Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Ôn thi triết học cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.17 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Câu1: Chứng minh rằng lịch sử triết học cũng là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.............2
Câu 2: Một trong những quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình đổi mới ở nước ta là: Đổi mới toàn diện và
đồng bộ. Hãy phân tích cơ sở triết học và cơ sở thực tiễn của quan điểm trên............................................5
Câu 3. Hãy phân tích luận điểm: "Bản chất linh hồn sống của phép biện chứng duy vật là phân tích cụ thể
mỗi tình hình cụ thể", cho ví dụ minh họa? Ý nghĩa của luận điểm trên khi áp dụng vào quá trình đổi mới
ở nước ta như thế nào?...................................................................................................................................9
Câu 4. Chứng minh rằng quan điểm lịch sử - cụ thể là bản chất và xuyên suốt phép biện chứng duy vật. 16


Câu1: Chứng minh rằng lịch sử triết học cũng là sự thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Lịch sử triết học là lịch sử hình thành và phát triển triết học nói chung cũng như của các hệ
thống triết học trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Triết học trải qua các thời kì là sự phát triển và thay thế lẫn nhau giữa các hệ thống triết học.
Trong LSTH, luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa các trường phái TH, mà điển hình là cuộc đt giữa
CN Duy vật và CN DT. Trong quá trình đấu tranh đó, các trường phái triết học vừa gạt bỏ nhau
(hay chính là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập), vưà kế thừa (thống nhất với nhau) và mỗi
trường phái đều không ngừng biến đổi, pt lên một trình độ mới cao hơn. Chính sự đt giữa các TP
TH làm cho TH không ngừng pt. Sự pt của TH ko chỉ diễn ra quá trình thay thế lẫn nhau giữa
các học thuyết TH, mà còn bao hàm sự kế thừa lẫn nhau giữa chúng. Các HTTH giai đoạn sau
thường kế thừa những tư tg nhất định của TH giai đoạn trước và cải biến, phát triển cho phù hợp
với yc của gđ mới. Đó chính là sự phủ định biện chứng trong LS pt tư tg TH. Hay có thể nói rằng
“ LS triết học cũng là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ’’
Vậy sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của LS TH được thể hiện cụ thể như thế
nào, chúng ta cùng tìm hiểu về một trong những quy luật cơ bản của TH, đó là qui luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Quy luật này nói lên nguồn gốc, động lực bên trong của sự
vận động và phát triển, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật và nó có ý nghĩa thực tiễn quan
trọng.
Như ta đã biết, mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều là sự thống nhất của các mặt đối lập.
Trong đó: Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt tồn tại trong sự vật có mang những đặc


điểm, tính chất biến đối theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự tồn tại của các mặt đối lập trong
sự vật là khách quan và phổ biến. Bất kỳ sự vật nào cũng có hai hoặc nhiều mặt đối lập; và cứ
hai mặt đối lập có liên hệ, tác động lẫn nhau thì tạo thành một mâu thuẫn biện chứng.
Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm triết học dùng để chỉ sự liên hệ, tác động qua lại lẫn
nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại
khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là
sự phản ánh mâu thuẫn biện chứng trong hiện thực khách quan và là nguồn gốc phát triển của
nhận thức. Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất của các
mặt đối lập.


Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa
các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Như vậy, cũng
có thể xem sự thống nhất của hai mặt đối lập là tính không thể tách rời của hai mặt đó.
Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, đồng nhất với nhau. Với ý
nghĩa đó, "sự thống nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm sự "đồng nhất" của các mặt đó.
Sự thống nhất của mặt đối lập trong một sự vật còn biểu hiện là sự thẩm thấu vào nhau, tạo
điều kiện, tiền đề cho nhau phát triển. Trong tác phẩm Gia đình thần thánh, C.Mác và
Ph.Angghen viết rằng, giai cấp vô sản và sự giàu có là hai mặt đối lập. Hai cái như vậy hợp
thành một khối thống nhất. Cả hai đều là hình thức tồn tại của quyền tư hữu.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Song,
đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng
của các mặt đối lập.
Khi nghiên cứu sự thống nhất của các mặt đối lập trong xã hội tư bản, C.Mác và
Ph.Angghen nói: Người tư hữu là mặt bảo thủ, người vô sản là mặt phá hoại. Người thứ nhất có
hành động nhằm duy trì mâu thuẫn, người thứ hai có hành động nhằm tiêu diệt mâu thuẫn. Sau
khi vạch rõ bản chất của mỗi một mặt đối lập của xã hội tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã không
những chỉ rõ trạng thái của xã hội ấy là thống nhất, mà còn chỉ rõ trạng thái ấy là đấu tranh giữa
các mặt đối lập.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn

nhau giữa các mặt đó. Không thể hiểu đấu tranh của các mặt đối lập chỉ là sự thủ tiêu lẫn nhau
của các mặt đó. Sự thủ tiêu lẫn nhau của các mặt đối lập chỉ là một trong những hình thức đấu
tranh của các mặt đối lập. Tính đa dạng của hình thức đấu tranh của các mặt đối lập tùy thuộc
vào tính chất, mối quan hệ, lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, cũng như điều kiện trong đó diễn
ra cuộc đấu tranh giữa chúng.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực của sự phát triển; nhưng không nên hiểu đấu
tranh giữa các khuynh hướng khác nhau trong sự vật, hiện tượng là một cái gì tĩnh, không biến
đổi. Trên thực tế, đó là cả một quá trình phát triển lịch sử của các mặt đối lập, quá trình vạch rõ
mâu thuẫn. Trong giai đoạn đầu của quá trình ấy, sự thống nhất giữa các mặt đối lập còn tương
đối bền vững; nhưng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm lung lay sự thống nhất ấy, làm cho nó
kém bền vững hơn cho đến một lúc nhất định, mâu thuẫn làm cho nó “nổ tung” ra và tiêu diệt nó.
Vì vậy, V.I.Lênin cho quá trình phát triển là sự phân chia vật thống nhất làm đôi. Phân chia vật
thống nhất làm đôi có nghĩa là mở rộng, rạch rõ mâu thuẫn của hiện tượng, làm cho nó gay gắt
và sâu sắc hơn. Như vậy, đấu tranh giữa các mặt đối lập là cái động lực, cái mãi mãi "không ổn"
làm cho các sự vật và hiện tượng không được bất biến hay ở trạng thái ngưng trệ. Chủ nghĩa duy
vật biện chứng cho rằng bất cứ sự thống nhất nào giữa các mặt đối lập cũng là tương đối, tạm
thời; còn đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối. Khi xem xét mối quan hệ như vậy, V.I.Lênin
viết: "Sự thống nhất (…) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự
đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là
tuyệt đối"[1].
* Đấu tranh là hiện t ượng khách quan và phổ biến.
- Khách quan: Phép biện chứng duy vật khẳng định mọi sự vật, hiện t ợng trong thế giới đều
tồn tại đấu tranh bên trong. Mỗi sự vật, hiện t ợng đều là một thể thống nhất của các mặt, các
thuộc tính, các khuynh h ớng đối lập nhau nh ng lại ràng buộc nhau và tạo thành đấu tranh.
- Mâu thuẫn là hiện t ợng phổ biến: Đấu tranh tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện t
ợng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và t duy con ng ời thể hiện:


+ Đấu tranh tồn tại phổ biến ở mọi sự vật hiện t ợng, tồn tại trong suốt quá trình phát triển
của chúng ta.

+ Không có sự vật, hiện t ợng nào lại không có đấu tranh và không có một giai đoạn nào
trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện t ợng lại không có đấu tranh. Đấu tranh này mất đi mâu
thuẫn khác lại hình thành.
2. Mâu thuẫn biện chứng - nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển
Những người theo chủ nghĩa duy tâm tìm nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển ở
những lực lượng siêu nhân hay ở lý trí, ở ý muốn chủ quan của con người.
Những người theo quan điểm siêu hình tìm nguồn gốc của sự vận động, phát triển ở sự tác
động bên ngoài đối với sự vật. Rốt cuộc, họ đã phải nhờ đến "Cái hích đầu tiên" ( Newton ) hay
cầu viện tới Thượng đế (Aristote). Như vậy, bằng cách này hay cách khác, quan điểm siêu hình
về nguồn gốc vận động và phát triển sớm hay muộn sẽ dẫn tới chủ nghĩa duy tâm.
Dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng tìm thấy
nguồn gốc của vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các
mặt đối lập tồn tại trong các sư vật và hiện tượng.
Trong lịch sử, tư tưởng này đã được Héraclite đề cập đến và được Hêghen phát triển.
Hêghen viết: “Mâu thuẫn, thực tế là cái thúc đẩy thế giới, là cội nguồn của tất cả vận động và sự
sống”[2].
C.Mác và Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã luận chứng và phát triển hơn nữa những luận điểm
đó trên cơ sở biện chứng duy vật. C.Mác viết: "Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện
chứng, chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai mặt ấy và sự
dung hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới"[3]. Nhấn mạnh thêm tư tưởng đó, V.I.Lênin
viết: "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập"[4].
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động lẫn nhau của các
mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao gồm cả sự thống nhất và sự
đấu tranh của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời
nhau trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Sự thống nhất là tạm thời, có điều kiện vì
sự vật chỉ tồn tại trong một thời gian. Khi mâu thuẫn của sự vật được giải quyết thì sự thống nhất
bị phá vỡ làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện (điều này biểu hiện sự đứng im tương
đối). Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, vì sự đấu tranh diễn ra từ đầu đến cuối, trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của sự vật. Chính đấu tranh của các mặt đối lập làm cho sự
thống nhất của các mặt đối lập bị phá vỡ, làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện, mang

lại sự đấu tranh của các mặt đối lập mới (điều này thể hiện sự vận động tuyệt đối).
Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác biệt căn bản, nhưng theo khuynh hướng
trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Hai mặt đối lập
xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết.
Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi, sự vật mới
xuất hiện. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
+ Phân tích mâu thuẫn phải xem xét mâu thuẫn một cách toàn diện và cụ thể. Bởi vì, khi sự
vật khác nhau thì mâu thuẫn của chúng cũng khác nhau; phải tìm cho ra mâu thuẫn cụ thể của
từng sự vật để có biện pháp giải quyết phù hợp. Trong cùng một sự vật có nhiều mâu thuẫn, mỗi
mâu thuẫn có đặc điểm riêng; cho nên phải phân loại các mâu thuẫn của sự vật để có biện pháp
giải quyết phù hợp với từng loại mâu thuẫn. Quá trình phát triển mâu thuẫn có nhiều giai đoạn;
mỗi giai đoạn, bản thân mâu thuẫn và từng mặt của nó có đặc điểm riêng và cách giải quyết cũng


khác nhau… Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ giúp chúng ta hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu
đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.
+ Giải quyết mâu thuẫn phải giải quyết đúng lúc, đúng chỗ và đủ điều kiện. Bởi vì mâu
thuẫn thường trải qua 3 giai đoạn: trong giai đoạn đầu chỉ mới xuất hiện sự khác nhau, hai mặt
đối lập bắt đầu hình thành, đấu tranh thấp; trong giai đoạn thứ hai, xuất hiện mâu thuẫn và thể
hiện rõ sự đối lập, đấu tranh giữa hai mặt đối lập trở nên gay gắt; giai đoạn thứ ba là giai đoạn
chuyển hóa, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.
Mỗi thời đại lịch sử đều có mâu thuẫn cơ bản - mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã
hội. Sự đấu tranh giữa các giai cấp ấy quyết định chiều hướng của sự phát triển. Tuy nhiên, bên
cạnh mâu thuẫn của những giai cấp cơ bản còn có nhiều mâu thuẫn của các tầng lớp khác, thậm
chí ngay trong giai cấp vô sản cũng có sự khác nhau… Tất cả những cái đó cần phải được tính
đến khi lựa chọn phương pháp và hình thức đấu tranh giai cấp, khi định ra chính sách. Trong
cuộc đấu tranh thực tế, nếu không nhìn thấy tất cả cái lưới mâu thuẫn phức tạp ấy, tức là giản
đơn hóa bức tranh đúng đắn về đấu tranh của các mặt đối lập. Việc hiểu đúng tính chất phức tạp
và nhiều vẻ đó của các mâu thuẫn xã hội, có ý nghĩa to lớn đối với sự hoạt động thực tiễn của

Đảng giai cấp vô sản.
KL, qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng
duy vật; chỉ rõ nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng.

Câu 2: Một trong những quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình
đổi mới ở nước ta là: Đổi mới toàn diện và đồng bộ. Hãy phân
tích cơ sở triết học và cơ sở thực tiễn của quan điểm trên.
Định nghĩa phương pháp luận: Là học thuyết (lý luận) về phương pháp; nó vạch ra cách thức
xây dựng và nghệ thuật vận dụng phương pháp. Phương pháp luận còn được coi như “ một hệ
thống các quan điểm, nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật,
trong mọi lĩnh vực hiện thực.
Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quát sự vận động, phát
triển của mọi sự vật, quá trình xãy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện
chứng.
Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối liên hệ giữa:
mặt đối lập- mặt đối lập; chất – lượng, cái cũ – cái mới; cái riêng- cái chung; nguyên nhân- kết
quả; nội dung – hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực.
Nội dung nguyên lý:
◊ Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn
nhau.
◊ Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến
◊ Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá
trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xãy ra trong thế giới.
Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện:
Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:
- Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu
tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt



- Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố,
mặt,…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định...; còn những mối liên hệ, quan hệ (hay
những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn
định…;
- Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) bên
trong cơ bản, tất nhiên, ổn định…. Để lý giải được những mối liên hệ, quan hệ ((hay những đặc
điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) còn lại. Qua đó xây dựng một hình ảnh về sự vật như sự thống
nhất các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…); phát hiện ra quy
luật (bản chất) của nó.
Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:
- Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu
tố, mặt,…) chi phối sự vật.
- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp
thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những
mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) để biến đổi những mối liên
hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt là
những mối liên hệ, quan hệ (…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…. của nó.
- Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố,
mặt,…)của bản thân sự vật; kịp thời sử dụng các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung để
phát huy hay hạn chế hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát
triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta.
- Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chủ thể khắc phục được chủ
nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện,… trong hoạt động thực tiễn và
nhận thức của chính mình.
+ Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó
mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật.
+ Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự
vật chứ không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật, mà coi

chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện.
+ Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản,
cái chủ yếu với cái thứ yếu,… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một
cách tinh vi.
- Trong xã hội nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận
thức mà còn liên hệ nhận thức với cuộc sống; phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cá nhân
hay giai tầng) khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích
không cơ bản; phải biết phát huy (hay hạn chế) mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnh
vực hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa,..) từ các thành phần kinh tế khác, từ các tổ
chức, chính trị xã hội… để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào
chủ nghĩa bình quân, quan điểm dàn điều, tức không thấy được trọng tâm cốt lõi trong cuộc sống
vô cùng phức tạp.
Việc quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chúng ta khắc phục được
chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện… trong hoạt động thực tiễn và
nhận thức của chính mình.
Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó
mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật. thường xem xét


dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng mà không làm nổi bật
cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó.
Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật
nhưng không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật mà coi
chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện. Do đó hoàn toàn bất lực khi
cần phải có quyết sách đúng đắn.
Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái
chủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách
tinh vi.
Trong đời sống xã hội, nguyên tắc toàn diện có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi chúng
ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận thức với thực tiễn cuộc

sống, phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cá nhân hay các giai tầng) khác nhau trong xã
hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản, phải biết phát huy
hay hạn chế mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, chính
trị, văn hóa…) từ các thành phần kinh tế, từ các tổ chức chính trị - xã hội… để có thái độ, biện
pháp, đối sách hành động thích hợp mà không savào chủ nghĩa bình quân, quan điểm dàn đều,
tức không thấy được trọng tâm, trọng điểm, điều cốt lõi trong cuộc sống vô cùng phức tạp.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện và đồng bộ là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến:
- Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới ñều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn
nhau.
- Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá
trình vận ñộng, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới.
Ðổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp
Trong thực tiễn đổi mới, cải cách, cải tổ ở các nước xã hội chủ nghĩa đã cho thấy nếu xác
định đúng mục tiêu song không xác định đúng phương thức tiến hành, cách làm, lộ trình và bước
đi phù hợp thì cũng không thể thành công.
Ðối với Ðảng ta, đổi mới là một sự nghiệp có tính chất cách mạng sâu sắc, toàn diện, tác
động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến mọi cấp, mọi ngành, mọi người, do đó phải
đổi mới toàn diện từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, quan hệ
đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Ðảng, quản lý
của Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống chính trị; từ hoạt động của cấp
Trung ương đến hoạt động của cấp địa phương và cơ sở.
Ðổi mới toàn diện phải tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt, các bộ phận, các khâu của đời
sống xã hội, để tạo điều kiện cho chúng phát huy vai trò nhân-quả của nhau, thúc đẩy nhau cùng
đổi mới, làm cho toàn bộ cơ thể xã hội chuyển động.
Tuy nhiên, đổi mới toàn diện và đồng bộ không có nghĩa là làm đồng loạt, dàn đều, rải mành
mành ra mà phải có trọng tâm, trọng điểm, có sự tính toán cẩn thận các bước đi, hình thức, cách
làm phù hợp, phải nắm lấy khâu then chốt, nắm lấy "mắt xích" chủ yếu trong mỗi thời kỳ. Ðể
xác định đúng bước đi và cách làm phù hợp, điều quan trọng là phải nắm vững các mối quan hệ

biện chứng chủ yếu trong đời sống xã hội, đó là quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa kinh tế và văn hóa - xã hội, giữa kinh tế và quốc phòng - an
ninh... trong đó xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.


Thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô có một phần nguyên nhân từ giải quyết không đúng
mối quan hệ này. Không xác định đúng bước đi; nóng vội, hấp tấp sẽ gây mất ổn định, thậm chí
rối loạn, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá công cuộc đổi mới; ngược lại quá chậm
chạp trong việc đổi mới hệ thống chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế cũng như toàn bộ công
cuộc đổi mới. Vì vậy, lúc đầu chúng ta tập trung vào đổi mới kinh tế và từng bước đổi mới hệ
thống chính trị; tiếp theo phải tiến hành đồng thời đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị;
đổi mới hệ thống chính trị song phải bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, đổi mới vì mục tiêu
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải coi đổi mới là động lực; ổn định là
điều kiện tiền đề; phát triển nhanh và bền vững là mục đích.
Trong những năm qua, cùng với đổi mới kinh tế và trên cơ sở đổi mới kinh tế, chúng ta đã
từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị: đổi mới và chỉnh
đốn Ðảng, đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, mở rộng dân chủ trong Ðảng, đổi mới phương
thức lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước và xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, cải cách các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư
pháp, đổi mới hệ thống chính quyền địa phương; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị - xã hội; mở rộng và phát huy dân chủ trong xã hội, đẩy mạnh chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí...
Trong quá trình đổi mới, chúng ta không phủ định sạch trơn thành tựu của quá khứ, mà trân
trọng và kế thừa những kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của cha ông, những thành tựu của
cách mạng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời kế thừa, tiếp thu có chọn lọc
những thành quả của văn minh nhân loại, trong đó có mặt tích cực của kinh tế thị trường, những
giá trị trong tư tưởng về Nhà nước pháp quyền - những thứ trước đây bị coi là riêng có của chủ
nghĩa tư bản. Những thành tựu của đổi mới hệ thống chính trị trong 20 năm qua đã khẳng định
rằng chúng ta không chỉ đổi mới kinh tế mà còn đổi mới cả chính trị, chứ không phải như luận

điệu xuyên tạc của các phần tử phản động và cơ hội chính trị cho rằng "Việt Nam chỉ đối mới
kinh tế mà không đổi mới chính trị".
Ngày nay để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, chúng ta phải bảo đảm tốt hơn sự gắn
kết, đồng bộ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Ðảng là then chốt với phát
triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Cần đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ hơn với đổi
mới kinh tế; gắn kết chặt chẽ kinh tế với văn hóa - xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát
triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
phát triển; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và đối ngoại.
Trong hoạt ñộng thực tiễn chủ thể phải:
- Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những ñặc ñiểm, tính chất, yếu
tố, mặt,…) chi phối sự vật.
- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp
thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) ñể biến ñổi những
mối liên hệ, quan hệ (hay những ñặc ñiểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt
là những mối liên hệ, quan hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…của nó.
- Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những ñặc ñiểm, tính chất, yếu tố,
mặt,…) của bản thân sự vật; kịp thời sử dụng các công cụ, phươtiện, biện pháp bổ sung ñể phát
huy hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo ñúng quy
luật và hợp lợi ích chúng ta.
Ý nghĩa phương pháp luận - Quan điểm (nguyên tắc) toàn diện


Nếu nắm vững nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến chúng ta có thể xây dựng quan
điểm (nguyên tắc) toàn diện để đẩy mạnh hoạt động nhận thức đúng đắn và hoạt động thực tiễn
hiệu quả. Nguyên tắc này yêu cầu:
+ Trong hoạt động nhận thức, chủ thể cần phải khách quan:
Một là, tìm hiểu để phát hiện càng nhiều càng tốt những mối liên hệ chi phối đối tượng nhận
thức.
Hai là, phân loại để xác định trong các mối liên hệ đã được phát hiện ra thì mối liên hệ nào
là liên hệ bên trong, liên hệ cơ bản, liên hệ tất nhiên, liên hệ ổn định… Dựa trên những mối liên

hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định… đó để lý giải được những mối liên hệ còn lại.
Ba là, xây dựng được hình ảnh chỉnh thể trong tư duy về đối tượng nhận thức như sự thống
nhất các mối liên hệ trên. Từ đó phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật, nghĩa là bản chất của
đối tượng nhận thức.
+ Trong hoạt động thực tiễn, khi biến đổi đối tượng chủ thể phải:
Một là, chú trọng đến mọi mối liên hệ, và đánh giá đúng vai trò vị trí của từng mối liên hệ
đang chi phối đối tượng.
Hai là, thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện thích hợp để
biến đổi những mối liên hệ đó, đặc biệt là những mối liên hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan
trọng…
Ba là, nắm vững sự chuyển hóa của các mối liên hệ để kịp thời đưa ra các biện pháp bổ sung
nhằm phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, và lèo lái sự vận động, phát triển của đối
tượng đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta.
Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện nhưng nó cũng xa lạ với
cách xem xét dàn trải, liệt kê chung chung. Nó đòi hỏi phải biết kết hợp nhuần nhuyễn “chính
sách dàn đều” với “chính sách có trọng điểm”. Quan điểm toàn diện cũng khác với chủ nghĩa
chiết trung và chủ nghĩa nguỵ biện.

Câu 3. Hãy phân tích luận điểm: "Bản chất linh hồn sống của
phép biện chứng duy vật là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể",
cho ví dụ minh họa? Ý nghĩa của luận điểm trên khi áp dụng vào
quá trình đổi mới ở nước ta như thế nào?
Phép biện chứng duy vật là một trong 3 hình thức cơ bản cảu pép BC ( phép BC chất phác,
duy tâm, duy vật). nó là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giwosi quan duy vật và phương pháp luận
biện chứng, theo định nghĩa của Anggen thì “ Phép BC chẳng qua là môn khoa học về những quy
luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. Vì
vậy:
Đối tượng cảu pép BC duy vật là nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự vận động ,
biến đổi và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa
Mác – Lênin có sự thống nhất giữa nội dung của thế giới quan (duy vật biện chứng) với phương

pháp luận (biện chứng duy vật) do đó, nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công
cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Tức là ta đi phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể, để
không chỉ là chỉ là sự giải thích, phân tích đúng đắn về tính biện chứng của thế giới mà còn là
phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới. Như vậy có thể nói, "Bản chất
linh hồn sống của phép biện chứng duy vật là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể".
Nội dung của phép biện chứng duy vật hết sức phong phú, phù hợp với đối tượng nghiên
cứu là sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong cả ba lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư
duy và từ trong những lĩnh vực ấy rút ra được những quy luật của mình. Nội dung của phép biện


chứng duy vật gồm hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy luật cơ bản. Sự phân biệt giữa các
nguyên lý với các cặp phạm trù, quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật càng làm rõ ý
nghĩa cụ thể của chúng. Hai nguyên lý khái quát tính biện chứng chung nhất của thế giới; đo là
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.

nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển
hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng
trong thế giới.

Phương pháp luận: Trong bài giảng
ý nghĩa PPL: - Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải
tránh cách xem xét phiến diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các
bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật
đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới
có thể nhận thức đúng về sự vật.


nguyên lý về sự phát triển.
* phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.
* Phương pháp luận: Trong bài giảng
* ý nghĩa PPL: Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm phát triển.
Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật
ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù
hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự
phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người.
Như vậy, phải biết kết hợp 2 nguyên lý này, Quan điểm lịch sử cụ thể ( xem xét các sự vatah,
hiện tượng trong điều kiện lịch sử cụ thể) tức là jai biết phân tích cụ thể mỗi tình hnhf cụ thể.
- Các cặp phạm trù phản ánh sự tác động biện chứng giữa các mặt của sự vật, hiện tượng,
chúng là những mối liên hệ có tính quy luật trong từng cặp, có 6 cặp phạm trù, đó là:
* Cái riêng, cái chung: cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
nhất định. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không
những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng
hay quá trình riêng lẻ khác.
+ PPL: bài giảng
+ ý nghĩa PPL: Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải
nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng.
Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận),
sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. Chính vì vậy sự
nghiệp đổi mới của chúng ta đòi hỏi trước hết phải đổi mới tư duy lý luận. Mặt khác, cái chung
lại biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung phải tùy theo từng cái riêng cụ thể
để vận dụng cho thích hợp. Thí dụ, khi áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin,
phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên
lý đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại kết quả trong hoạt động thực tiễn.



Nguyên nhân, kết quả: Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Còn
kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra

PPL: bài giảng
Ý nghĩa: Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai



trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta
cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên
nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan...
Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp
thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự
hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
* Tất nhiên, ngẫu nhiên: Tất nhiên là phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản bên
trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế
chứ không thể khác được.
Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất,
bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh bên
ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế
này, hoặc có thể xuất hiện khác đi.
- PPL
-y nghĩa: Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội
tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể
xảy ra, có thể không. Do vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, mà
không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên.
Vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự

phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc
* Nội dung và hình thức: Nội dung là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu
tố, những quá trình tạo nên sự vật. Còn hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát
triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
- PPL
Ý nghĩa: Vì nội dung và hình thức luôn gắn bó với nhau trong quá trình vận động, phát triển
của sự vật, do vậy trong nhận thức không được tách rời tuyệt đối hóa giữa nội dung và hình
thức. Đặc biệt cần chống chủ nghĩa hình thức. Cùng một nội dung trong quá trình phát triển của
sự vật có thể có nhiều hình thức, ngược lại, một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung. Vì
vậy trong hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác
nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của hoạt động cách mạng trong những giai đoạn khác
nhau.

*bản chất và hiện tượng
Bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương
đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. Hiện tượng là
phạm trù chỉ sự biểu hiện ra "bên ngoài" của bản chất.
- PPL
- ý nghĩa:
Bản chất không tồn tại thuần túy mà tồn tại trong sự vật và biểu hiện qua hiện tượng, vì
vậy muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ những sự vật, hiện tượng, quá
trình thực tế. Hơn nữa bản chất của sự vật không được biểu hiện đầy đủ trong một hiện tượng
nhất định nào và cũng biến đổi trong quá trình phát triển của sự vật. Do vậy phải phân tích, tổng
hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển hình mới hiểu rõ được
bản chất của sự vật. Nhận thức bản chất của sự vật là một quá trình phức tạp đi từ hiện tượng
đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. V.I.Lênin cũng viết rằng: "Tư
tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một,
nếu có thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai, v.v., cứ như thế mãi"1.
Vì bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động
phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái không ổn định, không quyết định sự vận động phát

triển của sự vật. Do vậy nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức
được bản chất của sự vật. Còn trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để
xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật không được dựa vào hiện tượng.


*khả năng và hiện thực
Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế. Khả năng là phạm trù chỉ cái
chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều
kiện tương ứng.
- PPL
- ý nghĩa: Vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên trong
hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực để định ra chủ trương, phương hướng hành động
của mình; nếu chỉ dựa vào cái còn ở dạng khả năng thì sẽ dễ rơi vào ảo tưởng. Theo V.I.Lênin,
người mácxít chỉ có thể sử dụng để làm căn cứ cho chính sách của mình những sự thật được
chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được.
Khả năng là cái chưa tồn tại thật sự nhưng nó cũng biểu hiện khuynh hướng phát triển của
sự vật trong tương lai. Do đó, tuy không dựa vào khả năng nhưng chúng ta cũng phải tính đến
các khả năng để việc đề ra chủ trương, kế hoạch hành động sát hợp hơn. Khi tính đến khả
năng phải phân biệt được các loại khả năng gần, khả năng xa, khả năng tất nhiên và ngẫu
nhiên... Từ đó mới tạo được các điều kiện thích hợp để biến khả năng thành hiện thực, thúc
đẩy sự vật phát triển.
- các quy luật là lý luận nghiên cứu các mối liên hệ và khuynh hướng phát triển trong thế
giới sự vật, hiện tượng để chỉ ra nguồn gốc, cách thức, xu hướng của sự vận động, phát triển,
đó là:
* Quy luật lượng- chất
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự
thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng,
quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
* PPL

- ý nghĩa: - Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan. Song quy
luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thông
qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết
tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay
đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hóa sang những thay đổi mang tính chất
cách mạng. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, "hữu khuynh" thường
được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng.
- Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước
nhảy. Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và
những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện
Cụ thhể hay quan hệ cụ thể. Mặt khác, đời sống xã hội của con người rất đa dạng, phong
phú do rất nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện được bước nhảy toàn bộ, trước hết, phải
thực hiện những bước nhảy cục bộ làm thay đổi về chất của từng yếu tố.
Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa
các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động phải biết cách tác động vào phương thức
liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự
vật đó. Chẳng hạn, trên cơ sở hiểu biết đúng đắn về gen, con người có thể tác động vào
phương thức liên kết giữa các nhân tố tạo thành gen làm cho gen biến đổi. Trong một tập thể
cơ chế quản lý, lãnh đạo và quan hệ giữa các thành viên trong tập thể ấy thay đổi có tính chất
toàn bộ thì rất có thể sẽ làm cho tập thể đó vững mạnh.
Quy luật mâu thuẫn
-Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến
trong tất cả các sự vật.


-Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa
các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
-Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn
nhau

- PPL
- ý nghĩa: Để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng
cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật. Muốn phát
hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, những khuynh hướng trái
ngược nhau, tức tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn
nhau giữa các mặt đối lập đó. V. I. Lênin viết: "Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức
các bộ phận của nó..., đó là thực chất... của phép biện chứng"1.
Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn,
xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn; phải xem
xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua
lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như thế mới có thể hiểu đúng
mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu
thuẫn.

Quy luật - Quy luật phủ định của phủ định: Phủ định là sự thay thế sự vật
này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là mắt khâu
trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định và cái
phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn nội dung tích
cực của các giai đoạn trước và bổ sung thêm những thuộc tính mới làm cho sự phát triển đi
theo đường "xoáy ốc".

PPL
Ý nghĩa: Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng


phát triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo một
đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu
kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. ở mỗi chu kỳ phát triển sự vật có những đặc

điểm riêng biệt. Do đó, chúng ta phải hiểu những đặc điểm đó để có cách tác động phù hợp với
yêu cầu phát triển.
Theo quy luật phủ định của phủ định, mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái
cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đời từ cái cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những
nhân tố tích cực của cái cũ, do đó, trong hoạt động của mình, con người phải biết kế thừa tinh
hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ định sạch trơn.
Trong giới tự nhiên cái mới xuất hiện một cách tự phát, còn trong xã hội cái mới ra đời gắn
liền với hoạt động có ý thức của con người. Chính vì thế, trong hoạt động của mình con người
phải biết phát hiện cái mới và ủng hộ nó. Khi mới ra đời cái mới luôn còn yếu ớt, ít ỏi, vì vậy,
phải tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ, phát huy ưu thế của nó.
Tóm lại: Mỗi quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật đề cập đến những phương
diện khác nhau của quá trình vận động và phát triển của sự vật. Trong thực tế, sự vận động và
phát triển của bất cứ sự vật nào cũng là sự tác động tổng hợp của tất cả những quy luật cơ bản
do phép biện chứng duy vật trừu tượng hóa và khái quát hóa. Do đó, trong hoạt động của mình,
cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn để đạt chất lượng và hiệu quả cao, con người
phải vận dụng tổng hợp tất cả những quy luật đó một cách đầy đủ, sâu sắc, năng động, sáng
tạo phù hợp với điều kiện cụ thể.


Tuy nhiên neus dung lai o day là chưa đủ, nếu ta không nhắc tới sự thống nhất giữa cái tát
yếu và cái có thể cua anggen mà ông chưa 1 lần tuyên bo vê vấn đề đó. Khi nghiên cứu cứu về
giới tự nhiên cũng như về toàn bộ thế giới khách quan, Ph.Ăngghen đã nhận thấy và phát hiện
ra một trong những mối quan hệ rất phổ biến, bao quát, chi phối toàn thể thế giới hiện thực - đó
chính là mối quan hệ giữa cái tất yếu và cái có thể. Cái tất yếu phải xảy ra khi có đủ điều kiện
và đã chín muồi, thì nó phải xảy ra; song trong trường hợp này, quan hệ đó lại diễn ra thế này
và trong trường hợp khác, quan hệ khác, điều kiện khác thì nó có thể diễn ra khác đi. Từ mối
quan hệ có tính phổ biến này, Ph.Ăngghen đã đi đến khái quát và duy danh định nghĩa thành
cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên……………………( nếu còn thời gian có thể phân tích
them ý thứ 2, thứ 3, 4)(ko nhất thiets.
Vận dụng của Hồ chí minh

-. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra và thực thi một nguyên lý phương pháp luận
nổi tiếng cho hoạt động của cá nhân cũng như cho cả dân tộc: "Dĩ bất biến ứng vạn biến". Cái
bất biến ở đây chính là độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc.
Điều giản dị nhưng thiêng liêng ấy là sự thôi thúc sống còn của tất cả mọi người dân, là sự hun
đúc, đòi hỏi của sức mạnh nội sinh, yêu cầu trường tồn của dân tộc, là tính tất yếu của truyền
thống bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Và như vậy, theo nghĩa
đó, cái bất biến ấy chính là cái tất yếu, là cái quy định tất thảy mọi hoạt động của mỗi công dân,
là mẫu số chung cho thước đo chân giá trị của con người Việt Nam. Chính vì thế, sau này, Hồ
Chí Minh đã khái quát và đúc rút thành một chân lý rất cụ thể, trở thành lẽ sống cho dân tộc
Việt Nam: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Còn cái vạn biến là những sắc thái hành động
biến hoá, những ứng biến, đối phó linh hoạt, những sách lược mềm dẻo, những phương thức
thực thi khôn khéo với những thể hiện và diễn biến rất đa dạng, muôn màu, muôn vẻ trong hoạt
động đấu tranh thực tế. Song, tính đa dạng và muôn màu, muôn vẻ này phải hiển nhiên và
buộc phải được dựa trên, phải tuân thủ nghiêm ngặt và phải phục vụ cái tất yếu - độc lập nói
trên. Như vậy, để đạt được cái tất yếu - độc lập cho dân tộc thì được phép đưa ra nhiều sách
lược khác nhau, sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, thực thi nhiều phưong thức hoạt động
khác nhau và do đó, cho phép sự có thể trong sách lược và phương thức hành động thực tế.
Rõ ràng là, ở đây, cái tất yếu được thể hiện ra là cái có thể. Với phương châm đó, theo Hồ Chí
Minh, phải có sự thống nhất, sự nhất quán giữa cái tất yếu và cái có thể khi suy nghĩ, hành
động và phục vụ dân tộc. Như vậy là, một cách vô tình hay hữu ý, Hồ Chí Minh đã gặp
Ph.Ăngghen, hai tư tưởng lớn đã gặp nhau. Và, tuân thủ theo tinh thần, theo phương châm đó,
Hồ Chí Minh đã đúc rút và đưa ra một nguyên lý tối cao: "Dĩ bất biến ứng vạn biến". Điều đó có
nghĩa là, sự thống nhất giữa cái tất yếu và cái có thể chính là phương pháp luận để chỉ đạo và
soi sáng đường đi cho dân tộc Việt Nam nói chung, cho cách mạng Việt Nam nói riêng.
2. Phương pháp luận nghiên cứu của sự thống nhất giữa cái tất yếu và cái có thể mà
Ph.Ăngghen đã tạo dựng nên và đã áp dụng đã giải quyết những vấn đề đặt ra ở thời đại mình,
cũng như đã được nhà tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt
Nam là một nét đặc sắc nổi bật trong hệ thống phép biện chứng của các nhà kinh điển mácxít.
Nó có giá trị khoa học và thực tiễn to lớn không chỉ đối với thời đại của chính Ph.Ăngghen, mà
còn rất hữu ích cho chúng ta ngày nay. Qua phương pháp luận này của Ph.Ăngghen, chúng ta

có thể thấy cái tất yếu chỉ là cái tất yếu trong trường hợp này, trong mối quan hệ này, trong
hoàn cảnh này, môi trường và điều kiện này, còn cái tất yếu là cái có thể trong những mối quan
hệ khác, trong môi trường và điều kiện khác. Nói cách khác, cái tất yếu chỉ là cái tất yếu trong
những trường hợp cụ thể, định hình cụ thể. Chính vì vậy mà V.I.Lênin đã rất có lý khi cho rằng,
bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể. Phương
pháp luận này chính là cơ sở, là định hướng rất cụ thể và thiết thực cho hoạt động lý luận và
thực tiễn của các nhà mácxít, các đảng mácxít về sau này. Đó còn là kim chỉ nam rất quý cho
những người cộng sản, trong đó có những người cộng sản Việt Nam, mong muốn và đang tuân
theo chủ nghĩa Mác - Lênin để xây dựng một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa phù hợp và


thích dụng được với đất nước mình, dân tộc mình, đồng thời tìm ra những nét riêng có, những
đặc thù riêng có trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.
3. Với tư cách là một đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
và kim chỉ nam cho hoạt động của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quá trình hoạt động
thực tế, đã tuân theo và vận dụng sáng tạo phương pháp luận về sự thống nhất của cái tất yếu
và cái có thể vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng nước ta. Khi nhận thấy
những điều kiện khách quan và chủ quan cả ở trong nước lẫn trên thế giới, đã đủ chín muồi và
cho phép, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng, việc phải đấu tranh để xoá bỏ chế độ cũ, đánh
đuổi thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc và thống nhất đất nước nhằm thiết lập và
xây dựng một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự cần thiết, là tất yếu, là
công việc hợp quy luật. Song, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội đó như thế nào, mô hình ra sao,
bằng con đường nào, thông qua những giai đoạn phát triển nào, sử dụng những biện pháp,
công cụ khả thi và hiệu quả nào thì điều ấy chỉ mang tính có thể, vì đây là quá trình thử nghiệm,
tìm tòi con đường đi, hơn nữa lại chưa có tiền lệ trong lịch sử. Do vậy, ở giai đoạn đầu xây
dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội là kế hoạch hoá
tập trung. Song, thực tế đã cho thấy, trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, hơn nữa lại ở một nước còn sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, lực lượng sản xuất còn chưa
phát triển, quan hệ sản xuất còn chưa chín muồi, mô hình này là không thích hợp, cần phải
được thay bằng mô hình khác tương thích, phù hợp hơn, có hiệu quả hơn để nó có thể giải

phóng được sức sản xuất, phù hợp với trình độ quản lý hiện tại, đem lại sự năng động, tăng
trưởng kinh tế nhanh và hiệu quả cao cho phát triển xã hội. Chính vì thế, bắt đầu từ 1986 đến
nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội mới, dựa trên
những nguyên tắc vận hành mới, tức là mô hình sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước và sau này, tại Đại hội IX (2001), đã được
định danh là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam mà Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn là một tất yếu, song theo mô
hình nào, bằng cách nào, bước đi ra sao, có những đặc thù gì thì lại là sự có thể.
4. Nếu nghiên cứu kỹ và biết kế thừa với tính trách nhiệm cao đối với tinh thần phương
pháp luận này của Ph.Ăngghen, với tư tưởng - nguyên lý này của Hồ Chí Minh thì những người
cộng sản Việt Nam phải tự mình rút ra bài học của quá khứ, từ đó định hướng cho chính mình,
cho toàn xã hội và phải biết hiện thực hóa sáng tạo hơn nữa phương pháp luận này trong đời
sống hiện thực. Đồng thờì, phải thấy rằng, định hướng tất yếu đã rõ - đó là nhất định xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, điều mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng
sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã hiển nhiên lựa chọn. Song, để hiện thực hoá và đạt đến
đích này lại đòi hỏi những người cộng sản Việt Nam phải biết năng động, mềm dẻo, biện chứng
và đổi mới hơn nữa trong nhận thức và tư duy, biết “phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể”, từ
đó đưa ra và thực thi những mô hình hiện thực mới, những cách tiếp cận mới theo những cách
làm, những giải pháp mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước và quốc tế nhằm phát
triển đất nước, chấn hưng dân tộc trên cơ sở định hướng xã hội chủ nghĩa, nghĩa là trong cách
làm, cách thực thi, cách triển khai phải là sự có thể (dĩ nhiên là sự có thể được quy định bởi
tính tất yếu, chứ không phải là sự có thể tuỳ tiện, vô nguyên tắc). Có và chỉ có như vậy, chúng
ta mới có thể hoàn thành được sứ mệnh cao cả mà dân tộc giao phó, truyền thống đòi hỏi là
phải xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”, nghĩa là tinh thần của phương pháp luận sự thống nhất giữa cái tất yếu và cái có thể
phải được quán triệt hơn nữa, thấm nhuần sâu sắc hơn nữa. Đa dạng và phong phú hơn nữa
về mô hình, con đường đi; năng động, tìm tòi, đổi mới hơn nữa về nhận thức, tư duy, cách
nghĩ; sáng tạo, độc đáo, cụ thể hoá và khả thi hơn nữa về cách làm - đó là tinh thần cơ bản,
xuyên suốt của phương pháp luận về sự thống nhất giữa cái tất yếu và cái có thể mà những
người cộng sản Việt Nam phải rút ra khi nghiên cứu lý luận của Ph.Ăngghen, tư tưởng Hồ Chí

Minh và đó cũng là tinh thần xuyên suốt của bài học hơn 20 năm đổi mới đất nước mà Đảng ta


đã khởi xướng và lãnh đạo thực hiện; hơn thế nữa, đã được Đại hội X của Đảng tổng kết và
nêu thành 5 bài học q giá.
Như vậy: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về cách
mạng Việt Nam, có quan hệ thống nhất biện chứng nội tại của nó. Một u cầu về phương
pháp luận khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên bình diện tổng thể hay từng bộ phận là
phải ln ln qn triệt mối liên hệ qua lại của các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong sự
gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng đó quanh hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do. V.I.
Lênin cũng đã viết: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao qt và nghiên cứu tất
cả các mặt, tất cả mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó"1.

Câu 4. Chứng minh rằng quan điểm lịch sử - cụ thể là bản
chất và xun suốt phép biện chứng duy vật.
Phép BC là gì:” Phép BC chẳng qua là mơn KH về những QL phổ biến của sự vận
động và phát triển của tự nhiên, của XH lồi người và của tư duy.” Phép BCDV ko
nghiên cứu tất cả các QL vận đg phát triển của TG mà chỉ nghiên cứu những QL chung
nhất, phổ biến nhất của TN, XH và tư duy. Phép BCDV cs sự thống nhất giữa TGQ DV
và PP BC .
Các hình thức LS của phép BC: (trang 39)
THời cổ đại
Triết học cổ điển Đức
Phép BCDV: kế thừa có chọn lọc những thành quả của các nhà TH tiền bối mà trực
tiếp nhất là phép BC của Heghen và quan điểm duy vật của Phoiơbach, dựa vào việc
kq những thành quả mới nhất của KH đương thời cũng như thực tiễn LS lồi ng, vào
giữa tky XIX C.Mac và Angghen đã sáng lập ra THDVBC và phép BCDV mà về sau
được Lenin pt.
Phép BCDV bao gồm các nội dung:
Ngun lý về MLH phổ biến và ngun lý về sự phát triển

Sáu cặp ptrù cơ bản của phép BCDV
Ba QL cơ bản của phép BCDV
Và cơ sở LL của quan điểm tòan diện, lịch sử cụ thể đó là nội dung nguyên lý mối
liên hệ phổ biến. Quan điểm này chính là bản chất và xun suốt phép BCDV
Như chúng ta đã biết đối lập phép biện chứng, quan điểm siêu hình coi không
có khả năng nhận thức cái chung, cái bản chất và qui luật của hiện thực
khách quan.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển những tư tưởng biện chứng trong lòch sử
và đồng thời khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX.
Mác đã nêu lên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn
tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng là một thể thống nhất. Trong thể
thống nhất đó nó có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc
và phụ thuộc, qui đònh lẫn nhau, chuyển hóa cho nhau...
Xét về mặt hình thức mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng
thể hiện mang tính đa dạng và phong phú.
Dù thể hiện dưới hình thức nào thì mối liên hệ đều mang tính phổ biến, tính
khách quan và tính qui luật
Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có ý nghóa đối với hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người:


*Về nguyên tắc phải thừa nhận tính khách quan, tính qui luật của mối liên hệ
phổ biến ở trong hiện thực.
*Vì phải có quan điểm toàn diện, quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải
phân tích về sự vật phải đặt nó trong mối quan hệ với sự vật khác. Đồng thời
phải nghiên cứu tất cả những mặt, những yếu tố, những mối liên hệ vốn có
của nó. Qua đó để xác đònh được mối liên hệ bên trong, bản chất...để từ đó
có thể nắm bắt được bản chất, qui luật của sự vật và hiện tượng.
Khi xem xét và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra đòi hỏi chúng ta phải chú ý

đúng mức tới hồn cảnh lịch sử - cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và
phát
triển
của
nó,
tới bối cảnh hiện thực - cả khách quan lẫn chủ quan. Khi quan sát một quan điểm, một
luận
thuyết
cũng phải đặt nó trong những mối quan hệ như vậy. Chân lý sẽ trở thành sai lầm, nếu

bị
đẩy
ra
ngồi giới hạn tồn tại của nó.
KẾT LUẬN
Ngun lý về mối liên hệ phổ biến và ngun lý về sự phát triển là có ý nghĩa bao
qt nhất và là bản chất và xun suốt của phép BCDV. Nghiên cứu hai ngun lý này
đem lại cho chúng ta quan điểm tồn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát
triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×