Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Quản lý chất lượng gạo xuất khẩu của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.59 KB, 22 trang )

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................2
I. Tổng quan về chất lượng và quản trị chất lượng..........................................................3
1. Tổng quan về chất lượng..........................................................................................3
1.1. Khái niệm............................................................................................................3
1.2. Phân loại.............................................................................................................4
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm...............................................4
1.4. Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm dịch vụ............................................6
2. Tổng quan về quản trị chất lượng............................................................................6
2.1. Khái niệm............................................................................................................6
2.2. Các nguyên tắc quản trị chất lượng...................................................................6
II. Hiện trang về chất lượng và quản lý chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam...........7
1. Hiện trang chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam................................................7
1.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của hạt gạo.....................................................7
1.2. Tình hình chất lượng gạo xuất khẩu...................................................................9
2. Tình hình quản lý chất lượng gạo xuất khẩu..........................................................14
2.1. Hiện trạng quản lý chất lượng giống.............................................................14
2.2. Hiện trạng về quản lý chất lượng gạo xuất khẩu.............................................15
III. Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam...................20
1. Hoàn thiện cơ chế và chính sách của Nhà nước....................................................20
2. Đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo sản phẩm chất lượng cao.........21
3. Xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu.....................................................................21
4. Bảo vệ môi trường sinh thái ngành sản xuất lúa....................................................22

1


LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang là những xu thế cơ bản của
phát triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối
ASEAN, AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ và việc gia nhập WTO đã mở


ra nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo
lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa – dịch vụ, kỹ thuật và thông
tin. Việt Nam là một nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nông sản phong phú
và có giá trị. Nhiều năm liền, Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia xuất khẩu
gạo hàng đầu thế giới và đến năm 2012 đã vượt qua Thái Lan để vươn lên đứng đầu
thế giới về xuất khẩu gạo. Những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này
không chỉ ở con số ấn tượng mà là sự đóng góp quan trọng vào việc góp phần cải thiện
cán cân thương mại nhờ kim ngạch mang về cho quốc gia lên đến hàng tỷ đô la mỗi
năm. Thành quả xuất khẩu gạo cũng đóng góp động lực quan trọng vào việc ổn định
kinh tế vĩ mô, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung
của nền kinh tế trong và ngoài nước, ngành nông nghiệp nước ta nói chung, xuất khẩu
gạo nói riêng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn ở phía trước. Chất lượng gạo xuất
khẩu của nước ta còn chưa được đánh giá cao, chính vì thế luôn đặt ra bài toán quản trị
chất lượng gạo xuất khẩu chặt chẽ và hiệu quả để nâng cao giá trị cũng như khả năng
cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên trường quốc tế. Chính vì vậy, nhóm 4 chúng em
quyết địn lựa chọn tìm hiểu về đề tài “Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng gạo
xuất khẩu của Việt Nam”. Để có được cái nhìn tổng quan và rõ ràng về đề tài này,
chúng em tìm hiểu qua các phần chính:
I. Tổng quan về chất lượng và quản trị chất lượng
II. Hiện trang về chất lượng và quản lý chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam
III. Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam

2


I. Tổng quan về chất lượng và quản trị chất lượng
1. Tổng quan về chất lượng
1.1. Khái niệm
* Khái niệm về chất lượng đã được sử dụng rất phổ biến từ rất lâu nhưng hiểu như
thế nào về chất lượng là vấn đề không đơn giản. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau

về chất lượng:
- Xuất phát từ quan niệm siêu hình: “Chất lượng là sự tuyệt hảo của sản phẩm”.
- Xuất phát từ thuộc tính của sản phẩm: “ Chất lượng là tổng thể những tính chất,
thuộc tính cơ bản của sự vật làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác”.
- Xuất phát từ các nhà sản xuất: “Chất lượng là sự đảm bảo đạt được và duy trì
một tâp hợp các tiêu chuẩn, quy cách hoặc yêu cầu đã được đặt ra từ trước”.
- Xuất phát theo hướng thị trường: người ta đưa ra rất nhiều quan niệm khác nhau
về chất lượng sản phẩm:
+ Theo khách hàng: “ Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử
dụng của người tiêu dùng”.
+ Theo quan điểm về giá trị: “Chất lượng là đại lượng đo bằng mối quan hệ giữa
lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để đạt được lợi ích đó”.
+ Theo quan điểm về cạnh tranh: “Chất lượng là việc tạo ra những thuộc tính của
sản phẩm mang lại lợi thế cạnh tranh phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị
trường”.
- Theo ISO: “ Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các tính chất đặc trưng của
thực thể có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn”.
* Đặc điểm của chất lượng:
- Chất lượng có tính tương đối.
- Chất lượng là một phạm trù trừu tượng, vừa có tính khách quan vừa có tính chủ
quan.
- Chất lượng sản phẩm chỉ thể hiện đúng trong những điều kiện xác định, phù hợp
với mục đich sử dụng, mục đích tiêu dùng.

3


1.2. Phân loại
- Căn cứ vào mục tiêu cần đạt được, chất lượng được chia thành: chất lượng thiết
kế và chất lượng tuân thủ thiết kế.

- Căn cứ vào quy định hiện có, chất lượng được chia thành: Chất lượng hiện có,
chất lương cho phép và chất lượng thực tế.
- Căn cứ vào giá trị hướng tới, chất lượng được chia thành: Chất lượng tuyệt hảo,
chất lượng tối ưu.
- Căn cứ vào thành phẩm cấu thành trong sản phẩm, chất lượng được chỉa thành:
Chất lượng tổng hợp và chất lượng các thuộc tính
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
1.3.1. Các yếu tố vĩ mô
* Tình hình và xu thế phát triển kinh tế thế giới:
Môi trường kinh tế luôn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng phát triển của các doanh nghiệp nói chung và quản lý chất lượng và chất lượng
sản phẩm nói riêng. Sự phát triển kinh tế thế giới thuận lợi tạo ra môi trường kinh
doanh giúp cho doanh nghiệp có khả năng tập trung nguồn lực cho nâng cao chất
lượng sản phẩm. Những tiến bộ trong phát triển kinh tế tác động trực tiếp đến hướng
tiêu dùng, cơ cấu mặt hàng và những yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
* Tình hình thị trường:
Đây là nhân tố quan trọng nhất là xuất phát điểm, tạo lực kéo định hướng phát
triển chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tồn tại nếu nó đáp ứng được những
mong đợi của khách hàng. Đặc điểm của thị trường hiện nay là nhu cầu đa dạng, đòi
hỏi ngày càng cao và thay đổi nhanh. Khách hàng ngày càng gây sức ép lớn đối với
doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng để
đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng. Một yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp
và rất lớn đến sản phẩm dich vụ và mức độ là tính chất cạnh tranh trên thị trường. Cạnh
tranh tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến nâng cao chất
lượng.
* Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ:

4



Trình độ chất lượng của sản phẩm không thể vượt quá giới hạn khả năng của trình
độ tiến bộ khoa học công nghệ của một giai đoạn nhất định. Chất lượng sản phẩm thể
hiện ở những đặc trưng về trình độ kỹ thuật, công nghệ tạo ra sản phẩm đó.
* Cơ chế chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh
nhất định, trong đó có môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh
tế có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm của
các doanh nghiệp. Cơ chế quản lý kinh tế vừa tạo ra môi trường thuận lợi, vừa tạo ra
sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp. Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp
đẩy mạnh đầu tư cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
* Các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội:
Ngoài các yếu tố trên, yếu tố văn hóa xã hội của mỗi khu vực thị trường, mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến hình thành các đặc tính chất lượng của
sản phẩm. Những yêu cầu về văn hóa, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói
quen tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp các thuộc tính của chất lượng sản phẩm đồng
thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc mỗi sản phẩm phải thỏa
mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hóa, đạo đức xã hội của cộng đồng
xã hội.
1.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
* Lực lượng lao động trong doanh nghiệp: Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và
quyết định đến chất lượng sản phẩm. Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao động,
những giá trị chính sách nhân sự đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tác động sâu sắc đến
hình thành chất lượng sản phẩm tạo ra.
* Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp: Mỗi doanh
nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ. Trình độ
hiện đại của máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp có ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hóa cao, có
dây chuyền sản xuất hàng loạt.
* Nguồn nguyên liệu và hệ thống cung ứng: Một trong những yếu tố tham gia cấu
thành sản phẩm và hình thành các thuộc tính chất lượng là nguyên vật liệu, vì vậy, đặc

điểm và chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Tổ chức
tốt hệ thống cung ứng không chỉ là đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, số lượng
5


nguyên vật liệu mà còn đảm bảo đúng về mặt thời gian. Một hệ thống cung ứng tốt là
hệ thống có sự phối hợp hiệp tác chặt chẽ đồng bộ giữa bên cung ứng và doanh nghiệp
sản xuất.
* Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: Quản lý chất
lượng dựa trên quan điểm lý thuyết hệ thống. Một doanh nghiệp là một hệ thống trong
đó có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng.
1.4. Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm dịch vụ
- Chất lượng là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp
- Chất lượng tạo ra sức hấp dẫn thu hút khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh
- Khi sản phẩm có chất lượng cao, ổn định tạo ra những thói quen, sự tin tưởng
trong quá trình tiêu dùng của khách hàng, từ đó tạo nên uy tín cho doanh nghiệp
- Trong trường hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tăng được năng suất lao
động, giảm chi phí và tiết kiệm được các nguồn lực.
2. Tổng quan về quản trị chất lượng
2.1. Khái niệm
Quản trị chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát
một tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao
gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm
soát chất lượng,đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không
chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mô lớn
đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản lý chất
lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng,
theo triết lý "làm việc đúng" và "làm đúng việc", "làm đúng ngay từ đầu" và "làm đúng

tại mọi thời điểm".
2.2. Các nguyên tắc quản trị chất lượng
- Hướng vào khách hàng: Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình
và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các
yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ.
6


- Sự lãnh đạo: Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng
của tổ chức. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi
cuốn mọi người tham gia để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
- Sự tham gia của mọi người: Mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của một tổ
chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng được năng lực của
họ vì lợi ích của tổ chức.
- Cách tiếp cận theo quá trình: Kết quả sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các
nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.
- Cách tiếp cận theo hệ thống
- Cải tiến liên tục: là các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ
chức.
- Quyết định dựa trên sự kiện: Mọi quyết định có hiệu lực được dựa trên việc
phân tích dữ liệu và thông tin.
- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng: Tổ chức và người cung ứng
phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để
tạo ra giá trị.
- Tám nguyên tắc quản lý chất lượng này tạo thành cơ sở cho các tiêu chuẩn
về hệ thống quản lý chất lượng trong bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000
II. Hiện trang về chất lượng và quản lý chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam
1. Hiện trang chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam
1.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của hạt gạo
Theo tiêu chuẩn Quốc tế, chất lượng hạt gạo được đánh giá theo 8 tiêu chuẩn sau:

(1) Kích thước hạt gạo có 4 loại, gồm: dài nhất có chiều dài lớn hơn 7,5 mm, dài có
kích thước từ 6,61-7,5 mm, trung bình có kích thước từ 5,51-6,6mm, ngắn có kích
thước dưới 5,5mm.
(2) Màu của vỏ cám: Màu vỏ cám bao gồm màu trắng, nâu sáng, nâu tối,nâu, đỏ, tím
sáng và tím.
(3) Mức độ bạc bụng có 4 cấp độ, gồm Cấp 0: không bạc bụng; Cấp 1: Vùng bạc bụng
ít hơn 10% ở trong hạt gạo; Cấp 5: Diện tích bạc bụng trung bình 11- 20%; Cấp 9: Hơn
20%.
7


(4) Chất lượng xay chà: Yếu tố này bao gồm phần trăm gạo lức, gạo trắng và gạo
nguyên.
Gạo lức (%) = x 100
Gạo trắng (%) = x 100
Gạo nguyên (%) = x 100
(5) Chất lượng cơm: Chất lượng gạo được nấu gồm hàm lượng amylose, nhiệt độ trở
hồ và độ bền gel. Tiêu chuẩn Quốc tế về hàm lượng amylose như sau: 0 - 2% là gạo
dẻo; 2 - 20% là gạo mềm (hàm lượng amylose thấp); 20 - 25% là gạo mềm (hàm lượng
amylose trung bình); lớn hơn 25% là gạo cứng (hàm lượng amylose cao).
(6) Nhiệt độ trở hồ (GT): Là đặc tính chỉ nhiệt độ nấu gạo thành cơm và không thể trở
lại trạng thái ban đầu. GT thay đổi từ 55 đến 790C. GT trung bình là điều kiện tối hảo
cho chất lượng gạo tốt.
(7) Độ bền gel: Tiêu chuẩn Quốc tế cho độ bền gel dựa vào chiều dài gel. Trong nhóm
gạo, các giống có cùng hàm lượng amylose nhưng độ bền gel cao hơn được ưa chuộng
hơn.
(8). Hương vị (mùi thơm):
Vị ngon hoặc hương thơm trong gạo được tạo bởi hóa chất diacetyl-1- pyroproline.
Đánh giá tiêu chuẩn theo Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc Tế (IRRI) được chia làm 3
mức độ: Cấp 0 không thơm; Cấp 1 ít thơm; Cấp 2 thơm nhiều.

Song tiêu chuẩn thị trường đặt ra cho việc tiêu thụ và sản xuất gạo XK lại dựa
vào các chỉ tiêu sau:
(1) Phẩm chất xay chà: đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ gạo nguyên, bao gồm: Gạo cấp cao:
thường gọi là gạo 5 (là 95% gạo nguyên, 5 % gạo gãy) hoặc gạo 10 (là 90% gạo
nguyên, 10 là gạo gãy). Gạo cấp thấp: là gạo 30, hoặc 25 (tỷ lệ gạo nguyên thấp hơn).
(2) Phẩm chất cơm chú trọng nhất là hàm lượng amiloze, như sau:
Amiloze 0-2%: nếp, loại này ít có trên thị trường; Amiloze 3-20% cơm dẻo, thị trường
chiếm 30-40%; Amiloze 20-25%: gạo mềm cơm. Loại này chiếm thị trường rất lớn:

8


60%. Hiện gạo nước ta đang tập trung vào nhóm này; Amiloze > 25%: cơm khô cứng,
nhóm này thường được làm bánh tráng hoặc bún.
(3) Độ trở hồ: Ngoài phẩm chất cơm, gạo tốt còn phụ thuộc vào độ trở hồ, có các cấp
độ sau: Độ trở hồ cấp 1: khó nấu; Độ trở hồ cấp 5: Trung bình (giống IR 64); Độ trở hồ
cấp 9: gạo nát và đổ lông. Loại này ăn không ngon.
(4) Độ dài hạt gạo: trên 7 ly là tiêu chuẩn thị hiếu yêu cầu.
(5) Bạc bụng: Yêu cầu đặt ra là không bạc bụng vì đây là thị hiếu của thị trường. Các
giống lúa thơm thường bị khuyết điểm này.
(6) Mùi thơm: được chia làm cấp 1, 2, 3. Có thị trường hẹp và hiện nay Ấn Độ và Thái
Lan là 2 nước độc quyền.
1.2. Tình hình chất lượng gạo xuất khẩu
Việt Nam là 1 trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng do quá
chú trọng đến sản lượng mà vấn đề chất lượng không được quan tâm đúng mức điều đó
dẫn đến mặc dù xuất khẩu gạo với sản lượng lớn nhưng thương hiệu gạo Việt Nam trên
thế giới vẫn chưa được nhiều người biết đến, gạo Việt chưa xây dựng được thương
hiệu và chất lượng không ổn định.
Cụ thể khi tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc năm 2015, gạo Việt
Nam chiếm 54% tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc nhưng khi dạo qua các

siêu thị và cửa hàng bán lẻ gạo tại đất nước này thì không thể tìm ra gạo có xuất xứ hay
thương hiệu Việt Nam. Trong khi đó, các đối thủ xuất khẩu gạo của Việt Nam như Thái
Lan, Pakistan, thậm chí là Campuchia đang vượt chúng ta về xuất khẩu gạo chất lượng
cao và xây dựng thương hiệu.
Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn phải giữ 2 phân
khúc thị trường là xuất khẩu sang Trung Quốc và xuất khẩu sang các thị trường cao cấp
khác. Hiện nay, gạo chất lượng cao của Việt Nam chiếm 27% sản lượng xuất khẩu.
Nhưng để mở rộng đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ, Hàn Quốc, Châu Âu. Nhưng với cách
thức làm ăn như hiện nay và chất lượng hạt gạo chưa cao, hạt gạo Việt khó thâm nhập
được các thị trường này. Đối với 7 hoạt chất cấm trong gạo mà các nước đưa ra Việt
Nam chưa có quy định cụ thể về danh mục và hàm lượng cho phép. Thời gian qua, một
số lô gạo xuất khẩu sang Mỹ đã bị trả về do kiểm tra không đạt yêu cầu.
* Tình hình và kim ngạch xuất khẩu gạo 2000-2013
9


Năm

2000

2005

2010

2011

2012

2013


Triệu tấn

3,39

5,20

6,89

7,11

8,05

6,61

USD(nghìn
)

616

1219

2912

3507

3450

2950

(nguồn: tổng cục thống kê và kết quả của hiệp hội lương thực Việt Nam)

* Giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL (đồng/kg)
Loại lúa, gạo

23/1/2014 22/3/2014 22/6/2014 23/9/2014 22/12/2014

Lúa khô tại kho loại 5.650
thường
5.750

– 5.250
5.350

– 5.200–
5.300

5.600–
5.700

5.450-5.550

5.900
6.000

– 5.550
5.650

– 5.500–
5.600

5.800–

5.900

5.650-5.750

Gạo nguyên liệu loại 7.3501 làm ra gạo 5% tấm 7.450

7.050
7.150

– 6.800–
6.900

7.400–
7.500

7.100-7.200

Gạo nguyên liệu làm 7.150ra gạo 25% tấm
7.250

6.700
6.800

– 6.550–
6.650

7.300–
7.400

6.850-6.950


Gạo thành phẩm 5%
8.350
tấm không bao bì tại
8.450
mạn

– 7.750
7.850

– 8.050–
8.150

9.050–
9.150

8.100-8.200

Gạo 15% tấm

7.950
8.050

– 7.950
8.050

– 7.650–
7.750

8.700–

8.800

7.700-7.800

Gạo 25% tấm

7.750
7.850

– 7.250
7.350

– 7.350–
7.450

8.150–
8.250

7.350-7.450

Lúa dài

Chất lượng gạo không chỉ thể hiện qua thành phẩm mà nó còn được đánh giá
qua quá trình sản xuất lúa của người nông dân, từ các khâu đó đã có nhiều bất cập và
sai sót dẫn đến chất lượng gạo không cao:
10


 Chất lượng giống
Hiện nay Việt Nam đã có 102 giống lúa nhưng chất lượng gạo xuất khẩu vẫn

không được nâng lên, do bản thân các giống đó không có đột phá, đáng chú ý là trong
quá trình tổ chức thu mua, thương lái trộn lẫn các loại lúa với nhau nên dẫn tới chất
lượng thấp, giá bán không cao, khó cạnh tranh.Thêm vào đó là việc chúng ta thường
xuyên sử dụng các giống lúa kém chất lượng để có thời gian sản xuất ngắn hơn.
Trong 5 năm qua (2008 - 2013), tổng kinh phí đầu tư cho sự nghiệp nghiên cứu
khoa học của bộ là gần 4.000 tỷ đồng, trong đó cho nhiệm vụ nghiên cứu là hơn 2.673
tỷ đồng.Tuy nhiên, trong 5 năm qua cũng chỉ có hơn 1.000 giống cây trồng, vật nuôi và
các loại tiến bộ kỹ thuật được công nhận, đưa vào sản xuất. Điều đó cho thấy, nghiên
cứu khoa học nông nghiệp nói chung và nghiên cứu giống nói riêng vẫn ở tình trạng
không có hiệu quả. Đề tài đăng ký thì nhiều, nhưng đề tài có tính ứng dụng thực tiễn
rất ít.Mặc dù Việt Nam có tới 102 giống lúa nhưng theo thống kê, giống lúa cùng với
phân bón, thuốc trừ sâu của Việt Nam đều nhập từ 50-70% từ Trung Quốc.Số lượng
giống theo cấp xác nhận còn thiếu so với nhu cầu, không đủ cung ứng sản xuất, chất
lượng hạt giống hạn chế, việc sử dụng giống tự sản xuất còn nhiều. Đó là vì năng lực
sản xuất và cung ứng giống của các đơn vị còn hạn chế, hệ thống chế biến hạt giống
còn nhiều yếu kém, hệ thống quản lý chất lượng hạt giống chưa vận hành tốt, công tác
quản lý chất lượng hạt giống chưa được quan tâm.
 Chế biến vầ Bảo quản lúa
Hầu hết nông dân Việt Nam vẫn thu hoạch lúa bằng tay hoặc các máy móc thô
sơ, hiệu quả thấp, bên cạnh đó cách thức người nông dân thu hoạch lúa cũng không
đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu để đảm bảo chất lượng gạo tốt.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước chiếm hơn 90% sản
lượng gạo xuất khẩu của cả nước nhưng vấn đề thu hoạch và bảo quản lúa ở đây thực
sự chưa hiệu quả và đảm bảo chất lượng cho đầu ra là hạt gạo. Sản lượng lúa ở ĐBSCL
chủ yếu thu hoạch vào mùa mưa lũ, trong khi đó, hoạt động tiêu thụ lúa của bà con
nông dân vùng ĐBSCL lại được thực hiện theo quy trình sau: Đến mùa thu hoạch, lúa
gặt xong được phơi tại bờ ruộng, bán tại bờ kênh. Lúa phơi khô rồi lấy ni lon che đậy.
Khi gặp ghe của thương lái đến mua được giá là bán. Do vậy, hầu hết gạo của Việt
Nam trước khi đem xuất khẩu đều phải qua hệ thống sấy. Lúa phơi không đủ nắng, gạo
có độ ẩm cao, khi qua hệ thống sấy, hạt gạo bị nát và xỉn màu. Vì thế mà chất lượng hạt

gạo XK của Việt Nam luôn thấp là lẽ đương nhiên.Chất lượng hạt gạo kém còn do
11


nông dân thiếu hiểu biết khi phơi lúa ngoài đồng, hoặc để lúa chín lâu ngày mới thu
hoạch. Đối với sản xuất lúa hàng hóa, khi phơi qua đêm, độ ẩm gạo tăng do hút sương;
rồi ban ngày nắng, nhiệt độ cao làm cho độ ẩm giảm quá mức dẫn đến hạt gạo rạn vỡ
từ trong vỏ lúa. Do vậy khi xay xát, gạo bị gãy rất nhiều. Trường hợp lúa để chín khô
lâu ngày, độ ẩm thấp xuống, gạo bị giòn, tỷ lệ gạo vỡ sau xay xát cũng lớn, dẫn đến
phẩm cấp hạt gạo XK giảm, đồng nghĩa với giá bán hạ thấp. Hiện nay, tỷ lệ thất thoát
sau thu hoạch ở Việt Nam vẫn còn cao. Theo Viện Lúa ĐBSCL thì tỷ lệ này khoảng
12%-15%. Còn theo Viện Lúa quốc tế (IRRI) thì tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch ở Việt
Nam và các nước Đông Nam Á khoảng 15%-20% sản lượng. Trong khi đó TS. Lê Văn
Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL nhận định: “Tổn thất sau thu hoạch không chỉ làm
giảm sản lượng, mà còn ảnh hưởng lớn chất lượng, giá trị hạt gạo, giảm thu nhập của
nông dân”.
 Thuốc bảo vệ thực vật
Đã xảy ra rất nhiều trường hợp gạo của chúng ta có chứa hàm lượng thuốc bảo
vệ thực vật vượt mức cho phép đó lad một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng gạo đáng phải lưu tâm. Điều đó thể hiện qua việc người nông dân sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật tràn lan thêm vào đó là công tác quản lý còn nhiều kẻ hỡ và sai
sót.
Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở nước ta đến năm 2013 đã lên tới
1.643 hoạt chất, trong khi, các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ 400 đến 600 loại
hoạt chất, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malaysia 400-600 loại. Hầu hết thuốc
BVTV tại Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu như trước năm 1985 khối
lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 03 năm gần
đây, hàng nămViệt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần.
Các loại thuốc BVTV mà Việt Nam đang sử dụng có độ độc còn cao, nhiều loại thuốc
đã lạc hậu.

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam nhập khẩu bình quân trên 70.000 tấn thành
phẩm hàng năm với trị giá từ 210 - 774 triệu USD. Trên 90% thuốc BVTV được nhập
khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, tình trạng thuốc giả, nhái và thuốc nhập lậu tràn lan
trên thị trường cũng là một vấn đề “nhức nhối” trong vấn đề quản lý và sử dụng thuốc
BVTV.
Những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Sử dụng thuốc quá nhiều, quá mức cần thiết
12


- Sử dụng thuốc khi thiếu hiểu biết về kỹ thuật:(năm 2002) chỉ có 52,2% cán bộ kỹ
thuật nông nghiệp - khuyến nông cơ sở hiểu đúng kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, tỷ lệ này ở người bán thuốc là 33% ở nông dân 49,6%.
- Sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện hỗn hợp khi sử dụng.
Kết quả điều tra năm 2002 chỉ có 22,1 - 48% nông dân sử dụng đúng nồng độ
liều lượng thuốc trên lúa, trong khi đó có nhiều nông dân tăng liều lượng lên gấp 3 - 5
lần. Ở các tỉnh phía Nam, có tới 38,6% dùng liều lượng cao hơn khuyến cáo, 29,7% tự
ý hỗn hợp nhiều loại thuốc khi phun. Năm 2010, 19,59% nông dân cả nước vi phạm sử
dụng thuốc, trong đó không đúng nồng độ là 73,2% (Cục BVTV)
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ thời gian cách ly
- Coi trọng lợi ích lợi nhuận hơn tác động xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Có một thực tế rất đáng lên án là một bộ phận nông dân cố tình sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật sai quy định pháp lý và kỹ thuật vì mục đích lợi nhuận của bản thân,
xem nhẹ luật pháp và lợi ích cộng đồng.
 Trình độ của người lao động
Cách thức sản xuất của người nông dân còn nhiều hạn và còn đặt nặng về lợi
nhuận và xu hướng cạnh tranh bằng giá thấp mà không chú ý đến chất lượng mới là
vấn đề giúp gạo Việt có khả năng cạnh tranh lâu dài. Thời gian canh tác, gối vụ ngắn
khiến chất lượng thấp. Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa. Họ đều tự làm.
Đến lượt con cháu họ cũng tự làm. Có người nói rằng, nghề trồng lúa là nghề dễ nhất,

không cần phải hướng dẫn cũng có thể làm được. Ở các nước phát triển, họ không nghĩ
như vậy. Mọi người dân trong làng đều được hướng dẫn tỷ mỷ về nghề trồng lúa trước
khi lội xuống ruộng. Hiện có từ 80 đến 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những
cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn
nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản
xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản
xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước,
nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) hiện đang còn là hình thức. Từ khả năng
và trình độ có hạn dẫn đến người nông dân còn thiếu các kỹ năng và kinh nghiệm để áp
dụng vào sản xuất để từ đó có được những hạt gạo có chất lượng tốt.
Tuy nhiên bên cạnh đó tình hình xuất khẩu gạo có chất lượng của Việt Nam cũng
đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, sau 7 tháng năm 2015,xuất khẩu gạo cao cấp
13


(loại 5% tấm) đã đạt 28,8% tổng lượng gạo XK của cả nước, tăng gần 30% so với cùng
kỳ. Gạo thơm đứng thứ 2 với tỷ lệ 24,67% tổng lượng gạo XK, tăng 15,36% so với
cùng kỳ. Nhờ lượng tăng của 2 loại này, gạo Việt Nam đã quay lại chiếm giữ vị trí cao
ở nhiều thị trường. Đơn cử như sau 2 năm rất khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với
gạo từ Ấn Độ và Thái Lan, kim ngạch XK gạo vào thị trường châu Phi trong 7 tháng đã
đạt 15,83% tổng kim ngạch XK gạo của nước ta, tăng đến 47,53%, trong đó gạo thơm
là loại gạo được châu Phi ưa chuộng nhất.
Chuyển đổi sản xuất từ phân khúc gạo chất lượng thấp sang gạo chất lượng cao
không phải là việc dễ dàng do gặp khó khăn từ khâu giống đến quản lý chất lượng.
Nhiều giống lúa đã bị thoái hóa nên việc sản xuất gạo chất lượng cao chưa đạt yêu cầu.
Bên cạnh đó, quản lý chất lượng gạo XK cũng gặp nhiều vấn đề khi vẫn còn tình trạng
sau khi mua lúa ở các hộ dân, thương lái sẽ trộn lẫn các loại lúa hạt dài với hạt tròn rồi
đem về nhà máy xay xát ra gạo, bán cho DN. DN XK và DN nhập khẩu ở nhiều thị
trường đều đang chấp nhận cách làm dễ dãi như vậy, tạo thành thói quen khó bỏ. Tuy
nhiên, khi mở rộng ra các thị trường lớn, đặc biệt là những thị trường khó tính, việc

làm này không thể chấp nhận được.
2. Tình hình quản lý chất lượng gạo xuất khẩu
2.1. Hiện trạng quản lý chất lượng giống
Việt Nam ở trong tình trang “mẹ hát con khen hay’ – tự mình sản xuất giống rồi
tự các phòng kỹ thuật của mình kiểm tra chất lượng. Mặc dù là làm như thế có thể phát
hiện ra nhất những khiếm khuyết về chất lượng giống do học kiểm soát được trong quá
trình chọn lọc, lai tạo giống. Nhưng cũng không thể tránh khỏi yếu tố chủ quan.
Việc quản lý giống không nghiêm ngặt dẫn đến nông dân sử dụng giống có chất ượng
kém. Như vậy việc gạo sản xuất ra có chất lượng không cao, hàm lượng protein thấp ,
không đáp ứng được những yêu cầu của thị trường đòi hỏi gạo có hàm lượng đạm cao
là dễ hiểu. Do đó có thể nói là nguyên nhân sâu xa của chất lượng lúa gạo Việt Nam
hiện nay là do khâu quản lý giống kém.

 Hệ thống các văn bản pháp lý
Những năm gần đây, nhận thức được vai trò to lớn của công tác quản lý chất lượng,
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất
lượng lúa gạo Việt Nam. Ngoài ra đã ban hành 3 tiêu chuẩn Việt Nam về quản lý chất
lượng giống và 26 tiêu chuẩn ngành. Tuy nhiên hiệu quả áp dụng các văn bản và tiêu
14


chuẩn này vào quản lý chất lượng lúa gạo giống lúa chưa cao. Một trong những nguyên
nhân là việc áp dụng một cách tùy tiện hoặc làm sai các văn bản và tiêu chuẩn đó. Mặt
khác, việc xử phạt lại mang tính chất hành chính nên các sai phạm trong công tác quản
lý chất lượng vẫn tiếp tục xảy ra.
 Thanh tra
Trong tình trạng như hiện nay thì thanh tra là cần thiết. Nó góp phần quan trọng giúp
cho quản lý chất lượng giống đtạ hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên điều đáng tiếc là hiện
nay chúng ta lại chưa có hệ thống thanh tra về giống cây trồng. Công tác quản lý chất
lượng giống của chúng ta giống như trong tình trạng không có tay lại không có cả mắt,

rất khó khăn trong việc xác định phương hướng.
Hơn nữa, tình trạng thanh tra nhận đút lót, hối lộ vẫn diễn ra thường xuyên. Tình trạng
quản lý lỏng lẻo này cũng như lương tâm của những người quản lý là nguyên nhân gây
ra việc chất lượng lúa gạo xuất khẩu vẫn còn kém ở nước ta.
 Chính sách đối với giống
Hiện nay nhà nước chưa có chính sách cụ thể cho công tác bảo đảm chất lượng giống.
Nhưng trong chương trình Quốc gia và chương trình khuyến nông hàng năm có một
phần kinh phí hỗ trợ năng lượng và cơ sở vất chất cho các công ty sản xuất giống gốc,
giống lúa lai. Ở một số đipạ phương có trợ giá giống cho sản xuất. Trên cơ sở đó các
địa phương quản lý được chất ượng giống đưa vào sản xuất. Đối với giống nhập khẩu
bằng con đường chính ngạch Nhà nước cũng không thu thuế để trợ giá giống cho sản
xuất.
2.2. Hiện trạng về quản lý chất lượng gạo xuất khẩu
2.2.1. Hệ thống quản lý chất lượng hiện hành
Về quản lý việc khống chế rầy nâu, Việt Nam được đánh giá là đang có biện pháp
quản lý hữu hiệu nhất, đã khống chế được rầy nâu để bảo vệ năng suất và sản lượng lúa
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong khi hầu hết các quốc gia khác đang bị dịch rầy
nâu gây hại nghiêm trọng như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Philipines...
Chất lượng gạo phải được cải thiện bằng việc tạo và chọn giống tốt( đặc biệt à có
tính “ kháng ngang” với rầy nâu), tập trung một số ít giống đặc trưng cho từng điều
kiện của tiểu vùng sinh thái. Hiện nay, sản xuất chỉ mới đạt được về số lượng qua tăng
vụ cao theo hướng độc canh cây lúa, nên gây nguy hiểm cho sự trở lại của rầy nâu. Cần
15


phải phát triển được cây màu và vườn cây ăn trái xen với 2 vụ lúa ăn chắc có phẩm
chất gạo...
Nhưng nói chung, tuy gạo là một trong ba mặt hàng xuất khẩu trong tổng kim
ngạch xuất khẩu ( trung bình khoảng 10%) nhưng gạo vẫn chưa có hệ thống quản lý
chất lượng tốt.

Việc quản lý chất lượng sản phẩm này trong những năm qua là do các cơ quan
giám đinh của Việt Nam thực hiện. Cụ thể là Vinacontrol chịu trách nhiệm giám định
khoảng 0.7 triệu tấn gạo xuất khẩu. Ngoài ra còn có một số các trung tâm kiểm tra chất
lượng và tiêu chuẩn hóa thuộc Viện công nghệ sau thu hoạch cũng đảm nhiệm giám
định. Nhưng Vinacontrol không phải giám định chuyên về gạo xuất khẩu , do vậy
Vinacontrol không thể nào thấu hiểu hết tất cả các yếu tố cấu thành chất lượng, các
thông số. Chỉ tiêu về chất lượng gạo nên trong quá trình giám định không thể tránh
khỏi những sai sót. Mặt khác các tiêu chuẩn thường theo tiêu chuẩn ạo Thái Lan hay
Mỹ nên gặp rất nhiều khó khăn.
2.2.3. Các tiêu chuẩn về gạo đã được ban hành

Bảng 1: Bảng thống kê một số tiêu chuẩn thóc, gạo hiện hành
STT Thóc gạo

Mã số

11

Quy phạm bảo quản lương thực

10TCN 153-01

22

Phương tiện đo độ ẩm của gạo

ĐLVN 27 – 2009
16



33

Yêu cầu vệ sinh

TCVN 4733 – 1989

4

Thuật ngữ và ký hiệu

TCVN 5643-1992

55

Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 5644 – 2008

66

Phương pháp xác định mức xát

TCVN 5645 – 2000

77

Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận TCVN 5646 – 2008
chuyển

88


Phương thức xác định nhiệt độ hóa TCVN 5715 - 1993
hồ qua độ phân hủy kiềm

99

Phương pháp xác định hàm lượng TCVN 5716 – 2:2008
amyloza

110

Phương pháp xác định đa dư lượng TCVN 8049 - 2009
thuốc bảo vệ thực vật

111

Phương pháp xác định tỷ lệ trắng 10TCN 424 - 2000
trong, trắng bạc và độ trắng bạc

Bảng 2: Gạo hạt dài đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
Loại
gạo

Gạo
trắng

Tấm
(%)
<25


Độ
ẩm
(%)

Hạt

(%)

Hạt
vàng
(%)

Tạp
chất
(%)

<14.5

<2.0

<1.5

<5.0

Thóc
(hạt/kg)

Hạt
bạc
phấn

(%)

Hạt
non
(%)

<30

<8.0

<1.5

Yêu
cầu

Xay
xát
17


hạt dài
Việt
Nam
25%
tấm
Gạo
trắng
hạt dài
Việt
Nam

15%
tấm

kỹ

<15

Gạo
trắng
hạt dài
Việt
Nam
10%
tấm

<10

Gạo
trắng
hạt dài
Việt
Nam
5%
tấm

<5.
0

<14


<14

<14

<1.5

<1.25

<1.5

<1.25

<1.0

<0.5

<0.2

<0.2

<0.1

<25

<20

<15

<7.0


<7.0

<6.0

<0.3

Xay
xát
kỹ

<0.2

Xay
xát
kỹ

<0.2

Xay
xát
kỹ

(nguồn : gạo xuất khẩu- một số tiêu chuẩn. Kỹ sư Phan Thành Hiếu)
Nghị định 109/NĐ-CP/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo quy định doanh muốn
kinh doanh xuất khẩu gạo phải đảm bảo ít nhất hai điều kiện cần đó là:
(i)

Có ít nhất 1 kho chuyên dùng dự trữ tối thiểu 5.000 tấn lúa;

(ii)


(ii) Sở hữu ít nhất 1 cơ sở xay xát thóc với công suất tối thiểu là 10 tấn thóc/giờ
tại tỉnh, thành phố có thóc, gạo hàng hóa XK hoặc có cảng biển XK thóc, gạo.

Nhìn chung, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng lúa gạo cho tới nay tương đối hoang chỉnh.
Trong những năm gần đây, chủ trương theo xu hướng hội nhập, hệ thống tiêu chuẩn
18


của nước ta được xây dựng trên cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn của thế giới và khu vực;
giúp đảm bảo sản xuất gạo ra có chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
thực phẩm vừa dễ dàng xâm nhập thị trường các nước.
Tuy nhiên, đối với các tiêu chuẩn gạo nói riêng thì chưa được quan tâm nhiều
đến việc soát xét, sửa đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn thế giới và khu vực. Chính vì lẽ
đó mà các tiêu chuẩn Việt Nam nhiều diểm đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Bên cạnh đó
khi so sánh, hệ thống tiêu chuẩn gọa của Việt Nam với Thái Lan thì ta còn thiếu một số
tiêu chuẩn quy định cụ thể cho từng loại gạo.cụ thể là chúng ta chưa có tiêu chuẩn đối
với gạo xay, gạo nếp trắng, gọa sấy kho. Bởi trên thực tế Việt Nam chưa sản xuất được
nhiều nên các loại gạo này vẫn chưa có mặt trong danh sách gạo xuất khẩu của ta. Mà
chúng lại có giá cao trên thị trường thế giới. Thế nên thu nhập từ xuất khẩu gạo của
nước ta vẫn còn rất thấp.
Nhật đã ngừng nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 sau khi phát hiện dư
lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép, mặc dù trong những lô hàng năm sau, hai
doanh nghiệp gạo của Đồng bằng Sông Cửu Long đã làm việc với nông dân để đảm
bảo chất lượng hạt gạo theo tiêu chuẩn của Nhật.
Chất lượng hạt gạo Việt Nam không chỉ nằm ở vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu.
Trong khi Thái Lan, láng giềng của Việt Nam, ưu tiên trồng nhiều loại gạo phẩm chất
cao như gạo hoa nhài – loại gạo có thời gian trồng lên đến cả năm nhưng có giá bán
cao nhất ở Mỹ và Nhật, Việt Nam thường trồng các loại gạo chất lượng thấp nhưng
ngắn ngày.

Thái Lan hiện nay đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lúa gạo vì nông dân
không được hưởng lợi từ những chương trình hỗ trợ nông nghiệp của Thủ tướng Thái
Yingluck Shinawatra và Trung Quốc đã hủy kế hoạch mua gạo Thái, nhưng có vẻ Việt
Nam cũng không tận dụng được cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu.
2.2.4. Thanh tra
Cũng giống như thanh tra về giống, thanh tra về chất lượng gạo xuất khẩu cũng
chưa có mạng lưới thanh tra và kiểm định chất lượng. Trước tình hình chất lượng lúa
gạo như hiện nay, trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, nước nào cũng muốn
giành những hợp đồng xuất khẩu lớn . Như Thái Lan- nước xuất khẩu gọa số một thế
giới, họ có hệ thống thanh tra và kiểm định chất lượng để có thể đưa ra các biện pháp
xử lý kịp thời. Do vậy, việc chưa hình thành mạng lưới thanh tra, kiểm tra chất lượng
19


gạo xuất khẩu khiến cho công tác quản lý chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vốn
chưa hoàn chỉnh lại càng gặp nhiều khó khăn.
Trên đây là một vài nét về hiện trạng công tác quản lý chất lượng từ khâu quản
lý chất lượng giống đến khâu quản lý chất lượng gạo xuất khẩu. Quản lý chất lượng
giống hay chất lượng gạo đều có mỗi liên hệ mật thiết với nhau. Muốn cho gạo xuất
khẩu có chất lượng quản lý ngay từ khâu giống đến cấy , chăm sóc, gặt hái, chế biến,
bảo quản. Tuy vậy, hiện nay công tác quản lý chất lượng của Vệt Nam từ khâu giống
đến bảo quản chưa được thực hiện tốt, chưa được quan tâm đầy đủ. Mà điển hình là
nhiều cơ quan như các tổ chức thanh tra , tổ chức giám định chưa được đầu tư đầy đủ.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam
chưa đuổi kịp Thái Lan.
Nhìn chung, những năm gần đây chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có tiến
bộ rõ rệt. Đó là thành quả của những phấn đấu không mệt mỏi của người sản xuất,
người xuất khẩu và cả những người quản lý chất lượng. Tuy vậy, chất lượng gạo xuất
khẩu vẫn còn thấp nên giá xuất vẫn thấp hơn nhiều so với Thái Lan hay Mỹ. Chính vì
vậy, yêu cầu cấp bách hiện giờ à phải có những giải pháp kịp thời và phù hợp cho mặt

hàng xuất khẩu chủ lực này.
III. Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam
1. Hoàn thiện cơ chế và chính sách của Nhà nước
Do nền kinh tế nước ta đang thời kì hội nhập, cần thiết phải tăng cường năng lực
của chính phủ trong việc hổ trợ nông dân đối phó với những bất lợi trong sản xuất cũng
như trong thị trường. Trong phạm vi nông nghiệp, các hộ trợ ngắn hạn có thể cung cấp
các nguyên liệu đầu vào (máy móc, giống, phân bón…) để họ có thể mạnh dạng mở
rộng các mô hình sản xuất như: trang trại, các vùng chuyên canh lớn…Còn đối với dài
hạn thì thông qua nghiên cứu và khuyến nông giúp cho người nông dân chuyển hướng
ra khỏi những cây trồng không được thị trường ưa chuộng, chuyển giao công nghệ và
khuyến khích người dân áp dụng biện pháp theo quy trình canh tác tổng hợp, chương
trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, chương trình IPM….
2. Đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo sản phẩm chất lượng cao
Quy hoạch các vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu là một việc làm cần thiết khi
muốn gia nhập thị trường thế giới. Ở Việt Nam, người nông dân thường sản xuất theo
thói quen, tự phát và thiếu định hướng nên sản phẩm làm ra không đáp ứng so với nhu
20


cầu thị trường dẫn đến thua lỗ. Do đó, khi quy hoạch các vùng chuyên canh là một lợi
thế ta có thể tạo được nguồn hàng chủ động ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo, đáp ứng
kịp thời nhu cầu từng thị trường. Bên cạnh đó giúp nhà nước dễ phân công, phân cấp
thị trường cho các doanh nghiệp gạo, đồng thời có hướng dẫn đầu tư đúng đắn và triển
khai kịp thời các thành tựu khoa học- công nghệ vào sản xuất. Ngoài ra còn đảm bảo
cho sự phân phối đồng bộ các hoạt động theo quy trình canh tác gồm: canh tác -chế
biến -đóng gói-bảo quản-vận chuyển-cảng khẩu từ đó ta nâng cao được chất lượng,
giảm chi phí và nâng cao được sự cạnh tranh trong thương trường quốc tế.
3. Xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu
Hiện nay chúng ta hội nhập với thế giới, muốn thành công trong thị trường châu
Á, tiến đến thị trường châu Âu-Mỹ thì sản phẩm nông nói chung, lúa gạo nói riêng của

chúng ta phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi chúng ta phải
có được sản phẩm cạnh tranh, không có cách nào khác phải xây dựng thương hiệu cho
gạo Việt Nam, nhằm cạnh tranh với các nước trong khu vực và thâm nhập sâu vào một
số nuớc khó tính.
Hạt gạo Việt Nam muốn tìm đến thị trường cao cấp, không có cách nào khác hơn
là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng bằng được thương hiệu gạo Việt Nam
trên thị trường thế giới.
Các giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu
1/ Nghiên cứu tìm ra giống lúa chất lượng cao có giá trị thương phẩm tốt đối với thị
trường nội địa và xuất khẩu, nhưng phải được xem xét trên cơ sở của một nền nông
nghiệp bền vững. Đó chính là đòi hỏi áp dụng các qui trình thâm canh tổng hợp, 3
giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm; chương trình IPM, ICM. Đồng thời, phải đào tạo nông dân
về kỷ thuật canh tác theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice), từ đó mới
chứng minh được mặt hàng gạo ta luôn đảm bảo được an toàn vệ sinh.
2/ Không sản xuất quá nhiều giống, nghĩa là chúng phải hình thành vùng sản xuất lúa
hàng hóa tập trung, xây dựng những cánh đồng một giống, đòi hỏi phải có một nhóm
nông dân liên kết lại, chứ không phải sản xuất riêng rẽ, nhằm để tạo ra khối lượng lúa
lớn, đồng bộ, như vậy sẽ thuận lợi cho việt thành lập thương hiệu.
3/ Phải có hệ thống thu mua có lợi cho nông dân, giảm trung gian, có như vậy lúa gạo
sẽ không bị lẫn lộn nhiều giống. Muốn như vậy có sự bắt tay hợp đồng tiêu thụ giữa

21


doanh nghiệp và người sản xuất. Thông qua đó những công ty kinh doanh lúa gạo chịu
trách nhiệm về thương hiệu của công ty.
4/ Phải phát triển công nghệ sau thu hoạch : lúa phải được sấy khô đúng tiêu chuẩn,
bảo quản tốt trong lúc tồn trữ, xây dựng lại các nhà máy xay xát, lao bong gạo đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu, có như vậy chất lượng lúa mới ổn định, từ đó dể dàng cho việc thành
lập thương hiệu.

5/ Thăm dò sở thích thói quen, nhu cầu sử dụng gạo trong nước và nước ngoài, thông
qua đó thành lập nhiều thương hiệu đặc sản trong nước: Nàng Nhen, thơm Chợ Đào,
Tám Xoan, Jasmine…tiếp theo đó trở thành thương hiệu quốc tế. Đồng thời phải có
những chiến lược quảng bá sản phẩm thông qua các khâu đóng gói, mẫu mã của bao bì,
khâu thu hoach.
6/ Kệt hợp chặt chẽ giữa bốn nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà
nước, từđó mới tạo ra được sản phẩm đồng nhất. Cụ thể hỗ trợ về nguồn giống tốt, kỹ
thuật từ các nhà khoa học, doanh nghiệp thu mua lúa từ nông dân. Đồng thời, có sự hổ
trợ từ phía nhà nước từ đó nông dân yên tâm sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất
lượng phục vụ cho việc thành lập thương hiệu.
4. Bảo vệ môi trường sinh thái ngành sản xuất lúa
Phát triển, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu phảiđi liền với bảo vệ môi trường sinh
thái để phát triển một cách bền vững, lâu dài.

22



×