Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác mía và HIỆU QUẢ của HAI LOẠI CHẾ PHẨM nấm XANH DẠNG tươi và KHÔ TRÊN rầy đầu VÀNG hại mía tại HUYỆN LONG PHÚ, TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.85 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ NGỌC TÂM
PHẠM MINH TRÍ

ðIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍA VÀ
HIỆU QUẢ CỦA HAI LOẠI CHẾ PHẨM NẤM XANH
(Metarhizium anisopliae Sorokin) DẠNG TƯƠI VÀ KHÔ
TRÊN RẦY ðẦU VÀNG (Eoeurysa flavocapitata Muir)
HẠI MÍA TẠI HUYỆN LONG PHÚ,
TỈNH SÓC TRĂNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Tên ñề tài:

ðIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍA VÀ
HIỆU QUẢ CỦA HAI LOẠI CHẾ PHẨM NẤM XANH
(Metarhizium anisopliae Sorokin) DẠNG TƯƠI VÀ KHÔ
TRÊN RẦY ðẦU VÀNG (Eoeurysa flavocapitata Muir)
HẠI MÍA TẠI HUYỆN LONG PHÚ,


TỈNH SÓC TRĂNG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGs.Ts. Trần Văn Hai

Lê Ngọc Tâm

Ths. Trịnh Thị Xuân

Phạm Minh Trí
MSSV: 3083881
3083892
LỚP: BVTV K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẤN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận ñã chấp thuận luận văn tốt nghiệp ñính kèm với ñề tài: “ðIỀU TRA
HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍA VÀ HIỆU QUẢ CỦA HAI LOẠI CHẾ
PHẨM NẤM XANH (Metarhizium anisopliae Sorokin) DẠNG TƯƠI VÀ KHÔ
TRÊN RẦY ðẦU VÀNG (Eueorysa flavocapitata Muir) HẠI MÍA TẠI
HUYỆN LONG PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG”.


Do sinh viên LÊ NGỌC TÂM và PHẠM MINH TRÍ thực hiện và ñề nạp.
Kính trình hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày………tháng………năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts. TRẦN VĂN HAI

Ths. TRỊNH THỊ XUÂN

i


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẤN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp thuận luận văn tốt nghiệp ñính kèm với
ñề tài : “ðIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍA VÀ HIỆU QUẢ CỦA
HAI LOẠI CHẾ PHẨM NẤM XANH (Metarhizium anisopliae Sorokin)
DẠNG TƯƠI VÀ KHÔ TRÊN RẦY ðẦU VÀNG (Eueorysa flavocapitata
Muir) HẠI MÍA TẠI HUYỆN LONG PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG”.

Do sinh viên LÊ NGỌC TÂM và PHẠM MINH TRÍ thực hiện và bảo vệ trước
hội ñồng ngày……..tháng……năm 2012.

Luận văn ñã ñược hội ñồng ñánh giá ở mức...............................................................
Ý kiến của hội ñồng:
.....................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...

......................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………...

Cần Thơ, ngày………tháng………năm 2012

DUYỆT CỦA KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ðỒNG

CHỦ NHIỆM KHOA NN&SHƯD

ii


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan luận văn này là công trình nghiên cứu của thầy hướng dẫn và bản
thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược
ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước ñây. Nếu ai cần sử dụng số
liệu, hình ảnh hoặc bất kỳ trang nào trong luận văn, cần liên hệ ñể ñược sự ñồng ý
của thầy hướng dẫn hoặc tác giả.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ NGỌC TÂM

PHẠM MINH TRÍ

iii



LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

1. Họ tên sinh viên: LÊ NGỌC TÂM
Sinh năm: 1988 tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Con ông: LÊ VĂN TRÌNH và bà KHƯU THỊ HUỀ
ðã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2008, tại Trường THPT Vĩnh Trạch,
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
ðã vào Trường ðại học Cần Thơ năm 2008 thuộc Khoa Nông Nghiệp & SHƯD,
chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 34.
Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2012.

2. Họ tên sinh viên: PHẠM MINH TRÍ
Sinh năm: 1990 tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Con ông: PHẠM NGỌC ÁI và bà ðẶNG THỊ TRINH
ðã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2008, tại Trường THPT Huỳnh Thị
Hưởng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
ðã vào Trường ðại học Cần Thơ năm 2008 thuộc Khoa Nông Nghiệp & SHƯD,
chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 34.
Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2012.

iv


LỜI CẢM TẠ

Thành kính biết ơn
Gửi lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất ñến ba, mẹ suốt ñời tận tụy,
hết lòng vì con và những người thân ñã giúp ñỡ và ñộng viên con trong quá trình
học tập vừa qua.

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến
PGs.Ts. Trần Văn Hai và Ths. Trịnh Thị Xuân ñã tận tình hướng dẫn, truyền
ñạt kiến thức và ñóng góp những ý kiến quý báu ñể em hoàn thành việc nghiên cứu
và luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
Thầy cố vấn học tập Trần Vũ Phến và toàn thể thầy cô Trường ðại Học Cần
Thơ ñã truyền ñạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập ở
trường.
Xin cám ơn anh Nguyễn Chí Long, Trần Nam Dương, Lê Công Thường, chị
Dương Thị Thu Nhi và cô Nguyễn Thị Diệu Hương, các bạn Thùy Dương, Ngọc
Nghĩa, Xuân Liên, Thúy Liễu… (lớp BVTV k34) và các em phòng NEDO ñã giúp
ñỡ tôi trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Cô chú ðinh Văn Tám, Lưu Văn Mừng ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình thực
hiện thí nghiệm ngoài ñồng.
Thân ái gởi về
Bạn bè, các bạn cùng lớp BVTV khóa 34 ñã giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong
suốt khóa học và xin gởi lời chúc tốt ñẹp nhất.

LÊ NGỌC TÂM
PHẠM MINH TRÍ

v


MỤC LỤC

Nội dung

Trang


DANH SÁCH BẢNG

xi

DANH SÁCH HÌNH

xiii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

xv

TÓM LƯỢC

xvi

GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1

3

Kỹ thuật canh tác mía


1.1.1 Phân loại

3

1.1.2 ðặc tính thực vật của cây mía

4

1.1.2.1 Rễ mía

4

1.1.2.2 Thân mía

4

1.1.2.3 Lóng

4

1.1.2.4 Lá mía

4

1.1.2.5 Hoa mía

5

1.1.2.6 Hạt mía


5

1.1.3 Yêu cầu ñiều kiện sinh thái

5

1.1.3.1 Nhiệt ñộ

5

1.1.3.2 Ánh sáng

5

1.1.3.3 Lượng nước và ẩm ñộ ñất

6

1.1.3.4 Gió

6

1.1.3.5 ðất

6

1.1.4 Yêu cầu chất dinh dưỡng

6


1.1.5 Biện pháp canh tác

7

1.1.5.1 Giống mía

7

1.1.5.2 Thời vụ trồng mía

8

1.1.5.3 ðất trồng mía

8

1.1.5.4 Chuẩn bị hom giống

8

1.1.5.5 Khoảng cách và mật ñộ trồng

8

1.1.5.6 Cách trồng mía

9

1.1.5.7 Tưới nước


9
vi


1.2

1.3

1.4

1.5

1.1.5.8 Trồng dặm, tỉa mầm

9

1.1.5.9 Bón phân

9

1.1.5.10 ðánh lá

10

1.1.5.11 Làm cỏ

10

1.1.5.12 Vun gốc


11

1.1.5.13 Thu hoạch

11

Rầy ñầu vàng

11

1.2.1

Phân bố và ký chủ

11

1.2.2

ðặc ñiểm hình thái và sinh học

11

1.2.3

Tập quán sinh sống và cách gây hại

12

1.2.4


Biện pháp phòng trị

13

Một số loài thiên ñịch trên mía

14

1.3.1

Bọ ñuôi kìm

14

1.3.2

Bọ rùa

14

1.3.3

Bọ cánh cụt

15

1.3.4

Kiến ñen bụng tròn


15

Bệnh hại trên mía

15

1.4.1

Bệnh than hay còn gọi là bệnh ñen ñọt, ñen bông

15

1.4.2

Bệnh thối ñỏ ruột mía

16

1.4.3

Bệnh cháy lá

16

1.4.4

Bệnh xoắn cổ lá

16


1.4.5

Bệnh chảy nhựa

16

1.4.6

Bệnh ñâm chồi

16

1.4.7

Bệnh khảm

17

1.4.8

Bệnh rượu

17

ðặc ñiểm phân loại, hình thái học và sự phân bố của nấm xanh
Metarhizium anisopliae Sorokin

17

1.5.1


Lịch sử nghiên cứu

17

1.5.2

Phân loại

18

1.5.3

Sự phân bố

18

1.5.4

ðặc ñiểm hình thái

18

1.5.5

ðặc ñiểm sinh lý – sinh hóa của nấm Metarhizium anisopliae

19

1.5.6


Khả năng ñồng hóa các nguồn carbon, nitơ

19

1.5.7

Nhu cầu về chất kích thích sinh trưởng

20
vii


1.5.8

Khả năng biến ñổi các cơ chất khác nhờ vào hệ thống enzyme

21

1.5.9

Khả năng sinh ñộc tố diệt côn trùng

21

1.5.10

Cơ chế tác ñộng của nấm xanh Metarhizium anisopliae lên côn
trùng


22

1.5.11 Tình hình sản suất chế phẩm Metarhizium anisopliae

22

ðặc ñiểm về một số thuốc gốc sinh học dùng trong thí nghiệm

25

1.6.1

Thuốc hóa học Nazomi 5WDG

25

1.6.2

Thuốc sinh học Metarvina 10DP

25

1.6.3

Thuốc sinh học Ometar

25

1.6.4


Chất bám dính Thần Hổ

26

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

27

1.6

2.1

2.2

Nội dung 1: ðiều tra hiện trạng canh tác mía tại huyện Long Phú, tỉnh
Sóc Trăng

27

2.1.1

Phương tiện

27

2.1.2

Phương pháp

27


Nội dung 2: Thí nghiệm trong ñiều kiện nhà lưới
2.2.1

2.2.2

2.3

Thí nghiệm 1: Thử hiệu lực của hai dạng chế phẩm nấm Ma
(tươi và khô) theo liều lượng trên ấu trùng và thành trùng rầy
ñầu vàng trong ñiều kiện nhà lưới
Thí nghiệm 2: Thử hiệu lực của hai dạng chế phẩm nấm Ma
(tươi và khô) theo liều lượng trên ấu trùng và thành trùng rầy
ñầu vàng với các dạng thuốc gốc sinh học khác nhau trong
ñiều kiện nhà lưới

Nội dung 3: ðánh giá hiệu lực của hai dạng chế phẩm nấm Ma (tươi và
khô) theo liều lượng trên rầy ñầu vàng tại xã Long ðức, huyện Long
Phú, tỉnh Sóc Trăng

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1

27

27

29

30

32

ðiều tra hiện trạng canh tác mía tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

32

3.1.1

Năng suất

32

3.1.2

Giống và nguồn gốc giống

32

3.1.3

Thời gian xuống giống

33

3.1.4

Hom giống

34


3.1.5

Bón phân

35

3.1.6

Tình hình sâu bệnh gây hại trên mía

39

3.1.7

Hiểu biết của nông dân về thuốc trừ sâu sinh học

43
viii


3.2
3.3

3.4

Thử hiệu lực của hai dạng chế phẩm nấm Ma (tươi và khô) theo liều
lượng trên rầy ñầu vàng trong ñiều kiện nhà lưới

45


Thử hiệu lực của hai dạng chế phẩm nấm Ma (tươi và khô) theo liều
lượng trên rầy ñầu vàng so với các dạng thuốc gốc sinh học khác nhau
trong ñiều kiện nhà lưới

49

Hiệu lực của hai dạng chế phẩm nấm Ma (tươi và khô) theo liều lượng
trên rầy ñầu vàng tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

52

3.4.1
3.4.2

Hiệu lực diệt ấu trùng rầy ñầu vàng theo các liều lượng Ma –
ðHCT ở ñiều kiện ngoài ñồng

52

Hiệu lực diệt thành trùng rầy ñầu vàng theo các liều lượng Ma
– ðHCT ở ñiều kiện ngoài ñồng

54

Năng suất

57

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ


60

4.1

Kết luận

60

4.2

ðề nghị

60

3.4.3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

PHỤ CHƯƠNG

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng


Trang

1.1

Diện tích, năng suất và sản lượng mía ở Việt Nam từ 2002 – 2007

3

3.1

Tỉ lệ (%) thời gian xuống giống của các nông hộ tại ñịa bàn ñiều tra
thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

34

Lượng phân nguyên chất ñược nông hộ sử dụng bón cho mía tại ñịa
bàn ñiều tra thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

37

Tỉ lệ (%) năng suất bị thiệt hại do sâu bệnh gây ra cho ruộng mía tại
ñịa bàn ñiều tra thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

43

ðộ hữu hiệu (ðHH) của các dạng nấm Ma (tươi và khô) ký sinh trên
RðV trong ñiều kiện nhà lưới, Bộ môn BVTV, tháng 08/2011

45


Tỷ lệ RðV có mọc nấm trở lại trên các nghiệm thức phun nấm trong
ñiều kiện nhà lưới, Bộ môn BVTV, tháng 08/2011

47

ðộ hữu hiệu (ðHH) của các dạng nấm Ma (tươi và khô) ký sinh trên
RðV trong ñiều kiện nhà lưới, Bộ môn BVTV, tháng 10/2011

49

Tỷ lệ RðV có mọc nấm trở lại trên các nghiệm thức phun nấm trong
ñiều kiện nhà lưới, Bộ môn BVTV, tháng 10/2011

51

ðộ hữu hiệu của chế phẩm nấm Ma-ðHCT trên ấu trùng RðV trong
ñiều kiện ngoài ñồng, tháng 08/2011

52

ðộ hữu hiệu của chế phẩm nấm Ma-ðHCT trên thành trùng RðV
trong ñiều kiện ngoài ñồng, tháng 08/2011

54

Tỷ lệ RðV có mọc nấm trở lại trên các nghiệm thức trong ñiều kiện
ngoài ñồng, tháng 08/2011

56


Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của mía thí nghiệm tại ruộng
ở xã Long ðức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng năm 2010 - 2011

58

3.2
3.3
3.4
3.5

3.6

3.7

3.8
3.9
3.10

3.11

x


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình


Trang

2.1

Bố trí thí nghiệm rầy ñầu vàng tại nhà lưới, bộ môn BVTV

28

2.2

Sơ ñồ bố trí thí nghiệm tại ruộng mía huyện Long Phú, tỉnh Sóc
Trăng

30

Tỉ lệ (%) năng suất mía của vụ trước tại ñịa bàn ñiều tra thuộc
huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

32

Tỉ lệ (%) các giống mía ñang ñược trồng tại ñịa bàn ñiều tra thuộc
huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

33

Nguồn gốc của các giống mía ñang tác canh tại ñịa bàn ñiều tra
thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

33


Tỉ lệ (%) hom giống ñược nông hộ trồng tại ñịa bàn ñiều tra thuộc
huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

35

Tỉ lệ (%) các loại phân bón ñược nông hộ sử dụng ñể bón lót cho
mía tại ñịa bàn ñiều tra thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng,
2011

35

Tỉ lệ (%) các loại phân bón ñược nông hộ sử dụng ñể bón thúc cho
mía tại ñịa bàn ñiều tra thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng,
2011

36

Tỉ lệ (%) nông hộ bón phân ñạm cho mía với liều lượng khác nhau
tại ñịa bàn ñiều tra thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

38

Tỉ lệ (%) nông hộ bón phân lân cho mía với liều lượng khác nhau
tại ñịa bàn ñiều tra thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

38

Tỉ lệ (%) nông hộ bón phân kali cho mía với liều lượng khác nhau
tại ñịa bàn ñiều tra thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011


39

Tỉ lệ (%) các loài sâu hại quan trọng trên ruộng mía tại ñịa bàn ñiều
tra thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

40

Tỉ lệ (%) sâu hại xuất hiện theo từng giai ñoạn trên ruộng mía tại
ñịa bàn ñiều tra thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

40

Tỉ lệ (%) nông hộ với số lần xử lý thuốc khác nhau tại ñịa bàn ñiều
tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2011

41

Tỉ lệ (%) các loại bệnh hại xuất hiện trên ruộng mía tại ñịa bàn ñiều
tra thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

42

Tỉ lệ (%) bệnh hại xuất hiện theo từng giai ñoạn trên ruộng mía tại
ñịa bàn ñiều tra thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

42

3.1
3.2
3.3

3.4
3.5

3.6

3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14

xi


3.15
3.16

3.17

Tỉ lệ (%) các nông hộ có hiểu biết về thuốc trừ sâu sinh học tại ñịa
bàn ñiều tra thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, 2011

44

Tỉ lệ (%) nông hộ biết về thuốc trừ sâu sinh học qua các nguồn
thông tin tại ñịa bàn ñiều tra thuộc huyện ong Phú, tỉnh Sóc Trăng,
2011


44

Rầy ñầu vàng mọc nấm trở lại ở thí nghiệm nhà lưới, bộ môn
BVTV

48

xii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

RðV:

Rầy ñầu vàng Eoeurysa flavocapitata Muir

Ma:

Nấm xanh Metarhizium anisopliae

NSKP:

Ngày sau khi phun

TSKT :

Tháng sau khi trồng

PL1:


Phun lần 1

PL2:

Phun lần 2

TN1:

Thí nghiệm 1

TN2:

Thí nghiệm 2

BVTV:

Bảo vệ thực vật

ðHH:

ðộ hữu hiệu

NSTT:

Năng suất thực tế

NSLT:

Năng suất lý thuyết


NL:

Nhà lưới

xiii


Lê Ngọc Tâm và Phạm Minh Trí, 2012: “ðiều tra hiện trạng canh tác mía và
hiệu quả của hai loại chế phẩm nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sokorokin)
dạng tươi và khô trên rầy ñầu vàng (Eoeurysa flavocapitata Muir) tại huyện
Long Phú, tỉnh Sóc Trăng”. Luận văn tốt nghiệp ðại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường ðại Học Cần Thơ.
Người hướng dẫn khoa học: PGs. Ts. Trần Văn Hai và Ths. Trịnh Thị Xuân

TÓM LƯỢC
ðề tài thực hiện gồm nhằm mục ñích: (1) ðiều tra tình hình dịch hại của rầy ñầu
vàng trên mía tại huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng; (2) thử hiệu lực của hai dạng chế
phẩm nấm Ma (tươi và khô) theo liều lượng trên rầy ñầu vàng trong ñiều kiện nhà
lưới; (3) ñánh giá hiệu lực của hai dạng chế phẩm nấm Ma (tươi và khô) theo liều
lượng trên rầy ñầu vàng ở ñiều kiện ngoài ñồng tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
(1) Qua kết quả ñiều tra hiện trạng canh tác mía tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
cho thấy: Năng suất mía khá cao, bình quân 118 tấn/ha. Giống ñược trồng chủ yếu là
ROC 22, ROC 16, trồng vào khoảng tháng 9 - 12 dương lịch. Nông dân bón phân
không cân ñối, bón nhiều phân ñạm và lân, ít bón kali cho mía. Các loài sâu hại chính
trên mía là sâu ñục thân và rầy ñầu vàng, trong ñó rầy ñầu vàng là loại dịch hại gần
ñây nhưng gây hại rất nghiêm trọng. Bệnh thường gặp nhất là bệnh sọc lá. ða số nông
hộ chưa am hiểu về thuốc trừ sâu sinh học (62%) và chưa áp dụng rộng rãi.
(2) Trong ñiều kiện nhà lưới chế phẩm nấm xanh Ma với liều lượng 2,5 kg/ha dạng
tươi cho hiệu quả phòng trừ rầy ñầu vàng hại mía khá cao ñạt 73,3% (TN1), tới

80% (TN2). Ở 12NSKP, tỷ lệ mọc nấm trở lại lần lượt là 49,4% và 74,2%. Chế
phẩm Metarvina 10DP cho hiệu quả diệt rầy ñầu vàng ñạt 85%, và Nazomi 5WG
ñạt 100% ở thời ñiểm 12NSKP.
(3) Trong ñiều kiện ngoài ñồng tại xã Long ðức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
qua hai lần phun cho thấy chế phẩm nấm Ma với liều lượng 2,5 kg/ha dạng tươi cho
hiệu quả kiểm soát rầy ñầu vàng khá tốt ñạt ñộ hữu hiệu 59,6% sau 15 ngày xử lý ở
lần phun thứ hai. Năng suất thực tế thu hoạch ñược ở nghiệm thức phun nấm Ma tươi
(2,5kg/ha) gia tăng 1,07 tấn/1.000 m2 so với ñối chứng và tương ñương với nghiệm
thức xử lý thuốc hóa học ñạt 1,37 tấn/1.000 m2.
Từ khóa : cây mía, Metarhizium anisopliae, nấm ký sinh côn trùng, rầy ñầu vàng, Sóc
Trăng.

xiv


GIỚI THIỆU
Mía là cây công nghiệp ngắn ngày, có vị trí kinh tế ngày càng quan trọng ở nước ta.
Nó là một trong những cây công nghiệp mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao, là cây
có ưu thế trong việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng ở vùng ñất cao chưa chủ ñộng
nước và vùng ñồi thấp. Mía là cây có khả năng bồi dưỡng ñất, là cây làm giàu của
miền trung du. Trước mắt, mía là cây lấy ñường phục vụ tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu.Trong tương lai, mía còn là nguyên liệu quý của ngành năng lượng,
ngành giấy và sợi nhân tạo,…Cây mía ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân (Trần Văn Sỏi, 2001).
Ở nước ta, các vùng trồng mía nhiều nhất trong cả nước là ðồng bằng sông Cửu
Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và ðông Nam Bộ. ðồng bằng sông
Cửu Long hiện nay với tổng diện tích trồng mía khoảng 65.300 ha, trong ñó Trà
Vinh có khoảng 6.200 ha, Cần Thơ và Hậu Giang có 15.800 ha và Sóc Trăng là tỉnh
có truyền thống trồng mía lâu ñời, với tổng diện tích canh tác khoảng 13.000 ha
(Niên giám thống kê, 2008).

Tuy nhiên, cây mía thường bị nhiều loại côn trùng tấn công như rệp bông trắng, sâu
ñục thân, bọ hung ñen, rệp sáp, mối,… ðặc biệt gần ñây nhất là rầy ñầu vàng, một
loài côn trùng mới gây hại trên mía. Rầy ñầu vàng (Eoeurysa flavocapitata Muir)
còn ñược gọi là rầy ñen, cũng thấy xuất hiện trên mía ở các nước lân cận như Thái
Lan, Trung Quốc, ðài Loan,… ðây là ñối tượng gây hại mạnh, chúng chích hút
nhựa lá mía tạo những chấm màu vàng, có chất dịch nhầy trong suốt làm mía không
phát triển ñược và chết dần ở mía dưới 3 tháng tuổi, ñồng thời làm giảm năng suất
và chất lượng ở mía trên 7 tháng tuổi. Rầy ñầu vàng chỉ mới xuất hiện vài năm gần
ñây, ở nước ta vẫn chưa có nghiên cứu sâu về loại côn trùng này. Hiện nay, có
khoảng 10.000 ha mía ở tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Hậu Giang bị nhiễm rầy ñầu
vàng gây thiệt hại nặng (Nguyễn Thanh Minh, 2006).
ðể ñối phó với các loại côn trùng gây hại trên mía và ñặc biệt là rầy ñầu vàng, nông
dân chủ yếu sử dụng thuốc trừ sâu hóa học với mức ñộ và liều lượng ngày càng cao
phun xịt trực tiếp lên cây mía ñể bảo vệ thân cây ñến cận ngày thu hoạch. ðiều này
không những làm cho chi phí sản xuất tăng mà còn ảnh hưởng tới nhiều loài thiên
ñịch trên rẫy mía, môi trường sinh thái cũng như sức khỏe người phun thuốc. Mặt
khác, dưới áp lực chọn lọc mạnh của thuốc trừ sâu ñã gây ra sự bộc phát tính kháng
thuốc của các loài dịch hại (Trần Văn Hai, 2005).
Chính vì vậy, những năm gần ñây việc nghiên cứu và sử dụng những chế phẩm sinh
học trở nên phổ biến rộng rãi, vì những hiệu quả lâu dài về môi trường, ñảm bảo an
1


toàn sức khỏe cho con người và khắc phục tình trạng dư lượng thuốc trừ sâu trong
sản phẩm thu hoạch. Trong công tác phòng trừ dịch hại tổng hợp, hiện nay trên thế
giới và trong nước ñã sản xuất ñược nhiều chế phẩm có nguồn gốc từ nấm
Metarhizium anisopliae, nấm Beauveria bassiana, vi khuẩn Bacillus thuringiensis
Kurstaki, Baculovirus... ðặc biệt, nấm Metarhizium anisopliae (chế phẩm nấm xanh
Ma-ðHCT) ñã ñược khảo nghiệm và ứng dụng trong việc phòng trừ rầy ñầu vàng
trên mía, mà gần nhất là áp dụng tại huyện Cù lao Dung của tỉnh Sóc Trăng bước

ñầu ñã mang lại hiệu quả tiêu diệt rầy ñầu vàng hại mía ñể phòng trừ theo hướng
ñấu tranh sinh học, nhằm hạn chế tối ña mức ñộ thiệt hại do rầy ñầu vàng trên mía
gây ra, ñảm bảo an toàn sức khoẻ cho người sản xuất và người tiêu dùng. Chính vì
vậy, ñể tiếp tục tìm hiểu và khảo sát thêm hiệu lực của chế phẩm nấm xanh MaðHCT ở nơi khác trồng mía nên ñề tài: “ðiều tra hiện trạng canh tác mía và hiệu
quả của hai loại chế phẩm nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sorokin) dạng
tươi và khô trên rầy ñầu vàng (Eoeurysa flavocapitata Muir) hại mía tại huyện
Long Phú, tỉnh Sóc Trăng” ñược thực hiện nhằm mục tiêu:
- Khảo sát hiện trạng, tập quán canh tác mía, tình hình sâu bệnh hại mía và
hiểu biết của nông dân về thuốc trừ sâu sinh học ñối với sâu hại trên mía tại huyện
Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
- ðánh giá hiệu lực theo liều lượng của chế phẩm nấm Ma-ðHCT trên rầy
ñầu vàng trong ñiều kiện nhà lưới, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, trường ðại học Cần
Thơ.
- ðánh giá hiệu lực theo liều lượng của chế phẩm nấm Ma-ðHCT trên rầy
ñầu vàng trong ñiều kiện ngoài ñồng tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Từ ñó, có thể làm cơ sở ñể ứng dụng rộng rãi vào thực tế ñồng ruộng ñể phòng trừ
rầy ñầu vàng theo hướng an toàn, bền vững và hạn chế việc sử dụng nhiều thuốc
hóa học trong công tác bảo vệ thực vật.

2


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Kỹ thuật canh tác mía
Trong những năm gần ñây nhờ những chính sách khuyến khích và các tiến bộ kỹ
thuật, cây mía ñã có những bước tiến ổn ñịnh về năng suất. Qua số liệu thống kê ở
Bảng 1.1 cho thấy diện tích và sản lượng mía ñã bị giảm trong những năm 2002 2005 nhưng từ năm 2005 - 2007 ñã tăng lên và ñang dần khôi phục. Bên cạnh ñó,
năng suất mía luôn tăng qua các năm, năng suất mía năm 2007 tăng 1,1 lần so với

năm 2002. Ở nước ta, các vùng trồng mía nhiều nhất trong cả nước là ðồng bằng
sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và ðông nam Bộ.
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng mía ở Việt Nam từ 2002 – 2007

Năm

Diện tích (1.000 ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (1.000 tấn)

2002

320,0

53,5

17120,0

2003

313,2

53,8

16854,7

2004


286,1

54,7

15649,3

2005

266,3

56,1

14948,7

2006

288,1

58,0

16719,5

2007

290,8

59,8

17378,5


(Nguồn: Số liệu sơ bộ của Niên giám thống kê, 2007)

1.1.1 Phân loại
Cây mía có tên khoa học là Saccharum
Ngành có hạt Spermatophyta
Lớp ñơn tử diệp Monocotyledneae
Họ hoà bản Graminae
Giống Saccharum
Loài oficinarum, sinense, barberi,…

3


1.1.2 ðặc tính thực vật của cây mía
1.1.2.1 Rễ mía
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì mía thuộc loại rễ chùm, mọc từ các ñiểm
trên ñai rễ của hom hoặc ở chân mầm nơi tiếp giáp giữa mầm và hạt. Mía trồng
bằng hom khi mọc mầm có hai loại rễ: rễ hom và rễ chồi.
Rễ hom: nhỏ và mọc thành chùm, nhiều xơ, sẽ nuôi chồi từ 4 - 6 tuần. Rễ hom có
thể sống lâu hay chết ñi sau khi rễ chồi mọc một thời gian, thường khoảng ba tháng
sau khi trồng, rễ chồi ñảm nhận ñược việc hấp thu dinh dưỡng.
Rễ chồi: xuất phát từ các vòng rễ ñầu tiên của chồi, lúc cây có ba, bốn lá thật. Rễ
chồi to, trắng, có thể phát sinh ra các rễ hút nước và dinh dưỡng.
1.1.2.2 Thân mía
Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997) thì thân mía làm nhiệm vụ mang
lá, vận chuyển nước và thức ăn từ rễ tới lá. Thân là ñối tượng thu hoạch và nơi dự
trữ ñường.
Thân mía gồm nhiều ñốt và lóng hợp thành, cao trung bình 2 - 3 m, một số giống có
thể cao 4 - 5 m. Khi thu hoạch cây mía có từ 20 - 30 lóng, chiều dài mỗi lóng từ 10 20 cm. ðốt bao gồm vòng sinh trưởng, vòng rễ, nốt rễ, sẹo lá và mầm.
Thân mía có vỏ màu xanh, vàng, ñỏ sẫm, ñỏ tím, ñỏ nến,… ðây cũng là ñặc ñiểm

ñể phân biệt giống (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).
1.1.2.3 Lóng
Theo Trần Văn Sỏi (2001) thì lóng là bộ phận nằm giữa hai ñốt, thường có ñộ dài
trung bình khoảng 10 - 18 cm. Lóng cùng với ñốt là những ñơn vị cơ bản cấu thành
thân mía.
Tuỳ theo các giống khác nhau mà các lóng cũng có hình dáng màu sắc, to nhỏ, dài
ngắn khác nhau. Hình dáng lóng mía rất ña dạng, song có thể quy về 6 dạng cơ bản
sau ñây: hình trụ, trống, ống chỉ, chóp cụt, chóp cụt ngược và cong queo.
1.1.2.4 Lá mía
Lá mía mọc thành 2 hàng so le, ñối nhau hoặc theo ñường vòng trên thân mía tùy
giống, mỗi ñốt có một lá. Lá mía dính vào thân ở phía dưới ñai rễ, khi lá rụng tạo
thành sẹo lá hay vết lá.
Lá mía có hai bộ phận chính: phiến lá và bẹ lá. Bẹ lá ôm chặt vào thân cây. Chỗ tiếp
giáp giữa bẹ lá và phiến lá thường gọi là cổ lá, ở ñó có ñai dày, lưỡi lá và tai lá
(Trần Văn Sỏi, 2001).

4


1.1.2.5 Hoa mía
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) hoa mía (bông cờ) mọc thành chùm dài từ
ñiểm sinh trưởng trên cùng của thân khi cây mía chuyển sang giai ñoạn sinh thực.
Hoa mía ñược bao bọc bởi lá cuối cùng của bộ lá gọi là lá cụt hoặc lá dòng.
Mỗi hoa ñược bao bọc bởi 2 mảnh nhỏ, ñược tạo thành bởi 2 lớp: màng trong và
màng ngoài. Mía có hoa lưỡng tính gồm 3 nhị ñực, 1 bầu noãn và 2 ñầu nhụy cái
nên khả năng tự thụ rất cao. Mía chỉ ra hoa trong ñiều kiện ngày dài từ 12 giờ, liên
tục trong 24 - 50 ngày, ở thời kỳ có khả năng chuyển sang giai ñoạn thành thục, ẩm
ñộ ñầy ñủ, nhiệt ñộ tối thiểu 180C.
1.1.2.6. Hạt mía
Theo Phan Gia Tân (1983) thì hạt mía thuộc loại hạt rất nhỏ. Sau khi thụ phấn, hạt

mía phát triển kích thước rất nhanh trong 10 ngày ñầu. Hạt giống thu hoạch khoảng
30 ngày sau khi thụ phấn mới thực sự chín hoàn toàn. Sau 3 tháng hạt sẽ mất sức
nảy mầm.
1.1.3 Yêu cầu ñiều kiện sinh thái
Theo Bùi Hiếu và Lê Thị Nguyên (2004) thì mía là cây nhiệt ñới ưa nhiệt ñộ cao,
ánh sáng ñầy ñủ, mưa nhiều. Trong những ñiều kiện khí hậu thích hợp, về phương
diện tổng sinh khối tạo ra cũng như sản phẩm cuối cùng, mía là cây trồng có hiệu
quả nhất.
1.1.3.1 Nhiệt ñộ
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì nhiệt ñộ bình quân thích hợp cho sinh
trưởng và phát triển của cây mía là 25 - 350C. Nhiệt ñộ cao quá hoặc thấp quá ảnh
hưởng ñến sinh trưởng bình thường và giảm tốc ñộ quang hợp.
Thời kỳ ñầu, từ khi ñặt hom ñến mọc mầm thành cây con, nhiệt ñộ thích hợp từ 25 340C. Thời kỳ ñẻ nhánh (cây có 6 - 9 lá), nhiệt ñộ thích hợp 20 - 300C. Ở thời kỳ
mía làm lóng vươn cao, yêu cầu nhiệt ñộ cao hơn ñể tăng cường quang hợp, tốt nhất
là 28 - 350C. Thời kỳ chín nhiệt ñộ thích hợp là 14 - 250C.
1.1.3.2 Ánh sáng
Mía thuộc nhóm cây C4 là cây ưa ánh sáng, số giờ nắng tối ưu cho mía sinh trưởng
là 2.000 giờ, thích hợp nhất là 1.500 – 2.000 giờ và tối thiểu cũng phải ñạt 1.200
giờ/năm.
Ánh sáng ñầy ñủ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao.
Thiếu ánh sáng cây quang hợp thấp khả năng tích lũy ñường giảm mạnh (Trần Thị
Kim Ba và ctv., 2008).
5


1.1.3.3 Lượng nước và ẩm ñộ ñất
Cây mía là loài cây cần nhiều nước nhưng chịu úng kém. Mía trồng cần lượng mưa
từ 1.500 – 2.000 mm/năm và phân bố hợp lý trong năm: mùa khô lượng mưa cần
khảng 30%, mùa mưa cần khoảng 70% tổng lượng mưa. Ẩm ñộ tối ưu khoảng 65 80% cho thời kỳ sinh trưởng và 50 - 65% ở thời kỳ mía chín (Trần Thị Kim Ba và
ctv., 2008).

1.1.3.4 Gió
Theo Bùi Hiếu và Lê Thị Nguyên (2004) cây mía sợ gió mạnh và khô. Gió bão làm
cây ñổ dẫn ñến giảm năng suất, phẩm chất mía và công thu hoạch cũng tăng thêm.
1.1.3.5 ðất
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì ñất thích hợp ñể trồng mía là ñất phù sa
các loại, ñất có nguồn gốc núi lửa. Thành phần ñất từ cát pha ñến cát thịt, sét, có kết
cấu tơi xốp, thoát nước nhưng có khả năng giữ nước tốt. Tầng ñất dày lớn hơn
70 cm, mực nước ngầm cao hơn 1,8 m và ñộ pH thích hợp 6 - 8. Ở Việt Nam, cây
mía ñược trồng tập trung trên các vùng ñất như: ñất phù sa mới, xám, ñỏ vàng, nâu
ñỏ, bạc màu, có nguồn gốc núi lửa, cát, cát pha ven biển.
Hàm lượng chất hữu cơ, dự trữ N và các nguyên tố khoáng dễ tan khá cao. Không
nhiều muối ñộc, không thiếu vi lượng. ðịa hình bằng phẳng, ñộ dốc không vượt quá
15% là ñất thích hợp ñể trồng mía (Bùi Hiếu và Lê Thị Nguyên, 2004).
1.1.4 Yêu cầu chất dinh dưỡng
Theo Trần Văn Sỏi (2001) mía là cây cao sản, mỗi hecta một năm có thể cho từ 150
- 200 tấn năng suất sinh khối. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của cây mía rất lớn.
Ngoài các chất ña lượng N, P, K, cây mía rất cần canxi (Ca) và các chất vi lượng
khác.
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì trung bình khi ñạt 100 tấn/ha, cây mía ñã
lấy ñi khoảng 120 kg N, 70 kg P2O5, 200 kg K2O. Theo Viện PK quốc tế với năng
suất 224 tấn/ha cây mía ñã hút 403 P2O5, 683 K2O, 112 Mg, 96 S (kg/ha).
Theo ðường Hồng Dật (2002) thì mía có nhu cầu rất cao về Kali và có nhu cầu N
khá cao. Phân hữu cơ có hiệu quả rất cao ñối với cây mía.
ðạm (N): là chất tham gia vào thành phần các chất protein, acid amin…trong cây,
ñặc biệt ở các bộ phận non, phát triển và lá. Thiếu ñạm lá mía thay ñổi màu sắc và
kích cỡ: lá nhỏ ngắn lại, màu lá chuyển từ xanh nhạt ñến xanh vàng, chuyển dần
sang màu tím ñỏ và héo khô, năng suất giảm rõ rệt.

6



Lân (P): là dinh dưỡng cần thiết trong cả quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Thiếu lân lá già có màu xanh bạc, lá non lại có màu xanh thẫm, ñồng thời sẽ ảnh
hưởng ñến khả năng ra rễ và phát triển của mầm mía.
Kali (K): là nguyên tố có yêu cầu cao nhất trong các khoáng ña lượng. Kali tham
gia vào các quá trình sinh hóa, trao ñổi chất. Kali có vai trò quan trọng trong quá
trình tổng hợp tạo ra ñường. ðủ kali, cây mía cứng cáp, không ñổ ngã, ít sâu bệnh,
chín sớm và tăng tỉ lệ ñường (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).
Canxi (Ca): tham gia cấu tạo thân, nhất là màng tế bào. Canxi có quan hệ ñến sự
hình thành các mô sinh trưởng và sự hoạt ñộng của bộ lá. Canxi có tác dụng chống
ñộc hại của magiê và mangan và có tác dụng quan trọng trong việc giúp mía hút các
chất dinh dưỡng khác (Trần Văn Sỏi, 2001).
Các chất vi lượng bao gồm các nguyên tố như magiê (Mg), sắt (Fe), mangan (Mn),
kẽm (Zn), ñồng (Cu)… tuy cần ở số lượng ít nhưng rất quan trọng ñối với quá trình
sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của cây mía.
Thiếu ñạm và kali năng suất mía giảm tương ứng là 35%. Thiếu lân năng suất giảm
21%, thiếu canxi giảm 13%, thiếu magiê giảm 14%. Bón ñầy ñủ và cân ñối các chất
dinh dưỡng cho mía mới ñảm bảo có năng suất cao (ðường Hồng Dật, 2002).
1.1.5 Biện pháp canh tác
1.1.5.1 Giống mía
Theo Phan Gia Tân (1983) thì giống mía giữ vai trò rất quan trọng trong ngành
trồng mía. Một giống mía tốt là giống có các tiêu chuẩn chung là năng suất cao, tốc
ñộ sinh trưởng nhanh, tỉ lệ ñường cao, chống chịu sâu bệnh, thích hợp ñiều kiện
sinh thái và ñất ñai của từng vùng, ñể gốc tốt, không hoặc ít ra hoa, thích hợp với
ñiều kiện chế biến của mỗi nơi.
Một số giống ñã ñược trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: Comus, F 156, MY
– 5514, ROC 16, Vð 86-368, ROC 20, VN 84.4137, Qð 11, Qð 17, Qð 15, K
84.200, VN 85.1859, ROC 10, ROC 22, CO 775, F 134, F 154,… (Trần Thị Kim
Ba và ctv., 2008).
1.1.5.2 Thời vụ trồng mía

Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thời vụ trồng mía chịu ảnh hưởng của khí
hậu. ðể ñảm bảo năng suất cao, nguyên tắc thời vụ là làm thế nào cho thời kỳ lóng
dài gặp lúc mưa nhiều, nhiệt ñộ cao. Thời kỳ chín thì mưa ít hay không mưa, nhiệt
ñộ thấp.
Miền Bắc: Có 2 vụ trồng mía là vụ ñông xuân và vụ thu. Vụ ñông xuân trồng từ
tháng 11 ñến tháng 3 năm sau, thu hoạch khi mía ñược 10 - 12 tháng tuổi, ñây là vụ
7


chính hàng năm. Vụ thu trồng từ tháng 8 ñến tháng 9, thu hoạch tháng 10, ñây là vụ
cho năng suất cao và chín sớm.
Miền Trung: Có thể trồng vụ ñông xuân và vụ thu.Vụ ñông xuân có thể kéo dài ñến
tháng 4 - 5. Vụ thu bắt ñầu trồng vào giữa mùa mưa (tháng 8 - 9), cây mía mọc
mầm và sinh trưởng mạnh, năng suất cao và tránh ñược sự trổ cờ ở một số giống.
Miền ðông Nam Bộ: Có 2 vụ chính: vụ ñầu mùa mưa (còn gọi là vụ I) trồng vào
tháng 4 - 6, thu hoạch khoảng 10 - 12 tháng sau trồng. Vụ cuối mùa mưa (vụ II)
trồng khoảng tháng 10 - 11, thời gian sinh trưởng là 13 - 14 tháng. Năng suất vụ II
cao hơn vụ I từ 25 - 30%.
Vùng Tây Nam Bộ: Chủ yếu trồng vào ñầu mùa mưa (khoảng tháng 4 - 6), thu
hoạch sau 10 - 12 tháng (ðoàn Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996).
1.1.5.3 ðất trồng mía
Theo Trần Văn Sỏi (2001) thì ñể cây mía sinh trưởng tốt nhất cho năng suất cao
nhất thì ñất phải có thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nhẹ, có khoảng 20% sét,
5 - 10% chất hữu cơ, phần còn lại là limon và cát. ðất có ñiều kiện thoát nước tốt và
pH từ 6 - 7.
Làm ñất trồng mía có 2 bước: cày bừa và làm rãnh trồng. Yêu cầu kỹ thuật làm ñất
phải cày sâu, bừa kỹ, tơi xốp, giữ ẩm tốt, sạch cỏ, bằng phẳng (ðoàn Thị Thanh
Nhàn và ctv., 1996).
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì ở những vùng chuyên canh, mía trồng trên
líp cao ñể tránh ngập trong mùa mưa, mặt liếp không rộng quá 8 m, giữa các líp có

mương giữ nước tưới trong mùa khô và ñể ngăn việc bốc phèn. ðào rãnh trồng rộng
khoảng 20 – 30 cm, sâu 15 – 20 cm.
1.1.5.4 Chuẩn bị hom giống
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì hom giống ảnh hưởng ñến năng suất mía.
Mía trồng từ những hom tốt thì nảy mầm mau, ñâm chồi nhiều, năng suất cao.
Theo ðoàn Thị Thanh Nhàn và ctv. (1996) thì chất lượng hom giống ảnh hưởng
trực tiếp ñến tỷ lệ nảy mầm, mật ñộ cây và năng suất. Phải làm ruộng giống riêng,
sử dụng toàn bộ cây giống khi mía ñạt 7 - 8 tháng tuổi. ðảm bảo chất lượng giống
cao và ñộ ñồng ñều của hom giống cũng như ñộ thuần, kiểm tra ñược sâu bệnh, hệ
số nhân giống lớn.
1.1.5.5 Khoảng cách và mật ñộ trồng
Cần chọn khoảng cách trồng thích hợp ñể cây mía ñạt năng suất và chất lượng
ñường tối ưu nhất. Khoảng cách trồng thay ñổi tùy thuộc vào các yếu tố như giống
mía, ñiều kiện khí hậu, ñất ñai và tập quán canh tác. Các giống mía có thể trồng
8


hàng cách hàng từ 0,6 – 1,2 m. Ở ðồng bằng Sông Cửu Long có thể trồng khoảng
cách hàng từ 0,8 – 1 m ñối với vùng lúa - mía, mía 1 vụ hoặc 1 – 1,2 m cho vùng
mía chuyên canh (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).
Theo ðoàn Thị Thanh Nhàn và ctv. (1996) thì lượng hom giống trồng cho 1 hecta
biến ñộng từ 15.000 - 60.000 hom. Lượng hom trồng hợp lý là 25.000 - 35.000
hom/hecta.
1.1.5.6 Cách trồng mía
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì sau khi làm rãnh và bón lót, bắt ñầu ñặt
hom. ðặt mầm hướng lên trên hay ở hai bên và quay ngọn hom về cùng một phía ñể
mầm mía phân bố ñều ñặn sau khi mọc. Có thể ñặt hom theo 2 cách: một hàng nối
tiếp nhau hoặc hai hàng ñặt sole kiểu nanh sấu.
Lấp ñất lại dày, mỏng tùy theo ñất khô hay ẩm, nhiệt ñộ cao hay thấp. Nếu ñất khô,
trời rét thì lấp dày; nếu ñất ẩm, thời tiết ấm thì lấp cạn (ðoàn Thị Thanh Nhàn và

ctv., 1996).
1.1.5.7 Tưới nước
Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997) ñể ñạt ñược 100 tấn/ha ñòi hỏi
lượng nước trung bình là 1.500 mm nước. Có nhiều phương pháp tưới nước như
tưới phun, tưới thấm, tưới tràn, tưới nhỏ giọt, tưới ngầm. Phương pháp tưới tràn dẫn
nước vào ruộng mía theo kênh mương là phổ biến nhất.
Lượng nước tưới cho một lần thay ñổi tùy theo thời kỳ sinh trưởng. Thời kỳ nảy
mầm là 180 - 360 m3/ha, thời kỳ ñẻ nhánh 300 - 400 m3/ha, thời kỳ vươn cao 600 800 m3/ha. Mía cần nước nhưng rất sợ úng, tiêu nước cho mía cần chú ý vào 2 giai
ñoạn là thời kỳ cây con và thời kỳ vươn lóng.
1.1.5.8 Trồng dặm, tỉa mầm
Theo Trần Văn Sỏi (2001) thì khi mía ñược 3 - 5 lá thật, kiểm tra thấy chỗ nào quá
thưa thì bứng mầm ở chỗ thừa mầm ñem dặm. Tưới nước một lần lúc dặm ñể ñủ
ẩm.
Tỉa bỏ những chồi vô hiệu là biện pháp tốt giúp cây phân bố ñều ñặn. Căn cứ vào số
cây hữu hiệu dự ñịnh khi thu hoạch, cần tiến hành tỉa nhiều lần (Trần Thị Kim Ba
và ctv., 2008).
1.1.5.9 Bón phân
Theo ðoàn Thị Thanh Nhàn và ctv. (1996) thì mía có khả năng cho sinh khối lớn
nên cây mía cần nhiều chất dinh dưỡng. Bón phân là biện pháp cung cấp ñủ chất
dinh dưỡng với tỷ lệ thích hợp nhằm ñảm bảo cho mía ñạt năng suất cao, phẩm chất
tốt.
9


×