Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
TRẦN BÍCH PHƯỢNG
TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT
GIỮA BỘ SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 TẬP 1
BỘ CƠ BẢN VÀ BỘ NÂNG CAO
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn
TRẦN ĐÌNH THÍCH
Cán bộ hướng dẫn:
Cần Thơ, 4 - 2011
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
1
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
PHẦN MỞ ĐẦU
I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Hiểu người cần hiểu sau lời nói. Hiểu sách cần hiểu những gì ẩn giữa các
dòng chữ” (Hoài Lam). Thành ngữ cũng có câu: “Đọc muôn quyển sách, đi muôn dặm
đường”. Chính vì vậy, khi đọc sách ta thấy được giá trị to lớn của sách. Sách là nguồn
cung cấp tri thức cho con người, là công cụ đắc lực phục vụ cho quá trình dạy học ở
các cấp học và các bậc học. Đó là nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình tìm kiếm
tri thức nhân loại. Hệ thống giáo dục ở nhiều nước trên thế giới có nhiều nét khác lạ so
với hệ thống giáo dục ở nước ta đặc biệt là sách giáo khoa. Cùng một môn học nhưng
họ có nhiều bộ sách khác nhau và người dạy học có thể lựa chọn bộ sách phù hợp với
mình. Sách còn là kho tàng tư liệu chủ yếu, là kho tàng tổ chức giáo dục. Sách được
xem như là dương bản của chương trình, là nơi cụ thể hóa nội dung, thể hiện đầy đủ
nhất ý đồ của chương trình. Nó là tài liệu có tính chất bắt buộc đối với giáo viên và
học sinh. Có thể nói đây là công trình toàn mĩ phục vụ đắc lực cho qúa trình sư phạm.
Riêng ở nước ta sách giáo khoa là bộ sách duy nhất phục vụ cho chương trình giảng
dạy. Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là tri thức con người, chính vì vậy thay đổi
sách giáo khoa để phù hợp yêu cầu của thời đại.
Trong mấy năm trở lại đây, chúng ta đang thay đổi sách giáo khoa, sự thay
đổi này có quy mô lớn và tiến hành trên tất cả các cấp học. Sách giáo khoa vẫn còn
nhiều vấn đề không đồng nhất, đặc biệt là sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Cơ
bản và Nâng cao. Đây là cuộc cải cách lớn có tác động đến toàn xã hội và đặt ra cho
giáo viên nhiều thử thách. Vì chương trình đã khác, cách dạy cũng khác và cách tiếp
cận cũng khác và chúng ta cần làm gì để cho việc hoàn thiện tri thức của học sinh ngày
càng tốt hơn.
Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài: “Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo
khoa Ngữ văn 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao”, để thông qua việc tìm hiểu sách giáo
khoa, tôi có sự phân tích đánh giá chương trình sách giáo khoa, từ đó đưa ra phương
pháp dạy tốt nhất. Đồng thời có ý kiến đóng góp cho chương trình sách giáo khoa mới
này.
Hơn nữa, tôi là sinh viên khoa sư phạm, sắp tới đi thực tập và khi ra trường tôi
sẽ trực tiếp dạy bộ sách này. Cho nên thông qua việc thực hiện đề tài này giúp người
viết nắm vững chương trình, tìm ra cách dạy phù hợp nhất và tốt nhất, tránh tình trạng
lúng túng khi giảng dạy.
II-LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Đổi mới sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa Ngữ văn nói riêng ở bậc
trung học phổ thông là một vấn đề thời sự cấp bách được toàn xã hội quan tâm. Và
không ít những ý kiến của các tác giả và những người quan tâm trên báo tạp chí,
internet,…..Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 mới đem vào áp dụng, đây là
vấn đề còn khá mới mẻ. Bước đầu người viết đã tìm và tra cứu các tài liệu có liên quan
nhưng có rất ít, cụ thể một số ý kiến như sau:
“Văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn
trung học phổ thông mới” của tác giả Đỗ Ngọc Thống đăng trên tạp chí Thông tin
khoa học giáo dục số 99/2003, tác giả đã đề cập đến vấn đề: Văn học Việt Nam hiện
đại sau 975 trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông mới có gì thay đổi? Sự
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
2
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
thay đổi có cần thiết không và người giáo viên cần lưu ý những gì để dạy phần văn
học trong sách mới.
Trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 17-11-2008, với chuyên đề: “Đổi mới phương
pháp giảng dạy như thế nào?” thầy Nguyễn Việt Bắc, phó hiệu trưởng Trường ĐH
Sài Gòn đã đề cập đến vấn đề rào cản của nền giáo dục. Ông khẳng định: “Đổi mới
phương pháp giảng dạy không phải thay đổi từng cách dạy này bằng cách dạy khác
mà là sử dụng những phương pháp giảng dạy hiện tại như thế nào tạo ra giờ học hiệu
quả. Tự thân từng phương pháp giảng dạy chẳng có ý nghĩa gì nếu nó không được sử
dụng một cách đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức.”
Cũng trên tờ báo đó, thầy Hoàng Đức Huy, giáo viên Trung tâm giáo dục
thường xuyên quận 4-TP.HCM cho rằng: “Nền giáo dục nước ta đang ngủ mê trên
ngôi mỏ kim cương và vấn đề thay đổi sách giáo khoa là pháp lệnh, là chiếc cồng số
tám! Do đó, để giảng dạy, giáo viên phải soạn giáo án theo sách giáo viên, có từng
bước quy định, như vậy giáo viên có ý tưởng sáng tạo không?”.
Các tác giả đã đề cập đến vấn đề đổi mới trong dạy học để phù hợp với mục tiêu dạy
và học.
Bài viết “Sách giáo khoa Ngữ văn 10, những vấn đề thay đổi cần chú ý” của
tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống được đăng trên tạp chí văn học và tuổi trẻ số 7 tháng 7/2003,
trong bài viết này tác giả đã đi sâu vào những đổi mới chương trình như những thay
đổi về nội dung, về hình thức, phương pháp đánh giá...Đó là ý kiến mới có ý nghĩa tích
cực trong giáo dục đổi mới về dạy và học.
P.GS.T.S Đỗ Ngọc Thống cũng có bài viết đăng trên báo VieetNamnet số ra
ngày 08/04/2004: “Đổi mới sách giáo khoa và những ngộ nhận cực đoan”, theo ông
sách giáo khoa đã có nhiều tích cực trong việc ra đề kiểm tra nghị luận xã hội hơn là
nghị luận văn học và đề mở rộng sư suy nghĩ và vốn sống của các em.
Một góp ý khác của tác giả Nguyễn Hoa về chương trình sách giáo khoa Ngữ văn. Tác
giả này đã không đồng nhất về việc tích hợp giữa hai môn Tiếng Việt và Làm Văn
“Tiếng Việt trong trừơng phổ thông là tư duy và công cụ giao tiếp của thầy trò ở tất
cả các môn khoa học và xã hội và các môn tự nhiên. Quan điểm tích hợp ngôn ngữ và
văn học chỉ đúng trong nền giáo dục Quốc Tử Gíam trước đây…Ở phổ thông có
chương trình môn Tiếng việt nhưng thi vào Đại học chỉ có thi môn văn”.
Bài viết của tác giả Văn Hiến in trên Việt Báo với nhan đề: “Độc quyền ảnh
hưởng đến chất lượng sách giáo khoa Ngữ Văn?” đã đề cập đến những lỗi trong lúc
biên soạn sách giáo khoa. Bài viết đề cập đến nhiều vấn đề nhưng xoay quanh vấn đề
trọng tâm là sự thiếu thống nhất trong cách chú thích những thông tin về tác giả tác
phẩm ở trong cùng một bài cùng một cuốn sách như sách lớp 11 chú thích khác, sách
12 chú thích khác. Theo tác giả những lỗi vừa đề cập có thể tìm thấy khi đọc sách giáo
khoa. Nguyên nhân là do tư tưởng chủ quan, lối viết sách, xuất bản độc quyền, và
muốn sách đạt kết quả cao thì phải bỏ qua cơ chế độc quyền.
Bài viết của Châu Lệ in trên Báo Thanh niên, số ra ngày 8/7/2008 với tiêu đề
“Sách bồi dưỡng giáo viên quá cẩu thả” đề cập đến những sơ suất bất cập đáng kinh
ngạc của sách bồi dưỡng gáo viên. Tác giả cho rằng nguyên nhân chủ yếu của những
bất cập trên do thiếu sót năng lực tổ chức, do tinh thần trách nhiệm không cao. Sách
được biên soạn theo tình trạng “góp gạo thổi cơm chung” nên kết cấu vênh lệch, thiếu
nhất quán. Tiêu chuẩn chọn bài vở đã không tôn trọng mà ngay cả quy cách ghi xuất
xứ của tài liệu cũng quá cẩu thả. Xuất xứ không rõ ràng sẽ gây khó khăn rất nhiều
trong việc tra cứu tài liệu cũng như độ chính xác tin cậy của tài liệu. Theo tác giả việc
chọn bài vở không theo một tiêu chuẩn và nguyên tắc nào cả những vấn đề “đổi mới
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
3
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
quan niệm nghệ thuật con người”, “đổi mới quan niệm nghệ thuật” những vấn đề
mang tầm quan trọng không được chú trọng đến.
“Sách giáo khoa ngữ văn 10, được chuẩn bị như thế nào” của Phạm Văn
Trọng đăng trên báo văn học tuổi trẻ số 1(91)/2004. Tác giả đã nêu lên mục đích tạo
năng lực nghe nói, đọc, viết cho học sinh ban Khoa học tự nhiên và ban Khoa học Xã
hội được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp, là kết quả của quá trình lao động sáng tạo
tỉ mỉ.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về vấn đề giáo dục và dạy văn trong nhà
trường: “Cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung và trong dạy văn nói riêng là
rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp tra cứu, vận dụng kiến
thức của mình.” Như vậy, theo ý kiến của ông, sự vận dụng những kiến thức học được
vào cuộc sống mới là mục tiêu quan trọng của môn học.
“Phân môn làm văn trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 mới và
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học” của thạc sĩ Nguyễn Thị Hiên trường Đại học
Hải Phòng trên tạp chí giáo dục số 149 kỳ I-11/2006. Tác giả đã xác định rõ ràng phân
môn Làm văn - chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 mới thể hiện sự đổi mới về
nội dung học và đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Nhìn chung, các tác giả đã nêu được những ưu khuyết điểm của sách giáo khoa
Ngữ văn mới. Trên đây là những đóng góp có giá trị và đáng trân trọng cho qúa trình
nghiên cứu của người viết. Do vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ nên tài liệu viết về vấn
đề này không nhiều, đó là những tài liệu mà người viết thu thập được góp phần cho
luận văn thêm hoàn thiện.
III-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Với đề tài “Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ
cơ bản và nâng cao”, yêu cầu người nghiên cứu cần nắm vững nội dung sách giáo
khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao để tìm ra sự giống nhau và khác
nhau của hai quyển sách này. Từ đó xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp
giảng dạy và tiếp cận cho đúng hướng. Đồng thời, người viết chỉ ra được những ưu
điểm của sách giáo khoa để khai thác và phục vụ cho việc giảng dạy, tìm ra những
điểm chưa hay chưa thỏa đáng của sách giáo khoa để khắc phục. Bởi sách giáo khoa
dù có thay đổi cũng chỉ là quan điểm của một nhóm chương trình, đôi khi vẫn có
những sai sót, chưa toàn diện.
Qua việc tìm hiểu so sánh hai quyển sách này, người viết phải tìm ra hướng áp
dụng và phương pháp giảng dạy tốt nhất, phù hợp nhất với sách giáo khoa. Cùng một
bài dạy nhưng kiến thức và kỹ năng ở mỗi bộ sách khác nhau. Nên phải có sự kết hợp
giữa phương pháp dạy truyền thống và hiện đại, phù hợp với năng lực của học sinh.
Khi nghiên cứu đề tài này, điều thuận lợi đối với người nghiên cứu là nắm được toàn
bộ chương trình của quyển sách trước khi trực tiếp giảng dạy. Chương trình sách giáo
khoa Ngữ văn lớp 10 có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kỳ thi quan trọng là tốt
nghiệp và thi đại học vì đây là chương trình cung cấp kiến thức cơ sở cho các em tiếp
cận chương trình cao hơn. Cho nên khi biên soạn, các soạn giả cũng đã lựa chọn chắt
lọc kỹ lưỡng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Cho nên nắm vững chương trình,
giáo viên chủ động và vững vàng hơn trong công việc.
Khi nghiên cứu người viết mong muốn công trình sẽ thành công như dự kiến và
mang tính khoa học độc lập và hữu ích.
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
4
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
IV-ĐỐI TƯỢNG-PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Xác định đối tượng phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là sách giáo khoa
Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và bộ nâng cao. Vì hai bộ sách giáo khoa tập trung đi
sâu những nét mới từ nội dung đến hình thức và có rất nhiều vấn đề cần nói đến.
Người viết sẽ đi sâu phân tích, tìm hiểu, đánh giá những ưu khuyết điểm cũng như sự
giống nhau và sự khác nhau của hai bộ sách này. Bên cạnh đó, người viết con tham
khảo sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 để có sự đối chiếu cụ thể, rõ ràng.
Bên cạnh đó người nghiên cứu còn tham khảo thêm các nguồn tài liệu có liên quan đến
đề tài để có nhận xét khách quan như các công trình của các nhà nghiên cứu, các bài
viết trên các báo, tạp chí, trên mạng internet… những vấn đề đó đều nằm trong phạm
vi nghiên cứu để người viết khai thác trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
V-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mỗi một đề tài là một vấn đề lớn đặt ra và cần được giải quyết. Trong quá trình
nghiên cứu để tìm hướng giải quyết tối ưu nhất, chúng ta có thể dùng nhiều phương
pháp khác nhau. Với đề tài “Sự đồng nhất và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10
tập 1 bộ cơ bản và nâng cao”, tôi sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp thống kê: Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, người viết đã
thu thập dữ liệu, tài liệu tham khảo có liên quan làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
Phương pháp so sánh đối chiếu: Người viết đã so sánh hai quyển sách này để
so sánh và chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt của hai bộ sách cơ bản và
nâng cao.
Phương pháp tổng hợp: Từ những dữ liệu, dữ kiện số liệu của các nhà nghiên
cứu, các nguồn tài liệu, những ý kiến phản hồi của những người có quan tâm,
của giáo viên và học sinh, sau đó đối chiếu với văn bản tài liệu sách giáo khoa,
người viết đã phân tích để rút ra nhứng nhận định xác đáng mang tính khoa học.
Từ đó, tổng hợp lại hoàn tất công trình nghiên cứu
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
5
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN
1. Mục tiêu môn học
“Văn học là nhân học”- Môn Ngữ văn là môn học nền tảng, có tác dụng quan
trọng góp phần tạo nên trình độ văn hóa cho con người. Dạy và học Ngữ văn chẳng
những tạo cơ sở cho học sinh học tốt các môn học khác, mà còn phát huy truyền thống
văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại, giáo dục tư tưởng, tình cảm cao đẹp cho
công dân tương lai.
Mục tiêu chung của môn Ngữ văn THPT là trên cơ sở đã đạt được của chương
trình Ngữ văn THCS bồi dưỡng thêm một bước năng lực đọc hiểu các văn bản thông
dụng (Văn, thơ, truyện…), năng lực viết một số văn bản thông dụng và giao tiếp bằng
lời trước công chúng. Đồng thời cung cấp một hệ thống tri thức phổ thông về văn học
dân tộc và văn học thế giới, về ngôn ngữ và tiếng việt, về lý luận văn học, lịch sử văn
học và văn hóa, tạo một phần tích lũy ban đầu hình thành các năng lực đọc hiểu, viết,
năng lực cảm thụ thẫm mĩ, phát triển tư duy, nắm được phương pháp học tập bộ môn,
tạo thành tập quán Ngữ văn, biết tìm tòi, phát hiện, suy nghĩ, giải quyết vấn đề, làm cơ
sở cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách suốt đời.
Trong quá trình dạy học, với đặc trưng riêng của mình, môn Ngữ văn hướng tới
cho học sinh lòng yêu nước và tự hào dân tộc, tinh thần nhân văn, lý tưởng xã hội chủ
nghĩa, đạo đức cao thượng, thị hiếu thẩm mĩ tốt, đa dạng. Đồng thời, hướng dẫn học
sinh biết quan tâm tu dưỡng phẩm chất văn hóa cá nhân, hình thành cá tính lành mạnh,
góp phần hình thành nhân cách người lao động mới trong xã hội mới và thời đại mới.
2. Quan điểm xây dựng chương trình
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao được đưa vào giảng
dạy từ năm 2006-2007. Đây là bộ sách tiếp tục thưc hiện đổi mới theo hướng tích hợp
đối với môn Ngữ văn mà các lớp dưới đã thực hiện.
Đổi mới là hướng đến có một chương trình đạt chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu
của thời đại, của giáo dục Việt Nam. Có thể nói nền giáo dục Việt Nam đã không
ngừng nâng cao đổi mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Chương trình trước đây với ba phân môn, được tách thành ba cuốn sách riêng,
Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, học sinh phải học một khối lượng kiến thức ôm đồm và
khá rời rạc, ít được thực hành, rèn luyện với những vấn đề cụ thể, kiến thức ít được
vận dụng vào cuộc sống và xa rời thực tế. Chính vì vậy mà học sinh khi học xong
không thể viết một đoạn văn, một bài văn, một đơn từ…Phải chăng vì tình trạng đó,
nhiều vấn đề đặt ra là phải xây dựng một chương trình như thế nào? Xây dựng chương
trình cần có một quan điểm tích hợp, nhất quán, có kế hoạch, toàn diện, những mục
tiêu đào tạo cụ thể của từng cấp, từng lớp, những phương pháp đào tạo, quan điểm,
phương pháp đặc trưng của quá trình đào tạo người học sinh bằng công cụ văn học
Tiếng việt.
Hơn nữa, chương trình sách giáo khoa không phải là những tri thức mang tính hàn
lâm, kinh viện, nặng nề thi cử mà phải hết sức chú ý đến sự sáng tạo, thực hành và
hướng nghiệp, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, phát triển kinh tế, xã hội cũng như nhu
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
6
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
cầu hiểu biết của học sinh về những vấn đề của đời sống xã hội lịch sử, văn hóa giáo
dục.
Hơn bao giờ hết, cái cần đạt được trong quá trình đào tạo là mục tiêu chung
của giáo dục và là mục tiêu riêng của từng môn học về kỹ năng, kiến thức, tư tưởng,
tình cảm một cách rõ ràng. Quan trọng là giúp học sinh có đủ bãn lĩnh và niềm tin khi
bước vào đời.
3. Nguyên tắc xây dựng chương trình
3.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển
Nguyên tắc này đòi hỏi sách giáo khoa Ngữ văn phải kế thừa những thành quả
đã đạt được cũng như khắc phục những hạn chế của các bộ sách giáo khoa trước đây
(sách giáo khoa trước và trong cải cách, sách giáo khoa chỉnh lí hơp nhất năm 2000,
sách giáo khoa thí điểm phân ban, sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở). Đồng
thời phải biết học tập kinh nghiệm phân ban của các nước có nền giáo dục tiên tiến
trên thế giới.
Tuy nhiên sách giáo khoa Ngữ văn mới không chỉ có kế thừa mà kế thừa song song
với phát triển. Trên cơ sở kế thừa ấy chương trình sẽ phát triển theo hướng mới phù
hợp với xu thế của thời đại nhằm củng cố và nâng cao chất lượng giảng dạy.
3.2 Nguyên tắc tích hợp
Tích hợp có nghĩa là sự kết hợp, liên kết các môn học hữu quan thành một hệ
thống, nhất thể hóa, tránh sự phân tán, rời rạc nhằm tạo thành một hợp lực để hoạt
động dạy học đạt hiệu quả cao nhất. Tinh thần tích hợp được thể hiện ngay môn học:
Môn Ngữ văn. Đó là sự tích hợp của ba môn học trước đây là Văn học, Tiếng Việt,
Làm văn. Tích hợp ở đây là tích hợp tự nhiên đa chiều chứ không phải là sự lắp ghép
cơ học, hay là phép cộng số học đơn thuần. Sự tích hợp này nhằm rèn luyện tư duy
tổng hợp cũng như rèn luyện các kỹ năng: đọc, nói, nghe, viết cho học sinh.
3.3 Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học sư phạm và thực tiễn
Chương trình sách giáo khoa là một công trình khoa học sư phạm. Trước hết về
mặt nội dung, những tri thức trong chương trình, sách giáo khoa phải bảo đảm tính
chính xác, khoa học, hiện đại, phải phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh.
Chương trình sách giáo khoa phải đáp ứng kiến thức khái quát, kiến thức cụ thể.
Chương trình phải đảm bảo được tính thực tiễn. Đất nước đổi mới, giáo dục càng phải
đổi mới, do vậy nội dung chương trình đào tạo cần phải gắn với thực tiễn hoàn cảnh
đất nước trước mắt và lâu dài.
Về mặt cấu trúc, cách sắp xếp bố trí, chương trình phải thể hiện được tính khoa học,
phù hợp với quy luật và tâm lý tiếp nhận của học sinh.
3.4. Nguyên tắc khắc phục tính hàn lâm giảm và giảm tải
Chương trình sách giáo khoa trước đây có nhiều tính hàn lâm ở một số bộ phận
như tiếng việt có khá nhiều khái niệm mới lạ, cao siêu, khó hiểu, ít ích dụng, tạo cho
học sinh cảm giác chán học. Vì vậy, chương trình mới cần loại bỏ những lý thuyết
nặng nề, tăng cường khâu thực hành luyện tập, áp dụng thực tế. Câu hỏi và bài tập sát
với nội dung bài học đi từ dễ đến khó, từ trực quan đến tư duy tạo cho học sinh sự
sáng tạo, hứng thú trong học tập.
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
7
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
Quá tải là vấn đề mà quý phụ huynh quan tâm và phản ánh và là vần đề bức thiết của
giáo dục. Chính vì vậy mà khi biên soạn sách các nhà soạn sách đã chú ý đối tượng là
học sinh đại trà. Tuy nhiên giảm tải không có nghĩa là bỏ bớt kiến thức, không đưa
thêm kiến thức mới. Vấn đề là giảm cái gì đưa thêm cái gì và cách đưa như thế nào để
đáp ứng được chuẩn chương trình. Cho nên sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 cơ
bản và nâng cao đã khắc phục được tính hàn lâm và giảm tải.
3.5 Nguyên tắc đảm bảo tính thẩm mĩ và nhân văn
Nét đặc trưng của môn Ngữ văn là giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân văn. Chính vì
vậy, cần coi trọng giá trị thẫm mĩ và tính nhân văn trong việc lựa chọn tác phẩm được
chọn đưa vào chương trình và mang đậm hơi thở của thời đại, vừa phải có giá trị thẩm
mĩ và giá trị nhân văn sâu sắc.
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
8
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
CHƯƠNG II
TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA SÁCH GIÁO KHOA NGỮ
VĂN LỚP 10 TẬP 1 BỘ CƠ BẢN VÀ BỘ NÂNG CAO
I. GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 10 TẬP 1
BỘ CƠ BẢN VÀ BỘ NÂNG CAO
1. Phân phối chương trình Ngữ văn 10 tập 1 bộ cơ bản
Cả năm học: 35 tuần-105 tiết
Học kỳ I: 3 tiết /tuần8* 18 tuần=54 tiết
Học kỳ II: 3 tiết /tuần *17 tuần=51 tiết
HỌC KỲ I
Tiết
Phân môn
1,2
Đọc văn
3
Tiếng việt
4
Đọc văn
5,6
Tiếng việt
Tên bài
Tổng quan văn học Việt Nam
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Khaí quát văn học dân gian Việt Nam
-Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
-Văn bản
7
Làm văn
Bài làm văn số 1
8,9
Đọc văn
Chiến thắng Mtao-Mxây (trích sử thi Đam Săn)
10
Tiếng việt
11,12
Đọc văn
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
13
Làm văn
Lập dàn ý văn tự sự
14,15
Đọc văn
Uy-lít-xơ trở về (trích Ô-Đi –Xơ)
16
Làm văn
Trả bài viết số 1
17,18
Đọc văn
Ra-ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na)
Văn bản (tiếp theo)
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
9
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
19
Làm văn
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
20,21
Làm văn
Bài làm văn số 2
22,23
Đọc văn
Tấm cám
24
Làm văn
Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
25
Đọc văn
-Tam đại con gà
-Nhưng nó phải bằng hai mày
26,27
Đọc văn
Ca dao than than, yêu thương tình nghĩa
28
Tiếng việt
Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
29,30
Đọc văn
-Ca dao hài hước
31
Làm văn
-Đọc thêm: Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu)
Luyện tập viết đoạn văn tự sự
32
Đọc văn
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
33
Làm văn
-Trả bài viết số 2
-Ra đề làm văn số 3 (học sinh làm ở nhà)
Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ
XIX
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
34,35
Đọc văn
36
Tiếng việt
37,38
Đọc văn
-Tỏ lòng
39
Làm văn
-Cảnh ngày hè
Tóm tắt văn bản tự sự
40,41
Đọc văn
-Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
42
Tiếng việt
43
Đọc văn
-Đọc “Tiểu Thanh Kí” (Nguyễn Du)
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Đọc thêm:
-Vận nước (Đỗ Pháp Nhuận)
-Cáo bệnh bảo mọi người (Mãn Giác)
-Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
10
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
44
Đọc văn
Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng
Lăng (Lí Bạch)
45
Tiếng việt
Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
46
Làm văn
Trả bài viết số 3
47,48
Đọc văn
-Cảm xúc mùa thu
-Đọc thêm:
+Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu)
+Nỗi oán của người phòng khuê (Vương Duy)
+Khe chim kêu (Vương Xương Linh)
49,50
Làm văn
Bài viết số 4
51,52
Làm văn
53
Đọc văn
-Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Đọc thêm thơ Hai- cư của Ba-Sô
54
Làm văn
Trả bài viết số 4
-Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
2. Phân phối chương trình Ngữ văn 10 tập 1 bộ nâng cao
Cả năm học: 35 tuần -140 tiết
Học kì I: 4 tiết/tuần *18 tuần=72 tiết
Học kì II: 4 tiết/tuần*17 tuần=68 tiết
HỌC KÌ I
Tiết
Phân môn
Tên bài
1,2
Đọc văn
Tổng quan văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
3,4
Làm văn
5,6
Đọc văn
-Văn bản
-Phân biệt văn bản theo phương thức biểu đạt
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
7,8
Làm văn
9,10
Đọc văn
11
Làm văn
-Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ
-Luyện tập về các kiểu câu văn bản và phương thức biểu
đạt
Chiến thắng Mtao- Mxây (trích sử thi Đam Săn)
Đọc thêm:
-Đẻ đất đẻ nước (trích sử thi Đam Săn)
Bài làm văn số 1
12
Làm văn
Văn bản văn học
13,14
Đọc văn
Đọc Uy-lít-xơ trở về (trích Ô-đi –xơ)
15
Làm văn
Văn bản văn học (tiếp theo)
16
Làm văn
Thực hành lập ý và viết đoạn văn theo những yêu cầu khác
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
11
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
nhau
17,18
Đọc văn
Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)
19,20
Đọc văn
Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
21,22,23
Đọc văn
24
Làm văn
-Tấm cám
-Đọc thêm: Chữ Đồng Tử
Tóm tắt văn bản tự sự
25
Đọc văn
26,27
Đọc văn
-Nhưng nó phải bằng hai mày
-Tam đại con gà
Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu)
28
Làm văn
Trả bài làm văn số 1
29,30
Đọc văn
Ca dao yêu thương tình nghĩa
31,32
Làm văn
Bài viết số 2
33,34
Đọc văn
35
Tiếng việt
-Ca dao than thân
-Ca dao hài hước, châm biếm
Đọc thêm :
+ Tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4…
+Mười tay
Luyện tập về nghĩa của từ
36
Làm văn
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
37,38
Đọc văn
Tục ngữ về đạo đức, lối sống
39
Tiếng việt
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
40
Làm văn
Quan sát, thể nghiệm đời sống
41,42
Đọc văn
Xúy Vân giả dại (trích vở chèo Kim Nham)
43,44
Đọc văn
45,46
Đọc văn
-Đọc- hiểu văn bản văn học
-Đọc tích lũy kiến thức
Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỷ XIX
47
Đọc văn
Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
48
Làm văn
49,50,51
Đọc văn
52
Tiếng việt
-Trả bài làm văn số 2
-Ra đề làm văn số 3 (học sinh làm ở nhà)
-Nỗi lòng (Đặng Dung)
-Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
Đọc thêm:
-Vận nước (Đỗ Pháp Thuận)
-Cáo bệnh, bảo mọi người (Mãn Giác)
-Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)
Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết
53,54
Đọc văn
55
Tiếng việt
-Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
-Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)
-Hứng muốn về
Luyện tập về biện pháp tu từ
56
Làm văn
Liên tưởng tưởng tượng
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
12
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
57,58,59,60
Đọc văn
61,62
Đọc văn
63,64
Đọc văn
65,66
Đọc văn
-Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
(Lí Bạch)
-Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
-Tì bà hành (Bạch Cư Dị)
-Đọc thêm:
+Nỗi oán của người phòng khuê (Vương Xương Linh)
+Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu)
+Khe chim kêu (Vương Duy)
-Thơ Hai-kư
-Đọc thêm:
Viên Mai bàn về thơ (trích tùy Viên thi thoại)
-Trả bài viết số 3
-Ôn tập làm văn
Ôn tập văn học
67,68
Làm văn
Bài làm văn số 4
69,70
Tiếng việt
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
71,72
Làm văn
Viết kế hoạch cá nhân
II. TƯƠNG ĐỒNG GIỮA SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP
10 TẬP 1 BỘ CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO
1. Hình thức trình bày
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và bộ nâng cao đều có hình
thức đẹp, mang tính khoa học, khổ lớn, đều có kích thước 17 *24, so với sách cũ kích
thước 14,3 *20,3 có thẩm mĩ hơn, vì sách lớn gần như gấp đôi sách cũ. Cả hai quyển
sách đều có cỡ chữ vừa, dễ đọc, màu chữ phù hợp với từng tiêu đề. Hình thức trình
bày đẹp là một ưu thế của cả hai quyển sách. Khi nhìn vào hai quyển sách,
chúng ta thấy bắt mắt.
Tiêu đề ở ba phần Làm văn- Tiếng việt và Đọc văn đều có cỡ chữ giống nhau,
được in đậm và có kích cỡ to hơn. Bài học theo từng phần cụ thể, có cỡ chữ in nhỏ cho
học sinh học ở nhà, in đậm các ý trọng tâm. Các phần kiến thức quan trọng như phần
“kết quả cần đạt” và “ghi nhớ” thì được đóng khung cẩn thận, để tạo sự chú ý và
không bị lẫn lộn với các mục khác.
Cả hai quyển sách có điều đặc biệt là phần chú thích được đặt ngay dưới
trang văn bản có các từ khó, hơn là trước đó đặt sau bài học, làm cho học sinh
khó tiếp cận từ khó trong văn bản. Bây giờ, các em sẽ có điều kiện thuận lợi
hơn khi đọc và tìm hiểu các từ khó trong văn bản mà không cần phải lật sang
trang khác cho đỡ mất thì giờ.
Về tranh ảnh, cả hai quyển sách đều sử dụng tranh ảnh của bài học, cũng
như hình ảnh của các tác giả được nói đến trong bài, để bài học thêm sinh
động. Đây là một điểm mới mà sách Ngữ văn 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
khác hơn các quyển sách trước đó. Tranh ảnh nhiều, hình thức trình bày đẹp
làm cho học sinh hứng thú hơn, thu hút hơn và sẽ chú ý hơn vào bài học. Đó là
việc tích cực hóa dụng cụ trực quan trong quá trình dạy học mà hai quyển sách
đã đạt được. Đặc biệt, việc lựa chọn tranh ảnh minh họa hai quyển sách có ý
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
13
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
nghĩa quan trọng với bài học ngoài việc tạo cho học sinh sự thích thú là tư liệu
cung cấp cho bài học có đầy đủ hay không. Sách giáo khoa Chỉnh lí hợp nhất 2000
hạn chế sử dụng tranh ảnh minh họa. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 có sử dụng
hình ảnh minh họa cho bài học, để đảm bảo tính trực quan sinh động cho bài dạy và
học.
2. Nội dung
2.1 Đọc văn
2.1.1. Mục tiêu môn học
“Văn học (đọc văn) là phần lớn nhất, gồm những văn bản đọc chính thức
và văn bản đọc thêm. Những văn bản này được chọn trong kho tàng văn học
dân tộc và nhân loại. Đọc –hiểu văn bản là một việc khó, nhất là các văn bản
văn học. Vì thế phải học đọc văn thì mới hiểu được văn một cách chính xác
sâu sắc.”[10;3]
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao có những đổi
mới đáng kể so với sách giáo khoa Ngữ văn trước đó, cả hai quyển sách đều có
chung mục tiêu môn học là việc hướng đến chất lượng đào tạo và giáo dục.
Phần đọc văn có vai trò rất quan trọng trong việc học văn của học sinh.
Phần đọc văn ở bộ sách Ngữ văn cơ bản và nâng cao đều cung cấp một hệ
thống tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại về văn học dân tộc và văn học thế
giới để học sinh có cái nhìn toàn diện về nền văn học mà trọng tâm là các tác
phẩm văn học đặc trưng cho thể loại văn học. Trong quá trình đọc văn, học
sinh được bồi dưỡng, nâng cao nâng lực đọc hiểu, biết lý giải các vấn đề của
cuộc sống một cách thấu đáo, sâu sắc. Hơn nữa học sinh được bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm và lòng yêu nước, tinh thần nhân văn, thị hiếu thẫm mĩ, phẩm
chất văn hóa cá nhân, và nhân cách người lao động mới.
Theo giáo sư Trần Đình Sử: “Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc,
kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc hiểu bất cứ văn bản cùng loại. Từ đọc hiểu
văn bản mà cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành
cách đọc riêng, có cá tính. Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học
sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẫm mĩ.
Muốn quốc gia mạnh thì phải biến đổi xã hội của quốc gia đó thành một xã
hội đọc, mà muốn hình thành một xã hội đọc thì ngay từ khi trên ghế nhà
trường, nhà trường phải đào tạo mỗi học sinh thành một người đích thực, đọc
chủ động, đọc sáng tạo, chứ không phải đào tạo một xã hội người đọc a dua,
quen ăn theo nói leo một số người nào đó”.[10;5]
Học đọc văn là rèn luyện kỹ năng cho học sinh, bởi lẽ kỹ năng đọc là hoạt
động cơ bản, thường xuyên trong bốn kỹ năng đọc, viết, nghe, nói. Từ kỹ năng
nói mà rèn luyện các kỹ năng khác, và kỹ năng này yêu cầu đặt ra ngày càng
cao, để phù hợp với mục tiêu giáo dục và sự phát triển của xã hội. Đọc không
chỉ là đọc mà phải đọc nhanh, đọc chính xác văn bản, hiểu được nghĩa tường
minh và nghĩa hàm ẩn của văn bản cũng như tư tưởng của tác giả. Đọc có
nghĩa là đọc thẫm mĩ để thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương
về phương diện ngôn từ, hình tượng, tư tưởng,…từ đó biết rung động trước vẻ
đẹp của tác phẩm, lúc đó người đọc đồng sáng tạo cùng tác giả. Không chỉ
vậy, độc giả phải biết lý giải văn bản theo cách suy nghĩ của riêng mình một
cách loigic và hợp lý, có khả năng vận dụng văn bản sáng tạo. Đặc biệt là cả
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
14
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
hai quyển sách đều chú trọng hình thành và phát triển ở học sinh năng lực ứng
dụng những điều đã học vào cuộc sống, với phương pháp riêng có hiệu quả
nhất cũng như khả năng tự học là điều mà hai quyển sách đạt được.
2.1.2. Cấu trúc
2.1.2.1 Cấu trúc chương trình:
Phần đọc văn trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và bộ nâng
cao gồm: Văn học việt nam và văn học nước ngoài.
Văn học Việt Nam: gồm có văn học dân gian và và văn học trung đại. Văn học
Việt Nam chiếm dung lượng lớn và sắp xếp theo tiến trình lịch sử từ thế kỉ X đến thế
kỉ XIX. Trong đó phần văn học dân gian được sắp xếp theo tiến trình lịch sử kết hợp
với cụm thể loại, phần văn học trung đại được sắp xếp theo tiến trình lịch sử văn học.
Việc sắp xếp như vậy giúp học sinh và giáo viên dễ dàng tiếp cận khi hiểu, phân tích
tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Bên cạnh văn bản học chính thức là các văn bản đọc
thêm được phân bố xen kẽ. Văn bản đọc thêm hạn chế trùng thể loại với văn bản chính
thức mà có khi còn đại diện cho một thể loại mới như “Xúy Vân giả daị” đại diện cho
thể loại chèo cổ có giá trị rất lớn về nghệ thuật.
Văn học nước ngoài: Văn học nước ngoài gồm có các bài: “Tại lầu Hoàng Hạc
tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”; “Cảm xúc mùa thu”; “Lầu Hoàng Hạc”;
“Nỗi oán của người phòng khuê” ; “Khe chim kêu”
Chương trình Ngữ văn 10 tập 1 bộ cơ bản và bộ nâng cao chủ yếu sắp xếp theo
thể loại và các thời kì văn học lớn. Trong các thời kì văn học lớn, các tác phẩm
được xếp theo cụm thể loại-“nhân vật chính” của lịch sử văn học dân tộc. Đây
là thời kỳ văn học sơ khai với nền văn học dân gian gắn liền với cuộc sống
sinh hoạt của người dân và thời kì văn học trung đại với các tác giả lớn như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,..Các thể loại đặc trưng của
văn học dân gian như: Sử thi, truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, tục ngữ,
ca dao, dân ca, vè,…Sử thi với bài “Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Sử thi
Đăm săn”, truyền thuyết cả hai quyển sách đều lấy tác phẩm “Truyện An
Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy”, truyện cổ tích thì có “Tam đại con
gà” và “Nó phải bằng hai mày”…… Các thể loại tiêu biểu của văn học trung
đại như: Thơ Đường luật, thơ ngũ ngôn…Thơ đường luật có các bài như
“Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn
Du...Chương trình Ngữ văn bộ cơ bản và nâng cao đều chú ý sắp xếp theo cụm
thể loại với trục lịch sử văn học đã làm nổi bật sự phát triển của văn học cũng
chính là sự phát triển của thể loại văn học. Ngoài ra việc sắp xếp theo cụm thể
loại có thể giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được đặc trưng của các kiểu văn
bản, để có cách tiếp cận và vận dụng vào học tập, cũng như trong cuộc sống.
Mở đầu là bài khái quát “Tổng quan văn học Việt Nam”, sau đó là kết thúc với
thơ Hai-cư của Nhật Bản. Chính vì vậy một số tác phẩm được học trước khi
học bài tác gia ví dụ như “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi lại được học trước
tác gia Nguyễn Trãi, bài “Đọc Tiểu Thanh Kí” của Nguyễn Du lại được học
trước tác gia Nguyễn Du. Văn học giai đoạn này phát triển khá toàn diện từ
hình thức đến nội dung, các thể loại khá phong phú.
2.1.2.2 Cấu trúc bài học:
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
15
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
Cả hai bộ sách Ngữ văn cơ bản và sách Ngữ văn nâng cao có cấu trúc
bài học giống nhau ở chỗ là nếu trước đây có 3 phần như: tiểu dẫn, văn bản,
hướng dẫn học bài thì ở Ngữ văn 10 tập 1 bộ cơ bản và bộ nâng cao gồm có 6
phần là kết quả cần đạt, tiểu dẫn, văn bản, hướng dẫn học bài, ghi nhớ, luyện
tập đối với sách cơ bản, phần tri thức đọc hiểu và bài tập nghiên cứu đối với
sách nâng cao. Tuy nhiên hai bộ sách giống nhau chỉ có ba phần:
Tên văn bản và tên tác giả: nêu tên văn bản đọc hiểu và tên tác giả bên dưới. Nếu
là văn bản dịch thì ghi rõ tên dịch, sau đó nêu tên nguyên văn, nếu là văn bản trích thì
có phần chú thích ở dưới.
Ví dụ như bài “Đọc Tiểu Thanh kí” thì ngang bên trái là tên tác giả Nguyễn Du, bên
dưới là “Độc Tiểu Thanh Kí”- nguyên văn của tên tác phẩm.
Yêu cầu cần đạt: Nêu lên những yêu cầu mà học sinh phải nắm về kiến thức, kỹ
năng tư tưởng tình cảm thông qua bài học.
Ví dụ như bài “Đọc Tiểu Thanh kí”:
Hiểu được Tiểu Thanh thuộc kiểu những người phụ nữ tài sắc, bất hạnh mà
Nguyễn Du đặc biệt quan tâm trong sáng tác của mình.
Hiểu được sự đồng cảm của Nguyễn Du với số phận của nàng Tiểu Thanh có
tài năng văn chương mà bất hạnh.
Tiểu dẫn: Nêu ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả, các tác
phẩm chính và năm ra đời. Nếu văn bản là đoạn trích thì tiểu dẫn sẽ nêu xuất xứ, thời
gian sáng tác của tác phẩm, tóm tắt nội dung tác phẩm một cách ngắn gọn và nêu vị trí
của đoạn trích.
Văn bản: Cung cấp cho học sinh văn bản đọc hiểu và cả phần chú thích những từ
khó trong bài học. Ở phần văn bản, cả hai bộ sách đều dùng chung tác phẩm cũng như
tác phẩm dịch nghĩa và dịch thơ. Đó là sự thống nhất hướng đến chuẩn kiến thức, dù là
cơ bản hay nâng cao đề giúp học sinh có cách hiểu như nhau về bai học về tác giả, tác
phẩm.
Văn bản chữ Hán của hai bộ sách đều lấy văn bản gốc, nếu tác phẩm trích thì có sự
chú thích trích ở đâu và nguồn của nó.
Nếu văn bản là chữ Hán thì có những phần sau:
+Phiên âm
+Dịch nghĩa
+Dịch thơ
Nếu văn bản là thơ chữ Nôm, truyện, sử thi...thì không có những phần phiên âm, dịch
nghĩa, dịch thơ mà học sinh tiếp cận ngay văn bản cần tìm hiểu.
Ví dụ như bài: “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du
Nguyên văn chữ Hán:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư
Bách tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
Sau đó là phần dịch nghĩa:
“Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi
Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước của sổ
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
16
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết
Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở
Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được
Ta tự coi như cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã
Không biết hơn ba trăm năm sau
Thiên hạ ai người khóc Tố Như”
Tiếp đó là văn bản dịch thơ:
“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?”
Hướng dẫn học bài: Gồm những câu hỏi có tính chất hệ thống hướng dẫn học sinh
cách đọc, hiểu văn bản, phân tích những vấn đề về nội dung và nghệ thuật.
Ví dụ như phần hướng dẫn học bài của bài: “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du ở bộ
cơ bản như:
Theo anh (chị) vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận của nàng Tiểu
Thanh?
Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì?
Tại sao tác giả lại cho là không thể hỏi trời được?
Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất
hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ?
Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài
thơ.
Ở bộ nâng cao cũng trong bài này có phần câu hỏi hướng dẫn học bài:
“Đọc chú thích tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng của một số từ ngữ: “cảnh đẹp”,
“son phấn”, “phong vận”. Đối chiếu bản dịch thơ và bản dịch nghĩa.
Nỗi xót thương của nhà thơ trước số phận của nàng Tiểu Thanh được thể hiện
như thế nào qua hai câu mở đầu?
Với hai câu thơ cuối của bài thơ, tác giả đã thể hiện tâm sự của mình như thế
nào khi tự coi mình là kẻ cùng hội cùng thuyền với con người phong vận mắc
nỗi oan “lạ lùng” ấy?
Học thuộc bản phiên âm và bản dịch thơ”
Qua phần hướng dẫn học bài của hai bộ sách ta thấy được sự định hướng và củng cố
bài học cho học sinh ở hai ban đều giúp học sinh nắm chắc bài và vững vàng về kiến
thức đã học hơn.
2.1.3. Nội dung
2.1.3.1. Phần văn học Việt Nam
2.1.3.1.1. Văn học dân gian
Cấu trúc chương trình:
Văn học dân gian là những sáng tác đầu tiên của cha ông ta, đó ví như
những viên ngọc lung linh ngời sáng qua thời gian trong vườn hoa văn học dân
tộc. Văn học ra đời từ rất lâu, có giá trị to lớn về nhận thức giáo dục, tư tưởng,
thẫm mĩ về truyền thống dân tộc cũng như sinh hoạt cộng đồng của cha ông ta.
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
17
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
Nhìn chung về cấu trúc chương trình, phần văn học dân gian trong sách giáo
khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và bộ nâng cao có những điểm giống
nhau. Mở đầu chương trình vẫn là bài khái quát. Bài học này cả bộ cơ bản và
bộ nâng cao đều hướng đến mục đích cung cấp cho học sinh cái nhìn khái
quát, toàn diện về văn học dân tộc qua các thời kì văn học, cũng như các đặc
trưng truyền thống quý báu của dân tộc trong suốt quá trình hình thành, phát
triển. “Nền văn học Việt Nam, từ văn học văn gian tới văn học viết, từ sáng tác
của các dân tộc thiểu số đến tác phẩm của người Kinh, trong quá trình lịch sử,
luôn luôn gắn bó chặt chẽ với vận mệnh đất nước, vận mệnh nhân dân và thân
phận con người. Quá trình phát triển của nó cũng là quá trình ngày càng được
dân chủ hóa, hiện đại hóa, đồng thời luôn giữ gìn và phát huy bản sắc riêng
của dân tộc. Bản sắc ấy là của Việt Nam nhưng cũng là của nhân loại. Có thể
xem đó là màu sắc Việt Nam góp phần tô điểm cho bức tranh chung của văn
chương các dân tộc trên thế giới” [13; ii].
Sau bài khái quát, các bài học ở hai bộ sách được sắp xếp theo lịch sử thể loại
và các văn bản chính thức ở hai văn bản là giống nhau. Để thấy rõ sự đồng
nhất này ở phần văn học dân gian, người viết đã thống kê những tác phẩm như
sau:
Thể loại
Sử thi
Tên bài
Chiến thắng Mtao-Mxây (trích sử thi Đăm săn )
Truyền thuyết
Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy
Truyện cổ tích
Tấm cám
Truyện cười
-Tam đại con gà
-Nhưng nó phải bằng hai mày
Truyện thơ
Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu)
Ca dao, dân ca
-Ca dao than than, yêu thương tình nghĩa
-Ca dao hài hước
Ở hai bộ nâng cao và cơ bản học sinh đều được học những văn bản
giống nhau và mỗi văn bản là đặc trưng cho thể loại văn học: Tự sự dân gian
với “Sử thi Đăm san”, truyền thuyết với “An Dương Vương và Mị ChâuTrọng Thủy”, truyện cổ tích với “Tấm Cám”, truyện cười với “Tam đại con gà
và nó phải bằng hai mày”, truyện thơ với “Lời tiễn dặn” trích “Tiễn dặn người
yêu”, trữ tình dân gian với “Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, ca dao
hài hước”.
Dù là bộ nâng cao hay cơ bản thì chuẩn kiến thức ở chương trình Ngữ
văn lớp 10 tập 1 vẫn tương đồng. Chương trình nâng cao với phần văn học dân
gian vẫn dựa trên cơ sở chương trình và sách giáo khoa cơ bản, chương trình
chuẩn nên ta thấy được sự thống nhất về văn bản cũng như quan điểm chung
và nội dung giảng dạy. Qua những số liệu trên ta thấy chương trình sách giáo
khoa cả bộ cơ bản và bộ nâng cao đều có sự ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo nội
dung kiến thức một cách đầy đủ.
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
18
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
Một điều nhận thấy rằng cả sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ
bản và bộ nâng cao phần văn học dân gian có sự đồng nhất về phần bài học, có
nghĩa là trong phần tiểu dẫn, có sự giới thiệu sơ lược về về thể loại cho học
sinh nắm, trong khi đó các sách trước chỉ đưa ra bài học cụ thể, riêng biệt mà
thôi.
Ví dụ như ở bộ sách cơ bản ở bài “Chiến thắng Mtao-Mxây (trích sử thi Đăm
San) trong phần tiểu dẫn trang 30 có giới thiệu sơ lược về sử thi: “Các dân tộc
thiểu số nước ta hiện nay còn giữ được một kho tàng sử thi dân gian đồ sộ, có
giá trị. Có hai loại sử thi dân gian: sử thi thần thoại như Đẻ đất đẻ nước
(Mnông)...Ẩm ệt uông (Thái), Cây nêu thần (Mnông)…kể về sự hình thành thế
giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc và các vùng cư trú cổ
đại của họ, sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu; sử thi anh hùng như Đăm
San, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú (Êđê), đăm Nhi (Ba-na)…kể về cuộc đời và
sự nghiệp của các tù trưởng anh hùng, trong các loại này, sử thi Đăm San
được biết đến rộng rãi hơn cả”.
Còn ở bộ sách nâng cao cũng giới thiệu về sử thi như sau: “Ở Việt Nam
có hai loại sử thi dân gian là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Sử thi thần
thoại có hầu hết các đề tài chính của thần thoại như sự hình thành vũ trụ, sự
ra đời của muôn loài, nguồn gốc dân tộc, sự sáng tạo văn hóa,… sử thi anh
hùng miêu tả sự nghiệp chiến công của người anh hùng trong khung cảnh
những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng”.
Nội dung:
Thấy được khá đầy đủ diện mạo văn học dân gian, sách Ngữ văn 10 tập 1 trình
bày nhiều thể loại văn học dân gian hơn so với sách Văn học 10. Những văn
bản, những trích đoạn ở sách giáo khoa Ngữ văn 10 tiêu biểu cho đặc trưng thể
loại (Truyện An Dương Vương và Mị nương-Trọng Thủy tiêu biểu cho thể loại
truyền thuyết, Tấm Cám tiêu biểu cho thể loại cổ tích, trích đoạn Chiến thắng
Mtao-Mxây trong Đăm Săn tiêu biểu cho thể loại sử thi…).
Điều này cho thấy sách giáo khoa Ngữ văn cả bộ cơ bản và bộ nâng cao ngắn
gọn nhưng vẫn thể hiện đầy đủ nội dung, kiến thức cho học sinh.
Điều đáng chú ý ở đây là cả hai bộ sách được biên soạn theo chương trình mới
được xếp theo đặc trưng thể loại đã cho ta thấy được những giá trị cơ bản của
văn học dân gian, đó là nội dung phản ánh và tác dụng giáo dục của văn học
dân gian trên hai bình diện yêu nước và nhân đạo. Đất nước ta trãi qua quá
trình dựng nước và giữ nước bền bỉ, tình yêu nước đã trở thành sợi chỉ đỏ
xuyên suốt trong cuộc sống con người và trong văn học. Song song bên lòng
yêu nước là lòng nhân đạo yêu thương con người và bên vực con người. Chính
vì vậy, văn học dân gian như tiếng đồng vọng của cha ông qua năm tháng.
Hơn nữa, văn học dân gian là kho tàng lưu giữ tâm hồn dân tộc hết sức phong
phú: quan hệ cá nhân và cộng đồng (Chiến thắng Mtao Mxây, truyện An
Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy) yêu thương và căm giận, khát vọng
và đấu tranh (truyện Tấm Cám), tiếng hát than thân và tiếng cười lạc quan (ca
dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, ca dao hài hước, truyện cười…)
Văn học dân gian là kho tri thức thuộc đủ mọi lĩnh vực đời sống tự nhiên, xã
hội con người, qua đó thể hiện tình cảm của minh.
Ví dụ như ở bộ sách cơ bản ca dao gắn bó với đời sống tình cảm con người:
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
19
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”
Còn ở bộ sách nâng cao có nét độc đáo:
“Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa”
Con người sống tình nghĩa và giàu nhân ái, khi đưa những bài này vào sách
giáo khoa, người biên soạn đã cho ta cái nhìn toàn diện hơn về đời sống dân
tộc qua văn học dân gian.
2.1.3.1.2. Văn học trung đại:
Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình là một cột mốc đánh
dấu sự ra đời và thịnh vượng của chữ Hán và chữ Nôm, từ thế kỉ thứ X đến thế
kỉ XIX. Văn học trung đại với các thời đại hưng thịnh và các tác gia lớn như
Nguyễn Du, Nguyễn Trãi…. Với những áng văn bất hủ giàu giá trị hiện thực
và nhân đạo. Sách giáo khoa Ngữ văn bộ cơ bản và bộ nâng cao về cơ bản có
sự tương đồng cả về nội dung và cấu trúc chương trình
Cấu trúc chương trình:
Cả hai chương trình đều lấy mốc thời gian là từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Văn học trung đại Việt Nam được phân chia thành bốn giai đoạn, cả hai bộ
sách cơ bản và nâng cao đều thống nhất cách phân chia này. Để thấy rõ việc
thống nhất người viết thống kê bảng phân chia sau:
Giai đoạn
I
II
III
IV
Sách Ngữ văn 10 bộ
cơ bản
Thế kỉ X-Thế kỉ XIV
Thế kỉ XIV-Nửa đầu
thế kỉ XVIII
Cuối thế kỉ XVIII-Nửa
đầu thế kỉ XIX
Cuối thế kỉ XIX
Sách Ngữ văn
Sách Văn học 10
10 bộ nâng cao
Thế kỉ X-Thế kỉ
Thế kỉ X- Thế kỉ
XIV
XIV
Thế kỉ XIV-Nửa Thế kỉ XV- Thế kỉ
đầu thế kỉ XVIII
XVII
Cuối thế kỉ
Thế kỉ XVIII- Nửa
XVIII-Nửa đầu
đầu thế kỉ XIX
thế kỉ XIX
Cuối thế kỉ XIX
Cuối thế kỉ XIX
Việc phân chia giai đoạn văn học trung đại Việt Nam ở sách Ngữ văn 10
bộ cơ bản và bộ nâng cao có sự giống nhau, nhưng cả hai bộ sách này khác với
sách Văn học 10. Sách văn học 10 chia thành bốn giai đoạn là căn cứ đặc điểm
lịch sử, xã hội của văn học. Sách Ngữ văn 10 bộ cơ bản và bộ nâng cao chia
thành bốn giai đoạn lớn, có mốc thời gian khác với sách văn học 10, với cơ sở
khoa học là dựa vào sự phát triển nội tại của văn học trung đại Việt Nam, mà
rõ nét nhất là phát triển về tư duy văn học, về nội dung, thể loại, ngôn ngữ văn
học.
Văn học trung đại Việt Nam được chia thành bốn giai đoạn theo tiến trình
lịch sử và các văn bản tác phẩm được sắp xếp theo cụm thể loại:
Trữ tình: thơ, phú, ngâm khúc.
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
20
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
Nghị luận: cáo, tựa, văn, bia.
Tự sự: sử kí, truyện văn xuôi, truyện thơ Nôm.
Riêng ở học kì 1 chỉ có thể thơ Đường luật, thể thơ tứ tuyệt, thể thơ ngũ ngôn.
Nhìn chung nội dung kiến thức trong chương trình và sách giáo khoa
Ngữ văn 10 bộ cơ bản và bộ nâng cao được trình bày theo hệ thống thể loại,
kết hợp với tiến trình lịch sử văn học ở chương trình và sách giáo khoa trung
học cơ sở, các bài học hoàn toàn sắp xếp theo kiểu văn bản. Sách giáo khoa
Ngữ văn 10 vẫn phân kì lịch sử văn học nhưng trong từng giai đoạn văn học
các tác phẩm được sắp xếp theo từng thể loại. Cách cấu trúc chương trình mà
sách giáo khoa Ngữ văn 10 có những ưu điểm là làm nổi bật đặc trưng của
kiểu văn bản, từ đó giúp người học tiếp cận khai thác văn bản và nhất là cách
vận dụng văn bản. Sách giáo khoa Ngữ văn bộ cơ bản và bộ nâng cao đều lấy
trọng tâm là tri thức về tác phẩm, về thể loại văn học chứ không trang bị nhiều
tri thức về lịch sử văn học. Tri thức lịch sử văn học sẽ được đi sâu ở bậc học
cao hơn hoặc ở lĩnh vực chuyên ngành.
Do việc sắp xếp tác phẩm theo thể loại trong từng giai đoạn văn học nên
có những tác phẩm trước ở lớp 10 nay chuyển sang lớp 11 (Như thơ Hồ Xuân
Hương) hoặc tác phẩm của tác giả sau có khi được lên giảng trước (ví dụ bài
Đọc Tiểu Thanh kí được giảng trước tác giả Nguyễn Du).
Nội dung:
Tác giả
Phạm Ngũ Lão
Tác phẩm
Tỏ lòng (Thuật hoài)
Nguyễn Trãi
Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài 43)
Pháp Thuận
Quốc tộ (Vận nước)
Mãn Giác
Cáo bệnh bảo mọi người (Cáo tật thị chúng)
Nguyễn Trung Ngạn
Hứng trở về (Quy hứng)
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nhàn
Nguyễn Du
Đọc “Tiểu Thanh kí”
Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy được bộ sách cơ bản và bộ nâng cao đều
dạy chung một số tác phẩm như “Tỏ lòng”, “Cảnh ngày hè”, “Quốc tộ”,
“Cáo bệnh bảo mọi người”, “Hứng trở về, Nhàn”, “Đọc Tiểu Thanh kí”. Bên
cạnh đó sách giáo khoa Ngữ văn 10 bộ cơ bản và bộ nâng cao đưa thêm một số
kiểu văn bản, một số tác phẩm mới, trích đoạn mới như “Quy Hứng”, “Quốc
tộ”. Đây là những tác phẩm của những nhà văn lớn có giá trị trong nền văn
học như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mãn Giác thiền sư,…Qua những
tác phẩm đã học cung cấp tri thức về cuộc sống và tác giả cũng như nhân cách
cao đẹp của các nhà văn trong cuộc sống hướng đến cái cao đẹp trong cuộc
sống. Sách ngữ văn 10 tăng thêm một số lượng đáng kể những văn bản nghị
luận, trong đó có cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học, coi trọng đúng mức
nhưng tác phẩm văn học chính luận, những tác phẩm có màu sắc học thuật để
tăng cường, tô đậm bản chất văn hóa của văn học.
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
21
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
2.1.3.1.3. Văn học nước ngoài:
Về cơ bản văn học Việt Nam là trục chính, xoay quanh trục văn học Việt
Nam là trục văn học nước ngoài, văn học nước ngoài bố trí song song với văn
học Việt Nam để tạo điều kiện và cơ sở để đối chiếu so sánh trên cùng một thể
loại trong nước và ngoài nước và từ đó nắm vững thể loại đó cũng như thấy
được giá trị của tác phẩm văn học của nước nhà so với thế giới
Văn học Hi
lạp
Văn học
Trung Quốc
Văn học
Nhật Bản
Văn học ấn
độ
Thể loại
Sử thi
Thơ Đường
Thơ hai cư
Sử thi
Tác phẩm
Ô-đi-xê (trích đoạn Uy-lít-xơ trở về)
-Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên
chi Quảng Lăng ( Lí Bạch)
-Thu hứng (Đỗ Phủ)
-Đọc thêm:
+Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc Lâu-Thôi
Hiệu)
+Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê
oán- Vương Xương Linh)
+Khe chim kêu (Điểu minh giản-Vương
Duy)
Thơ Hai-cư
Ra-Ma-Ya-Na (trích Ra-Ma buộc tội)
Văn học nước ngoài trong tổng số tiết cho phân môn văn học là 15%
trong bối cảnh thế giới ngày càng toàn cầu hóa như hiện nay, hiểu biết các nền
văn học, văn hóa nước ngoài càng cần thiết cho hội nhập, giao lưu. Và thực ra
thì “học người để hiểu mình”, không thể đánh giá đúng bản sắc, giá trị, vị thế
của văn học dân tộc nếu không đặt nó trong bối cảnh rộng lớn hơn của văn học
thế giới.
Cả hai bộ sách cơ bản và bộ nâng cao đều dạy chung một số tác phẩm
như “Uy-lít-xơ trở về”, “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng
Lăng”, “Cảm xúc mùa thu”, “Thơ Hai cư”, “Lầu Hoàng Hạc”, “Nỗi oán của
người phòng khuê”, “Khe chim kêu”. Đây là những tác phẩm tiêu biểu cho
từng bộ phận văn học nước ngoài của các nước trong phần văn học nước ngoài
đưa vào giảng dạy trong chương trình. Đây cũng là những tác phẩm được chọn
lọc của các tác giả nổi tiếng trên thế giới.
Xét cụ thể, nội dung chương trình văn học nước ngoài của sách giáo khoa
Ngữ văn 10 tập 1 cơ bản và nâng cao đều có sự thay đổi về cơ cấu tác giả theo
các nền văn học, đó là việc chưa giảng Sếch-xpia (văn học Anh) ở lớp 10 mà
thay vào đó là đọc thêm Ba-Sô (văn học Nhật). Vậy là ở lớp 10 giới thiệu một
nền văn học châu Âu (Hi Lạp) và ba nền văn học châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc,
Nhật Bản).
Thay đổi đó kéo theo một thay đổi về cơ cấu thể loại, đó là chương trình
văn học nước ngoài lớp 10 chỉ tập trung vào ba thể loại (thay vì bốn như trước
đây), đó là sử thi, thơ, tiểu thuyết mà chương trình học kì I không có tiểu
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
22
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
thuyết. Sử thi thì có “Ra-Ma-Ya-Na”, thơ thì có “Lầu Hoàng Hạc”, “Thu
hứng”… Tuy nhiên, trong thể loại thơ thì lần đầu tiên bên cạnh thơ Đường khá
quen thuộc có giới thiệu thêm thơ Hai-Cư, thể thơ độc đáo của Nhật Bản.
Những thay đổi nhỏ của chương trình trong lựa chọn tác giả tác phẩm, trích
đoạn cụ thể: Ví dụ như sách giáo khoa bộ cơ bản và bộ nâng cao đều lược bỏ
một số tác phẩm như:
-Sử thi “Ô-Đi-Xê”
-Sử thi “Ra-Ma-Ya-Na”
-“Đăng cao” của Đỗ Phủ
-Giới thiệu về “tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và tiểu thuyết của La
Quán Trung”
-Văn học phục hưng Anh và các tác phẩm của Sếch-xpia
Sự thay đổi đó không có gì quan trọng lắm khi thay vào đó một số tác phẩm
khác khi cân nhắc cả tính tiêu biểu của tác giả, tính đại diện về đề tài lẫn sự
phù hợp của dung lượng tác phẩm với thời gian lên lớp học thời gian tự
học…Vì tất cả đều là những tác giả và tác phẩm nổi tiếng.
Như vậy, chương trình văn học nước ngoài ở bộ cơ bản và bộ nâng cao,
một mặt tăng tính hấp dẫn vì học sinh được làm quen thêm với thể thơ Hai-cư,
vì đây cũng là vấn đề thu hút sư chú ý của nhiều người trên thế giới trong nền
văn học Nhật Bản, một nước khá gần gũi với Việt Nam về địa lí, lịch sử, văn
hóa, một nước giỏi kết hợp sức mạnh của tinh thần dân tộc và kĩ thuật phương
Tây để có những tăng trưởng thần kì trong thời hiện đại. Nhưng mặt khác, cả
chương trình cơ bản và nâng cao đều gây khó khăn cho học sinh và giáo viên,
vì nhiều người chưa học văn học Nhật cũng như tài liệu giới thiệu và nghiên
cứu văn học Nhật Bản nói chung và thể thơ hai cư nói riêng còn rất ít. Muốn
hiểu được thể loại này một cách thấu đáo cả giáo viên và học sinh đều cần có
vốn sống và tiếp cận nhiều tài liệu nghiên cứu.
Chương trình Ngữ văn lớp 10 bộ cơ bản và bộ năng cao điều có sự kế
thừa văn học Hi Lạp, văn học Ấn Độ, văn học Trung Quốc với một số thể loại
tiêu biểu sử thi, thơ Đường. Ở mọi thể loại đều có những tác phẩm nhiều người
biết đến như “Ô-đi-xê”, “Ra-Ma-Ya-Na”…các tác giả tiêu biểu Thôi Hiệu,
Vương Xương Linh, Vương Duy,…
Đổi mới quan trọng của sách giáo khoa Ngữ văn 10 là về phương pháp,
trên nguyên tắc nâng cao tính hiện đại, tính hành dụng và tính tích cực hóa
việc học tập của học sinh. Nỗ lực đổi mới phương pháp được quán triệt sâu sắc
trong phần văn học nước ngoài so với giảng dạy văn học Việt Nam.
Khi giới thiệu một nền văn học nước ngoài qua một tác giả hoặc tác phẩm
tiêu biểu nào đó, sách giáo khoa mới chỉ có một tiểu dẫn hết sức vắn tắt đôi nét
cơ bản nhất về thời đại, cuộc đời và sự nghiệp tác giả hoặc đề tài, chủ đề,…của
tác phẩm, sau đó tập trung vào phần cơ bản nhất để học sinh tiếp xúc trực tiếp
với tác phẩm hoặc đoạn trích cụ thể. Không có những bài văn học sử mà chỉ có
những bài phân tích tác phẩm văn chương. Tất nhiên, qua tác phẩm cụ thể cuối
cùng học sinh hiểu về tác giả, hiểu về một nền văn học. Tác phẩm được học
sinh hiểu theo cách dẫn dắt quy nạp hơn là diễn dịch. Ở đây có khả năng mở
rộng hơn địa hạt cho suy nghĩ chủ động, tích cực sáng tạo cho học sinh.
Ví dụ như tác phẩm “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng
Lăng” của Lí Bạch cả hai bộ sách nâng cao và cơ bản đều giới thiệu về tác giả
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
23
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
tác phẩm, đưa ra các văn bản nguyên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, và tổng hợp lại
là câu hỏi hướng dẫn học bài
Nguyên âm:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
Dịch nghĩa:
Ngoái về phía tây, bạn cũ giả từ lầu Hoàng Hạc
Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba mùa hoa nở rộ
Bóng cánh buồm lẻ loi xa mất hút vào khoảng không xanh biếc
Chỉ thấy sông Trường Giang chảy ở bên trời”
Dịch thơ:
Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”
Câu hỏi hướng dẫn học bài ở bộ nâng cao như:
• Đối chiếu bản dịch nghĩa và bản dịch thơ và thử chỉ ra những chỗ đạt
được và những chỗ chưa đạt.
• Hai câu thơ đầu có phải chỉ tả cảnh hoặc tường thuật sự việc thuần túy
không? Đọc kĩ các chú thích và phân tích ý nghĩa của từ “cố nhân” và
cụm từ giã từ lầu Hoàng Hạc”( từ Hoàng Hạc Lâu)
• Hai câu thơ sau là tả cảnh hay tả tình? Tự đặt ở vị trí tác giả để lý giải
vấn đề, chú ý giá trị biểu cảm của các từ: “lẻ loi”(cô), “bóng cánh
buồm”…xa xa (phàm viễn ảnh), “mất hút” (tận), “chỉ thấy” (duy kiến)
• Học thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ
Hơn nữa, nếu trước đây ta quen gọi “giảng văn”, nghĩa là việc nhấn
mạnh việc giáo viên giảng, bình giúp học sinh hiểu cái hay, cái đẹp của tác
phẩm thì giờ đây, trọng tâm được chuyển qua hoạt động của học sinh, giáo
viên hướng dẫn học sinh đọc- hiểu tác phẩm văn chương. Tất nhiên, “đọc
hiểu” ở đây không dùng ở mức ngữ nghĩa thông tin của văn bản như yêu cầu
của phân môn này trong các giờ học ngoại ngữ, đọc-hiểu văn chương là cảm
thụ, đánh giá được những giá trị Chân-Thiện-Mĩ của tác phẩm…Dạy đọc-hiểu
quan trọng hơn giảng cho hiểu. Vì học sinh sẽ còn tiếp tục đọc văn chương sau
khi tốt nghiệp phổ thông, và sẽ tiếp xúc với nhiều tác phẩm mới hết sức phong
phú, đa dạng.
Do đó, sách giáo khoa mới đã cấu trúc chương trình văn học nước ngoài
trên cơ sở kết hợp trục lịch sử văn học và trục thể loại. Học sinh sẽ hiểu rằng
cách đọc-hiểu một tác phẩm sử thi khác cách đọc hiểu thơ, tức tác phẩm trữ
tình…rồi tiếp tục là cùng tiểu thuyết, thơ thì cách đọc hiểu tiểu thuyết, thơ
trung đại khác cách đọc-hiểu tiểu thuyết thơ hiện đại.
Đọc hiểu văn học nước ngoài qua bản dịch học sinh cũng phải hiểu những
thành tố trong tác phẩm nguyên bản về cơ bản chuyển được trong bản dịch và
những thành tố rất khó không thể chuyển tải qua bản dịch để từ đó phân tích
cho đúng. Đặc biệt là các tác phẩm thơ, điều này cần lưu ý. Trong khá nhiều
bài thơ Đường, sách giáo khoa mới cung cấp hai bản dịch thơ khác nhau của
cùng một tác phẩm gốc (“Hoàng Hạc lâu”-Thôi Hiệu qua bản dịch của Tản Đà
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
24
SVTH: Trần Bích Phượng
Sự tương đồng và dị biệt sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ cơ bản và nâng cao
và Khương Hữu Dụng, “Khuê oán”-Vương Xương Linh qua bản dịch của Tản
Đà và Nguyễn Khắc Phi, “Điểu minh giản”-Vương Duy qua bản dịch của Ngô
Tất Tố và Tương Như) cũng như đặt câu hỏi yêu cầu đối chiếu bản dịch thơ
đối với bản phiên âm và bản dịch nghĩa (bản dịch của Nguyễn Công Trứ đối
với bài Thu hứng của Đỗ Phủ),...Cũng như ở ví dụ trong bài “Tại lầu Hoàng
Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”, câu hỏi cuối cùng yêu cầu học
sinh học thuộc bài thơ, cũng như đối chiếu văn bản gốc và văn bản dịch. Giáo
viên gợi cho học sinh phân tích những cố gắng, thành công, hạn chế riêng của
từng dịch giả để hiểu sâu hơn tác phẩm gốc cũng như thấy rằng mỗi bản dịch
có thể xem như phản ánh một cách cảm nhận.
Trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc-hiểu, sách giáo khoa bộ
cơ bản và bộ nâng cao chú ý tích hợp ba phân môn của Ngữ văn là Văn học,
Tiếng việt và Làm văn. Kiến thức về các biện pháp tu từ về các loại văn tự sự,
miêu tả, biểu cảm,…mà học sinh học trong phần Tiếng Việt, làm văn được huy
động để hiểu các tác phẩm nước ngoài. Ví dụ: các câu hỏi để học sinh tìm hiểu
sự chọn chi tiết tiêu biểu, cách kể chuyện, cách miêu tả và biểu cảm trong văn
bản tự sự, đặc điểm ngôn ngữ đối thoại, các biện pháp tu từ như so sánh,
phóng đại,…Trong các sử thi Ấn Độ, Hi Lạp, thơ Đường tiểu thuyết Minh
Thanh, thơ Hai-Kư cũng như ngược lại những câu thơ, đoạn thơ trong tác
phẩm văn học nước ngoài được dùng như ngữ liệu cho phân tích và thực hành
các kiến thức Tiếng việt và Làm văn (ví dụ các bài lấy từ bài giới thiệu thơ
Hai-cư trong giờ dạy về văn bản thuyết minh,…).
Nhìn chung ở phần văn học nước ngoài cả bộ sách cơ bản và nâng cao
đều thống nhất ở tác phẩm được dạy cũng như yêu cầu, cách tiếp cận tác phẩm
văn học nước ngoài trên cơ sở chuẩn kiến thức, để học sinh thấy được diện
mạo của văn học Việt Nam trong mối quan hệ với văn học nước ngoài. Trên
cơ sở chương trình theo cấu trúc thể loại, học sinh có cái nhìn tổng quát và đầy
đủ nhất các tác phẩm theo thể loại và biết so sánh các tác phẩm văn học trong
cùng thể loại và khác thể loại.
2.2. Tiếng Việt
2.2.1. Mục tiêu
Phần tiếng việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 nhằm những mục tiêu
chủ yếu sau đây:
Một là, hình thành một số kiến thức về ngôn ngữ nói chung về Tiếng Việt
nói riêng. Trên cơ sở những kiến thức đã có ở trung học cơ sở, sách Ngữ văn
10 nhằm hình thành và nâng cao những kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ, về sản phẩm của hoạt động giao tiếp là văn bản, về đặc điểm của hai
dạng ngôn ngữ trong giao tiếp là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, và về những
yêu cầu đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Từ đó đi đến những
kiến thức về hai phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật. Sách cũng giúp cho học sinh tìm hiểu về lịch sử của Tiếng Việt và chữ
viết của Tiếng Việt để phối hợp với những kiến thức về lịch sử văn học Việt
Nam.
Hai là, nâng cao kĩ năng Tiếng việt khi nói, khi viết, và năng lực phân tích,
lĩnh hội văn bản khi nghe, khi đọc. Những kĩ năng này được luyện tập, củng cố
và nâng cao qua các hoạt động thực hành. Đồng thời với các kĩ năng ngôn ngữ,
CBHD: Th.s Trần Đình Thích
25
SVTH: Trần Bích Phượng