Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn một số BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT cố đô của KAWABATA YASUNARI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.72 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THANH VŨ

MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT
CỐ ĐÔ CỦA KAWABATA YASUNARI

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Sư phạm Ngữ văn

GVHD: Phạm Hoàng Nghĩa

Cần Thơ, 5/ 2013


PHẦN 1:
MỞ ĐẦU


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có những nét đặc sắc riêng về văn hóa
và yếu tố tạo nên sắc diện văn hóa đó chính là các biểu tượng. Con người tư duy bằng
biểu tượng, giao tiếp bằng biểu tượng và thể hiện tâm tư, tình cảm sâu kín nhất cũng
như những thăng hoa, những khát vọng của mình cũng bằng những biểu tượng. Vì thế
khi ta lí giải được những biểu tượng văn hóa có nghĩa là ta đã tìm thấy những giá trị
khoa học và nhân văn của cả dân tộc.
Là một độc giả yêu thích nền văn học Nhật Bản đặc biệt là thể loại tiểu thuyết


Nhật trong thời kì đổi mới, bản thân tôi đã đọc rất nhiều tá c giả nhưng ấn tượng sâu
đậm nhất với tôi là tác giả Kawabata. Tác phẩm của ông rất độc đáo và mới lạ, văn
phong tao nhã, mượt mà, giàu chất thơ do kế thừa sâu sắc từ dòng văn học thời Heian
với một nền văn hóa ngọt ngào nữ tính.
Trong ba nền văn hoá lớn của phương Đông, nếu Ấn Độ được coi là duy linh,
Trung Quốc duy lí, thì Nhật Bản lại rất duy mĩ, duy tình. Văn hóa Nhật thiên về tình
cảm và cái đẹp. Chính vì thế, trong từng văn phẩm của Kawabata cái đẹp luôn được ca
ngợi, đề cao và trân trọng. Sự tiếp nối và ngợi ca cái đẹp của thế gian là đóng góp
không nhỏ mà Kawabata dành cho nền văn học nghệ thuật Phù Tang. Đề cập đến quan
niệm cái đẹp của Kawabata, Fedorenco nhận xét: “Kawabata thường hay nói đến vẻ
đẹp Nhật. Nhà văn muốn nhấn mạnh không phải cái cảm giác bình thường mà là cảm
giác đặc biệt về cái đẹp. Thậm chí không phải đi tìm mà nhìn vào, nhìn một cách tò
mò chăm chú, để phát hiện ra cái đẹp bên trong.”
Thế giới biểu tượng và những tinh hoa vẻ đẹp Nhật được Kawabata thể hiện vô
cùng độc đáo và sâu s ắc qua tiểu thuyết Cố đô - một trong ba văn phẩm đoạt giải
Nobel vào năm 1968. Thông qua những biểu tượng cụ thể trong tác phẩm Kawabata
đã giới thiệu với bạn đọc hình ảnh một nước Nhật đẹp hài hòa, cổ kính, một nước Nhật
với những con người khoan hòa, trầ m lặng. Với họ, ngôn ngữ của sự im lặng nhiều khi
có ý nghĩa hơn cả lời nói. Cả một nền văn hóa Phù Tang được lưu chuyển trong từng
dòng văn mượt mà được người nghệ sĩ Kawabata gửi gắm. Đó là một nền văn hóa
truyền thống, lâu đời, một nền văn hóa đậm đà tính nhân văn và nhân hậu.
Chính vì những lí do trên chúng tôi đã quyết định lựa chọn và tiến hành nghiên
cứu “Một số biểu tượng trong tiểu thuyết Cố đô” với mong muốn sẽ tìm ra những giá
trị tìm ẩn, khuất lấp sau những biểu tượng cũng như mối liên hệ giữa c húng. Với đề tài
này, người viết bước đầu khám phá bản sắc văn hóa và đặc trưng tư duy cùng tầng sâu


thẳm tâm hồn con người đảo quốc Phù Tang dựa trên tiêu thức biểu hiện tín ngưỡng
cái Đẹp của người lữ khách Kawabata.
2. Lịch sử vấn đề

Giải Nobel văn học năm 1968 trao cho Kawabata Yasunari đã chứng tỏ văn
chương Kawabata mang tầm vóc bậc thầy thế giới với tài năng và phong cách nghệ
thuật độc đáo.
Bách khoa toàn thư Nhật Bản (Encyclopedia of Japan) đã đánh giá cao các
tác phẩm của Kawabata. Mục Kawabata Yasunari đã khẳng định thái độ coi trọng giá
trị truyền thống, “cũng có nghĩa ông coi trọng cái chết, sự suy tàn bằng cách thương
xót hơn là chấp nhận”. Như vậy, chủ nghĩa duy mỹ không hề phai mờ trong
Kawabata, ông hướng tới cái đẹp bằng một niềm tin gần nh ư tuyệt đối.
Cũng là đề cao nghệ thuật của Kawabata. Trong Hướng dẫn người đọc đến với
văn học Nhật Bản, J. Thomas Rimer cũng đã viết: “Mặc dù có những gợi ý về một
triết lý thẩm mỹ phức tạp phía sau văn bản, tiểu thuyết vẫn có một sự lôi cuốn tức thời,
cả trong màu sắc hình ảnh, lẫn trong sự nhạy bén tâm lí thể hiện những đoạn đối
thoại khác nhau tạo nên nhịp điệu cho câu chuyện. Ngôn ngữ của Kawabata kiệm lời
nhưng lại rất gợi cảm…” Kawabata được đánh giá cao về nghệ thuật viết truyện, nhất
là khả năng gợ i cảm của ngôn từ “có thể làm lu mờ khả năng của bất kì camera nào”.
Một công trình khá nổi bật nghiên cứu về Kawabata nhưng lại chủ yếu lí giải
phương pháp sáng tác của nhà văn, đó là: Kawabata Yasunari: Sự giao hòa giữa bài
ca cổ điển phương Đông với nhữ ng kĩ thuật tiên tiến . Tác giả là Setsuko Tsutsumi đã
tập trung lí giải, tìm hiểu tác phẩm, tác giả ở phương diện phương pháp sáng tác dựa
trên sự kết hợp của văn hóa, mỹ học, triết học… Nhật Bản. Là một luận án Tiến sĩ của
người Nhật về văn hóa văn học Phù Tang tại trường Đại học Washington, nên cách
tiếp cận và thể hiện cội nguồn dân tộc lẫn văn hóa truyền thống Phù Tang của người
viết rất tường tận, tỉ mỉ rất đáng quan tâm.
Tôn vinh Yasunari Kawabata tại lễ trao giải Nobel văn học năm 1968, Anders
Usterling đã ca tụng nghệ thuật viết văn của Kawabata: “Tác phẩm của Kawabata làm
ta nhớ đến hội họa Nhật Bản; ông là kẻ tôn thờ cái đẹp mong manh và ngôn ngữ hình
ảnh u buồn của hiện hữu trong cuộc sống của thiên nhiên và thân phận con người” [1;
958]. Rõ ràng, với Kawabata cái đẹp luôn gắn bó với nỗi buồn trong quan hệ tương
hỗ, điều này cũng xuất phát từ ý niệm mỹ học truyền thống Nhật Bản, cái đẹp sẽ
không đầy đủ nếu thiếu nỗi buồn.

Tuy niềm bi cảm aware là một phẩm chất thẩm mỹ đặc biệt của nhà văn để ông
được mệnh danh là “Người lữ khách ưu sầu đi tìm cái đẹp” nhưng văn phong trong
trẻo, tinh tế của Kawabata vẫn là điểm dừng của biết bao nhà nghiên cứu. Nhà văn vô
sản Aono Xuetuti trong cuốn Các nhà văn Nhật hiện đại tâm sự: “Mỗi lần đọc tác


phẩm của Kawabata tôi lại cảm thấy các âm thanh xung quanh tựa hồ như lắng đi,
không khí bỗng trở nên trong trẻo, còn tôi thì hòa tan vào trong đó.”
Yukio Mishima trong Lời giới thiệu cuốn Ngôi nhà của những người đẹp say
ngủ và những truyên khác (House of the Sleeping B eauties and other stories),
(Edward Seidensticker dịch ra tiếng Anh xuất bản ở NewYork) cũng đã đưa ra những
nhận xét sâu sắc về văn phong cũng như đề tài, tư tưởng của tác giả: Sự bất tử, cái
chết, dục tính lại được đặt cạnh nhau một cách hoàn hảo trong c âu chuyện có nhiều ẩn
dụ, biểu tượng và văn phong dòng ý thức.
Bài viết Kawabata – con mắt nhìn thấu cái đẹp của nhà nghiên cứu người Nga
N. Fedorenco được Thái Hà dịch ra tiếng Việt như một bức tranh cuộn Nhật Bản thu
gọn thiên nhiên, con người vùng Kamak ura, cùng Kawabata với các hoạt động đời
thường cùng sinh hoạt nghệ thuật đồng thời chấm phá vài quan niệm nghệ thuật.
Fedorenko khẳng định: “Chất thơ trong văn xuôi, ngoài ngôn từ điêu luyện, suy nghĩ
giàu chất nhân đạo, thái độ trân trọng đối với con ngư ời và thiên nhiên đối với các
truyền thống nghệ thuật dân tộc tất cả những cái đó làm cho sáng tác của Kawabata
trở thành hiện tượng xuất sắc trong văn học Nhật và văn học thế giới” .
Nhìn tổng thể cái đẹp, nỗi buồn, chất thơ là những vấn đề được đánh giá c ao
trong sáng tác của Kawabata. Người Việt tập trung nghiên cứu vào những mảng như
phong cách, cái nhìn, nhịp điệu, ngôn ngữ… trong cái nhìn vốn có sẵn đó.
Một năm sau khi Kawabata đặt tay lên giải Nobel văn học, ở Việt Nam đã xuất
hiện một số bài nghiên cứu, giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Y. Kawabata.
Đáng kể là công trình nghiên cứu Yasunari Kawabata, cuộc đời và tác phẩm
của Phó giáo sư Lưu Đức Trung. Tác phẩm đi sâu phân tích tư tưởng, cuộc đời, tác
phẩm cùng những yếu tố thời đại ảnh hưởng đến con đường nghệ thuật của Kawabata.

“Chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu” được kế thừa từ dòng văn Nữ lưu thời
Heian là phong cách nỗi bật của Kawabata. Và khẳng định “Kawabata là nhà văn rất
coi trọng ngôn ngữ. Ngôn ngữ của ông mẫu mực về phong cách N hật: ngắn gọn, súc
tích, sâu sắc. Câu văn mang nhiều biểu tượng và ẩn dụ kì diệu như thơ nhạc”.
Phó giáo sư Lưu Đức Trung vẫn tiếp tục viết về phong cách của Kawabata
trong bài viết Thi pháp tiểu thuyết Yasunari Kawabata, nhà văn lớn của Nhật Bản
trên tạp chí Văn học khẳng định, thi pháp tiểu thuyết Kawabata là thi pháp chân
không, vốn là đặc trưng của thơ haiku. Hầu hết các bài nghiên cứu của Phó giáo sư đã
thâu tóm được đặc trưng nghệ thuật của Kawabata, gần với thế giới biểu tượng trong
sáng tác của Kawabata hơn cả!
Các bài viết khác về Kawabata cũng có ý nghĩa không nhỏ trong việc hoàn
chỉnh chân dung văn học của nhà văn này tại Việt Nam. Năm 1991 Nhật Chiêu có bài
Kawabata, người cứu rỗi cái đẹp. Sau khi đi tìm cái đẹp mà Kawabata kế thừa từ


truyền thống, nhà nghiên cứu khẳng định: “Đối với Kawabata, người thuộc văn hóa
Thiền tông, thì nghệ thuật vô ngôn và dư tình thuộc về truyền thống. Ông vận dụng
nghệ thuật ấy một cách tuyệt vời vào tiểu thuyết hiện đại” [17; 1074].
Tiếp đó là nghiên cứu về Kawabata với tiêu đề Yasunari Kawabata – Lữ
khách muôn đời đi tìm cái đẹp của Nguyễn Thị Mai Liên, khai thác cái đẹp trong
sáng tác của Kawabata dựa trên các tiêu chí: khiêm nhường, thanh tao, trong sáng,
thanh xuân, hài hòa, u buồn và hư ảo…
Khương Việt Hà đã tìm đến Mỹ học Kawabata Yasunari với những giới thiệu
và dẫn chứng dày đặc cho các phương thức biểu hiện cái đẹp của Kawabata. Trong đó,
tác giả có đề cập đến nghệ thuật sử dụng biểu tượng như là một phương thức biểu hiện
cái đẹp. “Ở đây Kawabata đã nhấn mạnh đến việc tìm kiếm những biểu tượng nghệ
thuật đặc biệt nhằm mang lại chiều sâu cảm xúc và ngữ nghĩa vô hạn cho đối tượng
miêu tả”. [8; 72]. Đồng thời tác giả cũng liệt kê khá nhiều những biểu tượng và đi sâu
vào biểu tượng gương soi.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đề cập đến một trong những nét trong phong

cách của Kawabata. Trong công trình 100 nhà lí luận phê bình văn học thế kỉ XX, Viện
Thông tin Khoa học xã hội năm 2002, mục từ Yasunari Kawabata của tác giả Đỗ Thu
Hà lại nhắc đến ông với tư cách là nh à phê bình với phong cách không khác xa là mấy
so với nghệ thuật viwwts văn của ông. Đó là: nguyên tắc phản ánh: “sự tồn tại và sự
khám phá cái đẹp”; chức năng của người nghệ sĩ là “khám phá và tái sinh vẻ đẹp đó”;
đối tượng của văn học cũng chính là “cái đẹp, nỗi buồn và sự chân thành”; nghệ thuật
viết văn: “cấu trúc tác phẩm là dòng ý thức được kĩ thuật chắp cánh”. Đây là bức chân
dung Kawabata với tư cách nhà phê bình, nhưng thật đặc biệt, những ý kiến đó thực sự
quan trọng đối với độc giả Việt Nam.
Nhân vật, như đối tượng phản ánh hay phương thức tự sự cũng được tác giả Đỗ
Thu Hà đề cập đến trong tham luận Cái đẹp qua hình ảnh của người phụ nữ qua tác
phẩm của Yasunari Kawabata và R. Tagore tại hội thảo 30 năm hợp tác Việt nam –
Nhật Bản vào năm 2003. Bài viết so sánh quan niệm về cái đẹp (qua hình ảnh người
phụ nữ) của hai nhà văn nổi tiếng Châu Á, trong đó tác giả nhấn mạnh, vẻ đẹp trong
tác phẩm của Kawabata là vẻ đẹp tinh khôi, không vụ lợi, song hành cùng với nó là sự
chân thành và nỗi buồn. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra ba đối tượng nhận biết về cái đẹp
đúng đắn nhất của ông “là trẻ em, phụ nữ và người già sắp chết”.
Trên các trang web văn học vẫn có nhiều bài nghiên cứu về văn phong của
Kawabata, nhưng đi sâu vào vấn đề biểu tượng thì hầu như không c ó. Dễ dàng nhận
thấy Phan Nhật Chiêu và Lưu Đức Trung là những người có đóng góp nổi bật cho việc
nghiên cứu và giới thiệu Kawabata ở Việt Nam. Mảng tác phẩm được khảo sát phổ
biến nhất vẫn là ba văn phẩm: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô , đa số là tập trung


nghiên cứu vào thi pháp, phong cách tiểu thuyết Kawabata. Một số bài nghiên cứu đã
đề cập đến vấn đề nghệ thuật trong sáng tác của Kawabata nhưng chưa khai thác sâu,
dù vậy vẫn là những kiến thức giá cho bài nghiên cứu này.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích một số biểu tượng, chúng tôi tiếp cận tác phẩm
dưới góc nhìn văn hóa nhằm giải mã ý nghĩa các biểu tượng để tiến tới khẳng định đây

là một tác phẩm đậm tính văn hóa. Từ đó, bạn đọc sẽ thấy được cái hay, cái đẹp, cái
đặc sắc trong nghệ thuật viết văn của Kawabata cũng như thấy được những nét truyền
thống và hiện đại của nhà văn trong tác phẩm đó chính là con đường giúp ta hiểu sâu
hơn về văn hóa Nhật Bản – quê hương của chính tác giả.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về văn bản, các tác phẩm của Y. Kawabata trích dẫn trong nghiên cứu này đều
được lấy ra từ quyển: Yasunari Kawabata – tuyển tập tác phẩm, Trung tâm văn hóa
Đông Tây, NXB Lao động, Hà Nội (2005). Trong quá trình nghiên cứu, người viết chủ
yếu tìm hiểu và phân tích, giải mã ý nghĩa các biểu tượng trong tiểu thuyết Cố đô đồng
thời để cho cơ sở lập luận của mình thêm thuyết phục, chúng tôi sử dụng thêm những
tài liệu, báo chí, sách và internet về lịch sử, văn hóa, văn học nghệ thuật,…có liên
quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ở bài nghiên cứ u này, người viết chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu văn
học dưới góc nhìn văn hóa đồng thời kết hợp phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích, tổng hợp,… để giải mã và thẩm thấu tầng sâu thẳm ý nghĩa của các biểu tượng
mà người nghệ sĩ Yasunari gửi gắm.


PHẦN 2:
NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Khái quát vấn đề tiếp nhận văn học ở Việt Nam
1.1.1. Vài đặc điểm cơ bản
Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Tiếp nhận văn học là quá trình chiếm lĩnh
các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ văn bản ngôn
từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ của nhà văn …
đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn tượng, trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động

sáng tạo bản dịch”.
Tiếp nhận văn học có liên quan đến các khái niệm: Đọc văn bản, đọc văn
chương, tiếp nhận văn chương, cảm thụ văn chương, tiếp thu, thưởng thức…
Khác với “Tiếp nhận” là khái niệm chỉ hoạt động tiếp thu (đọc, nghe, xem) tác
phẩm (gồm cả sáng tác văn học và khoa học) với nhiều mục đích khác nhau, để hiểu
biết, giải trí, thưởng thức, khảo cứu … Tiếp nhận văn học là khái niệm chỉ việc tiếp
thu những sáng tác văn học, là chỉ cách tiếp thu thiên vể thưởng thức, cảm thụ. Tuy
vậy, tiếp nhận văn học cũng khác với cảm thụ văn học. Cảm thụ văn học là sự nhận
biết bằng cảm tính trực cảm, nó là tiền đề để đi vào tác phẩm. Tiếp nhận văn học đòi
hỏi sự bộc lộ của cá tính, thị hiếu, lập trường xã hội, sự tán thành hay phản đối … Do
đó, khái niệm tiếp nhận văn học bao quát hơn và bao hàm các khái niệm “Cảm thụ”,
“Thưởng thức”, “Lý giải văn học”…
Tiếp nhận văn học là một hoạt động sáng tạo, nó làm cho tác phẩm không đứng
yên mà luôn luôn lớn lên, phong phú thêm. Tính sáng tạo của tiếp nhận văn học đã
được khẳng định từ lâu, nhà ngữ văn Nga Pôlepnhia đã nói: “Chúng ta có thể hiểu
được tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo nó” .
Nói tóm lại, với tư cách là phương pháp luận, tiếp nhận văn học đã đem lại ánh
sáng mới, đã mở rộng phạm vi nghiê n cứu văn chương, mở thêm một lối đi cho khảo
sát văn chương khiến nó không bị đóng khung trong việc xem xét mối quan hệ nhà
văn và tác phẩm.
1.1.2. Sơ lược hai kiểu tiếp nhận văn học phổ biến hiện nay
1.1.2.1. Tiếp nhận kiểu truyền thống
Hoạt động văn học từ xưa đến nay vận hành theo ba khâu: Nhà văn – Tác phẩm
– Bạn đọc. Mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc đã từ rất lâu được người ta ít nhiều
đề cập. Hoạt động tiếp nhận chỉ thực sự được đặt ra một cách có hệ thống từ khi văn
học thành văn ra đời. Lý luận tiếp nhận văn chương theo kiểu truyền thống quan niệm
tiếp nhận văn chương ở hai dạng: tri âm và ký thác.




Tiếp nhận theo kiểu tri âm: là tiếp nhận tác phẩm theo đúng ý đồ của tác
giả. Sự cắt nghĩa và hiểu tác phẩm ở người đọc trùng khít với ý định của tác giả ký gởi
vào tác phẩm từ giữa ý đồ tác giả, ý đồ của người lý giải nằm trong cùng một vòng
tròn đồng tâm. Tri âm là biểu hiện tột cùng của sự hiểu biết, cảm thông lẫn nhau. Tiếp
nhận theo kiểu này là tiếp nhận mang tính chủ quan, người ta quan niệm rằng tác
phẩm được viết là để dành riêng cho những người sánh văn chương, có khả năng đi
sâu tìm hiểu dụng tâm, dụng ý, nỗi lòng của tác giả, chứ không phải viết ra cho đông
đảo độc giả công chúng ngoài xã hội thưởng thức, tiếp nhận. Quan điểm tiếp nhận theo
kiểu tri âm đòi hỏi sự gặp gỡ, đồng điệu tuyệt đối giữa người sáng tác và bạn đọc,
nhưng trên thực tế việc này rất khó khăn.

Tiếp nhận theo kiểu ký thác : Là sự tiếp nhận mà người đọc mượn tác
phẩm để biểu lộ nỗi lòng của mình đối với cuộc đời. Do đó, tác phẩm văn chương
được coi như là một phương tiện để người đọc giải bày tấm lòng, gửi gắm những quan
niệm nhân sinh, những cảm xúc về thế cuộc hoặc những vấn đề bức thiết của cuộc
sống mà trong một chừng mực nào đó người đọc không có điều kiện để nói ra một
cách trực diện.
Tiếp nhận theo kiểu tri âm và ký thác gặp nhau ở tính đồng cảm giữa tác phẩm
và bạn đọc.
1.1.2.2. Tiếp nhận kiểu hiện đại
Lý luận tiếp nhận văn chương hiện đại thừa nhận tác phẩm văn chương là một
loại hàng hóa đặc thù. Đó là mộ t loại hàng hóa tinh thần do nhà văn sáng tạo nên nhằm
thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con người trong xã hội. Nó có những thước đo chất
lượng và giá trị tiêu dùng rất khác nhau giữa mọi người.
Do tác phẩm văn chương được xem như một loại hàng hóa nên tiế p nhận văn
chương vượt ra ngoài tính cá thể riêng biệt, nó mang tính xã hội cao.
Tiếp nhận văn chương hiện đại xác định đối tượng bạn đọc là tầng lớp công
chúng rộng rãi, có nhu cầu và sở thích khác nhau.
Lý luận tiếp nhận văn chương hiện đại thực ra không phải là sự phủ nhận lý
luận tiếp nhận truyền thống, mà là sự bổ sung thêm bình diện xã hội và văn hóa lịch

sử. Lý luận tiếp nhận hiện đại vừa kế thừa những mặt tích cực của tiếp nhận truyền
thống, vừa không ngừng mở rộng giới hạn nghiên cứu của mình: Đi s âu khám phá
những cấp độ khác nhau, lý giải về tính quy luật của hoạt động tiếp nhận … Nhờ vậy
mà cơ chế phức tạp của hoạt động này ngày càng được nhận thức một cách khoa học
và đầy đủ hơn.


1.1.2.3. Vai trò của lý thuyết tiếp nhận
1.1.2.3.1. Đối với tác phẩm
Tác phẩm văn chương mang tính đa nghĩa, mỗi người đứng ở góc độ khác nhau
để khám phá, phát hiện những điểm khác nhau. Do vậy sẽ tạo ra chân trời tự do cho
việc tiếp nhận.
Ngoài ra, tác phẩm văn chương không phải là sản phẩm cố đ ịnh mà là một quá
trình, một sự đi tìm, một sự khám phá chứ không phải là sự minh họa cho một kết luận
có sẵn. Chính vì vậy sẽ tạo cơ hội cho những lý giải, những tiếp nối, những kết luận
khác nhau.
1.1.2.3.2. Đối với người đọc
Người đọc đa dạng dẫn đến sự đa dạng trong tiếp nhận văn học. Mỗi loại người
đọc có một cách tiếp nhận khác nhau. Có người đọc để thưởng thức, nghiên cứu, phê
bình … Có người quan tâm đến nội dung tư tưởng, có người quan tâm đến hình thức
nghệ thuật … Vì vậy, cùng một tác phẩm có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau,
đánh giá khác nhau (người tán đồng, người phê phán).
Người đọc đa dạng về trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm, nghề nghiệp, giới tính,
địa vị xã hội … cũng sẽ dẫn đến tiếp nhận khác nhau trong cùng một tác phẩ m.
Tiếp nhận văn học mang đậm dấu ấn chủ quan, gắn liến với thị hiếu, tình cảm
của mỗi người. Giá trị của tác phẩm không phải là số cộng cách tiếp nhận nó, có cách
tiếp nhận đúng nhưng lại có cách tiếp nhận sai lệch. Trong các cách tiếp nhận tác
phẩm có chỗ đúng, chỗ sai nhưng không có nghĩa là chỉ có một cách tiếp nhận nào đó
là duy nhất đúng. Một tác phẩm có thể có nhiều cách tiếp nhận khác nhau và có thể
đều tỏ ra hợp lý, điều này gắn với sự đa nghĩa của tác phẩm văn học.

1.2. Vấn đề biểu tượng và nghiên cứu biểu tượng văn học ở Việt Nam
1.2.1. Khái quát chung
Biểu tượng xuất hiện sớm trong tư duy nhân loại. Từ thời nguyên thủy khi chưa
có ngôn ngữ, con người đã biết sử dụng những tín, kí hiệu để đánh dấu và giao tiếp.
Khi con người có ngôn ngữ, biểu tượn g không hề mất đi mà phát triển theo một hình
thái cao hơn và đó cũng chính là lúc xuất hiện quá trình nghiên cứu biểu tượng.
Trong lịch sử đã có nhiều triết gia đã đề cập đến biểu tượng như Chu Hy – Nhà
dịch số Trung Hoa thần bí, Hêghen – nhà triết học duy tâm khách quan Đức, sau này
là Singmund Freud – Bác sĩ thần kinh, tâm thần người Áo rồi đến
C.G.Jung…vv…Biểu tượng được nghiên cứu và tiếp nhận khá sớm trong lịch sử và
đứng trên những quan điểm và lập trường khác nhau mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra
những khái niệm riêng phù hợp với ngành khoa học của mình.


Nghiên cứu biểu tượng xuất hiện khá muộn và vẫn còn hạn chế cả về mặt lí
luận và thực tiễn, nguyên nhân có nhiều song nguyên nhân cơ bản là các ngành khoa
học chưa ý thức được tầm quan trọng của biểu tư ợng trong đời sống, đôi khi là sự né
tránh biểu tượng. Thời gian gần đây, do sự nhận thức đã có nhiều biến chuyển, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về biểu tượng xã hội.
Riêng ở lĩnh vực văn học, trong khoảng những năm cuối thế kỉ XX và đầu
những năm của thế kỉ XXI biểu tượng được quan tâm đặc biệt. Xuất hiện khá nhiều
công trình nghiên cứu về biểu tượng. Bên cạnh những bài nghiên cứu về biểu tượng
trong văn học dân gian còn xuất hiện một số công trình nghiên cứu về biểu tượng
trong văn học hiện đại. Nghiê n cứu biểu tượng không chỉ giới hạn trong nền văn học
dân tộc mà mở rộng trên phạm vi của thế giới.
1.2.2. Nghiên cứu biểu tượng trong văn học
1.2.2.1. Khái quát chung
Thực tế đã khẳng định biểu tượng phát triển cùng quá trình tiến hóa của nhân
loại. Khởi nguyên của biểu tượng (Symbol) là một vật được cắt làm đôi. Hai người
mỗi bên một phần sau một thời gian dài gặp lại hai mảnh vỡ sẽ được ghép lại với nhau

để nhận ra mối quan hệ khi xưa.
Bằng lối loạn suy, biểu tượng được hiểu là sự quy ước, một dấu h iệu, một tín
hiệu… có ý nghĩa biểu trưng. Biểu tượng được chia ra và kết hợp lại với nhau, nó chứa
đựng ý tưởng phân ly và tái hợp, gợi lên ý tưởng về một cộng đồng bị chia tách và hợp
thành. Biểu tượng đôi lúc rất cụ thể song cũng có thể là những thứ rất trừu tượng. Hiện
nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về biểu tượng. Tiêu biểu là các định nghĩa của các
nhà nghiên cứu Piere Emmanuel, C.G.Jung, Trần Lê Bảo… Một số ngành khoa học
cũng hình thành những khái niệm riêng về biểu tượng như Triết học, Tâm lý học , Xã
hội học…Dù đứng trên những quan điểm và lập trường khác nhau nhưng chúng ta vẫn
tìm được những điểm chung của biểu tượng. Biểu tượng là những hình ảnh của những
sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác
và tri giác đã xảy ra trước đó được hình thành trong ý thức hay là những hình ảnh mới
được hình thành trên cơ sở những hình ảnh có trước. Biểu tượng không hoàn toàn là
thực tế bởi vì nó là sự xây dựng lại thực tế sau khi đã được tri giác, nhưng những hình
ảnh đó cũng không hoàn toàn là chủ quan xuất phát từ hoạt động tâm trí của chủ thể.
Biểu tượng là hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách quan đã được
tri giác. Biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp bởi
vì nó được hình thành nhờ sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có
sự tham gia của các yếu tố phân tích, tổng hợp. Chính vì thế, biểu tượng phản ánh
được đặc trưng của các sự vật, hiện tượng. Ngày nay, biểu tượng đã trở thành đối


tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Phân tâm học, Ngôn ngữ học, Xã
hội học, Triết học và Văn học.
1.2.2.2. Biểu tượng – cách đọc từ ngôn từ trong tác phẩm văn học
Con người với khả năng biểu trưng hóa (symbolizum) có thể tiếp nhận hình ảnh
trong thực tại không như cái máy sao chụp mà bằng các biểu tượng. Theo lý luận nhận
thức, biểu tượng là hình thức cao nhất của trực quan sinh động. Biểu tượng xuất hiện
trên cơ sở những hiểu biết về sự vật, do tri giác đem lại, là hình ảnh của sự vật được
lưu giữ trong chủ thể nhận thức khi chúng không còn hiện diện nữa.

Biểu tượng theo từ điển Tiếng Việt là dấu, là hình ảnh biểu hiện. Biểu tượng
gần gũi với kí hiệu, ẩn dụ, phúng dụ… Nhưng nếu kí hiệu, ẩn dụ, phúng dụ, tạo ra
những mối liên hệ lâm thời, rời rạc, những quy ư ớc đơn giản giữa cái biểu đạt và cái
được biểu đạt, có tác dụng biểu nghĩa thì biểu tượng tạo được sự đồng nhất giữa cái
biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một năng lực tổ chức.
1.2.3. Nghiên cứu biểu tượng văn học ở Việt Nam
1.2.3.1. Khái niệm
Theo C.G.Jung: Biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh ngay
cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng mối quan hệ liên
can, cộng thêm vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng
có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che dấu đối với chúng ta.
1.2.3.2. Các khía cạnh của biểu tượng được nghiên cứu
Khi biểu tượng là một thuật ngữ của mỹ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học,
nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hiểu theo nghĩa rộng, nhìn từ đặc trưng phản ánh hiện
thực bằng hình tượng của văn học nghệ thuật, có thể xem tác phẩm văn học như là một
biểu tượng, một chỉnh thể thẩm mỹ chứa nhiều thông điệp. Việc giải mã biểu tượng
góp phần giúp chúng ta hiểu được những giá trị riêng biệt, độc đáo của tác phẩm. Theo
nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, của một loại hình
tượng nghệ thuật đặc biệt có sức biểu hiện lớn. Nhìn ở góc độ này, biểu tượng trong
tác phẩm văn học là một “nhân vật” đặc biệt, được hiện diện dưới nh iều hình thức
khác nhau, có thể là con vật, đồ vật, hình ảnh, hình tượng…gọi chung là các dạng thức
biểu hiện ý nghĩa của tác phẩm văn học. Đó là một thủ pháp đặc biệt để tác giả thể
hiện ý đồ sáng tạo. Đặt trong mối liên hệ với văn hóa hóa, văn học Nhật B ản và mỹ
học Kawabata Yasunari, chúng ta bước đầu tiếp cận và giải mã ý nghĩa của các biểu
tượng trong tiểu thuyết của ông từ hai góc độ trên.
1.2.3.3. Biểu tượng trong tác phẩm Kawabata nói chung, Cố đô nói riêng
Giáo sư Mitsuyoshi Numano, trong cuộc du thuyết về văn học quê hương ông
vừa qua ở Việt Nam, đã khẳng định một trong bốn đặc điểm của văn học Nhật Bản là



tính trữ tình và cảm tính. Tính chất này biểu hiện trong hầu hết các tác phẩm văn học
Phù Tang từ một bài thơ haiku nhỏ nhắn, xinh xắn đến t iểu thuyết trường thiên Genji ở
sự mờ hồ, ái muội, gợi nhiều hơn tả. Tác phẩm của Kawabata Yasunari cũng thể hiện
rất rõ đặc điểm này. Việc Kawabata dùng biểu tượng trong hầu hết các sáng tác đã góp
phần tạo nên chất dư ba giăng mắc, bàng bạc, giàu chất th ơ cho những kiệt tác đã trở
thành niềm tự hào của người dân xứ sở hoa anh đào. Cùng với Xứ tuyết và Ngàn cánh
hạc, Cố đô là một trong ba văn phẩm đạt giải Nobel vào năm 1968. Với những biểu
tượng mang đậm dấu ấn truyền thống Nhật Bản, Cố đô được tái hiện trên nền không
khí sôi động của các lễ hội, chùa chiền Phật giáo, văn miếu, đền đài… Lộng lẫy, rực rỡ
với biểu tượng hoa anh đào, tuyết trắng, chiếc áo kimono, Cố đô xưa đẹp một cách
trang nghiêm, mỹ lệ rộng mở một cánh cửa cho nhân loại tìm đến với văn hóa và tâm
hồn một quần đảo hoa anh đào xa lạ kia. Một đất nước mộ chuộng cái Đẹp như định
mệnh, mọi giá trị thẩm mỹ của mọi sự vật hiện hữu trong đời sống đang được khai
thác trọn vẹn. Giá trị của các biểu tượng trong tác phẩm Cố đô đã mang đến một hơi
thở mới, đó là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc gắn với văn hóa, thẩm mỹ của người
Nhật Bản và quan niệm của Kawabata về cuộc sống.
1.3. Kawabata và thẩm mỹ truyền thống Nhật Bản
Văn hóa truyền thống Nhật Bản có rất nhiều tiêu chí để khẳng định bản sắc
thẩm mỹ, tuy nhiên những người yêu mến văn chương xứ Phù Tang luôn dễ dàng nhận
thấy bốn nguyên lý cơ bản thường được các nghệ sĩ sử dụng để tôn vinh cái Đẹp, đó là
mono aware, sabi, wabi và yugen.
Người Nhật nói chung là một dân tộc duy mĩ. Từ thời cổ đại, cho dù những
nguyên lí về cái đẹp chưa được định hình và gọi thành tên nhưng cảm giác muốn
hướng tới, đạt được nó đã ngự trị trong cuộc sống trên nhiều mặt và bằng nhiều dáng
vẻ. Những phạm trù được gọi là nguyên lí thẩm mỹ của Nhật Bản nói trên đều có
nguồn gốc từ tôn giáo (Thần đạo và Phật giáo) và đều rất khó chuyển nghĩa chính xác
sang một ngôn ngữ khác. Ngay cả đối với người Nhật, chúng cũng là một phần của
cảm giác, là cái để cảm nhận bằng trực giác hơn là năm giác quan thông thường. Theo
E.M.D Jackonova: “Trong mỹ học truyền thống Nhật Bản, nỗi buồn, nỗi u sầu, nỗi cô
đơn không tách khỏi khái niệm vẻ đẹp, bởi vì vẻ đẹp sẽ không đầy đủ nếu thiếu nỗi

buồn”. Nghiên cứu về thơ haiku, Nhật Chiêu đã nêu rõ những cảm thức thẩm mỹ của
văn chương Nhật Bản. Theo ông, trước hết là cảm thức sabi, là cảm thức về sự sâu
thẳm, u uẩn và huyền diệu của vạn vật . Wabi là nguyên lí cho rằng cái đẹp cao nhất
nằm trong vẻ đơn sơ và sự thanh tịnh. Aware, bi cảm, “ một cảm thức xao xuyến trước
mọi vẻ đẹp não lòng của sự vật”. Ôtrinnicôp – một nhà văn Liên Xô, đề cập đến khái
niệm yugen – một tiêu chuẩn trong khái niệm về cái đẹp của Nhật Bản. Yugen “thế
hiện tài nghệ nói ẩn dụ, ẩn ý, hoặc vẻ đẹp của câu nói chưa hết” . Thế giới nghệ thuật


của Kawabata không tách rời quan niệm thẩm mỹ truyền thống ấy. Từ tác phẩm đầu
tiên Vũ nữ xứ Izu (1925) đến cuốn tiểu thuyết cuối cùng Vẻ đẹp và nỗi buồn (1963)
Kawabata đều thể hiện nhất quán quan niệm về cái đẹp của mình. Cái đẹp và nỗi buồn,
tình yêu và thiên nhiên, sắc đẹp và nữ tính trở thành c ảm tính chủ đạo trong tác phẩm
của ông
Văn học truyền thống Nhật Bản thường viết về các cuộc hành trình tìm đến
thiên nhiên như một biểu tượng của cuộc tìm kiếm cái đẹp, ý nghĩa đích thực của cuộc
đời. Sáng tác của Kawabata cũng như hầu hết thơ của các thi ền sư, thơ haiku và thời
văn học của cái đẹp (thời Heian) đã thể hiện ở mức độ cao nhất tín ngưỡng tôn thờ cái
Đẹp của văn học Nhật Bản. Điều đáng quý là Kawabata viết các tác phẩm này trong
giai đoạn nước Nhật có nhiều biến động. Sau cuộc đại chiến thế gi ới thứ nhất và trận
động đất lịch sử ở Canto năm 1923, nước Nhật lâm vào tình trạng khó khăn, văn hóa
truyền thống có phần suy đồi dưới ảnh hưởng của mưa Âu gió Mỹ. Người dân xứ sở
hoa anh đào tỏ ra nghi ngờ các giá trị một thời đã làm nên bản sắc Nhật tro ng hàng
trăm năm qua.
Những giá trị truyền thống đó không còn là điểm tựa tinh thần bình an cho họ
nữa trong khi những giá trị mới lại chưa được khẳng định. Sống trong thời kì khủng
hoảng các giá trị, con người dần mất niềm tin vào những gì đã có, thậm chí có người
đã căm thù, phỉ báng quá khứ dân tộc. Kawabata bằng những sáng tác của mình đã
lặng lẽ tạo dựng cho người Nhật niềm tin yêu vào những điều kỳ diệu đã từng làm nên
bản sắc bao đời nay của người dân xứ sở mặt trời mọc. Về sau, trong diễn từ đọc ở lễ

nhận giải Nobel văn học năm 1968, Kawabata đã tự hào nói: “Tôi thuộc về vẻ đẹp
Nhật Bản”. Trong toàn bộ trước tác của mình, Kawabata luôn tôn vinh vẻ đẹp Nhật,
bằng cách này hay cách khác, gián tiếp hay trực tiếp, phủ định hay khẳng định thì điều
cuối cù ng mà người ta cảm nhận qua tác phẩm của ông là một thế giới lung linh màu
sắc của vẻ đẹp Nhật ở thiên nhiên, con người, lối sống, tình cảm, tâm hồn…Tiếp nối
truyền thống yêu cái đẹp của văn học dân tộc, sáng tác của Kawabata đã kết tinh tư
duy thẩm mỹ và tâm hồn Nhật Bản. Trong sáng tác của nhà văn sinh ra từ vẻ đẹp Nhật
Bản này, ta bắt gặp không gian thấm đẫm màu sắc Nhật. Đó là cảnh tuyết trắng dát bạc
trên các sườn núi ở Kamakura, hình ảnh đám mây hoa anh đào…Đó còn là không gian
tâm tưởng của những vũ nữ xứ Izu, của những geisha xứ tuyết, những người chơi cờ
Go, những tiếng xúc sắc trong đêm khuya…Mặc dù bị lôi cuốn bởi những trào lưu,
học thuyết hiện đại phương Tây và khát khao thử nghiệm, song Kawabata luôn trụ
vững trên nền truyền thống văn hóa dân t ộc và không bao giờ đánh mất cốt cách
phương Đông của mình.Vì thế “người lữ khách u buồn” đó đã xác lập cho mình vị trí
trang trọng trong nền văn hóa, văn học Nhật Bản, cũng như R.Tagore được mệnh danh
là “ngôi sao sáng” của Ấn Độ thời phục hưng vậy. Sáng tác của Kawabata không phải


là sự minh họa nghèo nàn cho lí thuyết của Tân cảm giác mà thực sự đã trở thành thế
giới nghệ thuật đầy biểu cảm, giàu chất thơ và lung linh vẻ đẹp Nhật Bản. Bằng tài
năng của mình, Kawabata dung hòa được những yếu tố thời đại v à dân tộc, phục hưng
văn xuôi Nhật Bản, tiếp nối bước chân của Tanizaki Junichiro, Akutagawa Ryunosuke
để độc giả yêu mến văn học Phù Tang có thể thấy được vẻ đẹp của kiệt tác Genji từ
mười thế kỉ trước tưởng như đã bị chìm khuất bởi sự thống trị của thơ c a.
1.4. Kawabata trong tiến trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản
Sáng tác của Kawabata từ việc bắt chước, học hỏi phương Tây rồi tìm về truyền
thống dân tộc, Nhật Bản hoá các yếu tố bên ngoài, kết hợp hài hoà Đông - Tây là một
hiện tượng có quy luật trong q uá trình hiện đại hoá văn học ở khu vực Đông Á. Từ
những sáng tác ban đầu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa đa đa, tư
tưởng của S.Freud, Marcel Proust, James Joyce,… ông đã quay về truyền thống yêu

cái đẹp trong văn học dân tộc, Nhật Bản ho á phương Tây để trở thành người cứu rỗi
cái đẹp, phục hưng văn xuôi Nhật Bản, kết tinh tư duy thẩm mỹ và vẻ đẹp tâm hồn dân
tộc. Vì vậy, tuy Kawabata không phải là tác giả mở đầu cho thời kì hiện đại của văn
học Nhật Bản nhưng ông được xem là người đã góp phần hoàn thiện diện mạo nền văn
học hiện đại Nhật Bản.
Kawabata đã tạo nên diện mạo khác cho văn học hiện đại Nhật Bản so với các
nước đồng văn, đồng chủng. Để làm được điều đó, bên cạnh một lý thuyết mới về cách
nhìn thế giới, phương thức biểu hiện mới, quan niệm về thể loại, ý thức tái cấu trúc thể
loại, cần nhất là tài năng và cá tính sánh tạo. Mọi giá trị đều có quyền tồn tại nếu đó là
giá trị đích thực. Kawabata đã dám thể nghiệm và đã thành công nên tên tuổi của ông
gắn với truyện trong lòng bàn tay .
Đặt truyện trong lòng bàn tay của Kawabata vào truyền thống kiệm lời của văn
học Nhật Bản , ta có thể dễ dàng nhận thấy , những khoảng trống vô ngôn mà Kawabata
đã tiếp nhận từ thơ haiku - một thể thơ chỉ gồm 17 âm tiết, chia thành ba dòng nhưng
lại rất giàu sức gợi . Kết cấu bỏ lửng của thơ haiku, cái hư không bảng lảng khó nắm
bắt của tinh thần Thiền tông kết hợp với sự duy lý trong kỹ thuật viết văn phương Tây
đã làm cho những tác phẩm của Kawabata có một phong cách đặc thù: không hẳn Á
Đông mà cũng chẳng Tây phương.
Với truyện trong lòng bàn tay, thể loại truyện ngắn Nhật Bản đã được tái cấu
trúc một cách căn bản khác xa với kiểu truyện ngắn trước đó. Từ những điểm nhìn đơn
lẻ, chớp lấy khoảnh khắc có thần của thực tại, thức nhọn mọi giác quan, sáng tạo theo
nguyên tắc “haiku hóa văn xuôi”, Kawabata đã mang đến tính chất mở cho một thể
loại có dung lượng ngắn, biến truyện trong lòng bàn tay thành thể loại mang bản chất
hiện đại của châu Âu nhưng lại có phần khác với các mô hình truyệ n ngắn phương Tây
trước đó một cách rất Nhật Bản. Trong khi cũng vào thời điểm ấy, kĩ thuật tự sự ở Việt


Nam vẫn mới chỉ dừng lại ở cấu trúc khép kín, đầy đủ lớp lang. Nhà văn vẫn mong
muốn trình bày hiện thực trong tính toàn vẹn của nó. Có thể thấy rõ điề u này qua
truyện ngắn của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn và tiểu thuyết đầu tay của Hồ Biểu

Chánh. Nhìn ở góc độ này, trường phái Tân cảm giác đã đánh dấu sự chuyển mình
quan trọng trong tiến trình hiện đại hoá văn học hiện đại Nhật Bản về thể loại tự sự với
cấu trúc và bút pháp mới. Tuy vậy, cũng cần phải nói thêm rằng, giai đoạn này, thơ ca
Nhật Bản đã bắt đầu thoát khỏi truyền thống haiku, tiến đến Tân thi thể.
Theo Tsutsumi Setsuko, truyện trong lòng bàn tay mang những đặc trưng: Chủ
thể phóng chiếu lên khách thể, cách biểu hiện thiên về cảm giác, sử dụng những ẩn dụ,
tượng trưng nhằm biểu đạt cảm xúc thầm kín, tế vi, có sự phá vỡ ranh giới giữa không
gian và thời gian. Dung lượng ngắn, có truyện chỉ vỏn vẹn tám dòng tiếng Việt
như Gương mặt khi ngủ, ít nhân vật, sự kiện, song độc đáo nhất là cách thức nắm bắt
thực tại và cấu trúc tác phẩm. Nhà văn chỉ chớp lấy một khoảnh khắc của cuộc sống
con người và đẩy lên tận độ theo cảm xúc của mình như ở các truyện Cốt, Miền ánh
sáng, Gương mặt người chết . Kawabata đã kết hợp đồng hiện và dồn nén thời gian,
giam thiên thu trong một sat -na. Trong Cốt (tác phẩm mang tính tự truyện), chỉ một
khoảnh khắc nhìn thấy xương của ông nội quá cố mà cậu bé 16 tuổi đầy nhạy cảm là
Kawabata đã thấy lại cả một cuộc đời dâu bể. Chỉ m ột chớp mắt nhìn vào gương mặt
người yêu mà nhân vật tôi trong Miền ánh sáng đã nhớ về gương mặt của những người
thân yêu, người xung quanh, đặc biệt là người ông quá cố bị mù luôn có thói quen
nhìn về hướng Nam - phía của ánh sáng. Kỉ niệm về gương mặt người ông bị mù
nhưng luôn hướng về ánh sáng và người yêu hiện tại đã giúp tôi cảm thấy thân thiết
với nàng hơn và muốn mang theo những kí ức về nàng và ông tôi đi đến miền ánh
sáng nơi bờ biển phía xa kia. Hay câu chuyện ám ảnh trong Gương mặt người
chết cũ ng bắt đầu từ một phút giây đặc biệt. Người chồng đi du lịch về thì vợ đã chết,
giây phút nhìn vào gương mặt vợ, anh thấy hai gò má gầy xanh, hàm răng đã đổi sắc
chìa ra hai môi. Thịt ở mi mắt nàng đã khô đi, dính chặt vào con ngươi… Anh không
kinh sợ mà đã nhẹ nhàng đặt tay lên gương mặt xấu xí ấy và xoa bóp cho đến khi cơ
giãn ra, gương mặt ấy đẹp, thanh tân trở lại. Mẹ vợ không chứng kiến việc anh làm, đã
oà khóc vì ngỡ giây phút kì diệu gặp chồng đã khiến mặt con gái bình yên như thế. Rõ
ràng, tuy chỉ chớp lấy những khoảnh khắc ngắn ngủi trong đời nhân vật nhưng với
ngòi bút tinh tế của mình, Kawabata đã gieo vào lòng người đọc những cảm xúc sâu
sắc về cuộc sống kiểu “trút ngàn năm trong một phút chơi vơi”.

Về cấu trúc của tác phẩm, ngay việc Kawabata đặt tên là truyện trong lòng bàn
tay cũng đã thể hiện ý muốn tái hiện một lát cắt thực tại mang tính chỉnh thể bằng một
hình thức tối giản có thể đặt trong lòng bàn tay. Đọc những truyện Bình dễ vỡ, Tia
nắng rạng đông, Mưa phùn, Trang điểm… ta thấy ông không chỉ có biệt tài phát hiện


những điều mới mẻ bằng cảm xúc tinh tế mà còn biết thể hiện chúng bằng nghệ thuật
tự sự theo hướng mở. Truyện trong lòng bàn tay của Kawabata đã mở ra khoảng trống
vô biên, giúp trí tưởng tượng của người đọc có dịp chu du khắp cõi sống để thâu nhận
về mình những cảm nhận riêng tư, những xúc cảm, trăn trở tuỳ theo trải nghiệm của
bản thân. Đọc Tia nắng rạng đông, người đọc không khỏi không băn khoăn: Tại sao
cô gái nghèo kia đợi người yêu đến cưới mà mỗi đêm lại có một người đàn ông đến
với nàng? Tại sao hàng đêm nàng không mắc màn mà lại thức canh muỗi? Tại sao anh
chàng người yêu của nàng lại tức giận khi một ông già vì thương cảm mà tặng nàng
màn mới? Kawabata đã để những khoảng trống không lời đó cho người đọc tự lấp đầy
bằng ý tư ởng của mình. Và theo lý thuyết tiếp nhận, đó chính là khả năng biến độc giả
thành người đồng sáng tạo.
Khi Kawabata xuất hiện trên văn đàn, những người đồng hương của ông như
Mori Ogai, Natsume Soseki, Tazinaki Junichiro, Akutagawa Ryunosuke đã gặt hái
được ít nhiều thành tựu về văn xuôi nhưng như một vận động viên chạy vượt rào, ông
đã tự tin dấn thân và đã thành công. Tác phẩm của Kawabata dù thể nghiệm một hình
thức mới nhưng không hề xa lạ với văn chương truyền thống dân tộc bởi chúng vẫn
chuyên chở những giá trị đã làm nên bản sắc Nhật Bản. Vấn đề đặt ra là làm sao giữ
được bản sắc văn hoá dân tộc mà vẫn hấp thụ được những tinh hoa của thời đại.
Kawabata đã trả lời được câu hỏi đó bằng các sáng tác của mình. Sáng tác của ông
không chỉ giữ được bản sắc Nhật Bản mà còn có sự hài hoà giữa truyền thống và hiện
đại. Đó chính là tình yêu cái Đẹp, đó là những suy tưởng mang màu sắc Thiền, những
thế giới được cảm nhận bằng trực giác…Những sáng tác về sau của Kawabata cũng
theo dòng chảy như thế, hơi hướng của c hủ nghĩa hiện đại thể hiện ở cách sử dụng độc
thoại nội tâm, dòng ý thức, xây dựng những huyền thoại và những giấc mơ huyền ảo,

những hình ảnh, những cuộc hành trình mang tính biểu tượng. Như vậy, sáng tác của
Y.Kawabata không chỉ mang tính dân tộc mà còn mang tầm của thời đại. Điều quan
trọng nhất là trong tiến trình hiện đại hoá văn học Nhật Bản, tên của Kawabata đã gắn
liền với lí thuyết Tân cảm giác, thể loại truyện trong lòng bàn tay và những sáng tác
tôn vinh vẻ đẹp truyền thống dân tộc.


CHƯƠNG 2: KAWABATA VÀ TÁC PHẨM CỐ ĐÔ
2.1. Thời đại Kawabata
2.1.1. Vài nét về tiểu sử
Kawabata đã gặp rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống ngay từ khi còn là một
đứa trẻ. Năm 1899, Kawabata chào đời ở một làng quê gần thành phố Osaka. Cha ông
là một y sĩ, rất yêu thích văn chương nghệ thuật, nhưng lại bất hạnh, khi Kawabata
chưa đầy bốn tuổi thì cha và mẹ ông lần lượt qua đời. Cậu bé Kawabata trở về sống
với ông bà, vậy mà chỉ bốn năm sau, người bà và người chị duy nhất cũng ra đi, để tới
khi mười lăm tuổi, cậu mất nốt ông – người thân cuối cùng và hoàn thành Nhật kí tuổi
mười sáu (1914) bên giường bệnh của ông, tác phẩm khởi đầu cho sự nghiệp một nhà
văn lớn. Người ta còn khẳng định rằng dòng họ nhà Kawabata có xu hướng yểu mệnh,
và họ thường gặp ông tại các dịch vụ ma chay. Với vô vàn mất mát này, Kawabata
được nhiều nhà nghiên cứu, đặc cho biệt danh là Soshiki no meijin – Chuyên gia tang
lễ.
Qua Nhật kí tuổi mười sáu , ta bắt gặp cậu thiếu niên Kawabata điềm tĩnh và vô
cùng tỉnh táo. Nhật kí bao gồm mười hai ngày trong tháng 5 năm 1914 và dừng lại một
tuần sau khi người ông mất. Tuy nhiên thời điểm ra đời thật sự của nhật kí đến nay vẫn
gây nhiều tranh cãi. Kawabata thì luôn khẳng định tác phẩm được viết ngay bên
giường bệnh của ông mình, rồi bị thất lạc và s au này Kawabata tìm lại được nó trong
nhà kho của người bác và được xuất bản năm 1925, tức là bảy năm sau. Thế nhưng các
nhà nghiên cứu, phê bình, các nhà “Kawabata học”, sau khi xem xét văn phong của tác
phẩm có thể nó được viết vào chính năm mà tác giả c ho xuất bản, tức là 1925. Cho dù
Nhật kí tuổi mười sáu được viết vào lúc nào đi chăng nữa, thì nhờ nó người đọc cũng

biết được thêm một Kawabata đầy tình cảm và do hoàn cảnh đã sớm trưởng thành. Sau
này, tác phẩm luôn có mặt trong các tuyển tập quan trọng của ông.
Các nhà viết tiểu sử về Kawabata hầu như đều dừng lại ở thời điểm ra đời của
Nhật kí tuổi mười sáu (1914), tác phẩm khởi đầu cho sự nghiệp của một nhà văn lớn.
Những thông tin về cuộc đời ông sau này thường rất tản mạn và rất khó xác
định chính xá c. Người ta biết đến Kawabata như một người ôn hòa, trầm lặng nhưng
lại hoạt động hết mình trong lĩnh vực văn học và có cuộc sống tình cảm khá đặc biệt.
Phải sống tự lập ngay từ thời niên thiếu, nhưng là người có nhiều hoài bão và
ước mơ, ngay từ thời trun g học, Kawabata đã có thiên hướng trong lĩnh vực nghệ
thuật. Cùng bạn bè, ông sáng lập ra những tuần san nhỏ, biên tập và viết bài, nuôi ước
vọng trở thành họa sĩ. Sau này, khi đã trở thành nhà văn, ông vẫn thể hiện niềm yêu
thích của mình thông qua những bức thư pháp mà bạn bè và người thân được ông gửi


tặng nhân dịp lễ Tết hay để ghi dấu một kỉ niệm đáng nhớ. Đứng trước ngưỡng cửa
cuộc đời, thay vì phấn đấu để trở thành danh họa, năm 1920, Kawabata đã ghi danh
vào học tại Đại học Hoàng gia Tokyo. Đầu tiên, ông theo học văn học Anh nhưng cuối
cùng ra trường với đề tài tốt nghiệp về tiểu thuyết Nhật Bản. Đó cũng là âm hưởng
chung trong quá trình “trở về truyền thống” trong văn nghiệp của Kawabata.
Thời sinh viên cuộc sống của Kawabata sôi động. Ngay năm đầu đại học,
Kawabata đã cùng một số bạn văn trẻ sáng lập nên tạp chí Trào lưu mới (Sintio).
Truyện ngắn đầu tay Lễ chiêu hồn (Sokogai Ikai) của ông đăng trên tạp chí này.
Kawabata cùng với một số bạn văn thân thiết (trong những năm tuổi trẻ và cả sau này)
như Yokomitsu Riichi, Yukio Mishima,… là những người đồng sáng lập hay cùng
hoạt động trong một số tạp chí có tên tuổi đương thời như Văn nghệ xuân thu (Bungei
Shunzui), Văn nghệ thời đại (Bungei Jidai),…
Ẩn sau vẻ ngoài tưởng như trầm tĩnh, nhút nhát của chà ng thanh niên nhỏ bé,
Kawabata cũng có một trái tim yêu mãnh liệt và những tình cảm khá đặc biệt. Ngay từ
thời học phổ thông, đã có một mối tình con trẻ ghi dấu trong đời tư và cả trong sự
nghiệp sáng tác của Kawabata. Mối tình với cô bạn cùng lớp mà ba mư ơi năm sau khi

hồi tưởng lại, chính ông gọi đó là “cú sốc ngọt ngào”. Nhưng có một tình yêu cực kì
sâu sắc và mãnh liệt, có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời cũng như văn nghiệp của
Kawabata, bản thân nhà văn cũng phải thừa nhận sự ảnh hưởng ấy. Đó là mối tình
lãng mạn của tuổi hai mươi. Khi đang học năm thứ hai đại học, Kawabata đã gặp một
cô gái khiến ông yêu say đắm, trở thành nguyên mẫu cho cho hầu hết những “người
đẹp trong trắng”, tuổi không quá đôi mươi trong các tác phẩm của ông sau này, đó là
một thiếu nữ mới… mười lăm tuổi. Khi đó, chàng sinh viên Kawabata với trái tim yêu
cháy bỏng, đã quyết định cưới cô gái vị thành niên ấy trong hoàn cảnh hoàn toàn “vô
sản”. Mặc dù là một sinh viên nghèo, nhưng với tài năng văn chương sớm hiển lộ,
Kawabata đã thu hút được sự chú ý của nhiều độc giả tên tuổi. Trong số đó có một
Mạnh Thường Quân hứa giúp đỡ Kawabata tài chính để sống cuộc sống sau hôn nhân.
Thế là cả một “dự án” hoàn hảo về “hậu thiên đường” như nơi ở, tiền sinh hoạt phí đã
được lên kế hoạch. Nhưng đến p hút cuối thì… “cô dâu chạy trốn”. Người thiếu nữ ấy
đã bất ngờ hủy hôn mà không giải thích lí do. Chỉ một lá thư nhỏ chối từ hôn ước
nhưng đã khiến chàng trai nhiều mơ mộng Kawabata tại thời điểm đó, gục ngã hoàn
toàn. Sau này, khi hồi tưởng lại mối tình n hiều sóng gió ấy, nhà văn đã gọi lời từ chối
ấy là “sự phản bội” nhưng cũng ngậm ngùi thừa nhận kết cục buồn của tình yêu ấy là
do “giao ước miệng”, có nghĩa là những hứa hẹn của Kawabata có thể bị coi là những
ảo tưởng.
Cô dâu bé nhỏ ra đi nhưng để lại qu á nhiều kỉ niệm và phiên bản đầu tiên về
nàng có lẽ là Vũ nữ Izu với nàng Kaoru xinh đẹp, trắng trong có sức hút mạnh mẽ bởi


sự hồn nhiên của một thiếu nữ tuổi mười ba. Hình ảnh nàng còn trở đi trở lại trong các
tiểu thuyết khác với nhiều dáng vẻ nhưng luô n có phẩm chất chung của sự trong trắng
đến vô song.
Những kí ức đậm sâu về một tuổi thơ đau buồn và một tình yêu không thành
luôn là người bạn đồng hành trong sự nghiệp sau này của nhà văn. Tuy những bi kịch
đó không thể đánh bại Kawabata nhưng chúng quả có sức ám ảnh vô cùng to lớn, để
lại dấu ấn ở hầu hết các tác phẩm văn chương của ông. Cảm giác mất mát, phai tàn về

những gì tốt đẹp đã qua luôn ngự trị trong tác phẩm của Kawabata là những câu
chuyện không có kết, những câu chuyện không bao giờ đi đến tậ n cùng. Đó là đặc
điểm chung trong những tác phẩm của một tâm hồn nhiều ẩn số.
Cuộc sống riêng tư sau này của Kawabata ít được sách vở đề cập. Người ta cho
rằng ông có quan hệ với rất nhiều diễn viên, những cô đào đóng vai các người đẹp
trong một số tiểu thuyết được chuyển thể thành phim của ông và sau này là một người
vợ (nhưng hôn nhân không đăng kí). Kawabata cũng có một cô con gái, nhưng lại là
con nuôi). Có lẽ những điều này là sự thực bởi ta biết được quan điểm khá đặc biệt của
ông về gia đình trong t ruyện ngắn Về chim và thú (Kinjiu, Of birds and beasts, 1933).
Ông luôn sợ di truyền lại “thiên hướng mồ côi” cho đời sau và làm cho người thân của
mình không được hạnh phúc.
Đương thời tiếng nói của Kawabata rất có trọng lượng trong cả văn giới lẫn
chính giới. Cánh tả và cánh hữu luôn muốn lôi kéo ông, những bài viết giới thiệu các
nhà văn trẻ của ông có thể coi như lá bài quyết định số phận cũng như sự nghiệp của
nhà văn ấy. Ông cũng từng giữ chức chức Chủ tịch Hội văn bút Nhật Bản trong một
thời gian khá dài từ năm 1948 đến năm 1965.
Kawabata bước vào nghề văn với nhiều thuận lợi bằng tài năng cũng như cách
sống ôn nhã của mình. Mạnh Thường Quân có ý định bảo trợ cho hôn nhân không
thành của Kawabata chính là Kikuchi Kan, nhà viết kịch tên tuổi và uy tín trong văn
giới thời đó. Khi gặp nhà văn trẻ Kawabata (lúc còn là sinh viên) lần đầu, Kan đã bị ấn
tượng mạnh mẽ với cách cư xử của Kawabata. Hiền lành, ít nói nhưng ngay tại thời
điểm đó, Kawabata đã tự biết mình là một thiên tài. Không chỉ có ý định cho n hà ở,
chu cấp tiền sinh hoạt phí khoảng 50 yên mỗi tháng nếu nhà văn kết hôn, Kan còn giới
thiệu Kawabata với một số tạp chí (để in truyện) và các nhà văn tên tuổi khác trong đó
có Akutagawa Ruynosake (1892 – 1927), người được coi là khởi đầu cho kỉ nguyên
hiện đại của văn học Nhật Bản.
Với một nhà văn trẻ, sự đỡ đầu của một tên tuổi trong giới là rất quan trọng bởi
chữ tín có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người Nhật. Sau này, khi đã nổi tiếng,
Kawabata cũng luôn rộng lòng làm việc này cho lớp đàn em, nếu đó là một tài năng



thực sự. Và Kawabata từ sự giới thiệu của Kan, đã có những tình bạn đẹp, lâu bền với
Yokomitsu Riichi, Yukio Mishima,…những nhà văn Nhật Bản mà cả thế giới biết tên.
Là người chịu nhiều đau thương, mất mát từ nhỏ, luôn cần một mái ấm, mộ t
tình cảm thân thiết, Kawabata cực lực phản đối tự sát, một việc không quá xa lạ trong
“văn hóa chết” của người Nhật. Kawabata từng bày tỏ thái độ bất bình trước những
người tự sát, ngay cả khi đó là Akutagawa Ruynosake, người mà ông vô cùng kính
trọng, rằng: “Cho dù một người có thể chán ghét thế giới này đến thế nào, thì tự sát
cũng không phải là hình thức của khai sáng, cho dù có thể đáng khâm phục thì người
tự sát cũng còn lâu mới có thể tới được cõi niết bàn” ( Con mắt mạt kì – The eyes of
the dying, 1933). Ông bất bình và đau đớn bởi cái chết bi thảm ấy đã lấy đi không ít
bạn bè thân thiết quanh mình. Những họa sĩ, nhà văn như Akutagawa (tự sát năm
1927), Mishima (tự sát năm 1970),…
Thế nhưng, cả nước Nhật đã phải bàng hoàng và khó hiểu, tại sao một ng ười
luôn phản đối cái chết phi tự nhiên như Kawabata mà ngày 16 tháng 4 năm 1972 lại
giam mình trong căn phòng đầy khí ga bên bờ biển Kamakura, nơi ông chọn để kết
thúc cuộc đời thành công nhưng mang nặng dấu ấn bất hạnh từ tuổi thơ. Có lẽ, “người
lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp ấy” muốn có một chuyến khởi hành đến một vùng
đất nơi ông chưa từng đặt chân tới.
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Cuộc đời và sự nghiệp của Kawabata gắn liền với quá trình tiếp nhận đổi mới
về cả kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Nhật Bản. Những năm cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX, tư tưởng duy tân của Minh Trị Thiên Hoàng đã thổi một luồng gió mới
vào Nhật Bản – vốn được coi là “ốc đảo”. Tinh thần học hỏi phương Tây, đuổi kịp
phương Tây. Vượt lên phương Tây đã đưa lịch sử Nhật Bản sang một trang mới. Sự
đổi mới về kinh tế khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc đã tác động mạnh mẽ đến văn
học nghệ thuật Nhật Bản. Nếu trước đây văn học Nhật Bản chịu ảnh hưởng tư tưởng
triết học phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc thì nay bị chi p hối bởi những
quan điểm tự do dân chủ của phương Tây, nhiều trào lưu, trường phái ra đời đã làm
nên một diện mạo mới cho văn học Nhật Bản: trẻ trung, phong phú và táo bạo.

Đầu thế kỷ XX, các bản dịch văn học châu Âu đã đưa đến cho văn học Nhật
Bản những kĩ thuật, phương pháp sáng tác vô cùng mới lạ và có sức hấp dẫn lớn đối
với các nhà văn tân tiến. Sức hút của nhu cầu tìm hiểu, khám phá và thử nghiệm thật
mãnh liệt, Kawabata đã từng khẳng định “tính chất mới là tất cả”, và bày tỏ sự khó
chịu trước những cá ch viết đã được công thức hóa: “Mắt chúng ta rực cháy khát khao
được biết điều chưa biết. Những lời chào hỏi của chúng ta biểu hiện niềm vui mừng ở
chỗ hiện nay ta có thể tranh luận với nhau bất cứ điều gì là mới. Nếu một người nói
“Good morning!” (tiếng Anh có nghĩa là Xin chào) và người kia trả lời “Good


morning !” thì thật là buồn chán. Chúng ta đã hoàn toàn trở nên chán ngấy văn chương
vì nó không thay đổi như mặt trời ngày hôm nay vẫn mọc chính xác ở hướng đông như
ngày hôm qua.”
Sự nghiệp sáng tác của Kawabata thật phong phú và hầu như thành công ở tất
cả các thể loại mà ông thử nghiệm. Phần truyện ngắn được đánh giá cao và được dịch
ra nhiều thứ tiếng trong đó có cả tiếng Việt ( Cánh tay, Vũ nữ Izu, Thủy nguyệt, Tiếng
gieo xúc xắc ban khuya, Về chim và thú,…là những ví dụ điển hình).
Mảng truyện trong lòng bàn tay, như bản thân ông từng nói, “đó là những
truyện mà tôi hài lòng nhất” được viết rải rác từ năm 1921 đến năm 1972, Kawabata
gọi chúng là Tanagokoro no shosetsu (Palm of the Hand Stories – Truyện trong lòng
bàn tay). Những truyện trong lòng bàn tay chứa đựng nhiều triết lý sâu xa về vũ trụ và
con người.
Thành công đặc biệt đối với Kawabata vẫn luôn là tiểu thuyết. Đỉnh cao của thể
loại này trong sự nghiệp sáng tác của ông chính là bộ ba tiểu thuyết mang về giải
Nobel đầu tiên cho người Nhật Bản: Xứ tuyết (1947), Ngàn cánh hạc (1951), Cố đô
(1961). Ngoài ra còn có các tiểu thuyết như Tiếng rền của núi (1952), Hồng đoàn ở
Asakusa (1930), Cao thủ cờ Go (1954), Cái hồ (1954), Đẹp và buồn (1960), Người
đẹp say ngủ (1969)…
Kawabata cũng viết cả tiểu luận phê bình. Những tiểu luận của ông mang đậm
dấu ấn cá nhân, sắc sảo nhưng trầm tĩnh khoan hòa. Một số công trình thật sự có ý

nhĩa về mặt lí luận đối với văn giới như Diến từ Nobel (1968), Sự sống và khám phá
cái đẹp ( 1969).
Văn nghiệp của Kawabata phong phú, đồ sộ và thành công ở nhiều thể loại.
Tuy không nhiều, nhưng thậm chí ông còn viết cả thơ haiku. Chỉ để giải trí hoặc tặng
bạn bè nhưng cũng giống như bất kì thể loại nào mà Kawabata thử nghiệm, chúng
luôn là những “mĩ thư”, được yêu mến và trân trọng như bất kì một báu vật nào trong
di sản mà ông để lại cho loài người
2.2. Cố đô trong bộ ba tiểu thuyết đoạt giải Nobel 1968
2.2.1. Cốt truyện Cố đô
Tiểu thuyết Cố đô giới thiệu với người đọc về một nước Nhật đẹp lặng lẽ, một
nước Nhật với những đền chùa, núi non hồng rực hoa anh đào, những phong tục, lễ hội
và cái chính là tính cách người Nhật thể hiện qua các nhân vật. Cố đô là một tiểu
thuyết tâm lí sắc sảo, đi sâu tìm hiểu thế giới nội tâm nhân vật. Tiểu thuyết thể hiện
những suy ngẫm của Kawabata về những cái đã mất và những điều sẽ đến, về tương
lại, vận mệnh nền văn hóa dân tộc và số phận người dân Nhật bình dị trong thời buổi
xứ sở của họ lao vào công nghiệp hóa.


Tác phẩm kể về nàng Chieko, tiểu thư của gia đình thương gia Takichiro, ngoài
công việc kinh doanh, còn rất thích vẽ mẫu thắt lưng kimono. Do yêu thích hội họa
phương Tây, nhất là các họa sĩ thuộc trường phái siêu thực, nên ông thường sáng tạo
ra những mẫu thắt lưng lạ mắt và độc đáo mà k hách hàng đầu tiên bao giờ cũng là cô
con gái mà ông vô cùng yêu quý. Chieko, ngỡ tưởng mình sinh ra và lớn lên trong gia
đình bấy lâu mình hằng yêu thương và gắn bó nhưng thật bất ngờ, đến khi trưởng
thành, nàng mới biết được mình là con nuôi. Từ đó, nàng luôn băn khoăn, day dứt
muốn tìm hiểu xem bố mẹ đẻ nàng là ai, có còn hay đã mất, nàng có anh chị em
không, nếu có thì họ đang ở đâu… Nàng có một người bạn thân từ thuở nhỏ là
Shinichi. Đó là một chàng trai hồn nhiên, trong sáng, mặc dù có tình cảm với Ch ieko
nhưng chưa bao giờ cậu ta dám nói ra. Riushuke, anh trai của cậu thì khác hẳn, anh
mạnh mẽ, quyết đoán cả trong tình cảm lẫn công việc, và anh cũng rất mến Chieko.

Thậm chí anh còn sẵn sàng từ bỏ quyền thừa kế nếu có thể lấy được Chieko và sang
quản lí cửa hàng cho gia đình nàng. Trong lễ Kỉ Nguyên, khi đi viếng cảnh chùa, tình
cờ Chieko gặp một cô gái tên là Naeko giống y hệt mình. Lòng thắt lại, nàng hiểu đó
là người chị em sinh đôi với mình và mình chính là đứa con bị bỏ rơi theo phong tục.
Hai người giống nhau tới mức ngay cả Hidero, một thợ dệt, người cũng có cảm tình
với Chieko, cũng đã nhầm lẫn dẫn đến một buổi dạo chơi ngoài dự tính với Naeko.
Sau nhiều tìm hiểu và do dự, cuối cùng Chieko quyết định tìm gặp Naeko và đau lòng
khi biết được cha mẹ đẻ của cô đã chết trong khi đẵn cây, một công việc khá vất vả mà
đến nay Naeko vẫn đang tiếp tục phải làm. Là người giàu tình cảm, cộng với lòng
nhân ái của ông bà Takichiro, Chieko tỏ ý muốn đón Naeko về chung sống với gia
đình mình nhưng Naeko đã từ chố i. Naeko chỉ đến nhà Chieko để ngủ lại với chị một
đêm. Ngay sáng hôm sau, khi thành phố cổ Kyoto vẫn im lìm trong lạnh giá, Naeko đã
từ biệt Chieko. Tác phẩm kết thúc, Chieko đứng bên cổng nhà mình nhìn theo bóng
người chị em sinh đôi đang mờ dần trong sương tuyết.
2.2.2. Nhận xét chung về giá trị trong tác phẩm
2.2.2.1. Giá trị tư tưởng
Qua tiểu thuyết Cố đô, người đọc được tìm hiểu kĩ hơn về nước Nhật , một
nước Nhật đẹp lặng lẽ với hoa anh đào, tuyết trắng, một nước Nhật rộn ràng với các lễ
hội truyền thống quanh năm. Mang hương vị màu sắc của một tiểu thuyết khảo cứu
phong tục nhưng Cố đô cũng là một tiểu thuyết tâm lí sắc sảo với việc đi sâu tìm hiểu
thế giới nội tâm nhân vật. Qua những dằn vặt, suy tư trăn trở của Chieko, có thể thấy
cái nhìn của Kawabata đã xuyên thấu tâm hồn nàng.
Tác phẩm này gây ấn tượng với độc giả bởi cảm giác về những truyền thống
xưa cũ và vẻ đẹp của Kyoto còn có thể được coi là cẩm nang cho những ai muốn tìm


hiểu về Nhật Bản và có thể chính yếu tố này đã thuyết phục hội đ ồng Nobel Viện Hàn
lâm Thụy Điển.
2.2.2.2. Giá trị nghệ thuật
Với nhịp điệu kể chuyện trầm tĩnh, khoan hòa, điềm đạm, tiểu thuyết Cố đô với

những nhân vật được đặc tả nội tâm vô cùng sâu sắc. Với chất giọng trầm tư triết lí,
giọng hoài nghi băn khoăn day dứt và giọng tiếc nuối hoài niệm, Cố đô mang một âm
hưởng trầm lắng, cô đọng. Giọng kể tự nhiên ấy phù hợp với tính Thiền trong văn hóa
phương Đông. Phát huy truyền thống và tiếp thu hiện đại trong nghệ thuật kể chuyện
của Kawabata còn thể hiện trong cách thức xây dựng không gian, thời gian. Ngôn ngữ
trong sáng, lối viết nhẹ nhàng nhưng lôi cuốn, một lối viết gần gũi với tinh thần văn
chương cổ Nhật Bản. Do ảnh hưởng bởi dòng văn chương nữ lưu thời Heian, nên văn
chương Kawabata thường mềm mại, dung dị và điềm đạm. Và đặc biệt trong tiểu
thuyết Cố đô là nghệ thuật xây dựng biểu tượng độc đáo, mới lạ và đầy sáng tạo đã tạo
nên những tầng nghĩa mới góp phần nâng cao giá trị tác phẩm.
2.3. Tư duy nghệ thuật của Kawabata trong sáng tác tiểu thuyết nói chung,
Cố đô nói riêng.
Yasunari Kawabata (1899 – 1972), người nghệ sĩ duy mỹ của xứ sở hoa anh
đào đầu tiên nhận giải Nobel văn học (1968), là một trong số ít những văn hào Nhật
Bản được phương Tây biết đến nhiều nhất và cũng không hề xa lạ với đa số độc giả
Việt Nam.
Cảm tưởng đầu tiên khi đọc Kawabata, là niềm tự hào thầm kín của ông về văn
hoá Nhật. Một niềm tự hào không phô trương như khẩu hiệu, không chai cứng trong
trạng thái đông đặc bất biến mà tỏa rộng như thứ hương thầm kín bao trùm không khí
văn chương nhưng bất định chưa thành hương. Thấm nhuần sâu đậm tư tưởng Tây
phương, nhưng Kawabata không hề đem, không hề dùng hành lý Tây học làm mẫu
mực xây dựng nghệ thuật tư tưởng của mình. Sau những say mê "đổi mới" theo nhịp
phương Tây thời đầu khi mới bước vào sáng tác, Kawabata trở về nguồn cội, tìm đến
người mẹ của tiểu thuyết, và ông đã gặp lại tâm hồn Nhật Bản.
Kawabata chính thức khởi nghiệp bằng việc làm biên tập cho tạp chí Bungei
shunju (Văn nghệ xuân thu, 1923). Chỉ một năm sau đó, khi tốt nghiệp khoa văn học
trường Đại học đế chế Tokyo năm 1924, khát vọng mang lại một “cảm giác mới” cho
văn đàn Nhật Bản thôi thúc ông cùng các tiểu thuyết gia tiên phong Yokomitsu Riichi
(1898 – 1947), Kataoka Tetsubei (1894 – 1944), Nakagawa Yoichi (1897 – 1994) sáng
lập văn phái Tân cảm giác cùng các cơ quan ngôn luận là tạp chí Bungei jidai (Văn

nghệ thời đại, 1924 – 1927).
Trong thời gian này, bị hấp dẫn bởi làn sóng phương Tây hóa thứ hai tại Nhật
Bản, lý thuyết thẩm mỹ, phương pháp luận phê bình văn học và nhiều sáng tác của


×