Tải bản đầy đủ (.doc) (269 trang)

TRIẾT HỌC THỜI CẬN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.52 KB, 269 trang )

MỤC LỤC

I.Thế kỷ XVII-XVIII_Thời đại của các cuộc cách
mạng tư sản và sự ra đời chủ nghĩa tư bản...................4
1.Những biến đổi trong đời sống kinh tế,xã hội.......4
2. Những biến đổi trong đời sống tinh thần:.............6
II. TRIẾT HỌC THẾ KỶ XVII:..................................8
a. Khái lược cuộc đời và tác phẩm...................10
b. Học thuyết về con người..............................18
c. Chương trình đại phục hồi khoa học và tư
tưởng chủ đạo của triết học Bacon......................20
d. Học thuyết về các idola?..............................24
e. Các loại ảo tưởng:........................................25
f.

Novum Organum Scientiarum.....................29

g. “New Atlantis” và ý tưởng về một xã hội dựa
trên “quyền lực của tri thức”:.............................35
h. Chủ nghĩa duy vật Bacon:...............................45
III. CÁC TRIẾT GIA TIÊU BIỂU THỜI CẬN ĐẠI: 54
III.1.1. THOMAS HOBBES (1588 - 1679):...........54


III.1.2 JOHN LOCKE (1632 - 1704).....................60
III.1.3. GEORGE RERKELEY (1685 – 1753).......66
III.1.4. DAVID HUME (1711 – 1776)...................72
III.2. TRIẾT HỌC PHÁP..........................................77
III.2.1. RENE DESCARTES (1596 - 1650)...........77
III.2.2. PIERRE GASSENDI (1592-1655).............98
III.2.3.BLAISE PASCAL (1623 – 1662)..............106


III.2.4. CHARLER LUIS SECONDAT
MONTESQUIEU (1689-1775)............................117
III.2.5. VOLTAIRE (FRANCOIS MARIE AROUET
– 1694 -1788).......................................................121
III.2.6. JEAN-JACQUE ROUSSEAU (1712-1778)
............................................................................. 126
III.2.7. DENIS DIDERUT (1713 – 1784)............132
III.2.8 PAUL HENRY HOLBACH (1723 - 1789) 138
III.3. MỘT SỐ TRIẾT GIA HÀ LAN VÀ ĐỨC TIÊU
BlỂU.......................................................................146
III.3.1. BARUCH SPINOZA...............................146
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

2


III.3.1.1 Về thực thể.........................................148
III.3.1.2. Về nhân thức luận..............................154
III.3.1.3. Về con người.....................................158
III.3.2. GOTTFRIED WILHELM VON LEIBNIZ
(1646 - 1716).......................................................161
1. Nguyên tắc về những khác biệt phổ biến......165
2. Nguyên tắc dồng nhất không phân biệt dược
(principium indentitatis indisscernibilium).......167
3. Nguyên tắc về tính liên tục.........................167
4. Nguyên tắc về tính gián đoạn......................169
5. Nguyên tắc về sự vươn tới sự hoàn thiện phổ
biến của thế giới...............................................171
6. Nguyên tắc về sự chuyến tiếp tích cực của khả
năng thành hiện thực........................................171

7. Nguyên tắc về logic hình thức.....................173
8. Nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến.............173
9. Nguyên tắc đầy đủ.......................................174
10. Nguyên tắc về qui luật có căn cứ đầy đủ.......174
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

3


11. Nguyên tắc về cực dai và về cực tiểu.........175
III.3.3. Vật lý học, nhân bản học và nhân thức luận
............................................................................. 176
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI
CẬN ĐẠI................................................................178
III. MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU....................181
III.1 TRIẾT HỌC ANH......................................181
III.1.1 FRANCIS BACON (1561-1626)...........181

LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

4


TRIẾT HỌC THỜI ĐẠI KHAI SÁNG
(TỪ TK.XVII-XVIII)
I.Thế kỷ XVII-XVIII - Thời đại của các cuộc cách mạng tư
sản và sự ra đời chủ nghĩa tư bản
1. Những biến đổi trong đời sống kinh tế, xã hội

-Phương thức sản xuất tư bản thay thế từng bước

phương thức sản xuất cũ. Phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa góp phần phá vỡ các quan hệ xã hội lỗi thời,
đơn giản hóa môi trường giao tiếp, kích thích tính sáng
tạo của cá nhân, xác lập những giá trị, những chuẩn
mực phù hợp với thời đại.
Khoa học tự nhiên dựa trên cơ sở thực nghiệm
phát triển mạnh mẽ. Công cụ sản xuất đựoc cải thiện:
đồng hồ cơ khí và máy hơi nước là vị trí hàng đầu của
cơ học. Khoa học đã chế tạo đựơc kính hiển vi, kính
viễn vọng, hàn thử biểu, sự phát triển của nghề luyện
kim, khai thác mỏ, đóng tàu… Phát hiện ra sự tuần
hòan máu trong cơ thể con người.
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

5


-Khoa học trong giai đọan này không còn dừng
lại ở vị trí “tri thức thuần túy”, mà dần dần trở thành
lức lượng sản xuất trực tiếp và thiết chế xã hội đặc
trưng, khả năng ứng dụng kịp thời không chỉ làm thay
đổi cuộc sống của con người, giải phóng lao động, cải
tạo tự nhiên, góp phần vào tiến bộ xã hội.
- Các cuộc cách mạng tư sản đánh dấu bước phát
triển mới của lịch sử nhân loại: cách mạng tư sản Hà
Lan (nửa sau thế kỉ XVI), cách mạng tư sản Anh
(1640), cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) là những
cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu. Đó là những cuộc
cách mạng cơ cấu, làm đổi thay cơ cấu xã hội, chủ thể
quyền lực, vị trí con người và nền văn hóa, tạo ra

những xung lực mới của tiến bộ xã hội. thúc đẩy tiến
bộ xã hội
- Hình thành các quốc gia tư sản hiện đại,mở ra
khả năng giao lưu, hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các
dân tộc với hiệu quả cao hơn trước, khả năng quốc tế
hóa, toàn cầu hóa kinh tế mang tính chất tư bản chủ
nghĩa.
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

6


Có thể khẳng định rằng bằng việc thúc đẩy nhanh
hơn tiến trình lịch sử-xã hội, thời đại tư bản trở thành
thời đại năng động nhất, biện chứng nhất so với các
thời đại đã qua.
2. Những biến đổi trong đời sống tinh thần:
- Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm mà chủ nghĩa duy vật chiếm vị thế áp
đảo trước chủ nghĩa duy tâm vào thời điểm đêm trước
cách mạng và trong quá trình cách mạng tư sản.
- Tư tưởng nhân văn và khai sáng có nguồn gốc
sâu xa từ thời cổ đại, được tiếp tục phát triển, cải biến
và hoàn thiện trong các học thuyết triết học thế kỉ
XVII – XVIII, từ Bacon đến Hume, từ Descartes đến
Holbach.
-Thế kỉ XVII-XVIII – thời đại Ánh sáng
(Enlightenment) thể hiện trước tiên ở sự phê phán trực
diện đối với trật tự xã hội cũ, xây dựng học thuyết về
xã hội mới, xã hội tư sản, đề cao tự do cá nhân trong

một “nhà nước lý tính” - đối lập với chế độ quân chủ
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

7


chuyên chế là “nhà nước phi lý”. Thời Cận đại chứng
tỏ vai trò tích cực của giai cấp tư sản trong cuộc đấu
tranh chống thần quyền.
3. Sự khác nhau cơ bản giữa Phục hưng và
Cận đại
- Một là, Phục hưng là thời kỳ chuyển tiếp từ chế
độ phong kiến lên chủ nghĩa tư bản, vì thế, xét tính
chất của nó, chưa có một giai cấp tư sản đúng nghĩa,
mà chỉ là những lực lượng tiền thân của giai cấp tư sản
mà thôi. Thời Cận đại là thời đại của các cuộc cách
mạng tư sản và sự thiết lập hình thái kinh tế - xã hội tư
bản trên thực tế, giai cấp tư sản từ chỗ là một nhân tố
chủ đạo của lực lượng chính trị phản phong kiến đã trở
thành giai cấp thống trị
- Hai là, cuộc đấu tranh của các lực lượng tiến bộ
ở thời Phục hưng và mang tính chất gián tiếp, không
động chạm đến trật tự hiện hành, mà thông qua chống
thần quyền, trong khi vào thời cận đại cuộc đấu tranh
trực tiếp dẫn đến thay đổi cơ cấu xã hội (Hà Lan, Anh,
Pháp);
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

8



- Ba là, triết học Phục hưng khôi phục các giá trị
văn hóa cổ đại, còn triết học Cận đại tìm kiếm phương
pháp nhận thức thích hợp để con người khám phá chân
lý, khẳng định quyền lực của mình trước tự nhiên là
nhiệm vụ chủ yếu. Thời Cận đại xuất hiện những cuộc
tranh luận về phương pháp nhận thức, đưa đến sự hình
thành khuynh hướng kinh nghiệm (thực nghiệm) và
duy lý, chủ nghĩa duy vật máy móc – siêu hình, những
quan niệm mới mẻ về con người và về xã hội...
II. TRIẾT HỌC THẾ KỶ XVII:

1.
Francis Bacon (1561 -1626) - một trong
những người sáng lập triết học Cận đại
Câu nói thời danh: “tri thức là sức mạnh” do Bacon
nêu ra đã trở thành tuyên ngôn của thời đại .
Francis Bacon là người khởi xướng khuynh
hướng phương pháp kinh nghiệm, hay phương
pháp thực nghiệm tại Anh. Đây là phương pháp nhận
thức đề cao vai trò của tri thức con người xuất phát từ
kinh nghiệm.
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

9


- Ông là người quyết tâm đưa khoa học từ trên
tháp ngà xuống với đời thường, đảm đương nhiệm vụ
thực tiễn trang bị cho con người ngọn đuốc trí tuệ,

thâm nhập vào cõi bí hiểm của tự nhiên qua chương
trình Đại phục hồi khoa học bằng phương pháp luận
kinh nghiệm và phương pháp quy nạp.
1) Tri thức bắt nguồn từ kinh nghiệm, nhưng
không phải mọi kinh nghiệm, mà chỉ cần kinh nghiệm
khoa học, tức kinh nghiệm thống nhất với lý trí (Bacon
gọi là “kinh nghiệm mang ánh sáng”), được kiểm
chứng bằng công cụ đáng tin cậy (experiment);
2) Thực hiện phép quy nạp (induction) bắt đầu từ
sự quan sát các hiện tượng riêng biệt, thu nhận dữ liệu,
chọn lọc và xử lý chúng, lập bảng so sánh, nêu và
kiểm chứng giả thuyết cuối cùng đưa ra nhận định
chung cuộc. Con đường quy nạp, nói một cách vắn tắt
là con đường đi từ cái riêng lẻ đến cái chung.
Bacon liên tưởng quy nạp khoa học với công
việc của con ong (cần cù, biết quan sát, chọn lọc, xử lý
và biến cái thô mộc của tự nhiên thành mật ngọt, nghĩa
là thành cái tinh túy và có ích). Nhờ có phương pháp
khoa học đó mà con người đạt được tri thức hữu dụng,
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

10


có giá trị thực tiễn, thứ tri thức biến thành sức mạnh,
giúp con người khẳng định quyền lực của mình trước
tự nhiên.
Khái lược cuộc đời và tác phẩm
1. Cuộc đời: Francis Bacon sinh ngày 22/01/1561
tại London, trong gia đình dòng dõi quý tộc, bố,

Nicolas Bacon, là Quan giữ ấn Cambridge học. Lúc
này những trung tâm trí thức lớn như Cambridge và
Oxford đã xuất hiện nhiều yếu tố thế tục, phi tôn giáo
trong sinh hoạt học thuật, bên cạnh hệ thống giáo dục
kinh viện xưa cũ.
Sau ba năm học ông đã từ giã, mang theo thái độ
thù địch với triết học Aristotle. Mười sáu tuổi, Bacon
được gia đình gởi sang Paris học, với ý định trở thành
nhà hoạt động chính trị. Tại đây Bacon bắt đầu sự
nghiệp hoạt động ngoại giao. Ông đi nhiều qua các
nước như Italia, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thụy
Điển, Đan Mạch.
Tháng 02/1579, bố chết, Bacon về Anh. Là con
thứ trong gia đình, ông chỉ nhận được gia sản thừa kế
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

11


ít ỏi, Bacon tiếp tục chọn ngành học mà mình cho là
mang tính thực tế, giúp cho con đường tiến thân, trong
đó nổi lên ngành luật và triết học. Đó là thời kỳ để lại
dấu ấn sâu đậm trong tâm trí Bacon. Những năm sinh
viên Bacon tiếp thu nhiều tri thức quý giá, nhưng cũng
rút ra nhiều bài học cho bản thân, kể cả những bài học
phản diện.
Đối với Bacon thứ tri thức nào thực sự mang lại
hiệu quả thiết thân cho con người mới là tri thức đích
thực. Ngược lại, thứ “tri thức để tri thức”, tri thức bác
học trống rỗng, nặng về giải nghĩa thuật ngữ, chuẩn

hóa ngôn từ mà thiếu nội dung thực tiễn, bị ông xem là
nguyên nhân làm cho khoa học giẫm chân tại chỗ.
Năm 1586 Bacon trở thành luật sư tập sự, xây
nhà mới, viết sách. Dòng dõi quý tộc là trợ thủ đắc lực
cho sự nghiệp của Bacon. Trong suốt 31 năm, (1586 –
1617) ông đã thăng tiến không ngừng với các chức vụ
như Dân Biểu, Cố vấn Pháp luật, Chưởng lý (chức vụ
cao nhất trong hàng luật gia), Nghị sĩ, Thành viên hội

LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

12


đồng cơ mật, Quan giữ Ấn, Đạii pháp quan và được
phong Nam tước Verulam.
Những năm Bacon đứng trên đỉnh cao quyền lực
là những năm tồi tệ nhất của triều đại James, đêm
trước cách mạng tư sản Anh. Trong bộ máy nhà nước
tràn ngập nạn tham nhũng và hối lộ, khiến dân chúng
bất bình. Đầu năm 1621, Vua James triệu tập Quốc
hội. Các đại biểu bày tỏ sự bất bình trước sự gia tang
độc quyền. Hạ viện được đề nghị thanh tra hoạt động
chính phủ. Sau đó Bacon bị kết án tội nhận hối hộ và
ông bị buộc phải ra hầu tòa. Ông không cần người bào
chữa, và không tự bào chữa. Nhưng nhà vua đã giảm
án cho Bacon từ án tù khắc nghiệt chỉ bị phạt 40 ngàn
Bảng Anh, bị giam, bị tước các chức quyền nhưng sau
hai năm ông được tự do, rồi được xóa án phạt có thể
phục hồi lại chức tước của mình nhưng ông đã từ chối.

Quãng đời còn lại ông dành tâm huyết cho khoa học và
đời sống gia đình.

LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

13


Những năm cuối đời ông lại thường xuyên ốm
đau, Bacon qua đời vào ngày 09/04/1626 khi tác phẩm
“New Atlantis” còn dang dở.
2. Các công trình nguyên cứu của Bacon có thể
phân thành hai nhóm.
Nhóm 1: Bàn về sự phát triển của khoa học và
nhận thức khoa học. Nhóm này bao gồm các tác phẩm
gắn liền với dự án “Đại phục hồi khoa học”như:
- Công cụ mới (New Instruments) (1620)
-Về phẩm giá và sự phát triển của khoa học (1623)
Nhóm 2: Bàn về các vấn đề xã hội. Hoặc mang
tính tổng thể, như “New Atlantis”, “Tiểu luận đạo đức,
kinh tế và chính trị”, “Lịch sử Henrich VII”, “Các
nguyên lý và cơ sở”v.v..
Ngoài những lưu ý đầu tiên, Bacon phân loại triết
học ra ba hướng chính:
Thần học (học thuyết về thần), triết học tự nhiên
(học thuyết về tự nhiên) và Đệ nhất triết học (học
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

14



thuyết về con người). Như vậy đối tượng của triết học,
theo Bacon, là: thượng đế, tự nhiên, và con người.
Bảng phân loại khoa học của Bacon đề cập đến
mối quan hệ giữa thần học và triết học. Ở lằn ranh giữa
hai thời đại, tại Anh, trong sinh hoạt tinh thần vẫn ngự
trị quan niệm “hai chân lý”. Điều này cho thấy Bacon
thể hiện một thái độ uyển chuyển cần thiết đối với thần
học, vừa chỉ ra vai trò của thần học và tôn giáo trong
đời sống xã hội, vừa nhấn mạnh vị thế danh dự của
khoa học với tính cách là phương tiện giúp con người
vươn lên làm chủ tự nhiên, qua đó làm chủ chính bản
thân mình.
-Theo Bacon “thần học mặc khải”, hay “thần học
thiêng liêng” thể hiện “ý chí thượng đế”. Thậm chí ông
còn tuyên bố rằng thần học mặc khải là điểm hoàn
thiện của tri thức, là bến cảng mà từ đó tỏa đi những
sung tư của con người.
Bacon thừa nhận uy quyền nhất định của tôn
giáo, xem nó như hình thức cần thiết bảo đảm ổn định
xã hội. Thậm chí ý tưởng về một xã hội mà mọi người
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

15


dân đều theo Cơ đốc giáo đã được nêu ra trong “New
Atlantis”;
Như vậy thông qua lý luận “ hai chân lý”, Bacon
chú trọng đến khả năng cùng tồn tại giữa tôn giáo và

khoa học. Đương nhiên, hòa lẫn tôn giáo và khoa học
đều có hại, cả cho tôn giáo lẫn khoa học, nhưng dung
hòa thì được.
Cần nói thêm rằng học thuyết “hai chân lý” đem
đến cho Bacon phương tiện loại trừ thần học ra khỏi hệ
thống tri thức. Ông từng viết rằng, thần học đem đến
hiểm họa, cái độc hại, làm nảy sinh nhiều bất hòa, nó
lầm lẫn, đánh trệch hướng trí tuệ và sức mạnh con
người ra khỏi khoa học tự nhiên
Đối với vấn đề siêu hình học: Bacon đã cụ thể hóa siêu
hình học, hơn nữa lại gắn kết nó với vật lý học, và thực
hiện chức năng nhận thức tự nhiên hiện thực. Trong
triết học hậu cổ đại và trung cổ, một số lớn các nhà
triết học xem siêu hình học như hạt nhân lý luận tư
biện của triết học, không ít trường hợp đồng nhất với
chính triết học.
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

16


Bacon chia triết học tự nhiên ra thành triết học lý
thuyết (siêu hình học, vật lý học) và triết học thực
hành (cơ học, ma thuật). Toán học được Bacon xem
như “bổ sung lớn cho triết học tự nhiên lý thuyết và
triết học tự nhiên thực hành”. Nhờ sử dụng“ kinh
nghiệm mang ánh sáng” như phương tiện của mình mà
triết học lý thuyết đạt được nhiều thành quả trong việc
làm sáng tỏ nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên,
phục vụ lợi ích của con người. Triết học thực hành

không tuyệt đối hóa khía cạnh ứng dụng; nó còn đặt ra
nhiệm vụ xác lập một cách trực tiếp những sự vật “
nhân tạo”, nghĩa là những gì không có trong thiên
nhiên hoang dã.
a. Học thuyết về con người
Triết học về con người chiếm vị trí quan trọng
trong bảng phân loại khoa học của Bacon.
- Con người với tính cách là cá thể , là đối tượng
của nhân học (nhân loại học, nhân chủng học),

LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

17


- Với tính cách thành viên xã hội: là đối tượng
của triết học công dân (philosophia civilis) hay chính
trị.
-Nhân loại học tìm hiểu cơ thể và linh hồn con
người, những yếu tố tác động đến tính cách và lối sống
của con người.
-Phần cuối cùng được Bacon chú ý đặt biệt – đó
là tâm lý học và logic học, khoa học về tư duy, khám
phá chân lý.
Logic học Aristoles đã kinh viện hóa không kích
thích khám phá mà chỉ chứng minh cái sẵn có. Nhưng
Bacon dặt cho triết học một nhiệm vụ rất nặng nề khám phá những chân lý mà trước đó chưa hề biết đến,
nhất là những chân lý giúp khẳng định quyền lực của
mình trước tự nhiên.
Vấn đề mà Bacon suy nghĩ là kiếm một phương

pháp nhận thức các chân lý khách quan, hữu dụng.
Vấn đề này được trình bày trong “Công cụ mơi”.

LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

18


b. Chương trình đại phục hồi khoa học và tư
tưởng chủ đạo của triết học Bacon
trong “Đại phục hồi khoa học”, bày tỏ suy nghĩ
của mình như sau:
-“Nhận thức được ràng lý trí con người tạo ra
những khó khăn cho mình, không sử dụng một cách
lành mạnh và tinh tế những phương tiện hỗ trợ đúng
đắn nằm trong quyền lực con người, mà kết quả là đã
xuất hiện vô số sự lầm lẫn về sự vật, gây ra không biết
bao nhiêu tổn thất, kẻ hèn mọn này thấy cần thiết bằng
tất cả sức lực mong muốn, với cách thức nào đó, phục
hồi nguyên vẹn, hay ít ra cải thiện mối quan hẹ giữa trí
tuệ và sự vật, để nó gắn kết với mảnh đất trần tục hay
có tính chất trần tục”.
Vào thời Bacon, Tai Anh trong đời sống thực tiễn
đã diễn ra nhiều thay đổi tích cực. Quá trình tích lũy tư
bản ban đầu, bất chấp những hậu quả đau thương của
nó đối với dân nghèo, người dân đón chờ những sự
kiện chính trị lớn lao, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh
hơn, đồng thời hạn chế sự can thiệp của các thế lực
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY


19


bên ngoài. Các giáo sư đại học trong lĩnh vực triết học
chỉ lặp đi lặp lại những chân lý lỗi thời, những bài học
tư duy sáo mòn của triết học kinh viện. Kết quả là
khoa học dẫm chân tại chỗ, thậm chí còn bị “nhiễm
độc”. Là người từng ở đỉnh cao quyền lực, với kinh
nghiệm thực tiễn và ước muốn cải tổ môi trường khoa
học, Bacon bắt tay xây dựng dự án “Đại phục hồi khoa
học”.
Tư tưởng Đại phục hồi khoa học xuyên suốt trên
toàn bộ sự nghiệp sáng tạo của Bacon, được trình bày
dưới những hình thức khác nhau, với tất cả tính kiên trì
và lòng nhiệt thành đáng khâm phục. Tiếc thay chương
trình này vẫn còn dang dở.
Mục đích của Đại phục hồi khoa học:
1. Khôi phục lại vị trí của khoa học trong đời sống
xã hội.
2, Xác định nhiệm vụ của khoa học trong điều kiện
lịch sử mới, chỉ ra giới hạn của “thế giới trí tuệ” phù

LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

20


hợp với những biến đổi to lớn đang diễn ra trong xã
hội;
3.Xác lập phương pháp khoa học giúp con người đi tới

khám phá cõi bí hiểm của tự nhiên,
Mục đích cao nhất của tri thức khoa học, xét đến cùng,
là khát vọng của con người – khát vọng tri thức và
khát vọng quyền lực – đều ngang bằng nhau. Có tri
thức ắt có quyền lực, sức mạnh.
“Tri thức là sức mạnh” – đó là tư tưởng chủ đạo của
triết học Bacon, cũng là tuyên ngôn của thời đại mới.
Đại phục hồi khoa học cũng chính là nhằm làm sao để
tri thức khoa học thực sự trở thành sức mạnh, hữu
dụng đối với con người.
c. Học thuyết về các idola?
Thực chất là những chướng ngại cản trở sự tiến bộ trí
tuệ, làm lệch lạc quá trình nhận thức của con người.
Hình ảnh bóng ma, hay ngẫu tượng cho thấy một thực
thể là trong quá trình nhận thức nhiều người bị ám ảnh
bởi những sai lầm, nhưng khó xác định là những sai
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

21


lầm gì, vì thế không tìm ra được phương thức khắc
phục. Hơn thế nữa, do chỗ khá nhiều người không
nhận thấy mình bị: “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”, nên
nghĩ rằng mình vẫn ở trạng thái bình thường. Những
“tù nhân tự nguyện” ấy của hoàn cảnh cần được “thanh
tẩy” đầu óc, thóat khỏi ngẫu tượng, trở lại cuộc sống
lành mạnh. Sự thanh tẩy bắt đầu từ các nhà khoa học
đang bị chi phối bởi chủ nghĩa giáo điều kinh viện.
Theo Bacon, các ảo tưởng một phần cố hữu ở trí

tuệ con người tự trong bản chất, một phần xuất hiện
trong lịch sử nhận thức, một phần trong sự phát triển
cá nhân của con người.
Phê phán các ảo tưởng chính là phê phán ý thức
đời thường và triết học kinh viện.
Các ảo tưởng thường xuyên ám ảnh, bám đuổi
con người, tạo nên trong con người những quan niệm
và những ý tưởng sai lầm, xuyên tạc diện mạo thực
của tự nhiên, cản trở con người thâm nhập vào chiều
sâu bí hiểm của tự nhiên, cản trở con người thâm nhập
vào chiều sâu bí hiểm của tự nhiên.
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

22


d. Các loại ảo tưởng:
1. Ảo tưởng tộc loài (idola tribus):

Đây là loại ảo tưởng cố hữu tự bản tính con
người, ở lý trí lẫn tình cảm.
Biểu hiện rõ nhất của loại ảo tưởng này là ở sự lý
giải tự nhiên “theo con người” chứ không “theo tự
nhiên”, áp đặt cho tự nhiên một khuynh hướng, một
mục đích. Đó là căn bệnh chủ quan, duy ý chí trong
nhận thức và hành động.
-Sự tham lam của người đời. Ham muốn nhiều,
mà khả năng hạn chế, khiến cho những nhận định khái
quát không tập hợp những dữ liệu cần thiết. “Lý trí con
người thật tham lam”2.

-Sự cả tin (người ta tin mà không giải thích vì
sao tin). Sự nông cạn và viễn vông khiến nhiều “độc
tài” phải trả giá.
Theo Bacon, loại ảo tưởng này có cơ sở từ chính
hoạt động của con người, nên ổn định, là loại ảo tưởng
khó loại trừ, nhưng có thể trung hòa, hạn chế bớt hiểm
họa do nó gây ra.
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

23


Ảo tưởng cái hang (idola specus):
Theo Bacon, mỗi người có một “cái hang đặt thù
của mình” làm “suy yếu và lệch lạc ánh sáng tự
nhiên”3. Điều kiện và môi trường nảy sinh là những
đặc tính tâm lý và sinh lý, tạo nên tính cách riêng của
mỗi người, thành phần xuất thân và điều kiện giáo dục.
Nền giáo dục Trung cổ từng giam hãm con người trong
“cái hang” chật chội của nó, nhưng không phải ai cũng
nhận ra. Kết quả là nền giáo dục ấy tồn tại dai dẳng,
gây nên tâm lý e ngại cái mới, thói quen chấp nhận lối
tư duy mang tính giáo huấn một chiều. Điều đáng ngại
nhất là môi trường xúc cảm và ý chí mù quáng, tính
bảo thủ và tính hèn nhát, thiếu bản lĩnh.
Bacon: viết “Trí tuệ con người không phải là ánh
sáng đơn điệu, nó bị ý chí và dục vọng vây bọc, chính
điều này nảy sinh ra trong khoa học sự tùy hứng. Con
người thường tin vào cái mình thích… Dục vọng làm ô
nhiễm và thui chột lý trí”4.

Cần khắc phục nó như thế nào? Bacon nêu ra ba
hướng khắc phục kết hợp với nhau là: tiếp cận sự vật,
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY

24


kinh nghiệm tập thể, đường lối giáo dục thích hợp,
kích thích sáng tạo cá nhân.
2. Ảo tưởng công cộng, hay quảng trường (idola

fori):
Loại ảo tưởng này sinh ra trong quá trình giao
tiếp ngôn ngữ. Người ta tưởng rằng trong giao tiếp lý
trí của họ điều khiển từ ngữ của họ”5, nhưng thực tra
ngược lại. Ảo tưởng công cộng có thể xem như biểu
hiện của “tha hóa ý thức”, rất khó nhận biết, thâm nhập
vào ý thức con người, xuyên tạc logic của phán quyết,
lập luận. Tôi nói, vì người khác nói như thế, tôi xét
đoán sự vật theo dư luận, tôi chấp nhận một chiều “
chân lý sẵn có”, mà không tìm hiểu thấu đáo, nói khác
đi, ở tôi thiếu tinh thần hoài nghi và phê phán; tôi đã
đánh mất cái tôi, ý thức.
Thông qua hình Ảnh “ảo tưởng công cộng”,
Bacon phê phán những hạn chế của thói quen ý thức,
tính chất không hoàn thiện của tư duy đời thường, dư
luận, và cả tệ sính chữ: tranh luận triền miên, vô bổ về
ngôn từ.
LỊCH SỨ TRIẾT HOC PHƯƠNG TÂY


25


×