Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO sát THÀNH PHẦN côn TRÙNG gây hại và THIÊN ĐỊCH ăn mồi TRÊN dưa LEO tại HUYỆN CHỢ mới, TỈNH AN GIANG đặc điểm HÌNH THÁI, SINH học của rầy mềm TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐỖ THÀNH ĐẠT

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ
THIÊN ĐỊCH ĂN MỒI TRÊN DƢA LEO TẠI HUYỆN CHỢ
MỚI, TỈNH AN GIANG. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
CỦA RẦY MỀM APHIS GOSSYPII GLOVER
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ - 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ
THIÊN ĐỊCH ĂN MỒI TRÊN DƢA LEO TẠI HUYỆN CHỢ
MỚI, TỈNH AN GIANG. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
CỦA RẦY MỀM APHIS GOSSYPII GLOVER
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Giáo viên hƣớng dẫn
Ths. Lăng Cảnh Phú

Sinh viên thực hiện


Đỗ Thành Đạt
MSSV: 3093337
Lớp: BVTV K35

Cần Thơ - 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp nhận Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài: “Khảo sát thành
phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dƣa leo tại huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái, sinh học của rầy mềm Aphis gossypii
Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm”.
Do sinh viên Đỗ Thành Đạt thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2012
Cán bộ hƣớng dẫn

Ths. Lăng Cảnh Phú

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


-O0OHội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:

“Khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dƣa leo tại
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái, sinh học của rầy mềm
Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm”.

Đƣợc thực hiện từ 7/2012 – 11/2012 do sinh viên Đỗ Thành Đạt thực hiện và bảo vệ trƣớc
hội đồng ngày……tháng……năm 2012.
Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức: .........................................................
.................................................................................................................................................
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn: .......................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

Duyệt khoa

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2012

Trƣởng Khoa Nông Nghiệp và SHƢD

ii

Chủ tịch hội đồng


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
1. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Đỗ Thành Đạt Giới tính: Nam
Ngày sinh: 10/11/1991


Dân tộc: Kinh

Nguyên quán: Ấp Tân Hiệp B, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Họ và tên cha: Đỗ Văn Sang
Họ và tên mẹ: Phạm Thị Chiện
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1997 - 2002: học tại trƣờng tiểu học “A” Núi Sập, thị trấn Núi Sập, huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Từ năm 2002- 2006: học tại trƣờng Trung học cơ sở Óc Eo, thị trấn Óc Eo, huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Từ năm 2006 - 2009: học tại trƣờng Trung học phổ thông Vọng Thê, thị trấn Óc Eo,
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Từ năm 2009 đến nay học tại trƣờng Đại học Cần Thơ, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn

Đỗ Thành Đạt

iv



LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Ông bà, cha mẹ, những ngƣời đã suốt đời tận tụy, hết lòng vì con đã chăm sóc và
dạy bảo con nên ngƣời.
Thành kính biết ơn!
Thầy Lăng Cảnh Phú đã dành nhiều thời gian quý báu hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Thầy, cô trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài và trong những ngày ở
giảng đƣờng đại học.
Chân thành cảm ơn!
Anh Chiến, anh Hùng, anh Thƣơng, chị Yến, chị Trinh chia sẻ nhiều kinh nghiệm
thực tiễn trong quá trình thực hiện đề tài.
Các bạn Hà, Xứng, Còn và các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K35 cùng các em Minh,
Sơn, Việt, Đăng, Nhớ, Khởi đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình điều
tra để hoàn thành đề tài.

Đỗ Thành Đạt

v


Đỗ Thành Đạt, 2012. “Khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi
trên dƣa leo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đặc điểm hình thái, sinh học của
rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm”. Luận văn tốt
nghiệp Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: Thạc sĩ Lăng Cảnh Phú.

TÓM LƢỢC

Đề tài “Khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dƣa leo tại
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đặc điểm hình thái, sinh học của rầy mềm Aphis
gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm” đƣợc thực hiện từ tháng 7/201211/2012 đƣợc kết quả nhƣ sau:
(1) Qua kết quả điều tra tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho thấy, côn trùng gây
hại trên dƣa leo chủ yếu là bù lạch (Thrips palmi Karny), rầy mềm (Aphis gossypii
Glover). Thiên địch xuất hiện trên ruộng chủ yếu là bọ rùa 6 vệt đen Menochilus
sexmaculatus.
(2) Rầy mềm Aphis gossypii Glover là côn trùng biến thái không hoàn toàn, sinh sản
theo kiểu đơn tính và đẻ con. Thành trùng có 2 dạng (có cánh và không cánh): Dạng
có cánh cơ thể dài trung bình 1,28 0,10 mm, rộng 0,53 0,06 mm; dạng không
cánh cơ thể có màu vàng đến xanh, cơ thể có chiều dài khoảng 1,21 - 1,25 mm, rộng
0,61 - 0,66 mm. Mắt kép màu đen, râu đầu gồm 6 đốt chiều dài trung bình
0,83 0,07 mm. Vòi hút dẹp, vƣơn dài khỏi đốt chậu chân giữa. Ống bụng có chiều
dài gấp 2 lần phiến đuôi. Cả thành trùng và ấu trùng đều tiết dịch ngọt (honeydew).
Ấu trùng của rầy mềm Aphis gossypii Glover trải qua 4 tuổi với 3 lần lột xác, vòng
đời khoảng 4,5 - 7,5 ngày. Mỗi thành trùng không cánh đẻ tổng cộng 23,47
con, trung bình 2,93

11,38

0,78 con/ngày. Thời gian từ khi lột xác đến đẻ con lần đầu

khoảng 0,13 - 0,37 ngày (dao động từ 0 - 1,5 ngày)

vi


MỤC LỤC
Nội dung
MỞ ĐẦU


Trang
1

CHƢƠNG 1

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1

Nguồn gốc và vai trò của dƣa leo

2

1.2

Đặc điểm chung của dƣa leo

2

1.2.1

Yêu cầu ngoại cảnh

2

1.2.2


Kỹ thuật canh tác

3

1.3

Một số côn trùng gây hại chính trên dƣa leo

5

1.3.1

Sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica Saunders

5

1.3.2

Bù lạch Thrips palmi Karny

6

1.3.2

Ruồi đục lá Liriomyza trifolii Burgess

8

1.3.4


Rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius

9

1.4

Sơ lƣợc về rầy mềm

11

1.5

Một số loài rầy mềm gây hại trên dƣa leo

14

1.5.1

Rầy mềm Aphis gossypii Glover

14

1.5.2

Rầy mềm Aphis craccivora Koch (Aphis medicaginis Koch)

17

1.5.3


Rầy mềm Myzus persicae Sulzer

19

CHƢƠNG 2
2.1.

2.2

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

22

Phƣơng tiện

22

2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

22

2.1.2. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm

22

Phƣơng pháp

23

2.2.1 Phƣơng pháp điều tra thành phần, mức độ phổ biến của côn

trùng gây hại và thiên địch ăn mồi của chúng trên cây dƣa leo tại Chợ Mới,
tỉnh An Giang vụ Hè Thu 2012

vii

23


2.2.2 Khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của rầy mềm Aphis
gossypii Glover

24

2.2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát vòng đời, thời gian sinh
trưởng và hình thái của rầy mềm Aphis gossypii Glover

24

2.2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng sinh sản của thành
trùng rầy mềm không cánh Aphis gossypii Glover

25

2.3

Xử lý số liệu

CHƢƠNG 3

25

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

3.1
Thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng gây hại và thiên địch ăn
mồi trên dƣa leo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vụ Hè Thu 2012

26

3.1.1 Thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng gây hại trên dƣa
leo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vụ Hè Thu 2012

26

3.1.2 Thành phần, mức độ phổ biến của thiên địch ăn mồi trên dƣa
leo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vụ Hè Thu 2012

29

Đặc điểm hình thái và sinh học của rầy mềm Aphis gossypii Glover

32

3.2.1
Glover

Một số đặc điểm hình thái của rầy mềm Aphis gossypii

32


3.2.2
Glover

Một số đặc điểm sinh học của rầy mềm Aphis gossypii

37

3.2.3
Glover

Khả năng sinh sản của rầy mềm không cánh Aphis gossypii

41

3.2

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

42
43

PHỤ CHƢƠNG

viii



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Dạng mép trán của Aphis gossypii, Aphis craccivora Koch
với Macrosiphum euphorbiae, Myzus persicae (Stoetzel et
al., 1996).

12

1.2

Phân loại ống bụng của thành trùng không cánh
Macrosiphum euphorbiae và Myzus persicae (Stoetzel et al.,
1996).

12

1.3

Khóa phân loại thành trùng không cánh Aphis gossypii
Glover và Aphis craccivora Koch (Stoetzel et al., 1996).

13


2.1

Hộp nhựa nhỏ nuôi rầy tự tạo

24

2.2

Khảo sát vòng đời, thời gian sinh trƣởng và hình thái rầy
mềm Aphis gossypii Glover

25

3.1

Một số loài côn trùng gây hại trên dƣa leo

30

3.2

Một số loài thiên địch ăn mồi trên dƣa leo

30

3.3

Ấu trùng tuổi 1 của rầy mềm Aphis gossypii Glover


33

3.4

Ấu trùng tuổi 2 của rầy mềm Aphis gossypii Glover

33

3.5

Ấu trùng tuổi 3 của rầy mềm Aphis gossypii Glover

34

3.6

Ấu trùng tuổi 4 của rầy mềm Aphis gossypii Glover

34

3.7

Thành trùng và các bộ phận của rầy mềm Aphis gossypii

36

Glover
3.8

Vòng đời của rầy mềm Aphis gossypii Glover


37

3.9

Ấu trùng của rầy mềm Aphis gossypii Glover đang lột xác

39

3.10

Thành trùng Aphis gossypii Glover đang đẻ con

40

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng gây gây hại trên dƣa

28


leo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vụ Hè Thu 2012
3.2

Thành phần, mức độ phổ biến của thiên địch ăn mồi trên dƣa leo

31

tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vụ Hè Thu 2012
3.3

Kích thƣớc các giai đoạn phát triển của rầy mềm Aphis gossypii

32

Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ,
2012
3.4

Vòng đời và các giai đoại phát triển của rầy mềm Aphis gossypii

38

Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ,
2012
3.5

Khả năng sinh sản của rầy mềm Aphis gossypii Glover trong
điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ, 2012


x

41


MỞ ĐẦU
Dưa leo là một loại rau ăn trái thương mại quan trọng được trồng rất phổ
biến ở nhiều nơi. Do có chứa lượng dinh dưỡng và năng lượng thấp nhưng có hàm
lượng vitamin và khoáng chất cao nên dưa leo rất được ưa chuộng (Trần Thị Ba,
2001). Diện tích trồng dưa leo trên thế giới năm 2009 khoảng 1.958 nghìn hecta với
sản lượng đạt 60.502,2 nghìn tấn (FAO, 2011).
Ở ĐBSCL dưa leo được trồng rất phổ biến, đặc biệt là vùng trồng rau Sóc
Trăng (huyện Mỹ Xuyên), An Giang (huyện Chợ Mới) (Nguyễn Mân, 1984). Tuy
nhiên trong quá trình canh tác, nông dân còn gặp nhiều khó khăn do xuất hiện các
loài côn trùng gây hại như: rầy mềm, bù lạch, sâu xanh hai sọc trắng, ruồi đục
lá…Trong đó, rầy mềm Aphis gossypii Glover hiện diện thường xuyên trên ruộng
với vòng đời rất ngắn, khả năng sinh sản cao, phổ ký chủ rộng và đặc biệt với khả
năng truyền nhiều loài virus gây bệnh trên dưa leo nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng và phát triển của dưa leo. Hiện nay nông dân thường áp dụng một số biện
pháp phun thuốc hóa học để phòng trừ các côn trùng gây hại đã gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức quy định, gây ra hiện
tượng kháng thuốc tạo thành dịch.
Do đó, đề tài: ”Khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi
trên dưa leo ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đặc điểm hình thái, sinh học của rầy
mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện
nhằm tìm hiểu về thành phần côn trùng gây hại, thiên địch ăn mồi cùng với một số
đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của loài rầy mềm Aphis gossypii Glover để
quản lý và phòng trừ chúng một cách hiệu quả.

1



CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1

Nguồn gốc và vai trò của dƣa leo

Dưa leo tên khoa học là Cucumis sativus L., tên tiếng Anh là cucumber, thuộc
họ Dưa bầu bí (Cucurbitaceae) (Trần Thị Ba và ctv., 2001; Nguyễn Văn Thắng và
Trần Khắc Thi, 1999).
Dưa leo có nguồn gốc từ Ấn Độ cách đây hơn 3.000 năm, sau đó được lan
truyền dọc theo hướng tây Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu. Dưa leo được
trồng ở Trung Quốc từ rất sớm, có thể từ thế kỷ thứ 6 (Trần Thị Ba và ctv., 2001).
Hiện nay dưa leo được trồng khắp nơi trên thế giới, từ xích đạo tới 630 vĩ Bắc, đứng
hàng thứ sáu trong số các rau trồng trên thế giới (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc
Thi, 1999).
Dưa leo cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Thành phần dưa leo chiếm
96% là nước; trong 100g dưa leo chứa 14 calo; 0,7mg protein; 24 mg calcium; 20
UI vitamin A; 12 mg vitamin C; 0,024 mg vitamin B1; 0,075 mg vitamin B2; và 0,3
mg vitamin B6 (Trần Thị Ba và ctv., 2001).
1.2

Đặc điểm chung của dƣa leo

1.2.1

Yêu cầu ngoại cảnh

Nhiệt độ

Thuộc nhóm cây ưa nhiệt. Hạt có thể nảy mầm ở 12-13oC. Phát triển tốt ở
nhiệt độ 25-30oC, nhiệt độ cao cây sẽ ngừng phát triển và nếu kéo dài nhiệt độ 3540oC thì cây sẽ chết. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây, nếu
nhiệt độ thích hợp cây sẽ ra hoa ở ngày thứ 26 sau khi nảy mầm. Nhiệt độ thấp thời
gian ra hoa sẽ kéo dài (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999).

2


Ánh sáng
Cây ưa ánh sáng ngày ngắn. Thời gian chiếu sáng 10-12 giờ/ngày cây sẽ sinh
trưởng và phát triển tốt. Nắng nhiều giúp cây quang hợp tốt làm tăng năng suất, chất
lượng và rút ngắn thời gian lớn của trái (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi,
1999; Tạ Thu Cúc, 2005). Nhưng các giống dưa leo lai F1 ít bị ảnh hưởng bởi
quang kỳ (Hoàng Trung Kiên và Nguyễn Văn Định, 2001).
Ẩm độ
Nhu cầu về ẩm độ của dưa leo đứng đầu họ Bầu bí: Độ ẩm đất 85-95%, độ ẩm
không khí 90-95% thích hợp cho dưa leo. Dưa leo chịu hạn rất kém, thiếu nước cây
sinh trưởng kém và còn tích lũy cucurbitaxina là chất gây đắng trong trái. Cây cần
lượng nước lớn nhất vào thời kỳ ra hoa và tạo trái (Nguyễn Văn Thắng và Trần
Khắc Thi, 1999; Trần Thị Ba và ctv., 2001).
Đất và dinh dƣỡng
Đất trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất pha cát, đất thịt
nhẹ, độ pH thích ứng là 5,5 - 6,5. Dưa leo sử dụng kali với hiệu suất cao nhất, sau
đó đến đạm rồi đến lân. Khi sử dụng phân hữu cơ nhất là phân chuồng có tác dụng
là tăng năng suất dưa leo (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999).
1.2.2

Kỹ thuật canh tác

Thời vụ

Theo Trần Thị Ba và ctv. (2001), dưa leo trồng quanh năm. Nhưng phát triển
tốt vào mùa mưa hơn mùa khô. Vụ Xuân Hè từ tháng 1- 4 dương lịch, vụ Hè Thu từ
5 - 8 dương lịch, vụ Đông Xuân từ tháng 10 - 1 dương lịch, vụ Thu Đông 7 - 10.
Trong các vụ thì vụ Hè Thu cho năng suất cao do ít sâu bệnh và công chăm sóc.
Làm đất
Theo Trần Thị Ba và ctv. (2001), dưa leo có bộ rễ yếu và sức hấp thụ của rễ
kém nên khả năng chịu hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao. Vì thế nên trồng dưa
leo trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ thoát nước tốt, có
nhiều chất hữu cơ. Lên líp cao 20 - 25 cm trong mùa mưa, khoảng cách trồng 0,8 1,5 x 0,3 - 0,4 m. Mật độ trồng 30.000 - 50.000 cây/ha.

3


Bón phân
Lượng phân trung bình một hecta là 150 - 200 kg urê, 200 kg super lân, 150
kg KCl và từ 10 - 20 tấn phân chuồng. Cách bón: bón tất cả lân, 2/3 phân chuồng,
bón thúc lần một (7 ngày sau khi gieo (NSKG)): 1/10N; bón thúc lần 2 (15 NSKG):
phân chuồng còn lại + 3/10N + 1/4K; bón thúc lần 3 (25 NSKG): 3/10N + ¼ K;
lượng phân còn lại chia thành nhiều lần và tưới xen kẽ nhau trong thời gian thu
hoạch (Trần Thị Ba và Trần Văn Hai, 1998 trích dẫn bởi Bành Ngọc Nghĩa và
Hoàng Ngọc Lâm, 2004).
Làm giàn
Khi cây bắt đầu tua cuốn (20 NSKG) thì làm giàn hình chữ nhân, cao khoảng
2 m. Giàn có thể làm cố định bằng cọc tràm và dây kẽm để có thể sử dụng được 2-3
năm. Hiện nay, việc sử dụng lưới nilong để làm giàn cho dưa leo cũng được phổ
biến trong sản xuất vì giảm được lượng lớn cây giàn, giảm chi phí, thao tác nhanh
gọn và dùng được nhiều vụ (Trần Thị Ba và ctv., 2001).
Tƣới nƣớc
Dưa leo chịu hạn rất kém do đó vào mùa nắng tưới nước 1 ngày 2 lần vào buổi
sáng và buổi chiều. Tăng lượng nước tưới và diện tích tưới gốc khi cây lớn, nhất là

thời kỳ cây ra hoa trái rộ. Vào mùa mưa cần thoát nước tốt. Trong trường hợp tưới
rãnh, không nên để nước quá cao trong mương tưới khi cây lớn vì có thể làm hạn
chế hoặc hư rễ dưa mọc dài ra mương, tốt nhất là rút cạn nước trong mương sau khi
tưới (Trần Thị Ba và ctv., 2001).
Thu hoạch
Trái từ 7-10 ngày tuổi có thể thu hoạch. Nếu để trái già có thể ảnh hưởng tới
sự ra hoa, đậu trái của lứa tiếp theo, làm giảm năng suất. Trái nên thu vào buổi sáng
để buổi chiều tưới thúc phân. Thời kỳ trái nhiều có thể thu 2-3 ngày một đợt
(Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999).

4


1.3

Một số côn trùng gây hại chính trên dƣa leo

1.3.1

Sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica Saunders

Vị trí phân loại và ký chủ
Sâu xanh hai sọc trắng có tên khoa học là Diaphania indica (Saunders), Họ
Pyralidae, Bộ Lepidoptera. Có phổ ký chủ rất rộng, gồm hầu hết các loại cây cùng
họ bầu, bí, dưa, đặc biệt gây hại trầm trọng cho cây dưa leo, dưa hấu, dưa lê, khổ
qua (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Đặc điểm hình thái và sinh học
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thành trùng có chiều dài thân
từ 10 - 12 mm, sải cánh rộng từ 20 - 25 mm. Thành trùng có cánh trước màu trắng
bạc với một đường viền màu nâu đậm dọc theo cạnh trước của cánh trước và cạnh

ngoài của cánh trước và cánh sau. Thời gian sống của thành trùng từ 5 - 7 ngày và
một thành trùng cái đẻ từ 150 - 200 trứng.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) trứng màu trắng đục, trước
khi trứng nở chuyển thành màu trắng hơi ngả vàng, được đẻ riêng lẻ trên cả 2 mặt
lá, nhất là đọt non hay trái non. Thời gian ủ trứng từ 4 - 5 ngày. Sâu màu xanh lá
cây nhạt, có 2 sọc trắng chạy dọc theo cơ thể rất rõ. Đủ lớn ấu trùng dài từ 20 - 25
mm. Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 10 - 20 ngày. Trong 5 giai đoạn của ấu trùng,
chúng đều có 2 sọc trắng hai bên hông lưng chạy dọc cơ thể, sọc trắng này mờ dần
trước khi hóa nhộng. Trước khi hóa nhộng, ấu trùng tuổi 5 nhả tơ bao quanh cơ thể,
cuốn lá lại và nằm trong đó (Smith, 1911 trích dẫn bởi Capinera, 2000).
Nhộng màu nâu nhạt sau vài ngày chuyển thành màu nâu đen. Thời gian
nhộng từ 6 - 7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Tuy nhiên theo
Smith (1991) trích dẫn bởi Capinera (2000) thì thời gian nhộng là 9-10 ngày.
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Sâu có tập quán cuốn các đọt non lại và ở bên trong ăn phá. Khi sâu lớn có thể
cắn trụi cả lá và chồi ngọn của đọt non. Sâu còn ăn trái non làm cho trái méo mó
hay thối và rụng. Đặc biệt gây hại nghiêm trọng trên dưa hấu, vì sâu ăn mất đọt làm

5


cho dây dưa leo đâm nhánh nên sẽ mất trái ở dây chính, chỉ còn trái ở nhánh dây
phụ (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Biện pháp phòng trị
Nên trồng đồng loạt hay trồng sớm theo chính vụ để sâu phân tán rộng, mật số
thấp. Theo dõi mật số khi cây bắt đầu leo giàn hay sắp phân nhánh để phát hiện sớm
mà phòng trị kịp thời. Có thể dùng tay bắt sâu khi mật số còn ít và tập trung trên đọt
non. Nếu cần phải dùng thuốc, có thể áp dụng thuốc vi sinh hay các loại thuốc trừ
sâu đặc trị trước khi sâu cuốn lá lại (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Trong tự nhiên Diaphania indica có nhiều loài thiên địch tấn công như: ong ký sinh

Apanteles sp., Pristomerus spinator, Casinaria infesta (Cresson), Temelucha sp. và
Agathis texana (Cresson) (Pena et all., 1987 trích dẫn bởi Capinera, 2000).
1.3.2

Bù lạch Thrips palmi Karny

Vị trí phân loại và ký chủ
Bù lạch có tên khoa học là Thrips palmi Karny, Họ Thripidae, Bộ
Thysanoptera. Phân bố rất rộng và có thể tấn công trên nhiều loại cây trồng từ các
loại rau đến cây ăn trái. Đặc biệt, gần đây chúng phát dịch và gây hại trầm trọng
trên dưa hấu và trên dưa leo (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Đặc điểm hình thái và sinh học
Bù lạch có cơ thể rất nhỏ, khoảng 1 mm, màu vàng hơi nâu, hai mắt đen.
Miệng phát triển cho việc chích hút, chân của bù lạch rất đặc biệt là đốt bàn không
có móng mà tận cùng bằng một mảnh nhỏ, râu màu đen gồm sáu đốt. Thành trùng
có thể sống đến 2 tháng và đẻ độ 200 trứng.
Trứng bù lạch hình trái thận, do con cái dùng bộ phận đẻ trứng ghim thẳng vào
trong thân lá non, trứng nở trong thời gian độ 3 ngày. Ấu trùng rất giống thành
trùng nhưng màu nhạt hơn, gồm 2 tuổi kéo dài độ 3 - 4 ngày. Nhộng phát triển trong
từ 3 - 4 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).

6


Tập quán sinh sống và cách gây hại
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) bù lạch thường đẻ trứng trong
mô lá. Cả ấu trùng và thành trùng bù lạch thường sống ở mặt dưới lá và hay chui
vào gần gân để trốn, do đó rất khó nhìn thấy, và thuốc trừ sâu cũng khó tiếp xúc
được với chúng. Bù lạch thường chích cho nhựa cây chảy ra để hút ăn, đôi khi còn
ăn cả mô lá hoặc cây (Lewis, 1997; Lê Ngọc Hoa, 2003). Lá cây bị bù lạch gây hại

sẽ có dạng quăn queo, lá non biến dạng và bị cong xuống phía dưới. Đọt non bị bù
lạch tấn công không phát triển dài ra được mà chùn lại và cất cao lên, nên nông dân
thường gọi là hiện tượng “đầu lân” hay “bắn máy bay” trên dưa hấu. Bù lạch còn
truyền bệnh khảm do vi rút làm vàng và xoăn lá, cây không chết nhưng ra hoa mà
không cho trái (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Biện pháp phòng trị
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thì nên đốt tàn dư thực vật,
dùng bẫy màu vàng đặt vào rẫy từ khi cây con đến lúc trổ hoa để xác định mật số và
quyết định khi nào áp dụng thuốc. Nếu được, nên phủ liếp bằng vật liệu có màu bạc
để xua đuổi thành trùng đến đẻ trứng. Có thể lợi dụng mật số thiên địch để khống
chế mật số bù lạch. Bù lạch rất khó trị vì nơi ẩn náu cũng như khả năng quen thuốc
rất nhanh. Nên khi sử dụng thuốc hóa học để trị thì nên thay đổi thuốc hóa học
thường xuyên để tránh bù lạch quen thuốc (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000; Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Có thể sử dụng thuốc hóa học dạng dầu khoáng
PSO (Petrolium Surface Oil) để phun lên đọt non, nhưng chú ý ảnh hưởng đến sự
phát triển của lá (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).

7


1.3.2

Ruồi đục lá Liriomyza trifolii Burgess

Vị trí phân loại và ký chủ
Ruồi đục lá tên khoa học là Liriomyza trifolii (Burgess), Họ Agromyzyidae,
Bộ Diptera. Đây là loài côn trùng phá hại trên nhiều loại cây như bầu bí dưa leo,
dưa gan, cà chua, ớt, đậu nành, đậu trắng…(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2011).
Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng rất nhỏ, dài từ 1,3 - 1,5 mm, màu đen bóng, nhưng một phần cơ
thể, gồm cả phiến mai trên ngực có màu vàng. Mắt kép màu đen bóng. Cánh trước
có chiều dài khoảng 1,4 mm, rộng 0,60 mm. Cánh sau thoái hóa còn rất nhỏ, màu
vàng nhạt. Bụng và chân có nhiều lông, chân màu vàng, đốt chày và đốt bàn màu
đen, bàn chân 5 đốt, đốt cuối có 2 móng cong màu đen.
Trứng rất nhỏ, màu trắng hồng, tròn, đường kính khoảng 0,2 mm. Ấu trùng có
chiều dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt khi mới nở, sau chuyển thành màu vàng
đậm. Cơ thể có 10 đốt, miệng dạng móc câu màu đen. Thời gian phát triển của ấu
trùng từ 3 - 4 ngày. Nhộng có chiều dài khoảng 1,5 mm, rộng 0,7 mm. Thời gian
phát triển của nhộng từ 6 - 8 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Theo Lê Trường Giang (1997) thành trùng hoạt động mạnh từ 7 - 9 giờ sáng
và từ 4 - 5 giờ chiều. Thành trùng cái dùng bộ phận đẻ trứng rạch mặt lá tạo nhiều
lỗ. Trong số đó có một số lỗ chứa trứng, chỉ khoảng 1%, phần lớn các lỗ còn lại
dùng làm thức ăn cho thành trùng cái và đực do chất lỏng tiết ra từ vết chích. Các lỗ
đục thường xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo 2 bìa lá (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2011).
Cũng theo Whittaker và Davis, 1962 (trích dẫn bởi Bành Ngọc Nghĩa và
Hoàng Ngọc Lâm, 2004) cho rằng thành trùng gây hại bằng cách chọc thủng biểu bì
lá thành những lỗ nhỏ bằng bộ phận đẻ trứng của nó rồi ăn dịch tế bào của nó chảy
ra từ vết đục hoặc đẻ trứng vào ngay các lỗ đục, dưới biểu bì lá.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) ruồi gây hại cho cây bằng
cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ,
8


càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng. Đường đục xuất
hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá. Khi trưởng thành, dòi đục
thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của
cây hoặc buông mình xuống đất làm nhộng.

Các vết đục khắp mặt lá làm cho lá bị khô, trái nhỏ, giảm phẩm chất của trái,
nếu trầm trọng làm năng suất giảm (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Biện pháp phòng trị
Làm sạch cỏ chung quanh ruộng dưa trước khi xuống giống, cày sâu sau khi
thu hoạch, áp dụng màng phủ nông nghiệp.
Trong điều kiện tự nhiên, ruồi có rất nhiều thiên địch. Nếu áp dụng thuốc trừ
sâu nhiều sẽ làm cho mật số ruồi tăng cao và tạo thành dịch dễ dàng. Nếu mật số
thiên địch trên 50% không cần áp dụng thuốc để trừ ruồi, nhưng nếu mật số thiên
địch thấp, không thể khống chế mật số ruồi thì nên áp dụng thuốc khi cây con bắt
đầu có lá mầm và lá thật đầu tiên. Ở những vùng ruồi có điều kiện nhân mật số
nhanh thì cần áp dụng thuốc lại khi cần (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Theo Lê Thị Sen (1999) có thể phun các loại thuốc gốc cúc tổng hợp, thuốc gốc lân
hay dầu khoáng DC-Tron Plus 2% rất hiệu quả.
1.3.4

Rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius

Vị trí phân loại và ký chủ
Rầy phấn trắng có tên khoa học là Bemisia tabaci Gennadius, Họ Aleyrodidae,
Bộ Homoptera. Rầy phấn trắng là loài có phổ kí chủ rất rộng gây hại trên nhiều loại
cây trồng như cây bông vải, dưa bầu bí, rau màu các loại và nhiều loại cây trồng
khác
( />nTrang.htm).
Đặc điểm hình thái và sinh học
Trứng hình bầu dục, đẻ thành từng ổ hoặc đẻ rải rác trong mô lá, có cuốn, dài
0,18 - 0,2 mm, trứng mới đẻ có màu trắng trong sau chuyển sang màu nâu nhạt rồi
thành màu nâu xám. Một con cái có thể đẻ được 50 - 85 quả trứng. Ấu trùng có 3

9



tuổi, màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá rồi cố định một chỗ dưới
mặt lá. Đến tuổi 2 thì không còn chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu. Nhộng giả
hình bầu dục, màu trắng, có một số lông thưa hai bên sườn (Viện Bảo Vệ Thực Vật,
2003).
Trưởng thành dài 0,75 - 1,4 mm, sải cánh 1,1 - 2 mm. Hai đôi cánh trước và
sau dài bằng nhau toàn thân được phủ một lớp phấn trắng. Mắt kép có một rãnh
ngang chia thành hai phần giống hình số 8. Râu đầu có 6 đốt. Bụng có 9 đốt (Viện
Bảo Vệ Thực Vật, 2003).
Trong điều kiện nhiệt độ 18 - 190C, ẩm độ 90%, vòng đời rầy phấn trắng là 35
- 54 ngày còn ở 250C thì vòng đời từ 22 - 23 ngày (Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2003).
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Trưởng thành ban ngày đậu mặt dưới lá, không thích ánh sáng trực xạ. Chúng
hoạt động vào lúc sáng sớm và chiều mát. Rầy phấn trắng xuất hiện quanh năm, khó
xác định số thế hệ trong năm. Một năm thường có hai đợt phát sinh rộ là đầu tháng
ba và tháng năm. Rầy phấn trắng còn là môi giới truyền bệnh virus (Viện Bảo Vệ
Thực Vật, 2003).
Biện pháp phòng trị
Vệ sinh đồng ruộng, hủy bỏ các cây nhiễm virus, nhặt bỏ lá già để hạn chế rầy
phấn trắng non. Sử dụng thuốc hóa học theo nồng độ khuyến cáo. Có thể sử dụng
các loại thuốc như: Applaud, Baythroid, Trebon, Padan, Pegasus…(Viện Bảo Vệ
Thực Vật, 2003).
Ngoài các sâu hại chính trên đây, cây dưa leo còn có thể bị hại bởi sâu ăn tạp
(Spodoptera litura), bọ dưa (Aulacophora similis Oliver), bọ rùa nâu (Epilachna
vigintioctopunctata Fabricius), Nhện đỏ (Tetranychus sp.), ruồi đục trái (Bactrocera
cucurbitae Coquillet), bọ xít nâu lớn (Cyclopelta obscura) và các loài rầy mềm
thuộc giống Aphis, Macrosiphum và Myzus.

10



1.4

Sơ lƣợc về rầy mềm

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010) thì rầy mềm thuộc Họ Aphididae, Bộ
Homoptera. Gồm một nhóm khá lớn các loài côn trùng có kích thước nhỏ, mềm
yếu, chích hút phổ biến trên lá, thân, trái, bông non. Cơ thể có hình dạng trái lê; có
một đôi ống bụng (cornicles) xuất phát từ lưng bụng của đốt bụng thứ 5 hoặc 6, bộ
phận này tiết ra dịch tự vệ. Râu đầu dài gồm nhiều đốt. Thành trùng có 2 dạng: có
cánh hoặc không có cánh.
Ở một số loài cơ thể được bao phủ bởi những sợi sáp trắng được tiết ra từ các
tuyến da. Rầy mềm cũng tiết dịch mật (honeydew). Tại vùng nhiệt đới, chu kỳ sinh
trưởng của rầy mềm rất ngắn từ 5 - 7 ngày. Sinh sản đơn tính và lưỡng tính thường
xen kẽ nhau . Có loài đẻ trứng, có loài đẻ con, có loài vừa đẻ trứng lại vừa đẻ con
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Một số loài lại truyền bệnh siêu vi khuẩn cho cây trồng như bệnh khảm trên
các cây họ đậu, mía, bầu bí dưa được truyền bởi rầy mềm thuộc các giống Aphis,
Macrosiphum và Myzus (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Theo Napier (2009) có bốn loài rầy mềm gây hại chủ yếu trên dưa bầu bí là
Aphis gossypii Glover, Aphis craccivora Koch, Macrosiphum euphorbiae và Myzus
persicae. Cả bốn loài trên sinh sản chủ yếu đẻ con, đôi khi đẻ trứng. Trong đó Aphis
gossypii Glover gây hại chủ yếu trên dưa leo và bông vải.

11


Hình 1.1: Dạng mép trán của Aphis gossypii, Aphis craccivora Koch với
Macrosiphum euphorbiae, Myzus persicae (Stoetzel et al., 1996).


Hình 1.2: Phân loại ống bụng của thành trùng không cánh của Macrosiphum
euphorbiae và Myzus persicae (Stoetzel et al., 1996).
12


Hình 1.3: Khóa phân loại thành trùng không cánh Aphis gossypii Glover và Aphis
craccivora Koch (Stoetzel et al., 1996).

13


×