Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Nghiên cứu chính sách của hungary đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình chuyển đổi kinh tế và vận dụng vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN



NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHÍNH SÁCH
CỦA HUNGARY ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN, NÔNG DÂN TRONG
QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ
VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM

(Báo cáo chính)

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: GS.TSKH. LÊ DU PHONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN










7818
26/3/2010


HÀ NỘI, 2008

2
Mục Lục

Trang
Danh mục biểu và sơ đồ
5
PHẦN MỞ ĐẦU
6
PHẦN THỨ NHẤT: CHÍNH SÁCH CỦA HUNGARY ĐỐI VỚI NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN, NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
NỀN KINH TẾ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÓ THỂ RÚT RA
CHO VIỆT NAM

11
1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và nông nghiệp, nông
thôn, nông dân Hungary
11
1.1.1.Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của Hungary
11
1.1.2. Tình hình nông nghiệp, nông thôn và nông dân Hungary sau
chuyển đổi nền kinh tế
20
1.2. Tác động của các chính sách đối với sự phát triển của nông
nghiệp, nông thôn, nông dân Hungary sau chuyển đổi

47
1.2.1. Những tác động tích cực
47
1.2.2 . Một số tác động tiêu cực
53
1.3. Những bài học kinh nghiệm có thể rút ra đối với Việt Nam
55
PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH
CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN,
NÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
57
2.1. Khái quát về nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam và các
chính sách của Đảng và Nhà nước đối với khu vực này
57
2.1.1. Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986)
57
2.1.2. Trong thời kỳ đổi mới
61

3

2.2. Tác động của các chính sách đối với sự phát triển của nông
nghiệp, nông thôn, nông dân trong thời kỳ đổi mới
74
2.2.1. Đối với sản xuất nông nghiệp
74
2.2.2. Đối với nông thôn
86
2.2.3. Đối với nông dân
90

2.3. Những điểm còn hạn chế của chính sách đối với nông nghiệp,
nông thôn và nông dân
92
2.3.1. Đối với chính sách đất đai
92
2.3.2. Đối với chính sách nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên
cứu cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân
95
2.3.3. Đối với chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nông nghiệp, nông
thôn và nông dân
96
2.3.4. Về vai trò của Nhà nước đối với phát triển khu vực nông nghiệp,
nông thôn, nông dân
8
2.4. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt về chính sách đối
với nông nghiệp, nông thôn, nông dân giữa Hungary và Việt Nam
99
2.4.1. Chính sách đất đai
100
2.4.2. Chính sách nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho
nông nghiệp, nông thôn, nông dân
100
2.4.3. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và
nông dân
101
2.4.4. Về vai trò của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân
101
PHẦN THỨ BA: VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA HUNGARY TRONG
VIỆC HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN, NÔNG DÂN TRONG THỜI KỲ MỚI Ở VIỆT NAM

103
3.1- Mục tiêu và thách thức chủ yếu đối với nông nghiệp, nông thôn
và nông dân nước ta đến năm 2020
103
3.1.1. Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta
đến năm 2020
103

4
3.1.2. Những thách thức chủ yếu đối với nông nghiệp, nông thôn và nông
dân nước ta đến năm 2020
111
3.2. Định hướng hoàn thiện chính sách đối với nông nghiệp, nông
thôn và nông dân nước ta đến năm 2020 trên cơ sở vận dụng kinh
nghiệm của Hungary
114
3.2.1. Hướng hoàn thiện đối với chính sách đất đai
114
3.2.2. Hướng hoàn thiện đối với chính sách khoa học và công nghệ
123
3.2.3. Hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nông
nghiệp, nông thôn và nông dân
128
3.2.4. Hướng hoàn thiện, sửa đổi vai trò của Nhà nước đối với nông
nghiệp, nông thôn, nông dân
132
3.3. Kết luận
135
3.4. Kiến nghị
137

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
141


5
Danh mục biểu và sơ đồ

Biểu 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng của Hungary giai đoạn 2002-
2006 theo giá thực tế
Biểu 2.1. Sản xuất lúa gạo của Việt Nam giai đoạn 1976-1987
Biểu 2.2. Sản xuất lương thực của Việt Nam giai đoạn1990-2007
Biểu 2.3. Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1989-2007
Biểu 2.4. Tình hình phát triển của ngành ngư nghiệp giai đoạn 1990-2007
Biểu 2.5. Sự phát triển của ngành ch
ăn nuôi giai đoạn 1990-2007
Biểu 2.6. Sản lượng một số cây trồng chủ yếu giai đoạn 1990-2007
Biểu 2.7. Sự biến đổi của cơ cấu Nông-Lâm-Ngư nghiệp giai đoạn
1986- 2007
Biểu: 2.8. Sự biến đổi cơ cấu của ngành trồng trọt-chăn nuôi và dịch vụ
giai đoạn 1990-2007
Biểu: 2.9. Sự biến đổi của cơ cấu các loại cây trồng giai đoạn 1990-2007
Biểu 2.10. Tình hình xuất khẩu các sản phẩm Nông-lâm-thuỷ sản của Việt
Nam giai đoạn 1990-2007
Biểu: 2.11. Mức độ manh mún đất đai ở vùng Đồng bằng Sông Hồng

Sơ đồ 1.1. Sự thay đổi về cơ cấu sở hữu đất sản xuất nông nghiệp
Sơ đồ 1.2. Phân bố đất nông nghiệp theo độ lớn diện tích, 2005
Sơ đồ 1.3. Lao động Nông nghiệp bình quân (1.000 người)
Sơ đồ 1.4. Sự biến đổi GDP Nông nghiệp qua các năm


6
PHẦN MỞ ĐẦU

I-TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hungary là một nước có nền nông nghiệp phát triển vào bậc nhất
trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Những sản phẩm nông nghiệp
của Hungary như: Ngô, thịt gà, gan ngỗng, cá chép, táo.v.v. không những
nổi tiếng ở các nước xã hội chủ nghĩa, mà còn cả trên thế giới.
Đầu năm 1990, Hungary bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh tế của
đất
nước từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường thực thụ.
Trong nông nghiệp, hệ thống nông trường quốc doanh và hợp tác xã
sản xuất nông nghiệp bị xoá bỏ. Chính phủ Hungary thực hiện chính sách tư
hữu hoá đối với ruộng đất và tư nhân hoá hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Không ít người đ
ã từng cho rằng, với chính sách ấy nền nông nghiệp
của Hungary sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng, kinh tế-xã hội của nông
thôn sẽ gặp khó khăn trong phát triển, thu nhập của nông dân sẽ giảm, đời
sống mọi mặt của họ sẽ không thể cải thiện được.
Tuy nhiên, thực tiễn 17 năm qua đã cho thấy không phải như vậy. Nền
nông nghiệp của Hungary ngày nay vẫn là nền nông nghiệp sả
n xuất tập
trung, qui mô lớn, với trình độ kỷ thuật và công nghệ cao, các sản phẩm do
nền nông nghiệp Hungary tạo ra, có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm
nông nghiệp của các nước trong cộng đồng Châu Âu và thế giới. Bộ mặt của
nông thôn Hungary hiện đại hơn trước, thu nhập và đời sống của người nông
dân cũng cao hơn trước.
Để có được những thành quả đó, chắc chắ
n Chính phủ Hungary đã có

những chính sách rất tốt, tạo ra động lực mạnh mẽ đối với nông nghiệp,
nông thôn và nông dân. Đặc biệt là chính sách đất đai, chính sách khoa học –

7
công nghệ, chính sách hỗ trợ đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân và
vai trò của Nhà nước đối với việc phát triển khu vực rộng lớn này.
Chúng tôi cho rằng những kinh nghiệm của Hungary trong việc giải
quyết những vấn đề trên sẽ rất bổ ích cho Việt Nam, khi mà chúng ta đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và gia nhập WTO.
Bởi lẽ, đây là thời kỳ nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta đang
đứ
ng trước những thách thức vô cùng to lớn:
-Một là, sản phẩm của nền nông nghiệp nước ta, một nền nông nghiệp
sản xuất nhỏ lẻ, phân tán với kỷ thuật và công nghệ lạc hậu sẽ phải cạnh
tranh với sản phẩm nông nghiệp của các nước có nền nông nghiệp sản xuất
tập trung, qui mô lớn, kỷ thuật và công nghệ hiện đại.
-Hai là, đất nông nghiệp của nướ
c ta có ít, song lao động lại chủ yếu
nằm trong nông nghiệp và nông thôn. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị
hoá sẽ làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh, đẩy hàng loạt nông
dân vào cảnh mất việc làm. Đây là nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu
nghèo, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, cũng như nguy cơ làm mất
ổn định chính trị-xã hội của đất nước.
Việt Nam cũng vốn là một nước xã hội chủ nghĩa và cũng đang thự
c
hiện việc chuyển đổi nền kinh tế như Hungary. Vì vậy, chắc chắn những
kinh nghiệm của Hungary trong việc đổi mới các chính sách đối với nông
nghiệp, nông thôn, nông dân cũng sẽ rất hữu ích đối với Việt Nam. Đó chính
là lý do khiến chúng tôi chọn vấn đề: Nghiên cứu một số chính sách của
Hungary đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình chuyển

đổi kinh tế và vận dụng cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II-M
ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1-Nghiên cứu một số chính sách của Hungary đối với nông nghiệp,
nông thôn, nông dân trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, đặc biệt là từ

8
khi Hungary gia nhập EU và WTO, trong đó quan trọng nhất là chính sách
đất đai, chính sách khoa học-công nghệ, chính sách hỗ trợ đối với nông
nghiệp, nông thôn, nông dân và vai trò của Nhà nước trong việc phát triển
khu vực rộng lớn này.Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể
vận dụng được cho Việt Nam.
2-Tiến hành khảo sát và nghiên cứu những chính sách tương ứng như
của Hungary tại Việt Nam hiện nay, đánh giá đúng những mặt tích cực c
ũng
như những mặt còn hạn chế của các chính sách đó đối với sự phát triển của
nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đặc biệt là khi chúng ta bước vào giai
đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập sâu
rông với quốc tế.
3-Từ kinh nghiệm của Hungary và thực tiễn của Việt nam, đề xuất với
Đảng và Nhà nước các giải pháp, các kiến nghị có cơ sở khoa họ
c, có tính
khả thi, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các chính sách có
liên quan thực sự có tác động tích cực đối với sự phát triển của nông nghiệp,
nông thôn và nông dân trong thời kỳ mới.
III-ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1-Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách đối với nông nghiệp,
nông thôn và nông dân, cụ thể là các chính sách sau:
-Chính sách đất đai.

-Chính sách khoa học-công nghệ.
-Chính sách hỗ trợ của Nhà nướ
c đối với nông nghiệp, nông thôn và
nông dân.
-Vai trò của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.


9
2-Phạm vi nghiên cứu:
- Các chính sách trên được nghiên cứu tại Hungary và Việt Nam.
-Thời gian nghiên cứu: Ở Hungary là sau chuyển đổi nền kinh tế, còn
ở Việt Nam là sau khi thực hiện đường lối đổi mới.
IV-CÁCH TIẾP CẬN,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1-Cách tiếp cận
Thông thường trong nghiên cứu kinh tế người ta hay tiếp cận từ lý
luận rồi đến thực tiễn, từ vĩ mô đến vi mô. Trong đề tài này chúng tôi tiếp
cận theo cách ngược trở
lại.
-Ở Hungary, chúng tôi đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển nông
nghiệp, nông thôn và đời sống của nông dân trước, sau đó mới trao đổi ý
kiến với các chuyên gia, các cơ quan có trách nhiệm của phía bạn, cũng như
tham khảo thêm các tài liệu cần thiết. Trên cơ sở đó so sánh với trước và với
một số nước trong cộng đồng EU. Từ đó mới rút ra tác động của các chính
sách đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cũng nh
ư những bài học
có thể rút ra được cho Việt Nam.
-Ở Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ thực hiện việc điều tra, khảo sát thực
tiễn phát triển của nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người nông dân
trước, sau đó mới đánh giá mức độ hợp lý, mức độ tác động của từng chính
sách đối với 3 lĩnh vực đó. Tiếp đến mới tham khảo ý kiến của các nhà khoa

học, các nhà quản lý để tăng thêm mức độ chính xác và khách quan.
2-Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết thành công các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề
ra, ngoài việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế thông thường
như: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích và
so sánh.v.v chúng tôi đặc biệt chú trọng sử dụng các phương pháp sau đây:

10
a-Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. Trọng tâm là khảo sát tác
động của chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân tại
Hungary và Việt Nam.Việc điều tra, khảo sát sẽ được tiến hành tại những
vùng, địa phương điển hình nhất cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân
mỗi nước với một mức độ thích hợp, bảo đảm độ tin cậy.
b-Phương pháp chuyên gia. Sẽ tiến hành trao đổi với các nhà khoa
học, các nhà quả
n lý các cấp am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu để xin các ý
kiến tư vấn cần thiết.
c-Phương pháp kế thừa. Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn,
nên đề tài sẽ cố gắng tối đa trong việc khai thác, sử dụng các tài liệu, các
công trình nghiên cứu có liên quan ở cả hai nước Việt Nam và Hungary.
V-NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ngoài lời nói đầu,phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung của đề
tài gồm 3 phần chính sau đây:
- PHẦN THỨ NHẤT: Chính sách của Hungary đối với nông nghiệp,
nông thôn, nông dân trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và những bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- PHẦN THỨ HAI: Thực trạng tác động của các chính sách của Đảng
và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn nông dân Việt Nam hiện nay.
- PHẦN THỨ BA: Vận dụng kinh nghiệm của Hungary trong việc

hoàn thiện các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong
thời kỳ mớ
i ở Việt Nam.





11
PHẦN THỨ NHẤT
CHÍNH SÁCH CỦA HUNGARY ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN, NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN
ĐỔI NỀN KINH TẾ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CÓ THỂ RÚT RA CHO VIỆT NAM

1.1-Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và nông nghiệp, nông
thôn, nông dân Hungary
1.1.1-Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của Hungary
Hungary là một nước nhỏ, nằm ở giữa Đông âu. Phía Bắc nước Hung
giáp với nước cộng hoà Slovakia, phía Tây có biên giới chung với nước
Cộng hoá Áo, phía Nam có biên giới với Cộng hoà Nam Tư cũ và phía Đông
có biên giới chung với Rumani và Ukraina.
Hungary có diện tích tự nhiên 93.030 km2, đất đai khá bằng phẳng và
phì nhiêu. Điều đặc biệt là Hungary là một quốc gia không có biể
n và có rất
ít các loại khoáng sản, nhất là những khoáng sản có giá trị kinh tế cao. Tuy
nhiên, Hungary lại có hồ Balaton khá lớn và đẹp, và có dòng sông Đanúp
thơ mộng chảy suốt từ Bắc chí Nam của đất nước.
Hungary không chỉ là một nước nhỏ về diện tích tự nhiên, mà còn là
một quốc gia có dân số không nhiều, tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2006

Hungary có 10,75 triệu người, mật độ dân số trung bình trong năm 2006 là
108,5 người/km2. Dân cư của Hungary cũng khá thuần nhấ
t, chủ yếu là
người Hungary, tại một số địa phương, có một bộ phận dân Digan, và dân
người gốc Rumani cùng chung sống. Dân Digan thường sống co cụm với
nhau tại một số làng nhất định, và các gia đình của họ thường rất đông con
cái. Sau năm 1990, khi chế độ Xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ, có một số người
nước ngoài đã tìm mọi cách để định cư lạ
i Hungary để làm ăn , sinh sống.
Trong số này có hai cộng đồng tương đối lớn: Một là người Hoa, có khoảng
10.000 người, và hai là người Việt Nam, với khoảng 6.000 người.

12
Một đặc điểm rất đáng nói là trong gần 20 năm nay, dân số của
Hungary luôn có xu hướng giảm, vì thế ở quốc gia này số người già chiếm
tỷ lệ rất cao.Trong năm 2004, lứa tuổi từ 1-19 chỉ chiếm có 22,2% dân số
của cả nước và đang tiếp tục giảm, trong khi số người có độ tuổi từ 60 trở
lên chiếm tới 21% và đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân của việc
giảm dân số, trước hết là do tỷ lệ sinh đẻ thấp, và số người chết thường
xuyên cao.Tại Hungary ngày nay, xu hướng mong muốn và nhận trách
nhiệm nuôi con đã bị thay đổi, do đó, đã từ lâu nhiều người không muốn có
con. Hai là, mô hình gia đình ở Hungary đang bị khủng hoảng, bởi vì thanh
niên không muốn kết hôn và tỷ lệ ly dị cao, số lượng các gia đình tan vỡ rất
lớn. Người dân Hungary nhìn chung hiền hậu, thân thiệ
n , cần cù, chăm chỉ
và cũng rất thông minh, luôn thích ứng với sự biến đổi của cuộc sống.
Hungary là một quốc gia có lịch sử phát triển khá lâu đời và cũng rất
oanh liệt, đặc biệt là thời kỳ chống quân xâm Lược Thổ Nhĩ Kỳ, mà tiều
biểu là cuộc chiến ở thành Êghe nổi tiếng.
Năm 1945, sau khi Hồng quân Liên Xô giải phóng nước Hung khỏi

ách chiếm đóng của phát xít Đức, nhân dân Hungary d
ưới sự lãnh đạo của
Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Hungary đã tiến hành xây dựng đất nước
theo con đường Xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù là một nước nhỏ bé và tài nguyên không phong phú, đa dạng
như các nước khác, song với tài trí của mình, người dân Hungary đã tạo ra
sự phát triển khá ngoạn mục về kinh tế-xã hội trong các thập kỷ 60, 70 và 80
của thế kỷ XX. Có thể nói, Hungary là một nước có nền kinh tế phát triể
n
cao và năng động vào loại nhất trong các nước Xã hội Chủ nghĩa thời bấy
giờ.Về công nghiệp, Hungary có các sản phẩm có chất lượng cao và khá nổi
tiếng như: Xe chở khách hiệu Ikarut, các sản phẩm điện tử và các loại tân
dược. Về nông nghiệp, Hungary có : Ngô, táo, thịt gia cầm, thịt bò, sữa, cá
chép, gan ngỗng v.v được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng.Thu

13
nhập và đời sống mọi mặt của người dân Hungary nhờ đó cũng được xếp
vào loại cao trong các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ.
Mặc dù là một nước có nền kinh tế phát triển vào loại nhất trong phe
Xã hội chủ nghĩa,song trên thực tiễn nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa, vận hành
theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp đã đem lại cho kinh
tế
-xã hội của nước Hung nhiều điều bất cập, trong đó quan trọng nhất là nền
kinh tế không có động lực phát triển. Đây là điều làm cho người Hung luôn
trăn trở.
Chính vì thế, có thể nói, Hungary là nước có tư tưởng chuyển đổi và
thực hiện việc chuyển đổi dần nền kinh tế từ vận hành theo cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, sang nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường sớm nhất
trong các nước thuộc hệ thống Xã hội Chủ nghĩa. Việc chuyển đổi này được

Hungary âm thầm thực hiện từng bước từ những năm 60 của thế kỹ XX, và
nó thực sự mạnh mẽ vào cuối những năm 80 của thế kỹ này, nhất là sau khi
Liên xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Điều
đáng nói là,
việc chuyển đổi nền kinh tế ở Hungary diễn ra chủ yếu bằng con đường tư
nhân hoá và nó được tiến hành khá êm đềm, thuận lợi, chứ không ồn ào, xáo
trộn như nước Nga và một số nước Đông Âu. Mặc dù vậy, việc chuyển đổi
nền kinh tế của Hungary vẫn gặp phải những khó khăn khá lớn sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước Hungary lúc bấy giờ chưa có
được một bộ luật cơ
bản, có tính hợp hiến, qui định rõ ràng, chặt chẽ về quyền tư hữu của người
dân cũng như của các tổ chức kinh tế -xã hội đối với các loại tài sản, đặc biệt
là đất đai, bất động sản. Do đó chưa có cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm
cho việc thực hiện tư nhân hoá.
Thứ hai, vào th
ời điểm đó, tuy Hungary có những động thái nhất định
trong việc đổi mới hoạt động của nền kinh tế, song trên bình diện chung nền
kinh tế vẫn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Tức là nền kinh tế đó vẫn dựa trên nền

14
tảng của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, biểu hiện dưới hai hình thức là
toàn dân và tập thể.Tương ứng với hai hình thức sở hữu đó là hai loại hình tổ
chức sản xuất cơ bản: Doanh nghiệp Nhà nước và các hợp tác xã. Đồng thời,
mọi hoạt động của nền kinh tế, từ sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu,, ai sản
xuất và s
ản xuất ở đâu, sản xuất xong tiêu thụ sản phẩm như thế nào, giá cả
ra sao.v.v. tất cả đều phải theo một kế hoạch thống nhất do chính phủ trung
ương vạch ra.
Mặt khác, Hungary còn là thành viên của khối Cộng đồng Kinh tế các

nước xã hội chủ nghĩa (Khối SEV ), do đó cũng không thể sản xuất tuỳ tiện
theo ý muốn của mình được, mà phải theo sự phân công của khố
i. Chẳng
hạn, Hungary, từ trước đại chiến thế giới lần thứ hai là nước rất có thế mạnh
về sản xuất ô tô con. Song khối SEV lại không cho Hungary sản xuất mặc
hàng này, tất cả ô tô con của Hungary đều phải nhập từ Liên Xô và Tiệp
Khắc.v.v.
Thực hiện tư nhân hoá thực chất có nghĩa là xoá bỏ toàn bộ nền tảng
của nền kinh tế hiện tại, và như v
ậy cũng có nghĩa là thay đổi thể chế chính
trị của đất nước. Tại thời điểm năm 1989, tình hình này đã xuất hiện ở
Hungary, tuy nhiên thực hiện được nó không phải là vấn đề đơn giản.
Thứ ba, nền kinh tế Hungary tuy được đánh giá là một trong những
nền kinh tế phát triển nhất trong hệ thống xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, song
thực tế , Chính phủ Hungary
đã vay nợ rất nhiều để chi trả cho các nhu cầu
phát triển đất nước, bảo đảm an sinh cho người dân và giữ vững nền an ninh
quốc phòng. Theo báo cáo chính thức của Chính phủ trước Quốc hội, thì tính
đến hết năm 1988, Hungary đã nợ của nước ngoài khoảng 24-27 tỷ USD ( kể
cả các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa và các nước Phương Tây). Đồng
thời nợ của người dân, của các tổ chức kinh tế
trong nước khoảng 8-10
Forint (tiền Hungary, viết tắt là HUF). Nếu đem số nợ này chia cho toàn dân
Hungary, thì bình quân mỗi người nợ 2400-2700USD và 800-1000 Forint,
tương đương với GDP bình quân đầu người của Hungary lúc bấy giờ.

15
Nếu không giải quyết được món nợ này, lãi mẹ đẻ lãi con thì gánh
nặng về nợ này sẽ ngaỳ một chồng chất, Hungary khó có đủ các nguồn lực
để phát triển.

Song tư nhân hoá thì có hàng loạt các doanh nghiệp sẽ bị xoá sổ, hàng
vạn công nhân sẽ phải mất việc làm, do đó Chính phủ cũng phải có tiền để
hỗ trợ cho họ. Đây là bài toán vô cùng khó khăn và nan giải.
Thứ tư, do kế hoach hoá vẫn bao trùm và thố
ng trị trong mọi hoạt
động của nền kinh tế, đặc biệt là do người dân không có quyền gì đối với đất
đai, tư liệu sản xuất và các sản phẩm do chính bàn tay họ làm ra, nên trên
thực tế người dân, trước hết là người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, dường
như không quan tâm đến hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp
nói riêng, của cả nền kinh tế nói chung. Vì thế
nền kinh tế không có động
lực để phát triển. Sản xuất của đất nước do đó ngày càng giảm sút, khan
hiếm hàng hoá ngày càng trở nên trầm trọng. Nền kinh tế thiếu hụt là tình
trạng chung của tất cả các nước thuộc hệ thống Xã hội Chủ nghĩa lúc bấy
giờ chứ không riêng gì Hungary. Tất nhiên, đây cũng là khó khăn đáng kể
khi bắt tay vào thực hiện chuyển đổi nền kinh tế
.
Thứ năm, cơ cấu của nền kinh tế quá lạc hậu.Sản xuất nông nghiệp
vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế cả về mặt giá trị, lẫn về mặt lao
động. Công nghiệp và dịch vụ tuy cũng có phát triển, song chủ yếu là tập
trung vào các ngành sản xuất thông thường với trình độ công nghệ trung
bình của thế giới. Các ngành đòi hỏi công nghệ cao như: Tin học, n
ăng
lượng, vật liệu mới.v.v. dường như ít được chú ý đúng mức. Các hoạt động
dịch vụ cao cấp như : chứng khoáng, vận tải hàng không, cho thuê văn
phòng, tài chính .v.v. cũng rơi vào tình trạng như vậy. Cơ cấu kinh tế giữa
các vùng, miền trong nước cũng phát triển chưa hợp lý, vẫn còn khoảng cách
tương đối lớn giữa thành thị và nông thôn. Ngoài ra cũng phải kể đến sự lạc
hậu về cơ cấu sở hữu. Vị trí độc tôn của chế độ công hữu đã làm cho nền
kinh tế mất hẳn động lực và sự năng động trong phát triển.


16
Thứ sáu, mặc dù Hungary là nước được xếp vaò hàng quốc gia có cơ
sở hạ tầng tốt nhất trong các nước xã hội chủ nghĩa, song so với các nước
Phương Tây vẫn lạc hậu rất xa, nhất là các mặt như: Hệ thống giao thông và
các phương tiện vận hành trên hệ thống đó (cả đường không, đường sắt,
đường thuỷ và đường bộ), hệ thống sản xuất, truyền tải và cung cấ
p điện, hệ
thống cung cấp nước và xử lý nước thải, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống
xử lý rác và chất thải công nghiệp, hệ thống trường học, bệnh viện, ngân
hàng.v.v
Đây là khó khăn rất đáng kể của Hungary khi thực hiện tư nhân hoá,
bởi lẻ điều này gây không ít do dự, lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ bảy, các doanh nghiệp Nhà nước của Hungary quá lạ
c hậu và
ngày càng suy yếu về mặt kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. Là doanh nghiệp Nhà
nước, nhưng do khó khăn về mặt tài chính, nên Nhà nước không đủ điều
kiện đầu tư cho doanh nghiệp trong việc đổi mới thiết bị và công nghệ, mà
giao cho doanh nghiệp tự làm. Các doanh nghiệp (kể cả lãnh đạo và công
nhân) do không phải là chủ thực sự của doanh nghiệp (thực chất là người
làm thuê), nên họ càng không quan tâm đến s
ự phát triển của doanh nghiệp.
Đối với họ lấy được của doanh nghiệp cái gì là có lợi cho cuộc sống của họ
cái đó. Vì thế các doanh nghiệp Nhà nước của Hungary vào thời điểm đó nợ
chồng chất, đặc biệt là nợ của các ngân hàng. Điều này dẫn đến một hậu quả
rất nghiêm trọng là đưa toàn bộ hệ thống ngân hàng của đất nước đứng bên
bờ của sự sụp đổ.
Thứ tám, đời sống của người dân (kể cả vật chất và tinh thần) khá
thấp kém.Thấp kém ở đây là so với quá khứ không lâu trước đó chứ chưa
bàn đến việc so sánh với các nước phương Tây. Sức khoẻ của người dân có

chiều hướng xấu hơn, đặc biệt là giá trị đạo đức bị sa sút nghiêm trọng. Lòng
tin của người dân vào Đả
ng cầm quyền, với chế độ về cơ bản không còn
nữa.

17
Những khó khăn trên đây một mặt nó tạo ra sự cản trở đối với sự phát
triển của đất nước, song mặt khác chính nó lại tạo ra động lực và quyết tâm
to lớn cho Hungary trong việc chuyển nhanh nền kinh tế sang vận hành theo
cơ chế thị trường.
Giữa năm 1989 về cơ bản chế độ Xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại
ở Hungary. Trong suốt 10 năm, từ 1990
đến năm 2000, Hungary tập trung
mọi nỗ lực để hình thành nền kinh tế thị trường thực thụ trên đất nước mình.
Trong những nỗ lực đó, đáng kể nhất là việc công nhận chế độ sở hữu tư
nhân đối với đất đai, bất động sản và các tư liệu sản xuất chủ yếu; Việc hình
thành một hệ thống pháp luật đầy đủ
, đồng bộ và phù hợp với quốc tế để cho
nền kinh tế thị trường vận hành thuận lợi; Việc thay đổi lại cơ cấu của nền
kinh tế, đặc biệt là việc thay đổi lại các chính sách của Nhà nước đối với các
tầng lớp dân cư, và vai trò quản lý của Nhà nước đối với xã hội.
Theo đánh giá của Chính phủ Hungary thì đến năm 2000, Hungary đã
cơ bả
n hoàn thành việc chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang nền kinh tế thị trường. Từ năm 2001 đến nay là giai đoạn
hoàn thiện để Hungary thực sự có nền kinh tế thị trường hoàn hảo.
Để có nền kinh tế thị trường thực thụ, Hungary đặc biệt quan tâm đến
việc thực hiện tư nhân hoá. Cho đến nay, Hungary đã bán 1243 doanh
nghiệp nhà nước cho công chúng cũng nh
ư các nhà đầu tư nước ngoài với số

tiền là 1.824 tỷ Forint (trong đó giá trị tài sản là 1.000 tỷ). Song điều quan
trọng hơn là công nghệ, kỹ thuật sản xuất và phương pháp quản lý mới đã
được đưa vào các doanh nghiệp của Hungary, bảo đảm cho nền kinh tế của
nước này phát triển mạnh mẽ hơn, chất lượng cao hơn so với trước.
Các lĩnh vực mà Hungary đã tư nhân hoá hoàn toàn hoặ
c gần như
hoàn toàn là: hoá chất, công nghiệp dược phẩm, dầu mỏ và khí đốt, truyền
tải điện, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất thuốc lá,

18
công nghiệp rượu và bia, công nghiệp in ấn và xuất bản, ngân hàng, dịch vụ
bưu chính, dịch vụ bán lẻ, du lịch, khách sạn. Trong nông nghiệp , đất đai
cũng được tư nhân hoá.
Nhờ tư nhân hoá, Hungary đã thu được 13,4 tỷ USD để đầu tư cho sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong số đó 53% là của các nhà đầu
tư nước ngoài và 47% là của các nhà đầu tư trong nước. Trong số các nhà
đầu tư
nước ngoài đầu tư vào Hungary thì Cộng hoà Liên bang Đức chiếm tỷ
lệ lớn nhất 24,7%; tiếp đến là Hoa Kỳ 14%. Điều này cũng dễ hiểu vì Đức
và Hungary là hai nước từ xưa đã có quan hệ khá thân thiện với nhau.Quan
hệ giữa Mỹ và Hungary cũng khá tốt, mặt khác ở Mỹ hiện vẫn còn hơn 2
triệu kiều dân Hungary định cư ở đó từ năm 1956 sau biến động chính trị

nước này. Sau Mỹ là Pháp 8,7%, Áo 5,1%.v.v.
Tóm lại, có thể nói việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tế của Hungary thay đổi về
chất: Đa dạng hơn, năng động hơn,hiện đại hơn và sức cạnh tranh trên thị
trường lớn hơn.Điều này thể hiện tập trung ở những điểm sau
đây:
Một là, Nền kinh tế đã thực sự là nền kinh tế thị trường.Các yếu tố của

nền kinh tế thị trường đã được hình thành một cách đầy đủ và đồng bộ. Việc
trao đổi, mua bán các loại hàng hoá trên thị trường được diễn ra giữa những
người chủ sở hữu thật sự, chứ không phải chủ giả hiệu như trước đây.
Hai là, N
ếu như trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ
chế kế hoạch hoá tập trung, với sự thống trị của chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất, toàn bộ nền kinh tế chỉ có vài ngàn doanh nghiệp nhà nước và hợp
tác xã hoạt động, thì ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, với sự tồn tại
của chế độ đa sở hữ
u về tư liệu sản xuất, thì bên cạnh những công ty lớn,
mang tầm cở quốc gia và quốc tế, ở Hungary đã có hàng trăm ngàn các
doanh nghiệp vừa và nhỏ do mọi tầng lớp dân cư thành lập và điều hành
hoạt động.Điều đáng nói là, vì người dân là chủ thực sự của các doanh

19
nghiệp đó, nên họ luôn tìm mọi cách cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Động lực phát triển của cả nền kinh tế nhờ đó mà trở nên hết sức mạnh mẽ.
Ba là, nếu nền kinh tế trước đây mang nặng tính khép kín, đúng hơn là
chủ yếu chỉ quan hệ trao đổi, mua bán với các nước trong hệ thống xã hội
chủ nghĩa, thì ngày nay nó là nền kinh tế mở, hội nhập với các nề
n kinh tế
trong khu vực và thế giới, nhất là từ khi Hungary chính thức trở thành thành
viên của cộng đồng Châu Âu. Một số nhà khoa học của Hungary đã nói: nền
kinh tế của chúng tôi trước đây là nền kinh tế của Nhà nước, còn ngày nay
nó là nền kinh tế của dân.
Chuyển đổi đã làm cho kinh tế của Hungary phát triển khá nhanh, cho
đến giờ phút này nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đã đạt được trình độ chung
của kh
ối cộng đồng Châu Âu.Nhiều sản phẩm do Hungary sản xuất giờ đây
đã lấy lại được uy tín và vị thế trên thị trường Châu Âu và thế giới, nhất là

các sản phẩm điện tử, các loại tân dược và các sản phẩm nông nghiệp. Tuy
chuyển đổi có làm cho sự phân hoá về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư
trong nước khá mạnh mẽ, song nhìn một cách tổng thể, thu nhập của người
dân Hungary và đời sống mọi mặt của họ đã được cải thiện rất nhiều so với
trước. Chúng ta có thể thấy rõ phần nào sự thành công của Hungary trong
quá trình chuyển đổi nền kinh tế qua những số liệu dưới đây:
Biểu 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng
của Hungary giai đoạn 2002-2006 theo giá thực tế
Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2002 2005 2006
Tổng SPTN (GDP) Tr USD 66620,7 84440,6 102182,6 110505,7 112920,0
Tổng dự trữ QG Tr USD 10383,0 12780,0 15965,0 18603,0 21590,0
Giá trị xuất khẩu tỷ USD 34,5 42,5 54,9 62,2 73,5
Xuất khẩu BQ/Ng USD 3396,1 4195,6 5431,8 6166,3 7308,9
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007


20
Các số liệu biểu trên cho chúng ta thấy rất rõ là : nền kinh tế của
Hungary đã có sự phát triển rất nhanh khi quá trình chuyển đổi về cơ bản đã
được hoàn thành, nền kinh tế thị trường thực thụ đã được thiết lập. Trong
năm năm, GDP tăng 69,5%; tổng dự trữ quốc gia tăng 107,9%; xuất khẩu
tăng 113%; xuất khẩu tính bình quân đầu người tăng 115,2% là một tốc độ
t
ăng không nhỏ.
1.1.2. Tình hình nông nghiệp, nông thôn và nông dân Hungary sau
chuyển đổi nền kinh tế
1.1.2.1. Chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân của
Chính phủ Hungary trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch
hoá tập trung
Sau khi được Hồng quân Liên Xô giải phóng khỏi ách chiếm đóng của

phát xít Đức, Hungary về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp. Dân cư phần
lớn vẫn sống ở nông thôn và lao động xã hội vẫn chủ
yếu hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp của Hungary theo nghĩa rộng chỉ có hai
ngành là nông nghiệp và lâm nghiệp (vì không có biển, nên Hungary không
có ngành ngư nghiệp).Nông nghiệp theo nghĩa hẹp thì có trồng trọt và chăn
nuôi. Về trồng trọt, Hungary chủ yếu dựa vào trồng lúa mì, ngô, hoa quả và
các loại rau; còn về chăn nuôi thì chủ yếu là nuôi bò, lợn, gia cầm, cừu ,
ngựa, ngỗng và cá. Lâm nghiệp của Hungary chủ yếu là trồng và bảo vệ
rừng, chế biến các sản phẩm thu được từ rừng để phục vụ cho sản xuất và
đời sống của người dân.
Trong 45 năm tồn tại nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ
chế kế hoạch hoá tập trung (từ 1945 đến 1990) cũng giống như các nước xã
hội chủ nghĩa khác, đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu củ
a nông nghiệp được
quốc hữu hoá và tập thể hoá, và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất giữ vị
trí thống trị. Nông nghiệp Hungary được tổ chức dưới hai hình thức: Các cơ
sở sản xuất quốc doanh (gồm các nông trường trong nông nghiệp và các lâm

21
trường trong lâm nghiệp), và các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Những
người nông dân có quan hệ tương đối gắn bó với Nhà nước thì trở thành
công nhân , làm việc trong các nông-lâm trường quốc doanh, đại đa số còn
lại, góp ruộng đất cho hợp tác xã, và trở thành xã viên của các hợp tác xã
này. Giai đoạn đầu mới thành lập (những năm 50 và 60 của thế kỷ XX), qui
mô của các nông- lâm trường cũng như các hợp tác xã còn nhỏ ( nhỏ về diện
tích
đất đai và ít về lao động). Song cùng với quá trình phát triển của khoa
học-kỹ thuật, quá trình đổi mới cơ chế quản lý, đặc biệt là quá trình chuyển
nhanh nền nông nghiệp sang sản xuất lớn Xã hội chủ nghĩa, qui mô của các

cơ sở sản xuất trong nông-lâm nghiệp không ngừng tăng lên.Điều này đồng
nghĩa với số lượng của các nông trường và hợp tác xã không ngừng giảm
xuống. Nếu n
ăm 1959, cả nước Hungary có 4507 hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp, thì đến năm 1979, con số đó chỉ còn 1369 hợp tác xã mà thôi. Nông
trường quốc doanh cũng vậy, từ chỗ gần 300 cái cuối những năm 1950, giảm
xuống chỉ còn lại 146 cái sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển.
Như trên chúng tôi đã nêu, khi bắt tay vào xây dựng nền kinh tế Xã
hội chủ nghĩa, về cơ bản Hungary vẫn là một nước nông nghiệp, vì thế l
ực
lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực này là khá lớn.
Biểu 1.2. Lao động làm việc trong nông nghiệp
của Hungary giai đoạn 1980-1985
Đơn vị tính: 1.000 người
Chỉ tiêu 1980 1982 1984 1985
Lao động nông nghiệp 988,9 1004,6 1018,2 981,1
-Trong các nông trường 144,168 145,719 144,044 138,641
-Trong các hợp tác xã 622,316 666,466 639,476 592,697
Nguồn: Lê Du Phong, Luận án TSKH- Budapest 1988.
Lực lượng lao động nông nghiệp của thời kỳ này chiếm khoảng 1/3
lực lượng lao động của toàn nước Hungary.

22
Để khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại và có điều kiện vật
chất tương đối dồi dào nhằm nâng cao nhanh chóng mức sống của người
dân, trong giai đoạn này Chính phủ Hungary đã đặc biệt coi trọng phát triển
sản xuất nông-lâm nghiệp.Nhiều chính sách khuyến khích phát triển đã được
đưa ra áp dụng trong khu vực kinh tế thiết yếu và rộng lớn này.Hàng năm
Chính phủ Hungary đ
ã dành khoảng trên 20 tỷ Forint (theo thời giá những

năm 1970), tức là trên 20% ngân sách của Nhà nước để đầu tư cho sản xuất
nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Trong đầu tư cho nông nghiệp, nông
thôn, Chính phủ Hungary rất chú trọng đầu tư cho đào tạo đội ngũ cán bộ
khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế làm việc tại các nông-lâm trường và
hợp tác xã sản xuất nông nghiệp; cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ

sản xuất và đời sống của người dân nông thôn như: giao thông nông thôn (kể
cả giao thông trên các cánh đồng để vận chuyển các loại vật tư, phân bón
phục vụ sản xuất, cũng như vận chuyển các loại nông sản khi thu hoạch);
đầu tư cho xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nhằm bảo đảm việc tưới, tiêu nước
cho các loại cây trồng một cách chủ động, khoa học và tiết kiệm, cung c
ấp
nước uống và làm vệ sinh chuồng trại cho các loại gia súc, gia cầm và cung
cấp nước sạch cho người dân sinh sống; Xây dựng hệ thống thông tin liên
lạc thông suốt từ trung ương tới địa phương và tới từng cơ sở sản xuất, bảo
đảm sự chỉ đạo kịp thời về mọi phương diện; Chính phủ Hungary chú trọng
một cách đặc biệt đối với việc đầ
u tư cho việc nghiên cứu và ứng dụng các
tiến bộ mới về khoa học và công nghệ vào sản xuất, trước hết là đưa các
giống cây trồng, các con vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt
vào sản xuất tại các nông trường và hợp tác xã, đầu tư thực hiện việc cơ giới
hoá, hoá học hoá, điện khí hoá các khâu quan trọng của sản xuất nông- lâm
nghiệp, giúp nông nghiệp nhanh chóng trở
thành một nền nông nghiệp sản
xuất lớn. Ngoài ra chính phủ còn có chính sách ưu đãi đối với các hợp tác xã
trong việc vay vốn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất-kinh doanh; có
chính sách miễn giảm thuế cho các nông-lâm trường, các hợp tác xã sản xuất
khi gặp phải khó khăn, như sự tàn phá mùa màng của các loại thiên tai, dịch

23

bệnh.v.v. Nhờ những chính sách hỗ trợ có hiệu quả đó, nên nền nông nghiệp
của Hungary đã có sự phát triển rất nhanh và đạt được những thành tựu khá
rực rỡ bắt đầu từ đầu những năm 1960 .
Có thể nói, Hungary là nước có nền nông nghiệp phát triển vào loại
nhất trong các nước xã hội chủ nghĩa. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của
Hungary lúc bấy giờ như lúa mì, ngô, táo, nho, bò sữa có nă
ng suất gần bằng
năng suất của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến của phương Tây.
Hungary đã xuất khẩu thịt bò, sữa, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, táo, gan
ngỗng, cá chép.v.v. không chỉ cho Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa
Đông Âu, mà còn cho nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong đó có cả Mỹ
và các nước phương Tây.
Sản xuất nông-lâm nghiệp phát triển, bộ mặt nông thôn thay đổi từng
ngày, thu nhập c
ủa người nông dân mỗi ngay một tăng, đời sống vật chất và
tinh thần của họ được cải thiện rõ rệt.Người nông dân Hungary thời kỳ này
rất phấn khởi làm ăn, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Công nhân Xã hội
chủ nghĩa Hungary và Chính phủ Hungary.
Rất tiếc là sự phát triển này không được bền vững, những hạn chế của
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa v
ận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung,
quan liêu, bao cấp đã bộc lộ ngày càng rõ và trở thành lực cản đối với sự
phát triển của nền kinh tế Hungary nói chung, nông nghiệp của nước này nói
riêng , lực cản này càng trầm trọng bắt đầu từ đầu những năm 1980. Chế độ
công hữu đất đai và các tư liệu sản xuất chủ yếu, với hai mô hình tổ chức sản
xu
ất là nông –lâm trường quốc doanh và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã
không gắn được người nông dân với nó và không tạo ra được động lực cho
sự phát triển.
Cái gì không phù hợp với xu thế phát triển của thời đại thì chắc chắn

sẽ bị đào thải. Điều này đã đến với nước Hungary cuối năm 1989. Đầu năm
1990 chế độ xã hội chủ nghĩa ở Hungary bị s
ụp đổ, nền kinh tế xã hội chủ

24
nghĩa vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp được
thay bằng nền kinh tế thị trường, vận hành theo cơ chế thị trường.
1.1.2.2. Chính sách của chính phủ Hungary đối với nông nghiệp, nông
thôn, nông dân trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, gia nhập EU và WTO
Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ, nông nghiệp và nông thôn
Hungary rơi vào khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng. Các cơ sở sản xuất
trong nông nghi
ệp, đặc biệt là hệ thống hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bị
tan rã, nhiều cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống ở nông
thôn trước đây nay không ai quản lý, dần trở nên hư hỏng và xuống cấp, nhất
là hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi. Nhiều hoạt động sản xuất và dịch
vụ trong nông nghiệp, nông thôn bị
đình đốn. Sản xuất nông nghiệp vì thế bị
giảm sút rất nghiêm trọng. Đời sống của người nông dân, đặc biệt là những
người nghèo, những người già và neo đơn gặp rất nhiều khó khăn( đồng tiền
của Hungary mất giá khá lớn, cuối những năm 1980 tỷ giá hối đoái giữa
đồng Forint và Đôla Mỹ là 60 Frt= 1USD, thì năm 2000 tỷ lệ đó là 200
Frt=1 USD.
Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Hungary trên c
ơ sở tổng kết kinh
nghiệm phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn của các nước trên thế
giới, đặc biệt là từ những thành công và thất bại của chính đất nước mình
trong lĩnh vực này, đã đua ra nhiều chính sách quan trọng đối với nông
nghiệp-nông thôn và nông dân, nhằm nhanh chóng khắc phục những khó
khăn của khu vực này và giúp nó phát triển nhanh, sớm đuổi kịp trình độ

chung của các nước trong khu vực và thế giớ
i. Dưới đây, chúng tôi xin trình
bày một số chính sách mà theo chúng tôi là rất quan trọng :
- Thứ nhất, về chính sách đất đai:
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tặng vật của tự nhiên cho con
người, là điều kiện của lao động; đất đai kết hợp với lao động là nguồn góc
sinh ra mọi của cải vật chất trên đời. William Petty đã từng nói rất hay là:”
Đất đai là cha, còn lao động là mẹ của m
ọi của cải vật chất”.

25
Đất đai là cái nôi để cho con người và xã hội loài người tồn tại và phát
triển.Con người sinh ra từ đất, lớn lên nhờ đất và khi mất đi lại trở về với
đất. Chính vì con người gắn bó với đất như vậy, nên lúc đầu, khi con người
chưa xuất hiện, đất đai là một phạm trù tự nhiên. Nhưng từ khi con người ra
đời, con người luôn tác động vào đất đai, bắt đất đai biế
n đổi không ngừng
để phục vụ cho lợi ích của con người, thì đất đai không còn là một phạm trù
tự nhiên đơn thuần, mà còn là một phạm trù xã hội nữa.
Đất đai không chỉ cho con người cỗ ở, mà còn tham gia vào mọi hoạt
động kinh tế-xã hội của con người. Tất nhiên, mức độ tham gia này có khác
nhau giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Đối với các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông vận
tải, văn hoá, thể dục thể thao,du lịch.v.v. đất đai là nền móng để xây dựng
văn phòng, nhà xưởng, các kho tàn, bến bải và các công trình cần thiết, cái
mà không có nó thì mọi hoạt động không thể diễn ra được.
Trong sản xuất nông nghiệp , đất đai có vai trò hoàn toàn khác. Con
người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có ăn, tức là phải có lương
thực và thực phẩm.Điều đáng nói là nhu cầu về
lương thực, thực phẩm của

con người không ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.
Sự tăng lên này một mặt là do dân số không ngừng tăng (năm 1945, khi đại
chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ, cả thế giới mới có 2,5 tỷ người, thế mà
giờ đây con số đó đã trên 7 tỷ), mặt khác là do nhu cầu của bản thân t
ừng
con người cũng tăng lên cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại.
Nông nghiệp đảm nhận việc sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm
cho con người, nhưng sản xuất nông nghiệp muốn tiến hành được phải có
đất. trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất
đặc biệt không thể thay thế
được.Tư liệu sản xuất ở đây có nghĩa là đất đai
vừa là đối tượng của lao động (khi con người thông qua các công cụ và
phương tiện tác động lên đất, làm biến đổi chất lượng của đất), vừa là tư liệu

×