Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bình luận về vai trò của Toà án công lý quốc tế Liên hợp quốc đối với quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.27 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Trong tình hình hiện nay, quan hệ quốc tế càng trở nên phức tạp.
Nhiều tranh chấp về biên giới lãnh thổ, biển đông, môi trường hay vấn đề
tôn giáo sác tộc càng khiến cho quan hệ quốc tế ngày càng nhiều mâu
thuẫn. Do đó, để giải quyết những tranh chấp cũng như các vấn đề liên
quan đến Luật quốc tế bằng biện pháp hoà bình là biện pháp hiệu quả và
tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Toà án Công lý quốc tế là một
trong sáu cơ quan chuyên môn chính của Liên hợp quốc có nhiệm vụ duy
trì hoà bình và an ninh quốc tế và phát triển Luật quốc tế. Trước những
thách thức như hiện nay, cần càng đi vào hoàn thiện về tổ chức và hoạt
động, thể hiện vai trò quan trọng của Toà án Công lý quốc tế. Để hiểu rõ
hơn về vai trò của Toà án Công lý quốc tế, em xin tìm hiểu đề tài số 07:
“Bình luận về vai trò của Toà án công lý quốc tế Liên hợp quốc đối với
quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế” để làm bài tập lớn
học kỳ.
NỘI DUNG
I/ Khái quát về Toà án Công lý quốc tế
1. Toà án Công lý quốc tế - cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc
Tóa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ) là một
cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc, được thành lập vào năm 1945
với tiền thân là Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế có từ năm 1922.
Quy chế Toà án Công lý quốc tế gồm 70 điều được coi là một phần
phụ lục gắn bó hữu cơ với Hiến chương Liên hợp quốc. Tòa án Công lý
quốc tế có trụ sở tại Cung điện Hòa Bình tại La Haye, Hà Lan 1. Tòa án
1 Điều 22 Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế.

1


Công lý quốc tế là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc – được
thành lập tại Hội nghị San Francisco năm 1945 trên cơ sở Điều 92 đến


Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc, Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế,
Bộ quy tắc của Tòa án Công lý quốc tế. Tòa chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 06/02/1946, là cơ quan tài phán có ưu thế vượt trội trong giải quyết
tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và phân định biển.
Điều 92 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Toà án quốc tế là cơ
quan tư pháp chính của Liên hợp quốc. Toà án này hoạt động theo một quy
chế, được xây dựng trên cơ sở quy chế toà án quốc tế thường trực. Quy
chế của toà án quốc tế thường trực. Quy chế của Toà án quốc tế kèm theo
Hiến chương này là một bộ phận cấu thành hiến chương”. Điều 7 Hiến
chương liên hợp quốc quy định các cơ quan chính của Liên hợp quốc. Toà
án Công lý quốc tế là cơ quan pháp lý chính trị của Liên hợp quốc. Đây
không phải là một tổ chức lập pháp mà chỉ là một cơ quan tài phán đưa ra
các phán quyết và các kết luận tư vấn trong chừng vực thẩm quyền cho
phép. Tuy nhiên, ngày nay không có một cơ quan tài phán nào giải quyết
các vấn đề của cộng đồng quốc tế trong một tổng thể và được các quốc gia
sử dụng một cách chung nhất trong việc bảo vệ những giá trị của luật quốc
tế.
Các phán quyết và kết luận tư vấn của Toà đã đề cập mọi khía cạnh
nhau của công pháp cũng như tư pháp quốc tế. Toà đã chứng tỏ vấn đề
không phải ở chỗ các vụ tranh chấp đưa ra trước Toà có tầm quan trọng đặc
biệt hay không mà chính là thông qua việc giải quyết giải quyết các tranh
chấp, Toà cùng các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc thúc đẩy quá
trình duy trì hoà bình và an ninh quốc tế và phát triển các quan hệ hợp tác
giữa các quốc gia.
2


2. Chức năng của Toà án Công lý quốc tế
Tòa án Công lý quốc tế có chức năng cơ bản là giải quyết hòa bình
các tranh chấp giữa các quốc gia phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của

luật pháp quốc tế. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa được xác định
theo 3 phương thức: Chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc,
Chấp nhận trước quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế, Tuyên bố đơn
phương chấp nhận trước thẩm quyền của tòa.
Bên cạnh chức năng xét xử, Tòa án Công lý quốc tế còn có chức
năng tư vấn về các vấn đề pháp lý theo yêu cầu của Đại hội đồng, Hội
đồng Bảo an hoặc các cơ quan khác cuả Liên hợp quốc hoặc theo yêu cầu
của các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Cho đến nay, đã có 161 vụ
(xét xử 135 vụ, tư vấn 26 vụ) được đưa ra giải quyết tại Tòa án Công lý
quốc tế, trong đó số lượng vụ kiện giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh
vực biển gần 40 vụ: tranh chấp chủ quyền và phân định biển,…2
3. Thẩm phán của Tòa án Công lý quốc tế
Điều 2 Quy chế của Tòa án Công lý (ICJ) quy định: “Tòa án có cơ
cấu là một hội đồng các thẩm phán độc lập, được lựa chọn, không căn cứ
vào quốc tịch, trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng
các yêu cầu đề ra ở nước họ để chỉ định giữ chức vụ xét xử cao nhất, hoặc
là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế”. Các thẩm phán
của Toà án là các thẩm phán độc lập. Họ không đại diện cho Chính Phủ của
nước mình cũng như đại diện cho bất kỳ Chính Phủ nào. Trong trường hợp
quốc gia tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong
thẩm phán của Toà thì họ có quyền đề cử: “Thẩm phán ad hoc" 3. Theo
2 Trang web của ICJ, có tại: (06/8/2017 )
3 Thẩm phán ad học là thẩm phán do một bên tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch của quốc gia đó
trong thẩm phán của Toà án đề cử.

3


Khoản 2 Điều 31 Quy chế Toà án Công lý quốc tế quy định: “Nếu trong
thẩm phán có mặt xét xử của Toà án có một thẩm phán có quốc tịch của

một bên, thì bên kia có thể cử một người theo sự lựa chọn của mình để
tham gia vào việc xét xử với tư cách một thẩm phán”.
II/ Bình luận về vai trò của Toà án Công lý quốc tế Liên hợp quốc đối
với quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế
Vai trò này của Toà án quốc tế được thể hiện qua thực thế hoạt động
hơn 60 năm. Toà án Công lý quốc tế là cơ quan pháp lý chính của Liên hợp
quốc. Đây không phải là một cơ quan lập pháp mà chỉ là một cơ quan tài
phán đưa ra các phán quyết và các kết luận tư vấn trong phạm vi thẩm
quyền. Tuy nhiên, ngày nay không có một cơ quan tài phán nào giải quyết
các vấn đề của cộng đồng quốc tế trong một tổng thể và được các quốc gia
sử dụng một cách chung nhất trong việc bảo vệ những giá trị của luật quốc
tế như Toà án Công lý quốc tế. Do vậy, Toà án quốc tế đóng một vai trò rất
quan trọng trong đời sống luật pháp quốc tế.
1. Vai trò của Toà án công lý quốc trong việc giải thích, áp dụng Luật
quốc tế
Trong Quy chế Toà án công lý quốc tế, theo khoản 1 Điều 38, Toà án
với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp
được chuyển đến Toà án, sẽ áp dụng: các điều ước quốc tế, chung hoặc
riêng, quy định về những nguyen tắc được các bên đang tranh chấp thừa
nhận; các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa
nhận như những quy phạm pháp luật; nguyên tắc chung của luật được các
quốc gia văn minh thừa nhận. Các điều ước quốc tế thường có lời văn
không rõ ràng và chính xác nên Toà là phải giải thích, xác định nội dung,
hiệu lực và kết luận liệu chúng có thể áp dụng được vào việc giải quyết
4


tranh chấp hay không. Trong thực tế, Toà đã phải tiến hành giải thích một
hiệp định hay một công ước trong hầu như ba phần tư các vụ đưa ra trước
Toà. Mặt khác, trong quá trình xét xử, Toà phải xác định các tập quán quốc

tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận. Ví dụ: Như trong
vụ quyền tị nạn 1950, vụ thề lục địa Libi/ Manta…
Ngoài ra, Toà án công lý quốc tế còn áp dụng các nguyên tắc chung,
các quyết định tài phán chỉ là những giải pháp của cơ quan tài phán quốc tế
về những vấn đề pháp luật cụ thể. Đặc biệt, Toà án còn có khả năng xét xử
Ex acquo et bono nếu các bên đồng ý. Khả năng này cho phép Toà bước ra
khỏi khả năng giới hạn của Luật quốc tế để tuyên án theo công lý và công
bằng.
2. Vai trò của Toà án Công lý quốc tế trong phát triển Luật quốc tế
Thông qua giải quyết các tranh chấp và đưa ra các kết luận tư vấn,
Toà án Công lý không chỉ giải thích, áp dụng mà quan trọng hơn là còn
phát triển hoàn thiện luật quốc tế. Vai trò phát triển luật quốc tế của Toà thể
hiện ở chỗ nếu những quy phạm pháp luật quốc tế quy định chưa chính
xác, thiếu tính khoa học thì bằng các phán quyết của mình và các kết luận
tư vấn Toà làm sáng tỏ quy phạm đó, đưa ra những cách kiến giải phù hợp
và khoa học hơn. Từ các phán quyết của Toà mà quy phạm pháp luật mới
đã được ghi nhận hay sửa chữa bổ sung, qua đó phần nào đã mở đường cho
các quốc gia phát triển tiếp nhận luật quốc tế.
2.1. Đóng góp trong các lĩnh vực chung của luật quốc tế
Toà án Công lý quốc tế, với sứ mệnh giải quyết những tranh chấp
pháp lý giữa các quốc gia và giúp đỡ các tổ chức quốc tế hoạt động một
cách có hiệu quả, với việc duy trì công lý trong hoạt động của Toà, đã có
5


những đóng góp to lớn trong việc khẳng định vai trò của luật quốc tế trong
quan hệ quốc tế cũng như sự phát triển của luật quốc tế. Các quyết định
của Toà không chỉ giới hạn trong việc giải thích và nhận thức quá trình
phát triển của luật quốc tế. Trong nhiều trường hợp, chính Toà án đã đóng
góp vào quá trình tiến triển đó. Bằng việc giải thích luật quốc tế thực định

và áp dụng chúng vào các hoàn cảnh đặc thù, các quyết định của Toà đã
làm sáng tỏ thêm luật quốc tế và qua đó phần nào đã mở đường cho các
quốc gia phát triển tiếp nhận luật quốc tế. Đóng góp trong luật án lệ của
Toà to lớn.
Về vấn đề chủ thể của luật quốc tế, Toà án đã có những cống hiến
trong việc xác định các yếu tố hình thành nên quốc gia cũng như tổ chức
quốc tế. Rất nhiều các phán quyết của Toà án đã liên quan đến vấn đề lãnh
thổ như các đảo Minquiers và Ecrehous, Quyền qua lại trên lãnh thổ Ấn
Độ, chủ quyền trên một số vùng đất biên giới (Bỉ/ Hà Lan), tranh chấp lãnh
thổ Libi/Sat,… Toà cũng đã làm sáng tỏ thêm lý thuyết về quyền năng chủ
thể, khẳng định tổ chức quốc tế là một chủ thể phái sinh của luật quốc tế.
Ngoài ra, IJC Còn đóng góp trong vấn đề lĩnh vực phi thực dân hoá, trong
lĩnh vực luật điều ước, luật môi trường, quyền tị nạn,… Chẳng hạn như
qua các vụ đền preah vihear, tranh chấp lãnh thổ Libi/Sat đã củng cố lý
thuyết và giải thích và áp dụng điều ước.
2.2. Đóng góp trong lĩnh vực luật biển
Đóng góp lớn nhất, hệ thống nhất, hiệu quả nhất của Toà án Công lý
quốc tế được thể hiện trong lĩnh vực luật biển, một lĩnh vực phức tạp,
nhiều đổi mới và trải qua một quá trình pháp điển hoá đầy trắc trở, lâu dài
và gay go. Các phán quyết của IJC về lĩnh vực luật biển chiếm một tỷ trọng
đáng kể. Luật biển 1982 đã được hiểu thêm và phát triển thêm rất nhiều do
6


xét xử của Toà mang lại. Vai trò đóng góp của Toà trong một số vụ việc
như:
Thứ nhất, Đóng góp về quy chế pháp lý của eo biển quốc tế.
Phán quyết đầu tiên của Toà là một phán quyết về biển, vụ Eo biển
Corfou. Trong phán quyết năm 1949 này, Toà đã góp phần làm sang tỏ khái
niệm pháp lý eo biển quốc tế và nguyên tắc quyền qua lại không gây ra hại

qua eo biển quốc tế. Quyền này đã được Công ước Gionevo về lãnh hải và
vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1958 công nhận và sau đó được phát triển,
điều chỉnh trở thành quyền quá cảnh qua các eo biển quốc tế ghi nhận
trong công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
Thứ hai, Đóng góp về đường cơ sở thẳng.
Đường cơ sở thẳng được xác định bằng phương pháp nối liền bằng
các đoạn thẳng những điểm thích hợp có thể được lựa chọn ở những điểm
ngoài cùng, nhô ra nhất của bờ biển, tại ngấn nước triều thấp nhất. Trước
khi được pháp điển hoá vào quy định điều ước quốc tế, đường cơ sở thẳng
được quy định của luật tập quán quốc tế. Trong vụ Ngư trường nghề cá
Anh – Na Uy năm 1951, Na Uy công bố một bản đồ xác định đường cơ sở
của mình. Hai bên đã đưa tranh chấp ra Toà án Công lý giải quyết: đường
cơ sở xác định theo cách vẽ của Na Uy là đúng. Trên cơ sở phán quyết này,
quy tắc xác định đường cơ sở thẳng của Na Uy được luật quốc tế thừa nhận
và được pháp điển hoá trong Điều 4 Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh
hải và vùng tiếp giáp và Điều 7 Công ước luật biển 1982.4
Thứ ba, Đóng góp về khái niệm thềm lục địa.

4 Giáo trình Luật Quốc tế, Chủ biên: TS. Lê Mai Anh, Nxb. CAND; Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 2016, tr.
194;

7


Mặc dù đã được đề cập trong Tuyên bố Truman năm 1945 và Công
ước Geneva năm 1958, nhưng khái niệm cũng như bản chất pháp lý của
thềm lục địa đã được làm sáng tỏ nhất trong phán quyết thềm lục địa biển
Bắc năm 1969 của Toà án Công lý quốc tế. Chính chủ quyền của quốc gia
ven biển trên lãnh thổ đã ipso facto một cách đương nhiên đem lại quyền
chủ quyền cho họ trên phần thềm lục địa kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất

liền ra biển. Chúng ta đưa ra định nghĩa: “Thềm lục địa pháp lý là toàn bộ
đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải trên phần
kéo dài tự nhiên của lãnh thổ nước ngoài cho đến bờ ngoài của rìa lục địa
hoặc đến các đường cơ sở tối đa không quá 200 hải lý. Trong trường hợp
bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn; trong trường hợp bờ ngoài
của rìa lục địa vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa của
quốc gia ven biển được mở rộng, tối đa không quá 350 hải lý tính từ đường
cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2500m 100 hải lý”5.
Thứ tư, Đóng góp về vịnh lịch sử
Trong phán quyết ngư trường Na Uy, Toà án Công lý quốc tế đã cố
gắng định nghĩa thế nào là vịnh, thế nào là vịnh lịch sử. Các định nghĩa về
vịnh của Toà đã đi vào trong Điều 10 của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển năm 1982. Tuy nhiên Công ước đã không đưa ra một định nghĩa nào
về vịnh lịch sử mặc dù có nói đến danh nghĩa lịch sử trong Điều 15. Trong
vụ Tranh chấp biên giới đất liền, đảo và biển giữa En Xanvađo và Ônđurát,
Toà đã gặp lại vấn đề vịnh lịch sử trong việc xác định quy chế của vịnh
Fonseca. Phán quyết đã góp phần làm sáng tỏ thêm quy chế của một vịnh
lịch sử, điều mà Công ước 1982 không nói rõ.
Thứ năm, Đóng góp trong việc xây dựng các quy định về các vùng
đánh cá và vùng đặc quyền kinh tế.
5 Quy định rõ định nghĩa thềm lục địa tại Điều 76 Công ước luật biển năm 1982

8


Trong vụ Thẩm quyền nghề cá năm 1974, Toà đã có điều kiện để
phát triển các khái niệm về nghề cá. Phán quyết của Toà xảy ra khi Hội
nghị luật biển lần thứ ba đã bắt đầu và khái niệm vùng đặc quyền kinh tế
đang trở thành một khái niệm mang tính tập quán nên đã không có tiếng
vang lớn. Tuy nhiên, trong các phán quyết thềm lục địa Libi/Manta năm

1985, phân định biển trong vịnh Maine năm 1984 và phân định biển trong
khu vực giữa Groenland và Jan Mayen năm 1993, Toà đã có dịp làm đầy
đủ thêm khái niệm vùng đặc quyền kinh tế.
Thứ sáu, Đóng góp về phân định biển
Trong quá trình soạn thảo Công ước 1982, vấn đề phân định biển,
bao gồm cả phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế vẫn tiếp tục
là một chủ đề khó đạt được sự thoả thuận. Công thức Koh phản ánh trong
Điều 74 và 83 cho thấy thực tế đó. Không có gì lạ khi phần lớn các vụ án
đưa ra trước Toà từ năm 1982 đều là các vụ án về phân định biển, trong đó
các quốc gia tranh chấp yêu cầu Toà căn cứ vào luật và xu hướng của Hội
nghị Luật biển năm 1982 để giải quyết các tranh chấp và phân định vùng
chồng lấn giữa họ. Trong hơn chục năm qua, Toà đã tập trung nỗ lực của
mình trong việc làm rõ và phát triển những khái niệm về phân định mà các
Công ước 1958 và 1982 chưa hoàn thiện6.
KẾT LUẬN
Trong hơn 60 năm qua, vai trò của Toà án công lý quốc tế Liên hợp
quốc đã có những đóng góp to lớn về nhiều mặt đối với cộng đồng quốc tế.
Trong số các đóng góp của mình, không thể không kể đến vai trò của Toà
án công lý quốc tế trong quá trình hình thành và phát triển luật quốc tế.
Các quyết định của Toà không chỉ giới hạn trong việc giải thích và nhận
6 Toà án Công lý quốc tế, tác giả PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội 2011

9


thức quá trình phát triển của Luật quốc tế, mà bằng việc giải thích luật thực
định và áp dụng chúng vào các hoàn cảnh đặc thù, các quyết định của Toà
đã làm sáng tỏ thêm, đóng góp cho luật quốc tế và góp phần vào giải quyết
các tranh chấp quốc tế. Như vậy, có thể khẳng định, Toà án công lý quốc tế
đã và đang làm tốt nhiệm vụ giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế, trong tình

tình quốc tế đang căng thẳng như hiện nay, vị trí và vai trò của Toà án ngày
càng được coi trọng hơn, góp phần bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại Học Luật Hà Nội, Chủ biên:
TS. Lê Mai Anh, Nxb. CAND – năm 2016;
2. Toà án Công lý quốc tế, Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, Nxb
Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội 2011;
3. Quy chế Toà án công lý quốc tế;
4. Hiến chương Liên hợp quốc;
5. Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Đức Tùng về đề tài: “Cơ chế
giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Luật biển 1982 –
Áp dụn trong vụ Philipines kiện Trung Quốc ở Biển Đông”; Trường
Đại Học Luật Hà Nội, năm 2016;
6. Vũ Thị Mai Liên, Vai trò của Toà án quốc tế trong giải quyết hoà
bình các tranh chấp quốc tế, Tạp chí Luật học - Đặc sản kỷ niệm 60
năm thành lập Liên hợp quốc;
7. />MỤC LỤC
10


Trang
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................. 1
I/ Khái quát về Toà án Công lý quốc tế....................................................1
1. Toà án Công lý quốc tế - cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc. .1
2. Chức năng của Toà án Công lý quốc tế.................................................2
3. Thẩm phán của Tòa án Công lý quốc tế................................................2
II/ Bình luận về vai trò của Toà án Công lý quốc tế Liên hợp quốc đối

với quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế.........................3
1.Vai trò của Toà án công lý quốc trong việc giải thích, áp dụng Luật
quốc tế...4
2. Vai trò của Toà án Công lý quốc tế trong phát triển Luật quốc
tế………….4
2.1. Đóng góp trong các lĩnh vực chung của luật quốc
tế.....................................4
2.2.Đóng góp trong lĩnh vực luật
biển..................................................................5
KẾT LUẬN................................................................................................ 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................8

11



×