Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu 5 năm (2010 - 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.26 KB, 6 trang )

Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ
và các giải pháp chủ yếu 5 năm (2010 - 2015)
---------
I. Dự báo tình hình
1. Thuận lợi, tiềm năng và cơ hội
Trên thế giới hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Toàn cầu hoá và cách
mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy hình thành xã hội thông tin và kinh tế
tri thức.
Trung ương và Tỉnh tiếp tục có những chủ trương, chương trình, dự án ưu tiên cho các
huyện vùng cao, biên giới, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bát Xát có đường biên giới giáp với huyện Kim Bình và thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc),
trong những năm tới, với việc thông tuyến đường Xuyên Á tạo điều kiện thuận lợi cho huyện
phát triển.
Thành tựu của các nhiệm kỳ trước là tiền đề quan trọng để Bát Xát phát triển trong giai
đoạn tiếp theo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở ngày càng được nâng cao.
Nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng được đánh giá có trữ lượng lớn, tiềm năng du
lịch phong phú tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư; tiềm năng đất đai, khí hậu là lợi thế cho
huyện phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.
2. Khó khăn, thách thức
Tình hình thế giới và khu vực diễn biến khó lường. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện
âm mưu “Diễn biến hoà bình” để chống phá cách mạng nước ta. Khí hậu, thiên tai, dịch bệnh
diễn biến phức tạp khó lường. Quy mô nền kinh tế của huyện còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội còn nhiều khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, một số tập tục lạc hậu
và tâm lý trông chờ ỷ lại vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân.
II. Quan điểm chỉ đạo
1.Tiếp tục xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là mặt trận hàng đầu. Tập trung
phát triển vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu
nông nghiệp nông thôn. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất
hàng hoá, nhân rộng các mô hình có hiệu quả để tạo thành vùng sản xuất lớn tập trung gắn với
công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tăng nguồn thu nhập, xoá đói giảm nghèo bền vững.
2. Tập trung khai thác, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển: Quản lý, khai thác,


sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trên địa bàn; đặc biệt là đất đai, khoáng sản, nước và
rừng. Phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho
kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Phát huy cao độ nguồn nội lực của huyện, tranh thủ tối đa
nguồn ngoại lực để khai thác lợi thế của huyện về cửa khẩu, du lịch, công nghiệp. Tạo bước đột
phá mới trong phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế địa
phương.
3. Đẩy mạnh, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong công tác giáo dục - đào
tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Gắn chiến lược giáo dục - đào tạo với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch,
tạo nguồn.
4. Áp dụng mạnh mẽ những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ứng dụng vào các
lĩnh vực, trong đó tập trung vào sản xuất nông - lâm nghiệp, chế biến nông - lâm sản và cải
cách hành chính.
5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh;
không ngừng mở rộng quan hệ và hợp tác kinh tế đối ngoại, tạo sự ổn định và môi trường thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
6. Hoạt động của hệ thống chính trị không ngừng nâng cao về chất lượng. Thực hiện nhất
quán nhiệm vụ đột phá trong công tác cán bộ.
III. Mục tiêu tổng quát
Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế, vượt qua khó khăn thách thức, năng động sáng tạo xây
dựng huyện Bát Xát phát triển nhanh, bền vững, nâng cao rõ nét đời sống cho nhân dân, giữ
vững danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
2
IV. Các mục tiêu chủ yếu đến năm 2015
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 14%. Trong đó nông - lâm nghiệp tăng trên
5,4%/năm; công nghiệp, TTCN, XD tăng 30,9%/năm; thương mại, dịch vụ và du lịch tăng
15%/năm.
2. Cơ cấu các ngành kinh tế: Nông lâm nghiệp; Công nghiệp - tiểu thủ CN- xây dựng cơ
bản; Thương mại- dịch vụ, du lịch.
- Tỷ trọng nông - lâm nghiệp: 31,95%.

- Tỷ trọng CN, TTCN - XDCB: 52,7%.
- Tỷ trọng Thương mại - dịch vụ, du lịch: 15,35%
3. Sản xuất nông - lâm nghiệp; xây dựng nông thôn mới
- Sản lượng lương thực có hạt 37.400 tấn.
- Giá trị trên 1 ha canh tác 40 - 45 triệu đồng.
- Xây dựng 6 xã theo tiêu chí nông thôn mới.
4. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN đạt 558 tỷ đồng.
5. Thu ngân sách tăng bình quân: 10 %/năm.
6. Thu nhập bình quân đầu người: 25 - 26 triệu đồng/người/ năm.
7. Tỷ lệ che phủ rừng: 55 %
8. Về xã hội:
- Giảm hộ nghèo bình quân: 3 - 4%/năm.
- Tỷ lệ học sinh 6 - 14 tuổi đi học: 99,8%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,34%.
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi: 20%.
- Trường học đạt chuẩn quốc gia: 29 trường.
- Tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100%.
- Giải quyết việc làm mới cho người lao động: 5.100 người; tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo: 20 - 25%.
- Phấn đấu 98% cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hoá, 60% thôn bản văn hoá, 75% hộ
gia đình văn hoá.
- Tỷ lệ hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam: 100%.
- Tỷ lệ hộ được xem đài truyền hình Việt Nam: 90%.
9. Xây dựng hệ thống chính trị:
- Đảng bộ huyện đạt Trong sạch vững mạnh. Tỷ lệ tổ chức Đảng cơ sở đạt trong sạch
vững mạnh 90%, trong đó có 15% đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
- Tỷ lệ thôn bản, trường học, trạm y tế có tổ chức Đảng đạt 80%, mỗi năm phát triển 100
đảng viên mới.
- Chính quyền huyện đạt vững mạnh, 90% chính quyền xã, thị trấn đạt vững mạnh.
- Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể,

90% Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đạt trong sạch vững mạnh.
V. Định hướng nhiệm vụ phát triển theo ngành, lĩnh vực
1. Phát triển kinh tế
1.1. Sản xuất nông - Lâm nghiệp, thuỷ sản và nông thôn
- Nhiệm vụ đột phá là hình thành vùng cây cao su hơn 3.000 ha, thuốc lá 350 ha, rừng
kinh tế 5.000 ha (lũy kế), vụ đông 1.000 ha và xây dựng 6 xã theo bộ tiêu chí nông thôn mới.
- Áp dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong đó chú trọng thuỷ lợi, giống, kỹ
thuật chăm sóc, chế biến và tìm thị trường tiêu thụ. Phấn đấu tổng diện tích lúa nước đạt 4.850
ha, diện tích ngô đạt 3.400 ha; nâng hiệu quả vùng sản xuất giống lúa 100 - 120ha, vùng chè
550-600 ha, thảo quả 1.700ha, dứa 105 ha, chuối 300 ha. Khuyến khích đưa các cây trồng, vật
nuôi mới có lợi thế về khí hậu, đất đai, có gía trị kinh tế cao vào sản xuất hàng hoá, nâng giá trị
thu nhập trên một đơn vị điện tích canh tác.
- Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, sản xuất vụ đông ở tất cả các xã, tăng diện tích lúa ở
một số xã có điều kiện khai hoang.
- Đẩy mạnh tăng trưởng đàn gia súc với tốc độ 4%/ năm. Phấn đấu đến năm 2015 tổng
đàn trâu là 24.500 con, đàn bò 3.700 con, đàn lợn 76.500 con, đàn gia cầm 388.500 con. Sản
2
3
lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm trên 4.300 tấn, đưa ngành chăn nuôi chiếm trên 40% tỷ
trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, đưa diện
tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 250 ha, chủ động sản xuất cung ứng giống tại chỗ, mở rộng diện
tích nuôi thâm canh, tiếp tục phát triển nuôi cá nước lạnh ở các xã vùng cao.
- Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, quy mô hợp lí, nâng cao chất lượng hiệu
quả kinh tế rừng.
- Mở rộng các cơ sở sản xuất chế biến nông lâm sản và các cụm chế biến gắn với việc
xây dựng vùng nguyên liệu như: chế biến chè, gạo và các nông lâm sản khác.
- Xây dựng nông thôn gắn với 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, trên
cơ sở xây dựng điểm xã Quang Kim và một số cơ sở để nhân ra diện rộng.
- Chủ động cao độ trong phòng chống thiên tai nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người

và tài sản; quy hoạch bố trí sắp xếp, di chuyển dân cư những nơi cần thiết.
1.2. Công nghiệp - TTCN
- Xác định công nghiệp - TTCN là quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp - TTCN, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản, thuỷ điện, sản xuất, chế biến nông - lâm sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây
dựng.
- Chú trọng thu hút đầu tư, thực hiện cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi để thu
hút các dự án đầu tư vào địa bàn huyện, quan tâm quy hoạch sản xuất, sắp xếp ổn định đời sống
và lợi ích của nhân dân trong vùng dự án đầu tư nhất là dự án công nghiệp, thuỷ điện, giao
thông.
1.3. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
- Tập trung đầu tư, hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các dự
án đầu tư cho vùng cao, vùng nông thôn còn nhiều khó khăn; đầu tư cho các dự án trọng điểm
để thúc đẩy cho sự phát triển.
- Hệ thống giao thông: đầu tư rải mặt và hệ thống thoát nước đối với các tuyến đường
liên xã. Nâng cấp, rải mặt và thoát nước đối với các tuyến đường liên thôn 4,8m hiện có.
- Thuỷ lợi: tiếp tục khắc phục, nâng cấp các công trình bị phá huỷ do cơn bão 2008 gây
ra, thực hiện kiên cố hoá kênh mương theo hướng trọng điểm, đầu tư cho các công trình phục
vụ diện tích tưới tiêu tập trung, công trình gắn với quy hoạch sắp xếp dân cư. Đầu tư, xây dựng
công trình thuỷ lợi mới ở vùng cao phục vụ tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
- Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt đạt trên 95%.
- Cấp điện: Nâng cấp mở rộng mạng điện lưới, khai thác có hiệu quả nguồn thuỷ điện,
khai thác các nguồn năng lượng khác.
1.4. Thương mại, dịch vụ và du lịch
- Phát triển mở rộng hệ thống thương mại, dịch vụ từ huyện đến các trung tâm xã; củng
cố hệ thống chợ và dịch vụ nông thôn bảo đảm cung ứng hàng hoá và tiêu thủ sản phẩm cho
nông dân.
- Quy hoạch và xây dựng du lịch trọng tâm ở Y Tý, hình thành một số tuyến du lịch Bản
Khoang (Sa Pa) - Mường Hum - Y Tý - Lũng Pô (A Mú Sung)- Trịnh Tường; Lào Cai - Mường
Vi - San Lùng (Bản Xèo) - Bản Khoang (Sa Pa). Tăng cường quản lí, bảo vệ môi trường tự

nhiên, sinh thái, văn hoá phục vụ du lịch.
1.5. Tài chính - tín dụng
- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, khai thác có hiệu quả nguồn thu từ các ngành, lĩnh vực có
thế mạnh của địa phương, như kinh tế cửa khẩu, khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện,
vật liệu xây dựng.
- Huy động nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong dân cư dưới nhiều hình thức, để tạo nguồn
vốn cho đầu tư phát triển.
- Mở rộng, phát triển hệ thống dịch vụ tài chính, tín dụng, các loại hình tín dụng trên địa
bàn. Mở rộng và phát triển dịch vụ bảo hiểm.
- Đẩy mạnh cải cách tài chính công trong lộ trình cải cách hành chính.
2. Phát triển đồng bộ về văn hoá - xã hội
3
4
2.1. Giáo dục - đào tạo
- Duy trì, củng cố nâng cao chất lượng giáo dục ở 23/23 xã, thị trấn, đến năm 2015 toàn
bộ các xã, thị trấn thực hiện phổ cập giáo dục THCS bền vững, thực hiện lộ trình phổ cập trung
học phổ thông, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi theo kế hoạch của tỉnh.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý chuẩn về trình độ quản lý, trình độ lý luận chính trị,
vững về chuyên môn, 100% cán bộ quản lí ứng dụng được công nghệ thông tin trong quản lý
giáo dục.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học, phấn đấu đến 2015 có 95% phòng
học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả mô hình nội trú dân
nuôi, xây dựng đảm bảo cơ sở vật chất cho các trường có học sinh nội trú dân nuôi.
- Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục thường xuyên và đào tạo nghề cho nhân
dân, nhất là nông dân và lao động công nghiệp.
2.2. Y tế
- Tiếp tục kiện toàn, củng cố về cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị y tế từ huyện đến
tận thôn bản. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế.
- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, giám sát không để dịch bệnh lớn
xảy ra trên địa bàn, không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đáp

ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
- Tăng cường truyền thông lồng ghép thực hiện công tác dân số - KHHGĐ đến tận thôn
bản, phấn đấu đạt mức giảm sinh hàng năm và giảm số trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi.
2.3. Văn hoá, thông tin và thể thao
- Đẩy mạnh việc bản tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, tăng cường các
hoạt động thể dục thể thao nhằm nâng cao thể chất và sức khoẻ cho các tầng lớp nhân dân.
- Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, tiếp tục vận
động nhân dân thưc hiện nếp sống văn minh, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; tiếp tục
cải tạo tập tục lạc hậu và phòng chống tệ nạn xã hội.
- Nâng cao thời lượng, chất lượng tiếp sóng truyền thanh, truyền hình TW, của tỉnh; thời
lượng chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc. Quan tâm đầu tư các thiết chế văn hoá thể
thao, trang thiết bị cho hoạt động truyền thanh, truyền hình của huyện và các cụm xã.
2.4. Giảm nghèo và các chính sách xã hội
Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, đào tạo nghề, tạo việc làm…, nâng
cao năng lực tự chủ trong quá trình sản xuất cho người nghèo để phát triển kinh tế, xoá đói
giảm nghèo bền vững. Tranh thủ nguồn lực của tỉnh, Trung ương, của các tổ chức quốc tế để
xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ sản xuất cho người dân đối với các xã đang thực hiện chương
trình 135 giai đoạn II.
Quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao
động, đặc biệt là cho nông dân, gắn việc dạy nghề với nhu cầu thực tế.
Tăng cường thực hiện các chính sách xã hội có hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã
hội hoá chăm sóc người có công.
2.5. Khoa học công nghệ và môi trường
- Ứng dụng và chuyển giao những thành tựu khoa học công nghệ vào quản lý và sản
xuất, nhất là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
các cơ quan, đơn vị, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các cơ quan, chính quyền cấp xã được kết
nối Internet.
- Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường, chú
trọng việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc phòng,
chống, khắc phục sự suy thoái và ô nhiễm nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường; phục hồi môi

trường ở các khu vực khai thác khoáng sản. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với
bảo vệ và cải thiện môi trường.
3. Tăng cường quốc phòng - An ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại
- Tiếp tục thực hiện chiến lược bảo vệ quốc phòng - an ninh, kết hợp chặt chẽ quốc
phòng - an ninh với kinh tế và đối ngoại. Làm tốt công tác quản lý biên giới, giữ vững và bảo
4
5
vệ chủ quyền quốc gia. Xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững mạnh, xây dựng thế trận lòng
dân vững chắc và thế trận an ninh nhân dân, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng.
- Mở rộng, phát triển quan hệ đối ngoại với huyện Hà Khẩu, Kim Bình (Trung Quốc) và
các địa phương trong cả nước, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát
triển.
4. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
4.1. Công tác xây dựng Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ và chất lượng đội ngũ đảng
viên trước yêu cầu nhiệm vụ mới. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị và chất
lượng việc tổ chức quán triệt và thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Chủ động nắm
tình hình mọi mặt của đời sống nhân dân, định hướng tư tưởng cho nhân dân, củng cố niềm tin
của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng bộ và chính quyền, tạo sự đồng thuận trong
xã hội. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh". Mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng bộ và
nhân dân, thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng; có ý thức tổ chức kỷ luật và
năng lực công tác; năng động, sáng tạo, vững vàng trước mọi khó khăn thử thách, gắn bó máu
thịt với nhân dân.
- Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có bản lĩnh chính
trị vững vàng, có lối sống lành mạnh, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tổ chức
triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Phấn đấu đội ngũ cán bộ huyện có trình độ đại
học đạt 90%; cơ sở có trình độ văn hoá trung học cơ sở trở lên 90%, cơ bản có trình độ trung
cấp chuyên môn trở lên, tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học. Nâng cao tỷ lệ cán bộ, cán bộ
lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ trong hệ thống chính trị. Thực

hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, chú trọng khâu tạo nguồn, đánh giá, đào tạo bồi dưỡng và
sử dụng cán bộ. Tiếp tục tăng cường luân chuyển cán bộ đảm bảo tăng cường sức mạnh cho cơ
sở và đào tạo cán bộ. Tập trung xây dựng củng cố tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh,
nâng cao chất lượng sinh hoạt của các chi, đảng bộ cơ sở theo hướng thiết thực, cụ thể, thực
hiện nghiêm túc việc đảng viên giữ mối liên hệ với cấp uỷ nơi cư trú. Xây dựng kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngay sau Đại hội Đảng bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở
về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, khả năng cụ thể hoá Nghị quyết vào thực tiễn.
- Tiếp tục đổi mới tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện và khắc
phục khuyết điểm khi mới phát sinh. Đẩy mạnh công tác kiểm tra theo chuyên đề và toàn diện.
Kết hợp kiểm tra giám sát của Đảng với công tác kiểm tra, thanh tra của chính quyền và giám
sát của nhân dân.
- Tiếp tục đổi mới công tác dân vận của Đảng, các hoạt động vận động tuyên truyền gắn
với các nội dung, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc
của nhân dân. Thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở. Kiên quyết đấu tranh chống mọi
tư tưởng sai trái lệch lạc.
4.2. Công tác xây dựng chính quyền
Kiện toàn, củng cố nâng cao hiệu quả quản lí điều hành của bộ máy chính quyền từ
huyện đến cơ sở. Tiếp tục phân cấp quản lí, nâng cao tính chủ động của chính quyền cơ sở.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở các cấp, các ngành, tăng cường kỉ luật, kỉ cương, tạo
bước chuyển biến toàn diện trong cải cách hành chính. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ
năng lực của đội ngũ cán bộ công chức nhất là ở cấp cơ sở. Hướng mạnh về cơ sở, tập trung
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và có những giải pháp chỉ đạo kịp thời. Thực hiện thắng
lợi cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp năm 2011.
4.3. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết
kiệm
Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí với phương châm phòng ngừa là
chính. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nghị quyết Trung ương 3 khoá X về “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, Luật phòng, chống
tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Thực hiện chế độ công khai,

5

×