Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT về HIỆN THỰC và CON NGƯỜI TRONG KỊCH lưu QUANG vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.37 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
----

----

TRẦN ÁNH TUYẾT

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HIỆN THỰC VÀ
CON NGƯỜI TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ
(Luận văn TNĐH ngành Sp. Ngữ Văn Khóa 33: 2007-2011)

CBHD: TRẦN VĂN MINH

Cần Thơ, 4/2011
3


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Thời gian đi qua, khắc nghiệt nhưng là thước đo sòng phẳng nhất, công bằng nhất
đối với mọi sáng tạo. Vượt lên trên tất cả những mất mát, cái còn lại là giá trị những
trang viết mà người nghệ sĩ để lại cho đời. Đến với kịch bản văn học của tác giả Lưu
Quang Vũ chúng tôi nhận thấy bằng tất cả tài năng và tâm huyết những sáng tạo nghệ
thuật của ông đã “thắng được thời gian và ở lại với lòng người”. Qua những trang kịch
sinh động, Lưu Quang Vũ đã góp sức xây đời, tác động tích cực vào xã hội, kiên quyết
chống sự bảo thủ trì trệ, sự lộng hành của cái xấu, cái ác. Chứng kiến bao cảnh đời
chìm nổi thời hậu chiến, Lưu Quang Vũ không ngừng băn khoăn, trăn trở về những
nổi niềm nhân thế và nghiền ngẫm niềm bi cảm của phận người. Chính vì vậy mà tác
phẩm kịch của Lưu Quang Vũ như một dòng sông suy tưởng chở nặng tình yêu thương


con người chảy mãi về nơi vô tận. Vì lẽ đó, với Lưu Quang Vũ cái chết không làm cho
ông mất đi mà tấm lòng nhiệt huyết với đời vẫn còn đọng lại. Kể từ năm 1985, qua
mấy đợt hội diễn sân khấu hầu như khán giả đương thời không ai là không biết đến
Lưu Quang Vũ. Nhiều kịch bản của anh đã làm xôn xao đất nước, gây chấn động dư
luận. Nhiều nhà nghiên cứu công nhận một số kịch bản của Lưu Quang Vũ có sức lay
động lòng người, có hiệu quả to lớn đối với xã hội và giá trị nghệ thuật của chúng góp
phần không nhỏ vào sự phát triển của văn học kịch nước nhà. Và năm 2000 Giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật do nhà nước trao tặng đã xác nhận sự
đóng góp quan trọng của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm
hiểu kịch bản văn học của ông là việc làm rất có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay. Đây
có lẽ cũng là một thái độ trân trọng đối với những tác phẩm kịch; đồng thời cũng là
một cử chỉ tỏ lòng kính trọng đối với một tài năng như Lưu Quang Vũ.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều về kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ.
Vậy sự thực tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ có những thành công và hạn chế gì?
Đâu là nét riêng, độc đáo của nhà soạn kịch trẻ này mà công chúng lúc bấy giờ lại đổ
xô đến rạp xem kịch? Những nhà soạn kịch ngày nay có thể rút kinh nghiệm, học tập
được điều gì sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng quan niệm nghệ thuật của người viết kịch đi
4


trước? Với tình yêu thể loại kịch người làm luận văn mạo muội xin được vén lớp bụi
thời gian tìm về quá khứ để phần nào hiểu rõ hơn một số kịch bản văn học của Lưu
Quang Vũ và củng cố thêm cho bản thân những kiến thức liên quan đến thể loại kịch.
Hiện nay, tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ đã được đưa vào giảng dạy trong
chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông với hai tác phẩm kịch
“Tôi và chúng ta” và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Qua đó, vị trí, vai trò của thể loại
kịch trong nền văn học nghệ thuật nước nhà đang dần được khẳng định. Song, trong
thực tiễn thì vẫn chưa có sự quan tâm thỏa đáng xứng tầm với sự đóng góp của văn
học kịch nói chung cũng như đối với tác giả Lưu Quang Vũ nói riêng. Cho nên, chọn
đề tài này chúng tôi mong muốn phần nào bù đắp khiếm khuyết đó. Đồng thời, người

làm luận văn mong muốn hoàn thiện hơn kiến thức lịch sử văn học để những giá trị
nghệ thuật đích thực không bị bỏ qua và có cơ hội tiếp xúc với cái hay cái đẹp của văn
chương trong thể loại kịch.
Đó là lí do vì sao chúng tôi mạnh dạng chọn đề tài còn khá mới mẻ này: “Quan
niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong kịch Lưu Quang Vũ”.

2. Lịch sử vấn đề
Lưu Quang Vũ bước vào làng viết kịch chuyên nghiệp từ năm 1980, bắt đầu bằng
vở “Sống mãi tuổi 17”, khép lại cuộc đời và sự nghiệp bằng vở “Chim sâm cầm không
chết”. Hơn 50 vở kịch của Lưu Quang Vũ đã làm thay đổi bộ mặt của sân khấu nước
nhà. Từ khi kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ được đưa lên sân khấu, rải rác trên
các báo, tạp chí có đăng những bài phê bình, bình luận tỏ rõ sự quan tâm; đặc biệt từ
hội diễn sân khấu năm 1985, sự chú ý quan tâm này càng rõ rệt hơn. Có thể phân chia
dựa trên mốc thời gian là tháng 8 năm 1988 - thời điểm Lưu Quang Vũ qua đời để thấy
rằng cái chết chẳng những không làm người đời lãng quên mà ngược lại cái tên Lưu
Quang Vũ vẫn không ngừng được nhắc đến như một “hiên tượng”.
2.1 Trước khi Lưu Quang Vũ qua đời (tháng 8 năm 1988)
Tháng 3 năm 1985, Nguyễn Thị Minh Thái đã viết bài báo với tựa đề “Nguồn
sáng trong đời – một vở diễn đẹp giản dị”. Tác giả bài báo đã nhận xét kịch bản văn
học “Nguồn sáng trong đời” (Lưu Quang Vũ) được viết bằng “một lối bình dị”, ấn
tượng mạnh do kịch bản văn học tạo ra “chính là sự giản dị, không hoa sói hoa hòe,
5


không cầu kỳ mảng miếng, không ồn ào khoa trương”[1,254]; Nguyễn Thị Minh Thái
còn liên hệ so sánh vẻ đẹp giản dị mà hàm súc, tinh tế của vở “Nguồn sáng trong đời”
với cái đẹp mộc mạc thường thấy ở kịch của văn hào Sêkhốp. Ở một bài báo khác, khi
đề cập đến kịch bản “Người trong cõi nhớ” (Lưu Quang Vũ), Nguyễn Thị Minh Thái
viết “Đạo diễn Đoàn Bá ưa thích nhất chất thơ, chất triết lí của kịch bản” bởi vì tác
giả kịch bản có “cách tiếp cận đời sống hôm nay một cách mới lạ, không giẫm lên lối

mòn thường quen…đi đến lối phản ánh theo kiểu “hiện thực tả ý””. [1,249]. Sau khi
nhận xét, ngợi khen chất lượng văn học của kịch bản, Nguyễn Thị Minh Thái xúc động
kết thúc bài báo: “Tôi đã nghe thấy những giọt nước mắt lặng thầm trong lòng và nhìn
thấy lệ long lanh trên nhiều đôi mắt người xem trong khán phòng hôm ấy...”[1; 250].
Có lẽ, sân khấu đã biểu đạt trọn vẹn dụng ý nghệ thuật của tác giả kịch bản nên vở
diễn đã tác động sâu sắc đến tâm linh công chúng xem kịch. Vì vậy, “Người trong cõi
nhớ” trở thành một trong những kịch bản được Huy chương vàng Hội diễn 1985.
Tạp chí nghiên cứu nghệ thuật số tháng 5 năm 1985 đã đăng một bài viết ngắn
điểm qua những vở diễn có giá trị trong đợt hội diễn sân khấu lần II, Nguyễn Phan
Thọ nhắc đến vở “Tôi và chúng ta” (Lưu Quang Vũ) đầu tiên và ví tác phẩm như “một
mũi nhọn trong cuộc đấu tranh chống cung cách làm ăn trì trệ, bảo thủ” [80]. Còn ở
tạp chí sân khấu tháng 7 năm 1985, Trần Trọng Đăng Đàn đã cho rằng có không ít tác
phẩm đoạt giải cao tại các hội diễn rồi sau đó chìm nghỉm vì không hề gây được chú ý
của công chúng, nhưng vở “Tôi và chúng ta” thì khác, công chúng xem kịch “có lúc
reo vui đồng cảm” nhiều lúc lại “xúc động lắng im, biết bao tràng vỗ tay cổ vũ, ngợi
khen nhiệt liệt”. Điều Trần Trọng Đăng Đàn tâm đắc nhất là “kịch Tôi và chúng ta
bằng cái nhan đề và chủ đề xuyên suốt của nó, đã thông qua nghệ thuật mà lý giải
rành mạch, luận chiến sắc bén để bảo vệ quan điểm của chúng ta về tình người, về chủ
nghĩa nhân đạo cách mạng, về mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể” đập
tan sự xuyên tạc của bọn phản động thù địch, bác bỏ luận điệu: “người theo chủ nghĩa
xã hội là chịu chối bỏ tình cảm, không nhìn nhận sự hiện diện của cái tôi, xem cá nhân
chỉ là con số không”.
Trên “Tạp chí Văn học” số tháng 1 năm 1986, Tất Thắng nêu một trong những
nguyên nhân thành công của vở Tôi và chúng ta và một số vở kịch khác: “ Sức hấp
dẫn mà kịch đạt được do sự nhạy bén, kịp thời mà có thể nói là đúng lúc của đề tài mà
kịch diễn tả”, Tất Thắng cũng khẳng định vở kịch có sức âm vang mãi mãi và sẽ tồn
6


tại với thời gian: “Giá trị lâu dài của tác phẩm phụ thuộc vào tính nhân đạo cao cả và

tính triết lý sâu sắc của vấn đề mà nó đặt ra”. Trên tạp chí sân khấu thành phố Hồ Chí
Minh (số 1/1986), Vũ Hải giới thiệu những nhà soạn kịch đạt được huy chương Vàng
hội diễn sân khấu, trong đó Lưu Quang Vũ là người trẻ nhất chính “chất văn học” đã
tạo nên sức hấp dẫn cho kịch anh. Và chính Christian Hoche (Pháp) đã gọi ông là
“Môlie ở Việt Nam (…) với ngòi bút chua cay, với khuynh hướng sâu sắc chống chủ
nghĩa xu thời”.
Cũng ở “Tạp chí văn học”, số 5 năm 1986 có đăng bài viết khá sâu sắc “Kịch
Lưu Quang Vũ - những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người” của Phan Trọng Thưởng.
Trước hết, ông đã điểm qua những thành công nổi bật của nhà viết kịch Lưu Quang
Vũ. Từ đó rút ra nhận xét “Cùng với các vở: Nhân danh công lí (Doãn Hoàng Giang),
Mùa hè ở biển (Xuân Trình), Tôi và chúng ta và Nguồn sáng trong đời của Lưu Quang
Vũ là những sự kiện nghệ thuật đáng chú ý”. Theo Phan Trọng Thưởng, để lí giải
thành công của Vũ thì ngoài những yếu tố như: kịch Lưu Quang Vũ đáp ứng yêu cầu
thời sự, đề cập những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống…với ông thì nên “hướng sâu
sự tìm tòi về phía cá tính sáng tác, phía cá nhân nhà văn”. Mặt khác, ông cho rằng “
cảm hứng chủ đạo trong kịch của Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái
đẹp, cái thiện”; “khát vọng chính” của Lưu Quang Vũ là “khát vọng hoàn thiện cuộc
sống, hoàn thiện con người.. Cho nên, vượt qua cả những đề tài có tính chất thời sự,
kịch của anh hướng tới những giá trị bền vững lâu dài”[2; 291]. Sau đó, Phan Trọng
Thưởng phân tích một số tác phẩm cụ thể và đi đến kết luận : thế giới nhân vật trong
kịch Lưu Quang Vũ rất đa dạng nhưng không phân biệt thế giới người tốt và thế giới
người xấu. Giải thích cho nhận định này ông khẳng định “Bởi vì trong quan niệm nghệ
thuật của anh, con người về bản thể, tồn tại cả mặt xấu lẫn mặt tốt”. [2; 295]
Và Trần Quê trong một bài viết đăng trên “Tạp chí sân khấu”, số 6, năm 1986
đã giới thiệu về Lưu Quang Vũ - “ Một tác giả trẻ trưởng thành từ tạp chí Sân khấu”.
Trong bài viết có đưa ra nhận xét: các kịch bản của Lưu Quang Vũ trải rộng trên nhiều
đề tài, nhưng ở bất cứ đề tài nào, tựu chung lại cũng “ nói về con người đương thời,
nhất là con người mới xã hội chủ nghĩa”. “ Anh táo bạo sộc tới những vấn đề khó khăn
nhất, hóc búa nhất, nói thẳng, nói ngay vào những vấn đề mà có người còn ngần
ngại..”. Kết thúc bài viết là lời nhận xét “Lưu Quang Vũ đang là một cây bút trẻ nhiều

7


triển vọng, một hiện tượng mới, một nốt nhạc khỏe khoắn trong bài ca hành khúc của
nền nghệ thuật sân khấu cách mạng”. [2;302]
2.2 Sau khi Lưu Quang Vũ qua đời (từ tháng 8 năm 1988 đến nay)
Đến thời điểm này lượng bài viết tưởng nhớ Lưu Quang Vũ ngày càng nhiều
đăng trên tạp chí Sân Khấu. Và đặc biệt lượng bài báo viết về kịch của ông nhiều hơn
trước. Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu văn học đã có những bài viết đi sâu tìm hiểu kịch
Lưu Quang Vũ.
Dưới nhan đề “Những vần thơ thấm đẫm băn khoăn”, nhà nghiên cứu văn học
Huỳnh Như Phương tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ - một nhà thơ trẻ
tâm hồn “phức hợp” nhạy cảm và đầy cá tính. Theo Huỳnh Như Phương, ở chặng sau
của quá trình sáng tạo, Lưu Quang Vũ “được đón chào như một nhà viết kịch đã nói
lên một cách thấm thía những nỗi lo âu và băn khoăn của nhân dân trước những vấn
đề thế sự. Từ những bài thơ nặng trĩu ưu tư và tâm sự cá nhân, Lưu Quang Vũ đã đi
đến những kịch bản kết hợp hài hòa giữa xung đột xã hội và xung đột nội tâm, giữa
nghệ thuật tái hiện các quá trình lưu chuyển của đời sống với nghệ thuật thể hiện các
trạng thái của tính cách”[4;108].
Trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (6/1989), Hà Diệp - tác giả bài viết: “Về một
mảng kịch của Lưu Quang Vũ” đã nhận xét ông là “một tài năng nghệ thuật thật sự”,
một “hiện tượng sân khấu hiếm thấy trong lịch sử sân khấu từ trước đến nay. Kịch của
anh tuy đi vào nhiều loại đề tài song tất cả đều tập trung vào chủ đề con người, trước
hết là con người hôm nay ”[2;306]. Đồng thời, “kịch Lưu Quang Vũ giúp người xem
mở rộng kiến thức cuộc sống và con người ở nhiều lĩnh vực”.
Ở báo “Người Hà Nội” (số ra ngày 11- 11- 1989), tác giả Cao Minh đã viết bài
“Kịch Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời sống”, một lần nữa tác giả khẳng định
tài năng và cống hiến của nhà viết kịch trẻ tuổi. “Thông qua kịch của mình, Lưu
Quang Vũ góp phần quan trọng làm nên bộ mặt sân khấu thập kỷ tám mươi. Và, cất
tiếng nói dũng cảm thức tỉnh cái tốt đẹp đang bị lấp phủ, cảnh tỉnh cái xấu đang

hoành hành, ngự trị trong cuộc sống đương đại”.
Mười năm sau ngày ông mất, trong cuốn sách “Một số gương mặt văn chương
học thuật Việt Nam hiện đại” (xuất bản năm 1998) Phong Lê phác thảo chân dung và
8


sự nghiệp của 54 tác giả góp phần vào tiến trình hiện đại hóa đời sống văn chương và
học thuật của thế kỷ XX. Theo Phong Lê, “những năm 80 Vũ đạt được rất nhiều vinh
quang trong kịch trường. Vũ luôn dành các đỉnh cao có lúc đến chóng mặt. Cũng có
thể nói ngọn đuốc Lưu Quang Vũ trở nên rực sáng trong bầu trời sân khấu… Kịch
trường không còn Vũ nhưng vẫn còn các vở của Vũ…”[3;423]. Phần giới thiệu Lưu
Quang Vũ chỉ có vài trang, nhưng sau khi đọc những người yêu mến thể loại kịch
không khỏi tò mò muốn tìm hiểu xem kịch bản của Lưu Quang Vũ như thế nào mà
ông đã được xem như một tác giả tiêu biểu nhất trong giai đoạn văn học kịch thế kỷ
XX.
Ngoài ra trong quyển “Lý luận văn học- vấn đề và suy nghĩ” (xuất bản năm
1999) của Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương, ở cuối phần lý thuyết chung về
đặc điểm của thể loại kịch, cái tên Lưu Quang Vũ đã được nhắc đến như một dẫn
chứng để minh họa: “Kịch là một thể loại khó… một kịch bản tồi thì khó lòng tạo nên
một vở diễn có giá trị được. Chính vì vậy mà nhiều nhà văn có thể thử bút ở nhiều lĩnh
vực như thơ, truyện, kí, luận, nhưng ít dám liều nhảy sang kịch và thật sự trở thành
một tác gia kịch. Trong nền văn học hiện nay của ta, Lưu Quang Vũ là một trường hợp
hiếm có. Anh là một tên tuổi có vị trí xứng đáng cả trong thơ, truyện và kịch” [3,107].
Năm 2001, Lưu Khánh Thơ đã tuyển chọn nhiều bài viết, bài nghiên cứu tiêu
biểu về Lưu Quang Vũ đăng rải rác trên các tạp chí, và tập hợp lại, in thành sách với
tiêu đề : “Lưu Quang Vũ – tài năng và lao động nghệ thuật”. Trong cuốn sách đó, Ngô
Thảo cho bạn đọc biết rằng: Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi đã từng cộng tác với Lưu
Quang Vũ tám vở diễn. “Điều mà nhà đạo diễn có kinh nghiệm thích và quý ở Vũ đó là
trong kịch anh luôn có những chi tiết đa nghĩa, đạo diễn muốn nhấn mạnh, cắt nghĩa
về phía nào cũng có lý, nên phải rất thận trọng để không làm nghèo mất ý nghĩa của

chi tiết kịch” [7;142]. Bản thân Ngô Thảo thì cảm thấy thích thú khi được xem một số
chi tiết nghệ thuật nghệ thuật đặc sắc trong kịch bản và Lưu Quang Vũ qua quá trình
sáng tạo vẫn biết lắng nghe ý kiến của những nhà nghệ sĩ khác để rút kinh nghiệm cho
bản thân. Cho nêm ông trưởng thành nhanh chóng so với thời gian đầu khi mới viết
kịch: “Cùng với thời gian, các vở diễn đã mang thêm sức chở, chứa được nhiều suy
nghĩ của tác giả về cuộc sống”[7;148]. Ở bài viết “Thể loại bi kịch trong văn học Việt
Nam thế kỷ XX ”(số tháng 5- 2001, tạp chí văn học) Phạm Vĩnh Cư nhắc đến Lưu
Quang Vũ như một “kịch gia tiêu biểu” mà hai kịch bản: “Nguồn sáng trong đời” và
9


“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng. Theo
ông “di sản kịch của Lưu quang Vũ đồ sộ về khối lượng, phong phú về nội dung, đa
dạng về thể tài và phong cách, còn chờ đợi được nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện…
Không phải tất cả các sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ đều là những thành công cao mà cũng khó chờ đợi điều này ở một tác gia viết nhiều đến thế trong một thời gian
ngắn đến thế - nhưng một số kịch phẩm rõ ràng đã vượt qua thử thách của thời gian
và sẽ có cuộc sống lâu dài trong văn học và trên sân khấu nước nhà”[2; 268].
Năm 2003, Viện văn học và Nhà xuất bản giáo dục đã ra mắt bạn đọc quyển
“Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm”. Qua cái nhìn tổng quan và phần tuyển chọn
những công trình nghiên cứu, những tư liệu được sưu tầm công phu. Đây có thể xem
như một công trình nghiên cứu mang tích chất tổng hợp, bao quát sự nghiệp sáng tác
của Lưu Quang Vũ. Hầu như quyển sách đã tập hợp khá đầy đủ những nghiên cứu có
giá tri cao trong việc đánh giá sáng tác của Lưu Quang Vũ nói chung và kịch bản của
ông nói riêng. Với phần kịch bản của Lưu Quang Vũ có đến 21 bài viết, nhận xét và
khẳng định vị trí và đóng góp của nhà viết kịch trẻ này. Nhiều cách thức tiếp cận được
đề cập đến như: thể loại, kịch pháp, mô- tip dân gian, tư tưởng triết học, phép ứng xử
với cái chết…
Bên cạnh đó, gần đây cũng có nhiều bài viết mang tính chất nhận định, đã có sự
kiểm nghiệm của thời gian như trên tạp chí Văn học số 7- 2002 ở bài viết nhan đề:
“Kịch nói giai đoạn từ sau cách mạng tháng Tám đến nay”, tác giả Đình Quang đã

phác thảo đôi nét về kịch nói sau 1975. Hay nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên cũng có
cái nhìn tổng quát khi “Nhìn lại văn học kịch thời kỳ 1975- 1985”. Nhắc đến sự phát
triển của văn học kịch sau năm 1975 các tác giả đều lưu ý và khẳng định những đóng
góp của Lưu Quang Vũ với sân khấu, và xem ông như một gương mặt tiêu biểu của
văn học thời kỳ này.
Ở chương trình trung học phổ thông, kịch bản văn học cũng được đưa vào giảng
dạy, khi mà thể loại kịch chỉ chiếm một số lượng ít ỏi. Qua đó phần nào khẳng định vị
trí, vai trò của tác giả Lưu Quang Vũ đối với nền văn học kịch nước nhà và nhà soạn
sách đã nhận định “Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt đặc
biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX mà còn được coi là

10


một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam
hiện đại”.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu, phê bình kịch của Lưu Quang Vũ, người làm luận
văn nhận thấy những nhà nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu, bàn về nội dung của từng
vở kịch riêng lẻ, hay một số khía cạnh nhất định. Qua những đánh giá riêng lẻ như
vậy, nhìn chung vẫn chưa bao quát hết một cách toàn diện, tỉ mỉ kịch của Lưu Quang
Vũ. Cho nên, thực hiện luận văn này chúng tôi sẽ khảo sát văn bản kịch trên cơ sở tiếp
cận ở phương diện quan niệm nghệ thuật trong kịch Lưu Quang Vũ. Chân lí là sự kế
thừa và tiếp nối đồng thời phát triển; do đó, học tập và kế thừa ý kiến đánh giá xác
đáng của những nhà nghiên cứu đi trước để từ đó chúng tôi định hướng đúng đắn khi
thực hiện luận văn này.

3. Mục đích nghiên cứu
Mọi thành công hay hạn chế của một tác phẩm văn học luôn có cội rễ sâu xa
trong bối cảnh xã hội, đặc điểm của thời đại và một yếu tố không thể thiếu đó là cá
tính sáng tạo từ phía chủ thể nghệ sĩ. Vì thế, qua luận văn, người viết mong muốn tìm

hiểu rõ hơn về hiện tượng sân khấu kịch nói sôi động, đầy lôi cuốn khán giả vào những
năm 80 cuối thế kỷ XX (thời điểm trước đại hội Đảng lần thứ VI) trong đó Lưu Quang
Vũ là một tác giả rất đáng chú ý. Có người cho rằng ở nước ta, nhiều văn bản thoại
kịch viết theo đơn đặt hàng ít giá trị nghệ thuật nhưng vẫn “ăn khách”. Vậy trường hợp
Lưu Quang Vũ thì như thế nào? Tại sao ông có những kịch bản thực sự hấp dẫn được
công chúng đương thời? Giá trị nghệ thuật của kịch Lưu Quang Vũ thể hiện ở những
mặt nào?... Qua quá trình nghiên cứu, luận văn nhằm trả lời các câu hỏi trên.
Ngoài ra, thực hiện đề tài này, người viết mong muốn tìm hiểu một cách thấu đáo
về quan niệm nghệ thuật của một nhà viết kịch từ việc khám phá giá trị mới của những
kịch bản văn học. Qua đó, người viết có thể nêu những cảm nhận bước đầu về nét đẹp
trong việc sáng tác cũng như thưởng thức văn học kịch. Để từ đó, có cái nhìn khái quát
và hệ thống những nét đặc sắc trong kịch của Lưu Quang Vũ, góp phần tôn vinh chân
dung một nghệ sĩ tài năng, một hiện tượng độc đáo của thể loại văn học kịch nói riêng
và nền văn học hiện đại nói chung.

11


Qua nghiên cứu, luận văn có thể được xem như một trong những tài liệu cung
cấp thêm kinh nghiệm, tích lũy những kiến thức cần thiết phục vụ cho quá trình giảng
dạy của chúng tôi sau này.

4. Phạm vi nghiên cứu
Lưu Quang Vũ với sức viết dồi dào cùng quá trình lao động nghệ thuật đầy tâm
huyết, trong khoảng thời gian gần mười năm, ông đã cho ra đời một khối lượng kịch
bản văn học đồ sộ - hơn 50 tác phẩm. Trong đó, mỗi kịch bản văn học là một mặt cắt
của hiện thực; ở đó, hiện lên những số phận những cảnh đời khác nhau. Do điều kiện
nghiên cứu nên luận văn chỉ tập trung vào vấn đề “quan niệm nghệ thuật về hiện thực
và con người” – những yếu tố góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ, giá trị tư tưởng và
làm nên một phong cách của kịch Lưu Quang Vũ. Đồng thời, vì số tư liệu văn bản tác

phẩm còn lại có hạn, cho nên luận văn chủ yếu khảo sát một số kịch bản từng đạt giải
cao được in trong “Lưu Quang Vũ tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh ”. Bên
cạnh đó, luận văn còn tìm hiểu một số kịch bản văn học thời gian gần đây được dàn
dựng lại như Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Tin ở hoa hồng, Điều không thể mất…

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn khảo sát những tư liệu tìm được trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
Trước hết, phương pháp lịch sử được sử dụng để đi vào tìm hiểu bối cảnh chính
trị- xã hội thời kì 1975- 1985 , trước đại hội Đảng lần thứ VI để thấy được những ảnh
hưởng, tác động của thời đại đến nhà viết kịch, tìm ra những điểm tiến bộ ; từ đó, xác
định vị trí của Lưu Quang Vũ trên văn đàn. Đồng thời, luận văn cũng kết hợp sử dụng
một số phương pháp khác. Trong đó, có phương pháp so sánh (đồng đại, lịch đại) được
dùng để đối chiếu kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ với một vài tác giả trước năm
1945 hay các tác giả kịch bản văn học cùng thời để thấy phong cách riêng, cá tính sáng
tạo và mức độ đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với thể loại văn học kịch. Và xét theo
phương thức tái hiện đời sống, cái nhìn về con người thì thể loại kịch có những nét đặc
thù riêng, khác với trữ tình và tự sự. Do vậy, những điểm khác biệt về thể loại văn học
cũng được lưu tâm để tìm hiểu, khám phá. Ngoài ra, phương pháp hệ thống cũng được
sử dụng để hiểu rõ đặc điểm “quan niệm nghệ thuật” thể hiện trong từng kịch bản văn
12


học cụ thể; và việc hệ thống cần để đưa ra những liệu cứ cụ thể trong quá trình nghiên
cứu để làm cơ sở vững chắc cho các luận điểm thêm thuyết phục.
Như vậy, trong suốt quá trình nghiên cứu chúng tôi vận dụng kết hợp các phương
pháp trên cùng với các tao tác tư duy như: phân tích, phân loại, liệt kê, tổng hợp,
chứng minh, khái quát hóa, hệ thống hóa.. để làm sáng tỏ vấn đề được nêu ra một cách
cụ thể, chân xác.


13


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Những vấn đề chung về quan niệm nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật
Hiện nay, trong nhiều công trình nghiên cứu, thuật ngữ quan niệm nghệ thuật
đã trở nên khá quen thuộc. Có nhiều vấn đề được tìm hiểu như: quan niệm nghệ thuật
của tác giả, sự đổi mới quan niệm nghệ thuật trong từng giai đoạn…Và, vấn đề quan
niệm nghệ thuật đang trở thành mối quan tâm của những người đi sâu vào nghiên cứu
văn học. Nhưng quan niệm nghệ thuật là gì? Cho đến nay, khái niệm và những vấn đề
xung quanh khái niệm này vẫn chưa có sự thống nhất, vẫn có nhiều cách lí giải, nhiều
cách tiếp cận khác nhau.
Ở quyển “Từ điển thuật ngữ nghiên cứu văn học Việt Nam” các tác giả đã nhìn
nhận khái niệm quan niệm nghệ thuật từ hai góc độ: sáng tác và nghiên cứu. Từ góc độ
sáng tác, quan niệm nghệ thuật được hiểu là “Nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con
người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống
với một chiều sâu nào đó”[2; 184]. Để từ đó, tổng hợp thành “cái mô hình nghệ thuật
về thế giới và con người bao quát” có tính chất công cụ để thể hiện cuộc sống. Còn ở
góc độ nghiên cứu, theo ý kiến các tác giả thì quan niệm nghệ thuật chẳng những
“cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể” mà
còn “cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hóa của văn học”. Như vậy,
khái quát lại “Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời
sống, là hệ qui chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù
phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thước đo của hình thức văn học và
là cơ sở của tư duy nghệ thuật”.[2; 185]
Còn các tác giả của, “Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ” cho rằng: Nói đến
quan niệm nghệ thuật là nói đến “quan niệm của tôi” nghĩa là “quan niệm của một cá
tính sáng tạo”. Điều này có nghĩa là ngoài đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, thì quan

niệm nghệ thuật cũng phải có tính chất độc đáo vì nó được soi sáng bởi một cái nhìn
14


riêng. Và Huỳnh Như Phương đã khẳng định “Văn học mang tính thẩm mỹ tích cực là
vì cùng với thế giới nghệ thuật, nhà văn đã đem đến cho văn học một quan niệm nghệ
thuật”. Để thuyết phục hơn, tác giả đã đưa ra nhận định của Bêlinxki viết về Gogol:
“Tác giả không bị đối tượng của mình làm cho thụ động, ông ở trên đối tượng, ông
chế ngự đối tượng, ông không nhìn đối tượng như một cái gì tự nó, mà là đối tượng ở
trước ta, cho ta; vì thế nhiều khi trong tác phẩm của ông, chúng ta nhận ra được cái
nhìn riêng, quan niệm chủ quan của ông”. [1;212]
Trước đây, trong giới lí luận văn học Nga đã có nhiều tác giả ứng dụng khái
niệm quan niệm nghệ thuật để khảo sát các nền văn học trên thế giới như:
P.X.Likhasốp, I. Êrêmin, V.R.Secbina, V.V.Timôphiep, N.G. Giunlinxki…Ở Việt
Nam, vấn đề này được lưu ý như là một công cụ đắc lực cho việc khám phá thế giới
nghệ thuật của nhà văn, bởi để sáng tạo một tác phẩm văn học, nhà văn phải có quan
niệm về thế giới ấy qua góc nhìn nghệ thuật như một điều kiện không thể thiếu. Trần
Đình Sử cho rằng: “Tìm hiểu khái niệm quan niệm nghệ thuật trong nghiên cứu văn
học Xô Viết ta thấy rằng quan niệm nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật học, nó gắn
với quan niệm thế giới quan, triết học, xã hội học về con người và thế giới nói chung,
nhưng tự bản thân nó đã là một “ý thức hệ” đặc biệt gắn liền với miêu tả nghệ
thuật”[9; 93].
Như vậy, quan niệm nghệ thuật thể hiện các giới hạn cách hiểu thế giới, con
người thuộc một hệ thống nghệ thuật của nhà văn thông qua mức độ, phạm vi, khả
năng chiếm lĩnh đời sống của nhà văn đó. Quan niệm nghệ thuật gồm nhiều vấn đề
như: thế giới, con người, các phạm trù thẩm mỹ. Tuy nhiên, cái thúc đẩy sức sáng tạo
nghệ thuật chính là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người; rõ hơn, đó là quan
niệm nghệ thuật về hiện thực và quan niệm nghệ thuật về con người.
1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người
Nói đến quan niệm nghệ thuật là nói đến “ý hướng” của nhà văn hướng đến

thế giới và con người ngay trong khi sáng tạo văn học. Qua “ý hướng” đó, nhà văn bộc
lộ thái độ, trình độ nhận thức và cách lí giải của mình đối với thế giới và con người. Vì
thế, Huỳnh Như Phương đã khẳng định “quan niệm nghệ thuật về thế giới và con
người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm”. Tuy nhiên,
trong công trình nghiên cứu “Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu”, Lê
15


Tiến Dũng đã đưa ra cách hiểu quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà
văn thực chất là “cái nhìn của nhà văn về thế giới và con người”. Mỗi nhà văn sẽ có
một cái nhìn thế giới khác nhau và do đó sẽ có một thế giới nghệ thuật khác
nhau”[3;3]. Do vậy, nghiên cứu quan niệm nghệ thuật sẽ chỉ ra được chiều sâu của thế
giới và con người. Hay nói cách khác, quan niệm nghệ thuật về hiện thực và quan
niệm nghệ thuật về con người của nhà văn thể hiện sự thống nhất giữa hiện thực được
phản ánh và năng lực cắt nghĩa, lí giải nghệ thuật ứng với một thế giới nghệ thuật tồn
tại ngay trong khám phá của nhà văn. Trên cơ sở quan niệm nghệ thuật đã hình thành
trước trong tư duy, trong cảm xúc, tác giả có thể lựa chọn và xây dựng những hình
tượng nghệ thuật khác nhau. Và mỗi hình tượng nghệ thuật như vậy trong những tác
phẩm khác nhau của cùng một tác giả lại gặp nhau ở cùng một điểm dưới sự chỉ đạo
của quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Dù có thể nhà văn không phát biểu công khai
quan niệm của mình hoặc có thể nó hiện diện một cách vô thức trong ý thức nhà văn.
Tuy nhiên, nhiều nhà văn lớn khi ý thức sứ mệnh nghệ thuật của mình đã có ý thức
sáng tạo ra quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của riêng mình và có nhiều
sự cách tân. Chính điều này chi phối quá trình thai nghén tác phẩm và phong cách
nghệ thuật của nhà văn, đồng thời, giúp đọc giả xác định được mức độ chiếm lĩnh con
người của hình tượng văn học và sự đóng góp tích cực của hiện tượng văn học đó vào
lịch sử văn học.
Trong văn học Việt Nam, phong trào Thơ mới 1932 - 1945 sở dĩ đã chinh phục
đông đảo bạn đọc chủ yếu không phải vì một kiểu làm thơ mới, mà vì một quan niệm
nghệ thuật mới, gắn liền với một cách cảm nhận mới về thế giới và con người. Đó là

văn học nghệ thuật hướng tới sự phát huy bản ngã, đối lập lại với tính chất phi ngã của
văn học thời phong kiến. Quan niệm nghệ thuật này vừa đề cao vai trò của cá tính, vừa
bộc lộ khát vọng hòa hợp với “tha nhân”; vừa thể hiện ước mơ đi xa đến một chân trời
khác, một quê hương khác; lại vừa bị ám ảnh bởi tiếng gọi của trần gian này, của thế
giới này.
Còn quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của các nhà văn hiện thực
phê phán là “nghệ thuật vị nhân sinh”. Vũ Trọng Phụng từng viết: “Các ông muốn tiểu
thuyết cứ là tiểu thuyết, còn tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu
thuyết là thực sự ở đời”. Với nguyên tắc coi hiện thực trực tiếp là đối tượng của nghệ
thuật và đặc biệt coi trọng mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh mà văn học hiện
16


thực phê phán đã phát hiện ra nhiều kiểu nhân vật mới, làm phong phú thêm khả năng
chiếm lĩnh hiện thực khách quan và con người.
1.1.2.1 Quan niệm nghệ thuật về thế giới
Thế giới được tạo nên bởi thiên nhiên, vũ trụ và con người. Trong triết học,
chủ nghĩa duy tâm quan niệm thế giới là hiện tượng tinh thần, tồn tại bất biến. Chủ
nghĩa duy vật quan niệm thế giới là hiện tượng vật chất luôn vận động, không ngừng
biến đổi. Trong văn học, mặc dù chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác
đặc biệt là triết học nhưng quan niệm về thế giới không đơn giản là vật chất hay tinh
thần mà nó được thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật. Chính vì thế, quan niệm nghệ thuật
về thế giới là sự miêu tả hữu hạn của thế giới vô hạn, đó là cuộc đời hay hiện thực
cuộc sống dựa trên cảm nhận của cá nhân được mở đầu và kết thúc ở đâu đó, được
nhìn ở góc độ nào đó. Trong thơ cổ điển, nhà thơ nhìn thế giới trong sự vĩnh hằng của
nó. Trong thế giới đó, có “thay đổi”, có vận động nhưng là đổi thay vận động trong sự
vĩnh hằng của muôn đời, trong nhịp điệu tuần hoàn của thời gian: xuân qua, hạ đến,
thu tàn, đông sang. Nhà thơ bằng lòng với việc của muôn đời: với Nguyễn Du thì
“Trăm năm trong cõi người ta” (Truyện Kiều- Nguyễn Du), còn Thôi Hiệu “Nghìn
năm mây trắng bây giờ còn bay” (Hoàng Hạc Lâu), hay đó là một “thế sự du du”, một

thiên địa “vô cùng” (Ý trong câu thơ của Đặng Dung: Thế sự du du nại lão hà / Vô
cùng thiên địa nhập hàm ca – Cảm hoài). Rõ ràng, mỗi nhà thơ có một góc nhìn khác
nhau về thế giới vĩnh hằng, đó không chỉ đơn thuần miêu tả, tái hiện thế giới mà người
đọc còn nhận ra tâm thế ung dung tự tại của thi nhân trước mọi biến dời của thế sự
trước mắt. Đó chính là quan niệm về một thế giới tĩnh tại, ít nhiều cố định qua những
hình ảnh ước lệ, công thức trong thơ cổ điển. Ngược lại, với Xuân Diệu thì cái nhìn
của ông nghiêng về “quan niệm thế giới đổi thay”[3;25]. Trong quan niệm của ông
dường như không có gì là vĩnh cửu mà tất cả đều có thể biến dời: từ thiên nhiên cho
đến lòng người; từ cỏ hoa cho đến tình yêu. Ở bài thơ “Đi thuyền” ông ví cuộc đời
giống như con thuyền đang trôi, mọi vật đổi thay đến không ngờ:
“Thuyền qua mà nước cũng trôi,
Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay;
Tôi đi trên chiếc thuyền này
17


Giòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi,
Cái bay không đợi cái trôi;
Từ tôi phút trước, sang tôi phút này…”
Những cái thuộc về thế giới khách thể đổi thay không ngừng trong dòng
tuôn chảy của thời gian: “thuyền qua”, “nước cũng trôi”, mây bạc trên trời “cũng bay”.
Những cái thuộc về thế giới chủ thể cũng không đứng yên “Giòng mơ tơ tưởng cũng
thay khác rồi”. Tất cả đều vận động theo quy luật tất yếu, không phụ thuộc vào cái này
hay cái kia, “cái bay”, “cái trôi”. Hình tượng “tôi phút trước” và “tôi phút này” không
phải là sự phân thân mà ẩn chứa quan niệm đầy tính chất triết học về đổi thay: có “tôi
phút trước”, có “tôi phút này” như những chủ thể độc lập. Bài thơ Đi thuyền tuy ngắn
nhưng đã hàm chứa khá đầy đủ ý vị triết học trong quan niệm nghệ thuật về thế giới
đổi thay của Xuân Diệu.
Như vậy, ứng với mỗi quan niệm nghệ thuật về thế giới là một thế giới
nghệ thuật trong cái nhìn của mỗi nhà văn mà ta cần khám phá.

1.1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người
Con người là đối tượng hướng tới của văn học nhưng con người trong văn
học không phải là con người nguyên bản của đời sống “mà là quan niệm về con người
ấy, một cách thẩm mỹ và nghệ thuật” (theo Trần Đình Sử). Nói cách khác, cần phân
biệt quan niệm con người như một phạm trù tư tưởng, đạo đức xã hội với quan niệm
nghệ thuật về con người như một phạm trù nghệ thuật thẩm mỹ. Nếu muốn khám phá
sự cảm nhận con người tới mức độ nào, thì cần khám phá quan niệm nghệ thuật về con
người trong hình thức miêu tả nhân vật. Nhưng đó không phải phân tích nhân vật trong
tác phẩm để chỉ ra: tính cách, khí chất, bản chất xã hội, tác giả lên án cái gì, khẳng
định cái gì và nghệ thuật miêu tả nhân vật… Trái lại, cần phải khám phá cách cảm
nhận con người qua việc miêu tả nhân vật, tức là, con người được cảm nhận qua các
nhân vật của tác giả cụ thể, tác phẩm cụ thể gắn chặt với cái nhìn của nhà văn. Một khi
đã hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn thì chúng ta sẽ hiểu nhân vật
đó sâu sắc, toàn diện hơn.
Chẳng hạn như, nhà văn Nguyễn Công Hoan, với quan niệm “Cuộc đời là
một sân khấu hài kịch”, đã nhìn vào mặt trái của cuộc đời, của con người, để phỉ nhổ
18


vào những xấu xa, bỉ ổi của xã hội, để cười ra nước mắt những điều xấu xa của con
người dưới đáy nhằm lên án xã hội đảo điên. Con người trong quan niệm của Nguyễn
Công Hoan hoàn toàn bị tha hóa, thậm chí bị vật hóa, đồ vật hóa… Từ vị quan béo tốt,
một bà lớn với khuôn mặt thịt nung núc, đến những đứa ăn mày, ăn xin, kẻ cắp, người
trốn nợ, bà cụ nhà quê… tất cả đều là những con người bị tha hóa. Cách nhìn “cuộc
đời là một sân khấu hài kịch” đã chi phối sâu sắc nhà văn trong việc chọn đề tài, chủ
đề, xây dựng nhân vật, biến cố và tình tiết… mang đậm chất hài kịch. Cái nhìn phê
phán khiến cho tác phẩm của ông có sức công phá mạnh mẽ đối với xã hội thực dân
nửa phong kiến; từ đó toát lên nhu cầu cần phải thay đổi tận gốc rễ cái xã hội tối tăm,
mục ruỗng và tàn bạo để trả lại chân dung thật sự cho con người.
Riêng nhà văn Nam Cao, với quan niệm “nghệ thuật không nên là ánh trăng

lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”
(Giăng sáng); ngòi bút của ông đã thể hiện sâu sắc một khía cạnh mới khi miêu tả con
người. Đó là “Con người bị tha hóa bủa vây nhưng quyết không chịu tha hóa đến
cùng”. Đến Nam Cao, kiểu con người tha hóa được khai thác một cách toàn diện từ
ngoại hình đến tâm lí, tính cách trên cơ sở một quan niệm khá sâu sắc, thấm đượm tinh
thần nhân đạo. Chí Phèo là nhân vật điển hình cho kiểu con người bị tha hóa nhưng
quyết không chịu tha hóa đến cùng. Nhà văn Nam Cao đã cố gắng đi tìm những nét
đẹp còn ẩn sâu trong tâm hồn của những người nông dân bị tha hóa và đó là một quan
niệm tiến bộ về con người của ông.
Như vậy, chỉ có một quan niệm nghệ thuật về con người không ngừng mở
rộng, đổi mới thì nhà văn mới có khả năng phản ánh các chiều sâu của nhân vật. Đồng
thời, chính sự vận động không ngừng của quan niệm nghệ thuật về con người làm cho
khả năng chiếm lĩnh con người trong văn học ngày càng sâu sắc, phong phú và tạo
thành “lịch sử của sự cảm nhận và miêu tả của con người trong văn học”.
1.1.3 Những yếu tố tác động đến sự hình thành quan niệm nghệ thuật về
thế giới và con người của nhà văn
Trước hết, ta cần phân biệt quan điểm sáng tác và quan niệm nghệ thuật. Đây là
hai khái niệm không đồng nhất. Quan điểm là lập trường, chính kiến của một người
hay một tổ chức về một lĩnh vực. Có quan điểm về chính trị, tôn giáo, triết học, nghệ
thuật…Trong văn học, nói đến quan điểm sáng tác là nói đến sức mạnh, chức năng của
19


văn học với đối tượng cụ thể (viết cho ai?), mục tiêu cụ thể (viết để làm gì?), trên cơ
sở ấy xác định một nội dung cụ thể (viết cái gì?) và một hình thức thích hợp (viết như
thế nào?). Do đó, quan điểm sáng tác có vai trò như một định hướng cho nghệ sĩ khi
sáng tác. Chẳng hạn như, quan điểm sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán là
hướng đến phản ánh hiện thực như nó vốn có, dù rằng những hiện thực đó đôi khi thật
xót xa, nhếch nhác và cay đắng. Còn quan điểm sáng tác của các nhà văn, nhà thơ cách
mạng là tuyên truyền, giác ngộ cách mạng, phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến và

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì định hướng cho người cầm bút nên quan
điểm sáng tác sẽ chi phối đến nội dung và hình thức tác phẩm. Từ đó có thể khẳng
định, quan điểm sáng tác chỉ một phần nào đó ảnh hưởng đến các nhà văn. Còn đối với
quan niệm nghệ thuật của người cầm bút thì ẩn chìm trong ý thức và thể hiện ở nhiều
yếu tố, ở sâu bên trong mạch ngầm của tác phẩm. Nếu nhà văn đưa ra quan niệm nghệ
thuật trước mà không thể hiện trong tác phẩm của mình thì chúng chỉ được ghi nhận
như ý hướng sáng tác.
Văn học bắt nguồn từ cuộc sống. Do đó, hiện thực khách quan hay còn được
gọi là hoàn cảnh lịch sử cũng góp phần chi phối ảnh hưởng đến cách nhìn của nhà văn
về cuộc sống và con người. Hiện thực khách quan đầu thế kỷ XX là một xã hội thực
dân nửa phong kiến với bao nhiêu áp lực nặng nề, phơi bày nhiều mặt bất công ngang
trái. Con người Việt Nam thời này chịu nhiều khổ cực: sự đày đọa cuộc sống dưới ách
đế quốc thực dân và phong kiến; sự hủy hoại văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc;
sự xâm nhập của văn minh phương Tây trong ý đồ đen tối của thực dân Pháp. Hoàn
cảnh lịch sử trên đã tác động tới việc hình thành quan niệm nghệ thuật về hiện thực và
con người của các nhà văn hiện thực phê phán. Phản ánh hiện thực khách quan như nó
tồn tại, chú trọng miêu tả con người gắn với hoàn cảnh, tính cách con người bị quy
định bởi hoàn cảnh. Và, văn học hiện thực phê phán đã tạo ra một bước ngoặc mới
trong việc khám phá đời sống con người. Đó là một ví dụ để chứng minh tác động của
hoàn cảnh lịch sử đến quan niệm nghệ thuật của người cầm bút. Lưu ý rằng, dù bị tác
động bởi hoàn cảnh lịch sử nhưng nhà văn với quan niệm mang tính nghệ thuật cao
không đơn thuần tái hiện lại chân xác hiện thực, mà bày tỏ một cách nhìn trước cuộc
sống và qua đó gửi gắm tâm sự, ước vọng của mình về cuộc đời và con người qua
nhiều bình diện.

20


Ngoài ra, một yếu tố tác động không nhỏ đến quan niệm nghệ thuật về thế giới
và con người của nhà văn đó là thế giới quan. Mỗi tác phẩm là một bức tranh về sự

sống được phản ánh thông qua thế giới quan của nghệ sĩ. Vì vậy, thế giới quan của
nghệ sĩ đóng một vai trò quan trọng. Người nghệ sĩ phải nhận thức thế giới một cách
tinh tế, điều này quyết định bởi năng lực quan sát, cái nhìn độc đáo mang tính phát
hiện của nhà văn. Cho nên khi “Hai người cùng nhìn xuống, một người chỉ nhìn thấy
vũng nước, người kia lại nhìn thấy những vì sao” (Đốp- gien- cô).
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, triết học, chính trị- xã hội và thẩm
mỹ hay đó chính là quan niệm về thế giới chung chung. Song song đó, quan niệm nghệ
thuật là cái nhìn về thế giới, là cách cảm nhận riêng của mỗi tác giả về cuộc đời, về
con người gắn liền với sự miêu tả nghệ thuật, phương diện nghệ thuật. Quan niệm
nghệ thuật chịu sự chi phối của thế giới quan nhưng nó có sự chuyển hóa từ quan niệm
triết học, chính trị, xã hội… sang sự nhận thức có tính nghệ thuật, sự cảm nhận nghệ
thuật thể hiện trong tác phẩm. Nói về mối quan hệ giữa thế giới quan và quan niệm
nghệ thuật Trần Đình Sử viết: “Xem quan niệm con người và thế giới là yếu tố của thế
giới quan nhà văn, nhấn mạnh vai trò của thế giới quan nhà văn là rất đúng. Nhưng
nếu tất cả đều quy về quan niệm thế giới quan, quy về quan niệm xã hội là xem nhẹ
đặc trưng sáng tạo nghệ thuật của tác giả”[9; 93]. Như vậy, thế giới quan của nhà văn
là rộng lớn, còn quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn chỉ là một
yếu tố hay một vấn đề mà tác giả lựa chọn phản ánh. Vấn đề đó phải có tầm khái quát
cao, phải được nhà văn lí giải một cách thấu đáo. Chính vì thế, quan niệm nghệ thuật
qui định giá trị của tác phẩm cũng như vị trí của nhà văn. Khẳng định điều này, chúng
ta nghĩ ngay đến Nam Cao. Từ những sự việc, những con người bình thường của cuộc
sống nhưng qua lăng kính chủ quan của nhà văn những điều đó trở nên ý nghĩa và sâu
sắc. Do vậy, tác phẩm của ông bao giờ cũng giàu tâm huyết, chứa đầy tính nhân văn,
có giá trị phổ quát về kiếp sống, lẽ sống của đời người. Rõ ràng, từ một thế giới chung
người nghệ sĩ đã đưa ra quan niệm về thế giới của riêng mình. Chính điều này, tạo nên
nét đặc sắc riêng của mỗi tác phẩm, nét độc đáo của mỗi nhà văn và làm nên sự đa
dạng phong phú của văn chương.
Trên đây, chúng tôi đã tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm nghệ
thuật của nhà văn trong sáng tác. Tuy nhiên, quá trình sáng tạo nghệ thuật là thiên
21



chức của người cầm bút, sự tác động của những yếu tố khách thể góp phần đem đến
cho nhà văn một cách tự biểu hiện qua quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người.
1.1.4 Một số phương diện của quan niệm nghệ thuật về thế giới và con
người thể hiện trong tác phẩm văn học
Quan niệm nghệ thuật của nhà văn bộc lộ qua mô hình nghệ thuật về thế
giới và con người, qua cách tổ chức các tuyến nhân vật, các sự kiện, cách giải quyết
mâu thuẩn trong tác phẩm… khi quan niệm thay đổi thì thời gian, không gian, cách lí
giải, cách đánh giá cũng thay đổi và tất nhiên cách xây dựng hình tượng cũng thay đổi.
Trong những cấu trúc xã hội khác nhau thì mô hình nghệ thuật cũng khác nhau. Nằm
trong từng cấu trúc xã hội, kết cấu của mô hình khá bền vững. Nó quyết định những tri
giác, cảm xúc của người nghệ sĩ, nó buộc người nghệ sĩ phải chọn cho mình một mô
hình nghệ thuật nhất định để thể hiện. Chẳng hạn, trong mô hình văn học trung đại các
nghệ sĩ hay dùng nguyên tắc ước lệ để miêu tả nhân vật. Nguyễn Du miêu tả Từ Hải
"Vai năm thước rộng thân mười thước cao"... Trong văn học dân gian kiểu xây dựng
nhân vật theo hai tuyến thiện, ác cũng là một kiểu mô hình. Đặc trưng của văn học
hiện thực phê phán là kiểu kết thúc nhân vật không có lối thoát như chị Dậu, anh Pha,
Chí Phèo... Giai đoạn chống Mỹ có mô hình nhân vật hy sinh tình cảm riêng vì nghĩa
lớn như chị Tư Hậu, anh Trỗi . . . Mô hình nghệ thuật rất đa dạng, nó có thể là của
thời đại, giai đoạn, tác giả… Chẳng hạn, mô hình nhân vật trong sáng tác của Nam
Cao là người nông dân tri thức nghèo… Việc đi sâu tìm hiểu mô hình nghệ thuật sẽ
giúp ta nhận ra những đặc điểm chung, khái quát trong từng hình tượng nghệ thuật cụ
thể; như thế sẽ phản ánh đầy đủ cuộc sống vừa thể hiện gương mặt nghệ sĩ.
Ngoài ra, quan niệm nghệ thuật còn thể hiện ở điểm nhìn, cái nhìn của nhà
văn. Người nghệ sĩ nhìn cuộc sống và các quá trình đang diễn ra ở góc độ nào, nhiều
hay chỉ một góc độ, khoảng cách giữa người trần thuật và sự việc được trần thuật –
điểm nhìn của người cầm bút. Hiện thực cuộc sống thì đa dạng, phong phú mà năng
lực nhận thức của con người là có giới hạn. Mỗi nhà văn chỉ có thể phản ánh một vài
mặt nào đó của hiện thực, có thể đó là mặt bản chất hoặc không bản chất. Quan niệm

nghệ thuật của nhà văn thể hiện cái giới hạn tư duy của nghệ thuật “ là sự miêu tả hữu
hạn của thế giới vô hạn là cuộc đời, hình tượng văn học phải được mở đầu và kết thúc
ở đâu đó, con người và cảnh vật phải được nhìn ở góc độ nào đó”[2; 185].
22


Vậy điểm nhìn là một trong những yếu tố tạo nên sự phong phú, đa chiều của
tác phẩm đem đến sự thành công cho tác giả. Nó làm cho người đọc nhìn thấy những
đổi thay trong quan niệm của nhà văn cũng như quá trình tiến hóa của văn học.
Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng là một khía cạnh của quan
niệm nghệ thuật. Nó là cái mà thế giới nhân vật tồn tại. Nhà văn miêu tả lại không
gian, thời gian kèm theo những lí giải theo cách cảm nhận riêng của tác giả về con
người, về cuộc đời. Chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử là gắn liền với mức độ cảm
thụ và quan niệm của người nghệ sĩ nên thời gian, không gian ở mỗi thời đại có “màu
sắc” riêng. Chẳng hạn, thời gian của người cổ trung đại là tuần hoàn vĩnh cửu, quá
khứ, hiện tại, tương lai cùng tồn tại trong thì hiện tại, không gian là vũ trụ bao la. Thời
gian của con người hiện tại là tuyến tính, không gian gắn liền với từng con người cụ
thể…. Thời gian, không gian trong văn học có sự co giãn kì diệu. Thời gian vận động
cả ba chiều, có thể đang ở thì hiện tại nhưng ngay lập tức quay về quá khứ hoặc vươn
tới tương lai xa xôi mà không bị vấp một cản trở nào. Thời gian nghệ thuật có thể dồn
nén cả một cuộc đời, một thời kì vào trong khoảnh khắc. Cũng như thời gian, không
gian nghệ thuật cũng không bị trói buộc bởi giới hạn nào. Nó có thể là không gian hẹp
như: xó bếp, gác xép, căn phòng… nhưng cũng có khi rộng lớn bao la như: chân mây
cuối trời… Không gian nghệ thuật có khả năng dịch chuyển rất nhanh. Huy Cận đã
mở ra một không gian có cả thiên đường và trần thế chỉ trong hai câu thơ “Nắng xuống
trời lên sâu chót vót - Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Ở mỗi giai đoạn văn học, không
gian có màu sắc riêng. Chẳng hạn, không gian trong văn học dân gian là cây đa, bến
nước, nơi hò hẹn…; ở thơ trung đại là không gian sơn thuỷ hữu tình, thơ mới là không
gian lạnh lẽo, hờ hững, mong manh... Nhìn chung, thời gian, không gian trong văn học
gắn liền với sự cảm thụ của người nghệ sĩ với ý thức về ý nghĩa của cuộc đời, với quan

niệm nghệ thuật về thế giới, con người.
Mô-tip các nhân vật, biến cố trong tác phẩm cũng thể hiện quan niệm nghệ
thuật của tác giả về thế giới và con người. “Hầu như mọi vật của Nguyễn Công Hoan
đều có ngoại hình xấu xí. Điều này trở thành một thói quen, một ý thức thẩm mỹ của
ông”. Do nhìn cuộc sống một cách bi quan, hoài nghi cho nên Nguyễn Công Hoan chỉ
nhìn ở những phương diện xấu xí của con người. Ông còn quan niệm “phía xấu dễ
nhập tâm hơn phía tốt”.
23


Quan niệm nghệ thuật còn thể hiện ở nhiều yếu tố khác: mối quan hệ giữa
người và người, người với tự nhiên, trạng thái tình cảm của nhân vật. Thơ cách mạng
thường biểu hiện một sự lạc quan, yêu đời, một niềm tin vào tương lai, sự tin tưởng,
yêu đương “người với người sống để yêu nhau”.
Quan niệm nghệ thuật còn thể hiện ở nội dung và hình thức nghệ thuật. Nó
chi phối cách xây dựng hình tượng nhân vật, cách sắp xếp các chi tiết, sự kiện, giọng
điệu, ngôn từ…trong tác phẩm văn học. Do không chấp nhận thực tại nên Chế Lan
Viên không tái hiện thực tại mà tìm về với quá khứ, với hình ảnh của tháp Chàm, hình
ảnh của đất nước Chiêm Thành rực rỡ.
Quan niệm nghệ thuật của tác giả còn chịu ảnh hưởng của cái vô thức. Nhà
thơ Hàn Mặc Tử thường bị ám ảnh bởi hình tượng: trăng, máu, hồn,…Vì thế, khi sáng
tác những hình tượng ấy gần như luôn xuất hiện trong cõi vô thức của tác giả.
Quan niệm nghệ thuật của một tác giả thể hiện ở rất nhiều yếu tố trong tác
phẩm. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhà văn sẽ giúp ta khám phá những phương
diện quan trọng của tác phẩm. Chính vì thế, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhà
văn có ý nghĩa rất quan trọng; đặc biệt văn học Việt Nam sau 1975 chứng kiến nhiều
sự tìm tòi, đổi mới trong quan niệm. Qua việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật ở kịch
Lưu Quang Vũ sẽ phần nào khẳng định sự hoàn thiện và phát triển của nghệ thuật viết
kịch trong tiến trình văn học hiện đại.


1.2 Tác giả Lưu Quang Vũ với thể loại kịch
1.2.1 Sơ lược về thể loại kịch
1.2.1.1 Khái niệm về kịch
Nói đến khái niệm kịch, cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của nhóm tác giả Lê
Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ.
Ở cấp độ loại hình: “Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học
(Kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Kịch bản vừa dùng
để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch.
Theo đó tiếp nhận kịch bản chính là tiếp nhận phương diện của văn học kịch”[2;142].
Nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành
24


động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói. (Riêng kịch câm không diễn tả bằng lời). Kịch
được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẩn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột mang
tính phổ biến (giữa thiện và ác, giữa cao cả và thấp hèn, giữa ước mơ và hiện thực,..).
Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành
động của các nhân vật và theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Nói đến
kịch là nói đến kịch tính. Các kịch tính được hình thành, phát triển và giải quyết qua
hành động kịch.
Ở cấp độ loại thể: “thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học – sân
khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này kịch còn được gọi
là chính kịch” [2;143].
Kịch thực ra không phải là một thể loại văn học đơn thuần, không nên đánh
đồng kịch bản với nghệ thuật sân khấu nói chung bao gồm kịch nói, kịch hát, kịch
múa, nhạc kịch… Bất cứ loại kịch nào, kể cả kịch câm cũng có kịch bản, nhưng chỉ có
kịch hát, nhất là kịch nói mới có kịch bản văn học. Là đối tượng của lý luận văn học,
kịch bản văn học là một trong ba loại chính của văn học. Sự khác nhau giữa nó với thể
loại trữ tình là điểm rất rõ nhưng với loại tự sự thì kịch còn có nhiều điểm tương đồng.
Belinski cho rằng: Tác phẩm kịch là “Sự dung hợp của các yếu tố đối lập của tính

khách quan tự sự và tính chủ quan trữ tình”, không phải chỉ trong loại hình kịch mới
có sự dung hợp các yếu tố của loại hình khác. Trong thơ truyện, ký đều có, nhưng kịch
có ưu thế trong sự kết hợp khả năng biểu hiện của tự sự và trữ tình. Kịch là một thể
loại văn học nhưng lại gắn liền sinh tử với sân khấu, vì thế kịch sẽ không bao giờ là
một thể loại văn học đơn thuần như tự sự và trữ tình. Kịch bản viết ra vừa để đọc, vừa
để đọc vừa đẻ diễn, do đó đọc kịch bản văn học nếu chúng ta tách hoàn toàn với nghệ
thuật sân khấu thì không thể hiểu được.
Như vậy, nhìn từ góc độ nào ta cũng thấy kịch bản văn học là một bộ phận
hợp thành của nghệ thuật sân khấu. Không phải ngẫu nhiên mà khi sáng tác kịch bản,
nhà văn bao giờ cũng tính đến các yếu tố không gian, thời gian, khả năng biểu hiện
nghệ thuật của các phương tiện sân khấu nhất là sự diễn xuất của các diễn viên. Nhưng
kịch bản văn học không chỉ có đời sống gắn bó với nghệ thuật sân khấu mà nó còn có
đời sống độc lập riêng của nghệ thuật ngôn từ. Có thể xem “Kịch”, “Kịch bản văn học”
hay “Văn học kịch” như những khái niệm đồng nghĩa chính là vì thế.

25


1.2.1.2 Một số lưu ý về đặc trưng của kịch bản văn học
a. Kịch tính là đặc trưng nổi bật nhất của kịch
Trong bài “Sự phân chia văn học thành loại và thể”, Bêlinxki đã nói về sự
giống nhau giữa tự sự và kịch như hai phương thức biểu hiện đời sống. Theo Bêlinxki,
kịch giống tác phẩm tự sự vì: Ở đây cũng hiện hữu một hành động xác định đang tự
vận động cái bên trong, cái lý tưởng (tức là cái chủ quan) đã trở thành cái bên ngoài,
cái hình thức (tức là cái khách quan). Muốn phản ánh đời sống trong tính khách quan,
tác phẩm tự sự và kịch phải dựa vào một hệ thống sự kiện, biến cố được tổ chức thành
cốt truyện. Tuy cùng xây dựng cốt truyện để phản ánh đời sống theo nguyên tắc khách
quan, nhưng từ trong bản chất, kịch và tự sự là hai loại tác phẩm có nội dung thể loại
rất khác nhau. Kịch khác tác phẩm tự sự ở kịch tính. Kịch tính là đặc điểm nổi bật của
thể loại kịch. Không có xung đột, mâu thuẫn thì không có kịch tính. Kịch tính bao giờ

cũng được tạo thành bởi những hành động đối nghịch. Không phải ngẫu nhiên, trong
ngôn ngữ của nhiều nước Châu Âu, chữ “Kịch” đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
(đrama) mà nghĩa của nó là hành động. Và hơn hai nghìn năm nay, phạm trù “hành
động” bao giờ cũng nằm ở vị trí trung tâm của các hệ thống lý thuyết kịch. Aristote gọi
bi kịch là “Sự bắt chước một hành động quan trọng và hoàn chỉnh”. Hegel cho rằng
kịch phải trình bày cho chúng ta một biến cố, một kỳ công, một hành động, nhưng nó
phải tước mất tính chất bên ngoài của chúng và phải đưa một cá nhân có ý thức và
hành động vào thay thế. Ông nói tiếp “Hành động là cái ý chí được thực hiện và đây là
một ý chí mà người ta biết nguồn gốc, điểm xuất phát bên trong cũng như kết quả cuối
cùng”.
Như vậy, hành động kịch bao giờ cũng bao hàm động cơ, mục đích, mưu đồ,
do đó nó bão hòa nội dung tâm hồn, thể hiện khuynh hướng tính cách và ý chí tự do
của cá nhân con người. Làm nổi bật sức mạnh của hành động thể hiện khuynh hướng
tính cách và ý chí tự do của con người chính là đặc trưng thể hiện loại của tác phẩm
kịch. Có thể định nghĩa, kịch tính là trạng thái căng thẳng đặc biệt của mâu thuẫn,
xung đột, được tạo ra bởi những hành động thể hiện các khuynh hướng tính cách và ý
chí tự do của con người. Trong kịch, hành động bộc lộ ý chí tự do của con người làm
nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột gay gắt giữa cá nhân và xã hội, giữa chủ thể với
cái tất yếu, khách quan, thúc đẩy sự vận động của hệ thống sự kiện, biến cố trong cốt
26


truyện, mang lại kịch tính cho tác phẩm. Cho nên, kịch tính không phải là dấu hiệu
hình thức cũng không thuộc phương diện nội dung cụ thể như đề tài, chủ đề của tác
phẩm mà là đặc điểm mang tính loại hình của nội dung thể loại.
b. Cốt truyện kịch tập trung cao độ
Nếu kịch tính là đặc điểm của nội dung thể loại thì sự tập trung cao độ
của cốt truyện là đặc điểm kết cấu của kịch bản văn học. Đây là đặc điểm gắn với yêu
cầu biểu diễn của nghệ thuật sân khấu. Không gian và thời gian hạn hẹp của sân khấu
đòi hỏi hành động kịch phải thống nhất và cốt truyện kịch phải có sự tập trung cao độ.

Tính tập trung cao độ biểu hiện trước hết ở các bộ phận cấu thành cốt truyện kịch. Bộ
phận cấu thành duy nhất của cốt truyện kịch là hành động được triển khai qua một hệ
thống sự kiện diễn ra theo trật tự thời gian. Cốt truyện kịch thường đơn tuyến. Mỗi vở
kịch thường chỉ tập trung phát triển một tuyến cốt truyện. Bởi vì, yêu cầu về sự thống
nhất hành động cho phép mỗi vở kịch chỉ theo đuổi một mục đích, hướng vào một vài
chủ đề then chốt, cơ bản, nhằm gợi ra một vài hứng thú nào đấy, mọi chi tiết cùng toàn
bộ hệ thống sự kiện biến cố được sử dụng để tạo dựng cốt truyện đều phải dồn về một
mối, hướng tới mục đích ấy, góp phần thể hiện chủ đề ấy, làm nổi bật cảm hứng ấy. Để
gây hứng thú cho người xem, thi pháp cốt truyện của kịch rất coi trọng việc sáng tạo ra
cái bất ngờ. Muốn tạo ra cái bất ngờ, người sáng tác phải biết dẫn dắt các sự kiện biến
cố rẽ vào những chỗ ngoặt, những bước nhảy vọt, những đoạn đột biến, biến cố trong
cốt truyện phải được liên kết, tổ chức chặt chẽ, lôgich. Cho nên, thi pháp kịch vừa coi
trọng việc sáng tạo ra cái bất ngờ, vừa chú ý tổ chức những chi tiết có chức năng giới
thiệu, báo trước, đặt tính cách, số phận, động cơ, ý đồ của các nhân vật và các sự kiện,
biến cố vào một quan hệ nhân quả tất yếu nhằm mang lại cho cốt truyện sự hấp dẫn mà
vẫn tự nhiên. Cốt truyện của tác phẩm kịch lại thường phát triển với nhịp điệu mau lẹ,
vì thế tác phẩm kịch không được phép mở rộng không gian, kéo dài thời gian diễn biến
của các sự kiện, biến cố. Việc tôn trọng nguyên tắc về sự tập trung của cốt truyện đã
chi phối cách thức tổ chức bố cục của kịch bản văn học. Một vở kịch thường được chia
thành ba hoặc năm hồi tương ứng với ba giai đoạn vần động hết sức mau lẹ của hành
động kịch: thắt nút (trước đó thường có phần trình bày) - đỉnh điểm - mở nút (có thể
thêm phần vĩ thanh).

27


×