Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn THI TRUNG hữu họa TRONG NHẬT kí TRONG tù của hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.66 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN

KIM THỊ HẠNH

THI TRUNG HỮU HỌA
TRONG NHẬT KÍ TRONG TÙ
CỦA HỒ CHÍ MINH
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: LÊ THỊ NGỌC BÍCH

Cần Thơ, 5 - 2011


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. Những vấn đề chung
1.1. Khái quát nghệ thuật thơ Đường
1.2. Khái niệm thi trung hữu họa



1.3. Vai trò – tác dụng của bút pháp thi trung hữu họa

Chương 2. Tập thơ Nhật kí trong tù
2.1. Vài nét về Hồ Chí Minh và tập thơ Nhật Kí Trong Tù
2.1.1. Tác giả Hồ Chí Minh
2.1.1.1. Cuộc đời
2.1.1.2. Sự nghiệp
2.1.1.3. Phong cách sáng tác

2.2. Tập thơ Nhật Kí Trong Tù
2.2.1. Hồn cảnh sáng tác
2.2.2. Thể thơ
2.2.3. Những nội dung chính
2.2.4. Bút pháp nghệ thuật đặc sắc

Chương 3. Thi trung hữu họa trong Nhật Kí Trong Tù
3.1. Những bài thơ tiêu biểu trong Nhật Kí Trong Tù có sử dụng nét họa
3.2. Yếu tố họa trong Nhật Kí Trong Tù với miêu tả ngoại cảnh và khắc họa nội tâm
3.3. Sự gắn bó giữa thi, nhạc, họa trong một số bài thơ trong Nhật Kí Trong Tù
3.4. So sánh với một số tác giả khác

PHẦN KẾT LUẬN


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Ngày nay, thơ văn chữ Hán khơng cịn giữ được vị trí độc tơn như trước nhưng


những giá trị mà nó để lại cho nền văn học dân tộc là vô cùng to lớn. Văn chương chữ
Hán là nơi lưu giữ của rất nhiều những trang sử hào hùng, những nét đẹp truyền thống của
dân tộc, phản ánh những chặng đường đấu tranh và đi lên của đất nước Việt Nam.
Nhắc đến văn chương chữ Hán chúng ta không thể không nhắc đến thơ ca, một
trong những thể loại thành công nhất của văn chương chữ Hán, khơng chỉ ở số lượng mà
cịn ở chất lượng và nghệ thuật độc đáo. Trong đó thể thơ tứ tuyệt có thể được xem là một
thể thơ đánh dấu bước ngoặt phát triển của nền văn học nước nhà qua các triều đại Lý –
Trần. Với dung lượng ngơn từ ít, thể thơ đã tận dụng tối đa các bút pháp của thi ca trung
đại để có thể thể hiện hết nội dung truyền tải của mình. Nghiên cứu về thơ ca chữ Hán,
đặc biệt là thể thơ tứ tuyệt chúng ta sẽ thấy những bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình, vẽ
mây nẩy trăng…và một trong số đó là bút pháp thi trung hữu họa, bút pháp đã làm nên
những vần điệu du dương, những bức tranh tuyệt đẹp trong thơ.
Sự thay đổi của quá trình hiện đại hóa đã làm cho thơ ca Hán học ngày càng bị mai
một. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là nó bị biến mất hồn tồn, bởi lẽ dư âm và những
giá trị độc đáo của thể thơ này khó có thể phủ nhận được. Đầu thế kỉ XX, một lần nữa nó
đã chứng tỏ giá trị của mình giữa mn vàn những vần thơ mới khi tập thơ Nhật kí trong
tù của Hồ Chí Minh xuất hiện. Tập thơ với sự kết hợp tài tình giữa cổ điển và hiện đại đã
làm toát lên tất cả vẻ đẹp của ngôn từ và nghệ thuật. Bút pháp thi trung hữu họa một lần
nữa lại làm cho từng câu thơ, ý thơ hiện lên sinh động với đầy đủ hình ảnh, gam màu,
đường nét, thanh âm.
Nhật kí trong tù là một tác phẩm đáng để nghiên cứu không chỉ về giá trị nội dung
mà còn về giá trị nghệ thuật. Trong đó, bút pháp thi trung hữu họa là một bút pháp độc
đáo. Nó đã giúp những câu thơ của Hồ Chí Minh tràn ngập hơi thở của cuộc sống, của
con người, thiên nhiên, vũ trụ. Khơng chỉ có “sơn, thủy, n, hoa, tuyết, nguyệt, phong”
mà cịn có tiếng “chim kêu rộn núi”, có “hương bay ngát rừng”. Chính những yếu tố đó


đã góp phần làm nên giá trị cho những bài thơ trong Nhật kí trong tù nói riêng và tập thơ
Nhật kí trong tù nói chung.

Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Bút pháp thi trung hữu họa trong
Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của
mình. Một phần vì muốn thử sức mình, một phần chúng tôi hy vọng mang lại những sự
cảm nhận mới cho người đọc trong quá trình tìm hiểu tập thơ này.

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Bút pháp thi trung hữu họa trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh”

khơng phải là một đề tài mới. Bởi Nhật kí trong tù là một tập thơ độc đáo, khơng chỉ ở giá
trị nội dung, giá trị nghệ thuật mà cịn ở hồn cảnh sáng tác và tác giả. Ngay từ khi mới
công bố, tác phẩm đã thu hút sự quan tâm của đơng đảo độc giả, giới phê bình, nghiên
cứu, trong đó có cả những nhà văn, nhà thơ. Họ viết về Nhật Ký Trong Tù, nghiên cứu nó
với một tấm lịng thiết tha, trân trọng. Đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu, bài
viết, tham luận về Nhật kí trong tù. Và một trong những khía cạnh được rất nhiều người
quan tâm luận bàn đó là bút pháp nghệ thuật của tập thơ, trong đó có bút pháp thi trung
hữu họa. Chúng tôi xin điểm qua một số cơng trình nghiên cứu, bài viết, tham luận về vấn
đề này.
Trước hết là những cơng trình nghiên cứu về tập thơ Nhật kí trong tù. Chúng ta có
thể kể đến như bài viết Nhật kí trong tù của Lê Anh Trà in trên báo Văn học, số 94, ngày
13-5-1960. Trong bài viết này, tác giả đã tập trung làm rõ những nét đẹp của nhà thơ, nhà
cách mạng Hồ Chí Minh: “Nhật ký trong tù là bức vẽ linh động và sâu sắc về tâm hồn,
tình cảm, phong độ của Hồ Chủ tịch, về những đức tính tốt đẹp của nhà cách mạng vĩ đại
trong những trường hợp gian nguy nhất”.
Hay Trong cuốn Thi pháp thơ Đường (bài giảng chuyên đề), Lương Duy Thứ cũng
đề cập đến sự kết hợp của văn hóa cổ kim, Đơng Tây trong Nhật kí trong tù: “Nhật ký
trong tù” là chung đúc văn hóa cổ kim Đơng Tây trong tâm hồn lão thực và ưu ái của nhà
thơ Hồ Chí Minh. Chính là lắng nghe cái âm vang kim cổ Đơng Tây đó trong tâm hồn,
lắng nghe cái âm vang sâu nặng của truyền thống để hiểu thêm một sự gặp gỡ giữa

những tâm hồn thi sĩ phương Đông” [21;tr.47,48].


Tác giả Minh Tranh trong bài viết Sống như Bác đã sống, đăng trên báo Tiền
Phong, 1960 (được tập hợp lại trong quyển Hồ Chí Minh – Nhật kí trong tù) đã nhận xét
về chất tình và chất thép trong thơ Bác: “Tâm tình, cảm xúc mà chúng ta được gặp trên
một trăm bài thơ của Bác là một tâm tình, một xúc cảm rất chân thật. Ở đây là lòng yêu
thiên nhiên, lòng yêu đời, lòng tin tưởng ở tự do của khối nhân dân bình thường, của khối
nhân dân bao la trong đó thi sĩ là một phần tử gắn bó thật là tha thiết. Thơ và thép ở đây
đã thống nhất thành những thanh âm, nhạc điệu diễn nổi lên lòng tin của một chiến sĩ
cách mạng lão thành đã được rèn luyện trong nhiều thử thách của một đời chiến đấu, đã
đánh bại gian khổ”[11;tr.305].
Bút pháp nghệ thuật của tập thơ cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong
quyển Văn học Việt Nam (1900-1945) – Nhà xuất bản Giáo dục, 1988 do Phan Cự Đệ
(chủ biên), tác giả nhận định: “Hiện thực mà rất lãng mạn, tả thực mà mang ý nghĩa
tượng trưng, đó là đặc điểm của khá nhiều bài thơ phong vị Đường thi trong Nhật ký
trong tù”[4;tr.635]. Phan Cự Đệ cũng đề cập đến nhiều bút pháp được sử dụng trong tập
thơ này: “Thơ Hồ Chí Minh mang nhiều đặc điểm của thơ ca – hội họa phương Đông
(Người đã từng làm nhiều thơ Đường luật, vẽ những bức họa phỏng theo tranh cổ của
Trung Quốc). Đó là cái thiên nhiên vĩnh cửu chưa được cá thể hóa trong thơ Đường, lối
vẽ chấm phá để nhiều khoảng trống, nhiều sự im lặng dành chỗ cho sự tưởng tượng của
người đọc. Đó là lối thơ giản dị mà hàm súc, nhiều ẩn dụ, nhiều tượng trưng, cấu tạo
theo nhiều tầng ý nghĩa, mở ra nhiều liên tưởng trong tâm tư người đọc theo kiểu “thi tại
ngôn ngoại”[4;tr.647].
Trong cuốn Văn học Việt Nam (1900-1945) Roger Denux, nhà văn Pháp, đã nhận
xét tinh tế về thơ Hồ Chí Minh trong bài viết trên báo Văn nghệ, số 227 năm 1967: “Thơ
Người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng,
không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lấy
cái phần ý ở ngoài lời. Phải yên lặng một mình đọc thơ Người, phải thỉnh thoảng ngừng
lại để suy nghĩ mới cảm thấy hết những âm vang của nó và nghe những âm vang ấy cứ

ngân dài mãi”[4;tr.647].
Một cơng trình nghiên cứu khác mà chúng ta khơng thể bỏ qua đó là tuyển tập
Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm


1979, bao gồm nhiều bài viết về thơ ca Hồ Chí Minh, tiêu biểu là về tập thơ Nhật kí trong
tù. Một trong số đó là bài viết “Một cốt cách cổ điển và một sáng tạo hiện đại” của dịch
giả người Pháp Gi. Bunđaren. Bài viết đã tập trung làm rõ bút pháp miêu tả cảnh vật trong
những bài thơ của Người: “chỉ bằng vài nét chấm phá, trên những bức tanh đó Người đã
vẽ lên được những cái nhiều khi tưởng như khơng thể nào nắm bắt được…Đó là những
bức ký họa ghi được trong khi đi đường bằng vài nét đơn sơ như những bức tranh chấm
phá. Nhà thơ cho ta xem một tập ảnh chụp rất nhanh về cuộc sống hằng ngày của mình
trong tù, khơng một chút là có vẻ bố trí, với tất cả những đau khổ và những nét hài hước
trong cảnh đời bi thảm” [18;tr.588,589].
Tác giả còn đề cập đến “Con người của nhà thơ xuất hiện trong suốt tác phẩm,
ngay cả trong cơ cấu của một câu thơ. Hình thức thì rất cổ điển, nhưng thơ của Cụ không
bao giờ chịu bó mình trong khn khổ đã được lựa chọn. Nhà thơ Hồ Chí Minh đã sử
dụng tài tình mọi hình thức hành văn, từ những nét đơn sơ sốt dẻo ghi được trong lúc đi
đường đến ngọn bút họa cảnh tỉ mỉ của một nhà văn điêu luyện, từ những lời mỉa mai
thấm thía đến những câu hài hước hiền từ, phối hợp thơ cổ điển tinh túy với sáng tạo táo
bạo. Trong tập Nhật ký trong tù, mọi thứ đều sinh động, kể cả những bức tranh ta vẫn
thường gọi là tĩnh vật”[18;tr.565].
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên ít nhiều đều có đề cập đến thi trung
hữu họa thể hiện qua Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở
việc nói chung chung hoặc chỉ đề cập đến một vài khía cạnh, chưa nghiên cứu một cách
hoàn chỉnh, đầy đủ vấn đề “thi trung hữu họa” trong Nhật ký trong tù. Nhưng dù sao đó
cũng là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tơi có thêm cơ sở để tiến hành khảo sát và
phân tích vấn đề này.

3.


Mục đích, yêu cầu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Bút pháp thi trung hữu họa trong Nhật kí trong

tù của Hồ Chí Minh” chúng tơi hướng đến các mục đích sau.
Trước hết, nghiên cứu đề tài này chúng tôi một lần nữa muốn kiểm chứng và
khẳng định về sự đa dạng trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh, một nhà thơ có
phong cách sáng tác tài hoa, độc đáo. Qua đó thấy được giá trị của bút pháp nghệ thuật
trong thơ, nhất là giá trị của bút pháp thi trung hữu họa.


Thứ hai, qua cơng trình này chúng tơi cũng muốn góp phần vào việc cung cấp
thơng tin và định hướng cho cơng tác giảng dạy thơ ca Hồ Chí Minh nói chung và tập thơ
Nhật kí trong tù nói riêng trong chương trình Ngữ Văn trung học phổ thơng. Đặc biệt là
thể hiện cách nhìn nhận biện chứng hơn về bút pháp trong tập thơ này; nhằm bổ sung một
lượng kiến thức cần thiết về thơ Bác cho người giáo viên tương lai, để giảng dạy tốt hơn
các tác phẩm trong tập thơ này.
Cuối cùng, qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tơi cũng muốn thử sức mình
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Đây là một việc làm quan trọng để chúng tơi có thể
tự đánh giá năng lực phân tích và khả năng viết lách của mình.

4.

Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài chúng tôi chỉ khảo sát một đối tượng duy nhất là tập thơ Nhật kí trong tù

của Hồ Chí Minh. Trong đó chúng tơi chỉ tập trung đi vào các bút pháp nghệ thuật và
dừng lại ở bút pháp thi trung hữu họa.

5.


Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài thi trung hữu họa trong Nhật Ký Trong Tù là một đề tài cũng không phải

mới mẻ đối với người viết. Cũng có khá nhiều nhà nghiên cứu nói đến, nhưng phần lớn là
tổng quát chung về nghệ thuật. Còn ở đây người viết phải đi sâu hơn về bút pháp nghệ
thuật thi trung hữu họa trong tập thơ Nhật Ký Trong Tù, một vấn đề nhỏ trong phong cách
nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Cho nên, để làm sáng tỏ vấn đề này, người viết đã vận dụng
các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,…nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống vấn
đề do mục đích u cầu đặt ra. Trong đó vấn đề phân tích sẽ là phương pháp chủ yếu
trong q trình nghiên cứu về đề tài này.


PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái quát nghệ thuật thơ Đường
Văn hóa đời Đường là đỉnh cao của văn hóa nhân loại vào thế kỉ VII – X. Thơ
Đường là đỉnh cao của văn hóa Đường bên cạnh hội họa, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc...
Thơ Đường cô đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng. Khơng chỉ do các thủ pháp nghệ thuật
truyền thống tạo nên mà còn do một số nguyên tắc biểu hiện được coi trọng như là “thi
luật”. Luật thi là thể thơ phù hợp với việc thể hiện tâm tình của con người vũ trụ-con
người có nhu cầu thấy mình thống nhất với ngoại giới, trong tâm hồn có sự hịa điệu như
sự hịa điệu của thế giới. Bài luật thi như một “bức họa” xét về mặt không gian, đồng thời
cũng giống như một bản nhạc xét về mặt âm hưởng, tiết điệu, hoàn hồi trong thời gian.
Thơ phát khởi từ trái tim, do đó khuynh hướng hướng nội và trữ tình trở thành dòng mạch
chủ yếu của thơ Trung Quốc. Thơ là sự bộc bạch xung động của con tim, nhưng ln kín
đáo và có chừng mực. Theo người Trung Hoa đã là thơ thì phải ngắn, muốn thơ dài tức là
tự mâu thuẫn với mình, vì thơ chỉ để diễn tả một lúc xuất thần, mà cảm xúc sẽ biến mất

khi ta ráng chép cho nó dài ra. Thơ phải cho ta thấy cả một bức tranh trong một nét và
phải diễn tả một triết lý trong vài hàng, một ý nghĩa sâu sắc chỉ trong vài chữ vì họa là


tính bản thể của thơ, mà chữ viết Trung Hoa vốn tượng hình, cho nên văn ngơn Trung
Hoa tự nhiên đã là nên thơ rồi. Viết tức là vẽ, nên phải tránh những cái trừu tượng, những
cái không thể vẽ được như những cái ta trông thấy, nhưng càng văn minh thì càng nhiều ý
niệm trừu tượng. Cho nên ngơn ngữ Trung Hoa, ít nhất là trong hình thức chữ viết đã
thành một thứ ám hiệu gợi những ý nhị; và cũng do đó mà thơ Trung Hoa vừa gợi ý vừa
cô đọng, chỉ muốn dùng chữ như nét họa để biểu lộ một cái gì thâm thúy, vơ hình. Nó
khơng biện luận, mà nó chỉ gợi cho ta hiểu thơi, nó nói ít, làm thinh nhiều hơn, và chỉ
người phương Đông mới bổ sung được vào chỗ thiếu tương đối đó. Người Trung Hoa
thường nói: “Cổ nhân cho rằng thơ thì phải ý tại ngơn ngoại, người đọc thơ phải tự tìm
ra cái ý đó”[21;tr.36].
Thơ là phải ngắn. Ngắn là do diễn tả một cảm hứng xuất thần lóe sáng trong chốc
lát. Thơ gắn với hội họa vốn là bản tính của chữ viết Trung Hoa. Mà thơ là họa bằng lời,
họa là thơ không lời. Chữ Trung Hoa dần biến thành ám hiệu của một ý niệm thâm thúy,
gợi ra cái ý tại ngôn ngoại. Mà chủ yếu là thơ cảm hứng trữ tình và được thể hiện bằng
loại tứ tuyệt, chưa bao quát loại thơ tự sự thường được thể hiện dưới dạng cổ phong hay
bài luật, loại này thường rất dài. Có điều thơ tứ tuyệt vẫn là dạng phổ biến nhất của thơ
Đường, và cũng là dạng tiêu biểu nhất về mặt cảm hứng, cấu tứ và thủ pháp biểu hiện.
Cấu tứ là con đường hình thành tứ thơ. Mà thơ là sự thăng hoa của cảm xúc, nhưng thơ
Đường – hay thơ cổ Trung Quốc và các dân tộc gần gũi, có cách hình thành tứ thơ riêng.
Một bài thơ được coi là có tứ thơ khi ý tưởng, cảm xúc nhà thơ được thăng hoa thành một
hình tượng, một xúc động có khám phá độc đáo và thú vị. Thơ Đường có cách “Chiếm
hữu hiện thực” riêng, đó là “Xác lập tính đồng nhất của các hiện tượng mà giác quan cho
là đối lập” [21;tr.38].
“Thơ Đường nhằm khám phá sự thống nhất mà chủ yếu là sự giao cảm giữa con
người và thiên nhiên, tạo lập những tri kỉ tri âm mới. Cách cấu tứ nhằm khám phá sự
thống nhất ấy đã xóa đi mọi ranh giới ngăn cách, tạo ra cái âm vang sâu lắng của thơ

Đường” [21;tr.38].
Cũng chính vì nhằm khám phá sự thống nhất, đạt đến sự giao cảm cho nên thơ
Đường thường chỉ gợi lên các mối quan hệ, và qua liên tưởng mà người đọc sẽ cảm nhận
được những ý niệm. Hầu như các nhà thơ Trung Quốc khi làm thơ đều vận dụng thao tác


tư duy: “gợi âm thanh, đường nét và lấy đó để tô điểm cho ý thơ. Mà chữ Hán được cấu
tạo theo nguyên tắc hội họa (tượng hình) âm nhạc (tượng thanh) và biểu tượng (hội
ý)”[21;tr.25]. Và cả luật bằng trắc cũng tận dụng tính chất đa thanh của chữ Hán cũng
như cái lối gieo tự nhãn gợi lên điểm nhìn và tiết tấu âm nhạc của thơ cổ đều nhằm đạt
đến sự vang vọng của nhạc và họa trong thơ.
Cịn phương pháp biểu hiện một phần là do khn khổ gọn nhẹ, một phần là do
cách cảm hứng cho nên thơ Đường thường chỉ chú ý đến gợi mà khơng tả, gởi gắm mà
khơng phân tích. Khi ta đọc một bài thơ Đường, đặc biệt là thơ tứ tuyệt bốn câu năm chữ
hoặc là bảy chữ chẳng hạn, có khi ta phải lắng nghe cái âm vang để mà có thể cảm nhận
hình tượng chung của bài thơ chứ không phải là dựa vào chi tiết ngôn ngữ cụ thể. Mặt
khác, cũng do truyền thống gắn bó giữa thi, nhạc, họa, một bài thơ Đường hay thì bao giờ
nó cũng gợi lên được những âm thanh và đường nét, và cũng chính vì thế đã tạo nên âm
vang sâu xa của thơ Đường. Mà xét về đặc điểm thì thơ Đường có một số đặc điểm:
“Trong cách cảm nhận: thơ Đường chú ý khám phá sự thống nhất, sự giao cảm
mà trước hết là sự thống nhất giữa con người và thiên nhiên.
Trong cách cấu tứ: cái “tôi” trữ tình thường hịa lẫn trong thiên nhiên và ngoại
cảnh.
Trong cách biểu hiện: ba yếu tố thi, nhạc, họa thường quấn quyện làm một.
Về cấu trúc: bài thơ Đường thường gọn nhẹ, cô đúc về vận, niêm, luật, đối, bố cục
và ngôn ngữ gợi nhiều hơn tả, ý tại ngôn ngoại”[2;tr.184].
Thiên nhiên trong thơ Đường khơng phải chỉ có bầu trời mà có khi là núi cao, sơng
dài, mây trùng điệp... Có khi là cành liễu non, một đóa hoa, một ngọn cỏ âm thầm... Cũng
có khi là mang dấu vết con người như thành quách, lâu đài, ruộng vườn, chùa chiền... Có
khi là giới tự nhiên như là vầng trăng, cơn mưa, ngọn gió, giọt sương. Có điều là hầu như

nó đều được hiện lên như những nét phác họa với mảng màu đậm nhạt của tranh thủy mặc
những đường nét chấm phá vừa đủ để gợi liên tưởng mà không phải là một bức tranh bày
sẵn trước mặt với màu sắc và đường nét chi tiết cụ thể.
Thiên nhiên đó khơng hồn tồn im lặng nhưng cũng thường xa vắng tĩnh mịch.
Âm thanh trong thơ Đường thường là tiếng chuông chùa xa, tiếng mưa rơi, tiếng sáo mục
đồng, tiếng côn trùng rỉ rã. Tác giả hầu như chỉ cảm nhận cái vang vọng nhiều hơn là


miêu tả. Thế giới thơ Đường rất thoáng nhẹ và có cái gì sâu lắng. Một tiếng chim ríu rít
đã làm nhân vật trữ tình giật mình tỉnh mộng (Xuân hiểu của Mạnh Hạo Nhiên, Xuân oán
của Kim Xương Tự). Thiên nhiên mơ màng, tĩnh lặng của thơ Đường không đáp ứng yêu
cầu phân tích miêu tả nhưng lại khơi gợi khả năng liên tưởng xa hơn và đặc biệt gợi tình
cảm sâu hơn.
Khởi hứng từ thiên nhiên, tìm kiếm mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên là
đặc điểm phổ biến trong cấu tứ thơ Đường. Có những bài thường lấy đề tài vịnh cảnh,
thiên nhiên là đối tượng chiêm nghiệm trực tiếp. Nhưng có những bài thiên nhiên có khi
chỉ là cái cớ để khơi nguồn cảm xúc chứ không miêu tả cảm xúc:
贈 別 - 其二 (杜牧)
多情卻似總無情
唯覺樽前笑不成
蠟燭有心還惜別
替人垂淚到天明
“Đa tình khước thị tổng vơ tình
Duy giác tơn tiền tiến bất thành
Lạp chúc hữu tâm hồn tích biệt
Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh”.
(Tặng biệt-Đỗ Mục)
Thiên nhiên có đơi khi là đối tượng chiêm nghiệm để từ đó suy ngẫm về cuộc đời.
Có khi là bối cảnh cho tâm tư con người, bài Nhị Sứ An Tây – Vương Duy:
渭 城 朝 雨 浥 輕 塵,

客 舍 青 青 柳 色 新。
“Vị Thành triêu vũ ấp khinh trần
Khách xá thanh thanh liễu sắc tân...”
Dịch nghĩa:
“Đất Vị Thành mưa sớm thấm làn bụi nhẹ,


Nơi quán khách liễu mới đổi màu xanh rờn”.
(Tiễn bác hai Nguyên đi sứ An Tây)
Thiên nhiên đượm màu sắc chia li, nói hộ tâm tư con người tiễn biệt. Có khi thiên
nhiên là đối tượng so sánh để làm nổi bật tâm trạng. Có khi là so sánh đối nghịch. Các
nhà thơ Đường không bao giờ đứng ở vị trí chủ thể để miêu tả chiêm nghiệm thiên nhiên
như khách thể. Trong thơ, “lên cao để trông xa (đăng cao vọng viễn), lấy chiều rộng để
nói chiều cao hầu như là một sự cảm nhận tự nhiên chứ không hề xuất phát từ sự tính
tốn mang tính chất máy móc”[21;tr.41].
“Phong cấp, thiên cao viên khiếu ai
Chử thanh, sa bạch, điểu phi hồi
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,
Bất tận trường giang cổn cổn lai”.
(Đỗ Phủ-Đăng cao)
Không gian, thời gian với con người như cá với nước, tự nhiên. Vũ trụ, vạn vật,
cây cỏ cũng là cái nhà, cái áo của con người, không phải là vật dị biệt. Thơ Đường là thơ
của thời kì mà đạo Nho khơng ngự trị độc tôn mà Phật, Lão đều thịnh. Trong thơ Đường
hiếm thấy một bài thơ sống động, rạng rỡ, đầy màu sắc và âm thanh như bài Thái liên
khúc của Lí Bạch:
“Hà điệp, la quần nhất sắc tài
Phù dung hướng kiểm lưỡng biên khai
Loạn nhập trì trung khan bất kiến
Văn ca thủy phác hữu nhân lai”.
Dịch:

“Quần lụa, sen xanh một sắc tươi
Phù dung ánh má, cả hai cười
Trong ao thấm thoắt khơn tìm bóng
Vẳng tiếng ca, nghe biết có người”.
Bài thơ đã đồng nhất người với hoa sen, lột tả được vẻ đẹp lộng lẫy thần tiên của
hoa và người. Hoa và người cả hai cộng hưởng tạo nên một đất trời đầy hoa.


Tóm lại, một trong những đặc điểm cấu tứ của thơ Đường là hướng tới sự giao hòa
giữa thiên nhiên và ngoại cảnh. Đặc điểm này khơng chỉ có thơ Đường mà thơ cổ Trung
Quốc và Việt nam đều có.
Thơ Đường đã thăng hoa được cái chân thật mộc mạc của Kinh thi, cái bay bổng
và trang nhã của Sở từ, cái hào sảng của Hán nhạc phủ, được chắp cánh bởi tư duy cởi mở
của thời Phật thịnh cũng như sự hồn chỉnh về ngơn ngữ, tiết điệu, kết cấu thơ mà bước
vào thời đại hoàng kim của thơ ca. Thi, nhạc, họa là ba yếu tố cùng đến và cùng tỏa sáng
trong sáng tác thơ. Hội họa truyền thống và nguyên tắc lấy cao nói rộng, lấy rộng nói cao
trong thơ. Âm vang nhiều chiều do thi, nhạc, họa phối hợp.

1.2 Khái niệm thi trung hữu họa
Thi trung hữu họa nghĩa là trong thơ có họa. Nói cách khác, trong tác phẩm thơ ca,
ngơn từ có tác dụng khơi gợi liên tưởng một bức tranh gồm cảnh tượng, hình ảnh, màu
sắc, đường nét, hình khối,… rất tinh tế.
Thi trung hữu họa là một nguyên tắc sáng tác quan trọng mà các nhà thơ cổ điển
Trung Quốc và Việt Nam thường nhắc đến. Ở hội họa khả năng ghi nhận sự phong phú
của bức tranh thiên nhiên và đời sống thơng qua bố cục khơng gian chặt chẽ.
Muốn trình bày ý cảnh một cách sinh động, muốn biến các hình ảnh chỉ tồn tại bên
trong tinh thần, thơ cổ điển cần nhờ tới phương thức biểu đạt của hội họa.
Ở thời Tống, tính thơ trong họa, tính họa trong thơ rất được nhiều người chú ý.
Trương Giới đã bình luận hai câu thơ trong Tuế hàn đường thi thoại: “Tái vân đa đoạn
tục, biên nhật tiểu quang huy” trong bài thứ 18 của chùm 20 bài thơ Tần Châu tạp thi của

Đỗ Phủ là: “hai câu thơ đã vẽ nên phong cảnh biên tái” (thử lưỡng cú họa xuất biên tái
phong cảnh dã).
Sau đó Dương Vạn Lý, Phạm Thành Đại cũng nói đến tính họa trong thơ. Nhưng
nổi tiếng nhất là lời bình của Tơ Đơng Pha về Vương Duy: “Đọc thơ Ma Cật thấy trong
thơ có họa, xem tranh Ma Cật, thấy trong tranh có thơ. Thơ rằng “Khe xanh đá trắng lộ.
Ngọc xuyên lá đỏ thưa, đường non mưa chẳng đến, ướt áo màu xanh xưa”. Tô Đơng Pha
nhìn thấy đặc điểm của hội họa trong thơ và đặc điểm thơ trong tranh Vương Duy. Đó
chính là sự thâm nhập vào nhau giữa thi và họa. Hay đó là sự dung hợp giữa thơ và họa
thơ trong họa, họa trong thơ hoặc là: “thi họa nhất trí”, “thi họa nhất luật”, “thi họa hợp


bích”. Thi là họa có lời, họa là thơ khơng lời. Chữ Hán với các nguyên tắc cấu tạo tượng
hình, tượng thanh, hội ý là biểu tượng của thơ ca.
Sự hình thành một bài thơ là cả một quá trình rất phức tạp, nó bắt đầu từ những
tình cảm nảy sinh trong tâm làm cho cảm hứng trỗi dậy. Và đồng thời những hình ảnh có
thật trong thực tế sẽ khơi gợi liên tưởng, nhắc nhở các hình ảnh có sẵn trong tiềm thức,
trong kho kinh nghiệm sống của các nhà thơ, và cũng chính nhờ đó, mà những ý tưởng
mơng lung, mơ hồ ban đầu dần dần hình thành và sáng rõ giúp nhà thơ tìm được cái tứ
thích hợp, độc đáo cho thơ của mình. Vì thế, mà tứ thơ được hình thành là do kết quả của
sự xun thấm, hịa hợp giữa cảnh và tình, giữa ý tưởng và những hình ảnh thực tế khách
quan.
Trong văn học, thì tính tạo hình là việc dùng các yếu tố và phương thức tạo hình
như màu sắc, ánh sáng, hình khối, đường nét bằng ngôn ngữ để xây dựng nên hình tượng
văn học. Mà những yếu tố hình thức giàu chất tạo hình, như hình ảnh, sắc màu, ánh sáng
nhà thơ coi đó là yếu tố quan trọng trong văn học. Về hình ảnh, thì Xn Diệu có nói:
“Thơ nói bằng nhạc điệu và hình ảnh, mà tơi xin nhắc lại, theo ý tơi, hình ảnh là mãnh
liệt nhất” (Bàn về thơ, 1991). Trong thơ, vì cảm xúc là vơ hình, cho nên phải nhờ đến
những điểm tựa hữu hình để mà tồn tại. Cũng chính vì vậy, mà hình ảnh xuất hiện rất
nhiều để mà diễn đạt ý và cảm xúc. Ví dụ như: để diễn tả cảm giác cơ đơn, lẻ loi của con
người, Lí Bạch tả con thuyền bé nhỏ dần tan biến trên dòng Trường giang chảy cuồn cuộn

ngang trời hay Chế Lan Viên đã dùng hình ảnh tinh cầu giá lạnh, vì sao trơ trọi cuối
trời… Chính những hình ảnh đó đã góp phần tái tạo lại một thế giới như đã từng có trong
hiện thực.
Mà cũng chính nhờ vào cái nhìn thế giới bằng con mắt hội họa với sự nhạy cảm về
màu sắc sẽ giúp cho nhà văn, nhà thơ miêu tả thế giới một cách tinh vi. Thế giới được tạo
nên từ vô số kết hợp màu sắc và ánh sáng. Sự cảm nhận chân xác về màu sắc và ánh sáng
sẽ tạo nên những bức tranh tuyệt diệu không chỉ đối với họa sĩ mà với ngay cả nhà văn:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
… Đầu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.


(Thế Lữ)
Cảm hứng về màu sắc cũng là cội nguồn của cảm hứng văn học, tạo xúc cảm thẩm
mĩ. Màu sắc không những là phương tiện để miêu tả thế giới mà cịn là phương tiện để thể
hiện cái nhìn nghệ thuật đối với cuộc đời, mang sắc màu thời đại và cá tính. Màu sắc có
thể giàu nghèo, đậm nhạt, thực ảo… phụ thuộc hồn tồn vào cái nhìn của người nghệ sĩ.
Và sự miêu tả ấy góp phần tạo lập khơng gian. Nếu như chất tạo hình rõ nét, sẽ tạo được
khơng khí, màu sắc và nhịp điệu cuộc sống. Bơđơle đã nói thế này: “Trong màu sắc, có
sự hài hịa và giai điệu”. Cảm thức về khơng gian là một cảm thức lớn của con người về
sự tồn tại của mình trong vũ trụ.
Sự cân xứng của hội họa là tiêu chuẩn của văn. Tiêu biểu có Tuyệt cú- Đỗ Phủ:
“Hai cái oanh vàng hót trong liễu biếc
Một đàn cò trắng cất cánh tận trời xanh
Song cửa sổ đọng tuyết Tây Lĩnh hàng ngàn năm
Trước cửa muôn thuyền Đơng Ngơ đến đỗ”.
Đây là bài có màu sắc rực rỡ, sáng chói, tinh khơi, hình ảnh có xa có gần, tầng tầng
lớp lớp. Và ta có thể khẳng định, tính đối xứng là một nguyên tắc của thơ ca từ cổ chí
kim.

Hội họa làm cho văn chương trở nên mĩ lệ tức là thanh và nét vẽ đều sáng, đều tỉnh
thì sắc thái văn chương bay vọt lên.
Với một bài thơ ngắn gọn, thì các thao tác lựa chọn và tổ chức hình ảnh càng có ý
nghĩa quan trọng trong việc thể hiện thế giới và đời sống con người ở dạng thức cô đọng,
tinh túy nhưng sức khái quát thì lại rất cao.
Người đời Đường rất đề cao hội họa và thơ Đường đặc biệt ưu tiên cho thị giác,
cho nên khi ta đọc một bài thơ (luật thi hay tuyệt cú) thì ta có cảm giác giống như xem
một bức tranh. Nhạc điệu thơ Đường tuy khơng đa dạng phong phú nhưng mà rất là hài
hịa vì thế khơng thể thay đổi được. Thơ Đường khơng miêu tả mà thể hiện một sự chiêm
nghiệm, vẽ lại một ấn tượng.

1.3 Vai trò – tác dụng của bút pháp thi trung hữu họa
Thi trung hữu họa có vai trò rất quan trọng trong sáng tác, đặc biệt trong sáng tác
của các nhà thơ cổ điển Trung Quốc và Việt Nam. Đây là một nguyên tắc mà họ thường


nhắc đến trong quá trình sáng tác của mình. Họ nhìn thấy ở hội họa cái khả năng ghi nhận
sự phong phú của bức tranh thiên nhiên và đời sống thơng qua bố cục khơng gian chặt
chẽ. Trong đó, ở mỗi chi tiết đều có thể được cảm nhận một cách sống động, dù xu hướng
tượng trưng hóa vẫn là xu hướng chủ yếu của thơ ca cổ điển.
Các nhà thơ muốn trình bày ý cảnh một cách sinh động, muốn biến các hình ảnh
chỉ tồn tại bên trong tinh thần, thơ cổ cần nhờ đến phương thức biểu đạt của hội họa. Mà
thơ muốn diễn đạt được hết ý của họa thì là vấn đề khơng phải dễ, vì thơ là nó phải chấp
nhận hạn chế do chất lượng thể hiện gây ra. Thơ diễn đạt cùng lúc các quan hệ giữa
những chi tiết tạo hình thành một bức tranh tổng thể thì tính hình tuyến của ngơn ngữ
khơng cho phép mà phải diễn đạt từng chi tiết một. Nhưng, việc tái hiện quan hệ hiện thực
những chi tiết, hình ảnh từ đời sống vào trong thơ thì quả là khó hơn hội họa rất nhiều.
Tuy nhiên, đối với thơ thì nó cũng có cách khắc phục khó khăn riêng của thơ. Thơ cổ
thường gợi hứng từ thiên nhiên. Nhưng, điều nhận thấy rõ nhất là hầu như nó chỉ hiện
diện như một nét phác họa mờ ảo của tranh thủy mặc – những đường nét chấm phá vừa

đủ để gợi liên tưởng mà không phải là những bức tranh với đầy đủ màu sắc và đường nét
chi tiết.
Các chi tiết, hình ảnh phải có sức khơi gợi, liên tưởng hoặc gây ấn tượng mạnh để
qua chúng, ta có thể hình dung được bức tranh tồn cảnh. Một đơi bướm đang bay chấp
chới bên ô cửa sổ sớm mai có thể khơi gợi cả một vùng trời xuân đầy hoa lá, tươi vui.
Đây không phải chỉ là cảnh mà cịn là tình, tâm trạng, cái nhìn trong sáng, ấm áp của nhà
thơ khi phát hiện ra vẻ đẹp đời sống (Xn hiểu – Trần Nhân Tơng). Con đị cơ đơn gối
đầu lên bãi cát mà ngủ trong Trại đầu xuân độ (Cô chu trân nhật các sa miên) của
Nguyễn Trãi là các hình ảnh quen thuộc, giản dị nhưng lại có sức khơi gợi những liên
tưởng phong phú và có khả năng phác họa cái nhìn bao qt về sự vắng lặng, quạnh quẽ ở
thôn quê.
Và đây cũng chỉ là những nét phác nhanh, gọn, sắc sảo hơn là sự tô vẽ tỉ mỉ và
nếu bốn câu thơ chỉ để tả cảnh thì yếu tố cảm xúc, tâm trạng của con người khó có thể bộc
lộ qua câu chữ. Các yếu tố này thường ẩn sau nét hài hòa, trong sáng hay buồn bã thê
lương của cảnh vật.


Thao tác chủ yếu vẫn là chọn lọc một cách tinh tế vài chi tiết của sự vật, sự việc,
con người để khơi gợi cái nhìn bao quát về đối tượng. Các chi tiết ít ỏi này như vài đường
nét trong bức tranh ký họa đơn giản chỉ nhằm ghi lại cái thần của cảnh vật, con người và
nhân đó, có thể hé mở phần nào miền tâm trạng sâu kín của nhà thơ.
Ánh trăng là hình ảnh mà các nhà thơ xưa thường hay sử dụng. Trong không gian
đêm bao la, quạnh quẽ, ánh trăng sáng trở thành một tiêu điểm thu hút sự chú ý của người
thức đêm, trăn trở một nỗi niềm, cho nên đối với các bài thơ ngắn gọn miêu tả không gian
đêm, một ánh trăng thôi cũng đủ khắc họa sự sinh động của cảnh vật. Ánh trăng như một
điểm nhấn gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ sức tỏa sáng và sự nổi bật của nó trong đêm tối
nên các nhà thơ cổ điển Việt Nam thường tỏ ra rất tâm đắc với những phát hiện về vẻ đẹp
lung linh khác thường do ánh trăng mang lại: Ánh trăng vừa mọc trên cành hoa quế trong
bài thơ Nguyệt của Trần Nhân Tông (Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ); một vầng trăng
mà thứ ánh sáng của nó có thể làm kinh động lịng người khách trọ lâu ngày (Dạ nguyệt

thiên kinh cửu khách tình) trong “Thôn xa thu châm” của Nguyễn Trãi; một mãnh trăng
lạnh vút lên trên bầu trời; trong “Tam canh nguyệt” của Lê Thánh Tơng (Nhất phiến hàn
quay thướng bích tiêu). Ánh trăng trong bài “Ngẫu hứng II” của Nguyễn Du là một chi
tiết ánh sáng rất đặc biệt. Nó bị che khuất bởi bóng râm cây cối nên dường như không thể
tỏa sáng rạng rỡ mà thu nhỏ lại, đơn độc, lạnh lẽo như chính thân phận ly hương của nhà
thơ:
“Lơ hoa sơ bạch cúc sơ hồng
Thiên lý hương tâm cộng dạ trường
Cưỡng khởi thôi song vọng minh nguyệt
Lục dương trùng điệp bất di quang”.
Ánh trăng xuất hiện trong các trường hợp trên như ở câu khởi, chuyển hoặc kết. Ở
vị trí câu khởi là ánh trăng vằng vặc tỏa ra thứ ánh sáng thao thức và lạnh lẽo trên bầu trời
đêm không chỉ khơi gợi một cách tinh tế các yếu tố thời gian, khơng gian mà cịn xác định
hoàn cảnh, sự khởi phát tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Cịn ở vị trí câu chuyển
hoặc kết, thì sự xuất hiện của ánh trăng thường đánh dấu sự chuyển hướng trong suy
tưởng nhà thơ hoặc làm cho bức tranh thơ đang chìm trong đêm tối đột ngột bừng sáng và
miền tâm trạng u khuất vì vậy cũng đột ngột mở rộng.


Người làm thơ cũng thường chú ý đến các chi tiết âm thanh khi miêu tả những
khung cảnh vắng lặng, nhàn nhã. Giữa khơng khí tĩnh mịch, tiếng mưa rơi, tiếng sáo
thuyền câu, tiếng chng chùa hay tiếng chim hót dễ tạo sự chú ý và những ấn tượng
mạnh mẽ. Chỉ cần một âm thanh xa vắng, mơ hồ thôi là cũng đủ gợi được sự yên ắng của
khung cảnh, nhất là trong những đêm thức trắng của thi nhân.
Nguyễn Trãi lắng nghe tiếng chim đỗ quyên giục xuân già (“Đỗ vũ thanh trung
xuân hướng lão” – Mộ xuân tức sự ).
Nguyễn Du tả tiếng đàn tỳ bà theo nước vọng đến (“Tỳ bà thanh tự thủy trung lai”
– Thương Ngơ Trúc chi ca); Nguyễn Khuyến thì hết sức tinh tế khi lắng nghe tiếng rơi
khẽ khàng của chiếc lá theo gió thu bay đến:
秋夜有感

山 河 寥 落 四 無 聲,
獨 坐 書 堂 看 月 明。
何 處 秋 風 吹 一 葉,
引 來 無 限 故 園 情。
“Sơn hà liêu lạc tứ vô thanh,
Độc tọa thư đường khán nguyệt minh.
Hà xứ thu phong xuy nhất diệp,
Dãn lai vô hạn cố viên tình”.
(Thu dạ hữu cảm)
Những âm thanh xa vắng, mơ hồ cũng là những điểm nhấn nổi bật trong khung
cảnh tịch mịch, quạnh quẽ. Chúng đánh thức, khơi dậy những nỗi niềm u ẩn, khó nói,
giúp nhà thơ bộc bạch cảm xúc sâu lắng mà không cần dùng những câu chữ bởi người đọc
cũng sẽ vận dụng chính cảm xúc của họ khi lắng nghe, bằng tưởng tượng và kinh nghiệm,
những âm thanh đó để hiểu được cảm xúc, tâm trạng nhà thơ. Mà thơ thì đặc biệt hạn chế
sử dụng chi tiết cho nên mỗi hình ảnh chi tiết được chọn lọc không đơn giản chỉ là sự ghi
nhận trung thực một nét đẹp đời sống mà còn phải thể hiện những phát hiện độc đáo, suy
tưởng sâu sắc của nhà thơ trong quá trình khám phá vẻ đẹp phong phú, sinh động đó.


Từ một hồn cảnh đặc biệt hay một góc độ nhìn mới mẻ, nhà thơ chợt có những so
sánh thú vị, đầy bất ngờ về các sự vật, hiện tượng vốn quen thuộc và có nhu cầu ghi lại
những phát hiện, những cảm xúc nóng hổi đó bằng vài dịng thơ ngắn gọn. Chúng làm
phong phú thêm nhận thức và cả cảm xúc thẩm mỹ của chúng ta về sự mới mẻ của những
điều đã biết.
Bài thơ của Cao Bá Quát cũng trình bày một liên tưởng khá táo bạo khi ca ngợi vẻ
đẹp thiên nhiên:
“Giang tự mỹ nhân thanh luyện đái
Sơn như túy khách bích hoa bơi
Tương khan phong nguyệt câu vô tận
Chỉ khủng thi ông bất khẳng hồi”.

(Ninh Bình đạo trung)
Bài thơ nhỏ gọn thường phù hợp với nhu cầu trình bày hàm súc những khám phá
bất ngờ, những kết luận giàu chất suy tưởng về thế giới và đời sống thông qua lối tư duy
độc đáo, bất ngờ của những ý tưởng mà còn nhờ vào cách trình bày các ý tưởng đó trong
dạng thức ngắn gọn, hàm súc, giàu chất điểm ngộ hơn là luận thuyết dài dịng.
Rất ít chi tiết, hình ảnh nhưng một bài thơ ngắn khơng phải vì thế mà kém phần
sinh động và không thể miêu tả sự phong phú của cảnh hay tâm trạng con người. Mặc dù
các chi tiết ít ỏi nhưng nó thường được tinh lọc bằng cái nhìn rất là tinh tế và là những
phát hiện nhạy bén của nhà thơ. Chúng có sức gợi, khả năng mở rộng trường liên tưởng
đồng thời qua đó cũng sẽ giúp người đọc hình dung được một bức tranh tồn cảnh ẩn phía
sau câu chữ hạn hẹp.
Phép đối cũng là một trong những cách thức mà thơ Đường luật vận dụng để phản
ánh quan hệ tương đồng và tương phản giữa các chi tiết trong cảnh. Trong các mối quan
hệ đó trên cơ sở vận dụng phép đối thì nó mang ý nghĩa biểu trưng. Mà câu thơ đối xứng
ở đây nó nhấn mạnh quan hệ tương ứng về khơng gian, thời gian và đồng thời qua đó
khắc họa cái nhìn toàn cảnh bức tranh thiên nhiên mà người làm thơ thường hay chú
trọng. Một bức tranh được tạo thành bởi sự tương tác của các chi tiết đối xứng miêu tả
viễn và cận cảnh, chỉ cần một câu thơ ngắn gọn thơi vẫn có thể gợi được một bố cục
khơng gian tồn cảnh, một cái nhìn bao qt về đối tượng cần miêu tả.


Tính chắp khúc của thơ ngơn ngữ tượng hình là môi trường thuận lợi để cấu trúc
đối xứng phát huy tác dụng tổ chức quan hệ giữa các chi tiết của cảnh vào bố cục khơng
gian có tính trực quan. Bên cạnh đó cách tổ chức hình ảnh đối xứng qua một mặt phẳng
cũng là yếu tố không thể thiếu trong cấu tứ bài thơ. Thông qua một tấm gương hay mặt
nước trong vắt, sự phản chiếu khiến cho toàn bộ hình ảnh hay hình ảnh trung tâm trong
bài thơ sẽ được nhân đôi. Khi làm thơ với dung lượng ngắn gọn, thì các nhà thơ thường
quan tâm đến sự phản chiếu, đến “bóng”, “ánh nước”, đến sự hịa quyện của bầu trời và
dịng sơng… Mà hình ảnh mặt nước và sự phản chiếu luôn tạo ra một không gian đặc biệt
rộng lớn, hư ảo. Nó giúp người làm thơ có thể nói rất ít mà vẫn kích thích năng lực tưởng

tượng, cảm thụ, suy ngẫm của người đọc về một thế giới vơ cùng tận do chính nó tạo ra.
Và đó cũng là hình ảnh mà một bài thơ ngắn gọn rất cần và thường sử dụng.
Không những thế mà cách xây dựng một hình ảnh được nhấn mạnh ở thế tương
phản với các hình ảnh khác trong một bài thơ. Cách tổ chức hình ảnh này tập trung làm
nổi bật một yếu tố có tính chất tương phản, đối lập với tất cả các yếu tố khác của hệ thống
tạo thành quan hệ so sánh, đối chiếu giữa động và tĩnh, còn và mất, xưa và nay, sáng và
tối, biến đổi và bất biến. Cũng nhờ vậy mà một bài thơ ngắn gọn có thể nhấn sâu một chi
tiết, một hình ảnh độc đáo, một phát hiện bất ngờ và thú vị về vẻ đẹp của thiên nhiên, đời
sống. Do đó mà chỉ trong một vài lời ngắn gọn thôi tác giả đã mở ngỏ được cái thế giới
sâu kín đằng sau bài thơ. Cho nên, cách tổ chức hình ảnh này rất thường được sử dụng
trong Đường thi và thơ cổ Việt Nam.
Mà thơ là tiếng nói của tình cảm. Tức cảnh sinh tình, một bài thơ hay ln bắt
nguồn từ một hồn cảnh đặc biệt, một thời điểm dồn nhiều xúc cảm nhất. Mặt khác, thơ
cũng cần cô đúc, tinh lọc các chất liệu của đời sống nên người làm thơ hồn tồn có ý
thức trong việc lựa chọn giữa dịng đời xi chảy một thời điểm, mà ở đó, cuộc sống được
thể hiện trong dạng thức đậm đặc và nhiều ý nghĩa nhất.
Nhờ cách lựa chọn, tinh lọc và tổ chức hình ảnh vào các quan hệ tương tác, nhà thơ
đã thành công trong việc nắm cái thần của đối tượng miêu tả, để chỉ cần vài nét chấm phá
tinh tế mà vẫn có thể khắc họa được cái nhìn tồn vẹn về khơng gian, thời gian; thể hiện
được những nét đẹp đặc trưng của cảnh vật thiên nhiên hay khái quát được những quy
luật của thế giới và đời sống con người thông qua những suy nghiệm sâu sắc… Từ một


điểm rất hẹp, nhà thơ có thể mở rộng tầm nhìn, có thể bao qt được bức tranh thiên
nhiên hay là bức chân dung sinh động về số phận của cả một đời người, một triều đại.


CHƯƠNG 2. TẬP THƠ NHẬT KÝ TRONG TÙ
2.1 Vài nét về Hồ Chí Minh và tập thơ Nhật Kí Trong Tù
2.1.1 Tác giả Hồ Chí Minh

2.1.1.1 Cuộc đời
Hồ Chí Minh (19-5-1890) tại Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An. Thời niên thiếu tên
là Nguyễn Sinh Cung. Trong thời kỳ đầu hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc.
Song thân của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Người học
chữ Hán rất sớm tại gia đình, trường Quốc Học Huế. Có một thời gian học trường Dục
Thanh với tên gọi là Nguyễn Tất Thành. Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước tại
Bến Cảng Nhà Rồng. Và từ đó Người bơn ba khắp nơi, đi qua nhiều nước trên thế giới.
11- 1919, Bác đã đưa ra bản “yêu sách của nhân dân An Nam” về quyền bình đẳng, tự do
đến hội nghị Vecxay (Pháp). 1920, Người dự đại hội Tua và là một trong những thanh
niên đầu tiên tham gia sáng lập ĐCS Pháp. Hồ Chí Minh đã tham gia thành lập nhiều tổ
chức cách mạng như Việt Nam Thanh niên đồng chí hội(1925), Hội liên hiệp các dân tộc
bị áp bức Á Đông(1925) và chủ tọa hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong
nước tại Hương Cảng, thành lập ĐCS Việt Nam(3-2-1930). 2- 1941, Hồ Chí Minh về
nước hoạt động và thành lập Mặt Trận Việt Minh trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng
ở trong nước giành thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945. Ngày 2- 9-1945,
Hồ Chí Minh đọc bản “Tun ngơn độc lập” tại Quãng Trường Ba Đình và khai sinh ra
nước Niệt Nam dân chủ Cộng Hòa. 6-1-1946, cả nước tiến hành tổng tuyển cử đầu tiên và
Bác được bầu làm Chủ tịch nước, từ đấy Hồ Chí Minh ln đảm nhiệm những chức vụ
cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đến ngày 2- 9 – 1969, Người đã
qua đời để lại cho dân tộc một di sản, một sự nghiệp văn học vơ cùng to lớn và có giá trị.
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ
chức giáo dục, khoa học và văn hóa liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và tơn Người
là “Anh hùng giải phóng dân tộcViệt Nam, nhà văn hóa lớn”.


2.1.1.2 Sự nghiệp
Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một nghiệp văn chương cách mạng vô cùng
lớn lao về tầm vóc, phong phú và đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách nghệ thuật
sáng tạo. Tác phẩm của Người được viết bằng nhiều thứ tiếng như Pháp, Hán , tiếng

Việt… Và ta có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh chủ yếu trên 3 lĩnh vực:
văn chính luận, truyện và ký, thơ ca.

Văn chính luận
Những tác phẩm văn chính luận Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích
đấu tranh chính trị nhằm tiến vào trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách
mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử. Ngay từ những thập niên đầu thế kỉ
XX các bài văn chính luận với bút danh Nguyễn Ái Quốc đăng trên các tờ báo Người
cùng khổ (Le Paria), Nhân đạo(L’Humanite), Đời sống thơ thuyền (Lavie ouvriere) đã có
tác dụng và ảnh hưởng lớn đến công chúng Pháp đối với các nước thuộc địa. Kêu gọi thức
tỉnh những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung là những nội
dung chủ yếu của tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này. Bản án
chế độ thực dân Pháp đã kết tinh và hội tụ lại tinh thần trên và trở thành một trong những
tác phẩm lớn nhất của Người.
Tuyên ngôn độc lập cũng là tác phẩm chính luận xuất sắc có giá trị lớn lao về
nhiều mặt.
Tiếp nối sự phát triển của lịch sử dân tộc, các tác phẩm chính luận nổi tiếng như:
“Lời kêu goị tồn quốc kháng chiến(1946)”, “Khơng có gì q hơn độc lập tự do(1966)”
đều thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc
biệt. trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Người viết “di chúc”. Bản di chúc
là lời căn dặn thiết tha, chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa mang tính chiến lược trong
hướng phát triển đất nước, vừa thấm đượm tình thương u con người.

Truyện và kí
Trước hết phải kể tập Truyện và kí tập hợp những truyện ngắn và ký của Nguyễn
Ái Quốc viết trong khoảng từ 1922 – 1925. Các truyện ngắn như: Pari(1922), Lời than
vãn của bà Trưng Trắc(1922), Con người biết mùi hung khói(1922), Đồng tâm nhất
trí(1922), Vi hành(1923), Những trị lố hay là varen và Phan Bội Châu(1925), Con



rùa(1925) đều gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Các truyện ngắn thường dựa trên một
câu chuyện có thật và từ đó người viết vận dụng hư cấu, tái tạo để thực hiện dụng ý nghệ
thuật của mình. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp, truyện ngắn “Giấc ngủ
10 năm (1949)” với bút danh Trần Lực là một sáng tác giàu tinh thần lạc quan cách mạng.
Ngoài truyện ngắn, Hồ Chí Minh cịn có những tác phẩm ký được sáng tác với bút danh
khác nhau như Nhật kí chìm tàu(1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện(1963).

Thơ ca
Đây là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh. Có thể
kể đến 3 tập thơ của Người đã được tuyển chọn qua các thời kỳ Nhật kí trong tù với hơn
130 bài, Thơ Hồ Chí Minh (1967) gồm 86 bài và Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh(1990) gồm
36 bài. Trên 250 bài thơ, đó là con số rất có ý nghĩa đối với một đời thơ. Các tác phẩm thơ
của Hồ Chí Minh được viết ra trong nhiều thời điểm, hoàn cảnh lịch sử. Trong đó tiêu
biểu hơn cả là Nhật ký trong tù được viết trong thời gian Người bị giam cầm nhà tù Quốc
dân Đảng tại Quảng Tây Trung Quốc từ ngày 29-8-1942 đến 10-9-1943. Tập thơ có giá trị
lớn lao, chứa đựng những bài học về nhân sinh, đạo lí cho hơm nay và cho cả ngày mai.
Tóm lại, văn thơ Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc tấm lịng giàu yêu thương và tâm
hồn cao cả. Đó là tiếng nói nhân danh người cùng khổ đấu tranh địi quyền sống, nhân
danh một dân tộc bảo vệ quyền độc lập, tự do. Đó là tiếng nói của người cần lao; “người
đi dép lốp cao su” và “Nhà chiến lược” (Katep Yaxin, Angieri) luôn lạc quan tin vào sức
mạnh của chân lí và của con người đang vươn tới Chân - Thiện - Mĩ. Qua di sản văn
chương quý giá đó các thế hệ hơm nay và mai sau có thể tìm thấy những bài học giá trị
tinh thần cao quý.

2.1.1.3 Phong cách sáng tác
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là
người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hồn cảnh thơi thúc,
nhiệm vụ cách mạng u cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng
nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có
giá trị. Những áng văn chính luận sắc sảo, hùng hồn, những truyện ngắn độc đáo và hiện

đại, hàng trăm bài thơ giàu tình đời, tình người, chứa chan thi vị được viết ra bằng tài
năng và tâm huyết. Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc quy luật và đặc trưng của hoạt động văn


×