Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO sát ẢNH HƯỞNG của SA cấu đất – ph đất CHẤT hữu cơ lên sự PHÁT SINH và PHÁT TRIỂN BỆNH THỐI củ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.51 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRƯƠNG KỲ QUỐC

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SA CẤU ĐẤT –
pH ĐẤT - CHẤT HỮU CƠ LÊN SỰ PHÁT SINH
VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH THỐI CỦ GỪNG
DO VI KHUẨN
RALSTONIA SOLANACEARUM

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SA CẤU ĐẤT –
pH ĐẤT - CHẤT HỮU CƠ LÊN SỰ PHÁT SINH
VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH THỐI CỦ GỪNG
DO VI KHUẨN
RALSTONIA SOLANACEARUM


Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Vũ Phến

Sinh viên thực hiện:
Trương Kỳ Quốc
MSSV: 3083818
Lớp: BVTV K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ Thực vật với đề tài:

“KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SA CẤU ĐẤT – pH ĐẤT -

CHẤT HỮU CƠ LÊN SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN
BỆNH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN
RALSTONIA SOLANACEARUM”

Do sinh viên Trương Kỳ Quốc thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày .… tháng …... năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

TRẦN VŨ PHẾN



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Bảo vệ Thực vật với tên:

“KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SA CẤU ĐẤT – pH ĐẤT -

CHẤT HỮU CƠ LÊN SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN
BỆNH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN
RALSTONIA SOLANACEARUM”
Do sinh viên Trương Kỳ Quốc thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................
Luận
văn
tốt
nghiệp
hội
mức:.............................................................

DUYỆT KHOA

đồng


đánh

giá

Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2012
Chủ tịch Hội Đồng




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn,
các số liệu kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.

Người thực hiện

Trương Kỳ Quốc

i


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng,
Cha, Mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.
Thành kính ghi ơn,
Thầy Trần Vũ Phến - cố vấn học tập đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động
viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Quý thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần

Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báo cho em trong thời
gian học tại trường.
Chân thành biết ơn,
Anh Trần Văn Nhã, chị Trần Thị Thúy Ái đã giúp đỡ, tận tình chỉ dẫn, tạo
những điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Thành thật cảm ơn,
Các bạn Chúng, Châu, Giang, Vinh, Nghi, Thịnh, Nhi, Vân lớp Bảo vệ Thực
vật khóa 34, anh Lê Nhựt Tảo lớp Trồng trọt K33 và anh Nguyễn Minh Chí lớp
Nông Học khóa 33 đã chia sẽ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Các bạn lớp Bảo vệ Thực vật Khóa 34 đã gắn bó cùng tôi trong quá trình học
tập và rèn luyện, lời chức sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
Trân trọng!

Trương Kỳ Quốc

ii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Trương Kỳ Quốc
Năm sinh: 14/09/1989
Nơi sinh: Thị xã Sóc Trăng
Họ và tên cha: Trương Văn Hên
Họ và tên mẹ: Lâm Thị Hỏn
Quê quán: xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
Quá trình học tập:
1995 – 2000: học tiểu học tại trường tiểu học Đại Tâm, xã Đại Tâm, huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
2000 – 2004: học THCS tại trường THCS Đại Tâm, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên,

tỉnh Sóc Trăng
2004 – 2007: học THPT tại trường THPT Hoàng Diệu, đường Mạc Đỉnh Chi,
phường 4, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
2008 – 2012: học đại học tại trường đại học Cần Thơ, ngành Bảo vệ Thực vật khóa
34, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

iii


TRƯƠNG KỲ QUỐC (2012), “Khảo sát ảnh hưởng của sa cấu đất, pH đất,
chất hữu cơ lên sự phát sinh, phát triển của bệnh thối củ gừng (Zingiber
officinale Rosc.) do vi khuẩn Ralstonia solanacearum”. Luận văn tốt nghiệp
kỹ sư chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn TS. Trần Vũ Phến.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của sa cấu đất, pH đất, chất hữu cơ lên sự phát
sinh, phát triển của bệnh thối củ gừng (Zingiber officinale Rosc.) do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum” được thực hiện từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 10 năm
2011 tại Bộ môn BVTV, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ,
nhằm khảo sát ảnh hưởng của loại đất có sa cấu, mức pH đất, lượng chất hữu cơ
ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của bệnh héo xanh thối củ gừng do vi
khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra.
Thí nghiệm với giống gừng Tàu (Cù Lao Dung, Sóc Trăng) được trồng trong
bao, thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lặp lại, gồm
nhân tố (A) là 3 loại đất lấy từ 3 huyện Châu Phú, Tri Tôn, Chợ Mới của tỉnh An
Giang, nhân tố (B) là 3 kiểu điều chỉnh thay đổi tính chất của đất (thêm hữu cơ,
điều chỉnh pH về 6,5 với vôi và đất tự nhiên). Kết quả về tăng trưởng cho thấy
trên cả 3 loại đất lấy từ 3 địa phương khác nhau, khi có bổ sung hữu cơ, cây gừng
luôn tăng trưởng tốt hơn so với đất tự nhiên hay được điều chỉnh tăng pH. Chiều

cao thân giả, đường kính thân, số chồi của cây gừng ở đất tăng hữu cơ ở thời
điểm 150 ngày sau khi trồng (NSKT) lần lượt là 65,40 cm, 0,82 mm và 36,5
chồi/bao, trong khi các chỉ tiêu nầy ở đất tự nhiên hay có điều chỉnh pH lần lượt là
41,99 cm, 0,55 mm, 20,33 chồi/bao và 41,51 cm, 0,55 mm, 20,17 chồi/bao, theo
thứ tự. Kết quả khảo sát về bệnh héo xanh thối củ do R. solanacearum cho thấy
cây gừng trồng trên loại đất lấy từ huyện Tri Tôn có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thối
héo xanh thối củ (100% và 68,52%) cao hơn so với khi trồng trên đất lất từ Châu
Phú (52,78% và 21,30%) và Chợ Mới (75% và 29,63 %) ở thời điểm 10 ngày sau
khi lây bệnh (NSKLB), tuy nhiên không có sự khác biệt về chỉ số bệnh giữa gừng
trồng với đất lấy từ Châu Phú và Chợ Mới ở thời điểm 20 NSKLB.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cam đoan........................................................................................................ i
Lời cảm tạ ............................................................................................................ ii
Lược sử cá nhân ................................................................................................... iii
Tóm lược.............................................................................................................. iv
Mục lục ................................................................................................................ v
Danh sách bảng ................................................................................................. iiiv
Danh sách hình.................................................................................................. ix
Danh sách từ viết tắt .......................................................................................... .. x
Mở đầu....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................3
1.1 CÂY GỪNG......................................................................................................3

1.1.1 Phân bố...........................................................................................................3
1.1.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái........................................................................3
1.1.3 Thành phần hóa học........................................................................................4
1.1.4 Công dụng ......................................................................................................5
1.1.5 Kỹ thuật trồng gừng........................................................................................5
1.1.6 Một số bệnh hại phổ biến trên gừng ................................................................7
1.2 BỆNH HÉO XANH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA
SOLANACEARUM ..................................................................................................7
1.2.1 Triệu chứng bệnh......................................................................................... 7
1.2.2 Phân bố bệnh ............................................................................................... 8
1.2.3 Tác nhân gây bệnh ....................................................................................... 8
1.2.4 Sự xâm nhập, phát sinh và phát triển bệnh ................................................... 11
1.2.5 Sự lan truyền bệnh ....................................................................................... 12

v


1.2.6 Lưu tồn của mầm bệnh ................................................................................ 12
1.2.7 Một số biện pháp phòng trị bệnh.................................................................. 13
1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA SA CẤU ĐẤT, MỨC pH, CHẤT HỮU CƠ LÊN SỰ
PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH HÉO XANH THỐI CỦ TRÊN
GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARM GÂY RA VÀ TRÊN CÂY
TRỒNG................................................................................................................ 14
1.3.1 Sa cấu đất .................................................................................................... 14
1.3.2 pH đất.......................................................................................................... 16
1.3.3 Chất hữu cơ ................................................................................................. 17
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................ 20
2.1 Phương tiện .................................................................................................... 20
2.2 Phương pháp................................................................................................... 21
2.2.1 Chuẩn bị đất ................................................................................................ 21

2.2.2 Chuẩn bị giống gừng.................................................................................... 23
2.2.3 Bố trí và tiến hành thí nghiệm...................................................................... 23
2.2.4 Chăm sóc..................................................................................................... 24
2.2.5 Chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................... 24
2.3 Xử lý số liệu ................................................................................................... 25
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN.............................................................. 26
3.1 Nhận xét chung............................................................................................... 26
3.2 Sự tăng trưởng của cây gừng trồng trong điều kiện thí nghiệm ....................... 26
3.2.1 Về chiều cao cây gừng................................................................................. 26
3.2.2 Về đường kính thân (thân giã) ..................................................................... 29
3.2.3 Về số chồi gừng .......................................................................................... 31
3.3 Ảnh hưởng của sa cấu đất, pH đất, chất hữu cơ lên sự phát sinh và phát triển của
bệnh héo xanh thối củ do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra ...................... 33
3.3.1 Tỷ lệ bệnh .................................................................................................. 33
3.3.2 Chỉ số bệnh.................................................................................................. 35
vi


3.4. Thảo luận chung ............................................................................................ 45
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................. 49
4.1 Kết luận.......................................................................................................... 49
4.2 Đề nghị........................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50
PHỤ CHƯƠNG

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

1.1

Ảnh hưởng của pH đất đến sự tăng trưởng của gừng

4

1.2

Thang đánh giá độ chua hiện tại cho đất trồng màu

16

2.1

Thang đánh giá cấp bệnh 6 cấp (0 – 9) của Swetha Priya và ctv.,
(2007); Kavitha và Thomas (2008), sử dụng trong điều tra quy
luật phát sinh phát triển của bệnh thối củ gừng trong thí nghiệm.

25

3.1

Tình hình khí tượng thủy văn tại khu vực thí nghiệm từ tháng 59/2011

26


3.2

Chiều cao (cm) thân gừng ở thời điểm 90 ngày sau khi trồng

27

3.3

Chiều cao (cm) thân gừng ở thời điểm 120 ngày sau khi trồng

27

3.4

Chiều cao (cm) thân gừng ở thời điểm 150 ngày sau khi trồng

28

3.5

Đường kính (mm) thân gừng ở thời điểm 90 ngày sau khi trồng

29

3.6

Đường kính (mm) thân gừng ở thời điểm 120 ngày sau khi trồng

30


3.7

Đường kính (mm) thân gừng ở thời điểm 150 ngày sau khi trồng

30

3.8

Số chồi (số chồi/bao) gừng ở thời điểm 105 ngày sau khi trồng

31

3.9

Số chồi (số chồi/bao) gừng ở thời điểm 135 ngày sau khi trồng

32

3.10

Số chồi (số chồi/bao) gừng ở thời điểm 150 ngày sau khi trồng

32

3.11

Tỷ lệ bệnh (%) thối củ gừng giai đoạn 5 ngày sau khi lây bệnh

33


3.12

Tỷ lệ bệnh (%) thối củ gừng giai đoạn 10 ngày sau khi lây bệnh

34

3.13

Chỉ số bệnh (%) thối củ gừng giai đoạn 5 ngày sau khi lây bệnh

35

3.14

Chỉ số bệnh (%) thối củ gừng giai đoạn 10 ngày sau khi lây bệnh

35

3.15

Chỉ số bệnh (%) thối củ gừng giai đoạn 15 ngày sau khi lây bệnh

39

3.16

Chỉ số bệnh (%) thối củ gừng giai đoạn 20 ngày sau khi lây bệnh

41


viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

3.1

Gừng trồng với đất lấy từ Châu Phú ở thời điểm 10 ngày sau khi
lây bệnh

38

3.2

Gừng trồng với đất lấy từ Tri Tôn ở thời điểm 10 ngày sau khi lây
bệnh

38

3.3

Gừng trồng với đất lấy từ Chợ Mới ở thời điểm 10 ngày sau khi
lây bệnh


38

3.4

Gừng trồng với đất lấy từ Chợ Mới ở thời điểm 15 ngày sau khi
lây bệnh

40

3.5

Gừng trồng với đất lấy từ Tri Tôn ở thời điểm 15 ngày sau khi lây
bệnh

40

3.6

Gừng trồng với đất lấy từ Châu Phú ở thời điểm 15 ngày sau khi
lây bệnh

40

3.7

Gừng trồng với đất lấy từ Châu Phú ở thời điểm 20 ngày sau khi
lây bệnh

42


3.8

Gừng trồng với đất lấy từ Chợ Mới ở thời điểm 20 ngày sau khi
lây bệnh

42

3.9

Gừng trồng với đất lấy từ Tri Tôn ở thời điểm 20 ngày sau khi lây
bệnh

42

3.10

Diễn biến chỉ số bệnh thối củ theo thời gian

43

ix


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
R. solanacearum
NSKT
NSKLB
IPM
ANOVA


Ralstonia solanacearum
Ngày sau khi trồng
Ngày sau khi lây bệnh
Integated Pest Management
ANALYSIS OF VARIANCE TABLE

x


MỞ ĐẦU
Gừng (Zingiber officinale Rosc.) là cây có giá trị kinh tế cao, vừa là cây
gia vị, vừa được dùng làm bánh mứt, kẹo…. (Mai Văn Quyền và ctv., 2007);
gừng còn là vị thuốc quý có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh như cảm lạnh,
trúng gió, thương hàn, đau bụng, đầy bụng (Giáp Kiều Hưng và ctv., 2004), ngâm
rượu để xoa bóp chữa tê phù, đau nhức (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng
Nghĩa, 2007). Do đó, diện tích canh tác gừng trên cả nước nói chung và đồng
bằng sông Cửu Long không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, cây gừng
đã trở thành cây trồng chính ở một số tỉnh như An Giang, Sóc Trăng…
Tương tự ở các nơi khác, việc trồng gừng ở An Giang cũng gặp một số trở
ngại, trong đó bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra trên gừng là một
bệnh hại quan trọng và thường xuyên gây ra những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng
trong canh tác gừng (Đổ Văn Chúng, 2011; Trần Thị Huỳnh Châu, 2011). Vi
khuẩn có nguồn gốc từ đất, có khả năng bán ký sinh và sống hoại sinh, có phổ ký
chủ rộng (hơn 200 loài thực vật trên 44 họ như cà chua, khoai tây, thuốc lá,
gừng,…, ngay cả cỏ dại cũng là ký chủ của mầm bệnh) (CABI, 2007), bên cạnh
đó, vi khuẩn có nhiều race, biovar khác nhau (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân,
1998). Theo Vũ Triệu Mân (2007), thì vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ 25-300C, tối
hảo là ở 300C. Vi khuẩn gây bệnh trong phạm vi pH khá rộng (6-8), thích hợp
nhất pH 6,8-7 (Vũ Triệu Mân, 2007; Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998). Bệnh
phát triển mạnh và nhanh chóng trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa gió, nhất là ở

trên đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất đã nhiễm vi khuẩn (Lê Lương Tề và Vũ Triệu
Mân, 1998). Theo Ghorbani và ctv. (2008), sa cấu đất có thể ảnh hưởng đến bệnh
vì chúng ảnh hưởng đến khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, tình trạng trao đổi
khí và sự phát triển của rễ. Ngoài ra, thành phần hữu cơ và pH đất cũng ảnh
hưởng đến bệnh thối củ gừng, theo Sharma và ctv. (2010), bệnh nhẹ hơn trên đất
hơi acid (pH ≥ 5,5) có hàm lượng hữu cơ (OC (organic carbon) > 2,25%) so với
khi trồng trên đất có pH 5,0-5,5 và hàm lượng hữu cơ (OC >2,25%) (tỷ lệ bệnh là
41%); đối với đất có pH 5,0-5,5 và hàm lượng hữu cơ (OC <2,25%), thì tỷ lệ bệnh
nặng hơn (64%).

1


Từ đó đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của sa cấu đất, pH đất, chất hữu cơ
lên sự phát sinh, phát triển bệnh thối củ gừng do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum” được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của loại đất có sa cấu,
mức pH, lượng chất hữu cơ ảnh hưởng trên sự phát sinh và phát triển của bệnh
héo xanh thối củ gừng do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra.

2


Chương 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 CÂY GỪNG
Tên khác: Khương, sinh khương, can khương.
Tên tiếng anh: Ginger.
Tên khoa học: Zingiber officinale Rosc.

Thuộc họ: Zingerraceae.
Thuộc bộ: Zingiberales.
1.1.1 Phân bố
Gừng là một trong những cây gia vị quan trọng và được trồng nhiều trên
thế giới, trải dài trên nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Trung Quốc đến
Ấn Độ (Ravindran và Babu, 2005). Ngày nay gừng được trồng ở các nước như Ấn
Độ, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Úc, Mỹ, Angola… (CABI, 2007).
Ở nước ta, gừng được trồng từ Bắc vào Nam, phổ biến ở các hộ gia đình.
Miền Nam có gừng Lai (Tiền Giang), gừng Nồi (Long An) (Phạm Danh Tướng,
2006) . Miền Bắc Việt Nam hiện nay có 2 loại gừng. Gừng ta: củ nhỏ, ruột vàng,
thơm và cay nhiều. Gừng mán: củ to hơn, vỏ và ruột trắng, ít cay hơn, nhưng năng
suất hơn gừng ta, đạt năng suất từ 10-12 tấn/ha (Mai Thạch Hoàng và Nguyễn
Công Vinh, 2003).
1.1.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái
Gừng là loại cây thân cỏ, sống lâu năm, nhưng được canh tác như cây hằng
năm. Thân gừng cao khoảng 50–100cm, có nơi cây gừng cao đến 150cm. Thân
giả của gừng phát triển theo hình ống, nó bao gồm nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau.
Lá gừng thuộc loại lá đơn, mọc so le, lá hình mũi mác thuôn dài về phía ngọn.
Mặt lá nhẵn bóng xanh đậm, gân lá màu xanh nhạt. Lá gừng có mùi thơm. Củ
gừng (thân thật) phát triển ngầm, mỗi đốt có một vài mầm non, nếu gặp điều kiện
thuận lợi những mầm đó sẽ phát triển thành chồi, thành thân mới. Củ gừng có vỏ
màu vàng nhạt, thân củ gừng có rất nhiều sợi dọc. Củ gừng có vị hơi cay nồng
(Bùi Thanh Hà và ctv., 2004).

3


Trục hoa mọc lên từ gốc (củ gừng) dài khoảng 20cm. Mỗi hoa dài khoảng
5cm, rộng 2–3cm. Đài hoa dài khoảng 1cm, có 3 răng ngắn. Hoa có 3 cánh màu
vàng nhạt, mép cánh hoa màu tím, nhị hoa cũng màu tím (Nguyễn Mạnh Chinh và

Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007).
Gừng ưa nhiệt độ cao, thích hợp khoảng 25-300C (Nguyễn Mạnh Chinh và
Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007). Gừng phát triển mạnh trong đất thoát nước tốt như
đất sét pha cát, đất sét pha, đất sét, đất đỏ pha sét hoặc đất sét pha đá ong. Đất
giàu mùn là lý tưởng nhất cho gừng (Srinivasan và ctv., 2008). Ngoài ra, gừng có
thể phát triển trên đất cát, đất mùn, sét… Cấu trúc của đất có ảnh hưởng lớn tới
năng suất và chất lượng của gừng. Hình dạng, kích thước và sự phân nhánh của củ
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi loại đất (Wesis, 2002).
Gừng chịu ảnh hưởng mạnh bởi pH đất, đặc biệt là trong giai đoạn tăng
trưởng tích cực, gừng thích hợp với đất hơi chua và phát triển tốt ở đất có pH từ
5-7. Nếu pH trên 8 thì sự tăng trưởng của cây bị chậm lại (Ravindran và Babu,
2005). Theo CABI (2007), thì gừng thường được trồng trên đất có pH từ 6,0 – 7,0.
Bảng 1.1 Ảnh hưởng của pH đất đến sự tăng trưởng của gừng

pH

Chiều cao cây (cm)

Số chồi

Số lá/cây

Trọng lượng củ (g)

4
5
6
7
8
9


67,0
75,8
77,4
83,2
62,0
53,8

10,2
12,0
13,0
14,8
5,6
5,4

124,8
154,2
169,4
64,7
67,4
55,4

234
353
362
334
117
104

(Nguồn: Ravindran và Babu, 2005)


1.1.3 Thành phần hóa học
Thân và củ gừng chứa một hàm lượng cao các tinh dầu, và các thành phần
khác như vitamin, carbohydrate, chất béo, acid carbocylic, amino acid, và khoáng
chất (Ravindran và Babu, 2005). Theo báo cáo của Natarajan và ctv. (1972), được
trích dẫn bởi Ravindran và Babu (2005) thì thành phần hóa học của củ gừng ở
Kelara (Ấn Độ) gồm: tinh dầu (1-2,7%), acetone (3,9-9,3 %), chất sơ (4,8–9,8%),
tinh bột (40,4–59%). Theo nghiên cứu của Haq và ctv., (1986) đã được trích dẫn

4


bởi Ravindran và Babu (2005), thì thành phần của gừng gồm tinh dầu 4%, tro
6,5%, protein 12,3%, tinh bột 45,25%, chất béo 4,5%, xơ thô 10,3%, khoáng
(trong g/100g): Ca (0,025), Na (0,122), K(0,035), Fe (0,007), P (0,075), Mg
(0,048), Cl (1,5 ppm), F (5,0 ppm).
Gừng chứa dầu dễ bay hơi, dầu không bay hơi, các hợp chất cay, nhựa cây,
tinh bột, protein và chất khoáng. Đặc tính mùi của cây gừng là do sự kết hợp của
dầu dễ bay hơi và các hợp chất cay không bay hơi. Giữa các thành phần, thì alpha
Zingiberene là thành phần chiếm ưu thế của các hợp chất dầu trong gừng.
Gingerol và shogaol kết hợp tạo nên vị cay của gừng (Ravindran và Babu, 2005).
1.1.4 Công dụng
Ngoài việc được dùng làm gia vị, gừng còn được dùng để làm mứt (Mai
Văn Quyền và ctv., 2007). Bên cạnh đó, gừng là vị thuốc quý có tác dụng trong
việc chữa trị các bệnh: cảm lạnh, trúng gió, thương hàn, đau bụng, đầy bụng (Giáp
Kiều Hưng và ctv., 2004), ngâm rượu để xoa bóp chữa tê phù, đau nhức (Nguyễn
Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007).
1.1.5 Kỹ thuật trồng gừng
1.1.5.1 Mùa vụ
Gừng trồng từ đầu Xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ Xuân (tháng 4-5). Cuối năm

khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm thì có thể thu hoạch (Mai Thạch Hoành và
Nguyễn Công Vinh, 2003). Năng suất gừng đạt từ 15-30 tấn/ha tùy loại đất (Mai
Văn Quyền và ctv., 2007; Bùi Thanh Hà và ctv., 2004).
1.1.5.2 Chọn giống
Theo Phạm Danh Tướng (2006), với diện tích 1000m2 thì cần chuẩn bị
lượng giống là 300kg. Củ được bẻ hoặc cắt các đoạn củ (nhánh) dài 2,5-5cm và
trọng lượng mỗi hom giống là 20-25g, trên mỗi hom có ít nhất 1 hoặc 2 mắt mầm.
Xử lý hom giống với mancozeb 0,3% (3 g/l nước) trong 30 phút sau đó đem hom
giống phơi khô trong bóng râm khoảng 3–4 giờ sau đó đem trồng (Srinivasan và
ctv., 2008).

5


Theo Ravindran và Babu (2005), cần chọn giống có mắt mầm phát triển tốt
để trồng, mắt mầm thường phân thành 3 loại:
 Loại to: dài hơn 2 cm và đường kính từ 0,8 – 1cm.
 Loại trung bình: dài từ 1 - 2cm và đường kính khoảng 1 cm.
 Loại nhỏ: ngắn hơn 1 cm và đường kính từ 0,5 – 0,7 cm.
1.1.5.3 Chuẩn bị đất
Đất trồng gừng phải cần tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt. Đất có vị trí
cao được cài bừa kỹ, làm sạch cỏ, phơi ải càng tốt. Để có được củ nhiều, củ to,
gừng cần được trồng ở chỗ có lớp đất mặt dày (Mai Văn Quyền và ctv., 2007),
nhiều đất thịt. Ở những chỗ đất không dày người ta phải đánh luống cao 20–25cm,
rộng khoảng 1,2 – 1,5cm (Bùi Thanh Hà và ctv., 2004).
1.1.5.4 Phân bón (Mai Văn Quyền và ctv., 2007)
Bón lót: 20-30 tấn phân chuồng hoai, 300-500 kg super lân hay phân lân
nung chảy, 500-1000 kg tro bếp.
Bón thúc cho gừng được chia thành ba lần bón:
 Lần 1 (4–5 lá), bón NPK (16-16-8-13S) khoảng 100 -150 kg/ha.

 Lần 2 (giữa mùa mưa), bón NPK (16-16-8-13S) khoảng 150 -200 kg/ha.
 Lần 3 (kết thúc mùa mưa khoảng 1 tháng), tùy trạng thái cây mà quyết
định có bón hay không, bón NPK (16-16-8-13S) khoảng 100 -150 kg/ha.
1.1.5.5 Trồng gừng
Gừng được trồng bằng củ. Chọn các củ gừng có nhiều mầm, bẻ từng nhánh
gừng riêng. Chấm phần bẻ hoặc cắt vào tro bếp. Sau đó đem mầm gừng trồng vào
các rảnh đã bón phân sẵn, phủ lên củ gừng một lớp đất mỏng rồi lấy tay ấn nhẹ
xuống. Sau đó lấy rơm rạ phủ lên bề mặt luống, có thể là trấu, lá khô …., rồi tưới
nước cho đủ ẩm. Gừng trồng khoảng cách 40 x 30 cm (Mai Văn Quyền và ctv.,
2007).

6


1.1.5.6 Làm cỏ và vun gốc
Cỏ được làm trước khi bón phân và phủ rơm, cỏ được làm 2–3 lần/vụ tùy
thuộc vào sự phát triển của cỏ (Srinivasan và ctv., 2008).
Vun gốc nhằm đảm bảo cho củ không bị lòi và giúp cho củ có đủ không
gian để phát triển. Việc vun gốc được thực hiện lúc 45 và 90 ngày sau khi trồng,
sau khi làm cỏ và bón phân (Srinivasan và ctv., 2008).
1.1.5.7 Thu hoạch
Gừng trồng 3–4 tháng sau có thể tỉa lá ăn hoặc làm thuốc. Sau 6–8 tháng
trồng thì thu hoạch củ (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007). Theo
Mai Văn Quyền và ctv. (2007), thì gừng trồng để xuất khẩu, thường sau 10 tháng
mới thu hoạch, thu hoạch muộn quá, xơ sẽ nhiều làm thực phẩm không thích hợp
nhưng làm thuốc thì tốt.
Quan sát nếu thấy lá gừng đồng loạt ngả vàng, một số lá gừng khô dần
xung quanh mép, đào thử một vài củ lên nếu thấy củ gừng đã đủ độ lớn, da củ
gừng ngả sang màu xám là có thể thu hoạch được (Bùi Thanh Hà và ctv., 2004).
1.1.6 Một số bệnh hại phổ biến trên gừng

Gừng là cây thân cỏ và có nhiều dịch bệnh gây hại. Các loại bệnh hại như
thối rễ, héo do vi khuẩn, vàng lá, đốm lá do Phyllostista, và thối củ trong tồn trữ
là bệnh gây thiệt hại kinh tế nặng nhất (Ravindran và Babu, 2005). Theo
Srivastava và ctv. (2008), thì Pythium aphanidermatum, Fusarium oxysporum,
Ralstonia solanacearum và Pratylenchus coffeae là những tác nhân chính gây
bệnh thối mềm, vàng lá, héo vi khuẩn và thối khô trên đồng ruộng và trong kho
vựa.
1.2 BỆNH HÉO XANH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA
SOLANACEARUM
1.2.1 Triệu chứng bệnh
Đầu tiên, lá có triệu chứng rủ nhẹ xuống và mép lá uốn cong. Lá bắt đầu
vàng từ lá thấp nhất sau đó lan dần lên trên (Srinivasan và ctv., 2008). Mô mạch

7


của thân hóa đen và triệu chứng này tiến triển rất nhanh cho đến khi thân cây
(thân giả) héo cụp xuống. Củ gừng (thân rễ) bị bệnh thường có màu đậm hơn
những củ gừng khỏe mạnh và bị nhũng nước với dịch sữa tiết ra. Khi cắt ngang củ
gừng hoặc thân giả, thấy dịch khuẩn như sữa tiết ra tự do từ bề mặt vết cắt. Vi
khuẩn tập trung nhiều ở mô mạch đã ngăn cản nước và dinh dưỡng để cung cấp
cho cây từ đất, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây và kết quả cuối cùng
là làm cây chết (Ravindran và Babu, 2005).
1.2.2 Phân bố bệnh
Bệnh xuất hiện ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, các vùng có khí hậu
nóng ẩm, ấm áp (Đỗ Tấn Dũng, 2001). Phạm vi ký chủ của vi khuẩn R.
solanacearum rất rộng và gừng là một trong những ký chủ quan trọng. Phân bố
của mầm bệnh đang được mở rộng trong những năm gần đây. Vi khuẩn R.
solanacearum gây bệnh thối củ trên gừng thuộc race 4, đã được ghi nhận ở Trung
Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Philippine, Hawaii và nhiều nước trồng gừng khác

(Kumar và ctv., 2004).
1.2.3 Tác nhân gây bệnh
- Đặc điểm chung của vi khuẩn Ralstonia solanacearum
Theo CABI (2007), thì vi khuẩn Ralstonia solanacearum thuộc:
Ngành: Proteobacteria.
Lớp: Betaproteobacteria.
Bộ: Burkholderiales.
Họ: Ralstoniaceae.
Vi khuẩn R. solanacearum thuộc gram âm (-), hình que 0,5–1,5 m, háo
khí, chuyển động bằng lông roi (1-3) ở đầu. Trên môi trường Kelman (1954)
khuẩn lạc màu trắng kem nhẵn bóng, nhờn (vi khuẩn có tính độc gây bệnh). Nếu
khuẩn lạc chuyển sang kiểu khuẩn lạc nâu, nhăn nheo là isolate vi khuẩn mất tính
độc (nhược độc). Để phát hiện dòng vi khuẩn có tính độc thường dùng môi trường
chọn lọc TZC (2,3,5-triphenyl tetrazolium chloride). Trên môi trường này isolate

8


vi khuẩn có tính độc sẽ có khuẩn lạc ở giữa màu hồng, rìa trắng (Ravindran và
Babu, 2005; Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998; Vũ Triệu Mân, 2007).
Theo Vũ Triệu Mân (2007), thì vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ thích hợp
25-300C, tối hảo là ở 300C, nhiệt độ tối thiểu 100C, tối đa 410C. Nhiệt độ gây chết
520C. Vi khuẩn gây bệnh trong phạm vi pH khá rộng (6-8), thích hợp nhất
pH 6,8-7 (Vũ Triệu Mân, 2007; Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).
Vi khuẩn có đặc tính hóa lỏng gelatine, không thủy phân tinh bột, tạo H2S,
không tạo indol, NH3, không khử nitrate. Vi khuẩn có khả năng tạo acid nhưng
không tạo khí trong môi trường có đường saccarose, maltose, lactose, callobiose,
galactose…( Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).
-Ký chủ của vi khuẩn Ralstonia solanacearum
Theo Ravindran và Babu (2005), thì vi khuẩn có phạm vi ký chủ rộng; trên

50 họ thực vật được quan sát nhạy cảm với vi khuẩn. Phạm vi ký chủ bao gồm cây
họ cà (cà chua, khoai tây, thuốc lá, cà tím), cây họ đậu (đậu phộng, đậu tây), cây
một lá mầm (chủ yếu là chuối và gừng) và một vài cây bụi (dâu tằm, ô lui, sắn,
bạch đàn).
Theo Vũ Triệu Mân (2007), vi khuẩn Ralstonia solanacearum phân hóa
thành nhiều races, biovars khác nhau tùy theo loài cây ký chủ, vùng địa lý, đặc
điểm sinh hóa, tính độc, tính gây bệnh. Các pathovars, các races (chủng, nhóm
nòi) phân định trên cơ sở phổ ký chủ của chúng và vùng địa lý phân bố.
 Race 1: Có phổ ký chủ rộng, các cây họ Cà (cà chua, khoai tây, thuốc lá…),
họ Đậu (đậu phộng…) phân bố ở các vùng đất thấp, nhiệt đới, cận nhiệt đới
(biovar 1, 3, 4). Nhiệt độ tối hảo là 35 – 370C.
 Race 2: Gây bệnh trên chuối (tam bội): Heliconia, phân bố ở vùng nhiệt đới
châu Mỹ, châu Á (biovar 3 và 2). Nhiệt độ tối hảo là 35 – 370C.
 Race 3: Chủ yếu hại khoai tây (cà chua), phân bố ở vùng nhiệt độ thấp hơn,
vùng đất núi cao nhiệt đới, cận nhiệt đới (biovar 2). Nhiệt độ tối hảo thấp
(270C).
 Race 4: Hại trên cây gừng (Philippines) (biovar 4).
9


 Race 5: Hại trên cây dâu tằm (Trung Quốc) (biovar 5).
Theo Hayward (1964), được trích bởi Vũ Triệu Mân (2007), thì các biovar
phân định trên cơ sở đặc tính sinh hóa (oxy hóa các nguồn hydrate carbon gồm 3
loại đường lactose, maltose, callobiose và 3 loại rượu mannitol, dulcitol, sorbitol)
đã xác định có 5 biovar ở các vùng trên thế giới là các biovar 1, 2, 3, 4, 5.
Biovar 3 có đặc tính tạo ra acid oxy hóa cả 6 loại lactose, maltose,
cellobiose, dulcitol, manitol và sorbitol. Biovar 4 chỉ oxy hóa (phản ứng +) ba loại
dulcitol, manitol và sorbitol (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).
-Vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh thối củ trên gừng được xác
định là do R. solanacearum race 4, thuộc nòi sinh học (biovar) 3 hoặc 4 gây ra (Vũ

Triệu Mân, 2007). Hai nòi sinh học (biovar) 3 và 4 có mức độ nhiễm bệnh nhân tạo
khác nhau trên gừng. Biovar 4 làm cho cây héo nhanh (từ 14 đến 21 ngày sau khi
lây nhiễm bệnh) và biovar 3 thì héo chậm (làm cho gừng héo sau 6 tuần sau khi lây
bệnh) (Ravindran và Babu, 2005). Theo Pegg và Stirling (2010), được trích dẫn bởi
Trần Văn Nhã (2011), thì bệnh héo xanh thối củ trên gừng do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum race 3 và 4 gây ra. Race 3 gây héo chết chậm, còn race 4 gây héo
chết nhanh.
Theo Kumar và ctv. (2004), thì vi khuẩn Ralstonia solanacearum được
phân lập từ Chromolaena, một loài cỏ phổ biến trong ruộng gừng, không gây
bệnh trên gừng mặc dù nó thuộc về biovar 3. Tương tự, vi khuẩn được phân lập từ
khoai tây, cà chua, ớt cũng không gây hại trên gừng . Tuy nhiên, ở Ấn Độ biovar
3 là nguyên nhân gây héo trên gừng trong 5-7 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo và
7-10 khi nhiễm bệnh từ đất.
Vi khuẩn R. solanacearum race 4 gây héo trên nhiều cây của họ gừng
(Zingiberaceae) bao gồm gừng ăn (Zingiber officinale), mioga (Z. mioga), nghệ
(Curcuma longa), siam tulip (C. alismatifolia), alpinia (Alpinia spp.), cây riềng
(Kaempheria galanga), gừng vàng (Hedychium flavescens), gừng trắng (H.
coronarium) và ngãi tiên Gardner (H. gardenarium). Những nghiên cứu gần đây
về tính nhạy cảm của các loài cây khác nhau trong họ gừng (Zingiberaceae) và họ
mía dò (Costaceae) cho thấy rằng gừng đỏ và gừng hồng (Alpinia purpurata),
10


gừng đỏ lily (Hedychium coccineum), nghệ trắng (Curcuma zedoaria), globba
(Globba spp.), gừng gió (Zingiber zerumbet), gừng tổ ong (Z. spectabile) và cát
lồi (Costus barbatus, họ Costaceae) cũng rất nhạy cảm với R. solanacearum race
4 (Paret và ctv., 2008, được trích dẫn bởi Trần Văn Nhã, 2011).
1.2.4 Sự xâm nhập, phát sinh và phát triển bệnh.
Nghiên cứu về mặt sinh học phân tử cho thấy tính gây bệnh của các dòng vi
khuẩn R. solanacearum có độc tính được quyết định bởi các gen độc hrp. Vi

khuẩn xâm nhiễm vào rễ, thân, cuống lá, qua các vết thương cơ giới do nhổ cây
con giống đem trồng (cà chua), do côn trùng hoặc tuyến trùng tạo ra, do chăm sóc
vun trồng …. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào qua các lỗ hở tự nhiên, qua bì
khổng trên củ (khoai tây) (Vũ Triệu Mân, 2007). Sau khi xâm nhập vào rễ, vi
khuẩn lan tới các bó mạch dẫn xylem, sinh sản phát triển trong đó. Sản sinh ra các
men pectinaze và cellulaze để phân hủy mô, sinh ra các độc tố ở dạng
exopolysaccharide (EPS) và lipopolysacharide (LPS) vít tắc mạch dẫn cản trở sự
vận chuyển nước và nhựa trong cây, dẫn tới cây héo nhanh chóng. EPS được tổng
hợp ra nhờ có nhóm gen eps. A, eps. B và OPS (Cook và Sequeira, 1991, được
trích dẫn bởi Vũ Triệu Mân, 2007).
Bệnh phát sinh, phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao
(30–350C), mưa ẩm nhiều. Nhiệt độ giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát sinh và phát triển của bệnh (Đỗ Tấn Dũng, 2001). Triệu chứng xuất
hiện rõ trên cây khi nhiệt độ ≥ 200C và nhiệt độ đất phải > 140C (Vũ Triệu Mân,
2007). Khi nhiệt độ thấp hơn 100C, thì bệnh không phát triển (CABI, 2007). Bệnh
phát triển mạnh và nhanh chóng trên đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất đã nhiễm vi
khuẩn (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998), trên những chân ruộng hay ở
những vùng thường trồng các loại cây thuộc họ cà như cà chua, cà pháo, cà tím
…, họ đậu đỗ như đậu que, đậu cô ve …, tần ô (cải cúc) … vì những loại cây này
là ký chủ của mầm bệnh (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
Ẩm độ đất cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xâm nhiễm, lan
truyền của vi khuẩn vì nó gia tăng sức sống của vi khuẩn với vùng rễ và tăng
cường sức sống của vi khuẩn trong đất (Đỗ Tấn Dũng, 2001). Độ ẩm của đất cũng

11


×