ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRƯƠNG THỊ THẢO NGUYÊN
TƯ TƯỞNG VỀ DÂN TRONG NHO GIÁO TIÊN TẦN VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
( từ thế kỉ XI đến thế kỷ XV)
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRƯƠNG THỊ THẢO NGUYÊN
TƯ TƯỞNG VỀ DÂN TRONG NHO GIÁO TIÊN TẦN VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
( từ thế kỉ XI đến thế kỷ XV)
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số : 60 22 80
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH BÌNH
HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 8
7. Kết cấu của luận văn 8
B. PHẦN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA NHO
GIÁO TIÊN TẦN VỀ DÂN 9
1.1. Khái lược về một số tác phẩm của Nho giáo tiên Tần 9
1.2. Phạm trù dân trong Nho giáo tiên Tần 11
1.3. Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về vai trò của dân. 17
1.4. Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về thái độ và trách nhiệm của nhà
vua, người cầm quyền với dân 22
1.5. Những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của Nho giáo tiên Tần
về dân 37
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG VỀ DÂN TRONG NHO
GIÁO TIÊN TẦN ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG VIỆT NAM TỪ
THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XV. 41
2.1. Nho giáo trong bối cảnh xã hội Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV 41
2.2. Ảnh hưởng của tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần đối với tư
tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV dưới thời Lý-Trần. 49
2.3. Ảnh hưởng của tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần đối với tư
tưởng Việt Nam thế kỷ XV dưới thời Lê sơ 60
PHẦN KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
-1-
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo là học thuyết triết học, chính trị - xã hội, đạo đức lớn nhất ở
Trung Quốc và phương Đông thời cổ đại. Trong nội dung của Nho giáo, chứa
đựng nhiều học thuyết, nhiều tư tưởng, đề cập đến nhiều lĩnh vực, nhiều mặt
của đời sống xã hội và con người, trong đó có tư tưởng về dân. Không ít
những tư tưởng, quan niệm ấy cho đến ngày nay chúng ta cần kế thừa, phát
huy.
Nho giáo là một trong rất ít hình thái tư tưởng thời cổ đại ngay từ đầu
đã luôn quan tâm đến dân, đặc biệt là vai trò của dân. Đây là một trong những
tư tưởng có giá trị quan trọng vì Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo tiên Tần (hay
còn gọi là Nho giáo Khổng - Mạnh) - giai đoạn đầu tiên của Nho giáo Trung
Quốc đã nhận thấy được vai trò và sức mạnh to lớn của dân. Từ trước đến
nay, việc đánh giá Nho giáo cũng như tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên
Tần có nhiều ý kiến, nhận định khác nhau, dù về cơ bản là khá tương đồng. Vì
vậy, một trong những vấn đề lý luận cần thiết là cần phải nghiên cứu một cách
khách quan, toàn diện nội dung, tính chất và thực chất của tư tưởng ấy, để từ
đó, tìm ra nhứng giá trị tích cực và hạn chế của nó và qua đó, sẽ giúp ta có
thêm cơ sở để nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, đầy đủ hơn về Nho giáo nói
chung và Nho giáo tiên Tần nói riêng.
Theo nhiều tài liệu từ các nguồn sử học, văn học và các công trình
nghiên cứu khác, Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc thông
qua việc xác lập bộ máy xâm lược, cai trị và thông qua quá trình xâm lược và
việc thực hiện chính sách Hán hoá của nhiều vương triều phong kiến phương
Bắc ở nước ta. Tuy nhiên, khi giành được độc lập và thành lập nhà nước
phong kiến dân tộc thì Nho giáo lại trở thành công cụ cai trị xã hội của giai
cấp phong kiến Việt Nam. Từ chỗ là công cụ xâm lược, nô dịch của ngoại
xâm, và bắt buộc người Việt Nam phải tiếp nhận nó, thì đến lúc này và từ đó
-2-
trở đi, theo thời gian và yêu cầu phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam,
giai cấp phong kiến Việt Nam đã chủ động tiếp nhận Nho giáo và sử dụng nó
thành công cụ của chính mình trong việc xây dựng, củng cố và phát triển chế
độ phong kiến, trong việc xây dưng, phát triển đất nước về mọi mặt, trong
việc dựng nước và giữ nước. Vì vậy mà, Nho giáo đã tồn tại lâu dài, ảnh
hưởng và đóng vai trò quan trọng trong xã hội phong kiến Việt Nam, trong
nhiều tầng lớp người Việt Nam. Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã
hội và nhất là từ khi đóng vai trò là ý thức hệ và công cụ thống trị của các
triều đại phong kiến Việt Nam, Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều
lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và con người Việt Nam, đến quá trình
hình thành và phát triển của xã hội và chế độ phong kiến Việt Nam. Cũng
chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu, chẳng hạn như GS Nguyễn Tài Thư đã
khẳng định rằng, Nho giáo là một bộ phận cốt lõi của di sản truyền thống dân
tộc và theo chúng tôi, đã in đậm vào lịch sử, văn hoá dân tộc Việt.
Lịch sử phát triển của mỗi dân tộc và của loài người đã chứng minh
rằng, dân (nhân dân, quần chúng nhân dân) vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là
động lực phát triển của lịch sử. Do vậy, cũng là tất yếu, giai cấp, tầng lớp nào
trong lịch sử muốn giành được và duy trì được quyền thống trị cho mình và
của mình thì họ phải lôi kéo, tập hợp và lãnh đạo được quần chúng nhân dân
đi theo mình. Tuy nhiên trong thực tế, không phải giai cấp nào, nhà cầm
quyền nào trong mọi giai đoạn lịch sử đều ý thức được tính tất yếu ấy một
cách đầy đủ, đúng đắn. Trong xã hội có giai cấp, chỉ khi dân tộc bị xâm lăng,
địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị bị đe doạ, xâm hại và khi thật sự cần
đến dân vì những mục đích chính trị thì nhà cầm quyền (đại biểu cho địa vị
thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị) mới kêu gọi đến dân, khai thác tài
lực của dân và ý thức được vai trò của dân. Lịch sử cũng chỉ ra rằng, nếu
được dân tin, dân theo thì chính quyền được củng cố, xã tắc yên ổn. Còn nếu
dân không tin, không theo thì chính quyền sẽ đổ nát.
-3-
Trong xã hội phong kiến ở nhiều nước phương Đông ,tư tưởng về dân
của Nho giáo đã ảnh hưởng đến đường lối trị nước không chỉ ở Trung Quốc
mà còn nhiều nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo trong đó phải kể đến Việt
Nam. Trong lịch sử tư tưỏng Việt Nam, quan điểm về dân, đề cao vai trò quần
chúng nhân dân, xem quần chúng nhân dân là một trong những nhân tố có vai
trò to lớn đối với quá trình xây dựng và phát triển của dân tộc đã được phản
ánh, được biểu hiện trong tư tưởng và hành động của nhiều nhà tư tưởng, như
từ Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, v.v. Tư tưởng “lấy dân làm
gốc” không chỉ đã trở thành nội dung, mục tiêu chủ yếu mà còn là cơ sở, là
căn cứ để hình thành và triển khai đường lối cai trị, quản lý xã hội của các
triều đại phong kiến Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng và
phát triển đất nước về mọi mặt. Vấn đề này, đã được nhiều nhà tư tưởng đề
cập đến và nó đã trở thành nội dung của nhiều diễn đàn nghiên cứu, là đối
tượng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Ngày nay, việc phát huy tinh thần “ lấy
dân làm gốc” đã trở thành bài học quý giá cho Đảng và Nhà nước ta trong quá
trình lãnh đạo nhân dân ta thực hiện những mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc đánh giá đúng đắn vị trí và vai trò của dân
trong lịch sử, trong các diễn biến của lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng
đến sự tồn vong của mỗi triều đại và mỗi chế độ xã hội.
Do vậy, việc nghiên cứu “ Tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần và
ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam ( từ thế kỉ XI đến thế kỷ XV)” để
tìm ra mối liên hệ giữa tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần với quan niệm
về dân trong lịch sử tư tưởng nước ta (chủ yếu thông qua tư tưởng của các nhà
Nho Việt Nam) thời kỳ này là một việc làm có ý nghĩa trong thực tiễn nghiên
cứu khoa học.
Nghiên cứu về học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo nói chung và
tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần nói riêng đã có nhiều công trình khoa
học đề cập đến từ nhiều góc độ tiếp cận, với những nội dung, và phạm vi
-4-
nghiên cứu khác nhau, trong đó có không ít công trình đã được xuất bản. Kế
thừa những thành quả đã nghiên cứu trước đó và từ góc độ tiếp cận triết học,
chúng tôi chọn vấn đề: “ Tư tưởng về dân trong Nho giáo Tiên tần và ảnh
hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam ( từ thế kỉ XI đến thế kỷ XV)” làm
đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ Triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về tư tưởng chính trị- xã hội của Nho giáo trong đó có tư
tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần và ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng
Việt Nam, từ trước đến nay, đã có nhiều tác giả với nhiều công trình trong và
ngoài nước đề cập đến. Liên quan đến đề tài luận văn, có thể khái quát một số
công trình tiêu biểu của các tác giả sau đây:
1. Nguyễn Thanh Bình với cuốn “Học thuyết chính trị- xã hội của
Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam( từ thế kỉ XI đến nửa đâù thế kỉ
XIX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. Từ việc nhìn nhận Nho giáo với
tư cách là học thuyết chính trị - xã hội, tác giả đã trình bày một cách khái quát
những nội dung chủ yếu trong học thuyết ấy và ảnh hưởng, vai trò của Nho
giáo trong một số lĩnh vực chủ yếu của xã hội và con người Việt Nam trong
lịch sử, nhất là trong việc hoạch định đường lối cai trị và quản lý xã hội của
giai cấp phong kiến Việt Nam. Khi phân tích một số biện pháp chủ yếu trong
tư tưởng về đường lối đức trị của Nho giáo (mà theo tác giả là một trong
những nội dung chủ yếu trong học thuyết chính trị-xã hội của Nho giáo), tác
giả đã chỉ ra và phân tích quan niệm của Nho giáo, nhất là của Nho giáo tiên
Tần về vai trò của dân trong việc thực hiện đường lối đức trị. Trong cuốn sách
này, tác giả đã khắng định, Nho giáo luôn quan tâm đến dân, đặc biệt là vai
trò của dân. Tác giả còn cho rằng, theo các nhà Nho, có xác định được đầy đủ
vai trò của dân mới xác định được địa vị xã hội của họ và định ra thái độ trách
nhiệm của tầng lớp thống trị đối với họ [7, tr.71].
2. Quang Đạm trong tác phẩm Nho giáo xưa và nay (Nxb Văn hóa,
-5-
Hà Nội, 1994) đã phân tích khá sâu sắc các vấn đề, các khái niệm về dân, vai
trò của dân và một số nội dung trong tư tưởng thân dân của Nho giáo như
dưỡng dân, giáo dân, sử dụng người hiền tài.
3. Trần Trọng Kim với tác phẩm Nho giáo (Nxb Tp Hồ Chí Minh,
1992). Trong tác phẩm này, trên cơ sở nhìn nhận Nho giáo không chỉ là học
thuyết chính trị- xã hội, học thuyết đạo đức mà còn là học thuyết triết học, tác
giả đã trình bày nhiều phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo trong sự phát
triển của chúng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã bàn đến nhiều nội dung, khía
cạnh trong một số khái niệm về dân, vai trò của dân và một số nội dung trong
tư tưởng thân dân của Nho giáo. Đặc biệt trong tác phẩm này, tác giả hết sức
đề cao những giá trị của Nho giáo trong bối cảnh mà đa số người Việt Nam
lúc bấy giờ hồ nghi, xa lánh và ghét bỏ. Ngoài ra, tác giả còn viết một thiên
riêng về Nho giáo ở Việt Nam để trình bày khái quát và tóm tắt quá trình du
nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam.
4. Trong tác phẩm Đại cương lịch sử văn hoá Trung Quốc (do các
giáo sư Ngô Vĩnh Chính, Vương Miện Quý chủ biên) đã khẳng định tính nhân
văn, nhân bản của Nho giáo. Liên quan đến đề tài của luận văn, các tác giả đã
đánh giá, Nho giáo luôn xem dân là rường cột của xã tắc. Nhưng đồng thời,
các tác giả cũng phê phán Nho học thiên về tư tưởng bình quân, tích trữ, tiết
kiệm, điều đó cũng đã ít nhiều kìm hãm sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc
trong lịch sử. Các tác giả còn cho rằng, Nho học đề cao một cách phiến diện
việc giáo dục đạo đức nhân luân, coi thường người lao động chân tay và
không quan tâm đến việc dạy kĩ thuật lao động cho dân chúng.
5. Tập thể tác giả (Nguyễn Tài Thư chủ biên) trong cuốn Lịch sử tư
tưởng Việt Nam, tập1, (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993) đã phân tích sự
phát triển của tư tưỏng Việt Nam qua các thời kì (từ khi Nho giáo du nhập
vào Việt Nam đến cuối thế kỷ XVIII). Đặc biệt là từ chương VII đến chương
XIV, các tác giả đã trình bày một cách khái quát về Nho giáo và tình hình
-6-
chính trị- xã hội, văn hóa và tư tưởng thời Lý Trần và Lê Sơ. Bên cạnh đó các
tác giả cũng đã phân tích quan điểm của các nhà tư tưởng Việt Nam như Lý
Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.
6. Lê Sĩ Thắng (Chủ biên) với Nho giáo Việt Nam, (Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1991). Các tác giả đã bàn một cách khái quát về ảnh hưỏng và
vai trò của Nho giáo tại Việt Nam, trong đó đã chỉ ra được một số khác biệt
giữa Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo ở Việt Nam,về ảnh hưởng của Nho
giáo trong tiến trình lịch sử Việt Nam cũng như trong một số lĩnh vực văn
hóa, tư tưởng Việt Nam.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên đây, liên quan đến nội dung
đề tài luận văn còn có những công trình nghiên cứu khoa học khác như: Lịch
sử triết học Phương Đông ( gồm 5 tập) của Nguyễn Đăng Thục, Ảnh hưởng
của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay
(Nguyễn Tài Thư chủ biên) và một số luận án, luận văn đã được bảo vệ như:
Quan niệm về dân và tư tưởng thân dân trong “Luận ngữ”,”Mạnh Tử” của
Trần Quang Ánh, Tư tưởng Nhân chính qua các tác phẩm“Luận ngữ”,”Mạnh
Tử” của Hoàng Thị Bình, Một số nội dung cơ bản của Nho giáo Việt Nam
thời Trần của Vũ Văn Vinh, v.v.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã cho chúng ta nhìn nhận
đầy đủ và khách quan hơn trong tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần và
ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tuy nhiên, do phương
pháp tiếp cận và mục đích nghiên cứu ở mỗi công trình nghiên cứu trên là
khác nhau, căn cứ vào phạm vi, nội dung mà đề tài luận văn của chúng tôi đề
cập cho thấy, đến nay, chưa có công trình nào trình bày một cách có hệ thống
tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần và nhất là ảnh hưởng của nó đối với tư
tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV.
Kế thừa thành tựu khoa học của những công trình nghiên cứu đã công
bố, từ phương pháp tiếp cận triết học và lịch sử triết học, luận văn cố gắng tìm
-7-
hiểu, phân tích một số nội dung và những giá trị chủ yếu trong tư tưởng về
dân của các Nho giáo tiên Tần và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Việt Nam
từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, trong đó có một vài vấn đề mà những công trình
nghiên cứu còn bỏ ngỏ hoặc chưa được làm sáng tỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là thông qua việc trình bày và phân tích những
nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân, tác giả vạch rõ
những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng ấy và phạm vi ảnh hưởng
cùng những nhân tố quy định sự ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam
từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV.
Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, luận văn phân tích
một số nội dung sau:
- Trình bày những nội dung chủ yếu trong tư tưởng của Nho giáo tiên
Tần về dân.
- Những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng về dân của Nho giáo
tiên Tần.
- Trình bày và phân tích ảnh hưởng của tư tưởng về dân trong Nho giáo
tiên Tần đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Tư tưởng về dân trong Nho giáo
tiên Tần và ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến
thế kỷ XV.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: tập trung chủ yếu vào một số tác
phẩm của các nhà Nho tiên Tần và các nhà tư tưởng Việt Nam tiêu biểu (từ
thế kỷ XI đến thế kỷ XV) chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về xã hội, về con người và về lịch sử triết học.
-8-
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp biện
chứng duy vật trong việc nghiên cứu xã hội và con người, về lịch sử triết học
và lịch sử tư tưởng Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp phân tích- tổng hợp,
phương pháp logic- lịch sử, phương pháp quy nạp- diễn dịch, phương pháp
đối chiếu- so sánh trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách tương đối có hệ thống những nội dung chủ
yếu trong tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần và bước đầu luận giải
những yếu tố quy định ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ
thế kỷ XI đến thế kỷ XV.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
giảng dạy, nghiên cứu và học tập về Nho giáo, Nho giáo Việt Nam và lịch sử
tư tưởng Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,phần
Nội dung của luận văn gồm 2 chương, 8 tiết.
Chương 1: Một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng của Nho giáo tiên
Tần về dân, với 3 tiết.
Chương 2: Ảnh hưởng của tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần đối
với tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, với 3 tiết.
-9-
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG CỦA NHO
GIÁO TIÊN TẦN VỀ DÂN
1.1 Khái lược về một số tác phẩm của Nho giáo tiên Tần.
Trước hết, cần phải nói lại thêm rằng, Nho giáo tiên Tần (hay còn gọi là
Nho giáo Khổng – Mạnh, Nho giáo nguyên thủy) là giai đoạn đầu trong lịch
sử hình thành và phát triển Nho giáo Trung Quốc. Khổng Tử, Mạnh Tử và
Tuân Tử là những nhà tư tưởng tiêu biểu của Nho giáo tiền Tần. Nghiên cứu
tư tưởng của những đại biểu này cũng như Nho giáo tiên Tần (và cả Nho giáo
nói chung) chủ yếu dựa vào các tác phẩm Luận ngữ, Mạnh Tử và Tuân Tử
(trong đó sách Luận ngữ và sách Mạnh Tử được là những tác phẩm kinh điển
của Nho gia).
Luận ngữ là cuốn sách do các học trò của Khổng tử ghi chép lại và bàn
luận những lời nói, lời dạy của Khổng Tử với học trò (do vậy mà có nhiều
nhà nghiên cứu coi cuốn sách này là tác phẩm “tản văn chư tử”). Sách Luận
ngữ gồm 20 thiên, tổng cộng 192 chương. Luận ngữ là nguồn tư liệu phong
phú về cuộc đời và học thuyết của Khổng Tử, là bộ sách giáo dục sớm nhất ở
Trung Quốc (được chính thức dung làm sách giáo khoa từ thời nhà Đường).
Sách này có tầm ảnh hưởng sâu sắc, sâu rộng và lâu dài đối với xã hội và con
người Trung Quốc và nhiều nước đồng văn, trong đó có Việt Nam.
Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, mỗi thiên lại chia thành phần thượng và
phần hạ (đời sau gọi là chương cú thượng và chương cú hạ). Vì vậy, toàn bộ
cuốn sách gồm 14 chương cú. Trong Mạnh Tử liệt truyện, Tư Mã Thiên
khẳng định rằng, sách Mạnh Tử do Mạnh Tử viết. Như ông nói: “Lui về cùng
với Vạn Chương chi đồ tự Thi, Thư, thuật ý Khổng Tử, viết Mạnh Tử thất
thiên”. Và dù rằng, trong Mạnh Tử liệt truyện, Tư Mã Thiên nói Mạnh Tử là
học trò của Tử Tư (cháu nội Khổng Tử) và như lời của chính Mạnh Tử: “Tôi
-10-
không được làm môn đồ Khổng Tử, tôi tự học theo người” nhưng sách Mạnh
Tử là sự tiếp thu những tinh hoa trong sách Luận ngữ, là sự phát triển tư
tưởng của Khổng Tử (do vậy mà đời sau gọi ông là Á Thánh). Cũng như sách
Luận ngữ, sách Mạnh Tử có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến đời sống tinh thần,
đời sống chính trị, phong tục, tập quán của người dân Trung Quốc và các
nước đồng văn với Trung Quốc và chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
Nghiên cứu tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử nói riêng và Nho giáo tiên
Tần nói chung, có thể thông qua, tham khảo them 2 cuốn sách khác là Đại học
và Trung dung.
Theo lời thuật của Chu Hy (trong Tứ thư tập chú), Đại học và Trung
dung là hai thiên trong bộ Lễ ký được Chu Hy tách ra thành hai cuốn sách
riêng biệt, bỏ công chú giải (chú) và gom nhặt (tập) ý kiến chú giải của các
nhà Nho khác, đặc biệt là những chú giải của hai anh em họ Trình (Trình Hạo
và Trình Di) [40, tr.6].
Đại học là do Tăng Tử (Tăng Sâm – học trò của Khổng Tử) viết. Sách
này gồm 1 chương kinh văn ghi lại lời của Khổng Tử và 10 chương truyện là
lời Tăng Tử giải thích kinh văn (giải thích tư tưởng Khổng Tử). Theo Chu
Hy, sách Đại học là “cửa vào đức của người mới học”.
Trung dung là do Tử Tư (còn gọi là Khổng Cấp – cháu nội của Khổng
Tử ) viết. Cụ thể là, phần đầu của cuốn sách này gồm 20 chương kinh văn
(chép lại lời của Khổng Tử) và phần sau (gồm 13 chương) chép lại những chú
giải, giải thích lời kinh văn ( lời của Khổng Tử). Mặt khác, có một điểm dễ
nhận thấy rằng, giữa sách Trung dung và sách Mạnh Tử có nhiều điểm tương
đồng, thậm chí có nhiều đoạn trong hai sách ấy hoàn toàn giống nhau. Điều
đó cho thấy, giữa Tử Tư và Mạnh Tử, tư tưởng của hai ông có ảnh hưởng với
nhau. Sách Trung dung được xem là “tâm pháp truyền thụ của Khổng môn”,
vì rằng, ngoài ý nghĩa xâu xa, Tử Tư đã tiếp tục giải thích và phát tiển tư
tưởng của Khổng Tử là khuyên người ta “doãn chấp, quyết trung” (Thành
-11-
thực dốc lòng giữ trung đạo), “chấp lưỡng dụng trung” (cân nhắc hai đầu mối
mà dùng chỗ trung), tức là theo ông, mọi người nên tránh chỗ cực đoan,
không thái quá và cũng không bất cập (vì đều xa rời trung), mà nên luôn giữ
trạng thái hài hòa, cân bằng, vừa phải (trung dung).
Đại học và Trung dung chiếm địa vị rất cao, sánh ngang với Luận ngữ,
Mạnh Tử, hợp thành bộ Tứ thư. Dù vậy, như trên đã trình bày, xét về nội dung
và nguồn gốc ra đời, những tư tưởng trong Đại học và Trung dung về cơ bản
là khá “đồng, hợp” với tư tưởng trong sách Luận ngữ và sách Mạnh Tử. Do
vậy, trong luận văn này, chóng t«i chủ yếu dựa vào sách Luận ngữ, sách
Mạnh Tử và ngoài ra là sách Tuân Tử để trình bày tư tưởng của Nho giáo tiên
Tần về dân.
1.2 Phạm trù dân trong Nho giáo tiên Tần.
Trong các sách Luận ngữ, sách Mạnh Tử và sách Tuân Tử (những cuốn
sách được xem là kinh điển chủ yếu, thể hiện những nội dung chủ yếu của
Nho giáo tiên Tần) thì cho thấy, phạm trù dân (dân là ai, gồm những tầng lớp
nào) trong những cuốn sách này, chủ yếu được các nhà Nho đặt trong mối
quan hệ đối lập với tầng lớp khác - tầng lớp trị dân (gồm vua, quan). Cơ sở và
căn cứ chủ yếu để các nhà Nho tiên Tần phân biệt và chỉ ra sự khác nhau giữa
hai tầng lớp này là do sự khác nhau chủ yếu về đạo đức và tài trí, về địa vị và
vai trò xã hội của các tầng lớp này. Có thể khái quát một số nội dung cụ thể
trong quan niệm (phạm trù) về dân như sau:
Thứ nhất, theo các nhà Nho tiên Tần, phạm trù dân bao gồm nhiều giai
tầng khác nhau và về cơ bản, họ có cùng địa vị kinh tế, vai trò xã hội, là bộ
phận nhiều nhất trong dân cư, đối lập với giai cấp thống trị (hay tầng lớp cầm
quyền, cai trị gồm nhà vua và đội ngũ quan lại các cấp).
Thứ hai, theo quan niệm của các nhà Nho tiên Tần, dân là những người
bị sai khiến, bị điều khiển. Như trong sách Luận ngữ, Khổng tử đã từng nói,
đối với dân thì không nên giảng giải những điều vi diệu, cao siêu mà nên dạy
-12-
những điều để dễ sai khiến họ [85, tr.360]. Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử
luôn khẳng định, địa vị xã hội của người dân là những người nô lệ, bị trị, họ
luôn chịu sự sai khiến, cai trị của tầng lớp thống trị, do vậy, họ là tầng lớp đối
lập với giai cấp thống trị. Và với ý nghĩa này, trong các tác phẩm Luận ngữ,
Mạnh Tử và Tuân Tử dân có nhiều cách gọi khác nhau.
Vì dân được các nhà Nho tiên Tần xem là những người không có hoặc
hèn kém về đạo đức, về trí tuệ, lại là những người bị sai khiến, bị cai trị, cho
nên, dân được gọi là kẻ "tiểu nhân" và đối lập với người quân tử. Chữ "Tiểu
nhân" - ý chỉ người dân, được các nhà Nho tiên Tần nhắc đến trên ba mươi
lần, trong đó sách Luận ngữ chiếm nhiều hơn cả (khoảng hai mươi lần). Cách
gọi này chiếm tỷ lệ cao hơn so với cách gọi khác nhằm chỉ “dân” là người bị
điều khiển, bị thống trị. Trong cách nhìn và quan niệm của các của các nhà
Nho tiên Tần, dân với tên gọi là kẻ tiểu nhân là hạng người không có địa vị
và nhất là không có vai trò và sức mạnh to lớn như người quân tử. Như trong
sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: "Đức hạnh của người quân tử (người trị dân)
như gió, mà đức hạnh của dân như cỏ. Gió thổi thì cỏ tất rạp xuống" [46,
tr.205]. "Tiểu nhân" với tư cách là người bị trị không bao hàm "nho tiểu
nhân", tức là những kẻ sĩ thiếu tư cách đạo đức tuy họ có tri thức, có tài nghệ.
Muốn trở thành "nho quân tử", phải có đủ cả hai tiêu chí đó (đạo đức và tài
trí). Bởi vậy mà Khổng tử từng bảo Tử Hạ: "Anh nên làm nhà nho quân tử,
không nên làm nhà nho tiểu nhân"[46, tr.110].
Trong sách Luận ngữ, có đôi chỗ, theo Khổng Tử, sở dĩ dân là người bị
sai khiến, người bị điều khiển vì họ là kẻ "hạ ngu". "Hạ ngu" là chỉ tầng lớp
người hèn kém về trí tuệ, là hạng người không có tài trí, họ là những người
bất tiếu, đối lập với những người hiền, người trí, người quân tử. Sử dụng thuật
ngữ "hạ ngu" để chỉ người dân, đã cho thấy, Khổng Tử rất khinh miệt tầng lớp
dân đen, nô lệ trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Những kẻ "hạ ngu",
"khốn nhi bất học" và dẫu có học chăng nữa cũng không thể hiểu được đạo lý,
-13-
cho nên Khổng Tử nói: “những điều vi diệu cao siêu thì không nên giảng giải
cho họ”. Khổng Tử còn cho rằng, dân- kẻ hạ ngu là đối lập với bậc thượng trí
(là hạng người mà theo ông, sinh ra không cần học cũng đã biết). Sự đối lập
này, như Khổng Tử đã nói trong sách Luận ngữ: "chỉ có bậc thượng trí và kẻ
hạ ngu là không thay đổi" [46, tr.283].
Còn trong sách Mạnh Tử, ông gọi dân là kẻ "lao lực", tức là những người
lao động chân tay, là lực lượng sản xuất ra hầu hết của cải để duy trì sự tồn tại
của xã hội, của mỗi người và cho cả tầng lớp thống trị. Theo Mạnh Tử, dân
bao gồm ba hạng người: công, nông và thương, có trách nhiệm và nghĩa vụ
nuôi dưỡng người, phải chăm sóc kẻ “lao tâm” và phục vụ người cai trị. Kẻ
"lao lực" trong quan niệm của Mạnh Tử, cũng giống như Khổng Tử, thực chất
là những người thiếu đạo đức và trí tuệ, thuộc tứ dân bách tính tầm thường,
trong đó chủ yếu là người nông dân của xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Theo
sự lý giải của Mạnh Tử thì, trong xã hội bao giỡ cũng "có người làm việc
bằng tâm trí; có kẻ làm việc bằng tay chân. Người làm việc bằng tâm trí thì
cai trị dân chúng; kẻ làm việc bằng tay chân thì chịu quyền điều khiển, sai
khiến. Kẻ chịu quyền điều khiển có phận sự cung cấp cho tầng lớp cai trị dân
chúng được dân chúng phụng dưỡng. Đó là lẽ thông thường trong thiên hạ
vậy." [55, tr.167]. Quan hệ giữa “lao tâm” và “lao lực” ở đây không chỉ là
quan hệ tương tác giữa hai hình thức lao động trong xã hội, mà chủ yếu là
quan hệ giữa tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị (dân) và Mạnh Tử xem quan
hệ đó là lẽ đương nhiên. Do hạn chế lịch sử và lập trường giai cấp, cho nên
Mạnh Tử chưa thể nhận thức được nguyên nhân kinh tế sâu xa đã tạo nên sự
đối lập giữa "lao tâm" và "lao lực", mà ông chỉ dừng lại cách nhìn trực quan,
để rồi xem "đó là lẽ thông thường trong thiên hạ vậy". Sự phân biệt giữa "lao
tâm" và " lao lực", phân biệt sự khác nhau, đối lập nhau về địa vị của hai loại
người đó, thể hiện rõ ràng là tư tưởng xem thường người "lao lực", người lao
động chân tay của Mạnh Tử nói riêng và Nho giáo tiên Tần nói chung.
-14-
Ngoài ra, người bị sai khiến (dân) có lúc được Khổng Tử, Mạnh Tử gọi
là kẻ "thứ dân", "hạ dân", "dã dân". Đây là những người dân thường trong xã
hội, họ là những người lao động bình thường. Cách gọi này ít nhiều có sự
phân biệt đẳng cấp trong tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử, nhưng cũng phản
ánh đúng địa vị của người dân trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. “Dân”
theo các tên gọi này xuất hiện trên hai mươi lần trong các sách Luận ngữ ,
Mạnh Tử và Tuân Tử, nhưng chủ yếu là trong sách Mạnh Tử. Điều đó chứng
tỏ rằng, quan niệm về dân của Mạnh Tử và Tuân Tử có xu hướng tiến bộ hơn
Khổng Tử.
Cũng trong sách Mạnh Tử, Mạnh Tử còn gọi người bị sai khiến, bị điều
khiển là kẻ "lê dân" (dân đen), "xích tử" (con đỏ). Trong phần Thượng Mạnh
Tử của sách Mạnh Tử, có chép: "Bực quốc trưởng, nhà cầm quyền lo liệu cho
dân, cũng như mẹ giữ gìn con đỏ. Câu ấy có ý nghĩa gì. Chi này hiểu như vầy:
Chúng ta phải thương tất cả mọi người như nhau, không phân hơn
kém.Nhưng cha mẹ bà con là những người ở gần bên ta, cho nên ta phải thi
thố sự thương yêu trước hơn những kẻ khác mà thôi " [55, tr.177]. Cách gọi
dân theo ý nghĩa này, ít nhiều thể hiện sự thương cảm và chứa đựng yếu tố
nhân đạo của Mạnh Tử đối với người dân đen cơ cực ở đáy cùng trong xã hội
Trung Hoa lúc bấy giờ.
Như vậy, ở nội dung thứ hai trong quan niệm về dân của Nho giáo tiên
Tần, phạm trù dân với tư cách là người bị trị được gọi là kẻ" tiểu nhân", "hạ
ngu", "hạ dân", "lao lực, "xích tử", "lê dân"…được hiểu là: Họ đều là người bị
sai khiến, bị điều khiển, có địa vị kinh tế, chính trị, xã hội thấp hèn và được
đặt, được nhìn nhận trong sự đối lập với người quân tử, bậc thượng trí, người
lao tâm, người cai trị.
Thứ ba, trong phạm trù “dân”, dân còn được các nhà Nho tiên Tần đề cập
đến với tư cách là những người không làm quan, không có địa vị gì trong bộ
máy thống trị. Theo ý nghĩa này thì, dân không bao gồm vua và tầng lớp quan
-15-
lại ở trong xã hội phong kiến Trung Quốc đương thời và cũng không theo tinh
thần như trong sách Kinh Thi đã viết: “Đất đai thần dân dưới gầm trời này
không ở đâu không phải là của nhà Vua”. Theo đó, dân là những người không
làm quan bao gồm cả những hào dân, tức là tầng lớp người tuy có địa vị và
vai trò kinh tế, cũng có thể xuất thân từ tầng lớp phong kiến, nhưng không có
địa vị và vai trò gì trong bộ máy thống trị, cầm quyền. Trong xã hội, có thể có
người trong tầng lớp này đã từng làm quan, hoặc chưa có cơ hội làm quan.
Khi đắc chí thì họ ra làm quan, ban ân trạch cho dân, khi không đắc chí thì họ
từ quan để thành dân. Loại “dân” đặc biệt này như trong sách Mạnh Tử, Mạnh
Tử đã từng nói: " Lúc nên làm quan thì làm quan, lúc nên bỏ chức thì bỏ
chức, cần làm quan lâu thì làm quan lâu, cần ra đi gấp thì ra đi gấp. Đó là
hạnh của đức Khổng Tử vậy" [55, tr.95].
Dân không chỉ là những hào dân không làm quan mà còn là những
dật dân ẩn sỹ, từ bỏ công danh, phú quí để làm một người dân bình
thường. Đó là: "Bá Di, Thúc Tề, Ngu Trọng, Di Dật, Chu Trương, Liễu
Hạ Huệ, Thiếu Liên" [46, tr.305] được Khổng Tử nói tới trong sách Luận
ngữ. Những người ẩn sỹ này tuy làm một người dân bình thường nhưng
họ không nản chí mà vẫn "bền chí tu nhân", vẫn "đem thân mai một với
đạo lý", chờ khi gặp "cơn hiển đạt" thì đem “thân mình giúp cho thiên hạ
đều trở thành lương thiện".
Đề cập đến loại dân khá đặc biệt này, trong sách Mạnh Tử, Mạnh Mử đã
nêu một số nguyên nhân khiến họ từ quan lui về ở ẩn. Một là, do xã hội loạn
lạc nên họ từ quan làm dân: "Trong khi thiên hạ có đạo, tức là khi nơi nơi đều
được an ninh trật tự, người quân tử nên ra làm quan, đem Đạo lý mà thi hành
cho đến lúc lìa bỏ thân xác mới thôi. Trong khi thiên hạ vô đạo, tức là khi
chốn chốn đều phải rối rắm loạn lạc, người quân tử nên ẩn dật" [56, tr.251].
Hai là, như Mạnh Tử cho rằng: “Lúc cùng chẳng mất nghĩa, nhân đó kẻ sĩ giữ
được cái tiết tháo trong sạch của mình. Lúc đạt, chẳng rời đạo, nhơn đó dân
-16-
chúng trông cậy được mình mà chẳng thất vọng. Người xưa, khi đắc chí mà
làm quan thì ban bố ân trạch cho nhân dân. Khi chẳng đắc chí mà ở ẩn, thì
bền trí tu thân do đắc chí làm cho danh tiếng mình tỏ rạng với đời”.
[56,tr.223].
Như vậy, với ý nghĩa dân là những người không làm quan, không có địa
vị gì trong bộ máy thống trị, bao gồm nhiều giai tầng khác nhau, có địa vị
kinh tế xã hội khác nhau, nhưng họ hợp thành mặt đối lập với vua và tầng lớp
quan lại trong bộ máy thống trị.
Thứ tư, phạm trù dân còn cần được các nhà Nho tiền Tần dùng để chỉ bề
tôi tức thần dân trăm họ trong thiên hạ đối lập với nhà vua. Theo ý nghĩa này,
dân bao gồm cả thần và dân, quan và dân, là trăm họ, là cả thiên hạ đối lập
với vua, và chỉ có nhà vua là không thuộc phạm trù dân.
Dân với ý nghĩa là “thần dân”( gồm thần và dân) trước đó đã được đề cập
trong sách Kinh Thi và thường được Khổng Tử Mạnh Tử gọi là "bá tính" , là
"thiên hạ", tức là tất muôn dân, trăm họ sống trong cõi trời đất này. Dân với ý
nghĩa là thần dân trăm họ lại có lúc được hai ông gọi là "chúng dân", "dân
chúng", có khi Mạnh Tử gọi là "quốc nhân" (dân chúng toàn quốc) . Đặc biệt
lần đầu tiên trong lịch sử, Mạnh Tử đã sử dụng từ "nhân dân" để chỉ dân là
thần dân trăm họ. Như Mạnh Tử nói rõ trong sách Mạnh Tử: " Một vị vua chư
hầu nên quý trọng ba việc này: Thổ địa, nhơn dân và chính sự. Nếu chê ba
điều ấy mà quý trọng châu ngọc, ắt thân mình phải vướng lấy tai ương" [56,
tr.270]. Điều đó có nghĩa là, theo ông, trong phép trị nước, vua chư hầu nên
quý ba việc: thổ địa, nhân dân và chính sự, đặc biệt là cần coi trọng và quan
tâm đến lòng dân, lòng tin của nhân dân.
Tuy vậy cũng phải lưu ý rằng, mặc dù ở nội dung này, phạm trù dân bao
gồm cả thần dân trăm họ nhưng trong luận điểm của Mạnh Tử: "dân vi quý,
xã tắc thứ chi, quân vi khinh", thì dân ở đây được Mạnh Tử quan niệm chỉ là
những người dân nào nghe, nói và làm theo sự sai khiến, điều khiển, giáo hóa
-17-
của nhà vua, kẻ thống trị mà thôi. Do vậy, dân với ý nghĩa là thần dân trăm họ
được thể hiện và xuất hiện trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần là chỉ
trong những hoàn cảnh, điều kiện, nhất định cụ thể.
Như vậy, ở ý nghĩa thứ tư (phương diện thứ tư), phạm trù dân trong quan
niệm của các nhà Nho tiên Tần không chỉ là những người bị sai khiến, những
người không làm quan, là thần dân trăm họ, mà dân còn là người dân nói
chung. Có thể nói rằng, với ý nghĩa này, trong phạm trù “dân”, dân được các
nhà Nho tiên Tần hiểu rộng hơn so với các quan niệm trên, bỏi vì dân theo ý
nghĩa này, bao hàm tất cả mọi người sống trong thiên hạ.
Tóm lại, phạm trù “dân” trong Nho giáo tiên Tần bao gồm nhiều ý nghĩa,
được nhìn nhận từ nhiều phương diện khác nhau, gồm nhiều giai cấp, giai
tầng ít nhiều có sự khác nhau về địa vị kinh tế, xã hội, nghề nghiệp, thành
phần xuất thân (dù rằng, sự khác nhau này là không cơ bản), là bộ phận chiếm
hầu hết trong dân cư, đối lập với giai cấp thống trị . Phạm trù dân bao hàm
nhiều ý nghĩa, bởi vì:
Một là: dân không bao gồm tập đoàn thống trị thi hành chính sách chống
laị dân. Trong suốt thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, tập đoàn thống trị chống
lại dân thường thay đổi theo hoàn cảnh. Vì vậy mà nội hàm của phạm trù dân
cũng thay đổi theo.
Hai là: Phạm trù dân luôn được bổ sung, thay đổi, hoàn thiện dần.
Dân bao gồm nhiều ý nghĩa như đã trình bày, nhưng trong đó, dân với ý
nghĩa là người hèn kém về mặt đạo đức và tài trí, là những người bị cai trị, bị
sai khiến, người bị điều khiển, là đối tượng cua giáo dục, giáo hóa được các
nhà Nho tiên Tần nhắc tới nhiều nhất.
1.3 Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về vai trò của dân
Từ việc xác định dân là ai, là người như thế nào, các nhà Nho tiên Tần
đã đi đến quan niệm về vai trò của dân. Trước thực trạng hết sức rối loạn của
xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc và trước những diễn biến của
-18-
lịch sử, trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần, dân có vai trò hết sức quan
trọng. Khi đề cập đến vai trò của dân, từ trong các sách Luận ngữ, Mạnh Tử
và Tuân Tử cho thấy, các nhà Nho tiên Tần đã trình bày khá hệ thống và rõ
nét hơn các học thuyết khác. Và mặc dù các nhà Nho đều cho rằng, dân là
hạng người (tầng lớp người) hèn kém về đạo đức và tài trí, dù họ được gọi
bằng những tên gọi khác nhau như tiểu nhân, dã nhân, thứ dân, xích đỏ, v.v…
thế nào đi chăng nữa, thì trong quan niệm của các nhà Nho tiên Tần, dân có
một số vai trò chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Dân là một lực lượng to lớn trong xã hội, là lực lượng chủ yếu
trong việc sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lực lượng mà các nhà Nho
tiên Tần gọi là “lao lực”.
Chính nhận thức được vai trò to lớn này của người dân và nhằm làm cho
người dân mãi mãi có vai trò và luôn phát huy vai trò này mà không phải
ngẫu nhiên, các nhà Nho tiên Tần luôn khuyên nhà vua, người cầm quyền
phải quan tâm đến đời sống vật chất, đến những nhu cầu tối thiểu, thiết thực,
trực tiếp của người dân. Chẳng hạn, các nhà Nho yêu cầu nhà vua phải dạy
dân, khuyến khích dân cày cấy, trồng dâu, dệt vải; với Khổng Tử thì, nhà vua
phải giúp dân làm giàu; còn Mạnh Tử nói rõ: “Bởi vậy cho nên đấng minh
quân chế định điền sản mà chia cho dân cày cấy, cốt khiến cho họ trên đủ
phụng dưỡng cha mẹ, dưới đủ nuôii nấng vợ con, nhằm năm trúng mùa thì
mãi mãi no đủ, phải năm thất gặt thì khỏi nạn chết đói. Được vậy rồi, nhà vua
mới khiến dân làm thiện. Tự nhiên họ sẽ theo điều thiện một cách dễ dàng"
[55, tr.37].
Như tiết 1.2 đã trình bày, dân là tầng lớp "lao lực" tức là làm việc mệt
nhọc bằng sức lực chân tay để tạo ra của cải vật chất không chỉ cho chính họ,
gia đình họ mà cho cả tầng lớp "lao tâm" cai trị người . Không chỉ có vai trò
như vậy, mà theo các nhà Nho tiên Tần, sự tồn tại của tầng lớp lao lực này
còn là tất yếu, là phù hợp, với yêu cầu, đòi hỏi của nhà vua, của người cầm
-19-
quyền. Theo đó, sự tồn tại của tầng lớp này còn ảnh hưởng (và ở mức độ nào
đó) chi phối địa vị chính trị, sự tồn tại về mặt chính trị của nhà vua, người
cầm quyền. Như Mạnh Tử đã nói: "Vì thế người xưa mới nói rằng có người
lao tâm, có kẻ lao lực. Người lao tâm cai trị người, kẻ lao lực bị người cai trị.
Kẻ bị cai trị phải nuôi người, người cai trị được người nuôi dưỡng. Đó là lẽ
thông thường trong thiên hạ vậy" [40, tr 948]. Về vấn đề này, Tuân Tử chỉ rõ
them, dân là một lực lượng to lớn trong xã hội có vai trò nhất định đối với sự
tồn tại của nhà vua và sự nghiệp chính trị của nhà vua, người cầm quyền. Như
Tuân Tử đã nói: " Vị nhân chủ muốn mạnh, vững và yên vui thì không gì
bằng quay về cầu ở nơi dân, muốn dân quý phụ mình thì không gì bằng quay
về cầu ở nơi chính sự" [47, tr 86]. Có nghĩa là, trong quan niệm của Tuân Tử,
ông luôn đề cao vai trò và sức mạnh của nhân dân, vì theo ông, nhà vua muốn
địa vị của mình thêm mạnh, muốn ngai vàng của mình bền vững thì phải biết
dựa vào dân. Bởi vì dân không chỉ do trời sinh ra mà điều cơ bản, họ là bộ
phận to lớn trong xã hội, là đối tượng của cai trị, nếu không có họ thì nhà vua,
kẻ thống trị cũng không thể tồn tại với tư cách là nhà vua, là kẻ thống trị
được.
Như vậy, trong quan niệm của các nhà Nho tiên Tần, người dân, tức là
người "lao lực" có vai trò to lớn trong lĩnh vực kinh tế, đó là những người sản
xuất ra của cải, lương thực để nuôi sống cả xã hội, là người góp phần vào
việc duy trì sự tồn tại của xã hội, của vua, của đội ngũ quan lại.
Thứ hai: Dân là gốc nước, là nền tảng, là cơ sở xã hội của nền chính trị.
Các nhà Nho tiên Tần đều coi dân là “gốc” (dân vi bản – Khổng Tử), là gốc
nước (dân vi bang bản - Mạnh Tử). Coi dân là gốc, là gốc nước, bởi theo họ,
dân là một bộ phận to lớn trong xã hội, là đối tượng của cai trị, không có họ
thì cũng không tồn tại mặt đối lặp - đó là giai cấp thống trị. Vì vậy mà cũng
tất yếu, như Mạnh Tử khẳng định, không có dân thì không có nước, không
có vua. Họ không chỉ là những người nuôi dưỡng, phụng dưỡng mà còn là
-20-
lực lượng bảo vệ nhà vua, người cai trị và chế độ chính trị (mà nhà vua là
người đứng đầu cái chế độ ấy).
Do nhận rõ vai trò, sức mạnh của dân đối với nước, đối với nền chính
triu, vì vậy mà, các nhà Nho tiên Tần đều khuyên nhà vua hãy coi dân quý
trọng hơn xã tắc và nhà vua (Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh) [85,
tr.758]. Cũng từ quan niệm này mà các nhà Nho tiên Tần đều cho rằng, sự
tồn vong của một triều đại, sự thịnh suy của một chế độ phụ thuộc vào việc
nhà vua có giữ được dân, vào việc dân có tin, có nghe và làm theo hay
không. Theo đó, nếu dân tin, dân theo, dân ủng hộ thì nhà vua, triều đại,
chế độ sẽ đứng vững và phát triển. Còn ngược lại, nếu dân không tin,
không theo, bỏ đi nơi khác hoặc nổi loạn thì triều đại tất sẽ đổ nát, sự
nghiệp chính trị của nhà vua sẽ sụp đổ [85, tr.425]. Như trong sách Luận
ngữ; Khổng Tử khẳng định, dân mà không tin thì nước không đứng được.
Phát triển và làm rõ quan điểm này của Khổng Tử, trong sách Mạnh Tử,
Mạnh Tử đã nêu lên một tư tưởng rất mới lạ so với thời đại của ông: "Kiệt và
Trụ mất thiên hạ tức mất ngôi thiên tử, ấy vì mất dân chúng. Mất dân chúng,
ấy vì mất lòng dân. Muốn được thiên hạ, có một phương pháp nên theo: Hễ
được lòng dân, tự nhiên sẽ được dân chúng. Muốn được dân chúng, có một
phương pháp nên theo: dân muốn việc gì nhà cầm quyền nên cung cấp cho
họ, dân ghét việc gì nhà cầm quyền đừng thi thố cho họ" [56,tr 19].
Như vậy, có thể nói rằng, theo quan điểm của Nho giáo tiên Tần thì vai
trò của dân và dân tín (lòng tin của dân) góp phần tạo nên sức mạnh vật chất
to lớn, có ý nghĩa chính trị nhất định đến sự tồn vong, thịnh suy của các triều
đại phong kiến.
Vì dân, lòng tin của dân có vai trò như vậy, cho nên dân không chỉ là
gốc, là gốc nước mà họ còn là quý như Mạnh Tử nói: "Dân vi quý, xã tắc thứ
chi, quân vi khinh" [85, tr.758] (dân là đáng quý nhất, rồi mới đến xã tắc sơn
hà, sau cùng mới là ngôi vua). Mạnh Tử đưa ra lời khẳng định này là theo
-21-
ông, sở dĩ có dân thì mới có nước, có nước thì mới có vua. Theo đó, nếu được
dân thì được tất cả, mất dân thì mất tất cả và nếu được dân ủng hộ, dân giúp
đỡ thì mới giữ được nước, mới làm được thiên tử, còn nếu chỉ được lòng
thiên tử thì chỉ làm vua chư hầu và nếu được vua hầu tin dùng thì chỉ có thể
làm quan đại phu [85, tr.758].
Cũng như Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử luôn coi vai trò của dân có ý
nghĩa quyết định đến tính mạng và sự nghiệp chính trị của nhà vua cũng như
sự thành bại, sự thịnh trị của nền chính trị. Như Tuân Tử khẳng định: "Vua là
thuyền - Dân là nước, nước có thể chở thuyền, nước có thể lật thuyền" [47, tr.
121]. Câu nói này của Tuân Tử đã trở thành câu nói bất hủ được người đời
lưu truyền đến thế hệ sau. Mặc dù đề cao vai trò của nhà vua, người cầm
quyền và người quân tử, nhưng Tuân Tử vẫn chú trọng đến vai trò của dân
trong việc ổn định xã hội. Khi ông ví hình ảnh của vua và dân như hình ảnh
"thuyền" và "nước" là ông muốn nói đến mối quan hệ chặt chẽ, không thể
tách rời, không thể thiếu giữa vua và dân. Ở đây, mối quan hệ giữa thuyền -
nước và vua - dân thể hiện mối quan hệ biện chứng: "Thuyền" chỉ được hiểu
theo đúng nghĩa của nó khi đặt trong mối quan hệ với nước, cũng như "vua"
được gọi là vua vì nhà vua là người cai trị đất nước. Nhưng phải có "dân"
mới cần thiết lập ra ngôi vua, mới duy trì được sự bền vững ngôi vua. Vì vậy
theo ông, nếu một vị vua mà không giữ được dân, không được lòng dân chúng
thì xã tắc cũng không yên bình được.
Tóm lại, chính vì nhận thức và chỉ ra vai trò của dân to lớn như vậy mà
các nhà Nho tiên Tần đều đã được chủ trương và đòi hỏi nhà vua phải giữ
được dân, phải được dân tin. Và theo nhà Nho, có như vậy, nhà vua mới giữ
được thiên hạ và giữ được ngôi vị của mình, triều đại và chế độ chính trị mới
tồn tại và phát triển.
-22-
1.4. Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về thái độ và trách nhiệm của nhà
vua, người cầm quyền đối với dân.
Trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo tiên Tần, theo các nhà
Nho, điều quan trọng nhất và có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh chính trị
của nhà vua,người cầm quyền và đối với sự tồn vong của chế độ chính trị là
phải nắm, phải giữ được dân để dân mãi mãi là kẻ bị thống trị. Nhưng để thực
hiện được mục đích này, thì theo các nhà Nho tiên Tần, nhà vua, người cầm
quyền phải được lòng dân, được dân tin. Được lòng dân, được dân tin, đến
lượt nó, lại trở thành cơ sở, là căn cứ để các nhà Nho đưa ra những đề xuất về
thái độ, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà vua, người cầm quyền đối với dân.
Có thể khái quát từ nội dung của những đề xuất ấy thành hai chính sách:
“Dưỡng dân” và “Giáo dân”.
Thứ nhất: Chính sách dưỡng dân. Dưỡng dân là khái niệm của nhà Nho
chỉ rõ trách nhiệm của nhà vua, người cầm quyền đối với dân là phải chăm
sóc dân, nuôi dưỡng dân, bảo vệ dân (bảo dân).
Nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất trong chính sách dưỡng dân, theo các
nhà Nho là, nhà vua và người cầm quyền phải luôn quan tâm, luôn chăm lo
đời sống vật chất tối thiểu nhưng thiết thân của dân để dân không bị chết đói,
chết rét, đủ điều kiện để như Mạnh Tử nói: “trên đủ phụng dưỡng cha mẹ,
dưới đủ nuôi vợ con” [40, tr.758]. Muốn được như vậy, nhiệm vụ của nhà vua
là phải giúp dân làm giàu, phải làm cho dân có tài sản riêng và ổn định (hằng
sản), phải "quy định điền sản cho dân, dạy dân biết trồng trọt, chăn nuôi,
hướng dẫn vợ con, khiến họ phụng dưỡng những người già trong gia đình"
[40, tr.1038], sai khiến dân điều gì cũng không được trái thời vụ, mùa màng
của dân (bất đoạt nông thời) đồng thời phải giảm thuế khoá và những đóng
góp khác của dân, lấy dân phải có hạn [85, tr. 686, 687], tức là phải cho dân
trong thiên hạ được an cư, lạc nghiệp. Có như vậy, theo các nhà Nho, nền