Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI với phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.73 KB, 28 trang )

Trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp FDI với phát
triển bền vững
Môn học: Tài chính cho Phát triển
GVHD: T.S Nguyễn Thị Vân Anh


Mục lục
Phần 1. Cơ sở lý luận.........................................................................................................3
1.1. Doanh nghiệp FDI.................................................................................................3
1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI.........................................................3
1.3. Phát triển bền vững...............................................................................................4
1.4. Mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI và phát triển bền
vững............................................................................................................................... 4
Phần 2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI với Phát triển bền vững......................4
2.1. Thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI......................................4
2.1.1. CSR đối với người lao động.............................................................................5
2.1.2. CSR đối với cổ đông.....................................................................................11
2.1.3. CSR đối với người tiêu dùng........................................................................11
2.1.4. CSR đối với cộng đồng.................................................................................11
2.1.5. CSR đối với vấn đề môi trường...................................................................13
2.2. Đánh giá trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI đã thực hiện được. .15
2.2.1. Bổ sung nguồn vốn đầu tư xã hội cho đất nước.........................................15
2.2.2. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách và các cân đối vĩ mô..........................16
2.2.3. Thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.......................16
2.2.4. Thúc đẩy xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng khả năng
hội nhập kinh tế quốc tế.........................................................................................17
2.2.5. Tạo thêm công ăn việc làm...........................................................................18
2.2.6. Chuyển giao công nghệ................................................................................18
2.2.7. Tăng áp lực cạnh tranh................................................................................18
2.2.8. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, đẩy mạnh xuất khẩu..................19


2.3. Đánh giá các vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội các
doanh nghiệp FDI.......................................................................................................19
2.3.1. Những vấn đề thuộc về thể chế....................................................................19
2.3.2. Những vấn đề thuộc về doanh nghiệp.........................................................20
2.4. Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện trách
nhiệm xã hội các doanh nghiệp FDI..........................................................................21
2.4.1. Các nguyên nhân về phía doanh nghiệp.....................................................22
1


2.3.2. Các nguyên nhân về phía nhà nước............................................................22
2.5. Biện pháp tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI để đảm
bảo sự phát triển bền vững........................................................................................24
Phần 3. Kết luận...............................................................................................................25

2


Đề tài: Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI
với phát triển bền vững
Phần 1. Cơ sở lý luận
1.1. Doanh nghiệp FDI.
- Định nghĩa:
Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) được định nghĩa là doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài và có sự quản lý trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài. Doanh
nghiệp này hoạt động theo luật pháp của nước sở tại để tiến hành các hoạt động kinh
doanh nhằm thu được lợi ích cho tất cả các bên.
Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình
doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng mà chỉ được khái quát tại Khoản 17 Điều 3 Luật
Đầu tư 2014: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư

nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Có thể thấy, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước
ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Phân loại: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
 Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI.

-

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những cam kết tự nguyện của các công ty,
tổ chức hay các thực thể khác trong việc đưa các chuẩn mực và qui tắc vào quản lý
và tổ chức các hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường. (Tố chức hợp tác và
phát triển kinh tể (OECD))

-

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm trong đó các doanh nghiệp
tự nguyện đưa các vấn đề xã hội và môi trường thành một trong những mối quan
tâm của hoạt động kinh doanh cũng như mối quan hệ tác động qua lại của doanh
nghiệp với các đối tượng liên quan. (Liên minh Châu Âu EU)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp FDI được truyền bá
vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư nước ngoài vào Việt
3


Nam. Các công ty này thường đưa ra các chương trình khuyến cáo ứng xử về văn hoá
kinh doanh đem áp dụng vào các địa bàn đầu tư. Ví dụ như “Chương trình tôi yêu Việt

Nam” của công ty Honda - Vietnam; “Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân” cho các trẻ
em của công ty Unilever; “Chương trình đào tạo tin học Topic 64” của Microsoft,
Qualcomm và HP; “Chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm sinh” và “Chương trình ủng hộ
nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ” của Vinacapitat, Samsung; “Chương trình khôi phục thị
lực cho trẻ em nghèo” của Western Union; …
1.3. Phát triển bền vững.
-

Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất
với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững
cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả
năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai". (Tổ chức ngân
hàng phát triển châu Á (ADB))

-

Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai. (Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới –
WCED)

1.4. Mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI và phát triển
bền vững.
Đối với doanh nghiệp FDI, để có thể tồn tại và phát triển lâu dài bền vững ở một quốc gia
thì điều tối quan trọng là cần phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, luôn phải
tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động,
quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển
cộng đồng; việc phát triển bền vững sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được tính cạnh tranh
của mình.
Đối với một nền kinh tế đang phát triển nên vấn đề thu hút vốn FDI là rất quan trọng

nhưng vấn đề phát triển bền vững, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về môi trường cũng là một
yêu cầu cấp thiết hiện nay. vì thế, cùng với việc tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, điều
quan trọng không kém là Chính phủ và chính quyền địa phương phải biết lựa chọn đối
tác, dự án phù hợp để có thể kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp FDI một cách dễ dàng nhằm hướng tới định hướng phát triển bền vững của đất
nước.

Phần 2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI với Phát triển
bền vững
2.1. Thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI
4


CSR của doanh nghiệp cần được hiểu đây là một hiện tượng xã hội, hình thành phát triển
cùng với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp, chứ không phải là yếu tố đứng ngoài,
tách rời sự vận động của doanh nghiệp để rồi doanh nghiệp “cam kết” khi nhận thức được
hay doanh nghiệp có thực hiện hay không là tùy thuộc ý thích chủ quan. Càng không thể,
chỉ khi doanh nghiệp thỏa mãn “lợi ích kinh tế” của mình thì mới thực thi CSR. Trên thực
tế, đang tồn tại các doanh nghiệp xã hội không vì lợi ích kinh tế của mình, mà mục tiêu là
vì lợi ích xã hội. Vì vậy, có lẽ, chỉ khi coi CSR của doanh nghiệp như là một hiện tượng
xã hội, mới có thể thấy được rõ sự ra đời, bản chất, nội dung và quá trình vận động của
nó trong sự gắn kết không thể tách rời sự vận động của doanh nghiệp trong một xã hội
nhất định.
CSR được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia tại
Việt Nam. Các công ty này thường xây dựng các bộ quy tắc và các chuẩn mực đạo đức và
đạo đức kinh doanh có tính chất phổ quát để có thể áp dụng ở nhiều khu vực thị trường
khác nhau.
Tại Việt Nam, trách nhiệm cộng đồng thường được kết hợp và nhận định là hoạt động
thiện nguyện, hướng đến những thành phần gặp khó khăn trong xã hội, nhưng tập trung
lại, các hoạt động mang ý nghĩa trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng giúp góp

phần nâng cao, cải thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng.
Hiện nay, doanh nghiệp không chỉ chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà còn chú trọng đế
những nguyên tắc phát triển bền vững.
Sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp được đánh giá trên ba chiều kích: phát triển
kinh tế – phát triển môi trường – phát triển xã hội.
Phát triển bền vững về mặt kinh tế: doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu tài
chính ổn định, thực hiện tốt các nghĩa vụ pháp lý về thuế, chống tham nhũng, hối lộ, bảo
vệ và phát triển thương hiệu.
Phát triển bền vững về mặt môi trường: doanh nghiệp quan tâm đến sự cân bằng môi
trường sinh thái và sự ổn định nguồn tài nguyên, đảm bảo điều kiện tái sản xuất của tự
nhiên.
Phát triển bền vững về mặt xã hội: doanh nghiệp quan tâm đến sự hoà thuận và các mối
quan hệ xã hội, cách ứng xử với các đối tượng hữu quan là người lao động và cộng đồng.
Đây là yếu tố cuối cùng đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.
CSR tại Việt Nam được thực hiện theo các lĩnh vực:
2.1.1. CSR đối với người lao động
Trách nhiệm đối với người lao động gồm: Trách nhiệm về chế độ tiền lương, tiền
thưởng, các chế độ phúc lợi (BHXH, BHTN, BHYT…), chế độ khác cho người lao
5


động (hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể); Trách nhiệm về việc sử dụng
lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, lao động khuyết tật; Trách nhiệm liên quan
đến điều kiện làm việc, an toàn sức khỏe nghề nghiệp; Trách nhiệm đào tạo và phát
triển người lao động trách nhiệm thành lập và đảm bảo cho tổ chức đại diện cho
quyền lợi của người lao động hoạt động độc lập.
Hiện nay, trong giai đoạn cạnh tranh và phát triển kinh tế, người lao động có quyền
lựa chọn và có rất nhiều sự lựa chọn môi trường làm việc tốt cho mình. Chính vì
vậy, doanh nghiệp là đối tượng sử dụng lao động không thể thờ ơ trước vấn đề trách
nhiệm xã hội nếu muốn thu hút nguồn lao động vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc đầu tư có trách nhiệm xã hội của các nhà đầu tư ngày càng thúc
đẩy doanh nghiệp phải thật sự quan tâm đến trách nhiệm xã hội.
a. Bình đẳng giới
Với tỷ lệ lao động nữ chiếm gần 50% và lao động nữ đang ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong lực lượng lao động nói riêng và sự phát triển của
doanh nghiệp nói chung. Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, vị thế
và tầm quan trọng của người phụ nữ trong doanh nghiệp ngày càng được
nâng cao. Thực hiện quyền bình đẳng giới trong lao động là một mục tiêu
chiến lược lâu dài, là đòn bẩy để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển
nguồn lực con người của doanh nghiệp.
Hiện nay, nước ta đã có khung pháp lý tương đối đồng bộ và toàn diện điều
chỉnh về bình đẳng giới, thể hiện qua các văn bản pháp luật đã được ban
hành như Bộ luật Lao động, Luật Bình đẳng giới năm 2006, Nghị định số
55/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới,
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020, được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24 tháng 12 năm 2010 (Quyết định số
2351/QĐ-TTg). Đây là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện vấn đề bình đẳng
giới đối với người lao động.
Hiện nay, cùng với sự giám sát và hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, nhiều
doanh nghiệp đã thực hiện những chính sách thiết thực về bình đẳng giới,
thông qua các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, cơ hội thăng tiến, học tập
và phát triển nghề nghiệp…
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (viết tắt: Samsung Việt
Nam) là 1 trong 10 doanh nghiệp vừa được Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam tặng Bằng khen trong Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp vì người lao
động” năm 2017 vì có chế độ đặc biệt cho nhân viên nữ mang thai. Cụ thể,
với nữ LĐ đang mang thai, một tuần Samsung áp dụng 2 suất ăn đặc
biệt/tuần cho NLĐ với chế độ ăn tốt hơn (thêm khẩu phần ăn, sữa, hoa
6



quả...) đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Chế độ dành
cho LĐ nữ thai sản cũng được Công ty quan tâm hơn như: LĐ nữ mang thai
đến tháng thứ 7 sẽ được nghỉ 2 tháng trước thai kỳ- trong thời gian nghỉ,
Công ty vẫn chi trả 70% lương cơ bản cho NLĐ và 6 tháng NLĐ nghỉ thai
sản, chế độ được đảm bảo chi trả đầy đủ theo Luật.Với LĐ nữ đang trong
thời gian nuôi con nhỏ, Samsung bố trí nơi vắt và trữ sữa cho NLĐ, giúp nữ
LĐ có thể trữ sữa về cho con sử dụng sau các giờ làm việc.
Tuy nhiên, trên thực tế tình hình bình đẳng giới trong doanh nghiệp vẫn tồn
tại nhiều bất cập. Phần lớn, phụ nữ tập trung ở các công việc phổ thông với
mức lương thấp, đặc biệt trong các khu vực tư nhân. Biểu hiện là nhiều
doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động dài hạn đối với lao động nữ,
hoặc khi lao động nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng mà hết hạn
hợp đồng thì doanh nghiệp không giao kết hợp đồng tiếp. Điều này trái với
quy định về sử dụng lao động quy định trong Bộ Luật Lao động không
được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với NGƯỜI LAO ĐỘNG
nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (theo quy định tại Khoản 3,
Điều 39 và Khoản 3 Điều 111 Bộ luật lao động). Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp còn vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao
động đặc biệt là lao động nữ dẫn đến sự suy giảm về sức khỏe, tinh thần và
nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (BNN) tăng cao. Các doanh nghiệp sản xuất
chủ yếu máy móc được nhập từ nước ngoài mà chủ yếu là Châu Âu, Châu
Mỹ nên kích thước không phù hợp với tầm vóc người Việt Nam nên làm
tăng gánh nặng thể lực cho lao động nữ và tác động xấu đến sức khỏe.
b. An toàn lao động
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong
năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra 7.981 vụ tai nạn lao động làm 8.251
người bị nạn trong đó có 862 người chết và bị thương nặng 1.952 người.
Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động bao gồm cả khu vực
có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp

đồng lao động: TP. Hồ Chí Minh (112 người), Hà Nội (78 người), Thanh
Hóa (64 người),… Tuy nhiên, còn nhiều vụ bị che dấu, không khai báo nên
số liệu trên thấp hơn nhiều so với thực tế.
Điển hình là vụ tai nạn do sập giàn giáo xảy ra vào 19g50 ngày 25/3/2015
làm 13 người chết, 29 người bị thương tại hạng mục đúc thùng chìm, công
trường thi công sản xuất và lắp đặt thùng chìm trọng lực tại Dự án Formusa
của Cty TNHH Giang thép Hưng Nghiệp Formusa Hà Tĩnh, Khu kinh tế
Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh do Cty Samsung C&T Corporation là đơn vị thi
công.
7


Ông Nguyễn Tiến Tùng - Phó Chánh Thanh tra (Bộ Lao động- Thương binh
& Xã hội) - cho biết kết quả đợt 1 thanh tra tại 19 nhà thầu (5 doanh nghiệp
FDI) tại kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) với gần 150 sai phạm về hợp đồng lao
động không đúng loại, nợ đóng BHXH, an toàn lao động, thời gian làm
thêm… 12 doanh nghiệp chưa thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình sử
dụng lao động, báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp 6 tháng đầu năm và hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước về lao
động địa phương. Về thanh tra lao động và ký kết hợp đồng lao động, nhiều
doanh nghiệp giao kết hợp đồng không đúng loại. Cụ thể, doanh nghiệp
nhiều lần ký hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng đối với người lao động làm
việc thường xuyên trên 12 tháng. Trong nội dung của hợp đồng lao động,
nhiều doanh nghiệp chưa thể hiện đầy đủ quyền lợi của người lao đông như
mục công việc phải làm ghi “theo sự sắp xếp của trưởng bộ phận và lãnh
đạo công trình”. Doanh nghiệp chưa thể hiện khoản tiền BHXH, BHYT,
BHTN và tiền nghỉ phép hàng năm mà người sử dụng lao động phải trả cho
người lao động. Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Thanh tra Bộ LĐTB&XH phát hiện 5 doanh nghiệp chưa đảm bảo số ngày nghỉ ít nhất 4
ngày/tháng cho người lao động, 3 doanh nghiệp huy động người lao động
làm thêm quá 30 giờ/tháng. Qua kiểm tra, 19 doanh nghiệp đã tham gia bảo

hiểm xã hội bắt buộc cho 423/467 người lao động thuộc đối tượng phải
tham gia BHXH bắt buộc. Có 2 doanh nghiệp chưa thực hiện việc tham gia
BHXH bắt buộc cho 44 lao động. Đặc biệt, 5 doanh nghiệp nợ tiền bảo
hiểm xã hội với tổng số tiền hơn 9,4 tỉ đồng. Về an toàn vệ sinh lao động,
thanh tra phát hiện 7/19 doanh nghiệp chưa thống kê lao động làm các công
việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; 11/19 doanh nghiệp chưa
thống kê, phân loại người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 3
doanh nghiệp chưa xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động. Đoàn
thanh tra cũng phát hiện 19 doanh nghiệp chưa định kỳ kiểm tra, đo môi
trường lao động tại nơi làm việc theo quy định; 6 doanh nghiệp chưa khai
báo các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động với cơ
quan quản lý nhà nước về lao động địa phương trước khi sử dụng.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH Esquel Garment Manufacturing (Việt Nam)
luôn thực hiện đúng qui định về đóng BHXH- BHYT với số tiền trích nộp
của công nhân hiện lên hơn 600 triệu đồng/tháng. Công ty quan tâm lập thủ
tục, hồ sơ giải quyết kịp thời các chế độ BHXH cho người lao dộng. Từ
năm 2005 đến nay, Công ty đã phối hợp với BHXH tỉnh giải quyết chế độ
cho 316 công nhân nghỉ thai sản, 1.768 công nhân hưởng trợ cấp ốm đau và
trợ cấp tai nạn lao động cho 11 công nhân. Công ty còn thực hiện chính
sách bảo hiểm tai nạn cho 100% công nhân viên chức và nhiều hình thức
8


chăm lo khác thông qua nội dung Thoả ước lao động tập thể như khi kết
hôn, gia đình có việc hiếu…
Theo quy định, mỗi năm doanh nghiệp sẽ tiến hành tổ chức khám sức khỏe
định kỳ cho người lao động nhưng vì vấn đề chi phí nên một số doanh
nghiệp đã làm ngơ và chủ động “quên” công tác này. Với thực trạng như
trên, vấn đề an toàn lao động đang trở nên bức thiết và đáng báo động và
các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mức nếu muốn phát triển một cách

bền vững trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay.
c. Đãi ngộ
Chế độ đãi ngộ được hiểu theo nghĩa chung nhất là các chế độ phúc lợi hữu
hình và vô hình, bao gồm lợi ích vật chất trực tiếp như lương, thưởng, trợ
cấp, lợi ích vật chất gián tiếp như xe, bảo hiểm, nghỉ phép hay như sự hài
lòng về mặt tâm lý của người lao động trước cơ hội đào tạo và phát triển
nghề nghiệp, môi trường làm việc tốt, thân thiện để phát huy năng lực cá
nhân…
Hiện nay, các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam luôn chú trọng đến vấn đề đãi
ngộ để nâng cao tính cạnh tranh trong việc thu hút và giữ lại nguồn nhân
lực chất lượng cao cho công ty. Unilever, P&G, Intel,… là các doanh
nghiệp điển hình cho các chính sách đãi ngộ chất lượng dành cho người lao
động.
Bên cạnh những điển hình tốt, vẫn còn một bộ phận không nhỏ những
doanh nghiệp đang cố tình phớt lờ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
mình, đặc biệt là vấn đề đãi ngộ cho người lao động. Một trong những biểu
hiện đầu tiên đó là đãi ngộ về lương bổng: chính sách lương bổng không
đảm bảo được cuộc sống của người lao động, trả lương không đúng thời
hạn,… Vấn đề thứ hai là vấn đề bữa ăn và nghỉ trưa cho người lao động.
Phần lớn, các doanh nghiệp không phục vụ bữa ăn cho người lao động mà
người lao động sẽ tự chủ về bữa ăn và việc nghỉ trưa. Đối với người lao
động ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, các xưởng sản xuất, chủ doanh
nghiệp sẽ sử dụng loại hình cơm công nghiệp do các cơ sở cung cấp, khó có
thể đảm bảo chất dinh dưỡng để tái tạo năng lượng cho người lao động,
chưa kể nguy cơ ngộ độc luôn rình rập.
Bên cạnh đó, vấn đề chế độ đãi ngộ về đào tạo, nâng cao tay nghề, thăng
tiến và chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động vẫn còn bị nhiều
doanh nghiệp bỏ ngõ.

9



Tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện CSR đối với người lao động bao gồm
trả lương xứng đáng (có tới 68% coi lương là 1 trong 3 yếu tố quan trọng
nhất), không phân biệt đối xử, chính sách đãi ngộ và đào tạo tốt, và có điều
kiện làm việc chấp nhận được.
Yếu tố quan trọng đối với người lao động

Tỉ lệ

Lương

68%

Mối quan hệ với người giám sát bậc trung

35%

Lợi ích bảo hiểm

34%

Giao tiếp giữa đội ngũ quản lý và nhân viên

29%

Chính sách công bằng

27%
Nguồn: Khảo sát 3 yếu tố quan trọng nhất trong thực hiện CSR

đối với người lao động, Ewin.com

Những điều kiện cơ bản ở trên, dù đơn giản nhưng không phải doanh
nghiệp nào cũng có thể thực hiện hoàn chỉnh. Phần lớn người lao động yêu
thích công việc của mình do điều kiện lao động tốt và chế độ lương thưởng
hợp lý. Doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu này cũng đồng nghĩa với
việc tạo ra được một đội ngũ nhận sự gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về
hình ảnh công ty và quyết tâm làm việc vì lợi ích chung.
Lợi ích đạt được ở đây rõ ràng ngoài năng suất nâng lên rõ rệt còn có một
văn hóa gắn kết tại doanh nghiệp. Văn hóa mạnh có tác động tích cực
không chỉ tới riêng bản thân doanh nghiệp mà lan tỏa rất tốt trong cộng
đồng kinh doanh. Đây là điều mọi doanh nghiệp đều mong muốn xây dựng
được. Không những thế, chi phí và sức lực cộng với hao tổn tinh thần do
phải liên tục tìm kiếm và đào tạo nhân sự mới (trong trường hợp nhân sự cũ
thôi việc do chính sách nhân sự của công ty thiếu hợp lý) hoàn toàn bị loại
bỏ. Chính sách đãi ngộ tốt, văn hóa tốt và môi trường làm việc hình thành
hiệu ứng cộng hưởng hấp dẫn nhân lực giỏi tìm đến với công ty. Chuỗi
thành công tiếp nối thành công.
Theo khảo sát thường niên của Anphabe và Nielsen, Nestle Vietnam xếp
hạng 2 trong danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2017 dựa trên
các tiêu chí: cơ hội phát triển, văn hóa, khả năng lãnh đạo, chất lượng công
việc, danh tiếng công ty,… với nhận xét “công ty cung cấp các cơ hội học
tập tuyệt vời và không ngừng, có những giá trị phù hợp với từng cá nhân,
cam kết tầm nhìn dài hạn và bền vững”.

10


Và công ty PepsiCo Foods Vietnam xếp hạng 9 với đánh giá “Đây là nơi
bạn được trao quyền và có trách nhiệm hoàn toàn với công việc của mình.

Đây là cơ hội tuyệt vời cho bạn để chứng minh khả năng”.
Vẫn còn tồn tại sự đình công trong một số doanh nghiệp. Năm 2017, Bộ
Lao động – Thương binh & Xã hội đã thống kê trong tháng 2 cả nước xảy
ra 29 vụ đình công, trong đó đình công xảy ra ở khối doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài là 20 cuộc (chiếm 68.97%), các doanh nghiệp ngoài là
9 cuộc (chiếm 31.03%). Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội cho biết các
cuộc đình công chủ yếu liên quan đến vấn đề chỉnh lương tối thiểu năm
2016, việc thanh toán lương, thưởng cho người lao động và việc thực hiện
các chính sách của doanh nghiệp khi nâng lương thanh toán phụ cấp, phúc
lợi.
2.1.2. CSR đối với cổ đông
Mâu thuẫn lợi ích giữa bộ phận quản lý - điều hành (đội ngũ được thuê để làm
việc) và chủ sở hữu - các cổ đông là đề tài không có hồi kết trong doanh nghiệp.
Bởi, đôi khi người điều hành công ty vì lợi ích cá nhân mà quên đi nhiệm vụ của
mình là đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông.
Do đó, trọng tâm trong trách nhiệm của công ty đối với cổ đông là công bố thông
tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả và sử dụng nguồn vốn hợp lý. Những
công việc này nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần phải làm đối
với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp. Có
như thế mới tạo ra được niềm tin cho nhà đầu tư, mà niềm tin chính là yếu tố quyết
định góp phần tạo ra lợi nhuận cho cổ phiếu hoặc hủy hoại giá trị cổ phiếu.
2.1.3. CSR đối với người tiêu dùng
Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá
cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn và an toàn cho sử dụng. Thực tế cho thấy, nếu
sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh
nghiệp sẽ lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng. Trong kinh doanh, hiệu ứng
donimo tâm lý là rất cần thiết, “thông tin truyền miệng” cũng có sức lan tỏa rất
mạnh. Giữ vững khách hàng và mở rộng thị phần là mục tiêu của bất cứ doanh
nghiệp nào, phản ánh tinh thần “khách hàng là thượng đế”.
2.1.4. CSR đối với cộng đồng.

Trách nhiệm đối với cộng đồng được thể hiện thông qua một số hoạt động như:
đóng góp phát triển cơ sở hạ tầng địa phương; tham gia các hoạt động từ thiện; xóa
đói giảm nghèo; đầu tư vào giáo dục, tài trợ chương trình thể thao, văn hóa của địa
phương, xã hội; trợ giúp đồng bào thiên tai; giúp đỡ trẻ em chất độc màu da cam;
11


trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ Việt
Nam anh hùng....
Luôn ý thức về trách nhiệm với thế hệ trẻ, với nền giáo dục Việt Nam, Canon được
biết đến với những dự án lớn đầu tư cho ngành giáo dục Việt Nam. Dự án "Chuỗi
trường học hữu nghị của Canon" triển khai từ năm 2007 tới năm 2010 với trị giá 7
tỷ đồng. Trong khoảng thời gian đó, gần 20 trường học hữu nghị đã được Canon
bàn giao cho các thầy cô giáo và các em học sinh tại các huyện miền núi, vùng sâu
vùng xa của các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang,
Lạng Sơn, Lai Châu… Năm 2009, Canon tiếp tục triển khai một dự án mới nhằm
hỗ trợ các trường học của trẻ em nghèo mang tên "Canon – Vì thế hệ tương lai".
Mục đích của dự án là cải thiện cơ sở vật chất và môi trường học tập cho các em
học sinh tại những vùng sâu, vùng xa và các khu vực còn gặp nhiều khó khăn như
xây dựng hệ thống vệ sinh nước sạch, làm mới sân trường, cải tạo khuôn viên, giúp
các em trang trí lại phòng học, trồng cây xanh làm đẹp cảnh quan môi trường…
Ngoài ra, Canon còn tài trợ sách vở và các trang thiết bị học tập khác cho các em
học sinh và nhà trường để các em học sinh, nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn
có điều kiện vươn lên. Dự án khởi động lần đầu tiên tại hai trường tiểu học Tình
Cương và Chương Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ và sẽ qua các tỉnh khác trên toàn
quốc như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bến Tre, Đồng Nai trong suốt năm 2009… Tại
mỗi trường, đội ngũ nhân viên Canon sẽ trực tiếp tham gia vào việc cải tạo môi
trường học tập cho các em như trang trí lại phòng học, trồng cây xanh làm đẹp
cảnh quan môi trường… Với những đóng góp vào sự phát triển của nền giáo dục
Việt Nam, Canon vinh dự liên tục nhận bằng khen "Vì sự nghiệp giáo dục Việt

Nam" của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo trao tặng Trong 2 năm 2008 và 2009
như một ghi nhận lớn lao cho những cống hiến của Canon vì sự nghiệp giáo dục.
Để triển khai Kế hoạch Phát triển Bền vững của Unilever tại Việt Nam, vào tháng 9
năm 2011, Unilever Việt Nam đã chính thức công bố tham vọng của mình từ năm
2012 đến năm 2020 nhằm tăng cườnghơn nữa các cam kết góp phần cải thiện cuộc
sống của người dân Việt Nam: Cam kết cải thiện cuộc sống của 20 triệu người dân
Việt Nam bằng cách cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe cho mọi người, Giảm
thiểu tác động từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm đến môi
trường, Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người dân Việt
Nam cùng với sự tăng trưởng của Unilever. Tập trung vào 3 trọng tâm: cải thiện vệ
sinh và sức khỏe, giảm thiểu rác thải & tiết kiệm nước, và hỗ trợ tài chính vi mô
cho phụ nữ nghèo kinh doanh cải thiện cuộc sống, Unilever Việt Nam đã tích cực
mở rộng hợp tác chiến lược với các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ
cũng như với các đối tác kinh doanh và khách hàng nhằm đạt được những cam kết
về Phát triển bền vững. Ví dụ như: “Vì một Việt Nam khỏe mạnh” - Dự án hợp tác
chiến lược với Bộ Y tế (bao gồm hai hợp phần Rửa tay với xà phòng vì một Việt
12


Nam khỏe mạnh và P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam); Chương trình tài trợ thường
niên của quỹ Unilever cho các sáng kiến của cộng đồng về vệ sinh và sức khỏe,…
2.1.5. CSR đối với vấn đề môi trường.
Trách nhiệm xã hội về môi trường: thể hiện qua những hoạt động cụ thể như: tuân
thủ pháp luật môi trường, yêu cầu, tiêu chuẩn môi trường; dự báo tác hại với môi
trường có thể có, xây dựng phương án, kế hoạch và lập báo cáo định kỳ với cơ
quan quản lý của nhà nước và trên phương tiện thông tin đại chúng; cam kết không
khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái, ô
nhiễm môi trường (môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn…); sử dụng công
nghệ, trang thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất đúng quy định của pháp luật và theo
hướng thân thiện với môi trường; có quy trình xử lý nước thải, chất thải đúng quy

định, không xả chất thải rắn, chất thải độc hại hủy hoại môi trường; tham gia hoạt
động bảo vệ môi trường sinh thái bằng các hoạt động tái đầu tư dự án bảo vệ môi
trường trong cộng đồng dân cư.
Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, khí hậu thay đổi... là những
vấn đề “nóng” trên toàn thế giới. Doanh nghiệp bảo vệ môi trường, ngoài việc tuân
thủ các quy định của chính phủ còn không bị hao tổn chi phí khắc phụ hậu quả hay
bồi thường do kiện tụng. Các khoản đầu tư “xanh” là vấn đề nóng ở nhiều quốc gia
phát triển.
Năm 2010, trước những quan ngại về vấn đề môi trường và ảnh hưởng của việc
thay đổi khí hậu toàn cầu, Canon chính thức phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi
trường Việt Nam triển khai một dự án mới với tên gọi "Canon – Vì một Việt Nam
xanh" góp phần vào chiến dịch bảo vệ môi trường toàn cầu. Đây là một dự án toàn
diện, được thực hiện trên nhiều khía cạnh và bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm
bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của cộng đồng về môi trường. Các chương
trình trong dự án "Canon – Vì một Việt Nam xanh" trải dài suốt năm 2010 bao gồm
chương trình "Đổi sách cũ lấy túi thân thiện môi trường" với mong muốn góp phần
tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon diễn ra từ tháng 3 tới tháng 5; dự án trồng
rừng phòng hộ tại xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; dự án tuyên
truyền về bảo vệ môi trường cho các trường tiểu học trong tháng 4; cuộc thi ảnh về
môi trường cho giới trẻ "Canon – Lăng kính xanh" từ tháng 6 tới tháng 8 và cuối
cùng là chương trình Thư viện xanh dự kiến bắt đầu triển khai từ tháng 9.
Từ năm 2013 - 2020 Công ty Honda Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn triển khai dự án Trồng rừng Sản xuất
tại 2 xã Nông Thượng và Xuất Hóa của thị xã Bắc Kạn. Dự án Trồng rừng Sản xuất
tại thị xã Bắc Kạn là dự án do Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Bắc Kạn
xây dựng dưới sự tư vấn kỹ thuật của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt
13


Nam (JICA), và sự hướng dẫn về chuyên môn của Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Tổng thời gian của dự án là 8 năm, trong đó 4 năm đầu tiên (từ 2013 – 2016), dự án
sẽ tiến hành trồng rừng phủ xanh 490 ha rừng phòng hộ tại 2 xã Nông Thượng,
Xuất Hóa của thị xã Bắc Kạn, chi tiết của từng năm như sau: 238 ha (2013), 64 ha
(2014), 104 ha (2015), 84 ha (2016). Những năm tiếp theo, dự án sẽ bước vào giai
đoạn chăm sóc, tỉa thưa và bảo vệ cây trồng và việc khai thác sẽ bắt đầu từ năm
2020. Tham gia vào dự án, với tư cách là nhà tài trợ duy nhất, trong tổng số 17 tỷ
đồng chi phí dự án, Công ty Honda Việt Nam sẽ hỗ trợ 4,9 tỷ đồng trong vòng 8
năm (từ 2013 – 2020) tập trung vào các hoạt động: 100% chi phí xây dựng dự án,
đào tạo kỹ thuật trồng rừng mới cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và người dân
địa phương, 100% chi phí mua giống cây trồng chất lượng cao, hỗ trợ trực tiếp cho
người dân 15% tổng chi phí nhân công chăm sóc và 10% tổng chi phí phân bón cho
toàn bộ dự án.
Bên cạnh đó, Theo TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng - Viện CIEM: Qua
các cuộc điều tra thực tế, từ năm 2011 - 2015, chúng tôi nhận thấy ngày càng có
nhiều doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Các doanh
nghiệp này có công nghệ thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng, khả năng phát thải cao.
Các ngành, lĩnh vực tập trung nhiều nhất là: dệt may, hóa chất, điện tử, giấy, gang thép.... Trong khi đó, lĩnh vực cấp nước, xử lý nước thải tính từ năm 1988 tới đầu
năm 2013 mới chỉ có 28 dự án trong tổng số gần 16.000 dự án FDI, bằng 0,2% và
chiếm 0,36% tổng vốn đăng ký (710 triệu USD). Đến năm 2013, chỉ có 5% doanh
nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam có công nghệ cao, 80% có công nghệ trung bình,
còn lại 14% là sử dụng công nghệ thấp. Điều này hoàn toàn trái ngược kỳ vọng
cũng như tuyên bố đưa các công nghệ, ứng dụng tiên tiến vào sản xuất tại Việt
Nam. Báo cáo của Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011, cho thấy:
Kết quả điều tra 150 doanh nghiệp FDI, có 45% doanh nghiệp chưa áp dụng quy
trình sản xuất ít phát thải, 18% doanh nghiệp áp dụng các biện pháp giảm phát thải
cũng thấp. Kết quả cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp (69%) cho rằng họ sẽ không
thực hiện quy trình giảm phát thải nếu như đó không phải là yêu cầu bắt buộc,
tương tự như thế 57,7% cho biết lý do là chi phí cao... Trên thực tế, nhiều khu công
nghiệp đi vào hoạt động nhưng chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải
cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống

cấp…
Việt Nam và các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều có những Luật
về môi trường nhưng cùng một doanh nghiệp đầu tư, nếu đầu tư tại Nhật, Hàn
Quốc, doanh nghiệp sẽ thực hiện nghiêm túc, mạnh mẽ hơn là đầu tư và làm ăn tại
Việt Nam. Khả năng các doanh nghiệp ngoại đưa công nghệ lạc hậu và ô nhiễm
vào Việt Nam nhiều hơn so với các nước trên. Các công ty của Nhật và Hàn Quốc
nói chung tuân thủ tương đối tốt các qui định về môi trường của Việt Nam. Các
14


công ty của Đài Loan và Trung Quốc có mức độ nhận thức và tuân thủ ngang với
các công ty tư nhân trong nước của Việt Nam (đã có một số ví dụ về trường hợp
không tuân thủ như công ty VEDAN...)
Đáng buồn, trong số 10 công ty gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở Việt Nam có phần
lớn là công ty FDI, trong đó: Formosa Hà Tĩnh đứng đầu danh sách vì là thủ phạm
gây ra thảm họa môi trường lớn nhất tại Việt Nam trong nhiều năm qua, gây ô nhiễm
môi trường biển nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực miền
Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế; Vedan Việt Nam với việc xả nước thải
“chui” ra sông Thị Vải; Mei Sheng Textiles Việt Nam- mặc dù không được cấp phép
cho sản phẩm nhuộm nhưng công ty 100% vốn Đài Loan chuyên về dệt sợi này vẫn tự
ý hoạt động nhuộm và xả thải trực tiếp vào hồ Đá Đen, nguồn cung nước sinh hoạt
cho khoảng 1 triệu người dân trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,…
2.2. Đánh giá trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI đã thực hiện được

2.2.1. Bổ sung nguồn vốn đầu tư xã hội cho đất nước
-

FDI đã tạo ra khoảng 22 – 25% tổng vốn đầu tư xã hội tính từ năm 1991 đến 2017
(27 năm), tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 161 tỷ USD. Năm 1996, đồng chí Đỗ
Mười lúc đó là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định, giai đoạn

1991 - 1995 nếu không có FDI kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 5%/năm thôi, nhờ
có FDI mà tăng trưởng lên đến 8,5%/năm.

-

Theo thống kê, FDI chiếm khoảng hơn 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Những công trình lớn nhất từ dầu khí, công nghệ chế tạo, sắt thép, dầu đều là của
15


FDI. Ở những nơi thu hút nhiều FDI như Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Thái
Nguyên… thì khu vực FDI chiếm tới 70-80% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

2.2.2. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách và các cân đối vĩ mô
FDI đã góp phần quan trọng vào việc tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần
cải thiện cán cân thanh toán nói chung. Trong giai đoạn 2000 – 2007, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp ước đạt 112 tỷ USD, chiếm 7.7% trong
tổng thu ngân sách nhà nước và đang có xu hướng tăng có những năm tiếp theo.
Trong vòng 10 năm từ 2005-2015, đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp
FDI tăng gấp đôi từ mức 7,4% năm 2005 lên 14,1% năm 2015.
2.2.3. Thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
Nếu như trước đây Bắc Ninh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thì từ khi có Samsung
và một số doanh nghiệp FDI khác, đã có sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang công
nghiệp, dịch vụ. Bắc Ninh hiện chỉ còn hơn 8% là nông nghiệp và đang trong quá
trình chuyển mình từ tỉnh lên thành phố.
Thúc đẩy phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm mới, tạo ra trên 50% giá
trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực
của nền kinh tế, như: dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, ximăng…, làm
tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân nhờ có cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn.
Góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản

phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ
tiên tiến, giống cây, con có năng suất chất lượng cao. Các doanh nghiệp FDI đã tập
16


trung đầu tư vào một số ngành quan trọng trong nông nghiệp và nông thôn, như:
chế biến nông sản sau thu hoạch, chế biến thức ăn gia súc… tạo ra nhiều loại sản
phẩm mới và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản.
Trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp FDI làm xuất hiện nhiều dịch vụ mới có chất
lượng cao, như: ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, vận tải biển, logistic, khách sạn,
văn phòng, căn hộ cho thuê... Một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế, từng bước tạo
điều kiện cho thị trường dịch vụ phát triển và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc
tế.
2.2.4. Thúc đẩy xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng khả
năng hội nhập kinh tế quốc tế
Những năm qua, hàng hóa xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI đã “biến” bạn
hàng của họ thành bạn hàng của Việt Nam, quảng bá thương hiệu quốc gia, trở
thành “cầu nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành
hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, những trung tâm kinh tế, kỹ thuật,
công nghệ lớn trên thế giới, từng bước nâng cao thế và lực của nước ta trong bối
cảnh toàn cầu hóa.

Trước năm 1987 (năm có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam rất nhỏ bé và đơn điệu về chủng loại hàng hóa, hầu hết là sản
phẩm thô, chưa qua sơ chế hoặc mức độ chế biến thấp. Ngoài dầu thô và gạo,
không có mặt hàng xuất khẩu nào vượt quá 100 triệu USD/năm.
Khi các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đi vào giai đoạn phát triển, tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu của khu vực này đã góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu chung
của cả nước. Từ năm 1991 đến 1995 xuất khẩu của khu vực FDI đạt trên 1,12 tỷ
USD, đến giai đoạn 1996-2000 đạt trên 10,6 tỷ USD, tăng hơn 8 lần so với 5 năm

17


trước và chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong giai đoạn 2011-2015,
cũng không ngừng tăng lên, năm 2015 đạt gần 80 tỷ USD và 67,4% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Nhờ xuất khẩu từ khu vực FDI, cán cân thương mại
không những được cải thiện, mà còn tạo ra xuất siêu trong vài năm gần đây.
2.2.5. Tạo thêm công ăn việc làm
Các doanh nghiệp FDI cũng đã tạo ra công ăn việc làm cho 3,7 triệu lao động trực
tiếp và nhiều triệu lao động gián tiếp, qua đó góp phần hình thành đội ngũ lao động
có kỹ năng bao gồm công nhân lành nghề, kỹ sư công nghiệp, chuyên gia dịch vụ,
cán bộ quản trị doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam; thúc
đẩy quá trình chuyển từ lao động thu nhập thấp sang lao động có trình độ hiện đại
và thu nhập cao
Đào tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng tốt, tay nghề cao. Rất nhiều lao động
của Việt Nam đã từng làm việc tại các doanh nghiệp FDI, sau một thời gian tích lũy
kinh nghiệm đã đứng ra thành lập doanh nghiệp riêng riêng và trở thành đối tác lớn
của doanh nghiệp FDI.
2.2.6. Chuyển giao công nghệ
Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã
đẹp, kiểu dáng hợp thời trang, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước
và gia tăng nhanh chóng kim ngạch xuất khẩu như máy tính, smartphone, điện tử
gia dụng, cơ khí chế tạo.
Dầu khí và truyền thông là hai ngành kinh tế nhờ chuyển giao công nghệ và gắn
với FDI nên đã phát triển với tốc độ nhanh, hiện đại, tiến kịp trình độ thế giới. Cụ
thể, các hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí đều có quy định về chuyển giao
công nghệ, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật, nên Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam (PVN) không những làm chủ được nhiều công nghệ hiện đại và phức tạp
trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa của nước ta, mà còn có
năng lực về công nghệ và nhân lực tham gia một số liên doanh ở nước ngoài.

So với 30 năm trước, ngành truyền thông Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, bắt
đầu từ hợp tác với một số doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ viễn
thông và áp dụng cơ chế cạnh tranh từ những năm cuối thế kỷ XX; nhiều công
nghệ hiện đại đã được chuyển giao và ứng dụng thành công như mạng viễn thông
số hóa, mạng cáp quang, công nghệ GSM và CDMA, đặc biệt là công nghệ 4G đã
được một số doanh nghiệp viễn thông bắt đầu áp dụng.
Một số công nghệ mới như WiMax và mobile TV đang được tiếp tục thử nghiệm
để đưa vào ứng dụng. Số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào
kinh doanh, thương mại điện tử tăng nhanh. Trong những năm gần đây, Việt Nam
18


đã triển khai thành công một số hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực
công nghệ thông tin và truyền thông với hai cường quốc lớn là Hoa Kỳ và Nhật
Bản.
2.2.7. Tăng áp lực cạnh tranh
Chấp nhận cạnh tranh trên thị trường sân nhà trong khi thu hút vốn FDI, nhiều nhà
hoạch định chính sách, nhiều ngành và địa phương hy vọng, cùng với tăng nguồn
vốn, mở mang thị trường, các doanh nghiệp FDI sẽ tiến hành chuyển giao công
nghệ và kỹ năng quản lý cho người Việt Nam.
Kích thích các doanh nghiệp nội địa phải đầu tư đổi mới công nghệ để tạo được
những sản phẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp có
vốn nước ngoài trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
2.2.8. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, đẩy mạnh xuất khẩu
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Khi thu hút FDI từ các công ty này, các
quốc gia không chỉ nhận được lợi ích từ các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà
các doanh nghiệp trong nước có quan hệ làm ăn với các xí nghiệp đó cũng sẽ tham
gia vào quy trình sản xuất toàn cầu này. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ
hội tham gia mạng lưới toàn cầu, sẽ thuận lợi hơn cho đẩy mạnh xuất khẩu.
2.3. Đánh giá các vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội các

doanh nghiệp FDI
Một doanh nghiệp sẽ chỉ phát triển bền vững được nếu sân chơi của doanh nghiệp đó
được phát triển bền vững và cộng đồng xã hội được hưởng lợi từ đó. Hiểu được tầm quan
trọng cũng như áp lực xã hội, hầu hết các công ty FDI đã chủ động đưa trách nhiệm xã
hội vào chương trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc.
Bên cạnh đấy vẫn không ít doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội còn thấp để lại những tồn
tại cụ thể được đánh giá sau:
2.3.1. Những vấn đề thuộc về thể chế
Hiện nay, ở Việt Nam vấn đề cần phải làm sáng tỏ ở đây là trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước đến đâu? Đâu là trách nhiệm của doanh nghiệp? Và, các tổ chức xã
hội dân sự có vai trò gì trong vấn đề này?
Về phía Nhà nước, có thể nói, hệ thống luật pháp đã được đổi mới và xây dựng lại
một cách sâu rộng, từ Hiến pháp đến hệ thống luật, nghị định. Đối với lĩnh vực bảo
vệ môi trường và biến đổi khí hậu, nhận thức được tầm quan trọng của biến đổi khí
hậu, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Công ước về khí hậu (năm 1994) và sau đó

19


là Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước về khí hậu (năm 2002). Vấn đề bảo vệ môi
trường ở Việt Nam được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, hiệu lực của pháp luật thấp và, đặc biệt, trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước trong thực thi pháp luật rất mờ nhạt. Đã xuất hiện nhiều vụ việc gây bức
xúc trong dư luận, như vụ Công ty Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải nhưng không
được xử lý nghiêm minh do sự đùn đẩy trách nhiệm của các bộ chức năng. Gần đây
nhất gây nên song dư luận doanh nghiệp FDI Formosa Hà Tĩnh đổ trực tiếp chất
thải ra biển qua thời gian rất dài khi sự việc gây ra hậu quả nặng nề thì mới phát
hiện.

Doanh nghiệp làm tốt trách nhiệm xã hội cũng được nhìn nhận như doanh nghiệp

làm không tốt công tác này, bởi chưa có các biện pháp thiết thực, cụ thể khích lệ
các doanh nghiệp đề cao trách nhiệm xã hội, hoặc chỉ quan tâm đến xử phạt các
sai phạm chứ chưa đặt vấn đề khen thưởng, tôn vinh đối với các doanh nghiệp FDI
có trách nhiệm với xã hội, tích cực đóng góp cho sự phát triển cộng đồng, bảo đảm
an ninh an toàn và môi trường… ở địa phương.

20


Việc tôn vinh các doanh nghiệp trong nước sản xuất kinh doanh hiệu quả, có nhiều
đóng góp cho xã hội chúng ta đã làm, nhưng tôn vinh các doanh nghiệp FDI thì
chưa được quan tâm đúng mức.
Mặc dù hệ thống thể chế đã được thiết lập nhưng vẫn chưa kiểm soát hết được các
doanh nghiệp chung và đặc biệt là doanh nghiệp FDI. Còn tồn động một số cá nhân
có ý thức kém lợi dụng việc chung tư lợi riêng.
2.3.2. Những vấn đề thuộc về doanh nghiệp
Vẫn còn một bộ phận lớn các doanh nghiệp FDI đã không nhận thức được tầm ảnh
hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với sự tồn vong của họ. Họ
cho rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội đòi hỏi chi phí quản lý lớn mà lại ít đem
lại kết quả.
Do chưa có được nhận thức đúng đắn, thống nhất về nội hàm yêu cầu của trách
nhiệm xã hội. Chính vì thế, trên thực tế, đã có doanh nghiệp, doanh nhân chỉ lo sản
xuất, kinh doanh sao cho có lợi nhuận cao, không chỉ giải quyết tốt vấn đề lợi ích
cho doanh nghiệp, cho người lao động, mà còn đóng góp không ít cho các hoạt
động nhân đạo, từ thiện xã hội; thế nhưng họ vẫn vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật
Môi trường, hoặc có những biểu hiện vi phạm pháp luật khác.
-

-


-

Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng: Điều đó thể hiện ở các hành vi
gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính; sản xuất, kinh doanh hàng kém chất
lượng. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon,
công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có
hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư,
bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine - một
chất độc hại gây ra sạn thận ở trẻ em, có thể dẫn tới tử vong.
Trách nhiệm cho người lao động: Không bảo đảm an toàn lao động, nhiều doanh
nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an
toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và
đang gây bức xúc cho xã hội.
Trách nhiệm về môi trường: Cố ý gây ô nhiễm môi trường, hoặc lấy lý do vì kinh
tế, lợi nhuận mà phá hủy môi trường. Xả thải trực tiếp ảnh hưởng người dân và
môi trường là việc một số doanh nghiệp FDI đã làm. Sử dụng nguồn tài nguyên
quá mức cùng với đấy là sử dụng động vật hoang dã quý hiếm để sản xuất mua
bán.
Đó là chưa thể kể hết còn biết bao trường hợp khác nữa “đã bị lộ” thì sự đã rồi, và
chắc rằng còn nhiều trường hợp “chưa bị lộ” đã và đang vẫn xảy ra trên đất nước
này… Người dân TP. Hồ Chí Minh đến nay vẫn đang bức xúc, lo ngại về tình
trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp của thành phố, như các khu công
21


nghiệp Lê Minh Xuân, Tân Tạo… và còn nhiều địa phương khác nữa trong cả
nước cũng đang lâm vào tình trạng như vậy. Đến nay, chưa có cơ quan chức năng
nào có thể thống kê đầy đủ con số các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm xã hội,
thiếu văn hoá kinh doanh, đạo đức kinh doanh như vậy.

Cho đến nay, chúng ta đã có các doanh nghiệp sản xuất sạch: sản xuất rau sạch, nuôi
trồng thủy sản sạch, sản xuất than sạch... Nhưng những việc làm này hầu như còn
mang nhiều tính bắt buộc hoặc là tự phát hơn là một việc làm tự nguyện, gắn liền với
hoạt động kinh doanh và hình ảnh của doanh nghiệp. Điều lưu ý nữa, do thói quen
tiêu dùng và nhất là do “túi tiền” còn hạn hẹp của đa số nguời tiêu dùng Việt Nam,
nên thường sản phẩm sạch của các doanh nghiệp này chủ yếu chỉ phục vụ cho các đối
tượng khách hàng từ tầng lớp trung lưu, khá giả trở lên, nên lợi nhuận và vòng quay
lợi nhuận thu được cho các doanh nghiệp này cũng chưa phải là hấp dẫn khiến cho
không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể chuyên tâm vào sản xuất, kinh doanh
các sản phẩm này. Đó là còn chưa kể cá biệt đã có doanh nghiệp sản xuất hoặc siêu thị
kinh doanh đã lợi dụng uy tín thương hiệu để đưa cả hàng “bẩn”, hàng nhái, hàng giả
vào để bán lẫn cùng hàng sạch cho người tiêu dùng.
2.4. Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện trách
nhiệm xã hội các doanh nghiệp FDI
2.4.1. Các nguyên nhân về phía doanh nghiệp
a. Nhận thức về CSR của doanh nghiệp còn chưa đúng đắn
Nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là làm từ thiện, mà chưa hiểu rằng
việc thực hiện CSR là phải thể hiện trực tiếp trong toàn bộ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì thế, trên thực tế đã có không
ít doanh nghiệp, một mặt, vẫn tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo, từ
thiện, nhưng mặt khác, vẫn lao vào vòng quay lợi nhuận kinh doanh không
lành mạnh theo kiểu buôn bán lòng vòng, chụp giật, tranh thủ các khe hở
cơ chế, chính sách thị trường do Nhà nước ban hành để kiếm lời.
Tình trạng lợi dụng thương hiệu của nhau để làm hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng vẫn phổ biến ở nước ta. Đó là chưa kể đến tình trạng đã có
nhiều doanh nghiệp lớn, kể cả một số tập đoàn nhà nước đã không chỉ lợi
dụng thương hiệu nhà nước, mà còn lợi dụng ngân sách nhà nước (thực
chất là chiếm dụng vốn nhà nước) để kinh doanh, buôn bán lòng vòng cả
những mặt hàng không đúng chức năng được giao, để khi thu lời lớn thì
đem chia chác nội bộ, còn khi bị lỗ thì ngân sách nhà nước phải gánh

chịu…
b. Doanh nghiệp chưa chọn đúng cách tiếp cận khi thực thi CSR

22


Nhiều doanh nghiệp hiện nay bị thiếu hụt nguồn tài chính và kỹ thuật để
thực hiện các chuẩn mực CSR, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà
phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.3.2. Các nguyên nhân về phía nhà nước
Thu hút đầu tư nước ngoài nhưng không phải trả giá bằng môi trường là điều mà
các quốc gia trên thế giới đều quan tâm và Việt Nam cũng vậy. Tuy nhiên, trong 30
năm thực hiện thu hút nguồn vốn FDI, có nhiều giai đoạn chúng ta chưa kiểm soát
tốt vấn đề này. Do đó, nhiều vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã xảy ra, để lại
nhiều hệ lụy cho kinh tế, xã hội về lâu dài. Vẫn còn đó nhiều nỗi lo về ô nhiễm môi
trường từ khu vực FDI. Nguyên nhân là do:
a. Cuộc đua thu hút FDI bằng mọi giá
Từ năm 2006, Việt Nam bắt đầu thực hiện chủ trương phân cấp toàn diện cho
địa phương cấp phép và quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. Sự “dễ dãi” để
cạnh tranh hút vốn FDI với nhiều ưu đãi, thậm chí vượt khung, cũng như sự
thiếu năng lực trong thẩm định cấp phép với dự án FDI, thiếu cơ chế kiểm soát
về môi trường đã khiến nhiều dự án FDI bộc lộ những bất cập, trong đó đáng
tiếc nhất là ô nhiễm môi trường. Đơn cử như dự án Formosa tại Hà Tĩnh, dù
thẩm quyền của UBND tỉnh đối với việc cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư
nước ngoài có thời hạn tối đa là 50 năm (quá thời hạn này, địa phương phải báo
cáo Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ xem xét, cấp phép), nhưng địa phương
này đã cấp giấy phép đầu tư đi liền với giao đất 70 năm cho Formosa.

b. Trình độ quản lý đầu tư hạn chế, kiểm soát không chặt chẽ về môi
trường

Bên cạnh cuộc đua thu hút FDI, trình độ quản lý đầu tư hạn chế (đặc biệt là với
những dự án quy mô lớn, công nghệ phức tạp), cùng với việc kiểm soát không
chặt chẽ về môi trường của các địa phương cũng như các cơ quan chức năng đã
dẫn tới nhiều vụ việc doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nhiều địa phương vì mục tiêu thu hút đầu tư vẫn ồ ạt cấp phép cho các dự án có
nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Theo Trung tâm Con người và Thiên
nhiên (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), năm 2015, trong 15
dự án FDI đầu tư vào Nam Định thì các dự án có quy mô lớn tập trung vào dệt
nhuộm, là lĩnh vực hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường.
c. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ.

23


Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ,
chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập.
Liên quan đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường của khu vực FDI, Bộ
KH&ĐT cũng từng thừa nhận, quy định về môi trường của Việt Nam áp dụng
chuẩn của các nước phát triển, song việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, tập
trung nhiều vào khâu tiền kiểm (nhà đầu tư phải thực hiện báo cáo đánh giá tác
động môi trường trước khi thực hiện quy trình đầu tư đối với các dự án thuộc
diện phải đánh giá tác động môi trường), chưa chú trọng đến hậu kiểm, đồng
thời thiếu chế tài xử lý nghiêm minh. Dẫn đến nhiều dự án khi triển khai đã vi
phạm nghiêm trọng quy định về môi trường.
d. Nới lỏng tiêu chuẩn môi trường
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Hội nghị trực tuyến của
Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường được tổ chức tháng 8/2016, thời gian
qua FDI tại Việt Nam có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu
tốn năng lượng, tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường. Bên
cạnh đó, Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

nhằm cạnh tranh với các nước khác trong quá trình thu hút vốn. Ngoài ra các
nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng những hạn chế của Việt Nam về các quy chuẩn
kỹ thuật để tuồn những công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng
năng lượng vào nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Quy chuẩn ngành thép là ví dụ điển hình. Theo quy chuẩn chung về nước thải
công nghiệp yêu cầu phải đảm bảo 33 chỉ tiêu kỹ thuật trước khi thải ra môi
trường, nhưng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải ngành sản xuất thép
chỉ quy định 12 chỉ tiêu, đáng lưu ý là chỉ tiêu Xyanua (một trong những độc tố
gây ra hiện tượng cá chết ở 4 tỉnh miền Trung do Công ty Formosa gây ra vào
tháng 4/2016) lại được phép xả thải gấp 5 lần mức cho phép của quy chuẩn
chung. Chưa kể, do môi trường tiếp nhận là biển, dự án Formosa được phép thải
với hàm lượng Xyanua là 0,585mg/lít, gấp gần 6 lần mức cho phép của quy
chuẩn chung.
e. Giám sát về môi trường cũng thể việc hiện sự lỏng lẻo
Không chỉ nới lỏng tiêu chuẩn, giám sát về môi trường cũng thể việc hiện sự
lỏng lẻo. Các dự án cần có tần số quan trắc môi trường ít nhất 4 lần/năm, nhưng
hầu hết đều do doanh nghiệp chủ động thuê các đơn vị tư vấn thực hiện. Hoạt
động thanh tra, kiểm tra lại đều theo chương trình đã được báo trước. Việc xử lý
vi phạm cũng vô cùng khó khăn, nếu có phạt tiền doanh nghiệp theo quy định
không đáng kể so với chi phí xử lý chất thải.
24


×