Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ẢNH HƯỞNG của KIỂU bẫy và độ CAO đặt bẫy lên sự hấp dẫn của PHEROMONE GIỚI TÍNH sâu đục vỏ TRÁI bưởi – DIỄN BIẾN mật số QUẦN THỂ và tỉ lệ gây hại của ở HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VĂN NGUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU BẪY VÀ ðỘ CAO ðẶT BẪY
LÊN SỰ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH SÂU
ðỤC VỎ TRÁI BƯỞI PRAYS SP. – DIỄN BIẾN MẬT SỐ
QUẦN THỂ VÀ TỈ LỆ GÂY HẠI CỦA PRAYS SP. Ở
HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Bảo Vệ Thưc Vật

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Bảo Vệ Thực Vật

Tên ñề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU BẪY VÀ ðỘ CAO ðẶT BẪY
LÊN SỰ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH SÂU
ðỤC VỎ TRÁI BƯỞI PRAYS SP. – DIỄN BIẾN MẬT SỐ
QUẦN THỂ VÀ TỈ LỆ GÂY HẠI CỦA PRAYS SP. Ở
HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG


Giáo viên hướng dẫn:
Ts. Lê Văn Vàng

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Nguyên
MSSV: 3064958
Lớp: BVTV K32

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN TH Ơ
KHOA NÔNG NGH IỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤN G
B Ộ MÔN B ẢO VỆ THỰC VẬT

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật với ñề tài
“ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU BẪY VÀ ðỘ CAO ðẶT BẪY LÊN SỰ HẤP DẪN
CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH SÂU ðỤC VỎ TRÁI BƯỞI PRAYS SP. –
DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN THỂ VÀ TỈ LỆ GÂY HẠI CỦA PRAYS SP. Ở
HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG”
Do sinh viên Nguyễn Văn Nguyên thực hiện
Kính trình lên hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày 7 tháng 4 năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Lê Văn Vàng

i



TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN TH Ơ
KHOA NÔNG NGH IỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤN G
B Ộ MÔN B ẢO VỆ THỰC VẬT

Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ
Thực Vật với ñề tài:

“ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU BẪY VÀ ðỘ CAO ðẶT BẪY LÊN SỰ HẤP DẪN
CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH SÂU ðỤC VỎ TRÁI BƯỞI PRAYS SP. –
DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN THỂ VÀ TỈ LỆ GÂY HẠI CỦA PRAYS SP. Ở
HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG”

Do sinh viên Nguyễn Văn Nguyên thực hiện và bảo vệ trước hội ñồng
Ý kiến của hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp: ...........................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp hội ñồng ñánh giá mức: ...............................................................

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày 7 tháng 4 năm 2010
Chủ tịch Hội ñồng

i


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Ngu yễn Văn Ngu yên

Ngà y, tháng, n ăm sinh: 1988
Dân tộc: Kinh
Tôn Giáo: không
Nơi sinh: Hu yện Lấp Vò, Tỉnh ðồng Tháp
Họ tên cha: Ngu yễn Văn Chứng
Sinh năm: 1964
Họ tên mẹ: Trần Thị Thu
Sinh năm: 1962
Quá trình học tập:
− 1994-1999 : Học tại Trường Tiểu học ðịnh Yên 2, Xã ðịnh Yên,
Hu yện Lấp Vò , ðồng Tháp.
− 1999-2003 : Học tại Trường THCS ðịnh Yên , Xã ðịnh Yên, Hu yện
Lấp Vò , ðồng Tháp.
− 2003-2006 : Học tại Trường THPT LẤP VÒ I, Hu yện Lấp Vò, Tỉnh
ðồn g Tháp.
− 2006-2010 : Học tại Trường ðại học Cần Thơ, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần
Thơ, Ngành Bảo Vệ Thực Vật K32, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng.

ii


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước ñây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nguyên


iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha, mẹ suốt ñời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.
Chân thành biết ơn Ts. Lê Văn Vàng ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ em trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn anh Châu Nguyễn Quốc Khánh trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật
ñã tạo ñiều kiện cho em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Cám ơn các Chú các Bác chủ vườn ñã giúp em thực hiện ñề tài.
Cám ơn các bạn sinh viên lớp Bảo Vệ Thực Vật K32 ñã có nhiều giúp ñỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện ñề tài.
Trân trọng!
Cần Thơ, Ngày 7 tháng 4 năm 2010

Nguyễn Văn Nguyên

iv


MỤC LỤC
Lược sử cá nhân ................................................................................................... ii
Lời cam ñoan....................................................................................................... iii
Lời cảm tạ ........................................................................................................... iv
Mục lục ................................................................................................................ v
Danh sách bảng .................................................................................................. vii
Danh sách hình .................................................................................................. viii
Danh sách kí hiệu viết tắt............................................................................................... ix


Mở ñầu --------------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG I ---------------------------------------------------------------------------------- 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ----------------------------------------------------------------- 2
1. Cây bưởi năm roi ---------------------------------------------------------------------- 2
1.1. Phân loại và tình hình phân bố------------------------------------------------- 2
1.2. ðặc ñiểm thực vật --------------------------------------------------------------- 2
1.3. Kỹ thuật chăm sóc --------------------------------------------------------------- 3
1.3.1. Phân bón--------------------------------------------------------------------- 3
1.3.2. Nước tưới ------------------------------------------------------------------- 4
1.3.3. Cách tỉa tạo tán ------------------------------------------------------------- 4
1.3.4. Xử lí ra hoa ----------------------------------------------------------------- 4
2. SÂU ðỤC VỎ TRÁI BƯỞI PRAYS SP. --------------------------------------------- 4
2.1 Phân loại và ký chủ -------------------------------------------------------------- 4
2.2 Một số ñặc ñiểm sinh học và hình thái ---------------------------------------- 5
2.2.1. Thành trùng ----------------------------------------------------------------- 5
2.2.2. Trứng ------------------------------------------------------------------------ 5
2.2.3. Ấu trùng --------------------------------------------------------------------- 6
2.2.4. Nhộng------------------------------------------------------------------------ 6
2.3. Tập quán sinh sống và gây hại ------------------------------------------------- 6
2.4. Thiên ñịch ------------------------------------------------------------------------ 7
2.5. Biện pháp phòng trị ------------------------------------------------------------- 7
3. PHEROMONE GIỚI TÍNH ------------------------------------------------------------ 8
3.1. Tổng quan ------------------------------------------------------------------------ 8
3.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính ------------------ 9
3.2.1. Phát hiện sự hiện diện và xác ñịnh vùng nhiễm côn trùng ----------- 9
3.2.2. Khảo sát sự biến ñộng quần thể, dự tính dự báo côn trùng gây
hại ---------------------------------------------------------------------------- 9
3.2.3. Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tập hợp--------- 10
3.2.4. Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp quấy rối sự bắt
cặp ---------------------------------------------------------------------------- 10

3.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính tại Việt Nam --- 11
CHƯƠNG II --------------------------------------------------------------------------------- 14
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ------------------------------------------------- 14
1. Phương tiện ------------------------------------------------------------------------------- 14
1.1. Hóa chất--------------------------------------------------------------------------- 14
1.2. Mồi pheromone ------------------------------------------------------------------ 14

v


1.3. Các loại bẫy Pheromone -------------------------------------------------------- 15
1.3.1. Bẫy mái che sản xuất từ Nhật Bản --------------------------------------- 15
1.3.2. Bẫy máy che tự chế -------------------------------------------------------- 15
1.3.3. Bẫy ñứng -------------------------------------------------------------------- 16
1.3.4. Bẫy nằm --------------------------------------------------------------------- 16
1.3.5. Bẫy hình chữ V------------------------------------------------------------- 17
2. PHƯƠNG PHÁP ------------------------------------------------------------------------ 17
2.1. ðánh giá hiệu quả trực tiếp ngoài ñồng của Z7-14:Ald bị ảnh hưởng
bởi hai hợp chất quan hệ (Z)-7-tetradecen-1-ol (Z7-14:OH) và (Z)-7tetradecenyl acetate (Z7-14:OAc) ñối với Prays sp. ----------------------- 17
2.2. Ảnh hưởng của ñộ cao treo bẫy ñến khả năng hấp dẫn bướm Prays
sp. --------------------------------------------------------------------------------- 18
2.3. So sánh hiệu quả bắt bướm Prays sp. giữa các loại bẫy ------------------- 19
2.4. Khảo sát sự biến ñộng mật số quần thể và tỉ lệ trái bị hại do Prays sp.
trên vườn bưởi Năm Roi tại tỉnh Vĩnh Long -------------------------------- 20
CHƯƠNG III -------------------------------------------------------------------------------- 23
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ------------------------------------------------------------ 23
1. ðÁNH GIÁ TRỰC TIẾP NGOÀI ðỒNG CỦA Z7-14:Ald KHI ẢNH
HƯỞNG BỞI HAI HỢP CHẤT QUAN HỆ Z7-14:OH VÀ Z7-14:OAc ðỐI
VỚI PRAYS SP. ----------------------------------------------------------------------------- 23
2. ẢNH HƯỞNG ðỘ CAO ðẶT BẨY ðỂ HẤP DẪN SÂU ðỤC VỎ TRÁI

PRAYS SP. TRÊN VƯỜN BƯỞI NĂM ROI XÃ MỸ HOA, HUYỆN BÌNH
MINH, TỈNH VĨNH LONG. -------------------------------------------------------------- 24
3. HIỆU QUẢ BẮT BƯỚM PRAYS SP. GIỮA CÁC LOẠI BẪY TRÊN
VƯỜN BƯỞI TẠI ẤP MỸ HƯNG, HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH
LONG. --------------------------------------------------------------------------------------- 25
4. KHẢO SÁT SỰ BIẾN ðỘNG MẬT SỐ QUẦN THỂ VÀ TỈ LỆ GÂY HẠI
CỦA BƯỚM SÂU ðỤC VỎ TRÁI BƯỞI PRAYS SP. ------------------------------- 27
4.1. Diễn biến mật số của bướm Prays sp. trên các vườn bưởi tại huyện
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 15/11/2009 ñến 21/3/2010. ----------- 27
4.2 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp. tại xã ðông Thành,
huyện Bình Minh, Vĩnh Long. --------------------------------------------------- 30
4.3 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp. tại xã Mỹ Hòa, huyện
Bình Minh, Vĩnh Long. ----------------------------------------------------------- 31
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ --------------------------------------------- 33
1. KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------- 33
2. ðỀ NGHỊ --------------------------------------------------------------------------------- 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------- 34

vi


DANH SÁCH BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
1. Bảng 2.1: Các nghiệm thức khảo sát sự ảnh hưởng của các hợp chất
quan hệ với hiệu quả chất hấp dẫn của Z7-14:Ald trên bướm Prays sp.
tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ........................................................ 18
2. Bảng 2.2: Các nghiệm thức khảo sát ảnh hưởng ñộ cao treo bẫy ñến khả
năng hấp dẫn bướm Prays sp. tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.. ........ 19
3. Bảng 2.3: Các nghiệm thức so sánh hiệu quả bắt bướm Prays sp. giữa các

loại bẫy ñược khảo sát tại ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Hòa, huyện bình Minh,
tỉnh VL từ ngày 13/12/2009 ñến ngày 10/01/2010 ...................................... 20
4. Bảng 3.1: Hiệu quả hấp dẫn của Z7-14:Ald và hợp chất quan hệ Z714:OAc và Z7-14:OH ñối với Prays sp. xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long từ 23/11/2009 ñến 20/12/2009............................................ 23
5. Bảng 3.2: Số lượng bướm Prays sp. trong thí nghiệm khảo sát ñộ cao của
bẫy tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long .............................. 24
6. Bảng 3.3: Ảnh hưởng của kiểu bẫy lên sự hấp dẫn ñối với pheromone
(1mg Z7-14:Ald/bẫy) với Prays sp. tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long từ 13/12/2009 ñến 17/1/2010 ............................................. 25

vii


DANH SÁCH HÌNH
STT
TÊN HÌNH
TRANG
1. Hình 1.1: Trứng (A), thành trùng của Prays sp (B) ...................................... 5
2. Hình 1.2: Ấu trùng của Prays sp. (A) Ấu trùng bên trong vỏ trái; (B) ấu
trùng tuổi nhỏ; (C) ấu trùng tuổi lớn. ........................................................... 6
3. Hình 1.3: Nhộng của Prays sp ..................................................................... 6
4. Hình 1.4: Trái bưởi bị Prays sp. tấn công: (A) giai ñoạn sớm; (B) giai ñoạn
trễ. ............................................................................................................... 7
5. Hình 2.1: Qui trình ñiều chế mồi pheromone tổng hợp. (A) pheromone
tổng hợp hòa tan trong n-hexane (10 mg/ml); (B) pheromone tổng hợp
ñược nhồi vào tuýp cao su; (C) ñóng gói; (D) tồn trữ .................................. 14
6. Hình 2.2: Bẫy pheromone Nhật Bản ........................................................... 15
7. Hình 2.3: Bẫy pheromone tự chế................................................................. 15
8. Hình 2.4: Bẫy ñứng..................................................................................... 16
9. Hình 2.5: Bẫy nằm ...................................................................................... 16

10. Hình 2.6: Bẫy hình chữ V ........................................................................... 17
11. Hình 2.7: Sơ ñồ lấ chỉ tiêu tỉ lệ trái bị hại trên các vườn theo dõi tại huyện
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long......................................................................... 22
12. Hình 3.1: Biểu diễn mật số bướm sâu ñục vỏ trái bưởi Prays sp. ở ba ñịa
ñiểm, hai ñiểm ở xã Mỹ Hòa (ðiểm B và ðiểm C) và một ở xã ðông
Thành (ðiểm A), huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. ................................. 27
13. Hình 3.2: Thời ñiểm thích hợp (vị trí mũi tên) ñể áp dụng các biện pháp
phòng trừ ñối với Prays sp. trên bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh, Vĩnh
Long ........................................................................................................... 29
14. Hình 3.3: Biểu diễn mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp. tại xã ðông Thành,
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. ............................................................. 30
15. Hình 3.4: Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp. tại xã Mỹ Hòa,
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. ............................................................. 31

viii


MỞ ðẦU
Bưởi Năm Roi là một giống bưởi nổi tiếng của Việt Nam ñược trồng nhiều nơi
ở khu vực ðBSCL. ðặc biệt, ở tỉnh Vĩnh Long diện tích cây có múi là 14500 ha,
nhưng diện tích cây bưởi Năm Roi chiếm tới 7500 ha và tập trung chủ yếu tại huyện
Bình Minh. Còn lại là diện tích cây cam và một số ít quýt ñường ñược trồng ở các
huyện Tam Bình, Trà Ôn,… (theo thống kê của Chi cục Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Vĩnh
Long, 2009). Gần ñây bưởi Năm Roi ñã ñược xuất khẩu sang thị trường của nhiều
nước châu Âu như ðức, Hà Lan, Nga… ñem lại giá trị kinh tế rất cao cho người nông
dân.
Sâu ñục vỏ trái Prays sp. (Lepidoptera: Yponomeutidae) là một trong những
loài gây hại quan trọng nhất trên Bưởi Năm Roi. Theo kết quả ñiều tra của ðinh Công
Huỳnh (2008) thì sâu ñục vỏ trái hiện diện phổ biến trên các vườn bưởi Năm Roi ở tỉnh
Vĩnh Long, ở những vườn bị hại nặng, tỉ lệ bị trái bị ñục/ vườn có thể lên ñến 80%. Kết

quả nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Linh (2008) ñã xác ñịnh pheromone giới tính của
Prays sp. chỉ gồm một thành phần duy nhất là (Z)-7-tetradecenal (Z7-14:Ald). Biện
pháp ñặt bẫy pheromone với mật ñộ 20 bẫy/1.000 m2 (0,5 mg Z7-14:Ald/bẫy; mồi
ñược thay mới 1 tháng/lần) cho hiệu quả phòng trị ñối với Prays sp. khoảng 52,8% ñến
77,1%, tương ñương với việc phun 3 lần thuốc trừ sâu Karate 2.5EC (Lê Kỳ Ân, 2009).
ðể giảm giá thành áp dụng của pheromone giới tính, tuýp nhồi ngoại nhập ñã ñược
thay thế bằng tuýp nhồi ñược sản xuất tại Việt Nam (Lê Kỳ Ân, 2009).
ðề tài: “Ảnh hưởng của kiểu bẫy và ñộ cao ñặt bẫy lên sự hấp dẫn của
pheromone giới tính ñối với sâu ñục vỏ trái bưởi (Prays sp.) - Diễn biến mật số quần
thể và tỉ lệ gây hại của Prays sp. ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” nhằm tìm ra
kiểu bẫy thay thế cho bẫy ngoại nhập; ñộ cao ñặt bẫy hữu hiệu và cơ sở ñể dự tính dự
báo ñối với sự gây hại của Prays sp. trên bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long.

1


CHƯƠNG I

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. CÂY BƯỞI NĂM ROI
1.1. Phân loại và tình hình phân bố
Cây bưởi có tên khoa học là Citrus maxima (Burn Mera) thuộc chi citrus họ
Rutaceae, chúng thuộc nhóm thân gỗ, cao khoảng 5-6 m. Tuổi thọ có thể tới 50 năm,
nhưng hiện nay do sự chăm sóc không tốt, mặt khác chúng bị nhà vườn (chủ yếu là ở
những vườn trồng chuyên canh sản xuất mang tính chất hàng hóa) tìm mọi cách ñể
khai thác triệt ñể như xiết nước, phun, bón hóa chất… ðể xử lý ra hoa trái vụ, ép cây ra
nhiều ñợt hoa, ñợt trái… Nhằm thu ñược lợi nhuận cao nên tuổi thọ của cây giảm ñi rất
nhiều.
ðây là loại cây trồng lâu ñời và phân bố rộng khắp từ Bắc ñến Nam Việt Nam.

Bưởi có nguồn gốc ở Trung Quốc, Ấn ðộ, ðông Dương là giống cây có múi chịu ñược
khí hậu nóng ẩm. (Vũ Công Hậu, 1996).
1.2. ðặc ñiểm thực vật
Thân có gai cứng, gai ngay, dài, có khi tới 5-6 cm, ra nhiều cành, ñặc biệt cành
vượt mọc rất khỏe. Trong một năm có thể ra 3-4 ñợt cành. Tùy theo chức năng của
cành trên cây mà người ta ñặt tên các loại cành như sau:
- Cành mang trái: là những cành có mang trái, cành ngắn, nhỏ tròn mình, thường
mọc ra trong mùa xuân.
- Cành mẹ: là cành tạo ra cành mang trái, cành to khỏe, tròn mình, thường phát
triển mạnh trong mùa hè và mùa thu.
- Cành dinh dưỡng: là tên chỉ chung cho tất cả các loại cành trong giai ñoạn
chưa ra hoa trái, thường mọc ra ở tất cả các mùa trong năm.
- Cành vượt: là loại cành ñược mọc thẳng lên bên trong tán cây từ những cành
chính hay từ thân cây. Loại cành này thường ñược mọc ra trong mùa hè, phát triển
mạnh, dẹp, màu xanh lá to, bóng láng, ñôi khi có gai rất dài. Cành này sử dụng nhiều
chất dinh dưỡng của cây mà không có lợi nhiều, do non, mềm nên rất thích hợp cho
nhiều loại sâu bệnh (nhất là sâu hại) phát sinh, phát triển, vì vậy nều thấy không cần
thiết phải giữ lại ñể tạo khung tán cho cây (khi cây còn non, chưa có hoa trái) thì nên
cắt tỉa bỏ.
Lá ñơn, dạng phiến, hình bầu dục hơi nhọn ở ñầu, lá to dày xanh ñậm, không có
long, mép lá có răng nhỏ, gân phụ 5 - 6 cặp. Trên lá có chứa nhiều túi tinh dầu thơm.
Rễ cọc (nếu ñược trồng từ hạt), phát triển chủ yếu ở tầng ñất mặt, với ñộ sâu
khoảng 50 cm trở lên. Sự phân bố của rễ tùy thuộc vào một số yếu tố như tầng ñất canh
tác, hình thức nhân giống, mực thủy cấp trong vườn, kỹ thuật trồng … Nhìn chung rễ
2


bưởi thường mọc cạn, ña số rễ hút dinh dưỡng ñược phân bố ở gần lớp ñất mặt, vì thế
cần phải giữ cho lớp ñất mặt luôn tơi xốp và không nên cuốc xới nhiều ảnh hưởng ñến
bộ rễ.

Hoa mọc từ nách lá, thành chùm nhỏ, chùm hoa ngắn, không có lông, ñài hình
chén màu xanh, cánh hoa trắng, dài từ 2-3,5 cm. Vòi nhị nhỏ và dài, dính vào nhau
thành từng cụm, bầu nhụy tròn. Hoa ra nhiều nhưng rụng cũng nhiều nên tỉ lệ ñậu trái
không cao. Hạt có hai lá mầm màu trắng, hạt ñơn phôi.
Trái to, hình tròn, hơi dẹp hay hình lê… Tùy theo giống. Trọng lượng trung
bình của trái thường vào khoảng trên dưới 1,3 kg tùy theo giống. Vỏ trái màu xanh, khi
chín chuyển sang màu vàng xanh hoặc vàng tùy theo giống hoặc vùng ñịa lý. Trên vỏ
trái có chứa nhiều túi tinh dầu thơm. Trái gồm ba phần là ngoại quả bì, trung quả bì và
nội quả bì.
1.3. Kỹ thuật chăm sóc
1.3.1. Phân bón
Tùy theo ñất tốt hay xấu, giống và tình trạng sinh trưởng của cây… mà quyết
ñịnh phân bón sao cho thích hợp, cân ñối. Cần cung cấp ñầy ñủ phân ñạm, lân, kali, bổ
sung thêm phân hữu cơ và vi lượng ñể cây sinh trưởng và phát triển tốt ñạt năng suất
cao.
Thời kỳ cây còn nhỏ: Ba bốn năm ñầu cây bưởi cần bón ñủ lượng phân ñạm và
kali ñể giúp cây phát triển cành nhánh nếu trong thời kỳ này cây ra nhiều hoa trái nên
tỉa bớt ñể tập trung dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón cho một gốc trong một năm
có thể như sau:
Năm thứ nhất và thứ hai: Khoảng 0,2-0,4 kg Urea; 0,5-1 kg Lân; 0,2-0,3 kg
Kali.
Năm thứ ba và thứ tư: 0,5-0,8 kg Urea; 1,5-2,0 kg Lân và 0,5-0,8 kg Kali.
Thời kỳ cho trái: từ năm thứ năm trở ñi cần gia tăng phân kali ñể cho trái ngọt
và chắc. Tùy theo ñộ màu mỡ của ñất, ñộ lớn của cây và sản lượng trái mà lượng bón
có thể gia tăng hay giảm như sau: 0,2-0,5kg Urea; 4,0-5,0 kg Lân, 1,5-2,5 kg
Kali/cây/năm và ñược chia làm 3 lần bón.
Sau khi thu hoạch: Bón toàn bộ Lân, 1/3 Urea, và 1/3 Kali.
Trước khi ra hoa từ 4-6 tuần: 1/3 Urea, và 1/3 Kali.
Khi nuôi quả: 1/3 Urea, và 1/3 Kali (ở những vùng ñất cao nên vùng phân Sulfat
Kali)

Phân hữu cơ là loại phân tốt nhất cho nhóm cây có múi, mỗi năm nên bón cho
một cây khoảng từ 20-50 kg phân hữu cơ ñã hoai mục vào lúc sau thu hoạch.

3


1.3.2. Nước tưới
Về mùa mưa chỉ cần tưới trong những ñợt hạn kéo dài, về mùa khô tùy theo loại
ñất cao hay thấp, giữ ñược nước hay không… mà có thể tưới khoảng hai, ba ngày một
lần ñể thường xuyên bảo ñảm ñủ ẩm cho cây.
1.3.3. Cách tỉa tạo tán
Kết hợp với việc bón phân làm gốc cần cắt tỉa bỏ bớt các cành già bên trong tán
không có khả năng cho trái, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành mọc từ gốc ghép (khi
cây còn nhỏ) ñể tập trung dinh dưỡng cho cây và tạo cho vườn cây luôn ñược thông
thoáng khô ráo hạn chế bớt tác hại của sâu bệnh.

1.3.4. Xử lí ra hoa
Dùng biện pháp xiết nước ñể kích thích ra hoa. Khi mùa mưa dứt (tháng 12 –
2,3 dương lịch), làm cỏ, rút nước ra khỏi mương, ngưng tưới nước khoảng 3 tuần. khi
cây có triệu chứng héo lá thì tưới ñẫm nước trở lại 3 ngày liên tục sau ñó tiến hành bón
phân và bồi liếp bằng bùn hốt mương. Khi lớp bùn khô nứt tiếp tục tưới lại một ñến hai
ngày một lần cho ñến khi mưa ñều trở lại. Khoảng 5-10 ngày sau khi tưới cây sẽ ra nụ
hoa. Việc xiết nước lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ của cây, vì thế thời gian xiết nước
không nên kéo dài quá 3 tuần lễ.
2. SÂU ðỤC VỎ TRÁI BƯỞI, PRAYS SP.
2.1 Phân loại và ký chủ
Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003) thì sâu ñục vỏ trái bưởi là loài Prays
endocarpa Meyrick; Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002) thì sâu ñục vỏ
trái bưởi có tên khoa học là Prays citri Millière thuộc họ Yponomeutidae bộ
Lepidoptera. Tuy nhiên, theo một công bố gần ñây của Oleg Nicetic và ctv., (2007) thì

sâu ñục vỏ trái bưởi là loài Prays sp. (không phải là P. citri, nhưng chưa xác ñịnh ñược
tên loài).
Họ Yponomeutidae bộ Lepidoptera bao gồm khoảng 1700 loài ñã ñược mô tả,
phân bố ở khắp nơi trên thế giới, trong ñó rất nhiều loài là ñối tượng gây hại nông
nghiệp quan trọng. Pheromone giới tính của Prays citri Millière ở Israel, P. olea ở Hy
Lạp và P. nephelomia ở New Zealand ñã ñược xác ñịnh chỉ gồm một thành phần duy
nhất là (Z)-7-tetradecenal (Nesbitt và ctv., 1977; Campion ctv., 1979; Gibb và ctv.,
2005). Hiệu quả áp dụng của pheromone giới tính tổng hợp, (Z)-7-tetradecenal, bằng
bẫy tập hợp và bằng biện pháp quấy rối bắt cặp ñể phòng trị P. citri và P. olea ñã ñược
thẩm ñịnh trong các khảo nghiệm của Sterlich và ctv. (1990) ở Isael. Ở ðồng Bằng
Sông Cửu Long (ðBSCL), Prays sp. gây hại chủ yếu trên cam sành, cam mật, chanh
và ñặc biệt gây hại rất nặng trên bưởi Năm Roi (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

4


2.2 Một số ñặc ñiểm sinh học và hình thái
Thời gian sinh trưởng của Prays sp. thay ñổi tùy theo ñiều kiện nhiệt ñộ. Ở vùng
ðBSCL, vòng ñời của Prays sp. kéo dài khoảng 1 tháng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
2.2.1. Thành trùng
Thành trùng là một loài bướm có kích thước nhỏ, chiều dài thân khoảng 3,95
mm và chiều dài sải cánh khoảng 7,84 mm. Thành trùng ñực và cái có hình dạng giống
nhau, cơ thể màu nâu xám, cánh có nhiều vảy ánh bạc xen lẫn với những vảy phấn màu
nâu ñen, bìa cánh có rất nhiều lông, ñầu có chùm lông màu vàng rơm dài, râu ñầu hình
sợi chỉ. (ðỗ ðức Cương, 2006).
Trong ñiều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt ñộ 27 ñến 290C, ẩm ñộ 80 ñến 85%)
thì thành trùng ñực có thời gian sống từ 2 ñến 7 ngày còn thành trùng cái thì dài hơn: từ
2 ñến 11 ngày.
Bướm sau khi vũ hoá 2 ñến 3 ngày thì bắt cặp và ñẻ trứng. Trứng ñược ñẻ vào
ban ñêm trên trái non có ñường kính <3 cm. Theo ðỗ ðức Cương (2006), bướm Prays

sp. có khả năng ñẻ trung bình 46 trứng/con cái trong khoảng thời gian từ 3 ñến 5 ngày.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thi Sen (2003), bướm Prays sp. có khả năng ñẻ trứng
trung bình 100 trứng/con cái (39 – 334 trứng).

A

B

Hình 1.1. Trứng (A) và thành trùng của Prays sp (B).

2.2.2. Trứng
Trứng có dạng hình tròn, ñường kính 0,4 mm (Hình 1A). Trứng ñược ñẻ thành
từng cái rời rạc trên vỏ trái non, thời gian ủ trứng từ 2 ñến 6 ngày. Trứng mới ñẻ có
màu trắng trong, khi nở thì vỏ bớt bóng và tâm bị xẹp lại, chứng tỏ ấu trùng ñã ñục
thẳng vào bên trong vỏ trái và bắt ñầu gây hại. Kết quả khảo sát ngoài ñồng và trong
phòng thí nghệm cho thấy trứng chỉ hiện diện trên trái non mà không hiện diện trên
bông và lá (ðỗ ðức Cương, 2006).

5


2.2.3. Ấu trùng
Sâu non mới nở có chiều dài 0,8 mm, màu xanh nhạt. Ấu trùng tuổi lớn hơn cơ
thể có màu xanh với sọc ngang màu ñỏ, ñầu vàng ñậm. Kết quả khảo sát cho thấy mỗi
ấu trùng chỉ ñục thành một ñường ñục bên trong vỏ trái (ðỗ ðức Cương, 2006).

A
A

B


B

C

Hình 1.2. Ấu trùng của Prays sp. (A) Ấu trùng bên trong vỏ trái; (B) ấu trùng tuổi nhỏ; (C) ấu
trùng tuổi lớn.

2.2.4. Nhộng
Sau khi phát triển ñầy ñủ sâu chui ra ngoài vỏ trái ñến những lá lân cận cuống
trái hoặc ngay trên cuối trái bị hại kéo một lớp tơ mỏng làm kén và hóa nhộng (Nguyễn
Thị Thu Cúc, 2000). Giai ñoạn nhộng kéo dài từ 3 ñến 10 ngày. Nhộng mới hình thành
có màu xanh lá cây, chuyển sang màu vàng nâu khi sắp vũ hóa (ðỗ ðức Cương, 2006).

Hình 1.3. Nhộng của Prays sp

2.3. Tập quán sinh sống và gây hại
Theo kết quả ñiều tra của ðinh Công Huỳnh (2008) tại huyện Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long thì thành phần sâu ñục vỏ trái bưởi Prays sp. với cấp thiệt hại là “+++” ñây
là cấp cao nhất >50%.
Bướm thường ñẻ trên trái vừa mới tượng. Sâu chui ra khỏi vỏ trứng bằng cách
cắn phần ñáy của vỏ trứng, nơi gắn với vỏ trái, và từ ñó ñục thẳng vào vỏ trái ăn phần
mô mềm bên trong làm cho vỏ trái phồng lên thành xoang ở nơi bị tấn công. Khi ñủ lớn
ấu trùng ñục lỗ chui ra ngoài nhả tơ tạo một kén dẹp bên ngoài vỏ trái ñể lại ổ hổng
6


trên vỏ trái hoặc có thể làm nhộng trên các lá gần trái nơi sâu sinh sống (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen (2003)).
Thành trùng của Prays sp. Chủ yếu hoạt ñộng vào buổi chiều mát (sau khi tắt

nắng). Ở vùng ðBSCL, Prays sp. chủ yếu gây hại trên trái, ñặc biệt là trên vỏ trái bưởi
Năm Roi. Sâu thường tấn công trái vào giai ñoạn trái còn rất nhỏ (ngay sau khi rụng
hoa), làm cho trái bị rụng. Nếu sâu tấn công ở giai ñoạn trễ hơn trái sẽ phát triển bình
thường không bị ảnh hưởng ñến phẩm chất, nhưng vỏ trái bị biến dạng u sần, làm giảm
giá trị thương phẩm của trái (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

B

A

Hình 1.4. Trái bưởi bị Prays sp. tấn công: (A) giai ñoạn sớm; (B) giai ñoạn trễ.

2.4. Thiên ñịch

B

A

Trong ñiều kiện tự nhiên, Prays sp. thường bị các loài sinh vật ký sinh và ăn
mồi tấn công như: ong ký sinh Ageniaspis fuscicollis Dalman (Hymenoptera:
Encyrtidae), Nemorilla maculosa Meigen (Diptera: Tachinidae), Metaseiulus
occidentalis Nesbitt (Acari: Phytoseiidae), Bacillus thuringiensis (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2000).
2.5. Biện pháp phòng trị
- Thường xuyên thu gom những trái bị nhiễm sâu (kể cả những trái ñã rụng)
ñem chôn hoặc tiêu hủy ñể diệt sâu bên trong.
- Nên hái bỏ những trái còn sót lại ở cuối vụ ñể hạn chế số lượng sâu cho các vụ
trái sau.
- Khi chăm sóc vườn nếu phát hiện thấy nhộng thì thu gom diệt ngay.
- Vào mùa trái nên kiểm tra vườn thường xuyên, nếu thấy có nhiều nhộng thì

khoảng một tuần sau nên xịt thuốc ñể diệt sâu non khi chúng chưa kịp ñục vỏ trái chui
vào bên trong.
- Khi có trái non, nếu phát hiện thấy trái bắt ñầu có triệu chứng bị hại (vỏ trái có
u nhỏ) thì tiến hành xịt một ñợt thuốc trừ sâu.

7


- Nếu vườn thường bị sâu hại nặng hàng năm, thì khi cây vừa tượng trái non tiến
hành xịt 2-3 ñợt thuốc, mỗi ñợt cách nhau 7-10 ngày.
- Theo dõi phát hiện sự hiện diện của nhộng trên lá, khi thấy nhộng xuất hiện rộ
thì 5-7 ngày sau có thể sử dụng thuốc ñể ngăn chặn sự bộc phát của thế hệ kế tiếp.
- Về thuốc, có thể sử dụng luân phiên bằng một trong những loại thuốc như: dầu
khoáng SK Enspray 99EC, Karate 25EC, SecSaigon 25EC, Decis 2,5EC, Sherpa 10EC
hoặc 25EC, Bian 40EC, Visca 5EC, Alphago 5EC, Sumicidin 10EC…
3. PHEROMONE GIỚI TÍNH
3.1. Tổng quan
Pheromone giới tính (sex pheromone) là một loại hóa chất tín hiệu ñược cá thể
tiết ra môi trường ñể tác ñộng lên hành vi bắt cặp (tìm bắt cặp) của các cá thể khác giới
trong loài (intraspecific activity). Do hoạt ñộng như những hóa chất sinh học với tính
chọn lọc cao và ở nồng ñộ rất thấp, pheromone giới tính không gây ảnh hưởng ñến sức
khỏe con người và môi trường sinh thái. Bên cạnh là ñối tượng nghiên cứu cho các lĩnh
vực như Hoá học hữu cơ (Organic Chemistry), Sinh thái học hóa chất (Chemical
Ecology) và Côn trùng học ứng dụng (Applied Entomology) (Ando và ctv. 2004),
pheromone giới tính còn ñược xem là một công cụ hữu hiệu của IPM (Cardé & Minsk,
1995; Wakamura và ctv. 1992) và là sự thay thế hiệu quả cho thuốc trừ sâu hóa học
trong quản lý các loài sâu hại (Gibb và ctv., 2005).
ðây là nhóm ñược nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi nhất trong các hóa chất tín
hiệu. Từ pheromone giới tính ñầu tiên là chất bombykol ([10E,12Z]-10,12hexadecadien-1-ol) của bướm tằm (Bombyx mori L) ñược xác ñịnh bởi Butenandt và
ctv.,1959. Cho ñến nay, chỉ tính riêng trên côn trùng thuộc Bộ cánh vẩy (Lepidoptera),

pheromone giới tính của hơn 590 loài và chất hấp dẫn giới tính (sex attractant) của hơn
1235 loài ñã ñược xác ñịnh và ghi nhận (Ando, 2008).
Ando và ctv., 2004 dựa vào cấu trúc hóa học của các thành phần pheromone ñã
chia pheromone giới tính của bộ cánh vảy (Lepidoptera) thành kiểu I, kiểu II và kiểu
khác.
* Kiểu I
Pheromone kiểu I ñược tạo thành từ các hợp chất chất hữu cơ mạch thẳng, no
hoặc chưa no, có ñộ dài chuỗi từ 10 ñến 18 carbon (C10-C18) với một nhóm chức ở ñầu
mạch, phổ biến là hydroxyl (-OH), acetocyl (-O2CCH3), và formyl (-CHO). Pheromone
kiểu I chiếm khoảng 75% số lượng pheromone ñã ñược xác ñịnh (Ando và ctv., 2004).
Ví dụ pheromone của loài bướm ñục trái ñước, Cryptophlebia amamiana Komai và
Nasu, là hợp chất (Z)-8-ñoecenyl acetate (Vang và ctv., 2005). Trong nhóm này, mạch
carbon với số lượng carbon chẳn chiếm ưu thế do pheromone kiểu I là những dẫn xuất
từ các axit béo như palmitic (C16: acid) và stearic (C18: acid). Tuy nhiên, các
pheromone của loài bướm sâu ñục củ khoai tây, Phthrimaea operculella Zeller

8


(Gelechiidae) ñược tạo thành từ hỗn hợp (4E,7Z)-4,7-tridecadienyl acetate và
(4E,7Z,10Z)-4,7,10-tridecatrienyl acetate (Ono và ctv., 1997).
*Kiểu II
Pheromone kiểu II là những pheromone ñược tạo thành từ các hợp chất hữu cơ
không phân nhánh, có ñộ dài chuổi từ C17-C23 gồm (3Z, 6Z,9Z)-trienes, (6Z,9Z)-dienes
và những dẫn xuất monoepoxy của chúng. Nhóm này ñược sinh tổng hợp từ linoleic và
linolenic acid. Ví dụ pheromone của loài bướm sâu ño lớn gây hại trên lá trà Nhật Bản,
Ascotis selenaria cretacea Bulter ñược cấu tạo từ hỗn hợp của (Z,Z,Z)-3,6,9nonadecatriene và (Z,Z)-6,9-epoxy-3-nonadecadiene ở tỉ lệ 1:100, tương ứng.
* Kiểu khác
Pheromone kiểu khác là những pheromone ñược tạo thành từ các chất hữu cơ
không thuộc hai nhóm trên. Ví dụ pheromone của loài bướm sâu cuốn lá cây cà phê,

Leucoptera coffeella ñược tạo thành từ hỗn hợp của 5,9-dimethylpentadecane (thành
phần chính) và 5,9-dimethylhexadecane (thành phần phụ).
3.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính.
Kể từ pheromone giới tính ñầu tiên, hợp chất bombykol [(10E,12Z)-10,12hexadecadien-1-ol] của bướm tằm (Bombyx mori L) ñược xác ñịnh bởi Butenandt và
ctv., (1959), việc nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính ñã ñược phát triển
mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới (Ando và ctv., 2004). Cho ñến nay, chỉ tính
riêng trên côn trùng Bộ cánh vẩy, pheromone giới tính của hơn 607 loài và chất hấp
dẫn giới tính của hơn 1236 loài ñã ñược xác ñịnh và ghi nhận (Ando, 2009). Trong ñó,
pheromone giới tính của hơn 20 loài bướm ñã ñược thương mại hóa dưới hình thức
chất quấy rối sự bắt cặp (Ando và ctv., 2004).
3.2.1. Phát hiện sự hiện diện và xác ñịnh vùng nhiễm côn trùng
Do có ñặc tính chuyên biệt, chỉ hấp dẫn các cá thể trong cùng một loài, và hiệu
lực hấp dẫn rất cao, pheromone giới tính ñược xem là một trong những công cụ hữu
hiệu nhất ñể xác ñịnh sự hiện diện và vùng xâm nhiễm của côn trùng. Khi biết ñược
pheromone của một loài côn trùng gây hại nào ñó, thì việc phát hiện sự hiện diện hoặc
xác ñịnh vùng nhiễm cũng như cảnh báo sớm sự suất hiện của loài côn trùng ñó sẽ trở
nên ñơn giản, nhanh chóng với ñộ chính xác rất cao. Ứng dụng pheromone trong kiểm
dịch thực vật trước khi nhập nội một loại cây trồng mới là ñều cần thiết và phù hợp với
xu hướng hiện nay của thế giới. ðây là biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập các loài côn
trùng gây hại từ nước ngoài vào trong nước, hoặc lây lan giữa các vùng trong nước và
là công việc hết sức quan trọng của bất cứ một quốc gia nào (Nguyễn Công Thuật,
1996).
3.2.2. Khảo sát sự biến ñộng quần thể, dự tính dự báo côn trùng gây hại
Pheromone giới tính ñược xem là một công cụ hữu hiệu ñể thay thế cho bẫy ñèn
và bẫy màu vàng ñể khảo sát sự biến ñộng mật số quần thể của côn trùng gây hại
(Wakamura và ctv., 2004), nhằm cung cấp thông tin ñể ñề xuất thời ñiểm phòng trị
9


ñúng lúc và hợp lý nhất. Thông thường, một lượng từ 0,1-1 mg pheromone giới tính

tổng hợp ñược nhồi vào một tuýp cao su (8 mm OD) cho hiệu quả hấp dẫn bướm ñực ít
nhất là một tháng và có thể kéo dài ñến 2 tháng (Ando và ctv., 2004).
ðể khảo sát sự biến ñộng quần thể, bẫy pheromone ñược ñặt trên một khu vực
cụ thể rồi ñếm mật số bướm vào bẫy ñịnh kỳ (thường là 2 tuần/lần) trong suốt chu kỳ
một năm. Thông tin về số mật số côn trùng gây hại cây trồng trong vùng canh tác và
trên một ñơn vị thời gian cho phép ta dự tính dự báo sớm sự gây hại của côn trùng ñó
ñể có thể áp dụng những biện pháp quản lý thích hợp.
3.2.3. Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tập hợp
Bẫy tập hợp (mass trapping) là biện pháp sử dụng một số lượng lớn bẫy
pheromone ñể thu hút và giết hết bướm ñực trên một vùng không gian cụ thể ñể ngăn
chặn sự bắt cặp giữa bướm ñực và bướm cái, dẫn ñến giảm mức ñộ thiệt hại do sâu gây
ra xuống mức ñộ dưới ngưỡng kinh tế. Biện pháp này, ñặc biệt hiệu quả ñối với việc
quản lý côn trùng trong kho vựa (thuộc Bộ Coleoptera). Tuy nhiên, bẫy tập hợp thường
không thành công trong việc làm giảm mật số của các loài bướm có tính di ñộng cao và
mức ñộ quần thể lớn (Wakamura và ctv., 2004). Theo Bakke A. và Lie R. (1989) ñã áp
dụng thành công bẫy pheromone tập hợp với mật ñộ 260 – 270 m3/bẫy ñể phòng trừ
loài sâu bột mì, Ephestia kuehniella (Zeller), vùng ðịa Trung Hải. Báo cáo của
Sternlicht và ctv. (1990) cho thấy với mật ñộ 120 bẫy/ha (0,4 – 0,6 mg/bẫy, thay mồi 4
tháng/lần), bẫy pheromone tập hợp ñã cho hiệu phòng trị loài bướm gây hại hoa chanh,
Prays citri Millière, ở Israel cao và rẻ tiền hơn so với phun Azinphos-methyl (gốc lân
hữu cơ) 3–6 lần/ năm. Nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính dưới hình thức
bẫy tập hợp ñã ñược tiến hành trên 98 loài côn trùng gây hại, trong ñó có 45 loài thuộc
Bộ cánh vảy, 39 loài thuộc Bộ cánh cứng và 4 loài thuộc các Bộ côn trùng khác (ElSayed, 2008).
3.2.4. Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp quấy rối sự bắt cặp.
Hoạt ñộng tìm bắt cặp ở côn trùng Bộ cánh vảy chủ yếu dựa vào tín hiệu (mùi)
của pheromone giới tính do con cái tiết ra. Khi tín hiệu mùi của pheromone bị quấy rối
thì các cá thể ñực sẽ không tìm ñược các cá thể cái và ngược lại, như vậy chúng không
thể bắt cặp và sinh sản. Phương pháp quấy rối bắt cặp (Mating disruption) là làm tràn
ngập vùng không gian của cây trồng với mùi pheromone của loài bướm gây hại ñể
quấy rối tín hiệu pheromone do bướm cái tiết ra nhầm ngăn chặn sự tiếp xúc giữa

bướm ñực và bướm cái làm cho chúng không thể bắt cặp và sinh sản trên vùng không
gian của cây trồng. So với việc sử dụng thuốc trừ sâu, phương pháp quấy rối này có
tính chọn lọc cao và bảo ñảm cho sự tồn tại của thiên ñịch. Thêm vào ñó, pheromone
giới tính ñã ñược chỉ rõ là không gây ñộc ñối với ñộng vật hữu nhũ và không ảnh
hưởng ñến môi trường sinh thái. ðây là biện pháp ñang ñược áp dụng rất rộng rãi ở
những nước phát triển. Theo Ando và ctv. (2004), pheromone giới tính của hơn 20 loài
bướm ñã ñược thương mại hóa dưới hình thức chất quấy rối bắt cặp (Mating
disruptant) với diện tích áp dụng lên ñến 415.300 ha cây trồng, bao gồm bông vải, cây
ăn trái, trà và cây rừng ở Mỹ, Nhật và Châu Ấu, vào năm 2002. Cho ñến nay,
10


pheromone giới tính ñã ñược nghiên cứu và ứng dụng dưới hình thức quấy rối bắt cặp
trên 140 loài côn trùng gây hại (121 loài thuộc Bộ cánh vảy, 9 loài thuộc Bộ cánh cứng
và 10 loài thuộc các Bộ côn trùng khác) (El-sayed, 2008).
Quấy rối sự bắt cặp là một phương pháp tác ñộng lên hành vi nên côn trùng gây
hại hiếm khi phát triển ñược tính kháng. Một minh chứng là trường hợp của loài sâu
hại nụ bông vải (Pectinophora gossypiella Saund.) ñã ñược kiểm soát bởi phương pháp
quấy rối bắt cặp trong hơn 20 năm mà không hề xuất hiện tính kháng (Ando và ctv.,
2004). Tuy nhiên, Mochizuki và ctv (2002) ñã ghi nhận trường hợp kháng ñầu tiên ñối
với chất quấy rối bắt cặp của quần thể sâu cuốn lá trà (Adoxophyes honmai Yasuda)
trên các cánh ñồng trà ở Shimada thuộc quận Shizuoka, Nhật Bản bằng phương pháp
quấy rối sự bắt cặp với chất quấy rối là (Z)-11-tetradecenyl acetate kể từ năm 1983.
Vào 4 năm sau ñó, tỉ lệ con ñực bị bắt dính bằng bẫy pheromone là 96%. Tuy nhiên, từ
năm 1996 ñến 1998, tức 14 ñến 16 năm sau khi áp dụng biện pháp quấy rối sự bắt cặp
thì tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn 50% trong khi áp dụng biện pháp quấy ở các cánh
ñồng trà chưa từng áp dụng thì tỉ lệ này ñạt ñược là 99%. Kết quả này ám chỉ việc tiếp
tục áp dụng chất quấy rối ở Shimada ñã tạo nên một áp lực chọn lọc lớn tại ñây và hiện
tượng này ñược gọi là “sự kháng” của Adoxophyes honmai ñối với (Z)-11-tetradecenyl
acetate.

Khi phối hợp 4 thành phần pheromone (Z)-9- tetradecenyl acetate, (Z)-11tetradecenyl acetate, (E)-11- tetradecenyl acetate và 10-methyldodecyl acetate với tỉ lệ
63:31:4:1 thì sự ñông ñúc của ấu trùng Adoxophyes honmai ở thế hệ sau giảm lại. kết
quả này chứng tỏ rằng 4 thành phần pheromone phối hợp này là một công cụ quản lí
hiệu quả ñối với quần thể Adoxophyes honmai.
3.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính tại Việt Nam
Ở Việt Nam, pheromone giới tính là một lĩnh vực tương ñối mới với số lượng
nghiên cứu còn rất hạn chế. Tại ðồng Bằng Sông Cửu Long, thử nghiệm ngẫu nhiên
ngoài ñồng ñã xác ñịnh ñược chất hấp dẫn giới tính của 19 loài bướm. Trong ñó, bốn
loài bướm thuộc họ Noctuidae, họ phụ Plusiinae, là những loài bướm sâu hại rau màu.
Diễn biến mật số quần thể của 3 trong 4 loài bướm này ñã ñược ghi nhận (Trần Văn
Hai và ctv., 2002); tại Hải Dương, thí nghiệm ñặt 400 bẫy pheromone/ha cho khả năng
khống chế sâu tơ (P. xylostella) và sâu ăn tạp (S. litura) mà không cần phải phun thuốc
trừ sâu (Lê Văn Trịnh và ctv. 2005); Trong năm 2003 bẫy pheromone ñã triển khai áp
dụng trên tổng diện tích 656,8 ha tại 9 tỉnh trong cả nước, phòng trừ 6 loài sâu hại trên
7 loại cây trồng là rau hoa thập tự, hành tây, cà chua, lạc, dưa hấu, nho và vải thiều.
Trong ñó, cây trồng áp dụng lớn nhất là rau hoa thập tự với tổng diện tích 245 ha (Lê
Văn Trịnh và ctv., 2005).
Wang và ctv, (2004) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng bẫy và các loại mồi
pheromone giới tính ñến sự bắt dính Plutella xylostella L. (Lepidoptera: Plutellidae) tại
các ruộng Cải bắp ở ngoại ô Hà Nội từ tháng 2/2002 ñến tháng 5/2002. Thí nghiệm
ñược thực hiện trên 3 dạng bẫy: bẫy A- dạng chậu làm bằng nhựa (20 x 8 cm) có chứa
5% nước, bẫy B- dạng hình trụ làm bằng nhựa (ñường kính 10 cm, cao 15 cm ñược
11


khoét 4 lỗ (ñường kính 1,5 cm) cách ñáy bẫy 10 cm) có chứa 5% nước, bẫy C- ñược
thiết kế giống bẫy B nhưng không có chứa nước. Kết quả ghi nhận ñược là bẫy A cho
hiệu quả hấp dẫn cao nhất. Bên cạnh ñó, thí nghiệm còn kết hợp so sánh hiệu quả hấp
dẫn của 2 loại mồi: mồi Trung Quốc (Z11-16:Ald; Z11-16:OAc và Z11-16:OH ở tỉ lệ
50:50:1 với hàm lượng 5 mg/tuýp và mồi Nhật Bản (Z11-16:Ald; Z11-16:OAc, Z1116:OH và butylated hydroxyl toluene như là chất chống oxy hóa ở tỉ lệ 50:50:1:5 với

hàm lượng 10,6 mg/mỗi tuýp). Kết quả ghi nhận là hiệu quả hấp dẫn giữa 2 loại mồi
pheromone giới tính này là không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Mặt khác,
Wang và ctv. (2004) cũng ñã khẳng ñịnh việc áp dụng bẫy pheromone tập hợp phối
hợp với sử dụng BT (2-3 lần/vụ) trên các ruộng cải bắp và su hào ở miền bắc Việt Nam
cho hiệu quả làm giảm mật số P. xylostella cao hơn so với việc sử dụng thuốc trừ sâu
hóa học (7 lần/vụ).
Từ năm 2001 ñến 2004, các thí nghiệm về khả năng hấp dẫn của pheromone ñối
với một số ñối tượng sâu hại trên rau hoa thập tự, cà chua, nho, hành tây, hành ta, dưa
hấu, lạc và vải thiều ñược tiến hành tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc
Giang, Hải Phòng và nhiều ñịa phương khác (diện tích mỗi ñiểm triển khai 5-10 ha/vụ).
Kết quả ghi nhận số lượng bướm sâu tơ (P. xylostella), sâu ăn tạp (S. litura), sâu xanh
(Helicoverpa armigera Hubner) và sâu xanh da láng (S. exigua) vào bẫy khá lớn (125,8
-139,2 con/bẫy/ngày), riêng sâu ñục cuống quả vải (Conpomorpha sinensis Bradley) thì
rất ít (7,6 con/bẫy/ngày). Trong năm 2001 và 2002, ñã triển khai sử dụng pheromone
ñể phòng trừ 5 loài sâu hại này với tổng diện tích 96 ha trên 4 loại cây trồng rau hoa
thập tự, hành tây, cà chua và lạc tại Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương và Vĩnh Phúc.
Trong năm 2003 ñã triển khai áp dụng với tổng diện tích 656,8 ha tại 9 tỉnh trong cả
nước, phòng trừ 6 loài sâu hại trên 7 loại cây trồng là rau hoa thập tự, hành tây, cà chua,
lạc, dưa hấu, nho và vải thiều. Trong ñó, cây trồng áp dụng lớn nhất là rau hoa thập tự
với tổng diện tích 245 ha (Lê Văn Trịnh và ctv., 2005).
Sử dụng bẫy pheromone ñể theo dõi sự phát sinh của sâu ñục cuống quả thiều ñã
tạo ñiều kiện sử dụng thuốc ñúng lúc, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật khoảng
400.000 ñồng/ha và giảm ñược 3 lần phun thuốc trừ sâu. ðể phòng trừ sâu tơ ñã giảm
ñược 3 lần dùng thuốc, thay 2 lần thuốc hóa học bằng thuốc sinh học, và tiết kiệm ñược
118.000 ñồng/ha/vụ (Lê Văn Trịnh và ctv., 2005).
Lê Văn Vàng và ctv., (2008) qua quá trình nghiên cứu tổng hợp và ñánh giá
ngoài ñồng ở Viêt Nam và Nhật Bản ñối với 7,11,13-Hexadecatrienal – thành phần
pheromone giới tính mới ñược xác ñịnh từ bướm sâu vẽ bùa cái (Phyllocnistis citrella
Stianton) ñã chỉ ra rằng bướm sâu vẽ bùa ñực tại thành phố Cần Thơ, Việt Nam chỉ bị
hấp dẫn mạnh khi phối hợp 7,11-Hexadecadienal và 7,11,13-Hexadecatrienal với tỉ lệ

1:3 mà không hề bị thu hút khi chỉ có một thành phần 7,11-Hexadecadienal, trong khi ở
Nhât Bản thì hiệu quả thu hút bướm ñực vào bẫy sẽ giảm khi pha thêm thành phần
7,11,13-Hexadecatrienal vào mồi pheromone. Từ ñây, Lê Văn Vàng và ctv., (2008) ñã
khẳng ñịnh rằng thông tin bắt cặp của bướm sâu vẽ bùa (P. citrella) ở Việt Nam thì
tương tự như ở Brazil và California và khác với ở Nhật Bản.

12


Từ những kết quả trên cho thấy tính khả thi của việc ứng dụng pheromone giới
tính trong phòng trị sâu hại theo hướng hạn chế hoặc thay thế cho sử dụng thuốc trừ
sâu hóa học ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng pheromone giới tính chỉ dừng lại ở
mức ñộ thử nghiệm do phải lệ thuộc vào nguồn pheromone ñược cung cấp từ nước
ngoài.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hùng Lĩnh (2008) thì cấu trúc hóa học của
pheromone giới tính của Prays sp., gây hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi chỉ gồm một
thành phần duy nhất là (Z)-7-tetradecenal. Trong các chất quan hệ, Z7-14:Ald ở tỉ lệ
10% thêm vào thì không ảnh hưởng ñến hiệu quả hấp dẫn của Z7-14:Ald ñối với Prays
sp. Trong khi tỉ lệ 10% thêm vào Z7-14:Ald ñã ức chế hiệu quả hấp dẫn của Z7-14:Ald
ñối với Prays sp. Kết quả thí nghiệm lại của Lê Kỳ Ân (2009) thì cũng cho kết quả
tương tự.
Bẫy pheromone ñã chứng tỏ là công cụ hữu hiệu ñể khảo sát sự biến ñộng mật
số quần thể của sâu ñục vỏ trái bưởi Prays sp. Tại Vĩnh Long, bướm Prays sp. Hiện
diện quanh năm với diễn biến quần thể phụ thuộc vào mùa vụ và lượng mưa (Huỳnh
Ngọc Linh, 2008).
ðặt 20 bẫy pheromone/1.000 m2 (0,5 mg/bẫy, thay mồi 6 tuần/lần) cho hiệu quả
làm giảm tỉ lệ gây hại của Prays sp. ñối với bưởi Năm Roi là 77,1% ở Xã ðông Thành
và 52,8% ở Xã Mỹ Hòa. Trong khi ñó biện pháp xử lý bằng phun 3 lần thuốc trừ sâu
Karate 2.5EC (1,5 g ai/48 l nước/1.000 m2 /lần phun; 2 tuần/lần phun) cho hiệu quả
làm giảm tỉ lệ gây hại của Prays sp. ñối với trái bưởi Năm Roi là 78,2% ở Xã ðông

Thành và 67,7% ở Xã Mỹ Hòa (Lê Kỳ Ân, 2009).
Năm 2008 áp dụng biện pháp quấy rối bắt cặp thì tỉ lệ gây hại của Prays sp. trên
các vườn ñặt chất quấy rối là 10,2% ở mật ñộ 200 tuýp/ha và 7,4% ở mật ñộ 400
tuýp/ha. Trong khi tỉ lệ gây hại của Prays sp trên vườn ñối chứng là 55,8%. Vào năm
2009 bằng biện pháp quấy rối bắt cặp thì tỉ lệ gây hại của Prays sp. trên các vườn ñặt
chất quấy rối là 2,8% ở mật ñộ 200 tuýp/ha và 4,9% ở mật ñộ 400 tuýp/ha. Trong khi tỉ
lệ gây hại của Prays sp trên vườn ñối chứng là 16,6% (Lê Kỳ Ân, 2009).
Với kết quả so sánh hiệu quả hấp dẫn của mồi pheromone giới tính tổng hợp
ñược ñiều chế tại Việt Nam và mồi ñược ñiều chế từ Nhật Bản ñối với Prays sp. sau
một tháng áp dụng thì số lượng bướm vào bẫy ở hai nghiệm thức là tương ñương nhau
(Lê Kỳ Ân, 2009).
Kết quả thí nghiệm của Lê Kỳ Ân (2009) về hiệu quả hấp dẫn ñối với bướm sâu
ñục vỏ trái bưởi Prays sp. của các vật liệu dùng làm chất nền (tuýp nhồi) phóng thích
pheromone. Kết quả cho thấy số bướm vào bẫy ở cả hai nghiệm thức tuýp cao su của
Aldrich, ðức và nghiệm thức tuýp cao su của Việt Nam vào các thời ñiểm là ghi nhận
chỉ tiêu là tương ñương nhau. ðiều này chứng tỏ tuýp cao su của Việt Nam là có khả
năng thay thế cho tuýp cao su của Aldrich, ðức ñể làm chất nền phóng thích
pheromone.

13


CHƯƠNG II

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. PHƯƠNG TIỆN
1.1. Hóa chất
(Z)-7-tetradecenal (Z7-14:Ald), (Z)-7-tetradecen-1-ol (Z7-14:OH) và (Z)-7tetradecenyl acetate (Z7-14:OAc) với ñộ tinh khiết >96% ñược cung cấp từ Phòng thí
nghiệm Phòng trừ Sinh học, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, Trường ðại học Cần Thơ.

1.2. Mồi pheromone
Pheromone giới tính tổng hợp, sau khi tinh lọc, ñược pha loãng trong n-hexane
ở nồng ñộ 10 mg/ml (# 10 µg/µl). Dùng các microsyginge có dung tích 25 và 100
microliter (µl) ñể rút dung dịch pha loãng ở các hàm lượng tương ứng rồi nhồi vào
tuýp cao su, ñặt các tuýp cao su vào trong tủ hút khoảng 10 phút ñể dung môi bay hơi.
Sau ñó, tuýp cao su không thêm bất kỳ chất ổn ñịnh hay chất chống oxy hóa nào, ñược
gói lại bằng giấy nhôm, dán nhãn và trữ trong ñiều kiện mát của tủ lạnh cho ñến khi
ñưa ra áp dụng ngoài ñồng.

A

B

C

D

Hình 2.1. Qui trình ñiều chế mồi pheromone tổng hợp. (A) pheromone tổng hợp hòa tan trong nhexane (10 mg/ml); (B) pheromone tổng hợp ñược nhồi vào tuýp cao su; (C) ñóng gói; (D) tồn
trữ.

1.3. Các loại bẫy Pheromone
Các thí nghiệm chủ yếu là sử dụng bẫy tự làm ñể thay thế bẫy Nhật Bản nhằm
giảm chi phí cho người làm vườn áp dụng.

14


×