Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

LUẬN văn sư PHẠM sử NGUYỄN ái QUỐC từ CHỦ NGHĨA yêu nước đến CHỦ NGHĨA CỘNG sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.43 KB, 91 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ
----OO0OO------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ðề tài:

NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
ðẾN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Thạc sĩ Lê Thị Minh Thu

Lư Thị Như Ý
MSSV: 6076569
Lớp: Sư phạm Lịch sử
Khóa: 33

Tháng 5/2011


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

LỜI CẢM ƠN!


Qua bốn năm ngồi trên ghế nhà trường ðại Học Cần Thơ, mỗi
người trong chúng em ñều mong muốn có thể tiếp thu nhiều kiến
thức, làm hành trang trong cuộc sống.
Tuy luận văn không thể hiện ñược hết những gì mà chúng em
ñã tiếp thu trong thời gian học tập ở ñây, nhưng nó là bài nghiên
cứu khoa học ñầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học
tập tại trường..
ðể hoàn thành bài luận văn này ngoài sự tự lực,cố gắng của
bản thân, em ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, hướng dẫn tận tình của
thầy, cô, cán bộ trường và sự cổ vũ, ủng hộ của người thân và bạn
bè.
Em xin gởi lời cám ơn tới quý thầy, cô ñã tận tình giảng dạy và
giúp ñỡ em trong thời gian qua. ðặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn
chân thành nhất ñến Cô Lê Thị Minh Thu, người ñã tận tình hướng
dẫn, giúp ñỡ em hoàn thành bài luận văn này.
Nhân ñây em xin gởi lời cám ơn tới cán bộ thư viện trường,
thư viện khoa, thư viện thành phố Cần Thơ .
Mặc dù ñã có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh ñược sai
sót. Mong nhận ñược sự góp ý của quý thầy, cô .

SVTH: Lư Thị Như Ý

1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

A. PHẦN DẪN LUẬN

1. Lý do chọn ñề tài
“ Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông ñất nước ta ñã sinh ra Hồ Chủ tịch,
người anh hùng dân tộc vĩ ñại và chính Người ñã làm rạng rỡ dân tộc ta,
nhân dân ta và non sông ñất nước ta”[19: 516]
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, Người ñã cống hiến cả cuộc ñời mình
vì nền ñộc lập ñất nước, vì tự do cho ñồng bào ta và vì sự tiến bộ, hòa
bình, tình hữu nghị của nhân loại. Công lao của Người ñối với cách mạng
Việt Nam và cách mạng thế giới vô cùng to lớn. Ngay khi ở tuổi ñôi mươi,
Người ñã có quyết ñịnh rất sáng suốt và hợp thời ñại, ñó là quyết ñịnh sang
phương Tây học hỏi và tìm hướng ñi mới cho dân tộc Việt Nam. ðây là
một tiền ñề rất quan trọng ñể Người bắt gặp và quyết tâm ñi theo chủ
nghĩa Mac- Lênin. Quá trình tìm ñường cứu nước cũng là quá trình chuyển
ñổi từ chủ nghĩa yêu nước ñến chủ nghĩa cộng sản trong Nguyễn Ái QuốcHồ Chí Minh. Khi Người rời bến cảng Nhà Rồng ñến Pháp, hành trang của
Người là lòng yêu nước thiết tha và nghị lực phi thường, không sợ khó
khăn, gian khổ. Nói cách khác, lúc này với tư thế là nhà yêu nước, Người
ñã ra ñi ñể tìm một phương cách mới, ñể cứu nước, ñưa ñất nước ra khỏi
tình trạng khủng hoảng, bế tắc. ðến năm 1920, khi Người bắt gặp bản “Sơ
thảo luận cương về vấn ñề dân tộc và thuộc ñịa” của Lênin. ðến ñây
Nguyễn Ái Quốc ñã bước ñầu tìm thấy con ñường cứu nước hợp thời ñại
và trong tư tưởng Người cũng có nhiều thay ñổi. Người bắt ñầu nhận thức
ñược một số vấn ñề, khái niệm chính trị ( Cách mạng vô sản, giai cấp công
nhân…). Rồi với lá phiếu ủng hộ Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập
ðảng cộng sản Pháp (1920), Người ñã trở thành người cộng sản Việt Nam
ñầu tiên.
ðể ñi ñến chủ nghĩa cộng sản, Nguyễn Ái Quốc ñã phải trải qua nhiều
khó khăn, thử thách. Người phải có nghị lực phi thường, trí tuệ, lòng quyết
tâm cao và niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa Mac- Lênin thì Người mới
có thể vượt qua nhiều khó khăn, thử thách ñể tồn tại và hoạt ñộng. Những
ñiều ñó ñã ñưa Người ñến với chủ nghĩa Mac- Lênin và giúp Người có thể
quán triệt, vận dụng một cách sáng tạo, triệt ñể chủ nghĩa cộng sản. Nhờ

ñó, giúp Người hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nhà yêu nước ñối quê
hương, ñất nước Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ của người chiến sĩ quốc
tế ñối với phong trào cách mạng thế giới.
ðể thấy rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của quá trình này thì ta phải
ñặt mình vào hoàn cảnh lịch sử của xã hội Việt Nam hồi cuối thế kỉ XIXñầu thế kỉ XX; hãy thử ñặt mình chung với sự bế tắc của phong trào yêu
SVTH: Lư Thị Như Ý

2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

nước Việt Nam ñã gặp phải lúc ñó; thử ñặt mình trước cái thế áp ñảo của
chủ nghĩa ñế quốc lúc ñó, ta mới thấy hết quyết ñịnh và thành công của Hồ
Chủ tịch là có ý nghĩa lịch sử to lớn ñối với sự nghiệp giải phóng dân tộc
Việt Nam nói riêng và của các thuộc ñịa trên thế giới nói chung.
Ngay khi bắt gặp chủ nghĩa Mac- Lênin, bước ñầu tìm thấy con
ñường cứu nước ñúng ñắn, Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh ñã phải ñấu
tranh kiên quyết ñể bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mac- Lênin. Người có
công lớn trong sự nghiệp vận dụng luận cương của Lênin ñầy tính chất
cách mạng và thực tiễn, cụ thể là: 1. Tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ tư
tưởng của cán bộ và nhân dân các thuộc ñịa; 2. Xây dựng ñường lối giải
phóng dân tộc các thuộc ñịa; 3. ðào tạo, rèn luyện lực lượng nòng cốt cho
cách mạng; 4. Xây dựng, củng cố ñoàn kết các lực lượng cách mạng quốc
tế; 5. Có cống hiến to lớn vào sự phát triển và trưởng thành của phong trào
cách mạng thế giới. Từ ñó mới thấy ñược những công lao vô cùng to lớn
của Người ñối với dân tộc và thời ñại.
Vì thế, tôi chọn ñề tài “Nguyễn Ái Quốc- từ chủ nghĩa yêu nước ñến

chủ nghĩa cộng sản” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục ñích nghiên cứu
Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”, việc tìm hiểu tư tưởng, cuộc ñời và sự nghiệp của các vị anh hùng
dân tộc từ lâu ñã trở thành truyền thống và nhu cầu cần thiết của mỗi
người Việt Nam. Việc tìm hiểu này, vừa thể hiện tình cảm, vừa nói lên
lòng yêu nước và sự biết ơn của thế hệ sau ñối với những vị anh hùng có
công với dân tộc.
Việc tìm hiểu tư tưởng, cuộc ñời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh không chỉ nhằm mục tiêu trên mà nó còn có tác dụng rất lớn trong
việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ việc tìm hiểu tư tưởng, cuộc ñời và sự nghiệp
của Hồ Chủ tịch, giúp chúng ta xác ñịnh ñược nhiệm vụ của mình và tích
lũy ñược nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, gần gũi với thực tiễn. ðó
chính là mục tiêu nghiên cứu của ñề tài này. ðề tài này cũng nhằm góp
phần tìm hiểu cuộc ñời và các hoạt ñộng cách mạng của Nguyễn Ái QuốcHồ Chí Minh, ñể hiểu rõ hơn quá trình tìm ñến chủ nghĩa Mac- Lênin của
Người- trở thành chiến sĩ quốc tế cũng như những công lao của Người ñối
với ñất nước và quốc tế. Qua ñó, giúp ta thấy ñược những phẩm chất quý
giá, phong cách sống giản dị và ý nghĩa to lớn của các hoạt ñộng cách
mạng của Người, ñể làm cơ sở cho việc học tập tấm gương ñạo ñức Hồ
Chí Minh và việc vận dụng tư tưởng của Người trong thời ñại mới

SVTH: Lư Thị Như Ý

3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu


3. Lịch sử nghiên cứu vấn ñề
Trong quá trình nghiên cứu ñề tài này, tôi có cơ hội tiếp cận nhiều
công trình nghiên cứu có liên quan ñến ñề tài này. Tiêu biểu là một số
công trình sau:
Trước tiên, là tác phẩm “Sự lựa chọn con ñường phát triển của lịch
sử dân tộc Việt Nam ñầu thế kỉ XX và quá trình phát triển của lịch sử dân
tộc từ 1930 ñến nay”, của Thạc sĩ Nguyễn Thị ðảm ñược nhà xuất bản
giáo dục xuất bản năm 2005. Trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu nghiên
cứu về hoàn cảnh lịch sử và các xu hướng cứu nước ñầu thế kỉ XX, qua
ñó, làm nổi bật nguyên nhân dẫn ñến quyết ñịnh ra ñi tìm ñường cứu nước
và cuộc hành trình tìm ñường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc hơn là quá
trình chuyển biến tư tưởng, nhận thức của Người từ chủ nghĩa yêu nước
ñến chủ nghĩa cộng sản.
Công trình nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Phan Ngọc Liên và tác gia
Trịnh Vương Hồng do nhà xuất bản Quân ñội nhân dân, xuất bản năm
2005, với ñề tài “Hồ Chí Minh- chiến sĩ cách mạng quốc tế”, tuy có ñề cập
ñến sự thay ñổi trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, nhưng chưa phân tích
nhiều quá trình thay ñổi này. ðề tài này nghiên cứu nhiều về các hoạt ñộng
cách mạng và ý nghĩa lịch sử của các hoạt ñộng của Người ñối với Việt
Nam và quốc tế.
Còn công trình nghiên cứu của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Yên
ñược nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2009, với nhan ñề
“Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh trên ñường sáng lập ðảng Cộng sản Việt
Nam” chủ yếu ñề cập ñến quá trình bôn ba hải ngoại của Nguyễn Ái Quốc,
và công lao của Người trong việc sáng lập ðảng cộng sản Việt Nam chứ
chưa phân tích sự thay ñổi từng bước một trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc
từ khi Người rời bến cảng Nhà Rồng, bắt ñầu cuộc hành trình tìm ñường
cứu nước cho ñến khi Người tham gia sáng lập ðảng cộng sản Pháp- thành
người cộng sản Việt Nam ñầu tiên….
Nhìn chung, các công trình trên nghiên cứu nhiều về hoàn cảnh lịch sử

và ý nghĩa của các hoạt ñộng quốc tế của Nguyễn Ái Quốc. Còn quá trình
chuyển biến từng bước trong tư tưởng, nhận thức của Người cũng như
những nhân tố dẫn ñến sự biến ñổi về tư tưởng, nhận thức của Người trước
và sau khi bắt gặp chủ nghĩa Mac- Lênin thì chỉ ñề cập một cách khái quát.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu của các
tác giả ñi trước, ngoài việc làm rõ từng bước biến ñổi trong hệ tư tưởng
của Nguyễn Ái Quốc, trong ñề tài này tôi còn phân tích những nhân tố
SVTH: Lư Thị Như Ý

4


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa cộng sản trong
Nguyễn Ái Quốc cũng như những yếu tố, ñiều kiện lịch sử dẫn ñến việc
Nguyễn Ái Quốc bắt gặp, tiếp nhận, vận dụng và phát huy những nguyên
tắc cách mạng của chủ nghĩa Mac- Lênin. Bên cạnh ñó, ñề tài này còn ñề
cập ñến sự thay ñổi về tính chất của các hoạt ñộng cách mạng của Nguyễn
Ái Quốc- Hồ Chí Minh trước và sau khi Người trở thành người chiến sĩ
cộng sản quốc tế và tầm quan trọng cùng với ý nghĩa của các hoạt ñộng ñó
ñối với Việt Nam và thế giới.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của bài luận văn này bao gồm những nhân tố
khách quan và chủ quan cũng như những hoạt ñộng cách mạng của
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, nhằm góp phần hình thành và phát triển
từ chủ nghĩa yêu nước ñến chủ nghĩa cộng sản của Người. Ngoài ra, ñề tài

này còn nghiên cứu về vai trò của người chiến sĩ cộng sản- Nguyễn Ái
Quốc- Hồ Chí Minh ñối với dân tộc và thời ñại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian, gồm hoàn cảnh lịch sử trong nước và quốc tế
ñã tác ñộng ñến nhận thức, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, cùng
với các hoạt ñộng cách mạng sôi nổi của Người ñã giúp Người ñến với chủ
nghĩa Mac- Lênin và trở thành Người chiến sĩ cộng sản quốc tế, luôn ñấu
tranh cho dân tộc mình và phong trào cách mạng thế giới.
Phạm vi thời gian là từ thưở thiếu thời cho ñến lúc Người qua ñời.
Nhưng quan trọng hơn cả là các hoạt ñộng cách mạng của Người trong
giai ñoạn từ năm 1908- Người tham gia phong trào chống thuế của nông
dân miền Trung, ñến năm 1920- khi Người bắt gặp bản sơ thảo luận cương
về “Vấn ñề dân tộc và thuộc ñịa” của Lênin, bước ñầu tìm thấy con ñường
cứu nước- trở thành người chiến sĩ tiên phong trong phong trào cách mạng
quốc tế. Từ việc bắt gặp chủ nghĩa cộng sản ñã tạo nên nhiều thay ñổi
trong tư tưởng của Người. Từ ñây ñến lúc từ trần, Người luôn ñấu tranh vì
dân tộc mình và phong trào cách mạng thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
ðể thực hiện ñề tài này tôi sử dụng chủ yếu phương pháp logic và
phương pháp lịch sử. Bên cạnh ñó, tôi còn sử dụng nhiều thao tác nghiên
cứu khác, như: phân tích, tổng hợp….

SVTH: Lư Thị Như Ý

5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu


6. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của bài luận văn này gồm ba chương sau:
Chương 1. Vài nét về Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh
Chương 2. Nguyễn Ái Quốc- từ chủ nghĩa yêu nước ñến chủ nghĩa
cộng sản.
Chương 3. Vai trò của Người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái QuốcHồ Chí Minh với dân tộc và thời ñại.

SVTH: Lư Thị Như Ý

6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VÀI NÉT VỀ NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
1.1.

Quê hương – gia ñình

Cuộc ñời của một nhân tài kiệt xuất hay là một người dân bình thường,
thì quê hương và gia ñình luôn có sự tác ñộng, ảnh hưởng nhất ñịnh ñến
cuộc ñời và sự nghiệp của họ. Bởi vì quan hệ gia ñình chính là cái nôi, là
nền tảng góp phần hình thành, nuôi dưỡng và phát triển những phẩm chất,
nhân cách con người.

1.1.1. Quê hương
Nguyễn Ái Quốc sinh năm 1890, ở quê mẹ là làng Hoàng Trù (còn gọi
là làng Chùa), thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên,
huyện Nam ðàn, tỉnh Nghệ An. Tên khai sinh của Người là Nguyễn Sinh
Cung. Làng Hoàng Trù nằm gần sông Lam giữa một vùng sơn thủy ngoạn
mục. Từ sông Lam nhìn lên bốn phía ñều là núi (núi Quyết, núi Hồng Lĩnh,
núi Thành …), từ ñó tạo nên cảnh núi sông thật ñẹp. Nhưng ñất Hoàng Trù
thời ấy vốn nghèo, ñất ñai cằn cỗi, nắng lên là hạn, mưa to mấy ngày là lụt.
Vì thế dân Hoàng Trù vừa làm ruộng hai sương một nắng vừa làm nhiều
nghề phụ khác như: nghề mộc, dệt, rèn… mà cuộc sống vẫn gian nan. ðó là
tình cảnh chung của nhân dân trong làng mà gia ñình Nguyễn Ái Quốc cũng
không ngoại lệ. Từ những khó khăn của cuộc sống hàng ngày ñã hình thành
trong Nguyễn Ái Quốc nghị lực phi thường với tinh thần chịu thương chịu
khó, siêng năng làm việc, không ngại khó khăn. Những phẩm chất quý báu
ấy giúp Người có ñủ dũng khí ñể ñương ñầu với những thử thách, không sợ
gian khổ, khó khăn, nguy hiểm trong cuộc ñời hoạt ñộng cách mạng của
mình sau này.
Quê nội của Người là làng Kim Liên (còn có tên nôm là làng Sen) cách
làng Hoàng Trù không xa. Cũng như làng Hoàng Trù, làng Kim Liên cũng là
vùng ñất ñai cằn cỗi nên người dân ở hai làng phải lao ñộng cực nhọc quanh
năm mà vẫn sống trong vất vả, thiếu thốn. Tuy vậy, họ luôn tự hào về truyền
thống hào hùng của quê hương mình.

SVTH: Lư Thị Như Ý

7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


CBHD: Lê Thị Minh Thu

Mang trong mình truyền thống quý báu của xứ Nghệ- Tĩnh, nhân dân
hai làng Kim Liên và Hoàng Trù luôn cần cù trong lao ñộng, tình nghĩa
trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Trong tác phẩm ðại Nam Nhất
Thống Chí, nhà sử học Phan Huy Chú ñã nhận xét: “ñất xấu, dân nghèo, tập
tục cần kiệm, nhà nông chăm chỉ làm ruộng nương, học trò ưa chuộng học
hành…”. [14: 39] Còn cảnh vật thì: “núi cao sông rộng, phong tục thuần hậu,
cảnh tượng tươi sáng, gọi là ñất danh tiếng hơn cả Nam châu…ñược khí tốt
của núi sông nên sinh ra nhiều bậc danh hiền” [14: 40], ñiều này ñã ñược lịch
sử chứng minh.
Thật vậy, Nghệ An vừa mang nhiều nét chung, tiêu biểu của ñất nước,
của dân tộc ta, song con người ở xứ sở sông Lam, núi Hồng cũng có những
nét riêng, những ñặc ñiểm của người dân xứ Nghệ. Tuy nghèo, nhưng người
dân trong vùng luôn tự hào vì là “ñất văn vật, chốn thi thư”. Từ xưa nơi ñây
ñã nổi tiếng là vùng ñất “ñịa linh nhân kiệt”, là nơi hội tụ nhiều anh hùng
hào kiệt. Từ làng Hoàng Trù và làng Kim Liên nhìn ra bốn phía ñều là quê
hương của nhiều nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân tộc ta. Phía ðông là
quê hương của ñại thi hào Nguyễn Du, nhà thơ Nguyễn Công Trứ và người
anh hùng dân tộc Nguyễn Xí. Phía Tây là quê hương của Mai Thúc Loanngười anh hùng trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Phương Bắc hồi thế kỉ
VIII và nhà lãnh tựu phong trào Cần Vương- Phan ðình Phùng. Từ nhỏ
Nguyễn Ái Quốc ñã nghe kể và ñược ñi thăm quê hương của các vị anh hùng
và những nhà kiệt xuất của dân tộc ta. Nhờ ñó, Người không những thêm sự
hiểu biết về lịch sử nước nhà mà còn góp phần hình thành lòng yêu nước và
tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc ta. Ngay từ cuộc ñấu tranh
chống Bắc thuộc, Nghệ An- Hà Tĩnh là nơi ñã sản sinh ra nhiều vị anh hùng
dân tộc, là hậu phương, căn cứ vững chắc. Năm 722 Mai Thúc Loan ñã lấy
vùng ñất này lập căn cứ chống ñô hộ nhà ðường. Trong kháng chiến chống
Minh và phong trào Tây Sơn, vùng ñất Nghệ- Tĩnh có vai trò quan trọng và
ñóng góp nhiều vào cuộc ñấu tranh cho ñộc lập, thống nhất ñất nước. Trong

phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX nhân dân xứ Nghệ ñã giương cao
ngọn cờ ñấu tranh, tích cực hưởng ứng phong trào Cần Vương. ðây là nơi vị
tú tài Vương Thúc Mậu lập ñội “chung nghĩa binh”, dựng cờ Cần Vương
chống Pháp. Cũng trong thời gian này ở làng Hoàng Trù có ông Hoàng
Xuân Hành hoạt ñộng trong phong trào văn thân, sau tham gia khởi nghĩa
Yên Thế rồi ông trở về Nghệ An lập căn cứ… Ngoài ra, vẫn còn nhiều tấm
gương anh hùng hào kiệt khác của dân tộc ta. Vậy nên, mỗi mảnh ñất quê
hương xứ Nghệ vẫn còn in ñậm bao dấu tích anh hùng và sáng tạo của ông
cha ta. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc ñã hấp thụ ñược những truyền thống tốt ñẹp
của quê hương mình ngay từ khi còn bé. Từ truyền thống tốt ñẹp trên, ñã
SVTH: Lư Thị Như Ý

8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

góp phần hình thành và nâng cao tinh thần yêu nước, yêu truyền thống- lòng
tự hào dân tộc và căm thù giặc cùng với những phẩm chất quý giá trong
Người từ nhỏ.
Bên cạnh truyền thống ñấu tranh anh hùng bất khuất, vùng ñất Nghệ An
này còn nổi tiếng về truyền thống hiếu học: “từ năm 1963 ñến năm 1918,
qua 96 khoa thi hương và thi hội, làng Kim Liên có 53 người ñỗ ñạt”.[19: 14]
Trong làng, nhiều người mở lớp dạy học nên nho sĩ ở làng Kim Liên rất
ñông và làng này trở thành nơi lui tới của các nho sĩ quanh vùng. Vậy nên,
từ nhỏ Nguyễn Ái Quốc ñã ñược tiếp nhận nền giáo dục tốt ñẹp với nhiều
người thầy nổi tiếng. Nhờ ñó, sớm hình thành trong Người tinh thần ham
học hỏi.

Tóm lại, truyền thống của quê hương xứ Nghệ có tác ñộng khá lớn ñến
Nguyễn Ái Quốc trong việc hình thành, rèn luyện và phát triển lòng yêu
nước thương dân, căm thù giặc và niềm tự hào dân tộc. ðó là nhân tố quan
trọng giúp Người thêm lòng dũng cảm, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần
chiến ñấu và dám hy sinh cho ñộc lập- tự do của dân tộc. Từ nhỏ, Nguyễn Ái
Quốc ñã ñược nghe những câu chuyện lịch sử, những câu ca dao tục ngữ và
những lần tiếp xúc với các nhà yêu nước nên ñã sớm khơi dậy trong Người
lòng yêu nước và căm thù giặc. Thực tế bi hùng của dân tộc, của ñất nước là
mảnh ñất màu mỡ góp phần quan trọng nuôi dưỡng những phẩm chất quý
giá trong Nguyễn Ái Quốc.
1.1.2. Gia ñình
Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong gia ñình nhà nho nghèo nhưng giàu lòng
thương người và trọng nhân nghĩa. Vì thế, Người không những ñược thừa
hưởng những tinh hoa, truyền thống của quê hương ñất nước mà Người còn
ñược kế thừa lòng nhân nghĩa, yêu thương con người cùng với ñức tính cần
cù, chịu thương chịu khó từ những người thân trong gia ñình.
Thân sinh của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862. Cụ Sắc vừa
là người cha gương mẫu, vừa là người thầy ñầu tiên hết lòng dạy dỗ Người.
Do cha mẹ mất sớm, nên từ nhỏ Cụ Sắc ñã phải chăn trâu, cắt cỏ, lao ñộng
giúp anh mình. Mặc dù cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng cụ Sắc là người
ham học trong làng ai cũng khen. Vì nhà nghèo nên người không ñược ñến
trường, tuy vậy mỗi khi dắt trâu ra ñồng người thường dừng lại trước lớp
học lắng nghe thầy giảng bài. Thấy Nguyễn Sinh Sắc say mê học hành,
chăm chỉ lao ñộng nên cụ Hoàng Xuân ðường ñem về nuôi và cho ăn học.
SVTH: Lư Thị Như Ý

9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


CBHD: Lê Thị Minh Thu

ðến năm 1883 cụ Hoàng gả con gái ñầu lòng của mình là bà Hoàng Thị
Loan cho Nguyễn Sinh Sắc. Từ ñó cụ Sắc vừa học vừa làm ruộng tiếp vợ.
Năm 1894, người ñậu cử nhân kì thi hương tại trường thi Nghệ An. Năm
1895, Nguyễn Sinh Sắc tham gia thi hội ở Huế nhưng không ñỗ. Dù vậy,
người vẫn quyết chí học hành ñến nơi ñến chốn và người ñã xin vào học ở
trường Quốc Tử Giám. Cuối năm 1895, cụ Sắc trở về làng ñưa vợ và hai con
trai vào Huế. ðó là thời gian gia ñình cụ Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu
thốn. Vậy nên, ngoài thời gian ñọc sách và làm bài, cụ Sắc phải ñi chép chữ
thuê ñể sinh sống. Năm 1898, khoa Mậu Tuất, người dự thi hội lần hai
nhưng vẫn không ñỗ. Cuộc sống gia ñình càng thêm chật vật, khó khăn. Dù
vậy người vẫn không nản lòng mà vẫn cố gắng học tập, ñến năm 1901 trong
kì thi hội năm Tân Sửu người ñậu phó bảng. Song cụ Sắc không nhận việc
dân làng ñi ñón quan phó bảng và tổ chức tiệc mừng linh ñình. Phong cách
sống giản dị của cụ Sắc có tác ñộng lớn ñến việc hình thành những phẩm
chất quý giá trong Nguyễn Ái Quốc. Trong gia ñình, cụ Nguyễn Sinh Sắc là
người có ảnh hưởng lớn nhất ñến sự hình thành nên tính cách của Nguyễn Ái
Quốc. ðặc biệt là tinh thần hiếu học, lòng thương người, tính cương trực,
cuộc sống giản dị, gần gũi nhân dân và tinh thần yêu nước thương dân.
Nguyễn Ái Quốc còn thừa hưởng ở cha mình tính kiên nhẫn, không nản chí
trước khó khăn và quyết tâm làm cho ñược mục tiêu mình ñã ñề ra. Cụ Sắc
thường dạy anh, chị em Nguyễn Ái Quốc: lời nói phải ñi ñôi với việc làm và
không ñược xa rời lao ñộng chân tay. Cụ còn viết lên xà nhà tám chữ: “Vật
dĩ quan gia ngô phong dạng”, nghĩa là “ñừng lấy phong cách nhà quan làm
phong cách nhà mình” ñể răn dạy các con về phong cách sống. Tấm gương
sáng của cụ Sắc là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn ñến sự hình thành, bồi
dưỡng, rèn luyện và phát triển những phẩm chất quý báu cũng như phong
cách sống giản dị của Nguyễn Ái Quốc.

Thân mẫu Người là bà Hoàng Thị Loan. Bà là một người phụ nữ ñảm
ñang, hết lòng thương yêu, chăm sóc chồng con và cần cù trong lao ñộng. Bà
làm nghề nông và dệt vải. Bà thường ru con bằng những câu thơ trong
chuyện Kiều hay những bài dân ca quen thuộc. Bà thường dạy hai anh em
Người những câu ca dao dễ nhớ. Những ñức tính quý báu ấy của bà như
những sợi tơ dệt nên nhân cách của Nguyễn Ái Quốc từ thời thơ ấu. Những
câu hát ru của bà góp phần bồi dưỡng lòng thương người và cách sống nhân
nghĩa cùng với ñức tính hy sinh cho người khác trong con người Nguyễn Ái
Quốc.
Chị cả của Nguyễn Ái Quốc là bà Nguyễn Thị Thanh (1884- 1954), có
biệt danh là Bạch Liên. Bà tham gia tích cực trong tổ chức chống Pháp của
SVTH: Lư Thị Như Ý

10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

ðội Quyên, ðội Phấn. Nguyễn Ái Quốc ñã ñón nhận từ chị Thanh tình yêu
thương vô hạn. Chị ñã hy sinh hạnh phúc riêng ñể phụ giúp gia ñình vượt
qua khó khăn.
Anh thứ hai của Nguyễn Ái Quốc là ông Nguyễn Sinh Khiêm – Nguyễn
Tất ðạt ( 1888- 1950). Ông cũng là người nhiệt tình tham gia các phong trào
cách mạng chống Pháp, nên cũng nhiều lần bị Pháp bắt giam nhưng ông vẫn
luôn giữ khí tiết trong sáng. Ông Khiêm tính ngang tàng nhưng hay thương
người. Tuy túng thiếu nhưng ông sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho những
người nghèo khổ.
Những người thân trong gia ñình Nguyễn Ái Quốc có ảnh hưởng lớn ñối

với những nhận thức, suy nghĩ của Người. Nó ñã góp phần hình thành trong
Nguyễn Ái Quốc lòng yêu quê hương ñất nước, lòng thương người, biết ñau
lòng trước những cảnh ñời cơ cực. Ngoài ra, nó còn góp phần hình thành,
rèn luyện ñức tính cần cù, chăm công việc, không nản chí trước những khó
khăn, thử thách và có quyết tâm cao trong công việc mình làm. Trong những
người thân của Nguyễn Ái Quốc thì Người chịu ảnh hưởng từ cha nhiều
nhất.
Cụ Nguyễn Sinh Sắc là sĩ phu yêu nước ñược ñào tạo theo nền giáo dục
khoa cử phong kiến nhưng lại là một nhà nho thức thời. Vì vậy, các con của
người, ñặc biệt là Nguyễn Ái Quốc ñược thừa hưởng cả nền giáo dục nho
giáo- phong kiến và Tây học. Năm 1898 Nguyễn Ái Quốc và anh theo cha
về làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế)
mở lớp dạy chữ cho một số học sinh trong làng, Nguyễn Ái Quốc cũng theo
học với cha. Từ ñây ñến năm 1905 là thời gian Người học Hán ngữ với cha
và nhiều thầy danh tiếng như thầy: Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý,
Trần Thân…Trong những người thầy trên thì thầy Vương Thúc Quý là
người có ảnh hưởng lớn ñến Nguyễn Ái Quốc. Thầy Quý là con trai nhà yêu
nước Vương Thúc Mậu- người tổ chức ñội quân “chung nghĩa binh” ñể
chống Pháp. Thầy Quý cũng là một trong những “sĩ tử Cần Vương”, do
Phan Bội Châu và Trần Văn Lương lập. Thầy Quý thường dạy cho học sinh
cách suy nghĩ ñể hiểu chứ không dạy theo kiểu “tầm chương trích cú”, nệ cổ,
gò bó. Tuy Nguyễn Ái Quốc chỉ ñược học với thầy Quý một thời gian ngắn,
nhưng Người ñã tiếp nhận ở thầy lòng yêu nước, ý chí vươn lên mạnh mẽ,
và có lối học thông minh không nệ cổ, suy nghĩ- nghiên cứu các vấn ñề một
cách sáng tạo chứ không phải chỉ biết ghi nhớ và học thuộc. Thầy Quý
không những dạy cho Nguyễn Ái Quốc về văn hóa, tri thức Hán ngữ, học
vấn mà thầy còn là người truyền cho Nguyễn Ái Quốc lòng yêu nước, căm
SVTH: Lư Thị Như Ý

11



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

thù giặc sâu sắc và chỉ cho Người cách làm việc ñộc lập, tư duy, sáng tạo.
Chính vì vậy mà cụ Sắc luôn xem thầy Quý là “thầy giáo khai tâm” của con
mình. Cụ Sắc muốn lấy thầy Quý- một nhà yêu nước, có ñạo ñức, học rộng
ñể làm gương cho con mình noi theo. Nền giáo dục truyền thống của gia
ñình và các thầy giáo ñã trang bị cho Nguyễn Ái Quốc trình ñộ Hán ngữ, hệ
thống tri thức về ñất nước, lịch sử, văn hóa, các giá trị truyền thống, bồi
dưỡng cho Người lòng yêu nước nồng nàn và những tình cảm, tư tưởng lớn
ñối với ñất nước và nhân dân. Nền giáo dục này giúp Người tiếp xúc với
những tinh hoa dân tộc, từ ñó nâng cao lòng yêu nước, tự hào về nền văn
hiến nước nhà.
Nhà nho thức thời Nguyễn Sinh Sắc ñã nhận thấy ñược sự thay ñổi của
thời thế nên cụ không thể cho con mình chỉ học Hán ngữ ở trường làng như
trước. Thế nên, ñến năm 1905, Nguyễn Ái Quốc và anh thứ hai của Người
ñược cha cho theo học lớp dự bị ( Cours Preparatoire) ở trường tiểu học
Pháp tại thành phố Vinh. Chính tại trường tiểu học này, Nguyễn Ái Quốc
mới biết ñến nền văn hóa phương Tây- văn hóa Pháp và lần ñầu tiên Người
biết ñến các từ: tự do- bình ñẳng- bác ái. Những từ ngữ này ñã gợi lên trong
ñầu Người nhiều sự tò mò về nước Pháp và con người Pháp. Năm 1906
Nguyễn Ái Quốc cùng anh theo cha vào Huế. ðến tháng 9- 1907 Người học
lớp nhì ở trường Quốc học Huế. Trong thời gian học ở trường này người ñã
tham gia phong trào cách mạng ñầu tiên, thể hiện lòng yêu nước, ý chí cứu
nước, bằng một hành ñộng công khai và cụ thể. ðó là cuộc biểu tình chống
thuế của nông dân thừa thiên, vì thế cụ Sắc ñã bị triều ñình khiển trách. ðến
tháng 9- 1909, Nguyễn Ái Quốc ñược cha gởi ñến Quy Nhơn học thêm tiếng

Pháp ở trường tiểu học Pháp- Việt. Khoảng ñầu tháng 9- 1910 Nguyễn Ái
Quốc rời Quy Nhơn vào Nam, bắt ñầu cuộc ñời bôn ba của Người. Trong
khoảng thời gian học ở các trường tiểu học, Nguyễn Ái Quốc ñược trang bị
thêm vốn tiếng Pháp và những ñiều mới lạ về nền văn minh phương Tây.
Vốn kiến thức này ñược Người vận dụng và bổ sung ñầy ñủ hơn trong cuộc
hành trình tìm ñường cứu nước.
1.2.

Cuộc ñời và sự nghiệp Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh

“… Từ tuổi thiếu niên cho ñến phút cuối cùng, HỒ CHỦ TỊCH ñã cống hiến
trọn ñời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế
giới. Người ñã trải qua một cuộc ñời oanh liệt; ñầy gian khổ hy sinh, vô
cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và ñẹp ñẽ…”
(ðiếu văn của Ban Chấp hành trung ương ðảng Cộng sản Việt Nam)

SVTH: Lư Thị Như Ý

12


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

Nguyễn Ái Quốc sinh năm 1890, ở quê mẹ là làng Hoàng Trù với tên
khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Nguyễn Ái Quốc ñược sinh ra và lớn lên
trong gia ñình nhà nho nghèo yêu nước. Tuổi thơ của Người sống trong tình
yêu thương của ông bà, cha mẹ và anh chị. Năm 1895, sau khi cụ Nguyễn
Sinh Sắc- thân phụ của Người, ñỗ cử nhân Người theo cha vào Huế. ðây là

thời gian gia ñình Người sống trong cảnh khó khăn, gian nan nhất. Cuối năm
1900, bà Hoàng Thị Loan- thân mẫu của Người hạ sinh người con thứ tư, là
bé Xin. Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tý (ngày 10- 2- 1901), bà Hoàng
Thị Loan lâm bệnh và ñột ngột qua ñời tại Huế, trong khi cụ Sắc và hai
người con lớn ñang ở quê. Lúc ñó, Người mới 11 tuổi ñã phải vừa chịu nỗi
ñau mất mẹ khi cha và anh chị ñi xa, vừa phải chăm sóc cho em Xin mới
ñược mấy tháng tuổi. Khi nhận ñược tin bà Loan qua ñời cụ Nguyễn Sinh
Sắc vội vả quay lại Huế ñưa con về quê. Những năm sống ở Huế, Người ñã
nhìn thấy nhiều ñiều mới lạ “nhiều nhà cửa to ñẹp, cung ñiện uy nghiêm
(…). Người dân Huế ñi ñứng từ tốn, có giọng nói dịu dàng, êm ái. Người
cũng thấy ở Huế có nhiều lớp người, những ông Tây da trắng nghênh ngang,
hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc áo
gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn, nhưng khúm núm và rụt rè; còn phần ñông
người lao ñộng thì ñều chịu chung số phận ñau khổ và tủi nhục”.[19: 23]
Những ấn tượng ñó ñã dần in sâu trong tâm trí Người.
Sau khi rời kinh thành Huế trở về quê, Người ñược gửi ñi học chữ Hán
với các thầy trong vùng. ðến kì thi Hội năm Tân Sửu (năm 1901), cụ
Nguyễn Sinh Sắc ñỗ phó bảng nhưng không ra làm quan. Từ năm 1901 ñến
năm 1905, Nguyễn Ái Quốc học chữ Hán với các thầy nổi tiếng ở quê
hương- Nghệ An. Năm Người 14 tuổi (năm 1904), Người ñược theo cha ñi
nhiều nơi: ðức Thọ, Hà Tĩnh, Thái Bình… trong dịp cụ Sắc ñi tìm gặp các sĩ
phu ñất Bắc. Những chuyến ñi này giúp Người thêm hiểu biết về quê hươngñất nước và góp phần hình thành, bồi dưỡng lòng yêu nước trong Người.
Tháng 9- 1905, Nguyễn Ái Quốc (lúc ñó là Nguyễn Tất Thành) cùng anh
học ở trường tiểu học Pháp- bản xứ ở thành phố Vinh. Tháng 5- 1906 Người
quay trở lại Huế, vì cụ Sắc ñược lệnh triệu hồi của triều ñình. Từ năm 1906
ñến năm 1098, Người và anh thứ hai- Nguyễn Sinh Khiêm học ở trường tiểu
học Pháp- Việt ðông Ba. Niên khóa 1908- 1909, Người và anh chuyển lên
học ở trường Quốc học Huế, ñây cũng là lúc các sách Tân thư của Trung
Quốc ñược lưu hành ở nhiều nơi. Ảnh hưởng từ tư tưởng cải cách của các
Tân thư nên Nguyễn Ái Quốc ñã tham gia phong trào cắt tóc. Và tháng 51908, Người tham gia vào phong trào chống thuế của nông dân huyện Thừa

Thiên- Huế. Vì thế, cha của Người bị triều ñình khiển trách còn Người thị bị
ñuổi học. Tháng 5- 1909, cụ Sắc bị ñiều ñi, giữ chức tri huyện Bình KhêSVTH: Lư Thị Như Ý

13


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

tỉnh Bình ðịnh, Nguyễn Ái Quốc cũng theo cha vào Bình ðịnh. Tháng 91909, Người ñược cha gửi ñi học trường tiểu học Pháp- Việt (Quy Nhơn).
Tháng 1- 1910, cụ Sắc bị triều ñình “triệt hồi” chức tri huyện Bình Khê và
gọi trở về Huế. Tháng 6- 1910, sau khi hoàn thành chương trình tiểu học,
Người không theo cha về Huế mà quyết ñịnh tiếp tục ñi xuống phương Nam,
ñể tìm hiểu tình hình trong nước và tìm một giải pháp cho ñất nước.
Từ cuối tháng 8- 1910 ñến tháng 2- 1911, Nguyễn Ái Quốc ở Phan
Thiết và dạy học ở trường Dục Thanh. Mặc dù việc dạy học không phải là
mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất mà Người ñặt ra. Nhưng Người vẫn
ñem hết lòng nhiệt huyết ñể truyền thụ lòng yêu nước, tự hào dân tộc và
những suy nghĩ của mình về vận mệnh ñất nước cho học sinh, thông qua các
giờ dạy lịch sử. Trong thời gian này, ngoài giờ dạy trên lớp Người còn say
mê ñọc sách của các văn hào, triết gia Pháp (J.J. Rousseau, Ch. De
Montesquieu…) về các thuyết nhân quyền, dân quyền…. Ngoài ra, Người
còn tiếp xúc với bà con ngư dân ở ñây và hỏi về cách ñịnh hướng trên biển,
cách chống say sóng, dấu hiệu các cơn bão… Những ngày ở ñây, Nguyễn Ái
Quốc còn suy nghĩ về các con ñường cứu nước của những nhà yêu nước
ñương thời. Dù Người rất khâm phục lòng yêu nước của các vị ấy nhưng
Người không hoàn toàn ñi theo con ñường của một vị nào, bởi vì: “Cụ Phan
Chu Trinh chủ trương chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, ñiều ñó
chẳng khác gì “ Xin giặc rủ lòng thương”; Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật

giúp ñỡ ñể ñuổi Pháp, chẳng khác gì “ñưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”;
Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, trực tiếp ñấu tranh chống Pháp,
nhưng “còn nặng cốt cách phong kiến”.”.[23: 14] Vì thế, Người muốn cứu nước
bằng con ñường khác, con ñường hoàn toàn mới mà chưa ai từng ñi, bởi vì
các con ñường cũ không ñem lại kết quả gì ñáng kể. Thế nên, Người muốn
ra nước ngoài “xem họ làm ăn như thế nào rồi trở về giúp ñồng bào ta”.[17:41]
Vì thế, ñầu tháng 2- 1911, Nguyễn Ái Quốc rời Phan Thiết vào Sài Gòn ñể
tìm ñường ra nước ngoài. Những ngày sống trên ñất Sài Gòn, càng làm cho
Nguyễn Ái Quốc thấy rõ hơn sự ñối lập giữa cảnh ăn chơi xa hoa của người
Pháp và cuộc sống lam lũ của nhân dân ta. Với ý ñịnh ra nước ngoài, ngày 36- 1911, Người lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville),
gặp thuyền trưởng Maixen (Maisen) với tên là Nguyễn Văn Ba và Người ñã
ñược nhận làm phụ bếp trên tàu. Ngày 5- 6- 1911, Người theo tàu rời bến
cảng Nhà Rồng- thành phố Sài Gòn ñi Pháp.
Những ngày sống trên tàu, Người phải làm việc rất cực nhọc từ 4 giờ
sáng ñến 9 giờ tối mới xong. Dù vậy, Người vẫn không quên tìm hiểu, học
hỏi những ñiều mới lạ qua những người bạn cùng làm trên tàu. Qua ñó,
SVTH: Lư Thị Như Ý

14


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

Người biết thêm về nước Pháp và người Pháp, Người nhận ra rằng người
Pháp cũng có người tốt. Trên chuyến tàu này Người còn gặp ông Bùi Quang
Chiêu, ông ñã khuyên Người hãy “bỏ nghề khó nhọc này ñi”, nhưng Người
chỉ lễ phép cảm ơn rồi tiếp tục làm việc. Sau khi tàu ghé qua các cảng:
Singapore, Ceylan, Ai Cập, ngày 6-7-1911 tàu ñến cảng Mác- Xây- thành

phố cảng lớn nhất của Pháp. Ngày 15-9-1911, Nguyễn Ái Quốc viết ñơn gửi
Tổng thống Pháp xin ñược vào học ở trường thuộc ñịa, ñể nâng cao kiến
thức, nhưng ñơn của Người không ñược chấp nhận. Mặc dù vậy, Người vẫn
tiếp tục học hỏi nhiều kiến thức mới từ thực tế cuộc sống ñang diễn ra xung
quanh.
Năm 1912, Người làm thuê cho thuyền buôn Sác- giơ Rêuyni, ñi vòng
quanh châu Phi ñể tìm hiểu tình hình các nước khác. Chuyến ñi này Người
có dịp tìm hiểu tình hình ñời sống của nhân dân các nước Tây Ban Nha, Bồ
ðào Nha, và các nước châu Phi thuộc ñịa như: Angiêri, Tuynidi, Cônggô….
Ngày 15- 12- 1912, Người ñến thăm Niu- oóc (New York)- Mỹ và Người ñã
ở ñây ñến cuối năm 1913. Sau ñó Người sang Anh và sống ở Anh ñến cuối
năm 1917 thì trở lại Pháp, ñể tiện cho việc theo dõi tình hình cách mạng
ðông Dương.
ðầu năm 1919 (có tài liệu ghi là cuối 1918), Nguyễn Ái Quốc tham gia
vào ðảng Xã hội Pháp. ðây là một trong những sự kiện có ý nghĩa quan
trọng trong cuộc hành trình tìm ñường cứu nước của Người. Nó ñánh dấu sự
biến ñổi và trưởng thành trong nhận thức, tư tưởng của Người. Ngày 18-61919, Người thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, gởi ñến
Hội nghị Vec-xây bản yêu sách ñòi quyền dân chủ- bình ñẳng cho nhân dân
An Nam. Thời gian này Người còn viết bài: Tâm ñịa thực dân, Vấn ñề dân
bản xứ, ðông Dương và Triều Tiên… ñể vạch trần bộ mặt thật của thực dân
Pháp và thức tỉnh nhân dân lao ñộng. Cuối năm 1919, Người tham gia tích
cực vào Ủy ban Quốc Tế III của ðảng Xã hội Pháp. ðây là mốc quan trọng
thể hiện sự thay ñổi về tư tưởng và hành ñộng của Người.
Tháng 7- 1920, Người ñọc bản “Sơ thảo về vấn ñề dân tộc và thuộc
ñịa” của Lê-nin ñăng trên báo Nhân ñạo (L’ Humanité), ra hai số liền ra
ngày 16 và 17- 7- 1920. Bản sơ thảo luận cương của Lênin ñã giải ñáp cho
Người về con ñường cứu nước- mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của
Người trong cuộc hành trình “bôn ba khắp năm châu bốn biển”. Ngày 2912- 1920, tại ðại hội Tour, Nguyễn Ái Quốc ñã bỏ phiếu tán thành tham gia
Quốc tế cộng sản. Từ ñó, Người trở thành Người chiến sĩ cộng sản và là một
trong những người sáng lập ðảng cộng sản Pháp. Sự kiện này ñánh dấu sự

SVTH: Lư Thị Như Ý

15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

chuyển biến quan trọng trong nhận thức, tư tưởng và hoạt ñộng cách mạng
của Nguyễn Ái Quốc. Bắt ñầu từ ñây, Người không chỉ hoạt ñộng vì mục
tiêu giải phóng dân tộc Việt Nam mà Người còn ñấu tranh vì phong trào
cộng sản quốc tế, giải phóng giai cấp vô sản thế giới và bảo vệ nền hòa bình
nhân loại.
Sau khi ñọc bản sơ thảo luận cương của Lê-nin ñã tạo nên sự thay ñổi
lớn trong nhận thức, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Các hoạt ñộng của
Người trong thời kì này nhằm góp phần tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê nin,
tích cực ủng hộ phong trào cách mạng các nước thuộc ñịa và ñoàn kết vô sản
thế giới. Tháng 6-1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc ñịa ñể
tập họp, ñoàn kết các dân tộc bị áp bức ñang sống trên ñất Pháp. Năm 1922,
Người sáng lập tờ báo Le Paria (báo Người cùng khổ)- cơ quan ngôn luận
của Hội liên hiệp thuộc ñịa. Ngày 13-6-1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời
Pháp sang Liên Xô- quê hương của Lê- nin và cách mạng tháng Mười ñể tìm
hiểu thêm về phong trào cách mạng và tìm gặp Lê- nin. Ngày 30-6-1923,
Người ñến Pêtơrôgrát- Nga. Tháng 10-1923, Nguyễn Ái Quốc dự Hội nghị
quốc tế nông dân tại ñiện Kremlin (Matxcơva). Trong ðại hội này Người
ñược bầu vào Ủy viên Hội ñồng Quốc tế nông dân. Cuối năm 1923, Người
vào học lớp ngắn hạn của trường ðại học Cộng sản của những người lao
ñộng phương ðông ở Matxcơva. Trong năm 1924, Nguyễn Ái Quốc ñã có
nhiều bài viết nổi tiếng: “Tình cảnh nhân dân Trung Quốc” (ngày 4-1-1924);

“Lê-nin và các dân tộc thuộc ñịa” (27-1-1924); “ðoàn kết giai cấp”….
Ngày 25-9-1924, Người nhận ñược quyết ñịnh của Ban Chấp hành
Quốc tế Cộng sản ñể Người ñi Quảng Châu (Trung Quốc), tạo ñiều kiện
thuận lợi cho việc theo dõi và chuẩn bị lực lượng cho cách mạng ðông
Dương. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị cho thanh
niên Việt Nam ở Quảng Châu. Tháng 6- 1925, Người sáng lập Việt Nam
thanh niên cách mạng ñồng chí Hội và ra báo Thanh niên- cơ quan ngôn
luận của Hội. Ngày 3-6-1925, Người gửi báo cáo ñến Quốc tế Cộng sản ñể
báo cáo về những việc mà Người ñã làm từ khi tới Quảng Châu. Ngày 9-71925, Người sáng lập Hội các dân tộc bị áp bức. Cuối năm 1925, tác phẩm
Bản án chế ñộ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc ñược xuất bản ở Paris
(gồm 12 chương). Tháng 9- 1926, Người giao nhiệm vụ cho ñồng chí
Nguyễn Lương Bằng về nước xây dựng ñường dây giao thông Hải PhòngHương Cảng. ðầu tháng 5-1927, Người bí mật rời Quảng Châu ñến Thượng
Hải rồi sang Vlañivôxtốc (Liên Xô). Tháng 11- 1927, Người ñược quốc tế
cộng sản cử ñi công tác ở Pháp. Ngày 12-4-1928, Người viết thư gửi Ban
phương ðông Quốc tế cộng sản ñể xin về hoạt ñộng ở ðông Dương. Trong
SVTH: Lư Thị Như Ý

16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

thư có ñoạn: “Không thể công tác ở Pháp, vô ích ở ðức, nhưng cần thiết ở
ðông Dương, nên tôi ñã xin lại lên ñường về ñất nước này (…) nếu không
ñược ngân sách công tác, miễn là cho tôi tiền ñi ñường thì dù thế nào tôi
cũng sẽ ñi (…). Hiện nay tôi trong hoàn cảnh khó khăn không chịu nổi”.[14: 2]
Nhưng mãi ñến ngày 25- 4- 1928, Người mới nhận ñược quyết ñịnh của Ban
Chấp hành Quốc tế Cộng sản, ñồng ý ñể Người trở về hoạt ñộng ở ðông

Dương.
Tháng 6- 1928, Nguyễn Ái Quốc lên ñường về nước, ñến tháng 71928, Người ñến Xiêm (Thái Lan). Trong thời gian ở Xiêm Người tìm mọi
cách ñể tuyên truyền, giáo dục và tổ chức, tập hợp kiều bào ta. Ngày 10-101929, Người bị tòa án Vinh (Nghệ An), xử tội tử hình vắng mặt. Tháng 111929, Người rời Xiêm ñi Trung Quốc, tìm cách liên lạc với các tổ chức cách
mạng Việt Nam. Ngày 6 tháng 1 năm 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất
ba tổ chức cộng sản (An Nam cộng sản ðảng, ðông Dương cộng sản ñảng
và ðông Dương cộng sản liên ñoàn) thành ðảng cộng sản Việt Nam ở Hồng
Kông- Trung Quốc. Trong Hội nghị này người ñã thông qua các văn kiện
chính thức của ðảng cộng sản Việt Nam (chính cương vắn tắt, sách lược vắn
tắt, ñiều lệ vắn tắt do Người soạn thảo). Ngày 6-6-1931, Nguyễn Ái Quốc bị
quân Anh bắt ở nhà số 186 Phố Tam Lung- Cửu Long- Hồng Kông. ðến ñầu
tháng 8- 1932, Người ñược trả tự do. ðầu tháng 9- 1932, Người lại bị bắt ở
Hồng Kông ñến cuối tháng 9- 1932, Người ñược tự do. ðầu năm 1934,
Người ñến Liên Xô. Tháng 10- 1934, Người vào học trường Quốc tế Lê-nin.
Mùa hè 1936, Người tích cực chuẩn bị kế hoạch về nước hoạt ñộng.
Năm 1937, Người tham gia vào lớp nghiên cứu sinh của Viện nghiên cứu
các vấn ñề dân tộc và thuộc ñịa- Liên Xô. Tháng 10- 1938, Người rời Liên
Xô về phương ðông, cuối năm 1938, Người về ñến Quế Lâm- Trung Quốc.
Năm 1939, Người hoạt ñộng trong văn phòng Bát lộ quân- Quế Lâm. Tháng
4- 1940, Người thăm các nhà cách mạng Việt Nam ở dọc ñường xe lửa Vân
Nam- Hồ Kiều. Ngày 20- 6- 1940, sau khi nghe tin ðức chiếm Paris, Người
ra lệnh triệu tập cuộc họp với các nhà yêu nước Việt Nam ñể phân tích tình
hình cách mạng trong và ngoài nước. Ngày 22-9-1940, Người ñưa ra nhận
ñịnh: “ðồng minh sẽ thắng. Nhật, Pháp ở ðông Dương chóng chày sẽ bắn
nhau. Việt Nam sẽ giành ñược ñộc lập”.[2: 59] Từ nhận ñịnh trên Người nhanh
chóng tìm ñường về nước, lãnh ñạo cách mạng.
Sáng mồng hai tết Tân Tỵ (ngày 28-1-1941), Người về ñến Cao Bằng.
Từ ngày 10 ñến ngày 19-5-1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương ðảng
cộng sản Việt Nam lần thứ tám ở Pác Bó- Cao Bằng. Hội nghị ñã chủ trương
SVTH: Lư Thị Như Ý


17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

thành lập mặt trận dân tộc thống nhất (còn có tên là Việt Nam ñộc lập ñồng
minh hay Việt Minh), ñể liên hiệp các giới ñồng bào yêu nước. Tháng 111941, Nguyễn Ái Quốc quyết ñịnh thành lập ñội vũ trang cách mạng ở Cao
Bằng. ðầu năm 1942, Người mở lớp huấn luyện cho các cán bộ lãnh ñạo
tỉnh ủy Cao Bằng. Từ tháng 1 ñến tháng 8-1942, Người trực tiếp chỉ ñạo xây
dựng phong trào cách mạng ở căn cứ ñịa, phát triển lực lượng, xây dựng
ñường dây giao thông, hành lang chính trị… từ Cao Bằng về miền xuôi, ñể
chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Ngày 13-8-1942, Nguyễn Ái Quốc lên
ñường sang Trung Quốc ñể liên lạc với các kiều bào yêu nước và lực lượng
ðồng minh.
Cuối tháng 9-1944, Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh trở về Pác Bó- Cao
Bằng, sau khi nghe các ñồng chí báo cáo tình hình Người ra chỉ thị, hoãn
cuộc khởi nghĩa của Liên tỉnh ủy Cao- Bắc- Lạng ñể tránh những khó khăn,
tổn thất vì khởi nghĩa “non”. Từ ngày 6 ñến ngày 10 tháng 8 năm 1945,
Người triệu tập Hội nghị toàn quốc của ðảng ở Tân Trào- Tuyên Quang ñể
chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Ngày 13-8-1945, theo ñề nghị của Người, Hội
nghị toàn quốc ñược triệu tập tại Tân Trào và Hội nghị ñã ra quyết ñịnh phát
ñộng Tổng khởi nghĩa toàn quốc. Chiều ngày 17-8-1945, trước ñình Tân
Trào, Người thay mặt Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam ñọc lời tuyên thệ
trong lễ ra mắt quốc dân. Sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi, ngày 22-81945, Người rời Tân Trào về Hà Nội.
Ngày 2-9-1945, Người ñọc bản Tuyên ngôn ðộc Lập tại vườn hoa Ba
ðình- Hà Nội- khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Từ sau ngày 29-1945 ñến ngày 20-12-1946 Người ñã lãnh ñạo nhân dân ta, ñưa nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa qua khỏi tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”: Ngày 179-1945, Người phát ñộng “Tuần lễ VÀNG”; ngày 8-11-1945, Người viết bài
“Hô hào nhân dân chống nạn ñói”; Ngày 28-11-1945, Người chủ trì cuộc

họp Hội ñồng chính phủ bàn về chính sách ngoại giao; ðể tranh thủ thêm
thời gian hòa bình, ngày 6-3-1946, Người kí với J. Xanhtơny bản Hiệp ñịnh
Việt- Pháp (Hiệp ñịnh sơ bộ 6-3); Sáng ngày 31-5-1946, Người lên ñường
sang thăm Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp; Sau khi ñến Pháp Người
ñã gặp gỡ, thỏa thuận và thống nhất với Bộ trưởng Bộ nước Pháp hải ngoại
Mariuyt Mute những ñiều sẽ ghi vào văn bản Tạm ước 14-9-1946; Ngày 189-1946, Người cùng ñoàn chính phủ ta về nước, kết thúc chuyến sang thăm
Pháp; Ngày 20-10-1946, Người về ñến Bến Ngự- Hải Phòng; Ngày 19-121946, Bộ chỉ huy quân ñội Pháp gởi tối hậu thư lần thứ ba tới chủ tịch Hồ
Chí Minh; Cùng ngày Người viết lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến- bắt
ñầu cuộc kháng chiến trường kì.
SVTH: Lư Thị Như Ý

18


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

ðầu năm 1947, chủ tịch Hồ Chí Minh liên tục gởi nhiều thư, ñiện ñến
chính phủ và nhân dân các nước: Ấn ðộ, Miến ðiện… ñể kêu gọi ủng hộ và
giúp ñỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Từ ngày 7- 10- 1947 ñến
ngày 22- 12- 1947, thực dân Pháp chủ ñộng mở cuộc tấn công lên Việt Bắc,
nhằm tiêu diệt cơ quan ñầu não của ta, thực hiện ý ñồ “ñánh nhanh thắng
nhanh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã lãnh ñạo nhân dân ta chiến ñấu anh dũng
và làm thất bại hoàn toàn cuộc tấn công ñầu tiên của Pháp, lên vùng căn cứ
ñịa Việt Bắc. Ngày 2-1-1950, Người bí mật sang Bắc Kinh hội ñàm với các
nhà lãnh ñạo Trung Quốc. Ngày 14-1-1950, Người ra lời tuyên bố gởi ñến
chính phủ các nước trên thế giới, Người khẳng ñịnh: “Chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hòa là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt
Nam”.[19: 424] Cuối tháng 3-1950, Người trở lại căn cứ ñịa Việt Bắc lãnh ñạo

kháng chiến. Ngày 2-9-1950, Người ra lời kêu gọi gởi tới bộ ñội chủ lực, bộ
ñội ñịa phương và dân quân du kích, Người nói rõ ý nghĩa và quyết tâm
chiến thắng trong trận Biên Giới Thu- ðông- trận tấn công ñầu tiên của quân
ta. ðầu tháng 9- 1950, Người lên ñường ra chiến trường, trực tiếp chỉ huy
chiến dịch Biên Giới. Dưới sự lãnh ñạo tài tình của Người cùng với quyết
tâm chiến ñấu của quân và dân ta, chiến dịch Biên Giới (năm 1950) hoàn
toàn thắng lợi.
Tháng 3-1951, Người chủ trì ðại hội toàn quốc ñể hợp nhất tổ chức
Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt. Tháng 9-1953, Người chủ
trì Hội nghị Bộ Chính trị bàn về chủ trương tác chiến ðông- Xuân 19531954. Ngày 6-12-1953, Hồ chủ tịch và Bộ Chính trị Trung ương ðảng quyết
ñịnh chọn ðiện Biên Phủ làm trận quyết chiến chiến lược. Ngày 8-5-1954,
sau khi trận ðiện Biên Phủ thắng lợi, Hội nghị Giơnevơ về ðông Dương
khai mạc. Hiệp ñịnh Giơnevơ ñược kí ngày 21-7-1954- miền Bắc Việt Nam
ñược giải phóng.
Tháng 9-1954, chủ tịch Hồ Chí Minh cùng chính phủ ta trở về Thủ ñôHà Nội. Sau khi trở về Hà Nội Người thường xuyên ñến thăm và ñộng viên
nhân dân tăng gia sản xuất, thăm các nhà máy, xí nghiệp… Người còn chú
trọng ñến cải cách ruộng ñất. Với sự chỉ ñạo và ñộng viên của Người, nhân
dân miền Bắc tập trung củng cố ñất nước về mọi mặt và xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc Việt Nam. Trong việc khôi phục kinh tế, Người nhấn
mạnh: trước hết phải khôi phục và nâng cao sản xuất nông nghiệp. Hồ chủ
tịch còn phát ñộng phong trào thi ñua sản xuất. Cùng với việc khôi phục
kinh tế, Người cũng quan tâm ñến việc tổ chức lại lối làm ăn ở nông thôn.
ðối với sản xuất công nhiệp, Người dành nhiều thời gian ñi thăm các cơ sở
SVTH: Lư Thị Như Ý

19


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


CBHD: Lê Thị Minh Thu

sản xuất và nhấn mạnh vai trò của công nhân. ði ñôi với việc khôi phục kinh
tế, chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng tới việc phát triển văn hóa, xây dựng
quân ñội vững mạnh, củng cố chính quyền cách mạng….Năm 1957, dưới sự
lãnh ñạo của ðảng và Hồ chủ tịch nhân dân ta ñã hoàn thành công cuộc khôi
phục kinh tế sau chiến tranh. Từ ñây ñất nước ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc. Ngày 3- 12- 1957, chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa phiên
hợp cuối năm, kết thúc giai ñoạn khôi phục kinh tế và tiến lên xây dựng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam. Phiên họp cuối năm ñã ñề ra kế hoạch
năm 1958 và kế hoạch ba năm (1958- 1960) ở miền Bắc. Trong phiên họp
này, Người ñánh giá: việc hoàn thành khôi phục kinh tế là thắng lợi to lớn
của nhân dân ta.
Trong kì họp thứ 11 của quốc hội khóa I, Hồ Chủ Tịch ñã trình bày
ñường lối chung, tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chủ Tịch vừa cải tạo quan hệ sản xuất cũ, vừa
xây dựng quan hệ sản xuất mới. Song song ñó, việc ñào tạo con người chủ
nghĩa xã hội cũng là vần ñề ñược Hồ Chủ Tịch rất mực quan tâm, bởi vì theo
Người “ñạo ñức là cái gốc của người cách mạng”. Với tinh thần học phải ñi
ñôi với hành nên chủ tịch Hồ Chí Minh không những ñưa ra lý thuyết, lý
luận về con người mới chủ nghĩa xã hội mà Người còn luôn là tấm gương
sáng và là Người tiên phong trong các phong trào mà Người ñã phát ñộng.
ðồng thời với việc khôi phục và xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhân dân
miền Bắc phải chiến ñấu chống lại chiến tranh phá hoại của ñế quốc Mỹ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã lãnh ñạo nhân dân ta vừa sản xuất, vừa chiến ñấu
chống chiến tranh phá hoại và làm nhiệm vụ hậu phương lớn cho miền Nam.
Về ñối ngoại, từ những năm 1955 ñến 1957, các hoạt ñộng của Người
chủ yếu nhằm mục tiêu: “ðấu tranh ñòi ñối phương phải triệt ñể thi hành
Hiệp ñịnh Giơnevơ 1954 về ðông Dương; Tăng cường tình hữu nghị với các
nước láng giềng và các nước chủ nghĩa anh em; Góp phần củng cố hòa bình

ở châu Á và trên toàn thế giới”. Với mục tiêu trên, chủ tịch Hồ Chí Minh
thường dẫn ñầu ñoàn ñại biểu ðảng và chính phủ Việt Nam lên ñường thăm
Liên Xô, Trung Quốc, Mông Cổ… Những năm 1965, 1967 ñế quốc Mỹ tăng
cường chiến tranh phá hoại miền Bắc, Hồ chủ tịch ñã kịch liệt lên án các
hoạt ñộng phá hoại của Mỹ và khẳng ñịnh tinh thần chiến ñấu và giữ vững
lập trường của nhân dân và ðảng ta. Ngày 20-7- 1965, Hồ Chí Minh ñã ra
lời kêu gọi “ñồng bào và chiến sĩ miền Bắc dũng cảm tiến lên, hăng hái thi
ñua sản xuất và chiến ñấu”. Ngày 1- 1- 1967, trong chuyến thăm tỉnh Thái
Bình, Người ñã dặn: nhiệm vụ quan trọng hiện nay là sản xuất giỏi, chiến
ñấu giỏi. Người thường xuyên thăm hỏi và luôn luôn quan tâm ñến ñời sống
SVTH: Lư Thị Như Ý

20


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

của tất cả các tầng lớp nhân dân ta. Dưới sự lãnh ñạo và cổ vũ của Người,
miền Bắc ñã xuất hiện nhiều phong trào thi ñua lớn: “tay búa, tay súng”,
“tay cày tay súng”, “ba sẵn sàng”, “ba ñảm ñang”, “nghìn việc tốt”, “ba
quyết tâm” .…
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn theo dõi từng bước và biểu dương kịp thời.
Sự tận tình quan tâm và ñộng viên của Người ñã tạo nên sức mạnh to lớn,
góp phần ñánh thắng các âm mưu phá hoại của ñế quốc Mỹ, hoàn thành tốt
các kế hoạch “ba năm”, “năm năm”…. ,và là hậu phương lớn cho cách mạng
miền Nam. Ngày 22-5-1968, Người họp Bộ chính trị bàn về công tác ñối
ngoại và một số vấn ñề quốc tế. Ngày 3-11-1968, Người ra “lời kêu gọi”
ñồng bào và chiến sĩ cả nước nhân sự kiện Mỹ tuyên bố chấm dứt ném bom,

bắn phá miền Bắc Việt Nam. Ngày 18-1-1969, Người tham gia họp Bộ
chính trị. Ngày 3-2-1969, nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập ðảng cộng sản
Việt Nam, Người viết bài “Nâng cao ñạo ñức Cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân”. Ngày 17-8-1969, Người lâm bệnh nặng, ñến 9h 47 phút
ngày 2-9-1969 Người ñã từ trần.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những có công lao vô cùng to lớn ñối với
cách mạng Việt Nam, mà Người còn ñể lại cho thế hệ sau một sự nghiệp văn
chương bất hủ. Từ những năm 1921, 1922…, Người ñã viết hàng loạt bài
báo bằng tiếng Pháp ñể vạch trần bộ mặt thật của ñế quốc, thực dân và kêu
gọi vô sản thế giới thức tỉnh vùng dậy ñoàn kết ñấu tranh chống kẻ thù
chung. Và những năm nước ta bắt ñầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, Hồ chủ tịch còn viết nhiều bài báo nói về phẩm chất ñạo ñức của người
cộng sản: Tháng 10-1947, Người viết bài “Sửa ñổi lối làm việc”; Tháng 121958, Người viết bài “ðạo ñức cách mạng”- một tác phẩm quan trọng và
xuất hiện vào thời ñiểm cần thiết nhất.
Trong cuộc ñời hoạt ñộng cách mạng của Người, báo chí luôn là vũ khí
sắc bén. Không chỉ dừng lại ở báo chí và các hoạt ñộng cách mạng thực tiễn,
những tri thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm của Người còn ñược tổng hợp,
ñúc kết trong các tác phẩm quân sự mang tính chiến lược quan trọng: Năm
1927, tác phẩm “ðường Kách Mệnh” của Người ñược xuất bản ở Quảng
Châu- Trung Quốc; Tháng 2-1945, Tổng bộ Việt minh xuất bản cuốn: “Phép
dùng binh của ông Tôn Tử”, tác giả Hồ Chí Minh…. Bên cạnh ñó, chúng ta
không thể bỏ qua sự nghiệp thơ, văn của Người với những tác phẩm không
kém phần ñộc ñáo: “Lịch sử nước ta (1942)”; “Ngục trung nhật kí”- “Nhật kí
trong tù (1943)”; Những bài thơ chúc tết…. Những tác phẩm của Người vừa
thể hiện nghệ thuật ñộc ñáo vừa mang tính chính trị sâu sắc.
SVTH: Lư Thị Như Ý

21



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

Chương 2

NGUYỄN ÁI QUỐC – TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
ðẾN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
2.1. Nguyễn Ái Quốc với lập trường yêu nước.
“ Nguyễn Tất Thành ñã tiếp thu sâu sắc truyền thống yêu nước của dân tộc,
am hiểu văn hóa phương ðông, một phần văn hóa phương Tây. ðó là vốn
quý, là cơ sở quan trọng ñể tiếp thu chân lý cách mạng, là nhân tố ñầu tiên
của quá trình hình thành con ñường cách mạng giải phóng dân tộc của
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh”[23: 14]
2.1.1. Cơ sở hình thành
Trước nền thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và tình trạng khủng
hoảng về ñường lối ñấu tranh, giai cấp lãnh ñạo cách mạng ta hồi cuối thế kỉ
XIX- ñầu thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc ñã bôn ba khắp nơi tìm ñường cứu
nước. Hành trang của Người là lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc. Nó là sự
kết tinh của truyền thống ñất nước- quê hương- gia ñình- thời ñại và sự tự
vận ñộng của Người. Những nhân tố trên là cơ sở của lập trường yêu nước
trong Nguyễn Ái Quốc.
Nhân tố khách quan ñể hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước
trong Nguyễn Ái Quốc bao gồm truyền thống của ñất nước, quê hương, gia
ñình và thời ñại. ðất nước ta có nền văn hiến lâu ñời với mấy nghìn năm lịch
sử. Ngay từ buổi ñầu dựng nước- thời ñại các vua Hùng, dân tộc ta luôn
ñoàn kết ñể chống lại thiên tai và giặc ngoại xâm. Do có vị trí chiến lược
quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa của vùng ðông Nam Á,
nên Việt Nam luôn là mục tiêu của các cường quốc từ nhiều phương: giặc
Ân, Nam Hán, Thanh, Mông- Nguyên….. Thế nên, trong công cuộc dựng

nước và giữ nước của dân tộc ta, anh hùng hào kiệt thời nào cũng có: Lý
Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung…. Các vị ấy ñã ñấu
tranh với lòng yêu nước thương dân và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh”. Từ ñó hình thành trong lòng mỗi người Việt Nam tinh thần yêu
nước và tự hào dân tộc ngày càng cao. Mỗi khi ñất nước bị giặc ngoại xâm
giày xéo, thì tinh thần ấy càng dâng cao hơn bao giờ hết. Nguyễn Ái Quốc
ñược sinh ra trong gia ñình có truyền thống nhân nghĩa với một quê hương
SVTH: Lư Thị Như Ý

22


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: Lê Thị Minh Thu

giàu truyền thống ñấu tranh chống giặc ngoại xâm. Vì thế Người vừa thừa
hưởng truyền thống tốt ñẹp của quê hương vừa tiếp thu tinh hoa của ñất
nước, lại ñược tiếp nhận truyền thống nhân nghĩa của gia ñình.
Tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc ta ñược hình thành qua các
cuộc ñấu tranh anh dũng, bất khuất của nhân dân ta chống ách thống trị.
Truyền thống của quê hương xứ Nghệ cũng tác ñộng không nhỏ ñến việc
hình thành và rèn luyện tinh thần yêu nước của Nguyễn Ái Quốc. Nghệ Anvùng ñất ñai cằn cỗi, lại còn bị bọn thực dân, phong kiến bóc lột tận xương
tủy nên dân vùng này phải lao ñộng rất cực nhọc mà vẫn “ít cơm nhiều
cháo”, cuộc sống lam lũ cơ cực. Gia ñình của Nguyễn Ái Quốc cũng chẳng
hơn gì, vì vậy từ nhỏ không những Người ñã trực tiếp chứng kiến cảnh sống
cực khổ của những người xung quanh mà Người còn trực tiếp sống cuộc
sống vất vả và thiếu thốn. Những cảnh ñời lam lũ, cùng cực, ñau thương của
nhân dân ta, ñã hằn sâu thêm nổi uất hận, lòng căm thù giặc và sự cảm
thương sâu sắc trong Người. Nghệ An không chỉ giàu truyền thống lao ñộng,

sản xuất, mà còn bất khuất trong các cuộc ñấu tranh chống ngoại xâm ở các
thời kì. Nghệ An vừa là căn cứ ñịa vững chắc của các cuộc kháng chiến, vừa
là quê hương của nhiều vị anh hùng dân tộc. Vì thế, Nghệ An có vai trò quan
trọng và có nhiều ñóng góp trong công cuộc ñấu tranh giành ñộc lập- thống
nhất ñất nước ta từ thời Bắc thuộc ñến cuộc kháng chiến chống Pháp- Mĩ.
Vùng ñất Nghệ An từ lâu ñời nổi tiếng về tính hiếu học và truyền thống
chống ngoại xâm oanh liệt với nhiều di tích lịch sử rất ñáng tự hào. Từ khi
còn nhỏ Nguyễn Ái Quốc ñã ñược ñi thăm nhiều di tích, nghe nhiều câu
chuyện kể về lịch sử hào hùng của dân tộc ta: Thành Vạn An ñược ñắp từ
thời Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa chống nhà ðường, ñầu thế kỉ VIII
vẫn còn hình dáng hiên ngang; Chiến lũy trên dãy núi ðại Huệ thời nhà Hồ
chống quân Minh cùng với thành Lục Niên ở núi Thiên Nhẫn trong cuộc
kháng chiến chống Minh của Lê Lợi hồi ñầu thế kỉ XV vẫn còn ñó; Những
bước chân hành quân của nghĩa quân Tây Sơn vẫn còn âm vang. Ông Hoàng
Phan Thái thi hương ñỗ ñầu xứ Nghệ nhưng không làm quan mà chiêu tập
nghĩa binh- tự xưng “ðông hải ðại Vương” quyết tâm ñánh Pháp, chống lại
sự ñầu hàng của triều ñình…. Qua các câu chuyện kể, chí khí hào hùng của
dân tộc ta thời oanh liệt ñó như ñược sống lại trong tâm trí Nguyễn Ái Quốc,
khơi dậy trong Người lòng yêu nước, thương dân và tự hào dân tộc sâu sắc.
Trong ñầu óc non trẻ của Nguyễn Ái Quốc luôn rất ñỗi tự hào về truyền
thống quê hương và hết lòng kính phục các vị anh hùng dân tộc. Từ ñó dâng
tràn trong lòng Người tình yêu ñất nước- quê hương thắm thiết, yêu từng
dòng sông, ngọn núi, bờ tre- nơi ñã nhuộm máu quân thù và ghi dấu những
SVTH: Lư Thị Như Ý

23


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


CBHD: Lê Thị Minh Thu

chiến công bất khuất, những chiến tích oanh liệt của dân tộc ta. Nó ñã khơi
dậy và kích thích mãnh liệt lòng yêu nước của thế hệ trẻ và thôi thúc, nhắc
nhở họ phải sống sao cho xứng ñáng với truyền thống anh dũng và dòng
máu anh hùng của tổ tiên truyền lại. Từ ñó cho ta thấy quê hương có tác
ñộng mạnh mẽ ñến tình cảm, thái ñộ, suy nghĩ, hành ñộng của Nguyễn Ái
Quốc và góp phần bồi dưỡng, hun ñúc lòng yêu nước trong Người.
Mặt khác, Nguyễn Ái Quốc ñược sinh ra và lớn lên trong gia ñình nhà
nho nghèo yêu nước, có nguồn gốc nông dân. Từ nhỏ, Người ñã nhận ñược
sự giáo dục tốt ñẹp, ñặc biệt là về lòng nhân ái, tình yêu quê hương, tổ quốc.
Là một ñại khoa nhưng cụ Nguyễn Sinh Sắc- thân phụ của Người không
thiết tha nghiệp quan trường mà muốn mở lớp dạy học, ñể dạy học trò những
ñiều nhân nghĩa và tinh thần yêu nước. Trong gia ñình, Nguyễn Ái Quốc
ñược cha ñặt hy vọng nhiều nhất, nên khi ñi ñâu cụ thường cho Người ñi
cùng, kể cả các cuộc gặp gỡ với những sĩ phu yêu nước ñương thời ñể bàn
luận phương cách cứu nước. Song song ñó là ảnh hưởng của thầy Vương
Thúc Quý- người mang nặng nợ nước thù nhà- người thầy giáo khai tâm của
Nguyễn Ái Quốc. Qua các bài giảng của thầy Quý và những cuộc ñàm ñạo,
bàn luận trên ñã tác ñộng mạnh tới tư tưỏng của Người, giúp Người thấu
hiểu tình cảnh của nhân dân ta, bước ñầu nhận thức các con ñường cứu nước
và những trăn trở của những người yêu nước. Qua ñó bồi dưỡng cho Người
lòng nhân ái- biết yêu thương ñồng bào và ñau lòng trước cảnh mất nước. Vì
thế, từ nhỏ truyền thống gia ñình ñã góp phần hình thành ở Người lòng yêu
quê hương, ñất nước và con người.
Hơn nữa, khi Nguyễn Ái Quốc ñược sinh ra và lớn lên cũng là lúc ñất
nước ta và trên thế giới xảy ra nhiều biến ñộng lớn. Tình hình thế giới, lúc
này chủ nghĩa tư bản chiếm ưu thế gần như tuyệt ñối, nhưng ñây cũng là thời
kì chuẩn bị cho bước ngoặt lớn của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại“thời kì tiền chủ nghĩa xã hội”. ðây là giai ñoạn ra ñời và bước ñầu phát
triển của chủ nghĩa Mác- Lê nin. Trong nước thì thực dân Pháp ñã hoàn

thành cuộc xâm lược, có bộ máy thống trị tương ñối hoàn thiện và ñang tiến
hành khai thác thuộc ñịa với quy mô lớn ở Việt Nam. Lúc này các phong
trào cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến ñã thất bại, khuynh hướng dân chủ
tư sản ñang phát triển, nhưng chưa có kết quả gì. Vì thế, cách mạng Việt
Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng về ñường lối ñấu tranh và giai cấp lãnh
ñạo. Nguyễn Ái Quốc sớm nhận ra sự khủng hoảng ñó, thông qua những lần
ñàm ñạo, bàn luận, trao ñổi của các bậc cha, chú.

SVTH: Lư Thị Như Ý

24


×