Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

LUẬN văn sư PHẠM địa đặc điểm tài NGUYÊN đất và vấn đề cải tạo đất TRONG sản XUẤT NÔNG NGHIỆP ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 51 trang )

ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

TRƯỜNG ĐAỊ HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆN

ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI
TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Ths: LÊ THÀNH NGHỀ

Cần thơ, tháng 4 năm 2011

Trang 1


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

LỜI CẢM ƠN
Vậy là bốn năm rèn luyện, học tập trên giảng đường đại học cũng kết thúc. Đây
cũng là lúc mà mỗi sinh viên sẽ chọn để hoạt động nghiên cứu một đề tài khoa học về
chuyên ngành của mình. Tuy nhiên, trong đại dương mênh mông, kiến thức của bản
thân mỗi sinh viên nói chung và riêng tôi, việc nghiên cứu sẽ gặp rất nhiều khó khăn,
thiếu sót nếu như không có sự quan tâm tận tình giúp đỡ của quí thầy cô, sự đóng góp


của bạn bè cùng với nhiều sự giúp đỡ khác.
Để hoàn thành được bài luận văn này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân chân thành
đến bộ môn Địa Lí thuộc khoa Sư Phạm của trường Đại Học Cần Thơ. Nơi đã cho tôi
một môi trường rèn luyện và học tập thật tốt với những trang thiết bị hiện đại và đầy
đủ, nhất là ở đó có những tấm lòng của thầy cô hết lòng yêu thương, chỉ bảo và dìu dắt
mỗi người chúng tôi từ những kiến thức cơ bản đến tác phong làm việc, sự độc lập
nghiên cứu, sáng tạo của bản thân và tinh thần hợp tác chia sẻ. Bộ môn và thầy cô đã
rèn luyện cho tôi đạo đức của một người công dân tốt, đạo đức nghề nghiệp của một
nhà giáo tương lai.
Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời tri ân đặc biệt đến thầy Lê Thành Nghề, người
đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu này, mặc dù thầy và trò chưa làm
việc với nhau nhiều, nhưng với tấm lòng của một nhà giáo tâm huyết với nghề, với trò,
thầy đã chỉ bảo cho tôi những sai lầm, thiếu sót trong bài viết, để bài viết được hoàn
thiện hơn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp sư phạm Địa Lí K33, những người đã
luôn đồng hành cùng tôi trong suốt bốn năm vừa qua, dù vui, dù buồn các bạn luôn
quan tâm đến tôi, và trong bài nghiên cứu này, các bạn đã tận tình giúp đõ và đóng góp
cho tôi.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn nhà xuất bản, nhà phát hành và những tác giả đã cho tôi
một số tài liệu quí báu cho bản thân tôi, đồng thời cũng bổ sung thêm những lỗ hổng
kiến thức trong tri thức của mình để tôi có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọ đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Phương pháp luận.
PHẦN PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐBSCL
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NỘI DUNG
Chương I: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG (ĐBSCL). ..........................................................................Trang 13
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐBSCL .......................................................Trang 13
1.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................Trang 13
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................Trang 14
1.1.2.1. Địa chất và địa hình ...........................................................Trang 14
1.1.2.2. Tài nguyên khí hậu ............................................................Trang 15
1.1.2.3. Tài nguyên đất ...................................................................Trang 16
1.1.2.4. Tài nguyên nước ................................................................Trang 18
1.1.2.5. Tài nguyên sinh vật............................................................Trang 18
1.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản ......................................................Trang 19
1.2. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI ............................................................Trang 20
1.2.1. Dân số và thành phần dân tộc ...............................................Trang 20
1.2.2. Nguồn lao động ....................................................................Trang 21
1.3. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở ĐBSCL ..........................Trang 22
1.3.1. Nhóm đất phèn .....................................................................Trang 22
1.3.2. Nhóm đất mặn ......................................................................Trang 23
1.3.3. Nhóm đất phù sa...................................................................Trang 24
1.3.4. Nhóm đất xám ......................................................................Trang 26

1.3.5. Nhóm đất cát giồng ..............................................................Trang 26
Chương 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL .........................Trang 29
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở
ĐBSCL ..........................................................................................Trang 29
2.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL............................................................Trang 32
Trang 3


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất phù sa trong nông nghiệp .................Trang 32
2.2.1.1. Đất phù sa ngọt..................................................................Trang 32
a. Đất phù sa ngọt ven sông ............................................................Trang 33
b. Đất phù sa loang lổ đỏ vàng .......................................................Trang 34
c. Đất phù sa Glây ..........................................................................Trang 34
2.2.1.2. Đất phù sa mặn ..................................................................Trang 35
a. Đất lầy ngập mặn thường xuyên .................................................Trang 35
b. Đất phù sa nhiễm mặn thường xuyên..........................................Trang 35
c. Đất phù sa nhiễm mặn tạm thời ..................................................Trang 35
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp....................Trang 36
2.2.2.1. Đất phèn tiềm tàng.............................................................Trang 36
2.2.2.2. Đất phèn hoạt động............................................................Trang 37
2..2.3. Hiện trạng sử dụng đất cát biển và cát giồng trong nông nghiệpTrang 37
2.2.3.1. Đất cồn cát cũ ....................................................................Trang 38
2.2.3.2. Đất cát nhiễm mặn .............................................................Trang 38
2.2.4. Hiện trạng sử dụng đất xám trong nông nghiệp.....................Trang 38
2.2.5. Hiện trạng sử dụng đất than bùn và đất hữu cơ trong nông nghiệpTrang 38
2.2.6. Hiện trạng sử dụng đất núi trong nông nghiệp ......................Trang 39

2.2.7. Hiện trạng sử dụng đất mặn trong nông nghiệp.....................Trang 39
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.......................................Trang 40
Chương III: VẤN ĐỀ CẢI TẠO NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT
PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL .....................Trang 42
3.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CẢI TẠO ĐẤT TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ........................................................Trang 42
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT Ở ĐBSCL ..................Trang 42
3.2.1. Biện pháp thủy lợi ................................................................Trang 43
3.2.2. Biện pháp làm đất.................................................................Trang 43
3.2.3. Biện pháp bón phân ..............................................................Trang 44
3.2.4. Biện pháp khai thác mở rộng diện tích..................................Trang 45
3.2.5. Kỹ thuật lâm nghiệp trồng rừng để bảo vệ đất và chống xói mònTrang 46
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÈ VẤN ĐỀ CẢI TẠO PHỤC HỒI ĐẤT
TRONG NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL. ............................................Trang 47
3.4. NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH CẢI TẠO
VÀ SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐBSCL ....................................................Trang 48
KẾT LUẬN....................................................................................Trang 50

Trang 4


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọ đề tài
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những châu thổ phì nhiêu của
Đông Nam Á và Thế giới, là vùng đất quan trọng và giàu có về vấn đề sản xuất lương
thực - thực phẩm của nước ta. Tuy chỉ mới được hình thành và trở thành vùng kinh tế
trọng điểm không bao lâu nhưng lại là vùng đất nổi tiếng phì nhiêu cho nông, lâm, ngư

nghiệp. Trước đây ĐBSCL còn là vùng đất hoang vu thưa thớt dân cư, đã khiến cho
nhà bác học Lê Quí Đôn thốt lên rằng:
“Tới đây xứ sở lạ lùng.
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”
Vào cuối thế kỉ XIX, ĐBSCL đã có trên một triệu người, diện tích canh tác gần
0,5 triệu ha. Song, thời gian trôi qua, con người ngày càng đông, càng phát triển, càng
tăng cao dẫn đến hệ quả là nhu cầu xã hội vượt quá khả năng tự nhiên của vùng. Nhu
cầu về nguồn lương thực, thực phẩm cho con người ngày càng tăng cũng như phải làm
những gì để đáp ứng sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm ra thị trường thế giới. Vì vậy,
yêu cầu đặt ra cho mỗi người là trong quá trình sử dụng phải làm như thế nào để phát
huy ngày càng mạnh tiềm năng kinh tế của tài nguyên đất trong vùng. Do đó, để hiểu
rõ thêm về đặc điểm tài nguyên đất của vùng, tìm hiểu xem hiện nay chúng ta đã và
đang khai thác được những gì, cần có những biện pháp nào để cải tạo đưa vào sử dụng
nguồn tài nguyên đất trong việc phát triển nông nghiệp, tôi đã chọn đề tài “Đặc điểm
tài nguyên đất và vấn đề cải tạo đất trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông
Cửu Long” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Thông qua đề tài nghiên cứu
này, tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về nguồn tài nguyên đất và những biện pháp sử dụng
cũng như cải tạo đất để nâng cao giá trị sử dụng trong việc phát triển kinh tế nông
nghiệp của vùng. Đó là lí do mà tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu về đặc điểm nguồn tài nguyên đất ở ĐBSCL.
- Tìm hiểu hiện trạng sử dụng và những biện pháp nhằm cải tạo nguồn tài nguyên
đất trong nông nghiệp ở ĐBSCL.
- Nâng cao khả năng nghiên cứu, khai thác kiến thức từ thực tế nhằm tích lũy
kiến thức chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên đất và vấn đề cải tạo đất trong sản
xuất nông nghiệp ở ĐBSCL.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong việc tìm hiểu về tài nguyên đất và vấn đề cải tạo đất trong

sản xuất nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL.
5. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Trên thực tế từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên
đất và việc sử dụng tài nguyên đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế ở vùng ĐBSCL.
Trang 5


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

Trong đề tài “Đất đồng bằng sông Cửu Long” của Tôn Thất Chiểu, tác giả đã phân ra
các loại đất có ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, chưa đề cấp đến việc sử dụng các loại đất
này trong sản xuất nông nghiệp như thế nào. Đề tài “Tính chất tự nhiên và những tiến
trình làm thay đổi độ phì nhiêu đất ở đồng bằng sông Cửu Long” của NXB Nông
nghiệp do PGS.TS Ngô Ngọc Hưng chủ biên. Trong tập tài liệu này, ông đã nêu ra
được đặc điểm các nguồn tài nguyên đất ở ĐBSCL và nghiên cứu những tiến trình làm
thay đổi độ phì nhiêu của tài nguyên đất của vùng. Trong đề tài “Cải tạo đất phèn ở
đồng bằng sông Cửu Long” của PGS.TS Vương Đình Đước và KS. Phan Khánh cũng
nêu ra được những loại đất chính ở ĐBSCL, quá trình hình thành đất phèn và qua đó
đưa ra những công trình nghiên cứu nhằm cải tạo nguồn đất phèn, đất phèn mặn ở đây.
Tuy nhiên, các tác giả ít đề cập đến vấn đề sử dụng tài nguyên đất phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, ĐBSCL là một khu vực có tiềm năng lớn về sản
xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, đề tài của tôi vừa mang tính kế thừa, vừa tìm hiểu
đặc điểm của tài nguyên đất và vấn đề cải tạo tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông
nghiệp của vùng.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1 Quan điểm nghiên cứu
6.1.1 Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm hệ thống thì đồng bằng sông Cửu Long là một vùng địa lí. Trong
đó lại tồn tại các hệ thống cấp thấp hơn đó là các yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu,
sông ngòi, đất đai, khoáng sản, sinh vật,…) và các yếu tố kinh tế- xã hội (dân cư, lao

động, cơ sở hạ tầng,…). Giữa các hệ thống có mối quan hệ với nhau và các yếu tố
trong một hệ thống cũng có những tác động qua lại với nhau. Ví dụ như mối quan hệ
giữa địa hình và khí hậu, khí hậu và sinh vật,…Trong cùng một hệ thống hay giữa các
hệ thống thì các mối quan hệ có thể dẫn đến kết quả tích cực hoặc tiêu cực.
6.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ.
Dựa vào quan điểm này để thấy bức tranh toàn cảnh của cả đối tượng nghiên cứu
và các yếu tố xung quanh, thấy rõ mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa chúng.
Thông qua quan điểm tổng hợp lãnh thổ, nét đặc trưng tiêu biểu của đối tượng nghiên
cứu cũng được nổi bật giúp ta phân biệt, nhận biết được đối tượng so với các yếu tố
khác. Đặc biệt khi nghiên cứu sự khác biệt về mặt tự nhiên sẽ phát hiện ra được những
mối quan hệ hữu cơ trong tổng thể, phân biệt các đặc trưng quan trọng nhất.
6.1.3 Quan điểm lịch sử- viễn cảnh.
Dù bất kì là một đối tượng địa lí nào cũng có nguồn gốc phát sinh, quá trình tồn
tại và phát triển. Đối tượng nghiên cứu của tôi cũng không ngoại lệ, mỗi sự biến đổi
đều được diễn ra trong một thời gian nhất định. Xu thế phát triển của chúng đi từ quá
khứ sơ khai đến hiện tại và tương lai. Trong đó tồn tại một mối quan hệ rất đặc biệt tạo
nên sự khép kín đi từ quá khứ đến tương lai, hiện tại có bị tác động, kế thừa hay có sự
hình thành phát sinh ra cái mới, đôi khi cũng phải loại bỏ một số vấn đề trong quá khứ.

Trang 6


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

Nhìn chung, khoa học Địa Lí nghiên cứu đối tượng không chỉ nhằm phục vụ cho
hoạt động hiện tại, tính logic, mà còn phải phác họa được đối tượng địa lí trong tương
lai. Do đó, hiểu và vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh trong việc nghiên cứu đề tài
này, tôi nghĩ điều đó là cần thiết.
6.2 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập và tổng hợp kiến thức: thông qua việc đọc và ghi nhận

những phần kiến thức quan trọng có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài ở
những tài liệu khác tôi đã có được nguồn tài liệu bổ sung cần thiết vào những kiến
thức của mình.
Phương pháp bản đồ: dựa trên việc phân tích bản đồ tự nhiên Việt Nam, các bản
đồ về tự nhiên, hành chính của ĐBSCL rút ra những kiến thức cần thiết cho bài nghiên
cứu.
Sau khi đã tập hợp được nguồn tài liệu, tư liệu, đầy đủ, tôi tiến hành phân tích và
tổng hợp nguồn thông tin có được để tiến hành nghiên cứu.

Trang 7


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

PHỤ LỤC
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐBSCL
( Tài liệu thống kê: SỐ LIỆU KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG 2000 – 2004)
Bảng 1: Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp phân theo các tỉnh năm 2004
Đơn vị: ha
Đơn vị hành chính

Tổng số

Đất nông nghiệp

Cần Thơ

139.020


9.403

Hậu Giang

160.772

141.411

Long An

449.122

381.869

Tiền Giang

236.663

191.778

Bến Tre

232.162

173.821

Đồng Tháp

323.805


257.672

Vĩnh Long

147.519

117.061

Trà Vinh

221.515

186.085

An Giang

340.623

275.507

Kiên Giang

626.909

541.246

Sóc Trăng

322.330


273.118

Bạc Liêu

135.687

93.652

Cà Mau

520.157

459.234

Bảng 2: Diện tích trồng cây lương thực phân theo các tỉnh
Đơn vị: ha
Tỉnh

2000

2001

2002

2003

2004

Tổng số


3.966.810

3.812.923

3.860.970

3.817.936

3.845.242

Cần Thơ

209.989

222.597

229.188

226.965

230.671

Hậu Giang

204.447

219.539

228.925


228.705

228.761

Long An

453.431

442.762

434.663

426.465

435.533

Tiền Giang

284.909

278.383

268.236

263.912

262.523

Bến Tre


102.382

101.856

100.645

96.343

91.354

Đồng Tháp

410.998

410.988

430.212

441.420

457.728

Vĩnh Long

209.320

217.062

210.839


207.903

208.830

Trà Vinh

241.143

241.251

238.764

240.411

239.549

An Giang

470.207

466.268

484.857

513.002

532.596

Kiên Giang


540.968

550.681

576.215

563.176

570.343

Sóc Trăng

373.081

351.542

357.336

351.359

317.847

Bạc Liêu

217.393

178.172

170.002


150.759

137.635

Cà Mau

248.542

131.882

131.068

107.516

131.872

Trang 8


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

Bảng 3: Diện tích lúa mùa cả năm phân theo các tỉnh
Đơn vị: ha
Tỉnh

2000

2001

2002


2003

2004

Tổng số

3.947.476

3.789.972

3.834.293

3.786.321

3.812.795

Cần Thơ

209.486

222.103

228.499

226.213

229.917

Hậu Giang


203.882

219.069

228.100

227.189

226.486

Long An

453.033

440.832

433.404

424.096

433.363

Tiền Giang

282.419

276.119

265.065


206.766

259.399

Bến Tre

101.617

100.817

99.496

95.538

90.511

Đồng Tháp

408.368

408.294

426.409

436.482

453.052

Vĩnh Long


208.671

261.328

209.755

206.969

208.041

Trà Vinh

238.525

238.411

235.224

253.164

234.551

An Giang

464.533

459.051

477.180


503.856

523.037

Kiên Giang

540.923

550.636

575.922

563.048

570.308

Sóc Trăng

370.385

348.764

354.865

349.552

315.205

Bạc Liêu


217.393

177.978

169.811

150.439

137.212

Cà Mau

248.241

131.570

130.563

107.009

131.659

Bảng 4: Diện tích nuôi thủy sản phân theo các tỉnh
Đơn vị: ha
Tỉnh

2000

2001


2002

2003

2004

Tổng số

401.945

449.945

557.532

600.484

633.103

Cần Thơ

7.104

7.635

9.923

10.044

10.893


Hậu Giang

5.468

5.939

6.538

7.234

12.394

Long An

3.383

6.597

7.275

10.243

8.305

Tiền Giang

8.411

8.777


9.580

10.840

12.394

Bến Tre

29.253

25.578

35.979

37.645

11.854

Đồng Tháp

1.928

2.330

2.556

2.558

40.990


Vĩnh Long

1.226

1.303

1.394

1.522

3.170

Trà Vinh

9.512

12.910

12.910

15.820

1.557

An Giang

1.252

1.252


1.788

1.561

18.880

Kiên Giang

34.628

37.212

48.924

62.075

1.896

Sóc Trăng

41.382

53.245

48.124

50.900

67.725


Bạc Liêu

54.017

82.976

101.690

112.345

58.967

Cà Mau

20.4381

25.4191

27.0851

277.688

277.705

Trang 9


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐBSCL

Nuôi vịt chạy đồng ở ĐBSCL

Nuôi cá bè trên sông – An Giang

Tràm chim Đồng Tháp

Thu hoạch tôm công nghiệp

Trang 10


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

Phơi lúa sau thu hoạch

Đất khô cằn vào mùa khô

Mô hình nuôi tôm công nghiệp

Nghề muối Bạc Liêu

(Nguồn:violet.com.vn.bai14 dongbangsongcuulongtiet1)

Trang 11


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu:
1. PGS.TS Ngô Ngọc Hưng - Tính chất tự nhiên và những tiến trình làm thay đổi
độ phì nhiêu đât ĐBSCL. Nhà xuất bản nông nghiệp 2009.
2.

TS. Lê Anh Tuấn – Đặc điểm chế độ khí hậu thủy văn ĐBSCL. Trường

ĐH Cần Thơ.
3. PGS.TS Vương Đình Đước và KS Phan Khánh - Cải tạo đất phèn ở ĐBSCL .
NXB Nông nghiệp năm 2006.
4. Đặc điểm tài nguyên đất và việc sử dụng đất trong nông nghiệp – Nguyễn Thị
Mương. LVTN 1992.
5. Đất Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp 2000.
6. Giáo trình: Thổ Nhưỡng – Khoa Nông Nghiệp. Đại học Cần Thơ.
7. Giáo trình: Tính chất một số loại đất chính ở Việt Nam – Khoa Nông Nghiệp.
Đại học Cần Thơ.
8. Giáo trình: Dân cư và môi trường ĐBSCL – Phan Hoàng Linh. Khoa Sư phạm
trường ĐH Cần Thơ.
9. Niên giám thống kê 2008.
10.
Niên giám thống kê 2009.
11.

Số liệu kinh tê – xã hội ĐBSCL 2000 – 2004. Cục thống kê thành phố

Cần Thơ 8/2005.
Một số trang web:
www.google.com.vn.
www.mekongdelta.com.

www.violet.com
www.tulieu.com

Trang 12


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG (ĐBSCL)
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐBSCL
1.1.1. Vị trí địa lí
ĐBSCL còn được gọi là châu thổ sông Mê-Kong, có đỉnh là Phnompenh, hình
thành một tam giác như mọi con sông lớn trên thế giới. Tại Phnompenh, sông
Tonlesap nối từ Biển Hồ chảy qua, rẽ thành một dòng có tên là Bassac, chảy song song
với Mê-Kong về Việt Nam. Về đến Việt Nam, sông Bassac mang tên sông Hậu, sông
Mê-Kong mang tên sông Tiền. Hai sông chia thành chín nhánh đổ ra chín cửa lệch dần
về phía Đông. Hệ tọa độ địa lý của vùng được xác định như sau: Điểm cực bắc ở
10002’B (thuộc xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), tiếp giáp vùng Đông
Nam Bộ; Điểm cực Nam: ở 8034’ (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), giáp
vịnh Thái Lan thuộc biển Đông; Điểm cực Tây ở 106026’ (xã Mĩ Đức, thị xã Hà Tiên,
tỉnh Kiên Giang), tiếp giáp Campuchia; Điểm cực Đông ở 106048’ (xã Tân Điền,
huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), tiếp giáp biển Đông.

Hình 1.1: Đơn vị hành chính ĐBSCL
(Nguồn:violet.com.vn.bai14 dongbangsongcuulongtiet1)
Trang 13



ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

Từ một vùng hoang vu, sau hơn ba thế kỉ dân tộc Việt Nam đã khai phá, thành
một vùng đất kinh tế- xã hội như ngày nay. Hiện nay ĐBSCL có địa giới hành chính
của 13 tỉnh và thành phố là: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,Trà Vinh,
Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành
phố Cần Thơ.
Theo Viện Chiến Lược Phát Triển (2009) thì vị trí của ĐBSCL có 5 đặc điểm
như sau: [1]
- Một đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng
đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thủy sản và cây ăn trái
nhiệt đới của cả nước.
- Có đường bờ biển dài trên 700km khoảng 360.000 km2 vùng đặc quyền kinh tế
giáp Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
- Nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và nằm cạnh các nước Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng
động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng.
- Nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng có
nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, diện lớn.
- Nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh
rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy lợi vào bậc nhất so với các vùng
khác của nước ta.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa chất và địa hình
ĐBSCL là đồng bằng rất trẻ, đang được phát triển về các cửa sông Đồng Nai,
Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu và mạnh nhất là ở Cà Mau (60 – 80 m/năm). Độ cao
trung bình của đồng bằng từ 2 – 4m. Diện tích toàn vùng khoảng 4.000km2.
Địa hình vùng có thể chia làm các vùng sau:
- Vùng ngập úng sâu từ Long Xuyên, Cao Lãnh đi về Campuchia.
- Vùng bị ngập vừa bao gồm các vùng đất của Sa Đéc, Vĩnh Long, Cần Thơ, phía

Bắc Sóc Trăng và Tây Mỹ Tho.
- Vùng không bị ngập bao gồm vùng đất của Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng.
Ngoài ra phía Đông Bắc đồng bằng còn một vùng đất phèn ngập nước đó là vùng
Đông Tháp Mười chỉ có cói, lác, cỏ dại nay được trồng lúa và trở thành một vùng trù
phú.

Trang 14


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

.

Hình 1.2: Phân tầng địa hình ĐBSCL
(Nguồn:violet.com.vn.bai14 dongbangsongcuulongtiet1)

1.1.2.2. Tài nguyên khí hậu
Nằm ở tọa độ 8034’- 10002’ vĩ độ Bắc và 104026’- 106048’ độ kinh Đông.
ĐBSCL chiụ ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nóng quanh năm, lượng mưa
khá lớn, chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (có năm mùa mưa
sớm hơn 1 tháng). Thịnh hành là gió mùa Tây Nam. Mùa mưa cũng là mùa lũ từ
thượng nguồn đổ về. Mùa khô có ba tháng liền (1-2-3) không mưa, hoặc mưa không
đáng kể, cũng là lúc lưu lượng thượng nguồn đổ về kiệt nhất.
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.600 – 1.800 mm, trong mùa mưa,
lượng mưa trung bình tháng phân phối khá đều, từ 200-300 mm, số ngày mưa trong
tháng từ 15- 20 ngày. Hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, độ dài ngày và đêm
ít chênh lệch. Tổng lượng bức xạ rất lớn: khoảng 140 Kcal/ cm2/ năm và phân bố khá
đều giữa các tháng trong năm.
Do tính chất bán đảo của vị trí tiếp giáp, ĐBSCL chịu ảnh hưởng điều hòa sâu

sắc của biển và nằm gần xích đạo nên khí hậu của vùng mang tính chất đồng nhất
tương đối và tính ổn định trên phạm vi toàn lãnh thổ. Tính đồng nhất đó thể hiện ở nền
nhiệt cao quanh năm, biên độ nhiệt trung bình trong năm chỉ khoảng 2 - 30C, sự chênh
lệch nhiệt độ giữa các địa điểm trong vùng không vượt quá 1- 20C. Nhiệt độ trung bình
năm khoảng 26,50C. Tính ổn định thể hiện ở chỗ nhiệt độ ít biến động, ít khi có nhiệt
độ tụt xuống thấp hơn giới hạn sinh trưởng của cây cối, ít có bão. Tổng lượng bức xạ
Trang 15


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

lớn phân bố điều hòa giữa các tháng, tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 9.500- 10.0000C.
Một đặc điểm đáng lưu ý là biên độ nhiệt ngày đêm của vùng rất cao, cao hơn biên độ
nhiệt năm.
Như vậy, so với các vùng lãnh thổ khác của cả nước thì ĐBSCL có thể coi là
vùng có khí hậu rất thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây, thuận lợi cho các hoạt
động sản xuất và nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1.1.2.3. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của đồng bằng khoảng 39.574.500 ha (gần 4 triệu ha),
rộng gấp 3 lần đồng bằng sông Hồng, bằng 12% diện tích cả nước, nếu tính riêng đất
trồng trọt thì chiếm khoảng 37% của cả nước. Đất của châu thổ này đã và đang tiếp tục
trạng thái hình thành, biến đổi do sự bồi đắp hàng ngày của phù sa và sự xói mòn liên
tục của sông biển. Do đặc điểm cấu tạo và tác động của các yếu tố tự nhiên, tài nguyên
đất ở đây không thuần nhất một loại mà được chia làm nhiều loại khác nhau.
Đất ở ĐBSCL có thể chia làm các loại sau:
- Đất phù sa, nằm giữa hai bên sông Tiền và sông Hậu, rộng 1,8 triệu ha (2006),
chiếm 30% diện tích đồng bằng, có độ phì cao, có thể canh tác đa dạng và phong phú
cây trồng.
- Đất phèn: chiếm diện tích lớn nhất châu thổ với diện tích 1,6 triệu ha chiếm
40,6% trong đó có 0,55 triệu ha đất phèn mặn và 1,05 triệu ha đất phèn trung bình

hoặc nhẹ. Loại đất này có nồng độ chua và nồng độ độc tố nhôm cao độ phì kém. Hai
vùng đất phèn rộng lớn nhất là Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Ngoài ra ở
vùng bán đảo Cà Mau còn có loại đất vừa chua phèn vừa mặn, rất bất lợi cho việc canh
tác.

Trang 16


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

Hình 1.3: Một số loại đất ở ĐBSCL
(Nguồn:violet.com.vn.bai14 dongbangsongcuulongtiet1)
- Đất mặn: diện tích khoảng 750 nghìn ha chiếm 19%, tập trung ở vùng U Minh
Thượng và Hạ (Cà Mau - Kiên Giang) và trải dọc ven biển. Trong đó có 150 nghìn ha
nhiễm mặn thường xuyên gồm toàn bộ phần rìa ven biển phía đông và phía tây, 600
nghìn ha nằm sâu hơn trong nội địa dọc ven biển phía đông bị nhiễm mặn định kỳ
hàng năm vào mùa khô.
- Đất xám phù sa cổ: diện tích trên 135.000 ha, nằm dọc biên giới Việt NamCampuchia, phân bố ở một số nơi phía tây bắc tỉnh Long An, phía Tây của Đồng Tháp
và khu Bảy Núi của An Giang. Đất có lớp trên màu xám trắng, nghèo sét, nghèo các
chất dinh dưỡng. Quá trình rửa trôi theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang nên đất
bị mất màu.
- Đất than bùn, đất hữu cơ: tập trung nhiều nhất các chất hữu cơ phân giải từ cành
lá rơi rụng, giàu lưu huỳnh nhưng nghèo lân và kali. Một diện tích lớn loại đất này là
bị nhiễm phèn tiềm tàng. Độ phì đất này khá cao nhưng đất quá xốp, dễ bị cháy và
cháy âm ỉ trong lòng đất.
- Đất mòn trơ sỏi đá, đất vàng đỏ đồi núi chiếm diện tích rất nhỏ, là loại đất xấu
nhất, phân bố ở vùng núi Thất Sơn (An Giang), Hà Tiên, Phú Quốc (Kiên Giang).
Từ đó ta có thể nhận ra được ĐBSCL có nguồn tài nguyên đất vô cùng phong
phú, là cơ sở để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng dựa trên nguồn tài nguyên mà
thiên nhiên ban tặng.

Trang 17


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

1.1.2.4. Tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước ở ĐBSCL rất dồi dào. Tổng lượng nước bình quân hàng
năm của sông Mê-Kong đổ vào đồng bằng khoảng 508 tỉ m3 nước kể cả lượng mưa tại
chỗ. Tài nguyên nước bao gồm nước trên mặt và nước ngầm.
Tài nguyên nước trên mặt: Ngoài lượng mưa tại chỗ thì nguồn nước mặt duy
nhất của ĐBSCL là qua sông Tiền và sông Hậu (sông Vàm Cỏ Tây không đáng kể).
Tỷ lệ trung bình phân bố lưu lượng cả năm qua sông Tiền (Tân Châu) là 83%, qua
sông Hậu (Châu Đốc) là 17%. Mùa kiệt nước là 84% và 16%. Đó là nhờ tác động điều
tiết của Biển Hồ.

Hình 1.4: Mạng lưới sông ngòi ĐBSCL
(Nguồn:violet.com.vn.bai14 dongbangsongcuulongtiet1)

Ngoài nguồn tài nguyên nước mặt thì ĐBSCL còn có nguồn nước ngầm rất
phong phú. Nước ngầm tầng nông nằm trong phức hệ Holocen có mực nước biến động
0,5 – 5m. Nước ngầm tầng sâu nằm trong phức hệ Plitocen, Miocen, chất lượng tốt,
đảm bảo các tiêu chuẩn về sinh hoạt.
1.1.2.5. Tài nguyên sinh vật.
Tài nguyên này được hiểu bao gồm cả tài nguyên thực vật và tài nguyên động vật
trên đất liền và dưới mặt biển.

Trang 18


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.


Hình 1.5: Tràm chim Đồng Tháp
(Nguồn:violet.com.vn.bai14 dongbangsongcuulongtiet1)
Từ nguồn tài nguyên đất đai và nước phong phú, đa dạng, trong điểu kiện khí hậu
nhiệt đới khá ôn hòa, nên ĐBSCL có một hệ sinh thái cũng rất phong phú, đa dạng
thuộc các hệ rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới, vùng đồng bằng phù sa, vùng đồng bằng
trũng ngập, vùng đồng lầy than bùn, vùng ngập triều, các vùng cửa sông,…Có thể tóm
lược trong các hệ sau:
- Rừng ngập mặn ven biển, nguyên thủy rất rộng lớn. Rừng này có chức năng
quan trọng trong việc ổn định và mở rộng đất liền ra biển với một hệ thực vật phong
phú. Khi những rừng đước được hình thành, đất được bồi tương đối ổn định thì vi sinh
vật và các chất hữu cơ tăng lên, tập đoàn các cây cốc, ráng, sú, dừa nước, chen vào làm
nên rừng ngập mặn, đảm bảo cho một hệ động vật, nhất là động vật thâm mềm, tôm,
cua, cá phát triển rất đa dạng.
- Đất ngập nước nội địa theo mùa lũ. Thảm thực vật đặc trưng cho ĐBSCL là
rừng tràm, và ở đây rừng tràm đóng vai trò ngăn ngừa axit hóa đất nền và điều hòa khí
hậu, đây cũng là môi trường sinh sống của động vật hoang dã.
- Hệ động vật nguyên thủy phát triển trên hai hệ đất rừng ngập mặn và đất ngập
nước nội địa rất phong phú.
- Hệ sinh thái cửa sông, rất nhiều tôm cá. Trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế
rất lớn. Xu thế đang giảm dần do tác động khai thác ở thượng nguồn, đặc biệt là nạn ô
nhiễm,…
1.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản.
So với các vùng khác của cả nước tì ĐBSCL không thuộc loại giàu tài nguyên
khoáng sản. Đáng kể nhất là đá vôi ở Hà Tiên (Kiên Giang), và than bùn ở U Minh
Trang 19


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.


(Cà Mau và Kiên Giang). Than bùn ở Mộc Hóa, đặc biệt là ở U Minh Thượng và U
Minh Hạ ước lượng có diện tích vài chục nghìn ha, dày trung bình 2m và ước tính có
đến 400- 500 triệu tấn. Than bùn làm nhiên liệu đồng thời cũng là nguồn phân bón hữu
cơ có giá trị.
Ngoài ra còn có một số loại khoáng sản khác như: đá Granit ở Thất Sơn (An
Giang), quặng thiếc ở Ba Thê (An Giang), quặng photphorit ở Kiên Giang, cao lanh và
đất sét có ở nhiều nơi, cát nền, cát xây dựng ở ven sông và các bãi bồi.
Đáng chú ý là hiện nay chúng ta đã thăm dò được một khối lượng khá lớn dầu
khí trên bồn trũng, và với việc đưa nhà máy khí điện đạm Cà Mau vào hoạt động đã có
những ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, đời sống dân cư của ĐBSCL.
1.2. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1.2.1. Dân số và thành phần dân tộc
ĐBSCL là khu vực dân cư đông đúc thứ 2 của cả nước, sau Đồng bằng Sông
Hồng. Dân số toàn vùng năm 2009 là 17.213,4 nghìn người, chiếm 20,6% dân số cả
nước. Mật độ cư trú là 425 người/km2, gấp 1,7 lần mật độ bình quân cả nước. Dân cư
sinh sống tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và thưa hơn ở các vùng sâu xa trong
nội đồng như vùng U Minh, vùng Đồng Tháp Mười......
Về quy mô dân số, tỉnh An Giang dẫn đầu khu vực với 2.149,2 nghìn người, thấp
nhất là tỉnh Hậu Giang với 758 nghìn người. Về mật độ, thành phố Cần Thơ có mức độ
tập trung dân cư đông nhất với 849 người/km2; kế đến là các tỉnh Vĩnh Long, Tiền
Giang, An Giang, Bến Tre; thấp nhất là tỉnh Cà Mau, chỉ với 226 người/km2. Số dân
thành thị năm 2009 là 3.930,8 nghìn người, chiếm khoảng 21,2% dân số toàn vùng,
điều này cho thấy rõ tính chất nông thôn ở ĐBSCL.

Trang 20


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

Bảng 1.1: Dân số ĐBSCL năm 2009

Phạm vi

Dân số

Diện tích
2

Mật độ dân cư

(nghìn người)

(km )

(người/km2)

Cả nước

86.024,6

33.1051,4

260

ĐBSCL

17.213,4

4.0518,5

425


1

Long An

14.38,5

4.493,8

320

2

Tiền Giang

1.673,9

2.484,2

674

3

Bến Tre

1.255,8

2.360,2

532


4

Trà Vinh

1.004,4

2.295,1

438

5

Vĩnh Long

1.029,8

1.479,1

696

6

Đồng Tháp

1.667,7

3.375,4

494


7

An Giang

2.149,2

3.536,8

608

8

Kiên Giang

1.687,9

6.346,3

266

9

Cần Thơ

1.189,6

1.401,6

849


10

Hậu Giang

758

1.601,1

473

11

Sóc Trăng

1.293,3

3.311,8

390

12

Bạc Liêu

858,4

2.501,5

343


13

Cà Mau

1.207

5.331,6

226

Nguồn: Tổng cục Thống kê – 2009
Dân cư sinh sống ở vùng ĐBSCL bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có
4 dân tộc chính là: Kinh, Hoa, Chăm và Khmer. Người Kinh chiếm đại đa số, sống ở
hầu hết các nơi trong vùng. Người Hoa tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau,
Sóc Trăng. Người Chăm sống chủ yếu ở An Giang. Người Khmer có mặt đông đúc ở
các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang
1.2.2 Nguồn lao động
Về độ tuổi thì cơ cấu dân số vùng ĐBSCL tương đối già hơn so với cả nước và
các vùng kinh tế phát triển khác. Lực lượng lao động toàn vùng năm 2005 là 9,5 triệu
người, chiếm 21,5% lực lượng lao động cả nước. Số người trong độ tuổi lao động
(2004) là 9,28 triệu, chiếm 51% dân số, trung bình mỗi năm (2001 - 2005) tăng thêm
300 nghìn. Năm 1996 chỉ có 7,4% số người trong độ tuổi lao động được đào tạo
chuyên môn từ sơ cấp trở lên, năm 2000 là 9,8% và 2004 là 14,6%. Từ đó cho thấy
hạn chế về đội ngũ lao động chất lượng chưa cao, tay nghề yếu, trình độ chuyên môn
thấp…
Như vậy, ĐBSCL là khu vực có nguồn lao động dồi dào, đây sẽ là tiền đề cho
nền nông nghiệp phát triển đa dạng.

Trang 21



ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

1.3. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở ĐBSCL.
1.3.1. Nhóm đất phèn.
Đất phèn- nguồn gốc đất phù sa, có chứa nhiều Sulfua, chủ yếu dưới dạng Pyrite
(FeS2). Khi bị oxy hóa, pyrite chuyển thành Jarosite (KFe2(SO4)2(OH)6), giải phóng ra
nhiều axit sunfurit là đất trở nên chua phèn, gây tác hại cho nông – lâm – ngư nghiệp.
ĐBSCL là châu thổ tích tụ phù sa của sông Mê-Kong, một con sông dài chảy qua
6 quốc gia và có đủ loại địa chất, địa hình, thổ nhưỡng. Trong phù sa của sông có đầy
đủ các chất hữu cơ, các kim loại, nhất là sắt. Khi ra đến cuối châu thổ gặp môi trường
nước biển có chứa các ion SO 4-2, sẽ hình thành các pyrite là hợp chất phèn, tích lũy lại
trong đất thành đất phèn tầng ở sâu gọi là đất phèn tiềm tàng gồm hai tầng: tầng canh
tác ở trên mặt và tầng tiềm tàng nằm ở sâu. Lớp phèn hoạt động bao gồm ba lớp: lớp
canh tác, lớp sinh phèn và lớp tiềm tàng.
Pyrite tiềm tàng trong đất tự nó không hóa được phèn. Khi không có nước phủ
trên mặt do mực nước ngầm hạ thấp, do triều rút, do tiêu thoát,…pyrite không tiếp xúc
được với không khí oxy trong đất sẽ oxy hóa pyrite qua từng giai đoạn:
Đầu tiên oxy tác động pyrite rất chậm, có thêm tác động của vi khuẩn, tạo ra Fe2
và sulphate hoặc sulphure.
Tiếp theo là sự oxy hóa chậm chạp, có sự xúc tác của vi khuẩn tạo ra các ion
sulphure và H+ tạo chua cho đất.
Ở Việt Nam có khoảng 1,8 triệu ha đất nhiễm phèn, riêng ở ĐBSCL có tới 1,6
triệu ha. Phân bố ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang, An
Giang, Đồng Tháp Mười và một số ít ở miền Đông Nam Bộ.

Hình 1.6: Đất ruộng nhiễm phèn
(Nguồn:violet.com.vn.bai14 dongbangsongcuulongtiet1)
Theo Viện khoa học và thủy lợi Nam bộ thì đất phèn ở ĐBSCL có thể chia thành

các tiểu vùng và được giới hạn như sau:
Trang 22


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

Vùng Đồng Tháp Mười được giới hạn bởi sông Tiền về phía Tây và Tây Nam.
Phia Đông Bắc là biên giới Việt Nam- Campuchia và quốc lộ 22. Phía Đông là quốc lộ
1. Diện tích tự nhiên khoảng 822.000ha bao gồm 3 tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang và
Long An. Có 6 loại đất là: đất xám trên phù sa cổ, đất phù sa, đất giồng trên trầm tích
biển, đất phèn nặng, đất phèn trung bình và đất phèn nhẹ. Đây là vùng đất có địa hình
bằng phẳng và thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam có độ cao từ 5- 0,5m.
Dọc theo sông Tiền có dải phù sa rộng 300-500m là loại phù sa mới, phì nhiêu. Dọc
theo biên giới là phù sa cổ, địa hình tương đối cao. Vùng trũng là cánh đồng Bắc
Chiêm, Tháp Mười và giữa hai sông Vàm Cỏ.
Vùng phèn và phèn mặn ở Tứ giác Long Xuyên: vùng này có lợi thế hơn Đồng
Tháp Mười do có hai nguồn nước ngọt bao quanh là kênh Vĩnh Tế và sông Hậu. Giới
hạn ở phía Đông Nam là kênh Cái Sắn và liên tỉnh lộ 80 với 492.000ha gồm nhiều loại
thổ nhưỡng. Đây là vùng đất có địa hình xu thế thấp dần từ Đông Bắc đến Tây Nam,
thấp dần từ sông Hậu về phía biển Tây, từ Châu Đốc về Long Xuyên hình thành trũng
ở giữa vùng Tri Tôn. Là vùng đất được đầu tư thủy lợi từ rất sớm.
Vùng ven biển phía Đông ở khu vực nằm giữa các sông Cửu Long, chịu tác động
của triều biển Đông và chế độ thủy văn của sông Cửu Long. Nguồn nước ngọt do sông
Cửu Long cung cấp, phù sa được bồi đắp hàng năm nhờ lũ. Đất ở đây phần lớn là phèn
mặn và mặn.
Vùng Tây sông Hậu gồm phần đất Tây và Tây Nam tỉnh Hậu Giang và các
huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Tân Hiệp (Kiên Giang).
1.3.2. Nhóm đất mặn
Đất nhiễm mặn là đất có chứa nồng độ muối cao trong dung dịch, với sự gia tăng
lượng muối trong đất đưa đến những thay đổi xấu về đặc tính đất làm giảm khả năng

sử dụng đất trong nông nghiệp.
Do vị trí tiếp giáp biển, mùa khô nước biển có khả năng xâm nhập vào một cách
tự nhiên. Việc sử dụng nước cho nông nghiệp vào mùa khô làm cho mực nước sông
cạn kiệt dẫn đến việc nước mặn xâm nhập sâu vào trong nội đồng và sự nhiễm mặn
xảy ra.
Đất nhiễm mặn ở ĐBSL chiếm diện tích khá lớn so với toàn vùng đứng thứ hai
sau đất phù sa với khoảng 809.034ha (21,38% diện tích), dải đất mặn tập trung lớn
nhất ở các vùng ven biển từ Gò Công xuống Gành Hào, ven biển phía tây dải đất mặn
hình thành một dải hẹp từ cửa sông Ông Đốc lên vùng An Biên cửa sông Cái Lớn. Là
loại đất tương đối phì nhiêu nhưng lại bị nhiễm mặn do đó hạn chế năng suất của cây
trồng. Hiện nay đất mặn được chia làm ba đơn vị đất là: đất mặn sú vẹt đước, đất mặn
nhiều, đất mặn trung bình và ít. Trong số này thì diện tích đất mặn nhiều và ít chiếm tỉ
lệ cao nhất khoảng 75%.
Trang 23


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

- Đất mặn sú, vẹt, đước: chạy dài vùng ven biển từ Bến Tre xuống Cà Mau. Đất
này thường có dạng bùn lỏng, lầy, rất mặn, pH trung tính, nhiều mùn do lá, rễ đước
phân hủy ra.

Hình 1.6: Rừng ngập mặn ven biển
(Nguồn:violet.com.vn.bai14 dongbangsongcuulongtiet1)
- Đất mặn nhiều: nguyên nhân là do lượng muối biển tan có trong đất cao >
0,5%, lượng Cl- 0,2 – 0,3 %. Muối biển chủ yếu là NaCl theo nước thủy triều hoặc
nước sông tràn vào đất, hoặc theo mạch nước ngầm mà bốc mặn lên vào mùa khô. Đất
có nồng độ bazơ cao, độ pH trung tính, hàm lượng mùn không cao, dễ tan và dễ trôi.
Đất mặn nhiều thường không có kết cấu, rất dẻo, khi có nước thì rất dính, khi khô thì
co lại và nứt nẻ.

- Đất mặn trung bình và ít: tập trung chủ yếu ven biển, những nơi có đất mặn
nhiều nhưng nằm sâu hơn vào phía trong đất liền. Đặc điểm cơ bản của đất này là ít
mặn hơn, khả năng trồng trọt và cho năng suất cao hơn.
Nói chung đất mặn trung bình ít chua cả khi khô lẫn khi ẩm và độ chua này thay
đổi theo từng mùa vụ trong năm. Từ trước đến nay, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm
trong việc sử dụng đất mặn bằng cách trồng lúa kết hợp với rửa mặn biến đất mặn
thành đất ít mặn. Trong thực tế, nếu nồng độ muối hòa tan và nồng độ Clo ngang với
nồng độ đất ít mặn thì ảnh hưởng của đất mặn đối với cây trồng có thể coi như không
đáng kể.
1.3.3. Nhóm đất phù sa
Đây là nhóm đất được bồi đắp hàng năm do lũ tràn về từ sông Cửu L ong.

Vào

mùa lũ, nước tràn về phủ ngập Biển Hồ rồi từ từ rút về ĐBSCL, ĐBSCL lại có những
vùng trũng chứa nước như Đồng Tháp Mười, U Minh do đó những vùng còn lại càng
thêm điều hòa. Hàm lượng phù sa nhỏ, ngay cả trong mùa lũ cũng chỉ đạt 250g/m3,
nhưng tổng lượng nước lại rất lớn (khoảng 500 tỷ m3) nên tổng lượng phù sa cực lớn
(khoảng 1 -1,5 tỷ m3). Lượng phù sa này theo sông ngòi và hệ thống kênh rạch dày đặc
Trang 24


ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL.

trải dài trên mặt đồng bằng và lấn ra biển, do đó bề mặt đồng bằng bằng phẳng hơn
đồng bằng sông Hồng. Thành phần cơ giới phù sa sông Cửu Long nặng hơn sông
Hồng.
Do không có đê, nhiều kênh rạch nên sự xen kẽ xâm nhập giữa đất phèn, mặn và
phù sa rất phức tạp. Nói chung đất phù sa chỉ còn lại ở những dải đất cao ven sông
thoát nước là không mặn và không phèn. Mặt khác, do tốc độ bồi chậm, cường độ rửa

trôi lớn, mùa khô kéo dài và sâu sắc nên bản thân đất phù sa ở ĐBSCL có sự biến đổi
mạnh, chúng thường hơi chua và bên dưới có xuất hiện tầng vàng hoặc loang lổ, biểu
hiện của sự di chuyển và tích lũy sắt.
Đất phù sa ở ĐBSCL có diện tích khoảng 1,3 triệu ha phân bố đều ở các tỉnh, dọc
hai bên bờ sông Hậu và sông Tiền. Đây là loại đất tốt, pH từ trung tính đến hơi chua,
hàm lượng mùn và đạm trung bình, lượng kali lớn, nhưng lân lại thấp. Đất thường có
màu nâu xám. Đất phù sa ĐBSCL thích hợp với lúa, các loại cây màu và cây ăn trái.
Những vùng thâm canh năng suất lúa có thể đạt 12, 13 tấn/ năm/ha.

Hình 1.7: Cánh đồng lúa ĐBSCL
(Nguồn:violet.com.vn.bai14 dongbangsongcuulongtiet1)
Đất phù sa ở đây được chia làm hai loại là:
Đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu hay còn gọi là đất phù sa “đê sông”, hay
đê tự nhiên. Đó là hai gờ đất chạy song song với nhau bọc lấy lòng sông ở giữa. Vì là
nơi khô ráo, phần lớn diện tích tự nhiên ở đây trở thành đất thổ cư. Đất phù sa ven đê
hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới nên mang lại độ phì cao cho đất và giữ ẩm tốt
cho đất vào mùa nắng do thủy cấp rất nông.
Đất phù sa xa sông: là khu đất nằm sau lưng đê có tính trũng thấp được giới hạn
bằng các loại địa hình khác nhau, có độ cao trung bình từ 0,5 - 1m. Nhóm đất này
Trang 25


×