Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận môn ngân hàng thương mại tình hình nợ xấu và các giải pháp chủ yếu để xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.45 KB, 26 trang )

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH NỢ XẤU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ XỬ LÍ NỢ XẤU
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Họ và tên: Trần Mai Phương

STT: 65

Lớp: TCNH 8A3
PHẦN TÓM TẮT
Sau một thời gian dài tăng trưởng tín dụng nhanh, liên tục cùng với khả năng kiểm soát
rủi ro còn nhiều hạn chế và những yếu tố bất lợi của nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế chậm
lại, lạm phát cao, thị trường bất động sản sụt giảm và đóng băng kéo dài, sản xuất kinh
doanh gặp nhiều khó khăn, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng suy
giảm…), làm nợ xấu của hệ thống ngân hàng bắt đầu lộ diện và tăng nhanh từ cuối năm
2011, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng
(TCTD), làm cho không ít TCTD lâm vào tình trạng khó khăn, thua lỗ, mất an toàn hoạt
động.
Bản chất của nợ xấu của hệ thống ngân hàng là những tài sản không sinh lời của nền kinh
tế được tài trợ bởi các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng. Do đó, xử lý nợ xấu là yêu
cầu cấp bách và nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành Ngân hàng, đồng thời cần có sự
tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và xã hội nhằm khơi thông trở lại dòng vốn trong
nền kinh tế đang bị đóng băng trong các khoản nợ xấu và lành mạnh hóa tài chính cho các
TCTD.
Xử lý nợ xấu là một nội dung quan trọng trong Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai
đoạn 2011-2015, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg
ngày 01/3/2014. Để xử lý nhanh và căn bản nợ xấu trong các TCTD, NHNN đã phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề
án thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) sau khi đã được Bộ


Chính trị, Chính phủ chấp thuận. Kết quả bước đầu đạt được là hết sức tích cực, hạn chế gia


tăng nợ xấu.
PHẦN 1: NỢ XẤU TIẾP TỤC LÀ “GÁNH NẶNG” TRONG NĂM 2017
Xử lý nợ xấu ngành ngân hàng: Lại vào giai đoạn “nóng”
Sau 06 tháng đầu năm 2016, các ngân hàng đồng loạt đưa ra các báo cáo tài chính hợp
nhất công bố kết quả hoạt động kinh doanh trong đó có báo cáo về tình hình nợ xấu. Điểm
đáng chú ý là việc xử lý nợ xấu không có chuyển biến tích cực. Và những tháng cuối năm
vấn đề nợ xấu lại bước vào giai đoạn “nóng”

Tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ 1,86%
cuối 2015 lên tới 5,3% cuối quý 2/2016.
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), thuộc khối ngân hàng thương mại cổ phần
không có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cũng công bố tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh trong nửa đầu năm
nay lên 2,83% so với mức 1,85% cuối 2015.


Đánh giá chung về tình hình nợ xấu tại một số ngân hàng, có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu không
tăng mạnh mà chỉ tăng ở giá trị tuyệt đối. Bởi hầu hết các ngân hàng đều “báo lãi” về tình
hình kinh doanh trong nửa đầu năm 2016, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đều đạt mức khá.
Chính những điều này khiến nợ xấu chỉ giảm về tỷ lệ nhưng giá trị tuyệt đối thì không
mấy suy chuyển. Các ngân hàng cũng không thể cứ bán mãi nợ xấu cho VAMC vì VAMC
không thể mãi là “cái thùng không đáy”.
Bởi lẽ, nếu tổng lượng đã mua quá lớn so với tỷ lệ đã xử lý được mà vẫn càng gia tăng
mua thêm thì tỷ lệ xử lý được càng trở nên nhỏ bé, càng hạn chế trong thể hiện hiệu quả của
VAMC. Và VAMC chỉ có thể tiến hành mua bán thêm nợ xấu mới khi những nợ xấu kia đã
được xử lý xong.
Sau nửa đầu năm 2016, ngoài những điểm sáng trong tình hình kinh doanh của các ngân
hàng thì những mảng xám cũng đã cho thấy một vấn đề: phải nhanh chóng đẩy mạnh một
công cuộc “cải cách” quá trình xử lý nợ xấu, tạo một hàng lang pháp lý hoàn chỉnh, cụ thể
hơn để các ngân hàng và cả VAMC có thể dễ dàng “gỡ rối” vấn đề hóc búa này cho hệ thống
ngân hàng: Lại vào giai đoạn “nóng”

Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đã đạt yêu cầu dưới 3%
tổng dư nợ mà Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, trong năm 2016 việc xử lý nợ xấu chưa có nhiều
triển vọng khi tỷ lệ nợ xấu đã xử lý được vẫn mang tính chất “gom xong để đấy”.
PHẦN 2. TÌNH TRẠNG NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG
CHƯA XỬ LÍ DỨT ĐIỂM
Ngay từ đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản, quyết
định, thông tư liên quan đến việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu. Tiêu biểu như:
Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TTNHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản các TCTD
Việt Nam (VAMC) theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC;


hay Quyết định 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua
bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.
Số liệu tập hợp từ báo cáo của các TCTD cho thấy tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống
đến cuối năm 2016 ước tính giảm nhẹ từ 2,9% năm 2015 xuống 2,8%. Trong 2016, theo số
liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, hệ thống các TCTD đã xử lý khoảng 95.000 tỷ
đồng nợ xấu. Trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng
giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho VAMC chiếm
21%.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, nợ xấu tại Eximbank tăng từ 1,86% lên 3,35%, tương
đương 1.130 tỷ đồng.
Dù tiếp tục giảm nhẹ và một lượng lớn nợ được xử lý nhưng Ủy ban Giám sát Tài chính
Quốc gia đánh giá, nợ xấu chờ xử lý (nợ bán cho VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn trong tái cơ cấu
vẫn lớn. Tổng số nợ bán cho VAMC chưa xử lý được là 224.000 tỷ đồng (chiếm 85% nợ xấu
bán cho VAMC, và chiếm khoảng 4,3% tổng tín dụng).
Đại diện NHNN đã thừa nhận, nợ xấu trong kho vẫn còn nhưng hệ thống ngân hàng phải
tập trung xử lý trong bối cảnh nguồn lực để xử lý nợ xấu đang bị giới hạn rất nhiều. Không
những thế, theo các chuyên gia, xử lý nợ xấu vẫn đa phần sử dụng “cơ chế” mà không có
“tiền tươi, thóc thật” nên vẫn trong vòng luẩn quẩn, chưa dứt điểm nên khó có thể hình
thành thị trường mua bán nợ như kỳ vọng.

Tuy nhiên năm 2016 đã đi qua, tình trạng nợ xấu vẫn chưa được cải thiện. Điều này cũng
đã ít nhiều tác động đến tình hình tiền tệ, các ngân hàng vẫn phải trích lập phần nhiều cho
dự phòng rủi ro, “đường” lên Basel II chưa rộng, lãi suất cho vay vẫn là nỗi “ngao ngán” của
doanh nghiệp… Nên trong năm tới, các chuyên gia và giới tài chính – ngân hàng lại phải
tiếp tục kỳ vọng vào việc đi tới thực thi hiệu quả việc hình thành thị trường mua bán nợ.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu về vấn đề nợ xấu, thực ra đây là bài toán mà chúng ta không
giải quyết được trong năm 2016. Dư nợ xấu trong năm 2016 không những không giảm đi mà


thậm chí còn tăng lên. Nợ xấu phải dùng ngân sách nhà nước thì mới có thể xử lý được, còn
nếu không dùng cách này thì nợ xấu không thể giải quyết được.
Chính phủ có thể giao VAMC để mua nợ xấu của các ngân hàng theo tiêu chí sau: Thứ
nhất là mua theo giá thị trường chứ không phải mua trên giá trị sổ sách; Thứ hai là trả bằng
tiền mặt chứ không phải trả bằng trái phiếu đặc biệt; Thứ ba mua đứt bán đoạn.
Nếu như các ngân hàng đã bán cho VAMC thì đây thuộc tài sản quản lý và công ty này
hoàn toàn có thể bán cho các cá nhân, tổ chức nào muốn mua thì nợ xấu mới xử lý hiệu quả
được. Chứ như hiện nay, mọi cơ chế về xử lý nợ xấu đang vướng rất nhiều vấn đề. Trong khi
nợ xấu đã bán cho VAMC nhưng các ngân hàng vẫn phải chịu trách nhiệm về khoản nợ này,
còn VAMC sẽ quản lý tài sản đảm bảo, thế nên dẫn đến sự chồng chéo khiến nợ xấu không
thể giải quyết được như hiện nay.
Ngoài ra theo ông Hiếu, các ngân hàng phải quản lý chặt chẽ hơn các món vay doanh
nghiệp, cá nhân, cần định giá tài sản đảm bảo một cách chặt chẽ và đúng với quy định,
không thể để cho một số cán bộ kinh doanh tự ý đẩy giá lên. Vấn đề này hiện nay vẫn là
thiếu sót của ngân hàng nên mới để tình trạng nợ xấu tăng cao như hiện nay.Việc tăng, giảm
trái chiều của tỷ lệ nợ xấu phản ánh bức tranh phân hóa trong tiến trình xử lý nợ xấu cũng
như khả năng quản trị chất lượng tài sản giữa các ngân hàng trong hệ thống.


Tính đến cuối năm 2016, tổng số nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng ước tính
khoảng 135.000 tỉ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 2,46%. Trong khi đó, tổng số

nợ trái phiếu bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)
của toàn hệ thống khoảng 228.000 tỉ đồng. Như vậy, nếu tính cả nợ đã bán cho VAMC thì
tổng nợ xấu của toàn hệ thống vào thời điểm cuối năm ngoái là khoảng 363.000 tỉ đồng,
tương đương với tỷ lệ 6,6% trên tổng dư nợ tín dụng.
Trong năm 2016, tổng dư nợ gốc các tổ chức tín dụng bán cho VAMC đã giảm mạnh
(53%) xuống còn 43.000 tỉ đồng so với mức 91.000 tỉ đồng đã bán trong năm 2015. Nợ bán
cho VAMC giảm không phải là dấu hiệu cho thấy chất lượng tài sản toàn hệ thống được cải
thiện mà là do tính hiệu quả, trong giải quyết, xử lý nợ xấu của VAMC cho đến nay vẫn
chưa được chứng minh. Do đó, các ngân hàng vẫn ưu tiên tự giải quyết nợ xấu và chỉ sử
dụng phương pháp bán nợ cho VAMC như là giải pháp cuối cùng.
Điển hình nhất là trường hợp của Vietcombank (VCB). Trong năm 2016, VCB đã mua lại
toàn bộ trái phiếu VAMC để tự mình xử lý (cuối năm 2015, VCB có số dư trái phiếu VAMC


hơn 3.500 tỉ đồng). Một vài ngân hàng khác cũng có dư nợ trái phiếu VAMC tại thời điểm
cuối năm 2016 thấp hơn so với cuối năm 2015 là ACB, CTG, MBB... tuy nhiên chênh lệch ở
mức không quá lớn.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt, khoảng 70% số nợ xấu hiện nay nằm ở nhóm các
ngân hàng chưa niêm yết. Nhóm ngân hàng này cũng mới chỉ trích lập dự phòng ở mức rất
thấp. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (dự phòng rủi ro tín dụng/tổng nợ xấu) của toàn hệ thống tại thời
điểm 30-9-2016 vẫn còn khá thấp (57%). Tuy nhiên, tỷ lệ này ở nhóm các ngân hàng niêm
yết cao hơn khá nhiều (89%), cho thấy nhóm ngân hàng này đã khá chủ động trong trích lập
dự phòng thời gian qua, phần nào giảm bớt rủi ro phải trích lập nhiều khiến lợi nhuận bị bào
mòn trong các năm sắp tới.
Tỷ lệ nợ xấu tăng, giảm trái chiều giữa các ngân hàng
Việc tăng, giảm trái chiều trong tỷ lệ nợ xấu phản ánh bức tranh phân hóa trong tiến trình
xử lý nợ xấu cũng như khả năng quản trị chất lượng tài sản giữa các ngân hàng trong hệ
thống. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng để Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp
mức trần tăng trưởng tín dụng trong năm cho từng ngân hàng.
Thống kê từ 10 ngân hàng, bao gồm VCB, CTG, BIDV, MBB, VIB, Sacombank,

Eximbank, Techcombank, Kienlongbank, BacABank tính đến hết quí 1-2017, cho thấy tổng
nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của nhóm ngân hàng này là 50.695 tỉ đồng, tăng nhẹ 6% so
với thời điểm cuối năm ngoái. Trong đó, nợ xấu tăng chủ yếu ở nhóm 3 và nhóm 4, lần lượt
là 13% và 18%, lên mức 15.749 tỉ đồng và 7.941 tỉ đồng. Nợ có khả năng mất vốn tuy giảm
nhẹ 0,1% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu (53%), với 27.005 tỉ đồng.
Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết hiện
nay. Tuy giảm so với mức 5,35% vào cuối năm ngoái nhưng tỷ lệ nợ xấu của Sacombank
cuối quí 1-2017 vẫn ở mức cao “chót vót”, với 4,89%, tương đương là 10.045 tỉ đồng. Điểm
tích cực là nợ có khả năng mất vốn của Sacombank giảm khoảng 6,6%, còn 6.578 tỉ đồng.
Đứng thứ hai về tỷ lệ nợ xấu là Eximbank, với khoảng 3%, tương đương con số tuyệt đối
là 2.589 tỉ đồng (trong đó nợ có khả năng mất vốn là 1.262 tỉ đồng, tăng 11%).


BIDV là “ông lớn” duy nhất nằm trong tốp 3 có tỷ lệ nợ xấu cao, với 2,14%, đồng thời
cũng tăng so với con số 1,99% vào cuối năm 2016. Tổng nợ xấu của ngân hàng này trong ba
tháng đầu năm 2017 đã tăng thêm 13%, lên mức 16.250 tỉ đồng. Đây cũng là mức nợ xấu
cao nhất trong hệ thống xét theo giá trị tuyệt đối.
Ngoài Sacombank, còn có ba ngân hàng khác có tỷ lệ nợ xấu giảm trong quí 1-2017 là
VCB, VIB và Kienlongbank. VCB vẫn đang cho thấy là ngân hàng có chất lượng tài sản tốt
nhất hệ thống khi tỷ lệ nợ xấu tính đến hết quí 1-2017 chỉ ở mức 1,48%, giảm so với con số
1,51% vào cuối năm ngoái. VIB cũng đạt được những kết quả tích cực khi tỷ lệ nợ xấu giảm
từ mức 2,58% xuống còn 2,18%, trong đó nợ có khả năng mất vốn giảm gần 13%, còn
khoảng 1.167 tỉ đồng. Kienlongbank và BacABank là hai ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu duy trì
dưới 1%, lần lượt là 0,96% và 0,82%. Bên cạnh đó, tổng nợ xấu cũng như nợ có khả năng
mất vốn trong kỳ thay đổi không đáng kể. Kienlongbank có khoảng 145 tỉ đồng đồng nợ có
khả năng mất vốn, trong khi con số này của BacABank là 384 tỉ đồng.
Ở chiều ngược lại, Techcombank có tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,58% lên 1,89%. Tổng nợ xấu
của ngân hàng này tăng gần 16%, lên 2.601 tỉ đồng; nợ có khả năng mất vốn là 1.506 tỉ
đồng, tăng 9,5% so với thời điểm cuối năm 2016. Một ngân hàng đáng chú ý khác là MBB,
tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 31-3-2017 là 1,33%, tăng nhẹ so với mức 1,31% vào cuối năm

2016.
Cơ cấu nợ xấu cho thấy nợ nhóm 5 của MBB tăng vọt gần 40%, lên 854 tỉ đồng. CTG
cũng có tổng nợ xấu tăng khá nhanh (17%), lên 7.917 tỉ đồng, mặc dù vậy tỷ lệ nợ xấu của
CTG chỉ nhích nhẹ từ 1,02% lên mức 1,13%, trong đó nợ có khả năng mất vốn giảm 9%,
còn 3.487 tỉ đồng.
VÌ SAO NỢ XẤU KHÓ XỬ LÍ ?
Nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã trở thành vấn đề “nóng” không chỉ trong hệ
thống ngân hàng mà còn trên nghị trường của Quốc hội, Chính phủ, đến các diễn đàn của
nhiều tổ chức.


Phần lớn nợ xấu hiện nay không còn là nợ xấu bình thường mà đang trở thành loại nợ xấu
phức tạp, rất khó khăn trong xử lý thu hồi. Có nhiều nguyên nhân làm cho nợ xấu khó xử lý.

Hoạt động nghiệp vụ tại ABBank.
Trong đó, phức tạp nhất trong xử lý nợ xấu là 5 vấn đề: Thứ nhất, đặc điểm nợ xấu của
các TCTD là phần lớn gắn liền với thế chấp bất động sản (BĐS). Việc xử lý BĐS thế chấp
lại phải đối đầu với một ma trận pháp lý, trong bối cảnh thị trường BĐS đóng băng kéo dài.
Bên cạnh đó, rào cản xử lý nợ xấu có khi lại từ chính TCTD. Giai đoạn thị trường BĐS bong
bóng, TCTD đã định giá tài sản thế chấp quá cao. Kỳ vọng thu hồi đủ nợ, tránh trách nhiệm
pháp lý, TCTD chỉ còn cách “nuôi nợ”, chờ thời thị trường BĐS lên giá. Đây là cách ứng xử
mạo hiểm, ảo tưởng làm cho nợ chồng nợ lớn hơn, vừa kéo dài thời gian xử lý nợ xấu, vừa
làm thiệt hại tài sản TCTD nhiều hơn.
Thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay là biện pháp cuối cùng mà các ngân hàng trên
thế giới sử dụng trong cấp tín dụng, vì tính rủi ro cao. Họ chỉ quan tâm hiệu quả dự án vay
vốn chứ ít khi quan tâm tài sản thế chấp. Trong khi đó, các ngân hàng Việt Nam lại quan
niệm ngược lại, coi tài sản thế chấp là biện pháp hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Vì tin vào
bảo bối tài sản thế chấp “không trả được nợ thì thu tài sản thế chấp” nên trong nhiều trường



hợp, ngân hàng xem nhẹ hiệu quả dự án và dòng tiền của dự án vay vốn. Điều đó vô hình
trung đã tạo điều kiện cho người vay được độc quyền sử dụng tiền vay ngoài vòng kiểm soát
của ngân hàng. Hệ quả, ngân hàng “thả gà vào rừng để đuổi”.
Thứ hai, một nguyên tắc nằm lòng trong kinh doanh ngân hàng là, lãi suất cho vay của
ngân hàng phải thấp hơn lợi nhuận của DN đi vay. Có như vậy, DN mới đủ khả năng trả nợ
gốc và lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, có thời kỳ (2007 -2008), ngân hàng lại cho vay với lãi
suất trên 20%/năm. Thử hỏi, với lãi suất tiền vay từ 20 - 25%/năm, có mấy DN chịu đựng
được? Chỉ những DN kinh doanh BĐS trong giai đoạn cao trào mới xem lãi suất đó vẫn còn
“ngon”. Do đánh liều với lãi suất cao, nhiều DN kinh doanh thua lỗ, phá sản. Hệ quả, ngân
hàng phải nhận một khối nợ xấu khổng lồ, kéo dài nhiều năm.
Thứ ba, chưa có một thống kê chính thức về nợ xấu của khu vực DN Nhà nước (DNNN)
trong tổng nợ xấu của TCTD. Song, theo tính toán của nhiều chuyên gia, con số này chiếm
khoảng 60 - 70%. Việc xử lý nợ xấu đối với DNNN được kỳ vọng nhiều vào “bầu sữa” ngân
sách Nhà nước thông qua công cuộc đại phẫu tái cơ cấu DNNN. Tuy vậy, quá trình này đang
có nhiều bế tắc. Kỳ vọng xử lý nợ xấu của DNNN bằng con đường ngân sách như xóa nợ,
giảm nợ, khoanh nợ, tái cấp vốn là một điều hoàn toàn sai lầm. Thực tế Nhà nước hiện
không thể có nguồn để trang trải do sức ép bội chi ngân sách. Không những thế, cách xử lý
đó là trái với nguyên tắc vận hành của nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang quyết tâm
vươn tới. Nợ xấu của DNNN có nguyên nhân từ TCTD, có nguyên nhân từ làm ăn kém hiệu
quả và có cả nguyên nhân từ cơ chế của Nhà nước. Song suy cho cùng, loại nợ xấu này là
“nợ xấu thể chế”. Phải chăng nợ xấu do thể chế phải được giải quyết từ chính thể chế? Bài
toán này không thể giải quyết trong ngày một ngày hai.
Thứ tư, không ít khoản nợ xấu của TCTD hiện nay là loại nợ xấu gắn với các vụ án hình
sự. Có người nói một cách thâm hài rằng, thời gian qua là thời gian ngân hàng được mùa vụ
án. Các vụ án lớn liên quan đến cấp tín dụng đã xử và tiếp tục điều tra xét xử đang đổ cho
các TCTD những gánh nợ xấu nặng nề. Ngay cả khi vụ án đã xử, việc thu hồi nợ cũng rất
khó khăn, phải tốn kém chi phí, công sức mới hy vọng thu được phần nào hay phần đó. Còn
đối với vụ án đang điều tra, có thể kéo dài nhiều năm, kỳ vọng thu hồi nợ dường như chưa
thể đặt ra. Nợ xấu thuộc các vụ án là loại nợ xấu rất phức tạp. Bởi nếu xét về bản chất, để



bóc dỡ được nợ xấu, đồng thời phải bóc dỡ trách nhiệm pháp lý của những cán bộ liên quan
trong guồng máy cấp tín dụng. Quá trình này có nhanh được không khi thận trọng pháp lý
phải được đặt lên hàng đầu?
Thứ năm, thời gian qua, con số nợ xấu của các TCTD hết sức rối, đáng ngờ. Có ít nhất 3
kênh đưa ra con số nợ xấu: Nợ xấu tự khai của các TCTD; nợ xấu do thanh tra kiểm soát
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cung cấp; nợ xấu do các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế
xác định. Dường như đều theo một quy luật, tại cùng một thời điểm, số liệu của NHNN cao
hơn số liệu của TCTD và số liệu của tổ chức quốc tế lại cao hơn số liệu của NHNN. Mức
chênh của các số liệu lại rất cao. Điều này cũng rất dễ hiểu, bởi đối với các TCTD, với cách
tự khai nợ xấu thì họ có quyền giấu bớt nợ xấu. Việc xác định nợ xấu của các TCTD hiện
nay đã có quy định bài bản theo hướng thông lệ quốc tế bởi các văn bản của NHNN. Tuy
vậy, liệu đã đủ chế tài để buộc trách nhiệm pháp lý với TCTD khi họ báo cáo không đúng nợ
xấu của mình. Hay là, chỉ để tự giác và trách nhiệm chung chung là chính? Hiện còn không
ít TCTD vẫn cố tình giấu nợ xấu. Ngân hàng CP An Bình (ABBank) chỉ là một ví dụ: Theo
ABBank, nợ xấu tính đến 31/12/2014 là 2,75%, giảm 2,1% so với 31/12/2013. Để có con số
nợ xấu đẹp dưới mức chuẩn 3%, họ chỉ bằng cách tính tăng mẫu số trong phép tính nợ xấu.
Nếu không như vậy, thực tế nợ xấu của ABBank vẫn còn nguyên ở mức 4,8%. Rõ ràng, một
khi con số nợ xấu của các TCTD chưa được xác định minh bạch thì nợ xấu vẫn là ẩn số cần
tìm trước khi tìm cách giảm.(Theo TS.Phan Văn Thường/ Kinh tế & Đô thị)
Nợ xấu quý I/2017: Vẫn tăng và có sự phân hóa


Tình hình nợ xấu thống kê tại 10 ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu tăng giảm trái chiều giữa các ngân hàng với nhau, nhưng tựu chung lại nợ
xấu chưa thực sự thuyên giảm và vẫn là một “gánh nặng” với ngành Ngân hàng hiện nay.
Nợ xấu tăng chủ yếu ở nhóm 3 và 4
Thống kê từ 10 ngân hàng (Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG), BIDV (BID), MB
Bank (MBB), VIB, Sacombank (STB), Eximbank (EIB), Techcombank, Kienlongbank,
BacABank) của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho thấy, tính đến hết quý I/2017,

tổng nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) đạt 50.695 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với thời điểm cuối
năm ngoái. Trong đó, nợ xấu tăng chủ yếu ở nhóm 3 và nhóm 4, lần lượt là 13% và 18%, lên
mức 15.749 tỷ đồng và 7.941 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn tuy giảm nhẹ 0,1% nhưng
vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu (53%) với 27.005 tỷ đồng.
Trong số các ngân hàng này, tỷ lệ nợ xấu giữa các nhà băng cho sự tăng giảm trái chiều.
So với cuối năm 2016, trong quý I/2017, nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng là EIB (từ
2,95% cuối năm 2016 lên 3%), BID (từ 1,99% lên 2,14%), Techcombank (từ 1,58% lên
1,89%), MBB (từ 1,34% lên 1,35%), CTG (từ 1,48% lên 1,51%), BacAbank (từ 0,81% lên
0,82%). Ở chiều ngược lại, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm là: STB (từ 5,35% cuối năm


2016 xuống còn 4,89%); VIB (từ 2,58% xuống còn 1,96%); VCB (từ 1,51% xuống còn
1,48%); Kienlongbank (từ 1,06% xuống còn 0,96%).
Như vậy, qua số liệu trên cho thấy, mặc dù thuộc nhóm giảm, nhưng STB là ngân hàng có
tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết hiện nay khi nợ xấu chiếm tới 4,89%
(vượt khá xa mức con số nợ xấu bình quân toàn hệ thống 2,46% tính tới cuối 2016 được
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố). Trong khi đó, qua số liệu này, tình hình xử lý nợ
xấu ở từng các ngân hàng riêng lẻ cho thấy tín hiệu tích cực, chẳng hạn như VCB tỷ lệ nợ
xấu chỉ chiếm 1,48% và tiếp tục giảm; hay nhiều ngân hàng khác dù tăng nhẹ, nhưng nợ xấu
vẫn đang nằm ở mức dưới 1,5%.
Đánh giá về diễn biến này, BVSC cho rằng, việc tăng giảm trái chiều của tỷ lệ nợ xấu
phản ánh bức tranh phân hóa trong tiến trình xử lý nợ xấu cũng như khả năng quản trị chất
lượng tài sản giữa các ngân hàng. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng để
NHNN xem xét cấp mức trần tăng trưởng tín dụng trong năm cho từng ngân hàng. Tuy vậy,
ở thời điểm hiện tại, “nhà điều hành không nên đánh đổi sự an toàn của hệ thống để chạy
theo tăng trưởng tín dụng “nóng”, nhất là trong bối cảnh nợ xấu vẫn đang là gánh nặng của
không ít ngân hàng”, công ty này cho hay.
Chia cổ tức tiền mặt ở mức thấp
Theo dõi mùa đại hội cổ đông năm nay cho thấy, nhiều ngân hàng đã có sự tăng trưởng cả
về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí có những ngân hàng “thắng đậm” với mức lợi nhuận

“nghìn tỷ”. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc, các nhà băng sẽ chi trả cổ tức
bằng tiền “hậu hĩnh” cho các cổ đông của mình, nếu không muốn nói là “khá nhỏ giọt”.
Chẳng hạn như, số liệu từ BVSC cho thấy: LienVietPostBank dự kiến mức cổ tức là 10%,
trong đó chỉ có 4% tiền mặt, 6% là cổ phiếu; VIB phê duyệt tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức rất cao
(44,6%) nhưng cổ tức bằng tiền mặt chỉ là 5%, còn lại là chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông
hiện hữu (39,6%); VPBank thậm chí còn không có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt mà
dành toàn bộ phần lợi nhuận chưa phân phối để tăng vốn.


Ở khối các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh, VCB dự kiến chia cổ tức bằng
tiền mặt chỉ ở mức 8%, tương đương với tổng số tiền là 2.878 tỷ đồng. Với BIDV, mức trả
cổ tức bằng tiền là 7%....
Thực tế cho thấy, bản thân các ngân hàng thương mại cho dù có muốn trả cổ tức bằng tiền
mặt với tỷ lệ cao cho các cổ đông cũng đang gặp không ít khó khăn. Đầu tiên là phải được
sự chấp thuận của NHNN về tỷ lệ chi trả. NHNN những năm gần đây theo dõi rất kỹ hoạt
động trả cổ tức bằng tiền mặt, đặc biệt là đối với các ngân hàng còn đang vướng nợ xấu và
năng lực tài chính chưa vững mạnh. Tiếp đến là áp lực tăng vốn nhằm đáp ứng Thông tư
06/2016/TT-NHNN và xa hơn nữa là tiêu chuẩn Basel II buộc các ngân hàng phải ưu tiên
hơn cho việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, thay vì trả hết bằng tiền mặt.
PHẦN 3: NGÂN HÀNG NÊN XỬ LÍ NỢ XẤU RA SAO TRONG THỜI GIAN TỚI?
Có nhiều lý do để các ngân hàng phải tính cách thức xử lý nợ xấu chủ động một cách
mạnh mẽ trong năm nay.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã được kiểm soát ở mức dưới
3% nhưng nợ xấu có xu hướng tăng trở lại về quy mô. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội
bảng, nợ xấu do VAMC quản lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu có khả năng lên đến 8,86% tổng
dư nợ do khâu xử lý tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa
được giải quyết.
Nhìn chung,việc xử lý nợ xấu của hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) bước đầu
đã đạt được kết quả khả quan, nhưng pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm còn nhiều
bất cập; Thiếu nguồn lực và cơ chế đặc thù cho VAMC hoạt động. Do đó, các ngân hàng đòi

hỏi cần tiếp tục và sớm có giải pháp xử lý quyết liệt trong thời gian tới để không tác động
xấu đến an toàn hệ thống và bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng
đã đề ra.
Thời gian qua, NHNN đã có nhiều giải pháp được ban hành để hỗ trợ các ngân hàng xử lý
nợ xấu. Như năm 2012, NHNN đã có văn bản cho phép các ngân hàng cơ cấu lại các khoản
nợ của các doanh nghiệp tạm thời khó khăn, mà theo đánh giá của ngân hàng là có khả năng


phục hồi và phát triển. Năm 2013, NHNN đã trình Chính phủ cho ra đời VAMC. Ở thời
điểm đó, VAMC thực hiện nhiệm vụ mua nợ xấu của NHTM nhằm 2 mục đích, vừa tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp vừa tháo gỡ cho các ngân hàng.
Có 3 giải pháp chính mà các ngân hàng cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới nhằm
giúp giải quyết tích cực số lượng nợ xấu còn tồn đọng và số đang phát sinh thêm:
Các ngân hàng tăng cường tự xử lý nợ xấu
Tính đến thời điểm này, đã có 2 ngân hàng mua lại nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản các
tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và một số ngân hàng cũng đang dự kiến sẽ mua lại các
khoản nợ xấu đã bán trong năm nay để làm sạch danh mục nợ xấu tại VAMC.
Theo đó, Vietcombank đã mua lại toàn bộ hơn 4.300 tỷ đồng nợ xấu từ VAMC để tự xử lý
bằng nguồn lực tài chính của mình, vượt 3 năm so với kế hoạch đề ra, trở thành ngân hàng
đầu tiên sạch nợ tại VAMC. Sau đó, ngân hàng VIB cũng đã công bố báo cáo tài chính kiểm
toán năm 2016, thể hiện việc ngân hàng này cũng đã mua lại 1.336 tỷ đồng nợ xấu từ VAMC
để thực hiện các biện pháp thu hồi và xử lý, nhờ đó, dư nợ tại VAMC của VIB đã giảm 30%.
Ngoài 2 ngân hàng trên, nhiều NHTM khác cũng xác định nhiệm vụ tự thân đẩy mạnh
công tác xử lý nợ xấu. Cụ thể, SCB đã xử lý, thu hồi được hơn 3.000 tỷ đồng nợ xấu, giảm
đáng kể tổng nợ mà ngân hàng này đã bán cho VAMC từ mức 17.000 tỷ đồng xuống còn
14.000 tỷ đồng cuối năm 2016. Hay ngân hàng OCB cũng dự định làm sạch danh mục nợ
xấu bán cho VAMC trong năm 2017 và đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 1%.
Có nhiều lý do để các ngân hàng phải tính cách thức xử lý nợ xấu chủ động một cách
mạnh mẽ trong năm nay. Trong đó, nguyên nhân chính phải kể đến là một số ngân hàng đã
giảm được tỷ lệ nợ xấu nội bảng, hoạt động kinh doanh ghi nhận lợi nhuận tốt hơn trong

năm 2016 và kế hoạch lợi nhuận tăng cao hơn trong năm 2017, gíup trích lập quỹ dự phòng
rủi ro đầy đủ cho các khoản nợ xấu. Thị trường bất động sản đang ấm dần lên ở nhiều phân
khúc kể từ năm 2015 cho đến nay cũng là một nguyên nhân, đặc biệt là phân khúc đất nền
không chỉ trong khu vực nội thành mà còn ở các tỉnh xung quanh TP.HCM, Hà Nội… tạo cơ
hội tốt trong việc xử lý tài sản đảm bảo bằng bất động sản- đây là tài sản thế chấp cho phần


lớn các khoản nợ xấu tại các ngân hàng. Từ đó, các ngân hàng có đủ tiềm lực để quay trở lại
mua khoản nợ xấu đã bán cho VAMC và đây là một tín hiệu đáng mừng đối với quá trình xử
lý nợ của hệ thống ngân hàng.
Tính đến thời điểm giữa tháng 3/2017, sau 3 năm rưỡi hoạt động, VAMC đã mua tổng
cộng được 25.631 khoản nợ xấu tại 42 tổ chức tín dụng tại Việt Nam, với tổng dư nợ gốc
282.124 tỷ đồng, giá mua nợ là 245.672 tỷ đồng, thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt. Tuy
nhiên, VAMC chỉ mới thu hồi nợ được 50.165 tỷ đồng bằng nhiều hình thức bán nợ, bán tài
sản bảo đảm, đạt tỷ lệ 17,6% so với tổng dư nợ gốc và dự kiến trong 4 năm tới sẽ xử lý thêm
được 150.000 tỷ đồng nợ xấu.
Việc chậm thu hồi nợ xấu từ VAMC xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản như: việc bỏ
quyền thu giữ tài sản đảm bảo trong Bộ luật dân sự 2015, VAMC không được nhận thế chấp
quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 2013, VAMC không có quyền xử lý tài sản bảo đảm, tài
sản bảo đảm bị kê biên của bên phải thi hành án đang thế chấp/cầm cố tại ngân hàng đảm
bảo cho khoản vay theo Luật thi hành án dân sự 2008… Cho nên, đây được xem là các số
liệu khá khiêm tốn so với sự kỳ vọng của các ngân hàng khi bán nợ cho công ty này. Hơn
nữa, tuy đã bán nợ cho VAMC, các ngân hàng vẫn phải tiếp tục trích lập dự phòng ở mức
20% đối với mệnh giá trái phiếu trong vòng 5 năm (chỉ trừ vài trường hợp đặc biệt là được
trích lập dự phòng ở mức 10%). Do đó, các ngân hàng nên nỗ lực tăng cường để tự xử lý các
khoản nợ xấu của mình trong thời gian tới vẫn được xem là giải pháp tối ưu hiện nay.
Bán lại nợ xấu theo giá thị trường
VAMC đang thực hiện thí điểm việc mua nợ xấu theo giá trị thị trường và đang từng bước
triển khai các công việc cụ thể như đánh giá thực trạng khoản nợ để xem xét hiệu quả việc
mua nợ theo giá thị trường, tìm kiếm đối tác mua nợ, đàm phán với các ngân hàng để thống

nhất phương án triển khai.
Ví dụ như ngân hàng bán cho VAMC một khoản nợ 100 tỷ đồng gốc và 20 tỷ đồng lãi
phát sinh, tổng cộng 120 tỷ đồng, với giá 30-50 tỷ đồng. Khi mua rồi, VAMC có quyền đòi
khách hàng nợ 120 tỷ đồng (và sẽ hoàn trả toàn bộ tài sản thế chấp cho khách hàng trong
trường hợp đòi được), chứ không phải khách hàng được quyền trốn nợ.


Sau đó, VAMC sẽ bán lại khoản nợ ấy kèm tài sản đảm bảo theo giá thị trường. Cách thức
bán cơ bản là đấu giá công khai trên nguyên tắc giá bán cao hơn giá mua. Người mua lại nợ
kèm tài sản thế chấp từ VAMC, đến lượt mình, được hưởng quyền đòi nợ từ con nợ. VAMC,
người mua nợ và ngân hàng bán nợ cùng phối hợp với nhau có trách nhiệm theo dõi khoản
nợ và yêu cầu bên nợ tiếp tục thực hiện việc trả nợ.
Như vậy, tổ chức hay cá nhân mua lại nợ từ VAMC đứng trước hai khả năng: hoặc bán
được nợ cho người mua mới với giá cao hơn (có lời), thấp hơn (bị lỗ); hoặc đòi được toàn bộ
hoặc một phần khoản nợ gốc và lãi tùy vào khả năng trả nợ của “con nợ”.
Tiếp tục phối hợp với VAMC tiếp tục xử lý các khoản nợ đã bán
Cho đến nay mới chỉ có ngân hàng VCB đã mua lại hoàn toàn các khoản nợ xấu đã bán
cho VAMC trước đó. Một số ngân hàng tương tự đang lên kế hoạch mua lại các khoản nợ đã
bán cho công ty này trong năm nay tuỳ theo tình hình tài chính và kế hoạch riêng của từng
ngân hàng. Do đó, trong năm nay sẽ còn nhiều ngân hàng vẫn duy trì các khoản nợ xấu đã
bán tại VAMC và tiếp tục phối hợp để giải quyết cho hiệu quả.
Việc xử lý nợ xấu tại VAMC cũng đang gặp nhiều khó khăn và đã khiến cho tốc độ xử lý
nợ tại đây rất chậm trong thời gian vừa qua. NHNN đã tập hợp hàng loạt các khó khăn,
vướng mắc về pháp lý trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu của VAMC và tại
các ngân hàng và đã đưa vào Dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ
xấu.
Trong Dự thảo luật lần này sẽ được trình trước Quốc hội đã bao gồm các quy định của
pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ khi các quy định cũ đã còn nhiều bất cập
làm hạn chế tiến độ, hiệu quả của việc xử lý nợ như vướng mắc về thu giữ tài sản, về quyền
nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; về phí thi hành án, về kê

biên tài sản bảo đảm …


Do đó, với các sự khơi thông trong việc xử lý nợ xấu bằng sự thay đổi và hoàn thiện hệ
thống pháp luật sắp tới, ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với VAMC và khách hàng để tiếp
tục tích cực xử lý hiệu quả và nhanh chóng hơn nữa các khoản nợ đang tồn đọng không chỉ
tại VAMC mà còn đang nằm trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội sáng nay (22/5) về vấn đề cơ cấu lại các tổ
chức tín dụng và xử lý nợ xấu, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, việc
thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 - 2015 đã
đạt được kết quả bước đầu, giữ vững an toàn hệ thống.
Theo đó, trong giai đoạn 2012 -2016, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được trên
610.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó, chủ yếu là do các TCTD tự xử lý chiếm 56%, còn lại là
bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 44%. Tính đến 31/3/2017,
tổng nợ xấu nội bảng hệ thống TCTD trên 160.000 tỷ đồng, tương được 2,56% tổng dư nợ
tín dụng.
Tuy nhiên, Chính phủ nhìn nhận, việc triển khai phương án cơ cấu lại các TCTD yếu
kém, xử lý nợ xấu và nợ đã bán cho VAMC còn nhiều khó khăn, năng lực quản trị điều hành
của một số TCTD còn yếu, năng lực cạnh tranh còn thấp.
Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và đang chỉ đạo kiên quyết xử lý các TCTD yếu kém
gắn với xử lý nợ xấu đảm bảo an toàn hệ thống. Ngay tại kỳ họp này (kỳ họp thứ 3 Quốc hội
khóa XIV), Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu và
cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.
Theo đó, căn cứ Nghị quyết về xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ chỉ
đạo tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ cấu
lại các TCTD.
Trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định, Chính phủ sẽ hoàn thiện
các phương án xử lý đối với các TCTD yếu kém theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4,
khóa XII: “Xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp



với cơ chế thị trường trên nguyên tắc khẩn trương, quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ, bảo đảm
hiệu quả kinh tế, an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền”.
Đồng thời, khẳng định sẽ củng cố, chấn chỉnh hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, xử lý dứt
điểm các quỹ yếu kém.
Cũng theo báo cáo của Chính phủ, thời gian tới, cơ quan điều hành sẽ khẩn trương ban
hành và triển khai thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ
xấu giai đoạn 2016 – 2020; hoàn thiện phương án cơ cấu lại từng TCTD. Tập trung nâng cao
năng lực tài chính, quản trị ngân hàng phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và thực
tiễn.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, có cơ chế phù hợp thu hút các
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia cơ cấu lại và xử lý nợ xấu.
Sáng 21/6/2017, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về
xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Theo đó, 86,35% số đại biểu có mặt tán thành. Tỷ lệ không tán thành nghị quyết này cũng
khá cao, tới hơn 6% tương đương với 31 đại biểu. Có 12 đại biểu không biểu quyết. Nghị
quyết này được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017.


Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết xử lí nợ xấu TCTD
Theo báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến của đại biểu do Ủy viên Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày trước Quốc
hội, Về nguyên tắc xử lý nợ xấu (Điều 3), một số ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể trong
Nghị quyết này không miễn trừ trách nhiệm đối với những người có hành vi vi phạm pháp
luật gây ra nợ xấu hoặc vi phạm trong quá trình xử lý nợ xấu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
tiếp thu tại khoản 4 Điều 3 của dự thảo Nghị quyết: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo
quy định của pháp luật.”
Một số ý kiến đề nghị không chỉ quy định bảo vệ quyền lợi người gửi tiền mà cần bổ
sung nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đi vay, người có liên quan; cân nhắc

dùng từ “chủ nợ” trong dự thảo Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu chỉnh lý,
không quy định khái niệm “chủ nợ”, bổ sung làm rõ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của các bên bao gồm TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán,
xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại khoản 1 Điều 3 của dự thảo Nghị
quyết. Như vậy, quy định đã bao quát các chủ thể liên quan, trong đó có TCTD, người đi
vay...


Một số ý kiến đề nghị thể hiện rõ nguyên tắc “không sử dụng ngân sách nhà nước”. Có ý
kiến đề nghị vẫn xem xét sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu trong trường hợp nợ
xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, sửa đổi
quy định “Không sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước cho xử lý nợ xấu” thành
“Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu” tại khoản 3 Điều 3 của dự thảo Nghị
quyết để phản ánh đúng nội dung Nghị quyết và phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội số
25/2016/QH14 về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Về việc xử lý nợ xấu, có 2 phương án quy định phạm vi nợ xấu cần xử lý theo Nghị quyết
xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, kết quả lấy phiếu của hai phương án
không có sự chênh lệch lớn (phương án 1: 203 phiếu/phương án 2: 193 phiếu), không quá
bán so với số đại biểu.
Sau khi cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy để bảo đảm thực hiện mục tiêu
xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng như đã đề ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW
của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội về Kế
hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, phấn đấu đến năm 2020 nợ xấu của các tổ
chức tín dụng xuống dưới 3%. Mặt khác, đây là Nghị quyết thí điểm mang tính đặc thù giải
quyết khoản nợ xấu phát sinh bất thường trong thời gian vừa qua, cho nên cần có chính sách
phù hợp để xử lý nợ xấu phát sinh do nghiệp vụ tín dụng thực hiện trước thời điểm Nghị
quyết có hiệu lực được xác định là ngày 15/8/2017.
Còn sau thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống
các TCTD, ban hành và áp dụng các chuẩn mực quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro cao hơn,
hợp lý theo thông lệ quốc tế để giảm thiểu phát sinh nợ xấu mới. Sau quá trình thực hiện

Nghị quyết, Chính phủ tiến hành tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi hệ thống pháp luật có
liên quan để xử lý các khoản nợ xấu phát sinh mang tính thường xuyên, thuộc rủi ro trong
hoạt động kinh doanh tiền tệ của hệ thống ngân hàng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định phạm vi nợ xấu cần xử lý theo
phương án nêu trên sẽ bảo đảm nguồn lực để tập trung xử lý các khoản tín dụng xấu đang
gây cản trở hoạt động của hệ thống ngân hàng, tránh việc các TCTD có thể lạm dụng các


quy định của Nghị quyết để xử lý nợ xấu của các khoản nợ phát sinh sau ngày 15/8/2017.
Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội chấp thuận cho phương án này.
Về việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm
tại Tòa án, có ý kiến cho rằng quy định ba điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn như dự thảo
Nghị quyết là thiếu, đề nghị bổ sung thêm 2 điều kiện đã quy định tại điểm a và điểm b
khoản 1 Điều 317 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, qua tổng kết, đánh giá, Chính phủ thấy rằng các
điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
không phù hợp với tính chất của giao dịch bảo đảm, TCTD khó áp dụng được các điều kiện
này để áp dụng trình tự thủ tục rút gọn tại Tòa án. Việc không được áp dụng thủ tục tố tụng
rút gọn đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của TCTD, do đó,
căn cứ quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
Nghị quyết đã bổ sung cho phép áp dụng thủ tục rút gọn đối với tranh chấp về nghĩa vụ giao
tài sản bảo đảm và quyền xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở giao dịch bảo đảm này đã được
đăng ký theo quy định của pháp luật (phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba). Đồng
thời, để bảo đảm tính khả thi, Nghị quyết này đã giao Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn
chi tiết về áp dụng thủ tục rút gọn.
Về xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản (Điều 10), có ý kiến đề nghị quy định rõ
về điều kiện "Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của
pháp luật, kể cả trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” tại khoản 1 Điều
10. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo quy định của Điều 148 Luật Nhà ở năm 2015
thì dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp chỉ cần có

Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, mà không yêu cầu có Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, để phù hợp với Luật Nhà ở, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội xin chỉnh sửa lại thành hai điều kiện như sau: “Dự án đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật” tại điểm a khoản 1 Điều 10 và
"Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” tại điểm b
khoản 1 Điều 10 dự thảo Nghị quyết.


Về kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án (Điều 11), có ý kiến đề nghị quy định
lại Điều 11 theo hướng tài sản đảm bảo khoản nợ xấu tại ngân hàng không bị kê biên để thực
hiện nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật thi hành án dân sự, trừ trường hợp giá trị tài sản
đảm bảo lớn hơn khoản vay tại TCTD, hoặc trường hợp kê biên để thực hiện bản án quyết
định của tòa án về bồi thường thiệt hại sức khỏe, tính mạng, danh dự, tiền nuôi con, tiền
công, tiền trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và thể
hiện lại Điều này như sau: “Các tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên phải thi hành án
đang bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ
chức mua bán, xử lý nợ xấu không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định tại
Điều 90 của Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp thi hành bản án, quyết định về cấp
dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và trường hợp có sự đồng ý bằng văn
bản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu”.
Xử lý nợ xấu: Cần sự tham gia tích cực của các ngành
Trước hết, đây là nghị quyết của Quốc hội ban hành nên tại Điều 19 nhấn mạnh: Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc
hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Chính phủ chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện nghị quyết, báo cáo Quốc hội kết quả XLNX hàng năm, báo cáo
tổng kết thực hiện Nghị quyết này tại kỳ họp đầu năm 2022 và đề xuất hoàn thiện hệ thống
pháp luật về XLNX, tài sản bảo đảm. Đặc biệt, tại Điều 4 quy định về nợ xấu, “trường hợp
cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Phụ lục theo đề nghị của Chính phủ
và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất...”.
Trong quá trình triển khai quyền thu giữ tài sản chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến

hành thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản, TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức mua
bán, XLNX thực hiện công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài
sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ theo quy định.
Đồng thời, theo Điều 7 thì chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an nơi tiến
hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực


hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm
theo đề nghị của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức mua bán, XLNX.
Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của TCTD,
chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức mua bán, XLNX, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo
đảm, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ
gìn an ninh, trật tự khi TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức mua bán, XLNX thực hiện
quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.
Vai trò của Tòa án cũng rất quan trọng vì cơ quan này áp dụng thủ tục rút gọn để giải
quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản
bảo đảm của khoản nợ xấu.
Nghị quyết quy định: Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có
nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc TCTD, chi
nhánh NH nước ngoài, tổ chức mua bán, XLNX có quyền xử lý tài sản bảo đảm; Giao dịch
bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo quy định của pháp luật; Không có đương
sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước
ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn
hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa
thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Ngoài ra, trong quá trình mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, tại khoản 4, Điều
9: Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đăng ký thay đổi Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành
trong tương lai là tài sản bảo đảm của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của TCTD,
chi nhánh NH nước ngoài.
Lãnh đạo một NHTM Nhà nước chia sẻ, Nghị quyết về XLNX đã tạo cơ chế, thể chế, và
khung hành lang pháp lý để xử lý nhanh nợ xấu là hết sức cần thiết nhưng Nghị quyết về nợ


xấu không phải “cây đũa thần” mà có nghị quyết rồi, quan trọng là thực hiện như thế nào để
thành công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tổng hợp tài liệu từ các nguồn:
- thoibaotaichinh.com
- cafef.vn
- baomoi.com
-lienvietpostbank.com.vn
- dantri.com.vn
- sbvamc.vn


×