Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHÁY bìa lá DO VI KHUẨN xanthomonas oryzaepv oryzae hại lúa của một số CHẾ PHẨM SINH học TRONG điều KIỆN NHÀ lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.58 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ VĂN ĐỨC

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHÁY BÌA LÁ
DO VI KHUẨN Xanthomonas oryzae pv. oryzae HẠI LÚA
CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI”

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT
Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHÁY BÌA LÁ
DO VI KHUẨN Xanthomonas oryzae pv. oryzae HẠI LÚA
CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI”

Cán bộ hướng dẫn:


TS. Trần Vũ Phến

Sinh viên thực hiện:
Lê Văn Đức
MSSV: 3083792
Lớp: BVTV K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận chấp thuận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHÁY BÌA LÁ DO VI
KHUẨN Xanthomonas oryzae pv. oryzae HẠI LÚA CỦA MỘT SỐ
CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI”

Do sinh viên LÊ VĂN ĐỨC thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ..... năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

TS. TRẦN VŨ PHẾN

- ii -



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHÁY BÌA LÁ DO VI
KHUẨN Xanthomonas oryzae pv. oryzae HẠI LÚA CỦA MỘT SỐ
CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI ”

Do sinh viên: LÊ VĂN ĐỨC thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày 12
tháng 05 năm 2012.
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức: .............................
Ý kiến hội đồng:
………………………………………………………………....................................
……………………………………………………………………………………....
………………………………………………………………………………………
....................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2012
DUYỆT KHOA
Chủ tịch hội đồng
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

- iii -


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn
(ký tên)

LÊ VĂN ĐỨC

- iv -


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: LÊ VĂN ĐỨC
Ngày sinh: 16/11/1989.
Nơi sinh: ấp Long Quới A, xã Long Phú, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
Họ tên Cha: Lê Văn Ứt
Họ tên Mẹ: Nguyễn Thị Góp
Địa chỉ: ấp ấp Long Quới A, xã Long Phú, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
Quá trình học tập:
Năm 2001, tốt nghiệp tiểu học tại trường tiểu học “A” Long Phú.
Năm 2005, tốt nghiệp trung học cơ sở tại trường THCS “Long Phú”.
Năm 2008, tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường THPT “Tân Châu”.
Từ năm 2008 – 2012 là sinh viên lớp Bảo Vệ Thực Vật K34 thuộc khoa Nông
Nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Năm 2012, tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật tại trường Đại Học
Cần Thơ.

-v-


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng, Cha, Mẹ những người suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai

của chúng con. xin gửi lời tri ân tới anh, chị và em trai yêu mến, những người thân
đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Thành kính ghi ơn, thầy Trần Vũ Phến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
động viên em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn, Quý Thầy, Cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý
báo cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đây sẽ là hành trang vững chắc
giúp em bước vào đời.
Thành thật biết ơn, anh Trần Văn Nhã, chị Trần Thị Thúy Ái, chị Trần Thị
Bích Trân, anh Trần Thanh Hoài lớp Nông Học khóa 32, em Ngô Thị Kim Ngân
lớp BVTV khóa 34, các bạn, Ma Ra, Văn Giang, Phong Vinh, Văn Nghi lớp
BVTV Khóa 34 đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp BVTV Khóa 34 đã luôn ủng hộ,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Kính chúc quý Thầy Cô và các bạn được nhiều sức khỏe và thành công
trong cuộc sống!

- vi -


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang chứng nhận luận văn......................................................................................ii
Trang duyệt luận văn...............................................................................................iii
Lời cam đoan.......................................................................................................... iv
Tiểu sử cá nhân.........................................................................................................v
Lời cảm tạ................................................................................................................vi

Mục lục...................................................................................................................vii
Danh sách từ viết tắt..................................................................................................x
Danh sách bảng...................................................... .................................................xi
Danh sách hình........................................................................................................xii
Tóm lược................................................................................................................xiii
Mở đầu......................................................................................................................1
Chương 1 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ BỆNH CHÁY BÌA LÁ (BẠC LÁ) LÚA ............................3
1.1.1 Lịch sử và phân bố ...........................................................................................3
1.1.2 Triệu chứng ......................................................................................................3
1.1.3 Thiệt hại ...........................................................................................................5
1.1.4 Tác nhân ...........................................................................................................6
1.1.5 Chu trình bệnh ..................................................................................................7
1.1.5.1 Lưu tồn .........................................................................................................7
1.1.5.2 Sự xâm nhiễm và phát triển của bệnh ...........................................................7
1.1.6 Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự phát triển của bệnh ...................8
1.1.7 Biện pháp phòng trị ..........................................................................................8
1.2 Sự kháng bệnh của cây trồng ..............................................................................9
1.2.1 Cơ nguyên kháng bệnh của cây trồng ..............................................................9
1.2.1.1 Tính kháng bệnh thụ động ..........................................................................10
1.2.1.2 Cơ nguyên kháng bệnh chủ động ................................................................11
1.3 Hiện tượng kích kháng ......................................................................................13
1.3.1 Khái niệm kích kháng ....................................................................................13
1.3.2 Cơ chế kích kháng ..........................................................................................13
1.3.2.1 Kích kháng tại chổ ......................................................................................14
1.3.2.2 Kích kháng lưu dẩn .....................................................................................14
- vii -


1.3.3 Các cơ chế biểu hiện liên quan đến kích kháng............................................15

1.3.3.1 Các cơ chế kích kháng trên khía cạnh mô học ...........................................15
1.3.3.2 Cơ chế kích kháng liên quan đến khía cạnh sinh hóa .................................16
1.3.4 Một số kết quả đạt được liên quan đến kích kháng ......................................16
1.4 Cơ chế đối kháng của lợi khuẩn trong phòng trừ sinh học .............................17
1.5 Sơ lượt về các tác nhân phòng trừ sinh học dùng trong thí nghiệm. ..............18
1.5.1 Chitooligosacharide 24h ..............................................................................18
1.5.2 Một số đặc điểm của chi Bacillus .................................................................18
1.5.2.1 Bacillus amyloliqueciens ...........................................................................19
1.5.2.2 Brevibacillus revis ....................................................................................21
1.5.3 Chubeca 1.8 DD ...........................................................................................21
1.5.4 Starner 20 WP ..............................................................................................23
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................24
2.1 PHƯƠNG TIỆN ................................................................................................24
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm..................................................................24
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm .......................................................................................24
2.2 PHƯƠNG PHÁP...............................................................................................25
2.2.1 Chuẩn bị chậu và đất .....................................................................................25
2.2.2 Chuẩn bị giống và chăm sóc. ........................................................................25
2.2.3 Chuẩn bị nguồn vi khuẩn ...............................................................................26
2.2.3.1 Chuẩn bị nguồn vi khuẩn để lây bệnh nhân tạo ..........................................26
2.2.3.2 Chuẩn bị nguồn lợi khuẩn ...........................................................................26
2.2.4 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................27
2.2.5 Xử lí tác nhân phòng, trừ bệnh ......................................................................27
2.2.6 Lây bệnh nhân tạo ..........................................................................................28
2.2.7 Chỉ tiêu và phương pháp quan sát thí nghiệm ...............................................28
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU ..............................................................................................29
Chương 3 KẾT QUẢ, THẢO LUẬN .....................................................................30
3.1 Hiệu quả của các tác nhân xử lý chống bệnh cháy bìa lá lúa trong lần chủng
bệnh thứ nhất ...........................................................................................................30
3.1.1 Hiệu quả của các tác nhân phòng trừ sinh học lên tỷ lệ diện tích lá nhiễm

bệnh ........................................................................................................................30
3.1.2 Ảnh hưởng của các tác nhân phòng trừ sinh học lên hiệu quả giảm bệnh ...33
3.2 Hiệu quả của các tác nhân xử lý chống bệnh cháy bìa lá lúa trong lần chủng
bệnh thứ hai .............................................................................................................35

- viii -


3.2.1 Hiệu quả của các tác nhân phòng trừ sinh học lên tỷ lệ diện tích lá nhiễm
bệnh ........................................................................................................................35
3.2.2 Ảnh hưởng của các tác nhân phòng trừ sinh học lên hiệu quả giảm bệnh ...37
3.3 Ảnh hưởng của các tác nhân phòng trừ sinh học lên sự sinh trưởng cây lúa ...39
3.3.1 Ảnh hưởng của các tác nhân phòng trừ sinh học đến chiều cao cây lúa.......39
3.2.2 Ảnh hưởng của các tác nhân phòng trừ sinh học đến sự nẩy chồi của cây lúa
dfa ........................................................................................................................40
3.3.3 Ảnh hưởng của các tác nhân phòng trừ sinh học đến thời điểm và thời gian
trổ của cây lúa……………………………………………………………… ….....40
3.4 Ảnh hưởng của các tác nhân phòng trừ sinh học và mầm bệnh đến năng suất
cây lúa. ....................................................................................................................41
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................43
4.1 Kết luận .............................................................................................................43
4.2 Đề nghị .............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................44
PHỤ CHƯƠNG ......................................................................................................51

- ix -


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
24h

BVTV
ĐHCT
ISR
NSKLB
NSS
NT
PTN
PTSH

24 giờ
Bảo Vệ Thực Vật
Đại Học Cần Thơ
induced systemic resistance
ngày sau khi lây bệnh lây bệnh nhân tạo
ngày sau khi gieo
nghiệm thức
phòng thí nghiệm
phòng trừ sinh học

-x-


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1: Tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh của các nghiệm thức trong lần chủng bệnh thứ
nhất.........................................................................................................................33
Bảng 3.2: Hiệu quả giảm bệnh của các nghiệm thức so với đối chứng trong lần chủng bệnh

thứ nhất....................................................................................................................................36
Bảng 3.3: Tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh của các nghiệm thức trong lần chủng bệnh thứ
hai...........................................................................................................................39
Bảng 3.4: Hiệu quả giảm bệnh của các nghiệm thức so với đối chứng trong lần chủng bệnh
thứ hai....................................................................................................................40
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của các tác nhân kích kháng và mầm bệnh đến các chỉ tiêu năng suất
cây lúa.....................................................................................................................45

- xi -


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Trang

Hình 3.1.1 Các nghiệm có tỷ lệ nhiễm khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng tại thời
điểm 14 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo trong lần chủng bệnh thứ nhất................................33
Hình 3.1.2 Các nghiệm thức có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn đối chứng tại thời điểm 14 ngày
sau khi lây bệnh nhân tạo trong lần chủng bệnh thứ nhất ......................................................34
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các tác nhân PTSH đến Chiều cao cây lúa...........42
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các tác nhân PTSH đến sự nẩy chồi của cây
lúa...................................................................................................................................................43
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các tác nhân PTSH đến sự trổ bông của cây
lúa...................................................................................................................................................44

- xii -


MỞ ĐẦU

Việt nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, có khí hậu nóng, ẩm,
mưa nhiều, thuận lợi cho cây lúa phát triển, kèm theo đó là sự phát triển của nhiều
loại dịch hại, trong đó bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.
oryzae là một trong những bệnh nguy hiểm nhất, có lúc bệnh có thể gây thiệt hại
đến 74 – 81% tổng sản lượng (Ahmed và Singh, 1975; Singh và ctv., 1977).
Bệnh gây hại hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới và gây hại nặng ở khu vực
đông nam Á, ở Việt Nam bệnh đã được phát hiện từ lâu trên các giống lúa mùa củ,
đặc biệt từ năm 1965 – 1966 trở lại đây, bệnh thường xuyên phá hoại một cách
nghiêm trọng ở các vùng trồng lúa trên các giống nhập nội có năng suất cao (Đỗ
Tấn Dũng, 1998). Hiện nay, việc sản xuất lúa nhiều vụ trên năm và sử dụng giống
cao sản đã làm cho nhiều loại dịch hại có điều kiện bọc phát nặng hơn, kèm theo đó
là sự lạm dụng thuốc hóa học đã làm cho nhiều loại dịch bệnh kháng lại với thuốc.
Nhiều biện pháp phòng trừ được đưa ra nhằm chống bệnh cháy bìa lá nhưng cho
hiệu quả không cao, sử dụng giống kháng được xem là một biện pháp giữ vai trò
chủ đạo, tuy nhiên tính kháng của giống thường không bền vững do sự thay đổi, đa
dạng về di truyền của vi khuẩn gây bệnh. Việc tìm ra giống kháng mới rất tốn thời
gian và kinh phí, do đó sử dụng các tác nhân kích thích tính kháng bệnh sẵn có
trong cây trồng là cần thiết.
Trong số các tác nhân xử lí trên cây trồng được biết đến, chi Bacillus được đánh
giá là có khả năng kích kháng phổ rộng và đã ứng dụng nhiều trên nhiều loại cây
trồng (Dixelius C. và ctv., 2004; Jetiyanon và ctv.,2003; Choudhary và Johri, 2008).
Nghiên cứu mới đây của Trần Văn Nhã (2011), hai loài vi khuẩn Bacillus
amyloliquefaciens và Brevibacillus brevis cho hiệu quả cao trong kiểm soát bệnh
héo xanh thối củ gừng do vi khuẩn Raltonia solanacerum gây ra. Hai hoạt chất là
Polyphenol và salicylic có trong sản phẩm mang tên Chubeca 1.8 DD được chứng
minh là có hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh cháy lá trên lúa theo cơ chế kích
kháng (Trần Vũ Phến, 2010). Trong những nghiên cứu phòng trừ bệnh cháy bìa lá
lúa gần đây, chitooligosacharide cũng được đánh giá cho hiệu quả cao trong kiểm
soát bệnh cháy bìa lá (Trương Hồng Hạnh, 2008; Nguyễn Hữu Anh Nhi, 2009; Trần


1


Thanh Hoài, 2010). Tuy nhiên chủ yếu mới đánh giá trong giai đoạn đầu của cây
lúa.
Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiệu quả phòng, trị bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv. oryzae hại lúa của một số chế phẩm sinh học trong điều
kiện nhà lưới” được thực hiện nhằm mục đích chọn ra những tác nhân phòng trừ
sinh học có hiệu quả cao trong việc kiểm soát bệnh cháy bìa lá và hiệu quả trên
năng suất lúa, từ đó có thể áp dụng trong sản xuất.

2


Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ BỆNH CHÁY BÌA LÁ (BẠC LÁ) LÚA
1.1.1 Lịch sử và phân bố
Bệnh bạc lá (Bacterial leaf blight) được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản vào
khoảng năm 1884 – 1885. Bệnh phát triển hầu hết khắp các nước trồng lúa trên thế
giới, đặc biệt ở châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, Ấn Độ,...) (Vũ Triệu
Mân và ctv., 1999).
Vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa trước đây có tên là Pseudomonas oryzae, hoặc
Phytomonas oryzae, về sau Downson đặt tên là Xanthomonas oryzae Dowson. Bệnh
phổ biến hầu khắp các nước trồng lúa trên thế giới, đặc biệt ở Nhật Bản, Trung
Quốc, Philippines, Ấn Độ, Xâylan. Ở Việt Nam, bệnh cháy bìa lá xuất hiện và gây
thiệt hại đáng kể vào năm 1965 – 1966 (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
Năm 1970, vụ lúa mùa ở miền Bắc đã có trên 1837 hecta bị nhiễm bệnh cháy bìa
lá nặng. Tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, bệnh cháy bìa lá xuất hiện nặng
vào năm 1978 (Bùi Quang Phước, 1980). Đến năn 1979, bệnh này đã xuất hiện và
gây hại từ trung bình đến nặng, chiếm khoảng 90% diện tích lúa vụ Hè Thu tại

huyện Châu Thành, Ô Môn, Thốt Nốt (Cần Thơ), Kế Sách, Thạnh Trị (Sóc Trăng)
(Lê Thị Thủy, 1980).
1.1.2 Triệu chứng
Bệnh cháy bìa lá lúa phát sinh phá hại suốt thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng
có triệu chứng điển hình là thời kỳ lúa cấy trên ruộng, từ sau khi lúa đẻ nhánh – trổ chín – sữa (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
Trên cây mạ: bệnh dễ nhầm lẫn với các hiện tượng khô đầu lá do sinh lí. Vi
khuẩn hại mạ gây ra triệu chứng ở mép lá, mút lá với những vệt có độ dài ngắn khác
nhau, có màu xanh vàng, nâu bạc rồi khô xác (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
Trên lúa: triệu chứng bệnh thể hiện rõ rệt, tuy nhiên nó có thể biến đổi ít nhiều
tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Vết bệnh từ mép lá, mút lá lan dần vào
trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính, nhưng cũng có vết bệnh từ ngay giữa
phiến lá lan rộng ra. Vết bệnh rộng theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh
tá, vàng lục, lá nâu bạc, khô (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).

3


Trên giống cảm nhiễm, các vết bệnh lan rộng tới bẹ lá và có thể phát triển xuống
tận phần dưới của bẹ lá. Mặt dầu, bệnh thường bắt đầu từ mép lá, nhưng vết bệnh
cũng có thể phát sinh ở một điểm bất kì của phiến lá, nếu nó bị tổn thương. Trong
trường hợp đó bệnh cũng phát sinh với dạng vết sọc, về sau các vết này sẽ lan rộng
ra hầu hết hoặc toàn bộ phiến lá. Trên các giống chống chịu với bệnh hơn hoặc ở
những điều kiện nhất định, bệnh thể hiện dưới dạng một sọc vàng ở ngay mép lá,
hiện tượng chết mô không xuất hiện trong một thời gian, nhưng về sau các sọc đó
có thể biến thành vàng và mô bệnh bị chết. Trên giống mẫn cảm, phiến lá nhiễm
bệnh bị héo và cuộn lại khi vùng bệnh lan rộng, trong khi đó lá vẫn còn xanh. Toàn
bộ phiến lá có thể bị héo theo rồi có thể bị khô đi (Ou, 1972).
Vào buổi sáng sớm có thể quan sát trên các giọt dịch khuẩn màu trắng sữa hoặc
vàng sáp trên bề mặt các vết bệnh mới. Chúng khô đi thành những viên nhỏ, hình
tròn, màu vàng nhạt, dễ dàng bị gió làm rụng và nổi trên mặt nước. Trên các vết

bệnh cũ đã trở nên khô trắng hiếm thấy các giọt dịch khuẩn (Ou, 1972).
Trên các ruộng lúa bị bệnh nghiêm trọng, hạt cũng có thể bị nhiễm bệnh. Trên
vỏ hạt xuất hiện các đốm màu nhạt xung quanh có mép viền dạng giọt dầu. Khi hạt
còn non và xanh các vết bệnh lộ rõ. Khi bông chín vết bệnh sẽ xám hoặc trắng vàng
nhạt (Ou, 1972).
Ở vùng nhiệt đới còn ghi nhận có 2 kiểu hình triệu chứng: Kresek hay héo lụi
của lá và toàn bộ cây non; và hiện tượng vành nhợt của lá trong giai đoạn sinh
trưởng muộn (IRRI, 1964; Goto, 1964; trích dẫn bởi Ou, 1972).
Triệu chứng “Kresek” được Reisma và Schure (1950) ở Indonesia mô tả như
một bệnh riêng biệt. Một hoặc hai tuần lễ sau khi cấy có thể quan sát thấy hiện
tượng này, các lá bị bệnh trở nên xanh xám nhạt và bắt đầu gập, cuộn lại dọc theo
gân chính. Ở các nước nhiệt đới, trong lúc cấy người ta thường xén đỉnh mạ, các lá
được cắt bỏ thường bị bệnh đầu tiên. Triệu chứng bệnh xuất hiện sớm nhất là vết
dạng giọt dầu màu xanh ở ngay dưới bề mặt vết cắt, vết đó nhanh chóng chuyển
màu xanh xám nhạt. Toàn bộ lá bị cuộn lại và héo, tiếp đến là bẹ lá. Vi khuẩn
truyền theo mạch xylem đến điểm đỉnh sinh trưởng của cây non và nhiễm bệnh cho
gốc các lá khác, khiến cho cây non bị chết toàn bộ. Trong các giai đoạn sớm, khi chỉ
có một vài lá già bị héo và nổi trên mặt nước, ở Java người ta gọi đó là bệnh

4


(Kresek). Giai đoạn cuối cùng, khi toàn bộ cây bị chết hoàn toàn, được gọi là “hama
lodoh” (Reitsma và Schure, 1950; trích dẫn bởi Ou, 1972 ). Để đơn giản hóa, toàn
bộ các triệu chứng đó được gọi chung là triệu chứng “Kresek”.
Một triệu chứng khác ở các nước nhiệt đới là hiện tượng vàng nhợt lá. Ngoài
ruộng, các lá như vậy được phát hiện khi lúa chín. Trong khi các lá già hơn vẫn
xanh bình thường, các lá non hơn lại bị vàng nhợt không đồng đều, trên phiến lá có
sọc rộng màu vàng hoặc vàng xám nhạt. Cơ chế của biểu hiện vàng nhợt lá còn
chưa được nghiên cứu tỷ mỉ. Không phát hiện thấy vi khuẩn trong các lá vàng, tuy

nhiên chúng lại có rất nhiều ở đỉnh thân và trong các đốt phía dưới lá bị bệnh. Rõ
ràng là sự tăng dần quần thể vi khuẩn trong phần dưới của thân đạt tới mức khiến
cho chất dinh dưỡng ít tới được các lá non, do đó chúng trở nên vàng nhợt. Khi lây
bệnh nhân tạo cho mạ 21 ngày tuổi, triệu chứng vàng nhợt lá xuất hiện sau khi lây
bệnh được 20 -30 ngày (Ou, 1972).
1.1.3 Thiệt hại
Ở Nhật trên các ruộng nhiễm nặng, năng suất có thể thất thu 20 – 30%, có khi
lên đến 50%. Ở Philippines và Indonesia bệnh cũng rất nghiêm trọng, Bệnh cũng
gây hại nặng ở Ấn Độ, năng suất thất thu từ 6 – 60% (Shamar, 2006).
Năm 1970 trên diện lúa mùa cấy giống NN8 bị bệnh ở mức độ 60 – 100%, giảm
năng suất từ 30 – 60% (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1999).
Bệnh thường phát triển ở giai đoạn lúa nảy chồi tối đa hay có đòng, nên làm
tăng số hạt lép, hạt lững và giảm phẩm chất, trọng lượng hạt, đồng thời làm tăng tỷ
lệ tấm khi xay xát. Bệnh cũng làm giảm lượng đạm và protein thô trong hạt (Võ
Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Ở Đông Bằng Sông Cửu Long, bệnh cũng thường xuyên xuất hiện vào giai đoạn
trổ về sau, ảnh hưởng rỏ nét nhất là tăng số hạt lép. Tuy nhiên, thất thu về năng suất
vẫn chưa có ước lượng cụ thể (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).

5


1.1.4 Tác nhân
Bệnh cháy bìa lá (bạc lá) lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzea pv. Oryzea
Ishiyama gây ra (Ou, 1972).
Vi khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu hơi tròn, có một lông roi ở một đầu, kích thước
1 – 2 X 0,5 – 0,9 µ m. Vi khuẩn Gram âm, trên môi trường nhân tạo có khuẩn lạc
hình tròn, màu vàng sáp, rìa nhẵn, bề mặt khuẩn lạc ướt, háo khí. Vi khuẩn không
có khả năng phân giải nitrat, không dịch hóa gelatin, không tạo NH3, indol, có khả
năng tạo H2, tạo khí nhưng không tạo axit trong môi trường có đường. Nhiệt độ

thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng từ 26 – 30oC, nhiệt độ tối thiểu 0-5oC, tối đa
40oC. Nhiệt độ làm vi khuẩn chết 53oC. Vi khuẩn có thể sống trong phạm vi khá
rộng từ 5,7 – 8,5, thích hợp nhất là pH 6,8 – 7,2 (Đỗ Tấn Dũng, 1998; Vũ Triệu
Mân, 2007).
Các tế bào vi khuẩn được bọc trong màng nhày và liên kết thành một đám tương
đối vững chắc ngay cả trong nước, kết tủa bởi axeton. Có lẽ nó bảo vệ cho tế bào
trong các điều kiện khô và bất lợi. Thành phần hóa chất của màng có thể là một
đường kép dị hình (Heteropolysaccharide) (Ou, 1972).
Nguồn carbon tốt nhất cho vi khuẩn là đường glucose, galactose, sucrose, và
nguồn đạm tốt nhất là glutamid acid, L-aspartic acid, methionine, cystine và
asparagine. Vi khuẩn không thể sử dụng nguồn đạm vô cơ, trừ amonium sunfat
được tiêu thụ chút ít .
Môi trường nuôi cấy thường dùng là Wakimoto’s potato semi-synthetic media.
Vi khuẩn không sống lâu trong môi trường nước cất vô trùng, nhưng sống khá bền
trong phosphate buffer pH=7 và trong nước có pha peptone (Ou, 1972; Đỗ Tấn
Dũng, 1998).
Vi khuẩn tiết độc tố phenylacetic acid trong môi trường nuôi cấy và trong lá
bệnh, vi khuẩn còn tổng hợp phân hóa tố phân giải protein và cellulose. Vi khuẩn
rất dễ kháng với streptomycin, trong khi đối với các kháng sinh khác thì kháng ít
hơn (Ou, 1972).

6


1.1.5 Chu trình bệnh
1.1.5.1 Lưu tồn
Vi khuẩn lưu tồn chủ yếu trong hạt giống và tàn dư thực vật, đồng thời đất nước
cũng như dạng viên keo vi khuẩn trên lá cũng có một ý nghĩa nhất định trong việc
truyền bệnh cho vụ sau (Vũ Triệu Mân và ctv., 1999)
Trong đất vi khuẩn có thể sống từ 1 đến 3 tháng, phụ thuộc vào ẩm độ và độ

chua của đất, trong hạt giống mật số vi khuẩn sẽ giảm đi sau một tháng. Ngoài ra,
cỏ Leersia sayanuka được coi là một trong những nguồn bệnh ban đầu quan trọng
nhất ở Nhật (Ou, 1972).
Một số kí chủ phụ phổ biến của vi khuẩn ở Việt Nam là: cỏ lồng vực, cỏ lá tre,
cỏ tranh, cỏ ống, cỏ chỉ, trúc thảo nêpan... (Vũ Triệu Mân, 2007).
1.1.5.2 Sự xâm nhiễm và phát triển của bệnh
Vi khuẩn xâm nhiễm qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt
qua vết thương sây sát trên lá (Vũ Triệu Mân và ctv., 1999).
Bệnh thường phát triển khi mật số vi khuẩn từ 104 tế bào/ml. Sau 1 – 2 ngày
xâm nhiễm vi khuẩn sẽ nhân mật số tích cực trong cây, lan vào trong các bó mạch
di chuyển di khắp cây và có thể ứ giọt ra ngoài ( Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị
Nghiêm, 1993)
Các lỗ thủy khổng phân bố dọc theo bề mặt phía trên của lá, cạnh rìa lá. Vi
khuẩn xâm nhập vào thủy khổng và nhân lên trong biểu mô, nơi thông với các mạch
dẫn. Khi vi khuẩn đã nhân lên đủ nhiều trong biểu mô, một số vi khuẩn xâm nhập
vào hệ thống mạch dẫn, một số khác thoát ra ngoài qua thủy khổng. Số lượng thủy
khổng khác nhau tùy theo giống, tuổi lá và lá ở trên; các giống mẫn cảm thường có
nhiều thủy khổng hơn (Ou, 1972).
Vết thương ở rể do bị đứt khi nhổ mạ hay vết cắt chóp lá khi cấy cũng là những
ngõ xâm nhiễm và vi khuẩn thuờng gây ra triệu chứng “kresek” khi có sự phù hợp
giữa dòng độc và giống nhiễm, số lượng vết thương còn mới, nhiệt độ cao (28 –
34oC). Ngoài đồng, bệnh thường biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn ra chồi tối đa trở
về sau và nhất là giai đoạn trổ. Tuy nhiên, bệnh đã nhiễm vào cây vào cuối giai

7


đoạn mạ, lan dần từ lá dưới lên lá trên trước khi triệu chứng lộ ra khá lâu (Võ Thanh
Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Vi khuẩn lây lan chủ yếu do mưa, bão. Mưa, bão thường tạo vết thương trên lá

làm cho vi khuẩn dễ xâm nhiễm. Vi khuẩn cũng lây theo nguồn nước từ ruộng này
sang ruộng khác (Đỗ Tấn Dũng, 1998).
1.1.6 Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự phát triển của bệnh
Bệnh phát triển phổ biến ở những vùng dọc sông, gần các đầm lầy hoặc nơi
trũng, thường có sương mù và có nhiều cỏ dại đặc biệt là cỏ Leersia sayanuka.
Bệnh thường có liên quan đến mưa to, bão lụt, nước sâu và gió mạnh (Võ Thanh
Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Ở những nơi đất chua, úng ngập hoặc mực nước sâu, đặc biệt ở những vùng đất
xấu, nhiều mùn, trà lúa bị bóng cây che phủ khi bị bệnh cháy bìa lá thì bệnh có thể
phát triển mạnh hơn (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
Nhiệt độ tương đối cao trong thời gian cây lúa sinh trưởng làm bệnh tăng, song
mùa hè quá nóng và khô là điều kiện hạn chế bệnh, nhiệt độ không khí tương đối
cao (25 – 30oC), ẩm độ từ 90% trở lên thích hợp hơn cho bệnh phát triển, bệnh kém
phát triển ở nhiệt độ thấp (21oC) và bệnh hầu như không phát triển ở nhiệt độ 17oC
(Ou, 1972; Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993)
Bón thừa đạm, nhất là giai đoạn sau, hay bón thừa silic, magiê hoặc thiếu lân và
kali đều làm gia tăng bệnh. Phân đạm không ảnh hưởng đến sự phát triển của từng
vết bệnh mà có thể gián tiếp làm lây lan bệnh do cây tăng trưởng mạnh làm tăng
ẩm độ (Ou, 1972; Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
1.1.7 Biện pháp phòng trị
Xuất phát từ các cơ sở về đặc điểm sinh học của vi khuẩn gây bệnh, người ta đã
đề ra những biện pháp phòng trừ tổng hợp.
- Sử dụng các giống kháng bệnh và chống chịu với bệnh để gieo trồng là biện
pháp chủ đạo trong phòng trừ bệnh cháy bìa lá lúa (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
- Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị
Nghiêm, 1993).

8



- Điều khiển sự sinh trưởng của cây tránh giai đoạn lúa làm đòng – trổ trùng với
những điều kiện thuận lợi sự phát triển của bệnh. Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai
đoạn, bón đạm nặng đầu nhẹ đuôi, bón thúc sớm cân đối với kali theo tỷ lệ nhất
định (1:1) (Đỗ Tấn Dũng, 1998).
- Ruộng lúa cần điều chỉnh mực nước thích hợp, nên để mực nước nông (5 –
10cm), nhất là sau khi lúa đẻ nhánh, nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì có thể rút
nước, tháo nước để khô ruộng trong 2 – 3 ngày nhằm hạn chế sự sinh trưởng của
cây (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
- Có thể dùng một số thuốc hoá học để phòng bệnh nhằm hạn chế sự phát sinh
phát triển của bệnh. Có thể bón 60 – 80 kg/ha vôi bột lúc lúa mới chớm bệnh, hoặc
dùng một số loại thuốc như Cooper Zinc, Kasuran 0,1 – 0,2%, (Võ Thanh Hoàng và
Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
- Cần phải tiến hành biện pháp vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại và ký chủ.
(Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
- Ngoài ra, biện pháp kích kháng đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong
phòng bệnh cháy lá lúa và có thể sẽ được áp dụng thành công trong công tác phòng
chống bệnh cháy bìa lá trong tương lai gần. Các tác nhân kích kháng được dùng
nhiều trong các nghiên cứu kích kháng hiện nay như: Đồng clorua 0,005 mM, dipotassium photphat 20 mM, acid benzoic 0,5 mM, một số dẫn xuất từ chitin…
ngâm hạt giống đã nảy mầm trước khi gieo 10 – 12 giờ và phun lên lá vào 25 ngày
sau khi sạ nhằm kéo dài hiệu lực của kích kháng đến ngày thứ 50 sau khi gieo
(Phạm Văn Kim, 2006).
1.2 Sự kháng bệnh của cây trồng
1.2.1 Cơ nguyên kháng bệnh của cây trồng
Khi cây trồng bị mầm bệnh tấn công cây luôn có khuynh hướng chống đối lại
với mầm bệnh. Nếu cây không đủ sức chống lại, giống cây ấy bị mầm bệnh gây hại,
ta bảo cây bị “nhiễm bệnh”. Trong khi đó, giống khác của cùng loài cây ấy chống
chọi lại được với bệnh, cây không bị hại hoặc thiệt hại không đáng kể, ta gọi giống

9



cây ấy kháng bệnh. Tính kháng hoặc nhiễm với bệnh của cây trồng tùy thuộc vào
đặc tính di truyền của cây ấy (Phạm Văn Kim, 2000).
1.2.1.1 Tính kháng bệnh thụ động
Kháng bệnh thụ động là do cấu tạo cơ thể của cây có đặc tính làm cho mầm
bệnh không tấn công được hoặc không gây thiệt hại được cho cây. Các cấu tạo này
do bẩm sinh đã có sẵn từ khi sinh ra, dù có hoặc không có sự hiện diện của mầm
bệnh (Phạm Văn Kim, 2000).
Theo Phạm Văn Kim (2000) các cơ nguyên kháng bệnh thụ động có thể được
xếp vào ba nhóm sau đây:
• Kháng bệnh do cấu tạo cơ thể của cây:
Do bẩm sinh cơ thể của ký chủ có các đặc tính làm ngăn cản được sự xâm nhiễm
của một số ký sinh gây bệnh. Các đặc tính giúp cây kháng bệnh gồm có:
- Độ dày của lớp cutin, của lớp sáp bao bên ngoài biểu bì lá.
- Đặc điểm của lớp lông bên trên bề mặt lá.
- Đặc điểm của lớp silicone ở biểu bì của lá.
- Cấu tạo của lớp bần.
- Số lượng, kích thước và số lượng của khí khổng.
- Kích thước của mạch nhựa.
- Ngoại hình của cây.
- Phương pháp nở hoa.
• Kháng bệnh do chức năng sinh lý của cây:
Chức năng sinh lí của cây có ý nghĩa rất lớn trong sự kháng bệnh của cây trồng.
Nếu các hoạt động sinh lý của cây nếu ăn khớp với hoạt động gây bệnh của ký sinh,
thì cây sẽ trở thành dễ nhiễm bệnh. Ngược lại, nếu các hoạt động này không phù
hợp, lại có thể là trở ngại lớn làm cho ký sinh không phát triển và gây bệnh được.
Các yếu tố có ảnh hưởng đến tính kháng bệnh là:
- Chế độ hoạt động của khí khổng.
10



- Khả năng hàn gắn các vết thương.
- Sự trao đổi các chất.
- Đặc điểm nẩy mầm của hạt giống, …
• Kháng bệnh do chất hóa học chứa sẵn trong dịch cây:
Độ chua của dịch tế bào có ảnh hưởng một phần đến sự phát triển của ký sinh
khi đã xâm nhiễm vào bên trong cây, do đó có ảnh hưởng lên tính kháng hoặc
nhiễm bệnh của cây trồng.
Các chất có sẵn trong tế bào của mô cây như: anthocyanin, các hợp chất
polyphenol, tanin, các chất điều hòa sinh trưởng… có khả năng ngăn cản sự phát
triển của ký sinh, giúp cây có khả năng kháng bệnh.
1.2.1.2 Cơ nguyên kháng bệnh chủ động
Kháng bệnh chủ động là khi cây bị mầm bệnh tấn công sẽ sản sinh ra các cơ chế
chống lại với mầm bệnh. Một số giống cây có khả năng kháng với mầm bệnh khi đã
bị mầm bệnh tấn công, sự tấn công của mầm bệnh như là một kích thích để cây huy
động các phản ứng đối phó lại với sự tấn công nầy bằng cách: cây tự tạo ra các cấu
trúc đặt biệt ngăn cản mầm bệnh tiếp tục tấn công các bộ phận chưa bị xâm nhiễm,
cây tiết ra các chất để chống lại với mầm bệnh, và phản ứng tự chết của mô cây để
chống lại mầm bệnh. Trong tình trạng không có mầm bệnh các cơ chế nầy không có
sẵn trong cây hoặc có nhưng với mực rất kém không đủ để chống lại với mầm bệnh.
Chỉ khi có sự hiện diện của mầm bệnh, cơ chế này mới được tăng cường đến mức
đủ chống lại với mầm bệnh (Phạm Văn Kim, 2000).
• Cây tạo ra các cấu trúc để chống lại sự xâm nhiễm tiếp theo:
Sự hình thành tần mô rổng: để đối phó với mầm bệnh, một số giống kháng có
khả năng hình thành ngay bên cạnh mô đã bị nhiễm bệnh nhiều lớp tế bào rổng
(cork cells) bao quanh vùng mô bị bệnh ngăn không cho mầm bệnh tiến xa hơn nữa.
Mầm bệnh bị cô lập, thiếu dinh dưỡng và chết dần.

11



Sự hình thành tầng rụng: ở một số loài cây vùng ôn đới có khả năng hình thành
các tầng rụng gây rụng phiến lá ở phía dưới tầng. Khi hình thành tầng rụng, cây bị
mất đi một phần lá bên dưới nhưng sẽ loại được mầm bệnh ra khỏi cây.
Sự hình thành các bướu tylozo trong mạch nhựa: một số giống cây kháng bệnh
có khả năng hình thành nhiều bứu tyloze đóng kính mạch nhựa một cách nhanh
chóng phía trước vùng rể non bị xâm nhiễm và ngăn hoàn toàn sự tiến tới phía trước
của mầm bệnh, nhờ đó cây kháng được bệnh.
Sự hình thành chất keo bao quanh vết bệnh ở thân cây: một số loài cây có khả
năng tiết ra nhiều loại keo đóng ở các tế bào bị nhiễm bệnh, cô lập mầm bệnh nên
mầm bệnh không lấy được dinh dưỡng và chết.
• Cây tiết ra kháng sinh thực vật để chống lại với mầm bệnh: khi bị mầm
bệnh tấn công, ở một số giống kháng, cây có khả năng tích tụ các hóa chất cần thiết
để chống lại mầm bệnh. Các chất này ở dạng các hợp chất phenol, polyphenol, các
enzyme hoặc các chất trung hòa độc tố của mầm bệnh. Ngoài ra, còn có chất được
gọi là kháng sinh thực vật (phytoalexin) có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh.
• Phản ứng siêu nhạy cảm (phản ứng tự chết của mô cây kháng bệnh): ở
một số giống kháng bệnh của cây trồng, ta còn thấy phản ứng rất đặc biệt của cây
trồng khi bị nhiễm bệnh là sự tự chết từng đám tế bào nơi bị xâm nhiễm. Sự tự chết
quá sớm này làm cô lập mầm bệnh khiến mầm bệnh chết theo. Phản ứng này gọi là
phản ứng tự chết của mô cây hay còn gọi là phản ứng siêu nhạy cảm (hypersensitive
reactions, HR). Phản ứng siêu nhạy cảm thường gắn liền với những thay đổi sinh lý
trong mô như sản sinh ra các kháng sinh thực vật, lignin. Kích thước vết bệnh phụ
thuộc vào vào tính kháng của kí chủ, giống càng kháng thì vết bệnh càng nhỏ
(Agrios, 2005).
* Theo Bilgami và Dube (1996) (trích dẫn bởi Huỳnh Thị cẩm Vân, 2007), phản
ứng siêu nhạy cảm có những đặc điểm nổi bật sau:
- Chỉ có vi sinh vật và virus mới có thể cảm ứng HR.
- Nó chỉ tạo ra chỉ ở sự tương tác giửa kí chủ và kí sinh không tương hợp.
- Tỷ lệ HR xuất hiện nhanh hơn ở cây kháng so với cây nhiễm.

12


×