Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

GIÁM ĐỊNH BỆNH DO nấm gây hại TRÊN hạt lúa tại AN GIANG TRONG vụ ĐÔNG XUÂN 2010 2011 và ĐÔNG XUÂN 2011 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THỊ MAI TRINH

GIÁM ĐỊNH BỆNH DO NẤM GÂY HẠI TRÊN HẠT LÚA
TẠI AN GIANG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011
VÀ ĐÔNG XUÂN 2011-2012

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THỊ MAI TRINH

GIÁM ĐỊNH BỆNH DO NẤM GÂY HẠI TRÊN HẠT LÚA
TẠI AN GIANG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011 VÀ
ĐÔNG XUÂN 2011-2012

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. Trần Thị Thu Thủy

Cần Thơ, 2012




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
…………………………………………………………………………………………………

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài :

“GIÁM ĐỊNH BỆNH DO NẤM GÂY HẠI TRÊN HẠT LÚA
TẠI AN GIANG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011 VÀ
ĐÔNG XUÂN 2011-2012”

Do sinh viên Lê Thị Mai Trinh thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày 14 tháng 06 năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Trần Thị Thu Thủy


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
…………………………………………………………………………………………………

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:


“GIÁM ĐỊNH BỆNH DO NẤM GÂY HẠI TRÊN HẠT LÚA
TẠI AN GIANG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011 VÀ
ĐÔNG XUÂN 2011-2012”
Do sinh viên Lê Thị Mai Trinh thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng,
ngày 14 tháng 06 năm 2012.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:…………điểm
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG…………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………….

Cần Thơ, ngày 14 tháng 06 năm 2012
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên sinh viên: Lê Thị Mai Trinh

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 06/10/1990

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Châu Thành - An Giang
Quê quán: Trung Thành, Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang.
Cha: Lê Văn Chừng
Mẹ : Nguyễn Thị Kim Phi

Quá trình học tập:
Năm 1996 – 2001: Trường Tiểu học “A” Bình Mỹ
Năm 2001 – 2005: Trường THCS Bình Mỹ
Năm 2005 – 2008: Trường THPT Bình Mỹ
Năm 2008 – 2012: Trường Đại học Cần Thơ
Tốt nghiệp tú tài năm 2008 tại trường THPT Bình Mỹ. Trúng tuyển ngành
Bảo vệ Thực vật Khóa 34 – Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường
Đại Học Cần Thơ năm 2008.
Tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2012.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Thị Mai Trinh


LỜI CẢM TẠ
Chân thành biết ơn:
+ Ba-Mẹ đã yêu thương, nuôi dưỡng và chăm lo cho con học tập như ngày hôm nay.
+ Cô Trần Thị Thu Thủy và thầy Lê Thanh Toàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp.
+ Thầy Cố vấn học tập Trần Vũ Phến đã giúp đỡ, động viên em trong suốt khóa học.
+ Quý thầy cô và toàn thể Cán bộ Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp.

+ Quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ
đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học.
+ Cảm ơn Chị Nguyễn Thị Hàn Ni, các bạn cùng nhóm và các bạn làm luận văn chung
phòng thí nghiệm đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Thân ái gởi về:
+ Tất cả các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K34 và toàn thể các bạn sinh viên Khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, những lời chúc tốt đẹp và
thành đạt nhất.
LÊ THỊ MAI TRINH


LÊ THỊ MAI TRINH, 2012. “GIÁM ĐỊNH BỆNH DO NẤM GÂY HẠI TRÊN
HẠT LÚA TẠI TỈNH AN GIANG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011 VÀ
ĐÔNG XUÂN 2011-2012”. Luận văn tốt nghiệp ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng
dẫn PGs. Ts. Trần Thị Thu Thủy.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Giám định thành phần nấm gây hại trên hạt lúa tỉnh An Giang trong
vụ Đông Xuân 2010-2011 và Đông Xuân 2011-2012” được tiến hành từ tháng 32011 đến tháng 4-2012 tại phòng thí nghiệm và nhà lưới bộ môn Bảo vệ Thực vật,
khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ nhằm mục
đích: (1) Xác định thành phần nấm gây bệnh trên hạt lúa tại An Giang (2) So sánh
tần số xuất hiện của các loại nấm này trong điều kiện ánh sáng đèn hu ỳnh
quang. Sau đâ y là một số ghi nhận về kết quả đã đạt được:
+ Trên 30 mẫu gồm 8 giống lúa thu thập được trong 2 vụ Đông Xuân 20102011 và Đông Xuân 2011-2012 ghi nhận có 13 loài nấm xuất hiện là Fusarium
spp., Curvularia spp., Trichoconis padwickii, Pinatubo oryzae, Helminthosporium
spp., Penicillium spp., Tilletia barclayana, Aspergillus spp., Trichothecium spp.,
Ustilaginoidea virens, Nigrospora sp., Pithomyces sp., và Acremonium spp..
+ Trong điều kiện ánh sáng đèn huỳnh quang tần số xuất hiện của 4 loài nấm
Fusarium spp., Curvularia spp., Helminthosporium spp., Trichoconis padwickii, có

sự biến động qua từng vụ, tuy nhiên 4 loài này luôn chiếm tần số xuất hiện cao hơn
so với các loài nấm khác.


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

i

Tiểu sử cá nhân

iv

Cam đoan

v

Cảm tạ

vi

Tóm lược

vii

Mục lục

viii


Danh sách bảng

x

Danh sách hình

xi

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

1.1 Tác nhân gây lem lép hạt

2

1.2 Một số nghiên cứu về tình hình nấm gây hại trên hạt lúa

2

1.2.1 Trên Thế Giới

2

1.2.2 Tại Việt Nam


4

1.3 Sơ lược về các tác nhân gây bệnh trên hạt

5

1.3.1 Fusarium moniliforme

5

1.3.2 Helminthosporium oryzae

7

1.3.3 Curvularia spp.

9

1.3.4 Trichoconis padwickii

10

1.3.5 Ustilaginoidea virens

12

1.3.6 Tilletia barclayana

13


1.3.7 Nigrospora spp.

14

1.3.8 Fusarium graminearum

16

1.3.9 Penicillium spp.

17

1.3.10 Aspergillus spp.

17

1.3.11 Pithomyces sp.

18

1.3.12 Trichothecium sp.

19


1.3.13 Pinatubo oryzae

19

1.3.14 Acremonium spp.


20

1.4 Đặc điểm của các giống lúa

20

1.4.1 Giống IR50404

20

1.4.2 Giống Jasmine 85

20

1.4.3 Giống OM6976

21

1.4.4 Giống OM2514

21

1.4.5 Giống OM5472

22

1.4.6 Giống OM4900

22


1.4.7 Giống OM1490

23

1.4.8 Giống OM4218

23

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP

24

2.1 Phương tiện

24

2.1.1 Thời gian và địa điểm

24

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

24

2.1.3 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm

24

2.2 Phương pháp


24

2.2.1 Phương pháp thu mẫu

24

2.2.2 Phương pháp xác định thành phần nấm gây bệnh trên hạt
và tần số xuất hiện của từng loại nấm

25

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

28

3.1 Thu thập mẫu hạt lúa bệnh

28

3.2 Thành phần và tần số xuất hiện của nấm gây hại trên hạt lúa

29

3.3 Đặc điểm của các loài nấm gây hại

35

3.3.1 Nấm Fusarium


35

3.3.2 Nấm Helminthosporium

40

3.3.3 Nấm Curvularia

43

3.3.4 Nấm Trichoconis padwickii

46


3.3.5 Nấm Trichothecium

49

3.3.6 Nấm Pinatubo oryzae

51

3.3.7 Nấm Nigrospora

54

3.3.8 Nấm Pithomyces

56


3.3.9 Nấm Penicillium

58

3.3.10 Nấm Aspergillus

60

3.3.11 Nấm Acremonium

64

3.3.12 Nấm Ustilaginoidea virens

66

3.3.13 Nấm Tilletia barclayana

67

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ

68

4.1 Kết luận

68

4.2 Đề nghị


68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69
DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

Bảng 3.1

Danh sách 30 mẫu lúa được thu thập từ 3 huyện thuộc tỉnh An
Giang trong vụ ĐX1 và ĐX2

28

Bảng 3.2

Tần số xuất hiện TB (%) của nấm gây bệnh trên các mẫu lúa
và tần số xuất hiện TB (%) trên hạt lúa bệnh vụ ĐX1 và ĐX2

31

Bảng 3.3


Sự hiện diện của các loại nấm có trong các mẫu hạt lúa được
thu thập tại An Giang trong hai vụ ĐX1 và ĐX2

32

Bảng 3.4

Tần số xuất hiện (%) của các loại nấm trên từng giống lúa vụ
ĐX1 và ĐX2

34


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

Đặc điểm phát triển của nấm Fusarium moniliforme trên hạt
Hình 3.1

lúa 7 ngày sau khi ủ

37

Hình 3.2


Đặc điểm bào tử và sợi nấm Fusarium moniliforme

37

Hình 3.3

Đặc điểm khuẩn ty của Fusarium trên môi trường PDA

38

Hình 3.4

Triệu chứng bệnh trên lúa khi chủng với Fusarium

39

Đặc điểm phát triển của Helminthosporium oryzae trên hạt và
Hình 3.5

trên môi trường PDA

41

Đặc điểm bào tử, sự phát triển của Helminthosporium oryzae
Hình 3.6

trên hạt và trên bông lúa chủng

42


Hình 3.7

Đặc điểm phát triển của Curvularia lutana trên hạt lúa sau 7
ngày ủ

44

Hình 3.8

Đặc điểm bào tử và sợi nấm Curvularia lutana

44

Đặc điểm phát triển của khuẩn ty nấm Curvularia lutana trên
Hình 3.9

môi trường PDA và triệu chứng bệnh trên lúa khi chủng nấm

45

Sự phát triển củaTrichoconis padwickii trên hạt lúa và đặc
Hình 3.10

Hình 3.11

điểm bào tử quan sát trên KHV
Đặc điểm phát triển của khuẩn ty Trichoconis padwickii trên
môi trường PDA, sự phát triển sợi nấm trên hạt và triệu chứng
bệnh sau khi chủng nấm


47

48


Đặc điểm bào tử, khuẩn ty nấm Trichothecium sp. và triệu
Hình 3.12

Hình 3.13

chứng lúa chủng
Sự phát triển của khuẩn ty nấm Pinatubo oryzae trên môi
trường nuôi cấy

50

52

Đặc điểm bào tử, sự phát triển nấm Pinatubo oryzae trên hạt
Hình 3.14

Hình 3.15

và triệu chứng bệnh trên lúa
Sự phát triển khuẩn ty, đặc điểm bào tử Nigrospora sp. trên
hạt, trên KHV và triệu chứng lúa chủng

53

55


Sự phát triển khuẩn ty Pithomyces sp., đặc điểm bào tử và
Hình 3.16

triệu chứng lúa chủng

57

Hình 3.17

Đặc điểm nấm, bào tử, sự phát triển của khuẩn ty Penicillium
sp.

59

Hình 3.18

Sự phát triển của Penicillium sp. trên hạt và triệu chứng bệnh

59

Hình 3.19

Sự phát triển khuẩn ty Aspergillus spp. trên môi trường PDA

62

Sự phát triển của nấm Aspergillus spp. trên hạt và đặc điểm
Hình 3.20
Hình 3.21


bào tử
Triệu chứng lúa chủng bệnh Aspergillus spp.

63
63

Đặc điểm bào tử, khuẩn ty nấm Acremonium sp. và triệu
Hình 3.22

chứng lúa chủng

65

Hình 3.23

Sự phát triển của nấm Ustilaginoidea virens trên hạt và đặc
điểm của bào tử

66

Hình 3.24

Đặc điểm bào tử Tilletia barclayana và sự phát triển của nấm
trên hạt

67


MỞ ĐẦU

Việt Nam vốn là nước nông nghiệp lấy lúa gạo làm căn bản của nền kinh tế.
Hiện nay nước ta có gần 33 triệu ha đất đai, trong đó có 9,6 triệu đất nông nghiệp
mà cây lúa chiếm đến 4 triệu ha (FAO, 2007 và Tổng Cục Thống Kê, 2008). Trong
khoảng thời gian từ 1989 đến 2009 ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam luôn chiếm vị
trí thứ 2 hoặc 3 trên thị trường thế giới.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vựa lúa lớn nhất cả nước,
đóng vai trò chủ đạo trong việc xuất khẩu gạo và hiện nay An Giang là tỉnh có sản
lượng lúa lớn nhất vùng ĐBSCL, với sản lượng khoảng trên 3,5 triệu tấn lúa hàng
hóa/năm. Tuy vậy, An Giang là vùng thâm canh lúa lâu dài, sạ dầy, sử dụng nhiều
phân bón đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển quanh năm như cháy lá
(Pyricularia oryzae), đốm nâu (Helminthosporium oryzae),… Đặc biệt là bệnh lem
lép hạt đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt và là trở ngại chính trong việc xuất
khẩu gạo. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng trong vụ Hè Thu do thời tiết ẩm
và việc phơi sấy gặp khó khăn trong mùa mưa, đặc biệt bệnh rất nặng khi ẩm độ hạt
trên 14,5% (Lee, 1992 trích dẫn Phan Thông Quang, 2004). Tuy nhiên, bệnh cũng
gây hại khá nặng trong vụ Đông xuân do thời tiết có nhiều sương mù. Do đó, để
đảm bảo việc xuất khẩu gạo được ổn định thì bên cạnh việc nâng cao sản lượng lúa,
chất lượng gạo cũng là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn.
Bệnh lem lép hay mất màu hạt (grain discoloration) là một trong những bệnh
quan trọng có ảnh hưởng đến sản lượng lúa đã được ghi nhận trên thế giới (Ou,
1985; Lee, 1992). Do đó, đề tài: “GIÁM ĐỊNH BỆNH DO NẤM GÂY HẠI
TRÊN HẠT LÚA TẠI TỈNH AN GIANG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 20102011 VÀ ĐÔNG XUÂN 2011-2012” được thực hiện với mục đích:
(1) Xác định thành phần nấm gây hại trên hạt lúa tại An Giang trong 2 vụ
Đông Xuân.
(2) So sánh tần số xuất hiện của các loại nấm này trong điều kiện ánh
sáng đèn hu ỳnh quang.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Tác nhân gây lem lép hạt
Bệnh lem lép hạt lúa do rất nhiều tác nhân gây nên như:
Nhện gié: nhện gié thường sống trong các bẹ lúa. Khi mật độ cao, chúng có thể
bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển. Các bông lúa bị hại thường
mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép (Ngân hàng Kiến thức Trồng lúa, 2012).
Bệnh do vi khuẩn: Bệnh thối đen hạt do vi khuẩn Pseudomonas itoana gây ra
[tên gọi trước đây Xanthomonas itoana (Tochinai) Dowson, Erwinia hebicola Tanii.].
Bệnh làm cho hạt gạo bị đen một phần hay có đốm đen, thường bị đen ở đuôi hạt hay ở
giữa hạt. Vi khuẩn xâm nhập qua vỏ lúa và phần trên của phôi nhủ, làm hoại tử và đen
mô hạt (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh do virus: Bệnh vàng lùn, những cây bị nhiễm thường không có gié hoặc
gié có hạt lép (Reissig, 1993). Bệnh lùn xoắn lá, gié chỉ trổ được một phần, trổ trể và
hầu hết các hạt đều bị lép (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh do tuyến trùng: Tuyến trùng Aphelenchoides besseyi gây bệnh khô đầu lá
lúa, hạt ở phần chót bông hầu như bị thối hết. Bông bệnh cho nhiều hạt lép và biến
dạng (Ou, 1972). Tuyến trùng Ditylenchus angustus gây bệnh tiêm đọt sần. Các hạt về
phía gốc bông bị lép lững. Nếu tấn công vào giai đoạn sớm trước trổ thì bông không trổ
thoát khỏi bẹ được (Ou, 1983).
Bệnh do nấm: Mia (1979) cho biết ở Bangladesh, bệnh lép hạt là do trồng lúa
cao sản và bón phân đạm cao. Tác giả này đã ghi nhận được 17 loài nấm, hai loại vi
khuẩn và một loại xạ khuẩn gây lem lép hạt. Theo Ou (1983); Nguyễn Thị Nghiêm và
Võ Thanh Hoàng (1999); Trần Văn Hai (1999), bệnh lem lép hạt do nhiều loài nấm và
vi khuẩn gây ra.
1.2 Một số nghiên cứu về tình hình nấm gây hại trên hạt lúa
1.2.1 Trên thế giới
Mew & Gonzales (1984-1986) đã phát hiện 20 loài từ 4,744 lô hạt được
kiểm tra bằng phương pháp chuẩn Blotter. Nấm chiếm tỷ lệ cao gồm: Trichoconiella


padwickii (96.6%), Curvularia spp. (87.8%), Phoma spp. (40%), Nigrospora oryzae

(38.3%), Tilletia barclayana (8.3%) và Phyllosticta glumarum (4.5%). Trong số
những mầm bệnh quan trọng trên lúa thì Sarocladium oryzae được phát hiện trong đa
số những mẫu hạt đươc kiểm tra (55.6%), tiếp theo là Gerlachia oryzae (28.7%),
Drechslera oryzae (24.4%), Fusarium moniliforme (21.8%), Cercospora oryzae
(3.9%), Nakataea sigmoidea (1.3%) và Pyricularia oryzae (0.5%).
(Mew & Gonzales, 1986) đã phát hiện 15 loài nấm gây bệnh trên 372 lô hạt
giống (200 hạt/lô), trong đó Curvularia spp. chiếm tỷ lệ xuất hiện cao nhất tiếp theo là
Trichoconiella padwickii, Phoma spp., Nigrospora oryzae, Tilletia barclayana,
Epicoccum purpurascens, Leptosphaeria spp., và Phyllosticta glumarum. Drechslera
oryzae được tìm thấy hầu hết trên các lô giống, tiếp theo là Sarocladium oryzae,
Fusarium moniliforme, Gerlachia oryzae, Pyricularia oryzae, Cercospora oryzae,
Nakataea sigmoidea.
Theo Mathur & Mortensen (1989) thì có 12 loài nấm gây bệnh trên hạt gồm
Pyricularia oryzae, Bipolaris oryzae, Cercospora janseana, Alternaria padwickii,
Microdochium oryzae, Fusarium moniliforme, Rhizoctonia solani, Sarocladium
oryzae, Ustilaginoidea virens, Tilletia barclayana, Ephelis oryzae và Fusarium
graminearum.
Một số nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân gây lem lép hạt là Curvularia spp.,
Alternaria spp., Sarocladium attenuatum Gams et Hawksworth (Nasu và ctv., 1982),
Bipolaris sorokiniana (Sacc.) Shoemaker, Epicoccum purpurascens Her. Ex Schlecht.
(Kodama 1982), và Erwinia herbicola (Loehnis) Dye (Yoshida và ctv., 1982).
Mối quan hệ giữa bệnh lem lép hạt với một số tác nhân nấm gây bệnh đã được
kiểm chứng như Nigrospora spp., Phyllosticta spp., Fusarium spp., Septoria spp.,
Trematosphaerella spp., Diplodia oryzae Miyake, Diplodiella oryzae Miyake, và
Oospora oryzae Ferraris (Kitani và ctv., 1970; Ou 1983).
Theo Wen-Shi Wu và Siu-Keung Dow (1993) có 25 loài nấm được phân lập từ
55 mẫu lúa được chọn từ nhiều vùng tại Đài Loan. Một trong số đó là Ascochyta
oryzae, Acremoniella atra, Alternaria tenuis, Curvularia affinis, C. bracgyspora, C.



clavata, C. pallescens, Diplodia oryzae, Drechslera halodes, D. poae, D. rostrata,
Fusarium lateritium, F. semitectum, Rhynchosporium oryzae, Trichoconis padwickii.
Phoma glumarum và R. oryzae được tìm thấy khá nhiều trên hạt giống đã được thu
hoạch từ miền Bắc và miền Đông Đài Loan hơn là trung tâm và miền Nam Đài Loan.
Curvularia lunata và T. padwickii được tìm thấy nhiều trên hạt giống đã thu hoạch từ
trung tâm và miền Nam hơn là miền Bắc và miền Đông Đài Loan.
Bệnh lem lép hạt được ghi nhận do nhiều loại nấm và vi khuẩn phối hợp gây hại
như Drechslera sp, Pyricularia oryzae, Helminthosporium oryzae, Phyllosticta sp.,
Nigrospora sp., Phoma sp., Sacrocladium oryzae, Alternaria padwikii, Gibberella
fujikuroi, curvularia spp., Pseudomonas glumae, Ewinia herbicola, v.v…(Anonymous,
1988; Lee, 1992 trích dẫn bởi Phan Thông Quang, 2004).
1.2.2 Tại Việt Nam
Kết quả phân lập trên hạt lúa bệnh tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang) 1991 cho
thấy có 9 loài nấm hiện diện gồm: Helminthosporium oryzae, Fusarium moniliforme,
Trichoconis padwickii, Curvularia lunata, Tilletia barclayana, Garlachia oryzae,
Cercospora oryzae, Ustilaginoidea virens và Alternaria spp.. Trong đó phổ biến nhất
là Helminthosporium oryzae, kế đó là 3 loài Fusarium moniliforme, Trichoconis
padwickii và Curvularia lunata (Võ Thanh Hoàng và ctv., 1993).
Theo Phạm Văn Dư (2001) quan sát 60 mẫu của 12 giống lúa tại tỉnh Long An
cho thấy có 9 loài nấm xuất hiện, phổ biến nhất là Cuvurlaria spp. (13.4%), kế tiếp là
Alternaria padwickii (12%), Bipolaris oryzae (4.9%), Sarocladium oryzae (1.9%),
Fusarium graminum (1.5%), Tilletia barclayana (0.16%), Phoma sorghina (0.1%),
Cephalosporium oryzae (0.34%), Ustilaginoidea virens (0.05%). Tại Cần Thơ có 8
loài nấm được ghi nhận trên mẫu lúa IR50404 gồm Alternaria padwickii, Bipolaris
oryzae, Fusarium moniliforme, Fusarium pallidoroseum, Fusarium subglutinans,
Microdochium oryzae, Phoma sp., Sarocladium oryzae. Tuy nhiên trên mẫu lúa IR64
chỉ có 2 loài được tìm thấy là Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae.
Kết quả nghiên cứu trên mẫu hạt giống thu thập ở khu vực ĐBSCL cho thấy có
13 loài nấm hiện diện với thành phần và tỷ lệ nhiễm bệnh như Alternaria padwickii



(30%), Tilletia barclayana (29%), Curvularia sp. (14%), Bipolaris oryzae (9%),
Menoniella sp. (5,5%), Pinatubo oryzae (5,3%), Rhizopus sp. (4%), Fusarium sp.
(2,5%). Một số các loài nấm khác cũng xuất hiện trên hạt như Phoma shorghina,
Aspergillus sp., Trichothechium roseum, Verticilium sp., Botrytis sp. (Phạm Văn Dư,
2005).
Theo (Hồ Văn Thơ, 2007) xác định có 11 loài nấm hiện diện gây bệnh lem lép
hạt tại tỉnh An Giang và Đồng Tháp gồm Fusarium spp., Helminthosporium spp.,
Curvularia spp., Trichoconis padwickii, Nigrospora spp., Cercospora spp.,
Trichothecium sp., Tilletia barclayana, Diplodina sp., Pyricularia oryzae, Alternaria
spp…
Theo (Trần Thị Thu Thuỷ, 2011) xác định có 11 loài nấm hiện diện gây bệnh
lem lép hạt lúa tại ĐBSCL gồm Fusarium spp., Helminthosporium oryzae,
Curvularia lunata, Diplodina sp., Trichoconis padwickii, Trichothecium sp.,
Nigrospora oryzae, Cercospora oryzae, Tilletia barclayana, Pyricularia oryzae và
Alternaria sp..
1.3 Sơ lược về các tác nhân gây bệnh trên hạt lúa
1.3.1 Fusarium moniliforme
Nấm thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes), bộ nấm bông (Moniliales) (Lê
Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998). Có giai đoạn sinh sản hữu tính là Gibberella
fujikuroi (Fujikuroi và Sawada, 1917)
Sự phân bố và thiệt hại của bệnh: Nấm Fusarium moniliform gây bệnh lúa von
(Bakanae Disease) được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản từ năm 1828 (Ito và Kimura,
1931 trích dẫn Võ Thanh Hoàng, 1993). Ngoài Nhật Bản và Ấn Độ bệnh còn phổ biến
ở nhiều nước trồng lúa trên thế giới như: Trung Quốc, Philipin, Thái Lan, Việt Nam,
Italia… Theo các nhà nghiên cứu bệnh có thể làm giảm năng suất từ 15-30% (Ito và
Kimura, 1931; Pavgi và ctv., 1934; Kanjanasoon, 1965) (trích dẫn bởi Ou, 1983). Thất
thu năng suất do bệnh rất đáng kể ở nhiều nơi, 20% ở Hokkaido, 40-50% ở Kinki
Chugoku, Nhật (Ito, Kimura, 1931; Kinki-Chugoku Regional Agricultural Committee,
1975), 15% ở Đông Uttar Pradesh, Ấn Độ (Pavgi, Singh, 1964), 3,7-14,7% ở Trung và



Bắc Thái Lan (Kanjanasoon, 1965) (trích dẫn từ Võ Thanh Hoàng, 1993). Tại ĐBSCL
bệnh cũng có mặt ở nhiều nơi, nhất là vụ Đông Xuân. Bệnh có khi thành dịch trên diện
rộng như vào năm 1980 ở Đồng Tháp (Võ Thanh Hoàng, 1993). Năm 1956, bệnh gây
hại nặng trên diện rộng ở Đồng bằng sông Hồng, có nơi thiệt hại tới 2/3 sản lượng (Vũ
Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Triệu chứng bệnh: Hạt bị bệnh thường lửng, lép, vỏ màu xám, trên vỏ hạt có thể
quan sát thấy lớp nấm trắng phớt hồng trong điều kiện ẩm ướt (Vũ Triệu Mân và Lê
Lương Tề, 1998). Hemmi, Seto và Ikea (1931) phát hiện thấy hạt bị nhiễm bệnh vào
thời kỳ lúa trổ (lúa phơi màu). Khi bị bệnh nặng hạt bị biến màu hồng nhạt do sự có
mặt của các bào tử nấm gây bệnh, thường toàn bộ hạt bị biến màu. Có thể phân lập
được nấm ngay cả từ những hạt khỏe, nếu chúng được lấy từ ruộng bệnh (trích dẫn bởi
Ou, 1983). Kanjanasoon (1965) phát hiện từ 1-31,2% nấm gây bệnh trên những hạt có
bề ngoài khỏe mạnh (trích dẫn từ CABI, 2001).
Đặc điểm hình thái của nấm: Sợi nấm mọc khí sinh, phân nhánh (Mew &
Gonzales, 2002), sợi nấm có vách ngăn, thường không màu, chuyển màu nâu khi già
(Cao Ngọc Điệp, 2005). Trên môi trường nuôi cấy sợi nấm mọc lan rộng ra và bông
lên, thường thì có màu hồng, tím hoặc vàng (Barnett & Hunter, 1998). Đính bào đài
mảnh, ngắn, mọc đơn, hình dùi thon dần về phía đỉnh, mang tiểu bào tử và đại bào tử
(Mew & Gonzales, 2002). Bào tử có 2 dạng: bào tử nhỏ và bào tử lớn. Bào tử nhỏ
hình trứng hay hình bầu dục, đơn bào, không màu, kích thước bào tử nhỏ 2,5-6m ×
5-12,5µm (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). Bào tử nhỏ ít hoặc nhiều dính thành chuỗi và
giữ được liền với nhau (Ou, 1983). Bào tử lớn hình lưỡi liềm, có thể có những bào tử
thẳng, đa bào, 3-5 vách ngăn, không màu, kích thước bào tử lớn 4-6,5m × 20-45µm
(Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). Theo Ou (1983) bào tử lớn thanh mảnh, hình dùi hơi có
hình lưỡi liềm hoặc gần thẳng, hai đầu thon hẹp, đôi khi hơi cong thành một cái mốc ở
đỉnh, có 3-5 vách ngăn hiếm khi có 6-7 vách ngăn.
Lưu tồn: Nấm chủ yếu tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử nang trên tàn dư cây
bệnh, trong đất và hạt giống (Chang và Sun (1975), trích dẫn bởi Vũ Triệu Mân và Lê

Lương Tề, 1998). Wolleaweber và Reinking (1935) báo cáo rằng nấm có thể tồn tại ít


nhất 3 năm trong phòng với điều kiện khô ráo, ngoài trời nấm không tồn tại lâu được
như vậy và nói chung không có trong phân chuồng, Iguchi (1964) cũng báo cáo rằng ở
Nhật Bản nấm có thể tồn tại được tới vụ sau nếu được giữ trong nhà (trích dẫn bởi Ou,
1983). Nấm tồn tại được trong hạt và xác bả thực vật sau 4-10 tháng ở nhiệt độ trong
phòng và hơn 3 năm trong điều kiện lạnh 70C. Nấm có thể lưu tồn trong đất do mưa
rửa trôi đính bào tử hay nang bào tử trên hạt, trên cây bệnh, hay trên rạ. Ở Thái Lan
đất được lây nhiễm nhân tạo có tỷ lệ bệnh là 93%, sau thời gian có tỷ lệ bệnh giảm đi,
sau 90 ngày tỷ lệ bệnh chỉ còn 0,7% và sau 180 ngày bệnh không xảy ra nữa
(Kanjanasoon (1965), trích dẫn bởi Ou, 1983).
Phổ ký chủ: Ngoài lúa, Fusarium moniliforme còn phổ biến rộng trên nhiều loại
cây ký chủ gây ra bệnh cháy lá cây con, thối thân và hại quả. Nisikado và Matsumoto
(1933b) cho thấy nấm có thể gây triệu chứng von cho bắp, bông, mía,…(Ou, 1983).
1.3.2 Helminthosporium oryzae
Nấm thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes), bộ Moniliales (Trần Văn Hai,
1999). Breda de Haan (1900) là người đầu tiên mô tả và đặt tên nấm gây bệnh đốm nâu
(Brown Spot) là Helminthosporium oryzae hoặc

Bipolaris

oryzae

Shoem.,

Drechslera oryzae (trích dẫn bởi Mathur và Mortensen, 1989).
Sự phân bố và thiệt hại của bệnh: Hạt bị bệnh phẩm chất và trọng lượng bị
giảm 4,58-29,1% (Bedi-Gill, 1960 trích dẫn bởi Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh cũng
làm giảm 20-40% năng suất lúa ở Ấn Độ (Vidhyasekaran & Ramados, 1973), giảm

30-43% năng suất lúa ở Nigeria (Aluko, 1975), giảm 50% năng suất lúa ở Surrinam
(Klomp, 1977) trích dẫn bởi Võ Thanh Hoàng, 1993). Tại ĐBSCL bệnh có thể gây
đốm nâu hạt cho khoảng 50% hạt có triệu chứng lem lép của vụ Hè Thu và Thu Đông
(Võ Thanh Hoàng, 1993). Ở Ấn Độ bệnh đã từng phát sinh thành dịch nghiêm trọng
và là một trong những nguyên nhân gây ra nạn đói ở Bengal năm 1942, ước tính có 2
triệu người chết vì đói. Trong trận dịch bệnh này làm thất thu năng suất từ 50-90%
(Ghose, Ghatge & Sundararaman, 1960; Padmanabhan, 1973 trích dẫn bởi Mathur và
Mortensen, 1989). Aluko (1975) ghi nhận bệnh làm thất thu 30-40% năng suất ở
Nigenia (trích dẫn trích dẫn bởi Mathur và Mortensen, 1989).


Triệu chứng bệnh: Trên vỏ hạt lúa bị bệnh xuất hiện các vết đen hoặc nâu đậm,
trong những trường hợp bệnh nặng các vết bệnh có thể bao phủ phần lớn hoặc toàn bộ
bề mặt vỏ hạt. Trong điều kiện thuận lợi trên vết bệnh phát triển những cành bào tử và
bào tử màu nâu đậm giống như một lớp nhung mịn (Ou, 1983). Trên hạt bị bệnh có
các vết màu nâu, hạt bị bệnh thường lép, lửng. Khi trời ẩm ướt trên bề mặt vết bệnh có
lớp mốc xám. Trên lá, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, sau lớn dần thành hình
bầu dục hay hình tròn, kích thước 1-5m × 2-2,5 m, trung tâm vết bệnh có thể màu
vàng nâu hay trắng xám, xung quanh có quầng vàng. Bệnh nặng bông lúa không trổ
được (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). Bệnh còn làm cháy lá mạ mọc từ hạt giống nhiễm
bệnh nặng (Ocfemia, 1924a; tucker, 1927; Padmanabhan, 1948; Muller, 1953 trích dẫn
bởi Ou, 1983).
Đặc điểm hình thái của nấm: Sợi nấm đa bào, phân nhánh, đường kính 4-5µm,
màu nâu vàng (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998), theo (Mew & Gonzales,
2002) sợi nấm có màu xám đến xám sậm hơi xanh, trên môi trường PDA sợi nấm phát
triển có màu xám đến xám xanh sậm (Chidambaram, Mathur & Neergaard, 1973 trích
dẫn bởi Mathur và Mortensen, 1989), theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) trên
môi trường, sợi nấm có màu trắng xốp rồi xám nâu đen. Bào tử thon dài, có 2-7 vách
ngăn, màu nâu, kích thước bào tử 11,3-28,2m × 11,3-118µm (Đặng Vũ Thị Thanh,
2008). Bào tử có kích thước 35-170m × 11-17µm, đa số có 13 vách ngăn là tối đa,

các bào tử điển hình hơi cong, hơi phình ngang ở giữa hoặc gần giữa, bào tử còn non
không màu, khi già có màu khói hoặc nâu nhạt (Drechsler, 1934 trích dẫn bởi Trần
Văn Hai, 1999). Bào tử lớn nhất có 13 vách ngăn. Đối với bào tử có 5-9 vách ngăn:
kích thước 39,56-101,89m × 11,96-16,10m nuôi cấy trên môi trường PDA (Mew &
Gonzales, 2002). Đính bào đài không phân nhánh, phần đỉnh cong như đầu gối, cành
mọc thành cụm 2-3 chiếc, cành có 4-10 vách ngăn, cành màu nâu tối, phía đỉnh cành
màu sáng hơn, kích thước 8-11µm × 280-507µm (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008).
Lưu tồn: Suzuki (1930) phát hiện nấm trên những hạt bị biến màu và cả những
hạt khỏe, tác giả cũng cho thấy nấm có thể sống sót trong hạt ít nhất là tới 4 năm. Đất
cũng có thể là nguồn dự trữ bệnh (Thomas, 1940; Ganguly, 1946 trích dẫn bởi Mathur


và Mortensen, 1989). Ở Ấn Độ, Padmanabhan và ctv., (1953, II) báo cáo rằng chỉ ở
trên hạt nấm mới sống được một năm cho tới vụ sau (trích dẫn CABI, 2001). Nấm còn
tồn tại trên tàn dư cây bệnh, trên cây cỏ (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008).
Phổ ký chủ: Ký chủ chính là lúa (CABI, 2001).
1.3.3 Curvularia spp.
Nấm thuộc bộ nấm bông (Moniliales), lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes) (Cao
Ngọc Điệp và Nguyễn Văn Thành, 2010).
Sự phân bố và thiệt hại của bệnh: Nấm Curvularia spp. gây bệnh đen hạt lúa
(Ou, 1983). Curvularia spp. làm cho hạt bị đổi màu và lép lửng, hạt sẽ bị mất trong
quá trình thu hoạch, làm giảm năng suất (Tullis, 1940 trích dẫn CABI, 2001). Rao
Salam (1954) cho biết ở Ấn Độ 60% hạt bị đen là do các loại Curvularia spp (trích
dẫn CABI, 2001). Trên thế giới có trên 10 loại Curvularia trong đó gây hại trên hạt lúa
quan trọng nhất là C. lunata (Wakker) Boedijin và C. geniculata (Tr. Earle) Boedijin
(Ou, 1985). Phân lập Curvularia từ 15 tỉnh, thành phố tại Trung Quốc thấy có 9 loài
Curvularia spp. (C. lunata, C. geniculata, C. affinis, C. inaequalis, C. intermedia, C.
clavata, C. pallescens, C. eragrostidis và C. fallax) được xác định là tác nhân gây ra
sự biến màu hạt lúa, được báo cáo đầu tiên tại Trung Quốc (Jin, 1989 trích dẫn CABI,
2001).

Triệu chứng bệnh: Curvularia spp. là một trong những loài nấm gây nên hiện
tượng hạt lúa đổi màu (Boedijin, 1933; Bugnicourt, 1950; Drove và Skolko, 1954;
Padwick, 1950; Wei, 1957 trích dẫn bởi Ou, 1983) (Lee và ctv., 1986 trích dẫn CABI,
2001). Curvularia là nguyên nhân gây ra sự đổi màu lớp tinh bột và vỏ trở thành màu
nâu (Taketani và Yage,1982; Tullis,1936; Umehara và ctv., 1979). Biểu hiện của hạt
lúa bị nhiễm bệnh khác nhau, hạt hơi đổi màu hoặc gần như bình thường (Tullis, 1940
trích dẫn bởi CABI, 2001). Martin (1939, 1940) phát hiện thấy các hạt thóc nhiễm
bệnh sinh ra đen hạt sau khi xây sát. Bệnh nặng nấm cũng có thể gây cháy mạ hoặc mạ
yếu (trích dẫn bởi Ou, 1983).
Đặc điểm hình thái của nấm: Sợi nấm có vách ngăn, phân nhiều nhánh, màu
nhạt đến nâu sáng (Mew & Gonzales, 2002) đường kính sợi nấm là 2-5μm


(Boedijn, 1950 trích dẫn bởi Ou, 1985). Bào tử hình củ ấu, có 3-5 vách ngăn màu nâu,
2 tế bào ở 2 đầu màu nhạt hơn hay không màu, kích thước bào tử 9,9-18,3µm × 20,936,6µm (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). Bào tử (một hay nhiều hơn) mọc ở đỉnh thành
một vòng chiếc nọ trên chiếc kia hoặc sắp xếp gần thành vòng xoắn ốc, hình
thuyền, đỉnh tròn, đại bộ phận hơi thắt lại gốc, có 3 vách ngăn, tế bào thứ hai lớn
hơn và màu đậm hơn các tế bào khác, bào tử cong lại (gù) ở tế bào thứ 2, 19-30μm x
8-16μm (đa số 23 x 11) (Boedijn, 1950 trích dẫn bởi Ou, 1985). Đính bào đài mọc
thành cụm hay đơn lẻ, không phân nhánh (Mew & Gonzales, 2002) có 3-5 vách
ngăn, đỉnh cành hơi cong, cành màu nâu, kích thước 5-10µm × 60-135µm (Đặng Vũ
Thị Thanh, 2008).
Lưu tồn: Martin (1939, 1940) cho rằng côn trùng là phương tiện truyền lan
bệnh và các đống rơm là nguồn dự trữ bệnh ở USA (Ou, 1983).
Phổ ký chủ: Ký chủ chính là Lúa và Ngô. Ký chủ phụ là Dứa, Dừa, Cải Bắp,
Lúa Mạch, Lúa Mì, Mía Đường…(CABI, 2001). Nấm gây hại trên Chuối, Cà
Chua,…(Đặng Vũ Thị Thanh, 2008).
1.3.4 Trichoconis padwickii
Nấm thuộc bộ nấm bông (Moniliales), lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes) (Cao
Ngọc Điệp và Nguyễn Văn Thành, 2010).

Sự phân bố và thiệt hại của bệnh: Bệnh đốm vòng (Stack Burn) được Gofrey
(1916) mô tả lần đầu ở Louisiana và Texas, Mỹ. Từ 388 mẫu của 11 quốc gia, Mathur
và ctv. (1972) cho biết trung bình có 73% hạt bị nhiễm nấm gây bệnh này, nhiều
trường hợp có hơn 80% hạt bị nhiễm (Võ Thanh Hoàng, 1993). Việc hạt giống bị
nhiễm bệnh gây nên tác động nghiêm trọng cho vườn ươm và đồng ruộng (Mathur và
ctv., 1972; Ou, 1983). Ở Thái Lan nấm hiện diện trên 60% hạt bị nâu đen, nấm xâm
nhập và tấn công vào hạt gạo (Võ Thanh Hoàng, 1993). Thóc lúa, ngũ cốc bị biến màu
do Trichoconis padwickii làm mất giá trị thương phẩm của hạt, ảnh hưởng giá trị thị
trường (Saini, 1985; Lee và ctv., 1986 trích dẫn CABI, 2001). Tại ĐBSCL bệnh có thể
tham gia 20% tổng số hạt lem lép của lúa Hè Thu và Thu Đông (Võ Thanh Hoàng,
1993).


Triệu chứng bệnh: Nấm có thể xâm nhập vào hạt gạo làm biến màu hạt, hạt
biến dạng, giòn, dễ vỡ khi xay (Võ Thanh Hoàng, 1993). Hạt bị nhiễm bệnh có đốm
nâu đen hoặc hơi nhô. Hạt bị nặng có thể bị teo lại, đổi màu, dễ vỡ (Saini, 1985 trích
dẫn CABI, 2001). Còn trong phương pháp Blotter, hạt bị nhiễm nấm Trichoconis
padwickii kết quả là hạt rất khó nảy mầm, dẫn đến thối hạt, rễ, lá mầm và cuối cùng là
chết cây con. Tỷ lệ thất thoát cây con trong chậu ươm là khoảng một nữa số hạt nhiễm
bệnh (Mathur và ctv., 1972; Cheeran & Raj, 1966 trích dẫn bởi Mathur và Mortensen,
1989). Bào tử của nấm có thể xuất hiện trên bề mặt của hạt lúa và sợi nấm bám
trong mô của phôi nhủ, phôi, lớp cám và trấu (Ou, 1983; Cheeran & Raj, 1966 trích
dẫn bởi Mathur và Mortensen, 1989).
Đặc điểm hình thái của nấm: Sợi nấm phát triển mạnh, phân nhánh vuông góc
(Mew & Gonzales, 2002), không màu khi còn non, màu vàng kem khi trưởng thành,
rộng 3,4-5,7µm, phân vách ở những khoảng cách đều đặn 20-25µm, các nhánh mọc ở
góc phải so với trục chính và hơi thắt lại ở điểm xuất phát (Ganguly, 1947 trích dẫn
bởi Trần Văn Hai, 1999). Theo Mathur và Mortensen (1989) thì sợ i nấm phát triển
trên môi trường PDA có màu hơi xám thường có màu hồng đậm hoặc tím, hình thành
bào tử dưới ánh sáng xen kẽ 12h ánh đèn cận cực tím và 12h tối. Bào tử đính thẳng

hoặc cong, hình thoi hoặc hình chùy ngược, 3-5 vách ngăn với một phần phụ dài, bào
tử còn non trong suốt, khi già có màu rơm đến nâu vàng, vách mỏng, dài 95-170
(130)μm (bao gồm cả phần phụ), rộng 11-20 (15,7)μm ở phần rộng nhất, và rộng 1,5-5
(2,7)μm ở giữa của phần phụ (Ganguly, 1947; CMI, 1972 trích dẫn bởi Mathur và
Mortensen, 1989). Tế bào thứ 2 và thứ 3 tính từ gốc lớn hơn các tế bào còn lại, dài
103,2-172,7µ kể cả bộ phận phụ bộ, rộng 8,5-19,2µ (Ganguly, 1947 trích dẫn bởi Trần
Văn Hai, 1999). Cành bào tử mọc thẳng, dài 100-175µm và rộng 3,4-5,7µm, đỉnh
mang một bào tử (Ganguly, 1947 trích dẫn bởi Trần Văn Hai, 1999). Cành bào tử
thường phồng to ở đỉnh, không màu khi còn non và vàng kem khi trưởng thành (Mew
& Gonzales, 2002).
Lưu tồn: Nấm tồn tại trong đất, cây cỏ, tàn dư cây bệnh là nguồn lan truyền
bệnh cho vụ sau ( Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). Nấm còn lưu tồn trong hạt giống được


chứng minh trong điều kiện phòng thí nghiệm (Mathur và ctv., 1972). Sợi nấm và
hạch nấm chìm trong mô ký chủ (Tisdale, 1922 trích dẫn Ou, 1983).
Phổ ký chủ: Ký chủ chính là lúa gạo (CABI, 2001). Cỏ hoang cũng bị phát hiện
nhiễm bệnh do Trichoconis padwickii (Padwick, 1950 trích dẫn Ou, 1983).
1.3.5 Ustilaginoidea virens
Nấm Ustilaginoidea virens thuộc lớp Nấm Đảm Basidiomycetes, bộ Nấm Than
đen Ustilaginales (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998). Nấm Ustilaginoidea Virens
gây bệnh than vàng hạt (False Smut). Takahashi (1896) đã đặt tên là Ustilaginoidea
Virens (Cke) Tak. Nấm còn có tên khác như Ustilago virens (Cooke, 1878),
Sphacelotheca virens (Omori, 1896), Claviceps virens (Sakurai, 1934) (trích dẫn bởi
Ou, 1983).
Sự phân bố và thiệt hại của bệnh: Thông thường, khi bệnh xuất hiện cũng là
năm lúa được mùa vì điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển cũng là nhân tố thuận lợi
cho cây lúa. Do đó tác hại của bệnh không rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có một vài trường
hợp bệnh đã gây thiệt hại nặng cho lúa ở Philipin (Reinking, 1918), Miến Điện (Seth,
1935) (trích dẫn bởi Ou, 1983). Bệnh làm thất thoát 20% sản lượng được ghi nhận từ

Cauca Valley tại Colombia (Martinez, 1953), hơn 25% tại Tumbes Valley thuộc Peru
(Revilla, 1955), hơn 44% tại Ấn Độ (Singh & Duboy, 1978), v.v…(trích dẫn bởi
Mathur và Mortensen, 1989). Khảo sát tại Đài Loan 1983, tỷ lệ bị bệnh trên gié hoa là
10%, trên mỗi gié có một hạt bị bệnh. Một cuộc khảo sát khác vào năm 1988, tỷ lệ
bệnh trên gié hoa cao nhất là 12% và trên mỗi gié có 3 hạt bị bệnh (Tsai và ctv., 1990
trích dẫn CABI, 2001). Bệnh ảnh hưởng lớn đến khả năng nảy mầm của hạt: những
hạt bị nhiễm nấm khả năng nảy mầm giảm 35% so với những hạt giống khoẻ từ bông
lúa khỏe (Baruah và ctv., 1992 trích dẫn CABI, 2001).
Triệu chứng bệnh: Nấm chỉ tấn công trên bông và hạt của cây. Giai đoạn cây ra
hoa và tạo quả (CABI, 2001). Nấm biến từng hạt riêng lẻ của bông lúa thành khối bào
tử hình tròn dạng nhung mịn. Các khối bào tử tròn lúc đầu nhỏ, sau có thể thấy được ở
giữa các hạt khỏe, dần dần lớn và đạt tới đường kính 1cm hoặc hơn nữa, bao phủ toàn


×