Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

LUẬN văn sư PHẠM sử nạn đói 1945 và NHỮNG BIỆN PHÁP của CHÍNH PHỦ hồ CHÍ MINH GIẢI QUYẾT nạn đói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 91 trang )

Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ
………..oOo………..

Đề tài:

Cán bộ hướng dẫn:
ThS. Khoa Năng Lập

Sinh viên thực hiện:
Lâm Hoàng Toàn
MSSV: 6095978
Lớp: SP Lịch Sử. Khóa 35

Cần thơ, 3/2013
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang

1


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập



Với một sinh viên năm cuối thì hoạt động nghiên cứu một đề tài khoa học về
chuyên môn của ngành đào tạo là đã khá quen thuộc. Tuy nhiên, với sự giới hạn của
kiến thức, sự hiểu biết và thời lượng cho phép nghiên cứu thì sự thành công và hoàn
thiện cả bài viết đã ghi nhận những sự giúp đỡ, đóng góp từ nhiều phía.
Đầu tiên, cho tôi xin cảm ơn chân thành tới Bộ môn Lịch sử – Khoa Sư Phạm –
Trường Đại học Cần Thơ, đã tạo cho tôi một môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất.
Đặc biệt, đây còn là môi trường rất thuận lợi để tôi có thể thực hiện thành công đề tài
này. Nơi đây đã ảnh hưởng tới tôi rất lớn như từ tác phong làm việc đến ý thức học tâp
độc lập, nghiên cứu, sự sáng tạo của bản thân và cả tinh thần hợp tác, chia sẽ. Tất cả
những yếu tố quan trọng trên đã giúp tôi, luyện cho tôi không chỉ về hình thức tác
phong bên ngoài mà còn giúp tôi hoàn thiện cả những phẩm chất đạo đức, lối sống bên
trong bản thân tôi. Thế đó, gần bốn năm Đại học trôi qua, tôi được học tập và rèn
luyện dưới giảng đường Đại học Cần Thơ, tôi luôn luôn nhận được sự quan tâm giúp
đỡ, sự dạy dỗ nhiệt tình và tâm huyết của quý Thầy Cô,, đặc biệt là quý Thầy Cô phụ
trách trong công tác chuyên môn. Vì thế, tôi xin chân thành cảm ơn những tấm lòng và
sự tận tình của quý Thầy Cô. Tôi cũng không bao giờ quên sự đóng góp thân ái từ các
bạn sinh viên Trường Đại học Cần Thơ nói chung, các bạn sinh viên Bộ môn Lịch Sử
nói riêng, nhất là các bạn học chung với tôi lớp Sư Phạm Lịch Sử khóa 35. Tất cả mọi
sự đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn đã thực sự giúp tôi có được một lượng kiến
thức cơ bản và vững vàng, với những lí luận hợp lí, khoa học và đầy tính thuyết phục
khi thực hiện đề tài này. Tôi xin đặc biệt ghi nhận và nhấn mạnh vai trò hết sức quan
trọng của thầy Khoa Năng Lập – giáo viên hướng dẫn và cũng chính là người đi sát
với tôi, trao đổi, cung cấp những thông tin chính xác, những bài học kinh nghiệm quý
báo, Thầy còn chỉnh sửa, chia sẽ và đóng góp những điều cần thiết cho bài viết của tôi
được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà nghiên cứu, nhà
khoa học, các quý tác giả, những nhà biên soạn cũng như nhiều nhà xuất bản đã cung
cấp cho tôi một nguồn tài liệu thật phong phú, đa dạng và rất đầy đủ để tôi có thể tham
khảo cho bài viết của mình. Điều đó rất cần thiết và là chất xúc tác quan trọng để tôi

có thể nghiên cứu một cách trọn vẹn và thành công nhất.
Để có một kết quả nghiên cứu hoàn thiện và hiệu quả nhất cho công trình nghiên cứu
của tôi, cũng như để rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo, tôi xin chân thành
và hoan hỉ đón nhận những ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô và các bạn sinh viên về

Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang

2


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

hình thức cũng như về nội dung của bài viết, để bài viết của tôi có thể phản ánh tốt
nhất những vấn đề đã được đề cập trong đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
Phần một: Mở đầu........................................................................................................5
Phần hai: Nội dung. .....................................................................................................6
Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ NẠN ĐÓI NĂM 1945. .....................................7
1.1 Hoàn cảnh lịch sử. ..................................................................................................7
1.2 Nguyên nhân dẫn đến nạn đói khủng khiếp. ..........................................................10
1.2.1 Những nguyên nhân trong nước. ........................................................................10
1.2.2 Những nguyên nhân do thực dân Pháp và phát xít Nhật. ....................................13
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA THẢM CẢNH NẠN ĐÓI ..............................22

2.1 Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ...................................................................................22
2.2 Các đô thị và vùng ven đô thi ở Bắc Bộ ................................................................31
2.3 Các tỉnh Bắc Trung Bộ..........................................................................................37
2.4 Các tỉnh miền núi..................................................................................................47
2.5 Các tỉnh trung du ..................................................................................................53

Chương 3: NHỮNG BIỆN PHÁP CỦA ĐẢNG
– HỒ CHÍ MINH GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI NĂM 1945 .....................................59
3.1 Tầm nhìn chiến lược. ............................................................................................59
3.2 Biện pháp khắc phục khó khăn..............................................................................63
3.3 Kiên quyết đấu tranh đi đến thắng lợi cuối cùng....................................................69
Phần ba: Kết luận.......................................................................................................71
Phụ lục........................................................................................................................76
1/ Hình ảnh nạn đói.....................................................................................................76
2/ Những nhân chứng lịch sử. .....................................................................................82
3/ Tài liệu tham khảo. .................................................................................................87

Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang

3


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

Lời nhận xét của giáo viên

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang

4


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập


Trang

5


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

1. Lý do chọn đề tài.
Nếu có ai đã từng chiêm nghiệm qua những áng văn Lịch sử đậm chất anh dũng,
hào hùng của dân tộc ta, dân tộc Việt Nam nhỏ bé nhưng đầy lòng quả cảm gan gốc,
dám chống lại những đế quốc hùng mạnh nhất đương thời của từng thời điểm lịch sử
nhất định. Để rồi dân tộc ấy phải gánh chịu nhiều đau thương mất mát do bọn đế quốc
hung bạo gây nên với những cuộc chiến tranh phi nghĩa hòng cướp đoạt, xâm chiếm
bờ cõi, đất nước của một dân tộc khác yếu bé hơn. Và sự đau thương mất mát ấy,
chính là thảm cảnh của nạn đói năm 1945 tại Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống
thực dân Pháp và phát xít Nhật, đã làm cho hơn 2 triệu đồng bào thân yêu của ta phải
bỏ mạng chỉ vì đói. Khi nói đến thảm cảnh của nạn đói năm 1945 đã cướp mất hơn 2
triệu sinh mạng của đồng bào ta, thì chúng ta không thể quên được cũng như xóa nhòa
những cảnh tượng chết chóc thê thảm và đáng sợ của nhân dân Việt Nam vô tội. Cái
chết ở đây không chỉ tìm đến những con người, cá thể đơn lẻ mà nó còn hoành hành
cướp đi một lúc nhiều sinh mạng, thậm chí có những cảnh tượng chết thật thương tâm,
đó là chết cả nhà, chết cả dòng họ, thậm chí còn có những trường hợp chết cả xóm, cả
làng. Những xóm, những làng đó đều bị xóa sổ sau thảm cảnh của nạn đói. Không chỉ
thế, cái chết đến với mọi người thật đau đớn và rùng rợn, nó ngấm ngầm cướp mất
sinh lực, sự tư duy, lòng nhân ái, vẽ mỹ tục, nét đạo đức cao quý của con người Việt
Nam. Những người sắp chết do đói rét mà họ có thể làm những chuyện rất thương tâm,
có thể ngay bản thân họ cũng không có thể tha thứ và quên được chuyện làm của
mình, như có những trường hợp người giết người, cha giết con, chồng giết vợ, anh em

giết nhau, để giành miếng ăn mong thoát cơn đói rách. Nhưng cuối cùng thì họ vẫn
không thoát khỏi cái chết đầy đau đớn và đáng sợ tìm đến với họ. Hơn thế nữa, những
cái chết do đói không chỉ cướp đi những sinh mạng của những người trưởng thành
những người có thể tìm kiếm sự sống, mà cái chết do đói còn hạnh hạ và quét hết
những sinh mạng nhỏ bé đáng thương của những trẻ em sơ sinh, những đứa bé chập
chững, những đứa em đang tuổi lớn. Có những cái chết thật thê thảm, những đứa bé ấy
vẫn nằm bên cơ thể của mẹ chúng, bò quanh quẩn, khóc la bên cái xác co vấp, lạnh lẽo
của mẹ chúng vì mẹ chúng đã kiệt sức và chết mất rồi, chúng còn thê thảm tội nghiệp
tìm bú vú mẹ mong tìm được những giọt sữa cuối cùng nhưng cũng vô vọng và cuối
cùng là chúng cũng giống như mẹ chúng là phải bị cái đói cướp mất cuộc sống. Đây
không phải là một tai nạn hay do số phận ý trời gì hết, mà đây chính là sự tàn ác và cố
tình đáng căm phẫn của bọn có lòng dạ sắt đá, lạnh lùng gây nên.
Thật vậy, ai đã nghe đến sự kiện này thì không khỏi bàng hoàng và rùng mình vì sự
thật quá thương tâm của sự đau khổ trên một đất nước nhỏ bé yêu chuộng hòa bình.
Song, cũng không ít người lên án và căm phẫn cho tội ác động trời của bọn máu lạnh
chuyên đi gieo gắt nỗi bất hạnh và đau thương, bọn chuyên thủ sẵn những âm mưu và
kế hoạch để cướp đoạt, xâm chiếm đất nước, niềm hạnh phúc và sự tốt đẹp trong cuộc
sống của một dân tộc nhỏ bé. Không khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù và những
khó khăn thử thách, thì Đảng, Chính phủ, nhất là vị lãnh tựu vĩ đại của dân tộc ta Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đã cố gắng ngày đêm vắt óc suy nghĩ tìm đủ trăm phương nghìn kế
để mong cứu giúp nhân dân ta ra khỏi cảnh “dầu sôi lửa bỏng”. Với những chính sách
như khuyến khích nhân dân ta cố gắng khai hoang tăng gia sản xuất, kêu gọi lòng nhân
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang

6



Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

ái của cả dân tộc quyên góp cứu đói, phá kho thóc... những chính sách đó hết sức đúng
đắn và tuyệt vời thì cuối cùng nhân dân ta cũng dần thoát khỏi cảnh hiểm nghèo, đất
nước dần thoát khỏi khó khăn, cùng khổ. Đưa đất nước và nhân dân ta đi đến bến bờ
hạnh phúc.
Với vai trò là một cá thể trong một cộng đồng người Việt đang sinh sống và được
hưởng nhiều niềm vui, hạnh phúc, tận hưởng được nhiều ưu đãi của cuộc đời. Thì xin
mọi người đừng quên đi đất nước Việt Nam đã từng gánh chịu nhiều đau thương mất
mát, phải hứng lấy những điều bất hạnh nhất của bọn giặc tàn ác đã gây ra. Cũng đừng
quên Việt Nam là một đất nước anh hùng đầy khí phách, dù có hơn 2 triệu người chết
nhưng ta vẫn không hề van xin, quỳ lụy bọn giặc rũ lòng thương. Đó là tinh thần dân
tộc và đó là tính cách, ý chí, khí phách của người dân Việt - con rồng cháu tiên.
Như vậy, để thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau biết và hiểu được về thảm cảnh mà
dân tộc ta phải gánh chịu do bọn đế quốc hung tàn gây nên, để các em thấy được và
hãnh diện với các nước khắp năm châu bốn biển rằng tuy dân tộc ta nhỏ bé, lạc hậu
nhưng ở đó một thứ quý nhất là lòng yêu hòa bình chân chính, tôn vinh sự tự do, độc
lập và hạnh phúc của loài người. Với vai trò là người thầy giáo trong tương lai, tôi rất
muốn dùng những kiến thức, sự kiện chính xác và chân thật nhất trong đề tài nghiên
cứu này về thảm cảnh của nạn đói năm 1945 ở Việt Nam, để truyền thụ và giáo dục
cho nhiều thế hệ mai sau biết về những đau thương, khốn khổ mà nhân dân ta đã gánh
chịu, và cũng giáo dục cho các em về tinh thần quật khởi kiên cường của dân tộc ta,
giáo dục các em về tinh thần đoàn kết, yêu đất nước. Thà hy sinh tất cả chứ quyết
không cúi đầu trước kẻ thù dù chúng rất hung bạo và tàn ác. Vì niềm ước vọng và
mong mỏi đó của tôi nên hôm nay tôi mới quyết định chọn đề tài “NẠN ĐÓI NĂM
1945 VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ HỒ CHÍ MINH GIẢI QUYẾT
NẠN ĐÓI” để làm đề tài nghiên cứu và cũng là luận văn tốt nghiệp của tôi.


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Về đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là tập trung xoay quanh sự kiện Nạn
đói năm 1945 diễn ra chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Trong đó, luận văn
còn xoáy mạnh và tìm hiểu kỹ về những nguyên nhân dẫn đến Nạn đói năm 1945, tập
trung phân tích và thống kê những tổn thất nhất là về người cũng như về của mà thực
trạng thảm cảnh Nạn đói năm 1945 gây ra. Bên cạnh đó, luận văn cũng tìm hiểu nói
đến những chính sách, biện pháp của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề
ra một cách hết sức đúng đắn và sáng suốt thể hiện tầm nhìn xa trong rộng hết sức
chiến lược giải quyết tình hình Nạn đói năm 1945, để đưa đất nước cũng như đời sống
nhân dân ra khỏi tình cảnh khó khăn, hết sức đen tối thời bấy giờ.

2.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: đề tài chỉ gói gọn trong sự kiện Nạn đói và những giải pháp của
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra nhằm giải quyết tình hình đói kém
của nhân dân ta.
- Về thời gian: Sự kiện Nạn đói diễn ra từ cuối năm 1944 đến giữa năm 1945.

Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang

7


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập


3. Lịch sử nghiên cứu:
Về đề tài Nạn đói năm 1945, thì cũng có một số nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà
báo, nhà văn, tiểu thuyết,... nghiên cứu và tìm hiểu như: Đại cương lịch sử Việt Nam
tập 3; Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam những chứng tích lịch sử; Hồ Chí Minh tiểu sử,...
Song, do đây là sự kiện rất nhạy cảm và chưa được thống nhất kết quả nên còn khá ít
tài liệu viết chưa chi tiết và đầy đủ về sự kiện này. Vì ham hiểu biết và mong muốn
nghiên cứu đề tài này thật kĩ để mai này có thể lấy làm nguồn tài liệu để giảng dạy cho
học sinh và những ai chưa biết đến sự kiện Nạn đói năm 1945, để cho học sinh thấy
được thảm cảnh của đất nước lúc bấy giờ, cho các em thấy được dã tâm và sự tàn ác
của bọn giặc cướp nước. Bên cạnh đó, cũng để giáo dục học sinh về lòng yêu dân tộc,
yêu giống nòi, biết được tinh thần quật khởi, kiên trung, bất khuất của dân tộc ta, từ đó
hâm nóng, thắp sáng ngọn lửa đoàn kết, yêu đất nước, không trùng bước trước khó
khăn và run sợ trước kẻ thù. Từ đó cho học sinh nói riêng và cả đất nước Việt Nam nói
chung, biết rằng dân tộc ta đã từng gánh chịu một thảm cảnh đau thương như thế,
những vẫn hiên ngang không lùi bước trước khó khăn, gian khổ thậm chí là cả cái
chết. Song, cũng biết được sự tài tình của những vì sao sáng trong cơ quan lãnh đạo
đất nước ta, nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu tham khảo.
4.1. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp lịch sử.
- Phương pháp logic.

4.2. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu
tham khảo chính là:
- Nguồn tài liệu tham khảo thành văn: đó là những tài liệu được viết thành sách, báo,

những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, hay những tài
liệu được kiểm định thống nhất trên Internet.
- Tài liệu truyền miệng – dân gian: đó là những hiểu biết và được lưu truyền trong dân
gian trong cuộc sống hàng ngày, trong những xóm làng ở các buổi sinh hoạt tập thể
trong gia đình hay những nơi công cộng, họ lí giải và phân tích sự kiện Nạn đói nhưng
ở họ nhận định rất nhiều khía cạnh rất khách quan và dần được thống nhất do có sự
hiểu biết ngày càng chính xác khách quan hơn. Và những câu chuyện về sự kiện Nạn
đói được truyền mãi từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang vùng khác.

5. Bố cục đề tài:
Bố cục luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung gồm có các chương.
Phần một: Mở đầu.
Phần hai: Nội dung có:

Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ NẠN ĐÓI NĂM 1945.
1.1 Hoàn cảnh lịch sử.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến nạn đói khủng khiếp.
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang

8


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

1.2.1 Những nguyên nhân trong nước.

1.2.2 Những nguyên nhân do thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA THẢM CẢNH NẠN ĐÓI
2.1 Hoàn cảnh lịch sử.
2.2 Thảm cảnh nạn đói.
2.2.1 Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
2.2.2 Các đô thị và vùng ven đô thi ở Bắc Bộ.
2.2.3 Các tỉnh Bắc Trung Bộ.
2.2.4 Các tỉnh miền núi.
2.2.5 Các tỉnh trung du.

Chương 3: NHỮNG BIỆN PHÁP CỦA ĐẢNG
– HỒ CHÍ MINH GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI NĂM 1945.
3.1 Tầm nhìn chiến lược.
3.2 Biện pháp khắc phục khó khăn.
3.3 Kiên quyết đấu tranh đi đến thắng lợi cuối cùng.
Phần ba: Kết luận.
Phụ lục.
1/ Hình ảnh nạn đói.
2/ Những nhân chứng lịch sử.
3/ Tài liệu tham khảo



Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang

9



Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

Chương 1:
BỐI CẢNH LỊCH SỬ NẠN ĐÓI NĂM 1945.


1.1 Hoàn cảnh lịch sử.
1.1.1 Thế giới.
Ngày 1 - 9 - 1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, khi quân Đức tấn
công Ba Lan. Ngày 3 – 9 – 1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Lợi dụng tình
hình chiến tranh, Chính phủ Pháp đã thi hành những chính sách thù địch với những lực
lượng tiến bộ trong nước, nhất là Đảng Cộng sản Pháp, và phong trào cách mạng ở
thuộc địa. Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật tăng cường xâm lược Trung Quốc và cho
quân tiến sát biên giới Việt – Trung, hòng chiếm đóng Việt Nam, chuẩn bị mở rộng
chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương. Tháng 6 - 1939, Pháp đầu hàng Đức. Đô đốc
Decoux được cử sang làm Toàn quyền Đông Dương thay tướng Catroux. Decoux tiếp

tục chính sách của Catroux, đẩy mạnh những biện pháp cai trị, như tăng cường bộ máy
kiểm soát các hoạt động chính trị, đưa nhiều sĩ quan vào nắm các chức vụ then chốt
trong phủ Toàn quyền. Những chính sách đưa đến việc phát xít hóa bộ máy cai trị của
chúng ở Đông Dương. Chúng xóa bỏ những quyền lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành
được trong thời kì Mặt trận dân chủ. Chúng tiến hành các cuộc bắt bớ, khủng bố
những người cộng sản, những người yêu nước. Đồng thời để phục vụ cho cuộc chiến
tranh đế quốc, chúng thi hành “chính sách kinh tế chỉ huy”. Lệnh tổng động viên được
ban hành nhằm bắt lính, bắt phu xây dựng đường sá, công sự phòng thủ. Nhiều biện
pháp nhằm tăng mức thuế cũ, đặt thêm thuế mới, lạc quyên công trái, xổ số… được
thực hiện1. Nhân cơ hội Pháp bị quân Đức xâm chiếm, quân phiệt Nhật tăng cường gây
sức ép với chính quyền thuộc địa Đông Dương. Ngày 18 – 6 – 1940, bốn ngày sau khi
Paris, thủ đô nước Pháp, lọt vào tay của quân Đức, Nhật gởi Toàn quyền Catroux tối
hậu thư đòi Pháp phải đóng cửa biên giới Việt – Trung không để cho Đồng minh tiếp
tế xăng dầu, phương tiện chiến tranh vào nội địa Trung Quốc theo hướng xe lửa Hải
Phòng – Vân Nam. Đầu tháng 8 – 1940, Nhật lấn chiếm thêm bước nửa, đòi Pháp để
quân Nhật vào Đông Dương, được sử dụng sân bay Gia Lâm, Cát Bi, Phủ Lạng
Thương và nhiều đặc quyền khác. Ngày 30 – 8 – 1940 , Hiệp định Tokyo được ký;
Pháp phải chấp nhận hầu hết các yêu sách của nhật. Ngày 22 – 9 – 1940, nhật gửi tối
hậu thư cho Pháp đòi thi hành ngay Hiệp định Tokyo. Không đợi trả lời, ngay hôm đó,
Nhật cho quân vượt biên giới Việt Trung, tiến công Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng,
đổ bộ lên Đồi Sơn. Ngày 23 – 9, Pháp phải ký Hiệp định, chấp nhận quân Nhật vào
đóng ở Đông Dương. Ngày 6 – 5 – 1941, Nhật lại buộc Pháp ký một Hiệp định Tokyo
khác, nhường cho Nhật được hưởng nhiều đặc quyền về kinh tế ở Đông Dương. Ngày
23 – 7 – 1941, Toàn quyền Decoux ký với Nhật một hiệp định quân sự mới với danh
nghĩa “Phòng thủ chung Đông Dương”. Theo đó, Chính phủ Đông Dương cho quân
Nhật, với số lượng không hạn chế, được tự do di chuyển khắp lãnh thổ Đông Dương.
Ngày 19 – 7 – 1941, trong một hiệp đình khác, Nhật được Pháp nhượng quyền sử dụng
tất cả các sân bay và hải cảng ở Đông Dương cho mục đích quân sự. Ngày 8 – 12 –
1941, trước khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật buộc Toàn quyền Decoux
kí thêm một hiệp định, cam kết “hợp tác” với Nhật trong việc “phòng thủ Đông

Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

Dương”. Như vây, từng bước Nhật lấn dần Pháp để cùng nhau chiếm đóng Đông
Dương. Về điều này, trong Tuyên ngôn độc lập, đọc ngày 2 – 9 – 1945 ở Quảng
trường ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Mùa thu năm 1940, phát xít
Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì thực dân
Pháp quì gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng
xích: Pháp và Nhật”.

1.1.2 Trong nước.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân
dân các nước thuộc địa. Chúng chuyển kinh tế Đông Dương thành nền kinh tế chiến
tranh, rồi sau đó thi hành cái gọi là “kinh tế chỉ huy”, tức là nắm độc quyền kinh tế để
“cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông Dương về quân sự, nhân lực, các
sản phẩm và nguyên liệu”. Chúng đã xây dựng những nhà máy lắp súng, chế tạo thuốc
súng, làm hòm đạn và dự định lập xưởng lắp máy bay ở Tông (Sơn Tây), Phú Thọ và
Sài Gòn. Chúng bắt nông dân trồng cây công nghiệp để phục vụ cho chiến tranh. Thi
hành “chính sánh kinh tế chỉ huy” thực dân Pháp kiểm soát sản xuất, xuất nhập cảng,
phân phối hàng hóa và ấn định giá cả. Một số đại tư sản Pháp đã đầu cơ, tích trữ hàng
hóa nhập khẩu khan hiếm hoặc thu mua hàng hóa với giá rẻ mạt. Chúng tăng cường
đầu tư vào Đông Dương để thu lãi lớn. Mọi mối lợi đều tập trung vào tư sản Pháp,
đứng đầu là Ngân hàng Đông Dương, Công ty tài chính cao su và liên đoàn tài chính

Viễn Đông. Thực dân Pháp còn sử dụng thủ đoạn tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới để
bóc lột nhân dân ta. Trong những năm 1939 – 1945, tổng số thu của ngân sách Đông
Dương tăng gấp 2 lần. Riêng thuế thuốc phiện, rượu, muối tăng gấp 3 lần. Khi nước
Pháp bị quân Đức chiếm đóng, mọi quan hệ kinh tế giữa Đông Dương và Pháp bị cắt
đứt, Nhật buộc Pháp đóng cửa biên giới Việt – Trung, chấm dứt việc thông thương với
Trung Quốc. Quân đội Nhật, một mặt bắt chính quyền thực dân Pháp phải cung đốn
mọi nhu cầu thiết yếu, mặt khác trực tiếp vơ vét nguyên liệu, lương thực, thực phẩm để
phục vụ cho chiến tranh. Từ năm 1940 – 1945, Pháp cung cấp cho Nhật 1.445 triệu
đồng và trên 3 triệu 59 vạn tấn gạo, 26 vận tấn ngô. Lính Nhật đóng ngay tại các xí
nghiệp lớn sản xuất hàng quân sự, dùng báng súng, lưởi lê buộc công nhân phải kéo
dài giờ làm việc mỗi ngày để phục vụ cho nhu cầu của chúng. Các công ty tư bản Nhật
như công ty thương mại và công nghiệp Đông Dương, hãng Đại Nam công ty… đưa
vốn đầu tư vào Đông Dương ngày càng nhiều và hoạt động trong nhiều ngành thương
mại và công nghiệp, như khai thác mangan, sắt ở Thái Nguyên, phốt phát ở Lào Cai,
Crôm ở Thanh Hóa. Số vốn đầu tư của công ty này từ năm 1940 – 1943 lên tới 111
triệu frăng, nâng 1/6 tổng số vốn của các công ty Pháp ở Đông Dương. Hậu quả của sự
áp bức, bóc lột của Pháp, Nhật là làm cho kinh tế suy yếu, đồng tiền Đông Đương mất
giá, hàng triệu người lâm vào cảnh đói rách, bần cùng, hơn hai triệu người chết đói ở
miền Bắc trong thời gian ngắn từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945. Tất cả các giai
cấp, tầng lớp trong xã hội ở nước ta, trừ bọn tay sai của Pháp. Những địa chủ, tư sản
mại bản, đều chịu ảnh hưởng của sự thống trị của Pháp – Nhật với những mức độ khác
nhau.
Công nhân và nông dân, họ chịu hậu quả nặng nề nhất của chính sách bóc lột. Công
nhân phải lao động mỗi ngày từ 10 – 12 giờ, lương thấp, thất nghiệp. Nông dân gánh
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 12



Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

chịu sưu cao, thuế nặng, bị cướp đoạt ruộng đất, đói khổ. Vì thế, họ luôn đi đầu trong
đấu tranh, chống Pháp – Nhật và tay sai, quyết tâm theo cách mạng để giành độc lập tự
do.
Tiểu tư sản, trí thức, viên chức, tiểu thương cũng bị bóc lột, có tinh thần yêu nước, tích
cực tham gia vào phong trào dân tộc, chống ngoại xâm.
Tư sản dân tộc bị chính sách “kinh tế chỉ huy” làm phá sản, vừa bị thiệt hại vì sức mua
của nhân dân giảm sút. Vì vậy, họ cũng có cảm tình với cách mạng, sẵn sàng ủng hộ
cách mạng và tham gia vào phong trào dân tộc2.
Địa chủ vừa và nhỏ bị xâm phạm về quyền lợi do Pháp, Nhật cướp ruộng đất, tăng
thuế, thu thóc gạo, mua ngũ cốc với giá rẻ mạt… Trong chừng mục nhất định họ đồng
tình, ủng hộ cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai để giành độc lập dân tộc.
Thời kỳ này, Nhật thi hành chính sách bắt nông dân phá lúa trồng đay phục vụ cho
chiến tranh. Tàn ác hơn, chúng vơ vét thóc lúa của nông dân, đưa nông dân đến cảnh
thiếu lương thực chết đói hàng loạt. Ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nông dân chết đói
cả gia đình, cả xóm, cả làng. Bà con bồng bế, dắt díu nhau lên Hà Nội ăn xin với thân
tàn ma dại, nằm chết la liệt ở vỉa hè, nơi công cộng. Sáng ra, nhà cầm quyền cho xe bò
đi nhặt xác đem chôn cùng một hố, cảnh tượng vô cùng thê thảm. Hành động tàn ác,
dã man của địch, cảnh khốn cùng cực của dân cũng làm cho nhân dân Thủ đô, mọi
người, mọi tầng lớp, nhất là lớp thanh niên động lòng trắc ẩn, thức tỉnh lòng thương
nước, thương dân, sôi sục căm thù quân cướp nước. Mọi người hướng về cách mạng,
về Mặt trận Việt Minh. Năm 1944 nạn đói do Nhật – Pháp gây nên diễn ra khủng
khiếp trên toàn miền Bắc. Ở Thanh Liệt, Giáp Nhất, Giáp Nhị nạn đói đã cướp đi bao
nhiêu người, bao nhiêu gia đình tan nát. Thanh niên và quần chúng giác ngộ cách
mạng tổ chức đội “khất thực” đi quyên góp gạo, tiền, nấu cơm, nấu cháo chia cho
những người đói. Thanh niên diễn kịch lấy tiền cứu đói, tham gia phá kho thóc của
Nhật chia cho dân nghèo, vận động phó lý ở Giáp Nhị không chống cự Việt Minh tổ

chức lấy gạo chia cho dân. Đền miếu đầu làng được chọn làm nơi hội hợp, thanh niên
luyện tập quân sự, luyện võ, học sử dụng súng chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Trước những
hoạt động bí mật và công khai của thanh nhiên, bọn tổng lý và công chức thân Nhật
ngấm ngầm tìm cách chống đối. Một số tuyên truyền vũ trang đã bí mật đột nhập nhà
chánh tổng Bùi Nhật Tiên ở Giáp Nhị và phủ tổng Nguyễn Hữu Tứ để cảnh cáo răn đe.
Anh em còn trấn áp bọn lý trưởng ở các làng như: Lý Chất ở Tương Mai, Lý Sinh ở
Hoàng Mai, Lý Hiệp ở Pháp Văn, Phó Vượng ở Giáp Bát. Trước phong trào sôi nổi
của nhân dân thì bọn giặc cướp nước và bọn tay sai cũng hết sức hoang mang và e sợ3.
Trong những ngày tưng bừng của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và lễ Độc lập qua đi rất
nhanh. Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á vừa được thành lập đã
phải bước ngay vào cuộc đấu tranh quyết liệt cho sự tồn tại của mình. Đất nước đứng
trước những khó khăn to lớn, chồng chất. Nền kinh tế bị đình đốn trong chiến tranh
nay càng thêm khó khăn: hàng hóa khan hiếm, nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, hàng
vạn công nhân thất nghiệp… Nền tài chính đất nước kiệt quệ, ngân khố quốc gia chỉ
còn hơn một triệu đồng mà phần nhiều là tiền lẻ, củ nát. Ngập lụt diễn ra ở chín tỉnh
miền Bắc, nạn đói khủng khiếp đã từng giết chết hai triệu đồng bào ta vẫn đang còn
mối đe dọa4.
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

1.2 Nguyên nhân dẫn đến nạn đói khủng khiếp.
1.2.1 Những nguyên nhân trong nước.
Muốn giải quyết nạn thóc gạo ở miền Bắc, ta hãy xem xét lại cớ sao mà thóc gạo

khan hiếm và đắt đỏ. Có phải vì dân mất mùa - hoàn toàn không phải. Vì Bắc Kỳ có
nhiều ruộng, chỉ mất màu ở một vài tỉnh. Còn ở các tỉnh khác, lúa vẫn tốt. Vả lại xưa
nay Bắc Kỳ mất mùa đã nhiều. Những năm mất mùa trước cao nhất là 100 đồng một
tạ. Gạo chưa bao giờ lên đến 600 đồng một tạ như năm xảy ra nạn đói. Có phải việc
xuất cảng bị đình trệ bởi chiến tranh – cũng không phải, xưa nay gạo Bắc Kỳ chỉ xuất
cảng, chưa từng phải nhập cảng của ngoại quốc. Vả lại chiến tranh đã xảy ra sáu năm,
từ năm 1939; mấy năm trước, dù sự sinh hoạt có đắt đỏ, nhưng dân Bắc Kỳ chưa bao
giờ khổ cực như năm 1945. Theo ý kiến riêng của tôi thì thóc gạo ở Bắc Kỳ khan hiếm
và cao giá chỉ bởi mấy cớ sau:
- Gạo miền Nam không tải ra miền Bắc được.
- Chính phủ mua của dân quê một số gạo khá nhiều.
- Đó là sự hạn chế việc chuyên chở thóc gạo từ tỉnh này sang tỉnh khác.
- Đó là sự tích trữ.
- Đó là sự hạn chế giá thóc gạo. Chính phủ cho một giá bán nhất định, cái giá đó
thường hạ hơn giá người buôn thóc gạo phải trả khi họ mua. Họ mua cao hơn phải bán
hạ, họ không buôn nữa, hay buôn lén lút, giá thóc lại càng cao hơn5. Đó là những
nguyên nhân làm cho Miền Bắc nước ta lâm vào nạn đói, còn cụ thể cho những
nguyên nhân của nạn đói thì có những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do thiên tai.
Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị và kinh tế, tình hình thời tiết ngoài Bắc cũng đã
góp phần trong những động lực tạo ra nạn đói. Mùa màng miền Bắc bị hạn hán và côn
trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đông - xuân từ năm 1944 giảm sụt khoảng 20% so
với thu hoạch năm trước. Sau đó là lũ lụt xảy ra làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt
đầu lan dần. Mùa đông năm 1944 – 1945, ác nghiệt thay cũng lại là một mùa đông giá
rét khiến các hoa màu phụ cũng mất, tạo ra những yếu tố tai ác chồng chất giữa bối
cảnh chiến tranh thế giới.
Sâu bệnh hoành hành.
Do mất mùa và do những thiên tai nhất là do sâu bệnh hoành hành. Năm 1944, sâu
bệnh gây ra mất mùa người ta gọi là lúa bị rù (bây giờ gọi là bị gầy). Thực tế sâu bệnh

rất nặng, sáng xớm ra đồng trắng xóa cả cánh đồng, làm cho lúa bị bệnh nặng và kém
bông, ít hạt mà còn bị lép rất nhiều thậm chí có nơi lúa bị lép hoàn toàn. Nhưng
nguyên suy cho cùng cũng là do bọn đế quốc, phong kiến. Nó vắt kiệt sức dân, không
có dự trữ phòng cơ, lại chẳng quan tâm gì đến nông dân và nông nghiệp cả, nên khi
dân vấp phải nạn đói là không thể trở tay kịp và bị đói liền mà bị đói còn rất nặng rất
đau không sao cứu vãn nổi.
Vỡ đê – lũ lụt tràn lan.
Do những chính sách bóc lột và vơ vét nguồn lực của nước ta, bọn thực dân chỉ lo
cho lợi ích của chúng, không quan tâm gì đến đời sống của nhân dân ta, trong công
nghiệp chúng bóc lột cùng cực sức lao động của công nhân, thương nghiệp chúng nắm
độc quyền mua bán, còn nông nghiệp chúng ra sức cướp đoạt lương thực, thực phẩm,
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

chúng chỉ lo vơ vét không đầu tư sản xuất, không quan tâm đến thủy lợi, đê điều… Do
đó, nạn lụt lại xảy ra làm vỡ đê nhiều tỉnh thuộc Bắc Bộ, 35 vạn ha ruộng bị ngập lụt.
Chín tỉnh Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hải
Dương, Thái Bình bị mất mùa nặng. Ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mất mùa
tới 50%. Sau lụt lại đến hạn hán, 50% ruộng đất ở Bắc Bộ bị bỏ hoang. Diện tích cấy
trồng và sản lượng đều giảm sút. Ở 15 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, diện tích cấy trồng lúa
vụ mùa năm 1945 chỉ đạt 540.000 ha (vụ mùa năm 1944 là 967.000 ha). Số ruộng bị
bỏ hoang không cấy được vì ngập lụt, thiếu nhân công, thiếu giống khoảng 265.000
ha. Vụ mùa năm 1941, miền Bắc thu được 832.000 tấn thóc, cả năm 1945 chỉ thu được

500.000 tấn.
Hạn hán đốt cháy mùa màng.
Sau lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan
dần. Mùa đông năm 1944 - 1945 ác nghiệt thay cũng lại là một mùa đông giá rét khiến
các hoa màu phụ cũng mất trắng, càng làm cho tình hình thêm khó khăn.

- Do nạn mất đất, cướp thóc gạo của địa chủ.
Một trong những nguyên nhân chính của nạn thóc gạo khan hiếm và dẫn đến nạn đói
là do địa chủ và cường hào tích cực đầu cơ tích trữ thóc gạo. Ai cũng hiểu do chế độ
thu thóc của dân quê, được thi hành trong rất nhiều vụ mùa (từ tháng 7 năm 1943).
Người Pháp, lúc đầu đã mê hoặc dân ta, để dân quê chịu hy sinh cho dân tỉnh thành;
nhưng dần dần chính sách đó đã tỏ ra có hại cho toàn thể dân chúng và có lợi cho một
số ít người đã nhờ đây mà sống phú quý, từ người cầm đầu các Túc mễ cục cho đến
người đi cân trong các làng, thôn xóm. Trong địa hạt của mỗi tỉnh, ai tích trữ hai tấn
thóc hoặc từ một tấn gạo trở lên, bất cứ vì một cớ gì đều phải làm tờ khai với quan
Đốc hạt hoặc quan Đốc lý sở tại. Cứ đến mỗi tháng thêm bớt bao nhiêu lại phải khai.
Chúng ta, ai cũng không thể quên được những vụ lạm dụng hàng trăm tấn của những
nhân viên tai mắt trong Liên đoàn các nhà buôn gạo Hải Phòng và Nam Định, những
án kết các phái viên đi thu thóc về sự dùng cân thiếu, những tổng lý đã thu quá số thóc
đã quy định, v.v… Còn biết bao hành vi bán thiếu trong bóng tối của những người vô
lương tâm, dựa vào quyền thế của chính phủ thâm hiểm mà hành hạ dân nộp thóc. Đến
nỗi có nhiều người phẩn uất phải thốt ra câu này: “Thà cho không thóc cho các Liên
đoàn còn hơn là bán như thế…”. Trong mỗi tỉnh, việc mua thóc gạo cho binh gia hoặc
để tiếp tế cho dân chúng đều phải giao quyền cho các Nông phố ngân hàng tỉnh, dưới
sự giám đốc và kiểm sát của ông tỉnh trưởng. Số thóc gạo cần mua bao nhiêu sẽ do
quan Khâm sai quyết định. Các viên chức Túc mễ cục hàng tỉnh sẽ giúp nhà Ngân
hàng Nông phố trong việc này. Khi mua sẽ điều chỉnh với chủ điền và theo giá của nhà
nước đã quy định, giá đó tùy theo từng tỉnh sẽ định theo giới hạn sau đây:
- Từ 100 đến 300 đồng một tạ thóc.
- Từ 150 đến 195 đồng một tạ gạo.

Riêng ba tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, giá cao nhất có thể lên tới 150 đồng
một tạ thóc và 225 đồng một tạ gạo. Trong các thành phố, những nhà buôn do quan
Khâm sai lựa chọn sẽ được phép tiếp tế cho công chức và dân chúng, họ sẽ được phép
mua một số thóc gạo nhất định ở những nhà Nông phố Ngân hàng đã chỉ sẵn. Cấm
ngặt không một nhà buôn nào, trừ những hàng gạo sáo được mua thóc gạo thẳng với
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

chủ điền trong địa phận Bắc Kỳ. Việc chuyên chở thóc gạo bằng gánh trong địa hạt
từng tỉnh và từ tỉnh này sang tỉnh khác được hoàn toàn tự do nếu số gạo chuyên chở
không qúa 50 cân (kilô) một gánh. Gạo chỉ được gánh chứ không được chuyên chở
bằng xe cộ hoặc cách gì khác. Vì chiến cuộc lượng gạo chở bằng thuyền từ trong Nam
ra Bắc bắt đầu giảm từ 126.670 tấn (1942) xuống còn 29.700 tấn (1943), và đến năm
1944 chỉ còn 6.830 tấn. Tàu bè chở gạo ra bắc chỉ ra được đến Đà Nẵng. Khi không
quân Đồng minh mở rộng tầm oanh kích thì tàu chở gạo phải cập bến ở Quy Nhơn rồi
cuối cùng chỉ ra được đến Nha Trang. Giá gạo thị trường lúc bấy giờ là 200 đồng bạc
Đông Dương một tấn nhưng nông dân chỉ được trả 25 đồng. Bản thân lực lượng quân
quản Nhật cũng thi hành chính sách "Nhổ lúa trồng đay", do cây đay là nguyên liệu
quan trọng cho sản xuất quân trang, quân phục. Tình hình càng khó khăn thêm khi
Nhật đảo chánh Pháp vào tháng 3 năm 1945 nên bộ máy chính quyền của Pháp nhanh
chóng tan rã. Việc tiếp vận và phân phối sau đó càng bị tê liệt. Nạn thiếu ăn biến thành
nạn đói, đã manh nha từ đầu năm 1944 nay càng thêm trầm trọng. Đế quốc Việt Nam
do Trần Trọng Kim làm thủ tướng ra chấp chính từ tháng 4 năm 1945 đã cố gắng huy

động việc cứu đói cho dân ngoài Bắc nhưng những yếu tố chính trị, phương tiện và
nhân sự phần nhiều vẫn nằm trong tay người Nhật nên Đế quốc Việt Nam không làm
thuyên giảm được hậu quả ghê gớm của nạn đói.

- Do sưu cao thuế nặng.
Nạn đói xảy ra không chỉ vì do nhiều hay ít ruộng đất, mà nguyên nhân còn do
chính sách sưu thuế quá nặng nề cũng làm cho đời sống nhân dân hết sức khó khăn,
lao đao và dẫn đến tình trạng đói khủng khiếp đến như thế. Rõ ràng, với mức thuế đinh
cũ là 2,5 đồng cũng đã quá nặng nề gây cho nhân dân quá nhiều vất vả, khốn cùng.
Nhưng không chỉ vậy, mà trên thực tế thì mức thuế đinh mà bọn cướp nước và bán
nước thu và nhân dân bắt buộc phải đóng là đến 3,5 đồng, thậm chí có nơi còn thu hơn
3,5 đến 4 đồng/suất đinh (tương đương 140 đến 180 kg thóc). Như vậy, tính ra một
suất ruộng công không đủ tiền đóng cho sưu thuế. Ngoài ra, còn mức tô tức cũng vậy,
không phải ở mức theo quy định, nó chiếm tới 2/3 mức thu nhập của nhân dân. Còn
thuế có 3 loại là nhất, nhì và ba, mà bọn bọn địa chủ cường hào thì không phải đóng
như thế, ngược lại nông dân lúc nào cũng phải cày cấy trên những thửa ruộng xấu bạc
màu năng suất và chất lượng hết sức thấp nhưng lại phải chịu cảnh đóng nộp sưu thuế
rất cao và hết sức nặng nề. Rõ ràng thuế đinh, thuế điền, tô tức là những thòng lọng
buộc vào cổ người nông dân, cộng với chính sách thu mua, vơ vét thóc gạo, gặp nạn
đói kém mất mùa thì nạn chết đói xảy ra là không thể tránh khỏi.

– Do bệnh dịch – bội thực.
Bệnh dịch.
Sau vụ chiêm năm 1945, tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức nặng nề, bệnh dịch
phát sinh và hoành hành dữ dội. Nó làm cho rất nhiều người chết, người này chết
không ai biết và không chôn cất cẩn thận rồi lâu dần sinh ra hôi thói ô nhiễm cho các
nơi sống của nhân dân. Tình trạng đó càng thêm khủng khiếp khi nạn đói kéo dài. Khi
nạn đói không được giải quyết thì tình trạng chết do bệnh tật vẫn tiếp tục diễn ra và
ngày càng nghiêm trọng.
Bội thực.

Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

Khi có lúa ăn, mức sống thay đổi đột ngột, một số người lại chết do bội thực và có ăn
và do quá đói, đói trong một thời gian khá dài nên khi có ăn thì họ lại ăn quá nhiều nên
gây nên tình tràng bội thực, vỡ bao tử mà chết khá nhiều.

1.2.2 Những nguyên nhân do thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Năm 1940, phát xít Nhật vào Việt Nam qua đường biên giới Trung – Việt. Cuộc
khởi nghĩa Bắc Sơn của chúng ta nổ ra nhằm đánh Pháp, chống Nhật giành chính
quyền. Pháp đầu hàng Nhật, Nhật – Pháp quay lại diệt khởi nghĩa Bắc Sơn. Nhưng
khởi nghĩa Nam Kỳ, Đô Lương lại liên tiếp nổ ra. Năm 1941 Mặt trận Việt Minh ra
đời, phong trào yêu nước Việt Nam với những đội quân du kích dũng cảm, kiên
cường, nay lại được tổ chức một cách khoa học, trở thành đối tượng đáng lo ngại,“ một
đối thủ đáng gờm” của Nhật và Pháp. Về phía Nhật - Pháp, bên cạnh mâu thuẫn “ hai
con chó tranh nhau một miếng mồi”, lại có cái thống nhất giữa chúng. Chúng cho
rằng: “ Du kích Việt Minh là một lực lượng đánh bằng súng đạn không nổi. Phải tìm
cách nào làm cho họ suy yếu, làm cho con người Việt Nam “ thân tàn, lực tận”. Muốn
vậy, chỉ có gây ra nạn đói, tức “đánh vào cái dạ dày” của họ mới là hữu hiệu. Mục
tiêu này lại ăn khớp với chủ trương của Nhật cần thu vét lương thực và nguyên liệu
(đay, lạc, thầu dầu,...) cung cấp cho chiến tranh và chúng lại có sẵn bộ máy thuộc địa
của thực dân Pháp để thực hiện. Nhật bắt Pháp mỗi năm phải cung cấp một lượng
lương thực ngày càng tăng: năm 1941 là 700.000 tấn gạo. Năm 1942 là 1.050.000 tấn

gạo và 45 tấn bột gạo. Năm 1943 là 1.125. 904 tấn. Năm 1944 với lý do mất mùa cũng
phải cung cấp cho Nhật 900.000 tấn. Ngoài ra Nhật còn cho Pháp xuất khẩu gạo sang
các nhượng địa của Pháp ở Trung Quốc. Số lượng gạo này Pháp lạm phát giấy bạc
Đông Dương để thu mua bằng biện pháp cưỡng chế, tức thu theo lũy tiến số ruộng đất
canh tác. Việc làm này khiến cả phú nông, địa chủ cũng không còn dự trữ thóc gạo để
nông dân có thể đến ăn vay, ở đợ, cầm ruộng, đợ con,... cứu đói. Chúng còn ra lệnh
cấm vận thóc gạo, hạn chế chuyển vận từ tỉnh này sang tỉnh khác, khiến thóc gạo
không được chuyển bằng đôi vai từ Nam ra Bắc trong khi đường biển đường bộ đều bị
Mỹ, Anh phong tỏa, phá hoại. Mặt khác chúng bắt nông dân những nơi có thể canh tác
hoa màu phải phá lúa trồng đay, phá ngô, khoai, đỗ,... để trồng lạc, thầu dầu để thay
nhiên liệu xăng dầu,...). Đến vụ mùa 1944, cùng với thiên tai sâu bệnh mất mùa, sự vơ
vét thóc gạo của “ kẻ ác trước ngày tàn” ( bọn phát xít sắp đến ngày bại trận) lại càng
sâu nặng, khiến nạn đói diễn ra đến cực điểm vào đầu năm 1945.

- Thu vét gạo thóc của Nhật – Pháp.
Các hiệp định: sau khi cho quân Nhật tiến vào chiếm đóng Đông Dương, Nhật đã lựa
chọn con đường dùng chính quyền thực dân Pháp như một công cụ tay sai nhằm mục
đích thực hiện những tham vọng chính trị và kinh tế của họ. Hiệp ước kinh tế được kí
kết giữa hai phía ngày 6 – 5 – 1941 là hiệp ước đầu tiên tăng cường hợp tác giữa
chính quyền thuộc địa và Nhật. Hiệp ước đã đem lại cho Nhật nhiều quyền lợi quan
trọng ở Đông Dương, đặc biệt trong lĩnh vực cung ứng lúa gạo. Nhờ hiệp ước này,
Nhật có thể giải quyết được việc phân khối khẩu phần lương thực cho quân đội và dân
chúng trong nước giữa lúc bị mất mùa ở Nhật và Triều Tiên. Kể từ sau hiệp ước trên,
hàng năm Nhật buộc chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương ký kết một văn bản
hiệp ước mới cam kết thu nộp cho Nhật một khối lượng gạo lớn nhằm thỏa mãn nhu
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 17



Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

cầu lương thực của Nhật. Thông qua các hiệp ước này, có thể thấy được mọi hoạt động
thu thóc của Pháp thực hiện trong giai đoạn 1941 – 1945 là nhằm thực hiện những
mệnh lệnh cưỡng chế của Nhật. Việc thực hiện chính sách thu lương thực để giao nộp
cho Nhật đã dẫn đến tình trạng vét cạn nguồn lương thực ở Việt Nam, gây ra nạn đói
khủng khiếp vào cuối năm 1944 đầu năm 1945. Như vậy, xét cho cùng, chính những
văn bản hiệp định Nhật – Pháp, với những cam kết của chính quyền Đông Dương
trong việc thu thóc để giao nộp cho Nhật, là những tài liệu tố cáo tội ác của Nhật trong
việc gây ra nạn đói ở Việt Nam vào cuối năm 1944 đầu năm 1945.

- Do thực dân Pháp.
Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính sách bảo
hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực dân. Toàn thể
dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh tế của khu vực, nhưng chỉ có người
Pháp, một thiểu số rất ít người Việt và người Hoa gần gũi với Pháp hay một số dân
chúng thành thị được hưởng lợi. Hậu quả là trước Đại chiến thế giới lần thứ hai, Việt
Nam vẫn chỉ là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều quốc gia châu Á khác. Khi
Đại chiến thế giới bùng nổ, Pháp bị yếu thế. Tại Đông Á, Nhật Bản bắt đầu bành
trướng và nhìn vào Đông Dương như đầu cầu tiến qua Nam Á và khống chế Trung
Quốc. Giữa năm 1940, Pháp bị Đức chiếm và Nhật Bản gây sức ép với Pháp rồi năm
sau tiến vào Đông Dương. Việt Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp
và Nhật tranh giành quyền kiểm soát kinh tế. Người ta nói đến lý do là Nhật Bản bắt
dân Việt Nam trồng đay thay trồng lúa gạo để phục vụ chiến tranh, nhưng thực ra Pháp
đã tiến hành việc ấy từ trước, cụ thể là thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như
ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay, gai hay cây kỹ nghệ. Sản lượng lúa gạo và hoa
mầu quy ra thóc tại miền Bắc giảm xuống rất mạnh do diện tích canh tác bị thu hẹp.

Chương trình kinh tế chỉ huy nhằm độc quyền thu vét thóc gạo, làm cho nhân dân Việt
Nam chết đói và không còn sức chống lại được chúng. Những chính sách được chúng
công bố hoặc cho phổ biến công khai trên báo chí như: Bãi bỏ lệ thu thóc ở toàn hạt
Bắc Kỳ, thành lập Ủy ban điều tra để phơi ra ánh sáng những hành động ám muội của
Liên đoàn Gạo và Ngô và bọn lý dịch tham nhũng,… Đều nhằm che dấu thủ đoạn
thâm độc của chúng, như bãi bỏ lệ thu mua thóc của những người ít ruộng, lại cưỡng
bức thu mua của những người từ 3 mẫu trở lên theo lũy tiến (tức ruộng càng nhiều, tỷ
lệ bị thu mua càng cao). Hay lên án bọn Liên đoàn và chức dịch tham nhũng là để đỗ
lỗi rằng, chính những người Việt Nam tham nhũng, tồi tệ này đã gây nên nạn đói chứ
không phải chúng… Những biện pháp mà chúng thực hiện như: Giảm khẩu phần cung
cấp gạo cho nhân dân đô thị từ 15 cân xuống còn 7 cân (vừa bớt phần gạo cần phải
cung cấp, vơ vét thêm được nhiều hơn, vừa để thị dân không có đâu mà cứu giúp bà
con và những người bị đói…); Việc chỉ cho phép chuyên chở tự do trong phạm vi một
tỉnh với số lượng dưới 50 cân gạo, thực chất là ngăn cấm việc chuyên chở tự do; Việc
không cho mỗi nhà trữ quá 2 tấn thóc, 1 tấn gạo thực chất là để chúng có thể độc
quyền thu mua được nhiều; Việc chi cho Nông phố ngân hàng các tỉnh và các Liên
đoàn thóc gạo do chúng lập ra được độc quyền thu mua, cùng việc sử dụng bọn quan
lại, chức dịch tham nhũng vào cơ cấu thu mua,…

Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 18


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

- Chương trình kinh tế chỉ huy trong khi thi hành không đúng theo nguyên tắc. Những

người cầm quyền Pháp cố ý cho thi hành sai nguyên tắc, mục đích cốt để cho dân mắc
nạn đói kém. Một khi dân bị nạn đói kém giày xéo theo chế độ thực dân dã man của
họ, thì lao đao khốn đốn, mất hết khí phách, còn nghĩ và làm gì được hơn là cuối đầu
nghe những mệnh lệnh của họ. Cho nên họ dụng tâm dung túng và che chở sự thừa
hành sai lệch và gây ra biết bao tệ nhũng như ta đã thấy:
+ Việc thu thóc ở quê cho thi hành một cách mù quáng, không chịu xét thấu tình dân
ruộng cấy lúa nộp lúa đã đành, ruộng gieo mạ, ruộng trồng đay, ruộng trồng hoa màu
khác cũng phải nộp, ruộng không cấy nhưng đã trót khai cũng đều một loạt phải nộp
thóc cho chính phủ.
+ Những kẻ thực hành chức vụ từ trên xuống dưới đều được bênh vực. Họ cho rằng
thu thóc là thu thuế thứ hai, thứ thuế bằng hàng hóa, việc quan trọng do chính phủ đã
sai, ai mà dám trái.
+ Những tệ tham nhũng, hà lạm vì đó xảy ra. Người ta đã thấy:
 Lý trưởng, trưởng bạ thu thóc đánh cấp của dân.
 Người đi thu thóc đánh cấp lại của lý trưởng, trưởng bạ.
 Hai hạng người này đánh cấp của dân rồi vi thiềng với quan địa phương để cầu
che chở.
+ Các quan địa phương hay các quan tỉnh là những phi lôi rất trung thành với chính
phủ Pháp, hoặc đã nhận được mệnh lệnh, hoặc không, ít thấy xét hay không bao giờ
xét những đơn khiếu nại về sự oan uổng hà hiếp thuộc việc thu thóc, có thể có rất
nhiều hồ sơ ở các nhà chức trách.
+ Việc thu thóc ở quê đã xảy ra biết bao ác tệ, rút lại chỉ lợi cho hạng người thu thóc là
những tay sai con cưng của những người Pháp được cử ra để trông coi việc thu thóc.
Bọn tay sai con cưng ấy có đủ mánh phé tai ác về sự cân lường để được trở nên sự
phú. Đến khi gạo tải vào kho, rồi ở kho ra các công toa bán gạo, rồi ở chổ bán gạo bán
cho dân tiêu thụ, mỗi lần hột gạo đi qua chỗ nào là một lần có thể xảy ra biết bao
những tệ tham nhũng mà dân là phải chịu ảnh hưởng tai hại đó thôi..
+ Một số nông dân vì tệ nhũng của sự thu thóc, họ chỉ bỏ bớt đi một số ruộng không
cấy, sau khi họ tính xong số ruộng phải cấy để đủ số thóc ăn, thóc giống và thóc nộp vì
theo họ, thì cày cấy nhiều có thiệt hại cho họ. Đó bởi khi làm ruộng, họ phải trả tiền

công cày cấy bằng giá chợ đen, đến khi bán thóc họ phải trả bằng giá hạn đinh, tất họ
phải lỗ vốn. Thành thử họ bỏ mất một số ruộng là lẽ tự nhiên.
+ Ở các tỉnh miền Bắc, số thóc không đủ thu để bù số cung. Lẽ ra những người cầm
quyền Pháp phải tìm hết cách để mang gạo ở miền Nam ra. Trái lại, họ tìm hết cách để
ngăn cản, không cho phép vận tải gạo ở miền Nam ra. Những tư nhân hay Liên đoàn
buôn gạo xin phép đem gạo ở miền Nam ra, đều bị thất vọng. Chính họ, họ cũng
không nghĩ sự mua gạo ở miền Nam tải ra nên viện cớ này cớ khác để che đậy cái dã
tâm làm cho đói lũ dân Bắc, là dân, theo họ là hay hoạt động và phản động. Rõ ràng
nước ta là một nước nhiều thóc gạo. Trước kia mỗi năm bán ra các nước hơn một triệu
tấn gạo. Khi Nhật mới qua, nó bắt Tây phải nộp cho nó mỗi tháng 15 vạn tấn gạo. Bây
giờ nó lại bắt Tây vơ vét bao nhiêu gạo là phải nộp cho nó cả. Cho đến bắp, than, bông
vải cũng thế. Như tỉnh Thái Bình trước kia là một tỉnh nhiều gạo nhất Bắc Kỳ mà nay
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 19


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

cũng không đủ gạo ăn. Chính sách cướp thóc của Nhật – Pháp đã gây ra nhiều nỗi uất
ức trong dân gian. Nhân dân ta đã đứng lên chống lại những chính sách đó. Giặc Pháp
sợ rằng nếu phong trào này lan rộng, rất nguy hại cho chúng, nên chúng triệu tập các
chức dịch lại nghe hiểu thị. Chúng nói: “Vì có nhiều nhà giàu không chịu bán thóc nên
binh lính và thợ thuyền ở thành thị không đủ gạo ăn. Binh lính có cơm no, áo ấm thì
mới có đủ sức giữ trị an cho dân; thợ thuyền có đủ gạo ăn, mới đủ sức chế ra các thứ
cần dùng cho mọi người. Bởi thế bắt buộc chính phủ phải bắt các làng nộp thóc để bán
ra hai hạng người nói trên. Theo Bản hiệp ước kinh tế Nhật – Pháp, thì Đông Dương

phải dâng cho Nhật 1 triệu 20 vạn tấn gạo. Và số gạo phải nộp cho Nhật ngày càng
nhiều hơn. Pháp cũng như Nhật cả hai đều không công bố thóc gạo ấy và số thóc phải
nộp cho Nhật không nhất định là bao nhiêu, miễn đủ cung cấp cho khu Đại Á như lời
đại sứ Nhật đã nói. Hơn nữa tàu Nhật qua lại Đông Dương thường bị tàu ngầm và máy
bay quân Đồng minh đánh phá: Cửa Bể - Hải Phòng lại luôn luôn bị giội bom. Một
phần lớn thóc gạo cũng như nguyên liệu từ Đông Dương cho sang Nhật đa số bị chìm
xuống đáy biển hay bị thiêu đốt tại các bến. Số thóc gạo ấy bị hao hụt không phải ít và
tất nhiên giặc Nhật lại bắt dân ta phải nộp bù. Mỗi năm Đông Dương sản xuất được 7
triệu tấn gạo, chừng một phần ba số ấy cũng phải cúng cho Nhật. Nên việc khan hiếm
gạo là tất yếu. Và lý do mà lũ giặc nói gạo đem cho binh lính và thợ thuyền ăn là vô lý
trái với sự thật. Hơn nữa, binh lính phải nuốt những hột cơm hôi bởi thổi bằng thứ gạo
đã tích trữ trong kho binh lương từ 1 – 3 năm. Thứ gạo ngon thì binh lính đâu có được
hưởng. Tình cảnh thợ thuyền thì càng thảm hại hơn. Đồng lương đã hạ, có tiền đong
gạo cũng chật vật vô cùng. Nào phải khai báo phiền phức mới lãnh được tấm thẻ gia
đình đi đong gạo không khác gì đi lĩnh chẩn: không phải chỉ chầu chực, chen chúc khổ
sở, còn bị đội xếp, tuần phiên đánh đập thậm tệ mới đong được ít gạo xấu nhưng cũng
không đủ ăn. Như vậy, nguyên nhân làm cho gạo bị khan hiếm là không phải do nhà
giàu không bán gạo mà do giặc Nhật hạ lệnh cho giặc Pháp bắt dân ta nộp thóc không
phải cho binh lính và thợ thuyền ăn mà là để dâng cho Nhật. Ngoài ra, lệnh thu thóc
của giặc Nhật còn ngặt đến nỗi, có nơi những quan lại bắt những điền chủ chậm nộp
lên huyện bắt nộp đủ số thóc cho giặc, phải lấy thóc nhà bù vào, hoặc bỏ tiền mua
bông của bọn chủ thầu cân thóc cho chính phủ, để tránh những roi đòn, tiếng chửi của
quan sở tại. Nhiều làng còn phải nộp gạo trắng, dân tốn bao công, cơm vào việc xay
giã, bỏ cả việc làm đồng. Nhật – Pháp nhũng nhiễu dân ta đến cực điểm. Quanh năm
dân quê chỉ gặp nạn là nạn. Hết trồng đay đến nộp thóc, hết nộp thóc đến cân dầu; hết
thu bông đến nộp lạc. Thật là đủ tình đủ tội. Nhiều nơi dân quê đã bảo nhau, giàu
nghèo, già trẻ, trai gái, hương chức và thường dân, nhất tề phản đối chính sách vừa
mua vừa ăn cướp của lũ giặc nước. Nhưng tiếc thay, nhiều nơi khác, một số hương lý
đã không biết cùng dân đoàn kết chống kẻ thù chung, lại lợi dụng cơ hội hại dân mà
làm giàu. Vì thế, nhân dân rất mong chính phủ bỏ lệ bán thóc cho chính phủ Nhật. Vì

với cái giá này, nhân dân ta coi như là mất trắng số thóc phải bán, có như vậy người có
ruộng mới dám cày cấy hết số ruộng của mình, không như thực tế là họ phải bỏ ruộng
mà chỉ dám cấy độ một số ruộng của họ mà thôi. Bởi vậy số ruộng bỏ không rất nhiều.
Muốn cấy một mẫu ruộng tính trung bình nhân dân ta phải mất. Trong đó: 300 mạ giá
170 đồng một trăm mất hết 510 đồng; Ruộng thêu một mẫu mất hết 300 đồng; trâu cày
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 20


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

4 buổi, mỗi buổi thuê 15 đồng mất hết 60 đồng; Trâu bừa 4 buổi, một buổi thuê 15
đồng mất hết 60 đồng; Công người làm 8 buổi, một buổi 3 đồng mất hết 24 đồng và
cơm ăn 3 bữa 1 ngày mất hết 10 đồng chưa kể tiền thuốc lá và các chi phí khác mất hết
cũng khoảng 100 đồng; Phân tro 30 gánh, một gánh 3 đồng mất hết 90 đồng. Như vậy
tính sơ tiền chi phí cho việc cấy một mẫu ruộng phải mất tổng cộng la 1.220 đồng.
Nên trong sản xuất phải mất vốn bạc ngàn mà đến lúc gặt ruộng tốt mới được 4,5 tạ
thóc. Còn thường chỉ 3 tạ hay kém. Thế mà người có ruộng ít nhất cũng phải bán theo
giá chính phủ là 80 cân một mẫu giá có 25 đồng 100 cân. Đó là được mùa nên không
phải đi đong về để nộp cho nhà nước thì giá có khi lên đến 455 đồng 100 cân thóc, còn
như giá thực tế thì là 300 đồng. Vì lẽ đó các người có ruộng sợ không đủ thóc nộp cho
chính phủ, kèm theo biết bao nhiêu thứ thuế về đinh, điền, nên chỉ dám cấy lấy đủ thóc
ăn. Chỉ có dân ba tỉnh là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định mua gạo giá rẻ hơn. Nhưng có
phải toàn thể người ở ba tỉnh đó đều được cấp thẻ gia đình cả đâu, và những người có
sổ mua cũng chỉ tạm dùng đủ có độ 18 ngày trong một tháng. Còn những ngày kia
cũng phải mua theo những giá đắt đỏ như những người khác. Dân quê đã chịu thiệt

thòi nhiều nhất, đến ngay sinh mạng và tài sản của họ, họ cũng phải tự bảo vệ lấy. Các
thứ cần dùng hàng ngày như diêm thì phải mua 5 hào 1 bao, muối 6 trăm đồng 1 tạ, vải
chúc bau 45 đồng 1 thước, thuốc 30 đồng 1 thang, trâu bò để cấy thì 1 đến 2 ngàn 1
con, nói tóm lại mọi thứ đề phải trá giá rất đắt ít nhất cũng là gấp 19 lần đã định. Thế
mà lại cứ bắt dân quê phải bán rẻ các thứ nông sản. Có người làm ruộng vì lúa xấu,
không đủ thóc nộp phải bán nhà đi để đong thóc đền vào. Nếu không thì sẽ phải lâm
vào vòng tù tội. Trong việc thu thóc thì chỉ có lợi cho tổng, lý, cho người được phép đi
thu, cho các người từ thấp đến cao. Nếu cho điều tra ngầm thì sẽ biết ngay thực tế các
người có dính líu về việc thu thóc đều trở nên giàu có cả; có ổng tổng, lý nhiều nơi
mới thu có hai vụ mùa mà đã làm nhà lên đến 10 vạn ví dụ như lý trưởng một làng ở
làng Thanh Oai ( Hà Đông). Còn người thu thóc có người lời tới bạc triệu, chả thế mà
trước năm 1941 có người chỉ làm công ăn lương 25 đồng một tháng mà nay có đem
đánh bạc thua đều đều mấy trăm, nghìn và thua liền cả tuần lễ mà vậy cũng không hề
gì. Tất cả những thứ trên đều là do bóc lột tiền của của nhân dân. Đó là nhờ vào những
thủ đoạn của chúng của bọn sâu nước hại dân. Nên có chỗ chúng thu nhiều mà nộp ít,
ghi là cấy 400 mẫu nhưng khi vào sổ chỉ có hơn 200 mẫu, còn thu 120 cân 1 mẫu mà
chỉ biên nộp có 80 cân, có nghĩa là họ ghi vô đúng số ruộng cày cấy nhưng phân ra
nhiều tên vì có lệ cứ 5 mẫu phải nộp theo quy định là bao nhiêu và 10, 100, 200 mẫu là
phải nộp bao nhiêu, còn biết bao nhiêu là mánh phé khác nữa, chúng phải câu kết với
nhau mới đem lại cái chỗ thóc thừa đó và đem ra tỉnh bán giá chợ đen để thu lại món
lợi nhuận khổng lồ rồi có thể công nhiên tích trữ làm của riêng. Nên bỏ cái lệ bán thóc
cho Chính phủ, lúc này là cải tử hoàn sinh cho nhân dân ta. Trong lúc đương đầu với
nạn đói có người tự hỏi tai kiếp này có phải do Trời Phật. Và đều đó là không có mọi
chuyện đều do những chính sách của bọ giặc gây ra. Nhất là chính sách thu mua thóc
của chúng mà thật tế là cướp thóc của dân. Trước đây, một phần thóc thu mua được
của dân ta, một phần giặc Pháp tích trữ, một phần giao nộp cho giặc Nhật không chỉ để
nuôi quân Nhật ở Đông Dương mà nuôi quân Nhật ở các mật trận như Trung Quốc,
Miến Điện, Thái Bình Dương, và cả bên nước Nhật; còn phần rất ít chúng mới bán cho
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn


Trang 21


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

công chức, binh lính, dân thành phố để lừa phỉnh và che mắt đồng bào ta. Chẳng
những thế, Nhật – Pháp còn thi nhau tung tiền giấy ra đong gạo, ngô, đỗ, sắn,… không
từ một thứ gì. Vì vậy giá gạo tăng lên vòn vọt, thợ thuyền thì bị thất nghiệp, dân quê
hết thóc, thì đàu đâu ra tiền thì kiếm ngày hai bữa cơm. Và sau khi trân Nhật – Pháp
chúng nó bắn nhau, những kho thóc gạo của giặc Pháp vỡ ra, bọn Việt gian thân Pháp
không còn chối cãi được tội ác của chúng nó. Trong khi dân ta chết đói đầy đường thì
giặc Pháp có hàng trăm kho thóc gạo khóa chặc và để mục. Giờ đây những kho thóc
đó lại thuộc về tay của giặc Nhật, nguyên số gạo đã có 8 triệu 25 vạn tấn, hợp với
những số gạo chúng nó cướp được của nhân dân ta từ trước, nên giặc Nhật chúng nó
có thể tha hồ phè phỡn. Thế mà bọn chúng vẫn chưa thõa mãn và tọi nguyện với tội ác
của chúng, chúng vẫn chưa hài lòng với con số chết đói của nhân dân ta. Thực tế giặc
Nhật bắt nộp hết số thóc còn lại của vụ tiếp theo ở các làng cho chúng, nhiều người
trong nhà không còn hột thóc nào thì đã bị chúng bắt giam đầy ở các huyện để cho dân
ta nhịn ăn mà chờ chết. Chúng còn hạ lệnh mỗi người chỉ được tích trữ 6 cân gạo trở
xuống. Tại thành phố, số gạo thường và xấu cũng bị rút bớt, và còn sẽ bị rút nữa,
chúng rút cho đến hết. Chúng bảo giới hạn gạo để bán cho dân đói kém. Thực ra chúng
đã giải quyết nạn đói kém bằng cách đẩy rất nhiều kẻ ăn mày vùng Hải Phòng, Kiến
An, xuống sông cho chết bớt. Bọn giặc Nhật không hề biết thương xót cho dân ta,
chúng dùng những lối hết sức quỷ quyệt để vắt cho kỳ hết mau mủ của nhân dân ta,
bọn Việt gian thân Nhật cố ý giết đồng bào, đang cổ động nhân dân ta ủng hộ cuộc
chiến tranh ăn cướp của giặc Nhật, có nghĩa là khuyên dân ta vui lòng cho giặc Nhật
bóc lột, vui lòng chịu chết đói cho giặc Nhật và phe lũ của chúng sung sướng. Khi đẩy

nhân dân ta vào địa ngục nhân gian và vấp phải sự chống cự quyết liệt của nhân dân ta
thì bọn giặc Nhật đã dùng những thủ đoạn thâm độc hơn. Nên chúng muốn lừa bịp
nhân dân ta thì chúng phải bỏ lệ thu thóc tạ ở Trung Kỳ. Chúng thừa biết Trung Kỳ là
một xứ sản xuất ít thóc gạo. Bỏ lệ thu thóc gạo ở Trung Kỳ, giặc Nhật không những
không đau xót mấy, lại có thể nhân đó mà tô son vẽ phấn cho tượng đài Bảo Đại và bù
nhìn Kim, hòng dùng bọn đó lừa gạt nhân dân ta. Ở Bắc Kỳ, chúng biết nhân dân ta rất
oán giận chính sách thu thóc tạ, nên chúng tuyên bố chỉ thu thóc của những điền chủ
cấy trên 100 mẫu hay nếu không đủ, từ 50 mẫu trở lên là cùng. Nhưng chúng nói một
đằng nhưng làm một nẻo hay đúng hơn là chúng hai giọng, đó là thói quen của Pháp.
Những người có dưới 50 mẫu đang hí hững mừng thầm thì bỗng một lệnh mới đã làm
cho họ rất thất vọng. Khi báo chí hàng ngày đăng những nhà có từ 3 mẫu trở lên cũng
phải bán thóc cho chính phủ hay cho các cơ quan thầu việc tiếp tế cho nhà binh, với
cái giá là 120 đồng. Ngoài Nông phố Ngân hàng được độc quyền thu thóc cho quân
đội Nhật, không ai được buông hay tải gạo ngoài 50 cân. Tin nhân dân được tự do
được buôn bán gạo đã thành lời nói xuông. Lệ bán gạo bông cho dân thành thị bị bãi
bỏ. Trái lại, chính phủ Nhật đang cho in thêm hai tấn giấy bạc dự định cho Nông phố
Ngân hàng đi mua vét hết gạo của nhân dân. Rồi đẩy giá thóc gạo lại cao vọt. Chỉ chết
con nhà lao động hay là nhân dân làm ruộng. Giặc Pháp tìm mọi cách quỷ quyệt giữ
độc quyền thóc gạo và cướp thóc. Song chúng vẫn không chắc thu đủ số thóc đã định.
Nên chúng gán cho mỗi tỉnh Bắc Kỳ phải thu một số thóc nhiều hơn số thóc phải nộp
cho Pháp từ trước (ví dụ ở tỉnh Hải Dương phải nộp 4 vạn tấn thì đến nay phải nộp 5
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập


vạn 1 nghìn tấn). Theo sự dự đoán của Túc mễ cục, số thu hoạch trong vụ sản xuất này
kém vụ sản xuất năm vừa qua hơn 26% mà số thóc phải nộp cho Nhật lại nhiều hơn.
Người ta đòi tải gạo Nam Kỳ ra thì họ kiếm đủ cớ để thoái thác và tìm đủ cách để làm
khó dễ. Người họ no là đủ rồi, họ cố tình bỏ rơi mười mấy triệu dân Trung – Bắc Kỳ
chết đói.

- Do phát xít Nhật.
Sau khi độc chiếm Đông Dương, phát xít Nhật liền tiến hành chính sách mua chuộc,
lừa bịp kết hợp với những chính sách đàn áp, khủng bố tàn bạo.
- Về chính trị, phát xít Nhật bày trò trao trả “độc lập” cho chính phủ bù nhìn Trần
Trọng Kim nhưng vẫn giữ nguyên bộ máy cai trị của Pháp, thay người Nhật vào những
vị trí của người Pháp. Các đảng phái chính trị thân Nhật nhân dịp mộc ra như “nấm
gặp mưa rào”. Phát xít Nhật sử dụng bộ máy tuyên truyền đồ sộ để quảng bá cho tinh
thần bài Pháp, sợ Nhật, phục Nhật. Mặc khác, chúng huy động lực lượng quân sự tấn
công vào các chiến khu, các sở cách mạng.
- Về kinh tế, chúng chiếm tất cả các sở kinh tế của Pháp, in giấy bạc tung ra thị trường,
vơ vét nguyên liệu, hàng hóa, lương thực và trắng trợn tước đoạt tài sản của nhân dân
ta; làm cho nền kinh tế của ta bị kiệt quệ, cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân điêu
đứng, cùng quẫn. Giá gạo ở Bắc Kỳ vào tháng 10 – 1944 còn là 150 đồng/ tạ, thì đến
tháng 2 – 1945 đã là 1.000 đồng/ tạ. Tình trạng đó đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp
năm 1945, làm chết gần 2 triệu người.
Việc bắt phá màu trồng đay cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên nạn đói. Vì nhu
cầu phục vụ chiến tranh, Nhật đã bắt Pháp cưỡng ép nhân dân Việt Nam trồng các thứ
cây có sợi và có dầu như đay, gai, bông và lạc, thầu dầu, vừng,… Theo thống kê của
Pháp thì diện tích trồng các thứ cây trên, chủ yếu là đay, năm 1944 là 45.000 ha tức là
gấp 9 lần diện tích trồng các thứ cây đó năm 1940. Nếu năm 1940 cũng chỉ trồng bằng
năm 1940, tức 5.000 ha thôi thì nhân dân Bắc Kỳ còn dư ra 40.000 ha để trồng được
88.000 tấn khoai lang, giá trị bằng 64.000 tấn thóc, và nạn đói sẽ không đến nỗi trầm
trọng như vậy.

Nguyên nhân đay được chú ý trồng nhiều: Nhu cầu cấp thiết của bao tải đay. Bao tải
đay ở Đông Dương trước đây do Ấn Độ cung cấp, nhưng vào năm 1944 không nhập
khẩu được của Ấn Độ nữa, nên việc phát triển ngành sản xuất đay ở đây là một vấn đề
cấp thiết. Bao tải đay dùng để chuyên chở vật tư trong Khối thịnh vượng chung Đông
Á, đang trở thành vấn đề thiết thực. Vì vậy Nhật Bản đang cần nhiều vật tư ở nước ta
(Đông Dương), khối lượng phải đạt tới 3 vạn tấn đay. Ở Đông Dương đang có số
lượng lên tới 500 tấn. Nhật đưa lên 3 vạn tấn trong kế hoạch 5 năm. Trong khi đó ở
Đài Loan sản lượng đay là 1 vạn 2 nghìn tấn. Nhật đã có kế hoạch tăng sản lượng lên 3
vạn tấn đay trong kế hoạch 5 năm. Và Đông Dương là niềm hy vọng của Nhật. Do đó,
sự mong đợi đối với nhà đương cục Đông Dương sẽ dừng lại ở mức độ cần thiết tối
thiểu và phải tổ chức công ty khai thác đặc biệt (tạm gọi là công ty Đông Dương).
Công ty này là công ty cổ phần được tổ chức do đại diện của người có thế lực trong xã
hội được chính phủ Nhật Bản thừa nhận với tư cách pháp nhân. Chủ trương độc quyền
trong lĩnh vực sản xuất đay (khuyến khích trồng trọt, thu mua, chế biến, xuất nhập
khẩu đay nguyên liệu và cung cấp phân phối trong phạm vi Đông Dương) dưới sự
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 23


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

quản lí của chính phủ. Công ty đay Đông Dương, một trong những thủ phạm gây ra
nạn đói. Trong đó, 10 công ty đay của Nhật Bản độc quyền kinh doanh mặt hàng đay ở
Đông Dương, thu mua đay của nông dân Việt Nam… Nói đúng hơn là bắt buộc nông
dân Việt Nam trồng đay.
Chính sách cưỡng bức trồng đay của Nhật: Công ty đay Đài Nam đảm nhiệm việc

trồng đay ở tỉnh Bắc Ninh, một tỉnh phái Đông Bắc thành phố Hà Nội, mười công ty
của Nhật Bản độc quyền việc trồng đay hình như không cạnh tranh nhau mà phân chia
nhau từng tỉnh riêng biệt để bắt nông dân trồng rồi thu mua. Toàn bộ tình hình phân
chia giữa các công ty, theo bản báo cáo của đoàn điều tra tài nguyên Đông Dương thì
có nêu các tỉnh trồng đay chủ yếu lúc bấy giờ (năm 1939) là: Bắc Ninh, Hưng Yên,
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương, Kiến An. Tóm lại, vùng trồng
đay là vùng châu thổ hình thành do hai con sông là sông Hồng và Thái Bình ở về phía
đông Hà Nội. Hình như cơ quan theo dõi việc cưỡng bức trồng và thu mua đay của các
công ty là Ban Kinh tế Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Đây cũng là nơi cung cấp
tiền mặt để trả cho từng nông dân, đồng thời ra các thông tư, chỉ thị,… Hơn nữa, số
tiền nông dân có được không phải là món tiền có thể để dành về sau, bởi vì chiến tranh
càng gần tới ngày kết thúc thì giá trị đồng bạc Đông Dương càng giảm. Để duy trì
quân đội và sự thống trị của chúng, quân đội Nhật Bản đóng ở Đông Dương đã gây
sức ép với chính quyền thực dân Pháp buộc Ngân hàng Đông Dương phải phát hành
nhiều giấy bạc. Do đó vật giá leo thang, nạn lạm phát thời chiến càng trầm trọng.
Không riêng gì đay, Nhật Bản tính toán đến cả việc ép nông dân bán gạo cho Nhật. Có
thể nói rằng chính Nhật Bản là kẻ thủ phạm đẩy nông dân Việt Nam vào nền kinh tế
hỗn loạn thời chiến.
Thực trạng trồng đay gây ra nạn đói: Ở Việt Nam cũng như ở Nhật Bản có nhiều dư
luận nói rằng, Nhật bắt nông dân Việt Nam nhổ bỏ ngô để trồng đay là một trong
những nguyên nhân gây ra vụ hai triệu người chết đói. Cụ thể là việc Nhật bắt nông
dân ta phá lúa trồng đay. Nhiều nơi ở Thượng du, Tây bắt dân ta bỏ lúa trồng đay và
trồng bông, để mùa mỗi xuất đinh phải nộp 1 cân sợi, người nào không nộp sẽ bị phạt
nặng. Ở Thái Bình vì dân thiếu gạo, phải bỏ đay để cấy lúa. Tây bắt dân nhổ lúa mà
trồng đay lại. Ai không nghe thì bị bắt, hay ở Bắc Ninh hơn 300 mẫu ruộng đương
giồng khoai bị Nhật bắt phá đi để lấy đất trồng đay cho chúng. Đến vụ cấy lúa, đay
chưa chặt được. Nếu để thì mất mùa lúa, dân cày phá đi để cấy lúa thì bị Tây và Nhật
phạt tù rất nặng và phải nộp đủ giá tiền 300 mẫu đay,…
Nạn đói ở Việt Nam năm 1945 do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây ra là một thảm
họa có một không hai trong lịch sử dân tộc ta, từng được cả nhân loại quan tâm. Trong

Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Mùa Thu năm 1940,
phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh thì bọn
thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu cảnh
hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả
cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta
bị chết đói”.

Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 24


Luận văn tốt nghiệp

CBHD: ThS. Khoa Năng Lập

Chú thích:
1,2. Trích, Việt Nam từ 1930 đến nay, tr 30,35.
3. Trích, Qua những chặng đường dựng nước, giữ nước, đổi mới và xây dựng đất
nước, tr 24.
4. Trích, Hồ Chí Minh tiểu sử, tr 359.
5. Trích, Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam những chứng tích lịch sử, tr 601.

Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Toàn

Trang 25



×