Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

DIỄN BIẾN mất số tỉ lệ gây hại và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ của PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN RỘNG đối với sâu đục vỏ TRÁI TRÊN bưởi năm ROI BẰNG PHƯƠNG PHÁP bẫy tập hợp tại BÌNH MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM MINH TÂN

KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẤT SỐ - TỈ LỆ GÂY HẠI
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA
PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN RỘNG ĐỐI
VỚI SÂU ĐỤC VỎ TRÁI, PRAYS SP. TRÊN BƯỞI
NĂM ROI BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẪY TẬP HỢP
TẠI HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẤT SỐ - TỈ LỆ GÂY HẠI VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA
PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN RỘNG ĐỐI
VỚI SÂU ĐỤC VỎ TRÁI, PRAYS SP. TRÊN BƯỞI
NĂM ROI BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẪY TẬP HỢP TẠI


HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. Lê Văn Vàng

Sinh viên thực hiện:
Phạm Minh Tân
MSSV: 3073336
Lớp: BVTV K33

Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:
“KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẤT SỐ - TỈ LỆ GÂY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN
RỘNG ĐỐI VỚI SÂU ĐỤC VỎ TRÁI, PRAYS SP. TRÊN BƯỞI NĂM ROI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẪY TẬP HỢP TẠI HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH
VĨNH LONG”

Do sinh viên Phạm Minh Tân thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…… tháng……năm 2011

Cán bộ hướng dẫn

Ts. Lê Văn Vàng

Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề
tài:
“KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẤT SỐ - TỈ LỆ GÂY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN
RỘNG ĐỐI VỚI SÂU ĐỤC VỎ TRÁI, PRAYS SP. TRÊN BƯỞI NĂM ROI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẪY TẬP HỢP TẠI HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH
VĨNH LONG”

Do sinh viên PHẠM MINH TÂN thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày…......tháng……năm 2011.

Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức …………
Ý kiến hội đồng:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………

Cần Thơ, ngày…… tháng……năm 2011.
DUYỆT KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

PHẠM MINH TÂN

iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
------- o O o ------

Họ tên sinh viên: PHẠM MINH TÂN

Sinh ngày 28 tháng 03 năm 1988 tại xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh
Sóc Trăng.
Hiện cư trú tại: 2526 tổ 4 khóm 4, Thị trấn Cái Vồn, Bình Minh, Vĩnh Long.
Con ông PHẠM HỮU TÀI và bà PHẠM THỊ ÚT.
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2007, tại Trường THPT Bình Minh,
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Đã vào Trường Đại Học Cần Thơ năm 2007 thuộc Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 33 (2007-2011).

iv


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng,
Cha, mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ts. Lê Văn Vàng và Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Ths. Lăng Cảnh Phú đã hướng dẫn giúp đõ em trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn
Các chú các bác chủ vườn đã giúp em thực hiện đề tài.
Các bạn cùng lớp Bảo Vệ Thực Vật K33 và các em lớp Bảo Vệ Thực Vật K34 đã
có nhiều giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Trân trọng!

PHẠM MINH TÂN

v



MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục ............................................................................................................... vi
Danh sách bảng ................................................................................................. viii
Danh sách hình.................................................................................................... ix
Danh sách kí hiệu viết tắt................................................................................................ x

Mở đầu --------------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU---------------------------------------------- 2
1. SÂU ĐỤC VỎ TRÁI BƯỞI PRAYS SP. --------------------------------------------- 2
1.1 Phân loại và ký chủ -------------------------------------------------------------- 2
1.2 Một số đặc điểm sinh học và hình thái ---------------------------------------- 2
1.2.1. Thành trùng ----------------------------------------------------------------- 2
1.2.2. Trứng ------------------------------------------------------------------------ 3
1.2.3. Ấu trùng --------------------------------------------------------------------- 4
1.2.4. Nhộng------------------------------------------------------------------------ 4
1.3. Sự gây hại ------------------------------------------------------------------------ 5
1.4. Thiên địch ------------------------------------------------------------------------ 5
2. PHEROMONE GIỚI TÍNH------------------------------------------------------------ 5
2.1. Khái niệm------------------------------------------------------------------------- 5
2.2. Khả năng ứng dụng pheromone giới tính ------------------------------------ 6
2.2.1. Sử dụng làm công cụ khảo sát sự biến động quần thể ---------------- 6
2.2.2. Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tập hợp--------- 6
2.2.3. Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp quấy rối sự bắt
cặp ---------------------------------------------------------------------------- 7
3.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng pheromone tại Việt Nam-------------- 8
3.3.1 Trên một số đối tượng côn trùng phổ biến ------------------------------ 8

3.3.2 Trên sâu đục trái bưởi, Prays sp. ----------------------------------------- 10
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ----------------------------- 12
1. PHƯƠNG TIỆN ------------------------------------------------------------------------- 12
1.1. Vật tư thí nghiệm ---------------------------------------------------------------- 12
1.2. Hóa chất--------------------------------------------------------------------------- 12
1.3. Mồi pheromone ------------------------------------------------------------------ 12
1.4. Bẫy pheromone và cách đặt bẫy----------------------------------------------- 12
1.4.1. Bẫy dính và mái che Takeda - Nhật Bản ------------------------------- 12
1.3.2. Bẫy dính và mái che tự chế ----------------------------------------------- 13
1.3.3. Bẫy nước -------------------------------------------------------------------- 14
2. PHƯƠNG PHÁP ------------------------------------------------------------------------ 15
2.1 Khảo sát mật số quần thể và tỉ lệ trái bị hại do Prays sp. gây ra trên
vườn bưởi Năm Roi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long--------------- 15
2.2 Đánh giá hiệu quả của các loại bẫy đối với bướm Prays sp. -------------- 16
2.3 Đánh giá hiệu quả phòng trị của Pheromone giới tính đối với bướm
sâu đục vỏ trái Prays sp. trên diện rộng bằng phương pháp bẫy tập
hợp -------------------------------------------------------------------------------- 17


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ----------------------------------------- 19
1. DIỄN BIẾN MẬT SỐ VÀ TỈ LỆ TRÁI BỊ HẠI DO PRAYS SP. GÂY RA
TRÊN VƯỜN BƯỞI TẠI MỸ HÒA, VĨNH LONG ---------------------------------- 19
1.1 Diễn biến mật số của Prays sp. trên vườn bưởi Năm Roi tại huyện
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long --------------------------------------------------- 19
1.2 Tỉ lệ gây hại của Prays sp. trên vườn bưởi Năm Roi tại huyện Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long ---------------------------------------------------------- 21
1.3 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp. tại xã Đông Thành,
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long-------------------------------------------- 22
1.4 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp. tại ấp Mỹ Phước I, xã
Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long -------------------------------- 23

1.5 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp. tại ấp Mỹ Hưng II, xã
Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long -------------------------------- 24
2. HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI BẪY ĐỐI VỚI SÂU ĐỤC VỎ TRÁI BƯỞI
PRAYS SP. TRÊN VƯỜN BƯỞI NĂM ROI XÃ MỸ HÒA, HUYỆN BÌNH
MINH, TỈNH VĨNH LONG -------------------------------------------------------------- 25
3. KẾT QUẢ PHÒNG TRỊ PRAYS SP. BẰNG PHEROMONE GIỚI TÍNH
THEO PHƯƠNG PHÁP BẪY TẬP HỢP ---------------------------------------------- 26
3.1 Mật số bướm Prays sp. trên các vườn bố trí thí nghiệm -------------------- 26
3.1.1. Mật số bướm Prays sp. trên vườn đặt bẫy------------------------------ 26
3.1.2. Mật số bướm Prays sp. giữa vườn đặt bẫy và vườn đối chứng------ 27
3.2 Tỉ lệ trái bị hại do Prays sp. gây ra trên các vườn bố trí thí nghiệm ------ 28
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ -------------------------------------------- 30
1. KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------- 30
2. ĐỀ NGHỊ --------------------------------------------------------------------------------- 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------- 31


DANH SÁCH BẢNG

TÊN BẢNG
TRANG
1. Bảng 1: Các địa điểm được thực hiện thí nghiệm khảo sát sự biến động
mật số quần thể và tỉ lệ trái bị hại do Prays sp. ..........................................15
2. Bảng 2: Các nghiệm thức đánh giá hiệu quả của các loại bẫy đối với
bướm Prays sp. tại Mỹ Phước I, xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long từ
ngày 11/01/2011 đến 21/02/2011.. ..............................................................17
3. Bảng 3: Số lượng bướm Prays sp. bắt được trong thí nghiệm đánh giá
hiệu quả của các loại bẫy tại xã Mỹ Hòa, bình Minh, Vĩnh Long từ
11/01/2011 đến 21/02/2011 ........................................................................25
4. Bảng 4: So sánh giữa nghiệm thức đặt bẫy và nghiệm thức đối chứng về

tỉ lệ bị hại do Prays sp. gây ra trên bưởi Năm Roi xã Mỹ Hòa, Bình
Minh, Vĩnh Long ........................................................................................28


DANH SÁCH HÌNH

STT
TÊN HÌNH
TRANG
1. Hình 1: Thành trùng của Prays sp. ..............................................................3
2. Hình 2: Trứng Prays sp................................................................................3
3. Hình 3: Ấu trùng Prays sp. (A) ấu trùng tuổi lớn; (B) ấu trùng tuổi nhỏ.......4
4. Hình 4: Nhộng Prays sp...............................................................................4
5. Hình 5: Trái bưởi bị Prays sp. tấn công: (A) giai đoạn sớm; (B) giai đoạn
trễ. ...............................................................................................................5
6. Hình 6: (A) Bẫy pheromone Nhật Bản; (B) Bẫy treo trên vườn...................13
7. Hình 7: (A) Bẫy mái che tự chế; (B) Cách đặt bẫy ......................................13
8. Hình 8: (A) Bẫy nước chai 1 lít; (B) Bẫy nước chai 1,5 lít ..........................14
9. Hình 9: Bẫy nước hộp nhựa 2 lít .................................................................14
10. Hình 10: Sơ đồ lấy chỉ tiêu tỉ lệ trái bị hại trên các vườn bưởi tại huyện Bình
Minh, tỉnhVĩnh Long. .................................................................................16
11. Hình 11: Biểu diễn mật số bướm sâu đục vỏ trái bưởi Prays sp. ở ba địa
điểm, hai điểm ở xã Mỹ Hòa (Điểm A và Điểm B) và một ở xã Đông Thành
(Điểm C), huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long..............................................19
12. Hình 12: Tỉ lệ gây hại của Prays sp. trên bưởi Năm Roi tại ba địa điểm,
hai điểm ở xã Mỹ Hòa (Điểm A và Điểm B) và một ở xã Đông Thành
(Điểm C), huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long..............................................21
13. Hình 13: Biểu diễn mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp. tại xã Đông
Thành huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. ...................................................22
14. Hình 14: Biểu diễn mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp. tại ấp Mỹ Phước I,

xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long...........................................23
15. Hình 15: Biểu diễn mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp. tại ấp Mỹ Hưng II,
xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long...........................................24
16. Hình 16: Diễn biến mật số bướm Prays sp. trên vườn đặt bẫy tại xã Mỹ Hòa,
Bình Minh – VL .........................................................................................26
17. Hình 17: Diễn biến mật số bướm Prays sp. trên 2 vườn bố trí thí nghiệm tại
xã Mỹ Hòa, Bình Minh – VL ......................................................................27


MỞ ĐẦU

Bưởi Năm Roi (Citrus grandis L.) là loại trái cây đặc sản của xã Mỹ Hòa,
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. So với tổng diện tích cây có múi của toàn tỉnh là
14.500 ha thì diện tích trồng bưởi Năm Roi đã chiếm 7.500 ha, tập trung chủ yếu tại
huyện Bình Minh 2.033 ha, trong đó xã Mỹ Hòa có tới 1.240 ha với sản lượng hàng
năm cung cấp cho thị trường là 20.000 tấn bưởi (theo thống kê của Chi cục Bảo Vệ
Thực Vật tỉnh Vĩnh Long, 2009). Ngoài thị trường trong nước bưởi Năm Roi còn
được xuất khẩu sang các nước trong khu vực và đặc biệt là thị trường khó tính Châu
Âu như Đức, Hà Lan, Nga…đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.
Sâu đục vỏ trái Prays sp. (Lepidoptera: Yponomeutidae) là một trong những
loài côn trùng gây hại quan trọng nhất trên bưởi Năm Roi. Prays sp. chủ yếu gây
hại trên vỏ trái bưởi. Sâu đục và ăn phá bên trong vỏ trái ở giai đoạn sớm làm cho
trái bị rụng, ở giai đoạn trễ hơn làm vỏ trái sần sùi, mất giá trị thương phẩm của trái
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Theo kết
quả điều tra của Đinh Công Huỳnh (2008) thì sâu đục vỏ trái hiện diện phổ biến trên
các vườn bưởi Năm Roi ở tỉnh Vĩnh Long, ở những vườn bị gây hại nặng, tỉ lệ trái
bị đục/vườn có thể lên đến 80%.
Hiện nay nông dân chủ yếu sử dụng thuốc hóa học để phòng trị Prays sp.
nhưng ấu trùng của Prays sp. được bảo vệ bởi vỏ trái bưởi nên hiệu quả của biện
pháp phòng trị bằng thuốc hoá học đối với chúng là không cao. Vì vậy việc nghiên

cứu ứng dụng pheromone giới tính như là một công cụ phòng trừ sinh học trong
chiến lược quản lý sâu hại để hạn chế hay thay thế thuốc trừ sâu hoá học là rất cần
thiết. Từ kết quả thử nghiệm trên vườn bưởi Năm Roi ở tỉnh Vĩnh Long, Nguyễn
Đức Cương, (2006) ghi nhận bướm Prays sp. bị hấp dẫn bởi (Z)-7-tetradecenal. Kết
quả phân tích thử nghiệm ngoài đồng của Huỳnh Thị Ngọc Linh (2008) đã xác định
thành phần pheromone giới tính của bướm sâu đục vỏ trái bưởi (P. citri) tại Đồng
Bằng Sông Cửu Long là (Z)-7-tetradecenal. Biện pháp đặt 20 bẫy pheromone/1.000
m2 (0,5 mg/bẫy, thay mồi 6 tuần/lần) cho hiệu quả làm giảm tỉ lệ gây hại của Prays
sp. đối với trái bưởi Năm Roi từ 52,8% đến 77,1%, tương đương với việc phun 3
lần thuốc trừ sâu Karate 2.5EC (Lê Kỳ Ân, 2009).
Trên cơ sở đó đề tài: “Khảo sát diễn biến mật số - Tỉ lệ gây hại và Đánh
giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính trên diện rộng đối với sâu đục
vỏ trái, Prays sp. trên bưởi Năm Roi bằng phương pháp bẫy tập hợp tại huyện
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” thực hiện nhằm cung cấp những thông tin đề xuất
thời điểm phòng trị đúng lúc, cho hiệu quả cao và giới thiệu một biện pháp sinh học
mới quản lý sâu đục vỏ trái bưởi (Prays sp.) để hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học
như hiện nay.
1


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1 SÂU ĐỤC VỎ TRÁI BƯỞI PRAYS SP.
1.1 Phân loại và ký chủ
Phân loài:
 Bộ: Lepidoptera
 Tổng họ: Yponomeutoidae
 Họ: Plutellidae

 Giống: Prays
 Loài: sp. (chưa xác định)
Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003) thì sâu đục vỏ trái bưởi có tên
khoa học là Prays endocarpa Meyrick; theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), Nguyễn
Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002) thì sâu đục vỏ trái bưởi có tên khoa học
là Prays citri Millière. Tuy nhiên, theo một công bố gần đây thì sâu đục vỏ trái bưởi
là loài Prays sp. (Oleg Nicetic và ctv., 2007).
Kí chủ: Prays citri là loài gây hại quan trọng trên khắp các vườn cây có múi.
Ở ĐBSCL, loài sâu này chủ yếu gây hại trên trái cam sành (Citrus nobilis), cam mật
(Citrus sinensis), chanh (Citrus aurantifolia) và đặc biệt gây hại nặng trên bưởi
(Citrus grandis) (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
1.2 Một số đặc điểm hình thái và sinh học
Thời gian sinh trưởng của Prays sp. thay đổi tùy theo điều kiện nhiệt độ. Ở
vùng ĐBSCL, vòng đời của Prays sp. kéo dài khoảng 1 tháng (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2000).
1.2.1. Thành trùng
Thành trùng Prays sp. có chiều dài thân 3,95 mm và sải cánh 7,84 mm. Về
hình dạng thì cả thành trùng đực và cái đều giống nhau. Thành trùng có màu nâu
xám, cánh có nhiều vảy ánh bạc xen lẫn với những vảy phấn màu nâu đen, bìa cánh
có rất nhiều lông, đầu có chùm lông màu vàng rơm dài, râu đầu hình sợi chỉ (Đỗ
Đức Cương, 2006).
Trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ: 270C – 290C, ẩm độ: 80 – 85%),
thành trùng đực có thời gian sống từ 2 - 7 ngày, thành trùng cái có thời gian sống từ
2 - 11 ngày.
2


Sau khi vũ hoá 2 - 3 ngày thì thành trùng bắt cặp và đẻ trứng. Trứng được đẻ
vào ban đêm, chỉ đẻ trên trái non có đường kính nhỏ hơn 3 cm. Thành trùng cái đẻ
trứng trung bình 46 trứng trong thời gian từ 3-5 ngày (Đỗ Đức Cương, 2006). Theo

Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thi Sen (2004), bướm Prays sp. có khả năng đẻ trứng
trung bình 100 trứng/con cái (39 – 334 trứng).
Chỉ tấn công trái non ở giai đoạn từ khi tượng trái đến 2 tháng tuổi (Đỗ Đức
Cương, 2006).

Hình 1. Thành trùng Prays sp. (Đỗ Đức Cương, 2006)

1.2.2. Trứng
Trứng mới đẻ màu trắng trong, dạng hình tròn, đường kính khoảng 0,4 mm.
Nhìn từ bên ngoài trứng của Prays sp. giống như một túi tinh dầu trên vỏ trái. Trứng
được đẻ thành từng cái riêng lẻ, thời gian ủ trứng đã được khảo sát trong phòng thí
nghiệm là từ 3 đến 4 ngày. Kết quả khảo sát của Đỗ Đức Cương (2006) chỉ phát
hiện được trứng Prays sp. trên trái non, không phát hiện được trên bông và lá.

Hình 2. Trứng Prays sp. (Đỗ Đức Cương, 2006)

3


1.2.3. Ấu trùng
Ấu trùng mới nở màu vàng nhạt, có chiều dài 0,8 mm, cơ thể trong, phần đầu
nhỏ hơn phần bụng. Ấu trùng tuổi lớn hơn cơ thể có màu vàng đầu vàng đậm, lúc
này phần đầu tương đồng với phần thân. Khi sắp hoàn thành giai đoạn ấu trùng thì
cơ thể có màu xanh lục, mỗi đốt bụng có một băng ngang màu đỏ quanh thân. Sau
khi chui ra khỏi trái từ 3 - 5 giờ thì sâu co lại còn khoảng 2/3 chiều dài và nhả tơ
làm nhộng, các băng ngang màu đỏ mất dần. Khi gần hóa nhộng thì sâu nằm bất
động giữa lớp tơ màu vàng nhạt bao bọc xung quanh (Đỗ Đức Cương, 2006).
Mỗi đường đục bên trong vỏ trái chỉ do một ấu trùng gây ra, mỗi trái có thể
bị nhiều ấu trùng tấn công nhưng các đường đục là không giao nhau.


A

B
Hình 3. Ấu trùng Prays sp. (A) ấu trùng tuổi lớn; (B) ấu trùng tuổi nhỏ
(Huỳnh Thị Ngọc Linh, 2008)

1.2.4. Nhộng
Ấu trùng tuổi cuối chui ra ngoài vỏ trái đến những lá lân cận, cuống trái hoặc
ngay trên cuối trái bị hại kéo một lớp tơ mỏng làm kén và hóa nhộng (Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2000). Nhộng mới hình thành có màu xanh lục, sau đó chuyển sang màu
nâu sậm, bắt đầu ở phần ngực rồi lan dần đến phần bụng; nhộng sắp vũ hóa có màu
nâu đen. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 4 - 7 ngày (Đỗ Đức Cương, 2006).

Hình 4. Nhộng Prays sp. (Huỳnh Thị Ngọc Linh, 2008)

4


1.3 Sự gây hại
Thành trùng của Prays sp. hoạt động vào buổi chiều mát, sau khi tắt nắng. Ở
vùng ĐBSCL, Prays sp. chủ yếu gây hại trên trái, đặc biệt là trên vỏ trái bưởi Năm
Roi. Sâu thường tấn công trái vào giai đoạn trái còn rất nhỏ, vết đục đã tạo nên
những u sần trên trái, nếu bị nặng trái sẽ rụng. Tuy nhiên, sâu cũng tấn công trái ở
giai đoạn trễ hơn, trái sẽ phát triển bình thường nhưng sẽ bị biến dạng với những u
sần nhiều khi rất to làm giảm đáng kể giá trị thương phẩm mặc dù phẩm chất của
trái không bị ảnh hưởng vì sâu chỉ ăn phần vỏ mà không đục vào trong phần múi
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

B


A

Hình 5. Trái bưởi bị Prays sp. tấn công: (A) giai đoạn sớm; (B) giai đoạn trễ.
(Lê Kỳ Ân, 2009)

1.4 Thiên địch
Trong điều kiện tự nhiên, Prays sp. thường bị các loại sinh vật kí sinh và ăn
mồi tấn công như: ong ký sinh Ageniaspis fuscicollis Dalman (Hymenoptera:
Encyrtidae), ruồi ký sinh Nemorilla maculosa Meigen (Diptera: Tachinidae), nhện
ăn mồi Metaseiulus occidentalis Nesbitt (Acari: Phytoseiidae), vi khuẩn Bacillus
thuringiensis (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
2 PHEROMONE GIỚI TÍNH
2.1 Khái niệm
Pheromone giới tính là một chất hóa học hay hỗn hợp của những chất hóa
học được cá thể tiết ra môi trường để hấp dẫn sự bắt cặp của những cá thể khác giới
trong cùng một loài. Do hoạt động như những hóa chất sinh học với tính chọn lọc
cao và ở nồng độ rất thấp, pheromone giới tính không gây ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái. Bên cạnh việc làm đối tượng nghiên cứu cho các lĩnh vực như hoá
học hữu cơ, hóa chất sinh thái học và côn trùng học ứng dụng (Ando và ctv., 2004),
pheromone giới tính còn là một sự thay thế hiệu quả cho nông dược trong công tác
quản lý sâu hại (Gibb và ctv., 2005).

5


Pheromone giới tính thường gặp ở những loài côn trùng thuộc Bộ:
Lepidoptera, Coleoptera và Diptera (Ando và ctv., 2004)
2.2 Khả năng ứng dụng của pheromone giới tính
Từ pheromone giới tính đầu tiên là chất bombykol ([10E,12Z]-10,12hexadecadien-1-ol) của bướm tằm (Bombyx mori L) được xác định bởi Butenandt
và ctv. (1959), việc nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính đã được phát triển

mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới (Ando và ctv., 2004). Cho đến nay, chỉ tính
riêng trên côn trùng thuộc Bộ cánh vảy, pheromone giới tính của hơn 607 loài và
chất hấp dẫn giới tính của hơn 1236 loài đã được xác định và ghi nhận (Ando,
2009). Trong đó, pheromone giới tính của hơn 20 loài bướm đã được thương mại
hóa dưới hình thức chất quấy rối sự bắt cặp (Ando và ctv., 2004).
2.2.1 Sử dụng làm công cụ khảo sát sự biến động quần thể
Pheromone giới tính là một công cụ hữu hiệu để thay thế cho bẫy đèn và bẫy
màu vàng trong khảo sát sự biến động mật số quần thể của côn trùng gây hại
(Wakamura và ctv., 2004). Pheromone của cá thể cái có tác dụng hấp dẫn mạnh mẽ
đối với cá thể đực trong cùng một loài. Do đó việc sử dụng chúng như là một công
cụ theo dõi sự biến động mật số quần thể đã được phát triển trong chiến lược phòng
trừ dịch hại tổng hợp (IPM).
Thông thường, một lượng từ 0,1-1 mg pheromone giới tính tổng hợp được
nhồi vào một tuýp cao su (8 mm OD) cho hiệu quả hấp dẫn bướm đực ít nhất là một
tháng và có thể kéo dài đến 2 tháng (Ando và ctv., 2004).
Để khảo sát sự biến động quần thể, bẫy pheromone được đặt trên một khu
vực cụ thể rồi đếm mật số bướm vào bẫy định kỳ (thường là 2 tuần/lần) trong suốt
chu kỳ một năm. Trong khảo sát sự biến động quần thể, bẫy pheromone được sử
dụng để tìm ra những loài côn trùng gây hại cây trồng. Thông tin về số lượng côn
trùng gây hại trên một đơn vị thời gian sẽ cho phép dự báo sớm sự gây hại để từ đó
áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp.
2.2.2. Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tập hợp
Bẫy tập hợp côn trùng là một trong những phương pháp kiểm soát những loài
gây hại sử dụng bẫy pheromone để bắt và giết chết các cá thể đực, vì thế ngăn chặn
được mật số ở một cấp độ thấp dưới ngưỡng kinh tế. Biện pháp này đặc biệt hiệu
quả đối với việc quản lý côn trùng trong kho vựa. Tuy nhiên, bẫy tập hợp lại không
thành công trong việc làm giảm mật số của các loài bướm thuộc bộ cánh vảy hiện
diện bên ngoài bởi vì khả năng bắt cặp phức tạp của những cá thể đực còn sống sót
(Wakamura và ctv., 2004).


6


Biện pháp bẫy tập hợp đã thành công trong việc quản lý 98 loài côn trùng
gây hại trong đó có 45 loài thuộc bộ cánh vảy, 39 loài thuộc bộ cánh cứng và rất ít
các loài thuộc các bộ khác (El Sayed, 2008).
Theo Bakke A. và Lie R. (1989) thì Trematerra và Battaini (1987) đã áp
dụng thành công bẫy pheromone tập hợp với mật độ 260 – 270 m3/bẫy để phòng trừ
loài sâu bột mì Địa Trung Hải, Ephestia kuehniella (Zeller). Kết quả đánh giá của
Sternlicht và ctv., (1990) tại Israel cho thấy ở mật độ 120 bẫy/ha (0,4 – 0,6 mg/bẫy,
thay mồi 4 tháng/lần), bẫy pheromone tập hợp đã cho hiệu phòng trị loài bướm gây
hại hoa chanh, Prays citri Millière, cao và rẻ tiền hơn so với phun Azinphos-methyl
(gốc lân hữu cơ) 3–6 lần/ năm.
2.2.3. Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp quấy rối sự bắt cặp
Hoạt động tìm bắt cặp ở côn trùng Bộ cánh vảy chủ yếu dựa vào tín hiệu
(mùi) của pheromone giới tính do con cái tiết ra. Khi tín hiệu mùi của pheromone bị
quấy rối thì các cá thể đực sẽ không tìm được các cá thể cái và ngược lại, như vậy
chúng không thể bắt cặp và sinh sản. Phương pháp quấy rối bắt cặp (Mating
disruption) là làm tràn ngập vùng không gian của cây trồng với mùi pheromone của
loài bướm gây hại để quấy rối tín hiệu pheromone do bướm cái tiết ra nhằm ngăn
chặn sự tiếp xúc giữa bướm đực và bướm cái làm cho chúng không thể bắt cặp và
sinh sản trên vùng không gian của cây trồng. So với việc sử dụng thuốc trừ sâu,
phương pháp quấy rối bắt cặp có tính chọn lọc cao và bảo đảm cho sự tồn tại của
thiên địch. Mặt khác, pheromone giới tính đã được chỉ rõ là không gây độc đối với
động vật hữu nhũ và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đây là biện pháp
đang được áp dụng rất rộng rãi ở những nước phát triển.
Quấy rối sự bắt cặp là một phương pháp tác động lên hành vi, vì thế côn
trùng gây hại hiếm khi phát triển được sự kháng cự. Một minh chứng là trường hợp
của Pectinophora gossypiella đã được kiểm soát bởi một phương pháp quấy rối
trong hơn 20 năm mà không hề có bất cứ sự kháng cự nào. Tuy nhiên, đã có một

báo cáo của Mochizuki và ctv. (2002) về việc kháng lại sự quấy rối bắt cặp của
quần thể Adoxophyes honmai hiện diện tại các cánh đồng trà ở Shimada thuộc quận
Shizuoka, Nhật Bản. Adoxophyes honmai đã được quản lý bằng phương pháp quấy
rối sự bắt cặp với chất quấy rối là (Z)-11-tetradecenyl acetate kể từ năm 1983. Vào
4 năm sau đó, tỉ lệ con đực bị bắt dính bằng bẫy pheromone là 96%. Tuy nhiên, từ
năm 1996 đến 1998, tức 14 đến 16 năm sau khi áp dụng biện pháp quấy rối sự bắt
cặp, thì tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn 50% trong khi áp dụng sự quấy rối ở các cánh
đồng trà chưa từng được áp dụng thì tỉ lệ đạt được là 99%. Kết quả này ám chỉ việc
tiếp tục áp dụng chất quấy rối ở Shimada đã tạo nên một áp lực chọn lọc lớn tại đây
và hiện tượng lạ này được gọi là “sự kháng” của Adoxophyes honmai đối với (Z)-

7


11-tetradecenyl acetate. Khi phối hợp 4 thành phần pheromone (Z)-9-tetradecenyl
acetate, (Z)-11- tetradecenyl acetate, (E)-11-tetradecenyl acetate and 10methyldodecyl acetate với tỉ lệ 63: 31: 4: 2 thì tỉ lệ bướm bị bắt dính tăng lên 99%
và sự đông đúc của ấu trùng Adoxophyes honmai ở các thế hệ sau đã giảm lại. Kết
quả này chứng tỏ 4 thành phần pheromone phối hợp này là một công cụ quản lý
hiệu quả đối với “quần thể kháng” Adoxophyes honmai.
Thử nghiệm ngoài đồng với pheromone của bướm sâu đục trái hồng
(Stathmopoda masinissa) trên vườn hồng với 900 tuýp/ha đã có ảnh hưởng quấy rối
thông tin bắt cặp và đã làm giảm số lượng trái bị hại trong khi quản lý sâu vẽ bùa
(Phyllocnistis citrella) đã không mang lại thành công với 1300 tuýp/ha (Ando,
2006).
Hầu hết, pheromone tổng hợp được nhồi vào một tuýp nhựa tổng hợp dài
20cm (50 – 100 mg pheromone tổng hợp/tuýp) và sẽ tiếp tục phóng thích
pheromone hơn 2 -3 tháng (Ando và ctv., 2004; Ando, 2006 ).
Theo Ando và ctv., (2004), pheromone giới tính của hơn 20 loài bướm đã
được thương mại hóa dưới hình thức chất quấy rối bắt cặp (Mating disruptant) với
diện tích áp dụng lên đến 415.300 ha cây trồng, bao gồm bông vải, cây ăn trái, trà

và cây rừng ở Mỹ, Nhật và Châu Ấu, vào năm 2002.
Cho đến nay, pheromone giới tính đã được nghiên cứu và ứng dụng dưới
hình thức quấy rối bắt cặp trên 140 loài côn trùng gây hại gồm 121 loài thuộc Bộ
cánh vảy, 9 loài thuộc Bộ cánh cứng và 10 loài thuộc các Bộ côn trùng khác (Elsayed, 2009).
2.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng pheromone tại Việt Nam
2.3.1 Trên một số đối tượng côn trùng phổ biến
Ở Việt Nam, pheromone giới tính là một lĩnh vực tương đối mới với số
lượng nghiên cứu còn rất hạn chế. Tại ĐBSCL, thử nghiệm ngẫu nhiên ngoài đồng
đã xác định được chất hấp dẫn giới tính của 19 loài bướm. Trong đó, có bốn loài
bướm thuộc họ Noctuidae, họ phụ Plusiinae, là những loài bướm sâu hại rau màu.
Diễn biến mật số quần thể của 3 trong 4 loài bướm này đã được ghi nhận (Hai và
ctv., 2002).
Từ năm 2001 đến 2004, các thí nghiệm về khả năng hấp dẫn của pheromone
đối với một số đối tượng sâu hại trên rau hoa thập tự, cà chua, nho, hành tây, hành
ta, dưa hấu, lạc và vải thiều được tiến hành tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang, Hải Phòng và nhiều địa phương khác (diện tích mỗi điểm triển
khai 5 - 10 ha/vụ). Kết quả ghi nhận số lượng bướm sâu tơ (Plutella xylostella), sâu
ăn tạp (Spodoptera litura), sâu xanh (Helicoverpa armigera) và sâu xanh da láng

8


(Spodoptera exigua) vào bẫy khá lớn (125,8 – 139,2 con/bẫy/ngày), riêng sâu đục
cuống quả vải (Camellia sinensis) thì rất ít (7,6 con/bẫy/ngày). Trong năm 2001 và
2002, đã triển khai sử dụng pheromone để phòng trừ 5 loài sâu hại này với tổng
diện tích 96 ha trên 4 loại cây trồng là rau hoa thập tự, hành tây, cà chua và lạc tại
Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương và Vĩnh Phúc. Trong năm 2003 đã triển khai áp
dụng với tổng diện tích 656,8 ha tại 9 tỉnh trong cả nước, phòng trừ 6 loài sâu hại
trên 7 loại cây trồng là rau hoa thập tự, hành tây, cà chua, lạc, dưa hấu, nho và vải
thiều. Trong đó, cây trồng áp dụng lớn nhất là rau hoa thập tự với tổng diện tích 245

ha (Lê Văn Trịnh và ctv., 2005).
Wang và ctv. (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng bẫy và các loại
mồi pheromone giới tính đến sự bắt dính Plutella xylostella (Lepidoptera:
Plutellidae) tại các ruộng cải bắp ở ngoại ô Hà Nội, Việt Nam từ tháng 2/2002 đến
tháng 5/2002. Thí nghiệm được thực hiện trên 3 dạng bẫy: bẫy A – dạng chậu làm
bằng nhựa (đường kính 20 cm, cao 8 cm) có chứa 5% nước để làm sạch, bẫy B –
dạng hình trụ làm bằng nhựa (đường kính 10 cm, cao 15 cm được khoét 4 lỗ với
đường kính mỗi lỗ là 1,5 cm ở cách đáy bẫy 10 cm) có chứa 5% nước để làm sạch,
bẫy C – được thiết kế giống bẫy B nhưng không có chứa nước. Kết quả ghi nhận
được là bẫy A cho hiệu quả hấp dẫn cao nhất. Bên cạnh đó, thí nghiệm còn kết hợp
so sánh hiệu quả hấp dẫn của 2 loại mồi pheromone giới tính: mồi Trung Quốc
(Z11-16: Ald, Z11-16: Ac và Z11- 16: OH 50:50:1,50 mg/mỗi tuýp cao su màu
xanh, viện Động Vật học, Học Viện Khoa học Tự Nhiên Trung Quốc); mồi Nhật
Bản (Z11-16: Ald, Z11-16: Ac, Z11-16: OH và butylated hydroxyl toluene như là
chất chống oxy hóa 50:50:1:5, 106 mg/mỗi tuýp cao su màu đỏ, Shin-etsu Chemical
Co. Ltd, Japan). Kết quả được ghi nhận là hiệu quả hấp dẫn giữa 2 loại mồi
pheromone giới tính này khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Wang và ctv.
(2004) cũng khẳng định việc áp dụng phương pháp bẫy tập hợp với mồi Trung
Quốc và phối hợp sử dụng BT (2-3 lần/vụ) trên các ruộng cải bắp và su hào ở miền
bắc Việt Nam là có hiệu quả làm giảm mật số sâu hại (Plutella xylostella) cao hơn
so với việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học (7 lần/vụ).
Tại Hải Dương, thí nghiệm đặt 400 bẫy pheromone/ha cho khả năng khống
chế sâu tơ (Plutella xylostella Linnaeus, Lepidoptera: Plutellidae) và sâu ăn tạp
(Spodoptera litura Fabricius, Lepidoptera: Noctuidae) mà không cần phải phun
thuốc trừ sâu (Lê Văn Trịnh và ctv., 2005).
Sử dụng bẫy pheromone để theo dõi sự phát sinh của sâu đục cuống quả vải
thiều đã tạo điều kiện sử dụng thuốc đúng lúc, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật
khoảng 400.000 đồng/ha và giảm được 3 lần phun thuốc trừ sâu. Để phòng trừ sâu
tơ đã giảm được 3 lần dung thuốc, thay 2 lần thuốc hóa học bằng thuốc sinh học, và
tiết kiệm được 118.000 đồng/ha/vụ (Lê Văn Trịnh và ctv., 2005).

9


Lê Văn Vàng và ctv., (2008) qua quá trình nghiên cứu tổng hợp và đánh giá
ngoài đồng ở Việt Nam và Nhật Bản đối với 7,11,13-Hexadecatrienal – thành phần
pheromone giới tính mới được xác định từ bướm sâu vẽ bùa cái (Phyllocnistis
citrella Stainton) đã chỉ ra rằng bướm sâu vẽ bùa đực tại thành phố Cần thơ, Việt
Nam chỉ bị hấp dẫn mạnh khi phối hợp 7,11-Hexadecadienal và 7,11,13Hexadecatrienal với tỉ lệ 1:3 mà không hề bị thu hút khi chỉ có một thành phần
7,11-Hexadecadienal, trong khi ở Nhật Bản thì hiệu quả thu hút bướm đực vào bẫy
sẽ giảm khi pha thêm thành phần 7,11,13-Hexadecatrienal vào mồi pheromone. Từ
đây, Lê Văn Vàng và ctv., (2008) đã khẳng định rằng thông tin bắt cặp của bướm
sâu vẽ bùa (P. citrella) ở Việt Nam thì tương tự như ở Brazil và California và khác
với ở Nhật Bản.
2.3.2 Trên sâu đục trái bưởi, Prays sp.
Vào năm 2006 Đỗ Đức Cương đã thực hiện thí nghiệm theo dõi sự biến động
số lượng thành trùng Prays citri bằng bẫy pheromone giới tính (1mg Z714:Ald/septum) tại 3 vườn bưởi thuộc tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam trong suốt thời
gian từ ngày 9/8/2005 - 7/2/2006. Thí nghiệm đã ghi nhận được Prays citri hiện
diện liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm và mật số biến động cao hay thấp phụ
thuộc vào mùa và tương ứng với các giai đoạn sinh lý của cây. Mức độ vào bẫy của
thành trùng loài sâu đục vỏ trái ở các tháng cuối mùa mưa tương ứng với giai đoạn
cây bưởi chưa ra hoa là thấp và tăng đỉnh điểm là vào các tháng của mùa nắng
tương ứng với giai đoạn cây ra hoa và tượng trái non.
Pheromone giới tính của sâu đục vỏ trái, P. citri, tại New Zealand đã được
xác định chỉ gồm một thành phần duy nhất là hợp chất (7Z)-7-tetradecenal (Z714:Ald) (Nesbitt và ctv., 1977) và đã được tổng hợp thành công bởi Lê Văn Vàng
và ctv. (2006).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hùng Lĩnh (2008) thì cấu trúc hóa học
của pheromone giới tính của Prays sp., gây hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi chỉ gồm
một thành phần duy nhất là (Z)-7-tetradecenal. Trong các chất quan hệ, Z7-14:Ald ở
tỉ lệ 10% thêm vào thì không ảnh hưởng đến hiệu quả hấp dẫn của Z7-14:Ald đối
với Prays sp. Trong khi tỉ lệ 10% thêm vào Z7-14:Ald đã ức chế hiệu quả hấp dẫn

của Z7-14:Ald đối với Prays sp. Kết quả thí nghiệm của Lê Kỳ Ân (2009) thì cũng
cho kết quả tương tự.
Bẫy pheromone đã chứng tỏ là công cụ hữu hiệu để khảo sát sự biến động
mật số quần thể của sâu đục vỏ trái bưởi Prays sp. Tại Vĩnh Long, bướm Prays sp.
Hiện diện quanh năm với diễn biến quần thể phụ thuộc vào mùa vụ và lượng mưa
(Huỳnh Thị Ngọc Linh, 2008). Kết quả thí nghiệm của Nguyễn Văn Nguyên (2010)
cũng cho kết quả tương tự.

10


Trong thí nghiệm quản lí Prays citri trên vườn chanh bằng bẫy pheromone
tập hợp ở Israel, nghiệm thức đặt 120 bẫy pheromone/ha (0.5 – 0.6 mg Z714:Ald/bẫy) cho hiệu quả phòng trị cao và rẻ tiền hơn so với phun thuốc trừ sâu
azinophos – methyl (lân hữu cơ) 3-6 lần/năm (Sternlicht và ctv., 1990).
Đặt 20 bẫy pheromone/1.000 m2 (0,5 mg/bẫy, thay mồi 6 tuần/lần) cho hiệu
quả làm giảm tỉ lệ gây hại của Prays sp. đối với trái bưởi Năm Roi là 77,1% ở xã
Đông Thành và 52,8% ở xã Mỹ Hòa. Trong khi đó biện pháp xử lý bằng phun 3 lần
thuốc trừ sâu Karate 2.5EC (1,5 g ai/48 l nước/1.000 m2/lần phun; 2 tuần/lần phun)
cho hiệu quả làm giảm tỉ lệ gây hại của Prays sp. đối với trái bưởi Năm Roi là
78,2% ở xã Đông Thành và 67,7% ở xã Mỹ Hòa (Lê Kỳ Ân, 2009).
Trong thí nghiệm năm 2008, tỉ lệ gây hại của Prays sp. trên các vườn đặt
chất quấy rối là 10,2% ở mật độ 200 tuýp/ha và 7,4% ở mật độ 400 tuýp/ha. Trong
khi tỉ lệ gây hại của Prays sp. trên vườn đối chứng là 55,8%. Năm 2009, tỉ lệ gây
hại của Prays sp. trên các vườn đặt chất quấy rối là 2,8% ở mật độ 200 tuýp/ha và
4,9% ở mật độ 400 tuýp/ha. Trong khi tỉ lệ gây hại của Prays sp. trên vườn phun
thuốc trừ sâu Karate 2.5EC (1,5 g ai/48 l nước/1.000 m2/lần phun; 2 tuần/lần phun)
là 15,9% và trên vườn đối chứng là 16,6% (Lê Kỳ Ân, 2009).
Thí nghiệm so sánh hiệu quả hấp dẫn của mồi pheromone được điều chế tại
Việt Nam và mồi pheromone được điều chế tại Nhật Bản đối với Prays sp. đã chứng
tỏ mồi pheromone được điều chế ở Việt Nam cho hiệu quả hấp dẫn bướm Prays sp.

tương đương với mồi được điều chế từ Nhật Bản (Lê Kỳ Ân, 2009).
Bẫy dạng mái che và bẫy nằm được làm tại Bộ môn BVTV, trường ĐH Cần
Thơ, Việt Nam cho hiệu quả hấp dẫn đối với bướm Prays sp. tương đương với bẫy
mái che Takeda của Nhật. Và độ cao biến động từ 1 m đến 2 m đều có hiệu quả hấp
dẫn mạnh đối với sâu đục vỏ trái Prays sp. Tuy nhiên, độ cao 1,5 m là tốt nhất vì ở
độ cao này sẽ cho thao tác thuận tiện hơn trong các vườn bưởi tại xã Mỹ Hòa, huyện
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (Nguyễn Văn Nguyên, 2010).

11


CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Phương pháp đặt bẫy pheromone làm công cụ để khảo sát sự biến động mật
số quần thể của sâu đục vỏ trái bưởi (Prays sp.) đã tỏ ra hiệu quả. Tại tỉnh Vĩnh
Long, bướm Prays sp. hiện diện quanh năm với diễn biến quần thể phụ thuộc vào
mùa vụ và lượng mưa. Trong đó, ở ấp Mỹ Phước I, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh,
mật số quần thể của Prays sp. tạo thành hai cao điểm vào, tháng 12 dl và tháng 3 dl;
Trong khi ở ấp Mỹ Hưng II, xã Mỹ Hòa và xã Đông Thành, huyện Bình Minh mật
số quần thể của Prays sp. chỉ tạo thành một cao điểm vào tháng 3 dl.
Bẫy dính và mái che tự chế tại Việt Nam cho hiệu quả hấp dẫn tương đương
so với bẫy dính và mái che Takeda của Nhật và hoàn toàn có thể thay loại bẫy này.
Đặt 12 bẫy pheromone/1.000 m2 (1 mg Z7-14:Ald/bẫy, thay mồi 6 tuần/lần)
cho hiệu quả tương tự như nghiệm thức đối chứng với tỉ lệ gây hại của Prays sp. đối
với trái bưởi Năm Roi là 27,55%. Trong khi đó biện pháp xử lý bằng phun 3 lần
thuốc trừ sâu Fortox 50EC (hoạt chất Alpha – Cypermethin) cho hiệu quả trung
bình với tỉ lệ gây hại là 31,39%.
2. ĐỀ NGHỊ

Tiếp tục áp dụng biện pháp đặt bẫy pheromone giới tính trên vườn thí
nghiệm để theo dõi và đánh giá tỉ lệ gây hại của bướm Prays sp. ở các vụ tiếp sau.
Áp dụng phương pháp bẫy pheromone giới tính trên diện rộng bằng biện
pháp riêng lẻ hoặc phối hợp với các biện pháp phòng trị khác, để quản lý sâu đục vỏ
trái bưởi (Prays sp.), đặc biệt trong các mô hình sản xuất an toàn hay theo các tiêu
chuẩn GAP.

30


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ando T., Inomata S., and Yamamoto M, 2004. Lepidopteran sex pheromones.
Topics Current Chem, 239: 51-96.
Ando,T. 2006. Studies on insect behavior regulators. Journal of Pesticide
Science. 31 (2): 159 – 160.
Bakke, A. and Lie, R. 1989. Mass Trapping. In: Insect pheromones in plant
protection.
Đinh Công Huỳnh, 2008. Thành phần loài côn trùng gây hại trên cây bưởi Năm
Roi tại Bình Minh-Vĩnh Long và Ảnh hưởng của chất dẫn dụ Flykil 95EC
đối với nhóm Ruồi Tephritids tại Tp. Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại Học.
Trường Đại Học Cần Thơ.
Đỗ Đức Cương, 2006. Sâu đục vỏ trái bưởi: thành phần loài, một số đặc điểm
hình thái, sinh học và phòng trừ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường ĐHCT.
El-Sayed AM, 2008. The Pherobase: Database of Insect Pheromones and
Semiochemicals.
Gibb A.R., Jamieson L.E., Suckling D.M., Ramankutty P., Stevens P.S. 2005.
Sex pheromone of the citrus flower moth Prays nephelomima: Pheromone
Identification, Field Trapping Trials, and Phenology. Journal of Chemical
Ecology 31 (7): 1633-1644.
Hai, T.V. Vang, L.V. Son, P.K. Inomata, S. andAndo, T. 2002. Sex attractants for

moths of Vietnam: Field attraction by synthetic lures baited with known
lepidopteran sex pheromones. Journal of Chemical Ecology, Vol. 28 (7):
1473 –1481.
Lê Kỳ Ân, 2009. Nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính sâu đục vỏ trái
bưởi Prays sp. tại tỉnh Vĩnh Long. Luận án thạc sĩ khoa học bảo vệ thực vật.
Trường Đại học Cần Thơ.
Lê Văn Trịnh, Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Thị Nguyên, Vũ Thị Sử, 2005. Nghiên
cứu sử dụng pheromone giới tính côn trùng trong quản lí dịch hại cây trồng
nông nghiệp. Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5 – Hà Nội.
Le Van Vang, 2006. Studies on the sex pheromones of lepidopteran species
distributed in Japan and Vietnam: Identification, field test, and application
for plant protection, Ph. D thesis. Tokyo University of Agriculture and
Technology, Japan.
Le Van Vang, S. Inomata, M. Kinjo, F. Komai and T. Ando, 2005.
31

Sex


pheromones of five olethreutine species associated with the seedlings and
fruits of mangrove plants in the Ryukyu Islands, Japan: Identification and
field evaluation. J. Chem. Ecol. 31 (4): 859 – 878.
Le Van Vang, MD. A. Islam, Nguyen Duc Do, Tran Van Hai, Shinji Koyano,
Nobuo Ohbayashi, Masanobu Yamamoto and Tetsu Ando, 2008. 7,11,13Hexadecatrienal identified from female moths of the citrus leafminer as a
new sex pheromone component: synthesis and field evaluation in Japan and
Vietnam. Journal of Pesticide Science. 33 (2): 152-158.
Huỳnh Thị Ngọc Linh, 2008. Khảo sát sự biến động mật số quần thể và xác định
pheromone giới tính của dòng bướm sâu đục vỏ trái bưởi, Prays citri
Millière, phân bố ở khu vực tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Đại
Học.Trường ĐHCT

Mochizuki, F. Fukumoto, T. noguchi, H. Sugie, H. Morimoto, T. and Ohtani, K.
2002. Resistance to a mating disruptant composed of (Z)-11-tetradecenyl
acetate in the smaller tea tortrix, Adoxophyes honmai (Yasuda) (Lepidoptera:
Tortricidae). Appl. Entomol. Zool. 37 (2): 299–304.
Nesbitt, B.F., Beevor, P.S., Hall, D.R., Lester, R., Sternlicht, M., and
Goldenberg, S. 1977. Identification and synthesis of the female sex
pheromone of the citrus flower moth, Prays citri. Insect Biochem. 7:355-359.
Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000. Côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông NghiệpTp Hồ Chí Minh, 12-23.
Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002. Dịch hại trên cam, quýt,
chanh, bưởi (Rutaceae) và IPM. Nhà xuất bản Nông nghiệp-Tp Hồ Chí
Minh, 69-71.
Nguyễn Văn Huỳnh, Lê Thị Sen, 2003. Giáo trình côn trùng nông nghiệp phần
B: Côn trùng gây hại cây trồng chính ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tủ sách
Đại học Cần Thơ. 232 trang.
Nguyễn Văn Nguyên, 2010. Ảnh hưởng của kiểu bẫy và độ cao đặt bẫy lên sự
hấp dẫn của pheromone giới tính đối với sâu đục vỏ trái bưởi (Prays sp.) Diễn biến mật số quần thể và tỉ lệ gây hại của Prays sp. ở huyện Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Trường ĐHCT.
Nguyễn Hùng Lĩnh, 2008. Đánh giá sự hấp dẫn của (Z)-7-tetradecenal và các
hợp chất quan hệ đối với bướm sâu đục vỏ trái bưởi, Prays citri Millière, ở
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Trường
ĐHCT.
32


×