Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Quán ngữ trong chức năng rào đón, đưa đẩy và khảo sát, phân tích quán ngữ rào đón, đưa đẩy trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.86 KB, 89 trang )

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Từ vựng không phải là một tập hợp đơn giản, hỗn độn. Nó là một tổ
chức lớn, rất phức tạp nhưng có quy tắc, trong đó từ là đơn vị cơ bản. Từ
chứa đựng rất nhiều loại thông tin, những thông tin về tổ chức, về lịch sử,
về hoạt động của ngôn ngữ. Tuy nhiên, sự phát triển của đời sống tư tưởng
con người đã dẫn tới sự xuất hiện các từ mới và các đơn vị từ vựng tương
đương với từ mà chúng ta gọi là ngữ. Theo Nguyễn Thiện Giáp “Một trong
những thành tựu quan trọng nhất trong sự tiến hoá của loài người là sự mở
rộng bất thường của thế giới khái niệm. Sự phát triển này có quan hệ chằng
chéo phức tạp với sự tăng trưởng vũ bão về số lượng và sự đa dạng của tư
tưởng mà con người có thể truyền đạt được. Bằng ngôn ngữ con người
thông báo không chỉ cảm xúc, tri thức mà cả một số lượng vô hạn các trạng
thái, quan hệ, đối tượng và sự kiện bên trong cũng như bên ngoài con
người. Hệ thống các từ trong tiếng Việt không đủ để biểu thị một số luợng
lớn như thế các khái niệm, hiện tượng khác nhau. Nhu cầu tất yếu là phải
cấu tạo thêm những đơn vị từ vựng trên cơ sở những từ đã có. Những đơn vị
như thế được gọi là ngữ, có giá trị tương đương như từ’’ (3a, tr.70)
Ngữ (cụm từ ) là tổ hợp các từ nằm trong giới hạn một câu. Có cụm
từ tự do và có cụm từ cố định. Cụm từ tự do được tạo ra một cách thức
thời trong quá trình giao tiếp. Nó không có sẵn từ trước, đồng thời nó
cũng tan rã đi sau khi hành động giao tiếp kết thúc. Quan hệ giữa các từ
trong cụm từ tự do lỏng lẻo. Còn cụm từ cố định cũng được tạo nên bởi
các từ nhưng đã cố định hoá. Những cụm từ cố định được hình thành
trong lịch sử. Mỗi lần giao tiếp, chúng lại được tái hiện và được giữ nguyên
cả khối hình thức âm thanh cũng như ý nghĩa giống như các âm vị, hình vị,
các từ và được lĩnh hội như một đơn vị có sẵn từ trước với tính chỉnh thể về
hình thức, âm thanh và ý nghĩa. Quán ngữ được nhiều nhà nghiên cứu coi
là một loại cụm từ cố định bởi tính chất lặp lại của nó. Tuy nhiên xét về
1
hình thức và về ý nghĩa, quán ngữ lại chẳng khác gì các cụm từ tự do nên


có nhiều ý kiến cho rằng quán ngữ là bộ phận trung gian giữa cụm từ tự do
và cụm từ cố định.
Việc nghiên cứu xác định ranh giới của quán ngữ đã được nhiều
người quan tâm bởi hiểu rõ và sử dụng đúng quán ngữ sẽ góp phần làm
phong phú thêm vốn ngôn ngữ của người Việt đồng thời làm tăng khả năng
tư duy, diễn đạt.
Quán ngữ hình thành trong tiếng Việt với nhiều chức năng khác
nhau, chúng không chỉ có vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày mà
còn có ý nghĩa rất lớn trong sáng tác văn học.
Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Quán ngữ trong
chức năng rào đón, đưa đẩy và khảo sát, phân tích quán ngữ rào đón,
đưa đẩy trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nhằm góp phần làm rõ
thêm vai trò của quán ngữ trong tiếng Việt hiện nay. ý nghĩa thực tiễn của
đề tài là giúp cho người Việt giao tiếp với nhau lịch sự hơn và đạt được
hiệu quả tối ưu trong giao tiếp.
2. Lịch sử vấn đề
Quán ngữ là một vấn đề không mới lạ trong nghiên cứu tiếng Việt
song với nhiều người thì đây là một khái niệm lạ, ít được biết đến.
Qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu về quán ngữ từ trước đến
nay, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả đều cho rằng quán ngữ mang
tính cố định hoặc nửa cố định.
Tác giả Nguyễn Văn Tu trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt hiện đại
gọi quán ngữ là những từ tổ cố định tổ hợp “ Trong tiếng Việt có một số từ
rất gần với từ tổ tự do nhưng tương đối ổn định về kết cấu, được quen dùng
mà các từ tạo ra chúng còn giữ tính chất độc lập, có khi một từ trong đó có
thể thay thế bằng một từ khác. Nghĩa của từ tổ được thể hiện qua nghĩa đen
hay nghĩa bóng của những từ thành tố của chúng. Sở dĩ có thể quy những từ
tổ này vào từ tổ cố định vì so với các loại từ tổ tự do, quan hệ giữa các từ
2
tương đối ổn định. Theo truyền thống những từ trong những từ tổ này gắn

với nhau và được quen dùng’’ (9,tr. 143)
Theo tác giả Nguyễn Văn Tu thì quán ngữ là bộ phận gần gũi với
cụm từ tự do nhưng bởi có tính ổn định tương đối nên có thể xếp chúng vào
loại từ tổ cố định. Tác giả cho rằng cụm từ “bạn nối khố’’ là một quán ngữ
chỉ người bạn rất thân. Những từ “nối’’ “khố” kết hợp với ‘’bạn’’ được
dùng qua nhiều thế hệ. Quan hệ giữa chúng khá chặt chẽ cho nên cả từ tổ
trở thành như một đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ. Nghĩa của từ
‘’nối’’’’khố’’ đã mất tính chất độc lập. Các danh từ như “cười nụ’’ “bạn cố
tri’’ “anh hùng rơm’’ “kỉ luật sắt’’ cũng được tác giả coi là quán ngữ. Đồng
thời các ngữ cố định như: lành như bụt, dốt đặc cán mai, giấu đầu hở đuôi,
được voi đòi tiên” cũng được coi là quán ngữ.
Sau này tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng
Việt ” (NXBGD - 1985) cũng coi quán ngữ là một bộ phận trung gian giữa
cụm từ tự do, và các kiểu cụm từ cố định. Theo ông về hình thức cũng như
về ý nghĩa, quán ngữ chẳng khác gì các cụm từ tự do. Nội dung của chúng
đã trở thành điều thường xuyên phải cần đến trong suy nghĩ và diễn đạt.
Chúng được dùng lặp đi lặp lại như một đơn vị có sẵn. Phạm vi bao quát
của quán ngữ theo quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp hẹp hơn quan
niệm của tác giả Nguyễn Văn Tu '' Quán ngữ theo chúng tôi quan niệm là
những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết,
đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong
cách thường có những quán ngữ riêng, chẳng hạn các quán ngữ : Của đáng
tội, nói khí vô phép, nói bỏ ngoài tai, thường được dùng trong phong cách
hội thoại, các quán ngữ: như đã nói, thiết nghĩ, có thể nghĩ rằng, nói cách
khác, trước hết, một mặt thì, mặt khác thì, nghĩa là, đáng chú ý, thường
được dùng trong phong cách sách vở'' (3a, tr. 109) Quan niệm của tác giả
Nguyễn Thiện Giáp đã giúp chúng ta phân định rạch ròi hơn ranh giới giữa
thành ngữ và quán ngữ.
3
Trong từ điển Giáo khoa tiếng Việt tiểu học, các tác giả đã đưa ra

định nghĩa về quán ngữ như sau:
''Những cách nói tự do dùng nhiều, lặp đi lặp lại mà trở thành quen
thuộc như các từ ngữ thông thường, ví dụ ''lên mặt'' ''lên mặt dạy lời'', '' ra
oai'' Ngữ cố định được chia làm hai loại là quán ngữ và thành ngữ. Quán
ngữ là những cách nói được dùng nhiều thành thói quen (quán = quen) do
đó trở nên cố định”(10, tr.226).
Các tác giả Đặng Thị Lanh, Bùi Minh Toán, Lê Hữu Tỉnh trong
“tiếng Việt tập 1- Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP
và SP12+2” đã đưa ra một quan niệm về quán ngữ gần với quan niệm của
tác giả Nguyễn Thiện Giáp : “Quán ngữ là những cụm từ cố định có những
đặc trưng rất gần với cụm từ tự do. Đó là những cách nói, cách diễn đạt
nhằm mục đích đưa đẩy, chuyển ý hay dẫn ý để mở đề hoặc gây chú ý, tạo
tình huống giao tiếp, không khí giao tiếp” (5, tr 197). Các tác giả cũng phân
loại quán ngữ theo phong cách. Loại dùng trong khẩu ngữ như : của đáng
tội, nói vô phép, nói trộm vía, và loại dùng trong khoa học: Nói tóm lại, nói
cách khác. Thuộc phạm vi quán ngữ các tác giả còn kể đến những tổ hợp mà
kết cấu tương đối ổn định nhưng nghĩa không hoặc ít tính chất mới, ít có tính
thành ngữ, tính biểu trưng, nghĩa của cả tổ hợp gần giống tổng số nghĩa của
các yếu tố cấu thành như: kéo bè kéo cánh, ăn ngon mặc đẹp, bữa rau bữa
cháo, áo rách quần manh, mẹ goá con côi, ăn sung mặc sướng.
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu thì quán ngữ là một bộ phận của ngữ cố
định. Trong cuốn “Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt'' (NXBĐHSP-2004)
tác giả đã viết: “Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung
tâm, không có kết cấu. Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại với
những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng không
có tác dụng sắc thái hoá sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu
là để đưa đẩy, liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác
nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào đón. (2d, tr.80) Tác giả Đỗ Hữu
4
Châu xếp tất cả các ngữ cố định có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động tính

chất, trạng thái như chuột sa chĩnh gạo, chuột sa lọ mỡ hay các ngữ có tác
dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một vật, một hoạt động., một tính
chất một trạng thái như: mắt lươn, mắt phượng, dai như đỉa, chạy long tóc
gáy vào một loại gọi là ngữ danh hay thành ngữ. Còn các quán ngữ chỉ bao
gồm các ngữ đảm nhiệm chức năng ngoài nòng cốt câu như chức năng
chuyển tiếp, chêm, xen kẽ.
Nhìn chung quan niệm về quán ngữ của các tác giả từ trước đến nay
đã khá đầy đủ, cụ thể. Tiếp thu những ý kiến của tác giả đi trước về vấn đề
này chúng tôi tiến tới tìm hiểu chức năng của quán ngữ, cụ thể là chức năng
đưa đẩy và rào đón. Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích vai
trò của quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan.
3. Giới hạn đề tài
Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi vào tìm hiểu quán ngữ trong
chức năng đưa đẩy, rào đón nhằm giúp người đọc hình dung được một cách
cụ thể về quán ngữ đồng thời sử dụng quán ngữ linh hoạt hơn.
Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu dừng lại khảo sát và phân tích
quán ngữ đưa đẩy, rào đón được dùng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thống kê
Để có cơ sở làm việc, luận văn bắt buộc phải sử dụng phương pháp
thống kê tập hợp các quán ngữ có trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
Các dữ liệu thu thập được là cơ sở để tiến hành phân tích, tổng hợp.
4.2. Phân loại
Từ những dữ liệu đã thu được bằng phương pháp thống kê, chúng tôi
tiến hành thao tác tiếp theo là phân loại. Việc phân loại quán ngữ ra thành
từng nhóm dựa trên tác dụng của chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phân tích.
5
4.3. Phân tích

Luận văn phải sử dụng phương pháp này để phân tích giá trị ngữ
dụng của từng loại quán ngữ. Việc phân tích sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để
đánh giá vai trò của quán ngữ.
4.4 Đối chiếu
Phương pháp này giúp chúng tôi xác nhận được tính đa chức năng,
đa giá trị của quán ngữ. Bởi vì trong thực tế sử dụng một quán ngữ có thể
mang các giá trị và thực hiện những chức năng khác nhau
4.5. Đánh giá tổng hợp
Trên cơ sở những dữ liệu được phân tích chúng tôi tiến hành thao tác
đánh giá tổng hợp để có được kết luận về vai trò của quán ngữ trong đời
sống hàng ngày và trong sáng tác văn chương.
5. Cấu trúc luận văn
Nội dung của luận văn sẽ được khai triển theo 2 chương như sau:
Chương I: Một số điểm lý luận cơ sở
I.1. Khái niệm quán ngữ
I.2. Phân biệt quán ngữ với thành ngữ
I.3. Chức năng của quán ngữ
Chương II: Quán ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
II.1. Khảo sát, thống kê, phân loại quán ngữ thực hiện chức
năng đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
II.2. Phân tích vai trò của một số quán ngữ đưa đẩy và rào đón
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Kết luận
6
Chương I
Một số điểm lý luận cơ sở
I.1. Định nghĩa về “quán ngữ” được chọn dùng
Quán ngữ là một vấn đề ngôn ngữ được nhiều nhà ngôn ngữ để tâm
tìm hiểu và nghiên cứu nhiều năm qua. Vì thế có nhiều cách hiểu khác nhau
về quán ngữ. Chúng tôi quyết định chọn quan niệm về quán ngữ trong “Từ

điển tiếng Việt” của tác giả Hoàng Phê làm cơ sở nghiên cứu bởi tính chất
phổ biến của nó.
Định nghĩa quán ngữ trong 'Từ điển tiếng Việt
Quán ngữ là '' Tổ hợp từ cố định dùng lâu thành quen, nghĩa có thể
suy ra từ nghĩa các yếu tố hợp thành. ''Lên lớp'' “lên mặt'' '' lên tiếng” đều là
những quán ngữ trong tiếng Việt (7b, tr.801).
I.2. Phân biệt quán ngữ với thành ngữ
Quán ngữ và thành ngữ đều là những cụm từ đã được cố định hoá
giữa hai loại đơn vị này vẫn có điểm khác biệt. Theo quan điểm của một số
nhà nghiên cứu thì việc phân chia rạch ròi ranh giới của hai loại cụm từ này
rất phức tạp. Chúng tôi tạm đặt ra một số tiêu chí phân biệt quán ngữ với
thành ngữ để làm cơ sở nghiên cứu
I.2.1 Về tính thành ngữ
Tính thành ngữ được tác giả Đỗ Hữu Châu định nghĩa như sau:
" Cho một tổ hợp có nghĩa S so các đơn vị A, B, C… mang ý nghĩa lần
lượt s [1], s [2], s [3]… tạo nên nếu như nghĩa S không thể giải thích bằng
các ý nghĩa s [1]", s [2]", s [3] thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ”(2b,
tr.72).
Lẽ đương nhiên các thành ngữ sẽ mang tính thành ngữ cao hay thấp,
còn quán ngữ thì không có tính chất này. Nghĩa của cả tổ hợp giống tổng
hợp số nghĩa của các yếu tố cấu thành.
7
Ví dụ: Cụm từ "đi guốc trong bụng: là một thành ngữ vì nghiã của
các đơn vị trong cụm từ không thể giải thích cho ý nghĩa cả cụm là "hiểu
rất rõ suy nghĩ của người khác".
Cụm từ "Đáng chú ý là" là một quán ngữ vì nghĩa của cả cụm chính
là tổng số nghĩa của các từ đáng, chú ý, là.
I.2.2. Về kết cấu
Thành ngữ thường có bộ phận trung tâm và những thành phần phụ
bổ sung ý nghĩa của thành phần trung tâm những sắc thái phụ. ý nghĩa của

thành phần trung tâm cũng là ý nghĩa nòng cốt của cả cụm từ.
Ví dụ: Thành phần trung tâm của thành ngữ "Thần hồn nát thần tính"
là "khủng hoảng", các thành phần phụ là "do chính những ảo tưởng, những
ý nghĩa ma quái nẩy sinh từ trong đầu óc mình gây ra nhân khi tâm hồn
mình không ổn định".
Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không
có kết cấu câu. Chúng chỉ là những công thức nói lặp đi lặp lại với những
từ ngữ tương đối ổn định.
Ví dụ: Các quán ngữ "tức là" "ngược lại" "nói tóm lại"… đều không
có từ trung tâm.
I.2.3. Về chức năng
Thành ngữ có chức năng định danh, chúng vừa có tác dụng gọi tên
sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái… chưa có tên gọi như tình thế "chờ
quá lâu, quá sức chịu đựng, làm sốt ruột, bực dọc" được diễn đạt bằng ngữ
"chờ hết nước hết cái", vừa có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của
một sự vật, một hoạt động, một tính chất, một trạng thái nếu chúng đã có
tên gọi, đó là trường hợp dai như đỉa, dai như chão, dai như chó nhai giẻ
rách…thể hiện tính chất dai của các sự vật, hoạt động khác nhau… Chạy
long tóc gáy, chạy rống bãi công, chạy như cờ lông công… miêu tả các tình
thế, các dạng chạy khác nhau… Nhìn chung các thành ngữ đều có chức
năng miêu tả, sắc thái hoá sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái được gọi
8
tên, vừa thể hiện thái độ, tình cảm của người dùng đối với các sự vật, hoạt
động, trạng thái, tính chất.
Quán ngữ là các ngữ cố định không có tác dụng định danh cũng
không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà
chủ yếu là để đưa đẩy, để liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động
nói khác nhau và nhất là để đảm nhiệm chức năng rào đón. Quán ngữ
không làm thành phần chính trong nòng cốt câu mà đảm nhiệm các chức
năng ngoài nòng cốt như chuyển tiếp, chêm, xen kẽ, tính thái. Ví dụ như

các quán ngữ" Một mặt là…, mặt khác là…, nói cách khác…, chắc chắn
là…, dễ thường… xin bỏ ngoài tai…
Trên đây chỉ là một số đặc điểm cơ bản giúp phân biệt quán ngữ với
thành ngữ. Để phân biệt rạch ròi hai loại ngữ cố định này không thể chỉ
bằng vài nét sơ lược; nhưng khuôn khổ luận văn có hạn không cho phép
chúng tôi đi sâu tìm hiểu.
I.3. Chức năng của quán ngữ
Quán ngữ không giữ vai trò làm thành phần nòng cốt câu mà chỉ có
chức năng liên kết, chuyển ý, nhấn mạnh, đưa đẩy, rào đón. Luận văn chỉ đi
sâu nghiên cứu quán ngữ đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan nên chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề lí luận có liên quan
đến hai loại quán ngữ này. Khái niệm “ đưa đẩy” và khái niệm “rào đón”
không hoàn toàn tách biệt nhau. Phạm vi ý nghĩa của từ “rào đón” thuộc
phạm vi ý nghĩa của từ “ đưa đẩy” . Nhưng chúng tôi vẫn tách các quán
ngữ thành hai loại: quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và quán ngữ
thực hiện chức năng rào đón. Vì thế cho nên chúng tôi phải trình bày tách
biệt cơ sở lý thuyết của từng loại.
I.3.1. Chức năng đưa đẩy của quán ngữ
Trong giao tiếp, khi phát ngôn một câu nào đó, cụ thể qua cách phát
ngôn và cấu trúc câu, người nói đã thực hiện một hành động ngôn ngữ nhất
định và người nghe cảm nhận được điều này. Hành động ngôn ngữ là
9
những nhóm nhỏ nằm trong hoạt động ngôn ngữ, nó mang tính chất xã hội,
được xã hội quy ước, thừa nhận và sử dụng.
Ba phạm trù của hành động ngôn ngữ là:
- Hành động tạo lời
- Hành động mượn lời
- Hành động ở lời
Hành động tạo lời là hành động vận động các cơ quan phát âm (hoặc
cử động tay chân tạo ra các nét chữ) vận dụng các từ và kết hợp các từ theo

các quan hệ cú pháp thích hợp thành các câu rồi tổ chức các câu thành diến
ngôn (văn bản)…Chính bằng hành động tạo lời chúng ta tạo nên các biểu
thức có nghĩa.
Hành động mượn lời là hành động nhằm gây ra những biến đổi trong
tâm lí và nhận thức, trong hoạt động vật lí của người nghe, gây ra một tác
động nào đó đối với ngữ cảnh.
Hành động ở lời (tại lời, trong lời, ngôn trung) là hành động mà đích
của nó nằm ngay trong việc tạo nên phát ngôn được nó nói ra (viết ra). Khi
thực hiện một hành động ngôn ngữ người nói đồng thời thực hiện một hành
động ở lời (khuyên, hứa, ra lệnh, hỏi).
Hành động ở lời có hiệu lực ở lời riêng. Phương tiện chỉ dẫn hiệu
lực ở lời gọi là các biểu thức ngữ vi. Trong số các phương tiện chỉ dẫn hiệu
lực ở lời có hai loại đặc biệt: thứ nhất là quan hệ cấu trúc ngữ nghĩa của các
thành tố tạo nên nội dung mệnh đề và thứ hai là các động từ ngữ vi. Các
động từ được dùng trong chức năng ngữ vi là những động từ mà khi nói ra
ở ngôi thứ nhất, thời hiện tại (bây giờ) và không có bất kì một yếu tố tình
thái liên quan đến thái độ, cách đánh giá… của người nói, thì người nói
thực hiện luôn cái hành động ở lời do động từ đó biểu thị. Thí dụ:
- Cháu xin bác một chiếc bút bi nhé!
Khi nói ra phát ngôn trên Sp1 (cháu) thực hiện luôn cái hành động ở
lời “xin”. Việc “xin” đó có hiệu lực tức thì.
10
Hành động ở lời cũng phải có điều kiện thích hợp mới thực hiện
được và hành động mới có hiệu quả. Mỗi hành động ở lời như chào, kể, bác
bỏ, từ chối, sai khiến, cầu xin, hứa, dặn dò… đều có điều kiện riêng.
Những điều kiện nếu có chúng thì hành động ở lời mới thực hiện được và
mới thực hiện có hiệu quả được gọi là điều kiện sử dụng của hành động ở
lời.
Searle đã cho rằng có bốn loại điều kiện sử dụng hành động ở lời như sau:
a. Điều kiện nội dung mệnh đề:

Điều kiện này chỉ ra nội dung của hành động ở lời
b. Điều kiện chuẩn bị.
Đây là điều kiện liên quan đến những hiểu biết của người thực hiện
hành động về những tri thức nền của người tiếp nhận hành động, về quyền
lợi, trách nhiệm, về năng lực tinh thần và vật chất của người tiếp nhận
hành động. Cũng thuộc điều kiện chuẩn bị là lợi ích, trách nhiệm, năng lực
vật chất, tinh thần cũng như quyền lực của người nói đối với hành động ở
lời mà mình đưa ra.
c. Điều kiện tâm lý.
Đây là điều kiện chỉ ra trạng thái tâm lí của người thực hiện hành
động ở lời thích hợp với hành động ở lời mà mình đưa ra. Điều kiện tâm lí
còn có nghĩa là người nói thực sự, chân thành mong đợi hiệu quả ở lời của
hành động ở lời mà mình thực hiện.
d. Điều kiện căn bản.
Theo điều kiện này thì người thực hiện một hành động ở lời nào đó
khi phát ngôn ra biểu thức ngữ vi tương ứng bị ràng buộc ngay vào kiểu
trách nhiệm mà hành động ở lời tạo ra.
Trong tiếng Việt có những động từ chuyên dùng trong chức năng
ngữ vi như đa tạ, cảm tạ… có những động từ vừa dùng trong chức năng
ngữ vi vừa dùng trong chức năng miêu tả thông thường. Phần lớn các động
từ nói năng chỉ các hành động ở lời thuộc loại này như: hứa, hỏi, mời,
11
khuyên, cấm, đảm bảo, phê bình…Có bao nhiêu động từ ngữ vi thì có bấy
nhiêu hành động ngôn ngữ nhưng không phải hành động ngôn ngữ nào
cũng dễ dàng xác định được động từ ngữ vi tương ứng. Hành động ngôn
ngữ đưa đẩy là một ví dụ.
Trong quá trình giao tiếp, người nói và người nghe phải tiếp xúc với
nhau và để duy trì sự tiếp xúc này, thông điệp có chức năng đưa đẩy. Tín
hiệu đưa đẩy có nhiệm vụ duy trì hoạt động giao tiếp, làm cho hoạt động
giao tiếp tiến hành được bình thường. Khi thực hiện hành động đưa đẩy,

người nói đang “động viên” người nhận, tạo ra sự thoải mái, thân mật với
người nhận, kiểm tra sự chú ý, sự hiểu của người nhận. Đưa đẩy chính là
hành động thực hiện chức năng chuẩn bị, duy trì và kiểm tra quá trình đối
thoại giữa chủ thể phát và chủ thể nhận nhằm đạt được mục đích nhất định
do nhân vật giao tiếp đặt ra.
Hành động ngôn ngữ đưa đẩy là những ước lệ xã hội được lặp đi lặp
lại nhiều lần trong giao tiếp, nó chịu sự chi phối của truyền thống văn hoá
của cộng đồng dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Hành động ngôn ngữ đưa đẩy
là hành động tạo quan hệ, chính vì thế, yếu tố cảm xúc được xem là yếu tố
tiên quyết của hành động ngôn ngữ đưa đẩy .
Để thực hiện hành động đưa đẩy, tiếng Việt đã sử dụng các hô ngữ ,
các quán từ và quán ngữ . Quán ngữ trong chức năng đưa đẩy là các cụm từ
đã được cố định hoá không chứa đựng thông tin miêu tả, thông báo, không
thực hiện hành động tại lời mà chỉ nhằm tạo quan hệ đối thoại, tranh thủ tình
cảm.
Ví dụ :
(1) – Anh không nói thì cái tài anh, đức anh, ta đã biết hết cả rồi. Con ta
mười phần không đậu được một.
(2) –Lạy cụ lớn, ngài dạy quá lời, con nhiều khi được trộm xem văn của
công tử, thì tài con đại bất cập (12, tr 17)

12
Phát ngôn(1) là lời của một người bề trên tỏ ý khen ngợi tài năng của
người đối thoại. Phát ngôn (2) là lời của kẻ dưới tỏ ý khiêm tốn, không dám
nhận lời khen tặng. Quán ngữ ‘dạy quá lời” thể hiện hành động đưa đẩy,
chối từ .Chính thái độ nhún nhường bộc lộ qua hành động đưa đẩy này đã
gây thiện cảm cho người đối thoại.
Như vậy, quán ngữ trong chức năng đưa đẩy thực hiện nhiệm vụ
duy trì cuộc hội thoại , giúp cho cuộc thoại diễn ra dễ dàng chứ không có
nhiệm vụ thông tin, miêu tả.

I.3.2. Chức năng rào đón của quán ngữ
Rào đón là một yếu tố ngôn ngữ thường gặp trong giao tiếp. Trong
Từ điển tiếng Việt tác giả Hoàng Phê giải thích: Rào đón là “nói có tính
chất để ngừa trước những sự hiểu lầm hay phản ứng về điều mình sắp nói”
(7b, tr.821). “Sự hiểu lầm” ở đây bao hàm rất nhiều vấn đề: hiểu lầm về nội
dung mệnh đề của phát ngôn, hiểu lầm về thái độ, mối quan hệ của các cá
nhân trong cuộc hội thoại.
Hội thoại vốn diễn tiến theo những nguyên tắc nhất định. Theo
George Yule thì lời rào đón là “ những kiểu diễn đạt mà người nói dùng để
ghi nhận rằng họ có nguy cơ là không gắn bó đầy đủ với những nguyên tắc
này” (11, tr79) Những nguyên tắc này tuy không bắt buộc, chặt chẽ như
những quy tắc ngữ pháp nhưng bất cứ người nào muốn trò chuyện bằng lời
một cách thành thực cũng phải tôn trọng nó.
Rào đón là một hiện tượng phức tạp mang đậm thuộc tính tâm lý tinh
thần, bản sắc văn hoá . Nó sinh động, linh hoạt khó diễn đạt rành rẽ. Trong
những trường hợp nhất định yếu tố rào đón được diễn đạt bằng những từ
ngữ có tính chất chuyên dụng trong phát ngôn. Các từ ngữ đó gọi là các
biểu thức rào đón. Quán ngữ trong chức năng rào đón chiếm một vị trí lớn
trong số các biểu thức rào đón .
Xuất phát từ nguyên tắc cộng tác hội thoại do Grice nêu ra năm
1967, người nói có những quán ngữ rào đón tương ứng. Nguyên tắc này
13
được phát biểu một cách tổng quát : Hãy làm cho phần đóng góp của anh
chị (vào cuộc hội thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội
thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội
thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào (2c, tr.229).
Nguyên tắc này gồm 4 phạm trù: phạm trù lượng, phạm trù chất,
phạm trù quan hệ , phạm trù cách thức. Mỗi phạm trù ứng với một nguyên
tắc mà Grice gọi là phương châm: phương châm về lượng, phương châm về
chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức.

- Phương châm về lượng chia thành hai vế:
+ Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi
của đích cuộc thoại.
+ Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi.
-Phương châm về chất: được phát biểu tổng quát như sau: Hãy làm
cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là:
+ Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng
+ Đừng nói điều gì mà anh không đủ bằng chứng.
- Phương châm quan hệ (quan yếu): Hãy làm cho phần đóng góp của
anh quan yếu (Pertinent) tức có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra.
- Phương châm cách thức: dạng tổng quát của phương châm này là:
hãy nói cho rõ ràng, đặc biệt là:
+ Hãy tránh lối nói tối nghĩa
+ Hãy tránh lối nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa
+ Hãy nói ngắn gọn
+ Hãy nói trật tự
Trong cuốn “Dụng học Việt ngữ” GS. Nguyễn Thiện Giáp có dành
một mục để nói về “Những lời rào đón trong giao tiếp” (3c, tr 131-135).
Theo tác giả, lời rào đón các phương châm của Grice giống như những
bằng chứng cho phép nó vi phạm một nguyên tắc nào đó và nó là tín hiệu
để người nghe có thể hạn chế cách giải thích của mình.
14
GS. Diệp Quang Ban trong bài “ứng dụng cách nhìn dụng học vào
việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu – phát ngôn” (Tạp chí ngôn
ngữ số 7 – 2001) đã viết: Trong dụng học, những yếu tố trong phát ngôn
có quan hệ đến việc người nói ghi nhận các phương châm nêu trên thì được
xét vào số những lời rào đón.
Bên cạnh nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice ta còn thấy một yếu
tố khác liên quan tới hiện tượng rào đón trong hội thoại. Đó là phép lịch sự.
Lịch sự trong giao tiếp thường được gọi là lịch sự chiến lược. Lịch

sự chiến lược là phép lịch sự gồm những cách thức (chiến lược) tác động
vào hiệu quả đe doạ hoặc tôn vinh thể diện của các hành động ở lời để duy
trì sự hài hoà trong quan hệ liên cá nhân giữa những người hội thoại. Thể
diện là “cái hình - ảnh - ta trước công chúng (the public self - image) của
một con người” (11, tr118). Trong những tương tác xã hội hàng ngày, mọi
người luôn mong muốn hình - ảnh - ta trước công chúng hay nhu cầu thể
diện của họ được tôn trọng. Khi người nói nói điều gì đó tỏ ra có sự đe doạ
những mong muốn về hình - ảnh - ta của người khác thì hành động đó được
coi là hành động đe doạ thể diện. Còn trong trường hợp có khả năng gây
nên một hành động nào đó có thể hiểu là một sự đe doạ đối với thể diện
của người khác, người nói vẫn nói điều gì đó để giảm nhẹ sự đe doạ có thể
xảy ra đó thì hành động này được coi là hành động giữ thể diện
Có hai chiến lược lịch sự: lịch sự âm tính và lịch sự dương tính.
Lịch sự âm tính hướng vào thể diện âm tính của người tiếp nhận. Thể
diện âm tính bao trùm cái gọi là lãnh địa cá nhân, là người nào đó cần được
độc lập, tự do trong hành động. Phép lịch sự âm tính có tính lảng tránh có
nghĩa là tránh không dùng hành động đe doạ thể diện, hoặc có tính bù đắp,
có nghĩa là bù đắp lại những tổn hại về thể diện khi không thể tránh mà bắt
buộc phải thực hiện một hành động đe doạ thể diện nào đó.
Lịch sự dương tính là phép lịch sự nhằm hướng vào thể diện dương
tính của người nhận. Thể diện dương tính là tổng thể những hình ảnh tự
15
đánh giá cao về mình mà mỗi cá nhân trong xã hội tự xây dựng nên và cố
gắng áp đặt cho người xung quanh, buộc họ phải chấp nhận, tôn trọng.
Phép lịch sự dương tính thực hiện những hành động tôn vinh thể diện
người nhận, tỏ ra quan tâm đến người này.
Với phương châm về lượng, thông thường trong giao tiếp người ta sẽ
nói những điều người nghe chưa biết. Nhưng hội thoại luôn tiềm ẩn nguy
cơ không gắn với quy tắc. Có những điều không cần nói đôi khi phải nói ra
hoặc ngược lại cần nói nhưng không nói ra, có khi phải dùng đến một cách

nói không thật lòng để che giấu đi một điều gì đó hay thể hiện một hàm ý
nào đó. Những trường hợp như thế buộc người nói phải rào đón về lượng
tin mà mình cung cấp. Để nhắc lại tin người nghe đã biết có quán ngữ : như
chúng ta đã biết, như trên đã nói, như đã nêu trên… Khi vì lý do nào đó
người nói không thể cung cấp lượng tin đầy đủ thì có thể sử dụng quán
ngữ: ở một chừng mực nhất định, ở một khía cạnh nào đó, khoảng độ , đại
loại, đại thể. nhìn chung….
Với phương châm về chất người nói phải nói những điều có độ tin
cậy cao. Để nhấn mạnh độ tin cậy của thông tin người nói có thể sử dụng
các quán ngữ: Tất nhiên, cố nhiên, dĩ nhiên, rõ ràng là, sự thật là… còn
trong trường hợp muốn giảm nhẹ độ tin cậy của thông tin lại có các quán
ngữ: nghe nói, nghe đâu, nghe đồn ...
Về phương châm quan hệ Grice phát biểu: Hãy quan yếu có nghĩa là
hãy nói cho đúng chỗ, hãy nói những gì dính líu đến điều đang nói. Nhưng đôi
khi trong hội thoại có những điều mà người nói không muốn hoặc không
thích nói đến thường tìm cách lảng tránh bằng cách nói sang đề tài khác. Việc
thay đổi đề tài có thể là xúc phạm đến người nghe nên người nói thường thực
hiện kín, tức là chuyển tiếp dần dần để người nghe không nhận ra ý định
chuyển đề tài. Tuy nhiên cũng có trường hợp phải thực hiện chuyển đề tài một
cách tường minh bằng cách rào đón: nhân thể, nhân tiện, tiện đây, suýt nữa
tôi quên , nhưng mà này… Để khẳng định tính quan yếu trong đích ở lời của
16
hành động ngôn ngữ được sử dụng người nói có thể sử dụng quán ngữ: nói
khí không phải, nói khí vô phép, nói bỏ ngoài tai, nói anh bỏ quá...
Với phương châm cách thức, có thể sử dụng quán ngữ rào đón: nói
khí dài dòng ,nói hơi lộn xộn, nói đại khái là, con cà con kê một chút, biết
nói thế nào... Để nhấn mạnh sự tôn trọng phương châm cách thức có quán
ngữ: nói ngắn gọn, nói gọn lại, nói một cách đơn giản, nói một cách rõ
ràng hơn, nói cụ thể hơn, cụ thể, là nói một cách rành mạch, nói vắn tắt…
Trong một số trường hợp để tránh sự hiểu lầm của người nghe về

tính chân thực của hành động ngôn ngữ trong phát ngôn người nói phải
tường minh điều kiện chân thành bằng lời rào đón: chân tình mà nói, nói
thật nhé, nói không phải nịnh, nói đùa chứ…
Khi thực hiện những hành động ngôn ngữ mà hiệu quả của nó không
phù hợp với mong muốn, lợi ích của người nghe, với mối quan hệ giữa
người nói và người nghe thì người nói sử dụng quán ngữ: nói trộm vía, nói
dại đổ xuống sông, nói dại mồm dại miệng, lẽ ra không nên nói điều này,
nói đừng để bụng…
Có những quán ngữ rào đón mang tính lịch sự nhằm dẫn dắt báo
trước cho người nghe chuẩn bị một hành động nào đó có hiệu lực đe doạ
thể diện để người nghe đỡ bất ngờ như : nói vô phép, hỏi khí không phải,
bỏ quá đi cho, nói mạn phép, làm ơn, làm phúc, làm phiền.
Ví dụ:
“Trước khi từ biệt, ông Bảo Sơn ngậm ngùi, bắt tay chủ nhà thật chặt
và thật lâu như thế đôi bạn cố tri. Rồi buông tay ra, ông nói rất thân mật:
- Chúng tôi cám ơn ngài. Chốc nữa, mời ngài quá bộ đến chơi
đằng nhà để xem đồ đạc. Nói đổ xuống sông xuống biển, nếu chẳng may cụ
có việc gì, xin ngài cứ tin cậy ở tôi” (49, tr 351)
Trong phát ngôn của ông Bảo Sơn có hai quán ngữ rào đón “nói đổ
xuống sông xuống biển” và “nếu chẳng may”.Sở dĩ ông phải rào đón như
thế vì điều ông nói ra là xui xẻo, người nhà chủ không mong đợi.Lời rào
17
đón của ông làm cho chủ nhà không mếch lòng, khó chịu và sẽ bỏ qua điều
không hay ông nói ra
***
Nói tóm lại, trong từ vựng tiếng Việt , quán ngữ nói chung và quán
ngữ đưa đẩy, rào đón nói riêng là một lĩnh vực ngôn ngữ khá lí thú. Trên cơ
sở những quan niệm, cách hiểu về quán ngữ của các tác giả đi trước đã
trình bày trong chương này, ở chương tiếp theo luận văn đi vào khảo sát
đồng thời tiến hành phân tích một số quán ngữ thực hiện chức năng đưa

đẩy và rào đón. Từ đó chúng tôi có cơ sở để đưa ra kết luận chung.
Chương II
quán ngữ trong truyện ngắn
nguyễn công hoan
Nguyễn Công Hoan là một nhà văn lớn, một cây bút truyện ngắn bậc
thầy. Ông đã đưa vào trong tác phẩm của mình lời ăn tiếng nói hàng ngày
và biến thứ ngôn ngữ đời thường thành những tín hiệu thẩm mĩ.
Trong truyện ngắn của mình Nguyễn Công Hoan đã sử dụng rất
nhiều quán ngữ và vận dụng hết sức linh hoạt. Bằng việc đưa quán ngữ vào
tác phẩm, Nguyễn Công Hoan đã làm cho truyện ngắn của mình gần gũi
với người đọc hơn. Không có gì cầu kì, khó hiểu trong ngôn ngữ truyện của
ông. Nguyễn Công Hoan đã tái hiện cả một cuộc sống đời thường sinh
động trên mấy trăm trang sách.
Chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích quán ngữ trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan vì sự đa dạng, phong phú của những quán ngữ ông đã
dùng.
II.1. Khảo sát, thống kê, phân loại quán ngữ thực hiện chức năng đưa
đẩy và rào đón trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
II.1.1. Khảo sát các quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và rào
đón trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
18
II.1.1.1. Phạm vi, đối tượng khảo sát
Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta thường sử dụng quán ngữ nhất là
các quán ngữ dùng để đưa đẩy, rào đón. Quán ngữ cũng xuất hiện nhiều
trong tác phẩm văn học, trong lời đối thoại của các nhân vật. Trong luận văn
này chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích các quán ngữ thực hiện chức
năng đưa đẩy và rào đón trong một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.
Việc khảo sát được thực hiện trên 71 truyện ngắn trong cuốn
“Nguyễn Công Hoan, truyện ngắn chọn lọc” của nhà xuất bản văn học.
II.1.1.2. Kết quả khảo sát

Qua khảo sát tập truyện chúng tôi đã tập hợp được 142 quán ngữ
thực hiện chức năng đưa đẩy và rào đón.
II.1.2. Phân loại quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và rào đón
trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
II.1.2.1. Tiêu chí phân loại
Trước hết, dựa vào ý nghĩa của các từ rào đón và đưa đẩy chúng tôi
phân loại các quán ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thành
hai loại. “Đưa đẩy là hành động nói ra những lời chỉ nhằm để cho câu
chuyện diễn ra dễ dàng, tự nhiên” (7b, tr354) còn “rào đón là hành động
ngăn ngừa sự phản ứng hay hiểu nhầm”. Xét đến cùng thì các quán ngữ
rào đón cũng được nói ra nhằm phục vụ cuộc hội thoại, giúp cho việc giao
tiếp được thuận lợi, dễ dàng. Phạm vi ý nghĩa của hành động rào đón nằm
trong phạm vi ý nghĩa của hành động đưa đẩy. Nhưng do các quán ngữ rào
đón có ý nghĩa đặc biệt và chiếm một số lượng lớn nên chúng tôi tách các
quán ngữ rào đón ra thành một loại riêng. Sự phân chia các quán ngữ được
tìm được thành hai loại vì thế chỉ có ý nghĩa tương đối. 142 quán ngữ khảo
sát được trong tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi đã xác
định được 42 quán ngữ thực hiện chức năng rào đón và 100 quán ngữ thực
hiện chức năng đưa đẩy.
19
Tiếp đến, dựa vào mục đích giao tiếp, 100 quán ngữ thực hiện chức
năng đưa đẩy lại có thể phân loại thành những nhóm nhỏ hơn như: nhóm
quán ngữ đánh giá, nhóm quán ngữ giả định, nhóm quán ngữ phủ định-
phản bác…
Dựa vào hiệu lực rào đón 42 quán ngữ thực hiện chức năng rào đón
lại có thể phân loại thành các nhóm như: nhóm các quán ngữ thực hiện
phương châm về lượng, nhóm các quán ngữ thực hiện phương châm về
chất, nhóm các quán ngữ thực hiện phương châm quan hệ…
II.1.2.2. Kết quả phân loại
- Quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy (7 nhóm):

+ Nhóm các quán ngữ đánh giá
+ Nhóm các quán ngữ phán đoán – giả định
+ Nhóm các quán ngữ phủ định – phản bác
+ Nhóm các quán ngữ hỏi
+ Nhóm các quán ngữ thừa nhận – chấp thuận
+ Nhóm các quán ngữ cảnh báo – nhắc nhở
+ Nhóm các quán ngữ khơi mào
- Quán ngữ thực hiện chức năng rào đón (6 nhóm):
+ Nhóm các quán ngữ liên quan đến phương châm về lượng
+ Nhóm các quán ngữ liên quan đến phương châm về chất
+ Nhóm các quán ngữ liên quan đến phương châm quan hệ
+ Nhóm các quán ngữ liên quan đến phương châm cách thức
+ Nhóm các quán ngữ liên quan đến điều kiện sử dụng hay hiệu quả
của hành động ở lời.
+ Nhóm các quán ngữ rào đón lịch sự
II.1.3. Bảng số liệu thống kê phân loại
Dưới đây chúng tôi sẽ lần lượt đưa ra các bảng thống kê phân loại
các nhóm quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và các nhóm quán ngữ
20

×