Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

LUẬN văn sư PHẠM vật lý tìm HIỂU một số DẠNG NĂNG LƯỢNG mới và ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.18 MB, 116 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN VẬT LÝ

Tên của đề tài:

TÌM HIỂU MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG
MỚI VÀ ỨNG DỤNG

Luận văn Tốt nghiệp
Ngành: SP.VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ
GV hướng dẫn: ThS. Lê Văn Nhạn

Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Ngân
Lớp: SP. Vật lý – Công nghệ
Mã số SV: 1070373

Cần Thơ, 2011


Sau thời gian dài nghiên cứu thì đề tài: “ TÌM HIỂU MỘT SỐ
DẠNG NĂNG LƯỢNG MỚI VÀ ỨNG DỤNG ” đã hoàn thành. Để
nghiên cứu thành công đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của:
- Khoa Sư Phạm, Bộ môn Sư Phạm Vật Lý đã tạo điều kiện cho tôi
nghiên cứu khoa học.
- Thầy Lê Văn Nhạn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
làm luận văn tốt nghiệp.
- Các thầy cô và các anh chị làm việc trong Trung Tâm Học Liệu
trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
nghiên cứu đề tài này.


- Các bạn lớp Sư Phạm Vật lý – Công nghệ K33 đã giúp đỡ tôi
trong quá trình tìm kiếm tài liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến quý thầy cô Bộ
môn Sư phạm Vật Lý, Khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ. Kính
chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.
Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kiều Ngân


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Cần thơ, ngày ..... tháng ..... năm 2011
Giáo viên hướng dẫn
( Ký và ghi rõ họ tên)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Cần thơ, ngày ..... tháng ..... năm 2011
Giáo viên phản biện
( Ký và ghi rõ họ tên)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Cần thơ, ngày ..... tháng ..... năm 2011
Giáo viên phản biện
( Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC

A- PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ...................................................................................................... 2
3. Giới hạn của đề tài ....................................................................................................... 2
4. Các phương pháp và phương tiện thực hiện đề tài ...................................................... 4
5. Các bước thực hiện đề tài ............................................................................................ 4
6. Ký hiệu và chữ viết tắt trong đề tài .............................................................................. 4
B- PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 5

CHƯƠNG I: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
1.1. Giới thiệu chung về năng lượng Mặt Trời ................................................................. 5
1.2. Những ứng dụng của năng lượng Mặt Trời ............................................................... 8
1.2.1. Sản xuất điện từ năng lượng Mặt Trời.................................................................... 8
1.2.1.1. Ứng dụng pin năng lượng Mặt Trời..................................................................... 8
1.2.1.1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống pin Mặt Trời.............................................. 9
1.2.1.1.2. Cấu tạo pin năng lượng Mặt Trời ..................................................................... 9
1.2.1.1.3. Hệ nguồn điện Mặt Trời độc lập..................................................................... 13
1.2.1.2. Hệ thống điện Mặt Trời nối lưới........................................................................ 14
1.2.2. Hệ thống sấy dùng năng lượng Mặt Trời.............................................................. 15
1.2.2.1. Tủ sấy dùng năng lượng Mặt Trời ..................................................................... 16
1.2.2.2. Thiết bị sấy kiểu nhà kính.................................................................................. 16
1.2.2.3. Lò sấy gỗ bằng năng lượng Mặt Trời ................................................................ 17
1.2.3.Tấm năng lượng Mặt Trời (Collector) ................................................................... 18
1.2.3.1. Máy nước nóng năng lượng Mặt Trời ............................................................... 18
1.2.3.1.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của Collector ................................................. 18
1.2.3.1.2. Nguyên lý hoạt động của máy nước nóng Mặt Trời ..................................... 19
1.2.3.1.3. Hệ thống cung cấp nước nóng có nhiệt độ thấp.............................................. 22
1.2.3.1.4. Hệ thống cung cấp nước nóng có nhiệt độ cao .............................................. 22
1.2.3.2. Tấm quang điện Mặt Trời .................................................................................. 22
*Cấu tạo và cách lắp đặt tấm quang điện Mặt Trời ................................................ 22
1.2.4. Thiết bị làm lạnh và điều hòa không khí dùng năng lượng Mặt Trời................... 23


* Hệ thống lạnh hấp thụ dùng năng lượng Mặt Trời và hướng nghiên cứu về thiết bị
sử dụng năng lượng Mặt Trời ......................................................................................... 23
1.2.5. Bếp nấu dùng năng lượng Mặt Trời...................................................................... 27
1.2.5.1. Lợi ích và nguyên tắc chung .............................................................................. 28
a) Lợi ích ......................................................................................................................... 28
b) Nguyên tắc chung ....................................................................................................... 28

1.2.5.2. Bếp hình hộp ...................................................................................................... 29
a) Nguyên lý cấu tạo ............................................................................................. 29
b) Ưu diểm, khuyết điểm của bếp......................................................................... 29
1.2.5.3. Bếp Parapol........................................................................................................ 30
a) Nguyên lý cấu tạo ............................................................................................. 30
b) Ưu diểm, khuyết điểm của bếp......................................................................... 31
1.2.5.4. Bếp làm bằng hộp Cac-tông............................................................................... 31
1.2.5.5. Bếp pa-nô ........................................................................................................... 31
1.2.5.6. Bếp dùng hai lớp nồi.......................................................................................... 32
1.2..5.7. Bếp hỗn hợp ...................................................................................................... 32
1.2.5.8. Những thí dụ dùng bếp mặt trời ........................................................................ 32
1. Việt Nam ..................................................................................................................... 32
2. Ấn Độ.......................................................................................................................... 33
3. Bolivia ........................................................................................................................ 33
4. Châu Phi...................................................................................................................... 34
5. Pháp............................................................................................................................. 34
1.2.6. Ứng dụng năng lượng Mặt Trời để chưng cất nước ............................................. 34
1.2.6.1. Chưng cất nước theo phương pháp cổ điển ....................................................... 34
1.2.6.2. Thiết bị chưng cất nước bằng năng lượng Mặt Trời dạng phẳng ...................... 36
1.2.6.3. Thiết bị chưng cất dạng câu BALAYAGE ........................................................ 37
1.3. Một số phát minh khoa học sử dụng năng lượng Mặt Trời thành công của trong và
ngoài nước trong những năm gần đây ........................................................................... 38
1.3.1. Xe chạy bằng năng lượng Mặt Trời...................................................................... 38
1.3.2. Máy bay bay bằng năng lượng Mặt Trời .............................................................. 39
1.4. Một số sản phẩm do Công Ty Cổ Phần Năng Lượng MẶT TRỜI ĐỎ sản xuất .... 40


1.4.1. Giới thiệu sơ lược về nhà máy sản xuất tấm Thu Điện Mặt Trời đầu tiên tại Việt
Nam................................................................................................................................. 40
1.4.2. Một số sản phẩm do công ty nghiên cứu và sản suất............................................ 41

1.4.2.1. Pin năng lượng Mặt trời Red Sun (Red Sun Solar Cells Panels) ...................... 41
1.4.2.2. Máy nước nóng năng lượng Mặt trời POLAR SUN.......................................... 47
1.5. Bài toán dặt ra và vấn đề cần giải quyết khi sử dụng năng lượng Mặt trời đối với Việt
Nam nước ta.................................................................................................................... 51
1.5.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 51
1.5.2. Giải pháp ............................................................................................................... 51

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ
2.1. Giới thiệu chung về năng lượng gió ........................................................................ 52
2.1.1. Sự hình thành năng lượng gió............................................................................... 52
2.1.2. Vật lý học về năng lượng gió................................................................................ 53
2.2. Những ứng dụng của năng lượng gió ...................................................................... 53
2.2.1. Ứng dụng năng lượng gió để sản xuất điện ......................................................... 53
2.2.1.1. Sản xuất điện từ năng lượng gió ........................................................................ 54
2.2.1.2. Thiết bị điện dùng cho máy phát điện gió ......................................................... 54
2.2.1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống tự động điều chỉnh theo hướng gió .............. 55
2.2.1.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống tự động điều chỉnh tốc độ quay của cánh quạt
..................................................................................................................................... …56
2.2.1.5. Khuyến khích sử dụng năng lượng gió.............................................................. 58
2.2.1.6. Thống kê ............................................................................................................ 58
2.2.1.6.1. Công suất định mức lắp đặt trên thế giới ........................................................ 59
2.2.1.6.2. Công suất định mức lắp đặt tại Áo ................................................................. 60
2.2.1.6.3. Công suất định mức lắp đặt tại Đức................................................................ 60
2.2.1.6.4. Công suất định mức lắp đặt tại Pháp .............................................................. 61
2.2.2. Ứng dụng động cơ gió bơm nước ......................................................................... 62

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT
3.1. Giới thiệu chung về năng lượng địa nhiệt................................................................ 65
a) Nguồn nước nóng ....................................................................................................... 65



b) Nguồn áp suất địa nhiệt .............................................................................................. 66
c) Các nguồn đá nóng khô .............................................................................................. 66
d) NL Địa Nhiệt ở các lô hông núi lửa ........................................................................... 66
3.2. Các ứng dụng của các nguồn năng lượng địa nhiệt ................................................. 66
3.2.1. Điện địa nhiệt........................................................................................................ 66
3.2.2. Sản xuất điện từ nguồn năng lượng địa nhiệt ....................................................... 67
a) Hệ thống hóa hơi khô ................................................................................................. 67
b) Hệ thống hóa hơi đơn ................................................................................................ 67
c) Hệ thống hóa hơi kép.................................................................................................. 67
d) Hệ thống 2 tầng .......................................................................................................... 68
e) Hệ thống kết hợp......................................................................................................... 68
3.2.3. Các ứng dụng khác của năng lượng địa nhiệt....................................................... 68
3.2.3.1. Sử dụng trực tiếp: Sưởi bằng địa nhiệt .............................................................. 69
3.2.3.2. Tác động môi trường.......................................................................................... 70
3.2.3.3. Kinh tế................................................................................................................ 71
3.2.3.4. Tài nguyên ......................................................................................................... 71
3.2.3.5. Lịch sử ............................................................................................................... 73
3.2.3.6. Khai thác địa nhiệt trên thế giới......................................................................... 75

CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐẠI DƯƠNG
4.1. Giới thiệu chung về năng lượng Đại Dương............................................................ 77
4.2. Các ứng dụng của các nguồn năng lượng Đại Dương ............................................. 77
4.2.1. Sản xuất điện từ nguồn năng lượng thủy triều...................................................... 77
4.2.2.1. Nhà máy điện thủy triều có hồ chứa nước ở ven bờ .......................................... 77
a) Phát điện khi triều xuống ............................................................................................ 78
b) Phát điện khi triều lên................................................................................................. 79
c) Phát điện cả hai chiều ................................................................................................. 80
4.2.1.2. Nhà máy điện thủy triều lắp đặt dưới Đại Dương ............................................. 82
4.2.1.2.1. Nguyên tắc hoạt động ..................................................................................... 82

a) Đập chắn thủy triều..................................................................................................... 83
b) Hàng rào thủy triều ..................................................................................................... 84
c) Khai thác năng lượng thủy triều bằng tuabin thủy triều ............................................ 84


4.2.1.2.2. Ứng dụng năng lượng thủy triều ở một số nước............................................. 87
A)Việt Nam..................................................................................................................... 87
a) Thuỷ triều được ứng dụng để xả lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long............................ 87
b) Ông cha ta sử dụng quy luật thủy triều để đánh giặc ................................................. 88
c) Sử dụng thủy triều để sản xuất muối .......................................................................... 89
d) Thủy triều được ứng dụng trong các cảng.................................................................. 90
e) Thủy triều ở vùng biển Việt Nam ............................................................................... 91
f) Kết luận ....................................................................................................................... 92
A) Nauy........................................................................................................................... 92
B) Anh............................................................................................................................. 94
4.2.2. Ứng dụng năng lượng nhiệt đại dương trong nhà máy nhiệt điện đại dương....... 96
4.2.2.1. Nguồn năng lượng nhiệt đại dương ................................................................... 96
4.2.2.2. Sản xuất điện từ nguồn năng lượng nhiệt đại dương ......................................... 97
a) Chu trình kín .............................................................................................................. 97
b) Chu trình mở............................................................................................................. 97
4.2.3. Ứng dụng năng lượng sóng biển......................................................................... 100
4.2.3.1. Nguồn năng lượng sóng biển ........................................................................... 100
4.2.3.2. Sản xuất điện từ năng lượng sóng biển............................................................ 100
C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 103


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Năng lượng luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Năng lượng là yếu tố
thiết yếu của xã hội loài người. Gần 1/3 năng lượng trên thế giới được tiêu thụ dưới dạng
điện năng. Hệ thống điện năng là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc
gia. Điện năng cũng là nhiên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp và dịch vụ, là một
trong những yếu tố sống còn trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.
Cái bóng đèn điện đầu tiên do Thommas Edison phát minh vào năm 1878 và nhà
máy điện đầu tiên do ông xây dựng vào năm 1884, đã đưa nhân loại bước vào thời đại
điện khí hóa. Có thể nói là nhờ có dòng điện mà chỉ trong vòng một thế kỷ thế giới đã đạt
đến trình độ phát triển như hiện nay. Nếu ở đầu thế kỷ XX này, sản lượng điện toàn thế
giới chỉ đạt khoảng 15 tỷ KWh/năm thì đến nay sản lượng điện hàng năm đã lên tới
10.000 tỷ KWh/năm và con số này đang không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển
kinh tế, khoa học - kỹ thuật và đời sống con người. Xã hội càng văn minh, càng hiện đại
thì nhu cầu năng lượng càng tăng. Năng lượng mà chúng ta đang dùng xuất phát từ nhiều
nguồn khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng và phát triển những nguồn năng lượng cổ điển
khai thác từ than đá, than bùn, dầu mỏ, khí thiên nhiên, thủy điện,… thì ngày nay nhân
loại đang tiếp xúc với những nguồn năng lượng mới đó là: Năng lượng mặt trời, năng
lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng đại dương, khí sinh học, v.v…Các nguồn
năng lượng hoá thạch đang dần cạn kiệt và việc sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch
đang được cắt giảm vì gây ô nhiễm môi trường quá nặng. Bằng chất xám, họ phát minh
ra những sáng chế, khoa học, kỹ thuật công nghệ cao để sử dụng năng lượng tái tạo, năng
lượng tự nhiên thành tiền và bảo vệ môi trường trong sạch để phát triển bền vững. Mỏ
vàng năng lượng sạch cũng như tài nguyên của nước ta có thể coi là “Rừng vàng biển
bạc” và được thiên nhiên ưu ái vô cùng. Vì thế nếu được đầu tư bằng một phần vốn của
tập đoàn dầu khí, cùng với những chính sách từ cơ quan nhà nước thì ngành nhiên liệu,
năng lượng sạch Việt Nam sẽ không chỉ là sự kiện của đất nước mà còn là của thế giới.
Do đó việc nghiên cứu và ứng dụng các nguồn năng lượng mới - nguồn năng lượng sạch
là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài “ TÌM HIỂU MỘT
SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG MỚI VÀ ỨNG DỤNG ”. Việc chọn đề tài này cũng nhằm để

bổ sung thêm kiến thức khoa học và những ứng dụng thực tiễn, đồng thời giúp ích phần
nào cho công tác giảng dạy của tôi sau này.
SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

2. Mục đích của đề tài:
- Nghiên cứu ứng dụng các năng lượng sạch của trong và ngoài nước trên thế giới.
- Tìm hiểu về tình hình phát triển của những nguồn năng lượng mới này.
- Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của từng nguồn năng lượng sạch.

3. Giới hạn của đề tài:

Thế giới sẽ ra sao khi nguồn năng lượng hóa thạch cạn kiệt ? và thế giới đã tìm được
10 nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ trong tương lai như sau (từ thấp đến cao):
10/ Nhiệt năng chuyển đổi của đại dương (OTEC)
Nước gần bề mặt của đại dương được sưởi ấm nhờ ánh mặt trời, trong khi ở vùng sâu
thì khá lạnh. Như vậy, nếu sử dụng một loại chất lỏng có độ sôi thấp (như amoniac) cho
luân chuyển từ vùng nước lạnh lên vùng nước ấm, thì có thể tận thu khoảng chênh lệch
nhiệt để tạo điện năng. Ước tính, chỉ cần thu được 1% tổng năng lượng mặt trời trong
lòng đại dương đã đủ cung cấp hơn 20 lần toàn bộ nhu cầu dùng điện của nước Mỹ trong
một ngày. Tuy nhiên các nhà máy OTEC đòi hỏi thiết bị phức tạp, cồng kềnh và khoản
đầu tư rất lớn.
9/ Phong điện tại gia
So sánh với những "cánh đồng gió" sản xuất phong điện mang tính công nghiệp với

những tháp cao chừng 24 m và đường kính cánh quạt 3m-8 m thì những tuabin nhỏ với
đường kính chỉ 1,17m, sản xuất 400W dùng cho mỗi hộ gia đình là điều khá hợp lý. Điều
cần quan tâm là không phải lúc nào các tuabin nhỏ này cũng làm việc một cách hoàn hảo.
8/ Nhiên liệu hydro cho xe hơi
Hydro sẽ phản ứng với oxy để tạo ra điện năng cung cấp cho máy xe hoạt động. Ống
xả của xe không thải ra khí gây ô nhiễm mà chỉ thải ra nước. Nhược điểm là hydro

SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

thường được lấy từ methan trong tự nhiên, quá trình trích xuất này lại thải ra một lượng
lớn carbon dioxide.
7/ Xe điện
Xe điện hiệu quả hơn hẳn so với xe chạy bằng xăng khi không có khí thải. Tuy nhiên,
thách thức lớn nhất vẫn là những khối pin lưu trữ để cung cấp điện năng cho xe. Các nhà
khoa học đang tìm cách hạ giá thành khối pin và tăng hiệu năng hoạt động, rút ngắn thời
gian tái nạp pin.
6/ Năng lượng từ sóng nước
Thiết bị thủy động lực học thoạt nhìn như chiếc cối xay gió nhưng nằm trong lòng
nước. Dòng chảy của sông, suối, dòng hải lưu... đều có thể làm xoay tuabin để tạo điện
năng và không tạo ra chất thải làm hại môi trường. Các nhà khoa học đang tìm cách sản
xuất loại động cơ bền vững hơn so với thiết bị hiện đang sử dụng.
5/ Địa nhiệt
Đó là nguồn năng lượng cực lớn nằm trong lòng đất. Hiện nay trên toàn thế giới khai

thác khoảng 8000MW từ địa nhiệt, trong đó nước Mỹ chiếm đến 2800MW. Để khai thác
nguồn địa nhiệt cần kinh phí đầu tư ban đầu rất lớn.
4/ Những cánh đồng gió
Mỹ được xếp hạng nhất về khai thác phong năng, hiện tại nước này sản xuất khoảng
18000MW đủ cung cấp cho 5,4 triệu hộ gia đình. Bộ Năng lượng Mỹ lên kế hoạch đến
năm 2030, phong năng cung cấp 20% tổng năng lượng cho nước này.
Sản lượng không bằng Mỹ nhưng Đan Mạch lại dẫn đầu nếu tính bình quân lượng phong
điện trên đầu người. Hiện nay, Đan Mạch đã đạt 20% tổng lượng điện từ gió. Việc đặt
các trạm phong năng tại nơi nào cũng cần tính toán hợp lý tránh làm tổn hại môi trường
sinh thái của các loài chim.
3/ Năng lượng mặt trời
Có hai cách để khai thác nguồn năng lượng này. Cách thứ nhất là dùng thiết bị thu
ánh sáng để đun sôi nước, hơi nước sẽ vận hành tuabin để sinh điện. Cách thứ hai là thu
thẳng ánh sáng mặt trời qua các tế bào quang năng rồi chuyển thành điện năng. Cần phải
có bộ phận dự trữ để hoạt động về ban đêm khi mặt trời đã lặn.
Các nhà khoa học đang tìm cách tăng khả năng thu và chuyển đổi quang năng của các
tế bào năng lượng mặt trời, hiệu năng hiện tại được đánh giá là còn quá thấp.

SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

2/ Năng lượng hạt nhân
Hiệu quả của năng lượng hạt nhân rất cao nhưng mọi người đều lo ngại nếu nhà máy
điện hạt nhân xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, xử lý chất thải phóng xạ cũng là vấn đề hết sức

quan trọng.
1/ Khai thác quang năng tại gia
Cũng giống như khai thác phong năng tại chính căn nhà mà chúng ta đang sống. Sau
khi lắp đặt hệ thống, hóa đơn tiền điện sẽ biến mất, thậm chí bạn còn có thể bán lượng
điện năng thừa. Tuy nhiên, chi phí ban đầu là cả một vấn đề: cần đến 30.000USD cho
một hệ thống này.
Kết luận: Nhìn chung các nguồn năng lượng trên đều có thể giải quyết được một phần
nào vấn đề thiếu hụt năng lượng trong tương lai nhưng trong các nguồn năng lượng đó
khi sử dụng còn nhiều mặt hạn chế và gây ô nhiễm môi trường. Vì thế trong đề tài này tôi
chỉ tìm hiểu về những nguồn năng lượng sạch, cụ thể là năng lượng mặt trời, năng lượng
gió, năng lượng địa nhiệt và năng lượng đại dương.

4. Các phương pháp và phương tiện thực hiện đề tài:
- Nghiên cứu lý thuyết, phân tích và tổng hợp các tài liệu.
- Sưu tầm sách vở và các tài liệu có liên quan qua thư viện và trên mạng internet.
- Ý kiến nhận được từ: giáo viên hướng dẫn, các thầy cô và các bạn.
- Tìm hiểu và nhận định

5. Các bước thực hiện đề tài:
- Bước 1: Nhận đề tài.
- Bước 2: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài, tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè.
- Bước 3: Tiến hành viết đề tài và trao đổi với giáo viên hướng dẫn, nộp đề tài cho giáo
viên hướng dẫn, giáo viên phản biện; tham khảo ý kiến và chỉnh sửa.
- Bước 4: Viết báo cáo.
- Bước 5: Báo cáo luận văn.

6. Ký hiệu và chữ viết tắt trong đề tài
- NLMT : Năng lượng mặt trời
- PMT : Pin mặt trời
- BĐK : Bộ điều khiển

- NLG : Năng lượng gió

SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Hiện nay, các công ty và các học viện đang phát triển phương pháp để tăng tính thực
tế cho năng lượng mặt trời. Các công ty tiến hành rất nhiều các nghiên cứu và phát triển
trong lĩnh vực này và các trường đại học cũng đang tiến hành nghiên cứu về thiết bị điện
mặt trời, đặc biệt là xe dùng năng lượng mặt trời. Các loại xe dùng năng lượng mặt trời
đã xuất hiện thường xuyên trong các buổi trình diễn khoa học và xe hơi, tàu sử dụng năng
lượng mặt trời đã trở thành một đề tài thú vị hiện nay. Các trường đại học và học viện
đang cạnh tranh nhau trong các cuộc thi thuộc lĩnh vực này. Các cuộc thi diễn ra tại Bắc
Mỹ như Solar Splash Competition và Frisian Nuon Challenge ở Châu Âu.

1.1. Giới thiệu chung về năng lượng Mặt Trời

Hình 1.1. Tầm nhìn của Sharp về năng lượng mặt trời
Mặt Trời là một quả cầu khí khổng lồ đường kính gần 1 triệu rưỡi km, tức là gấp hơn
100 lần Trái Đất. Trong lòng Mặt Trời có thể bỏ lọt hơn một vạn Thiên thể lớn như Trái
Đất. Mặt Trời ở cách xa Trái Đất khoảng 150 triệu km, công suất bức xạ của Mặt Trời
vào khoảng 38 vạn tỷ tỷ KW. Chỉ một phần nhỏ của năng lượng khổng lồ này đến Trái
Đất. Tính ra mỗi năm Trái Đất nhận của Mặt Trời một năng lượng tương đương với

115.000 tỷ tấn than, tức là hơn toàn bộ nguồn trữ lượng than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên
có trong lòng đất. Bình quân mỗi mét vuông trên mặt đất nhận được một công suất
khoảng 1KW, ở bên ngoài khí quyển công suất bức xạ Mặt Trời khoảng 1,4KW/m2.

SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

Hiện nay, việc sử dụng năng lượng Mặt Trời trên thế giới theo nhiều phương
hướng, có phương hướng đơn giản và rẻ tiền, có phương hướng tương đối phức tạp và
tốn kém hơn. Phương pháp đơn giản nhất để sử dụng năng lượng Mặt Trời là lợi dụng
hiệu ứng nhà kính. Nguyên lý của hiệu ứng này như sau: Giả thử ta có một cái hộp trên
đậy bằng một tấm kính, dưới đáy có một tấm tôn sơn đen. Bức xạ Mặt Trời đi qua kính là
ánh sáng nhìn thấy được, tấm tôn sơn đen sẽ hấp thụ một phần năng lượng, còn một phần
bị phản xạ lại dưới dạng bức xạ hồng ngoại. Chúng ta biết rằng kính chỉ cho đi lọt bức xạ
nhìn thấp, còn bức xạ hồng ngoại không đi lọt qua tấm kính được. Vì vậy bức xạ hồng
ngoại bị giữ lại giữa tấm kính và tấm tôn. Lớp không khí giữa tấm kính và tấm tôn nóng
dần lên. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng nhà kính. Nếu ta cho một dòng nước đi qua giữa
tấm tôn và tấm kính thì nhiệt độ nước có thể lên đến 60 – 70oC, thậm chí 100oC.
Dựa trên nguyên tắc nhà kính này người ta đã chế tạo nhiều loại thiết bị sử dụng
năng lượng Mặt Trời như thiết bị đun nước nóng dùng trong các bệnh viện, các nhà an
dưỡng, thiết bị lọc nước mặn ra nước ngọt dùng trên các hải đảo, các tàu đi biển, các máy
bơm nước dùng năng lượng Mặt Trời, các loại bếp Mặt Trời dùng cho các vùng nông
thôn, v.v…Những thiết bị dùng năng lượng Mặt Trời này đang được sử dụng ngày càng
rộng rãi, đặc biệt là các nước đang phát triển. Một phương hướng quan trọng trong việc

sử dụng năng lượng Mặt Trời hiện nay là dùng các tấm pin Mặt trời bằng chất bán dẫn
Silic hay Sunphuacadimi (CdS ) có tính chất quang điện hay nhiệt điện, có khả năng biến
đổi trực tiếp năng lượng Mặt Trời ra điện năng .Những tấm pin Mặt Trời này đang được
sử dụng ngày càng rộng rãi để làm nguồn điện cho các máy thu phát vô tuyến điện, đặc
biệt là ở các vùng xa xôi hẻo lánh, xa nguồn điện lưới, đèn tín hiệu ở các hải đảo, đèn
chiếu sáng đường phố, chiếu sáng các vùng nông thôn, v.v…Ví dụ ở Ấn Độ đến năm
1994 đã có 9000 làng được điện khí hóa nhờ năng lượng Mặt Trời và dự tính trong vòng
5 năm tới, mỗi năm sẽ có thêm 100.000 ngọn đèn từ năng lượng Mặt Trời sẽ được lắp đặt
trong các vùng nông thôn Ấn Độ.
Việc sử dụng năng lượng Mặt Trời còn có thể được thực hiện bằng cách hội tụ các
tia sáng Mặt trời vào tiêu điểm của một tấm gương hình parabôlôit, ở tiêu điểm này nhiệt
độ có thể lên tới 3000 – 4000oC, có thể nung chảy những kim loại khó nóng chảy như
firconiôxyt có độ nóng chảy 2700oC, rất cần cho công nghiệp nguyên tử hay
manhêdiôxyt ( 2800oC) thôriôxyt ( 3050oC) v.v…Đây là một kỹ thuật luyện kim mới gọi
là luyện kim sạch. Lò nung Mặt Trời ( foursolaire ) lớn nhất thế giới hiện nay là lò nung
SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

Odeillo trên dãy núi Pyrénées miền Nam nước Pháp có đường kính 54m cao bằng ngôi
nhà 20 tầng, tiêu cự của kính 18m, đĩa sáng ở tiêu điểm có đường kính 25cm, ở đây có
nhiệt độ lên đến 3500oC. ở tiêu điểm đấy, người ta đặt một nồi nước, hơi nước làm đẩy
tuabin phát ra điện, đây là nhà máy điện Mặt Trời đầu tiên trên thế giới. Công suất của
nhà máy điện Mặt Trời đầu tiên này chỉ có 84KW, nhưng nó đã mở đầu cho các nhà máy
điện Mặt Trời ở Mỹ, Tây Ban Nha, Uzbekistan,… với công suất hàng nghìn đến hàng

vạn KW. Năng lượng Mặt Trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt
Trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt nguyên tử khác phóng ra từ ngôi sao
này. Dòng năng lượng này sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt
Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.
Năng lượng bức xạ điện từ của Mặt Trời tập trung tại vùng quang phổ nhìn thấy. Mỗi
giây trôi qua, Mặt Trời giải phóng ra không gian xung quanh 3,827×1026Joule.
Trên trái đất năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng quan trọng điều khiển các
quá trình khí tượng học và duy trì sự sống trên Trái Đất. Ngay ngoài khí quyển Trái Đất,
cứ mỗi một mét vuông diện tích vuông góc với ánh nắng Mặt Trời, chúng ta thu được
dòng năng lượng khoảng 1400 joule trong một giây.
Đối với cuộc sống của loài người, năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng tái
tạo quý báu.
Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng
lượng các photon của Mặt Trời thành điện năng, như trong pin Mặt Trời. Năng lượng của
các photon cũng có thể được hấp thụ để làm nóng các vật thể, tức là chuyển thành nhiệt
năng, sử dụng cho bình đun nước Mặt Trời, hoặc làm sôi nước trong các máy nhiệt điện
của tháp Mặt Trời, hoặc vận động các hệ thống nhiệt như máy điều hòa Mặt Trời.
Năng lượng của các photon có thể được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng
trong các liên kết hóa học của các phản ứng quang hóa.
Một phản ứng quang hóa tự nhiên là quá trình quang hợp. Quá trình này được cho là
đã từng dự trữ năng lượng Mặt Trời vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch không tái tạo mà
các nền công nghiệp của thế kỷ 19 đến 21 đã và đang tận dụng. Nó cũng là quá trình cung
cấp năng lượng cho mọi hoạt động sinh học tự nhiên, cho sức kéo gia súc và củi đốt.
Trong tương lai, quá trình này có thể giúp tạo ra nguồn năng lượng tái tạo ở nhiên liệu
sinh học, như các nhiên liệu lỏng (diesel sinh học, nhiên liệu từ dầu thực vật), khí (khí đốt
sinh học) hay rắn.
SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 7



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

Năng lượng Mặt Trời cũng được hấp thụ bởi thủy quyển Trái Đất và khí quyển Trái
Đất để sinh ra các hiện tượng khí tượng học chứa các dạng dự trữ năng lượng có thể khai
thác được. Trái Đất, trong mô hình năng lượng này, gần giống bình đun nước của những
động cơ nhiệt đầu tiên, chuyển hóa nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời, thành
động năng của các dòng chảy của nước, hơi nước và không khí, và thay đổi tính chất hóa
học và vật lý của các dòng chảy này.
Khi nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời làm bốc hơi nước biển, một phần
năng lượng đó đã được dự trữ trong việc tách muối ra khỏi nước mặn của biển. Nhà máy
điện dùng phản ứng nước ngọt - nước mặn thu lại phần năng lượng này khi đưa nước
ngọt của dòng sông trở về biển.

1.2. Những ứng dụng của năng lượng Mặt Trời
1.2.1. Sản xuất điện từ năng lượng Mặt Trời
1.2.1.1. Ứng dụng pin năng lượng Mặt Trời
Giới thiệu về pin năng lượng Mặt trời
Pin năng lượng Mặt Trời (hay pin quang điện, tế bào quang điện), là thiết bị bán
dẫn chứa lượng lớn các diod p-n, duới sự hiện diện của ánh sáng mặt trời có khả năng tạo
ra dòng điện sử dụng được. Sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng quang điện.
Khi ánh sáng làm phát sinh các cặp electron- lỗ trống ở lớp chuyển tiếp p-n, thì điện


trường trong E t tại đây có tác dụng đẩy các lỗ trống sang phía bán dẫn p và các electron
sang phía bán dẫn n. Giữa hai đầu của diod có một hiệu điện thế. Đó chính là suất điện
động quang điện. Nếu ta đóng mạch diod bằng một điện trở, thì trong mạch có dòng điện.
Diod được chiếu sáng trở thành một nguồn điện, với phía p là cực dương, phía n là cực

âm. Đó là pin quang điện. Hiện nay, các tấm pin quang điện làm bằng Si để chuyển năng
lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng nhờ hiệu ứng quang điện. Đó là những pin mặt
trời.
Các pin năng lượng mặt trời có nhiều ứng dụng. Chúng đặc biệt thích hợp cho các
vùng mà điện năng trong mạng lưới chưa vươn tới, các vệ tinh quay xung quanh quỹ đạo
trái đất, máy tính cầm tay, các máy điện thoại cầm tay, thiết bị bơm nước... Pin năng
lượng mặt trời (tạo thành các module hay các tấm năng lượng mặt trời) xuất hiện trên nóc
các tòa nhà nơi chúng có thể kết nối với bộ chuyển đổi của mạng lưới điện.
Hiệu ứng quang điện được phát hiện đầu tiên năm 1839 bởi nhà vật lý Pháp
Alexandre Edmond Becquerel. Tuy nhiên cho đến 1883 một pin năng lượng mới được
SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

tạo thành, bởi Charles Fritts, ông phủ lên mạch bán dẫn selen một lớp vàng cực mỏng để
tạo nên mạch nối. Thiết bị chỉ có hiệu suất 1%, Russell Ohl xem là người tạo ra pin năng
lượng mặt trời đầu tiên năm 1946. Sven Ason Berglund đã đưa ra phương pháp tăng khả
năng cảm nhận ánh sáng của pin.
1.2.1.1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống pin Mặt Trời
Từ giàn pin Mặt Trời, ánh sáng được biến đổi thành điện năng, tạo ra dòng điện một
chiều (DC). Dòng điện này được dẫn tới bộ điều khiển là một thiết bị điện tử có chức
năng điều hòa tự động các quá trình nạp điện vào ắcquy và đưa điện từ ắcquy ra các thiết
bị điện một chiều (DC). Trường hợp công suất giàn pin đủ lớn, trong mạch điện sẽ lắp
thêm bộ đổi điện để chuyển dòng một chiều thành dòng xoay chiều (AC), chạy được
thêm nhiều thiết bị điện gia dụng (đèn, quạt, radio, TV, …).

1.2.1.1.2. Cấu tạo pin năng lượng Mặt Trời
Để tìm hiểu về pin mặt trời cần một ít lý thuyết nền tảng về vật lý chất bán dẫn. Bán
dẫn điển hình và được dùng phổ biến nhất là Silic (Si). Ngoài ra còn có các bán dẫn đơn
chất khác như Ge, Se,….Điện trở suất của bán dẫn tinh khiết giảm mạnh khi nhiệt độ
tăng. Do đó ở nhiệt độ thấp, bán dẫn dẫn điện rất kém (giống như điện môi), còn ở nhiệt
độ cao, bán dẫn dẫn điện khá tốt (giống như kim loại). Tính chất dẫn điện của bán dẫn
phụ thuộc rất mạnh vào tạp chất có mặt trong tinh thể.
Nếu trong mạng tinh thể chỉ có một loại nguyên tử là Si, thì gọi đó là bán dẫn tinh
khiết. Đối với chất bán dẫn tinh khiết, khi điện trường ngoài đủ lớn để cung cấp cho
electron vượt vùng cấm (ví dụ Si: 1,12eV; Ge: 0,71eV) thì electron ở miền hóa trị vượt
qua miền cấm, chuyển động có hướng tạo thành dòng điện. Sự dẫn điện của electron
trong vùng dẫn gọi là sự dẫn điện bằng electron và electron này gọi là electron dẫn. Khi
từ miền hóa trị mà ngược lên miền dẫn thì ở miền hóa trị xuất hiện một trạng thái lượng
tử bỏ trống. Do tác động của điện trường các electron trong miền hóa trị dễ dàng chiếm
đầy lỗ trống dù ở mức năng lượng thấp hơn. Kết quả là ở miền hóa trị cũng tham gia dẫn
điện. Như vậy, sự dẫn điện trong chất bán dẫn tinh khiết có hai cách: Sự dẫn điện bằng
electron ở miền dẫn và sự dẫn điện bằng lỗ trống ở miền hóa trị.
Về phương diện cấu trúc trong mạng tinh thể, nguyên tử Si có 4 electron ở tầng
ngoài, 4 electron này liên kết với 4 nguyên tử Si kế cận và nguyên tử Si bây giờ có 8
electron tầng ngoài nên trở thành nguyên tử bền.

SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn
o


Ở nhiệt độ thấp (gần 0 K) bán dẫn Si không dẫn diện. Ở nhiệt độ tương đối cao, nhờ
dao động nhiệt của các nguyên tử, một số electron thu thêm năng lượng và được giải
phóng khỏi liên kết trở thành các electron tự do.
Khi có điện trường ngoài các electron này chuyển động có hướng tạo thành dòng
điện. Tại mối nối giữa Si-Si do thiếu một electron nên mang điện dương ta có thể xem đó
là lỗ trống. Lỗ trống này dễ dàng bị các electron khác chiếm chỗ nên lỗ trống chuyển
động cùng chiều điện trường giữa các nút mạng tinh thể.
Nếu bán dẫn Si có pha tạp chất thì tính dẫn điện của bán dẫn thay đổi rất nhiều.Chỉ
cần một lượng nhỏ tạp chất (với tỉ lệ vài phần triệu) độ dẫn điện của bán dẫn có thể tăng
hàng vạn, hàng triệu lần. Khi đó, cùng với sự dẫn điện riêng còn có sự dẫn điện do tạp
chất.
Cụ thể, khi pha một lượng rất nhỏ chất có hóa trị 5 vào Si hay Ge ta được bán dẫn
loại n. Khi pha Photopho (P) vào Si, nguyên tử P cóp 5 electron ở lớp ngoài cùng, trong
đó 4 electron tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử Si ở xung quanh. Electron
còn lại liên kết yếu với nguyên tử P, thực nghiệm và lý thuyết đã xác nhận năng lượng
liên kết giảm đi 265 lần. Chỉ cần một năng lượng 0,015eV cũng đủ để nó trở thành
electron tự do và chuyển động có hướng tạo thành dòng điện. Khi đó, nguyên tử P trở
thành ion dương liên kết trong mạng tinh thể không tham gia dẫn điện. Như vậy, đối với
bán dẫn loại n các electron dẫn xem như hạt mang điện cơ bản, lỗ trống trong miền hóa
trị là hạt mang điện không cơ bản hay thiểu số.
Hoặc khi pha một lượng rất nhỏ chất có hóa tri 3 vào Si hay Ge ta được bán dẫn loại
p. Khi pha Bo (B) vào Si thì còn thiếu một electron để tạo thành liên kết giữa nguyên tử
B với bốn nguyên tử Si lân cận. Một electron ở liên kết gần đó có thể chuyển đến lấp đầy
liên kết này và tạo thành lỗ trống. Khi có điện trường các lỗ trống dịch chuyển tạo thành
dòng điện. Còn nguyên tử B thì trở thành một ion âm liên kết với mạng tinh thể không
tham gia dẫn điện. Vậy, đối với bán dẫn loại p thì sự dẫn điện chủ yếu là lỗ trống, gọi là
hạt mang điện cơ bản, electron là hạt mang điện không cơ bản hay thiểu số.
Như vậy, bằng cách chọn loại tạp chất và nồng độ tạp chất vào bán dẫn, người ta có thể
tạo ra bán dẫn thuộc loại mong muốn và có tính dẫn điện mong muốn. Đây chính là một

tính chất rất đặc biệt của bán dẫn, khiến cho nó có nhiều ứng dụng.

SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

Nhiều lọai vật liệu khác nhau được thử nghiệm cho pin mặt trời. Và hai tiêu chuẩn là hiệu
suất và giá cả.
Hiệu suất là tỉ số của năng lượng điện sinh ra từ pin
mặt trời và NLMT mà pin nhận được. Vào buổi trưa một
ngày trời trong, ánh mặt trời tỏa nhiệt khoảng 1000 W/m².
trong đó 10% hiệu suất của 1 module 1m² cung cấp năng
lượng khoảng 100 W. Hiệu suất của pin mặt trời thay đổi từ
6% từ pin mặt trời làm từ silic vô định hình, và có thể lên
đến 30% hay cao hơn nữa.
Cho tới hiện tại thì vật liệu chủ yếu cho pin mặt trời
(và cho các thiết bị bán dẫn) là các silic tinh thể. Pin mặt
trời từ tinh thể silic được chia ra thành 3 loại:
- Một tinh thể hay đơn tinh thể module sản xuất dựa trên
quá trình Czochralski. Đơn tinh thể loại này có hiệu suất tới
16%. Chúng thường rất mắc tiền do được cắt từ các thỏi
hình ống, các tấm đơn thể này có các mặt trống ở góc nối
các module.
- Đa tinh thể làm từ các thỏi đúc từ silic nung chảy cẩn thận
được làm nguội và làm rắn. Các pin này thường rẻ

hơn các đơn tinh thể, tuy nhiên hiệu suất kém hơn. Tuy
nhiên chúng có thể tạo thành các tấm vuông che phủ bề mặt
nhiều hơn đơn tinh thể bù lại cho hiệu suất thấp của nó.
- Dải silic tạo từ các miếng phim mỏng từ silic nóng chảy và
có cấu trúc đa tinh thể. Loại này thường có hiệu suất thấp
nhất, tuy nhiên loại này rẻ nhất trong các loại vì không cần
phải cắt từ thỏi silicon.
Công nghệ trên là sản xuất dạng tấm, nói cách khác, các
tấm trên có độ dày 300 μm và xếp lại để tạo nên module.
Đối với pin Mặt Trời từ vật liệu tinh thể Si khi bức xạ Mặt
Trời chiếu đến thì hiệu điện thế hở mạch giữa 2 cực khoảng
0,55V và dòng điện đoản mạch của nó khi bức xạ Mặt Trời
có cường độ 1000W/m2 vào khoảng 25 – 30 mA/cm2.
SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

Hiện nay người ta đã chế tạo pin Mặt Trời bằng vật liệu vô định hình (a – Si). So với
pin Mặt Trời tinh thể Si thì pin Mặt Trời a – Si giá thành rẻ hơn nhưng hiệu suất thấp hơn
và kém ổn định.
Ngoài Si người ta đang nghiên cứu
và thử nghiệm các loại vật liệu khác có
nhiều triển vọng như Sunphuacadimi–
đồng (CuCdS), gali asenua (GaAs) …
Công nghệ chế tạo pin Mặt Trời gồm

nhiều công đoạn khác nhau, ví dụ để chế
tạo pin Mặt Trời từ Silicon đa tinh thể
cần qua các công đoạn như hình 3.7, cuối
cùng ta được module.
Như đã nói ở phần trên, pin Mặt Trời là một thiết bị có khả năng biến đổi trực tiếp
năng lượng ánh sáng Mặt Trời thành điện năng, vì vậy pin Mặt Trời được ứng dụng để
sản xuất điện cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau từ những nhu cầu điện năng cỡ mW
(như cho các máy tính cầm tay, đồng hồ đeo tay, radio mini,...) đến các trạm phát điện
phục vụ công nghiệp và sinh hoạt cỡ vài chục MW (Hình 1.2). Dưới đây chúng ta chỉ
giới thiệu một số ứng dụng pin Mặt Trời cho mục đích phát điện sinh hoạt và công
nghiệp.

Hình 1.2. Hàn Quốc đang xây dựng nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất thế giới để sử
dụng năng lượng mới.
SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

1.2.1.1.3. Hệ nguồn điện Mặt Trời độc lập:
Hệ nguồn điện Mặt Trời độc lập là một hệ thống không nối với mạng lưới điện quốc
gia hay địa phương. Hệ nguồn này thường được ứng dụng ở các khu vực không có lưới
điện. Ngoài dàn pin Mặt Trời, trong một hệ nguồn điện Mặt Trời còn có các thành phần
khác như trong sơ đồ dưới đây.

Dàn PMT


Bộ
điều khiển

Tải DC
K

Ăcquy

DC
AC

Tải AC

Hình 1.3. Sơ đồ khối tổng quát của một hệ nguồn điện Mặt Trời
Dàn pin Mặt Trời (PMT) bao gồm một hay nhiều modun PMT ghép lại với nhau.
Tuỳ theo nhu cầu về công suất, điện thế và dòng điện mà các module được ghép nối tiếp,
song song hay hỗn hợp. Hàng ngày khi có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào dàn PMT thì dàn
pin sẽ phát ra dòng điện một chiều. Công suất của dàn pin tỉ lệ thuận với cường độ bức xạ
của mặt trời.
Bộ ăcquy cũng có thể gồm một hay một số bình ăcquy được nối nối tiếp, song song
hay hỗn hợp. Nhiệm vụ của nó là tích trữ điện năng để cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ
điện hay còn gọi là các tải trong thời gian không có ánh sáng Mặt Trời (ban đêm, trời
mưa,...). Dung lượng của ăcquy đo bằng ampe-giờ (Ah) hay oát-giờ (Wh) phải được tính
toán phù hợp với công suất dàn PMT.
Bộ điều khiển (BĐK) là một thiết bị điện tử có nhiệm vụ tự động điều hoà các quá
trình dàn PMT nạp điện cho bộ ăcquy và quá trình bộ ăcquy cấp điện cho các tải. Cụ thể
là khi ăcquy đã nạp đầy, dung lượng đạt 100%, thì BĐK tự động cắt hay giảm dòng điện
nạp từ dàn PMT, để tránh cho ăcquy khỏi bị sôi làm hỏng ăcquy. Sau đó khi dung lượng
ăcquy giảm đến giá trị chọn trước nào đó, BĐK lại tự động đóng mạch nạp điện cho

ăcquy. Ngược lại, vì lý do nào đó như thời tiết xấu, ít hay không có nắng dài ngày, ăcquy
có thể dùng cạn kiệt dẫn đến hư hỏng ăcquy. Vì vậy khi thấy dung lượng bộ ăcquy giảm
xuống đến giới hạn dưới nguy hiểm (thông thường khi dung lượng ăcquy chỉ còn lại 3040%) thì BĐK tự động cắt mặt tải, không cho các tải tiếp tục sử dụng điện.
SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

Tải một chiều là các thiết bị tiêu thụ điện một chiều. Nó được nối vào trực tiếp ngay
sau BĐK. Tất nhiên công suất và hiệu điện thế của BĐK phải tương đương với công suất
và hiệu điện thế của các tải một chiều. Tải xoay chiều là các thiết bị tiêu thụ điện xoay
chiều ( ví dụ sử dụng điện 220V, 50Hz).
Vì điện từ dàn PMT hay bộ ăcquy là điện một chiều, nên để có điện xoay chiều cho
các tải xoay chiều người ta sử dụng các bộ đổi điện. Bộ đổi điện là một thiết bị điện tử
biến đổi điện một chiều thành điện xoay chiều.
1.2.1.2. Hệ thống điện Mặt Trời nối lưới
Trong các phần trên chúng ta đã giới thiệu nguồn điện mặt trời độc lập, Công nghệ
nguồn độc lập thường được ứng dụng cho các khu vực không có lưới điện công nghiệp
hoặc cho các tải tiêu thụ đặc biệt, công suất nhỏ. Nhược điểm của công nghệ nguồn độc
lập là phải dùng bộ ăcquy, vừa đắt tiền, phải chăm sóc thường xuyên và vừa gây ra ô
nhiễm môi trường. Mặt khác, các bộ ăcquy cũng chỉ tích trữ được một lượng điện năng
có hạn, còn với các dàn pin Mặt Trời hàng chục hay hàng trăm KW thì sử dụng ăcquy
tích điện là một vấn đề khó khăn rất lớn, thậm chí là không thể.
Đối với các ứng dụng qui mô lớn, như ở các nước phát triển hiện nay, người ta sử
dụng công nghệ điện Mặt Trời nối lưới. Trong công nghệ này, điện từ máy phát điện là
dàn pin được biến đổi thành dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế và tần số phù hợp nhờ

các bộ biến đổi điện và được hoà vào mạng lưới điện công nghiệp. Khi sử dụng điện
người ta lại lấy điện từ lưới. Mạng lưới điện có vai trò như một “ngân hàng”, tích trữ điện
năng lúc dàn pin Mặt Trời phát điện và cung cấp trở lại người tiêu dùng khi cần thiết.
Nhờ ngân hàng điện này mà việc sử dụng luôn ổn định và rất tiết kiệm.
Ví dụ, ở các nước như Nhật Bản, Đức , Mỹ,…trên mái nhà mỗi gia đình người ta lắp
một dàn pin Mặt Trời có công suất 3,5- 4 KW (Hình 1.4). Ban ngày dàn pin hấp thụ năng
lượng mặt Trời và phát điện. Và nhờ bộ biến đổi điện và hệ thống dây dẫn điện của dàn
pin được tải lên lưới (qua một công tơ để chỉ số điện năng phát lên lưới). Khi dùng điện
người ta lại lấy điện từ lưới qua một công tơ thứ hai.

SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Lê Văn Nhạn

Hình 1.4. Một phòng giặt ở Califomia sử dụng tấm năng lượng Mặt Trời
1.2.2. Hệ thống sấy dùng năng lượng Mặt Trời
Việc phát triển và ứng dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo như năng lượng
Mặt Trời, năng lượng gió, sinh khối và khí sinh học ... ở Việt Nam đã có một số kết quả
bước đầu, mang lại những lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Việc sử dụng những nguồn
năng lượng này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là đối với nước ta bởi nó không tốn
kém, lại có sẵn trong tự nhiên. Do đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho những vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa và miền núi.
Hiện nay, NLMT được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh nông nghiệp để sấy các sản
phẩm như ngũ cốc, thực phẩm,... nhằm giảm tỷ lệ hao hụt và tăng chất lượng sản phẩm.
Ngoài mục đích để sấy các loại nông sản, NLMT còn được dùng để sấy các loại vật liệu

như gỗ.
Sấy là quá trình tách ẩm từ vật liệu. Điều kiện cần thiết để sấy khô hay tách ẩm là
phải cung cấp nhiệt để làm bay hơi nước trong vật liệu sấy, đồng thời dùng không khí
thổi vào để mang hơi nước đó đi.
Trong thiết bị sấy dùng NLMT nhiệt được cung cấp bởi việc hấp thụ trực tiếp năng
lượng bức xạ Mặt Trời của vật liệu sấy. Hơi nước sinh ra được mang đi bởi không khí
thổi ngang qua vật sấy. Không khí chuyển động được là nhờ quá trình đối lưu tự nhiên
hoặc dùng quạt thổi cưỡng bức. Thiết bị sấy dùng năng lượng Mặt Trời gồm các loại phổ
biến sau:

SVTH:Nguyễn Thị Kiều Ngân

Trang 15


×