Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

LUẬN văn sư PHẠM sử CHÍNH SÁCH của mỹ đối với ASEAN TRONG và SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.1 KB, 104 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN LỊCH SỬ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ASEAN
TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Giáo viên hƣớng dẫn:
Nguyễn Hữu Thành

Sinh viên thực hiện:
Trần Quốc Việt
Mssv: 6086370

Cần Thơ, tháng 4 năm 2012


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đông Nam Á là một khu vực địa chiến lƣợc hết sức quan trọng bởi vị
trí địa lý và sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của khu vực này. Từ sau
chiến tranh thế giới II, Đông Nam Á luôn là khu vực đƣợc hầu hết các nƣớc
lớn quan tâm vì những lợi ích chiến lƣợc của mổi nƣớc, các mối quan hệ
quốc tế ở đây đang xen chồng chéo lẫn nhau hết sức phức tạp, trong đó có
Mỹ với tƣ cách là một siêu cƣờng luôn đặt Đông Nam Á trong những tính
toán chiến lƣợc của mình, những chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á


có ảnh hƣởng rất lớn đến đến tình hình cũng nhƣ sự phát triển của cả khu
vực.
Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh thế giới hết sức phức tạp,
căng thẳng, chiến tranh lạnh đang hồi quyết liệt nhất. Hai hệ thống Tƣ bản
chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và hệ thống Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng
đầu ráo riết ra sức chạy đua vũ trang tranh giành ảnh hƣởng trên khắp thế
giới, khu vực Đông Nam Á trở thành võ đài đấu tranh giữa hai hệ thống
chính trị thế giới, trong đó, Việt Nam bị biến thành tiền đồn, thành chiến
trƣờng trực tiếp của cả hai phe. Nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc toàn
cầu ngăn chặn Cộng sản của mình, Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam cuộc chiến
tranh khốc liệt nhất, quy mô lớn nhất kể từ sau đại chiến thế giới lần II. Mỹ
đã lôi kéo và sử dụng các đồng minh và các nƣớc ASEAN vào cuộc chiến
tranh này, tạo thế bao vây Việt Nam.
Sau Chiến tranh lạnh, trật tự hai cực đƣợc thiết lập từ sau đại chiến thế
giới thứ II sụp đổ. Một trật tự mới đƣợc hình thành theo hƣớng đa cực nhiều
trung tâm, Mỹ với tƣ cách là một siêu cƣờng duy nhất nhƣng không phải là
tuyệt đối và không thể một mình giải quyết các vấn đề quốc tế mà phải có sự
hợp tác của các cƣờng quốc khác cũng nhƣ các tổ chức khu vực và quốc tế.
Trang 2


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

Trong hoàn cảnh mới sau chiến tranh lạnh, thế giới chứng kiến một xu thế
mới, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Kinh tế
trở thành nhân tố trung tâm và quan trọng nhất, thay thế cho cuộc chạy đua
vũ trang trong thời chiến tranh lạnh, các nƣớc điều ra sức điều chỉnh chiến
lƣợc phát triển của mình đồng thời cũng vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau,
cùng tồn tại hòa bình. Sau chiến tranh lạnh, bằng những sự điều chỉnh chiến
lƣợc, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sự dính líu cũng nhƣ các lợi ích kinh tế của

mình ở khu vực Đông Nam Á.
Tổ chức ASEAN ra đời năm 1967, đánh dấu một cột mốc rất quan
trọng trong lịch sử và tƣơng lai của khu vực Đông Nam Á, với mục tiêu liên
kết toàn bộ các quốc gia trong khu vực, vực dậy nền kinh tế của các nƣớc
thành viên, nâng cao uy tín, tiếng nói của khu vực trên trƣờng quốc tế... Sau
hơn bốn thập niên phát triển kể từ khi hình thành, tổ chức ASEAN đã đạt
đƣợc nhiều thành tựu to lớn về nhiều mặt, song cũng gặp rất nhiều khó khăn
về chính trị, kinh tế, xã hội và luôn phải chịu sức ép của các nƣớc lớn từ
nhiều phía, trong đó đặc biệt là Mỹ. Mỹ gần nhƣ hiện diện trong mọi hoạt
động quan hệ quốc tế của khu vực cả trong và sau chiến tranh lạnh, những
chiến lƣợc và chính sách của Mỹ đối với ASEAN từ khi thành lập đến nay
có ảnh hƣởng rất lớn đã và đang tác động đến sự phát triển của khu vực
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Việc tìm hiểu vấn đề này
là rất cần thiết không những về mặt lịch sử mà nó còn mang một ý nghĩa
thiết thực cho tƣơng lai khu vực cũng nhƣ đất nƣớc ta, nhất là đất nƣớc ta
đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, cùng hội
nhập và phát triển với các xu thế khu vực và quốc tế. Đảng và nhà nƣớc ta
đã đề ra đƣờng lối đối ngoại “Độc lập tự chủ, rộng mở, đa phƣơng hóa, đa
dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẳn sàng là bạn, là đối tác tin cậy
của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và
phát triển và hội nhập phát triển”1. Chính vì những lý do trên, nên tôi đã
Trích dẩn theo Lê Khƣơng Thùy, Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh
lạnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.tr.14
1

Trang 3


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)


mạnh dạn chọn đề tài "Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau
chiến tranh lạnh" làm đề tài luận văn tốt nghiệp ra trƣờng của mình.

II. MỤC TIÊU CHỌN ĐỀ TÀI
Thứ nhất, vì đây là một vấn đề rộng lớn, phức tạp đã và đang tiếp diễn
hàng ngày; thứ hai, là một sinh viên năm cuối với vốn kiến thức và tầm nhìn
còn nhiều hạn chế cho nên nhằm để định hƣớng rõ đề tài tôi chỉ tập trung
tìm hiểu, xoáy vào những chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau
chiến tranh lạnh (1967 - nay) dƣới góc nhìn lịch sử là chủ yếu. Tìm hiểu đề
tài này giúp tôi hiểu rỏ hơn về nƣớc Mỹ với tƣ cách một siêu cƣờng trong
việc Mỹ luôn đặt Đông Nam Á trong lợi ích chiến lƣợc của họ thông qua
một loạt các chính sách và biện pháp thực hiện các chính sách đó trong hơn
bốn thập niên qua, điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi mà khu vực Đông
Nam Á với vị trí địa chiến lƣợc, giàu tài nguyên luôn là khu vực chịu sự ảnh
hƣởng của các nƣớc lớn. Các chính sách, chiến lƣợc của Mỹ đối với các
nƣớc ASEAN trong suốt hơn bốn thập niên qua có ảnh hƣởng rất lớn đến
các nƣớc ASEAN cũng nhƣ toàn Đông Nam Á trên mọi phƣơng diện về
quân sự, chính trị, kinh tế... gây ra những hệ quả có tác động trực tiếp đối
với những nƣớc này.
Tìm hiểu đề tài này sẽ giúp tôi hoàn thành báo cáo luận văn tốt nghiệp
ra trƣờng theo khung chƣơng trình đào tạo của chuyên ngành Sƣ phạm Lịch
Sử

III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trƣớc tôi đã có rất nhiều các công trình, các đề tài nghiên cứu, bài viết
của giới sử học trong và ngoài nƣớc viết hoặc đề cập về vấn đề này, cùng rất
nhiều các bài viết, bản tin, phóng sự trên các tạp chí Đông Nam Á, tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Quân sự nƣớc ngoài, tạp chí Nghiên cứu Quốc
tế, thời báo New York Time, các bản tin từ Thông Tấn Xã Việt Nam, Bộ
Trang 4



Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

Quốc phòng Mỹ... Trong đó tôi nhận thấy rằng, phần lớn các tác giả, các bài
viết tập trung xoáy sâu phân tích rất sâu sắc vấn đề này về nhiều mặt nhƣng
lại nghiêng về khía cạnh chính trị, quân sự, kinh tế, quan hệ đối ngoại,...
nhiều hơn, trong khi khía cạnh lịch sử ít đƣợc chú ý hơn. Vì vậy, trong đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình tôi chỉ tìm hiểu về khía cạnh nhỏ những chính
sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)
dƣới góc độ lịch sử là chủ yếu.

IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Là một sinh viên, để hoàn thành đề tài luận văn này tôi đã sử dụng các
phƣơng pháp thông dụng, chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp
logic, bên cạnh đó tôi còn sử dụng các phƣơng pháp phân tích số liệu kinh
tế, xã hội,... từ các tài liệu tham khảo, từ đó nêu ra một cách tổng thể có hệ
thống vấn đề mình muốn tìm hiểu, đồng thời đƣa ra những nhận định đánh
giá của bản thân trên khía cạnh lịch sử. Trong đề tài "Chính sách của Mỹ đối
với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh" của mình, Mỹ đƣợc lấy làm nhân
tố chủ thể, các nƣớc ASEAN là một nhóm đối tƣợng trong chính sách của
Mỹ, đồng thời tôi chỉ nhấn mạnh, đi sâu tìm hiểu các chính sách của Mỹ đối
với ASEAN từ khi thành lập đến nay. Bên cạnh đó, tôi còn đề cập đến các
biện pháp thực hiện các chính sách của Mỹ trên các mặt quân sự, chính trị,
kinh tế cũng nhƣ khái quát những hệ quả của các chính sách đó đối với các
nƣớc ASEAN để làm rõ những nội dung, đặc điểm chủ yếu và bản chất của
những chính sách này của Mỹ.
Là một sinh viên năm cuối với khả năng và tầm nhìn hạn chế, trong
quá trình tìm hiểu, trình bày đề tài chắc chắn sẽ có nhiều thiếu xót, rất mong
quý thầy cô và các bạn chỉ bảo, đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn.


Trang 5


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

V. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Bố cục đề tài bao gồm ba phần:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
C. KẾT LUẬN
Trong đó riêng phần nội dung gồm có ba chƣơng:
CHƢƠNG I: VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÔNG
NAM Á TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II ĐẾN TRƢỚC KHI
TỔ CHỨC ASEAN RA ĐỜI
CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ASEAN TRONG CHIẾN
TRANH LẠNH (1967 - 1991)
CHƢƠNG III: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ASEAN THỜI KỲ SAU
CHIẾN TRANH LẠNH (1991 – NAY)

Trang 6


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I.
VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II ĐẾN TRƢỚC KHI
TỔ CHỨC ASEAN RA ĐỜI

I. Địa chiến lƣợc Chính trị - Kinh tế Đông Nam Á
Nằm ở phía đông - nam Châu Á, Đông Nam Á bao gồm một khu vực
không gian địa lý rộng lớn với diện tích đất nổi hơn 4.500.000 km vuông.
Đƣợc phân chia thành hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa còn gọi là bán
đảo Trung -Ấn và Đông Nam Á hải đảo hay còn gọi là quần đảo Mã -Lay.
Hiện nay Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia độc lập có chủ quyền trong đó
gồm có 5 nƣớc trên bán đảo Trung -Ấn là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái
Lan, Myanma và 6 nƣớc trên quần đảo Mã –Lay là Inđônêsia, Malaysia,
Philippin, Singapo, Brunây, Đông Timo. Khu vực Đông Nam Á có số dân
khá đông với trên 500 triệu dân vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Hầu hết
các quốc gia ở Đông Nam Á trừ Lào đều tiếp giáp các biển thuộc Thái Bình
Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng nhƣ biển GiaVa, biển Timo, biển Philippin, biển
Anđaman và nhất là biển Đông… nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế biển, mở rộng giao lƣu quốc tế và phát triển mậu dịch hàng hải.
Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới đặc biệt là sản xuất lúa gạo và cây công
nghiệp lâu năm. Ngày nay, Việt Nam, Thái Lan là những quốc gia xuất khẩu
lúa gạo hàng đầu thế giới. Khu vực Đông Nam Á có nguồn tài nguyên thiên
nhiên hết sức phong phú và đa dạng, khu vực này cung cấp cho thị trƣờng
thế giới 60% quặng thiếc, 83% cao su, 90% gai, 50% cùi dừa, 33% dầu cọ,...
Rừng là tài nguyên giàu có của khu vực bao gồm nhiều loại gỗ quý với trữ
lƣợng lớn nhƣ gổ Tết, Mun, Cẩm lai, Gụ, Trắc, Lim, Sến, Táu,... Nơi đây
còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhƣ: thiếc, wonfram, bôxít, crôm, đồng,...và đặc biệt là dầu mỏ, do tầm quan trọng chiến lƣợc của
Trang 7


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

nó, dầu mỏ tập trung nhiều ở Inđônêsia, Myanma, Brunây, Việt Nam và trên
thềm lục địa biển Đông…

Trên phƣơng diện địa – chiến lƣợc, khu vực Đông Nam Á áng ngữ vị
trí địa lý vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa hai đại dƣơng lớn là Thái Bình
Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng, là khu vực nối Châu Á và Châu Đại Dƣơng, chắn
ngang tất cả con đƣờng hàng hải huyết mạch từ Đông sang Tây với hệ thống
các cảng biển, eo biển và những tuyến đƣờng hàng hải cực kỳ quan trọng từ
Ấn Độ Dƣơng đến Thái Bình Dƣơng, khu vực này trở thành cửa ngỏ then
chốt giữa các nƣớc Châu Âu, Trung Đông, Nam Á sang khu vực Đông Bắc
Á và khu vực Bắc Mỹ… Bởi khu vực này bao gồm phần lớn những quốc gia
nhỏ, yếu có quan hệ chiến lƣợc rất lớn với tất cả các cƣờng quốc trên thế
giới, do đó từ lâu nó đã trở thành địa bàn tranh giành ảnh hƣởng của các
nƣớc lớn. Từ thế kỷ XVI, các nƣớc thực dân phƣơng Tây đã tiến hành xâm
lƣợc các nƣớc Đông Nam Á và đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đã
hoàn thành công cuộc bình định các dân tộc ở khu vực này, ngoại trừ Thái
Lan vẫn giữ đƣợc nền độc lập ở mức độ nhất định, còn hầu hết các quốc gia
trong khu vực đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Bồ Đào Nha,
Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ. Mỹ là nƣớc tƣ bản phát triển sau, tuy nhiên sự quan
tâm của Mỹ vào khu vực có vị trí chiến lƣợc, giàu tài nguyên này đã bắt đầu
từ khá sớm. Từ đầu thế kỷ XIX, tƣ bản Mỹ đã tiến hành buôn bán với các
quốc gia trong khu vực nhƣ Inđônêsia, Malaya, Philippin, Nam Kỳ (Việt
Nam),... Đến giữa thế kỷ XIX, khi đã hoàn tất công cuộc chinh phục ở Bắc
Mỹ, Mỹ tỏ ra tham lam hung hãn không kém bọn thực dân châu Âu khi gây
chiến với Tây Ban Nha để chiếm Philippin, Puectorico, Cuba. Việc chiếm
đoạt Philippin đã giúp Mỹ tiến sát lục địa Trung Quốc và mở cửa cho quá
trình can thiệp của Mỹ vào khu vực Đông Nam Á.
Trong chiến tranh thế giới thứ II, Đông Nam Á đã trở thành mục tiêu
dòm ngó của phát xít Nhật. Ngày 22/09/1940, quân Nhật tiến vào Bắc Đông
Dƣơng, việc làm này của Nhật, có sự chấp thuận của chính phủ Vichy Pháp
Trang 8



Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía Mỹ, quan hệ Mỹ - Nhật trở nên căng
thẳng. Lợi dụng thời cơ khi phát - xít Đức đang thắng thế ở châu Âu và đang
chuẩn bị tấn công Liên Xô, Nhật đã quyết định “Nam tiến”, mục tiêu chủ
yếu là Đông Nan Á, nhằm độc chiếm toàn bộ khu vực chiến lƣợc và giàu tài
nguyên thiên nhiên này. Rạng sáng ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn
công Trân Châu Cảng - căn cứ hải quân chủ yếu của Mỹ ở Thái Bình
Dƣơng, cuộc tấn công bất ngờ và dữ dội này đã gây thiệt hại nặng nề chƣa
từng có trong lịch sử hải quân Mỹ. Chính sách trung lập, lƣỡng lự của Mỹ
chấm dứt, hôm sau, ngày 8/12, Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản. Sau đó, chỉ
trong vòng sáu tháng từ tháng 12/1941 đến tháng 6/1942, Nhật Bản đã
chiếm hầu hết khu vực Đông Nam Á cùng nhiều đảo và quần đảo ở Tây
Thái Bình Dƣơng, quân Anh, Mỹ bị đánh bật ra khỏi Thái Bình Dƣơng và
mất hết các thuộc địa của mình tại khu vực này. Các dân tộc ở Đông Nam Á,
sau nhiều thế kỷ cùng cực dƣới ách thống trị của thực dân phƣơng Tây, nay
lại bị quân phiệt Nhật thống trị, họ đã ngoan cƣờng tiến hành cuộc chiến
tranh chống ách thống trị của phát xít Nhật, tin tƣởng vào thắng lợi của quân
Đồng Minh, tiêu biểu là Mặt trận Việt Minh ở Việt Nam, phong trào “Liên
minh nhân dân tự do chống phát- xít” ở Myanma, ở Philippin có phong trào
“Quân đội nhân dân kháng Nhật”, ở Thái Lan có phong trào “Thái tự do”, ở
Inđônêsia phong trào kháng Nhật phát triển mạnh mẽ... Từ mùa đông năm
1943, những thắng lợi lớn của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh ở
châu Âu, Bắc Phi, Địa Trung Hải, đã tác động mạnh mẽ đến mặt trận Thái
Bình Dƣơng, quân đội Mỹ - với tiềm lực khổng lồ về kinh tế, quân sự đã bắt
đầu phản công trở lại ở mặt trận này, gây nhiều thiệt hại cho quân Nhật,
ngày 6/2/1945, Mỹ đã lấy lại đƣợc Philippin, cùng với đó là việc sụp đổ của
Chủ nghĩa phát xít Đức ở Châu Âu, việc Liên Xô tham chiến ở Viễn Đông
và quân Đồng Minh, chủ yếu là quân Mỹ tấn công quyết liệt trên chính nƣớc
Nhật (dội bom chiến lƣợc, bom nguyên tử…)... Nhật Bản đã đầu hàng vô

điều kiện quân Đồng Minh. Chiến tranh thế giới II kết thúc, quân Nhật chiến
bại, các nƣớc thực dân châu Âu kiệt quệ, đây là cơ hội có một không hai,
Trang 9


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

nhân dân các nƣớc Đông Nam Á đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ giành lấy
độc lập từ tay pháp xít Nhật và bọn tay sai. Một số nƣớc Đông Nam Á nhƣ
Việt Nam, Lào, Inđônêsia đã giành đƣợc độc lập nhƣng ngay sau đó các
nƣớc thực dân phƣơng Tây lần lƣợc quay trở lại xâm chiếm các thuộc địa cũ
của mình.
Về phía Mỹ, sau chiến tranh thế giới II, đứng trƣớc mối lo ngại ảnh
hƣởng ngày càng tăng của Liên Xô đồng thời vấp phải phản đối gay gắt từ
phía Anh, Pháp. Chính quyền Mỹ nhận thấy rằng ƣu tiên hàng đầu là phải
đối phó với sức mạnh của Liên Xô ở Châu Âu và trên phạm vi toàn cầu,
theo Mỹ thì các nƣớc Đông Âu vừa bị Liên Xô thôn tính, do đó Mỹ phải tập
hợp và củng cố các đồng minh Tây Âu chống lại ảnh hƣởng của Liên Xô, vì
thế Mỹ đã tạm gác lại vấn đề thuộc địa để tập trung lực lƣợng chống Cộng.
Bởi Pháp có vai trò rất quan trọng trong chiến lƣợc chống Cộng này, do đó
từ chỗ phản đối chủ nghĩa thực dân, Mỹ quay sang ủng hộ quyền lợi của
Pháp ở Đông Dƣơng, khi tổng thống H. Truman lên nắm quyền cũng là lúc
Mỹ thực hiện triệt để vấn đề này. Tuy nhiên, Mỹ ủng hộ, thúc giục Pháp và
các nƣớc phƣơng Tây thay đổi thủ đoạn thống trị bằng cách trao trả độc lập
và xây dựng các chính phủ thân phƣơng Tây ở các thuộc địa. Ngày
4/7/1946, Mỹ trao trả độc lập cho Philippin và xây dựng chính phủ thân Mỹ
ở đất nƣớc này và ký kết hàng loạt các hiệp định kinh tế, quân sự với nƣớc
này. Theo gƣơng Mỹ, Anh cũng thực hiện nhƣ vậy đối với Malaya. Tháng
1/1948, Anh thành lập Liên bang Malaya sau khi đã thõa thuận với các tiểu
vƣơng quy định sự kiểm soát của nƣớc Anh. Mãi đến tháng 8/1957, Anh

mới chính thức tuyên bố nền độc lập cho Liên bang Malaya. Còn ở
Myanma, Anh đã ký với Liên minh nhân dân tự do chống phát xít hiệp ƣớc
quy định quyền tự trị hạn chế. Tƣơng tự, Hà Lan cũng trao trả độc lập cho
Inđônêsia vào tháng 8/1950 sau khi đã ký kết nhiều hiệp định bất bình đẳng
với chính phủ mới của Inđônêsia. Còn ở Đông Dƣơng, từ cuối năm 1945,
với sự giúp đỡ của Anh, Pháp đã trở lại xâm lƣợc Đông Dƣơng, sau nhiều
lần thƣơng lƣợng với chính phủ Hồ Chí Minh không thành vì lập trƣờng của
Trang 10


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

hai bên hoàn toàn đối lập nhau, trên thực tế Pháp không quan tâm đến độc
lập hay tự trị của Việt Nam hoặc toàn bộ Đông Dƣơng, mà chỉ quan tâm tái
chiếm Đông Dƣơng một lần nữa. Vì vậy, bất chấp thiện chí từ chính phủ Hồ
Chí Minh, Pháp vẫn ngoan cố thực hiện tham vọng của mình, do đó chiến
tranh là điều không thể tránh khỏi.
Nói tóm lại, có hai nguyên nhân chính khiến Mỹ thay đổi thái độ và
chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á, từ chính sách “chống thực dân”,
cố tìm cách gạt ảnh hƣởng của các nƣớc thực dân châu Âu già cỏi sang
chính sách ủng hộ quyền lợi của các nƣớc thực dân châu Âu ở khu vực này:
thứ nhất, do vấp phải sự phản ứng gay gắt của Anh và Pháp, khi hai nƣớc
này lo sợ mất quyền lợi của mình ở khu vực chiến lƣợc quan trọng này. Thứ
hai, mối lo ngại “nguy cơ Chủ nghĩa Cộng sản”, khiến Mỹ phải cần thiết tập
hợp lực lƣợng “thế giới tự do” để chống Cộng, mà các nƣớc đồng minh Tây
Âu luôn chiếm vị trí hàng đầu. Vì vậy, Mỹ phải gạt vấn đề thuộc địa sang
một bên để tập trung cho vấn đề chống Cộng. Nhƣng đó chỉ là bƣớc dừng
tạm thời của Mỹ, bởi Đông Nam Á, khu vực địa chiến lƣợc và giàu có này
luôn nằm trong dự tính chiến lƣợc của Mỹ và các nƣớc lớn suốt trong thời
chiến tranh lạnh và sau đó. Trên thực tế, sau này khi có thời cơ, Mỹ không

ngần ngại trong việc nhanh chóng loại bỏ đồng minh của mình ra khỏi các
thuộc địa của họ ở Đông Nam Á.
Nhƣ vậy, trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới II, phong trào giải
phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á, nhiều quốc gia đƣợc
thành lập với những mức độ độc lập khác nhau và theo những định hƣớng,
những thế chế chính trị khác nhau, tuy nhiên phong trào giải phóng dân tộc
và chống chủ nghĩa đế quốc ở Đông Nam Á chƣa phải chấm dứt mà kéo dài
qua nhiều thập kỷ sau đó, các nƣớc Thái Lan, Philippin, Malaya, Nam Việt
Nam… vẫn còn bị phụ thuộc nhiều vào chủ nghĩa đế quốc. Do có những
định hƣớng khác nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng nhƣ
mức độ độc lập khác nhau ở mổi nƣớc và nhất là do thủ đoạn chia rẽ, can
Trang 11


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

thiệp của các cƣờng quốc sau chiến tranh, nên từ giữa những năm 1950, ở
các quốc gia Đông Nam Á tồn tại bốn xu hƣớng sau đây: thứ nhất, các nƣớc
Thái lan, Philippin, Malaysia, đi theo con đƣờng Tƣ bản chủ nghĩa dựa vào
Mỹ và phƣơng Tây; thứ hai, các nƣớc Việt Nam, Lào đi theo con đƣờng Chủ
nghĩa xã hội; thứ ba, các nƣớc Inđônêsia, Campuchia thực hiện chính sách
trung lập, không liên kết; thứ tƣ là trƣờng hợp Myanma đi theo con đƣờng
Chủ nghĩa xã hội biệt lập, đóng cửa đất nƣớc. Những lựa chọn đã khác nhau
đó, cùng với can thiệp từ bên ngoài đã khiến các dân tộc ở Đông Nam Á vốn
đã ít giao lƣu với nhau lại càng xa cách nhau, thậm chí ngờ vực nhau. Trong
bối cảnh nhƣ vậy, vị trí địa lý chiến lƣợc và các giá trị kinh tế của Đông
Nam Á lại càng làm cho tình hình khu vực này thêm phức tạp. Có thể nói,
kể từ sau chiến tranh thế giới II, Đông Nam Á là nơi tập trung lợi ích của
các cƣờng quốc trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật
Bản,... nhƣ câu nói của nhà chiến lƣợc Pháp Xôphi Boađô ĐuyRô rằng:

“Đông Nam Á đã trở thành đối tƣợng thèm muốn toàn cầu”.
II. Vài nét về chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á từ sau chiến
tranh thế giới II đến trƣớc khi tổ chức ASEAN ra đời
II. 1. Chính sách của Mỹ đối với các nƣớc Đông Nam Á trong giai đoạn
từ năm 1945-1949
Từ chổ phản đối sự tái chiếm của ngƣời Pháp ở Đông Dƣơng, sau
chiến tranh, chính quyền Mỹ làm ngơ trƣớc sự kêu gọi trợ giúp, ủng hộ từ
chính phủ Hồ Chí Minh và tuyên bố cung cấp vũ khí, phƣơng tiện chiến
tranh, hỗ trợ công việc tái chiếm của Pháp ở Đông Dƣơng. Theo nhận xét
của L. A. Patti đƣợc trích trong quyển Why Vietnam?, thì: “Chính sách của
Mỹ đối với Đông Dƣơng lúc đó (từ giữa tháng 11/1945 đến tháng 3/1946)
đã ngã từ phƣơng hƣớng chiến lƣợc thời chiến sang lĩnh vực kinh tế chính
trị của mối quan hệ giữa Mỹ và Pháp”1. Ngày 13/5/1947, Chính quyền tổng
thống H. Truman đã đƣa ra chỉ thị tuyên bố thi hành chính sách ngoại giao
1

, Trích dẩn theo Lê Khƣơng Thùy, Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh
lạnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. tr.39

Trang 12


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

chính thức đối với khu vực Đông Nam Á nhƣ sau: “Lập trƣờng chủ yếu
trong nhận thức của chúng ta là ở Đông Nam Á, chúng ta nhất thiết phải
cùng hội cùng thuyền với ngƣời Pháp, cũng nhƣ với ngƣời Anh và Hà
Lan...với việc nền cai trị của ngƣời châu Âu đƣợc nới ra...các xu hƣớng
Liên Á chống phƣơng Tây có thể trở thành lực lƣợng chính trị quan trọng
nhất, hoặc Cộng Sản cũng có thể nắm lấy chính quyền. Chúng ta cho rằng

điều đảm bảo nhất... phải là một sự liên kết chặt chẽ đƣợc tiể thấy rằng, ASEAN luôn là một khu vực đƣợc Mỹ quan tâm.
Bên cạnh đó, sự đa dạng hóa đầu tƣ của Mỹ vào ASEAN cũng không
ngừng gia tăng, nếu nhƣ vào thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhất là trong thập kỷ
Trang 90


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

1980, đầu tƣ của Mỹ chủ yếu tập trung vào công nghiệp khai thác, chế biến
tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khai thác dầu mỏ, khí đốt cũng nhƣ công
nghiệp hóa dầu. Nhƣng bƣớc sang thập kỷ 1990, xu hƣớng này bắt đầu thay
đổi, các lĩnh vực nhƣ công nghiệp chế tạo và dịch vụ đƣợc giới đầu tƣ Mỹ
quan tâm hơn, chính vì vậy hiện nay, công nghiệp chế tạo chiếm phần lớn
trong hoạt động đầu tƣ của Mỹ vào ASEAN.
Sau thời Chiến tranh lạnh, viện trợ vẫn đƣợc xem là công cụ quan
trọng trong việc thực hiện các chính sách của Mỹ đối với khu vực. Tuy
nhiên viện trợ của Mỹ so với thời kỳ Chiến tranh lạnh đã giảm đi đáng kể
thứ nhất là do sự sa sút của nền kinh tế của Mỹ, thứ hai là Mỹ cho rằng nền
kinh tế của các nƣớc ASEAN đã đủ mạnh để đứng vững. Các khoản viện trợ
kinh tế của Mỹ (ODA) cho các nƣớc châu Á – Thái Bình Dƣơng trong đó có
ASEAN chủ yếu dƣới hình thức đa phƣơng thông qua các tổ chức tài chính,
tiền tệ thế giới nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Viện trợ trực tiếp dƣới hinh thức song
phƣơng đƣợc thực hiện thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ,...
Năm 1995, Chính phủ Mỹ cung cấp cho châu Á 0,28 tỷ USD, trong đó nƣớc
nhận viện trợ lớn nhất là Philippin 73 triệu USD, tiếp đến là Inđônêsia 63,3
triệu USD, Campuchia 39,5 triệu USD,... Các hoạt động viện trợ của Mỹ
đều nhằm các mục tiêu chung là đảm bảo các lợi ích chiến lƣợc về kinh tế
chính trị của Mỹ ở khu vực.
Khủng hoảng tài chính vào năm 1997, trong khi các nƣớc ASEAN

mong đợi một sự trợ giúp lớn lao từ Mỹ thì Mỹ lại im lặng và chỉ đóng góp
có giới hạn việc khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng thông qua Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF). Đến khi nhận thấy ảnh hƣởng tài chính sẽ lan tới Mỹ,
Chính quyền Tổng thống B. Clinton tuyên bố cùng Nhật Bản sẽ đóng vai trò
lớn trong việc khắc phục khủng hoảng tại Đông Nam Á. Mỹ đã đề ra chiến
lƣợc bốn điểm để ổn định tài chính nhƣ sau:
1- Ủng hộ cải cách kinh tế của các nền kinh tế Đông Nam Á và Đông Á
Trang 91


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

2- Hiệp đồng với các cơ quan tài chính quốc tế theo hƣớng xây dựng để ổn
định tài chính và khôi phục lòng tin của các nhà đầu tƣ quốc tế để thu hút số
tƣ bản cần thiết cho việc phục hồi và tăng trƣởng kinh tế.
3- Bảo đảm trên cơ sở song phƣơng, dùng viện trợ tài chính nhân đạo và khi
cần thiết, dùng viện trợ tài chính khẩn cấp.
4- Thúc giục Nhật Bản và các cƣờng quốc kinh tế hàng đầu khác có biện
pháp tích cực nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng toàn cầu1.
Thực hiện chiến lƣợc bốn điểm trên, Mỹ đã đóng góp tích cực trong
việc khắc phục khủng hoảng tài chính ở Đông Nam Á, khôi phục lòng tin
của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo cơ sở cho sự tăng trƣởng kinh tế ở khu
vực,... Để thực hiện chiến lƣợc này, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn việc cấp cho
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 18 tỷ USD2. Tuy nhiên, để nhận đƣợc viện trợ từ
IMF các nƣớc nhận viện trợ phải cam kết thực hiện những điều kiện hết sức
gắt gao nhƣ việc mở cửa thị trƣờng, cải cách tài chính cũng nhƣ những thay
đổi trong cơ cấu kinh tế. Điều này gây ra những khó khăn và thách thức to
lớn đối với các nƣớc trong khu vực, tạo điều kiện cho tƣ bản nƣớc ngoài
thâm nhập, chi phối nền kinh tế cũng nhƣ công việc nội bộ quốc gia. Trong
đó, các tập đoàn kinh tế khổng lồ của Mỹ đã có cơ hội xâm nhập, mở rộng

phạm vi hoạt động ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, nơi chịu ảnh hƣởng
nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng. Không những thế, đây còn là cơ hội
cho Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của các nƣớc trong khu vực về mặt
chính trị.
Trong chiến lƣợc chấn hƣng nền kinh tế Mỹ, khu vực châu Á – Thái
Bình Dƣơng có một vai trò hết sức quan trọng. Mỹ xem Tổ chức hợp tác
kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng (APEC) là cơ chế quan trọng để tham dự

1

Trích dẩn theo Lê Khƣơng Thùy, Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. tr.241
2
Trích dẩn theo Lê Khƣơng Thùy, Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. tr.242

Trang 92


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

vào việc nhất thể hóa khu vực nhằm tạo ra một thị trƣờng mậu dịch tự do
thống nhất cho hàng hóa của Mỹ. Tháng 11/1993, tại Seatle, Tổng thống Mỹ
B. Clinton đã triệu tập cuộc hợp các nguyên thủ quốc gia các nƣớc trong khu
vực châu Á – Thái Bình Dƣơng nhằm đƣa ra thể chế chung cho Tổ chức
kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng (APEC), với mục tiêu nắm vai trò chủ
đạo trong tổ chức này. Qua đó, Mỹ cũng nổ lực ngăn chặn sự xuất hiện của
bất kỳ của một khối kinh tế châu Á riêng biệt nào đó không có sự tham gia
của Mỹ. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong lời tuyên bố của tổng thống B.
Clinton: “Mỹ sẽ tích cực chống lại bất cứ nổ lực nào nhằm tạo ra những

nhóm tiềm tàng chống Mỹ” và “Mỹ không có ý định gánh vác chi phí cho
sự có mặt về quân sự của mình ở châu Á, và trách nhiệm lãnh đạo khu vực,
để rồi bị gạt khỏi những lợi ích của sự tăng trƣởng do sự ổn định mang
lại”1.
III. 3. Hệ quả của những chính sách của Mỹ đối với các nƣớc ASEAN
thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Bối cảnh quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh đã tác động mạnh
đến sự điều chỉnh chiến lƣợc của Mỹ đối với ASEAN. Thời điểm sau Chiến
tranh lạnh khi mà cuộc chạy đua kinh tế đã thay thế cho cuộc chạy đua vũ
trang thời Chiến tranh lạnh, vấn đề ý thức hệ không còn ý nghĩa nhƣ thời kỳ
trƣớc nữa, khu vực Đông Nam Á – ASEAN không còn là khu vực có lợi ích
sống còn nhƣ thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam. Song
khu vực Đông Nam Á, với vị trí địa chiến lƣợc giàu tài nguyên, một nguồn
lao động dồi dào, một thị trƣờng rộng lớn, luôn có một ý nghĩa chiến lƣợc
quan trọng đối với Mỹ cả về mặt an ninh cũng nhƣ các lợi ích kinh tế. Đồng
thời việc mở rộng ASEAN ra toàn khu vực vào cuối những năm 1990, cũng
nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ của khối ASEAN trong thập kỷ đầu
của thế kỷ XXI, ASEAN trở thành một trong những khu vực phát triển năng
động nhất thế giới, tiếng nói, vị thế của ASEAN đƣợc nâng cao trên trƣờng
1

Trích dẩn theo Lê Khƣơng Thùy, Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. tr.243

Trang 93


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

quốc tế,... những điều đó càng nâng cao tầm quan trọng của ASEAN đối với

Mỹ.
Sau chiến tranh lạnh, các nƣớc ASEAN không ngừng mở rộng quan
hệ đối ngoại theo xu hƣớng đa phƣơng hóa đa dạng hóa, bản chất mối quan
hệ của ASEAN và Mỹ đã chuyển từ mối quan hệ bạn bè đồng minh, sang
bạn bè đối tác. Trên phƣơng diện song phƣơng lẫn đa phƣơng, Mỹ không
còn đóng vai trò là ngƣời bảo trợ duy nhất cho ASEAN. Điều này xuất phái
từ hai nguyên do. Thứ nhất, trong tình hình mới, Mỹ tránh can thiệp vào
những xung đột, tranh chấp trong khu vực, đặc biệt là các vấn đề nóng nhạy
cảm, có liên quan đến nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực nhƣ vấn đề
Trƣờng Sa, vấn đề Biển Đông. Thứ hai, ngày nay ASEAN đã trở thành một
tổ chức cố tiếng nói, vị thế trong các vấn đề khu vực và quốc tế, không có sự
can thiệp chi phối của các cƣờng quốc nhƣ thời Chiến tranh lạnh. Thêm vào
đó, trƣớc bối cảnh và trật tự thế giới mới đƣợc hình thành sau Chiến tranh
lạnh, các nƣớc ASEAN đã duy trì ở khu vực một thế cân bằng chiến lƣợc
giữa các nƣớc lớn, điển hình là việc ASEAN đóng vai trò chủ đạo trong
ARF. Điều này đã làm giảm thiểu sự phụ thuộc của ASEAN vào các nƣớc
lớn, đặc biệt là Mỹ. Tuy nhiên, trong các chính sách của mình, Mỹ vẫn luôn
xem ASEAN nhƣ là một khu vực có vai trò rất đáng kể về mặt an ninh cũng
nhƣ các lợi ích kinh tế chiến lƣợc của Mỹ.
Trƣớc xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đã và đang diễn ra ngày càng
mạnh mẽ, kinh tế trở thành nhân tố trung tâm, các nƣớc trên thế giới cùng
tìm kiếm sự hợp tác, vừa cạnh tranh vừa kiềm chế lẫn nhau. Đồng thời việc
vƣơn lên của các cƣờng quốc khác nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây
Âu,... đang tìm cách nâng cao vị thế và tăng cƣờng ảnh hƣởng của mình vào
Đông Nam Á, điều đó cho chúng ta thấy rằng, Mỹ sẽ còn tiếp tục điều chỉnh
chiến lƣợc của mình đối với khu vực này.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã bắt đầu tăng cƣờng hiện diện và
khẳng định vai trò, quyền lợi của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng
Trang 94



Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

trong đó có Đông Nam Á. Việc Mỹ tăng cƣờng hiện diện trở lại ở khu vực
chiến lƣợc này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, về mặt an ninh: những diễn biến căng thẳng trên bán đảo
Triều Tiên xoay quanh vấn đề hạt nhân của Bình Nhƣỡng; tranh chấp quần
đảo Điếu Ngƣ trên biển Hoa Đông; lãnh thổ Đài Loan; đặc biệt là vấn đề
Biển Đông, các đảo và thềm lục địa của vùng biển này, một vùng biển chiến
lƣợc cả về phƣơng diện quân sự, chính trị, giao thông, kinh tế không chỉ đối
với các nƣớc trong khu vực mà cả những nƣớc ngoài khu vực, đặc biệt là
Trung Quốc và Nhật Bản. Hầu nhƣ toàn bộ nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ
Trung Đông và châu Phi của hai nƣớc này phải đi qua Biển Đông. Sự vƣơn
lên nhanh chóng và mạnh mẽ của Trung Quốc cũng nhƣ việc nƣớc này tăng
cƣờng sức mạnh quân sự, đặc biệt là hải quân khiến các nƣớc trong khu vực,
nhất là các nƣớc ASEAN lo ngại. Trung Quốc đã ra tuyên bố đƣờng lƣỡi bò
chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa,
Trƣờng Sa. Đến nay, trên phƣơng diện thế giới, Trung Quốc chƣ thể sánh
bằng Mỹ, nhƣng ở phạm vi khu vực, Trung Quốc đã tạo ra một thách thức
thật sự đối với Mỹ, ngƣời Mỹ nhận ra rằng, cần cũng cố địa vị của họ tại
khu vực chiến lƣợc này.
Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế châu Á – Thái bình Dƣơng
trong mấy thập niên qua đã khiến nơi đây trở thành khu vực phát triển sôi
động nhất thế giới, càng khẳng định vài trò vị thế của toàn bộ khu vực trên
thế giới trong thế kỷ XXI.
Qua tuyên bố của ngoại trƣởng Mỹ tại ARF-17 vừa qua, và sự phản
pháo ngay lập tức của ngoại trƣởng Trung Quốc trong những ngày này xung
quanh giải pháp đối với các tranh chấp ở Biển Đông cho thấy tình hình đang
nóng lên. Cộng thêm các cuộc tập trận đã và sẽ tiến hành từ cả hai phía, cục
diện an ninh Đông Nam Á đang đứng trƣớc nhiều thách thức.


Trang 95


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

Ðụng độ hay không đụng độ giữa hai thế lực này còn là câu chuyện
của tƣơng lai. Trƣớc mắt hiện nay, thử thách lớn nhất của ngoại giao Mỹ và
đƣơng nhiên cũng là trắc nghiệm lớn nhất đối với ngoại giao Trung Quốc là
làm thế nào hai nƣớc vừa hợp tác, vừa cạnh tranh nhau trong khuôn khổ
kiểm soát đƣợc.
Tìm mọi cách né tránh không trở thành quân bài trong ván bài lớn này
giữa hai đại cƣờng lại là câu chuyện của ngoại giao ASEAN. Trong quá
trình trƣởng thành, ASEAN tích luỹ đƣợc khá nhiều kinh nghiệm trong việc
giải quyết các vấn đề liên quan đến ổn định, an ninh và phát triển của mình
và ngăn chặn không để Đông Nam Á trở thành đấu trƣờng, đối tƣợng tranh
chấp và xung đột giữa các nƣớc lớn nhƣ trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Chia sẻ những kinh nghiệm đó của ASEAN cho Việt Nam là yêu cầu
khách quan và có ý nghĩa chiến lƣợc đối với cả ASEAN lẫn Việt Nam. Ví
dụ giải quyết bài toán nhu cầu xác định Mỹ góp phần bảo đảm an ninh cũng
quan trọng nhƣ nhu cầu giao hảo mọi mặt với Trung Quốc là một đề tài
"nóng" hiện nay.
ASEAN thực tế có thể là bàn đạp để Việt Nam triển khai chính sách
khu vực năng động, rộng mở. Nếu không phải là một thành viên trách nhiệm
và hữu ích, Việt Nam làm sao có thể thay mặt cho hiệp hội trình bày những
quan điểm của khu vực về các vấn đề thời sự của chính trị và kinh tế thế giới
tại các diễn đàn liên quan cấp toàn cầu?
ASEAN cũng có thể là giá đỡ cho Việt Nam khi nghị trình các vấn đề
an ninh cấp vùng, nhất là vấn đề Biển Đông trong quan hệ giữa ASEAN và
Trung Quốc, đè quá nặng trên vai Việt Nam. Muốn thế Việt Nam cùng

ASEAN phải hết sức nhuần nhuyễn và uyển chuyển trong việc lồng ghép
giữa song phƣơng và đa phƣơng trong quan hệ với các đối tác chủ chốt nhƣ
Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Nga và Liên minh châu Âu.

Trang 96


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

Cuối cùng là ý chí tự lập, tự cƣờng, gần nhƣ là một căn cƣớc nổi tiếng
của ASEAN, sẽ hoà quyện với chân lý "không có gì quý hơn độc lập tự do"
của Việt Nam tạo nên nguồn sức mạnh thời đại để chúng ta cùng nƣơng vào,
tiến theo trào lƣu chủ đạo trong việc hình thành các phối trí hợp tác giữa
ASEAN với các đối tác bên ngoài.

Trang 97


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

C. KẾT LUẬN
Tìm hiểu những chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau
chiến tranh lạnh (1967 – nay), có thể đƣa ra những nhận định sau:
Thứ nhất, từ sau chiến tranh thế giới thứ II, trong con mắt của ngƣời
Mỹ, khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng có một vai trò rất quan trọng chiến
lƣợc toàn cầu của Mỹ, trong đó khu vực Đông Nam Á là một khu vực chiến
lƣợc ngày càng quan trọng, là một mắc xích chiến lƣợc trong chuổi mắc xích
chiến lƣợc vòng cung Đông Á – Thái Bình Dƣơng. Chúng ta thấy rằng từ
khi đƣợc thành lập năm 1967 đến nay, sau hơn bốn thập niên hình thành và
phát triển, khu vực Đông Nam Á – ASEAN với vị thế về địa chiến lƣợc

cùng các giá trị kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong những chiến
lƣợc, chính sách toàn cầu của Mỹ. Mặc dù nhiều lần chính quyền Mỹ đã có
những điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình mới song mục tiêu
chiến lƣợc của Mỹ là không hề thay đổi.
Thứ hai, từ khi thành lập đến nay, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức về kinh tế, xã hội, an ninh chính trị, đồng thời luôn nằm trong
vòng ảnh hƣởng của các nƣớc lớn, nhất là của Mỹ về nhiều mặt, song các
nƣớc ASEAN đã liên tục nổ lực phấn đấu vƣơn lên và đã đạt đƣợc nhiều
thành tựu to lớn, tiếng nói của ASEAN ngày càng đƣợc nâng cao trên trƣờng
quốc tế. ASEAN đã tận dụng sự giúp đở của Mỹ cũng nhƣ biết tận dụng sự
kiềm chế lẫn nhau giữa các nƣớc lớn để cân bằng lợi ích của các nƣớc này
trong khu vực. Ngày nay, nếu so với Liên minh châu Âu (EEC) thì các nƣớc
ASEAN còn nhiều việc phải làm, nhƣng nếu so với các tổ chức khác của các
nƣớc đang phát triển trên thế giới thì ASEAN đƣợc xem là tổ chức thành
công nhất.
Thứ ba, ASEAN ra đời cũng là lúc cao trào của Chiến tranh lạnh, khi
tình hình thế giới diển biến hết sức phức tạp, căng thẳng, cuộc chạy đua vũ
trang quyết liệt tranh giành ảnh hƣởng của hai hai hệ thống chính trị xã hội
Trang 98


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

khác nhau, một bên là Tƣ bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và một bên là Xã
hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu diển ra gay gắt. Đông Nam Á trở thành
một địa bàn tranh giành quyết liệt giữa hai hệ thống chính trị thế giới. Mỹ đã
dùng viện trợ quân sự, kinh tế, trong đó viện trợ quân sự chiếm đa số để lôi
kéo các nƣớc ASEAN vào cuộc chiến ở Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu
chiến lƣợc toàn cầu ngăn chặn Cộng sản, phong trào giải phóng dân tộc trên
khắp thế giới của Mỹ, trong đó Đông Nam Á là một khu vực trọng điểm.

Đồng thời, thông qua các chính sách của mình Mỹ tìm mọi cách cột chặt
ASEAN trong quỹ đạo tƣ bản của Mỹ.
Thứ tƣ, sau Chiến tranh lạnh, khi mà vấn đề ý thức hệ không còn
mang ý nghĩa nhƣ trƣớc, kinh tế trở thành nhân tố trung tâm, chạy đua kinh
tế thay thế chạy đua vũ trang trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Mỹ vẫn tiếp tục
các chính sách viện trợ kinh tế, quân sự cho khối ASEAN, tuy nhiên viện trợ
của Mỹ dành cho ASEAN đã giảm đi đáng kể và đƣợc điều chỉnh lại phù
hợp với các chiến lƣợc và lợi ích của Mỹ ở khu vực.
Sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN đã chuyển từ
quan hệ bạn bè đồng minh sang quan hệ bạn bè đối tác. Mỹ có những điều
chỉnh chính sách kinh tế đối với ASEAN nhằm mở rộng hơn nữa vai trò
kinh tế của Mỹ ở khu vực. Mỹ thực thi một loạt các chính sách kinh tế nhằm
mở cửa thị trƣờng, tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế Mỹ xâm nhập, mở
rộng phạm vi hoạt động vào ASEAN. Việc thành lập ASEAN – 10 vào cuối
thế kỷ XX, đã tạo ra cho ASEAN một thị trƣờng thống nhất, rộng lớn. Sự
bùng nổ kinh tế của ASEAN vào đầu những năm 1990 đã cho thấy tiềm
năng kinh tế to lớn của tổ chức này. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính
năm 1997 làm chao đảo nền kinh tế nhiều nƣớc trong khu vực nhƣng
ASEAN đã nổ lực, nhanh chóng khắc phục, vƣợt qua khủng hoảng và lấy lại
đà phát triển. Ngày nay, ASEAN là một trong những khu vực có tốc độ tăng
trƣởng cao nhất của thế giới. Những điều này có thể khẳng định rằng
ASEAN tiếp tục sẽ là nơi các nƣớc lớn thể hiện mối quan tâm đặc biệt trong
Trang 99


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

thế kỷ XXI.
Thứ năm, quan hệ giữa Mỹ và ASEAN sau hơn bốn thập niên một mặt
là quan hệ có qua, có lại. Bởi trong thời kỳ chiến tranh lạnh, để thực hiện

các mục tiêu chiến lƣợc của mình Mỹ muốn tập hợp, lôi kéo các nƣớc
ASEAN chống lại ảnh hƣởng của chủ nghĩa Cộng sản ở khu vực. Các nƣớc
ASEAN thì lại muốn dựa vào ô an ninh của Mỹ cũng nhƣ rất cần vốn đầu tƣ,
kỹ thuật công nghệ, thị trƣờng,… mà Mỹ, các nƣớc đồng minh của Mỹ là
Nhật Bản và Tây Âu hoàn toàn đáp ứng đƣợc nhu cầu này của ASEAN
trong quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, phải nói rằng các nƣớc
ASEAN đã tận dụng khá tốt sự giúp đở của Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây,
cũng nhƣ thời gian hòa bình dƣới sự bảo trợ về an ninh của Mỹ để phát triển
kinh tế quốc gia và đã thu đƣợc những kết quả đáng kể. Sau Chiến tranh
lạnh, quan hệ có qua có lại càng trở nên nổi trội hơn trong quan hệ giữa Mỹ
và ASEAN. Mặt khác, quan hệ giữa ASEAN và Mỹ còn tồn tại nhiều bất
bình đẳng bởi suy cho cùng đây là quan hệ của một siêu cƣờng với một tổ
chức khu vực mà các nƣớc thành viên đều là những nƣớc có xuất phát kinh
tế thấp kém, nên trong mối quan hệ với Mỹ các nƣớc ASEAN phải chịu
nhiều thiệt thòi, đồng thời trong mối quan hệ với các nƣớc ASEAN từ trƣớc
tới nay, Chính quyền Mỹ luôn tìm mọi cách chi phối các nƣớc này.
Từ đó chúng ta thấy rằng, các chính sách của Mỹ đối với các nƣớc
ASEAN, kể cả các nƣớc nƣớc bạn bè, đồng minh thân cận, tất cả đều nhằm
mục tiêu trƣớc tiên là phục vụ các ý đồ chiến lƣợc, cũng nhƣ các lợi ích
trƣớc tiên của Mỹ và các tập đoàn kinh tế khổng lồ của nƣớc Mỹ.
Thứ sáu, mặc dù vẫn còn phụ thuộc Mỹ về nhiều mặt, song suốt hơn
bốn thập niên qua, tổ chức ASEAN đã không ngừng phấn đấu nhằm thúc
đẩy sự phát triển toàn diện trong khối, nâng cao tiếng nói của ASEAN trong
khu vực và quốc tế. Đồng thời tìm cách hạn chế sự chi phối của Mỹ trong
khu vực cũng nhƣ việc Mỹ áp đặt các giá trị Mỹ và can thiệp vào công việc
nội bộ của các nƣớc ASEAN.
Trang 100


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)


Tóm lại, suốt hơn bốn thập niên qua, khu vực Đông Nam Á – ASEAN
luôn nằm trong những tính toán chiến lƣợc của Mỹ, cho dù bối cảnh, tình
hình khu vực có nhiều biến động mạnh mẽ, đặc biệt nhƣ Chiến tranh Việt
Nam, vấn đề Campuchia, những thay đổi sau Chiến tranh lạnh, sự vƣơn lên
của Trung Quốc ngày nay cũng nhƣ việc Mỹ tăng cƣờng hiện diện của mình
trong những những năm gần đây tại khu vực châu Á – Thái bình Dƣơng nói
chung và khu vực Đông Nam Á – ASEAN nói riêng … Song mục tiêu của
Mỹ vẫn là khẳng định vai trò, quyền lợi của Mỹ tại khu vực chiến lƣợc, phát
triển sôi động này của thế giới. Các chính sách của Mỹ có tác động rất lớn
đến tình hình của các nƣớc Đông Nam Á – ASEAN, đặc biệt trong giai đoạn
Chiến tranh Việt Nam. Sau Chiến tranh lạnh tuy ASEAN không còn là khu
vực có ý nghĩa sống còn với Mỹ, nhƣng Mỹ vẫn luôn khẳng định sự có mặt
của mình tại khu vực này. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, chúng ta hãy
còn chứng kiến những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
châu Á – Thái Bình Dƣơng nói chung và khu vực Đông Nam Á – ASEAN
nói riêng.

Trang 101


Chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh (1967 - nay)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Khƣơng Thùy, Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau
Chiến tranh lạnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003
2. Lƣu Văn Lợi, Nguyễn Hồng Thạch, Pháp tái chiếm Đông Dƣơng và
Chiến tranh lạnh, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2002
3. Nguyễn Duy Quý, Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển
bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001

4. H. Y Schandler, Sự nghiệp của một Tổng thống bị đổ vỡ, Nxb Tp. Hồ Chí
Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 1999
5. Lƣu Ngọc Trịnh, Đối sách của các nƣớc Đông Á trƣớc việc hình thành
các khu vực mậu dịch tự do (FTA) từ cuối những năm 1990, Nxb Lao động
– Xã hội, Hà Nội, 2006
6. Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Quan hệ
Quốc tế, Tập bài giảng Quan hệ Quốc tế, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội,
2007
7. Tiêu Thi Mỹ, Mƣu lƣợc Đặng Tiểu Bình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2000
8. Lƣu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ, Tiếp xúc bí mật Việt Nam – Hoa Kỳ
trƣớc Hội nghị Pari, Viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội, 1990
9. Shiraishi Masaya, Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam 1951 – 1987, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1994
10. Các bài viết trên trang mạng www.google.com.vn

Trang 102


×