Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

LUẬN văn sư PHẠM địa ảnh hưởng của địa hình tới tự nhiên việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 86 trang )

Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU
?&?

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thiên nhiên đất nước và con người là một mãng đề tài về tự nhiên và kinh tế xã hội.
Việt Nam là một đất nước có đủ các miền tự nhiên tạo nên sự phong phú và đa dạng trên
bề mặt địa hình. Chính bề mặt địa hình đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự dao động của
các nhân tố tự nhiên xung quanh có mối quan hệ mật thiết đến địa hình đó là đất, nước,
khí hậu và sinh vật... mà các nhân tố đó bị ảnh hưởng như thế nào đó là câu hỏi đặt ra và
rất cần lời giải đáp. Là sinh viên của bộ môn Địa Lí - Du Lịch tôi quyết định nghiên cứu
đề tài “ ảnh hưởng của địa hình tới tự nhiên Việt Nam” mà tôi cảm thấy mình có thể hoàn
thành tốt nên tôi quyết định nghiên cứu trong một khoảng thời gian dài. Chính kiến thức
đó là gói hành trang quí nhất để tôi bước vào những ngày đầu tiên là giáo viên giảng dạy
địa lí tự nhiên lớp 10 ở trường phổ thông trong tương lai.

2. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện ba mục đích chính:
- Nắm rõ đặc điểm chung của địa hình nước ta.
- Những ảnh hưởng của địa hình tới tự nhiên nước ta.
- Khắc sâu những kiến thức đã học về địa hình Việt Nam.
2.2. Nhiệm Vụ
Nhiệm vụ cơ bản của đề tài “ tìm hiểu ảnh hưởng của địa hình tới tự nhiên Việt
Nam” là thông qua các yếu tố đất, nước, khí hậu, sinh vật... làm nổi bậc lên đặc điểm địa
hình ảnh hưởng đến tự nhiên Việt Nam. Trên cơ sở lí luận thấy được ảnh hưởng tích cực
và tiêu cực của địa hình đến tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế - xã hội, các nhân
tố trong tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.
2.3. Giới hạn của đề tài
Do khả năng, kiến thức và nguồn tài liệu tham khảo và thời gian còn hạn chế nên đề


tài chỉ nghiên cứu những vấn đề cơ bản như sau:
- Lí luận chung về đặc điểm địa hình Việt Nam
- Ảnh hưởng của địa hình tới tự nhiên
+ Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu.
GVHD: Trịnh Duy Oánh

1

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

+ Ảnh hưởng của địa hình đến nước.
+ Ảnh hưởng của địa hình đến thổ nhưỡng.
+ Ảnh hưởng của địa hình đến sinh Vật.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp luận
- Quan điểm lãnh thổ: thông qua quan điểm này sẽ làm nổi bật được đặc điểm của
địa hình của nước ta và ảnh hưởng của địa hình đến các nhân tố tự nhiên. Do trong mỗi
nhân tố tự nhiên địa hình có ảnh hưởng khác nhau nên cần phải quán triệt quan điểm lãnh
thổ.
- Quan điểm tổng hợp: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên quan điểm này là chủ yếu,
thông qua quan điển lãnh thổ để thấy được yếu tố địa hình, khí hậu, đất, nước và sinh vật
có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì thế cần phải quán triệt quan điểm này,
để làm nổi bật ảnh hưởng của địa hình đến tự nhiên nước ta.
- Quan điểm viễn cảnh – quan điểm lịch sử:
Dựa trên sự phát triển của tự nhiên Việt Nam, ảnh hưởng của địa hình đến từng
nhân tố trong tự nhiên tạo nên một cảnh quan thay đổi theo từng loại địa hình từ thấp lên

cao, từ chân núi đến đỉnh núi. Cho nên để hiểu tốt đề tài này, bên cạnh hai quan điểm trên
ta cần phải quán triệt hai quan điểm này.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kiến thức đã học được. Tôi đã tiến
hành nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp những nội dung có liên quan đến đề tài.
Trong suốt quá trình viết đề tài tôi đã áp dụng các phương pháp phân tích và phương
pháp tổng hợp.

4. LƯỢC SỬ ĐỀ TÀI
“Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi
Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời
Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả
Vút phi lao gió thổi bên bờ
Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi
Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời.”

GVHD: Trịnh Duy Oánh

2

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

Chúng ta đi một vòng khắp đất nước, từ bắc chí nam, từ đông sang tây. Tất nhiên
những thành phần chủ yếu trong tự nhiên như đại khí hậu, đại địa hình, lớp phủ thực vật
và thổ nhưỡng có mối quan hệ và ảnh hưởng tác động theo quy luật tự nhiên.
Trong một khoảng thời gian dài nghiên cứu đề tài ảnh hưởng của địa hình tới tự

nhiên Việt Nam. Tôi nhận thấy đề tài xoay quanh vấn đề về địa hình ảnh hưởng đến đất,
nước, khí hậu, sinh vật.
Ảnh hưởng đầu tiên là ảnh hưởng đến khí hậu chính địa hình đã mang đến cho nước
ta có sự phân hóa khác nhau từ bắc chí nam, từ đồng bằng đến miền núi. Khí hậu Việt
Nam là kết quả của tác động qua lại giữa vị trí nội chí tuyến các luồn gió mùa và hoàn
lưu địa lí cụ thể. Địa hình tác động đến khí hậu mang tính thất thường và chu kì diễn biến
khá phức tạp.
Địa hình ảnh hưởng đến thủy văn: địa hình thấp dần ra biển theo hướng tây bắc –
đông nam nên mật độ sông ngòi cũng tùy thuộc vào địa hình, lịch sử hình thành địa hình
nơi đó có dòng chảy ngắn hay dòng chảy dài.
Yếu tố tự nhiên nữa đó là đất có rất nhiều loại do địa hình qui định như ở đồi núi thì
có đất feralit, còn ở đồng bằng thì có đất phù sa. Ở mổi kiểu địa hình có loại đất tương
ứng cho địa hình đó.
Do điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng đã hình thành nên thảm thực vật Việt
Nam xanh rì ở dãy đồng bằng, cây khô cằn ở dãy đồi trọc, cây già ở các vùng núi cao.
Tùy theo lượng chất dinh dưỡng trong đất mà địa hình phân bố các loại cây thích hợp cho
vùng..
Qua trên nêu tóm lược về nội dung đề tài ảnh hưởng của địa hình tới tự nhiên Việt
Nam chúng ta thấy chủ yếu là sự khác biệt tự nhiên giữa vùng đồng bằng và vùng đồi
núi.

GVHD: Trịnh Duy Oánh

3

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam


1
GVHD: Trịnh Duy Oánh

4

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

PHẦN NỘI DUNG
???

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
Địa hình là toàn bộ các hình dạng lồi lõm trên mặt thạch quyển của trái đất nói
chung hay một khu vực nói riêng. Những cơ sở lồi lõm ấy được gọi là yếu tố địa hình.
Địa hình là thành phần quan trọng nhất của môi trường địa lí tự nhiên, đồng thời
cũng là thành phần bền vững nhất. Địa hình chi phối mạnh mẽ các thành phần tự nhiên:
đất, nước, khí hậu, sinh vật và phát triển trên bề mặt địa hình. Ngoài ra địa hình còn ảnh
hưởng của các thành phần khác và thể hiện trong đặc điểm của chúng.
Việt Nam có đủ các dạng địa hình: lắm núi nhiều sông, có cao nguyên có cả đồng
bằng, bờ biển. Địa hình Bắc Bộ chia làm ba vùng lớn, dòng sông Hồng chia cắt Bắc Bộ
ra làm 2 phía. Miền núi Tây Bắc có các mạch núi và cao nguyên nối tiếp nhau chạy từ tây
bắc xuống đông nam, từ biên giới Việt Trung, Việt – Lào đến vùng Thanh Nghệ Tĩnh,
dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan – xi – păng (Lào Cai) cao nhất Đông Dương
(3143m). Miền Bắc và Đông Bắc có núi ở thượng nguồn sông Chảy, có các dãy núi đá
vôi hình cánh cung quay lưng sang đông gồm các cánh cung sông Gâm, cánh cung sông
Ngân Sơn, cánh cung Đông Triều hướng ra và chìm một phần xuống biển tạo thành

những đảo núi vùng Hạ Long, Bái Tử Long. Vùng giữa là đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
(còn gọi là Đồng Bằng Sông Hồng) được bồi tụ bởi 2 con sông lớn: sông Hồng và sông
Thái Bình làm thành một tam giác đồng bằng mà đỉnh là Việt Trì và đáy là vùng ven biển
từ Hải Phòng đến Ninh Bình, có diện tích khoảng 15.000km2. Cũng cần kể đến những
vùng đất cao ven đồng bằng phía Bắc và Tây Nam nhấp nhô những đồi và thung lũng
được gọi là Trung Du Bắc Bộ, nơi định cư của tổ tiên người xa xưa.
Đến vùng Trung Bộ là một dải đất hẹp có núi đồi, sông ngòi, đồng bằng ven biển
đan xen. Những dòng sông bắt nguồn từ miền Tây dải Trường Sơn chảy ra biển cùng một
số mạch núi nhô ra biển chia cắt đất miền Trung ra nhiều vùng riêng biệt. Dải núi Trường
Sơn chạy dài suốt phía Tây Trung Bộ. Tây Nam Trung Bộ phần tiếp nối của dải Trường
Sơn có một quần thể các cao nguyên đá Hoa Cương và đất Badan được gọi là Tây
Nguyên, độ cao trung bình khoảng 900m so với mặt biển, có diện tích khoảng 5600km2.

GVHD: Trịnh Duy Oánh

5

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

Còn Nam Bộ địa hình ít phức tạp hơn so với Bắc và Trung Bộ, chỉ có một số đồi núi
thấp ở vùng tiếp giáp nối Tây Nguyên và miền tây tỉnh Kiên Giang giáp với Campuchia,
còn lại là đồng bằng châu thổ sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Lớn nhất là đồng bằng
Sông Cửu Long với diện tích 40.000km2, đất đai phì nhiêu.
Nói một cách khái quát địa hình của Việt Nam có quá trình hình thành lâu đời từ cổ
sinh cho đến trung sinh. Địa hình hiện tại do các vận động của thời tân kiến tạo. Đó là
ảnh hưởng của vận động tạo sơn Himalaya, tuy nó không tạo nên những uốn nếp mới
nhưng do tác động nâng lên và làm sụt xuống từng bộ phận lãnh thổ đưa đến sự chênh

lệch cao thấp quan trọng, nó thúc đẩy hoạt động xâm thực – bồi tích mà chính hoạt động
đó là nguyên nhân trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.
Địa hình nước ta chiếm 3/4 diện tích là đồi núi, là khu vực địa hình được hình thành
sớm nhất. Địa hình nước ta theo qui luật theo độ cao, theo chiều kinh tuyến và theo chiều
biển – lục địa. Trong khi ở phía Bắc thì phát triển địa hình Cacxtơ, dãy núi cao sườn dốc,
địa hình đồi điển hình, đồng bằng bốc mòn xâm thực bị chia cắt thung lũng địa hào, miền
Nam thể hiện địa hình cao nguyên núi sót, các đồng bằng bóc mòn tích tụ.
Đặc điểm địa hình Việt Nam là sự phân bố của các hệ núi ở ven rìa bao quanh, các
cao nguyên thấp và đồng bằng trung tâm. Việt Nam có ba miền Bắc, Trung, Nam thể
hiện nét nổi bậc đặc trưng riêng của ba miền về phương diện địa hình.

2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
2.1. Tính chất đồi núi trong cấu trúc địa hình Việt Nam
Địa hình Việt Nam rất đa dạng, phức tạp, thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang
đông. Hệ núi của Việt Nam là phần kéo dài về phía đông nam của những cao nguyên Vân
Nam và Quý Châu của Trung Quốc. Hệ này chia thành hai nhánh. Nhánh thứ nhất đi về
phía đông và cấu tạo thành những cánh cung đồng tâm bao quanh khối tinh thạch ở
thượng nguồn sông Chảy. Vùng này có độ cao tương đối thoai thoải với những đỉnh núi
tròn, đá gnai và đá granit chiếm ưu thế. Nhánh thứ hai đi theo hướng tây và tây bắc của
sông Hồng, bao gồm nhiều dãy núi cao chạy theo hướng tây bắc - đông nam và kéo dài
xuống phía Nam thành dải Trường Sơn. Đỉnh cao nhất là Phan – xi – phăng (3.142m)
nằm trong dãy tinh thạch Hoàng Liên Sơn.
Tính chất quan trọng của đồi núi thể hiện ở tỷ lệ đa số tuyệt đối về diện tích lãnh
thổ, về tính chất đồ sộ và liên tục từ Bắc chí Nam, về sự tác động của nó đến dãy đồng
bằng ven biển và bờ biển, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ tuy không có những ngọn
GVHD: Trịnh Duy Oánh

6

SVTH: Nguyễn Thị Nhung



Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

núi thuộc loại cao của thế giới, nhưng cũng có nhiều ngọn núi vượt quá độ cao 2500m
như đỉnh Phan-xi-păng (Lào Cai) 3143m, Putaleng (Lai Châu) 3096m, Puluông (Yên
Bái) 2985m, La Cung (Yên Bái) 2913m, Saphin(Yên Bái) 2574m, Pukhaoluông (Lào
Cai) 2810m, Puxai Lai Leng (Nghệ An) 2711m, Ngọc Lĩnh (Kon Tum) 2598m, Pu Nậm
Nhé (Lai Châu) 2534m.
Địa hình Việt Nam có hướng cấu trúc theo hướng tây bắc – đông nam, hướng
vòng cung và hướng thấp dần ra biển.
2.1.1 Cấu trúc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
Cấu trúc này thể hiện rõ nhất qua các dãy núi con Voi ở tả ngạn sông Hồng, dãy
Hoàng Liên Sơn ở hữu ngạn sông Hồng, dãy núi sông Mã, dãy Trường Sơn Bắc,….hoặc
thể hiện qua dòng chảy sông ngòi như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đà, sông
Chảy….các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam đã tạo nên sự khác biệt cho tự
nhiên của các vùng.
Dãy Hoàng Liên Sơn và dải Trường Sơn Bắc đã tạo sự phân hóa lớn cho tự nhiên
của hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc, Vùng Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Dãy
Hoàng Liên Sơn tạo nên hiệu ứng phơn gây khô ấm cho vùng Tây Bắc và lạnh khô của
vùng Đông Bắc vào mùa đông. Dải Trường Sơn Bắc gây mưa nhiều cho khu vực Đông
Trường Sơn vào mùa đông và khô nóng vào mùa hạ. Bên cạnh đó dải Trường Sơn Nam
có cấu trúc theo hướng tây – đông và bắc – nam đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tự nhiên
của nước ta.
2.1.2 Cấu trúc theo hướng Vòng Cung
Ngoài hướng cấu trúc của địa hình nước ta là hướng tây bắc - đông nam, địa hình
nước ta còn có một hướng cấu trúc nữa rất độc đáo là hướng vòng cung. Hướng vòng
cung là hướng của các dãy núi bao quanh các địa khối có hình dạng tương đối tròn như
khối núi thượng nguồn sông Chảy hoặc các dãy núi Nam Trung Bộ bao quanh địa khối
Kon Tum chạy sát ra biển, tạo nên dáng cong tự nhiên của bờ biển Nam Trung Bộ.

Hướng vòng cung thể hiện rõ nét nhất và trở thành một đặc điểm nổi bật của vùng núi
phía Bắc và Đông Bắc Bắc Trung Bộ, là các dãy núi hình cánh cung hướng lồi ra phía
biển, bao quanh địa khối vòm sông Chảy và quy tụ với nhau về phía núi Tam Đảo như
hình một nan quạt. Lần lượt từ phía tả ngạn sông Gâm ra vùng bờ biển Đông Bắc là các
cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông
Triều. Các cánh cung này đã tạo nên các thung lũng sông chạy theo hướng bắc - nam
GVHD: Trịnh Duy Oánh

7

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

hoặc theo hướng đông bắc - tây nam của sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam là các
sông lớn ở khu vực, được hợp lưu tại Phả Lại để trở thành sông Thái Bình.
Chính các dãy núi cánh cung có hướng bắc nam và đông bắc – tây nam này tạo điều
kiện rất thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc thâm nhập nhanh chóng vào vùng đồng bằng
Bắc Bộ và làm cho vùng núi đông bắc nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa
Đông Bắc và trở thành vùng có khí hậu lạnh nhất ở nước ta về mùa đông.
Phía bắc và đông bắc thung lũng sông Hồng không phát triển kiểu địa hình này, mãi
cho đến Ngân Sơn còn có những cao nguyên khá cao gắn với phía đông Vân Nam, nhưng
từ Ngân Sơn trở ra biển chỉ còn là đồi núi thấp thông sang vùng Quãng Tây, Quãng Đông
chạy dài cho tới cửa sông Dương Tử. Hướng núi ở đây sắp xếp theo hướng vòng cung
hay nan quạt qui tụ về Tam Đảo
2.1.3.Cấu trúc địa hình theo hướng thấp dần ra biển
Địa hình nước ta có xu thế thấp dần ra biển theo hướng cấu trúc của địa hình và theo
dòng chảy. Hầu hết các sông ngòi nước ta đều trực tiếp đổ ra Biển Đông trừ hệ thống
sông Kỳ Cùng - Bằng Giang ở Đông Bắc chảy sang hệ thống sông Tây Giang (Trung

Quốc) và các sông suối ở Tây Nguyên.
Xu thế địa hình thấp dần ra biển đã tạo nên ở nước ta các vùng đồng bằng châu thổ
ở ven biển mà tiêu biểu là đồng bằng Bắc Bộ và đồng Bằng Nam Bộ được bồi đắp bởi
các trầm tích đệ tứ và phù sa màu mở hiện đại. Các đồng bằng này cho đến nay vẫn
không ngừng mở rộng về phía biển và được nối bởi vùng thềm lục địa rộng lớn, tương
đối nông và khá bằng phẳng bao gồm toàn bộ vịnh Bắc Bộ và biển Nam Bộ cho đến vịnh
Thái Lan.
Ngoài hai cấu trúc trên còn có cấu trúc thấp dần ra biển do địa hình nước ta nghiên
dần theo hướng tây bắc xuống đông nam. Đồi núi chỉ tập trung chủ yếu ở phía bắc và
phía tây, đồng bằng tập trung ở phía đông và phía nam tiêu biểu là hai đồng bằng ở Bắc
Bộ và Nam Bộ hàng năm điều mở rộng ra biển. Các dòng chảy sông ngòi cũng có xu
hướng thấp dần ra biển, hầu hết điều chảy theo hướng tây bắc – đông nam và đổ ra Biển
Đông.
Địa hình thấp dần ra biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự thâm nhập ảnh hưởng
của biển vào sâu trong đất liền, trước hết là các luồng gió thổi từ biển vào, gió đất - biển
và sự xâm nhập của thuỷ triều tạo nên vùng nước lợ, nhiễm mặn và ngập mặn ở vùng ven
biển.
GVHD: Trịnh Duy Oánh

8

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

2.2. Sự tương phản giữa địa hình đồng bằng và đồi núi
2.2.1 Sự tương phản
Việt Nam có địa hình tương đối đa dạng, lắm núi, nhiều sông, có cao nguyên lại có
cả đồng bằng, bờ biển trải dài và uốn lượn, lúc nhô ra thì tạo nên bán đảo nhỏ, khi vòng

lại hình thành vùng vịnh và cảng lớn. Chính vì vậy, từ ngàn xưa, người Việt Nam đã mô
phỏng và di huấn lại lãnh thổ toàn vẹn và cũng chính là địa hình đất nước mình theo cấu
trúc của hệ bát phân “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”. Tuy nhiên, các quan hệ tỉ lệ giữa
núi và đồng bằng trong diện tích phần đất liền không giống nhau giữa các vùng.
Đồi núi được hình thành tại các vùng uốn nếp, các mãng nền còn sót lại của các lục
địa cổ hay các nền cổ, chính do nguồn gốc phát sinh như vậy nên tạo cho đồi núi các nền
móng vững chắc. Vùng đồi núi ở nước ta còn rất hiểm trở, khó đi lại, vì bị chia cắt bởi
một mạng lưới sông ngòi dày đặc, đồng thời sườn lại rất dốc và đỉnh thì chênh vênh so
với thung lũng, có nơi là những hẻm vực sâu tới 1000m, như thung lũng sông Nho Quế ở
sơn nguyên Đồng Văn, thung lũng sông Chảy ở sơn nguyên Bắc Hà – Mường Khương,
thung lũng sông Đà ở khuỷu Lai Châu. Vùng núi có độ dốc trên 250c, có nơi trên 400c.
Còn đồng bằng chỉ được hình thành nơi sụt võng, hoặc sụt lún so với quá trình tân kiến
tạo. Tương phản với đồi núi là đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích, nhưng là vùng đất đai
bằng phẳng, phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho việc quần cư và khai thác kinh tế.
Đồi núi được hình thành đại cổ sinh và tồn tại cho đến ngày nay, còn đồng bằng thì
hình thành vào kỷ đệ tam và đầu kỷ đệ tứ của đại tân sinh do tân kiến tạo nên còn rất trẻ,
đang phát triển dần về phía biển.
Đồi núi có độ cao rất lớn, có nham cấu tạo khác nhau, tạo nên các địa hình khác
nhau. Đồng bằng mới được hình thành chủ yếu là do phù sa bồi đắp hoặc do mài mòn của
các bờ biển tạo thành.
2.2.2 Sự tương đồng
Tuy nhiên giữa hai vùng núi và đồng bằng lại có một mối quan hệ vô cùng mật thiết
về mặt phát sinh. Đồng bằng chủ yếu là đồng bằng chân núi. Hai đồng bằng lớn là đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng hình thành trên một vùng núi cổ bị
sụt lún, đứng trong đồng bằng cũng có thể nhìn thấy đồi núi bao quanh. Còn dãy đồng
bằng Duyên Hải Miền Trung thì bị những nhánh núi ngang chạy ra sát bờ biển chia cắt
rất mạnh. Bồi đắp nên đồng bằng là phù sa của các con sông từ miền núi xuống. Bên
cạnh sự tương phản là sự phù hợp và thống nhất, cả hai địa hình này điều được hình
GVHD: Trịnh Duy Oánh


9

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

thành trên những nham cấu tạo như nhau. Vì do điều kiện khí hậu nóng ẩm đã làm xâm
thực mài mòn các lớp vỏ phân hóa dâng lên, tạo nên lượng phù sa lớn bồi đắp cho đồng
bằng. Tuy đồi núi được hình thành trước do tân kiến tạo làm cho địa hình già trẻ lại vào
kỷ Đệ Tam và đầu Đệ Tứ cùng tuổi hình thành địa hình nước ta. Tính chất của đồi núi và
đồng bằng còn giống nhau ở độ cao của đồi núi hạ thấp dần ra biển tiếp giáp với đồng
bằng như vậy đồng bằng là một phần phát triển tiếp tục của đồi núi ra biển tạo nên các
thềm lục địa, địa hình bờ biển và đáy biển ven bờ.
Như vậy, địa hình Việt Nam giữa đồi núi và đồng bằng có sự tương phản và phù
hợp thống nhất rất lôgic phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên, rất có ý nghĩa về
mặt khoa học, cả về mặt thực tiễn.
2.3. Đặc điểm địa hình của vùng nhiệt đới ẩm
Sự hình thành địa hình ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nội chí
tuyến gió mùa ẩm. Địa hình nước ta là kết quả của sự xâm thực và bồi tụ mãnh liệt của hệ
thống sông ngòi dày đặc, nhiều nước lên xuống theo mùa của khí hậu. Chính nhiệt độ và
độ ẩm cao trong không khí với chế độ mưa nhiều hơn được thể hiện gián tiếp qua việc
xâm thực, bồi tụ của sông ngòi mà còn thể hiện qua dòng chảy trên mặt địa hình, tác
động trực tiếp như xâm thực, thẩm thấu tạo nguồn nước ngầm và phong hóa hóa học
nham thạch. Thực bì rừng cũng bảo vệ cho địa hình chống lại những quá trình mang tính
tai họa. Thật vậy, một khi rừng bị phá hủy, thì quá trình xói mòn diễn ra mãnh liệt. Khí
hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm còn đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi, dẫn đến
sự cácxtơ hóa triệt để khối đá vôi, chỉ còn những mảnh sót lại nằm rải rác trên nền đá
không hòa tan được lộ ra. Các khối đá vôi còn tương đối lớn cũng đã bị đục khoét ngầm
bên trong, với rất nhiều hang động, giếng.

Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm đã để lại ấn tượng đậm nét trong địa hình nước ta,
thể hiện cụ thể ở lớp phủ thổ nhưỡng, độ cắt xẻ của địa hình, các hiện tượng đá trượt, sụt
lở đá.
Tóm lại, địa hình Việt Nam là địa hình xâm thực - tích tụ nội chí tuyến gió mùa ẩm,
có sự cân bằng giữa địa chất - địa hình và thổ nhưỡng - sinh vật mà ta cần bảo vệ.

GVHD: Trịnh Duy Oánh

10

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

Hình 2. BẢN ĐỒ CÁC VÙNG TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM

Đông Nam Bộ

GVHD: Trịnh Duy Oánh

11

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

3. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHUNG Ở VIỆT NAM
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành địa hình. Nhân tố kiến tạo là một trong ba

nhân tố ảnh hưởng đến địa hình Việt Nam. Trong lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta, địa
hình được hình thành cổ sinh đến trung sinh. Địa hình hiện tại là dấu vết còn để lại với
đường nét kiến tạo cổ, những đặc điểm về sắp xếp địa tầng, về tính chất nham thạch về
thế nằm của đá mắcma. Liên quan mật thiết đến địa hình ngày nay là tân kiến tạo do ảnh
hưởng của vận động tạo sơn Himalaya. Đặc biệt vận động tạo sơn Himalaya đã ảnh
hưởng tạo nên mạng lưới thủy văn hiện tại cùng sự cắt xẻ địa hình của chúng hình thành
dạng địa hình thung lũng sông rất độc đáo.
Nhân tố nham thạch ở Việt Nam là miền núi cổ, nham thạch ở đây xoay quanh vấn
đề biến chất khác nhau granit là giai đoại cuối cùng của biến chất tùy theo điều kiện tự
nhiên khác nhau có thể ảnh hưởng khác nhau đến sự hình thành và phát triển của địa
hình. Bên cạnh hai nhân tố trên thì còn có nhân tố ngoại lực, điều kiện tự nhiên ảnh
hưởng tới địa hình như nhiệt bức xạ mặt trời, nước, gió, sinh vật kể cả con người. Vì
những nhân tố đó phát sinh ra rất nhiều kiểu địa hình, để dễ dàng trong công tác nhận
biết, có thể gộp chúng theo một nhóm như nhóm đồi núi, nhóm cacxtơ, nhóm thung lũng,
nhóm đồng bằng……
3.1 Địa hình đồi núi

Rào cỏ
2235
Nậm Kha - đinh
3000m

Ngàn sâu

2000m

Sông Mê Kông

1000m


0

Hình 7. Lat cắt dãy trường Sơn Bắc từ sông Mê Kôn

Hình 3. Lát cắt dãy trường Sơn Bắc từ sông Mê Kông
đến sông Ngàn Sâu qua đỉnh Rào Cỏ

GVHD: Trịnh Duy Oánh

12

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

Địa hình được hình thành từ nhiều loại đá khác nhau được uốn nếp, nâng cao và ở
nước ta thì chủ yếu là nước chảy xâm thực, chia cắt, bào mòn gọt đẽo. Tùy theo tính chất
nham thạch, tùy theo cường độ nâng mà chúng có độ cao khác nhau, độ dốc khác nhau và
hình dáng khác nhau.
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình
thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi
Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ vùng
Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía tây và tây bắc với
đỉnh Phan-xi- păng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy
núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dãy đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào
nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối
đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao. Còn lại là những cao nguyên
liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.
3.1.1 Địa hình núi cao

Có độ cao tuyệt đối trên 2500m, phân bố chủ yếu ở miền Tây Bắc, điển hình là khối
núi Phan – xi – păng có đỉnh cao nhất Việt Nam cấu tạo địa chất và cấu trúc kiến tạo của
khối núi rất phức tạp. Khối Phan – xi – păng được tạo thành từ vận động Calêđôni nhưng
suốt trong thời gian dài của lịch sử địa chất vẫn nằm trong miền địa tào biến chuyển. Sau
vận động Inđônêsia nó mới thoát khỏi chế độ biển và bước sang giai đoạn phát triển lục
đia.
Vận động Himalaya bao chùm không những khối Phan – xi – păng mà cả khu vực
uốn nếp và phún xuất mắcma trẻ tuổi hơn (tuổi Crêta) ở phía Tây Nam do đó cũng gắn
khối xà phìn – phu luông trong cấu trúc địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn. Sườn Tây
Nam của khối Phan – xi – păng thấp dần về thung lũng các phụ lưu tả ngạn sông Đà, còn
phía Đông Bắc chịu ảnh hưởng hạ thấp của khu vực nứt vỡ sông Hồng cho nên sườn
Đông Bắc ít dốc hơn sườn Tây Nam, kéo dài cho đến thung lũng sông Hồng qua hệ thống
ba dãy đồi song song mà độ cao giảm dần từ 1000 – 500m và 180 – 100m. Do đó tại khu
vực núi cao quá trình đất lở, đá lở và hoạt động xâm thực sông ngòi diễn ra mãnh liệt các
thung lũng thường là những hành lang hẹp, vách đứng có người gọi chúng là những nhát
xẻ, trắc diện hành lang dọc lao thẳng xuống, nước chảy xiết, hoàn toàn không có tích tụ,
những nón phóng vật nhiều khi bao gồm cả những tảng đá lớn. Hiện tượng xâm thực do
dòng nước hiện nay là nhân tố hình thành địa hình chủ yếu của khối núi. Miền Hoàng
GVHD: Trịnh Duy Oánh

13

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

Liên Sơn là miền mưa nhiều, sông ngòi nhiều nước, tăng cường sức xâm thực. Sự cắt xẻ
theo chiều sâu tiến hành rất mạnh mẽ, các điểm cao của đường chia nước nằm ở trên cao
2000m, thế mà các thung lũng gần đó sâu tới 600 – 500m. Tất cả điều chứng tỏ sự dao

động rất lớn về độ cao tương đối, đặc điểm cơ bản của khối Phan – xi – păng. Địa hình
của khối Phan – xi – păng có những đặc điểm của địa hình xâm thực trẻ. Đây là miền mà
quá trình bốc mòn và duy chuyển vật liệu diễn ra tích cực nhất Việt Nam. Tính chất xâm
thực của địa hình, các thung lũng sâu và hẹp, sườn dốc, đèo cao… làm cho giao thông
khó khăn, ít được khai thác. Dân cư, các ruộng bậc thang chỉ tập trung ở bộ phận san
bằng trên núi và những thung lũng đã hơi mở rộng giáp với sông Hồng.

Hình 4. Đỉnh Phan – Xi – Păng
3.1.2 Địa hình núi trung bình
Có độ cao từ 1000 – 2000m, chiếm 15% diện tích đồi núi, phân bố rộng khắp từ bắc
vào nam. Tuy nhiên khu vực Tây Bắc vẫn là khu vực có đồi núi trung bình chiếm đa số.
Địa hình núi trung bình có dạng các đỉnh núi, khối núi và các dãy núi đơn độc tách
biệt với các vùng núi cao như các đỉnh: Phiaya – 1980m, Phia Văc – 1930m, Mẫu Sơn –
GVHD: Trịnh Duy Oánh

14

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

1541m, Nam Châu Lãnh – 1506m, Tam Đảo –1591m, Tản Viên - 1287m, Bạch Mã –
1444m, Bảo Lộc – 1545m…. hoặc gắn liền với vùng núi cao Tây Bắc, Bắc và Nam dãy
Trường Sơn.
Miền núi tả ngạn sông Đà: Là đường chia nước chính ngăn sông Đà với sông Nậm
Mu ở độ cao khoảng 2000m, điểm cao nhất 2500m còn có đường chia nước bên sườn cao
1500m. Cách đó khoảng – 5km, thung lũng sông Đà nằm ở độ cao 100m. Trong điều kiện
như vậy, sườn có các dãy đường chia nước bị chia cắt dữ dội do xâm thực. Các thung
lũng sông ở đây vừa phát triển theo chiều ngang vừa phát triển theo chiều dọc. Độ dốc

theo chiều dọc lớn, thung lũng sông phân chia nhiều bậc do các nham khác nhau, nên
việc qua lại khó khăn.
Dãy núi sông Mã : Không kể phần tập trung phía đông nam nằm trong lãnh thổ
Thanh Hóa, bắc Nghệ An được nâng lên yếu và xếp vào loại đất thấp. Dãy núi sông Mã
chạy dọc theo biên giới Việt Lào, nó được phân chia làm hai phần: phần thứ nhất là các
phụ lưu thuộc hữu ngạn sông Đà, từ biên giới chung ba nước Viêt Nam – Lào – Trung
Quốc phát triển trên nền đá kết tinh biến chất của địa phối tà Pusilung với ganit xâm nhập
và những đứt gãy lớn như đứt gãy Lai Châu – Điện Biên… Tất cả điều phủ đầy trầm tích
sa thạch trung sinh (Triat, Jura,Creta) cho nên địa mạo ở đây khá đồng nhất, mạng xâm
thực dày, khe sâu sườn dốc có xen kẻ bền mặt bằng phẳng tương đối rộng.
Khối núi vòm sông Chảy: đây là một trong những khối núi cổ ở miền Bắc, xâm thực
theo chiều sâu dữ dội làm cho đa số các thung lũng của khối vòm có dạng hẻm vực tính
chất không đồng nhất của trắc diện dọc thung lũng, đặc biệt là ở thượng nguồn của
chúng, nơi đây diễn ra xâm thưc giật lùi, sự tỏ mạnh của mạng lưới xâm thực đưa đến kết
quả, là tất cả các khoảng rộng của đường chia nước càng ngày càng bị xâm chiếm bởi sự
chia cắt xâm thực. Khối núi này bị chia cắt rất mạnh do xâm thực do độ dốc của sườn rất
lớn, đặc biệt bộ phận thấp của sườn và thung lũng sông, điều này liên quan đến thượng
lưu sông. Độ dốc của thượng lưu sông rất lớn, kết hợp với nham thạch là đá kết tinh ít
thấm nước và với hiện tượng đổ xuống rất dữ dội của lớp nham hóa là nguyên nhân làm
cho xâm thực giật lùi diễn ra mạnh mẽ ở các thung lũng, chia cắt bề mặt cổ, đào khoét tới
tận đường chia nước. Ngoài xâm thực ra, trong số những quá trình hình thành địa hình
tích cực nhất ở đây còn kể đến quá trình trượt đất.
Khối núi ở cực Nam Trung Bộ: đây là bộ phận núi có độ cao tuyệt đối trên 2000m,
có sự giao động lớn về độ cao tương đối. Chủ yếu là cấu trúc Hecxini mà sau khi hình
GVHD: Trịnh Duy Oánh

15

SVTH: Nguyễn Thị Nhung



Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

thành đã bị mắcma granit xâm nhập mạnh sau lại được bao phủ từng chổ trầm tích ven
biển và đá phún xuất riolit, đaxit. Những nham thạch này nằm trong vùng trũng và các
đường nứt nẻ của Hecnexini cuối Triat đến lượt chúng uốn nếp hay đứt gãy. Từ đó cho
đến nay không có lớp trầm tích nào phủ lên. Bắt đầu từ Mioxen toàn bộ khối cực Nam
Trung Bộ nâng cao dần lên chung quanh là những máng sụt xuống. Về phía Bắc bồn địa
krong Ana, về phía đông ngăn cách các vùng núi Langbiang – Bidup với dãy Vọng Phu,
về phía tây nam là đồng bằng Nam Bộ do những vết nứt vỡ đoạn tầng, nhung nham trào
ra phủ lên toàn bộ vùng cao nguyên.
Địa hình khối Nam Trung Bộ được hình thành ba nhân tố chính, nhân tố đầu tiên
là vận động nâng lên của tạo lục diễn ra theo từng đợt hình thành các độ cao của núi ở
các mức độ khác nhau. Mực cao của các đỉnh núi 2000m và mực cao của các cao nguyên
1500 – 1000m trong quá trình phun trào macma.

Biên giới

Biên giới

Hình 5. Lát Cắt Vùng Núi Việt Bắc
Từ thung lũng sông Nậm Ti đến
Hạ Lang
Núi thượng nguồn sông Chảy

3000m

Thung Lũng sông
Nậm Ti


2000m

Thung lũng sông Lô
tại Hà Giang
Thung lũng sông Gâm
Hạ
HạLang

1000m

3.1.3 Địa hình núi thấp
Độ cao địa hình dưới 1000m, núi thấp phân bố ở khắp khu Đông Bắc ở phần đông
nam của khu Tây Bắc bao gồm những lãnh thổ nằm trong phạm vi của tỉnh Phú Thọ, Hòa
Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, các khu Trường Sơn Bắc và một số vùng thuộc
khu Trường Sơn Nam (vùng đồi núi ở Quãng Nam, đồi núi Bình Định, đồi núi Phú Yên).
Tiêu biểu là vùng núi trung tâm khu Đông Bắc theo hướng quay từ tây sang đông,
khu Đông Bắc có nếp uốn bối tà sông Gâm, bối tà Ngân Sơn và bối tà Yên Lạc, hướng tà
Bắc Cạn với Diệp Thạch Điệp sông Hiến, hướng tà Bắc Giang và sông Hiến và các dãy
đường phân thủy, các vòm – bề mặt 1000m chiếm địa vị quan trọng trong vùng núi Trung
tâm Đông Bắc, ở đây xác định địa mạo, là bề mặt có độ cao trung bình 550m, một bề mặt
rất phổ biến đối với toàn bộ miền Bắc Việt Nam. Trên bề mặt gồm những diệp thạch dễ
GVHD: Trịnh Duy Oánh

16

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam


bị rửa trôi và chia cắt do xâm thực. Cho nên địa hình hiên nay là sự xen kẽ liên tiếp của
các ngọn đồi và khoảng trũng thung lũng, các khoảng trũng này tách rời các ngọn đồi ra
với nhau, quang cảnh như vậy xuất hiện nhiều nhất ở nơi nào có diệp thạch điệp sông
Hiến.
Các bồn địa tân sinh thuộc rìa phía đông của vùng này là một bề mặt đặc biệt. Dọc
theo đường đứt gãy kiến tạo Cao Bằng - Thất Khê - Lạng Sơn đã xãy ra sự hạ thấp rất
mạnh. Các vũng hồ hình thành sau đó được lấp đầy trầm tích, cuối cùng tạo ra các đồng
bằng nằm ở độ cao khoảng 200m, đồi bao vây xung quanh chừng 350m ở một vài nơi các
thung lũng tạo ra những chổ mở rộng hình hồ, thí dụ như: ở Bắc Cạn, chợ - Rã, Yên
Lạc... Đặc điểm ở thượng lưu của các con sông là là đào khoét và xâm thực mạnh. Bởi
vậy trắc diện dọc của chúng, thường bị cắt ra do các ghềnh đặc biệt khi đi qua đá vôi
hoặc sa thạch chắc.
Dãy thứ hai là dãy Trường Sơn Bắc, kiến trúc kiến tạo biểu hiện trong địa hình hiện
tại bằng hai tính chất: tính chất của một dãy núi duy nhất, có đường phân thủy liên tục và
tính chất của nhiều dãy núi nhỏ song song nằm chênh chếch với đường phân thủy. Chính
cấu tạo kép này đã xác định hướng của mạng lưới thủy văn.
Nói chung, đường sống núi là những bề mặt có hình dạng cao nguyên, bằng phẳng,
hơi lượn sóng, chỉ có rìa mới bị chia cắt xâm thực, những bề mặt ấy nằm ở độ cao trung
bình 1000m. Ở phía Bắc thuộc pu-Lai-Leng, lên cao khoảng (1600m – 1800m;1200 –
1300) và bề ngang hẹp (0,5-1km; 2-3km), nhưng từ Quãng Trị về phía nam thì những bề
mặt cao nguyên sa thạch ở mực cao 1000m hay hơn một chút mở ra rất rộng. khối đá vôi
Kẻ Bàng có đặc điểm là hoàn toàn bằng phẳng, bề mặt rất rộng nằm ở độ cao 800- 900m.
Một kiểu địa hình đáng chú ý nữa đó là các đèo dải Trường sơn Bắc nhiều đèo. Đa
số là đèo phát sinh do nguồn gốc kiến tạo, hoạt động xâm thực giật lùi của các con sông
ngắn cũng tham gia vào quá trình phát triển. Đèo Keo – Nua (754m) xuất hiện trên vết
nứt vỡ tách khối Pulai- Leng, sự hình thành đèo Mụ Giạ, đèo Lao Bảo thuộc một khu vực
bị sụt (sự sụt xuống kèm theo phún xuất bazan). Miền Trường Sơn Bắc, trừ khu vực bên
trên địa hình cheo leo, khó đi lại, còn khu vực bề mặt 500m trở xuống tương đối dễ khai
thác. Những khu vực đồi thuộc bề mặt thứ hai ở vùng Nghệ An – Hà Tĩnh phủ đầy rừng
gỗ quí. Các dãy vùng đồi Đình Lập – An Châu địa hình ở khu vực này có độ cao không

lớn, sự chênh lệch về độ cao tương đối nhỏ, mạng lưới thủy văn dày đặc, thế mà khu vực

GVHD: Trịnh Duy Oánh

17

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

này là khu vực khó đi lại và ít được khai thác, chính do đặc điểm chia cắt của khu vực,
chủ yếu là sườn đồi, thung lũng cũng có nhưng ít.

HÌNH 6. ĐỊA HÌNH CAO NGUYÊN Ở VIỆT NAM

GVHD: Trịnh Duy Oánh

18

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

Thung
lũng
Sông
Nho
Quế


Bien giới Việt Trung

Bien giới ViệT Trung

3.2.1. Địa hình cao nguyên

1250m
1000m
750m
500m
250m

Hình 7. Sơn nguyên Đồng Văn, lát cắt tại vĩ tuyến 23021’ B
Địa hình cao nguyên khác với sơn nguyên ở chỗ độ cao tương đối trên bề mặt dưới
25m, đạt tiêu chuẩn của đồng bằng. Ở Việt Nam chỉ có cao nguyên badan do lớp nhung
nham khi còn lỏng đã bao phủ hết các điểm nhấp nhô của nền móng cũ, mặt khác do tuổi
rất trẻ, Plioxen- đệ tứ cho nên xâm thực nước chảy chưa kịp chia cắt. Cao nguyên badan
được hình thành chủ yếu từ đá bazan như đã nói trên, có bề mặt bằng phẳng hơn các cao
nguyên khác. Cao nguyên Gia Lai kéo dài từ phía nam đèo Hải Vân tới thung lũng sông
Ba thuộc tỉnh Phú Bổn, bao gồm địa phận của hai tỉnh Kon Tum và Pleiku. Các cao
nguyên bazan tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và rìa Đông Nam Bộ. Trong đó gồm có
cao nguyên Kon Tum – Pleiku và cao nguyên Đắklắk. Cao nguyên Đắklắk nằm về phía
nam của cao nguyên Gia Lai, cao độ trung bình 1.000m, chiếm trọn địa phận tỉnh Đắklắk
là hai cao nguyên rộng lớn có độ cao 700 – 800m, cao nguyên Mơ Nông nằm về phía
Tây hai cao nguyên Lâm Viên và Di Linh, Cao nguyên Di Linh thuộc địa phận tỉnh Lâm
Đồng, thấp dần về phía nam thuộc các tỉnh Bình Tuy và Long Khánh, có nhi ều đồi đất tốt
cho trà và cà phê và cao nguyên Di Linh nằm ở phía nam Tây Nguyên, cao nguyên này
GVHD: Trịnh Duy Oánh


19

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

còn được gọi là cao nguyên trẻ. Ngoài cao nguyên badan còn có một cao nguyên khác đó
là kiểu cao nguyên đá vôi, lượng dòng chảy ngầm mạnh hơn lượng dòng chảy tràn trên
địa hình, điều đó tạo nên tính nhất quán của địa hình có nhiều hang động ngầm trong lòng
cao nguyên. Gần như mang bản chất của một sơn nguyên thì đúng hơn như: Cao nguyên
Đồng Văn (1600 – 1650m), cao nguyên Bắc Hà (1000 – 1500m). Cả hai cao nguyên này
điều có chế độ thủy văn ngầm là chủ yếu. Tiếp theo hai cao nguyên trên là các cao
nguyên có độ cao thấp hơn như Tà Phìn - Sìn Chải, Sơn La, Mộc Châu dưới 1000m.
Một kiểu địa hình cao nguyên cuối cùng được đề cập đến là: địa hình cao nguyên
hỗn hợp hơn nhiều loại đá, đây là loại hình thích hợp cho khai thác du lịch ở nước ta.
Tiêu biểu như cao nguyên Lâm Viên ở Đà Lạt (độ cao 1500m) Cao nguyên Lâm Viên có
cao độ trung bình 1.500 m, ngọn Lâm Viên cao nhất vùng 2.163m. Tỉnh Tuyên Đức và
thị xã Đà Lạt là nơi nghỉ mát và có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, các loại đá kết thành ở
đây là đá trầm tích cổ sinh và đá mắcma biến chất có tuổi rất trẻ. Cao nguyên còn xen kẻ
các ngọn đồi thoai thoải. Khoảng giữa sông Đà và biên giới Lào-Việt là một vùng núi và
cao nguyên xếp nếp, trải dài từ góc tây - bắc tỉnh Lai Châu xuống tới vùng châu thổ sông
Hồng, bao quanh nhiều khu lòng chảo là địa bàn sinh hoạt của đồng bào sắc Thái, nên
còn gọi là cao nguyên xứ Thái.
Do tính chất phân bậc của địa hình gây nên bởi các chu kì trong vận động tân kiến
tạo, trên đất nước ta hình thành nên một số cao nguyên. Các cao nguyên này có cấu tạo,
nguồn gốc và độ cao khác nhau nhưng vẫn có thể xếp chung một kiểu địa hình về đặc
điểm hình thái của nó. Đó là kiểu địa hình có độ cao khá lớn nhưng có bề mặt khá bằng
phẳng, lượn sóng hoặc có các dãy đồi ở trên các miền núi và ngăn cách với các vùng thấp
bởi các vách bậc địa hình. Ở nước ta thường gặp ba kiểu địa hình cao nguyên chính là các

cao nguyên đá vôi, cao nguyên badan và cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích,
macma và biến chất.
Kiểu địa hình cao nguyên đá vôi
Kiểu địa hình cao nguyên đá vôi rất điển hình ở vùng núi phía bắc và tây bắc nước ta.
Kiểu địa hình này có đặc điểm chung là có độ cao khá lớn nhưng có bề mặt khá bằng
phẳng, mạng lưới sông suối rất thưa thớt và rất hiếm nước, nhất là thời kì mùa khô.
Điển hình là cao nguyên đá vôi ở vùng núi tương đối cao mang tính chất sơn
nguyên là các cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai)

GVHD: Trịnh Duy Oánh

20

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

Cao nguyên Đồng Văn nằm ở vùng núi cao ở khu vực cực Bắc của nước ta, có độ
cao trung bình 1600 – 1650 m, chạy dài 40 km và chiều rộng 26 km đá vôi ở đây có màu
sáng và đen, có chứa nhiều hóa đá vi sinh vật. Do ảnh hưởng của tân kiến tạo, khu vực
này được nâng lên mạnh mẽ và có quá trình cácxtơ hiện đang trong giai đoạn trẻ lại.
Xung quanh cao nguyên Đồng Văn là những thành vách đá vôi dựng đứng cao 700 –
800m, có nơi tới 1000m. Mạng lưới thủy văn ở đây chủ yếu là sông suối ngầm, còn dòng
chảy trên mặt rất thiếu nước.
Cao nguyên Bắc Hà phần lớn được cấu tạo bởi đá vôi phân lớp màu sáng, một số
đá bị biến chất thành đá hoa, xen kẽ lớp đá phiến ở tuổi cambri. Cao nguyên Bắc Hà có
độ cao tương đố lớn, từ 1000 – 1500m, đỉnh núi cao nhất ở đây trên 1800m. Địa hình
vùng này có độ chia cắt sâu rất lớn, có nơi tới 100m, điển hình là hẻm vực sông Chảy ở
khu vực giữa Mường Khương và Bắc Hà.

Ở vùng núi Tây Bắc nước ta còn có một dải các cao nguyên chạy dài theo hướng
tây bắc - đông nam, có độ cao tương đối thấp dưới 1000m. Đó là các cao nguyên Tà
Phình – Sìn Chải là cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình 1000m. Đá vôi ở đây có màu
đen và sáng phân lớp và dạng khối, có tuổi Cacbon và cacbon – Pecmi. Trên bề mặt cao
nguyên Tà Phình – Sìn Chải là dải đá vôi nằm xen kẽ với các loại đá phiến, cát kết, cuội
kết và đá phun trào silit. Do đặc tính của địa hình đá vôi nên ở đây xuất hiện nhiều phễu
cácxtơ, địa hình chia cắt sâu và rất hiếm nước.
Cao nguyên đá vôi Sơn La có địa hình thấp hơn cả, độ cao trung bình chỉ khoảng
550 – 750m. Đá vôi ở đây phân lớp mỏng, có nhiều màu sắc tạo thành các dải nằm kẹp
giữa các đứt gãy và những dải đá trầm tích biến chất và macma xâm nhập.
Cao nguyên đá vôi Mộc Châu bao gồm các dải đá vôi lớn hơn và có địa hình
cacxtơ trẻ hơn. Mặt bằng của cao nguyên này có độ cao trung bình 1000 – 1100m, còn ở
bộ phận rìa cao nguyên có độ cao từ 600 – 1000m. Trên bề mặt cao nguyên xuất hiện
nhiều thung đá vôi bị bốc mòn để lộ ra các lớp đá trầm tích khác ở bên dưới. Cao nguyên
Mộc Châu còn có lớp phủ thổ nhưỡng khá dày là đất feralit có mùn và đất feralit đỏ sẫm
do đá vôi phân hóa, lớp phủ thực vật ở đây có rất nhiều cánh đồng cỏ tự nhiên rất xanh
tốt.
Kiểu địa hình cao nguyên badan
Địa hình cao nguyên badan khác với địa hình cao nguyên đá vôi còn có nét hiểm trở, các
cao nguyên badan có dáng hình mềm mại, bằng phẳng hơn và trên bề mặt cao nguyên.
GVHD: Trịnh Duy Oánh

21

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

Còn có nhiều di tích của hoạt động núi lửa như các miệng núi lửa, các hồ tròn. Các cao

nguyên badan được bao phủ chủ yếu bởi các lớp đá badan phun trào tuổi tân sinh đã được
phong hóa và trở thành loại đất đỏ badan rất phì nhiêu, rất thuận lợi cho sự phát triển các
cánh rừng tự nhiên cũng như cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
Các cao nguyên badan ở nước ta tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và rìa miền
Đông Nam Bộ. Các cao nguyên Kon Tum – Pleiku và cao nguyên Đắc Lắc là hai cao
nguyên badan rộng lớn nhất ở Tây nguyên có địa hình bằng phẳng và nằm ở độ cao 700 –
800m. Cao nguyên Mơ Nông và cao nguyên Di Linh ở phía nam Tây Nguyên có độ cao
trung bình 1000m và được bao phủ bởi lớp đất badan có tuổi trẻ hơn.
Các kiểu địa hình cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích macma và biến chất.
Thuộc kiểu địa hình này là các cao nguyên bóc mòn có độ cao khá lớn, tới 150m ở
phía bắc tỉnh Lâm Đồng. Trên bề mặt cao nguyên còn lộ ra các loại đá trầm tích tuổi cổ
sinh và các loại đá macma biến chất có tuổi trẻ hơn. Ở đây địa hình bằng phẳng xen kẽ
với các dãy đồi và ngọn đồi thoải tạo nên cảnh quan thiên nhiên rộng mở có nhiều phong
cảnh đẹp mà tiêu biểu là cao nguyên Lâm Viên Đà Lạt.
3.1.2. Địa hình đồng bằng bồi tụ
Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều
khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ
(lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km 2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Kông,
rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân
bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa)
đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km 2.
Theo nghiên cứu khoa học thì đồng bằng có đặc điểm nguồn gốc hoàn toàn trái
ngược với địa hình đồi núi mà chúng ta vừa nghiên cứu ở trang 10. Đồng bằng chiếm
diện tích ít hơn so với đồi núi nhưng đóng vai trò quan trọng trong địa hình Việt Nam.
Trong đồng bằng, tùy theo mức độ sụp võng mạnh hay yếu, tùy theo đặc điểm của
địa hình dẫn đến hình thành nhiều kiểu địa hình khác nhau. Chúng ta có hai loại địa hình
chủ yếu:
Địa hình tam giác châu (đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ)
Địa hình đồng bằng bào mòn – bồi tích (đồng bằng ven biển và đồng bằng Duyên
Hải Miền Trung)


GVHD: Trịnh Duy Oánh

22

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

Trong đó đồng bằng Bắc Bộ có diện tích khoảng 15000km2, địa hình bằng phẳng,
có hướng nghiêng dần ra biển theo hướng tây bắc – đông nam, được bồi đắp bởi hai hệ
thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình trên nền trầm tích đệ tứ rất dày. Các
đồng bằng ở nước ta đều tồn tại ảnh hưởng của biển qua tác động của thủy triều và nước
mặn. Từ Móng Cái đến Quảng Ngãi là dãy đồng bằng ven biển duyên hải Quảng Ninh,
đồng bằng được cấu tạo chủ yếu là đất phù sa cổ, tạo nên nhiều bậc thềm cao dải đồng
bằng này còn được kéo dài ra biển bằng các bãi triều. Đồng bằng càng hẹp thì các bậc
thềm càng chiếm tỷ lệ lớn và ngược lại đồng bằng càng rộng thì tỷ lệ bãi bồi phù sa càng
tăng, phía Bắc đồng bằng còn có đồi núi sót, phía Nam là các đồng bằng ô trũng như
đồng bằng Thanh Hóa, một đồng bằng mang tính chuyển tiếp từ châu thổ rộng lớn sang
đồng bằng nhỏ hẹp.
Châu thổ sông Hồng nhìn từ vệ tinh xem chi tiết: Đồng bằng sông Hồng là một vùng
hình tam giác, diện tích 3.000 km2, hơi nhỏ hơn nhưng lại đông dân hơn đồng bằng sông
Cửu Long. Thời trước đồng bằng là một vịnh nhỏ của vịnh Bắc Bộ, dần dần đồng bằng
được bồi đắp nhờ khối lượng phù sa lắng đọng khổng lồ của các con sông qua hàng nghìn
năm, mỗi năm nó lấn thêm ra biển khoảng một trăm mét. Sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh
Vân Nam ở Trung Quốc, dài khoảng 1.200km. Hai hợp lưu là sông Lô và sông Đà cùng
góp phần vào tổng lượng nước hàng năm ở mức cao trung bình lên tới 500 triệu mét khối
trên giây của nó. Con số này có thể tăng lên gấp 60 lần ở đỉnh điểm mùa mưa. Phía sau
toàn bộ vùng châu thổ là những vùng cao nguyên dốc, cao độ của vùng châu thổ chỉ hơn

ba mét so với mực nước biển, thậm chí đa phần là một mét hay còn thấp hơn. Vùng này
rất hay gặp tình trạng lũ lụt, ở một số nơi mức nước lụt cao tới 14 mét so với vùng nông
thôn xung quanh. Trong nhiều thế kỷ, việc phòng chống lũ lụt đã trở thành một công việc
gắn liền với văn hoá và kinh tế của vùng. Một hệ thống đê điều và kênh mương lớn đã
được xây dựng để chứa nước sông Hồng và để tưới tiêu cho vùng châu thổ giàu lúa gạo
này.
Đồng bằng sông Duyên Hải Miền Trung: chạy từ Thanh Hóa cho đến Bình Thuận.
Tất cả các đồng bằng duyên hải điều có đặc điểm chung, giống nhau, bắt nguồn từ một
lịch sử phát sinh thống nhất. Các đồng bằng này chủ yếu là mài mòn và bồi tích. Đồng
bằng Duyên Hải Miền Trung nhỏ hẹp và dốc hơn so với đồng bằng sông Hồng và sông
Cửu Long, càng ra phía biển, các bậc thềm biển cứ thấp dần 40m, 25 - 20m, 5 - 2m và
tuổi cũng trẻ dần, các cồn các dần dần được hình thành. Vì thế tính chất chung của dải
GVHD: Trịnh Duy Oánh

23

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

đồng bằng Duyên Hải Miền Trung là tính chất chân núi - ven biển như đồng bằng Quảng
Ninh, Quãng Bình, Khánh Hòa.
Đồng bằng Nam Bộ có diện tích khoảng 67.000 km 2 rộng hơn cả đồng bằng miền
Bắc và miền Trung cộng lại. Đồng bằng Nam Bộ có hai khu vực khác nhau rõ rệt đó là
đồng bằng Nam Bộ và Tây Nam Bộ, mà thành Phố Hồ Chí Minh là ranh giới phân chia.
Đồng bằng Đông Nam Bộ là đồng bằng phù sa cổ cao đến 100m và bán bình nguyên đất
đỏ bazan cao đến 200m, thuộc ba tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh đây là loại hình
đồng bằng cao duy nhất ở Việt Nam, không bị ngập nước.
Đồng bằng Tây Nam Bộ là một đồng bằng châu thổ rộng lớn độ cao trung bình cao

khoảng 2m, cách bờ biển 300km. Đồng bằng không có hệ thống đê ven sông như Bắc Bộ,
nước lũ tràn bờ và ngập nhiều vùng nhất là vào mùa mưa, có vùng không ngập do nước
bồi đắp cao từ lâu bao gồm chợ lớn Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng. Châu thổ sông Cửu Long là một vùng rất trẻ đang độ phát triển.
3.4. Địa hình Cacxtơ

Hình 8. Địa hình cacxtơ ở động Phong Nha (Quảng Bình)
(Nguồn: Google.com.vn)
Trong khu vực đồi núi nước ta, các kiểu địa hình Cácxtơ giữ một vị trí quan trọng,
chiếm gấn 1/6 diện tích nước ta (gần 50.000 km2). Địa hình cácxtơ rất phổ biến ở Bắc Bộ,
rồi đến Trung Bộ còn ở Nam Bộ địa hình này rất hiếm. Địa hình Cácxtơ ở Việt Nam phản
ánh rất rõ các điều kiện khí hậu và địa chất kiến tạo. Về cơ bản địa hình cácxtơ ở Việt
Nam cũng là một địa hình cácxtơ nhiệt đới ẩm già được vận động nâng lên của tân kiến
tạo làm trẻ lại ở những mức độ khác nhau.
GVHD: Trịnh Duy Oánh

24

SVTH: Nguyễn Thị Nhung


Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam

Tính chất nhiệt đới ẩm thể hiện ở cường độ cácxtơ hóa mạnh, tạo nhiều hang
động có những hang rất lớn, dài hàng cây số như động Phong Nha ở khối núi Kẻ Bàng Quãng Bình. Quá trình Cácxtơ nhiều khi phát triển ở giai đoạn chót làm lộ ra các nền đá
không hòa tan ở dưới, trên đó rải rác các tản đá vôi sót. Đó là kết quả hoạt động của
lượng nước mưa phong phú, nhất là nước mưa có chứa nhiều axit hữu cơ. Còn tính chất
già của địa hình cácxtơ được nói lên qua số lượng đông đảo và diện tích khá rộng lớn của
các thung cácxtơ và đồng cácxtơ. Trước khi vận động nâng lên tân kiến tạo, các vùng
cácxtơ đã ở cùng một giai đoạn phát triển. Về sau này tùy theo độ nâng lên của địa hình

mà các vùng cácxtơ nằm ở độ cao tuyệt đối khác nhau và trẻ lại ở mức độ khác nhau.
Tính chất trẻ được thể hiện ở việc ăn ngầm xuống sâu của nước đang tiến hành một quá
trình đục khoét mới trong tầng lớp đá vôi dày đã được nâng, bỏ lại trên mặt những di tích
của giai đoạn cácxtơ già cũ. Đó là tình hình của các cao nguyên hay sơn nguyên đá vôi ở
Việt Bắc, Tây Bắc mức độ trẻ lại càng lớn, nếu cường độ nâng lên của vận động tân kiến
tạo càng mạnh. Ngoài đá vôi, trong quá trình cácxtơ còn diễn ra đối với một số nham dễ
hòa tan khác như: Đôlomit, thạch cao và đá muối. Ở Việt Nam chỉ có đá vôi là phổ biến,
đôlomit, sét vôi, thạch cao không đáng kể và đá muối coi như không có. Tùy vào đặc
điểm cấu tạo thạch học của đá vôi, địa hình cácxtơ cũng có sự thay đổi. Đối với các đá
vôi tương đối thuần nhất, tàn tích có ít, ta có địa hình cácxtơ trơ trụi, nhiều vách đứng, đá
lộ rõ ràng. Nếu đá vôi có nhiều tạp chất không hòa tan, các tàn tích dày phủ kín các mảnh
đá vôi, khiến cho nhìn từ xa đồi, núi đá vôi có sườn giống như đồi sa diệp thạch. Tính
chất khan hiếm của nước trên mặt, các tản đá vôi lộ ra, rải rác chổ này chổ khác, đó là
những biểu hiện cho biết đó là khu vực cácxtơ phủ.
Chính sự thay đổi tính chất của quá trình cácxtơ do tuổi địa hình và đặc điểm
nham thạch là cơ sở để phân chia lớp địa hình Cácxtơ thành hai nhóm kiểu địa hình:
Nhóm một, là kiểu địa hình cácxtơ xâm thực hình thành tại các khu vực có xen kẽ
giữa nham không hòa tan và nham vôi.
Nhóm thứ hai, địa hình cácxtơ (hoặc cácxtơ trơ trụi hay cácxtơ phủ). Hình thành
tại các khu vực có nham đá vôi ít nhiều thuần nhất. Vận động thêm tập hợp các dạng
trung địa hình đá vôi cụ thể, gồm các dạng địa hình trên mặt (caren phiễu, hồ mất nước
hay cửa biển, thung lũng hay thung,đồng cácxtơ), các dạng ngầm (hang động, kênh) và
các dạng trung gian (giếng, vực), ta có thể phân biệt ra một số địa hình cácxtơ sau đây:

GVHD: Trịnh Duy Oánh

25

SVTH: Nguyễn Thị Nhung



×