Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP PHÁP LUẬT về LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN – lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
__  __

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 33 (2007 – 2011)

PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG
CHƯA THÀNH NIÊN – LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S DIỆP THÀNH NGUYÊN
Bộ môn: Luật Hành chính

ĐOÀN CHÍ NGUYỆN
MSSV: 5075207
Lớp: Luật Tư pháp 2 - K33

Cần Thơ, tháng 4/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
__  __

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2007 – 2011



PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG
CHƯA THÀNH NIÊN – LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S DIỆP THÀNH NGUYÊN
Bộ môn: Luật Hành chính

ĐOÀN CHÍ NGUYỆN
MSSV: 5075207
Lớp: Luật Tư pháp 2 - K33

Cần Thơ, tháng 4/2011


NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH
NIÊN ..................................................................................................................... 1
1.1 Các khái niệm chung ...................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm lao động ........................................................................................ 3
1.1.2 Khái niệm lao động là người chưa thành niên................................................. 3
1.2 Sự cần thiết phải ban hành các quy định của pháp luật liên quan đến
vấn đề lao động chưa thành niên .......................................................................... 5

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật liên quan đến vấn đề
lao động chưa thành niên qua các thời kì ............................................................ 6
1.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1994……………………………………….. 6
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1994 đến nay ..................................................................... 9
1.4 Đặc điểm của lao động là người chưa thành niên ........................................ 10
1.4.1 Đặc điểm về mặt sinh lý ................................................................................. 10
1.4.2 Đặc điểm về mặt tâm lý .................................................................................. 11
1.5 Tầm quan trọng của lao động chưa thành niên đối với sự phát triển
của nước ta hiện nay ............................................................................................. 10
1.6 Nguyên nhân dẫn đến người chưa thành niên phải làm việc sớm................. 13
1.6.1 Do nghèo đói .................................................................................................. 13
1.6.2 Một bộ phận trẻ em buộc phải di cư theo gia đình đến các thành phố lớn
tìm kiếm việc làm do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa........................................ 13
1.6.3 Một bộ phận lao động trẻ em khác tham gia lao động do những biến cố
lớn của gia đình....................................................................................................... 14
1.6.4 Một bộ phận không nhỏ các chủ doanh nghiệp tư nhân vì muốn tiết kiệm
chi phí sản xuất đã sử dụng nhiều lao động chưa thành niên.................................... 14
1.6.5 Sự phát của các khu vực du lịch và đa dạng các loại hình du lịch.................... 15


1.6.6 Một bộ phận dân cư nông thôn do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về điều
kiện việc làm, về nguy cơ tiềm ẩn của việc tham gia lao động, vì ngộ nhận vào
việc dễ tìm việc làm ở thành phố đã sẳn sang để con em bỏ học để đi làm............... 16
1.7 Hậu quả của việc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật............. 17
1.7.1 Về mặt xã hội ................................................................................................. 17
1.7.2 Về mặt kinh tế ................................................................................................ 18
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG
LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN...................................................................... 19
2.1 Quy định của pháp luật đối với lao động là người chưa thành niên từ
đủ 15 đến dưới 18 tuổi........................................................................................... 20

2.1.1 Các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới
18 tuổi..................................................................................................................... 20
2.1.2 Các công việc được sử dụng lao động chưa thành niên ................................. 24
2.2 Quy định của pháp luật đối với lao động trẻ em dưới 15 tuổi ....................... 25
2.2.1 Khái niệm lao động trẻ em.............................................................................. 26
2.2.2 Các công việc được sử dụng lao động trẻ em và cấm lao động trẻ em ............ 27
2.3 Quy định về hợp đồng lao động ...................................................................... 34
2.3.1. Đối với lao động là người chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi ............ 34
2.3.2. Đối với lao động trẻ em dưới 15 tuổi ............................................................. 35
2.4 Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi .......................................... 36
2.4.1 Thời giờ làm việc ........................................................................................... 36
2.4.1.1 Thời giờ làm việc tiêu chuẩn........................................................................ 37
2.4.1.2 Thời giờ làm thêm giờ và thời giờ làm việc ban đêm ................................... 37
2.4.2 Thời giờ nghỉ ngơi.......................................................................................... 38
2.5 An toàn lao động, vệ sinh lao động.................................................................... 39
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ LAO CHƯA THÀNH NIÊN Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY – MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ............................................ 43
3.1 Thực trạng về lao động chưa thành niên ở nước ta hiện nay............................... 44


3.1.1 Thực trạng vi phạm về các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên,
lao động trẻ em........................................................................................................ 52
3.1.2 Vi phạm về hợp đồng lao động ....................................................................... 55
3.1.3 Vi phạm về thời giờ làm việc.......................................................................... 56
3.1.4 Vi phạm về tiền lương .................................................................................... 58
3.1.5 Vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động ............................................... 60
3.2 Một số kiến nghị................................................................................................ 63
3.2.1 Các giải pháp đối với quy định của pháp luật về lao động trẻ em hiện nay...... 64
KẾT LUẬN............................................................................................................ 70



Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Đó là
tư tưởng luôn luôn được quán triệt trong các chính sách, văn bản pháp luật của
Đảng và Nhà nước. Những qui định đầu tiên mang tính nguyên tắc trong Hiến pháp
năm 1946 đã khẳng định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và học tập. Cho
đến nay trải qua rất nhiều thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, các qui định về
quyền của trẻ em ngày càng được mở rộng, cụ thể hoá và làm sâu sắc hơn về mặt
nội dung trong các văn bản pháp luật ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt đối với vấn đề
lao động trẻ em. Do đặc điểm chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực nên người
chưa thành niên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động của môi trường xung quanh nên
pháp luật đã có quy định nhằm để bảo vệ chủ thể đặc biệt này.
Mối quan tâm này càng thể hiện rõ hơn khi Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ban hành các luật quan trọng: Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo
dục trẻ em, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học năm 1991 và Bộ luật Lao động năm
1994. Như vậy việc quy định về mặt pháp lý vừa là điều kiện để lao động chưa
thành niên vừa có cơ hội để tích lũy được những kiến thức, kinh nghiệm trước khi
trở thành chủ thể chính thức của quan hệ lao động, mà còn đảm bảo cho bản thân
các em phát triển bình thường mà không bị ảnh hưởng của quá trình tham gia lao
động sớm. Các Luật này đã góp phần hạn chế được tình trạng trẻ em phải lao động
sớm và tạo ra bước chuyển biến trong ý thức cũng như trong hành động của các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cũng như mọi cá nhân.
Hiện nay vấn đề lao động chưa thành niên ở nước ta là một vấn đề lớn được
xã hội quan tâm, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sự phát triển của các em mà
còn ảnh hưởng đối với cả gia đình, xã hội và sự phát triển của đất nước trong tương
lai. Mặc dù đã có những quy định của pháp luật để bảo vệ các em nhưng thực tế còn
rất nhiều lao động chưa thành niên vẫn không được pháp luật bảo vệ. Nguyên nhân

là do các em làm thuê không được người thuê làm hợp đồng thuê hay các em phải
làm các công việc nặng nhọc… Chính những điều này đã dẫn đến tình trạng bóc lột
sức lao động của người chưa thành niên đặc biệt là vấn đề lao động trẻ em ngày một
nhiều mà chúng ta vẫn chưa thể giải quyết triệt để được.

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

1

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

Vì vậy, từ những thực trạng ở trên nên người viết chọn đề tài “Pháp luật về
lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết muốn làm sáng tỏ về lý luận và
thực tiễn quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên để người đọc hiểu rõ
những quy định của pháp luật lao động dành cho loại chủ thể đặc biệt này. Trên cơ
sở đó thì người viết có một số kiến nghị để góp phần tăng cường và có thể phát huy
được hiệu quả trên thực tế góp phần vào công tác bảo vệ lao động chưa thành niên
và lao động trẻ em được tốt hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Do giới hạn về điều kiện không gian cũng như thời gian nên khi nghiên cứu
đề tài này, người viết tập trung về cơ sở lý luận và thực tiễn của lao động chưa
thành niên trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành và trong phạm vi nghiên
cứu người viết còn giới thiệu đến người đọc về các Công ước quốc tế có liên quan
đến lao động trẻ em.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã dùng các phương
pháp nghiên cứu lý luận trên sách vở, tài liệu. Bên cạnh đó người viết còn kết hợp
sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp liệt kê, so sánh, phương pháp
phân tích luật viết,…
5. Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài gồm: Mục lục, lời nói đầu, nội dung, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục.
Nội dung của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về lao động chưa thành niên.
Chương 2: Quy định của pháp luật về vấn đề lao động là người chưa thành niên.
Chương 3: Thực trạng lao động chưa thành niên ở nước ta hiện nay – một số tồn tại
và giải pháp.

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

2

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
1.1. Các khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm lao động
Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra
những sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của mình, là một quá trình trong đó bản
thân con người đóng góp vai trò môi giới, điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật
chất giữa con người và tự nhiên. Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con

người tồn tại. Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để
sống, đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Nhờ có lao động, con
người tách khỏi giới động vật. Một trong những sự khác nhau căn bản giữa con
người và động vật là vật sử dụng các sản phẩm có sẵn trong giới tự nhiên, còn con
người thì nhờ lao động mà bắt giới tự nhiên phục vụ cho mục đích của mình, thay
đổi nó, bắt nó phục tùng cho những nhu cầu của mình. Chính thông qua hoạt động
lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được
thế giới khách quan, mới có ý thức về thế giới đó.
Như vậy, lao động giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử loài người, như
Ph.Ăngghen đã viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống
con người”1, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rằng: “Lao
động đã tạo ra chính bản thân con người”.
Từ những phân tích trên, có thể xem: “Lao động là hoạt động có mục đích,
có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của
đời sống xã hội”2
1.1.2 Khái niệm lao động là người chưa thành niên
Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về
nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật ở
mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên.
Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa

1
2

C.Mác và Ănghen Toàn tập, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, Tr 20.
Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, Tr 16.

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên


3

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định
tuổi thành niên sớm hơn” 3
Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Theo Điều 1
Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là công dân Việt
Nam dưới 16 tuổi”.
Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát
triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn
độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, người ta quy định
những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành niên.
Như vậy, có thể khái niệm: “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi,
chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên”.
Theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành tại Điều 6: “Người lao động
là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao
động”, như vậy khi có đủ các điều kiện này thì họ có thể tham gia vào quan hệ lao
động theo đúng quy định của pháp luật. Theo Điều 119 Bộ luật lao động hiện hành
thì: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”, như vậy qua
các quy định này ta có thể hiểu lao động chưa thành niên là lao động từ đủ 15 tuổi
đến dưới 18 tuổi.
Đối với lao động là người chưa thành niên, các quy định riêng đối với lao
động này nhằm bảo vệ và tạo điều kiện cho sự phát triển của họ về mặt trí lực và thể
lực của họ. Việc pháp luật lao động quy định cho họ có thể tham gia lao động khi có
đầy đủ các điều kiện trên nhằm tạo điều kiện cho họ có thể làm quen và tập luyện

cơ bản về tay nghề cũng như những kinh nghiệm lao động trước khi họ trở thành
một người đã thành niên và chính thức tham gia vào quan hệ lao động.
Tuy nhiên, ngoài những ngành nghề mà lao động chưa thành niên từ đủ 15
tuổi đến dưới 18 tuổi được phép làm việc còn có một số ngành nghề khác do yêu
cầu đặc trưng của công việc như các ngành nghệ thuật, năng khiếu đòi hỏi phải là
lao động nhỏ tuổi nên quy định về việc sử dụng lao động này là không thể thiếu. Cụ
thể là ở quy định tại Điều 120 Bộ luật lao động hiện hành: “Đối với những ngành
3

Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

4

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

nghề công việc và được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập
nghề…”.
Vì vậy nên ta có khái niệm lao động chưa thành niên sẽ bao gồm lao động từ
đủ 15 đến dưới 18 tuổi và lao động trẻ em chưa đủ 15 tuổi.
1.2

Sự cần thiết phải ban hành các quy định của pháp luật liên quan đến

vấn đề lao động chưa thành niên
Như chúng ta đã biết bất kỳ một lĩnh vực nào trong đời sống xã hội cũng cần

có sự điều chỉnh của pháp luật, nó cần phải có các nguyên tắc các quy định cụ thể
để hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Nếu không có sự điều chỉnh này thì xã
hội sẽ trở nên rối loạn, không có định hướng phát triển. Trong lĩnh vực lao động
cũng vậy, nó cũng cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Bởi như chúng ta đã biết
lao động là một trong những lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, nó có ảnh
hưởng rất nhiều đến xã hội. Chính vì vậy mà pháp luật về lao động phải có các quy
định, các chế tài cụ thể, chặt chẽ về vấn đề lao động. Lao động là tiền đề cho sự
phát triển của xã hội mà pháp luật chỉ bảo vệ khi có vi phạm pháp luật về lao động.
Tại Điều 55 Hiến pháp 1992 quy định: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của
công dân”. Công dân là chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, song không phải
mọi công dân đều là chủ thể của quan hệ pháp luật lao động mà còn có quy định về
độ tuổi tham gia lao động. Có thể nói pháp luật quy định độ tuổi về lao động chính
là điều kiện để một công dân tham gia vào lao động mà cả thể lực và trí lực đều
phát triển hoàn thiện.
Như chúng ta đã biết, với sự phát triển về kinh tế - xã hội và đặc biệt là việc
Việt Nam gia nhập WTO hay quá trình giao lưu hợp tác quốc tế xảy ra nhiều trường
hợp người lao động đi lao động ở nước ngoài bị bóc lột sức lao động hay bị đánh
đập dã man hay ngay tại trong nước có những người vì muốn tiết kiệm chi phí sản
xuất mà đã sử dụng lao động chưa thành niên, lao động trẻ em làm việc quá sức của
mình mà tiền lương lại chẳng bao nhiêu. Xuất phát từ thực tế đó đòi hỏi phải có các
quy định cụ thể và chặt chẽ về điều kiện lao động, về quyền lợi, nghĩa vụ của người
lao động và người sử dụng lao động… Cũng chính vì vậy nên Bộ luật lao động
1994 (Sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007) quy định về lao động, về sử dụng lao
động và quản lý lao động, tạo ra những chuẩn mực pháp lý trong vấn đề lao động
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

5

SVTH: Đoàn Chí Nguyện



Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

nhằm bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng
thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện
cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo
và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao
động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất,
dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
1.3

Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật liên quan đến vấn đề lao

động là người chưa thành niên qua các thời kỳ
1.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1994
Đây là thời kỳ đầu của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngay sau khi
cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ đã bắt tay ngay vào việc quản lý và
điều hành đất nước trong điều kiện các văn bản pháp luật hầu như chưa có. Để điều
chỉnh các quan hệ xã hội phức tạp lúc bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc
lệnh tạm thời giữ lại các luật lệ của chế độ cũ ở các miền cho đến khi ban hành các
đạo luật mới chung cho cả nước. Mặt khác, Chính phủ đã giao cho các Bộ trong
phạm vi chức năng của mình, khẩn trương nghiên cứu ban hành các văn bản pháp
luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ lao động.
Để bảo vệ người lao động trong quan hệ lao động, ngày 1-10-1945 Bộ Lao
động ra Nghị định buộc các xưởng kỹ nghệ, các nhà thương mại phải báo trước một
tháng cho người lao động khi sa thải họ; đồng thời Bộ Lao động cũng ban hành
Nghị định ấn định tiền phụ cấp cho công nhân khi bị thải hồi. Theo sắc lệnh số
55/SL ngày 20-11-1945 Chính phủ đã quy định về việc hưởng lương của người lao

động khi nghỉ ngày Quốc tế lao động 1-5, đồng thời cũng ấn định ngày nghỉ Tết,
ngày lễ kỷ niệm những ngày lịch sử và ngày lễ tôn giáo…Kế đó, Hiến pháp 1946 đã
quy định các vấn đề liên quan đến lao động ở các Điều 9, 13, 14. Năm 1947, Chính
phủ ra tiếp Sắc lệnh số 29/SL vào ngày 12-3-1947 quy định về chế độ lao động của
công nhân Việt Nam khi làm công cho các chủ người Việt Nam tại các xưởng kỹ
nghệ, hầm mỏ, thương điếm và các nhà làm nghề tự do trong toàn quốc trong đó
còn có quy định về độ tuổi học nghề của người lao động, không cho phép dùng trẻ
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

6

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

em dưới 12 tuổi học nghề.
Trên cơ sở Sắc lệnh 29/SL trong tháng 5-1950 Chính phủ ban hành hàng loạt
các sắc lệnh quan trọng như Sắc lệnh 76/SL ban hành quy chế công chức, Sắc lệnh
77/SL quy định chế độ công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến
trong đó sắc lệnh quy định tuổi của công nhân khi được tuyển vào giúp việc phải từ
15 tuổi trở lên trừ trẻ em học nghề. Đây là những văn bản quan trọng nhất trong
thời kỳ này, đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong việc nhà nước Dân chủ
nhân dân vừa mới thành lập. Việc xây dựng các văn bản trong thời kỳ này tiến bộ
rất nhanh, khối lượng văn bản rất lớn, hiệu lực pháp lý rất cao, nó đã kế thừa ưu
điểm của các văn bản cũ và được nâng lên một bước về chất lượng cho phù hợp với
những chuyển biến mới của mối quan hệ lao động – xã hội. Một đặc điểm nổi bật
của các văn bản pháp luật lao động thời kỳ này là đã xây dựng được quy định của
pháp luật về lao động là người chưa thành niên nhằm hạn chế được việc bóc lột sức
lao động của người chưa thành niên của các chủ nhà máy, xí nghiệp sử dụng lao

động chưa thành niên. Tuy vậy, do hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp cho nên
những văn bản trên chỉ mới được thi hành trong một phạm vi hẹp và trong một thời
gian rất ngắn, nhưng đã cắm một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp lao
động.
Từ sau năm 1955, đây là thời kỳ mà pháp luật lao động tập trung vào hai
nhiệm vụ chiến lược đó là xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất đất nước. Trong giai đoạn này Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
pháp quy về lao động để cụ thể hóa các Điều 21, 24, 30, 31, 32 của Hiến pháp 1959.
Các văn bản trong giai đoạn này quy định chủ yếu về Luật công đoàn, Điều lệ tạm
thời về Bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao
động tập thể ở các xí nghiệp quốc doanh… Do giai đoạn này, pháp luật lao động
chủ yếu tập trung vào điều chỉnh mối quan hệ lao động trong khu vực kinh tế quốc
doanh với nội dung mang nặng tính tập trung bao cấp. Để điều tiết các quan hệ lao
động Nhà nước sử dụng biện pháp hành chính là chủ yếu nhằm xác lập, điều chỉnh
các quan hệ kinh tế lao động, ít chú ý đến nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng của
người lao động và quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở. Mặc dù vậy, các văn
bản pháp luật lao động thời kỳ này được ban hành đã bao quát hầu hết các chế định
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

7

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

cơ bản của pháp luật lao động từ khâu tuyển dụng, sử dụng lao động, bảo hộ lao
động, kỷ luật lao động đến bảo hiểm xã hội. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải
phóng, cả nước thống nhất, trên cơ sở chủ trương cải tiến quản lý kinh tế của Đảng,
Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 19/CP ngày 29-1-1976 trong đó quy định:

“Ban hành ngay trong năm 1976 quy chế tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc
trong các xí nghiệp quốc doanh theo hướng đòi hỏi người lao động làm nghề gì và
phải hiểu biết lý thuyết và thực hành cần thiết về nghề ấy”. Hiến pháp 1980 ra đời là
một bước phát triển mới trong lịch sử lập hiến nước ta. So với Hiến pháp 1959,
Hiến pháp 1980 quy định các vấn đề quan hệ lao động một cách toàn diện hơn và có
điều kiện bảo đảm hơn, đặt ra những nền tảng để xây dựng pháp luật lao động trong
thời kỳ mới. Do những văn bản được ban hành trong cơ chế tập trung bao cấp,
những quy định về lao động chưa thành niên, lao động trẻ em còn nhiều hạn chế,
còn nhiều bất cập, chưa được quy định cụ thể. Các văn bản tập trung chủ yếu vào
khu vực Nhà nước nên chủ yếu phương pháp điều chỉnh mang tính mệnh lệnh bắt
buộc làm giảm khả năng sáng tạo và phát triển của lực lượng lao động trong thời kỳ
mới.
Từ năm 1986 cho đến khi ban hành Bộ luật lao động 1994 với Đại hội lần
thứ VI của Đảng năm 1986, công cuộc đổi mới kinh tế, xây dựng chế độ tự chủ sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường cùng với nó các quy
định của pháp luật về lao động chưa thành niên cũng được sửa đổi và quy định cụ
thể để kịp với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Cơ chế thị trường càng
được khẳng định, vai trò của hợp đồng lao động ngày càng lớn. Ngày 20-8-1990
Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về hợp đồng lao động đầu tiên có gia trị
pháp lý cao , trong đó tại điều 12 của pháp luật quy định: “Người lao động từ đủ 15
tuổi trở lên được quyền giao kết hợp đồng lao động”. Người dưới 15 tuổi cũng có
thể giao kết hợp đồng lao động để làm những công việc mà pháp luật cho phép,
phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác. Ngoài ra các văn
bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội còn quy định những loại công việc
nặng nhọc, độc hại và những công việc được sử dụng người trên 15 tuổi, những
công việc được sử dụng người dưới 15 tuổi… Ngày 22-6-1990 Hội đồng Bộ trưởng
ban hành Nghị định 233/HĐBT trong đó tại điều 31 có quy định thời giờ làm việc
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

8


SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

dành cho người dưới 18 thấp hơn 1 giờ so với những người lao động đã thành niên
khác. Ngoài ra tại Pháp lệnh Bảo hộ lao động ngày 9-9-1991 còn quy định không
được sử dụng người dưới 18 tuổi làm công việc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể
lực và trí lực của họ và danh mục những công việc không được sử dụng lao động
nữ, lao động dưới 18 tuổi Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quy định (Điều
19). Ngoài ra trong thời gian này Nhà nước ta cũng đã ban hành ra nhiều văn bản
pháp luật lao động nhằm khẳng định và thực hiện quan điểm mới của Đảng ta về
vấn đề lao động như Nghị định 165/HĐBT (5-1992) hướng dẫn thục hiện Pháp lệnh
lao động, Nghị định 120/HĐBT (4-1992) về vấn đề Việc làm, Nghị định 18/CP (121992) về Thỏa ước lao động tập thể, Nghị định 25/CP (5-1993) về chế độ Tiền
lương mới, Nghị định 43/CP (6-1993) về Bảo hiểm xã hội…
1.3.2 Giai đoạn từ 1994 đến nay
Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, ngày 23-6-1994,
Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ luật lao động đầu tiên của Nhà nước ta. Bộ luật
lao động 1994 ra đời đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật nước ta, nó đã kế thừa và phát triển pháp luật lao động của nước ta
từ năm 1945 đến thời kỳ đầu công cuộc đổi mới, thể chế hóa đường lối mới của
Đảng, cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp 1992 về các quan hệ lao
động. Hiến pháp 1992 đã có một bước tiến mới so với các bản Hiến pháp trước đây
về vấn đề quy định lao động chưa thành niên với số lượng là 4 điều ( Điều 119, 120,
121, 122) nhưng được quy định riêng một mục chứng tỏ Đảng và Nhà nước cũng
dành một sự quan tâm lớn dành cho lao động là người chưa thành niên nhưng
những quy định trong các điều luật chỉ mang tính chất chung chưa thật sự cụ thể.
Ngoài ra Chính phủ và các Bộ còn có các văn bản dưới luật quy định các vấn đề
liên quan đến lao động chưa thành niên như: Thông tư liên bộ số 09/TT-LB ngày

13-4-1995 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy định các điều
kiện lao động độc hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên,
Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT – BLĐTBXH – BYT ngày 09/12/2004 hướng
dẫn, quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới
18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm
nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

9

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

của người lao động dưới 18 tuổi. Ngoài ra còn có các nghị định khác liên quan đến
lao động là người chưa thành niên như: Nghị định số 195/1994/NĐ-CP ngày
31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Nghị định số
39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.
Như vậy chúng ta thấy pháp luật lao động đã quy định khá nhiều cho lao
động dưới 18 tuổi nhằm thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nguồn
lực tương lai của đất nước và theo kịp sự tiến triển của thời đại góp phần phát triển
làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
1.4

Đặc điểm của lao động là người chưa thành niên
Khác với người đã trưởng thành là người đã phát triển đầy đủ cả về thể chất


lẫn tinh thần, có thể tham gia đầy đủ vào các quan hệ xã hội do luật định. Người
chưa thành niên chưa thể tham gia đầy đủ vào các quan hệ xã hội nói chung và quan
hệ pháp luật lao động nói riêng như người đã thành niên do tâm sinh lý của họ chưa
phát triển đầy đủ. Do đó để hiểu rõ đặc điểm của người chưa thành niên chúng ta
cần hiểu rõ các mặt:
1.4.1 Đặc điểm về mặt sinh lý
Tuy lao động là người chưa thành niên nhưng các cơ quan trong cơ thể vẫn
giống như người đã trưởng thành nhưng chỉ khác là vẫn chưa phát triển đầy đủ vì
đây là giai đoạn đang phát triển của lứa tuổi chưa thành niên, các hệ trong cơ thể
đang phát triển và hoàn thiện dần. Do đó nên pháp luật có sự quy định khác nhau
giữa người thành niên và người chưa thành niên.
Chúng ta có thể thấy trong giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể của người
chưa thành niên vẫn đang phát triển nhanh như cơ quan thần kinh, vận động, tiêu
hóa, tuần hoàn… Nếu có những tác động tác động khác từ bên ngoài vào cơ thể như
của môi trường hay xã hội cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của họ đặc biệt là
của não bộ.
Đây là giai đoạn học tập và vui chơi để học hỏi và hoàn thiện những kiến
thức, bổ sung những kinh nghiệm cho bản thân, là nền tảng để bước vào xã hội khi
họ đã trưởng thành và phát triển đầy đủ về sinh lý. Vì vậy ở giai đoạn này cần phải
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

10

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

bảo vệ tốt các điều kiện để người chưa thành niên phát triển đầy đủ.
Ở lứa tuổi này sự phát triển về sinh lý rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn

đến người chưa thành niên về sau. Nếu họ lao động đúng với khả năng của mình sẽ
giúp cho họ có được những kinh nghiệm để phục vụ cho cuộc sống khi đã bước vào
xã hội, ngược lại nếu ở giai đoạn phát triển về mặt sinh lý họ bị lạm dụng sức lao
động hay làm việc qua sức của mình với những công việc nặng nhọc, độc hại và
nguy hiểm mà lại không có những điều kiện bảo hộ lao động cần thiết sẽ làm giảm
khả năng lao động, giảm sức lao động khi người chưa thành niên đã trưởng thành.
Như vậy, sự phát triển đầy đủ về mặt sinh lý sẽ giúp cho người chưa thành
niên có một cơ thể phát triển bình thường, khỏe mạnh để tham gia tốt vào việc lao
động sau này, đây cũng chính là nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển của đất
nước trong tương lai. Ngược lại, ở giai đoạn này mà họ phải làm việc qua sức của
mình và làm việc trong những môi trường độc hại sẽ làm giảm sức khỏe, khả năng
lao động trong tương lai, sẽ làm giảm đi một phần lao động cho xã hội.
1.4.2 Đặc điểm về mặt tâm lý
Những ảnh hưởng về mặt sinh lý như ở trên đã nói cũng có tác động qua lại
làm ảnh hưởng lớn về mặt tâm lý của người chưa thành niên.
Đây là giai đoạn hình thành nhân cách rõ nét, thể hiên cái tôi cá nhân của
mình và ý thức cá nhân đang dần hoàn thiện. Bắt đầu ý thức mình không còn là trẻ
con, các em muốn được độc lập, muốn tự mình làm mà không muốn phải nhờ vả
người lớn. Chính yếu tố này tạo được sự năng động, nhiệt tình cho các em khi hòa
nhập vào cuộc sống trong cộng đồng và chú trọng đến các mối quan hệ bạn bè, tạo
dựng được mối quan hệ với nhiều người đặc biệt là những người có nhân cách tốt
giúp các em tạo dựng được nhân cách tốt cho bản thân. Khi các em bước vào cuộc
sống thì muốn được tôn trọng, được đối xử bình đẳng như người lớn cũng như đối
với bạn bè của mình. khi đã sống trong môi trường tốt sẽ giúp cho các em phát triển
tốt về nhân cách của mình và tiếp thu tốt những kinh nghiệm, cách ứng xử giúp các
em khi tham gia vào lao động, vào sản xuất sẽ dễ dàng hơn về sau. Ở giai đoạn này
các em thích tò mò, thích khám phá, thử nghiệm giúp các em học hỏi nhanh hơn, tốt
hơn và cũng là điều kiện để các em tích lũy kiến thức cho bản thân và cho tương lai
của các em.
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên


11

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

Tuy nhiên do các em vẫn chưa hoàn toàn phát triển, suy nghĩ chưa chín chắn,
sống chủ yếu dựa vào gia đình, chưa hiểu biết về pháp luật nên khi các em phải bỏ
học sớm để phụ giúp gia đình kiếm sống dễ dàng bị lợi dụng để bóc lột sức lao
động hay bị đưa vào những nơi độc hại, nặng nhọc và nguy hiểm gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ cũng như sự phát triển của các em gây tổn thất về mặt tinh thần cho
các em và cho cả xã hội. Ở độ tuổi của các em việc làm cần thiết và chính của các
em là phải học vì chỉ có học mới giúp các em có khả năng tư duy nhận thức và định
hướng cho bản thân, tránh được những việc làm sai trái, tích luỹ được những kinh
nghiệm cho bản thân. Vì vậy nên nhận thức của các em còn chưa cao nên dễ bị
những tác động xấu từ bên ngoài vào gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của các em.
1.5 Tầm quan trọng của lao động chưa thành niên đối với sự phát triển của
nước ta hiện nay
Trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay
đòi hỏi phải có đầy đủ nguồn nhân lực về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Người
chưa thành niên tuy chưa được công nhận là lao động chính thức của xã hội nhưng
đây là người chủ của đất nước trong tương lai và cũng chính là lực lượng để tạo ra
được những của cải vật chất cho đất nước, cho xã hội trong tương lai.
Nhìn nhận sớm về vai trò đặc biệt quan trọng của thế hệ trẻ trong tương lai
đối với đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều tình cảm của mình đối
với thế hệ trẻ trong đó gồm có thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Trong đó thanh
niên là lực lượng quan trọng nhất trong hiện tại nhưng thiếu niên và nhi đồng chính
là những lực lượng thanh niên trong tương lai góp phần quan trọng trong xây dựng

và bảo vệ đất nước. Người gửi gắm vào thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”4.
Nhận thấy được những lời dạy đúng đắn của Người, Đảng và Nhà nước đã
ban hành nhiều chính sách và pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, là người
chủ tương lai của đất nước đặc biệt là sự ra đời của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo
dục trẻ em 2004 đã quy định nhiều quyền lợi, nghĩa vụ và bảo vệ trẻ em - thế hệ trẻ,
4

Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 4, trang 32 – 33.

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

12

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

là người chủ của đất nước trong tương lai nhưng vẫn không cấm trẻ em phải làm
việc nếu nằm trong khung do pháp luật quy định đúng với lời dạy của người dành
cho các em “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”5.
1.6 Nguyên nhân dẫn đến người chưa thành niên phải làm việc sớm
1.6.1 Do nghèo đói
Nghèo đói chính là nguyên nhân cội rễ của lao động chưa thành niên, những
gia đình có hoàn cảnh nghèo, thiếu ăn thiếu mặc, hoặc bản thân côi cút, bơ vơ… là
lý do để đẩy trẻ em đến con đường mưu sinh làm các công việc nặng nhọc, nguy
hiểm, rủi ro hoặc bất công. Những phụ huynh nghèo ở các quốc gia đang phát triển

phải đứng trước một quyết định khó khăn. Trẻ em có thể góp một phần kinh tế cho
gia đình bằng cách giúp đỡ công việc đồng áng hoặc kinh doanh của gia đình, tham
gia thị trường lao động chính thức, hoặc giúp những công việc trong gia đình các
em. Bằng cách đó, trẻ em sẽ giúp đảm bảo cơm ăn, áo mặc và nơi ở, thậm chí còn
tự nuôi sống chính mình, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình. Nhu cầu
cần sự đóng góp về kinh tế của một đứa trẻ cần phải được đem ra so với nhu cầu
đầu tư cho tương lai của đứa trẻ và hy vọng sẽ phá vỡ được xiềng xích mà nghèo
đói gây ra với gia đình họ. Thông thường, không có trường học hoặc chất lượng của
trường tồi tới mức đối với một đứa trẻ hầu như chẳng có sự lựa chọn nào hơn là làm
việc. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi có những cơ hội khác, cha mẹ và con cái
thường buộc phải lựa chọn để đứa trẻ đi làm vì nếu đứa trẻ không có đóng góp cho
gia đình thì gia đình vốn nghèo càng trở nên nghèo hơn.
1.6.2 Một bộ phận trẻ em buộc phải di cư theo gia đình đến các thành phố lớn
tìm kiếm việc làm do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của các nước
đang phát triển, sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, sự cách biệt
lớn trong thu nhập giũa khu vực thành thị và nông thôn làm cho số lượng người di
dân tự do (trong đó có trẻ em) từ nông thôn đến các đô thị sẽ ngày càng tăng. Môi
trường sinh thái bị huỷ hoại dẫn đến thiên tai thất thường (hạn hán kéo dài, bão lụt
liên tiếp…) làm cuộc sống của nông dân trở nên nghèo khó và bấp bênh hơn. Tình
trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp dẫn đến một bộ phận trẻ em phải bỏ học, thất
5

Tài liệu hỏi đáp về Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, trang 88.

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

13

SVTH: Đoàn Chí Nguyện



Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

học đi lang thang kiếm sống. Hầu hết trẻ em lang thang gắn liền với lao động sớm;
trẻ lang thang kèm luôn cả bỏ học và rất khó trở lại trường học và nếu đi học trở lại
thì gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức.
1.6.3 Một bộ phận lao động trẻ em khác tham gia lao động do những biến cố
lớn của gia đình
Đây cũng là một nguyên nhân lớn góp phần vào việc gia tăng số lượng trẻ
em phải làm việc sớm bao gồm các vấn đề như: cha mẹ bất hòa, ly hôn hoặc do mải
miết làm giàu... tập trung nhiều ở lao động trẻ em tự làm (trẻ em đường phố, lang
thang) nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý của trẻ em. Đây là những gia
đình do điều kiện khó khăn hoặc có điều kiện nhưng họ thiếu nhận thức đúng đắn,
toàn diện về mặt xã hội, chưa được chuẩn bị đầy đủ cho cuộc sống gia đình và giáo
dục con cái. Họ muốn đùn đẩy trách nhiệm giáo dục con cái cho những người thân
khác, cho nhà trường và cho các tổ chức xã hội. Cũng có nhiều khi bố mẹ là người
tốt, có đủ kiến thức sư phạm và trình độ hiểu biết nhưng không chú ý đúng mức đến
giáo dục con cái, hoặc không có điều kiện để giáo dục chúng do quá bận làm ăn,
công việc nhiều hoặc nhiều khi phải đi công tác xa trong một thời gian dài, do đó sự
tiếp xúc giữa các thành viên trong gia đình hạn chế dẫn đến chỗ bố mẹ không kiểm
tra được con cái, không biết được những mặt tiêu cực của chúng. Trẻ em lớn lên
trong gia đình này nhân cách của chúng được hình thành một cách tự phát dưới
nhiều ảnh hưởng khác nhau, trong đó có những tác động không tốt. Biểu hiện của
nó là khi cha mẹ bất hoà, nặng lời hay đánh nhau sẽ tạo cho các em một tâm lý
không ổn định, tạo sự hoảng loạn hay sợ hãy cho các em. Khi trưởng thành hay lập
gia đình thì các em lại có tư tưởng giống như cha mẹ của mình dùng bạo lực để giải
quyết vấn đề dù là nhỏ hoặc khi cha mẹ không quan tâm đến các em thì dễ dẫn đến
việc trẻ em phải lang thang để kiếm sống để tự nuôi bản thân dẫn đến việc nhiều trẻ
bị lợi dụng để bị bóc lột sức lao động với đồng lương rẻ mạc.

1.6.4 Một bộ phận không nhỏ chủ các doanh nghiệp tư nhân vì muốn tiết kiệm
chi phí sản xuất đã sử dụng nhiều lao động chưa thành niên với tiền công rất
thấp phổ biến tại các cơ sở trong nghành công nghiệp giày da hoặc dệt may
Trong nền kinh tế hoạch hóa thì hãn hữu lắm mới có trẻ em phải làm lụng
vất vả, những trường hợp đó chủ yếu là ở nông thôn. Trong nền kinh tế hoạch hóa ở
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

14

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

khu vực phi nông nghiệp, chế độ tuyển dụng và sử dụng lao động đảm bảo cho trẻ
em không lâm vào tình trạng làm việc trước tuổi, làm việc quá sức. Khi ấy doanh
nghiệp tư nhân hầu như chưa có; chỉ tiêu chế biến, tiền lương của các cơ quan nhà
nước, các xí nghiệp quốc doanh không cho phép tuyển trẻ em vào làm việc.
Khi bước vào nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế thì việc sử
dụng lao động trẻ em đã khác biệt rất xa so với trước đây. Ngay trong nông nghiệp,
nông thôn cũng đã có sự biến đổi lớn. Từ khi hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự
chủ kinh doanh thì tất cả các hộ đều tận dụng cao độ sức lao động của gia đình
mình, trong đó có lao động trẻ em, cho dù xã hội còn dư thừa lao động chính - lao
động người lớn.
Như vậy, với 75% dân số sinh sống, làm việc ở nông thôn thì việc thu hút lao
động trẻ em vào các công việc đồng áng, ruộng vườn đã mang tính phổ biến, nhất là
vào thời gian các em nghỉ hè. Ở lĩnh vực công thương nghiệp, dịch vụ, do việc kiểm
tra, kiểm soát, quản lý lao động của các cấp không chặt chẽ nên không ít các công
ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân, các cửa hiệu, các sạp hàng, các
cửa hàng ăn uống, giải khát... đã sử dụng khá nhiều lao động trẻ em trong các công

việc nặng nhọc với thời gian làm việc hàng chục giờ trong ngày.
Hiện nay lực lượng lao động chưa thành niên rất nhiều, nhu cầu kiếm thêm
thu nhập và việc làm của các em rất lớn vì vậy nên chủ các doanh nghiệp, các cơ sở
sẽ thuê các em với giá rẻ nhưng làm việc với thời gian tương đương với người đã
trưởng thành nên chủ các cơ sở này sẽ tiết kiệm được chi phí và được lợi rất nhiều.
Nguyên nhân các cơ sở này không bị các cơ quan chức năng phát hiện do các cơ sở
này thường làm ăn nhỏ lẻ, phần lớn là dân nhập cư vào thành phố, sử dụng lao động
chưa thành niên với danh nghĩa là người thân trong gia đình, nơi kinh doanh thường
không cố định và dễ dàng thay đổi nên rất khó phát hiện.
Vì vậy, chúng ta cần xác định các nguyên nhân gây ra tình trạng lạm dụng
sức lao động của người chưa thành niên và sẽ là cơ sở để tìm ra các biện pháp khắc
phục sớm nhất, góp phần hạn chế và xóa bỏ tình trạng này, tạo điều kiện để các em
phát triển đầy đủ thể lực và trí lực, là nguồn nhân lực quan trọng trong tương lai,
góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
1.6.5 Sự phát triển của các khu vực du lịch và đa dạng hóa các loại hình du
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

15

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

lịch.
Một đất nước giàu tiềm năng về du lịch như ở Việt Nam sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho một bộ phận trẻ em nghèo và di cư từ nông thôn phải bỏ học sớm
hoặc trẻ em lang thang, trẻ em đường phố tham gia làm việc cũng là nguyên nhân
dẫn đến lao động trẻ em gia tăng trong các hoạt động tự làm như bán hàng rong, đồ
lưu niệm. Sự phát triển các loại hình du lịch dẫn đến rất nhiều các loại hình dịch vụ

theo kèm sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho các em nhưng vấn đề là các em dễ bị lợi
dụng hay bị lôi kéo vào các công việc mang tính chất nặng nhọc, nguy hiểm hoặc
quá sức của mình và dễ dẫn đến việc các em bị bóc lột tình dục. Đây cũng là những
vấn đề nan giải mà chính quyền địa phương cần phải quan tâm và có hướng giải
quyết kịp thời để giúp đở và bảo vệ các em.
1.6.6 Một bộ phận dân cư nông thôn do thiếu thông tin hiểu biết về điều kiện
việc làm, về nguy cơ tiềm ẩn của việc trẻ em tham gia vào lao động, vì ngộ nhận
vào việc dễ kiếm việc làm ở thành phố đã sẳn sàng để con em bỏ học để đi làm.
Đất nước ta với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa nên
điều kiện đi lại và thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế. Hàng ngày họ chỉ biết làm
việc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời’’ để kiếm tiền lo cho gia đình nên có khi
mặc dù có phương tiện thông tin nhưng họ vẫn không có thời gian để tiếp cận hoặc
xem tin tức.
Trong nhiều thông tin khó đến được các vùng nông thôn xa xôi thì có thông
tin về về lao động và việc làm. Trong thông tin về lao động và việc làm thì các
thông tin về lạm dụng sức lao động và việc làm thì các thông tin lạm dụng sức lao
động trẻ em và biện pháp ngăn ngừa hầu như không có.
Ngoài ra, trình độ học vấn của đại bộ phận dân cư nông thôn còn nhiều hạn
chế và chưa cao nên không có sự hiểu biết về những điều kiện làm việc mà người
chưa thành niên và trẻ em được làm và không được làm do Chính phủ quy định.
Do thiếu thông tin, nên những gia đình cho con thôi học để ra thành phố làm
việc với mong muốn vừa bớt được nhân khẩu phải nuôi vừa đở đần được cha mẹ
mặc dù họ có không biết hoặc biết các em phải làm việc rất nặng nhọc và quá sức
của mình, đến khi xảy ra hậu quả nặng nề thì đã quá muộn. Phần lớn chính các em
không tiếp cận được những vấn đề về lao động có liên quan đến chính bản thân các
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

16

SVTH: Đoàn Chí Nguyện



Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

em. Nguyên nhân do nhà trường không trang bị cho các em các kiến thức cơ bản
nên việc tiếp thu kiến thức về nghề nghiệp khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường
nên dẫn đến việc các em phải nghỉ học sớm để tìm việc làm phụ giúp gia đình. Vì
vậy nên các em khó tìm được việc làm ổn định phù hợp với khả năng của mình.
1.7

Hậu quả của việc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật
Lao động chưa thành niên chính là nguồn lực tương lai của đất nước, đóng

một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Nhưng do các em
chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần nên dễ bị tác động bởi các yếu
tố bên ngoài.
Bởi vậy, vấn đề khi các em tham gia vào những công việc độc hại, nguy
hiểm với những điều kiện độc hại, nặng nhọc sẽ gây tác động và ảnh hưởng xấu
đến quá trình phát triển của các em mà có thể chính các em cũng không nhận ra
được. Nó có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến nhân cách hoặc thể chất của các em
trong tương lai. Đây cũng chính là những tổn thất cho các em và cho cả xã hội.
1.7.1 Về mặt xã hội
Gia đình chính là môi trường xã hội đầu tiên mà các em tiếp xúc, là yếu tố
chủ đạo cho sự hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý nhân cách của các
em. Thông qua gia đình, các em được nuôi nấng, giáo dục và tiếp thu những kinh
nghiệm xã hội đầu tiên. Vì vậy, gia đình bao giờ cũng để lại nhiều dấu ấn trong
tâm trí của các em và có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành, phát triển
nhân cách họ. Nếu gia đình giáo dục các em theo một chiều hướng tốt thì các em
sẽ phát triển theo chiều hướng tốt, ngoài ra còn có các nhân tố khác như môi
trường học tập giáo dục và bạn bè. Chính các em là một phần của sự phát triển đất

nước trong tương lai nếu như chúng ta đầu tư đúng cách cho sự phát triển của các
em về thể chất và tinh thần. Ngược lại, khi lạm dụng quá nhiều về sức lao động của
các em vô tình chúng ta đã giết chết chính tương lai của mình và của đất nước.
Việc sử dụng lao động chưa thành niên, lao động trẻ em trong những công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các em
và xã hội cũng bị ảnh hưởng.
Tình trạng trẻ em phải lao động vất vả, bị bóc lột sức lao động, lạm dụng sức
khỏe... gây ra nhiều hậu quả như tai nạn lao động, suy dinh dưỡng, khủng hoảng về
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

17

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

tinh thần dễ bị tha hóa về đạo đức, lối sống hay sa vào các tệ nạn xã hội hoặc trộm
cắp gây ảnh hưởng lớn đến gia đình, xã hội và cho cả quốc gia.
Vì vậy, việc bảo vệ người chưa thành niên hay trẻ em là trách nhiệm của các
ngành, chính quyền, đoàn thể cơ sở và xã hội cần phải được thực hiện một cách
nghiêm túc, kịp thời và có hiệu quả.
1.7.2 Về mặt kinh tế
Đảng ta đã xác định nguồn nhân lực chính là tiền đề cho sự phát triển công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công
nghệ khoa học và công nhân lành nghề đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có đầy đủ nguồn nhân lực về
số lượng, đảm bảo về chất lượng và có trình độ cao. Chính vì vậy, người chưa thành
niên, trẻ em được coi là nguồn nhân lực quan trọng trong tương lai. Vì vậy, Nhà
nước ta phải đầu tư và có hướng phát triển tốt để khi trưởng thành các em đều là lao

động có tay nghề cao và công việc ổn định để phục vụ cho sự phát triển của đất
nước.
Nhưng hiện nay vấn đề người chưa thành niên, trẻ em bị bóc lột sức lao động
trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Bởi vì đây là nguồn lao động chính, là
nguồn nhân lực chính cho sự phát triển của đất nước về sau, nếu bị lạm dụng sức
lao động hoặc bi bóc lột sức lao động sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chính bản thân
các em trong tương lai. Như vậy, chúng ta không thể đào tạo ra những lao động có
tay nghề cao để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Như vậy thì nền
kinh tế của quốc gia sẽ bị thụt lùi không theo kịp các nước khác nên việc bảo vệ các
em lúc này là hết sức cần thiết.
Như vậy, chúng ta phải coi người chưa thành niên, trẻ em vào vị trí trung
tâm của sự phát triển kinh tế, phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong
những hướng chính của đầu tư phát triển; giáo dục và đào tạo phải thật sự trở thành
quốc sách hàng đầu. Có như vậy, khi đã có nguồn nhân lực trẻ, có kĩ thuật cao trong
tương lai thì đất nước ta mới sánh kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

18

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


Pháp luật về lao động chưa thành niên – lý luận và thực tiễn

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG
LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Quy định của pháp luật về người chưa thành niên có phạm vi điều chỉnh rất

dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của quan hệ xã hội, đến nhiều ngành luật khác
nhau. Nếu xét ở góc độ lĩnh vực quan hệ xã hội, thì pháp luật về người chưa thành
niên, trẻ em liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ hình sự, quan hệ
hành chính… Còn nếu xét ở góc độ ngành luật thì hầu hết các ngành luật hệ thống
pháp luật Việt Nam đều điều chỉnh về trẻ em như Luật Hiến pháp, Hành chính, Dân
sự, Quốc tịch, Hình sự, Lao động, Hôn nhân gia đình và các luật tố tụng hình sự, tố
tụng dân sự… Ngoài ra còn có những ngành luật riêng điều chỉnh về trẻ em như
Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, Luật giáo
dục.
Nhưng do phạm vi điều chỉnh riêng, trong mỗi ngành luật sự điều chỉnh pháp
luật về người chưa thành niên, trẻ em đều mang nét đặc thù. Chính vì vậy, cũng như
mọi ngành luật khác, Luật lao động cũng cụ thể hóa các quy định của luật Hiến
pháp. Luật lao động điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người lao động và người
sử dụng lao động, pháp điển hóa các quyền và nghĩa vụ của người lao động, người
sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng lao động và
quản lý lao động. Luật lao động coi người chưa thành niên, trẻ em là một đối tượng
đặc biệt và đặt ra các quy định riêng đối với người lao động chưa thành niên, cụ thể
là đã dành riêng một chương để quy định về lao động là người chưa thành niên 6,
nhằm đảm bảo quá trình thực hiện quan hệ lao động của người chưa thành niên diễn
ra bình thường, tránh khỏi những công việc quá sức, độc hại, lạm dụng sức lao động
của người chưa thành niên, đảm bảo cho quá trình phát triển bình thường của họ
trong môi trường lao động.
Theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành thì “người lao động là người
ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có khả năng giao kết hợp đồng lao

6

Chương XI Bộ luật lao động 1994, sữa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007.

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên


19

SVTH: Đoàn Chí Nguyện


×