Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của một số LOẠI THUỐC TRỪ nấm BỆNH lên sự PHÁT TRIỂN của HAI DÒNG nấm COLLETOTRICHUM SPP gây BỆNH THÁN THƯ TRÊN ớt TRONG điều KIỆN IN VITRO và IN VIVO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.78 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN QUỐC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
TRỪ NẤM BỆNH LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HAI
DÒNG NẤM COLLETOTRICHUM SPP. GÂY
BỆNH THÁN THƯ TRÊN ỚT TRONG
ĐIỀU KIỆN IN VITRO VÀ IN VIVO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ – 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
TRỪ NẤM BỆNH LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HAI
DÒNG NẤM COLLETOTRICHUM SPP. GÂY
BỆNH THÁN THƯ TRÊN ỚT TRONG
ĐIỀU KIỆN IN VITRO VÀ IN VIVO

Giảng viên hướng dẫn:



Sinh viên thực hiện:

Ts. Nguyễn Thị Thu Nga

Nguyễn Quốc Khánh
MSSV: 3073291

Cần Thơ – 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ NẤM BỆNH LÊN
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HAI DÒNG NẤM COLLETOTRICHUM SPP. GÂY
BỆNH THÁN THƯ TRÊN ỚT TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO VÀ IN VIVO

Do sinh viên NGUYỄN QUỐC KHÁNH thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011
Cán bộ hướng dẫn
(Ký tên)

Ts. Nguyễn Thị Thu Nga

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn với đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ NẤM BỆNH LÊN
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HAI DÒNG NẤM COLLETOTRICHUM SPP. GÂY
BỆNH THÁN THƯ TRÊN ỚT TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO VÀ IN VIVO

Do sinh viên NGUYỄN QUỐC KHÁNH thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ngày……..tháng…….năm 2011.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức……… điểm.
Ý kiến của hội đồng:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………

Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2011.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

DUYỆT KHOA
CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD


ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây.

Người thực hiện

Nguyễn Quốc Khánh

iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Quốc Khánh.
Ngày sinh: 21/08/1989.
Nơi sinh: Châu Đốc, An Giang.
Họ và tên Cha: Nguyễn Yên Ngô
Họ và tên Mẹ: Đặng Kim Lan
Quê quán: Châu Đốc, An Giang.
Quá trình học tập:
1995-2000: Trường tiểu học B Tân Châu, Tân Châu, An Giang.
2000-2004: Trường trung học cơ sở Tân Châu, Tân Châu, An Giang.
2004-2007: Trường trung học phổ thông Tân Châu, Tân Châu, An Giang.
2007-2011: Là sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, ngành Bảo Vệ Thực Vật,
khóa 33, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng.


iv


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng Cha Mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất. Con luôn ghi
nhớ công ơn Cha Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và nuôi dạy con nên người đó là
động lực giúp con vượt qua những khó khăn để có kết quả như ngày hôm nay.
Em xin gởi đến cô Nguyễn Thị Thu Nga, giảng viên hướng dẫn lòng thành
kính và biết ơn sâu sắc. Cô đã tận tình chỉ bảo, động viên em trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Thành kính ghi ơn sâu sắc, thầy Lăng Cảnh Phú đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại Trường.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Nông Nghiệp & Sinh Học
Ứng Dụng và các thầy, các cô trong Trường đại học Cần Thơ đã tận tâm dạy dỗ,
truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báo cho em trong suốt thời gian học
tại Trường.
Thành thật cảm ơn!
Chị Đoàn Thị Kiều Tiên trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tạo điều kiện cho
em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Các bạn sinh viên lớp bảo vệ thực vật khóa 33 đã giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!!!

Nguyễn Quốc Khánh

v


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................... iii
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN.................................................................................... iv
LỜI CẢM TẠ.................................................................................................. v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. viii
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................... x
TÓM LƯỢC ................................................................................................. xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÂY ỚT ................................ 3
1.1.1. Nguồn gốc ........................................................................................ 3
1.1.2. Sự phân bố ........................................................................................ 3
1.1.3. Các yêu cầu ngoại cảnh ..................................................................... 3
1.2. BỆNH THÁN THƯ TRÊN ỚT ................................................................ 4
1.2.1. Triệu chứng........................................................................................ 4
1.2.2. Tình hình thiệt hại ............................................................................. 6
1.2.3. Tác nhân gây bệnh ............................................................................. 6
1.2.4. Đặc điểm một số loại nấm gây bệnh thán thư trên ớt .......................... 7
1.2.5. Sự xâm nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh .......... 8
1.2.6. Biện pháp phòng trị bệnh .................................................................. 8
1.3. CÁC LOẠI THUỐC TRONG THÍ NGHIỆM THỬ THUỐC .................. 9
1.3.1. Antracol 700WP ................................................................................ 9
1.3.2. Amistar 250SC .................................................................................10
1.3.3. Binhnomyl 50WP ............................................................................10
1.3.4. Champion 57,6DP ............................................................................11
1.3.5. Daconil 75WP .................................................................................12
1.3.6. Thane-M 80WP ...............................................................................12
1.3.7 Score 250EC ....................................................................................13
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................14

2.1. PHƯƠNG TIỆN ......................................................................................14
2.1.1. Thời gian và địa điểm.........................................................................14
2.1.2. Vật liệu thí nghiệm ............................................................................14
vi


2.2. PHƯƠNG PHÁP ....................................................................................15
2.2.1. Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu quả của 7 loại thuốc trừ nấm lên sự phát
triển của 2 dòng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên ớt trong điều
kiện phòng thí nghiệm ....................................................................................15
2.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả phòng trị của một số loại thuốc hiệu
quả đối với bệnh thán thư do 2 dòng nấm Colletotrichum sp. ST2 và
Colletotrichum sp. ST1 trong điều kiện in vivo ...............................................19
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ....................................................22
3.1. Khảo sát ảnh hưởng của 7 loại thuốc lên sự phát triển của nấm
Colletotrichum sp. ST2 (dạng bào tử hình trụ) ...............................................22
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của 7 loại thuốc lên sự phát triển của nấm
Colletotrichum sp. ST1 (dạng bào tử hình cong) ............................................26
3.3 Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên ớt đối với dòng nấm Colletortrichum
sp. ST2 của thuốc Binhnomyl 50WP và Score 250EC trong điều kiện phòng
thí nghiệm ......................................................................................................29
3.4 Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên ớt đối với dòng nấm Colletotrichum
sp. ST1 của thuốc Amistar 250SC và Score 250EC trong điều kiện phòng thí
nghiệm ...........................................................................................................35
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................41
4.1 KẾT LUẬN .........................................................................................41
4.2 ĐỀ NGHỊ...............................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................42

vii



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
FAO: Food and Agriculture Organization
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
AVRDC: Asian Vegetable Research and Development Centre
PT: phun thuốc lên trái trước khi chủng bệnh
PS: phun thuốc lên trái sau khi chủng bệnh
BKVVK: bán kính vòng vô khuẩn
HSĐK: hiệu suất đối kháng
NSKĐT: ngày sau khi đặt thuốc
ĐC: đối chứng

viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm

15


3.1

Ảnh hưởng của 7 loại thuốc trừ nấm lên khả năng phát triển của
khuẩn ty nấm Colletotrichum sp. ST2 (dạng bào tử hình trụ) trong
điều kiện in vitro.

23

3.2

Hiệu quả của 7 loại thuốc trừ nấm lên khả năng phát triển của khuẩn
ty nấm Colletotrichum sp. ST2 (dạng bào tử hình trụ) trong điều kiện
in vitro

24

3.3

Ảnh hưởng của 7 loại thuốc trừ nấm lên khả năng phát triển của
khuẩn ty nấm Colletotrichum sp. ST1 (dạng bào tử hình cong) trong
điều kiện in vitro

26

3.4

Hiệu quả của 7 loại thuốc trừ nấm lên khả năng phát triển của khuẩn
ty nấm Colletotrichum sp. ST1 (dạng bào tử hình cong) trong điều
kiện in vitro


27

3.5

Hiệu quả của 2 loại thuốc qua hai biện pháp PT và PS lên chiều dài
vết bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. ST2 (dạng bào
tử hình trụ) gây ra ở thời điểm 4, 5, 6, 7 NSKCB

33

3.6

Hiệu quả của 2 loại thuốc qua hai biện pháp PT và PS lên chiều dài
vết bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. ST1 (dạng bào
tử hình cong) gây ra ở thời điểm 4, 5, 6, 7 NSKCB

40

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1
1.2
2.1

Tên hình

Trang


Triệu chứng bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum spp. gây ra
ở ngoài đồng
Triệu chứng bệnh thán thư gây hại trên trái ớt sừng vàng Châu Phi
Khuẩn lạc nấm Colletotrichum sp. ST2 có dạng bào tử hình trụ trên
môi trường PDA sau 8 ngày

5
5
17

2.2

Khuẩn lạc nấm Colletotrichum sp. ST1 có dạng bào tử hình cong
trên môi trường PDA sau 5 ngày

17

2.3

Nấm Colletotrichum sp. ST2 có dạng bào tử hình trụ quan sát ở vật
kính 40

18

2.4

Nấm Colletotrichum sp. ST1 có bào tử hình cong và gai cứng quan
sát ở vật kính 40


18

2.5

Tạo vết thương (a) và chủng bệnh trên trái ớt (b)

21

2.6

Ớt sau khi chủng bệnh được cho vào tủ úm 250C

21

3.1

Ảnh hưởng của 7 loại thuốc trừ bệnh cây lên khả năng phát triển của
khuẩn ty của chủng nấm Colletotrichum sp. ST2 trong điều kiện in
vitro

25

3.2

Ảnh hưởng của 7 loại thuốc trừ bệnh cây lên khả năng phát triển của
khuẩn ty của chủng nấm Colletotrichum sp. ST1 trong điều kiện in
vitro

28


3.3

Triệu chứng vết bệnh thán thư trên ớt (Colletotrichum sp. ST2) ở các
nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức xử lý với thuốc Binhnomyl
50WP, Score 250EC bằng biện pháp phun trước khi chủng bệnh ở
thời điểm 7 ngày sau khi chủng bệnh

30

3.4

Triệu chứng vết bệnh thán thư trên ớt (Colletotrichum sp. ST2) ở các
nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức xử lý với thuốc Binhnomyl
50WP, Score 250EC bằng biện pháp phun sau khi chủng bệnh ở thời
điểm 7 ngày sau khi chủng bệnh

31

3.5

Triệu chứng vết bệnh thán thư trên ớt (Colletotrichum sp. ST1) ở các
nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức xử lý với thuốc Amistar
250SC, Score 250EC bằng biện pháp phun trước khi chủng bệnh ở
thời điểm 7 ngày sau khi chủng bệnh

36

3.6

Triệu chứng vết bệnh thán thư trên ớt (Colletotrichum sp. ST1) ở các

nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức xử lý với thuốc Amistar
250SC, Score 250EC bằng biện pháp phun trước sau khi chủng bệnh
ở thời điểm 7 ngày sau khi chủng bệnh

37

x


Nguyễn Quốc Khánh, 2011. “Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ nấm
lên sự phát triển của hai dòng nấm Colletotrichum spp. trên ớt trong điều kiện
in vitro và in vivo”. Luận văn tốt nghiệp đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Thu Nga.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ nấm lên sự phát triển
của hai dòng nấm Colletotrichum spp. trên ớt trong điều kiện in vitro và in
vivo” được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Bộ môn Bảo Vệ Thực
Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại học Cần Thơ từ tháng
07/2011 đến tháng 08/2011 nhằm tìm ra loại thuốc và biện pháp xử lý cho hiệu quả
phòng trị bệnh thán thư cao nhất trong điều kiện phòng thí nghiệm. Đề tài gồm có
các thí nghiệm:
* Thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng của 7 loại thuốc đối với nấm
Colletotrichum sp. ST2 và Colletotrichum sp. ST1 gây bệnh thán thư trên ớt trong
điều kiện in vitro gồm có 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1a: Đánh giá nhanh khả năng
đối kháng của 7 loại thuốc đối với nấm Colletotrichum sp. ST2 được thực hiện trên
đĩa Petri với 5 lần lặp lại. Kết quả là thuốc Binhnomyl 50WP (hoạt chất benomyl)
và Score 250EC (hoạt chất difenoconazole) có tác động mạnh nhất đối với chủng
nấm Colletotrichum sp. ST2 với BKVK lần lượt là 10,20 mm; 9,8 mm và HSĐK là

48,69%; 47,19% ở thời điểm 7 ngày sau khi đặt thuốc. Thí nghiêm 1b: Đánh giá
nhanh khả năng đối kháng của 7 loại thuốc đối với nấm Colletotrichum sp. ST1
được thực hiện trên đĩa Petri với 5 lần lặp lại. Kết quả là thuốc Amistar (hoạt chất
azoxystrobin) và Score 250EC (hoạt chất difenoconazole) có tác động mạnh nhất
đối với chủng nấm Colletotrichum sp. ST1 với BKVK lần lượt là 7,4 mm; 2,6 mm
và HSĐK lần lượt là 44,34%; 30,47% ở thời điểm 5 ngày sau khi đặt thuốc.
* Thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trị của 2 loại thuốc hiệu quả cao trong
điều kiện in vitro đối với chủng nấm Colletotrichum sp. ST2 và Colletotrichum sp.
ST1 trong điều kiện in vivo. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân
tố: nhân tố 1 là hai loại thuốc, nhân tố 2 là hai biện pháp xử lý (phun thuốc lên trái
trước khi chủng bệnh, phun thuốc lên trái sau khi chủng bệnh) và một nghiệm thức
đối chứng chỉ phun nước cất vô trùng, mỗi nghiệm thức gồm 6 lần lặp lại.
+ Đối với nấm Colletotrichum sp. ST2 hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên
trái ớt của 2 loại thuốc Binhnomyl 50WP và Score 250EC. Kết quả cho thấy thuốc
Binhnomyl 50WP qua 2 biện pháp phun trước và phun sau có hiệu quả giảm bệnh
cao nhất còn Score 250EC chỉ hiệu quả ở biện pháp phun trước.
xi


+ Đối với nấm Colletotrichum sp. ST1 hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên
trái ớt của 2 loại thuốc Amistar 250SC và Score 250EC qua hai biện pháp xử lý
trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả là thuốc Amistar 250SC qua hai biện
pháp phun trước và phun sau có hiệu quả phòng trị bệnh cao nhất còn Score 250EC
chỉ hiệu quả ở biện pháp phun trước.

xii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ớt là một loại quả thuộc chi Capsicum thuộc họ Cà (Solanaceae) có nguồn gốc

từ Châu Mĩ. Cây ớt là một loại rau gia vị được sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn
của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Hàn
Quốc… Là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài
ra ớt còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể chữa một số bệnh một
cách hữu hiệu. Ngày nay việc trồng ớt mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng,
vì vậy ngày nay cây ớt được trồng rộng rãi trong cả nước (Đường Hồng Dật, 2003).
Ở Việt Nam diện tích canh tác ớt ngày càng tăng tuy nhiên việc canh tác ớt đòi hỏi
không ít về khâu chăm sóc, chủ yếu là phòng trị các bệnh trên ớt như bệnh héo vi
khuẩn (Ralstonia solanacearum), thối rễ Phytophthora spp., thối gốc (Sclerotium
rolfsii), bệnh khảm virus, bướu rễ tuyến trùng. Nhưng đặc biệt hơn cả là bệnh thán
thư gây hại trên trái ớt làm giảm giá trị thương phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
năng suất gây thiệt hại về mặt kinh tế cho người nông dân. Bệnh phát triển và lây
lan mạnh nhất vào mùa mưa nhất là các tháng 7, 8 và 9 dương lịch.
Bệnh thán thư trên cây ớt do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Theo Vũ Triệu
Mân (2007) thì bệnh xuất hiện rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các vùng có khí
hậu nhiệt đới. Ở nước ta bệnh gây hại nặng rộng khắp các vùng trồng ớt, đặc biệt
vào mùa mưa bệnh phát triển và lây lan rất nhanh. Những ruộng bị nhiễm nặng tỉ lệ
bệnh có thể lên đến 70%. Đối với người chưa có kinh nghiệm trồng ớt thiệt hại có
thể lên đến 80-90%. Hiện nay việc phòng tri bệnh thán thư trên ớt chủ yếu là biện
pháp canh tác và sử dụng thuốc hóa học.
Theo quan điểm phòng trị bệnh trong thực tế sản xuất ngày nay là biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp, trong đó có sự phối hợp nhiều biện pháp gồm biện pháp
canh tác, biện pháp sinh học và biện pháp hóa học. Đối với biện pháp hóa học có
ưu điểm giúp ngăn chặn bệnh hiệu quả trong thời gian ngắn, tuy nhiên biện pháp
này cũng tồn tại nhiều khuyết điểm như gây ô nhiễm môi trường và dễ tạo điều kiện
cho mầm bệnh hình thành nòi kháng thuốc. Nhưng khi dịch bệnh đã bùng phát thì
biện pháp hóa học vẫn là sự lựa chọn tốt nhất cho việc chặn đứng dịch bệnh và có
thể phun trên diện tích rộng lớn trong thời gian ngắn mà biện pháp sinh học chưa
thể đáp ứng được. Ngoài ra trong thực tế sản xuất thì người nông dân áp dụng thuốc
hóa học đôi lúc không hiệu quả đối với trị bệnh thán thư trên ớt, nguyên do có thể

họ đã không tuân thủ theo nguyên tắc bốn đúng, mà trong đó việc sử dụng không
đúng thuốc hoặc sử dụng loại thuốc kém hiệu quả thì có thể xảy ra. Do đó việc khảo
sát tìm ra các loại thuốc hóa học hiệu quả trong việc phòng trị bệnh thán thư là điều
cần thiết để có thể áp dụng phòng trừ bệnh thán thư một cách hiệu quả bên cạnh
phối hợp với các biện pháp phòng trừ khác.

1


Trên những cơ sở đó, đề tài : “Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ
nấm bệnh lên sự phát triển hai dòng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán
thư trên ớt trong điều kiện in vitro và in vivo” được thực hiện nhằm bước đầu
đánh giá một số loại thuốc thích hợp cho việc phòng và trị bệnh thán thư trên ớt và
trong điều kiện dịch bệnh xảy ra khi biện pháp sinh học không thể chặn đứng được
bệnh.

2


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÂY ỚT
1.1.1 Nguồn gốc
Ớt (Capsicum frutescens L) thuộc họ Solanaceae có khoảng 25 loài, tất cả đều
ở Châu Mĩ, chỉ có khoảng 2 - 3 loài phân bố rộng rãi hơn nhưng phổ biến nhất là
loài ớt cay Capsicum annuum L được trồng ở nhiều nơi trên thế giới (Võ Văn Chi,
2005)
1.1.2 Sự phân bố
Diện tích trồng ớt trên thế giới năm 2009 khoảng 1.870.000 ha, trong đó Châu
Á chiếm diện tích lớn nhất (FAO, 2009). Diện tích trồng ớt ở Việt Nam vào khoảng

5000 ha trải dài từ Bắc vào Nam (Le Dinh Don và ctv., 2007).
Ngày nay ớt là cây rau có giá trị cao cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Ớt
cay chủ yếu được trồng ở các tỉnh Trung, Nam Bộ là mặt hàng xuất khẩu số một
đứng đầu trong các loại gia vị (Mai Thị Phương Anh, 1999).
1.1.3 Các yêu cầu ngoại cảnh
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho ớt là 25 - 320C . Nhiệt độ cao trên 320C cây tăng
trưởng kém, hoa dễ rụng (Trần Thị Ba, 1999).
+ Ánh sáng
Ớt là cây ngày ngắn ưa ánh sáng, nếu chiếu sáng 9 – 10 giờ sẽ kích thích tăng
trưởng, tăng sản phẩm khoảng 21 – 24% và tăng chất lượng quả. Trời âm u sẽ giảm
năng suất và khả năng đậu trái (Mai Thị Phương Anh, 1999).
+ Độ ẩm
Ớt rất thích hợp điều kiện thời tiết ấm, ẩm trong điều kiện khô hạn sẽ kích
thích quá trình chín của quả. Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của cây ớt là 70 –
80%. Độ ẩm quá cao sẽ làm cho ớt sinh trưởng kém phát triển còi cọc (Mai Thị
Phương Anh, 1999).
+ Đất và dinh dưỡng
Cây ớt thích hợp với đất thịt nhẹ hoặc cát pha dễ thoát nước. Tốt nhất là đất
bãi bồi hằng năm có ngập phù sa hoặc đất đồng có độ màu mỡ cao, thoát nước và
giải nắng (Trần Khắc Thi, 2005).
+ Sâu bệnh hại trên ớt
Bệnh hại trên ớt gồm thối rễ do nấm Phytophthora capsici, thối gốc
(Sclerotium rolfsii), héo vi khuẩn (Ralstonia solanacearum), bệnh thán thư
3


(Colletotrichum spp.), bướu rễ tuyến trùng (Meloidogyne sp.), bệnh virus v.v
(Aciar, 2009).
Sâu hại trên ớt gồm sâu xanh đục trái (Heliothis armigera), ruồi đục trái

(Dacus dorsalis), bù lạch (Thrips sp.), rầy phấn trắng (Bemisia tabaci); rầy mềm
(Aphis sp.) sâu ăn tạp (Spodoptera litura),...(Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.2 BỆNH THÁN THƯ TRÊN ỚT
1.2.1 Triệu chứng
Bệnh thường gây hại trên trái chín, nếu giống mẫn cảm nấm sẽ gây hại trên cả
trái non, vết bệnh ban đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh
lõm dần có hình tròn và hình elip, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng
sáng hoặc đen (Phạm Hoàng Oanh, 2001).
Theo Vũ Triệu Mân (2007), bệnh gây hại chủ yếu trên quả, chủ yếu gây hại ở
giai đoạn chín. Vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ, hơi lõm, ướt trên bề mặt ớt, sau
2-3 ngày kích thước vết bệnh có thể lên đến 1 cm đường kính. Vết bệnh thường có
hình thoi, lõm, xếp đồng tâm phân ranh giới giữa mô bệnh là đường màu đen chạy
dọc vết bệnh. Trên bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ là đĩa cành của nấm gây
bệnh. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô có màu trắng
vàng bẩn. Nấm có thể gây hại trên một số chồi non, gây hiện tượng thối ngọn ớt,
chồi bị hại có màu nâu đen, bệnh có thể phát triển nặng làm cây chết dần.
Theo Mai Văn Quyền (2009), bệnh thường tạo thành các vết trên trái có các
đường viền, xếp đồng tâm lõm nước, trên mặt phủ một lớp phấn hồng nhạt sau
chuyển màu nâu. Sau đó vết bệnh lan ra nhiều nơi trên trái. Nếu nặng các vết bệnh
nối lại với nhau, hóa khô và gây rụng trái. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa và
có thể làm giảm năng suất từ 50 – 70%.
Theo trung tâm nghiên cứu phát triển rau Á Châu (AVRDC), từ vết bệnh trên
trái bào tử nấm nhanh chóng được tạo ra và có thể lan khắp các ruộng trồng ớt, kết
quả dẫn đến 100% ruộng ớt bị nhiễm (hình 1.1; hình 1.2). Ngoài ra bệnh còn xuất
hiện trên cành, lá với triệu chứng là những đốm màu nâu xám không đều với đường
mép trên lá màu nâu sẫm. Bệnh có thể nhiễm trên trái còn xanh nhưng triệu chứng
không xuất hiện cho đến khi trái chín. Sự xâm nhiễm như vậy gọi là xâm nhiễm
tiềm ẩn. Những trái non bị xâm nhiễm bởi nấm Colletotrichum acutatum thì triệu
chứng có thể nhìn thấy được.
Bệnh phát triển trên trái khi còn ngoài đồng tiềm ẩn và xâm nhiễm trong giai

đoạn sau thu hoạch (Naqvi, 2004).

4


Hình 1.1: Triệu chứng bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum spp. gây ra ở
ngoài đồng

Hình 1.2: Triệu chứng bệnh thán thư gây hại trên trái ớt sừng vàng Châu Phi

5


1.2.2 Tình hình thiệt hại
Bệnh thán thư trên ớt được Halsted báo cáo lần đầu tiên từ New Jersey ở Mĩ
(1890) và Sydow báo cáo ở Ấn Độ (1913). Là một trong những bệnh phá hoại nặng
nhất trong khu vực canh tác ở Thái Lan (Oanh và ctv., 2004; Taylor và ctv., 2007),
cây ớt bị nhiễm bệnh thán thư nặng có thể gây tổn thất năng suất lên đến 50%
(Pakdeevaraporn và ctv., 2005).
Bênh thán thư là một bệnh hại quan trọng gây thiệt hại lớn về năng suất cũng
như về mặt kinh tế trên ớt trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực nhiệt đới và cận
nhiệt đới (Than và ctv., 2008). Bệnh thán thư thường phát triển cao trong điều kiện
ẩm ướt khi mưa xảy ra sau khi trái ớt sắp chín và có thể thiệt hại lên đến 84%
(Thind và Jhooty, 1985). Căn bệnh này gây hại trái ớt trước và sau khi thu hoạch
(Bosland và Votava, 2003). Thiệt hại kinh tế chủ yếu của bệnh thán thư chủ yếu là
do chất lượng quả thấp và hình dạng trái xấu không thể bán được. Mặc dù quả bị
nhiễm bệnh không độc hại đối với con người và động vật nhưng màu sắc hình dạng
quả bị ảnh hưởng nên không thể tiêu thụ được (Nayaka và ctv., 2009).
Theo Ramachandran (2008), bệnh thán thư đã được ghi nhận trên tất cả các
vùng trồng ớt trên toàn thế giới. Nhiều loài nấm Colletotrichum được tìm thấy trên

ớt cụ thể là C. gloeosporioides, C. capsici, C. acutatum được biết là nguyên nhân
gây thán thư trên ớt trong đó loài C. capsici là loài gây hại quan trọng nhất ở Ấn
Độ. Tuy nhiên, khi ghi nhận trên thực tế ĐBSCL qua quá trình thu mẫu bệnh cho
thấy loài gây thiệt hại quan trọng và phổ biến được thấy là loài Colletotrichum có
bào tử hình trụ, đĩa đài tròn đều, gai cứng và có thể là loài C. gloeosporioides (Trần
Thị Lệ Trinh, tài liệu chưa công bố).
Ở quận Chungnam, Hàn Quốc, bệnh thán thư được ghi nhận gây thiệt hại về
kinh tế mỗi năm trên 10%, tỉ lệ nhiễm bệnh từ 15,3 – 92,3% (Kim, 2007).
Bệnh thán thư do nấm C. capsici làm trái khô hàm lượng capsicin và nhựa dầu
bị giảm sút (Mistry và ctv., 2008).
1.2.3 Tác nhân gây bệnh
Nấm Colletotrichum spp. thuộc bộ nấm đĩa đài (Melanconiales), lớp nấm bất
toàn (Deuteromycetes). Đặc điểm sợi nấm có vách ngăn và màng sinh chất trong
suốt. Ở giai đoạn sinh sản vô tính cho ra các bào tử đính. Bào tử đơn bào có dạng
hình thoi, hình liềm hoặc hình trụ, không màu; đĩa đài có gai cứng màu xẫm nhọn ở
hai đầu có nhiều vách ngăn (Phạm Văn Kim, 2000).
Bệnh thán thư nguyên nhân gây hại trên một loạt trái cây như: xoài, dâu tây,
bơ, táo, cà phê,cây họ cà, bầu bí dưa… Các loài nấm Colletotrichum spp. được tìm
thấy gây bệnh thán thư là: C. gloeosporioides, C. capsici (2 loài quan trọng nhất),
6


C. acutatum và C. coccodes gây hại chủ yếu trên trái ớt làm mất giá trị thương
phẩm (Trần Thị Ba,1999; AVRDC, 2003). Loài C. capsici được ghi nhận là loài
gây hại chiếm ưu thế ở Ấn Độ chủ yếu gây hại trên trái chín (Ramachandran và ctv.,
2008; Gopinath và ctv., 2006), C. gloeosporioides là chủng gây bệnh thán thư nặng
trên cây ớt tại Đài Loan gây hại trên cả trái xanh lẫn trái chín (Mannandhar và ctv.,
1995). Hai loài này là loài gây hại chính tại Nam Mĩ và Châu Á đặc biệt là những
vùng nhiệt đới của Châu Á (Intra và ctv., 2011).
Ngoài 4 loài nấm nói trên, tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt còn có C.

dematium (Hồng và Hwang, 1998; Gopinath và ctv., 2006) và C. nigrum (Vũ Triệu
Mân, 2007) và một loài nấm mà chưa có tác giả nào ghi nhận trước đây C. corchori
(Nguyễn Thị Nghiêm và Nguyễn Thị Quế Phương, 2003).
1.2.4 Đặc điểm một số loại nấm gây bệnh thán thư trên ớt
Nấm Colletotrichum gloeosporioides: bào tử có dạng thẳng một đầu cùn, một
đầu hẹp lại ở đế, đĩa áp dạng trứng ngược hoặc dạng xé thùy, mép rìa dọc thành đĩa
áp thường có nếp nhăn và hơi nhô cao; có màu nâu nhạt đến nâu, kích thước 6,25 –
17,5 x 11,25 μm (Lê Hoàng Lệ Thúy, 2004). Khuẩn lạc trên môi trường PDA có
màu hơi xám đến xám xẫm (CABI, 2000).
Nấm Colletotrichum capsici: có đĩa cành đường kính 70 – 80 μm có gai cứng
màu nâu xẫm, đỉnh có màu hơi nhạt có nhiều vách ngăn ngang và dài tới 150 μm.
Bào tử phân sinh không màu, đơn bào, hơi cong hình lưỡi liềm kích thước 17 - 28 x
3 - 4 μm có giọt dầu bên trong (Vũ Triệu Mân, 2007).
Nấm Colletotrichum acutatum: sợi nấm màu trắng trở nên hồng sáng, khối bào
tử hồng hơi đỏ, mặt đáy khuẩn lạc mọc trên đĩa Petri có màu hồng, không gai cứng,
bào tử dạng hình thoi có thắt co ở giữa. Kích thước bào tử 8,5 – 16,5 x 2,5 – 4 μm.
Đĩa áp có màu nâu nhạt đến nâu sậm, dạng chùy hoặc bất dạng, kích thước 8,5 – 10
x 4,5 -6 μm (Sutton, 1980).
Nấm Colletotrichum corchori: đĩa đài mọc nhô lên, bào tử hình lưỡi liềm
(Nguyễn Thị Nghiêm, 2003) nhọn ở hai đầu, kích thước 20 – 25 x 2,5 – 3 μm, có
hạch nấm và gai cứng có màu nâu được nuôi cấy trong môi trường, kích thước 100
– 200 x 10 – 15 μm (Nguyễn Thị Quế Phương, 2003).
Nấm Colletotrichum dematium: bào tử hình lưỡi liềm, nhọn ở hai đầu, kích
thước 19,5 – 24 x 2 – 2,5 μm, đĩa áp màu nâu kích thước 8 – 11,5 x 6,5 -8 μm,
không có hạch nấm nhưng có gai cứng trong môi trường. Gai cứng cong màu nâu
kích thước 100 – 250 x 10 – 15 μm (Nguyễn Thị Nghiêm, 2003).
Nấm Colletotrichum coccodes: bào tử hình trụ, nhọn ở hai đầu, kích thước
bào tử 16 – 22 μm x 3 – 4 μm. Đĩa áp hình chùy, dài, màu hơi nâu, không đều, đôi
khi rìa cạnh có dún tai bèo, kích thước 11 – 16,5 μm x 6 – 9,5 μm, trong điều kiện
7



tối C. coccodes có khả năng hình thành gai cứng trong môi trường PDA (Sutton,
1980; trích dẫn Nguyễn Văn Đông, 2002).
Nấm Colletotrichum nigrum: đường kính đĩa cành từ 120 – 280 μm có nhiều
lông gai đen nhọn ở đỉnh, kích thước 55 – 190 x 6,5 – 65 μm; bào tử phân sinh hình
bầu dục hoặc hình trụ hai đầu tròn, không màu, đơn bào, kích thước 18 – 25 x 3 μm.
Cành bào tử phân sinh ngắn hình gậy kích thước 20 – 50 x 25 μm (Vũ Triệu Mân,
2007).
1.2.5 Sự xâm nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh
+ Sự xâm nhiễm
Theo Robert và ctv. (2003), mầm bệnh có thể bám bên trong và bên ngoài hạt
giống. Từ đó chúng xâm nhập vào cánh đồng để phá hoại cây trồng. Mầm bệnh có
thể tồn tại trên các tàn dư của cây trồng bị bệnh, tàn dư ký chủ hoang dại. Những kí
chủ trung gian có thể là cỏ hoặc cây trồng trong họ Solanaceae như: cà chua, khoai
tây…
Bào tử nấm Colletotrichum nảy mầm trong nước khoảng 4 giờ (Vũ Triệu Mân,
2007). Để xâm nhập vào bên trong kí chủ, sợi nấm tạo thành đĩa áp để tạo áp lực
xâm nhiễm. Sau khi xâm nhiễm vào bên trong kí chủ, sợi nấm sẽ tấn công bằng
cách len lõi vào bên trong tế bào tiết ra enzyme phân hủy vách và màng nguyên
sinh chất của tế bào. Khi vào bên trong tế bào thì nấm tạo thành vòi hoặc đầu hút
chất dinh dưỡng của tế bào kí chủ (trích dẫn Nguyễn Chí Tâm, 2006).
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh
- Nhiệt độ: khoảng 27 0C là nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển bệnh (Robert và
ctv., 2003).
- Ẩm độ: bệnh phát triển mạnh khi gặp điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao (Vũ
Triệu Mân, 2007). Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bệnh phát triển và lây lan mạnh
vào mùa mưa nhất là các tháng 7, 8, 9 dương lịch và bệnh chỉ xuất hiện rất trễ khi
trái chín nên rất khó phòng trị (Trần Thị Ba, 1999).
- pH: pH tối hảo cho sự phát triển của nấm Colletotrichum spp. là 7 – 8 còn pH

thích hợp cho bào tử nảy mầm là 5 – 6 (trích dẫn Lê Thị Mai Thảo và Nguyễn Văn
Bình, 2005).
+ Phổ kí chủ
Theo Bailey và Jeger (1992), bệnh thán thư có phạm vi kí chủ rất rộng lớn gây
hại cho rất nhiều loại cây trồng như: các cây họ bầu bí dưa, cây họ cà, xoài, dâu tây,
bơ, đậu, chuối… Chủ yếu gây hại trên trái đặc biệt ở giai đoạn trái chín.
1.2.6 Biện pháp phòng trị bệnh
Biện pháp canh tác
8


- Luân canh: với cây trồng khác họ có thể loại được mầm bệnh thán thư ớt
(Agrios, 2005).
- Dùng hạt giống, cây giống sạch bệnh. Tuyệt đối không giữ lại hạt giống của
các cây bị bệnh.
- Loại bỏ những trái bị bệnh ra khỏi đất canh tác. Thu gom, tiêu hủy, xác bã
thực vật.
- Tiêu diệt cỏ dại.
- Thu hoạch ngay khi trái vừa chín, không làm tổn thương trái khi thu hoạch.
Biện pháp hóa học
- Sử dụng các thuốc trừ nấm xử lí hạt và phun trên lá với các hoạt chất:
azoxytrobin, clorothalonil, đồng, difenoconazole, famoxadone, iprodione,
procymidone, tolylfluanid và carbendazim có thể kiểm soát được bệnh
(OEPP/EPPO, 2000).
Biện pháp sinh học
- Trichoderma có thể kiểm soát hiệu quả sự xâm nhiễm của Colletotrichum
capsici trên ớt (Maymon và ctv., 2004; Sharma và ctv., 2005).
- Vi khuẩn Bacillus subtilis và Candida oleophila chống lại Colletotrichum
spp. gây bệnh thán thư trên ớt (Wharton và Diéguez-Uribeondo, 2004).
- Sử dụng dịch trích cây neem có thể hạn chế được sự phát triển của nấm

Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây ớt trong điều kiện phòng thí nghiệm
(Jeyalakshmi và Seetharaman, 1998; Korpraditskul và ctv., 1999).
1.3 Đặc tính của một số loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm
1.3.1 Antracol 700WP
Công ty sản xuất: Công ty Bayer Vietnam Ltd (BVL).
Hoạt chất: Propineb 700g/kg + chất phụ gia.
Hoạt chất: Propineb có tên hóa học khác là polymeric-Kẽm-propylenebis
(dithiocacbamat).
Công thức: (C5H5N2S4Zn)x
Đặc tính:
Là loại bột màu trắng vàng, hầu như không tan trong nước và trong dung môi
hữu cơ; phân giải trong môi trường ẩm, chua và kiềm mạnh; ở môi trường khô
không ăn mòn kim loại. Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD50 qua miệng > 5000, LD50
qua da > 5000mg/kg. Thuốc độc với cá, không độc đối với ong mật (Trần Văn Hai,
2005).
9


Phương thức tác động và sử dụng:
Thuốc được dùng phun lên lá có tác dụng bảo vệ, diệt bào tử và bào tử nảy
mầm bằng tiếp xúc. Phổ tác dụng rộng, được dùng để trừ bệnh phấn trắng, đốm đen,
cháy đỏ mốc xám hại nho; sẹo và đốm nâu trên táo; đốm lá trên cây ăn quả;
Alternaria và Phytophthora trên khoai tây; phấn trắng, đốm lá Septoria và mốc lá
trên cà chua; mốc xanh trên thuốc lá; gỉ sắt và đốm lá trên cây cảnh; gỉ sắt, đốm lá,
phấn trắng trên cây rau. Ngoài ra thuốc còn được dùng trên cam chanh, lúa và chè.
Không hỗn hợp thuốc mang tính kiềm (Vũ Triệu Mân, 2007).
1.3.2 Amistar 250SC
Công ty sản xuất: Công ty Syngenta Việt Nam.
Hoạt chất: 250g Azoxystrobin/l.
Tên hóa học: Metyl (E) - 2 - {2 - [6 - (2 - xiano-phenoxi) pyrimidin - 4 - yloxi]

phenyl} - 3 – methoxiacrylat
Công thức hóa học: C22H17N3O5
Đặc tính
Phân tử lượng 403,4. Thuốc nguyên chất thuộc thể rắn, màu trắng tan rất ít
trong nước. Hòa tan tốt trong etylaxetat, axetonitril, diclomethane. LD50 qua miệng
> 5000 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Thuốc ít độc với cá, ong mật và các loài
kí sinh có ích.
Phương thức tác động và sử dụng
Azoxystrobin có tác dụng tiếp xúc và nội hấp, ức chế bào tử nảy mầm và sợi
nấm phát triển, ức chế sự hình thành bào tử nấm. Thuốc có phổ tác dụng rộng,
dùng phòng trừ nhiều loại nấm bệnh như phấn trắng, gỉ sắt hại ngũ cốc, đạo ôn, khô
vằn hại lúa, nhiều bệnh hại cà phê, chè, rau, chuối, cam, thán thư, … Thời gian cách
ly 7 ngày (Trần Quang Hùng, 1999).
1.3.3 Binhnomyl 50WP
Công ty sản xuất: Công ty Ngọc Tùng.
Hoạt chất: Benomyl 50% w/w + chất phụ gia 50% w/w
Tên hóa học: Metyl 1-(butylcacbamoyl) benzimidazol-2-ylcacbamat
Công thức hóa học: C14H18N4O3
Đặc tính
Benomyl tinh khiết ở dạng tinh thể không màu, không tan trong nước, tan ít
trong dung môi hữu cơ, phân hủy trong môi trường axit, kiềm mạnh và trong điều
kiện bảo quản ẩm, không ăn mòn kim loại. Thuốc thuộc nhóm độc IV. LD50 qua
10


miệng: >10.000mg/kg; LD50 qua da: >10.000mg/kg. Thuốc ít độc với cá và không
độc đối với ong mật.
Phương thức tác động và sử dụng
Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ rất nhiều nấm bệnh khác
nhau. Sau khi được cây hấp thu vào, benomyl được phân hủy ra thành hai phân tử

butyl carbamate và methyl-2-benzimidazole carbamate (MBC). Butyl carbamate
được bốc hơi thành chất độc butyl isothiocyanate. Trong khi đó MBC là chất khá
bền bên trong mô cây và chính là chất diệt nấm. Được sử dụng như thuốc khử chất
độc hạt giống, phun trên lá và khử độc đất (Phạm Văn Kim, 2000).
Thuốc có hiệu lực mạnh để trừ nấm nang, nấm bất toàn và nấm đảm trên ngũ
cốc, các loại cây ăn quả, lúa và rau. Thuốc cũng có hiệu quả diệt trứng nhện. Thuốc
được phun lên cây trước thu hoạch hay nhúng rau quả vào nước thuốc để trừ bệnh
thối trong bảo quản (Vũ Triệu Mân, 2007). Benomyl còn được sử dụng khử hạt
giống hành để trừ bệnh do nấm Botrytis, xử lý củ hoa lay ơn, các loại hoa hồng
bằng củ để trừ bệnh thối củ và mầm bệnh do nấm Botrytis và Fusarium spp., trừ
bệnh đốm đen trên lúa mì, phấn trắng cho rau quả, phấn trắng hoa hồng, bệnh phấn
trắng cây ăn quả, nho, dâu tây, trừ bệnh thối nhũn xu hào, bắp cải, xà lách, bệnh
thối và vết đen cây cảnh. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng ức chế bệnh khô vằn và
bệnh đạo ôn phát triển. Thời gian cách ly 17 ngày (Trần Quang Hùng,1999).
1.3.4 Champion 57,6DP
Công ty sản xuất: công ty khử trùng và giám định Việt Nam
Thành phần: Copper hydroxyde 576g/kg
Tên hóa học: Copper hydroxyde
Công thức hóa học: Cu(OH)2
Đặc tính
Copper hydroxyde ở thể rắn màu xanh lam, tan rất ít trong nước, không tan
trong dung môi hữu cơ, nhưng tan trong nước amoniac và axit yếu, bị phân hủy
trong môi trường kiềm. Phân tử lượng: 74. Thuốc thuộc nhóm độc III. LD50 qua
miệng: 489 mg/kg, LD50 qua da 3160 mg/kg.
Phương thức tác động và sử dụng
Là thuốc trừ nấm và vi khuẩn có tác dụng bảo vệ, trừ bệnh sương mai hại nho,
bắp cải và nhiều cây khác, cháy lá và mốc sương trên cà chua, khoai tây, Septoria
trên dâu tây, Leptosphaeria, Septoria và Mycosphaerella trên ngũ cốc (Vũ Triệu
Mân, 2007). Copper hydroxyde là loại thuốc có hiệu quả trừ bệnh mạnh nhất nhưng
lai an toàn với cây trồng do đó ngày càng được sử dụng rộng rãi nhiều hơn so với

các loại thuốc gốc đồng khác (Trần Quang Hùng, 1999).
11


×