc biệt nhấn mạnh vấn đề
học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
- Nói đến Hồ Chí Minh, là một nhà tư tưởng kiệt xuất, nhà tư tưởng Mác - xít
sáng tạo, có thể nói là bậc nhất của nước ta trong thế kỷ XX (thế kỷ mà Người sống và
hoạt động). Cho nên, Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà tư tưởng Mác - xít vĩ đại, cả
cuộc đời và sự nghiệp của Người nổi bật ở tấm gương đạo đức, nhất là đạo đức cách
mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
- Vì vậy, Chỉ thị của Đảng ta nhấn mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo
đức của Bác là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Nhưng nhận thức về Bác Hồ của mỗi
chúng ta, kể cả của Đảng ta là cả một quá trình. Nếu chỉ dừng lại ở tấm gương đạo
đức không thôi thì sẽ là không đủ. Ở đây, có tương tác giữa mối quan hệ cần và đủ.
Chỉ thị 05 mở rộng nội dung hết sức toàn diện: Từ tư tưởng đến đạo đức và phong
cách. Như thế, có thể nói nó bổ sung thêm rất nhiều cho Chỉ thị 03, tức là những
nhận thức trước đây của chúng ta.

- Lần này, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh học tập Bác từ tư tưởng đến đạo đức và
phong cách để chúng ta thấu hiểu một trong những điều quan trọng của Hồ Chí Minh
là lý luận gắn liền với thực tiễn. Cuộc đời, sự nghiệp hơn sáu thập kỷ hoạt động,
Người đã sử dụng rất thành công nguyên lý của phép biện chứng Mác - xít là thống
nhất lý luận với thực tiễn, Người coi đây là nguyên tắc, bản chất tối cao của chủ
nghĩa Mác - Lênin.
- Trong đạo đức của Người cũng có tư tưởng về đạo đức, có thái độ tình cảm
về đạo đức, nhất là biểu hiện về hành vi, lối sống đạo đức.
- Tư tưởng của Hồ Chí Minh đồng thời là phương pháp sáng tạo của Hồ Chí
Minh, phương pháp tư duy, phương pháp hành động, phương pháp ứng xử.
- Phong cách chính là con người, là kết tinh độc đáo nhất những giá trị của tư
tưởng và đạo đức. Hồi tưởng lại thời ấu thơ, trong những năm tháng học tập ở nhà
trường, bài thơ của nhà thơ Minh Huệ “Đêm nay Bác không ngủ” nói về một câu
chuyện cảm động, tình thương yêu của Bác đối với bộ đội, chiến sĩ: Bác thức trắng
đêm để đi chăm sóc từng giấc ngủ cho chiến sĩ và kết luận bài thơ đó là:
“Vì một lẽ thường tình; Bác là Hồ Chí Minh.”
+ Hồ Chí Minh - tên gọi của Người cũng chính là tư tưởng, đạo đức, phong
cách của Người, kết tinh, hội tụ ở phong cách. “Phong cách chính là con người”,
đấy là lời của Bi-phon-te ( B.Fontenelle) - một nhà tư tưởng lớn của châu Âu.
- Cho nên, phong cách Hồ Chí Minh là nơi hội tụ tất cả những giá trị tốt đẹp,
cả lý luận lẫn thực tiễn trong cuộc đời và sự nghiệp của Người. Nói rộng hơn, đó là
di sản Hồ Chí Minh, trong đó tư tưởng là cốt lõi.
- Chính vì lẽ đó, lần này chúng ta đón nhận Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học
tập, làm theo Bác với một nội dung toàn diện, hệ thống và rất chặt chẽ, nhất là nhấn


3

mạnh về vấn đề phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách hành động, phong cách sáng
tạo, giản dị mà vĩ đại và thật sự vĩ đại cho nên giản dị đến mức tự nhiên như chính

cuộc sống của Người, xét ra đây là cả một bản lĩnh văn hoá.
- Chỉ thị lần này mà ta tiếp xúc đến tinh thần, lời văn của Chỉ thị thì các đồng
chí đều biết là Bộ Chính trị nhấn mạnh “phổ biến tới tận từng chi bộ”. Đồng chí
Tổng Bí thư, Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo việc học tập, làm theo Bác trong toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân; để các cấp ủy, nhất là người đứng đầu cấp uỷ sẽ chịu
trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thực hiện ở cấp mình, địa phương mình, ngành nghề
của mình.
- Đây là cuộc học tập, làm theo Bác rộng lớn, sâu xa; có lẽ cũng là một điểm
mới chưa từng có. Điều này rất cần thiết để thực hiện cho được quyết tâm của Đảng và
của Nhân dân ta là: “Xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, ngang
tầm với nhiệm vụ, xứng đáng là một Đảng lãnh đạo và cầm quyền, xứng đáng với
niềm tin cậy của nhân dân dành cho Đảng”.
- Một chi tiết rất cảm động cần lưu ý, Chỉ thị 05 được ký ngày 15 tháng 5 năm
2016 và ngày 15 tháng 5 là ngày Bác viết xong Di chúc, cách đây đã 51 năm (Bản di
chúc của Bác được khởi thảo lần đầu tiên vào dịp sinh nhật Bác lần thứ 75, Bác viết
vào ngày 10/5 và kết thúc vào ngày 15/5), sự trùng hợp có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta
suốt đời học tập làm theo Bác, nhất là Bản Di chúc thiêng liêng Bác để lại.
- Các đồng chí đều biết, khi viết Bản Di chúc Bác dặn thư ký Vũ Kỳ 1: Chú nhờ
giữ bí mật cho Bác, tuyệt đối bí mật như Bác ghi trên trang đầu tiên của Bản Di chúc
ở lề trái, còn lề phải Bác ghi mừng sinh nhật 75 tuổi. Bác dặn: Chỉ khi nào Bác đi
rồi, chú hãy báo với Trung ương là Bác có bức thư để lại đó.
+ Đức tính kiêm nhường của Hồ Chí Minh làm cho chúng ta hết sức xúc động
và đây cũng là một trong những biểu hiện về tâm hồn và lối sống cao thượng của
Người (Bác coi đó là bức thư là mấy lời để lại cho đồng bào, đồng chí trước lúc đi xa,
trước khi trở về với Mác, Lênin, với thế giới người hiền; còn chúng ta gọi là Di chúc
như một tác phẩm cuối đời trang trọng của Bác).
- Các đồng chí quan sát Bản Di chúc có chữ ký của Bác, dưới dòng chữ đề Hà
Nội, ngày 15 tháng 5. Bên này, Bác viết trước dòng chữ chứng kiến của Bí thư thứ
nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng - đồng chí Lê Duẩn được Bác mời đến ký
chứng kiến.

- Bản Di chúc để lại cho chúng ta, Bác coi đó là bức thư để lại, còn với chúng
ta, Đảng ta là một văn kiện chính trị, pháp lý vô cùng quan trọng ở tầm chiến lược
cho nên phải có chữ ký chứng kiến của người đứng đầu cơ quan Trung ương của
Đảng - là đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn. Toàn bộ những sự kiện đã trải qua 51 năm,
còn từ khi Bác mất và chúng ta lần đầu tiên biết đến Di chúc của Bác với 5 lời thề
vĩnh biệt Bác thì cũng đã 47 năm.
- Trong chúng ta, là sự gặp gỡ của rất nhiều thế hệ, từ thế hệ sinh ra lúc Bác
viết Di chúc, lúc Bác mất, lúc giải phóng miền Nam, sinh ra trong hòa bình, các thế
hệ nối tiếp nhau học tập và làm theo Bác.
1

Đồng chí Vũ Kỳ là một trong tám Thư ký của Bác, người phục vụ Bác lâu nhất, 24 năm liên tục, thậm chí tới khi
tang lễ Bác xong Trung ương mới cử đồng chí Vũ Kỳ làm Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.


4

- Chỉ thị 05 ký ngày 15 tháng 5 như có một hàm ý nhắc nhở mọi thế hệ, cán
bộ, đảng viên, chiến sĩ, đồng bào cả nước học tập và làm theo Bác. Nhất là từ khi
Đảng và Nhà nước xếp 5 tác phẩm điển hình, tiêu biểu của Bác vào danh mục bảo
vật quốc gia, thì việc quảng bá tư tưởng, việc học tập đạo đức, việc rèn luyện theo
phong cách Hồ Chí Minh trở thành một nhu cầu văn hoá, nó được nội tâm hoá trong
mỗi con người, mỗi tổ chức. Cho nên, Đảng ta nói rằng là: Học Bác một cách tự giác,
chủ động, sáng tạo và biến nó thành nhu cầu như lối sống hàng ngày vậy. Đấy là một
đôi điều vắn tắt để nói với các đồng chí về tầm vóc, ý nghĩa, giá trị của Chỉ thị 05.
- Đây có thể nói là sự nhận thức mới của Đảng về Hồ Chí Minh, di sản và tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- Các đồng chí biết, không phải tới Chỉ thị 05 thì chúng ta mới nhấn mạnh là tư
tưởng, đạo đức và phong cách đâu. Trong diễn văn kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/2015) trước khi Đại hội XII diễn ra. Trong diễn văn đọc

tại Lễ kỷ niệm đó, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: Học tập,
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và sau Đại hội XII - Đại hội để
lại dấu ấn nổi bậc trọng lịch sử Đảng ta thời kỳ đổi mới thì Văn kiện, Nghị quyết của
Đảng lại ghi rõ là: “Xây dựng, chỉnh Đảng trong sạch, vững mạnh theo tinh thần của
Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI; đồng thời gắn liền với việc học tập làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Như vậy, có thể nói nhận thức mới này
đã có từ trong dịp kỷ niệm 125 năn Ngày sinh của Bác, đến văn kiện Đại hội XII và
nó được cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội bằng Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.
- Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị trở thành một tài liệu gốc cơ bản giúp chúng ta
triển khai trong toàn đảng, toàn quân, toàn dân về việc học tập và làm theo Bác.
2. Những nội dung cơ bản, cốt lõi của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh là một nhà Mác - xít sáng tạo vào bậc nhất của các mạng Việt
Nam, người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, Người sáng lập
ra Đảng, Nhà nước, Quân đội, Mặt trận các đoàn thể ở nước ta trên tư cách một nhà
tư tưởng.
- Lúc sinh thời, Bác tự nhận mình là học trò nhỏ của Lênin. Trong cuộc đời,
Người sử dụng đồng thời cả 3 thuật ngữ: Chủ nghĩa Mác, Chủ nghĩa Lênin, vào
những năm 60 thế kỷ 20 Người đặc biệt nhấn mạnh Chủ nghĩa Mác - Lênin; phạm trù
rất quan trọng trong lý luận Mác - xít là phạm trù thực tiễn. Người cũng sử dụng
một cách rất khoáng đạc. Bác nhấn mạnh thực tiễn, thực hành và thực tế.
- Đây chính là sự gợi mở sâu sắc cho chúng ta trong việc tìm hiểu tư tưởng của
Người. Tư tưởng có cốt lõi là lý luận, trong lý luận Hồ Chí Minh qua nghiên cứu các
tác phẩm của Người, nhất là hoạt động thực tiễn, ta thấy có cả một học thuyết giải
phóng, triết lý nhân sinh và hành động, có một chủ thuyết phát triển Việt Nam.
Đây là đều rất hạnh phúc cho Đảng và nhân dân ta được kế thừa, phát huy di sản của
Bác.
- Học thuyết giải phóng của Hồ Chí Minh dựa trên nguyên lý chủ nghĩa cách
mạng Mác - Lênin, giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng dân tộc, giải phóng xã

hội loài người và giải phóng đến từng con người. Nhưng ở Hồ Chí Minh Nét độc


5

đáo, sáng tạo ở chỗ Người đặt lên hàng đầu việc giải phóng dân tộc để giành độc
lập cho dân tộc và hạnh phúc, tự do cho đồng bào mình.
+ Ba giá trị cốt lõi Bác thường xuyên nhấn mạnh “Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc”. Cho nên, việc giải quyết thành công mối quan hệ:
+ Giữa dân tộc với giai cấp;
+ Giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.
Nhưng trên lập trường giai cấp công nhân đây là chỗ đặc biệt quan trọng. Bác
không giải quyết vấn đề dân tộc theo các ý thức hệ khác đâu, vượt qua ý thức hệ
phong kiến, vượt qua những hạn chế của ý thức hệ tư sản để suốt đời trung thành và
nhất quán với ý thức hệ tiên tiến của thời đại là Chủ nghĩa Mác - Lênin, là bản chất
của giai cấp công nhân hiện đại thì đã giải quyết được vấn đề dân tộc, giải phóng dân
tộc trên lập trường giai cấp công nhân. Đấy cũng là bản lĩnh Hồ Chí Minh, một trong
những điểm sáng tạo của Người về lý luận Mác - xít.
- Đặc biệt, ở Hồ Chí Minh có một triết lý nhân sinh là hành động thể hiện
sâu sắc chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn của Người.
- Các đồng chí liên tưởng đến 1 sự kiện này, Bác sống cùng chúng ta 79 mùa
xuân, nhưng Bác mang trong mình tất cả 175 cái tên, riêng điều này đã là huyền
thoại; huyền thoại Hồ Chí Minh là huyền thoại đã trở thành hiện thực, chứ không
phải là cái gì siêu thoát đâu.
- Trong 175 cái tên của Bác, chúng ta lưu ý đặc biệt 2 cái tên Nguyễn Ái Quốc
và Nguyễn Ái Dân.
+ Tên Nguyễn Ái quốc khi Người tìm đường cứu nước, Người mang tên này
khi ở phương Tây, đi vòng quanh khắp thế giới trong 30 năm tìm đường cứu nước rồi
trở về Pắc Pó, Cao Bằng, Bác đã đi qua gần 40 nước trong điều kiện lịch sử bấy giờ
là một kỳ tích, đã đi vào lịch sử như một sự kiện nổi bật và nổi tiếng.

+ Khi là nguyên thủ Quốc gia - Chủ tịch nước, Bác lấy tên là Nguyễn Ái Dân.
Xuất xứ dùng tên rất cảm động, khi Bác gửi thư cho Ngành Y tế, Bác coi y đức là
hàng đầu, lương y như từ mẫu, thầy thuốc như mẹ hiền, phải chăm sóc người bệnh,
nhất là phụ nữ, trẻ em như người ruột thịt của mình, Bác không ký tên là Hồ Chí
Minh nên không ai biết, Bác cũng không ký tên là Bác Hồ như một tiếng gọi quen
thuộc, trìu mến nên cũng không ai nhận ra, Bác ký tên là Ái Dân. Bức thư được đăng
trên các phương tiện báo chí, người ta cứ nghĩ là một vị lãnh đạo cấp cao Ngành y
căn dặn các đồng sự, đồng nghiệp của mình trong ngành, nhưng khi biết là tên Bác
thì người ta mới cảm nhận ra một đều, suốt đời Người chỉ có 2 chữ: Dân và nước,
nước và dân “ái Quốc thì ái dân, mà ái dân chính là ái Quốc”, yêu nước thì phải yêu
dân, yên dân thương dân là thước đo của lòng yêu nước.
- Bác là người sáng lập ra Đảng, Đảng tồn tại, hoạt động, phát triển cũng chỉ vì
dân, vì nước mà thôi. Đảng ta nói không ngừng bồi đắp mối quan hệ máu thịt, mật
thiết giữa Đảng với Nhân dân, giữa Nhà nước với Nhân dân là như vậy. Thì đây
chính là nằm trong chiều sâu triết lý nhân văn của Bác.
- Cho nên, nói tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách hệ thống các quan điểm,
nguyên tắc lớn ở tầm chiến lược về cách mạng Việt Nam, có tầm ảnh hưởng rộng đến
cách mạng thế giới thì ta nhấn mạnh điểm đầu tiên là: Tư tưởng giải phóng dân tộc


6

để giải phóng giai cấp, xã hội và con người. Đây chính là đều gắn liền với sự phát
hiện ra quy luật cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, đây là công lao công
hiến đặc biệt xuất sắc của Hồ Chí Minh. Ta vẫn thường nói: “Độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội” là phát hiện của Bác từ trong hoạt động và tổng kết thực
tiễn, từ nghiên cứu thế giới mà tìm ra con đường phát triển của Việt Nam trong thế kỷ
XX.
- Đặc biệt, Hồ Chí Minh phát hiện ra quy luật đặc thù của Đảng ta.
+ Đảng Cộng sản ở các nước ra đời theo tính quy luật phổ biến, tức là sản phẩm

của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
+ Riêng Việt Nam Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng không chỉ có chủ nghĩa Mác
- Lênin và phong trào công nhân còn phải có sự kết hợp sâu sắc với phong trào
yêu nước của Nhân dân ta.
+ Đấy là quy luật đặc thù trên nền tính phổ biến của Đảng ta khi ra đời. Riêng
điều này gợi mở cho chúng ta một đều sâu sắc khác, đó là ngay từ khi ra đời trong
bản chất của Đảng, Đảng đã gắn liền với máu thịt của Nhân dân. Nhân dân và chủ
nghĩa yêu nước của dân tộc, chính là bệ đỡ tinh thần cho sự phát triển của Đảng, để
tạo nên những kỳ tích trong lịch sử cách mạng Việt Nam mà Đảng ta làm nên với sự
giúp đỡ của Nhân dân.
- Để cho các đồng chí hiểu thêm, trong đời mình Bác luôn luôn căn dặn chúng
ta phải dựa vào dân mà xây dựng Đảng, nhất là trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm
việc”- tác phẩm đầu tiên về đổi mới của Bác trong điều kiện Đảng đã cầm quyền,
Bác viết ở Chiến khu Việt Bắc năm 1947. Bác nói: Dựa vào dân mà xây dựng Đảng,
dựa vào dân mà kiểm tra đường lối nghị quyết của Đảng đúng hay sai? Đúng thì
phát huy, sai phải sửa chữa, phải bổ sung; dựa vào dân để chấn chỉnh tổ chức bộ
máy; dựa vào dân để giáo dục, rèn luyện kiểm tra cán bộ, đảng viên.
- Bác đề cao chữ dân như vậy, đấy cũng chính là nằm trong cả tư tưởng, lý
luận, nhất là phần triết lý nhân sinh hành động của Người.
- Triết lý nhân sinh hành động, có thể nói là cảm động nhất là trong giây
phút vĩnh biệt chúng ta Bác đi xa. Các đồng chí nhớ lại thời kỳ đó, từ ngày 25 tháng
8 đến mùng 2 tháng 9 năm 1969 là tuần lễ cuối cùng Bác lâm bệnh nặng.
+ Lúc bấy giờ, chiến tranh chống Mỹ rất ác liệt ở miền Bắc, Mỹ định đưa
miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá. Nên phương án nếu không giữ được Hà Nội thì có thể
nói chìm trong biển nước khi bị phá vỡ các đoạn đê nào của miền Bắc. Cho nên,
Đảng, Nhân dân rất lo lắng, đồng chí Lê Duẩn có lần đến thăm và mời Bác rời Hà
Nội để về Ba Vì (vùng đá chông k9) để dưỡng bệnh cho Đảng, Nhân dân yên tâm.
Bác khóc, Bác nói: “Bác không đi đâu cả, Bác không thể bỏ dân mà đi được, để Bác
ở đây thôi. Đưa Bác đi, các chú chỉ đưa được một mình Bác thôi, còn dân các chú
tính sao?”.

+ Chữ dân trở đi, trở lại thấm đẩm nhất, nổi bậc nhất trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, trong triết lý nhân sinh hành động của Người là vì vậy.
+ Tại sao trong lúc tỉnh, lúc mê, trong những giây phút cuối cùng khi tỉnh dậy
câu đầu tiên Bác hỏi là dành cho miền Nam: “chiến trường Miền Nam hôm nay
thắng ở đâu, đê vỡ có nhiều không, có kịp sơ tán dân đi không, sắp đến ngày khai


7

giảng rồi các chú có chuẩn bị trường, sở, sách, bút cho các cháu đến đâu rồi?”. Có
thể nói, Bác Hồ của chúng ta là người: Quên nổi mình đau để nhớ chung, sữa để em
thơ, lụa để tặng già.
- Triết lý nhân sinh, hành động của người chỉ vì dân. Chính vì dân như vậy cho
nên Hồ Chí Minh có một bản lĩnh, chúng ta phải học tập suốt đời. Đó là, suốt đời
đứng ngoài vòng danh lợi, suốt đời đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
+ Đặc biệt đối với Người, trong bức thư gửi cho quốc dân đồng bào nhân sự
kiện Bác được Quốc hội khóa đầu tiên tín nhiệm tuyệt đối bầu làm Chủ tịch nước
chính thức Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Bác nói: Tôi như là một người lính vâng
lệnh quốc dân đồng bào ra mặt trận thì hết lòng, hết sức phục vụ đồng bào, còn khi
đồng bào cho tôi thôi tôi sẵn sàng lui, tôi sẽ làm một ngôi nhà nhỏ bên bờ suối, sớm
ngày vui cùng em nhỏ và bạn già, tuyệt đối tôi không màng danh lợi, cả đời tôi, tôi
nguyện ở ngoài vòng danh lợi.
+ Hồ Chí Minh là người nói và làm đi đôi với nhau, nhất quán với nhau và
đời Bác là minh chứng sinh động, cảm động cho triết lý sống vì dân, vì nước mà
chúng ta phải suốt đời học tập và noi theo.
- Đặc biệt nữa, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ
nghĩa xã hội Việt Nam.
+ Mục tiêu độc lập dân tộc thuộc về phạm trù cách mạng giải phóng dân tộc,
chủ nghĩa xã hội nằm trong mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bác đã sống,
hành động, dâng hiến đến trọn đời cho cả hai tiến trình cách mạng vĩ đại đó ở Việt

Nam.
+ Không ai nói chủ nghĩa xã hội thấm đẫm chất nhân văn như Hồ Chí Minh và
đây là điểm sáng tạo lớn của Người trong việc bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác Lênin.
+ Bác nói: Chủ nghĩa xã hội Việt Nam chỉ cần 5 chữ: Lý kết hợp với tình.
Chúng ta đều biết xuất sứ cảm động của câu nói này, trong một lần Bác hỏi một nhà
lãnh đạo của chúng ta: “Chú cho Bác biết Chủ nghĩa xã hội Việt Nam là gì?”. Chúng
ta nghĩ là Bác hỏi về lý luận, thế là bao nhiêu chữ nghĩa, sách vở “thánh hiền” ta nói
lưu loát, Bác nghe rất chăm chú, Bác có thái độ văn hoá là tôn trọng người đối thoại,
Bác nghe hết, nghe xong Bác nói: Theo Bác chỉ cần 5 chữ thôi chú “lý kết hợp với
tình”; “lý” ở đây là lý luận, là khoa học, là cách mạng, là sáng tạo; “tình” không phải
là biểu hiện bề ngoài đơn giản đời sống tình cảm, cảm tính của chúng ta đâu, “tình” ở
đây là chiều sâu của chủ nghĩa nhân văn, của giá trị nhân văn mà cao nhất là con
người, độc lập, tự do, hạnh phúc cho sự phát triển toàn diện các năng lực sẵn có của
con người. Bác trả lời đồng chí Hà Huy Giáp: “lý kết hợp với tình đó là chủ nghĩa xã
hội Việt Nam”.
+ Ở đây, hé lộ tư duy về biện chứng và hài hoà của Hồ Chí Minh, bây giờ là
một trong những yêu cầu rất quan trọng để phát triển bền vững; thực chất là sự phát
triển hài hoà các lĩnh vực, trong đó trung tâm cốt lõi là con người, mục tiêu hướng tới
vì hạnh phúc của con người.
- Tại sao Bác lại nói là: Đời sống có 4 mặt ngang nhau, quan trọng như nhau
không được xem nhẹ một mặt nào: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và phải đối xử
các mặt đó bằng chính sách, bằng biện pháp (Bác gọi là cách làm) sao cho đem lại lợi


8

ích thiết thực, hiệu quả nhất cho Nhân dân, thì tư duy của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
xã hội là một tư duy biện chứng và hài hoà.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có thể nói là một tư tưởng sáng
tạo bởi vì Người đã dựa trên quan điểm thực tiễn, quan điểm phát triển, quan điểm

đổi mới để nhận thức về chủ nghĩa xã hội.
+ Trong hàng trăm, hàng nghìn luận điểm của Bác, tôi muốn đặc biệt nhấn
mạnh luận điểm này, Bác nói: Chủ nghĩa xã hội Việt Nam, xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội Việt Nam là làm sao cho đời sống vật chất ngày càng tăng, đời sống
tinh thần ngày càng tốt, xã hội càng văn minh, tiến bộ; có những lĩnh vực rộng lớn
nhất của xã hội thì đều dựa trên quan điểm phát triển tăng tiến từ lượng đến chất và
cuối cùng đạt đến mục tiêu về văn minh và tiến bộ.
- Khi so sánh hai lời nói điển hình của Bác, hai thời điểm khác nhau:
+ Một là, trong bài Diễn văn đọc tại Lễ Kỷ niệm Đảng Lao động Việt Nam ra
mắt hoạt động công khai sau Đại hội II (năm 1951 ở Việt Bắc).
+ Hai là, lời cuối cùng của Bác (ta gọi là tâm nguyện trong Di chúc).
Bác nói: Toàn bộ đường lối, chính sách của Đảng chỉ cần đúc vào 01 câu thôi
(đúc tức là cô động lại) “Một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ
và phú cường”. Đến Di chúc Bác viết: “Điều mong cuối cùng của tôi là xây dựng
thành công một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,
góp phần xứng đáng vào cách mạng thế giới”. Bác chỉ thay từ “phú cường” bằng
“giàu mạnh” cho dễ hiểu trong tâm trí, nhận thức của Nhân dân thôi.
+ Như vậy là sự nhất quán triệt để về mục tiêu, các giá trị phát triển về chủ
nghĩa xã hội. Bác nói: “Tiến nhanh, tiến mạnh nhưng phải tiến vững chắc không
được làm bừa, làm ẩu, làm từng bước một và cách làm tốt nhất để có chủ nghĩa xã
hội Việt Nam là dựa vào dân, đem tài dân, sức dân, lực lượng của dân để phục vụ
nhân dân, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân”. Điều này, chúng ta gọi là giải pháp,
biện pháp còn Bác gọi một cách dung dị là cách làm. Đây vừa là tư tưởng của Bác,
đây cũng còn là phương pháp của Bác mà kết tinh thần phong cách của Bác, phong
cách lãnh đạo, chỉ đạo thiết thực, giản dị, sâu sắc mà thấu đáo.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh còn là tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc mà bác
đã tổng kết thành nguyên tắc “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành
công, đại thành công”.
+ Chúng ta rất cảm động khi nhìn thấy tấm ảnh Bác cầm cây đủa chỉ huy bài
hát Kết đoàn như một người Nhạc trưởng, đấy là bài hát mà Bác ưa thích nhất và

chúng ta liên tưởng đến một chi tiết cảm động trong giờ phút Bác vĩnh biệt chúng ta.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đứng quanh giường của Bác tự khoác tay
nhau hát bài Kết đoàn trong nước mắt để Bác đi cho thanh thản.
+ Đoàn kết là một vấn đề linh thiêng, đoàn kết là nhân tố quyết định cho sức
mạnh của Đảng, của dân tộc; đoàn kết là nhân tố quyết định thắng lợi cho cách mạng;
mà đoàn kết là một điều trong tâm linh của Bác, trong hành động của Bác trở thành
phong cách, lối sống của Bác. Bác là biểu tượng của linh hồn đại đoàn kết toàn dân
tộc. Tư tưởng ấy cũng là một tư tưởng chính trị hết sức quan trọng mà rộng ra đó là tư
tưởng văn hoá chính trị.


9

+ Các đồng chí đọc trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh phải xây
dựng văn hoá trong Đảng, đưa văn hoá vào trong đời sống của Đảng, Nhà nước, đoàn
thể, Mặt trận và hệ thống chính trị. Như thế, có thể nói đoàn kết đã trở thành một giá
trị văn hoá.
+ Tại sao Bác lại định nghĩa chính trị là đoàn kết và thanh khiết? Từ cảm quan
đạo đức học, từ cảm quan văn hoá chính trị và đoàn kết mà xây dựng.
+ Đặc biệt Hồ Chí Minh không chỉ đoàn kết dân tộc mà còn mở rộng đoàn kết
quốc tế; Người là biểu tượng kiệt xuất của chủ nghĩa quốc tế chân chính, thủy chung
son sắc, trước sau như một, ăn ở như bát nước đầy với bạn bè, đồng chí. Bác căn dặn
chúng ta và Bác nêu gương như vậy. Đoàn kết là một tư tưởng lớn cả về lý luận, cả
về phương pháp cách mạng.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh còn là tư tưởng xây dựng Công an nhân dân, Quân đội
nhân dân chính quy, tinh nhuệ để xây dựng thành một lực lượng bảo vệ chế độ, bảo vệ
cách mạng mà sâu xa là bảo vệ cuộc sống bình yên của Nhân dân, trong đó có bảo vệ
Đảng với tư cách là một đảng lãnh đạo, cầm quyền.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh còn là tư tưởng về đường lối đối ngoại, chính sách
ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo, thêm bạn bớt thù tranh thủ tối đa môi trường hòa

bình, ổn định để phát triển.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh còn là tư tưởng về văn hóa con người, môi trường.
Có thể nói, một tư tưởng bao quát, toàn diện hệ thống các lĩnh vực của đời sống xã
hội của hoạt động con người mà liên quan đến xây dựng chế độ mới, cốt lõi của nó chính
là hệ giá trị độc lập, tự do, hạnh phúc cho muôn dân.
- Một số sự kiện liên quan đến thể hiện tư tưởng của Bác
+ Ví dụ: Khi nói về Công an tại sao Bác lại đưa ra triết lý “Công an nhân dân
vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Bác có 6 Điều dạy Công an nổi tiếng từ năm
1948 trong bức thư gửi cho đồng chí Hoàng Mai là Giám đốc Công an khu 12 lúc
bấy giờ, Bác ghi:
Với tự mình phải cần, kiệm, liêm chính
Với đồng sự phải thân ái giúp đỡ
Với nhân dân phải kính trọng, lễ phép
Với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành
Với công việc phải tận tuỵ
Với kẻ địch phải cương quyết, khôn khéo.
Chỉ 6 Điều dạy đấy, có thể hình dung, tư duy của Bác là tư duy trên các lớp
quan hệ; tư duy của Người là tuy duy bằng con người, sự kiện, sự việc, hoạt động và
đều đề ra những chuẩn mực, những nguyên tắc để thực hiện. Bây giờ, không chỉ là
lời dạy cho công an đâu mà công an làm nòng cốt thôi, những điều này thật thấm thía
dạy cho toàn Đảng, toàn dân.
+ Ở đây có sự kiện rất tinh tế, tại sao Bác lại nhấn mạnh với Chính phủ phải
tuyệt đối trung thành mà Bác không nói về Đảng. Các đồng chí nhớ lại, Đảng ta dưới
sự lãnh đạo của Bác, hồi CMT8 năm 1945 đã đi một nước cờ rất táo bạo, đầy bản lĩnh,


10

mùng 02/9/1945 Bác đọc Tuyên ngôn độc lập nhưng tháng 11/1945, Trung ương và
Bác quyết định công bố giải tán Đảng, đây là giải tán sách lược để bảo toàn lực lượng,

để rút lui Đảng vào hoạt động bí mật trong khi vận Đảng, vận nước đang gặp rất nhiều
khó khăn: Thù trong, giặc ngoài, ngàn cân treo sợi tóc. Cho nên Bác đã quyết định
cùng với Trung ương tuyên bố công khai giải tán Đảng. Đây chỉ là giải tán sách lược
thôi để rút lui vào hoạt động bí mật chứ không phải giải tán xóa bỏ các đồng chí.
+ Đến tận năm 1951, sau Đại hội II, Đảng ta mới ra công khai, lấy tên gọi
Đảng Lao động Việt Nam, thì trong bối cảnh ấy năm 1948 không thể nói về Đảng
được, phải nói: Với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành, tức là ở đây đã có sự hóa
thân.
+ Và khái niệm về Đảng trong nội bộ Đảng chúng ta cũng gọi như vậy, nhưng
đối với nhân dân phải nói là đoàn thể như: Mặt trận Việt Minh, lúc bấy giờ Đảng ta
mang 1 hình thức rất độc đáo là Hội Nghiên cứu truyền bá chủ nghĩ Mác. Năm 1951,
Đại hội II, Đảng chính thức ra công khai là Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Lao
động Việt Nam thực chất cội nguồn sâu xa của nó, gốc gác của nó là Đảng Cộng sản
đúng như Bác đặt tên khi Bác thành lập Đảng năm 1930 và Bác viết Chính cương,
Sách lược vắn tắt của Đảng, Bác khởi thảo Điều lệ Đảng và Bác có đọc thư kêu gọi
quốc dân, đồng bào nhân sự kiện Đảng ra đời. Sự nhất quán ấy để chúng ta thấy thêm
phương diện giá trị, ý nghĩa của tư tưởng HCM.
+ Sự kiện năm 1948 như đã nói, chính là trong hoàn cảnh Đảng đã rút lui vào
hoạt động bí mật, sau này Đảng ra hoạt động công khai thì lời dạy quân đội là: Trung
với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Thì lúc bấy giờ trong bối cảnh Đảng
đã chính thức ra công khai rồi. Sự phân biệt này rất tinh tế để chúng ta lưu ý để
nghiên cứu các tác phẩm của người gắn chặt với hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh tình
hình lúc bấy giờ để hiểu thấu thêm sự nhất quán trong tư tưởng của Bác và sự
uyển chuyển, linh hoạt, mềm dẻo trong phương pháp của HCM.
- Tư tưởng HCM, có thể nói là tư tưởng của 1 nhà cách mạng thể hiện sâu sắc
1 bản lĩnh: Độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm chủ mọi hoàn cảnh và đặc biệt nữa là 1
niềm tin lạc quan vô hạn vào tương lai, để nắm bắt được xu thế của lịch sử, nhận
thức đúng quy luật, hành động đúng như quy luật, Bác tổng kết lại thiên thời, địa
lợi, nhân hòa và lấy nhân hòa làm gốc và luôn luôn có 1 tầm nhìn chiến lược.

- Nhân đây xin các đồng chí lưu ý, chúng ta ôn lại 1 trong những tác phẩm
thuộc về quốc bảo của Người “Nhật ký trong tù”
+ Một tập thơ của Bác, Bác không chỉ là nhà tư tưởng lớn, Bác còn là nhà văn
hóa kiệt xuất, 1 nhà thơ nổi tiếng, dù Bác rất khiêm nhường, không bao giờ nhận
mình là nhà thơ chuyên nghiệp. Bác chỉ coi Bác là người có tấm lòng yêu thơ mà
thôi. Bác nói như vậy, khi chúng ta xin phép Bác dịch tập thơ này ra tiếng Việt rồi
quảng bá rộng rãi trong toàn dân, còn bây giờ dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới
- những hạt ngọc văn chương đấy các đồng chí.
+ 135 bài thơ chữ Hán trong tập thơ này viết trong 1 hoàn cảnh bị tù đày, Bác
bị giam cầm 14 tháng liền trong các nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây,
trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt như thế, khác với đời thường, không có điều kiện
tối thiểu của 1 con người bình thường như súc vật vậy, mà Bác vẫn có thể làm thơ thì


11

đây là 1 điều kỳ tích đấy các đồng chí, một điều kỳ diệu thuộc về trí tuệ, tâm hồn,
nghị lực vô song của HCM.
+ Tập thơ ấy trong bối cảnh hiện nay, chúng ta học tập làm theo Bác cả về tư
tưởng, đạo đức và phong cách thì xin các đồng chí đừng quên 2 bài thơ rất ý nghĩa: 1
là “Nghe tiếng giã gạo”, 2 là “Học đánh cờ”.
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện ắt thành công.
+ Đấy là 1 triết lý về rèn luyện đạo đức, đó là lời căn dặn, nhắn nhủ chúng ta nhất
là thế hệ trẻ trong việc rèn đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, đánh bại giặc nội xâm thì
phải chấp nhận 1 cuộc rèn luyện đau đớn như giã gạo vậy và phải suốt đời. Bác nói
chống giặc nội xâm, chống chủ nghĩa cá nhân, sau này Bác nói chống lại chính bản thân
mình, những thói hư, tật xấu, những hư hỏng thoái hóa trong mình, cho nên sẽ có không

ít sự đau đớn ở trong lòng.
+ Sau này Bác còn nói, muốn đánh bại chủ nghĩa cá nhân thì phải chấp nhận
đau đớn cho việc rèn luyện và phải rèn luyện suốt đời và CNXH cũng chỉ thành công
khi mà đánh bại được chủ nghĩa cá nhân. Bây giờ điều đề này trở nên rất thời sự đối
với Đảng và nhân dân chúng ta.
+ Điểm đặc biệt nữa, là Bác 24 năm liền Bác làm nguyên thủ quốc gia - là chủ
tịch nước, Bác rất chú trọng đến việc dùng người, vấn đề chính sách cán bộ, Bác dạy
chúng ta 1 điều giản dị mà cảm động như thế này các đồng chí, Bác bảo: Rèn đạo đức
thì như giã gạo nhưng dùng người thì tuyệt đối không dùng theo lối giã gạo, hình
tượng Bác dùng là “nhấc lên, đập xuống” ý Bác phê bình chúng ta không quan tâm
giáo dục, chăm sóc, cứ để cho cán bộ tự phát trong phong trào, thấy tốt thì nhấc lên, đề
bạt, bổ nhiệm, rồi không kiểm tra, giáo dục, giám sát, mắc lỗi lầm thì vùi dập xuống.
Bác bảo: Cứ nhấc lên đập xuống như vậy 3 lần thì hỏng cả 1 đời cán bộ. Cho nên, phải
nghiêm khắc mà bao dung; nghiêm khắc với khuyết điểm nhưng bao dung nhân ái để
mở rộng đường cho con người hướng thiện và hoàn lương, đấy là triết lý nhân đạo,
nhân sinh của Bác, cả tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác.
* Vì thế cho nên, chúng ta lưu ý việc tiếp nhận tư tưởng HCM là cả trong tác
phẩm, trong hoạt động thực tiễn của Người.
+ Hay bài học đánh cờ cũng vậy thôi:
Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tiến công
Lạc nước 2 xe đành bỏ phí
Gặp thời 1 tốt cũng thành công.
Nghĩa đen chỉ là đánh cờ thôi nghĩa bóng là tầm nhìn chiến lược, tư duy chiến
lược, thuộc về phẩm chất trí tuệ của Đảng, của mỗi cán bộ đảng viên để xứng đáng là
người lãnh đạo của nhân dân. Đấy là điều đáng lưu ý trong khi tiếp nhận tư tưởng,
tình cảm của Bác.


12


* Nói tóm lại, tư tưởng HCM là 1 hệ thống lớn, như Đảng ta nhấn mạnh trong
Cương lĩnh là những quan điểm, nguyên tắc về phương pháp chiến lược, sách lược
cách mạng Việt Nam, đó còn là ảnh hưởng ở tầm rộng lớn của Bác với phong trào
cách mạng thế giới. Đặc biệt nữa, tư tưởng HCM thuộc dòng tư tưởng Mác-xít sáng
tạo. Bác của chúng ta hết sức sáng tạo, không giáo điều, biệt phái; Bác tiếp nhận CN
Mác - Lênin trung thành vô hạn đến tận cuối đời nhưng trung thành trên cơ sở sáng
tạo, trung thành bằng sự phát triển, độc lập tự chủ chứ không giáo điều sách vở.
* Có thể rút ra mấy đặc điểm rất quan trọng về tư tưởng HCM như thế này:
- Người chú trọng kinh nghiệm thực tiễn nhưng để rồi lý luận hóa kinh nghiệm
chứ không rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm dung tục, tầm thường; Người rất thực tế
thực tiễn nhưng rất không thực dụng, thiễn cận và rất coi trọng lý luận; Người đọc
thiên kinh vạn quyển để có trí tuệ uyên bác, lỗi lạc đến thế giới cũng phải ngưỡng mộ
nhưng không rơi vào bệnh sách vở chữ nghĩa đâu,Người khoáng đạt làm chủ tất cả.
HCM là con người của cách tân, của đổi mới, sáng tạo là thế.
- Người giản dị nhưng không hề giản đơn. Cái nhầm của chúng ta là biến cái
giản dị của Bác thành cái sự giản đơn bề ngoài, chỗ này có liên quan đến phương
pháp học Bác. Học Bác là học cái tâm, cái trí của Bác, để làm tốt những việc được
phân công theo chức năng, vị trí, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình để phục vụ tốt nhất
cuộc sống của dân, chứ không phải bắt chước Bác, không thể bắt chước Bác một
cách máy móc được đâu các đồng chí. Vì hoàn cảnh, điều kiện lịch sử thay đổi, nên
học cái tâm, cái đức của Bác, động cơ, mục đích, nghị lực phi thường và nhất là đạo
đức trong sáng của Bác.
- Bác giản dị chứ không hề giản đơn, một danh ngôn nổi tiếng của thế giới nói
là: Giản dị của bậc vĩ nhân đó là nỗ lực cao nhất của thiên tài. Giản dị của Bác đến
mức cái lõi của cuộc sống rồi, không cần trang trí, tô vẽ, nó tự nhiên như cuộc sống
vậy. Còn chúng ta nhiều khi giản đơn là hời hợt, bề ngoài, mô phỏng, sao chép, bắt
chước, chứ còn giản dị là cả 1 bản lĩnh văn hóa. Bao nhiêu câu chuyện xảy ra xung
quanh vấn đề này chúng ta đều biết cả, những tư liệu rất cảm động các đồng chí.
+ Ai đời các đồng chí lãnh đạo, cán bộ của mình ở các địa phương được tin Bác

về thăm đi đón Bác, thế là các vị nhà mình để cho Bác khen là giản dị, ăn mặc toàn
quần nâu, áo vải cả, ô tô Bác đến càng gần Bác càng thấy lạ, ở đây sao đoàn người
giống nhau như thế, Bác hỏi ra toàn chúng ta, toàn cán bộ chủ chốt cả, Bác phê bình,
Bác bảo: Các chú đóng kịch khéo lắm.
+ Đời Bác không bao giờ nặng lời với ai các đồng chí, Bác có năng lực kiềm
chế đến mức người ta gọi là năng lực văn hóa, không nặng lời với ai, nhưng Bác phê
bình rất tinh tế, thâm thúy, sâu sắc, thấm thía lắm. Cái đấy cũng là tư tưởng, đạo đức,
phong cách đấy các đồng chí. Thế mà chúng ta cũng có hiểu đâu, thế là về thay quần
áo để đợi Bác làm việc, lại bảo nhau: Cứ tưởng Bác khen, ai ngờ Bác lại không hài
lòng, Bác chê, thôi thì lần sau đón Bác phải mặc thật diện vào cho Bác vui vậy, lại cứ
Bác nghĩ như thế các đồng chí?
+ Lần sau cứ diện toàn quần áo mới sang trọng, lịch sự, com - lê đón Bác, Bác
lại cười: Hôm nay Bác rủ các chú đi tát nước đấy.
+ Thế thì rõ ràng, học Bác phải học cái tâm, cái đức chứ không phải bắt chước
hình thức như thế. Ở đời chỉ có 1 HCM nhưng sẽ có triệu triệu người học được tư


13

tưởng, đạo đức, phong cách của Bác để thể hiện trong cuộc sống bằng tất cả tấm
lòng, tình cảm, tình yêu của chúng ta dành cho Bác là như thế.
- Bác dạy chúng ta là phê bình công việc, chứ không xúc phạm con người, mỗi
người là 1 nhân cách, công việc làm sai, làm hỏng thì phê bình việc ấy thôi, chứ còn
con người thì tôn trọng không được xúc phạm họ, thấu lý đạt tình là thế đấy các đồng
chí, từ em nhỏ đến người lớn, từ người dân đến lãnh đạo, Bác đều rất tôn trọng, Bác
lắng nghe với tinh thần dân chủ.
* Có thể nói chúng ta tìm hiểu những giá trị cốt lõi như thế trong tư tưởng
HCM để thấy HCM là 1 nhà Mác-xít sáng tạo, một nhà biện chứng thực hành, một
con người có đầu óc cách tân, đổi mới, hội nhập rất sớm.
* Nhân đây, các đồng chí cho phép tôi có 1 thông tin này, các đồng chí biết

Hội đồng lý luận TW khóa mới vừa ra mắt xong, Hội đồng lý luận TW chủ trì một
chương trình khoa học trọng điểm cấp nhà nước - mấy chục đề tài. Khi nghiên cứu
chương trình nghiên cứu này, chúng tôi được tiếp cận đến và được yêu cầu viết đơn
đặt hàng để mời tất cả các nhà khoa học tham dự, có 1 đề tài rất quan trọng về HCM,
trong số mấy chục đề tài: Tư tưởng đổi mới, phát triển và hội nhập của HCM và
vận dụng vào thực tiễn đổi mới hiện nay. Những đề tài như thế này thì phải trình
TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khi Ban Bí thư có ý kiến chỉ đạo chính thức thông qua
thì mới chuyển sang cho Bộ KHCN để làm các thủ tục nghiên cứu, lần này thì
chương trình bắt đầu khởi động rồi, có 1 đề tài rất quan trọng: Tư tưởng đổi mới, hội
nhập và phát triển của HCM. Xin mời tất các đồng chí, các nhà khoa học tham gia
vào công việc quan trọng này.
- Mà chỉ thị CT 05, các đồng chí đọc có thấm thía không? Đảng ta trù tính, rồi
đây sẽ đưa tư tưởng, đạo đức HCM vào dạy trong tất cả các nhà trường của nền giáo
dục quốc dân, hệ thống giáo dục lý luận chuyên nghiệp của Đảng, nhà nước, quân
đội và đoàn thể. Công việc này hệ trọng lắm, công việc này cho tương lai, cho mọi
thế hệ sau này, để Bác sống mãi trong lòng dân và trong trái tim nhân loại như chúng
ta từng nói.
- Tư tưởng HCM nếu gọi là phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin thì trong
điều kiện hiện nay các đồng chí nhớ chỉ dẫn của Bác về thái độ, quan điểm đối với
CN Mác-Lênin.
- CN Mác-Lênin có thể nói là 1 thành tựu vĩ đại của tư tưởng, trí tuệ loài người
từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay vẫn còn nguyên giá trị và chúng ta tìm ra những giá
trị bền vững để tiếp tục theo đuổi, trung thành và phát triển sáng tạo. Từ lúc sinh thời,
Bác căn dặn chúng ta về Mác-Lênin như thế này:
(1) Học tập, nghiên cứu CN Mác-Lênin cốt là nắm tinh thần, phương pháp
của nó (tinh thần tức là nội dung, phương pháp là phép biện chứng), để ứng xử với
con người và công việc cho đúng. Dùng CN Mác-Lênin như 1 thế giới quan khoa học
và cách mạng, như 1 phương pháp sáng tạo để phân tích đánh giá tình hình của xã
hội ta, đất nước ta, để độc lập tìm ra câu trả lời cho những vấn đề của Việt Nam. Thế
là, Người không bao giờ giáo điều, chỉ nắm lấy tinh thần và phương pháp, tinh hoa

của nó, sử dụng nó như 1 phương pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn cách
mạng Việt Nam. Nhờ vậy, Bác có sáng tạo lớn, đóng góp lớn.


14

(2) Bác nói 1 câu thấm thía như thế này về đạo đức: Đọc hàng trăm hàng ngàn
quyển sách Mác-Lênin mà ăn ở với nhau không có tình có nghĩa thì làm sao gọi là
Mác-Lênin được. Thế là, Người nhìn CN Mác-Lênin không chỉ là khoa học đâu, mà
Người còn thìn thấy ở đây là đạo đức, là văn hóa nữa. Người nói: Đọc dăm ba quyển
sách cốt là để có ít chữ nghĩa để đi lè thiên hạ chứ đâu phải để phục vụ nhân dân.
Bác phê phán những người học tập phù phiếm, khoa trương mà vẫn háo danh là như
thế đấy. Đấy là chỉ dẫn rất thấm thía vào lúc này đối với chúng ta.
- Bác còn nói: Lý luận và thực tiễn phải gắn liền với nhau. Các đồng chí biết
Bác là người xử lý rất thành công trên tầm 1 của triết gia, 1 nhà triết học hai quan hệ
lý luận hóa thực tiễn, tức là nâng thực tiễn thành lý luận, rồi lại thực tiễn hóa lý
luận, tức là trả lý luận trở về với cuộc sống để thực hiện, Bác gọi là thực hành.
- Tôi xin dẫn ra 3 mệnh đề quan trọng của HCM xung quanh câu chuyện lý
luận Mác-Lênin mà cũng là lý luận của Đảng ta, của Bác, của Việt Nam trên con
đường phát triển. Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận
lãnh đạo thực hành.
+ Nếu chỉ nhìn về phong cách diễn đạt, phong cách tư duy thôi, các đồng thấy
là không thừa, không thiếu 1 chữ nào: Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên
tức là khái quát lên thành lý luận, không dừng ở chủ nghĩa kinh nghiệm và lý luận
tìm được rồi không phải là trang sức để nhìn ngắm, không có mục đích tự thân, mà
phải trở về phục vụ cho đời sống, sâu xa là vì cuộc sống của dân, cho nên lý luận
lãnh đạo thực hành.
+ Lý luận mà không thực hành là lý luận suông vô ích, Bác nhấn mạnh như
vậy, còn thực hành, thực tiễn mà không có lý luận soi đường thì là thực tiễn mù
quáng, tức là chủ nghĩa kinh nghiệm.

+ Ngay với Đảng ta, tại sao Bác xác định: Làm cách mạng trước hết phải có
Đảng, Đảng trước hết phải có chủ nghĩa làm cốt (cốt ở đây là cốt yếu), Đảng không
có chủ nghĩa giống như người không có trí khôn, đi đường không có bàn chỉ nam.
Cho nên công tác tư tưởng, lý luận của Đảng lúc này được đặt lên vị trí hàng đầu.
Lãnh đạo trước hết phải có lý luận tiên phong, phải có đột phá về lý luận để dẫn
đường cho sự phát triển của xã hội, đấy là nỗ lực của Đảng ta sau chặn đường dài 30
năm đổi mới, bây giờ tiếp tục sau 1 thời phát triển mới của đất nước thì cần đến 1 lý
luận hiện đại, đột phá thì HCM là kim chỉ nam, là chìa khóa giúp chúng ta giải quyết
vấn đề.
- Nói về lý luận Mác-Lênin, sự sáng tạo của Người xin các đồng chí chú ý cho,
để giải quyết được câu chuyện này, chúng ta phải nỗ lực nghiên cứu cả đời các đồng
chí.
+ Mác-Ăng ghen làm háng vạn tác phẩm, trong đó có bộ tác phẩm vĩ đại của
Mác là Bộ Tư bản của Mác để suốt cả đời mà viết không xong, Ăng ghen viết tiếp
đến Lênin mới là người hoàn chỉnh lần cuối cùng trong thế kỷ XX, 1 bộ sách mà các
vĩ nhân viết liên tục bổ sung cho nhau suốt 2 thế kỷ từ Mác-Ăngghen đến Lênin.
+ Bác Hồ đọc Bộ Tư bản ở Paris, đọc tác phẩm của Bác ta biết vì sao Bác coi
Mác là nhà kinh tế, Bác đọc Bộ Tư bản bằng tiếng Pháp ở Paris rồi, Bác cũng khiêm
tốn thừa nhận rằng: Lúc đầu rất khó hiểu, cũng không hiểu được bao nhiêu, nhưng


15

rồi nghiền ngẫm sâu sắc vừa học vừa làm, tích lũy tri thức sẽ hiểu từng chút một, là
thế đấy các đồng chí. Mác-Ăng ghen là tầm vĩ đại như thế, hàng vạn tác phẩm.
+ Lênin sống có 54 tuổi, ông sống ngắn quá, ông mất đúng vào lúc mà xã hội
Xô Viết cần đến ông nhất, lịch sử Xô Viết đã trải qua những thăng trầm đau đớn như
thế. Nhưng Lênin để lại đến 9.000 tác phẩm các đồng chí, 1 di sản vĩ đại như vậy mà
bây giờ muốn chứng minh rằng Bác Hồ của chúng ta phát triển sáng tạo CN MácLênin như thế nào thì bắt buộc phải làm phép so sánh. So sánh: Tác phẩm, luận điểm,
phương pháp, phong cách của các bậc vĩ nhân, thì chúng ta sẽ nhận ra từng bước 1

những đóng góp quý giá của HCM vào kho tàng kinh điển này.
+ Ví dụ: Các nhà kinh điển định nghĩa chân lý là gì? Chân lý là tri thức khoa
học phản ánh hiện thực khách quan, trùng hợp với thực tiễn thì đấy là chân lý, chân
lý tức là sự đúng đắn, khoa học.
+ Bác không định nghĩa chân lý như thế đâu. Đó là chuyện đương nhiên về
mặt nhận thức luận, Bác đưa ra một cảm nhận đạo đức, Bác đưa đạo đức vào định
nghĩa chân lý ấy: Chân lý là cái gì tốt cho nhân dân, cái gì lợi cho nhân dân, cái đó
là chân lý. Dân là gốc, lấy dân làm gốc là thế, dân suốt đời là điểm xuất phát và là
chỗ trở về của HCM, cho nên cái gì tốt cho dân, lợi cho dân, cái đó là chân lý. Đấy là
một nhận xét rất độc đáo, sáng tạo, tức là bổ sung thêm vào phạm trù chân lý khía
cạnh đạo đức nữa, chứ không chỉ thuần túy khoa học, không chỉ duy lý đâu.
+ Hai nữa, Bác nói: Phục vụ nhân dân là phục tùng 1 chân lý cao nhất. Làm
đầy tớ, công bộc cho dân là lựa chọn 1 lẽ sống cao thượng nhất. Cả đời HCM nhất
quán tư tưởng đó, đấy là 1 trong những điểm sáng tạo của người vào lý luận MácLênin.
+ Tiếp nữa, Bác còn đặt vấn đề: Đảng là đạo đức, là văn minh.
+ Lênnin nói: Đảng là lương tâm, trí tuệ, danh dự của thời đại.
+ Thời Mác-Ăngghen chưa có Đảng chỉ có các Liên đoàn cộng sản.
Thế đến Lênin, HCM thì yếu tố đạo đức, yếu tố văn hóa, yếu tố văn minh được
trở thành thuộc tính, bản chất của Đảng.
+ Các đồng chí đọc Sửa đổi lối làm việc nhé, ta đọc kỹ đoạn 12 Điều xây dựng
Đảng cách mạng chân chính, từ điều 1 đến điều 12 vẻn vẹn có 456 từ mà nó hiện lên cả
chủ thuyết về Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo cầm quyền.
+ Vĩ đại như Lênin chỉ dùng Đảng chấp chính, nắm chính quyền, có chính
quyền sau Cách mạng tháng Tháng mười.
- Trong Di chúc, Bác khẳng định: Đảng ta là một đảng cầm quyền, bốn chữ
“thật” trong Di chúc là thâu tóm cốt yếu lý luận về đảng cầm quyển trong đó có cả
chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa.
+ Bốn chữ thật đó là:
Thật sự tu dưỡng đạo đức cách mạng;
Thật cần, kiệm, liêm, chính;

Thật sự chí công vô tư;


16

Thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành, công bộc tận tụy của
quần chúng, của nhân dân.
Bốn chữ “thật” trong một đoạn văn rất ngắn nói về đảng cầm quyền chính là lý
luận về Đảng của Bác Hồ.
+ Bác còn dặn: “trước hết nói về Đảng, trong Đảng thì thống nhất, đoàn kết từ
Trung ương đến chi bộ, từ chi bộ đến Trung ương như giữ gìn con ngươi của mắt
mình”, về Đảng là như thế, đấy là một sự sáng tạo của Hồ Chí Minh.
+ Cũng như quy luật hình thành đảng ta như tôi nói lúc đầu là Người đặc biệt
nhấn mạnh chủ nghĩa yêu nước, phong trào yêu nước chân chính của dân tộc, là
bệ đỡ tinh thần, là điều kiện cho đảng ta ra đời, tồn tại và phát triển và nó gắn bó với
nhân dân từ trong bản chất của Đảng.
- Chính trị Bác định là đoàn kết và thanh khiết
+ Trong Đường Kách mệnh, Bác cũng nói về: Phải giữ chủ nghĩa cho vững,
lại phải ít lòng tham muốn về vật chất. Đây là sự tiên liệu rất là tầm xa, chiến lược
của Hồ Chí Minh ngay từ khi Đảng còn chưa ra đời.
+ Mở đầu tác phẩm lý luận cách mạng mà lại bắt đầu từ đạo đức, tư cách của
người cách mệnh, mà hai điều cốt yếu là giữ chủ nghĩa cho vững và ít lòng tham
muốn về vật chất đấy là nét đặc sắc của Hồ Chí Minh trong sự phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin.
+ Đặc biệt nữa, Hồ Chí Minh còn chú trọng vào một vấn đề rất quan trọng là
phát triển phải thông qua đổi mới, phát triển phải thông qua hội nhập. Người có tư
tưởng đổi mới, hội nhập từ rất sớm. Cho nên, đây là chỗ mà Người không biệt phái,
không giáo điều, đặt chủ nghĩa Mác-Lênin trong tổng số văn minh chung của nhân
loại và đặc biệt nữa là biết tiếp biến văn hóa để phát triển, biết tiếp thu cái hay, cái
đẹp từ bên ngoài làm phong phú chính mình để phát triển và đến khi phải xử lý các

vấn đề lý luận, Người thể hiện rất rõ một bản lĩnh kiên định, nhất quán. Bác nói:
“phương Tây có gì hay cũng học, phương Đông có gì hay cũng học, học cốt để làm
giàu trí tuệ mình, làm phong phú sự hiểu biết của mình để sáng tạo chứ không sao
chép, không bắt chước”. Đấy là một trong những chỉ dẫn điển hình về tiếp biến văn
hóa cho phát triển.
+ Những năm 60 của thế kỷ XX, tình hình quốc tế rất phức tạp trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa xét lại. Trong hoàn cảnh ấy Bác nói như thế này: “học tập
Liên Xô, Trung Quốc và kinh nghiệm các nước anh em là rất cần thiết, nhưng Ta và
Liên Xô rất khác nhau, khác nhau về trình độ phát triển, về hoàn cảnh lịch sử, về văn
hóa, tập quán, cả về kinh tế nữa, cho nên làm khác với Liên Xô vẫn cứ là Người
Mác-xít”. Đấy là sự thể hiện rõ nhất bản lĩnh trên phương diện lý luận. Còn biết bao
nhiêu ví dụ khác để nói về vấn đề sự sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin của Bác Hồ.
- Định nghĩa kinh điển, đầy hàn lâm bác học của Mác về con người “bản chất
con người là tổng hòa tất cả những mối quan hệ xã hội, con người là kết cấu song
trùng giữa sinh học với xã hội” nói như vậy là hoàn toàn hàn lâm, bác học, những
người có học mới hiểu được. Bác không nói vậy, Bác nói: “chữ người có nhiều nghĩa.
Nghĩa hẹp nhất là người ruột thịt, máu mủ của một dòng máu trong gia đình, huyết
tộc. Nghĩa rộng hơn là đồng bào cả nước. Nghĩa rộng nhất là toàn thể nhân loại”.
Chữ người có nhiều cấp độ khác nhau như vậy”. Nói như thế là vừa thấm thía được


17

bản chất mác-xít về bản chất con người, mà lại vừa hình dung cụ thể tư duy cấp độ
rộng, hẹp khác nhau của Hồ Chí Minh, gắn liền dân tộc với thế giới nhân loại…
* Vấn đề tư tưởng là một vấn đề đặc sắc lắm, nói tư tưởng thật ra cũng là nói
phương pháp, nói đạo đức và nói phong cách và phong cách hội tụ tất cả các giá trị
cốt lõi của tư tưởng và đạo đức.
b. Đạo đức Hồ Chí Minh
- Đạo đức Hồ Chí Minh như chúng ta biết có bốn chữ “cần, kiệm, liêm,

chính”. Khi còn sống, Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến có nói: Lý thuyết đạo đức học Hồ
Chí Minh với tư cách là nhà đạo đức học Mác-xít chỉ gồm có bốn chuẩn mực giá trị
và hai nguyên tắc ứng xử.
+ Bốn chuẩn mực giá trị là “cần, kiệm, liêm, chính”.
+ Hai nguyên tắc ứng xử là “chí công, vô tư”.
- Lý thuyết đạo đức Hồ Chí Minh thâu tóm trong một câu đó nhưng thực tiễn
đạo đức của người vô cùng phong phú và đa dạng nhất là nêu gương đạo đức. Cả
cuộc đời thực hành đạo đức nhất là thực hành chữ kiệm, tiết kiệm đến mức khắc khổ
để nêu gương. Xung quanh vấn đề này có bao nhiêu câu chuyện cảm động để chúng
ta thấy sức sống, hiệu ứng và sự lan tỏa của Hồ Chí Minh. Bác từng nói: Phải đủ cả
bốn đức mới là người hoàn toàn, thiếu một đức thì không thành người. Bác đặt đạo
đức con người trong thế tương quan “tam vị nhất thể” thiên, địa, nhân hợp nhất:
Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần kiệm liêm chính
Thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất,
thiếu một đức thì không thành người.
Thì với Hồ Chí Minh đạo đức của người cách mạng càng phải đề cao, đầy đủ
bốn đức mới là người hoàn toàn.
+ Nhưng Bác là con người rất thực tế, thấu hiểu nhân tình thế thái, thấu hiểu
cuộc sống, nên Bác nói: Nhưng ở đời nhân vô thập toàn; không ai là hoàn toàn cả, ai
cũng có cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu, cho nên phải làm sao giáo dục rèn luyện, để
cái hay, cái tốt nẩy nở như hoa mùa xuân, còn cái xấu, cái dở mất dần đi, rồi tiến đến
chổ mất hẳn. Cho nên rèn đạo đức suốt đời để đủ cả bốn đức làm người là thế. Đấy là
đạo đức cao quý của Hồ Chí Minh.
- Suốt đời chống chủ nghĩa cá nhân nhưng không bao giờ đồng nhất với cá
nhân.
+ Đây là chổ cực kỳ sâu sắc của Bác, ta phải nhận ra và học cho bằng được vì
thói thường ta hay mắc bệnh đơn giản và giáo điều. Nói chống chủ nghĩa cá nhân là
chống tất, không coi cá nhân là gì, chỉ thấy xã hội chung, trừu tượng.

+ Trong khi đó Hồ Chí Minh nói: “không có cá nhân không thành xã hội, mỗi
người là cá tính riêng, sở trường riêng, có lợi ích riêng, có nguyện vọng riêng, nếu
nó không xấu, không trái với xã hội thì không phải chống, mà phải vun trồng cho nó
phát triển”. Cho nên, Bác rất tôn trọng từng cá nhân một, chống là chống chủ nghĩa


18

cá nhân mà Bác nói một cách giản dị tức là một lối sống vụ lợi, vị kỷ, lợi mình hại
người mà thôi, chống là chống thứ đó thôi, còn từng cá nhân phải vun trồng cho nó
phát triển. Ta càng thấy rõ một điều, tại sao suốt cuộc đời Bác trân trọng con người.
- Bản Di chúc này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói một câu cảm động, Thủ
tướng là học trò kiệt xuất của Bác, ở với Bác nhiều chục năm, Thủ tướng nói: “đọc
Di chúc của Hồ Chí Minh ta nhận ra được trong trái tim mênh mông của Người có
chổ chứa cho tất cả mọi người, ai cũng có trong tình thương mênh mông của Bác,
tình thương yêu con người, hy sinh vì hạnh của nhân dân có lẽ là một điểm sáng chói
đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh, đạo đức hành động, đạo đức vì dân, đạo đức
phấn đấu cho quyền lợi, hạnh phúc của nhân dân”.
- Nói Hồ Chí Minh về đạo đức, chúng hiểu rõ tình thương của Người. Tại sao
Bác nói thế này? “tình thương yêu của tôi với đồng bào đồng chí, với nhân loại khổ
đau mãi mãi không bao giờ thay đổi”.
+ Các đồng chí đều biết câu chuyện cảm động khi mà người con trai Bộ
Trưởng Bộ Lao - Thương binh - Cứu tế xã hội là bác sỹ Vũ Đình Tụng qua đời ở
chiến trường, Bác thư chia buồn, Bác nói: “tôi được tin cháu đã hy sinh ngoài mặt
trận, tôi rất lấy làm đau xót, Ngài biết rằng tôi không có vợ con gia đình riêng, nam
nữ thanh niên cả nước đều là con cháu của tôi, Ngài mất đi một người con, còn tôi
đứt đi một khúc ruột, tôi mong Ngài nén đau thương để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
cao cả của Chính phủ, để cháu được thanh thản nơi suối vàng”.
+ Và các đồng chí còn biết chi tiết như thế này, ta có ngờ đâu mùng 2 tháng 9
năm 1945 Bác độc Tuyên ngôn độc lập trên tư cách Chủ tịch Chính phủ lâm thời,

ngay hôm sau họp Chính phủ phiên đầu tiên, phiên họp độc nhất vô nhị trong nền
hành pháp của nước ta mà Bác đứng đầu (phiên họp ngày mùng 3 tháng 9 năm
1945). Trên thế giới này không có một Chính phủ nào, lãnh tụ nào mà ngay từ đầu
lập nội các đã tuyên bố là nhịn ăn để lấy gạo nuôi dân, Bác đề nghị: “tôi đề nghị các
vị Bộ trưởng, các Ngài Bộ trưởng (Bác không gọi là đồng chí, vì Chính phủ thời Bác
hầu hết là người ngoài đảng, Bác chỉ cần đạo đức, trí tuệ, vì dân thôi, không có câu
ngoài Đảng, hay trong đảng lúc trong bối cảnh lúc bấy giờ, nên Bác mới quy tụ xung
quanh mình ai cũng là người nhân cách lớn, trí tuệ lớn) ủng hộ tôi một chủ trương,
phát động ngay trong Chính phủ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa là một bơ gạo,
đem gạo cứu dân nghèo, tôi xin làm trước tiên”. Một câu thôi, mà đã toát lên tinh
thần, trách nhiệm, tấm lòng nhân ái, thương dân và nói đi đôi với làm của Hồ Chí
Minh. Chỉ trong một câu thôi ta thấy cả tư tưởng, đạo đức và phong cách mà Bác đã
thực hiện.
+ Chưa kể là ứng xử của Bác nữa chứ, Bác còn dặn thanh niên ở Văn phòng
của Bác: “Các cháu cố mà nhịn, mười ngày mới nhịn một bữa không chết được đâu,
nhưng dân thì có bữa cơm, bữa cháo, Bác cũng nhịn, còn nếu như đến ngày quy định
nhịn ăn, mà Bác có việc phải tiếp khách thì Bác sẽ nhịn bù vào hôm sau”. Bây giờ
không còn khốn khổ như thế nữa, nhưng mà sự cao, quý hy sinh vì dân này thì mãi
mãi là tấm gương muôn đời cho chúng ta và bạn bè thế giới ngưỡng mộ Bác chính vì
thế.
+ Chứ không phải ngẫu nhiên mà khi Bác mất, đồng chí Fidel Castro - lãnh tụ
Cuba lúc bây giờ mới 40 tuổi, trong bức điện gửi chia buồn với Đảng ta đã nói:
“đồng chí Hồ Chí Minh thuộc về một lớp người đặc biệt mà cái chết lại gieo mầm


19

cho sự sống đời đời bất diệt, thể xác có thể hữu hạn, sự sống sinh học là giới hạn,
nhưng nhân cách, trí tuệ ảnh hưởng đến muôn đời”. Nhận xét này là vô cùng sâu
sắc.

+ Hay là nhà bác học người Anh vốn rất có thiện cảm với Việt Nam, cụ
Bertrand Russell, đã nói: “trong thế kỷ 20, không có vĩ nhân nào được như Hồ Chí
Minh mà sự ra đi của Người lại lấy của nhân loại nhiều nước mắt đến như thế” (đời
tuôn nước mắt, trời tuôn mưa là đúng như thế), cả thế giới khóc thương Bác, cả dân
tộc đau đớn vĩnh biệt Người.
- Cho nên tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, mà đạo đức
cao quý nhất là đức hy sinh.
+ Các đồng chí đọc tác phẩm của Bác vào giai đoạn 1945 - 1946, sẽ thấy điều
này. Bác có một bức thư gửi cho tất cả các Ủy ban hành chính làng xã, huyện tỉnh
các nước ngay từ năm 1946, Bác nói: “để tỏ lòng biết ơn các liệt sỹ đã hy sinh vì dân
vì nước, tôi chính thức thông báo với toàn thể đồng bào trong nước được biết, kể từ
hôm nay, tôi sẽ nhận tất cả con liệt sỹ làm con nuôi của tôi” và Bác gửi hết lương
tháng của Bác cho cụ Bộ trưởng Vũ Đình Tụng, dù chỉ một chút tượng trưng tình
cảm thôi, lo cho các con, các cháu, đời Bác là như vậy, hy sinh hết.
+ Hy sinh đến mức mà khi Bác mất, đồng chí Vũ Kỳ nộp lại cho Trung ương
Bản Di chúc này, lúc bấy giờ chưa in thành sách đâu, nó chỉ là tờ giấy dày một mặt
để trong phong bì lớn, Bác tiết kiệm cả đời, viết Di chúc sau tờ bản tin cơ mà, một
phong bì Bác dùng hai lần cơ mà, để làm gương cho chúng ta về chống lãng phí đấy!
Cho nên có một câu thơ “sau bản tin một đêm, Người ký thác chuyện muôn đời”.
- Khi nộp cho Trung ương bản Di chúc này, để trong phiên họp Trung ương bất
thường bàn về việc đọc Di chúc của Bác trong Lễ truy điệu như thế nào? Hoàn cảnh
lúc bấy giờ không thể đọc hết được, nhiều điều Bác dặn chưa thể công bố được, mà
nhất là việc riêng của Bác, ta gìn giữ Bác lâu dài, vĩnh hằng di hài của Bác nhưng
Bác dặn là đốt Bác đi (hỏa táng).
- Thế rồi cùng lúc đó đồng chí Vũ Kỳ xin phép nộp lại Trung ương túi tiền tiết
kiệm giữ lại của Bác. Bác là Chủ tịch nước nên Bác cũng có lương, nhưng thời bao
cấp có đáng là bao mà Bác lại cho hết, Bác dặn tiêu pha cho Bác xong còn lại bao
nhiêu may cho Bác một túi vải để vào đấy cần gì Bác sẽ nói. Các cụ già thượng thọ
Bác đều gửi thư mừng, có quà; các bà mẹ sinh 3, sinh 4, Bác đều gửi thư, gửi quà và
bộ đội, công an, thanh niên xung phong là lực lượng hy sinh, vất vả Bác thương nhất,

có khi mấy tháng lương Bác tiết kiệm để dành không đủ để mua nước giải khát cho
các chiến sỹ phòng không trực pháo trên các nóc nhà thời chống Mỹ.
- Cho nên, nộp lại bản Di chúc chỉ 1.000 từ thiêng liêng này, cùng với gói tiền tiết
kiệm còn có mấy đồng bạc “cả cuộc đời thanh bạch chẳng vàng son”.
* Cho nên, nói đạo đức Hồ Chí Minh nó có sự vĩ đại, sự cao thượng, sự trong
sáng, đến mức độ hóa thân, dấn thân để hóa thân, hy sinh vì dân, vì nước, hy sinh đến
cả cuộc sống riêng tư của mình nữa. Bác không có cuộc sống riêng tư đúng nghĩa
như chúng ta, tất cả chỉ vì dân vì nước thôi. Hóa thân đến mức mà bây giờ năm tháng
trôi qua đi, làm sao mà ta không thắm thía cảm động với sự kiện này:


20

+ Hóa ra đời Bác chỉ có một lần duy nhất Bác chủ động làm sinh nhật, còn Bác
từ chối hết; còn chúng ta cứ làm, nài nỉ, thiết tha đề nghị Bác, Bác nể, còn bạn bè
quốc tế nữa thì Bác làm thôi.
+ Sự kiện Bác chủ động tổ chức sinh nhật để chúng ta hiểu thêm ý nghĩa ngày
sinh nhật Bác. Có ngờ đâu, ngày 19/5/1946, lúc mà Hà Nội bắt đầu âm ỉ một cuộc
chiến tranh mới, thực dân Pháp nã súng từ cảng Hải Phòng về Hà Nội, thì trong hoàn
cảnh ấy Bác chủ động làm sinh nhật để biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân,
để cho kẻ thù biết nhân dân quy tụ xung quanh lãnh tụ như thế nào? Nhưng có ngờ
đâu, Bác có làm sinh nhật cho Bác đâu, Bác làm sinh nhật cho Mặt trận.
+ Ngày 19/5/1941, Bác và Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam
độc lập đồng minh (giờ là Mặt trận Tổ quốc), Bác tổ chức sinh nhật cho Mặt trận Việt
Minh chứ đâu phải cho Bác, nhưng Bác nói là sinh nhật cho Bác, ta cứ đinh ninh như
vậy. Đến khi hiểu ra điều này thì phải chăng Bác đã hóa thân vào dân tộc từ hồi đó. Ái
quốc, ái dân là như thế. Bác làm sinh nhật cho Mặt trận, cho nên ngày 19/5 thiêng
liêng, cố định trong lịch sử dân tộc và cả thế giới thừa nhận bây giờ là ngày sinh của
Bác, nhưng thực ra đó là ngày hóa thân của Bác vào dân tộc, vào nhân dân và nêu cao
ngọn cờ “thà hy sinh tất cả quyết không chịu làm nô lệ”, đấy là Hồ Chí Minh.

- Các đồng chí nào muốn tìm hiểu thêm các sự kiện lịch sử liên quan đến sinh
nhật của Bác, quê quán của Bác, ngay cả quê ngoại của Bác gốc tích là huyện Khoái
Châu, Hưng Yên; còn làng Chùa ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An là quê ngoại với
nghĩa Bác sinh ra, lọt lòng mẹ ở đấy thôi, còn gốc tích dòng họ Hoàng quê ngoại Bác
là Khoái Châu, Hưng Yên, cho nên có một tác phẩm Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng
Yên với Bác Hồ.
+ Tại sao năm nào cứ đến sinh nhật Bác thì Huyện ủy Khoái Châu, Nam Đàn
vẫn thường cùng tổ chức như nối liên 02 không gian quê ngoại Bác lại với nhau. Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang của chúng ta trước đây năm nào cũng về Hưng Yên để
thắp nhang cho mẹ Bác - Bà Hoàng Thị Loan.
+ Nhiều huyền thoại nhưng mà huyền thọa trở thành sự thật chứ không phải
huyền thoại theo nghĩa ước lệ lịch sử, siêu phàm. Đấy mới là chỗ sống động của Hồ
Chí Minh.
- Tại sao Bác nói là: “Mỗi người có một nỗi khổ riêng, mỗi gia đình có một nỗi
đau riêng, cả dân tộc cũng vậy, cộng tất cả các nỗi, nỗi đau ấy lại là nỗi đau chính
bản thân tôi”. Có một con người mà nỗi đau vĩ đại đến như vậy, đạo đức Hồ Chí
Minh là thế.
- Đặc biệt nữa, tại sao vào dịp 39 năm thành lập Đảng, lễ sinh nhật Đảng cuối
cùng của Bác có mặt; Đại hội III của Đảng, Đại hội cuối cùng Bác chủ trì, bây giờ
Đại hội XII rồi, Đảng ta 86 tuổi rồi. Dịp 39 năm thành lập Đảng, Bác lại nghiền
ngẫm, suy nghĩ, để chỉ đạo viết một bài báo nổi tiếng “Quét sạch Chủ nghĩa cá
nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Tại sao mọi khi Bác trực tiếp viết, còn lần này
Bác chỉ đạo chúng ta viết, vấn đề này liên quan đến ngành Tuyên giáo của chúng ta
đấy cá đồng chí.
+ Bác cho người mời đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo, lúc đó là Tuyên huấn
và đồng chí Chánh Văn phòng đến để giao nhiệm vụ. Bác bảo, sắp đến kỷ niệm 39
năm thành lập Đảng, các chú về chuẩn bị một bài báo cho Bác, đầu đề Bác đặt sẵn ở


21


đây, nội dung Bác đề nghị như thế này, kết cấu của bài là xây và chống và Bác nói là:
“Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”, các chú về chuẩn bị
cho Bác.
+ Ta có lực lượng, chuyên gia, có đủ sức người và điều kiện thời gian. Lúc này
Bác đã 79 tuổi rồi, già yếu, còn chúng ta còn trẻ, khỏe như vậy mà Bác cho thời gian
một tuần để chuẩn bị. Bác gia hẹn tối đa là 1.000 từ, ít hơn thì càng tốt, vì lúc đăng
lên còn đúng 700 từ, vì Bác duyệt sửa rất nhiều.
+ Đúng hẹn đến nộp Bác, Bác xem, Bác không sửa một chữ nào và bác bảo về
nhân ra nhiều bảng để gửi cho các đồng chí lãnh đạo và kèm theo cái thư nhỏ đề nghị
đọc, góp ý, sửa trực tiếp vào văn bản và các chú tổng hợp lại thành một bản mới đưa
Bác, để Bác đọc duyệt lần cuối trước khi đăng và phải đúng dịp 03 tháng 2 - sinh
nhật Đảng. Bác cho các chú thêm 3 ngày nữa là 10 ngày.
+ Ta về thực hiện sự chỉ đạo của Bác, ta học được phương pháp, phong cách
làm việc của Bác. Đúng hẹn đến nộp Bác, Bác cười: Thế là các chú đã tạm xong
nhiệm vụ, tạm xong thôi. Bây giờ, Bác xin các chú một ngày để sửa. Bác cho chúng
ta 10 ngày, Bác chỉ dẫn ân cần như vậy, còn Bác xin chúng ta một ngày để sửa.
+ Hôm sau, đúng ngày đến nhận bài của Bác, hồi hộp lắm, lúc Bác trả bài thì
có ngờ đau còn mỗi cái đầu đề. Còn không có chỗ nào không có mực đỏ của Bác cả.
Đến Bác Di Chúc Bác viết mà sửa thế này mà các đồng chí. Bản sửa nhiều nhất là
bản năm 1968 - năm Tổng tiến công Mậu Thân (năm 78 tuổi), gần như viết lại. Nhất
là những đoạn trù tính cho tương lai, những giải pháp phải làm, trong đó có miễn
thuế cho bà con nông dân 1 năm. Bác trả lại cho chúng ta còn mỗi cái đầu đề, còn
chỗ nào cũng thấy đầy mực đỏ của Bác cả.
+ Ta cũng xót xa lắm, Bác thì già yếu mà ta làm lại không đạt yêu cầu để cho
Bác buồn, mà Bác lại tinh tế vô cùng, không bao giờ nặng lời cả. Chúng ta nói là
thưa Bác: Bác sửa hết thế này rồi còn gì nữa? Bác cười, Bác sửa nhiều thật nhưng
Bác cố giữ ý của các chú đấy. Ý của các chú là cái đầu đề đó, mà đầu đề Bác là Bác
đặt đấy. Chứ tại sao, đầu đề Bác đặt mà bây giờ Bác lại nói là giữ lại ý của chúng ta.
Bởi vì khi thảo luận với Bác các chú cũng đồng ý như vậy, cho nên nó là ý của các

chú. Bác giữ cái đầu đề là giữ ý của các chú. Đây thật ra là một sự vị tha, khoan
dung, tinh tế để không nỡ làm chúng ta đau, chúng ta buồn thôi.
+ Bác của chúng ta rộng lượng, khoan dung như thế đó, đúng như lời Bác nói
đấy: Sông sâu, bể rộng bao nhiêu nước cũng vừa, cái đĩa cạn, cái chén nhỏ chỉ một
giọt nước cũng tràn đầy, chỉ sợ mình không có lòng bao dung nhân ái, chứ không sợ
người ta không theo mình là như vậy đấy các đồng chí! Mà Bác lại là hiện thân của
bao dung, nhân ái đó.
+ Ta thấy, 02 đồng chí Chánh Văn phòng, Trưởng Ban tuyên huấn Trung ương,
mà toàn là những cương vị quan trọng cả, ít nhất là trong Trung ương, có khi trong
Bộ Chính trị đấy chứ, thấy Bác không bao giờ nặng lời, vui vẻ như thế, nên mới
tranh thủ hội ý nhanh với nhau để xin phép Bác đổi tên bài báo, đổi ngược lại. Bác
đặt là “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng” ta đề nghị đổi
ngược lại là “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.
+ Bác cũng hơi ngạc nhiên, Bác hỏi: Sao các chú lại đề nghị như vậy? Ta trả
lời Bác, thưa Bác trong Đảng ta đa số là tốt, số hưng hỏng ít thôi, nên đề nghị Bác


22

đổi ngược lại là “Xây đạo đức cách mạng, để chống chủ nghĩa các nhân”. Bác ngẫm
nghĩ một lúc, rồi quay sang hỏi đồng chí Chánh Văn phòng Trung ương, ý chú thế
nào? Thưa Bác, con cũng đồng ý như vậy (vì đã hội ý với nhau rồi).
+ Bác trả lời thế nào các đồng chí? Ở đây các chú có 2 người, Bác chỉ có một
mình Bác thôi, các chú là đa số, còn Bác là thiểu số chứ gì? Mà thiểu số phải phục
tùng đa số mà - nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng mà, Bác hiểu chứ. Bác là
người sáng lập Đảng mà, còn soạn cả Điều lệ Đảng trong đó có nguyên tắc này.
Nhưng không phải gì thế mà Bác đồng ý đâu, đấy chỉ là một căn cứ thôi. Điều nữa là
ý của các chú cũng có lý. Chỗ này đọc thoáng qua thì không thấy gì đâu nhưng ngẫm
nghĩ kỹ mới thấy vĩ đại các đồng chí à! Lãnh tụ như Bác mà Bác chấp nhận người
khác, vĩ đại là chỗ đó, biết lắng nghe, biết tiếp nhận, biết tôn trọng. Ta hãy học Bác

bài học đó nhé.
+ Ý của các chú cũng có lý nên Bác cũng đồng ý sửa. Thời bấy giờ có thể điều
này có thể là đúng. Bây giờ chắc là không đúng nữa. Bây giờ, Đảng ta công khai thừa
nhận: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả cán
bộ cấp cao suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng. Vì tình huống nguy ngập
đó mà mới chú trọng học tập và làm theo Bác là thế.
+ Bác nói: Các chú cũng có lý là đúng thì mừng quá nên mới xin Bác về gặp
tòa soạn để đăng cho kịp ngày mai mùng 3 tháng 2. Bác có cho về đâu, Bác bảo:
Khoan đã, Bác hỏi các chú 1 câu đã rồi hãy về. Ta xem câu hỏi của Bác nhé.
+ Giả sử các chú dành dụm được tiền lương (của các chú chứ không phải tiền
chùa), mua sắm một bộ bàn ghế, giường tủ mới liệu các chú có kê ngay vào trong nhà
không, hay trước hết phải quét sạch rác rưởi trong nhà đi đã?
+ Câu của Bác là có ý lắm đó các đồng chí! Vừa tôn trọng tập thể là người
khác, vừa tán thành ý kiến của người khác mà vẫn muốn bảo lưu ý kiến của mình.
Hai đồng chí của chúng ta còn đang suy nghĩ, chưa kịp trả lời Bác, thì Bác không cần
trả lời nữa, Bác bảo: Thôi, Bác hỏi các chú vậy thôi, Bác cũng không đợi các chú trả
lời đâu. Bây giờ các chú về làm việc với Tổng Biên tập báo Nhân dân để đăng bài
cho nó kịp, vì sinh nhật Đảng. Đây là tài liệu học tập trong toàn Đảng mà, mà chúng
ta từng học trong những năm vừa qua đó các đồng chí, tác phẩm này nè.
+ Bác nói thế này: Bác nhờ các chú một việc, các chú nói hộ với Tổng Biên tập
cho Bác nói một câu (mà Tổng Biên tập báo Nhân dân là quan trong lắm các đồng
chí ạ, cũng là Ủy viên Trung ương, là cơ quan diễn đàn tư tưởng của Đảng, hàm Bộ
trưởng) đầu đề như các chú đặt cũng được (cũng được nhé), nhưng trong ruột bài
báo, tức là nội dung, dứt khoát phải in đậm cho Bác một câu: “Quét sạch chủ nghĩa
cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”.
+ Đúng là bác đã làm cho chúng ta một bài mẫu về thực hiện tập trung dân chủ
là như thế nào, các đồng chí ạ. Vừa tôn trọng tập thể là số đông, vừa độc lập giữ
được ý kiến cá nhân mình. Với một niềm tin là đúng và thực tế đã chứng minh là
đúng, muốn nâng cao đạo đức cách mạng, trước hết phải bắt đầu quét sạch chủ nghĩa
cá nhân. Tức là, giặc nội xâm - kẻ thù nguy hiểm nhất, bệnh mẹ, đẻ ra các bệnh con,

xấu xa, hư hỏng, tội lỗi ở trong mỗi người. Bây giờ là sự tha hóa, sự thoái hóa, thoái
hóa của chung, của Đảng, của nhân dân. Đấy là một ví dụ về đạo đức, thực hành đạo
đức của Bác là như thế nào.


23

c. Phong cách Hồ Chí Minh
- Lúc đầu, nói về phong cách Hồ Chí Minh thì chúng ta cùng nhau nhấn
mạnh là kết tinh những gì cốt lõi nhất của giá trị tư tưởng và đạo đức. Nó chuyển
từ ý thức sang hành động thực tiễn, chuyển từ lý luận sang thực tiễn và phong cách
HCM chính là con người Hồ Chí Minh. Cho nên, một ý nghĩa đầy đủ và toàn diện
nhất, phong cách chính là con người.
- Ở đây nó rất gần phạm trù nhân cách nhé các đồng chí! Nhân cách là sự trưởng
thành cả về trí tuệ, năng lực, đạo đức, phẩm hạnh của một con người.
- Nó cũng rất gần với văn hóa, là trình độ con người trong phát triển văn hóa,
thì phong cách ở đây chính là con người. Ai cũng có thể có phong cách, ai cũng tiềm
tang một khả năng để hình thành phong cách nhưng có người cả đời vẫn không hình
thành phong cách.
- Phong cách chính là sản phẩm đích thực của một nhân cách, không có gì
gượng gạo, tô vẻ cả, nó là tính đích thực, giản dị và hồn nhiên.
Cho nên, phong cách của Hồ Chí Minh có hình thức biểu hiện đa dạng, phong
phú, độc đáo, sinh động mà rất gần gũi với đời thường, có sức cảm hóa, lôi cuốn
hàng bao nhiều con người, từ trong đảng đến trong dân, kể cả sự ngưỡng mộ của bạn
bè quốc tế.
- Ta cứ nhìn vào tất cả những câu chuyện về Bác, nghe nhưng của chuyện của
Bác, nhìn và ứng xử của Bác ta thấy phong cách của Bác là cả một giá trị văn hóa.
- Phong cách của Bác trên rất nhiều phương diện nhưng chúng ta có thể
tập trung vào 3 điểm cốt lõi:
+ Một là, phong cách tư duy, Bác là một nhà tư tưởng nên tư duy là hình thái

để dẫn đến tư tưởng. Phong cách tư duy của Bác rất đáng học, rất đáng noi theo.
+ Hai là phong cách hành động, hoạt động mà hoạt động của Bác hầu như
bao trùm mọi lĩnh vực.
+ Thứ ba là phong cách ứng xử
Ba nét rất quan trọng, Chỉ thị 05 nói rất hay về vấn đề phong cách (các đồng
chí đọc kỹ). Thâu tóm lại ở 3 chiều cạnh: Tư duy, hành động và ứng xử mà nó đều
hội tụ vào chuẩn mực văn hóa; văn hóa ở đời và làm người.
- Phong cách Hồ Chí Minh lấp lánh cả ánh sánh trí tuệ, là triết học, sâu thẳm
về mặt triết lý.
+ Triết học của Hồ Chí Minh là triết học vô ngôn, không có lời mà bằng hành
động, nó như một thông điệp, còn triết lý như một tổng kết nhân sinh. Phong cách là
hội tụ tất cả những vẻ đẹp cao quý đó mà chúng ta ai cũng có thể học được miễn là
có trí, có tâm, có lòng thành học Bác được.
- Bác nói từ trái tim ra, Bác đối xử với mọi người bằng tình thương, nên sức
thuyết phục của người rất lớn; lớn đến mức kẻ thù cũng không dám xúc phạm, cũng
phải ngưỡng mộ, Hồ Chí Minh là một trường hợp đặc biệt. Cho nên thế giới bình
luận rất sâu sắc: “Hồ Chí Minh có thể có rất nhiều đối thủ, nhưng tuyệt nhiên không
có kẻ thù”, với nghĩa là kẻ thù cũng được khuất phục bằng tấm lòng nhân ái, bằng sự
độ lượng, vị tha, bằng cả sự thông thái, mẫn tiệp của nhà tư tưởng, của vĩ nhân.


24

+ Mượn lời Victor Hugo - đại văn hào Pháp, để áp cho Bác là hoàn toàn chính
xác: “Trước một trí tuệ uyên bác thì tôi cúi đầu bái phục, trước một nhân cách cao cả
thì tôi quỳ gối tôn thờ”. Bác Hồ có cả trí tuệ và uyên bác, có cả nhân cách cao cả như
vậy, đạt đến mức gần một như triết lý của nhà Phật “vô ngã vị tha”, “cứu một người
phúc đẳng hà sa” “từ bi hỷ xả”, Bác cứu cả dân tộc và góp phần cứu cả nhân loại khổ
đau chứ không chỉ một người.
- Triết lý “vô ngã vị tha” hàm súc lắm, muốn vô ngã thì phải bản ngã rất mạnh

đã. Ngã là cái tôi, vô là không, tức bỏ cái tôi đi, quên đi để vì người khác mới là vị
tha; mà cái ngã ấy chính là phong cách đấy. Người làm sao thì thơ làm vậy, lời của
Quách Mạc Nhược giành cho Bác đấy khi đọc Nhật ký trong tù; còn giáo sư Phong
Lưu của Việt Nam có một câu rất hay về Nhật ký trong tù ông nói: Con người Bác là
bảo đảm bằng vàng cho thơ của Bác. Maxsim Gorky nói: Văn học nhân học con người
như thế nào thì thơ văn chữ nghĩa nó như thế, con người như thế nào thì phong cách nó
như vậy.
- Phong cách là điểm kết tinh, độc đáo, sâu sắc chỉ có ở cá thể này không có ở
cá thể khác, ở đây cá thể ấy chính là Hồ Chí Minh của chúng ta.
* Vậy ta xem phong cách của Bác là thế nào?
- Tư duy mạch lạc, hệ thống, rành rọt, thấu đáo từ hiện tượng đến bản chất, mà
người gắn liền với năng lực rất là riêng của Người. Bác quan sát rất nhanh, phát hiện
tình huống rất nhanh và rút ra nhận xét rất chính xác nhờ năng lực quan sát, nhờ cả
trí tuệ mẫn tiệp đã đành, nhờ cái gì đó gần như trực giác; trải nghiệm trực giác nếm
trải cuộc đời mới rút ra được cái phong cách đó, Bác quan sát rất nhanh.
- Các đồng chí có biết chuyện này không?
- Ai lại, người yêu Bác lắm thì rất mong Bác có vợ con, có cuộc sống gia đình
riêng, nhưng ngược lại có người rất yêu Bác nhưng chỉ muốn Bác không lấy vợ vì ta
đã trót thần thánh hoá Bác, một thời là như thế; mà đã thần thánh vào thì chuyện vợ
chồng, trai gái nó phàm tục, nó mất thiêng, Bác vĩ đại như vậy không cho Bác lấy vợ,
thương Bác mà không cho Bác lấy vợ, ngược lại có người rất thương Bác chỉ mong
Bác có cuộc sống riêng tư như chúng ta. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thấy đấy
công phu lắm đi tìm người yêu cho Bác mà có thành công đâu toàn thất bại, bởi vì
toàn bị các tướng lĩnh dưới quyền phản đối gay gắt: Sao anh lại nghĩ như vậy, tại sao
anh lại bị bắt lấy vợ không được, Bác nhiều tuổi rồi không lấy vợ được, Bác là của cả
dân tộc không thể thế được; ta nói có hồn nhiên không đồng chí cứ tưởng đó là chân
lý đến khi nghỉ ra không phải thì càng thương Bác thì Bác đi mất rồi.
- Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước khi mất về với Bác nhé có nói một câu cảm
động: “trong nhiều điều mà tôi ân hận thì có một điều là không tìm được người bạn
đời cho Bác”, Bác cũng là con người chứ phải thần thánh đâu, dù Bác vĩ đại như thần

thánh. Đến hội nghị cán bộ toàn trung cao cấp cả mà bàn về công việc xong hồi loay
hoay lại bàn đến chuyện Bác lấy vợ, mà biểu quyết 100% đề nghị Bác phải lấy vợ,
Bác lại dự hội nghị đó ở kháng chiến chống Pháp - Hội nghị Biên phủ; Bác đứng lên
ngay, Bác bảo: Bác cảm ơn các chú đã biết thương Bác, có lòng với Bác Bác cám ơn
nhưng Bác phải nói ngay nghị quyết của các chú phá sản ngay lập tức. Ta chỉ nghỉ
thoáng qua là Bác đã toàn tâm toàn ý vì dân rồi thì đừng giục Bác lấy vợ nữa ý là như
vậy nhưng không phải đâu. Bác quan sát nhanh lắm, Bác thấy hội nghị toàn đàn ông


25

cả, Bác nói ngay: Ở đây trong hội trường này có Bác và các chú toàn đàn ông với
nhau cả Bác biết lấy ai bây giờ? Ta xem đấy mới là con người Hồ Chí Minh. Bác nói
vui: Nếu là nghị quyết của các cô tức là phụ nữ Bác xin chấp hành ngay, còn các chú
thì ăn thua gì đâu.
+ Đúng là con người Hồ Chí Minh, một con người vĩ đại nhưng trong đời
thường không có một khoảng cách xa chúng ta nào cả; những câu chuyện cảm động
như thế đến tai phụ nữ, các vị nhà mình tưởng thật, Bác nói đùa. Thế là họp lên họp
xuống để bàn lấy vợ cho Bác, mà chưa kịp hỏi tiêu chuẩn của Bác như thế nào xúc
động đã khóc rồi thì làm sao mà lấy được, làm sao tìm được cho Bác, cuối cùng các
bà cũng rất là có sáng kiến nghĩ: Chẳng lẽ trong mấy chục vạn hội viên không có bà
nào tính đàn ông - tức mạnh mẽ không run rẩy xúc động gì lắm, đi gặp Bác hỏi cho
rành rọt, quả nhiên cái bà này hỏi rất dõng dạc: Đề nghị Bác cho biết ngay lập tức
tiêu chuẩn người yêu Bác như thế nào, để chúng con còn chuẩn bị y như thế?
+ Bác cười, các cô lại giục Bác lấy vợ, đã không lấy vợ thì thôi, đã lấy vợ hỏi
tiêu chuẩn Bác nói ngay Bác không dấu, Bác chỉ có một tiêu chuẩn thôi mừng lắm để
đợi Bác nói, Bác nói ra thì ta sững sờ: Trước hết phải chọn cho Bác một người thật
đẹp, chỗ này Bác nhân văn. Sau thì chịu chết: Phải đẹp như tiên, mà đẹp hơn tiên thì
càng tốt, thế thì lấy đâu ra; ý Bác đặt ra tiêu chuẩn nó không có thật trong đời với
hàm ý là Bác từ chối; các chú thương Bác, các cháu thương Bác cứ làm việc tốt đi đó

là an ủi Bác rồi, đấy là như thế các đồng chí!
- Vấn đề đó là chỉ ứng xử, nhưng ứng xử đó bắt đầu từ sự quan sát chứ, quan
sát của Bác rất tinh tế, bén nhạy, không có một cái gì dấu Bác, ai lại đưa Bác đi thăm
hợp tác xã, mà thời đó ta bận hình thức, làm thì ít báo cáo thì nhiều Bác biết hết; Bác
thường đi một chỗ khác không theo chỗ các chú bố trí, rồi Bác ngược lại Bác chủ
đích thăm chủ đích đúng nơi các chú bố trí rồi Bác so sánh; phương pháp tư duy Hồ
Chí Minh là phương pháp so sánh: Thật - giả, hiện tượng - bản chất, đúng - sai, tốt sấu ta học các cách tư duy đó. Cuối cùng để Bác xem sự thật nó chênh lệch nhau thế
nào thì quả nhiên nó như vậy.
+ Ai lại thuyết minh say xưa với Bác về trồng trọt, chăn nuôi Bác nghe hết, rồi
Bác đến từng luống đất Bác lấy tay Bác nhổ lên hết, các chú cắm hoa đón Bác đây à?
Trồng trọt gì không có rễ mà nó héo như thế này lúc mới cắm nó còn tươi Bác đến nó
đã héo cả, có khôn mà không có ngoan; thế là đưa Bác vào khu chăn nuôi, chưa kịp
thuyết minh Bác hỏi ngay: Các chú nuôi thật hay các chú mượn của nhà dân cho Bác
xem đây? Ta bắt mỗi nhà 1 con nó đầy chuồng ngay - hợp tác xã ở nông thôn không
lạ gì chuyện này những năm 60 cả. Thế Bác bảo thế này: Thôi bắt ngay những con dữ
nó vừa nhảy ra khỏi chuồng đấy, không dân bắt đền cho, Bác kết luận ngay không
cần các chú báo cáo gì nữa.
+ Bác bảo bây giờ Bác hỏi các chú một câu, câu này làm ta sững xót vì Bác hỏi
câu này ở một lãnh tụ hỏi, Bác hỏi các chú một câu: Nếu các chú nuôi thật thì sao nó
lại cắn nhau? Bác quan sát mới bắt về nó cắn lung tung, nó nhảy ra khỏi chuồng,
Bác quan sát để phát hiện ra mâu thuẫn ra tình huống rồi từ đó ứng xử cách giải
quyết từng ly từng tí một.
- Ta vào nhà sàn Bác ta thăm Bác bao nhiêu lần ta có để ý cái ao cá không?
Bác nuôi cá, Bác ra bờ ao cho cá ăn, Bác vỗ tay như người vậy, chăm chút như vậy,
mà đấy cũng là những phút thư giãn hiếm hoi của Bác sau những ngày làm việc căng


×