Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bồi THUỜNG THIỆT hại đối với tài sản QUYỀN sở hữu TRÍ TUỆ lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHOÁ 2007- 2011
ĐỀ TÀI:

BỒI THUỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI
TÀI SẢN- QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ.
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Bộ môn: Tư Pháp

Cần Thơ, Tháng 11/2010

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Mộng Chi
MSSV: 5075012
Lớp: Tư Pháp 1- K33


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................


........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................


GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật dân sự;
BKH&CN: Bộ khoa học và côgn nghệ;
BTP: Bộ tư pháp;
BTTH: Bồi thường thiệt hại;
BVHTT&DL: Bộ văn hóa thông tin và du lịch;
CP: Chính phủ;
HĐBT: Hội đồng bộ trưởng;
NĐ: Nghị định;
NQ: Nghị quyết;

SHCN: Sở hữu công nghiệp;
SHTT: Sở hữu trí tuệ;
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao;
TRIPS: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
TTLN: Thông tư liên ngành;
TTLT: Thông tư liên tịch;
UBTP: Ủy ban thẩm phán;
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
5. Kết cấu đề tài .................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI THEO LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ LUẬT SỞ HỮU TRÍ
TUỆ.
1.1. Lịch sử hình thành chế định bồi thường thiệt hại....................................... 3
1.1.1. Trong luật La Mã …............................................................................... 3

1.1.2. Trong luật dân sự và luật sở hữu trí tuệ Việt Nam................................. 4
1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Luật dân sự và Luật sở
hữu trí tuệ................................................................................................................... 10
1.2.1.Theo quy định trong Luật dân sự........................................................... 10
1.2.2. Theo quy định trong Luật sở hữu trí tuệ............................................... 15
1.3. Mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiêt hại trong luật dân sự và
trong luật sở hữu trí tuệ.…....................................................................................... 16
1.3.1. Giống nhau............................................................................................ 16
1.3.2. Khác nhau............................................................................................. 17
1.4. Sự cần thiết của các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với
tài sản là quyền sở hữu trí tuệ.................................................................................. 19
1.4.1. Về mặt kinh tế....................................................................................... 19
1.4.2. Về mặt xã hội........................................................................................ 21

CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI TÀI SẢN- QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ.
2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tài sản là
quyền sở hữu trí tuệ...................................................................................................24

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ...................... 24
2.1.2. Có hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.......................33
2.1.3. Có lỗi của người xâm phạm....................................................................38
2.1.4. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật........ 39

2.2. Căn cứ xác định mức bồi thường do xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ............................................................................................................................... 40
2.2.1. Mức bồi thường đối với thiệt hại vật chất................................................43
2.2.2. Mức bồi thường đối với thiệt hại tinh thần..............................................47
2.2.3. Thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư................................................48
2.3. Pháp luật về trách nhiệm bồi thuờng thiệt hại đối với tài sản là quyền sở
hữu trí tuệ ở một số quốc gia.....................................................................................51
2.3.1. Hoa Kỳ.....................................................................................................51
2.3.2. Nhật bản...................................................................................................53
2.3.3. Tây Ban Nha............................................................................................53

CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI ĐỐI VỚI TÀI SẢN- QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ. NGUYÊN NHÂN,
GIẢI PHÁP VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
3.1. Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và thực tiễn áp dụng chế định
bồi thường thiệt hại đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ...................................56
3.1.1. Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.............................................56
3.1.2. Thực tiễn áp dụng chế định BTTH để giải quyết tranh chấp đối với tài
sản - quyền sở hữu trí tuệ.............................................................................................63
3.2. Nguyên nhân và giải pháp.............................................................................68
3.2.1. Nguyên nhân............................................................................................68
3.2.2. Giải pháp..................................................................................................72
3.3. Ý kiến đề xuất.................................................................................................74
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật và thực hiện các phương pháp về xác định giá trị tài
sản- quyền sở hữu trí tuệ..............................................................................................75
3.3.2. Hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền
sở hữu trí tuệ................................................................................................................76
KẾT LUẬN.................................................................................................................79

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.


SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tài sản- quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng góp một vai trò to lớn trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và góp phần thực hiện thành công
đường lối chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế. Vì hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế
cuốn theo việc mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học công nghệ giữa các quốc gia
trên thế giới. Để tiến tới hội nhập kinh tế theo hướng toàn cầu của thế giới thì hệ
thống pháp luật Việt Nam cần có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với yêu cầu chung. Trong đó, pháp luật về sở hữu trí tuệ cần được quan tâm hơn
nữa. Trong nền kinh tế thị trường khi mà tài sản- quyền sở hữu trí tuệ ngày càng
chiếm một vị thế quan trọng bởi theo nhiều chuyên gia đánh giá “tài sản trí tuệ là
thướt đo cho những thành công trong nền kinh tế hiện đại”. Song một thực trạng làm
đau đầu các cơ quan chức năng và làm mất đi lòng tin của nhiều chủ sở hữu quyền
là thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang gia tăng và diễn biến rất phức tạp.
Trước đây, các văn bản điều chỉnh về quyền sở hữu trí tuệ không được quy định
tập trung mà nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau từ luật, nghị định và cả thông
tư. Cho đến năm 2005 Luật sở hữu trí tuệ ra đời tạo nên một cơ sở vững chắc hơn
cho công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khi các biện pháp hình sự, hành chính,
dân sự trong đó có trách nhiệm bồi thường bồi thường thiệt hại đối với tài sảnquyền sở hữu trí tuệ đã được quy định. Vì thực trạng xâm phạm xảy ra phức tạp đòi
hỏi các bện pháp chế tài cũng cần nghiêm khắc để tạo tính răn đe và đem lại công
bằng cho các chủ sở hữu quyền.
Chính vì những lẽ trên, tìm hiểu, phân tích những biện pháp xử lý vi phạm trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại một cách có hệ
thống để hiểu rõ những quy định của pháp luật và áp dụng vào thực tiễn cho đúng

đắn là rất cần thiết. Đó cũng chính là lý do người viết chọn đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm
phạm xảy ra được xem như một nghĩa vụ. Một chủ thể khi thực hiện hành vi xâm
phạm gây thiệt hại thì có nghĩa vụ bồi thường cũng như chủ thể gánh chịu thiệt hại
thì có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đây là quyền chính đáng được pháp
luật thừa nhận và bảo vệ. Vấn đề đặt ra là khi nào phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, ai gánh chịu trách nhiệm bồi thường, ai sẽ được bồi thường, làm cách nào
để xác định được giá trị của tài sản quyền bị xâm phạm để yêu cầu bồi thường cũng

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

1

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
như những thiệt hại nào là thiệt hại được bồi thường và mức bồi thường là bao
nhêu? Đó chính là những gì mà người viết quan tâm khi nghiên cứu đề tài này.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tài sản quyền sở hữu trí tuệ bao gồm
bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và thiệt hại ngoài và hợp đồng. Trong đề tài
này, tác giả chỉ tập trung phân tích về phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối
với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ khi bị xâm phạm, vì trên thực tế trong giai đoạn
hiện nay thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra rất phổ biến. Đồng thời,
trong quá trình nghiên cứu người viết cũng chỉ xoay quanh hai đối tượng là quyền
tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là chủ yếu còn đối tượng giống cây trồng
người viết chỉ khái quát những gì chung nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu.

Trong đề tài, người viết đã sử dụng nhiều phương pháp. Phương pháp nghiên
cứu và tổng hợp những bài nghiên cứu, ý kiến của các luật gia, quy định của pháp
luật Việt Nam và một số quốc gia khác,…kết hợp phương pháp phân tích, so sánh,
đối chiếu những quy định của pháp luật để tìm ra điểm mới, những mặt đã đạt được
cũng như những mặt còn hạn chế để có thể đưa ra những giải pháp cần thiết, từ đó
có được một bài nghiên cứu hoàn chỉnh.
5. Kết cấu đề tài.
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo luật dân sự
Việt Nam và Luật sở hữu trí tuệ.
Chương 2. Những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đối với tài sản-quyền sở hữu trí tuệ.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng chế định bồi thường thiệt hại đối với tài sảnquyền sở hữu trí tuệ. Nguyên nhân, giải pháp và ý kiến đề xuất.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

2

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.

CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
THEO LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ.
1.1. Lịch sử hình thành chế định bồi thường thiệt hại.
1.1.1. Trong luật La Mã.
Trước khi được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý chịu sự điều chỉnh của
luật tư như hiện nay thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã trải qua một quá trình

phát triển với nhiều giai đoạn thể hiện bản chất khác nhau.
Giai đoạn thứ nhất, trong thời kỳ cổ đại, khi chính quyền còn chưa được tổ chức
một cách vững chắc thì các cá nhân, mỗi khi bị xâm phạm vào quyền và lợi ích của
mình được tự ý trả thù để trừng trị đối phương, hoặc bắt người có hành vi xâm phạm
làm nô lệ. Đây được gọi là chế độ tư nhân phục thù.
Giai đoạn thứ hai, người gây tổn hại có thể nộp một số tiền chuộc hay thục kim
cho nạn nhân. Chế độ này còn gọi là chế độ thục kim và nó trải qua hai giai đoạn
phát triển: Thứ nhất, khi chưa có sự can thiệp của pháp luật, các bên tự ý thỏa thuận
với nhau về tiền chuộc, đó là lỗi tự nguyện. Thứ hai, nhờ sự can thiệp của chính
quyền, các bên tranh chấp buộc phải giải quyết tranh chấp bằng cách trả cho nhau số
tiền chuộc lỗi theo ngạch giá do pháp luật quy định, đó là chế độ thục kim bắt buộc.
Tiền thục kim này có thể xem như vừa là một hình phạt, vừa có tính chất bồi thường
thiệt hại. Vào thời kỳ Luật 12 bảng, Cổ luật La Mã mới bắt đầu chuyển từ chế độ tự
ý thục kim sang thục kim bắt buộc. Ở thời kỳ này Luật 12 bảng đã ghi nhận quyền
khiếu nại bồi thường của người bị hại và xác lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của những người vi phạm gây thiệt hại.
Giai đoạn thứ ba, chứng kiến sự phân biệt hai loại trách nhiệm dân sự và hình sự.
Chính quyền trước hết can thiệp trừng phạt những tội phạm chỉ liên quan đến trật tự
xã hội, không liên hệ đến cá nhân. Đây là sự can thiệp rất cần thiết. Sự can thiệp của
chính quyền dần dần được nới rộng đến các hành vi phạm pháp liên quan đến quyền
và lợi ích của các cá nhân như hành vi trộm cắp. Về phương diện hình sự cá nhân
mất hết quyền phục thù chỉ còn quyền xin bồi thường thệt hại về dân sự.
Tuy trong một số trường hợp, Luật La Mã đã tiến tới phân biệt hai trách nhiệm
hình sự và dân sự, nhưng nhà làm luật chưa quy định hẳn một nguyên tắc trách
nhiệm tổng quát, bắt buộc người gây thiệt hại phải bồi thường bất luận trong trường
hợp nào.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

3


SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
1.1.2. Trong luật dân sự và luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
1.1.2.1. Thời Lê, Nguyễn.
Ở Việt Nam nhà nước phong kiến hình thành và tồn tại qua nhiều thời đại.
Mỗi triều đại đều xây dựng cho nhà nước mình một hệ thống pháp luật để làm công
cụ quản lý nhà nước. Trong các triều đại phong kiến có thể nói thời Lê là một trong
những thời kỳ có vị trí đặc biệt trong quá trình hình thành và phát triển của chế độ
phong kiến Việt Nam1. Với những đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội có thăng
trầm biến đổi đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của pháp luật thời Lê và
những chế định về pháp luật dân sự là một trong số đó.
Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế xã hội thì việc xây dựng hệ thống pháp
luật vững chắc để củng cố quyền lực có thể xem là đặc điểm của các triều đại phong
kiến Việt Nam. Và thời Lê là triều đại đạt khá nhiều thành tựu về hoạt động lâp
pháp trong thời kỳ nhà nước phong kiến. Một trong những thành tựu đó phải kể đến
bộ Quốc triều hình luật, một sản phẩm có giá trị to lớn trong hệ thống pháp luật thời
Lê.
Tuy đã để lại cho hậu thế những giá trị to lớn trong lĩnh vực lập pháp nhưng với
việc ra đời ở những năm của thế kỷ XV, cho nên các nhà làm luật thời kỳ đó chưa
có sự phân biệt rạch ròi các ngành như pháp luật hiện đại nói chung hay phân biệt
giữa luật dân sự và các ngành luật khác nói riêng. Đến thời Nguyễn, lịch sử đất nước
cũng có những biến động. Giống như các triều đại phong kiến khác thời Nguyễn
cũng chăm lo phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng pháp luật. Nhưng không như
thời Lê nhà Nguyễn không tự xây dựng các chế định pháp luật mà về hình thức, bộ
luật nhà Nguyễn sao chép gần như toàn bộ “Đại Thanh luật lệ” của triều Thanh. Bộ
luật nhà Nguyễn không gọi là “Hình thư” hay “Hình luật” mà gọi là Hoàng Việt luật
lệ.

Pháp luật dân sự và pháp luật hình sự cũng chưa tách biệt nhau đó cũng chính là
đặc điểm của pháp luật thời Nguyễn. Vì những đặc điểm của pháp luật trong các
thời kỳ này. Cho nên, khi nghiên cứu pháp luật thời Lê (Quốc triều hình luật) và
pháp luật thời nhà Nguyễn (Hoàng Việt luật lệ), chúng ta nhận thấy các chế định về
trách nhiệm dân sự được quy định sơ sài và tản mạn. Các quy định này không phân
biệt rõ trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự2.

1

Bộ Tư Pháp- Viên nghiên cứu khoa hoc pháp lý Một số vấn đề về Pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV
đến thời Pháp thuộc, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008, tr. 7.
2
Bộ Tư Pháp- Viên nghiên cứu khoa hoc pháp lý Một số vấn đề về Pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV
đến thời Pháp thuộc, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008, tr. 170.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

4

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
Trong cả hai bộ luật đều không đưa ra một khái niệm cụ thể nào về trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng và trong hợp đồng mà chỉ có thể suy đoán từ những điều
luật. Chẳng hạn, trong trường hợp đánh người gây thương tích quy định tại Điều 466
Quốc triều hình luật thì ngoài hình phạt kẻ đánh người còn phải bồi thường thiệt hại
bằng tiền cho nạn nhân theo giá ngạch “... sưng, phù thì phải đền tiền thương tích ba
tiền; chảy máu thì một quan; gãy một ngón tay, một răng thì đền mười quan; đâm
chém bị thương thì đền mười lăm quan; đọa thai chưa thành hình đền ba mươi quan,

đã thành hình đền năm mươi quan; đứt lưỡi và hỏng âm, dương vật thì đền một trăm
quan; đối với người quyền quý thì lại xử khác”. Trong hai bộ luật này đều đưa ra hai
vấn đề chính của trách nhiệm dân sự đó là: Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm
dân sự và việc bồi thường thiệt hại. Đây là điểm tiến bộ của cả hai bộ luật vì có
những quy định giống một số quy định của pháp luật hiện đại về chế định trách
nhiệm dân sự mặc dù như đã nói pháp luật thời kỳ này chưa có sự tách biệt luật dân
sự với các ngành luật khác cũng như chưa có một khái niệm bồi thường thiệt hại cụ
thể nào.
Một trong những đóng góp quan trọng đó là trong thời kỳ này là cả hai bộ luật
đã bước đầu phân biệt về thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần mặc dù thuật ngữ
“thiệt hại về tinh thần” không được đề cập nhưng thông qua một số điều luật cụ thể,
chúng ta có thể suy đoán đó là thiệt hại về tinh thần. Ví dụ, Điều 472 Quốc triều
hình luật quy định trường hợp đánh các quan chức bị thương, ngoài tiền bồi thường
thương tích, người gây thiệt hại còn phải đền tiền tạ tương tự, hay với quy định tại
các Điều 473, Điều 474 thì các khoản tiền tạ có thể được hiểu là khoản bồi thường
thệt hại về tinh thần cho các vị quan lại phong kiến tùy theo địa vị xã hội của họ do
nhân phẩm, danh dự uy tín bị xâm phạm3. Ngoài ra, sự bồi thường do gây thiệt hại
về tinh thần được dự liệu chung cho tất cả mọi người trong trường hợp từ hôn (Điều
315 Quốc triều hình luật và Điều 94 Hoàng Việt luật lệ)4.
Còn các thiệt hại về vật chất đã được đề cập đến trong hầu hết các điều luật liên
quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, tài sản
và thiệt hại vật chất được hiểu là những tổn thất vật chất thực tế. Ví dụ, Điều 29
Quốc triều hình luật quy định về trường hợp bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến
tính mạng: “Tiền đền mạng- nhất phẩm, tòng nhất phẩm được đền tiền 15.000 quan;
nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9.000 quan; tam phẩm, tòng tam phẩm 7.000 quan; tứ
3

Bộ Tư Pháp- Viên nghiên cứu khoa hoc pháp lý Một số vấn đề về Pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV
đến thời Pháp thuộc, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008, tr. 180.
4

Bộ Tư Pháp- Viên nghiên cứu khoa hoc pháp lý Một số vấn đề về Pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV
đến thời Pháp thuộc,Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008, tr. 181.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

5

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
phẩm tòng tứ phẩm 5.000 quan; ngũ phẩm tòng ngũ phẩm 2.000 quan; lục phẩm
tòng lục phẩm 1.000 quan; thất phẩm tòng thất phẩm 500 quan; bát phẩm đến cửu
phẩm 300 quan, thứ nhân trở xuống 150 quan” hay ở Điều 391 Hoàng Việt luật lệ
quy định: Các tài sản ở kinh thành, hay tỉnh, các nơi công sảnh, thương khố, phòng
xá hư hại, cần sửa chữa thì các quan cai quản phải xin sửa sang. Nếu không sửa sang
làm hư hại đến tài sản đó thì bị phạt và phải bồi thường những vật bị hư hại.
Như vậy trong luật cổ Việt Nam chưa có sự phân biệt rõ rệt giữa trách nhiệm
dân sự và trách nhiệm hình sự. Tuy chỉ được coi là yếu tố cấu thành trong trách
nhiệm hình sự và chưa được coi là là một chế định riêng biệt về trách nhiệm dân sự
(tức là chỉ bắt người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại mà không trừng phạt về
hình sự) song hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ cũng đã ý thức
được vai trò của bồi thường thiệt hại cũng vì thế mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đã dần dần có xu hướng tách khỏi trách nhiệm hình sự. Mặc dù các quy định nêu
trên chỉ áp dụng trong một phạm vi giới hạn. Song điều này chứng tỏ khái niệm
trách nhiệm dân sự tuy chưa được quy định cụ thể nhưng không phải là xa lạ trong
luật cổ Việt Nam. Có thể nói những ý niệm này đã manh nha và cùng với sự phát
triển của hệ thống pháp luật dần dần được định thành với tư cách là một chế định
trách nhiệm
1.1.2.2. Thời Pháp thuộc đến trước Cách Mạng tháng Tám 1945.

Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhà Nguyễn thỏa hiệp
Việt Nam bước vào thời kỳ đất nước bị chia cắt thành Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ.
Do nhận thức được vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội nên sau khi
xâm chiếm Việt Nam và để bước đầu để thực hiện quyền được quy định trong cái
gọi là “Hiệp ước hòa bình và hữu nghị” ngày 05 tháng 6 năm 1862 thực dân Pháp đã
tổ chức bộ máy cai trị của chúng và ban hành Bộ luật dân sự đầu tiên tại Việt Nam.
Thời kỳ pháp thuộc, do tiếp thu được sự tiến bộ của khoa học pháp lý phương
tây, trách nhiệm dân sự đã được tách khỏi trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm BTTH
sẻ được xem xét trong hai bộ luật: Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật.
Người nào làm bất cứ việc gì gây thiệt hại cho người khác do lỗi của mình đều phải
bồi thường thiệt hại (Điều 712 Dân luật Bắc kỳ và Điều 716 Hoàng Việt Trung kỳ
hộ luật quy định). Thiệt hại được quy định trong hai Bộ luật Dân luật Bắc kỳ và
Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật cũng được chia ra thành thiệt hại vật chất và thiệt hại
tinh thần5.
5

Bộ Tư Pháp- Viên nghiên cứu khoa hoc pháp lý Một số vấn đề về Pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV
đến thời Pháp thuộc, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008, tr. 192.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

6

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
Trong Điều 528 Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt trung kỳ hộ luật có quy định:
trong khi quản lý tài sản của người được giám hộ gây thiệt hại cho tài sản của người
được giám hộ thì người giám hộ phải bồi thường thiệt hại ấy. Thiệt hại vật chất là

những thiệt hại thực tế, tính được thành tiền6.
Còn đối với thiệt hại về tinh thần: Pháp luật bảo hộ quyền của người dân trong
việc khai sinh, khai tử, kết hôn. Luật cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về tinh thần trong trường hợp từ hôn. Chẳng hạn, Điều 71 Dân luật Bắc kỳ và
Hoàng Việt trung kỳ hộ luật quy định: Bên nào bỏ lời hứa về việc giả thú mà không
có duyên cớ chính đáng vì lỗi của bên ấy, thì phải chịu trách nhiệm bồi thường sự
tổn hại.
Nền tản cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về sau, đặc biệt là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì có thể nói những thành tựu của pháp luật thời
Lê, Nguyễn và thời Pháp thuộc có vi trò rất to lớn. Pháp luật ở mỗi thời kỳ đều có
những thành tựu và giá trị nhất định nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế.
Trong pháp luật thời Lê, Nguyễn hay Pháp thuộc cũng không ngoại lệ vì không ai
dự liệu được hết các quan hệ xã hội mới sẽ phát sinh. Chính những điểm còn hạn
chế đó tạo điều kiện để những quy định mới hợp lý hơn được pháp luật quy định
làm nên sự tiến bộ trong quá trình lập pháp và những quy định của pháp luật Việt
Nam trong các giai đoạn về sau đã phần nào nói lên điều đó.
1.1.2.3. Từ sau Cách Mạng tháng Tám 1945 đến nay.
Thời kỳ Pháp thuộc hai Bộ luật Dân sự Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ là
công cụ để bọn thực dân cai trị xã hội, nhưng sau ngày Cách mạng tháng tám thành
công do nhiệm vụ cấp thiết nên Hiến pháp năm 1946 cùng các văn kiện của Đảng
cũng chưa đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung cũng như trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi sau Cách mạng Tháng Tám đất nước
lao vào cuộc chiến chống cả đế quốc và thực dân. Mãi đến Hiến pháp năm 1959
khái niệm bồi thường thiệt hại được manh nha khi pháp luật quy định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của nhà nước (Điều 20 Hiến pháp 1959). Tuy vậy đây cũng có
thể xem như một bước tiến trong quá trình xây dựng chế định bồi thường thiệt hại
nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong khi đất
nước đang trong giai đoạn đấu tranh quyết liệt.
Năm 1972, thông tư hướng dẫn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Thông
tư số 173/UBTP ngày 23/02/1972) được Tòa án tối cao ban hành khi đó việc giải

6

Bộ Tư Pháp- Viên nghiên cứu khoa hoc pháp lý Một số vấn đề về Pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV
đến thời Pháp thuộc, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008, tr. 191.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

7

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
quyết BTTH ngoài hợp đồng không được coi là việc áp dụng biện pháp hình sự hay
là một hình phạt phụ. “Tính mạng con người là vô giá không thể tính toán thiệt hại
cụ thể thành tiền được. Sức khỏe con người cũng rất quý, khó có thể đánh giá thiệt
hại một cách chính xác. Vì vậy, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe có ý
nghĩa thực chất là đền bù một phần nào đó thiệt hại về vật chất tạo điều kiện cho nạn
nhân hay gia đình họ khắc phục khó khăn do tai nạn gây nên, và trong một số ít
trường hợp chỉ có ý nghĩa là một trợ cấp gồm các khoản chi phí về nạn nhân và thiệt
hại do thu nhập bị giảm sút hay bị mất” quy định tại phần III mục B tính toán thiệt
hại và ấn định mức bồi thường thiệt hại về tài sản, về tính mạng, sức khỏe.
Khi xã hội phát sinh những quan hệ mới và xảy ra mâu thuẫn thì vấn đề đặt ra là
cần có những quy định mới của pháp luật để điều chỉnh. Hàng loạt các thông tư ra
đời để đáp ứng nhu cầu thực tế như (Thông tư 03/TAND ngày 05 tháng 4 năm
1983, Thông tư liên ngành 04/TTLN ngày 03 tháng 5 năm 1990). Khi đó thì nạn
nhân, người bị xâm phạm đã có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
So với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới thì hệ thống pháp luật của
Việt Nam liên quan đến sở hữu trí tuệ hình thành muộn hơn rất nhiều. Mãi đến
những năm đầu của thập kỷ 80 một số văn bản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đầu

tiên ở Việt Nam mới ra đời nhưng khi đó các văn bản pháp luật về bảo hộ không
quy định chung về bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp như trong
Luật sở hữu trí tuệ hiện nay mà đó là các văn bản riêng lẻ.
Chẳng hạn như: Nghị định 31/CP ngày 31 tháng 1 năm 1981 của Hội đồng
Chính phủ ban hành Điều lệ về sáng chế cải tiến kỷ thuật hợp lý hóa sản xuất và
sáng chế, Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28 tháng 1 năm 1989
hay Nghị định số 142- HĐBT ngày 14 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng bộ trưởng
quy định về quyền tác giả, Pháp lệnh về bảo hộ quyền tác giả ngày 02 tháng 12 năm
1994. Đối với quyền sở hữu công nghiệp các quy định về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại đối với người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng như cơ
sở xác định thiệt hại có thể nói lần đầu tiên được manh nha ở các quy định tại Thông
tư số 03/NCLP ngày 22 tháng 7 năm 1989 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
xét xử một số tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp.
Đến năm 1992 khi Hiến pháp lần thứ tư được ban hành, thì những giá trị tinh
thần của con người được trú trọng, quan tâm hơn. Ví dụ, Điều 71 Hiến pháp 1992.
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm...Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục
hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Hay tại Điều 72 Hiến pháp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

8

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
1992 cũng có quy định “...Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật
có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự...”. Đặc biệt là
khi có người xâm phạm đến quyền lợi của mình người bị thiệt hại có quyền được

yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự... (Điều 74 Hiến pháp
1992).
Quyền về vật chất và tinh thần càng thể hiện rỏ hơn khi có sự ra đời của Pháp
lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994. Khi quyền của mình bị xâm phạm tác giả có
quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại (Điều 42 Pháp lệnh). Đây có thể
xem như sự ra đời của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong sở hữu trí tuệ. Tuy
nhiên, chưa có một văn bản hướng dẫn chi tiết việc áp dụng trên một cách cụ thể.
Bước vào giai đoạn xây dựng đất nước theo đường lối đặt ra tại Đại hội Đảng
lần thứ VI cùng với việc tiếp tục phát huy vai trò của Hiến pháp 1992 cũng như các
văn bản hướng dẫn giải quyết tranh về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trước đó ,
dần dần tạo nên sự hoàn chỉnh hơn pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, khi đất nước đang trong quá trình phát triển và hàng loạt các quan hệ xã
hội mới nảy sinh khi đó với một số văn bản rời rạt không thể đáp ứng được nhu cầu
giải quyết các tranh chấp về dân sự nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt
hại mà trong đó có các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.
Đến khi Bộ luật dân sự 1995 ban hành các vấn đề liên quan đến quyền tác giả
và quyền SHCN sẽ được điều chỉnh tập trung bằng BLDS. Bộ luật cũng dành cả
phần 6 (quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ) để quy định về quyền sở
hữu trí tuệ nhưng phần lớn đó chỉ là các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Còn các quy định về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại thì chưa thể đáp ứng yêu cầu được điều chỉnh của loại tài sản trí tuệ này.
Nhưng cũng phải nhìn nhận với Thông tư liên tịch Tòa án nhân dân tối cao-Viện
kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ văn hóa-thông tin số 01/2001/TANDTC-VKSNDTCBVHTT ngày 05 tháng 12 năm 2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại Tòa
án nhân dân thì các quy định về bồi thường thiệt hại đối với quyền tác giả được quy
định cụ thể hơn. Khoản 1 mục III của thông tư đã chỉ ra được bồi thường thiệt hại về
vật chất và thiệt hại về tinh thần nhưng việc xác định thiệt hại lại dựa vào quy định
của các Điều 609, 610, 611 và Điều 615 của bộ luật dân sự 1995 để áp dụng.
Bộ luật Dân sự 1995 được ban hành góp phần giải quyết yêu cầu đặt ra và tạo
tiền đề cho những quy định phù hợp hơn, hoàn chỉnh hơn, thống nhất hơn ở Bộ luật

dân sự 2005. Hai bộ luật được đưa vào áp dụng trong thực tế với các văn bản hướng

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

9

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
dẫn thi hành (Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành bộ luật dân sự
1995 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự 2005).
Cho đến khi các quy định về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được
quy định chung trong một luật riêng (Luật sở hữu trí tuệ năm 2005) các biện pháp
chế tài trong lĩnh vực này cũng được quy định cụ thể hơn (Điều 202 quy định về các
biện pháp dân sự xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ). Đặc biệt Luật sở
hữu trí tuệ đã có các quy định về nguyên tắc xác định thiệt hại (Điều 204), căn cứ
xác định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT (Điều 205)
cũng như những quy định khá cụ thể trong các văn bản Nghị định 105/2006/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ, Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBVHTT&DL-BKH&CN-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật
trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân góp
phần làm cho các quy định về trách nhiệm BTTH cũng như vấn đề bảo hộ đối với
tài sản trí tuệ trở nên đầy đủ hơn trước.
Tuy Bộ luật dân sự 2005 chưa có thể dự định được tất cả những quan hệ pháp
luật cần điều chỉnh trong quá trình xây dựng bộ luật này nhưng cho đến nay có thể
nói bộ luật dân sự 2005 là bộ luật có những quy định khá đầy đủ các chế định về
trách nhiệm dân sự cũng như trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Nói tóm lại, với những quy định về bồi thường thiệt hại trong dân sự nói

chung và trong Luật sở hữu trí tuệ nói riêng đã làm cho những quy định của chế
định bồi thường thiệt hại trở nên hoàn thiện hơn, tạo nên một hành lang pháp lý an
toàn hơn cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật này.
1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Luật dân sự và Luật sở
hữu trí tuệ.
1.2.1.Theo quy định trong Luật dân sự.
1.2.1.1.Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Khái niệm.
Để đưa ra khái niệm BTTH ta cần làm rõ thiệt hại là gì? Khi nào có thiệt hại
xảy ra? Thiệt hại là sự mất mát mà một chủ thể của quan hệ pháp luật phải gánh
chịu, là sự thay đổi tình trạng theo chiều hướng xấu: một người có một tài sản và bị
mất tài sản đó, một người có sức khỏe bình thường nay trở nên yếu đi,… Tình trạng
bị thay đổi có thể là tình trạng vật chất hoặc tình trạng tinh thần (danh dự, uy tín).

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

10

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
Trách nhiệm dân sự phát sinh khi xảy ra quan hệ dân sự và thiệt hại giữa hai
chủ thể người bị thiệt hại và người gây thiệt hại.
Vậy trách nhiệm BTTH là gì? Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trách
nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 307 BLDS 2005 về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
quy định trong chương XXI của bộ luật này. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều
không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát
sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng

bồi thường,…
Sống trong xã hội mỗi người phải tôn trọng các quy tắc chung của xã hội, không
thể xâm phạm đến lợi ích của người khác chỉ vì quyền lợi của riêng mình. Khi một
người có hành vi vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây ra tổn hại cho người khác
thì phải gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất mà mình đã gây ra
và đó được hiểu là bồi thường thiệt hại hay nói cách khác bồi thường thiệt hại là
hình thức trách nhiệm dân sự nhằm ràng buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải bù
đắp, đền bù những tổn thất về vật chất, tinh thần cho bên bị vi phạm7.
Đặc điểm.
Ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật, được bảo
đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước,… thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn
có những đặc điểm riêng của loại trách nhiệm này:
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là loại trách nhiệm dân sự và chịu sự
điều chỉnh của pháp luật dân sự. Một người sẻ phải gánh chịu trách nhiệm BTTH
khi có hành vi gây ra thiệt hại cho một chủ thể khác và bồi thường thiệt hại là một
quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh, được quy định ở Điều 307 và Chương
XXI của BLDS 2005 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật dân sự này.
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện
phát sinh loại trách nhiệm này cụ thể là: có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm
nghĩa vụ dân sự (gồm có nghĩa vụ trong hợp đồng và ngoài hợp đồng), có lỗi của
chủ thể gây thiệt hại và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt
hại xảy ra. Có thể nói đây là điều kiện chung nhất nhưng trong một số trường hợp
nhất định trách nhiệm BTTH cũng có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện

7

Nguyễn Ngọc Điện, 1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 1999, tr. 8.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.


11

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
vừa nêu và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là một ví dụ minh
chứng.
Thứ ba, người gây thiệt hại phải chịu một hậu quả bất lợi về tài sản do trách
nhiệm bồi thường thiệt hại mang đến. Vì tổn thất của người bị thiệt hại có thể tính
toán được bằng tiền hoặc được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất
định. Do đó những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng
cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để những tổn thất của người bị
thiệt hại cũng được bù đắp một cách xứng đáng và góp phần khôi phục lại những
thiệt hại mà chủ thể bị thiệt hại đã gánh chịu.
Thứ tư, ngoài những chủ thể trực tiếp gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại thì chế định BTTH còn quy định một số chủ thể khác cũng phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như cha, mẹ của người chưa thành niên, pháp
nhân đối với pháp nhân của người gây thiệt hại,…
1.2.1.2. Một số loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật dân sự.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân
thành trách nhiệm BTTH theo hợp đồng và trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm BTTH theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người
có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì phải
chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất do hành vi của mình đã gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng phát sinh trên cơ sở:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng phải dựa trên cơ
sở một hợp đồng có trước nghĩa là đã có một quan hệ hợp đồng giữa chủ thể gây

thiệt hại và chủ thể được hưởng bồi thường. Trường hợp hai bên không tồn tại một
hợp đồng thì khi có thiệt hại xảy ra đó sẽ là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp
đồng và lúc đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại đặt ra là loại trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng. Những trường hợp có nguyên nhân làm cho hợp đồng không tồn tại
như: hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng,...thì trách nhiệm bồi thường là trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Các chủ thể trong quan hệ hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng hợp đồng tức là họ có hành vi vi phạm hợp đồng khi đó sẽ làm phát sinh trách
nhiệm BTTH theo hợp đồng. Cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
theo hợp đồng cả trong trường hợp dù hai bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại
gây ra không phải do vi phạm hợp đồng. Ví dụ, giữa A và công ty vận chuyển hành

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

12

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
khách B có giao kết một hợp đồng vận chuyển nhưng trong quá trình vận chuyển
công ty B đã gây ra thiệt hại đến sức khỏe và tính mạng cho A khi đó trách nhiệm
BTTH phát sinh là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì tính mạng,
sức khỏe được pháp luật bảo vệ trừ trường hợp có thỏa thuận.
Trong quan hệ hợp đồng chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại là các bên
trong hợp đồng. Hành vi gây thiệt hại làm ảnh hưởng đến lợi ích của một bên trong
hợp đồng. Do đó, trong trường hợp một chủ thể thứ ba nào đó có lỗi gây thiệt hại
cho một trong các bên của hợp đồng hoặc ngược lại thì khi đó cũng chỉ làm phát
sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng mà thôi.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có

hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng tức là không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng hợp đồng dẫn đến việc gây ra thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là một loại trách nhiệm
dân sự nhưng khác với trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bởi trong trường hợp một
chủ thể nào đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì mới làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng được quy định chủ yếu trong những trường hợp có xâm phạm về tài sản,
về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hay uy tín của chủ thể bị xâm phạm.
Trên cơ sở những thiệt hại xảy ra cũng như những lợi ích bị xâm phạm mà trách
nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm BTTH về vật chất và trách
nhiệm BTTH về tinh thần.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật
chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản,
chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất
hoặc bị giảm sút. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm
dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản
tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại8.
Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại
Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609
BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS;
8

Điều 307 Bộ luật dân sự 2005.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

13


SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611
BLDS.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm
phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn
phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị
hiểu nhầm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải
chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải
là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ
chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin... vì bị hiểu nhầm và cần
phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu9.
Với việc phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thành hai
loại thiệt hại này có ý nghĩa khi xác định mức bồi thường cũng như nghĩa vụ chứng
minh trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp BTTH tài sản là vật
chất, theo nguyên tắc bên bị thiệt hại phải chứng minh được thiệt hại của mình và
khi đó mức bồi thường sẽ bằng với mức thiệt hại. Nhưng nếu trong trường hợp
trách nhiệm BTTH là tinh thần thì thế nào?. Ta cần thấy rõ một điều việc chứng
minh và tính toán thiệt hại về tinh thần là rất khó khăn. Vì vậy cho nên pháp luật cần
quy định cách thức tính toán và mức bồi thường về loại trách nhiệm này để cơ quan
có thẩm quyền áp dụng giải quyết tranh chấp khi có hành vi xâm phạm gây ra những
thiệt hại về tinh thần.
Những điểm giống và khác nhau giữa bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Giống nhau.

Cả hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng đều phát
sinh từ sự vi phạm một nghĩa vụ có thể nghĩa vụ đó do luật quy định hoặc do ý chí
của các bên liên quan. Về bản chất pháp lý, cả hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt
hại này đều là trách nhiệm mang tính chất của loại trách nhiệm tài sản nhằm khôi
phục những tổn thất vật chất cho người bị hại.
- Khác nhau .
Tuy cả hai loại trách nhiệm này đều là loại trách nhiệm dân sự nhưng cả hai loại
này cũng có những điểm khác nhau. Cụ thể là:
9

Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

14

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định,
không phát sinh trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.
Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi là những điều kiện làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong khi trách nhiệm bồi thường
thiệt hại theo hợp đồng các bên có thể thỏa thuận các điều kiện phát sinh trách
nhiệm khi không cả có đủ các điều kiện như trong bồi thường thiệt ngoài hợp đồng.
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thường bao gồm cả thiệt hại vật
chất và thiệt hại về tinh thần được xác định theo quy định của pháp luật. Còn bồi
thường thiệt hại theo hợp đồng xác định trên sự thỏa thuận giữa các bên đó thường

là các thiệt hại về vật chất (một khoản bồi thường cụ thể hay xác định theo thiệt hại
thực tế) ít khi đó là các thiệt hại tinh thần trừ khi hai bên có sự thỏa thuận từ ban
đầu.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể áp dụng với các chủ thể
khác ngoài chủ thể gây thiệt hại như đối với cha, mẹ của người chưa thành niên,
người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với pháp nhân,...Nhưng
chủ thể trong trách nhiệm BTTH theo hợp đồng sẽ là các chủ thể tham gia quan hệ
hợp đồng chỉ trừ một số trường hợp có sự đồng ý trong thỏa thuận của các bên.
Nhìn chung, việc phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại thành trách nhiệm
bôi thường thiệt hại theo hợp đồng và ngoài hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong
việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Nguyên đơn sẽ phải chứng minh
thiệt hại là do bên gây thiệt hại vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng còn trong BTTH
ngoài hợp đồng bên bị thiệt hại phải chứng minh được hành vi gây thiệt hại là hành
vi trái pháp luật bên cạnh việc chứng minh thiệt hại của mình.
1.2.2. Theo quy định trong Luật sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ và sở hữu trí tuệ là gì? Tài sản trí tuệ là tài sản được thừa nhận từ
những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo và việc sở
hữu các tài sản trí tuệ được gọi là SHTT hay nói cách khác tài sản trí tuệ là sản
phẩm do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo, bao gồm các tác
phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật (tiểu thuyết thơ ca, các tác phẩm điêu khắc, hội
họa...) và các thành quả sáng tạo khoa học kỹ thuật (sáng chế, giải pháp hữu ích,
kiểu dáng công nghiệp....) và SHTT là khái niệm dùng để chỉ quyền của chủ thể đối
với tài sản trí tuệ tương ứng. Sở hữu trí tuệ được chia thành hai lĩnh vực chủ yếu bao
gồm sở hữu công nghiệp và bản quyền.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

15

SVTH: Nguyễn Mộng Chi



Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
Vai trò và ý nghĩa của hoạt động tạo ra sản phẩm trí tuệ ngày càng trở nên quan
trọng hơn trong sự nghiệp phát triển của khoa học, công nghệ, kinh tế- xã hội đối
với đa số các quốc gia trên thế giới và hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này
cũng được xem trọng. Tuy nhiên, cũng có những quốc gia hệ thống pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội về sản phẩm trí tuệ chưa có sự thống nhất và chặt chẽ. Do
đó, có sự tồn tại ba quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Có những quan điểm khác nhau ở những nước phát triển và những nước chậm
phát triển.
Một quan điểm xem sản phẩm trí tuệ là của những người sáng tạo ra có quyền
tư hữu và được nhà nước bảo hộ cho ra đời thuật ngữ sở hữu trí tuệ ở các nước công
nghiệp phát triển.
Và một quan điểm khác không phủ nhận quyền tư hữu sản phẩm trí tuệ nhưng
cũng không thừa nhận quyền này là trường hợp đối với các quốc gia chậm phát
triển. Nhưng trong gia đoạn gần đây đã dần có sự thay đổi rõ rệt hơn khi họ chuyển
sang chấp nhận quyền tư hữu SHTT. Đó là sự thay đổi đáng ghi nhận khi các nước
ngày càng xem SHTT là nội dung quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế
tạo cơ hội phát triển cho các quốc gia trong thời kỳ hội nhập.
Tài sản là quyền sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng trong các cơ sở sản xuất
kinh doanh và làm cho tỷ trọng của loại tài sản này ngày càng tăng tỷ trọng trong
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đặc
biệt, tài sản- quyền sở hữu trí tuệ càng khẳng định mạnh mẽ hơn vai trò và ý nghĩa
của mình bằng sự xuất hiện trong các quy định của Hiệp định tổng quát về thương
mại và thuế quan (GATT) ký kết ngày 25 tháng 12 năm 1994.
Ở nước ta, trong thời gian gần đây đã chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bởi trong thời kỳ hội nhập mỗi một lĩnh vực muốn phát
triển và cạnh tranh lành mạnh trước hết mỗi quốc gia nên xây dưng một hành lang
pháp lý phù hợp để bảo vệ chủ thể có quyền đối với tài sản là quyền SHTT.

1.3. Mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật dân sự và
trong Luật sở hữu trí tuệ.
1.3.1. Giống nhau.
Cũng xuất phát là những quan hệ pháp luật dân sự nên các quy định về bồi
thường thiệt hại đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ có những điểm giống với các
quy định về bồi thường thiệt hại trong dân sự nói chung cũng như bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nói riêng .

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

16

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
Tài sản trí tuệ cũng là loại tài sản trong quan hệ dân sự vì vậy khi có hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngoài việc áp dụng các quy định về bồi thường thiệt
hại trong luật sở hữu trí tuệ 2005 thì các cơ quan có thẩm quyền cũng có thể áp dụng
các quy định về bồi thường thiệt hại trong dân sự để giải quyết trong trường hợp
Luật sở hữu trí tuệ chưa quy định hoặc các quy định trong luật sở hữu trí tuệ mâu
thuẫn với quy định của luật chung.
Tương tự như các quy định trong luật dân sự khi xác định thiệt hại trong giải
quyết tranh chấp với các yêu cầu về bồi thường thiệt hại, Luật sở hữu trí tuệ cũng
quy định thiệt hại trong trường hợp có hành vi xâm phạm đối với tài sản là quyền sở
hữu trí tuệ cũng bao gồm các thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Ví dụ, Ông A có hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ
của ông B gây ra thiệt hại. B kiện và yêu cầu được bồi thường về những tổn thất mà
A đã gây ra cho mình. Khi xác định thiệt hại mà B đã gánh chịu theo Điều 204 Luật
SHTT xác định thiệt hại của ông bao gồm những thiệt hại về vật chất đó là các tổn

thất thực tế về tài sản, giảm sút thu nhập, lợi nhuận hay các khoản chi phí hợp lý để
ngăn chặn, khắc phục hậu quả. Cách xác định thiệt hại như trên cũng tương tự như
cách xác định thiệt hại được quy định trong luật dân sự đó cũng là các thiệt hại do
tài sản bị xâm phạm, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng tài sản và là chi phí
ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại (Điều 608 BLDS 2005).
Bên cạnh cách xác định thiệt hại về vật chất thì các thiệt hại về tinh thần trong
Luật sở hữu trí tuệ cũng tương tự như trong dân sự. Chẳng hạn như Điểm b Khoản 1
Điều 204 luật sở hữu trí tuệ quy định thiệt hại tinh thần là những tổn thất về danh
dự, nhân phẩm, uy tín đó cũng là những quy định tại Khoản 2 Điều 611 BLDS 2005.
Ngoài ra, các nguyên tắc bồi thường thiệt hại hay các căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ cũng giống
nhau. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có các yếu tố: có thiệt hại
xảy ra, có hành vi xâm phạm là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể xâm phạm,
có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại.
1.3.2. Khác nhau.
Tuy có những điểm giống nhau giữa hai chế định một bên là bồi thường thiệt
hại dân sự còn một bên là sở hữu trí tuệ. Nhưng đối tượng của tài sản là quyền sở
hữu trí tuệ có những điểm khác biệt với các loại tài sản thông thường khác do những
đặc thù riêng của loại tài sản vô hình này cho nên khi giải quyết các tranh chấp cách

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

17

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
xác định thiệt hại hay mức bồi thường trong Luật SHTT cũng sẽ khác các quy định
của luật dân sự.

Khi một tài sản bị xâm phạm nếu đó là một tài sản hữu hình trong dân sự việc
xác định thiệt hại bị mất, bị hư hỏng cũng như lợi ích gắn việc sử dụng tài sản đó là
khá dễ dàng. Nhưng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều trong trường hợp tài sản bị
xâm phạm là tài sản trí tuệ một loại tài sản vô hình.
Ví dụ, nếu hành vi xâm phạm làm hư hỏng một chiếc ô tô- là phương tiện kiếm
sống của một cá nhân, thì việc xác định thiệt hại, trong đó bao gồm cả những lợi ích
gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản là tương đối rõ ràng trên cơ sở thu nhập
bình quân thu được của người lái xe đó trong một ngày, một tuần hay một tháng.
Nhưng nếu đó là hành vi xâm phạm sáng chế với mục đích để chế tạo một sản phẩm
độc đáo, thì việc xác định thiệt hại không chỉ thuần túy như vậy. Thiệt hại chủ yếu
không thể được xác định trên cơ sở lợi ích gắn liền với việc sử dụng tài sản mà còn
bao gồm nhiều yếu tố khác, như phạm vi xâm phạm, nội dung và mức độ xâm phạm,
kèm theo những thiệt hại thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua
việc xác định thị phần của hàng hóa cùng loại của nhà sản xuất trên thị trường
trong thời gian có hành vi xâm phạm10.
Mặt khác, quyền nhân thân trong sở hữu trí tuệ cũng có những quy định khác
với quyền nhân thân trong dân sự. Vì vậy, khi các quyền nhân thân của các chủ thể
có quyền đối với tài sản là quyền SHTT bị xâm phạm thì phương pháp, cách thức
xác định thiệt hại hay mức bồi thường cũng khác đi.
Ví dụ, có một chủ thể bị người khác xâm phạm quyền nhân thân của mình, cụ
thể là họ bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì việc xác định mức độ tổn thất
về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo
viết hay báo hình….), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…
còn trong trường hợp hành vi xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại về tinh thần bao
gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác
về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người
biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây
trồng thì vấn đề chứng minh thiệt hại, xác định mức độ tổn thất cũng như mức độ
bồi thường hợp lý thì trở nên khó khăn hơn rất nhiều vì các quyền nhân thân của tác
giả được pháp luật bảo hộ theo các tiêu chuẩn riêng.


10

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, PGS. TS. Lê Hồng Hanh và
ThS. Đinh Thị Mai Phương, Viện khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2004, Tr 25.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

18

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


Bồi thường thiệt hại đối với tài sản- quyền sở hữu trí tuệ. Lý luận và thực tiễn.
Phân tích thêm ví dụ sau đây để thấy rõ thêm sự khác nhau trong việc quy trách
nhiệm BTTH trong dân dự và sở hữu trí tuệ: một người sử dụng tài của một người
khác làm tài sản đó bị hư hỏng thì phải bồi thường bằng hiện vật hoặc tương ứng với
giá trị của tài sản. Nhưng nếu một chủ thể sử dụng một đối tượng quyền SHTT của
chủ thể có quyền thì thiệt hại được tính để bồi thường không đơn giản chỉ là các
thiệt hại thực tế mà còn cả tổn thất về cơ hội kinh doanh của đối tượng quyền sở hữu
trí tuệ đó như khả năng cho người khác thuê đối tượng hay khả năng chuyển giao
quyền chẳng hạn.
Tóm lại, từ những điểm giống và khác nhau vừa phân tích về hai chế định bồi
thường thiệt hại trong dân sự và trong sở hữu trí tuệ cho thấy vì cũng là tài sản trong
quan hệ dân sự nên khi có tranh chấp các quy định trong dân sự cũng sẽ được áp
dụng trên tinh thần làm nguyên tắc chung. Nhưng khi rơi vào những trường hợp cụ
thể do có những đặc điểm riêng của đối tượng tài sản là quyền sở hữu trí tuệ mà sẽ
có sự áp dụng các quy định riêng dành cho loài tài sản vô hình mà có giá trị hữu
hình này.
1.4. Sự cần thiết của các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối

với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ.
1.4.1. Về mặt kinh tế.
Trong công cuộc đổi mới đất nước cùng với sự kiện trọng đại có ý nghĩa chính
trị to lớn là đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã
xác định: công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập là mục tiêu quan trọng của Việt
Nam. Nền kinh tế trong những năm qua đã có nhiều biến đổi, khởi sắc và không
ngừng tăng trưởng. Kinh tế tri thức ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển lực lượng sản xuất. Trong dự thảo chiến lược phát triển mười năm 20012010 và kế hoạch năm năm 2001- 2005 được trình bày tại đại hội đại biểu lần thứ IX
cũng khẳng định: “Vấn đề Sở hữu trí tuệ là một thứ sở hữu không hoàn toàn giống
như sở hữu trong kinh tế, nhưng cũng là cơ sở để phát triển thị trường khoa học và
công nghệ, một thị trường cạnh tranh lành mạnh mà chúng ta đang thiếu”11. Một
trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ
chính là việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ một cách có
hiệu quả trên thực tế.
Trước những thay đổi đó việc bảo hộ đối với sở hữu trí tuệ đã trở thành mối
quan tâm của chủ sở hữu quyền ở nhiều quốc gia. Việc xây dựng hệ thống pháp luật
11

Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb.
Chính trị Quốc gia,2001, Tr 211.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.

19

SVTH: Nguyễn Mộng Chi


×