Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn SO SÁNH TU từ TRONG TRUYỆN NGẮN của NGUYỄN CÔNG HOAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.79 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

LÊ THỊ HUỲNH NHO

SO SÁNH TU TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN CÔNG HOAN

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

Cần Thơ
5/2011

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SO SÁNH TU TỪ


1.1 Khái niệm so sánh tu từ
1.2 Sự khác nhau giữa so sánh tu từ bằng so sánh luận lí
1.3 Quan điểm của một số tác giả về hình thức thể hiện của so sánh tu từ
1.4 Chức năng của so sánh tu từ

CHƯƠNG 2 – SO SÁNH TU TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN CÔNG HOAN
2.1 Khái quát truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
2.2 Các dạng thức so sánh trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
2.3 Hình ảnh so sánh
2.4 Thành ngữ so sánh
2.5 Giá trị của biện pháp so sánh tu từ.

PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với việc sáng tác văn chương, một tác phẩm thật sự có giá trị về mặt
nội dung và hoàn hảo về mặt hình thức, nhà văn, nhà thơ phải biết lựa chọn và sử
dụng từ ngữ một cách thật hay, thật nhuần nhuyễn và phù hợp với từng đối tượng
được nói đến. Trong văn chương, từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, để
nâng cao hiệu quả nghệ thuật, để đạt đến cái hay, cái đẹp của ngôn từ, các nhà
văn thường sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá và biện
pháp so sánh tu từ.
So sánh tu từ thường được sử dụng nhiều trong thơ, thành ngữ, tục ngữ, ca

dao,…Và nhờ sử dụng so sánh tu từ mà con người có thể giải thích, đánh giá,
miêu tả hoặc bộc lộ tình cảm của mình một cách hình ảnh, sinh động và cụ thể
hơn, đồng thời cũng tạo nên sự hứng thú, sức thuyết phục đối với người tiếp
nhận. Ở thể loại tự sự nói chung và truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nói
riêng, câu văn có sử dụng biện pháp so sánh tu từ xuất hiện có phần hạn chế hơn
thể loại trữ tình, nhưng vẫn được các tác giả sử dụng rất linh hoạt trong sáng tác
của mình. Ngoài việc dùng để miêu tả trạng thái, tính chất của sự vật, nhà văn
còn sử dụng so sánh tu từ như một công cụ đắc lực để xây dựng tính cách, hình
dáng của nhân vật trong tác phẩm, thể hiện được ý đồ nghệ thuật thông qua nhân
vật.
Lưu Trọng Lư đã từng đánh giá về tác giả Nguyễn Công Hoan như sau:
“Một cây bút khai sơn phá thạch cho nền văn xuôi trào phúng Việt Nam”. Lời
nhận định ấy cho đến nay, những ai tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn
Công Hoan cũng phải thừa nhận. Ông là người đã đánh dấu bước ngoặc chuyển
mình của nền văn học Việt Nam về phương pháp sáng tác. Nhà văn đã cho mọi
người biết đến tài năng nghệ thuật của mình với khối lượng tác phẩm đồ sộ, cả
tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn. Trong đó, các tác phẩm truyện ngắn đã đánh
dấu sự thành công của tác giả trên văn đàn. Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
có nội dung trào phúng, châm biếm và có những truyện có tính hài hước. Một

3


trong những yếu tố góp phần làm nên những nội dung trên thêm cụ thể, sâu sắc
và câu văn hấp dẫn hơn là nhà văn đã vận dụng linh hoạt biện pháp so sánh tu từ
trong cách xây dựng nhân vật.
Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan được đưa vào giảng dạy trong các
trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, nhưng số lượng tác phẩm được
giảng dạy còn rất hạn chế. Vì vậy, người học chỉ có thể khái quát được nội dung
của những tác phẩm tiêu biểu. Ngoài ra, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan

được cả giới nghiên cứu trong nước và thế giới quan tâm nhưng chưa có bài viết
nào nghiên cứu về so sánh tu từ.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “So sánh tu từ trong truyện
ngắn của Nguyễn Công Hoan” để thấy được sự kết hợp giữa nội dung và nghệ
thuật làm nên giá trị của tác phẩm. Đồng thời, người đọc có cách nhìn đầy đủ
hơn về phương diện ngôn ngữ trong sáng tác của ông.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Biện pháp tu từ so sánh hay các vấn đề liên quan đến tác giả, tác phẩm
của Nguyễn Công Hoan đã được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn
ngữ và phê bình văn học.
Trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ [2; tr 174], Cù Đình Tú đã
đề cập đến vấn đề này trong nội dung “Các cách tu từ tiếng Việt cấu tạo theo
quan hệ liên tưởng”. Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học tiếng việt [4 ; tr 262]
cho rằng so sánh tu từ là “biện pháp tu từ ngữ nghĩa”. Bùi Tất Tươm với Giáo
trình tiếng Việt [1, tr 253] xếp so sánh tu từ vào loại “Các biện pháp tu từ cấu
tạo theo quan hệ liên tưởng”. Trong Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Hữu
Đạt cũng đề cập so sánh tu từ trong “Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong tiếng
Việt”.[5; tr 294]
Bên cạnh đó còn có các tác giả Đào Thản, Nguyễn Thái Hòa, Lê Anh
Hiển…cũng quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Nhìn chung, quá trình nghiên cứu
của các tác giả nói trên về so sánh tu từ đã thể hiện ở mặt lý thuyết nhưng có
những đóng góp quan trọng cho thế hệ sau đi vào tìm hiểu tác phẩm cụ thể.
Chẳng hạn, công trình nghiên cứu của Lê Đình Tuấn với đề tài “Nghệ thuật so

4


sánh tu từ của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò sông Đà” [13, tr 5].
Trong bài viết này, tác giả thống kê, phân loại và đưa ra một vài ví dụ để phân

tích giá trị nghệ thuật của nó trong tác phẩm.
Ngoài bài viết trên, so sánh tu từ cũng được dùng làm đề tài nghiên cứu
cho sinh viên khi làm luận văn tốt nghiệp. Đó là các đề tài nghiên cứu của sinh
viên các ngành Ngữ văn và Sư phạm Ngữ văn của Trường Đại học Cần Thơ như:
“So sánh tu từ trong ca dao Nam Bộ” của Nguyễn Thị Thanh Nguyệt, khóa 19,
“So sánh tu từ trong tùy bút Sông Đà” của Nguyễn Ngọc Thể, khóa 21, “So sánh
tu từ trong truyện ngắn của Nam Cao” của Nguyễn Văn Chủng, khóa 22, “Hình
ảnh so sánh trong thơ Tố Hữu” của Nguyễn Thị Diễm Thúy, khóa 28, “Hình
ảnh so sánh trong thơ Chế Lan Viên” của Võ Thanh Thúy, khóa 28. Các bài viết
đã cho thấy được cấu trúc của so sánh tu từ và sự độc đáo trong cách dùng hình
ảnh so sánh của mỗi tác giả.
Về Nguyễn Công Hoan, ông là cây bút tiêu biểu của chủ nghĩa hiên thực
phê phán ở Việt Nam và có những đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển
của văn học Việt Nam. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được nhiều người
nghiên cứu, mỗi tác giả có cách nhận định, đánh giá khác nhau ở nhiều phương
diện sáng tác. Các bài viết xoay quanh nội dung phản ánh, nghệ thuật xây dựng
tác phẩm, miêu tả nhân vật và phong cách sáng tác của nhà văn.
Khi tác phẩm của Nguyễn Công Hoan mới ra mắt bạn đọc, năm 1932,
Trúc Hà đã nghiên cứu và có ý kiến đầu tiên phê bình tác phẩm của Nguyễn
Công Hoan như sau: “Không réo rắt như một khúc đàn, không nhẹ nhàng như
một bài thơ, không “man mát như gió thổi mặt nước”, không “bóng bẩy như
cành hoa trong gương”, văn ông có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi
văn nhanh gọn. Lời văn hàm một giọng trào phúng, lại thường hay đệm vào một
vài câu hoặc một vài chữ có ý khôi hài, bông lơn thú vị” [ 7, tr 47]. Từ bài viết
đó cho đến nay đã hơn hai phần ba thế kỉ, suốt thời gian đó đã có nhiều bài viết
về nhà văn, từng tác phẩm, từng vấn đề và ngày càng đi sâu vào nhiều khía cạnh
khác nhau. Nguyễn Khắc Hiếu cũng có viết bài khen nội dung hiện thực và giá
trị nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, đặc biệt là tác phẩm Ngựa
người và người ngựa: “Lối văn chép chuyên nghiệp thời ông ta được đến những


5


chỗ đau đớn của người đời, chuyện như bịa chơi mà trò đời thường có, việc như
gần tục mà lối văn thực thanh”[ 7, tr 261].
Xét về một chặng đường sáng tác của Nguyễn Công Hoan trước Cách
mạng, nội dung phản ánh hiện thực trong truyện ngắn được nhiều người quan
tâm, nghiên cứu. Các bài viết chủ yếu xoay quanh các vấn đề trong xã hội lúc
bấy giờ. Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Hầu hết các truyện
ngắn và truyện dài của Nguyễn Công Hoan thuộc loại tả chân, rặt tả về cái
vướng tai, gai mắt cùng đồi phong bại tục mà phần nhiều đều ngả về mặt hoạt kê
(…) nhưng ông không hoạt kê như Vũ Trọng Phụng khi viết Số đỏ” [ 7, tr 70].
Nguyễn Hoành Khung cho rằng: “Suốt nửa thế kỉ cầm bút, tiếng nói nghệ
thuật vang dội nhất của Nguyễn Công Hoan là tiếng nói tố cáo đanh thép xã hội
Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến đầy bất công và hết sức lố lăng, thối nát, là
tiếng nói bênh vực chân thành của những con người nghèo khổ bị chà đạp, xúc
phạm”[7, tr 98]. Như Phong cũng đánh giá về nội dung truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan: “Ngay từ những truyện ngắn đầu tiên của anh, Nguyễn Công hoan
đã chú ý lấy đề tài trong một số truyện đáng khinh, đáng ghét và đáng thương
trong xã hội lúc bấy giờ. Và suốt hàng trăm truyện ngắn và vài chục truyện dài
mà anh viết sau này, đó là loại đề tài hầu như duy nhất mà anh theo đuổi và
ngày càng mở rộng phạm vi quan sát, đối tượng miêu tả, nội dung đả kích”
[ 7, tr 116].
Ngoài ra, tác giả Phong Lê đã có bài nghiên cứu và nhận định ưu điểm
của Nguyễn Công Hoan chính là thể hiện thành công mặt trái của xã hội. Tác giả
viết như sau: “Cho đến bây giờ, chỗ mạnh của Nguyễn Công Hoan vẫn là chỗ
mạnh của một cây bút hiện thực sắc sảo về nhiều mặt xấu của xã hội cũ. Ưu điểm
này thể hiện rõ trong hệ thống truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước Cách
mạng và nhiều chương đoạn của truyện dài ông viết sau này”[ 7, tr 155].
Ngôn ngữ của tác giả không phải là điểm nghệ thuật duy nhất của tác

phẩm nhưng nó góp phần làm nên nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Khi nghiên
cứu nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Lê Thị
Đức Hạnh đã nhận định như sau: “Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là ngôn
ngữ của quần chúng được chọn lọc và nâng cao, đậm đà hương vị của ca dao,

6


tục ngữ. Có khi tác giả đưa ca dao, tục ngữ vào trong truyện một cách tự nhiên
và thoải mái. Những chữ ông dùng giàu hình ảnh cụ thể, hay so sánh ví von làm
cho người đọc có những liên tưởng thú vị”. Cùng trong bài viết này, tác giả nêu
lên: “Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan mang sắc thái riêng, bộc lộ tâm lí xã hội
của từng nhân vật, trộn cũng không lẫn”[7, tr 394].
Năm 1995, trong tạp chí Ngôn ngữ, Nguyễn Thanh Tú đã nêu lên một
nhận xét: “Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ suồng sã để lật ngửa,
lộn trái, nhòm ngó từ dưới và từ trên, đập vỡ vỏ ngoài và nhìn vào bên trong”
và“Câu văn của Nguyễn Công Hoan thường ngắn gọn. Đó là cách cần thiết để
tạo nên kịch tính cho câu chuyện”.
Về phong cách sáng tác của nhà văn phải kể đến nghiên cứu của Nguyễn
Đăng Mạnh, ông đã nêu lên nét khái quát nhưng sâu sắc trong cách viết của
Nguyễn Công Hoan. Ông cho rằng: “Phong cách của Nguyễn Công Hoan không
thiên về lối thâm trầm, kín đáo, ông thích bốp chát đánh vỡ ngay vào mặt đối
phương. Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công Hoan vì thế thường là những đòn
đơn giản mà ác liệt”[7, tr 164]. Ngoài ra, Nguyễn Đăng Mạnh còn nêu lên tài
nghệ của Nguyễn Công Hoan trên lĩnh vực truyện ngắn: “Đọc lại truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan thấy tài hoa của ông chủ yếu dồn cho cốt truyện và cách
kể chuyện. Ở những nhà văn khác, tính cách là trung tâm, tính cách chi phối cốt
truyện, nhưng ở Nguyễn Công Hoan thì ngược lại, cốt truyện là quan trọng nhất.
Nhiều khi để cho cốt truyện li kì, hấp dẫn, nhà văn sẵn sàng hi sinh tính hợp lí,
tính chân thực của quá trình diễn biến tâm lí nhân vật”[7, tr 143].

Tìm hiểu về tác phẩm của Nguyễn Công Hoan không dừng lại ở bao nhiêu
đó mà còn nhiều nhà nghiên cứu, phê bình như Trần Văn Hiếu, Nguyễn Đức
Đàn, Trương Chính, Phan Cự Đệ,… đánh giá về sáng tác của ông ở nhiều khía
cạnh khác nhưng chủ yếu vẫn xoay xung quanh các vấn đề trên.
Không chỉ ở Việt Nam mà các tác giả nước ngoài cũng nghiên cứu tác
phẩm của Nguyễn Công Hoan. N.I.Niculin, giáo sư tiến sĩ người Nga nghiên cứu
và dịch nhiều văn học Việt Nam đã cho rằng có thể tìm thấy ở Nguyễn Công
Hoan “những trang đẹp nhất của văn xuôi Việt nam hiện nay”. Trong bài viết
Nguyễn Công Hoan- Nhà văn nổi tiếng, bật thầy của truyện ngắn châm biếm,

7


Nucilin có nhận xét: “Nguyễn Công Hoan có năng lực tuyệt vời, tinh mắt nhìn
thấy những tình huống hài hước và có tài nhận ra đằng sau sự thoạt tưởng, nhỏ
nhặt các vấn đề quan trọng của thời đại”[7 , tr 35]. Tác giả còn đánh giá những
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan viết trước Cách mạng là “đầy sức thể hiện,
tái tạo bức tranh xác thực về cuộc sống của nước Việt Nam thuộc địa nửa phong
kiến” và “văn châm biếm của Nguyễn Công Hoan là vũ khí của cái thiện”. J’an
Mucka, nhà nghiên cứu văn học Tiệp Khắc đọc tham luận Truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan và truyện ngắn Sêkhôp tại Hội nghị quốc tế về văn học so sánh ở
Buđapet năm 1976, trong tham luận có viết: “Trong những năm 30 của thế kỷ
này, Nguyễn Công Hoan đã đưa vào văn học Việt Nam một cách không truyền
thống một thể loại truyện ngắn mang tính xã hội mạnh mẽ, truyện ngắn châm
biếm”.
Qua những bài nghiên cứu ấy cũng cho thấy giá trị và sức hấp dẫn của
những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đối với độc giả trong và ngoài nước.
Như chúng tôi đã nói, xét về biện pháp so sánh tu từ được nhà văn sử dụng
trong tác phẩm văn xuôi rất ít người quan tâm đến, phần lớn giới nghiên cứu và
độc giả chỉ xoay quanh các vấn đề đã nêu trên. Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm

thấy bài viết nào nói đến biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lí thuyết về so sánh tu từ, chúng tôi
thống kê, phân loại các dạng thức so sánh tu từ trong truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan, bước đầu tìm hiểu vai trò của so sánh tu từ trong việc thể hiện nội
dung tác phẩm.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nguyễn Công Hoan là một nhà văn sáng tác ở cả ba thể loại: truyện ngắn,
truyện dài và tiểu thuyết. Trong đó, các tác phẩm truyện ngắn đã đánh dấu và
khẳng định tên tuổi của Nguyễn Công Hoan trên văn đàn.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan được chia làm hai giai đoạn:
trước và sau Cách mạng tháng Tám. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ

8


tập trung khảo sát so sánh tu từ được dùng trong truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan trước Cách mạng tháng Tám, được in trong Nguyễn Công Hoan toàn tập
của Nhà xuất bản Văn học.
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu các dạng thức so sánh,
hình ảnh so sánh, giá trị của so sánh tu từ.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã thực hiện một số phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp không thể thiếu trong bất kì
một công trình nghiên cứu khoa học nào. Mỗi một nhà ngôn ngữ học có cách
định nghĩa và phân chia hình thức thể hiện của so sánh tu từ khác nhau. Vì vậy,

để làm cơ sở chung cho quá trình nghiên cứu, luận văn này phải lược thuật, tổng
hợp, hệ thống lí thuyết cơ bản về so sánh tu từ.
- Phương pháp thống kê phân loại giúp luận văn thống kê những trường
hợp có sử dụng so sánh tu từ thành những dạng thức cụ thể và phân loại các hình
ảnh so sánh thuộc những pham trù nhất định. Qua đó, chúng tôi sẽ phân tích một
số ví dụ cụ thể để thấy được sự độc đáo trong việc sử dụng biện pháp so sánh tu
từ, cũng như các hình ảnh so sánh trong một số truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan.

9


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SO SÁNH TU TỪ

1.1. KHÁI NIỆM SO SÁNH TU TỪ
Trong giao tiếp hằng ngày, so sánh tu từ cũng có thể được xem là câu nói
cửa miệng của nhiều người. Vì nó có cấu tạo đơn giản nhưng giá trị biểu đạt cao
nên được sử dụng trong nhiều phong cách ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt là phong
cách ngôn ngữ văn chương. Nó cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn
ngữ học.
Đinh Trọng Lạc cho rằng: “So sánh tu từ (so sánh hình ảnh) là một biện
pháp tu từ từ ngữ, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực
tế khách quan, không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống
nhau nào đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẽ về đối tượng”
[4, tr 262].
Theo Bùi Tất Tươm: “So sánh tu từ là sự đối chiếu hai hay nhiều đối
tượng khác loại, giống nhau một thuộc tính nào đó nhằm biểu hiện một cách
hình ảnh, biểu cảm đặc điểm của đối tượng”[ 1, tr 233].
Tác giả Cù Đình Tú thì cho rằng: “So sánh tu từ là cách công khai đối

chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống
nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của từng đối tượng”[ 2, tr 175].
Nguyễn Văn Nở cũng có khái niệm: “So sánh tu từ (comparison) là cách
đối chiếu hai hay nhiều đối tượng (hoặc sự vật) có một nét tương đồng nào đó về
hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra những hình ảnh cụ thể,
những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe”[10, tr 57].
Ở những tác giả khác như Đào Thản, Hữu Đạt, Lê Anh Hiền thì không
khái quát thành so sánh tu từ mà chỉ gọi là so sánh và dùng ví dụ để phân tích giá
trị tu từ được biểu hiện như thế nào trong câu. Chẳng hạn, Đào Thản quan niệm:
“So sánh là lối nói đối chiếu hai hay nhiều sự vật hay hiện tượng có một hay

10


nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong. Lối
đối chiếu như vậy được sử dụng với mục đích giải thích, miêu tả, đánh giá và
biểu lộ tình cảm về đối tượng được nói”[3, tr123], Hữu Đạt cho rằng: “So sánh
là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm
ra sự giống nhau và khác nhau giũa chúng”[5, tr 294]. Và tác giả Lê Anh Hiền
định nghĩa: “So sánh (hình ảnh) là sự đối chiếu hai đối tượng cùng có một dấu
hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tượng đặc điểm của một trong
hai đối tượng đó” [6, tr 100].
Nhìn chung, tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng các tác giả đều quan
niệm về so sánh tu từ cơ bản là giống nhau, đó là đối chiếu hai đối tượng khác
loại nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng đó. Riêng tác giả Cù
Đình Tú có nói đến vấn đề “công khai”. Đó chính là nét cơ bản làm cho so sánh
tu từ khác với các biện pháp tu từ khác cấu tạo theo quan hệ liên tưởng như: ẩn
dụ, nhân hóa.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của nhiều tác giả, có thể hiểu: so sánh tu từ là
cách đối chiếu công khai hai hay nhiều đối tượng khác loại của thực tế khách

quan, trong đó các đối tượng không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có nét
tương đồng nào đấy về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong, để diễn tả
một cách hình ảnh về đối tượng được nói đến, tạo ra cảm xúc thẩm mĩ trong
nhận thức của người đọc, người nghe.

1.2 SỰ KHÁC NHAU GIỮA SO SÁNH TU TỪ VÀ SO SÁNH LUẬN

So sánh được chia ra làm hai loại: so sánh tu từ (so sánh hình ảnh) và so
sánh luận lí (so sánh logic). Cả hai phép so sánh đều có nét tương đồng là công
khai đối chiếu các vế khi so sánh, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những
phương diện nào đó về đối tượng. Nhưng giữa chúng cũng có nét khác nhau, nếu
không nhận diện đúng sẽ không nhìn thấy được cái hay, cái đẹp của các hình ảnh
so sánh và cái tài của người sử dụng.
Sự khác nhau của hai loại so sánh được thể hiện ở bảng sau:

11


Loại

So sánh tu từ

So sánh luận lý

Tiêu chí
Đối tượng

Phương thức

Cùng loại


Khác loại

- Dựa vào nét cá biệt giống - Dựa vào tính đồng chất,
nhau giữa các đối tượng.

đồng loại giữa các đối
tượng.

- Diễn tả một cách hình ảnh - Xác lập sự tương đồng,
về đối tượng được nói đến.
Mục đích

tương phản giữa các đối
tượng.

- Tạo cảm xúc thẩm mĩ
trong nhận thức của người
đọc, người nghe.
- Mang tính nghệ thuật cao

- Đơn giản.

- Đòi hỏi phải lựa chọn hình - Không đòi hỏi về cách
Yêu cầu

ảnh một cách sinh động, khó dùng từ, hình ảnh so sánh.
có thể thay thế được.
- Mang tính chủ quan.


- Mang tính khách quan.

- “Con sông Đà tuôn dài
như một áng tóc trữ tình,
Ví dụ

đầu tóc, chân tóc hiện trong
mây trời Tây Bắc bung nơ
hoa

ban

hoa

(Nguyễn Tuân)

12

gạo…”

- Cô giáo như mẹ hiền.


Qua sự khác biệt trên ta thấy, thực chất của phép so sánh tu từ là dùng
thuộc tính hay tình trạng của sự vật hay hiện tượng này để giải thích cho thuộc
tính hay tình trạng của sự vật, hiện tượng khác.

1.3 QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ VỀ HÌNH THỨC THỂ
HIỆN CỦA SO SÁNH TU TỪ
Từ những quan niệm khác nhau về khái niệm, các nhà nghiên cứu cũng có

những ý kiến khác nhau về hình thức thể hiện của biện pháp so sánh tu từ.

1.3.1 Quan điểm của Đinh Trọng Lac
Đinh Trọng Lạc đưa ra mô hình hoàn chỉnh của một phép so sánh tu từ
gồm 4 yếu tố:
Yếu tố 1: yếu tố được (hoặc bị) so sánh.
Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành
động.
Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh.
Yếu tố 4: yếu tố đưa ra làm chuẩn để so sánh.
Trong đó, yếu tố thể hiện quan hệ so sánh là những từ ngữ: như, tựa
như, dường như, chừng như, bao nhiêu…bấy nhiêu,…
Tùy theo sự xuất hiện của các yếu tố đó mà ông chia so sánh tu từ thành
các loại sau:

1.3.1.1 So sánh chìm (vắng yếu tố 2)
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)

1.3.1.2 So sánh đối chọi (so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng)
Ví dụ: Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm.
(Ca dao)

1.3.2 Quan điểm của Bùi Tất Tươm
Bùi Tất Tươm cho rằng có 3 kiểu so sánh:

13



1.3.2.1 Kiểu A X B và các biến thể của nó
( X là các từ: như, giống như, tựa như, hơn,…)
Ví dụ: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
(Ca dao)
Biến thể: X A B
Ví dụ: Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng
Hồn tôi vang tiếng vọng cả hai miền.
(Tế Hanh)

1.3.2.2 Kiểu A là B
Ví dụ: Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền.
(Tố Hữu)

1.3.2.3 Kiểu A bao nhiêu B bấy nhiêu
Ví dụ: Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
(Ca dao)

1.3.3 Quan điểm của Cù Đình Tú
1.3.3.1 Về hình thức
So sánh tu từ bao giờ cũng công khai phô bàỳ hai vế: vế được so sánh và
vế so sánh. Mỗi vế gồm một hay nhiều đối tượng, các đối tượng có thể là sự vật,
tính chất hay hành động. Hai vế gắn với nhau lập thành các hình thức so sánh
sau:
A như (tựa như, dường như, chừng như,…) B.
A bao nhiêu B bấy nhiêu.
A là B

Ở đây, từ là có giá trị tương đương từ như. Kiểu so sánh này nhìn trên phương
diện cấu tạo thì nó giống với so sánh logic khẳng định, công thức: S là P. Tuy
nhiên, ở so sánh logic, nếu ta thay thế từ là bằng từ như thì nội dung cơ bản của
phép so sánh sẽ thay đổi, giá trị khẳng định logic không còn nữa.

14


Ví dụ: Lan là một học sinh giỏi.
Lan như một học sinh giỏi.
Nhưng ở so sánh tu từ, khi thay đổi từ “là” bằng từ “như” thì nội dung chỉ thay
đổi về sắc thái ý nghĩa: từ khẳng định sang giả định.
Ví dụ: Lá cờ này là máu, là da
Của ta, của con người vô giá.
(Tố Hữu)
Lá cờ này như máu, như da
Của ta, của co người vô giá.
Đôi khi người ta để khuyết từ dùng để so sánh do yêu cầu về vần, luật
trong thơ.

1.3.3.2 Về nội dung
Các đối tượng nằm trong hai vế của so sánh tu từ là khác loại nhưng lại có
nét giống nhau nào đó tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ.
- So sánh tu từ nổi: nét giống nhau được biểu hiện ra bằng các từ ngữ cụ
thể.
Ví dụ: Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
(Ca dao)
- So sánh tu từ chìm: nét giống nhau không phô ra mà lẫn bên trong hai vế.
Ví dụ: Ôi những bông trang trắng, những bông trang vàng

Như tấm lòng em trong trắng thuỷ chung
Như tấm lòng em đẹp màu tươi đỏ.
(Lê Anh Xuân)

1.3.4 Quan điểm của Nguyễn Văn Nở
1.3.4.1 Về hình thức
Ở dạng thức đầy đủ nhất, so sánh tu từ gồm 4 yều tố:

15


Vế so sánh

Cơ sở so sánh

Từ so sánh

Vế được so sánh

(1)

(2)

(3)

(4)

Lòng ta vẫn

vững


như

kiềng ba chân.

Có nhiều cách phân loại hình thức so sánh tu từ.
*Căn cứ vào sự xuất hiện hay vắng mặt các yếu tố thứ hai hoặc thứ ba và
trật tự của các yếu tố mà ta có các kiểu so sánh:
- Kiểu 1: Có đầy đủ 4 yếu tố và không đảo trật tự.
Ví dụ: Mắt em trong như nước dừa xiêm
Môi tròn tựa miếng đường thốt nốt.
(Ca dao)
- Kiểu 2: Lược yếu tố thứ (2)
Ví dụ: Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
(Ca dao)
- Kiểu 3: Lược yếu tố (2) và(3).
Ví dụ: Tấc đất, tấc vàng.
Lời nói, gói vàng,
- Kiểu 4: Đảo trật tự các yếu tố. Vế được so sánh được đưa lên đầu.
Ví dụ: Như mặt trời mọc lúc rạng đông, Cách mạng tháng Mười đã
xua tan bóng đêm dày đặc của chủ nghĩa tư bản.
(Lê Duẫn)
*Căn cứ vào từ chỉ quan hệ so sánh mà người ta phân loại thành các kiểu
sau:
- Kiểu 1: A như (tựa như, dường như,…) B
Ví dụ: Thân em như cá giữa rào
Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?
(Ca dao)
- Kiểu 2: A bao nhiêu B bấy nhiêu


16


Ví dụ: Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao)
- Kiểu 3: A là B
Ví dụ: Em là gái trong song cửa
Anh là mây bốn phương
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong nhung lụa.
( Lưu Trọng Lư)
Kiểu cấu trúc này có người xếp vào biện pháp ẩn dụ tu từ.
- Kiểu 4: A (ẩn từ so sánh) B
Ví dụ: Miệng quan, trôn trẻ.
Tấc đất, tất vàng.

1.3.4.2 Về nội dung
Các đối tượng nằm trong hai vế là khác loại nhưng lại có nét tương đồng
nào đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ. Nếu nét giống nhau này thể hiện ra cụ
thể bằng từ ngữ (cơ sở giống nhau) thì ta có so sánh nổi; nếu nét giống nhau này
không thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ thì ta có so sánh chìm.
Ví dụ:
- So sánh nổi: “Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng
lồ[…]”.
(Vũ Tú Nam)
- So sánh chìm: “Thương ai rồi lại nhớ ai
Mặt em như thể nương khoai mới trồng”.
(Ca dao)


1.3.5 Quan điểm của Hữu Đạt
Theo Hữu Đạt, mô hình khái quát của phép so sánh tu từ là A – X – B
Trong đó: A là cái chưa biết được đem ra so sánh.
B là cái đã biết được đem ra để so sánh.

17


X là phương tiện so sánh được biểu hiện bằng các từ: như,
giống như, là, tưa như, tựa hồ, hệt như, bằng, hơn, bằng, hơn, kém…
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, X hay vắng mặt. Khi X vắng mặt, ta có
thể nhận diện được A, B nhờ dấu [ , ] ngăn cách hay độ ngắt của nhịp điệu, ngữ
điệu của câu.
Ví dụ: - Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm.
(Ca dao)
Trên cơ sở xem xét phép so sánh dựa vào mặt cấu trúc và ngữ nghĩa, tác
giả đưa ra các dạng so sánh cụ thể sau:

1.3.5.1 So sánh không có từ so sánh
Mô hình cấu tạo: A – B
Các biến thể: A – B1, B2....;
A1, A2....B;
A1, A2 – B1, B2,....
Dạng phổ biến: A – B và A – B1, B2
Ví dụ: - Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời cao, biển rộng ruộng đồng nước non.
(Tố Hữu)
Ở đây phép so sánh được thực hiện bởi ngữ điệu kết thúc một dòng thơ.


1.3.5.2 So sánh có từ so sánh
Mô hình cấu tạo: A – x – B
Các biến thể: A x B1, B2...;
A x B1 x B2...;
A1, B1 x B;
A1, B1 x B1, B2
Dạng phổ biến: A x B, A x B1, B2... và A x B1 x B2...
Ví dụ:
- Dạng A x B
Nhanh như cắt; Chậm như rùa.

18


- Dạng A x B1, B2…
Sống chết một lần thôi
Con sẽ chết như những người đã chết
và những người đang chết.
(Trần Quang Long)
- Dạng A x B1 x B2…
Ta yêu quá như yêu gì tha thiết
Như tre, dừa như làng xóm quê hương
Như những con người - biết mấy yêu thương.
(Lê Anh Xuân)
Ở hình thức so sánh này ta có các kiểu so sánh sau:

1.3.5.3 So sánh ngang bằng
Ví dụ: - Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ
Em như cầu vòng bảy sắc hiện sau mưa.

(Lưu Quang Vũ)
- Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao)

1.3.5.4 So sánh bậc hơn - kém
Ví dụ: - Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường
Nguồn ánh sáng đến muôn đời vẫn tắt
Vượt cao hơn sự chết vẫn coi thường.
(Việt Phương)

1.3.5.5 So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối)
Ví dụ: - Gì sầu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạng bên sông một tiếng hò.
(Tố Hữu)

1.3.6 Quan điểm của Lê Anh Hiền
Tác giả Lê Anh Hiền cũng phân loại so sánh tu từ ở hai mặt hình thức và
nội dung.

19


1.3.6.1 Về hình thức:
(1) A + từ so sánh + B (từ so sánh: như, dường như, hơn, thua,...).
- Như B + A
- Nhiều khi giữa A và B không có từ so sánh
(2) A bao nhiêu B bấy nhiêu.
(3) A là B (Công thức này cần phân biệt với phán đoán logic)


1.3.6.2 Về nội dung
Đối tượng nằm ở hai vế của phép so sánh (hình ảnh) là khác loại, nhưng
lại có nét nào đó giống nhau, nét giống nhau đó có thể được thể hiện nổi hay
chìm.
Từ các bài nghiên cứu trên cho thấy, tuy các tác giả có cách phân loại
không thống nhất nhưng chủ yếu vẫn dựa vào nội dung biểu đạt và hình thức thể
hiện. Mặc dù nội dung có mấy dạng: chìm hoặc nổi hay hình thức có mấy kiểu:
đủ hoặc vắng các yếu tố, có từ dùng để so sánh hoặc không thì khi thể hiện bằng
những ví dụ cụ thể, ta thấy trong nội dung có các dạng thức của hình thức và
ngược lại trong hình thức có các dạng thức của nội dung. Do đó, các quan niệm
có khác nhau trong cách diễn đạt nhưng chúng ta vẫn thấy được sự gặp gỡ của
các tác giả này.
Trước hết, chúng ta phải khẳng định mô hình đầy đủ nhất của so sánh tu từ
gồm 4 yếu tố:
Vế được so sánh (A): đối tượng (cái) đem ra so sánh.
Cơ sở so sánh: tính chất, trạng thái của đối tượng so sánh.
Từ so sánh (X): như, dường như, tựa như, là, bằng, hơn…hoặc cặp
quan hệ từ: bao nhiêu…bấy nhiêu.
Vế so sánh (B): đối tượng (cái) đưa ra làm chuẩn để so sánh.

Mô hình cấu trúc cơ bản:

A + cơ sở so sánh + X + B

Tuỳ vào yêu cầu và mục đích sử dụng mà 4 yếu tố đó xuất hiện đầy đủ
hoặc vắng mặt, nhưng trong một câu có sử dụng so sánh tu từ, hai yếu tố A và B

20



luôn luôn phải xuất hiện. Trong luận văn này, dựa vào các bài nghiên cứu trên
chúng tôi phân biệt thành các dạng thức sau:
- Dạng thức A X B và các biến thể A X B X C…; A X B1 X B2…; A X B1,
B2....; X A B;…Đây là dạng phổ biến nhất được dùng trong giao tiếp hằng ngày
cũng như trong văn chương.
( X là từ dùng để so sánh: như, tựa, tựa như, giống như, dường như…)
Ví dụ: - Đã bốn năm rồi thời gian mau quá
Ta lớn nhanh như rừng cây núi đá.
(Viễn Phương)
- Ta yêu quá như yêu gì tha thiết
Như tre, dừa như làng xóm quê hương
Như những con người biết mấy yêu thương.
(Lê Anh Xuân)
- Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng.
(Chế Lan Viên)
- Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chin én gặp mùa.
(Chế Lan Viên)
- Dạng thức A là B và các biến thể A là B1 là B2…; A là B1, B2…
Ví dụ: - Anh là rừng thẳm
Em là sông sâu.
(Cẩm Giang)
- Dạng thức A bao nhiêu B bấy nhiêu
Ví dụ: - Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
(Ca dao)
- Dạng thức A ( ) B và biến thể A ( ) B1 ( ) B2…Người ta nhận diện
được hai vế của kiểu so sánh này nhờ vào dấu [ , ] hoặc độ ngắt nhịp hay ngữ
điệu của câu.

Ví dụ: - Lời nói gió bay.

21


- Anh sông Hồng sông Mã
Gầm reo trong đạn lửa.
(Chế Lan Viên)
- Dạng thức so sánh có từ “hơn, bằng, kém”
Ví dụ: - Lòng mạnh hơn sông, gan to hơn núi.
(Tố Hữu)
- Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
- Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
(Nguyễn Du)
- Ngoài ra, đôi khi chúng ta còn bắt gặp từ “hay” được dùng làm từ
so sánh.
Ví dụ: - Hè lại đến ôi sao hè đẹp vậy
Mùa phượng đỏ hay lửa trái tim ta cháy.
(Lê Chí)

1.4 CHỨC NĂNG CỦA SO SÁNH TU TỪ
Bất cứ một biện pháp tu từ nào thì bao giờ cũng có hai chức năng: chức
năng nhận thức và chức năng biểu cảm.

1.4.1 Chức năng nhận thức
So sánh tu từ là biện pháp nghệ thuật mang nội dung thông báo cao và có
khả năng cụ thể hoá đối tượng được nói đến. Nó là công cụ giúp ta nhận thức sâu

sắc hơn những phương diện nào đó của đối tượng.
Ví dụ: khi nói đến vẻ đẹp của một cô gái, ta có nhiều cách nói khác nhau
như:
(1) Cô gái ấy đẹp.
(2) Cô gái ấy đẹp như một bông hoa.

22


Rõ ràng ở ví dụ 1, người viết mô tả vẻ đẹp chung của con gái, còn rất mơ
hồ. Nhưng ở ví dụ 2, so sánh sắc đẹp của cô gái ấy như một bông hoa người tiếp
nhận có thể cảm nhận hình ảnh so sánh ở hai phương diện:
- Bông hoa: hình ảnh so sánh mà dùng cho đối tượng được so sánh
là con gái.
- Bông hoa: thể hiện sự trẻ trung, đầy sức sống.
Từ hai phương diện thể hiện trên của hình ảnh so sánh, người đọc, người
nghe co cách nhìn cụ thể, chính xác hơn về đối tượng được nói đến.

1.4.2 Chức năng biểu cảm
Sự khác nhau giữa so sánh luận lí và so sánh tu từ được thể hiện ở chức
năng biểu cảm. So sánh luận lí không biểu lộ thái độ, cảm xúc của người viết vì
nó là so sánh dựa trên cơ sở logic. Ngược lại, so sánh tu từ là một phương tiện
biểu cảm. Qua một phép so sánh tu từ, ta dễ dàng nhận ra thái độ của người nói
đối với đối tượng miêu tả.
Ví dụ: - Nó cáu như con sư tử cái.
- Cô ấy hiền như một thiên sứ.

Sắc thái biểu cảm âm tính.
Sắc thái biểu cảm dương tính.


Có thể nói, giá trị nhận thức và gí trị biểu cảm do hình ảnh so sánh và cơ
sở so sánh đem lại cho câu văn, câu thơ.
Cùng với việc sử dụng biện pháp so sánh tu từ, ta có thể nhận biết được
nét riêng của người sử dụng, có người thích dùng những hình ảnh gần gũi, mộc
mạc và hài hước, có tác giả thiên về những hình ảnh mang tính trí tuệ… Chính
những điều đó đã làm nên sự độc đáo riêng của từng tác giả và đôi khi trong giao
tiếp hằng ngày ta cũng có thể đoán được trình độ của người nói.

23


Chương 2:

SO SÁNH TU TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

2.1 KHÁI QUÁT TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn có vị trí quan trọng trong
lịch sử văn học hiện đại, ông là người có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa
hiện thực phê phán Việt Nam và góp phần đặt nền móng cho văn xuôi hiện thực
với một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Xuất hiện trên văn đàn từ đầu những năm 20,
toả sáng rực rỡ vào những năm 30, cho đến khi từ giã cuộc đời, Nguyễn Công
Hoan đã có gần 60 năm cầm bút và để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ. Ông là
tác giả của trên 200 truyện ngắn và gần 30 truyện dài, truyện vừa và tiểu thuyết.
Tuy nhiên, nói đến tài năng và phong cách Nguyễn Công Hoan, trước hết người
ta nhớ đến ông như nhớ đến một nhà truyện ngắn bậc thầy. Trong cách nhìn
nhận, đánh giá của nhiều người, Nguyễn Công Hoan không đơn thuần với tư
cách một sáng tạo cá nhân mà còn với tư cách đại biểu của một khuynh hướng,
một thể loại, một phong cách có ý nghĩa về phương diện mỹ học.
Đề tài truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường rất đơn giản, bắt nguồn

từ cuộc sống, ông đưa tất cả những biểu hiện của cuộc sống bên ngoài vào trong
trang viết của mình, có khi đó chỉ là nỗi xúc động của một cô gái khi đọc quyển
tiểu thuyết (Nỗi lòng ai tỏ), có khi đó lại là việc người vợ đi tây học và gửi về
cho chồng những bức thư (Thế là mợ nó đi Tây), việc gõ đầu trẻ (Godautre),
nghiện thuốc phiện (Ghiết nhau), bố của một người bạn chết (Bố anh ấy chết),
rồi chuyện anh Tư Bền lên sân khấu diễn những trò vui cho mọi người xem (Kép
Tư Bền), đánh lừa lẫn nhau (Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo, đứa bé đói
bụng phải đi ăn cắp củ khoai lang (Thằng ăn cắp), và những cảnh truỵ lạc, những
sự thối nát, lố bịch trong xã hội cũ (Oẳn tà rroằn, Lập giòng, Chồng cô Kếu tân
thời, Cái thú tổ tôm, Tinh thần thể dục I)…Tất cả những chi tiết dường như
không đáng được quan tâm ấy, dưới ngòi bút tài tình của Nguyễn Công Hoan,
chúng lại được hiện lên hết sức cụ thể và khiến cho người đọc phải suy nghĩ về
một thực tại của xã hội đương thờì. Trong “Đời viết văn của tôi”, Nguyễn Công

24


Hoan từng nói: “Tôi rất thích chú ý những cảnh thối tha, nhơ nhuốc, những thủ
đoạn, mưu mô làm tội ác trong giới ngững người có thế lực, có địa vị” và
“không thể nào yên tâm trước nổi thống khổ của người nghèo, bị bọn nhà giàu
dùng thế lực, địa vị mà áp bức, bốc lột”. Và nhờ vào sự quan sát tinh tế mà
Nguyễn Công Hoan cho là “không viết thì không an tâm”, “không viết là che
giấu cho đối phương một tội lỗi, mà duy chỉ mình biết, mình thấy”.
Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan luôn mở ra trước mắt người đọc một
thế giới mới lạ và hấp dẫn, tất cả hợp lại thành một bức tranh rộng lớn, khá đầy
đủ về xã hội cũ. Nhân vật trong tác phẩm thuộc nhiều lớp người, nhiều cuộc đời,
nhiều tình huống với những cảnh sống vẻ như bình thường, giản dị, nhưng
thường lại ẩn chứa hoặc phơi bày nỗi niềm, những tình cảnh khốn khổ hoặc
những hiện tượng áp bức, bất công, phi lí đến mức khủng khiếp. Người đọc bắt
gặp hầu như đủ các hạng người, từ những tên quan lại cường hào, địa chủ, tư sản,

cho đến những người lao động là nông dân, viên chức, kép hát, kéo xe, đi ở, cả
những kẻ ăn mày, ăn xin, gái điếm…rồi những người có lối sống lố lăng, chạy
theo lối sống thực dụng…Từ những cảnh sống lam lũ, lầm than, vắt mũi không
đủ đút miệng, đến những cảnh sống sa hoa, đàng điếm, dâm dật, lấy thế, lấy lực
đè người. Hết thảy đều bắt nguồn từ thực tế sinh động với những chi tiết sắc nét,
nóng bỏng hơi thở cuộc sống, và vượt lên trên những chi tiết ấy là cả một sự
sống phong phú, rộng lớn, ẩn náo bên trong. Với Nguyễn Công Hoan, hiện thực
cuộc sống dường như có sức mạnh ghê gớm, mãnh liệt tràn vào tác phẩm, tạo
thành những vùng, đôi khi là cả một cái nền sáng lấp lánh, làm nên giá trị tác
phẩm.
Nét chủ đạo trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là phê phán, châm
biếm, đồng thời ông cũng viết những truyện pha chất trữ tình sâu đậm như: Ngựa
người và người ngựa, Chiếc quan tài, Tôi cũng không hiểu tại làm sao, Nghĩ
người ăn gió nằm mưa, dám xa xôi mặt mặt mà thưa thớt lòng…Đọc truyện của
Nguyễn Công Hoan thì không thể không xúc động cảm thương cho những kiếp
người. Trong luận văn này, chúng tôi không có điều kiện khảo sát tất cả truyện
ngắn của Nguyễn Công Hoan viết trước Cách mạng tháng Tám mà chỉ đi sâu
khai thác một số tác phẩm tiêu biểu của ông, nhưng vẫn thấy được chất trữ tình

25


×