Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

KHẢO sát đặc điểm HÌNH THÁI, đặc TÍNH SINH học và KHẢ NĂNG ăn mồi của KIẾN BA KHOANG đuôi NHỌN paederus fuscipescurtis TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



LÊ CÔNG DANH

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ
KHẢ NĂNG ĂN MỒI CỦA KIẾN BA KHOANG ĐUÔI NHỌN
Paederus fuscipes Curtis (STAPHYLINIDAE, COLEOPTERA)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ
KHẢ NĂNG ĂN MỒI CỦA KIẾN BA KHOANG ĐUÔI NHỌN
Paederus fuscipes Curtis (STAPHYLINIDAE, COLEOPTERA)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. Lăng Cảnh Phú

Lê Công Danh

Cần Thơ - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:
“Khảo sát đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học và khả năng ăn mồi của
kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fuscipes Curtis (Staphylinidae,
Coleoptera) trong điều kiện phòng thí nghiệm”.
Do sinh viên Lê Công Danh thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…tháng … năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Lăng Cảnh Phú

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận Luận văn tốt nghiệp đính
kèm với tên đề tài: “Khảo sát đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học và khả năng
ăn mồi của kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fuscipes Curtis (Staphylinidae,
Coleoptera) trong điều kiện phòng thí nghiệm”.
Do sinh viên Lê Công Danh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày…………………………………………………………………………….
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức …………… điểm.
Ý kiến hội đồng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2012

DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Lê Công Danh.
Giới tính: nam.
Ngày sinh: 20/12/1990.
Nơi sinh: huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Dân tộc: kinh
Họ tên cha: Lê Văn Biết.
Họ tên mẹ: La Thị Bích Thủy.
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
- Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008, tại trường trung học phổ thông
Nguyễn Khuyến, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
- Trúng tuyển vào trường Đại học Cần Thơ năm 2009, ngành Bảo vệ thực vật,
khóa 35, thuộc Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần
Thơ.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả và kết luận trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được tác giả nào
công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đó.

Tác giả luận văn

Lê Công Danh

iv



LỜI CẢM TẠ
Kính dâng cha mẹ!
Cha Mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con. Chị hai và Chị ba
đã động viên giúp đỡ em trong thời gian qua để em đạt được thành quả như ngày
hôm nay.
Thành kính biết ơn:
Thầy Lăng Cảnh Phú đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
- Quý Thầy, Cô khoa Nông nghiệp & SHƯD – Trường Đại học Cần Thơ đã
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt khóa học.
Chân thành cảm ơn:
- Anh Bảo, Thương, Quí, Chị Yến (học viên Cao học Bảo vệ thực vật khóa
17) và toàn thể các bạn lớp Bảo vệ thực vật k35 đã chia sẻ những khó khăn và giúp
tôi hoàn thành tốt luận văn này.
- Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn em Nga Em đã động viên và giúp đỡ tôi
vượt qua 5 tháng làm luận văn.
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2012

Lê Công Danh

v


Lê Công Danh, 2012. “Khảo sát đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học và khả
năng ăn mồi của kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fuscipes Curtis
(Staphylinidae, Coleoptera) trong điều kiện phòng thí nghiệm”. Luận văn tốt
nghiệp Đại học, ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC

Nhằm khảo sát một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của kiến ba
khoang đuôi nhọn Paederus fuscipes Curtis và khả năng ăn mồi đối với một số loại
sâu hại quan trọng từ đó có cơ sở khoa học để xây dựng quy trình IPM trong phòng
trừ một số loài sâu hại theo hướng nông nghiệp bền vững. Đề tài đã được thực hiện
từ 05/2012 đến 10/2012, trong điều kiện nhiệt độ trung bình 29,750C, ẩm độ
70,55%.
Về đặc điểm sinh học, kết quả khảo sát cho thấy kiến ba khoang đuôi nhọn
phát triển qua các giai đoạn: trứng, ấu trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2, giai đoạn tiền
nhộng, giai đoạn nhộng và thành trùng; trong đó thời gian ủ trứng trung bình là 3,52
ngày; giai đoạn ấu trùng có 2 tuổi: tuổi 1 trung bình là 6,65 ngày, tuổi 2 là 7,65
ngày; giai đoạn tiền nhộng trải qua 1 ngày; giai đoạn nhộng kéo dài 2,98 ngày;
Thành trùng đực tuổi thọ trung bình 40,27 ngày sống lâu hơn thành trùng cái 38
ngày; thời gian từ vũ hóa đến bắt cặp trung bình là 2,53 ngày; từ vũ hóa đến đẻ
trứng 13,9 ngày; Mỗi con cái đẻ trung bình 76,8 trứng; Tỷ lệ nở trứng rất cao từ
95,56 đến 100%; Tỷ lệ đực: cái của thành trùng khi vũ hóa là 1,64 đực:1 cái; Vòng
đời của kiến ba khoang đuôi nhọn (từ trứng đến trứng) trung bình là 35,7 ngày.
Về khả năng ăn mồi, kết quả khảo sát cho thấy thành trùng kiến ba khoang
đuôi nhọn có khả năng ăn mồi rất cao. Chúng có thể ăn một số loại sâu hại quan
trọng như: rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal), rầy xanh hai chấm (Amrasca biguttula
biguttula), rầy phấn trắng (Aleurodicus dispersus Russell) và rầy mềm (Aphididae).

vi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................. 2
1.1 Thành phần loài và sự phân bố của kiến ba khoang ......................................... 2
1.2 Một số đặc điểm hình thái của kiến ba khoang ................................................ 3
1.3 Một số đặc tính sinh học của kiến ba khoang................................................... 4

1.4 Độc chất trong cơ thể kiến ba khoang.............................................................. 7
1.5 Khả năng sử dụng kiến ba khoang trong phòng trừ sinh học............................ 7
1.6 Sự gây hại của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) ...........................................10
1.7 Sự gây hại của rầy xanh hai chấm (Amrasca biguttula biguttula) ...................13
1.8 Sự gây hại của rầy phấn trắng (Aleurodicus dispersus Russell).......................14
1.9 Sự gây hại của rầy mềm (Aphididae)..............................................................15
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................18
2.1 Phương tiện .....................................................................................................18
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................18
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm.................................................................18
2.2 Phương pháp....................................................................................................19
2.2.1. Chuẩn bị thí nghiệm ...............................................................................19
a. Thu thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn ..........................................19
b. Nuôi nhân rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal).......................................19
c. Nuôi nhân rầy mềm (Aphididae)..........................................................20
2.2.2. Thực hiện thí nghiệm..............................................................................21
a. Thí nghiệm 1: Khảo sát đặc điểm hình thái, vòng đời và thời gian sinh
trưởng của kiến ba khoang đuôi nhọn ....................................................................21

vii


b. Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng sống và tỷ lệ đực cái của thành trùng
của kiến ba khoang đuôi nhọn ...............................................................................21
c. Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng sinh sản và tỷ lệ trứng nở của thành
trùng kiến ba khoang đuôi nhọn.............................................................................22
d. Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng ăn rầy nâu của thành trùng kiến ba
khoang đuôi nhọn ..................................................................................................23
e. Thí nghiệm 5: Khảo sát khả năng ăn rầy xanh hai chấm Amrasca
biguttula biguttula của thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn...............................24

f. Thí nghiệm 6: Khảo sát khả năng ăn thành trùng rầy phấn trắng
Aleurodicus dispersus Russell và các loại thành trùng rầy mềm (Aphididae) của
thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn ...................................................................25
2.3 Xử lý số liệu ....................................................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................27
3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát đặc điểm hình thái, vòng đời và thời gian sinh trưởng
của kiến ba khoang đuôi nhọn ...............................................................................27
3.1.1 Một số đặc điểm hình thái của kiến ba khoang đuôi nhọn ........................27
3.1.2 Một số đặc tính sinh học của kiến ba khoang đuôi nhọn ............................. 34
3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng sống và tỷ lệ đực cái của thành trùng kiến ba
khoang đuôi nhọn ..................................................................................................39
3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng sinh sản và tỷ lệ trứng nở của thành trùng kiến
ba khoang đuôi nhọn .............................................................................................39
3.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng ăn rầy nâu của thành trùng kiến ba khoang
đuôi nhọn ..............................................................................................................40
3.5 Thí nghiệm 5: Khảo sát khả năng ăn rầy xanh hai chấm Amrasca biguttula
biguttula của thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn..............................................42

viii


3.6 Thí nghiệm 6: Khảo sát khả năng ăn thành trùng rầy phấn trắng Aleurodicus
dispersus Russell và các loại thành trùng rầy mềm (Aphididae) của thành trùng kiến
ba khoang đuôi nhọn .............................................................................................43
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................45
4.1 Kết luận ...........................................................................................................45
4.2 Đề nghị............................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................47

ix



DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Kích thước các giai đoạn phát triển của kiến ba khoang đuôi

27

nhọn ở điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ, 2012.
Bảng 3.2

Vòng đời và các giai đoạn phát triển của kiến ba khoang đuôi

35

nhọn ở điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ, 2012.
Bảng 3.3

Khả năng sống và tỷ lệ đực: cái của thành trùng kiến ba

39


khoang đuôi nhọn ở điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học
Cần Thơ, 2012.
Bảng 3.4

Khả năng đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của thành trùng kiến ba

39

khoang đuôi nhọn ở điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học
Cần Thơ, 2012.
Bảng 3.5

Khả năng ăn rầy nâu của thành trùng kiến ba khoang đuôi

40

nhọn ở điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ, 2012.
Bảng 3.6

Khả năng ăn rầy xanh hai chấm Amrasca biguttula biguttula

42

của thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn ở điều kiện phòng
thí nghiệm, Đại học Cần Thơ, 2012.
Bảng 3.7

Khả năng ăn thành trùng rầy phấn trắng Aleurodicus
dispersus Russell và các loại thành trùng rầy mềm
(Aphididae) của thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn ở

điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ, 2012.

x

43


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Kết quả nuôi nhân rầy nâu trong nhà lưới

20

Hình 2.2

Kết quả nuôi nhân rầy mềm trên cà phổi, trên cải trong

21

nhà lưới
Hình 2.3

Khảo sát đặc điểm hình thái, vòng đời, thời gian sinh


26

trưởng và khả năng ăn mồi của kiến ba khoang đuôi nhọn
Hình 3.1

Các giai đoạn phát triển của trứng kiến ba khoang đuôi

28

nhọn
Hình 3.2

Trứng của kiến ba khoang đuôi nhọn

28

Hình 3.3

Ấu trùng tuổi 1 của kiến ba khoang đuôi nhọn

29

Hình 3.4

Ấu trùng tuổi 2 của kiến ba khoang đuôi nhọn

30

Hình 3.5


Giai đoạn tiền nhộng của kiến ba khoang đuôi nhọn

30

Hình 3.6

Giai đoạn nhộng của kiến ba khoang đuôi nhọn

31

Hình 3.7

Thành trùng của kiến ba khoang đuôi nhọn

33

Hình 3.8

Phân biệt thành trùng đực & cái kiến ba khoang đuôi nhọn

33

Hình 3.9

Vòng đời của kiến ba khoang đuôi nhọn

34

Hình 3.10


Đặc điểm đẻ trứng của kiến ba khoang đuôi nhọn

36

Hình 3.11

Thành trùng đực và cái của kiến ba khoang đang bắt cặp

38

xi


MỞ ĐẦU

Ngày nay vấn đề phòng trừ dịch hại tổng hợp được xem là thành phần cơ bản
để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trong đó, thiên địch đóng vai trò rất quan
trọng trong phòng trừ và quản lý dịch hại tổng hợp. Chúng là tác nhân điều chỉnh,
duy trì mật số các loài gây hại dưới mức gây ra các thiệt hại về kinh tế và không cho
bộc phát thành dịch. Hiện tại, các loài thiên địch có phổ thức ăn rộng được sử dụng
rộng rãi trong IPM. Điển hình là loài kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fuscipes
Curtis. Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2009) thì kiến ba khoang là một loài thiên địch
của rầy nâu trong ruộng lúa nên nó có mật số rất cao khi có dịch rầy nâu xảy ra.
Nhiều kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy kiến ba khoang đuôi nhọn thuộc
nhóm thiên địch có khả năng ăn mồi rất cao, chúng có thể tấn công các loại sâu hại
quan trọng như: rầy nâu, rầy phấn trắng, rầy xanh hai chấm, rầy mềm và nhiều loại
sâu hại có kích thước nhỏ khác. Vì thế để hiểu rõ hơn về đặc điểm hình thái và đặc
tính sinh học cũng như khả năng ăn mồi của kiến ba khoang đuôi nhọn chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học và

khả năng ăn mồi của kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fuscipes Curtis
(Staphylinidae, Coleoptera) trong điều kiện phòng thí nghiệm”. Đề tài thực hiện
nhằm mục tiêu: khảo sát các giai đoạn phát triển, khả năng sinh sản và khả năng ăn
mồi của kiến ba khoang đuôi nhọn trên một số loại sâu hại phổ biến như: rầy nâu,
rầy xanh hai chấm, rầy phấn trắng, rầy mềm để quản lý và phòng trừ côn trùng gây
hại một cách hiệu quả qua đó tạo tiền đề cho việc quản lý, nhân nuôi và phóng thích
kiến ba khoang đuôi nhọn trong thời gian tới.

1


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Thành phần loài và sự phân bố của kiến ba khoang
Trong họ Staphylinidae có tối thiểu là 25 loài Paederus trong đó Paederus
fusca xuất hiện nhiều ở đồng lúa Nam Á, Paederus crebinpunctatis, Paederus
sabaeus và Paederus eximius được phát hiện ở Trung Phi, Paederus cruenticollis là
loài quan trọng ở Australia. Loài Paederus fuscipes xuất hiện phổ biến trên tất cả
các hệ sinh thái đồng ruộng ở các vùng nhiệt đới (Shepard và ctv., 1999). Paederus
fuscipes phân bố rộng trên toàn thế giới và được tìm thấy sống trên ruộng lúa ở
miền Tây Malaysia. Chúng là một loài ăn thịt, tấn công rầy nâu gây hại trên lúa,
chúng xuất hiện trên lúa từ giai đoạn lúa non và di chuyển rất nhanh (Manley,
1977).
Kiến ba khoang Paederus fuscipes phân bố rộng trên toàn đất nước Nhật Bản,
từ Hokkaido đến Kyushu và sống nhiều ở vùng có nhiệt độ ấm áp. Thành trùng tìm
thức ăn trên mặt đất, đồng cỏ, đầm lầy và trên ruộng lúa. Tại vùng Narimasu –
Tokyo, loài này bay vào đèn khi mật số cao và hoạt động về đêm vào thời điểm
trước nữa đêm từ cuối tháng tư đến cuối tháng mười, đỉnh điểm trong khoảng tháng
sáu và tháng bảy (Kazuyosho Kurosa, 1958). Kiến ba khoang có tên khoa học là
Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphyinidae bộ Coleoptera, được phân bố trên

khắp

thế

giới

riêng



Thái

Lan

tìm

thấy

20

loài

( />Có hai loài kiến ba khoang thường gặp trên ruộng lúa là Paederus fuscipes
thuộc họ Staphylinidae, bộ Coleoptera và Ophionea indica thuộc họ Carabidae, bộ
Coleoptera (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Theo Nguyễn Xuân Thành
và ctv. (2010), trong quần thể nông nghiệp đã phát hiện được 2 loài kiến ba khoang
thuộc giống Paederus. Loài kiến ba khoang xanh chân da cam có tên khoa học là
Paederus fuscipes Curtis. Loài kiến ba khoang đen chân đen có tên khoa học là
Paederus tamulus Erichson. Tuy nhiên loài kiến ba khoang xanh chân da cam luôn


2


chiếm ưu thế, còn loài kiến ba khoang đen chân đen mật độ thấp và ít khi bắt gặp.
Cả hai loài này đều thuộc họ Staphylinidae, bộ cánh cứng Coleoptera.
Trên thế giới chúng phân bố ở nhiều châu lục từ Châu Âu, Châu Á, Châu Phi
đến Châu Úc. Ở Việt Nam chúng phân bố ở rất nhiều tỉnh. Theo kết quả điều tra
trong các năm 1978-1979, 1986-1987 tại các vùng trồng rau thuộc ngoại thành Hà
Nội (Cầu Diễn, Từ Liêm; Tiền Phong, Mê Linh; Lĩnh Nam, Văn Điển, Thanh Tri)
và Thường Tính, Hà Nội cho thấy cả 2 loài này đều tồn tại và phát triển quanh năm
trên mọi loại cây trồng. Tuy nhiên sự xuất hiện của 2 loài này không giống nhau.
Mật độ và tần suất bắt gặp loài kiến ba khoang xanh, chân da cam bao giờ cũng cao
hơn và thường xuyên hơn so với kiến ba khoang đen, chân đen. Cả 2 đều có sự biến
động số lượng theo chiều: thấp đầu vụ họ cải và cao dần vào giữ vụ, sau đó giảm
dần vào cuối vụ. Mật độ của loài kiến ba khoang xanh, chân da cam vào đầu vụ đạt
0,2-0,25 con/m2 vào giữa vụ mật độ tăng lên 3,6-3,8 con/m 2 (cuối tháng 2). Mật độ
vào cuối vụ rau họ cải (đầu tháng 5) chỉ còn 1,2 con/m2 (Nguyễn Xuân Thành và
ctv., 2010).
1.2. Một số đặc điểm hình thái của kiến ba khoang
Kiến ba khoang Paederus fuscipes, thuộc họ Staphylinidae, bộ Coleoptera,
con trưởng thành có thân mình dài khoảng 7 – 10 mm (Kazuyosho Kurosa, 1958;
Nguyễn Văn Huỳnh, 2009; Lê Quang Lộc, 2010). Chúng di chuyển nhanh nhẹn để
bắt mồi, màu đỏ với 3 khoang đen ở đầu, cánh và cuối bụng, râu dài hình sợi chỉ,
chân chạy nhanh, cánh ngắn chỉ đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ
(Nguyễn Văn Huỳnh, 2009; Lê Quang Lộc, 2010). Loài Paederus fuscipes cơ thể có
các sọc ngang màu xanh dương đậm xen kẻ với màu nâu đỏ, có kích thước nhỏ,
cánh ngắn, màu xanh dương đậm chỉ dài đến phân nửa thân mình (Phạm Văn Kim
và Lê Thị Sen, 1993).
Loài Paederus fuscipes Curtis thân thuôn dài, có nhiều màu sắc khác nhau,
đầu màu đen, ngực trước có màu nâu vàng, cánh trước ngắn màu xanh cánh chả, 4

đốt bụng màu nâu vàng, 2 đốt bụng cuối cùng màu đen bóng. Chiều dài cơ thể đo
được từ 6,7-7 mm. Đầu dẹt, mỏng. Chiều dài đầu lớn hơn không đáng kể so với

3


chiều rộng đầu. Mắt kép lồi màu đen. Râu đầu dài, 4 đốt phần gốc râu có màu vàng
da cam, các đốt còn lại trên phần ngọn râu có màu xám đen. Trên các đốt râu có
nhiều lông cứng ngắn. Đốt ngọn của râu hàm màu nâu. Tấm lưng ngực trước gần
giống hình ô van (thuôn về phía gốc cánh) có màu nâu vàng. Cánh trước màu xanh
cánh chả rất ngắn. Bụng có 6 đốt, trong đó 4 đốt trên có màu nâu vàng, 2 đốt cuối
có màu đen. Đốt cuối ngọn, có lông đuôi. Ba đôi chân có màu vàng da cam nhạt.
Phần ngọn đốt đùi chân sau có vệt đen (Nguyễn Xuân Thành và ctv., 2010).
Loài Paederus tamulus Erichson cơ thể thuôn dài, chiều dài đo được từ 6,0 6,5 mm. Đầu dẹp mỏng có màu đen. Tấm lưng ngực trước có màu nâu gạch. Cánh
ngắn có màu đen bóng. Hai đốt bụng cuối cùng màu đen bóng. Chiều dài đầu lớn
hơn không đáng kể so với chiều rộng đầu. Mắt kép lồi có màu đen. Râu đầu dài, các
đốt gốc râu có màu vàng nâu xỉn, các đốt còn lại trên phần ngọn râu có màu xám
đen. Trên các đốt râu có nhiều lông cứng ngắn. Đốt ngọn của râu hàm màu nâu đen.
Tấm lưng ngực trước hình củ xu hào. Bụng hình trụ, phần cuối bụng thuôn dần và
nhọn ở cuối. Trong 6 đốt bụng thì 4 đốt trên có màu nâu gạch, 2 đốt cuối có màu
đen trên có 2 lông đuôi. Ba đôi chân có màu đen khác hẳn so với loài kiến ba
khoang xanh Paederus fuscipes chân có màu da cam (Nguyễn Xuân Thành và ctv.,
2010).
Thành trùng kiến ba khoang Paederus fuscipes trông giống như con kiến.
Nhộng trần có màu trắng sữa đến màu vàng cam chiều dài khoảng 4,5 mm. Ấu
trùng có 2 tuổi, ấu trùng tuổi 1 chiều dài khoảng 2,2 – 3,4 mm, ấu trùng tuổi 2
chuyển từ màu trắng sang màu vàng cam và có chiều dài khoảng 4 – 6 mm. Trứng
mới đẻ có màu trắng đục đến khi sắp nở màu hơi nâu, hình cầu đường kính khoảng
0,6 – 0,7 mm (Kazuyosho Kurosa, 1958).
1.3. Một số đặc tính sinh học của kiến ba khoang

Vòng đời của kiến ba khoang Paederus fuscipes bao gồm các giai đoạn:
trứng, ấu trùng (có 2 tuổi), nhộng và thành trùng. Trứng thường được đẻ rời rạc vào
các đường nứt trên bề mặt đất ẩm, số trứng dao động trong khoảng từ 18 – 100
trứng, trung bình 52,3 trứng. Con cái bắt đầu đẻ trứng liên tục từ cuối tháng tư hoặc

4


từ giữa tháng năm đến tháng chín. Thời kỳ ủ trứng từ 3 – 19 ngày, tỷ lệ trứng nở
quan sát được là 96,2%. Giai đoạn ấu trùng có 2 tuổi, thời gian phát triển của tuổi 1
từ 4 – 22 ngày, thời gian phát triển của tuổi 2 từ 7 – 36 ngày. Hóa nhộng xảy ra
trong hang đất ẩm ướt bên dưới mặt đất để tránh sự tấn công của côn trùng khác,
giai đoạn nhộng kéo dài từ 3 – 12 ngày. Kiến ba khoang phát triển từ trứng đến
thành trùng 22 – 50 ngày, trung bình khoảng 32,5 ngày. Trứng và ấu trùng có thể bị
tấn công bởi các loại côn trùng hoặc nhện bắt mồi khác. Con trưởng thành sinh sản
khoảng 1, 2 hoặc 3 thế hệ/năm. Thành trùng có thể phục hồi qua quá trình ngủ đông
và bị thu hút bởi ánh sáng đèn (Kazuyosho Kurosa, 1958).
Quá trình sinh trưởng và phát triển của kiến ba khoang Paederus fuscipes
thuộc kiểu biến thái hoàn toàn, bao gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và
trưởng thành. Con cái thường đẻ trứng ở những nơi ẩm độ cao gần bề mặt đất, hoặc
trong xác bã thực vật. Sau 2 – 5 ngày trứng sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng thuộc
dạng chân chạy, thon dài, có 6 chân, râu đầu ngắn. Ấu trùng có thể ăn sâu non,
nhiều côn trùng thân mềm nhỏ sống trong đất hoặc xác thực vật đã phân hủy. Giai
đoạn ấu trùng kéo dài từ 6 – 10 ngày tiếp đó sẽ hóa nhộng. Nhộng thuộc kiểu nhộng
trần,

phải

mất


3



4

ngày



hóa

thành

thành

trùng

( />Kiến ba khoang thường sống trong đất ẩm của bờ ruộng hay kênh rạch. Con
cái đẻ trứng trong đất; trứng rất nhỏ hình tròn, màu nâu lợt, sẽ nở trong vòng 3 – 5
ngày. Con non cũng giống con trưởng thành nhưng nhỏ hơn, màu nâu lợt, lột xác ba
lần trong thời gian 7 – 8 ngày, di chuyển nhanh nhẹn và đã biết bắt mồi. Khi đủ lớn
chúng hóa nhộng trong kẻ đất ẩm ướt để tránh sự tấn công của kẻ thù, khoảng 4 – 5
ngày sau thì trưởng thành. Con trưởng thành bay khỏe và có thể sống đến 2 – 3
tháng trong ruộng lúa hay rẫy rau màu (Nguyễn Văn Huỳnh, 2009).
Kiến ba khoang Paederus fuscipes cơ thể nhỏ nên loài này chạy rất nhanh
nhẹn, săn bắt con mồi dễ dàng, vì vậy khả năng ăn mồi nhiều hơn. Hơn nữa chúng
còn có có thể lội trong nước và có khả năng ăn bông phấn lúa. Khi lúa trổ bông là
giai đoạn cây lúa thu hút nhiều loài côn trùng nên khả năng tiêu diệt sâu hại của


5


chúng tương đối cao (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993). Côn trùng này sống
trên cạn, cư trú và hoạt động trong đất, trên mặt đất, dưới gạch đá, lá cây rụng... Khi
bị quấy rầy loài này chạy rất nhanh, ít khi bay. Đa số hoạt động về đêm, một số ít bị
hấp dẫn bởi ánh sáng đèn. Hầu hết côn trùng thuộc nhóm này đều có ích, cả thành
trùng lẫn ấu trùng đều sinh sống dựa trên những động vật nhỏ khác (Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2003). Loài Ophionea indica có kích thước cơ thể to hơn loài trên, cánh
che phủ cả thân nhưng có khả năng săn mồi kém hơn vì di chuyển chậm, chỉ hoạt
động mạnh vào ban đêm và chúng chỉ sống được trên ruộng có nước ít (Phạm Văn
Kim và Lê Thị Sen, 1993).
Kiến ba khoang thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng,
chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá,
chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con. Loài kiến này cũng thường xuất hiện
trên ruộng cây họ cải, khoai lang, bắp, lúa…. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã
làm cho mật số của sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ cây trồng không bị phá hại,
giảm bớt việc dùng thuốc hoá học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường. Kiến ba khoang
có thể bò trên mặt nước, thích ăn côn trùng như ăn bọ hóng bay vào ánh đèn ban
đêm. Vào mùa mưa chúng sẽ di trú ở nơi khô ráo hơn. Con trưởng thành có thể
sống vài tháng và sinh sản khoảng 2 - 3 thế hệ/năm. Loài này xuất hiện vào đầu mùa
mưa khi có ẩm độ cao, nhất là sau các đám mưa lớn đầu mùa. Chúng thường sống
trong ruộng lúa, ăn rầy nâu và rất thích ánh sáng đèn nên thường vào đèn chung với
rầy nâu ở những nơi có nhiều ruộng lúa bao quanh như TP.HCM hay các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long (Lê Quang Lộc, 2010).
Đôi cánh màng của kiến ba khoang xếp gọn gàng trên lưng và giấu kín dưới
đôi cánh cứng. Suốt ngày chúng bò quanh nhanh nhẹn với đôi cánh giấu kín trông
như loài kiến. Khi bị quấy phá nó nâng phần bụng lên cử chỉ tự vệ như loài bọ cạp
và có thể cất cánh bay ngay. Nó còn có thể chạy nhanh qua vũng nước cạn không
ngập cơ thể (Trường Đại Học Nông Nghiệp Florida).

( />
6


1.4. Độc chất trong cơ thể kiến ba khoang
Chất haemolph chứa trong toàn bộ cơ thể kiến ba khoang (ngoại trừ đôi cánh)
là chất độc Pederin (C24H43O9N). Nó là một hỗn hợp những phân tử phi protein,
Pederin có trong máu con vật. Trên kiến ba khoang Pederin không được tạo ra từ
bản thân mà do vi khuẩn nội cộng sinh trong chúng là Pseudomonas aeruginosa tạo
ra (Trần Mạnh Hà, 2009; Lê Quang Lộc, 2010).
Chất độc Pederin có trong cơ thể kiến ba khoang gây tổn thương trên da
người và chỉ được tổng hợp từ con cái. Con đực có thể chỉ chứa một lượng rất nhỏ
khoảng 0,1 – 0,5 pg, con cái thì hàm lượng cao gấp mười lần con đực (Harborne,
1999).
Pederin có tính xuyên thấm qua da. Pederin là độc chất tự nhiên có hiệu lực
như chất chống ung thư và virus. Trên con vật kiến ba khoang, Pederin là chất để
phòng vệ chống lại động vật ăn chúng như nhện. Con cái có độc tố Pederin trong
một đôi tuyến ở cuối bụng dùng để bảo vệ trứng khi đẻ khỏi bị các loài thiên địch
khác tấn công. Cho nên nếu con vật bị chà xát hay chạm mạnh thì độc tố có thể tiết
ra ngoài, dính vào da người làm có cảm giác cháy da, đau đớn (Lê Quang Lộc,
2010). Tương tự theo Kazuyosho Kurosa (1958), trong cơ thể thành trùng kiến ba
khoang Paederus fuscipes có chứa chất độc hại gây viêm da cho người, độc chất
được tiết ra khi một phần cơ thể bị tổn thương.
Năm 2009, kiến ba khoang gây bỏng da cho sinh viên Đại học Cần Thơ
(Nguyễn Thanh Tường, 2009).
1.5. Khả năng sử dụng kiến ba khoang trong phòng trừ sinh học
Kiến ba khoang Paederus spp. là loài côn trùng bắt mồi ăn thịt. Thức ăn chủ
yếu của chúng là các loài rầy mềm thuộc họ Aphididae (rầy mềm hại các loài rau họ
cải, rầy mềm hại đậu, rầy mềm hại dưa chuột, rầy mềm hại bí ngô). Các loài rệp sáp
Coccidae (rệp hại cây họ đậu), rệp hại cây họ cà (cà chua, cà bát, khoai tây), rệp hại

cây bông đay. Các loài rầy và trứng của nhiều loài côn trùng khác. Đặc biệt, kiến ba
khoang Paederus fuscipes Curtis còn là thiên địch của rầy nâu Nilaparvata lugens

7


Stal, rầy mềm, rầy phấn trắng, sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius, sâu tơ
Plutella xylostella Linnaeus. Theo dõi ngoài thực tế và trong phòng thí nghiệm cho
thấy: kiến ba khoang ăn nhiều loài thức ăn khác nhau trong đó có các loài rầy, trứng
của nhiều loài sâu hại như sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, ấu trùng tuổi bé sâu
tơ,...Trung bình mỗi ngày mỗi con trưởng thành kiến ba khoang Paederus fuscipes
tiêu thụ từ 2,5-3,0 cá thể rầy non, hoặc 20-25 trứng sâu tơ (Nguyễn Xuân Thành và
ctv., 2010). Theo Lê Quang Lộc (2010), thì mỗi kiến ba khoang có thể ăn trung bình
từ 3-5 con sâu non/ngày.
Một cặp kiến ba khoang Paeerus fuscipes có khả năng ăn 8,7 con rầy nâu
(Nilaparvata lugens), 8,4 rầy xanh đuôi đen (Nephotettix virescens), 8,3 rầy lưng
trắng (Sogatlla furcifera) mỗi ngày (Rajendran và Gopalan, 1989).
Kiến ba khoang là một loài thiên địch của rầy nâu trong ruộng lúa nên nó có
mật số rất cao khi có dịch rầy nâu như hiện nay. Chúng ăn các loại côn trùng nhỏ
khác như trứng và ấu trùng của rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân. Thiên địch cần
phải được bảo vệ và tạo điều kiện phát triển, bằng việc hạn chế dùng thuốc trừ sâu
và áp dụng nguyên tắc “4 đúng”, nhất là trong ruộng lúa đang có dịch rầy nâu gây
hại như hiện nay (Nguyễn Văn Huỳnh, 2009).
Cả ấu trùng và thành trùng kiến ba khoang đều ăn ấu trùng và thành trùng
rầy nâu, trứng và các loại côn trùng có cơ thể mềm. Thành trùng thường rớt xuống
đất khi bị khuấy động (Shepard và ctv., 1999; Van Mele, P. và Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2003; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Thành trùng ăn tạp, thức ăn
chủ yếu của là côn trùng thân mềm, nhện, tuyến trùng đất hoặc xác bã thực vật phân
hủy trong tự nhiên. Ấu trùng chủ yếu ăn thịt nhưng thực nghiệm có thể nuôi bằng
thịt bò hoặc dưa chuột (Kazuyosho Kurosa, 1958).

Kiến ba khoang Paederus fuscipes là loài thiên địch quan trọng trong công tác
phòng trừ sâu đục thân Diatraea saccharalis trên ruộng mía. Nhận xét về mối tương
quan giữa việc sử dụng thuốc trừ sâu và các côn trùng bắt mồi trên ruộng mía trong
đó có kiến ba khoang Paederus fuscipes cho thấy rằng tác hại của các loại thuốc trừ
sâu đối với côn trùng bắt mồi đôi khi lớn hơn rất nhiều so với các loài sâu hại bởi vì

8


thuốc trừ sâu không chỉ tác dụng trực tiếp mà còn tác động gián tiếp thông qua thức
ăn đến các loài côn trùng bắt mồi. Sau một lần sử dụng thuốc Mirex (0,13% với liều
lượng 6,75 kg/ha để trừ sâu đục thân mía Diatraea saccharalis, tỷ lệ cây bị sâu hại
không những không giảm mà còn tăng lên 16% với ruộng đối chứng. Nguyên nhân
là do thuốc Mirex đã giết chết số lượng lớn Paederus fuscipes và các loài côn trùng
ăn mồi khác. Sử dụng thuốc Heptachlor để xử lí đất trừ sâu đục thân mía trước khi
trồng có ảnh hưởng rõ rệt đối với quần thể Paederus fuscipes trên ruộng mía. Sử
dụng Aziphos methyl cách tương tự lại ít có ảnh hưởng đến côn trùng thiên địch
hơn. (Cao Anh Đương, 2003 do Lê Trí Hùng, trích dẫn 2011)
Theo Scheller (1984), Sopp và Wratten (1986) và Chiverton (1988, do Lê Trí
Hùng, trích dẫn 2011) hầu hết côn trùng thuộc bộ cánh cứng đều ăn rầy, rầy mềm và
côn trùng thân mềm. Thí nghiệm cho thấy kiến ba khoang ăn ít rầy, rầy mềm và côn
trùng thân mềm khi ở trên đồng ruộng hơn so với trong phòng thí nghiệm vì do
chúng phải tốn nhiều thời gian để tìm kiếm thức ăn trên ruộng hơn là không gian
giới hạn trong hộp thí nghiệm.
Theo nghiên cứu của trường Đại học Florida thì kiến ba khoang có thể ăn tất
cả côn trùng thân mềm nhỏ hơn và giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sinh
học trên đồng ruộng. Suốt mùa mưa hay lụt lội, kiến ba khoang thường di trú đến
nơi khô ráo.
Khi bón phân hữu cơ cho ruộng lúa có chứa Azolla thì mật số kiến ba khoang
Paederus fuscipes tăng cao nhất so với ruộng bón phân không có chứa Azolla nên

việc kiểm soát sâu hại trên ruộng lúa tốt hơn (Ragini, Thagaraju và David, 2000 do
Lê Trí Hùng, trích dẫn 2011).
Ở Thái Lan, kiến ba khoang Paederus fuscipes Curtis rất hữu ích trong việc
kiểm soát sâu hại nông nghiệp, chúng có thể tiêu diệt trứng, sâu non, trứng và ấu
trùng của ruồi. Ngoài ra, chúng còn được dùng để kiểm soát sự lây lan của côn
trùng gây hại rất hiệu quả trong nông nghiệp.
( />
9


1.6. Sự gây hại của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Rầy nâu xuất hiện ở tất cả các nước trồng lúa như: Ấn Độ, Nepal, Hàn Quốc,
Đài Loan, đảo Solomon, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Sri Lanka,
Papua New Guinea… (IRRI, 1979).
Ký chủ chính của rầy nâu là cây lúa, ngoài ra rầy nâu còn có thể sống trên
một vài loài cỏ dại như: cỏ chân vịt Eleusine coracana, cỏ môi Leersia hexandra,
cỏ lồng vực nước Echinochloa colona, lúa hoang Oryza nivara và O. rufipogon
v.v… và một số cây trong họ hòa thảo như mía, ngô, kê, cao lương v.v…
Rầy nâu trở thành loài sâu hại nguy hiểm tại các nước trồng lúa từ nửa sau thế
kỷ XX. Những trận dịch rầy xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản,
Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, … đã gây nhiều thiệt hại (Phạm
Văn Lầm, 2006). Những công bố sau đó cho thấy rầy nâu gây thiệt hại khoảng
500.000 USD khi phá hủy 22% diện tích lúa tương ứng với 2.800 ha (IRRI, 1979).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì tại Việt Nam, rầy nâu
được ghi nhận xuất hiện trên lúa từ rất lâu nhưng không gây thành những trận dịch
lớn do chỉ trồng lúa mùa. Năm 1965, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế đưa vào Việt
Nam các giống lúa ngắn ngày, được trồng đầu tiên ở miền Trung và ngày càng được
trồng nhiều vụ trong năm là điều kiện để rầy nâu nhanh chóng nhân mật số. Đến
năm 1969, rầy nâu bắt đầu gây hại mạnh cho cây lúa ở Phan Rang và một số tỉnh
miền Trung.

- Từ năm 1977 đến năm 1979: rầy nâu đã gây thành dịch tại một số tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long với diện tích bị hại khoảng một triệu hecta, nhiều nơi bị
mất trắng, thiệt hại đến hàng triệu tấn lúa.
- Từ vụ hè thu năm 1988 đến vụ đông xuân năm 1990: rầy nâu đã phát sinh
thành dịch và gây hại nặng ở một số tỉnh như: thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,
Tiền Giang, Minh Hải.
- Riêng năm 1990 ở đồng bằng sông Cửu Long, tính cả ba vụ sản xuất có
khoảng 237.820 hecta lúa bị nhiễm rầy nâu, chiếm 8,3% diện tích lúa cả năm.

10


Ngoài ra, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây lúa như bệnh
lùn xoắn lá, lúa cỏ.
- Năm 1988, bệnh này đã xuất hiện trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu
Long, miền Đông Nam Bộ và ven biển miền Trung. Riêng ở đồng bằng sông Cửu
Long năm 1988 có tới 40.000 hecta lúa bị lùn xoắn lá, trong đó Tiền Giang bị
khoảng 20.000 hecta.
- Diện tích lúa đông xuân năm 1992 – 1993 bị nhiễm lùn xoắn lá được ghi
nhận tại các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ và Vĩnh Long lên đến khoảng 40% (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
- Vào các năm 1999 – 2001 bệnh lùn xoắn lá bùng phát trở lại ở đồng bằng
sông Cửu Long cùng với rầy nâu. Gần đây trong vụ đông xuân năm 2005 – 2006,
cùng với rầy nâu bệnh lùn xoắn lá đã tái xuất hiện trở lại với diện tích khoảng 3.000
hecta. Vụ hè thu 2006 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mới xuống giống được
hơn 300.000 hecta, đã có 13.402 hecta bị nhiễm rầy nâu và rầy nâu đã truyền bệnh
lùn xoắn lá trên lúa hè thu sớm với diện tích khoảng 329 hecta ở các tỉnh Đồng
Tháp, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang (Phạm Văn Lầm, 2006).
- Trong năm 2006, diện tích lúa hè thu bị rầy nâu gây hại tăng nhanh hơn vụ
đông xuân 2005 – 2006 và có tính phân bố rộng ở nhiều tỉnh trong vùng đồng bằng

sông Cửu Long. Những địa phương có diện tích gieo xạ lúa hè thu sớm (tháng 3 –
4) thì bị nhiễm rầy nâu nhanh và có diện tích bị gây hại lớn ngay từ đầu vụ như
Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ vì chịu ảnh hưởng của sự
tích lũy mật số rầy tại chỗ có sẵn ở cuối vụ đông xuân. Diện tích nhiễm rầy đạt cao
nhất là tháng 6 (53.593 hecta) khi toàn bộ diện tích lúa hè thu đã xuống giống xong
và đang ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Trong khi đó, các tỉnh sản xuất lúa hè
thu muộn như Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang thì diện tích bị
gây hại trong giai đoạn đầu vụ là rất thấp do đồng ruộng có thời gian nghỉ
( />
11


Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía nam (từ 2/2009) thì diện tích nhiễm rầy
nâu ở các tỉnh Nam Bộ là 70.735 hecta. Mật số rầy nâu phổ biến từ 750 – 2.000
con/m2, trong đó có khoảng 5.100 hecta bị nhiễm nặng (trên 3.000 con/m2). Ở Cái
Bè (Tiền Giang), Châu Thành A (Hậu Giang) có những diện tích mật số lên đến
9.000 – 10.000 con/m 2.
Những ghi nhận trên cho thấy rầy nâu thật sự là loài sâu hại đặc biệt nghiêm
trọng sử dụng nhiều giống ngắn ngày năng suất cao kết hợp canh tác liên tục, biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp còn hạn chế, là nguyên nhân bộc phát rầy nâu. Hơn
nữa, rầy nâu còn mang virus lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá cũng gây hại nghiêm trọng
đến năng suất trong những năm vừa qua (Nguyễn Đình Huy, 2011).
Cả rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút cây lúa bằng cách dùng vòi
chích chọc vào cây lúa và hút nhựa để sống (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), trong khi chích hút rầy tiết nước
bọt phân hủy mô cây, tạo thành một bao xung quanh vòi chích hút, cản trở sự di
chuyển nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa làm cây lúa bị khô héo, gây
nên hiện tượng “cháy rầy”. Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ, nhưng nếu mật
số cao có thể gây hại mọi giai đoạn tăng trưởng của cây lúa:
- Lúa đẻ nhánh: rầy chích nơi bẹ tạo thành những sọc màu nâu đậm dọc theo

thân.
- Lúa từ làm đòng đến trổ: rầy tập trung chích hút ở cuống đòng non.
- Lúa chín: rầy thường tập trung lên thân ở phần non mềm.
Ngoài gây hại trực tiếp, rầy nâu còn gây hại gián tiếp cho cây lúa như:
- Mô cây tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hư do
sự xâm nhập của một số loài nấm và vi khuẩn.
- Phân rầy tiết ra có chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh gốc lúa, cản
trở quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2004).

12


×