Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khảo sát đặc điểm hình thái rầy đầu vàng, hiệu lực các chế phẩm nấm ký sinh trên rầy đầu vàng hại mía và bọ đuôi kìm; khả năng ăn rầy đầu vàng của bọ đuôi kìm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN ANH TUẤN
NGUYỄN QUỐC TUẤN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂ

RẦY ĐẦU VÀNG

(Eoeurysa flavocapitata Muir); HIỆU LỰC CÁC CHẾ
PHẨM NẤM KÝ SINH TRÊN RẦY ĐẦU VÀNG HẠI
MÍA VÀ BỌ ĐUÔI KÌM; KHẢ NĂNG ĂN RẦY ĐẦU
VÀNG CỦA BỌ ĐUÔI KÌM

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM


RẦY ĐẦU VÀNG

(Eoeurysa flavocapitata Muir); HIỆU LỰC CÁC CHẾ
PHẨM NẤM KÝ SINH TRÊN RẦY ĐẦU VÀNG HẠI
MÍA VÀ BỌ ĐUÔI KÌM; KHẢ NĂNG ĂN RẦY ĐẦU
VÀNG CỦA BỌ ĐUÔI KÌM

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Trần Văn Hai
KS. Bùi Xuân Hùng
KS. Trịnh Thị Xuân

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Quốc Tuấn
Lớp: BVTV K32
MSSV: 3064992
3064990

Cần Thơ, 2010


DANH MỤC VIẾT TẲT
BĐK: bọ đuôi kìm.
Bb: Beauveria bassiana
BVTV: Bảo vệ thực vật.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.
ĐC: đối chứng.
ĐHCT: Đại học Cần Thơ.
ĐHH: độ hữu hiệu.

FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc).
IUPAC: International Union of Pure and Applied Chemistry (Liên hiệp Hóa học
Thuần túy và Ứng dụng Quốc tế)
Ma: Metarhizium anisopliae
NSKP: ngày sau khi phun
NSKT: ngày sau khi thả.
NT: nghiệm thức.
Pae: Paecilomyces sp.
PTN: phòng thí nghiệm.
NL: nhà lưới
RĐV: rầy đầu vàng
SHƯD: sinh học ứng dụng.
WHO: The World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
WG: Thuốc dạng hạt tan trong nước.
i


Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Quốc Tuấn, 2010. “Khảo sát đặc điểm hình thái
rầy đầu vàng (Eoeurysa flavocapitata Muir); Hiệu lực các chế phẩm nấm ký
sinh trên rầy đầu vàng hại mía và bọ đuôi kìm; Khả năng ăn rầy đầu vàng của
bọ đuôi kìm”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Đề tài nhằm khảo sát một số đặc điểm hình thái của RĐV, hiệu lực của một
số chế phẩm nấm kí sinh trong phòng trừ RĐV, khảo sát khả năng ăn rầy đầu vàng
và ảnh hưởng của các chế phẩm nấm kí sinh lên BĐK trong điều kiện PTN và NL.
Từ đó tìm ra cách phòng trừ rầy đầu vàng có hiệu quả theo hướng bền vững.
Kết quả đạt được như sau:

Khảo sát đặc điểm hình thái của rầy đầu vàng trong PTN
Giữa các tuổi của ấu trùng RĐV tuổi 1, 2 và tuổi 3, 4, 5 không khác nhau về
hình dạng và màu sắc cơ thể. Kích thước trung bình: trứng 0,72 x 0,21 mm, ấu trùng
tuổi 1: 1,29 x 0,33 mm, tuổi 2: 1,71 x 0,42 mm, tuổi 3: 2,07 x 0,49 mm, tuổi 4: 2,62
x 0,69 mm, tuổi 5: 3,27 x 0,84 mm và thành trùng cái 4,2 x 1,5 mm, sải cánh 6,8
mm, thành trùng đực 3,5 x 1,1 mm và sải cánh 6,3 mm.
Khảo sát hiệu lực của các nồng độ chế phẩm nấm xanh Ma-ĐHCT lên
RĐV trong điều kiện ngoài đồng
Nồng độ 106, 10 8 và 109 bào tử/g chế phẩm của nấm xanh Ma-ĐHCT có hiệu
quả với RĐV tương đối cao đạt ĐHH lần luợt là 44,2% và 68,0% ở 15 NSKP.
Khả năng ăn RĐV của BĐK trong điều kiện PTN
Khả năng ăn của một cặp đực và một cặp cái đạt 100% sau 5 ngày thả, một
cặp (đực-cái) đạt 100% sau 7 ngày thả ở các nghiệm thức thả 5, 10, 15 và 20 RĐV.
Ảnh hưởng của các chế phẩm nấm xanh Ma-ĐHCT, nấm trắng BbĐHCT, nấm tím Pae-ĐHCT và thuốc Chess 50WG lên BĐK trong điều kiện
PTN.
Thuốc Chess 50WG có ảnh hưởng đến BĐK với độ hữu hiệu là 23,5%, nấm
Ma-ĐHCT là 17,7%, nấm Bb-ĐHCT là 8,8% và nấm Pae-ĐHCT là 5,1%.
Ảnh hưởng của các chế phẩm Ma-ĐHCT, Bb-ĐHCT, Pae-ĐHCT và
thuốc Chess 50WG lên BĐK trong điều kiện NL
Nấm Pae-ĐHCT và thuốc Chess 50WG có ảnh hưởng đến BĐK với độ hữu
hiệu là 14,5% và 14,6%, nấm Ma-ĐHCT và nấm Bb-ĐHCT là 6,7% ở 12 NSKP.
ii


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... i
TÓM LƯỢC........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG.......................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................. ix

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................................... 3
1.1 Cây mía ....................................................................................................... 3
1.2 Các loài sâu hại chính trên mía .................................................................... 4
1.2.1 Sâu đục thân .......................................................................................... 4
1.2.2 Bọ hung hại mía..................................................................................... 5
1.2.3 Rệp bông trắng hại mía .......................................................................... 5
1.2.4 Rầy đầu vàng ......................................................................................... 5
1.2.4.1 Phân bố và ký chủ ............................................................................ 6
1.2.4.2 Đặc điểm hình thái và sinh học......................................................... 6
1.2.4.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại.................................................. 6
1.2.4.4 Biện pháp phòng trị .......................................................................... 7
1.3 Bọ đuôi kìm ................................................................................................ 8
1.3.1 Thành phần loài và sự phân bố của bọ đuôi kìm ..................................... .8
1.3.2 Một số đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm ............................................. 9

iii


Bọ đuôi kìm vàng: Chelisoches variegates ................................................ 9
1.3.3 Đặc điểm sinh học của bọ đuôi kìm ..................................................... 10
1.3.4 Thiên địch tự nhiên của bọ đuôi kìm. .................................................. 11
1.3.5 Khả năng sử dụng bọ đuôi kìm trong phòng trừ sinh học. ................... 12
1.4 Đặc tính của một số loài nấm ký sinh côn trùng và thuốc hóa học sử dụng
trong thí nghiệm ................................................................................................... 12
1.4.1 Nấm xanh Metarhizium anisopliae Sorokin ......................................... 12
1.4.2 Nấm trắng Beauveria bassiana Vuillemin............................................ 15
1.4.3 Nấm tím Paecilomyces sp. ................................................................... 16
1.4.4 Thuốc hóa học Chess 50WG ................................................................ 18

CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 20
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................................ 20
2.1 Khảo sát đặc điểm hình thái rẩy đầu vàng trong điều kiện PTN ................. 20
2.1.1 Phương tiện ......................................................................................... 20
2.1.2 Phương pháp ........................................................................................ 20
2.2 Thử hiệu lực các nồng độ của chế phấm nấm xanh Ma-ĐHCT lên rầy đầu
vàng trong điều kiện ngoài đồng ........................................................................... 20
2.2.1 Phương tiện ......................................................................................... 21
2.2.2 Phương pháp ........................................................................................ 21
2.3 Khảo sát khả năng ăn rầy đầu vàng (RĐV) của bọ đuôi kìm (BĐK) trong
điều kiện phòng thí nghiệm (PTN)........................................................................ 22
2.3.1 Phương tiện ......................................................................................... 22
2.3.2 Phương pháp ........................................................................................ 22

iv


Thí nghiệm 1: khả năng ăn RĐV của một cặp BĐK (đực-cái) trong PTN .. 22
Thí nghiệm 2: khả năng ăn RĐV của một cặp BĐK (cái) trong PTN ......... 23
Thí nghiệm 3: khả năng ăn RĐV của một cặp BĐK (đực) trong PTN ........ 23
2.4 Khảo sát ảnh hưởng của một số loài nấm ký sinh trên BĐK trong điều kiện
phòng thí nghiệm (PTN) và nhà lưới .................................................................... 23
2.4.1 Phương tiện ......................................................................................... 24
2.4.2 Phương pháp ........................................................................................ 24
Thí nghiệm 1: ảnh hưởng của ba loại nấm Ma-ĐHCT, Bb-ĐHCT và PaeĐHCT lên bọ đuôi kìm trong điều kiện PTN ........................................................ 24
Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của ba loại nấm Ma-ĐHCT, Bb-ĐHCT và PaeĐHCT lên bọ đuôi kìm trong điều kiện nhà lưới ................................................... 25
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................. 27
3.1 Khảo sát đặc điểm hình thái rầy đầu vàng trong điều kiện PTN ................. 27
3.2 Thử hiệu lực các nồng độ của chế phấm nấm xanh Ma-ĐHCT lên rầy đầu

vàng trong điều kiện ngoài đồng ........................................................................... 29
3.3 Khảo sát khả năng ăn rầy đầu vàng (RĐV) của bọ đuôi kìm (BĐK) trong
điều kiện phòng thí nghiệm (PTN)........................................................................ 30
3.3.1 Khả năng ăn RĐV của một cặp BĐK (đực-cái) trong PTN .................. 30
3.3.2 Khả năng ăn RĐV của một cặp BĐK (cái) trong PTN ......................... 31
3.3.3 Khả năng ăn RĐV của một cặp BĐK (đực) trong PTN ........................ 32
3.4 Khảo sát ảnh hưởng của một số loài nấm ký sinh trên BĐK trong điều kiện
phòng thí nghiệm (PTN) và nhà lưới .................................................................... 33
3.4.1 Ảnh hưởng của ba loại nấm Ma-ĐHCT, Bb-ĐHCT và Pae-ĐHCT lên bọ
đuôi kìm trong điều kiện PTN .............................................................................. 33

v


3.4.2 Ảnh hưởng của ba loại nấm Ma-ĐHCT, Bb-ĐHCT và Pae-ĐHCT lên bọ
đuôi kìm trong điều kiện nhà lưới ......................................................................... 35

CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 41
4.1 Kết luận .................................................................................................. 41
4.2 Đề nghị ................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 42

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng


Trang

3.1

Kích thước của các giai đoạn sinh trưởng của rầy đầu vàng

28

Eoeurysa flavocapitata Muir trong điều kiện phòng thí nghiệm,
bộ môn BVTV (29-310C, 54-71%)
3.2

Độ hữu hiệu các nồng độ của nấm xanh Ma-ĐHCT trên RĐV

29

trong điều kiện ngoài đồng, Bộ môn BVTV, tháng 10/2009
3.3

Khả năng ăn RĐV của một cặp BĐK (đực-cái) trong điều kiện

31

phòng thí nghiệm, bộ môn BVTV, 12/2009
3.4

Khả năng ăn RĐV của một cặp BĐK (cái) trong điều kiện

32


phòng thí nghiệm, bộ môn BVTV, 12/2009
3.5

Khả năng ăn RĐVcủa một cặp BĐK (đực) trong điều kiện

33

phòng thí nghiệm, bộ môn BVTV, tháng 12/2009
3.6

Độ hữu hiệu của các chế phẩm nấm ký sinh đối với BĐK trong

34

điều kiện phòng thí nghiệm, Bộ môn BVTV, tháng 03/2010
3.7

Độ hữu hiệu của các chế phẩm nấm ký sinh trên BĐK trong điều
kiện nhà lưới, Bộ môn BVTV, tháng 04/2010

vii

35


DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình

Hình


Trang

3.1

Trứng sắp nở (A) và ấu trùng tuổi 1 mới nở (B) của RĐV

37

3.2

Ấu trùng tuổi 1 (C) và ấu trùng tuổi 2 (D) của rầy đầu vàng

37

3.3

Các giai đoạn phát triển của rầy đầu vàng

37

3.4

Thí nghiệm khả năng ăn RĐV của BĐK trong phòng thí nghiệm

38

3.5

Thí nghiệm khả năng ăn RĐV của BĐK trong phòng thí nghiệm


38

3.6

Thí nghiệm ảnh hưởng của các chế phẩm nấm xanh Ma-ĐHCT,
trắng Bb-ĐHCT, tím Pae-ĐHCT và thuốc Chess 50WG lên

38

BĐK
3.7

BĐK bị nhiễm nấm trắng Bb-ĐHCT trong phòng thí nghiệm

39

3.8

Thí nghiệm khảo sát đặc điểm hình thái RĐV trong PTN

39

3.9

BĐK được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm và nhà lưới

39

3.10


Mía phát triển bình thường tại huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng.

40

3.11

Triệu chứng mía bị RĐV gây hại trên lá tại huyện Cù Lao Dung,

40

Sóc Trăng
3.12

RĐV được nhân nuôi trong chậu dưới nhà lưới

viii

40


MỞ ĐẦU
Mía là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và là nguồn nguyên
liệu quan trọng trong ngành công nghiệp đường của Việt Nam cũng như của Thế
giới. Trong tương lai, mía còn là nguyên liệu quý của ngành năng lượng, ngành giấy
và sợi nhân tạo,… Cây mía ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân (Trần văn Sỏi, 2001).
Ở nước ta, các vùng trồng mía nhiều nhất trong cả nước là: Bắc trung bộ,
duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Đồng bằng sông
Cửu Long hiện nay có tổng diện tích trồng mía khoảng 65.300 ha. Trong đó, Sóc

Trăng là tỉnh có truyền thống trồng mía lâu đời, với tổng diện tích canh tác khoảng
15.800 ha. Đặc biệt, cây mía được trồng nhiều nhất ở huyện Cù Lao Dung với 7.500
ha, đây được xem là những vùng mía trọng điểm của miền Tây (Niên giám thống
kê, 2008).
Tuy nhiên, cây mía thường bị dịch hại tấn công làm ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng đường của mía… Đặc biệt gần đây nhất là rầy đầu vàng một loài côn
trùng mới gây hại trên mía. Rầy đầu vàng (Eoeurysa flavocapitata Muir) còn được
gọi là rầy đen gây hại trên mía, cũng thấy xuất hiện trên mía ở các nước lân cận như
Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan,… Đây là đối tượng gây hại mạnh, chúng chích
hút nhựa lá mía tạo những chấm màu vàng, có chất dịch nhầy trong suốt làm mía
không phát triển được và chết dần ở mía dưới 3 tháng tuổi, đồng thời làm giảm
năng suất và chất lượng ở mía trên 7 tháng tuổi. Rầy đầu vàng chỉ mới xuất hiện vài
năm gần đây, ở nước ta vẫn chưa có nghiên cứu sâu về loại côn trùng này. Hiện
nay, có khoảng 7.000 ha mía ở các tỉnh bị nhiễm rầy đầu vàng gây thiệt hại nặng.
Để đối phó với loài côn trùng gây hại này, nông dân chủ yếu sử dụng thuốc
trừ sâu hóa học với mức độ và liều lượng ngày càng cao, phun xịt trực tiếp lên cây
mía để bảo vệ thân cây đến cận ngày thu hoạch. Điều này không những làm cho chi
phí sản xuất tăng mà còn ảnh hưởng tới nhiều loài thiên địch trên rẫy mía, môi
trường và sức khỏe người phun thuốc. Mặt khác, dưới áp lực chọn lọc mạnh của
thuốc trừ sâu đã gây ra sự bộc phát tính kháng thuốc của các loại dịch hại (Trần Văn
Hai và ctv., 1997). Vì vậy, việc khảo sát đặc điểm hình thái và đánh giá hiệu quả
của một số chế phẩm nấm ký sinh lên rầy đầu vàng hại mía để phòng trừ bằng biện
pháp sinh học là cần thiết, nhằm hạn chế tối đa mức độ thiệt hại do rầy đầu vàng
trên mía gây ra, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Việc ứng dụng các chế phẩm sinh học trong phòng trừ rầy đầu vàng gây hại trên

1


mía và việc khảo sát ảnh hưởng của các loại chế phẩm này đối với thiên địch thì

chưa được nghiên cứu nhiều. Chính vì vậy, đề tài: “Khảo sát đặc điểm hình thái
rầy đầu vàng (Eoeurysa flavocapitata Muir); Hiệu lực các chế phẩm nấm ký
sinh trên rầy đầu vàng hại mía và bọ đuôi kìm; Khả năng ăn rầy đầu vàng của
bọ đuôi kìm” được tiến hành nhằm mục đích:
- Khảo sát đặc điểm hình thái của rầy đầu vàng.
- Khảo sát khả năng ăn rầy đầu vàng của Bọ đuôi kìm.
- Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm nấm ký sinh đối với các loài
thiên địch (Bọ đuôi kìm) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới.
- Đánh giá hiệu lực của các nồng độ của số chế phẩm nấm xanh Metarhizium
anisopliae trên rầy đầu vàng ở điều kiện ngoài đồng.
Từ đó, có thể làm cơ sở để ứng dụng rộng rãi vào thực tế đồng ruộng.

2


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 CÂY MÍA
Cây mía có tên khoa học là Saccharum spp.
Ngành có hạt Spermatophyta
Lớp đơn tử diệp Monocotyledneae
Họ hòa bản Graminaea
Giống Saccharum
Loài Oficinarum, Sinense, Barberi,...
Cây mía thuộc nhóm cây C4 là loại cây ưa ánh sáng, thời gian chiếu sáng tối
ưu cho sự phát triển là khoảng 1500 – 2000 giờ. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 25 –
350C, độ ẩm tối ưu khoảng 50 – 80%. Đất trồng mía có pH thích hợp từ 6 – 8 (Trần
Thị Ba và ctv., 2008).
Mía có cấu tạo cơ bản gồm rễ, thân, lá. Theo Trần Thị Kim Ba và ctv.
(2008) thì mía thuộc loại rễ chùm, mọc từ các điểm trên đai rễ của hom hoặc ở chân

mầm nơi tiếp giáp giữa mầm và hạt. Mía trồng bằng hom khi mọc mầm có hai loại
rễ: rễ hom và rễ chồi. Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997), thân mía
làm nhiệm vụ mang lá, vận chuyển nước và thức ăn từ rễ tới lá. Thân là đối tượng
thu hoạch và nơi dự trữ đường (trích dẫn Nguyễn Hoàng Ân và Đỗ Quang Phúc,
2009). Thân mía gồm nhiều đốt và lóng hợp thành, cao trung bình 2–3 m, một số
giống có thể cao 4–5 m. Lá mía mọc thành 2 hàng so le, đối nhau hoặc theo đường
vòng trên thân mía tùy giống, mỗi đốt có một lá. Lá mía dính vào thân ở phía dưới
đai rễ, khi lá rụng tạo thành sẹo lá hay vết lá. (Trần Văn Sỏi, 2001). Ngoài ra, cây
mía còn có các bộ phận khác như: lóng, hoa mía, hạt mía…
Do quá trình sinh truởng của cây mía từ 10 – 14 tháng, nên trồng mía còn tùy
vào khí hậu của mỗi địa phương. Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thời vụ
trồng mía chịu ảnh hưởng của khí hậu. Để đảm bảo năng suất cao, nguyên tắc thời
vụ là làm thế nào cho thời kỳ lóng dài gặp lúc mưa nhiều, nhiệt độ cao. Thời kỳ
chín thì mưa ít hay không mưa, nhiệt độ thấp.

3


Theo Trần Văn Sỏi (2001) mía là cây cao sản, mỗi hecta một năm có thể cho
từ 150–200 tấn năng suất sinh khối. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của cây mía rất lớn.
Ngoài các chất đa lượng NPK, cây mía rất cần canxi (Ca) và các chất vi lượng khác.
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì trung bình khi đạt 100 tấn/ha, cây
mía đã lấy đi khoảng 120 kg N, 70 kg P2O5, 200 kg K2O. Theo Viện PK quốc tế với
năng suất 224 tấn/ha cây mía đã hút 403 P2O5, 683 K2O, 112 Mg, 96 S (kg/ha).
(trích dẫn Đỗ Quang Phúc và Nguyễn Hoàng Ân, 2009).
Cách bón: bón đầy đủ, bón thúc nhiều lần phù hợp với nhu cầu sinh trưởng
của cây mía. Chủ yếu là bón thúc, nâng cao năng suất mía. Kết hợp N, P, K thích
hợp, lượng phân bón tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu, giống.
Bón 500–1000 kg vôi trên mặt liếp trước khi đào rãnh 5–10 ngày.
Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ và Super lân 100% trước khi trồng, xử lý đất

với thuốc Basudin 10H 10–20 kg/ha.
Bón thúc: theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) chia làm các lần bón như sau:
Lần 1: 20% N bón lúc mía được 1 tháng sau khi trồng.
Lần 2: 30% N + 50% K bón lúc mía được 3 tháng sau khi trồng.
Lần 3: 50% N bón lúc mía được 5 tháng sau khi trồng.
Nên kết hợp bón phân với làm cỏ xới xáo, vun luống cao để vùi lấp phân.
Một số giống đã được trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: Comus, F
156, MY – 5514, ROC 16, VĐ 86-368, VN 84.4137, QĐ 17, K 84.200, VN
85.1859, ROC 22,… (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).
1.2 CÁC LOÀI SÂU HẠI TRÊN MÍA
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) trên thế giới đã phát hiện được 125 loài sâu
hại mía, trong đó có khoảng 22 loài gây hại chủ yếu. Ở nước ta, thành phần sâu hại
mía khá phong phú, miền Bắc có 29 loài, miền Nam có 61 loài. Ở Việt nam, có một
số loài sâu hại mía gây thiệt hại nhiều và quan trọng như: rệp bông trắng, sâu đục
thân, bọ hung đen, rệp sáp, mối…và đặc biệt gần đây nhất là rầy đầu vàng gây hại
trên mía (trích dẫn Nguyễn Hoàng Ân và Đỗ Quang Phúc, 2009).
1.2.1 Sâu đục thân
4


Sâu đục thân là một trong những loại sâu hại chính phổ biến và gây nhiều
thiệt hại cho các vùng trồng mía, ước tính làm giảm 10% sản lượng mía thế giới (Lê
Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997).
Sâu đục thân mía ở nước ta thường gặp gồm 5 loài gây hại phổ biến thuộc bộ
cánh vảy Lepidoptera.
-

Sâu đục thân mình vàng: Argyrpploce schistaceana Snellen
Sâu đục thân 4 vạch: Proceras venosatus Walker
Sâu đục thân 5 vạch: Chilo infuscatellus Snellen

Sâu đục thân mình hồng: Sesamia inferens Walker

1.2.2 Bọ hung hại mía: Alissonotum impressicolle Arrow
Theo Trần Văn Sỏi (2001) thì bọ hung và ấu trùng của chúng là một trong
những loài sâu gây hại đáng kể đến nghề trồng mía. Bọ hung và ấu trùng của chúng
đục rỗng các gốc mía làm mía mất khả năng tái sinh, chúng ăn mất phần gốc của
các mầm còn bé, từ 3–5 lá thật làm cho mầm bị chết khô.
1.2.3 Rệp bông trắng hại mía: Ceratovacuna lanigera Zehntner
Theo Trương Quốc Tùng và Lê Văn Thuyết (2005) thì rệp non và trưởng
thành sống thành bầy ở mặt dưới lá chích hút nhựa làm lá đỏ, khô chết, làm giảm
năng suất và giảm độ đường. Có hai loại rệp: có cánh và không cánh.
Rệp có cánh màu đen, bụng và chân vàng, toàn thân được phủ lớp bông
trắng, xuất hiện quanh năm, thời tiết thích hợp 20–290C và ẩm độ > 75%.
Ngoài ra, còn một số sâu hại mía khác như: rệp sáp, sâu đục ngọn, bọ trĩ,
chuột, mối đất, dế dũi, cào cào, châu chấu…
1.2.4 Rầy đầu vàng
Tên khoa học : Eoeurysa flavocapitata Muir 1913
Tên tiếng Anh: Black Leafhopper, Yellow Headed Planthopper
Họ: Rầy thân (Delphacidae)
Bộ: Cánh đều (HOMOPTERA)
1.2.4.1 Phân bố và ký chủ

5


Rầy đầu vàng (RĐV) còn được gọi là rầy đen gây hại chủ yếu trên mía. RĐV
cũng xuất hiện trên mía ở các nước lịch sử trồng mía lâu đời như Ấn Độ, Thái Lan,
Trung Quốc, Đài Loan…
( )
1.2.4.2 Đặc điểm hình thái

*

Trứng

Theo Phạm Văn Biên và ctv. (2003) thì trứng nhỏ, dài khoảng 0,7 x 0,18
mm, hình kiếm, hai đầu tù, bề mặt trơn nhẵn, mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển
sang màu vàng nhạt đến vàng sẫm, thấy rõ hai điểm mắt màu đỏ nhạt.
* Ấu trùng
Rầy non có 5 tuổi, mới nở màu vàng nhạt, tuổi 2–3 có màu sẫm hơn, tuổi 4
đã thấy mầm cánh rõ ràng. Tuổi 5 rầy non có màu vàng đậm, đầu tù, mắt kép màu
nâu nhạt, mầm cánh sau dài đến đốt bụng thứ 4, mầm cánh trước đã che kín cánh
sau.
*

Thành trùng

Rầy trưởng thành dài 4-5 mm, toàn thân màu nâu sẫm, đầu và lưng ngực
trước màu vàng, mắt kép hình bầu dục, màu nâu đen, chung quanh có đường viền
nhỏ màu đỏ. Râu hình côn, đốt đều màu đen, đốt có lông dài màu nhạt hơn. Miệng
kiểu chích hút. Cánh trước hình gần chữ nhật, màu đen, đoạn cuối chỗ 1/4 cánh có
vệt ngang màu vàng nhạt rất rõ. Gân cánh đơn giản, trên cánh có lông ngắn và chấm
tròn đen. Cánh sau nhỏ, không màu, trong suốt. Chân trước và chân sau to nhỏ khác
nhau, đốt đùi và đốt ống chân dài bằng nhau, đốt bàn chân đều màu vàng sẫm, đốt
đùi chân sau giống như đốt đùi chân trước và chân giữa, đốt ống chân phát triển
hơn. .Đoạn mép ngoài và giữa có một đoạn gai nhô ra màu nâu đỏ. Rầy cái có kích
thước 4,05 x 1,11 mm, rầy đực nhỏ hơn.
1.2.4.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Theo Phạm Văn Biên và ctv. (2003) thì rầy thường xuất hiện ở các ruộng mía
trồng lẻ tẻ, diện tích nhỏ, tháo nước không tốt hoặc gần làng mạc, trồng dày. Chủ
yếu gây hại trên mía non ở các lá chưa mở hoặc lá non mới xòe, thường xuất hiện

trên mía Hè Thu từ đẻ nhánh đến 4–6 lóng.

6


Rầy trưởng thành hoạt động nhanh nhẹn, có tính hướng sáng, ban đêm vào
đèn nhiều. Rầy cái đẻ trứng vào hai mép gân lá, rầy non mới nở bò men theo mép
gân lá đến đọt. Rầy non và rầy trưởng thành tập trung ở lá đọt hay lá mới xòe ra
chích hút nhựa lá. Lá mía bị hại có những chấm vàng về sau liên kết nhau tạo thành
vết vàng lớn, trên đó có lớp bọt trắng hoặc lớp dịch trong suốt. Lớp dịch này thu
hút, kiến, ong,…đến, sau thời gian biến thành những chấm tròn màu đen và có mùi
hôi. Cây mía bị nặng lá đọt bị thối, lá xanh giảm và biến dạng, ngắn, ảnh hưởng đến
sinh trưởng và tích lũy đường của cây mía.
Mật độ rầy thường cao vào các tháng 4–5, 7–8 và 11-12. Hằng năm ở các
tỉnh phía Bắc, rầy phát sinh 6–7 lứa, thời gian một lứa khoảng 40–50 ngày, trong đó
thời gian trứng 8-12 ngày, rầy non 25–30 ngày, rầy trưởng thành đẻ trứng 5–19
ngày và có thể sống đến 1 tháng. Ở miền Đông, rầy xuất hiện từ tháng 7–10, sau đó
giảm dần.
1.2.4.3 Biện pháp phòng trị
* Biện pháp canh tác
Trồng mía tập trung ít bị hại hơn trồng lẻ tẻ. Nên trồng các giống kháng như:
F 177, F 178, ROC 5, ROC 16, R 570.
Theo Trần Văn Hai, về lâu dài cần chọn những loại giống mía có thân cứng,
lá cứng thì rầy đầu vàng ít tấn công. Cần áp dụng phân bón cân đối giữa phân đạm,
lân và kali, không nên bón phân đạm nhiều quá. Cây mía thừa đạm sẽ làm lá mía rất
non, mềm thì rầy đầu vàng dễ chích hút gây bệnh. Nếu kiểm soát chúng không đúng
kỹ thuật, sẽ làm bộc phát mật số rầy.
( />mid=431)
* Biện pháp sinh học
Theo Trần Văn Hai, trong trường hợp mật số rầy đầu vàng dưới 5 con/1 đọt

mía, mật số thiên địch như kiến ba khoang, bọ rùa, bọ đuôi kìm,…có số lượng cao
hơn thì không cần can thiệp, vì các loại côn trùng có ích sẽ tự diệt được rầy đầu
vàng. Tuy nhiên, khi mật số rầy đầu vàng trên 5 con/đọt mía, mật số thiên địch ít
hơn thì phải tiến hành phun thuốc.
( />
7


* Biện pháp hóa học
Kiểm tra ruộng mía khi thấy có 5–10 con/cây thì cho phun thuốc trừ rầy. Có
thể phun một trong các loại thuốc sau:
Dragon 585EC, Butyl 10WP (25gram) hoặc Butyl 400SC, Applaud 10WP,
Fastac 5EC, Sumithion 50EC, Hoppecin 50EC, Hopsan 75ND, Nurelle D 25/2,5EC,
Mospilan 20SP, Oncol 20EC…
Có thể phối hợp dầu khoáng để tăng hiệu lực trừ rầy. Phun vào sáng sớm hay
chiều mát, phun kỹ vào đọt non, loa kèn.
( />+ Cách phun thuốc
Ngọn mía cao ngang ngực người phun: Sử dụng bình bơm đeo vai, bơm đầy
hơi đi theo hàng mía, chỉnh béc phun vừa phải, phun ướt các lá ngọn.
Ngọn mía cao khỏi đầu người phun: Sử dụng bình phun áp lực (có máy nổ
hoặc môtơ nén hơi). Chuẩn bị dây phun dài theo hàng mía. Người phun đi theo
hàng mía, đưa béc phun ướt ngọn lá, cùng đi trên 1 rãnh, đi tới phun 1 hàng, đi lùi
phun 1 hàng. Phải có 1 người phụ bung dây và thu dây phun để không vướng dây.
Trong điều kiện hộ nông dân không có máy phun: Có thể tự chế dụng cụ
phun lên cao bằng bình phun nén hơi loại 8 lít, tháo rời chuôi điều chỉnh và cần
phun, nối vào 2 đầu ống dẫn nước bằng nhựa dẻo dài đến ngọn mía, khi phun chấp
cây sào dài đến ngọn mía để phun.
( />1.3 BỌ ĐUÔI KÌM
1.3.1 Thành phần loài và sự phân bố của bọ đuôi kìm.
Bọ đuôi kìm phân bố khắp nơi trên thế giới ngoại trừ vùng cực. Tuy nhiên,

chúng phân bố đa dạng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới (Habian Haas, 1996, trích dẫn
Hà Thanh Liêm, 2006).
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1800 loài được tìm thấy (D. C. F. Rentz và
D. K McE. Kevan, 1991; Fiban Haas, 1996).

8


1.3.2 Một số đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm
Trứng mới đẻ có màu trắng sữa, đường kính trứng khoảng 0,75 mm và có
hình hơi tròn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của phôi thì trứng hơi vàng và
bóng hơn, cho đến khi gần nở thì trứng có màu vàng sậm và hơi nâu. Đồng thời thì
kích thước trứng cũng tăng lên và dài khoảng 1,25 mm và có hình oval (John L.
Capinera, 1999).
Theo John L. Capinera (1999) thì ấu trùng có hình dạng rất giống thành trùng.
Tuy nhiên, chúng cũng có một số điểm khác với thành trùng như, ấu trùng có kích
thước ngắn và nhỏ hơn thành trùng. Bên cạnh đó thì màu sắc của ấu trùng nhạt và
đuôi kìm ít cong hơn thành trùng. Ngoài ra ấu trùng chưa có xuất hiện cánh chúng
chỉ mới xuất hiện mầm cánh trên lưng. Cuối cùng là số đốt râu giữa các tuổi ấu
trùng và thành trùng luôn khác nhau nhưng chúng có số đốt bụng bằng nhau. Đây là
những điểm giúp ta phân biệt giữa thành trùng và ấu trùng bọ đuôi kìm. (trích dẫn
Đặng Tiến Dũng và Phạm Kim Ngọc, 2005).
Bọ đuôi kìm có cơ thể thon dài, dẹp. Tùy theo loài mà chúng có chiều dài
khác nhau: Forficulidae auricularia Linnaens dài 13-19mm, loài Euborellia
annalipes Lucas dài 13-16 mm. Màu sắc biến đổi từ màu đỏ nâu cho tới màu đen.
Thông thường thì con cái có màu nhạt hơn con đực và có kích thước lớn hơn con
đực, đồng thời có sự khác biệt giữa số đốt bụng giữa con đực và con cái. Con cái có
8 đốt bụng còn con đực có 10 đốt (John Capinera, 1999, trích dẫn Đặng Tiến Dũng
và Phạm Kim Ngọc, 2005)
Điểm nổi bật dễ nhận thấy ở bọ đuôi kìm là có kìm ở đốt bụng cuối cùng.

Đây là đặc điểm để phân biệt đực cái một cách dễ dàng, con cái có kìm nhỏ hơn và
thẳng hơn con đực, con đực có kìm to hơn đồng thời cong nhiều hơn con cái
(William F. Lyon, 1991, trích dẫn Hà Thanh Liêm, 2006). Bọ đuôi kìm có râu hình
sợi chỉ, miệng nhai gặm và nhô ra phía trước.
Bọ đuôi kìm vàng: Chelisoches variegatus
Con cái: cơ thể có màu nâu đỏ, chân và cánh trước có màu vàng, tươi sáng,
chiều dài cơ thể biến động từ 16 - 22 mm (không kể phần đuôi kìm) (trung bình:
18,80 ± 0,51 mm), rộng 3,55 ± 0,13 mm. Râu hình sợi chỉ có 23 đốt râu, dài 16 - 17
mm, đốt thứ nhất và đốt thứ hai có màu vàng, các đốt còn lại có màu nâu đen, trên
đốt thứ nhất có một vài gai nhỏ. Miệng thuộc loại miệng nhai gặm, phát triển về
phía trước. Ba đôi chân ngực phát triển, cánh trước ngắn, hình chữ “U”, màu vàng
với đường viền đen, có cấu tạo bằng chất sừng, tương đối cứng. Cánh trước chỉ che

9


1 - 2 đốt lưng. Cánh sau thuộc loại cánh màng, hình quạt , rộng hơn so với cánh
trước và gấp lại bên dưới cánh trước tạo thành hai đốm trắng phía sau cánh trước
Con đực: cơ thể có màu tương tự như con cái, nhưng thường có kích thước
nhỏ hơn, dài từ 16 - 21 mm, trung bình 17,95 ± 0,57 mm (không kể phần đuôi kìm),
rộng 3,15 ± 0,07 mm. Râu cũng có 23 đốt, màu sắc và cách sắp xếp của các đốt râu
cũng tương tự như con cái. Bụng có 9 đốt. Đuôi kìm có hai dạng: dạng đuôi kìm
ngắn và dạng đuôi kìm dài, có màu nâu hoặc màu nâu đậm, cả hai kìm đều rất cong,
mạnh mẽ và có nhiều gai lớn trên bề mặt trong của kìm (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2009).
1.3.3 Đặc điểm sinh học của bọ đuôi kìm
Vòng đời của bọ đuôi kìm bao gồm các giai đoạn: trứng, ấu trùng và thành
trùng. Thời gian trứng kéo dài khoảng một tuần nhưng tùy theo nhiệt độ mà thời
gian trứng có thể kéo dài 10 ngày cho đến 3 tháng. Ấu trùng trải qua 3-4 lần lột xác
trước khi thành trùng (William F. Lyon, 1991). Thành trùng bọ đuôi kìm có đời

sống dài khoảng 1 năm. Tuy nhiên con đực có thời gian sống ngắn hơn so với con
cái.
Trứng được sự chăm sóc của con cái, con cái dời trứng và thường xuyên
liếm trứng để loại bỏ nấm và các vật chất trên vỏ trứng. Tuy nhiên, theo Lamb
(1976) thì việc liếm trứng sẽ cung cấp một chất lỏng trên bề mặt trứng để cho trứng
có thể nở tốt. Trứng cần có sự chăm sóc của con mẹ, nếu chúng không có được sự
chăm sóc thì tỷ lệ sống sót rất thấp so với trứng có sự chăm sóc của con mẹ (Louise
Kulzer, 1996, trích dẫn Đặng Tiến Dũng và Phạm Kim Ngọc, 2005).
Theo Steve Jacobs (2003), bọ đuôi kìm là loài biến thái không hoàn toàn vì
thế ấu trùng có hình dạng giống thành trùng. Tùy theo loài mà chúng sẽ trãi qua 4-5
lần lột xác trước khi thành trùng. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi thì có thể tới
6 tuổi.
Theo D.C.F.Rentz và D. K McE. Kevan (1991) thì tùy theo loài mà thời gian
ấu trùng cũng khác nhau: Labidura riparia: 100 ngày, Marava arachidis: 40-44
ngày, Anisolabis littorea: 165 ngày… Ấu trùng tuổi 1 được sự chăm sóc của con
cái, con cái mang thức ăn về tổ và ợ trở ra cho ấu trùng ăn. Nhưng bắt đầu sang tuổi
2 thì con cái mất bản năng làm mẹ, nó không còn chăm sóc con và có thể tấn công
con của chúng như con mồi (Lamb, 1976).

10


Khi bắt đầu từ tuổi 2 thì ấu trùng rời tổ và tự đi kiếm thức ăn và chúng cần
nhiều ẩm độ, ấu trùng có tính ăn tạp giống như thành trùng. Bắt đầu từ tuổi 3 thì
chúng có thể tấn công và ăn lẫn nhau (Donald Lewis, 1996).
Kìm là điểm đặc trưng của bộ bọ đuôi kìm. Chúng được dùng để giữ con
mồi, tấn công con mồi và còn dùng để tự vệ. Ở một số loài kìm còn được dùng để
hổ trợ cho việc đóng, mở cặp cánh trong (D. C. F. Rentz và D. K McE. Kevan,
1991). Hơn nữa, theo Louise Kulzer (1996) thì kìm còn có vai trò trong việc giao
phối.

Theo D. C. F. Rentz và D. K McE. Kevan (1991) thì bọ đuôi kìm có tính ăn
tạp, chúng ăn động vật, thực vật và cả chất đang phân hủy, chất thối rửa. Theo John
L. Capinera (1999) thì bọ đuôi kìm còn là con vật ăn mồi quan trọng. Chúng có thể
ăn sâu với kích thước nhỏ hơn hoặc lớn hơn cơ thể chúng, ấu trùng bọ cánh cứng ,
rầy lá và mọt. Ngoài ra, bọ đuôi kìm còn có thể ăn rệp, nhện, trứng của côn trùng,
ve bét (William F. Lyon, 1991). Đặc biệt là khi đói chúng có thể ăn lẫn nhau (Keith
L. Smith, 1991, trích dẫn Hà Thanh Liêm, 2006).
Tổ được đào bởi con cái, con đực không tham gia đào tổ, nó chỉ sống chung
với con cái trong thời gian ngắn và bị đuổi đi khi trứng vừa được đẻ ra vì con đực
không có chăm sóc trứng thậm chí chúng còn ăn cả trứng (Fulton, 1924, trích dẫn
Hà Thanh Liêm, 2006).
Theo Louise Kulzer (1996) thì trứng được đẻ dưới đáy ổ. Con cái chăm sóc
trứng một cách cẩn thận và bảo vệ trứng một cách mãnh liệt cho đến khi trứng nở.
Con mẹ thường xuyên xoay trứng, lau trứng và tái gom đống trứng.
Mặc dù con cái bảo vệ trứng chúng một cách liên tục thậm chí không ăn
trong thời gian chăm sóc trứng nhưng nếu bị quấy rầy liên tục thì chì con mẹ sẽ ăn
hết trứng hoặc bỏ tổ đi (Louise Kulzer, 1996 và William F. Lyon, 1991, trích dẫn
Đặng Tiến Dũng và Phạm Kim Ngọc, 2005).
1.3.4 Thiên địch tự nhiên của bọ đuôi kìm.
Theo John L. Capinera (1999) thì thiên địch ngoài tự nhiên của bọ đuôi kìm
là ruồi ký sinh và nấm. Nhưng tỉ lệ ký sinh không cao chỉ ở khoảng 1/264 ở các
vườn cây dừa ở đảo Phú Quốc và không bị ký sinh trong môi trường đất (trích dẫn
Đặng Tiến Dũng và Phạm Kim Ngọc, 2005). Đặc biệt là còn có sự ăn lẫn nhau giữa
ấu trùng các tuổi và việc ăn trứng và ấu trùng của thành trùng. Ngoài ra, theo D. C.
F. Rentz và D. K McE. Kevan (1991) thì thiên địch ngoài tự nhiên của bọ đuôi kìm

11


còn có chim, Mermis (Nematoda), Hymemolepis (Cestoda) nhưng tỷ lệ ký sinh

không cao, thấp hơn 10%.
1.3.5 Khả năng sử dụng bọ đuôi kìm trong phòng trừ sinh học.
Theo Risbec (1993) thì bọ đuôi kìm có khả năng ăn bọ cánh cứng hại dừa tại
Vannuatu. Tại Thái Lan, bọ đuôi kìm được nông dân nuôi nhân tại nhà để phục vụ
cho việc phòng trừ côn trùng gây hại trên đồng. Đồng thời trên cánh đồng họ tạo
những đống rơm, rạ và tưới nước để cung cấp ẩm độ, tạo nơi ẩn nấp cho chúng vào
ban ngày, còn ban đêm thì chúng đi bắt mồi.
Ngoài ra bọ đuôi kìm còn được coi là thiên địch quan trọng trên lúa, chúng
chui vào rãnh sâu đục thân để tìm sâu non và đôi khi chúng còn bò lên lá để ăn sâu
cuốn lá.
Tại Bến Cát (Bình Dương), bọ đuôi kìm được thả để phòng trừ sâu đục thân
mía mình hồng Sesamia sp. trong điều kiện nhà lưới và kết quả đạt được là tỷ lệ
lóng bị hại giảm trung bình từ 1,18-1,45%, đồng thời trọng lượng trung bình của
cây tăng lên từ 0,074 – 0,122 kg (Đỗ Ngọc Điệp, 2003).
Theo Nguyễn Công Thuật (1996) thì ấu trùng và thành trùng của bọ đuôi kìm
có thể tìm ăn trứng và sâu đục thân mía trên ruộng mía và sâu đục thân bắp trên
ruộng bắp. Ngoài ra, chúng còn ăn các côn trùng gây hại trên bắp cải, đậu tương và
đậu rau.
1.4 ĐẶC TÍNH CỦA MỘT SỐ LOẠI NẤM KÝ SINH CÔN TRÙNG VÀ
THUỐC HOÁ HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM
1.4.1 Nấm Mertarhizium anisopliae Sorokin
1.4.1.1 Nguồn gốc, phân loại và phân bố
Năm 1878, khi nghiên cứu về một số loài sâu non bộ cánh cứng hại lúa mì
Anisoplia austriaca, nhà khoa học người Nga I. I Metchnikov đã phát hiện thấy một
loài nấm bào tử lục có thể gây chết hàng loạt loại sâu này. Ông đã xác định loài nấm
này có tên khoa học là Entomophthora anisopliae. Về sau, Sorokin kiểm tra lại và
thấy loài nấm này không thuộc giống Entomophthora mà thuộc về giống
Metarhizium (Nguyễn Lân Dũng, 1981, trích dẫn Lâm Tố Oanh, 2005).

12



Vào những năm 1890-1897, nhà khoa học Koben (Đức) đã thu thập được
nấm Metarhizium ký sinh trên sâu hại từ Hawaii mang về Đức để nghiên cứu (Phạm
Thị Thùy, 2004).
Xếp theo hệ thống phân loại nấm của G.C.Anisworth, 1966, 1970, 1971
(trích dẫn Phạm Thị Thùy, 2004) thì cho rằng nấm Metarhizium anisopliae (M.
anisopliae) thuộc ngành phụ lớp nấm bất toàn Deuteromycetes, giống Metarhizium.
Một tác giả khác lại cho rằng nấm M. anisopliae thuộc ngành phụ lớp nấm túi
Ascomycotia, lớp nấm Plectomyces và giống Metarhizium.
1.4.1.2 Đặc điểm hình thái
Nấm M. anisopliae Sorokin còn gọi là nấm lục cương, được tìm thấy trên
200 loài côn trùng khác nhau. Nấm có dạng sợi màu trắng hoặc trắng hồng phân
nhánh, có vách ngăn ngang, đường kính 3 - 4 µm (Trần Thị Thanh, 2004, trích dẫn
Trịnh Thị Xuân, 2006).
Bào tử trần dạng hình que có kích thước 3,5 x 6,4 x 7,2 µm có màu từ vàng
xanh đến xanh đậm, bào tử xếp thành chuỗi khá chặt chẽ và nhìn bằng mắt thường
có thể thấy bào tử được tạo ra trên bề mặt cơ thể côn trùng một lớp phấn khá rõ màu
xanh lục (Phạm Thị Thuỳ, 2004).
Nấm phát triển bên trong cơ thể côn trùng ký chủ và ăn chất dinh dưỡng của
cơ thể côn trùng. Khi côn trùng chết, lúc đầu nấm bắt đầu xuất hiện một lớp trắng ở
những chỗ nối giữa các đốt cơ thể côn trùng và sẽ chuyển dần sang màu xanh lục
đậm nếu là nấm M. anisopliae hoặc màu xanh lục nhạt nếu là nấm M. flavoviride
khi nấm hình thành bào tử (B.M. Shepard, A.T. Barrion và J.A. Litsinger, 1989,
người dịch Cù Huy Phan Táo).
Loài M. anisopliae có hai dạng bào tử: nhỏ và lớn, dạng bào tử nhỏ M.
anisopliae var. anisopliae có kích thước 3,5- 5,0 x 2,5 - 4,5 µm, dạng bào tử lớn là
M. anisopliae var. major có kích thước bào tử 10-14 µm. Để phân biệt hai loài trên,
tác giả Tsai và ctv. đã nghiên cứu đặc tính huyết thanh khác nhau của hai loài này
và xác định rằng loài M. anisopliae là chủng gây bệnh mạnh nhất trên côn trùng

thuộc bộ cánh cứng Coleoptera. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy có
khoảng 204 loài côn trùng thuộc họ Elaridae và Curculionidae dễ bị nhiễm bệnh bởi
nấm M. anisopliae.
1.4.1.3 Khả năng sinh độc tố

13


Nấm M. anisopliae có một số ngoại độc tố như Deustruxin A, B, C, D. Các
ngoại độc tố này là những sản phẩm thứ cấp vòng peptid, L – prolyne, L – leucine
anhydride, L – prolyne, L – valine anhydride và Desmethyl Destruxin B. Năm
1961, 1962, Y. Kodaira đã tách được độc tố Deustruxin A và Deustruxin B từ dịch
nuôi cấy nấm lục cương M. anisopliae.
Theo Trần Thị Thanh (2000) thì người ta đã tổng hợp nhân tạo được
Deustruxin B và có khoảng 70 loài côn trùng bị tiêu diệt bởi nấm M. anisopliae,
trong đó có 34 loài côn trùng cánh cứng và 5 loài côn trùng cánh vẩy.
1.4.1.4 Sự xâm nhiễm và cơ chế gây bệnh của nấm ký sinh côn trùng
Nấm xanh M. anisopliae gây nhiễm trùng cho côn trùng thông qua việc tiếp
xúc. Chỉ cần một bào tử của nấm xanh M. anisopliae gắn chặt lên bề mặt ngoài của
côn trùng (da), bào tử sẽ nhanh chóng nảy nầm và bắt đầu phát triển. Sau khi xâm
nhập qua lớp da côn trùng, chúng nhanh chóng phát triển vào bên trong cơ thể và là
nguyên nhân làm cho côn trùng chết. Theo tác giả, nấm M. anisopliae có thể gây
nhiễm cho ấu trùng và trưởng thành của nhiều loại côn trùng. Tuy nhiên, nấm M.
anisopliae chỉ có thể gây nhiễm trùng cho côn trùng trong bộ cánh cứng ở giai đoạn
ấu trùng vì ở giai đoạn trưởng thành, côn trùng có vỏ rất cứng.
1.4.1.5 Thành tựu và ứng dụng
Cho đến nay các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa xác định được một loại
vi nấm nào có hiệu lực cao và phổ tác dụng rộng rãi như chủng M. anisopliae. Tại
Úc năm 1955, Richard Miller đã tách được vài trăm chủng nấm M. anisopliae từ
một nhóm côn trùng sống trong đất dưới gốc mía. Trong số 95 chủng thử nghiệm

trực tiếp, tác giả chỉ chọn được hai chủng có khả năng diệt sâu là Lepidota frenchi
và L. consobrina hại rễ mía và một chủng diệt sâu Antitrogus parvulus với LD50 là
1-5 x 104 bào tử/g. Henel đã chọn từ 22 chủng vi nấm, chỉ có 1 chủng M. anisopliae
là phù hợp cho phương pháp phòng trừ sinh học đối với loài mối Masutiesrmes
exitiosus (Hill, trích dẫn bởi Phạm Thị Thuỳ, 2004).
Braxin đã sử dụng chế phẩm nấm M. anisopliae trên quy mô rộng để chống
lại sâu hại đồng cỏ và sâu hại củ cải đường. Hiện nay, nấm này đang được dùng để
xử lý trên diện tích vài triệu hecta (Nguyễn Ngọc Tú và Nguyễn Cửu Thị Hương
Giang, 1997, trích dẫn Phạm Thanh Hùng, 2007).
Ở Đắc Lắc, nấm M. anisopliae sử dụng dưới dạng dịch bào tử ở nồng độ 108
bào tử/ml để phòng trừ rệp sáp giả hại rễ cà phê trong điều kiện phòng thí nghiệm

14


đạt hiệu quả 70-100% sau 7 ngày phun, trong khi đó sử dụng chế phẩm M.
anisopliae đạt 75% sau 4 ngày phun và 100% sau 7 ngày phun cũng trong điều
kiện phòng thí nghiệm (Nguyễn Xuân Thanh và Phạm Thị Thuỳ, 2005).
1.4.2 Nấm Beauveria bassiana Vuillemin
1.4.2.1 Nguồn gốc, phân loại và phân bố
Trong suốt 5 năm liền từ năm 1885-1890, tại trung tâm nuôi tằm ở Pháp, nhà
bác học Louis Paster đã phát hiện ra vi sinh vật gây bệnh tằm vôi là nấm Beauveria
basiana (Bb) (Phạm Thị Thuỳ, 2004, trích dẫn Phạm Xuân Hùng, 2007).
Xếp theo hệ thống phân loại chung của G.C.Anisworth, 1966, 1970, 1971
(trích dẫn Phạm Thị Thuỳ, 2004) thì nấm Bb thuộc ngành phụ lớp nấm bất toàn
(Deuteromycetes) và giống Beauveria. Theo Macleod (1954), loài Bb là loại điển
hình trong chi nấm bạch cương Beauveria.
Hiện nay, nấm Bb có trên 120 loài thuộc 45 họ 7 bộ côn trùng, nếu kể cả sâu
hại công nghiệp, chúng có thể ký sinh gần 200 loài (Trần Thế Nhã và Trần Công
Lanh, 2002).

1.4.2.2 Đặc điểm hình thái
Nấm Bb có sợi từ màu trắng đến màu kem có pha một ít màu đỏ, da cam, đôi
khi pha một ít màu lục, có thể tiết vào môi trường sắc tố màu vàng, màu đỏ nhạt
hoặc màu xanh da trời. Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn ngang, có chiều dài
khoảng 3- 5 µm phát triển dày đặc trên môi trường, về sau xuất hiện chi chít các
cuống sinh bào tử. Đặc điểm của loại nấm này là sợi xốp, cuống bào tử trần đứng
riêng rẽ hay tụ lại thành từng đám, không phân nhánh hoặc phân nhánh, hình ống
hoặc hình bình với chiều dài không đều nhau. Trên cuống có những nhánh nhỏ
mang bào tử trần (Phạm Thị Thuỳ, 2004, trích dẫn Trần Quốc Thắng, 2008).
Nấm Bb sinh ra những bào tử trần đơn bào, không màu, trong suốt không
vách từ hình cầu (đường kính 1-4 µm) đến hình trứng (kích thước 1,5-5,5 µm).
Cuống sinh bào tử mọc hướng gốc và tụ lại thành từng đám dày đặc trên những sợi
nấm vươn ra khỏi lớp khuẩn ty. Cuống sinh bào tử có phần gốc hình cầu, kích thước
2-3 x 3-4 µm gắn trên các cành bào tử hình zic zắc dài tới 20 µm (Rombach và ctv.,
1994 trích dẫn Phạm Đức Lộc, 2007).
1.4.2.3 Khả năng sinh độc tố

15


×