Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bạo lực GIA ĐÌNH đối với PHỤ nữ ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.03 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giảng viên hướng dẫn

Huỳnh Thị Trúc Giang

Sinh viên thực hiện

Phan Văn Hậu
MSSV: 5062395
Lớp Tư pháp 3-k32

Cần Thơ, tháng 04 năm 2010


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU
Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình không phải là vấn đề mới mẻ mà là
hiện tượng có tính lịch sử và tương đối phổ biến trên thế giới. Điều đó đã và đang
xảy ra ở mọi dân tộc, quốc gia, và trong các gia đình thuộc mọi tầng lớp xã hội khác
nhau. Trong quá khứ và thậm chí hiện tại ở một số quốc gia trên thế giới, hành vi
ngược đãi như đánh đập, mắng chửi và trừng phạt hà khắc về tinh thần hay thể xác


đối với người phụ nữ trong gia đình được coi là cần thiết để “giáo dục vợ con” nên
được xã hội thừa nhận. Cho đến thời gian gần đây, thông qua nhiều diễn đàn khác
nhau, vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đã được nhìn nhận lại. Ngày
càng có nhiều chính phủ, tổ chức xã hội và các nhà nghiên cứu thừa nhận tác động
đối với sự phát triển của nền văn minh nhân loại và coi đó là vi phạm nhân quyền,
là trở ngại lớn đối với sự bình đẳng giới, buộc các quốc gia, tổ chức xã hội phải
nhìn nhận lại về vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội
Hiện nay, không những trên thế giới mà ở Việt Nam vấn đề bạo lực nói
chung, bạo lực đối với phụ nữ nói riêng được mọi cấp lãnh đạo quan tâm. Sở dĩ vì
bạo lực gia đình làm tổn thương đến sức khoẻ, thể xác và tổn thương tinh thần
không chỉ cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, gây ra
nhiều hậu quả cho xã hội. Chính vì vậy, bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang là vấn
đề quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Cho đến nay
có rất ít nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam. Ngoài
một số nghiên cứu có tính chất chuyên biệt và riêng lẻ của một số nhà nghiên cứu
nhằm mục đích cung cấp thông tin trong quá trình nghiên cứu, vấn đề bạo lực trên
cơ sở giới chỉ được đề cập đến một cách sơ lược trong vai trò báo cáo về chủ đề
khác có liên quan. Do đó, việc tiến hành thêm những nghiên cứu để tìm hiểu và cập
nhật thông tin về vấn đề này là rất cần thiết để góp phần nhận thức và đánh giá đầy
đủ hơn về vấn đề bạo hành đối với phụ nữ ở nước ta.
Xuất phát từ những đặc điểm đã nêu trên, đề tài nghiên cứu được tiến hành
trong khuôn khổ nội dung về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam thực trạng
và giải pháp nhằm tìm hiểu và giải đáp một số vấn đề sau:
- Chỉ ra những yếu tố tác động trực tiếp đến việc bạo lực đối với người vợ
trong gia đình.
- Đo lường mức độ tiếp cận và hiểu biết của người vợ trong gia đình về các
chính sách liên quan đến việc bảo vệ quyền cho họ góp phần cải thiện sự bình đẳng
giới thông qua việc nâng cao sự hiểu biết, khả năng nhận thức của phụ nữ và nam
giới trong việc ngăn chặn bạo hành nói chung.
- Xác định một cách khách quan hơn về mức độ phổ biến và hậu quả của bạo

lực gia đình đối với phụ nữ hiện nay. Liệu tình trạng bạo hành gia đình có thực sự
1

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
phổ biến hay chỉ là một số trường hợp cá biệt được truyền bá qua các phương tiện
thông tin đại chúng hay thu thập từ những nghiên cứu định tính.
- Tìm hiểu về cơ chế phòng chống bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Đánh
giá vai trò của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng đối với việc ngăn chặn và giải
quyết nạn bạo lực chống lại người phụ nữ trong gia đình.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả xin trình bày một phần nhỏ
trong vấn đề “bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” trong phạm vi
lãnh thổ đất nước Việt Nam nhằm tìm hiểu một cách khái quát tình hình bạo lực gia
đình ở nước ta hiện nay và đưa ra những kiến nghị và giải pháp cho các cơ quan
chức năng giải quyết đồng thời thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
Luận văn được phân tích và nghiên cứu dựa trên phương pháp sau:
Phương pháp luận và khung lý thuyết.
Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu.
Phương pháp phân tích luật viết.
Phương pháp so sánh và thống kê.
Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để giải quyết vấn đề bạo lực trong gia đình
ở nước ta hiện nay.
Cơ cấu đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về bạo lực gia đình.
- Chương 2: Quy chế pháp lý về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam

- Chương 3: Thực trạng và giải pháp.

2

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Cơ sở lý luận về bạo lực gia đình
1.1.1. Khái niệm bạo lực gia đình
Hiện nay có nhiều cách nghĩ và định nghĩa khác nhau về bạo lực gia đình, bạo
lực gia đình có thể là:
“Đánh vợ thường xuyên (thì mới gọi là bạo lực)… trường hợp nào đó mà bất
ngờ có một hành động đối với vợ con ví dụ như một cái bạt tai thì không thể gọi là
bạo lực” [Cán bộ tư pháp xã, trường hợp ở Tiền Giang].
“Theo tôi nghĩ, cái chửi mắng nó chỉ xâm phạm danh dự người phụ nữ chứ
chưa phải phải dùng bạo lực đối với phụ nữ” [Phó chánh án, trường hợp ở Tiền
Giang].
“Theo tôi đây (bỏ lửng) không phải là bạo lực vì đây có thể là biện pháp của
người ta giáo dục vợ, lắm lúc không thể nói được. Như vậy thì vợ mới hiểu được,
vắt tay lên trán mới hiểu được…Đấy không phải là bạo lực [Chủ tịch Uỷ Ban Nhân
Dân, trường hợp ở Thái Bình]1
Xác định khái niệm về bạo lực gia đình là việc không đơn giản bởi luôn có
khác biệt nhất định về khái niệm này giữa cách hiểu thông thường trong cuộc sống
hàng ngày với những khái niệm khác của các nhà nghiên cứu trong luật học cũng

như những nghiên cứu khác có liên quan. Theo khái niệm của Liên hiệp quốc trong
tuyên ngôn về chống bạo lực đối với phụ nữ năm 19932 thì các hành vi bạo lực
chống lại phụ nữ là “bất kỳ hành động bạo lực trên cơ sở nào dẫn đến hoặc có thể
dẫn đến những tổn thất về thân thể, tâm lý hay tình dục hay những đau khổ của phụ
nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành vi như vậy, việc cưỡng bức hay tước đoạt
sự tự do, dù ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư” (Unitednations, 1995).
Khái niệm trên của Liên hiệp quốc được các tổ chức cũng như các nhà khoa học
trên thế giới chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên hiếm có công trình nghiên cứu nào có thể
tìm hiểu đầy đủ mọi hình thức của bạo lực được bao hàm trong khái niệm này.
Không rộng và bao quát như quy định của Liên hiệp quốc, Luật Việt Nam quy
định về vấn nạn bạo lực gia đình một cách rõ ràng và cụ thể hơn, nhưng khái niệm
bạo lực gia đình vẫn còn mới so với cách hiểu thông thường của người dân. Theo
1

kết quả nghiên cứu tại Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền Giang của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung tâm

nghiên cứu thị trường và phát triển
2
Tuyên bố chống bạo lực đối với phụ nữ được Đại Hội Đồng Liên hiệp quốc (LHQ) thông qua tháng
12/1993. (8 giờ 2/3/2010)

3

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định: “Bạo lực gia đình là

hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về
thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Đây là một khái
niệm còn mới so với cách hiểu của người dân về bạo lực gia đình, trong ngôn ngữ
giao tiếp hàng ngày, người dân thường hiểu bạo lực phải liên quan đến những hành
vi cụ thể như đánh đập, cưỡng ép… hoặc sự ngược đãi vượt quá mức độ có thể chấp
nhận được.
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa “bạo lực” được hiểu là
“Sức mạnh dùng để trấn áp kẻ địch…” Vậy theo cách hiểu của hai định nghĩa trên
về bạo lực gia đình đối với phụ nữ có thể là: sử dụng bạo lực trong cuộc sống hôn
nhân đối với người phụ nữ là dùng sức mạnh để trấn áp đối phương, để chiếm ưu
thế và củng cố địa vị là chủ gia đình.
Dấu hiệu để xác định hành vi bạo lực gia đình là:
Một là: chỉ những thành viên trong gia đình mới là chủ thể của hành vi bạo lực
gia đình còn những thành viên khác không phải là thành viên trong nếu gây ra hành
vi bạo lực thì chịu trách nhiệm theo quy định của những ngành luật khác. Ví dụ:
hành vi bạo lực trong “sống thử” thì không được gọi là bạo lực gia đình.
Hai là: phải là hành vi cố ý trong gia đình, vấn đề hành vi cố ý hay vô tình là
vấn đề nhạy cảm rất khó xác định và tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Ba là: phải gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế
đối với thành viên khác trong gia đình.
Hành vi chứa đựng tất cả các yếu tố trên thì mới được gọi là bạo lực gia đình.
1.1.2. Chủ thể của bạo lực gia đình
Chủ thể là những thành viên khác trong gia đình có năng lực trách nhiệm hành
vi dân sự. Nếu hành vi bạo lực đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì chủ thể của
bạo lực trong gia đình tương tự như chủ thể của tội “ngược đãi hoặc hành hạ ông bà,
cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng chính mình” theo Điều 1513
của Bộ Luật Hình sự. Vì vậy chủ thể của bạo lực trong gia đình cũng là những
người đủ 16 tuổi trở lên.
Có các chủ thể cụ thể sau:
a. Chồng bạo hành đối với vợ và ngược lại.

b. Cha mẹ bạo hành đối với con cái và ngược lại.
3

Điều 151 - Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng
mình
“Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng
mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.

4

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
c. Giữa các thành viên trong gia đình.
d. Nếu các hành vi bạo hành gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất
hoặc tinh thần thì có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Nạn nhân của bạo lực gia đình có thể là phụ nữ hoặc trẻ em ở mọi lứa tuổi.
Đồng thời, đối tượng thực hiện hành vi bạo lực có thể là bất cứ thành viên trưởng
thành nào của gia đình như chồng, cha mẹ hay anh chị em. Tuy nhiên đối tượng
nghiên cứu chủ yếu của cuộc nghiên cứu này chỉ là những phụ nữ đã từng kết hôn
hoặc chưa kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng trước thời điểm Luật
hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực.
1.1.3. Các hình thức của bạo lực gia đình
 Bạo lực về thể chất
Phụ nữ là một nửa của bầu trời, nhưng trên thực tế, một nửa bầu trời của thế
giới đã và đang tồn tại không phẳng lặng do những ám ảnh và nỗi đau mà bạo lực

gia đình mang lại. Chiếm 50,8% dân số Việt Nam, là 50% lực lượng lao động và họ
đã góp một phần công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay phụ nữ trên thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng
đang phải đối mặt với nạn bạo lực gia đình.
Có thể định nghĩa bạo lực thể chất như sau: “Bất cứ hành vi hành hung nào đối
với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, những thành viên khác trong gia đình cũng
có thể được coi là bạo lực, dù hành vi đó có thể gây ra tổn thương về thể chất hay
không.”
Ví dụ: Cái tát, trận đòn hay thói quen ném đồ vật vào người khác trong gia
đình....
Loại bạo lực về thể chất thường xảy ra ở những trường hợp: chồng hành hung
vợ, cha mẹ đánh đập con cái. Loại bạo hành này thường được thực hiện bởi những
người có quyền trong gia đình, họ lạm dụng qua mức quyền hạn của mình vô tình
làm tổn thương cho những người lệ thuộc họ.
Ví dụ: Hơn 10 năm sống trong đòn roi. Trong nhật ký tư vấn của Trung tâm
Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới, gia đình và vị thành niên (CSAGA),
nhiều phụ nữ bị chồng bạo hành suốt chục năm trời nhưng họ không biết cách để
thoát khỏi hoàn cảnh. Chị M là một trong những nạn nhân của nạn bạo lực gia đình
dai dẳng đã tìm đến CSAGA trong tình trạng khủng hoảng tinh thần nặng nề. Chị
kết hôn 10 năm với một người chồng nóng tính, cục cằn, gia trưởng. Chỉ cần mắc
lỗi nhỏ, chị cũng bị chồng chửi mắng, đánh đập. Đôi khi chị bị chồng đánh chỉ vì
không kịp mang nước cho con uống. Làm việc gì, chị cũng phải xin ý kiến chồng.

5

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu



Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
Có lần chị bị chồng đánh một trận dã man vì tự ý đem cho người em 100.000 đồng
khi em bị tai nạn4.
Trường hợp của chị M chỉ là một trong những vô vàn cảnh phụ nữ phải cam
chịu bị lạo lực trong gia đình. Cho đến hiện nay nhiều người còn nhận thức lệch lạc
sai lầm về bạo lực gia đình, họ cho rằng chỉ những hành vi đánh đập đến mức
không thể chất nhận được thì mới gọi là bạo lực. “Tôi đã hỏi nhiều ông chồng rằng
trong gia đình anh ta có xảy ra bạo lực không Anh ta nói không, Tôi hỏi anh ta có
tát vợ không, Anh ta nói cũng thi thoảng”- bà Hòa nói (Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN). Trên thực tế, còn quá nhiều người mơ hồ
về khái niệm “bạo lực gia đình”. Trong xã hội đã từng một thời gian dài bị ảnh
hưởng bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, việc chồng “dạy” vợ là lẽ thường tình
khiến nạn bạo lực càng có cơ hội để hoành hành. Thêm vào đó, nhiều khi người bị
bạo lực không ý thức được quyền lợi của mình nên cứ tiếp tục cam chịu. Còn người
gây ra bạo lực thì không nhận thức được hành vi sai trái của mình, nên cứ “hồn
nhiên” vi phạm pháp luật.
Đi song song với bạo lực thể chất là bạo lực về tình dục đây là một khái niệm
mới trong xã hội và trong cách hiểu của người dân. Trong quan niệm của nhiều
người, chỉ những trường hợp bị thương tích nặng, bị đánh đập, bị ép quan hệ cho
đến khi kiệt sức mà chết... mới được xem là hành vi bạo lực. Thực tế là có nhiều
phụ nữ khi được hỏi cho biết mình không hề có khoái cảm khi quan hệ mà việc ân
ái chỉ là "phục vụ" chồng. Họ không hề biết rằng đây cũng được xem là hành vi bạo
lực tình dục. Về vấn đề này, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và trẻ em cũng cho biết, việc nhiều chị
em chấp nhận hành vi bạo lực còn là do quan niệm phong kiến vẫn còn ăn sâu trong
tâm trí. Đó là quan niệm chồng là chủ gia đình, có quyền trong chuyện tình dục và
phụ nữ thường bị động. Vì thế nam giới thường cho mình cái quyền được đòi hỏi
quan hệ với vợ theo nhu cầu của mình, không quan tâm đến cảm xúc, sức khỏe của
vợ.
Ví dụ: trường hợp của chị Hà (26 tuổi, Hà Nội) là một điển hình. Chồng chị
vốn bị bệnh tim và hen, quanh năm phải uống thuốc nên rất yếu, vì thế việc quan hệ

với vợ cũng không mấy khi thành công. Mỗi lần như thế, chị lại là người hứng chịu
sự tức giận của chồng: đánh vào mặt, thậm chí vào cả bộ phận sinh dục, có lần còn
đá văng chị ra khỏi giường. Mỗi lần “bại trận”, anh ta lại đổ tất cả mọi tội lỗi lên
đầu vợ vì không kích thích được mình5. Hầu như phụ nữ, cũng như nam giới đều
chưa có nhận thức đầy đủ về bạo lực tình dục. Nguyên nhân của bạo lực tình dục là
4
5

(3/3/2010)
www.vnexpress.net/GL/ Doi-Song

6

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
do những hạn chế trong nhận thức của mỗi người, đặc biệt là người dân bị chi phối
mạnh mẽ bởi các chuẩn mực giới liên quan đến tình dục - các chuẩn mực trong lý
giải các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn tới bạo lực tình dục.
Bạo lực tình dục bao gồm: “cưỡng ép tình dục bằng bạo lực hoặc cách khác;
các ý đồ cưỡng ép tình dục; tấn công bằng bộ phận sinh dục; quấy rối tình dục, bao
gồm sự làm nhục liên quan tới tình dục; cưỡng ép kết hôn hoặc chung sống, bao
gồm cả trẻ em; cưỡng ép mang thai; cưỡng ép làm mại dâm và buôn bán phụ nữ;
cưỡng ép nạo phá thai; phủ nhận quyền sử dụng biện pháp tranh thai hoặc quyền
được bảo vệ khỏi bị bệnh; các hành động bạo lực chống lại tình dục của phụ nữ như
cắt bỏ âm vật, hay cưỡng ép thử trinh tiết”.
Việc ngăn chặn bạo lực gia đình phải là một việc làm cấp thiết. Phải thay đổi

các chuẩn mực xã hội về giới và tình dục, và từ đó thay đổi nhận thức, thái độ, hành
vi của người dân. Nâng cao kiến thức và hiểu biết của người dân về các vấn đề giới,
tình dục và bạo lực gia đình. Với quan niệm của người Á Đông, nhất là người Việt
Nam không ai mang chuyện "phòng the" ra trước ánh sang nhưng từ ví dự trên
chúng ta cũng phải nhìn nhận lại vấn đề bạo lực tình dục đối với phụ nữ hiện nay.
Cũng có trường hợp bạo lực thể chất gián tiếp: Cha mẹ không trực tiếp gây ra
tổn thương thể xác cho con nhưng họ là những người gián tiếp khi bắt con cái (chưa
thành niên) phải bán sức lao động để phụ giúp kinh tế gia đình (trường hợp này
thường xảy ra trong các gia đình hiện nay nhất là những gia đình có nền kinh tế khó
khăn).
 Bạo lực về tinh thần
Không một cái tát, không một cú đấm... nhưng rất nhiều người vợ đã bị những
vết thương lòng sâu hoắm, mãi mãi không lành. Với phụ nữ, bạo hành tinh thần do
người chồng thương yêu gây ra còn dữ dội hơn cả nỗi đau thể xác.
Có thể định nhĩa bạo lực về tinh thần như sau: “là những hành vi gây tổn
thương về mặt tinh thần cho những người trong gia đình”. Bạo lực tinh thần không
chỉ là chửi mắng, sử dụng ngôn ngữ để xúc phạm nhân phẩm người khác mà nó còn
bộc lộ ở nhiều hành vi khác như: cấm đoán, cô lập không cho tiếp xúc với người
khác; quấy rối và gây áp lực một cách thường xuyên về tâm lý... Dạng bạo lực này
khá phổ biến nhưng thường những người gây ra không ý thức được những thương
tổn mà họ đã gây ra cho những ngày thân.
Ví dụ: Tú Lam là giám đốc một công ty Hàn Quốc xinh đẹp, khéo léo. Chồng
cô cũng là giám đốc một công ty liên doanh, thu nhập ngất trời. Cứ tưởng hạnh
phúc tràn ngập trong ngôi biệt thự của hai vợ chồng và hai cậu con trai. Thế nhưng
gần tám năm chung sống, điều Lam đau khổ nhất là mối quan hệ với chồng. Bình
thường chồng Lam rất thương vợ, thương con. Nhưng mỗi khi không vừa lòng vợ
7

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang


SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
hoặc có xung đột, chồng Lam thành một con người khác: không nói chuyện, không
ăn cơm chung, không nhìn mặt vợ con. Mỗi lần giận là “tịnh khẩu” từ một tuần đến
một tháng. “Mình ủi quần áo đi làm cho anh ấy thì anh ấy đem vứt vào sọt rác. Con
mừng bố thì bị bố quát mắng, đánh đập… Cả ba mẹ con cứ như kẻ thù không đội
trời chung dưới một mái nhà với anh ấy”, Không đối thoại được với chồng, Lam
như muốn điên. Càng kéo dài Lam càng rơi vào trầm uất. “Chẳng thà anh ấy mắng
chửi, giận quá thì cho mình một bạt tai cũng được. Miễn là đừng tra tấn mình bằng
cách đó, mình ngột ngạt trong chính tổ ấm của mình”, Lam tâm sự6.
Bạo lực tinh thần là một thực trạng rất đáng lo ngại, phát sinh từ áp lực của
cuộc sống công nghiệp. Cảm xúc của một trí thức khi bị tổn thương về tinh thần
mạnh mẽ hơn người khác. “Bạo lực luôn xuất phát từ cảm giác bất lực của người
bạo lực. Để mất cảm giác này họ dùng bạo hành để thị uy và điều khiển nạn nhân.
Điều đáng nói là ngay trong khi bạo lực, người bạo lực thấy mình mất khả năng
kiểm soát và khống chế”, thạc sĩ tâm lý Hoàng Minh Tố Nga giải thích (Theo Tuổi
Trẻ).
Hơn cả bạo lực về thể xác, bạo lực tinh thần gây ảnh hưởng xấu và kéo dài đối
với những người bị bạo lực. Con cái sống trong gia đình có bạo lực cũng bị ảnh
hưởng nặng nề, trẻ không hình thành được nhân cách, ghét bố hoặc ghét mẹ. Dần
dần, một cách không ý thức, trẻ học theo cách hành xử của người bạo lực và có thể
lặp lại mô hình đó trong cuộc sống tương lai. Để giải quyết vấn đề và cứu người bạo
lực, nạn nhân của bạo lực tinh thần phải nhận thức được vấn đề và đưa người bạo
hành đi điều trị, gỡ nút thắt tâm lý cho chính người bạo lực.
Đôi khi bạo hành tinh thần có thể xảy ra gián tiếp. Phổ biến nhất là tình trạng
đứa con trở thành nhân chứng của những cuộc cãi vã của cha mẹ, từ đó sẽ đi vào
tâm chí của những đứa trẻ những điều không tốt về gia đình mình. Tình trạng trẻ bị
bỏ rơi không được sự quan tâm của cha mẹ cũng nằm trong dạng bạo lực này.

 Bạo lực về kinh tế
Bạo lực về kinh tế đang diễn ra khá phổ biến ở các thành phố lớn do hình thức
này thường ít bị phát hiện và ít được công luận biết đến. Hầu hết phụ nữ bị ngược
đãi đều âm thầm chịu đựng bởi xấu hổ với bà con lối phố và vẫn muốn giữ sĩ diện
cho chồng.
Bạo lực về kinh tế gồm các hành động hoặc quyết tâm thực hiện các hành
động để phụ nữ thuộc về tài chính, bao gồm các hành vi sau: ngừng hỗ trợ về tài
chính và ngăn cản nạn nhân có một nghề nghiệp, công việc hợp pháp; tước đoạt hay

6

(3/3/2010)

8

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
đe doạ tước đoạt các nguồn tài chính về quyền sử dụng, thừa hưởng của vợ, chồng,
cộng đồng và quyền sở hữu tài sản nói chung; phá huỷ tài sản trong gia đình…
Ví dụ: Ngày 22/12, VKS TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã phê chuẩn quyết
định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Võ Văn Cương (33
tuổi, trú tại phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) về tội "Cố ý gây thương
tích". Theo đơn tố cáo của chị Phan My Thoại Vy (vợ Cương), Cương thường
xuyên đối xử thô bạo với chị. Cuối tháng 10/2009, Cương đã hành hung gây thương
tích cho chị Vy ở mặt, lưng, đùi… Vì muốn giữ cho gia đình yên ấm nên chị Vy đã
im lặng. Ngày 20/11, chị Vy xin Cương ít tiền để mua quà cho con tặng thầy cô.

Cương đã gây sự, dùng gậy đánh đập chị Vy hết sức dã man; hậu quả là 2 tay chị
Vy bị gẫy, chân thì bị chấn thương. Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk đã kết luận chị
Vy bị tổn hại sức khoẻ 15% 7 .Ví dụ trên chỉ là một trong nhiều trường hợp bạo lực
với phụ nữ vì lý do kinh tế.
Bạo lực về kinh tế một vấn đề hết sức nhạy cảm đã và đang diễn ra ngoài xã
hội, hiện nay chưa có một tiêu chí nào đánh giá được như thế nào là bạo lực về kinh
tế nên cũng khó có biện pháp ngăn chặn hợp lý về vấn nạn trên. Với tư tưởng cam
chịu, còn không ít những phụ nữ đã sống hết cuộc đời làm vợ, làm mẹ trong sợ hãi
và đau đớn mà không tìm được chỗ dựa về tinh thần cũng như sự bảo vệ của pháp
luật.
1.1.4. Nguyên nhân của bạo lực gia đình
1.1.4.1. Kinh tế
 Bất bình đẳng kinh tế
Bất bình đẳng kinh tế có thể là một yếu tố gây ra bạo lực với phụ nữ ở cả cấp
độ hành vi bạo hành của cá nhân và cấp độ rộng hơn dựa trên các xu hướng kinh tế
mà tạo ra hoặc tăng cường các điều kiện thuận lợi cho bạo lực với phụ nữ. Những
bất bình đẳng về kinh tế có thể được tìm thấy ở cấp độ địa phương, cấp độ quốc gia
và cấp độ toàn cầu. Sự bất bình đẳng về kinh tế và sự phân biệt đối xử với phụ nữ
trong các lĩnh vực như: việc làm, thu nhập, quyền tiếp cận với các nguồn lực kinh tế
và sự phụ thuộc về kinh tế đã làm giảm khả năng đưa ra quyết định và hành động
của phụ nữ và làm tăng nguy cơ phụ nữ bị bạo lực. Mặc dù nhìn chung đã có những
cải thiện về vị thế kinh tế của phụ nữ ở nhiều quốc gia, nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục
phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng hoặc bình
dân cũng như trong phát triển kinh tế trong gia đình. Sự phụ thuộc về kinh tế của
phụ nữ cũng phản ánh sự thiếu quyền kiểm soát và tiếp cận với các nguồn lực kinh
tế như đất, tài sản cá nhân, lương, tín dụng.
7

(3/3/2010)


9

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
Điều này đặt họ vào nguy cơ bị bạo lực. Ngoài ra sự hạn chế quyền kiểm soát
các nguồn lực kinh tế của phụ nữ, như thu nhập của gia đình, có thể gây ra bạo lực
gia đình với phụ nữ. Sự độc lập về kinh tế không bảo vệ phụ nữ khỏi bị bạo lực,
nhưng sự tiếp cận với các nguồn lực kinh tế có thể tăng cường khả năng có được
những lựa chọn đúng đắn của phụ nữ, bao gồm sự thoát khỏi tình trạng bị bạo lực
và tiếp cận với các cơ chế bảo vệ, bồi thường và tranh giành quyền lợi của phụ nữ.
 Kinh tế của phụ nữ trong gia đình và khả năng xảy ra bạo lực
Vị thế của các cá nhân trong gia đình phụ thuộc nhiều vào vai trò kinh tế của
họ. Đối với phụ nữ, việc đóng góp vào thu nhập chung có lẽ lại càng quan trọng bởi
đó là cơ hội để người vợ quyết định vai trò và nâng cao địa vị của họ trong gia đình.
Khi là người đem lại thu nhập chính cho gia đình, phụ nữ thường có quyền tự chủ
hơn trong hoạt động kinh tế, trong hoạt động xã hội cũng như những quyết định
quan trọng khác trong gia đình và do đó, theo suy luận logic thông thường họ phải
được chồng tôn trọng hơn và bạo lực gia đình sẽ ít có khả năng xảy ra hơn.
Bảng 01. Tình trạng bất đồng ý kiến và sự khác biệt về sự thu nhập của vợ chồng (%)
Nữ
Ngang
nhau

Vợ hơn

Nam và Nữ

Chồng
hơn

Ngang
nhau

Vợ hơn

Chồng
hơn

Mức bất đồng
Thường xuyên

4.8

1.6

1.1

2.7

3.1

.6

Thỉnh thoảng

28.0


46.0

23.6

32.4

50.1

29.9

Hiếm khi

16.6

13.9

20.0

13.8

18.8

16.4

Không bao giờ

50.7

38.5


55.3

51.0

28.0

53.1

.0

.0

.0

.2

.0

.0

Không trả lời

Vấn đề bất đồng chính
Làm ăn kinh tế

67.4

56.3

57.6


66.4

69.9

60.2

Nuôi dạy con cái

37.1

21.9

33.6

38.9

36.7

35.0

Đối xử với bố mẹ họ hàng

1.9

.0

2.7

2.0


73

5.3

Đạo đức của vợ chồng

8.6

6.8

.0

6.4

2.9

1.3

Các vấn đề khác

13.4

20.2

22.5

11.1

12.4


19.2

(Số liệu từ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, trung tâm nghiên cứu và phát triển
2000).

Tuy nhiên, số liệu thu được từ cuộc khảo sát lại cho thấy: vợ có vai trò kinh tế
cao hơn chồng lại có nhiều khả năng làm nảy sinh bất đồng – một trong những điều
kiện có thể dẫn đến bạo lực trong gia đình (Bảng 01) .Tỷ lệ gia đình có bất đồng ý
kiến khi vợ có thu nhập cao hơn chồng khoảng 72% lớn hơn hẳn so với những gia
đình có chồng có thu nhập cao hơn (47%) hay ngang nhau (49%).
Phải chăng khi người phụ nữ đã hoặc đang có đóng góp kinh tế lớn hơn thì
cũng là lúc sự phân công về vai trò, trách nhiệm trong gia đình theo kiểu truyền
10

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
thống đã bắt đầu bị phá vỡ. Trong quá khứ người phụ nữ có thể đóng gớp nhiều
công sức lao động cho hoạt động kinh tế gia đình nhưng thường là dưới sự quản lý
của người chồng hoặc phụ thuộc nhiều vào gia đình nhà chồng. Trong thời gian đất
nước trải qua 30 năm chiến tranh liên miên từ 1945 đến 1975, không ít phụ nữ đã
từng làm chủ gia đình cũng như mọi hoạt động kinh tế khi người chồng vắng nhà do
tham gia quân đội. Sau khi đất nước thống nhất cho đến khi nhà nước ta tiến hành
chính sách đổi mới, thu nhập của vợ và chồng thường không nhiều sự khác biệt và
không ảnh hưởng nhiều đến địa vị của người chồng trong gia đình mà hầu hết mọi
công việc, mức lương đã được bao cấp (trong cơ quan, xí nghiệp) hoặc bình quân

chủ nghĩa (trong hợp tác xã) một cách tương đối cứng nhắc. Ngược lại khi đất nước
chuyển sang nền kinh tế thị trường, năng lực làm vệc và hoạt động kinh tế nói
chung mọi cá nhân điều có điều kiện thể hiện rõ. Việc người vợ có thu nhập cao
hơn có nghĩa là họ có năng lực hơn và đóng vai trò lớn hơn trong gia đình khi
không ít những ông chồng vẫn muốn vợ phải đảm đương mọi chức năng truyền
thống khác. Trong những trường hợp như vậy có lẽ nhiều người đàn ông cảm thấy
bị thách thức bị ức chế bởi vai trò địa vị trong gia đình của họ bị đe dọa và do đó
những bất đồng cũng như bạo lực dễ có khả năng xảy ra hơn. Tuy nhiên, đối với
bản thân người trong cuộc những bất đồng kiểu như vậy tương đối khó diễn giải và
bộc lộ nên chúng ta thấy là tỷ lệ người đưa ra lý do “làm ăn kinh tế” ở gia đình có
vợ thu nhập cao hơn chồng chỉ lớn hơn một chút so với những gia đình khác (Bảng
01)

 Nghề nghiệp
Bảng 02: Hành vi có thể chấp nhận được / Nghề nghiệp người trả lời(%)
Nữ

Mắng chửi

Nam

Chung

Nông
nghiệp

Phi
NN

Không

LV

Nông
nghiệp

Phi
NN

Không
LV

Nông
nghiệp

Phi
NN

Không
LV

44.6

40.9

64.0

45.9

39.7


59.7

45.3

40.3

61.9

Đấm đá

.7

.3

.0

.9

1.2

.0

.8

.7

.0

Đánh bằng roi, gậy


.0

.4

.0

2.2

.0

.0

1.0

.2

.0

Ném bằng bất cứ vật


.6

.3

.0

.9

.6


.0

.7

.5

.0

Bỏ lửng

15.5

3.7

2.7

16.5

7.1

.0

16.0

5.2

1.4

Bắt phải sinh thêm


4.0

1.7

.0

2.6

4.3

.0

3.3

2.9

3.2

Cấm đoán quan hệ với
mọi người

4.6

2.5

4.1

5.6


2.6

2.2

5.1

2.6

3.2

Cấm tham gia các
hoạt động xã hội

2.4

2.5

4.1

3.8

4.9

2.2

3.1

3.6

3.2


Tát

7.5

6.4

15.8

7.0

7.5

19.7

7.3

6.9

17.6

con trai

Số liệu từ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, trung tâm nghiên cứu và phát triển 2000.
11

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu



Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
Việc phân loại nghề nghiệp tương đối phức tạp nên trong phần này nghề
nghiệp của người được phỏng vấn chỉ được chia làm ba loại chính: nông nghiệp, phi
nông nghiệp và không làm việc. Tỷ lệ chấp nhận hai hành vi bạo lực thông thường
nhất là “mắng chửi vợ” và “tát vợ” đều cao nhất ở nhóm không làm việc và giảm
dần qua các nhóm làm nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp (bảng 02). Tuy nhiên
việc “bỏ lửng vợ” lại được nhóm làm nghề nông nghiệp chấp nhận với tỷ lệ cao
nhất (16.0%) và điều đó rất có thể là do nhiều người nông dân Việt Nam vẫn chưa
coi hành vi này là bạo lực hay ngược đãi phụ nữ.
Nói chung, sự khác biệt trong nhận thức của người dân về vấn đề bạo lực gia
đình theo nghề nghiệp có khả năng liên quan đến trình độ học vấn cũng như điều
kiện tiếp nhận thông tin của họ và là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực
gia đình. (Số liệu từ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, trung tâm nghiên cứu và phát
triển 2000).
1.1.4.2. Văn hóa
 Chế độ gia trưởng trong gia đình
Một thực tế chung là chưa có một khu vực, quốc gia, một nền văn hoá nào có
sự đảm bảo rằng phụ nữ không bị bạo lực. Việc bạo lực đối với phụ nữ xuất hiện ở
khắp mọi nơi trên thế giới, vượt ra ngoài biên giới quốc gia và có mặt ở mọi nền
văn hoá không phân biệt chủng tộc, địa vị, tầng lớp và tôn giáo đã cho thấy nó bất
nguồn từ chế độ gia trưởng, sự thống trị mang tính hệ thống của đàn ông đối với
phụ nữ. Nhiều hình thức và biểu hiện của bạo lực và những trải nghiệm bạo lực
khác nhau của phụ nữ đã cho thấy sự giao nhau giữa sự lệ thuộc của phụ nữ và các
hình thức phân biệt đối xử khác nhau mà phụ nữ phải chịu đựng trong những hoàn
cảnh cụ thể.
Các vai trò của phụ nữ do xã hội xây dựng nên được xắp đặt theo trình tự,
trong đó nam giới nắm quyền và kiểm soát phụ nữ. Sự thống trị của nam giới và sự
coi thường phụ nữ thể hiện cả trong hệ tư tưởng và nền tảng hôn nhân. Chế độ gia
trưởng đã ngấm sâu vào trong các tập quán văn hoá và xã hội, được hợp pháp hoá

trong luật pháp và cơ chế chính trị. Nó cũng ngấm vào các hệ tư tưởng và các bài
thuyết trình trước công chúng. Chế độ gia trưởng hạn chế sự lựa chọn của phụ nữ
nhưng không bù đắp lại những thiệt thòi này của họ, như được chứng minh bằng sự
tồn tại của các phong trào của phụ nữ và những thành công trong việc đòi quyền của
phụ nữ do chính phụ nữ tự thực hiện. Do sự nhận thức lệch lạc về quan niệm gia
đình, phần lớn cũng do ảnh hưởng của nền văn hóa giáo dục Á Đông nên những
người đàn ông luôn coi mình là gia trưởng - người trụ cột của gia đình, họ luôn cho
mình là người có những quyền hạn đối với vợ con, những người phụ thuộc họ. Họ
12

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
luôn quên rằng họ đang sống trong một xã hội công nhận sự bình đẳng giữa nam và
nữ.

 Phong tục tập quán
Trong khi một vài phong tục, tập quán văn hoá trao quyền cho phụ nữ và tăng
cường các quyền con người của phụ nữ thì có những phong tục, giá trị tôn giáo và
các truyền thống lại được sử dụng để bào chữa cho các hành vi bạo lực đối với phụ
nữ. Các phong tục được xem là yếu tố gây ra bạo lực với phụ nữ, bao gồm các tín
ngưỡng liên quan đến các hủ tục truyền thống có hại (như tảo hôn, thích con trai).
Tuy nhiên, những yếu tố văn hoá gây ra các hình thức bạo lực khác với phụ nữ
không được xem xét một cách tương xứng, bởi vì những quan niệm hẹp về những
yếu tố tạo nên văn hoá dẫn đến bạo lực đối với phụ nữ. Văn hoá được hình thành từ
các giá trị, các tập quán và những mối quan hệ quyền lực đan xen lẫn nhau trong
cuộc sống hàng ngày của các cá nhân và trong cộng đồng của họ. Trong mọi xã hội,

hành vi xã hội được điều chỉnh bởi phong tục tập quán có ảnh hưởng đến hầu hết
các hiện tượng bạo lực ở mọi nơi. Nhưng mối quan hệ cụ thể giữa phong tục tập
quán và bạo lực với phụ nữ chỉ có thể được xác định rõ trong bối cảnh địa lý và lịch
sử. Bởi vì văn hoá liên tục được hình thành và tái hình thành theo quá trình thay đổi
của ý thức hệ tư tưởng và vật chất ở cấp độ địa phương và cấp độ toàn cầu, thay đổi
là thiết yếu để phát triển sự tương đồng về bản sắc văn hoá và hệ tư tưởng. Văn hoá
không thể bất động, tín ngưỡng và tập quán có liên quan chặt chẽ với nhau.
 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn luôn là chỉ báo quan trọng ảnh hưởng đến thái độ và hành vi
của đối tượng nghiên cứu. Kết quả thu được từ cuộc khảo sát này cũng không phải
là ngoại lệ: tỷ lệ nam giới chấp nhận hành vi mắng chửi vợ đã giảm từ 61.3% ở
nhóm có trình độ tiểu học giảm xuống còn 33.6% ở nhóm trình độ phổ thông trung
học (bảng 03). Tuy nhiên, sự khác biệt của chỉ báo này theo trình độ học vấn lại
không lơn trong nhóm phụ nữ. Phải chăng phụ nữ có chút ít trình độ học vấn thường
được giáo dục những phẩm chất đạo đức truyền thống như cam chịu, nhường nhịn
chồng con… hơn là được bổ sung kiến thức về giới và quyền phụ nữ? Có lẽ cũng vì
lý do này đối với cả nam giới và phụ nữ, tỷ lệ chấp nhận hành vi “chồng tát vợ” lại
cao nhất ở nhóm có trình độ học vấn trung bình (Phổ thông cơ sở). Nếu vậy thì việc
tăng cường nội dung giáo dục về giới trong trường học, nhất là trường phổ thông cơ
sở, sẽ là rất cần thiết để góp phần tiến tới xóa bở tận góc tệ nạn bạo lực gia đình ở
nước ta.

13

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Bảng 03. Hành vi chấp nhận được trong gia đình/học vấn người trả lời (%).
Nữ

Nam

TH

THCS

THPT

Mắng chửi

40.9

45.9

Xỉ vả

7.6

3.0

Tát

4.6

Đấm, đá

Chung


TH

THCS

THPT

TH

THCS

THPT

45.7

61.3

48.5

33.6

49.4

47.1

39.7

4.0

12.3


8.3

1.5

9.2

5.6

2.7

10.6

6.4

4.1

11.9

6.1

4.4

12.2

6.3

.0

.9


.4

.0

2.0

.0

.0

1.4

.2

Đánh bằng roi, gậy

.0

.0

.4

4.1

1.1

.0

1.8


.5

.2

Ném bằng bất cứ vật gì

1.6

.0

.4

2.9

.5

.0

2.1

.0

.2

Bỏ lửng

18.7

8.5


6.5

20.5

8.6

11.5

19.5

8.5

9.0

Bắt phải sinh thêm con
trai

5.3

1.6

1.8

4.3

2.0

3.4


4.9

1.8

2.6

Cấm đoán quan hệ với

5.3

1.9

5.3

9.0

3.6

3.0

6.9

2.7

4.2

3.

1.1


3.8

3.0

4.7

3.8

3.4

2.8

3.8

mọi người
Cấn tham gia các hoạt
động XH khác

Số liệu từ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, trung tâm nghiên cứu và phát triển 2000.

1.1.4.3. Xã hội
 Môi trường sống
Bạo lực với phụ nữ không giới hạn ở bất kỳ nền văn hóa, tôn giáo, dân tộc,
hoặc là nhóm phụ nữ đặc biệt nào trong xã hội. Tuy nhiên những biểu hiện khác
nhau của loại bạo lực này và những trải nghiệm về bạo lực của phụ nữ được hình
thành bởi nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng kinh tế, chủng tộc, lứa tuổi, định hướng
tình dục, quốc tịch, tôn giáo, văn hoá môi trường sống...Trong đó môi trường sống
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống gia đình nhất.
Ví dụ: Tại địa chỉ trang web: www.giadinh.net.vn có chương mục “làng đánh
vợ” của Hàng Phong đã nói lên một thực tế đáng buồn về bạo lực đối với phụ nữ ở

nước ta hiện nay mà nguyên nhân do môi trường sống xung quanh tác động nên.
Khi nói về vấn nạn đánh vợ ở làng ở phố Kim Liên, phường Hoà Hiệp Bắc, quận
Liên Chiểu, Đà Nẵng. Phó Công an phường Hoà Hiệp Bắc, Trung tá Nguyễn Thanh
Mạnh “tỉnh bơ” khi nói về chuyện kinh động vừa xảy ra tại phường sở tại: “Thật
tình anh em công an phường hơi chủ quan trong phương án giải cứu con tin. Không
ai dự lường những diễn biến bất ngờ, phức tạp của vụ việc. Bởi chuyện đánh vợ,
gây rối an ninh trật tự tại phường này xảy ra như cơm bữa thường ngày. Trung
bình mỗi ngày vài ba vụ”. Ví dụ trên chỉ là một trong những ví dụ điển hình của sự
ảnh hưởng môi trường sống đên bạo lực trong gia đình ở nước ta hiện nay
Tuy nhiên yếu tố môi trường sống chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn
đến bạo lực gia đình. Có thể kết luận rằng không có một nguyên nhân đơn lẻ nào
chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc xảy ra bạo lực với phụ nữ. Loại bạo lực này
14

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
sinh ra từ sự hội tụ của nhiều yếu tố cụ thể trong một bối cảnh rộng lớn của sự bất
bình đẳng về quyền lực ở cấp độ cá nhân, nhóm, quốc gia và toàn cầu.

 Phương tiện thông tin
Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số hôm nay mở ra nhiều loại hoạt động
hấp dẫn, cuốn hút mọi người nói chung và giới trẻ nói riêng hơn bao giờ hết, và tạo
ra nơi họ hàng loạt những nhu cầu mới mà các thế hệ trước đây không tưởng tượng
nổi. Bên cạnh những tiện ích của công nghệ thông tin là sự du nhập của các loại
hình văn hóa khác. Tạo điều kiện cho tự do ngôn luận, những cảnh phim bạo lực tạo
tiền đề cho mọi người làm theo cảnh trong phim. Sự ảnh hưởng của cộng nghệ

thông tin cũng là một nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình.
 Tệ nạn xã hội
Trong trường hợp người chồng đánh đập, mắng chửi vợ vô cớ hoặc “không
hợp lý” thì thường được mọi người giải thích là do chồng say rượu (30.9% hoàn
cảnh xảy ra bạo hành, đặc biệt là bạo hành thân thể, thường là khi người nam say
rượu, nhưng rượu không phải là nguyên nhân căn bản, nó chỉ là cái cớ cho những
vướng mắc vốn tồn tại từ trước), cờ bạc nghiện hút(13.7%) hoặc chỉ đơn giản là do
quá nóng tính (11.4%). Khi say rượu, ham mê cờ bạc, nhiều ông chồng mất tự chủ
và thường giải quyết bất đồng với vợ con bằng những hành vi bạo lực. Đó cũng là
lý do của nhiều trường hợp chồng đánh đập vợ một cách nghiêm trọng đã từng xảy
ra trong thực tế. Tuy nhiên đằng sau những tệ nạn xã hội có thể là những lý do sâu
xa khác như trình độ văn hóa, tình trạng kém hiểu biết về pháp luật hay tư tưởng
trọng nam khinh nữ còn quá nặng nề… mà bản thân những người trong cuộc cũng
chưa nhận thức được. Ở đây tác gia chỉ đưa ra những tệ nạn xã hội thường gặp có
ảnh hưởng đến bạo lực gia đình để chúng ta nhận thấy sự ảnh hưởng của tệ nạn xã
hội đến gia đình (Số liệu từ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Trung tâm nghiên cứu
thị trường và phát triển 2000).
1.1.4.4. Gia đình
 Mâu thuẫn trong gia đình
Mâu thuẫn, xung đột, cãi vã là điều không thể tránh khỏi trong hôn nhân, dù ít
hay nhiều. Nó không phải là vấn đề gì nghiêm trọng vì mọi cuộc hôn nhân đều phải
có xung đột. Đời sống vợ chồng mà không có đôi lần cãi nhau thì cũng kém phần
thú vị. Nếu cư xử khôn khéo và hợp lý thì không những làm cuộc cãi vã mau kết
thúc, mà còn làm tình cảm vợ chồng càng thắm thiết hơn. Ngược lại, nếu bạn nóng
nảy và không kiềm chế cái tôi quá lớn trong mình thì sẽ dễ dàng đẩy cuộc tranh cãi
vào ngõ cụt và làm tổn hại đến hôn nhân. Khi mâu thuẫn gia đình xảy ra vợ và
chồng không ai là người chịu thua cuộc cả luân tranh luận để giành về mình phần
thắng để lấn áp đối phương về lâu trở thành thói quen trong gia đình và cũng là tiền
15


GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
đề thúc đẩy mâu thuẫn gia đình ngày càng nghiêm trọng hơn. Khi mâu thuẫn lên
đến cao trào, những lời nói trở nên vô nghĩa thì người ta lại dùng đến biện pháp tay
chân và bạo lực gia đình lại xẩy ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong
gia đình như: bất đồng ý kiến giữa các thành viên trong gia đình, trong việc nuôi
dạy con cái, thói quen trong gia đình, sự phân công công việc … Mâu thuẫn trong
gia đình là một trong những nguyên nhân chính gây ra bạo lực gia đình.
 Bất bình đẳng trong công việc
Một nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực gia đình là hiện nay vẫn còn tồn tại sự
bất bình đẳng trong phân công công việc, người phụ nữ phải đảm đương, quán
xuyến quá nhiều việc, họ vừa phải làm tròn công việc xã hội trong khi vẫn phải
hoàn thành tốt thiên chức của người vợ, người mẹ trong gia đình. Áp lực công việc
làm cho người vợ cảm thấy mệt mỏi trong cuộc sống.
Bạo lực gia đình hiện nay không đơn thuần là bạo lực về thể xác, người phụ nữ
phải chịu những trận đòn roi oan nghiệt của chồng, để lại những vết thương trên da
thịt. Đó là cách của kẻ “phàm phu tục tử”. Đối với những ông chồng “học rộng tài
cao” thì lại có cách “dạy vợ” văn minh hơn, kín tiếng nhưng đem lại nổi đau vô
cùng cho những người vợ. Như là bạo hành về tinh thần, chửi bới, lăng mạ, xỉ nhục,
gây ức chế…nó không để lại vết thương trên cơ thể, nhưng lại làm cho người phụ
nữ tê liệt về tinh thần, bị trầm cảm kéo dài, tổn hại nghiêm trọng đến thần kinh và
thể xác.
Trong gia đình truyền thống phụ nữ luôn mang gánh nặng gia đình từ việc
ruộng đồng, nội trợ trong gia đình, làm vợ và thiên chức làm vợ áp lực công việc
làm cho những bà vợ cảm thấy mệt mỏi trong cuộc sống, gánh nặng đó không phải
người đàn ông nào cũng sẵn sàng chia sẻ với vợ. Sự mệt mỏi trong cuộc sống dẫn

đến sự lãnh cảm trong hôn nhân làm cho cuộc sống gia đình trở nên căng thẳng là
nguyên nhân của bạo lực gia đình.
1.2. Những vấn đề lý luận về bạo lực gia đình
1.2.1. Vài nét về tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên thế giới
Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình không phải là vấn đề mới mẻ mà là
hiện tượng có tính lịch sử và tương đối phổ biến trên thế giới. Điều đó đã và đang
xảy ra ở mọi dân tộc, quốc gia, và trong các gia đình thuộc mọi tầng lớp xã hội khác
nhau. Trong quá khứ thậm và chí hiện tại ở một số quốc gia trên thế giới, hành vi
ngược đãi như đánh đập, mắng chửi và trừng phạt hà khắc về tinh thần hay thể xác
đối với người phụ nữ trong gia đình được coi là cần thiết để “giáo dục vợ con” nên
được xã hội thừa nhận. Cho đến thời gian gần đây, thông qua nhiều diễn đàn khác
nhau. Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đã được nhìn nhận lại. Ngày
càng có nhiều chính phủ, tổ chức xã hội và các nhà nghiên cứu thừa nhận sự tác
16

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
động của bạo lực gia đình đối với sự phát triển của nền văn minh nhân loại và coi
đó là vi phạm nhân quyền, là trở ngại lớn đối với sự bình đẳng.
Tuy nhiên, từ nhận thức của các tổ chức xã hội đến việc cải thiện tình hình
thực tế luôn là khoảng cách rất lớn. Theo kết quả nghiên cứu quốc tế thì có khoảng
20% đến 50% số phụ nữ trên thế giới đang là nạn nhân của bạo lực gia đình đưới
nhiều hình thức và mức độ khác nhau (Tài liệu Ngân hàng Thế giới, 1999). Nhiều
yếu tố về văn hoá, kinh tế, xã hội cũng góp phần duy trì tệ nạn này. Các nhà nghiên
cứu cũng lập luận: lý do sâu xa của bạo lực trong gia đình là thái độ đã ăn sâu vào
tiềm thức của người dân về vai trò, trách nhiệm được quy định về mặt văn hóa, xã

hội mà nhiều khi lại được ngộ nhận là sự xuất phát từ sự khác biệt về mặt sinh học
giữa nam và nữ. Vì vậy, chương trình hành động của hội phụ nữ Bắc Kinh đã nhấn
mạnh rằng “bạo lực chống lại phụ nữ là biểu hiện của các quan hệ quyền lực không
bình đẳng mang tính lịch sử về giới, điều đó đã dẫn đến sự thống trị và phân biệt đối
xử của nam giới đối với phụ nữ và ngăn cản sự tiến bộ về mọi mặt của phụ nữ” (UN
1995). Sự ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi nạn bạo hành chống lại phụ nữ là mối quan
tâm của tất cả của các quốc gia.
1.2.2. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam
Có vẻ như mỗi khi nói về thân phận của người phụ nữ trong gia đình, chúng ta
mặc nhiên ngầm định thân phận của họ là thấp, là phụ thuộc vào nam giới và nói
chung, họ là phái yếu. Thực tế cho thấy cách tiếp cận đó rất đúng với khối Nam Á
cũng như Đông Á, còn đối với Đông Nam Á thì đó là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không chỉ có màu
sắc của khối Đông Á mà còn ảnh hưởng rất mạnh văn hoá của khối Đông Á. Mạnh
đến mức khá nhiều người Việt Nam có học trong quá khứ điều mặc nhiên coi địa vị
phụ nữ trong gia đình Việt Nam là theo mô hình Khổng giáo Trung hoa với than
phận phụ nữ là tam tòng tứ đức.
Cũng theo phân tích của một số nhà nghiên cứu, gia đình truyền thống ở Việt
Nam chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo. Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc
và nhiều thế kỷ sau đó nhất là từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, “Nho giáo được truyền bá
liên tục, ngày càng thấm sâu vào cuộc sống, càng ảnh hưởng nhiều đến tổ chức gia
đình ở Việt Nam”8. Một trong những đặc trưng của Nho giáo là nó chủ trương
thống nhất khuôn mẫu tổ chức nhà nước, xã hội và gia đình. Tức là trong gia đình
phải có sự phân chia thứ bậc rõ ràng: người đàn ông là chủ gia đình và người vợ là
bề dưới, phải phục tùng người chồng. Tư tưởng trọng nam khinh nữ tồn tại trong
mọi mặt của đời sống gia đình và mang tính nguyên tắc. Người đàn ông dù có là trụ
8

Trần Đinh Hượu 1991, Gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng Nho giáo


17

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
cột kinh tế gia đình hay không thì cũng phải có trách nhiệm dạy bảo vợ con và trong
trường hợp cần thiết thì có thể áp dụng một số hình thức bạo lực như: mắng chửi,
đánh đập hay đuổi vợ ra khỏi nhà. Bạo lực của chồng đối với vợ được chấp nhận
như một phương pháp giáo dục hợp lý (Đặng Thanh Lê 1996, Phụ nữ và giới trong
chức năng giáo dục của thiết chế gia đình).
Bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ được xã hội Việt Nam trong thời phong
kiến chấp nhận và có thể phổ biến ở một mức độ nhất định nào đó. Tuy nhiên thực
tế cho thấy bạo lực gia đình không phải là một đặc trưng văn hóa của gia đình Việt
Nam truyền thống. Theo các câu chuyện dân gian có đề cập đến bạo lực trong gia
đình thì phần lớn nói về những mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu, giữa dì ghẻ con
chồng, vợ cả vợ lẽ hay anh em cùng cha khác mẹ chứ ít khi là giữa vợ chồng. Điều
đó có thể là một số nguyên nhân khác nhau.
Thứ nhất, bên cạnh việc quy định các quan hệ chặt chẽ trong tổ chức gia đình
mà trong đó người đàn ông – người chủ gia đình – có quyền lực rất lớn. Nho giáo
cũng không khuyến khích việc sử dụng bạo lực mà chủ chương dùng lễ, tình và
nghĩa để xây dựng gia đình (Trần Đinh Hượu, 1999).
Thứ hai, gia đình Việt Nam còn ảnh hưởng nhiều của Phật giáo và chính điều
này đã làm mềm đi những quan niệm quá cứng của Khổng giáo về người phụ nữ 9.
Bạo lực hà khắc không quá phổ biến bởi nếu so với người phụ nữ trong xã hội
phong kiến khác trên thế giới và không tính những xã hội theo chế độ mẫu hệ thì
người phụ nữ trong gia đình Việt Nam truyền thống thường có địa vị, vai trò tương
đối lớn. Trong khi ở một số xã hội khác trên thế giới, trong quá khứ thậm chí đến

thời gian gần đây, người chồng vẫn coi người vợ gần như là vật sở hữu, có khi
không hơn một nô lệ là bao, thì ở Việt Nam vai trò của người vợ trong một số hoạt
động như kinh tế, quản lý ngân quỹ gia đình, giáo dục con cái, thờ cúng tổ tiên…
luôn luôn được ghi nhận.
Thứ ba, gia đình Việt Nam truyền thống cũng liên quan chặt chẽ với cộng
đồng, làng xã và dòng họ. Những chuyện lớn trong mỗi gia đình, chẳng hạn những
chuyện chồng ngược đãi vợ, rất khó có thể tránh khỏi sự giám sát, can thiệp của
hàng xóm hay họ hàng, nhất là người chồng sử dụng bạo lực vô cớ hoặc quá mức
cần thiết. Hơn nữa, bản thân hệ thống pháp lý thời phong kiến Việt Nam, luật nhà
nước hay lệ làng (hương ước), cũng không cho phép người chồng thoải mái đánh
đập vợ. Trong khi người chủ gia đình ở một số xã hội có luật lệ hà khắc có thể tự ý
trừng phạt người phụ nữ mắc “trọng tội” (như ngoại tình chẳng hạn) rất nặng, thậm
chí hành quyết thì ở xã hội Việt Nam truyền thống, thay cho người chủ gia đình,
9

Đỗ Thái Đồng 1991, Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam Bộ Việt Nam

18

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
trường hợp này sẽ được chính quyền hoặc hàng xóm đứng ra xử lý. Cuối cùng,
chính vì bạo lực trong gia đình được cho phép trong trường hợp “cần thiết” và được
gán cho chức năng nghe có vẻ rất hợp lý là “giáo duc” nên không những được xã
hội truyền thống chấp nhận mà bản thân người phụ nữ cũng thường cam chịu hoặc
chấp thuận những hình thức bất bình đẳng khác một cách có hệ thống trước khi

hành vi bạo lực gia đình có thể xảy ra. Rất có thể điều đó vẫn còn ảnh hưởng nặng
nề đến nhận thức và thái độ đối hành vi bạo lực gia đình trong xã hội hiện đại ở
nước ta.
Cuối thế kỷ 19, sau khi thực dân Pháp hoàn thành việc xâm lược Việt Nam và
áp đặt bộ máy cai trị thực dân nửa phong kiến trên toàn lãnh thổ, xã hội Việt Nam
đã có những thay đổi lớn về chính trị và kinh tế. Tuy nhiên sự biến đổi của gia đình
cũng như hình thái cộng đồng làng xã ở nông thôn Việt Nam nói chung lại tương
đối chậm chạp, nhất là khía cạnh văn hóa. Những đặc trưng liên quan đến bạo lực
gia đình ở nông thôn có lẽ không thay đổi nhiều trong thời gian này.
Ở khu vực đô thị, bên cạnh việc xuất hiện gia đình công chức với người chồng
chịu trách nhiệm nuôi sống cả gia đình thì cũng có không ít gia đình buôn bán mà
người phụ nữ, tuy vẫn có địa vị thấp hơn chồng nhưng lại có vai trò rất lớn trong
hoạt động kinh tế của gia đình. Sự du nhập của văn hóa phương Tây đã có ảnh
hưởng không ít đến một số gia đình ở thành thị: phụ nữ bắt đầu tham gia vào các
hoạt động giao tiếp xã hội, được đi học, các thế hệ trẻ bắt đầu đòi quyền tự do trong
tình yêu và hôn nhân… Những điều đó tưởng chừng đã nâng cao địa vị của người
phụ nữ và góp phần làm giảm bạo lực gia đình. Tuy nhiên bạo lực vẫn còn tồn tại
trong những gia đình kiểu mới này với hình thức ít công khai như trước những với
bản chất phức tạp hơn và điều đó đã được thể hiện tương đối rõ nét trong một số tác
phẩm văn học đương thời, chẳng hạn như xuất giá tòng phu của Nguyễn Công
Hoan. Vào những năm 1930, người ta bắt đầu nhắc đến việc xung khắc giữa các thế
hệ trong các gia đình mà thực chất mâu thuẫn giữa các lớp người muốn giữ gìn gia
đình Nho giáo truyền thống với những người theo trào lưu cách tân, “Âu hóa”. Điều
đó một mặt có thể đã góp phần gia tăng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình và
mặt khác cũng là thời điểm cho sự biến đổi lớn lao của gia đình Việt Nam sau này.
Thời gian từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 cho đến công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội theo mô hình tập trung bao cấp ở miền Bắc 1954 - 1975 và trên
toàn quốc 1975 – 1986 đã tạo những thay đổi rất căn bản về địa vị của người phụ
nữ. Những ảnh hưởng của tư tưởng xã hội chủ nghĩa về giải phóng phụ nữ là rất
đậm nét trong thời kỳ này. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

đã khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Luật Hôn nhân và gia đình năm
1959 đã công nhận sự bình đẳng giữa vợ và chồng, không chấp nhận đa thê. Nhà
19

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
nước ta đã cố gắng tạo điều kiện tối đa để người phụ nữ có địa vị bình đẳng hơn với
nam giới trong gia đình cũng như nầòi xã hội. Trong thời gian này, vai trò của tập
thể được đề cao và có khả năng can thiệp tương đối sâu vào các đời sống các gia
đình. Hành vi ngược đãi với phụ nữ trong gia đình không những bị pháp luật
nghiêm cấm mà còn bị các tổ chức xã hội tích cực lên án nên hiếm khi xảy ra một
cách công khai hoặc có hệ thống như trước. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là
bạo lực gia đình có xu hướng bị xóa bỏ bởi “sự bất bình đẳng nam nữ - sản phẩm
lịch sử của các thế độ cũ vẫn âm ỉ và dai dẳng tồn tại. vẵn được bầu không khí bao
quanh che chở và ngầm ủng hộ”.10

10

Vũ Mạnh Lợi 1991, Những nghiên cứu xã hội về gia đình Việt Nam

20

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu



Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp

CHƯƠNG 2
QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở
VIỆT NAM
2.1. Toàn cảnh về khung pháp lý tại Việt Nam về phòng chống bạo lực gia
đình
Một số văn bản luật đã cung cấp một khung pháp lý mà Chính phủ có thể xử
lý các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ. Khung pháp lý này cung cấp các phản
ứng nhiều mặt về phòng ngừa, đấu tranh, và xử lý bạo lực gia đình và có sự tham
gia của nhiều cơ quan, tổ chức. Các cơ quan này bao gồm: Bộ văn hóa, thể thao và
du lịch, Bộ Y tế, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ
thông tin và truyền thông, cũng như Bộ công an và Bộ Tư pháp, Hội liên hiệp phụ
nữ và Ủy ban mật trận tổ quốc.
Các cơ quan hành pháp và tư pháp có vai trò quan trọng trong việc xử lý các
vụ việc bạo lực gia đình, đặc biệt là bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình và truy cứu
trách nhiệm thủ phạm. Cảnh sát, kiểm sát viên, thẩm phán làm việc trong khung
pháp lý chung mà trong đó các văn bản luật liên quan quy định đến xử phạt hành
chính và xử lý hình sự tạo thành một phần rất quan trọng trong việc xử lý người có
hành vi bạo lực khi bạo lực gia đình xảy ra. Luật hành chính và hình sự kiểm soát
và xử lý các hành vi bạo lực và lạm dụng bạo lực đối với phụ nữ khi bạo lực xảy ra
trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay chúng ta
phải ghi nhận rằng các bộ luật và thủ tục hiện nay thường chưa xử lý thích đáng đối
với người có hành vi bạo lực và thực hiện công tác giúp đỡ các nạn nhân bạo lực gia
đình, Đứng trước thực trạng về vấn nạn bạo lực gia đình một quy trình xây dựng
luật đã ban hành: Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, đạo luật này quy định
các chế tài đối với người có hành vi bạo lực gia đình sự tập trung hơn đến việc trợ
giúp và bảo vệ nạn nhân khi bạo lực xảy ra, trong khi luật hành chính và luật hình
sự chỉ tập trung chủ yếu vào việc xử lý người có hành vi bạo lực.

2.2. Những quy định về bạo lực gia đình ở Việt Nam
2.2.1. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết
51/2001/QH10, ngày 25/12/2001
Hiến pháp là luật mẹ của quốc gia và tất cả các văn bản luật trong nước đều
phải phù hợp với các quy định trong đó. Vì thế khi áp dụng Luật hình sự và Luật
phòng, chống bạo lực gia đình, điều quan trọng là phải mạng tinh thần của những
quy định cơ bản trong Hiến pháp, đặc biệt là các nguyên tắc bình đẳng giới.

21

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
Trong khi Hiến pháp thừa nhận gia đình là tế bào của xã hội, nó cũng quy định
rằng Chính phủ phải bảo vệ những vấn đề này và có sự bình đẳng giữa vợ và chồng.
Hiến pháp quy định rằng mọi công dân có quyền khiếu nại liên quan đến sự vi phạm
pháp luật của bất kỳ cá nhân nào và cấm sự trả thù đối với người khiếu nại. Những
quy định của hiến pháp đã mang lại sự bình đẳng của mọi công dân, mọi người điều
bình đẳng với nhau. Hiến pháp đã mở ra một bước ngoặc mới cho người phụ nữ
mang lại sự bình đẳng cho người phụ nữ trong gia đình cũng như người xã hội
2.2.2. Luật bình đẳng giới 2006
Sự ra đời Luật Bình đẳng giới đánh giá một bước phát triển mới trong quá
trình đấu tranh thực hiện nam nữ bình quyền. Luật cung cấp một cơ sở pháp lý quan
trong cho cuộc đấu tranh xó bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và mang lại sự
bình đẳng cho người phụ nữ.
Luật này quy định rằng phụ nữ và nam giới bình đẳng với nhau về mọi
phương diện và không ai bị phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Việc đối xử không bình

đẳng giữa các thành viên trong gia đình dựa trên những thành kiến về giới là vi
phạm luật này, và tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị phạt hành chính
hoặc hình sự.
2.2.3. Luật Hôn nhân và gia đình 2000
Điều 21 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
1. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
2. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự,
nhân phẩm, uy tín của nhau.
Luật hôn nhân và gia đình, 2000 quy định rằng việc hành hạ hoặc ngược đãi
những thành viên trong gia đình là bị cấm. Hành hạ, ngược đãi hoặc xúc phạm danh
dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 21
của Luật này, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng sẽ bị xử lý hành chính hay
hình sự. Luật quy định “Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm
đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau” nhưng luật chưa đưa ra những chế tài
trong việc xử lý khi các hành vi trên xảy ra và thực thi công tác bảo vệ nan nhân khi
có hành vi bạo lực gia đình.
2.2.4. Luật Dân sự 2005
Luật dân quy định mà theo đó nạn nhân của bạo lực gia đình được bảo vệ: Cá
nhân có quyền được bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. Khoản 1 Điều
32 Bộ Lụât Dân Sự, 2005: “Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng,
sức khỏe, thân thể”.

22

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Những hành vi xâm phạm bí mật đời tư của người khác, kể cả vợ chồng, con,
những người trong gia đình điều bị xử lý theo quy định của Điều 38 Bộ Luật Dân
Sự, 2005:
Ðiều 38 - Quyền bí mật đời tư
1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được
người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi
dân sự chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã
thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu
thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá
nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử
khác của cá quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân
sự 2005: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được
pháp luật bảo vệ”.
2.2.5. Bộ Luật hình sự 1999
Bộ luật hình sự quy định một số hành vi phạm tội liên quan đến bạo lực đối
với phụ nữ. Các hành vi cố ý gây thương tích nói chung hoặc hành vi hành hung có
thể bị áp dụng đối với trường hợp bạo lực với người lạ hoặc người thân trong gia
đình.
Hai hành vi phạm tội phổ biến nhất có thể cơ quan chức năng áp dụng xử lý về
bạo lực đối với phụ nữ là:
Điều 104: Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác.
Có 4 mức độ thương tích được coi là tội
phạm:

Tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng

Điều 151: Tội ngược đãi hoặc hành hạ
thành viên trong gia đình trong đó có vợ
chồng.
Có 2 điểm chính:
Ngược đãi hoặc hành hạ thành
viên trong gia đình;

thuộc một trong các trường hợp sau: dùng
Hoặc là gây hậu quả nghiêm
hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành
gây nguy hại cho nhiều người; gây cố tật vi này mà còn tái phạm.
nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối
Thông tư 01/2001 quy định:
với cùng một người hoặc đối với nhiều “Hành hạ hoặc ngược đãi” được hiểu là
23

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu


Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
người; có tính chất côn đồ hoặc tái phạm
nguy hiểm; phụ nữ đang có thai.
Tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.
Tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%
hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một
trong các trường hợp quy định ở trên.

Tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên
hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến
60%, nhưng thuộc một trong các trường
hợp quy định ở trên.

hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thức ăn,
quần áo, nơi ở hằng ngày đối với người
trong gia đình, “Gây hậu quả nghiêm trọng”
là gây đau khổ về tinh thần, tổn thương
danh dự, gây thương tích tổn hại cho sức
khỏe.

Lưu ý:
 Khi khởi tố vụ án hình sự phải có yêu Lưu ý:
cầu của nạn nhân đối với trường hợp  Không cần sự đồng ý của nạn nhân.
thương tích dưới 31%.
 Khi tỷ lệ thương tích bằng hoặc trên
31% cảnh sát và kiểm sát viên có thể khởi
tố vụ án mà không cần sự đồng ý của nạn

 Không cần chứng nhận tỷ lệ thương tật.
 Thường bao hàm 1 hành vi độc lập của
sự hành hạ gây nên hậu quả nghiêm trọng.
 Thường bao gồm 1 loạt hành động lập

nhân.
 Cảnh sát và kiểm sát viên không cần
cân nhắc đến lý do của bạo lực đối với
người vợ như: nói nhiều; lười hoặc ghen
tuông như là tình tiết gây nên trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh của thủ phạm
và chuyển sang tội danh ở điều 105, Điều
105 quy định phải có tinh thần bị kích
động mạnh nghĩa là: “sự kích động bởi kết
quả của hành vi vi phạm pháp luật nghiêm

lại và liên tục như “hành hạ” hoặc “ngược
đãi”.
 Chú ý: Không cần chứng minh rằng
hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại
đến sức khỏe.

trọng của nạn nhân đối với thủ phạm hoặc
người than của họ”.
 Cần phải có chứng nhận tỷ lệ thương
tật.

Để có thể quy định phần trăm thương tật, Thông tư số 12/1995 quy định một
số tiêu chuẩn thương tật được sử dụng cho giám định viên, người chịu trách nhiệm
xác định tỷ lệ thương tật cho nạn nhân.
Các quy định khác có liên quan:
Điều 93 - Giết người
“Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”
24

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Phan Văn Hậu



×