Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

MỘT số đặc điểm SINH học, HÌNH THÁI và ĐÁNH GIÁ HIỆU lực của một số LOẠI THUỐC TRÊN dòi đục lá gây hại rên cây bưởi năm ROI tại TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Nguyễn Thị Thúy Hằng
Phạm Thị Hạnh

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRÊN DÒI
ĐỤC LÁ GÂY HẠI RÊN CÂY BƯỞI NĂM ROI
TẠI TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
-OOO-

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRÊN DÒI
ĐỤC LÁ GÂY HẠI TRÊN CÂY BƯỞI NĂM ROI
TẠI TỈNH VĨNH LONG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:


SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Ts. Lê Văn Vàng

Nguyễn Thị Thúy Hằng 3073282

Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

Phạm Thị Hạnh
Lớp: BVTV33

Cần Thơ, 2011

3073281


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
……….o0o……….

Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận Luận Văn Tốt nghiệp
Kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật đính kèm với tên đề tài:
“MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRÊN DÒI
ĐỤC LÁ GÂY HẠI TRÊN CÂY BƯỞI NĂM ROI
TẠI TỈNH VĨNH LONG”

Do sinh viên Nguyễn Thị Thúy Hằng và Phạm Thị Hạnh thực
hiện và đề nạp

Kính Trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần thơ, ngày…..tháng…..năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Lê Văn Vàng

Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
……….o0o……….

Hội đồng chấm Luận Văn Tốt Nghiệp đã chấp nhận Luận Văn Tốt Nghiệp
đính kèm với tên:

“MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRÊN DÒI
ĐỤC LÁ GÂY HẠI TRÊN CÂY BƯỞI NĂM ROI
TẠI TỈNH VĨNH LONG”

Do sinh viên Nguyễn Thị Thúy Hằng và Phạm Thị Hạnh thực hiện và
bảo vệ trước hội đồng ngày……….tháng………năm 2011.
Luận Văn đã được hội đồng đánh giá ở mức…………………….
Ý kiến hội đồng:
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần thơ, ngày…..tháng…..năm
2011
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

DUYỆT KHOA
CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
 NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Ngày sinh: 06 – 10 – 1989
Nơi sinh: Thành Đông - Bình Tân - Vĩnh Long
Quê quán: Thành Đông - Bình Tân -Vĩnh Long
Con ông: NGUYỄN VĂN HÒA và bà: CAO THỊ TƯ
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007, tại trường Trung Học Phổ Thông
Tân Quới, huyện Bình Tân, Thành Phố Vĩnh Long .
- Thi đậu vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2007 thuộc Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoá 33 và tốt nghiệp kỹ sư
Bảo Vệ Thực Vật tháng 05 năm 2011.
 PHẠM THỊ HẠNH

1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Ngày sinh: 01 - 01 - 1989
Nơi sinh: Đại Hải – Kế Sách – Sóc Trăng
Quê quán: Đại Hải – Kế Sách – Sóc Trăng
Con ông: PHẠM VĂN LẮM và bà: NGUYỄN THỊ TRANH
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007, tại trường Trung Học Phổ
Thông Phan Văn Hùng, huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng.
... - Thi đậu vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2007 thuộc Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoá 33 và tốt nghiệp
kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật tháng 05 năm 2011.

iii


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng cha mẹ!
Cha Mẹ đã nuôi dạy chúng con nên người và luôn là chỗ dựa vững chắc
nhất của chúng con. Sự yêu thương và lo lắng của Cha Mẹ và các anh chị luôn là
động lực lớn nhất giúp chúng con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Chúng con mãi ghi ơn!
Thành kính biết ơn!
Thầy hướng dẫn Ts. Lê Văn Vàng, Ks. Châu nguyễn Quốc Khánh, đã tận
tình hướng dẫn, chỉ dạy, gợi ý và cho chúng em những lời khuyên hết sức bổ ích
trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Thầy Lăng Cảnh Phú và cô Nguyễn Thị Thu Nga là cố vấn học tập cùng
với quý thầy cô và các anh chị thuộc bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông

Nghiệp và SHƯD, trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho chúng em những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn!
Chị Nguyễn Huy Thảo, chị Ngọc Linh và các bạn Hoàng Anh, Khởi, bạn
Tiến, Liễu, Tân, Vi, Cương, Hậu, Hiền đã nhiệt tình giúp đỡ chúng mình trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình các nông dân đã nhiệt tình ủng hộ, giúp
đỡ những thông tin quý báu để chúng em hoàn thành tốt luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn sinh viên lớp bảo vệ thực vật 33 đã
đồng hành cùng chúng mình trong suốt bốn năm đại học.

Nguyễn Thị Thúy Hằng

Phạm Thị Hạnh

iv


LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghịêp là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy Hằng

v


Phạm Thị Hạnh


NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG VÀ PHẠM THỊ HẠNH, 2011. “Một số đặc
điểm sinh học, hình thái và đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trên dòi
đục lá gây hại trên cây bưởi Năm Roi tại tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt
nghiệp Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường
Đại học Cần Thơ, 54 trang.
Cán bộ hướng dẫn: Ts. Lê Văn Vàng và Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh.
TÓM LƯỢC
Đề tài “Một số đặc điểm sinh học, hình thái và đánh giá hiệu lực của
một số loại thuốc trên dòi đục lá gây hại trên cây bưởi Năm Roi tại tỉnh
Vĩnh Long” được thực hiện tại phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học, Bộ môn
Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường học Cần Thơ và ở
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011
đạt được những kết quả như sau:
Kết quả điều tra có hơn 90% nông dân thấy được hiện tượng quăn đọt, thui
đọt do dòi đục lá gây ra, điều này cho thấy được loài dịch hại mới đã và đang gây
hại khắp các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên chỉ 25% nông dân biết
được chính xác tác nhân là do dòi dục lá gây nên, còn lại nông dân không biết
hoặc nhầm lẫn với các loại côn trùng khác gây nên.
Tình hình sử dụng thuốc Bảo Vệ Thực Vật trong vườn bưởi hiện nay rất
đáng quan tâm, với tỉ lệ 100% hộ nông dân sử dụng thuốc Bảo Vệ Thực Vật
phòng trừ côn trùng gây hại trong vườn, với các hoạt chất được sử dụng phổ biến
là Abamectin, cypermethrin và một số gốc thuốc thông dụng khác.
Kết quả khảo sát đặc điểm sinh hoc, hình thái trong phòng thí nghiệm: dòi
đục lá bưởi thuộc họ Cecidomyiidae, bộ Diptera, thành trùng có kích thước nhỏ
khoảng 2 -3 mm màu vàng, cơ thể được bao phủ bởi một lớp lông, thời gian sống
1-2 ngày. Trứng rất nhỏ, có màu trắng trong suốt hình oval giống như hạt gao,
kích thước khoảng 0,2- 0,25 x 0,06- 0,07 mm, giai đoạn trứng kéo dài từ 1-2

ngày. Ấu trùng hình dáng giống như dòi, có 3 tuổi, thời gian sống của ấu trùng
khoảng 5-7 ngày. Cơ thể hơi dẹp thon nhỏ gọn hơn về phía 2 đầu, riêng phần
đuôi cơ thể có 2 cạnh hai bên tạo nên hình như răng cưa với bốn cạnh nhỏ.
Nhộng màu vàng nhạt kích thước dài khoảng 1,245±0,094 mm, rộng 0,42±0,069
mm, thời gian nhộng kéo dài khoảng 4-5 ngày.
Kết quả thử thuốc trong phòng thí nghiệm: với 6 loại thuốc hóa học và 4
lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức thu được kết quả là tất cả các loại thuốc đều cho
hiệu quả phòng trị cao đối với dòi đục lá bưởi. Tuy nhiên Bassa 50EC cho hiệu
lực rất cao so với các loại thuốc khác ngay ở thời điểm 1 giờ sau khi xử lí thuốc,
các nghiệm thức còn lại cho hiệu lực có ý nghĩa từ 24 giờ sau khi xử lí thuốc.

vi


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

TÓM LƯỢC .................................................................................................vi
MỤC LỤC.....................................................................................................vii
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................ix
DANH SÁCH HÌNH.....................................................................................x
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................3
1. 1. MỘT SỐ CÔN TRÙNG CHÍNH GÂY HẠI TRÊN CÂY BƯỞI .......3
1. 1. 1 Sâu vẽ bùa, Phyllocnistis citrella........................................................3
1. 1. 2 Sâu ăn lá lớn (Bướm phượng) ...........................................................4
1. 1. 3 Các loại rầy mềm (rệp cam) ..............................................................6
1. 1. 4 Sâu đục trái Prays sp..........................................................................8
1. 1. 5 Bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis)...............................................10

1. 1. 6 Bù lạch (bọ trĩ) ...................................................................................12
1. 1. 7 Muỗi nụ bông cam quýt (Cecidomya sp) ...........................................13
1. 2. HỌ CECIDOMYIIDAE, BỘ DIPTERA ............................................13
1. 2. 1 Đặc điểm chung của họ Cecidomyiidae ............................................13
1. 2. 2 Một số loài muỗi thuộc họ Cecidomyiidae ........................................14
1. 3 MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC CÓ TÁC DỤNG PHÒNG TRỊ CÔN
TRÙNG BỘ HAI CÁNH..............................................................................18
1. 3. 1 Map-Permethrin 50EC ......................................................................18
1. 3. 2 Bassa 50EC.........................................................................................18
1. 3. 3 Chlorsban 48EC.................................................................................19
1. 3. 4 Regent 800WG ...................................................................................20
1. 3. 5 Dầu khoáng SK Enspray 99EC .........................................................20
1. 3. 6 Nazomi 5 WDG ..................................................................................20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................21
2. 1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN ................................................................21
2. 2. PHƯƠNG TIỆN....................................................................................21
2. 2. 1 Vật tư thí nghiệm ...............................................................................21
2. 2. 2 Nguồn dòi đục lá bưởi........................................................................22
2. 2. 3 Thuốc bảo vệ thực vật........................................................................22

vii


2. 3. PHƯƠNG PHÁP ..................................................................................22
2. 3. 1 Điều tra hiện trạng canh tác và tình hình gây hại của dòi đục lá trên
các vùng chuyên canh bưởi tại ĐBSCL.......................................................22
2. 3. 2 Khảo sát đặc tính hình thái và sinh học của dòi đục lá bưởi trong
phòng thí nghiệm..........................................................................................24
2. 3. 3 Chủng nhiễm và xác định khả năng, thời gian gây hại của dòi đục lá
trên cây có múi trong điều kiện nhà lưới.....................................................25

2. 3. 4 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với dòi
đục lá bưởi trong phòng thí nghiệm ............................................................26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................28
3. 1 TỔNG QUAN ........................................................................................28
3. 1. 1 Kết quả điều tra nông dân.................................................................28
3. 1. 2 Kết quả điều tra ngoài đồng ..............................................................34
3. 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT .........................................................................36
3. 2. 1 Một số đặc điểm sinh học và hình thái của dòi đục lá bưởi .............36
3. 2. 2 Khả năng gây hại của dòi đục lá bưởi trên nhóm cây có múi..........44
3. 2. 3 Đặc điểm và triệu chứng gây hại của dòi đục lá Bưởi......................45
3. 3 HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRÊN DÒI
ĐỤC LÁ BƯỞI TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM................46
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................49
4. 1. Kết luận .................................................................................................49
4. 2 Đề nghị ...................................................................................................50

viii


DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng

Trang

2.1: Thông tin các khu vực điều tra nông dân và hiện trạng canh tác trên các vườn canh
tác bưởi tại ĐBSCL...........................................................................................................23
2.2: Các nghiệm thức được sử dụng trong thí nghiệm khảo sát hiệu lực của thuốc đối với
dòi đục lá trong phòng thí nghiệm....................................................................................27
3.1. Đặc điểm chung các vườn điều tra.............................................................................32
3.2. Thành phần côn trùng gây hại trên cây bưởi ở các địa bàn điều tra (theo nhận định

của nông dân)....................................................................................................................34
3.3. Các loại nông dược nông dân sử dụng để phòng trừ côn trùng gây hại trên cây bưởi
...........................................................................................................................................35
3.4. Kết quả hiểu biết của nông dân trên đối tượng dòi đục lá ........................................36
3.5. Kết quả điều tra ngoài đồng về tình hình gây hai của đòi đục lá ở 4 vùng khảo sát
...........................................................................................................................................38
3.6. Thời gian sống của thành trùng đực và cái trong điều kiện có và có không thức ăn
...........................................................................................................................................44
3.7. tỉ lệ (%) hóa nhộng của dòi đục lá bưởi trong điều kiện phòng thí nghiệm ............47
3.8. Khả năng gây hại của dòi đục lá bưởi trên nhóm cây có múi trong điều kiện nhà lưới
qua thời gian .....................................................................................................................47
3.9. Độ hữu hiệu của một số loại thuốc hóa học đối với dòi đục lá bưởi trong điều kiện
phòng thí nghiệm, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật...................................................................49

ix


DANH SÁCH HÌNH
Tên hình

Trang

1.1. Sâu vẽ bùa...................................................................................................................3
1.2. Các loài bướm phượng...............................................................................................5
1.3. Các dạng rầy mềm .....................................................................................................6
1.4. Toxoptera citricidus Kyrkaldy, dạng có cánh và không cánh....................................7
1.5. Thành trùng của Prays sp.và trái bưởi bị Prays sp. tấn công....................................8
1.6. Các giai đoạn phát triển của Bọ xít xanh Rhynchocoris humeralis...........................10
1.7. Bù Lạch ......................................................................................................................12


1.8. Thành trùng và ấu trùng gây hại bên trong bông của muỗi nụ bông cam ... 13
1.9. Muỗi Contarinia maculipennis Felt............................................................................14
1.10. Feltiella acarisuga.....................................................................................................15
1.11. Dasineura oxycoccana ..............................................................................................16
1.12. Prodiplosis longifila...................................................................................................17

2.1. Lồng vải dùng để chủng nhiễm và nhân nuôi trong nhà lưới ....................... 21
3.1. Vị trí địa lý của các tỉnh điều tra canh tác bưởi ở ĐBSCL ........................... 38
3.2. Vòng đời phát triển của dòi đục lá bưởi ........................................................ 40
3.3. Thành trùng dòi đục lá bưởi .......................................................................... 40
3.4. Dạng đầu và râu đầu dòi đục lá bưởi............................................................. 41
3.5. Cánh của thành trùng dòi đục lá bưởi........................................................... 41
3.6. Hai cánh sau của thành trùng thoái hóa thành dạng chùy ........................... 42
3.7. Thành trùng cái và đực của dòi đục lá bưởi ................................................. 43
3.8. Trứng của dòi đục lá bưởi.............................................................................. 45
3.9. Các giai đoạn ấu trùng của dòi đục lá bưởi................................................... 45
3.10. Nhộng của dòi đục lá bưởi và nhộng đang vũ hóa....................................... 46
3.11. Triệu chứng đặc trưng của dòi đục lá gây hại trên đọt non........................ 48
3.12. Triệu chứng dòi đục lá bưởi gây hại ở lá non và lá trưởng thành .............. 49

x


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1. 1. MỘT SỐ CÔN TRÙNG CHÍNH GÂY HẠI TRÊN CÂY BƯỞI
1. 1. 1 Sâu vẽ bùa, Phyllocnistis citrella
a. Đặc điểm hình thái và sinh học

Bướm rất nhỏ, dài khoảng 2 mm, sãi cánh rộng từ 4 - 5 mm. Toàn thân có
màu vàng nhạt, hơi có ánh bạc. Cánh trước có dạng hình lá liễu, gốc cánh màu
xám nhạt, phần còn lại màu trắng bạc hơi ngã vàng. Phần đầu cánh có rìa lông
khá dài màu đen. Cánh sau rất hẹp, màu xám đen, hai rìa lông bên ngoài rất dài
màu xám nhạt. Thời gian sống của bướm từ 4 - 5 ngày. Một bướm cái đẻ từ 40 50 trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).

A
A

B

Hình 1.1. Sâu vẽ bùa: A Thành trùng sâu vẽ bùa, B Ấu trùng sâu vẽ bùa
(Nguồn: Trần Văn Hai, 1998)

Trứng hình bầu dục dẹp, rất nhỏ, khoảng 0,2 - 0,3 mm. Trứng mới đẻ
trong suốt, sắp nở có màu trắng đục hơi ngã vàng. Thời gian ủ trứng từ 2 - 7
ngày.
Sâu mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, dài khoảng 0,4 mm, lớn lên Sâu
có màu vàng xanh, dẹp. Ở giai đoạn gần hóa nhộng Sâu có màu trắng hơi ngã
vàng, cơ thể không còn dẹp mà chuyển sang dạng hình ống. Sâu lớn (tuổi 4) dài
khoảng 3 – 4 mm mình dẹp, không có chân, đốt cuối bụng có hình ống dài. Có
thể quan sát dễ dàng sự hiện diện của Sâu trong đường đục. Đường đục do Sâu
tạo nên có ánh bạc rất dễ nhận diện. (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)
Nhộng dài từ 2 - 3 mm, hai đầu thon nhỏ, lúc mới hình thành màu vàng
nhạt, sau chuyển thành màu nâu vàng với một gai rất nhỏ trên đầu. Nhộng phát
triển trong thời gian từ 7 - 15 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).

3



b. Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bướm ít bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Ban ngày bướm lẫn trốn trong tán lá
cây, ban đêm ra hoạt động và đẻ trứng mạnh nhất từ 19 - 21 giờ. Trứng thường
được đẻ ở mặt dưới lá, trung bình khoảng 2 - 3 trứng trên một lá (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Sâu thường tập trung gây hại trên các vườn ươm và các vườn tơ. Sau khi
nở Sâu đục những đường hầm ở mặt dưới lá để cạp ăn lớp nhu mô diệp lục. Sâu
ăn tới đâu thường bài tiết phân đến đó, vệt phân thường kéo dài thành một đường
liên tục, giống như một sợi chỉ dài. Đường đục thường rộng dần và kéo dài theo
tuổi của sâu. Các đường đục này khô đi có hình dạng những đường ngoằn ngoèo
rất rõ trên lá vì vậy loại sâu này được gọi là sâu vẽ bùa. (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2000)
Lá bị sâu tấn công sẽ quăn queo làm hạn chế rất lớn sự quang hợp, chồi
non ngừng tăng trưởng. Ngoài ảnh hưởng trên, những vết thương do sâu đục trên
bề mặt lá hoặc chồi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.
Citi phát triển mạnh, gây nên bệnh loét cho cây cam, sau cùng là các chồi non sẽ
bị hủy hoại. Các lá cam quýt hay chanh quăn queo, co rúm do sâu vẽ bùa tạo nên
còn là nơi trú ẩn của nhiều loài sâu hại khác (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2004).
c. Biện pháp phòng trị
Vì sâu gây hại dưới biểu bì lá nên việc phòng trị tương đối khó. Nên
phòng vào giai đoạn cây ra lá non như vào đầu mùa mưa hoặc sau khi bón phân,
tưới nước. Có thể áp dụng thuốc sớm khi vừa có triệu chứng gây hại đầu tiên
bằng các loại thuốc trừ sâu dạng nhũ dầu có tính thấm sâu; 7 - 10 ngày sau áp
dụng lại nếu mật số lá bị hại còn cao (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
1. 1. 2 Sâu ăn lá lớn (Bướm phượng)
Có tất cả 3 loài bướm phượng gồm:
 Bướm Phượng Vàng (Papilio demoleus Linnaeus)
 Bướm Phượng Đen: Papilio polytes Linnaeus
 Bướm Phượng Đen Lớn: Papilio memnon Linnaeus

a. Đặc điểm hình thái và sinh học
Tất cả các loài bướm phượng thường có kích thước rất lớn, chiều dài
thân từ 25 - 35 mm, sải cánh rộng từ 8 - 12 cm. thành trùng đực và cái có hình
dạng hoàn toàn khác biệt. Đặc điểm và màu sắc cánh tùy thuộc vào từng loài
(Hình 2). Thời gian sống của bướm đực từ 3 - 5 ngày; trong khi đó thời gian sống
4


của bướm cái từ 5 - 8 ngày và một bướm cái có thể đẻ từ 75 - 120 trứng (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Đặc điểm chung của sâu non Bướm Phượng là đốt ngực thứ nhất rất to
so với các đốt còn lại. Ngoài ra, ở mặt lưng của đốt ngực thứ nhất có một đôi
tuyến hôi, khi bị đụng đến có thể nhô ra ngoài dưới dạng một đôi râu thịt màu đỏ,
hình chữ V; tuyến này tết ra mùi hôi để xua đuổi kẻ thù. Sâu có 5 tuổi, phát triển
từ 15 - 25 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).

A

C

B

Hình 1.2. Các loài bướm phượng: A Bướm Phượng Vàng, B Bướm Phượng Đen, C Bướm
Phượng Đen Lớn
(Nguồn: )

Nhộng các loài Bướm Phượng có hình dáng rất đặc biệt, phần đầu phân
làm hai nhánh như hai cái sừng, phần bụng cong vòng ra phía trước, đồng thời
nhô sang hai bên thành hai gốc. Mình nhộng bám chắc vào cành cây nhờ túm tơ
ở mặt bụng và sợi tơ treo vòng ngang lưng. Mình nhộng có nhiều màu sắc, phần

lớn màu xanh nhạt, có lúc màu xám hoặc nâu vàng. Nhộng dài từ 25 - 30 mm.
Thời gian nhộng khoảng 7 - 10 ngày. (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
b. Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bướm thường vũ hóa rộ vào sáng sớm. Các hoạt động bắt cặp và đẻ trứng
thường xảy ra mạnh nhất vào buổi sáng, từ 8 - 10 giờ. Khi đẻ trứng bướm cái
thường bay lượn trên các chồi non và đẻ rải rác từng trứng ở mặt dưới lá non
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Sâu có tập quán là ăn hết vỏ trứng hoặc lớp da vùa mới lột ra, không để lại
dấu vết. Lúc nhỏ sâu chỉ ăn lá non và gặm khuyết bìa lá, khi lớn sâu có thể ăn cả
chồi hoặc thân non, từ tuổi 4 sâu không nằm yên trên mặt lá mà thường ẩn nấp
sâu vào các cành lá, khi ăn mới bò ra. Sâu hoạt động chậm chạp và có đặc tính
nhả tơ trên bề mặt lá để bám. Khi lớn đủ sức sâu nhả tơ treo mình hóa nhộng trên
cành cây, thường phía dưới chỗ sâu đã sinh sống, đuôi nhộng cột dính vào cành
bằng một sợi tơ (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).

5


1. 1. 3 Các loại rầy mềm (rệp cam)
Thuộc họ rầy mềm (Aphididae), bộ cánh đều (Homoptera)
a. Đặc điểm hình thái và sinh học
 Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe
Thành trùng có hai dạng như các loài rầy mềm khác:
- Dạng có cánh: chân và râu đầu màu vàng nâu hơi nhạt, cuối mỗi đốt màu
nâu. Râu đầu 6 đốt, Ngắn hơn cơ thể. Cơ thể dài từ 1,44 - 1,80 mm. Vòi chích hút
kéo dài đến đốt chậu chân sau. Ống bụng dài màu nâu đến nâu đỏ gần như nâu
sẫm.
- Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,70 - 1,80 mm, màu nâu đỏ. Râu đầu có 6
đốt.
-


Hình 1.3. Các dạng rầy mềm: A Rầy mền Toxoptera dạng có cánh và không cánh, B Rầy
mền gây hại trên cam

(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)



Toxoptera citricidus Kyrkaldy
Thành trùng có 2 dạng:

- Dạng có cánh: cơ thể từ màu nâu đỏ đến đen, nhưng ngực đâm hơn. Râu
đầu ngắn hơn cơ thể, màu nâu đỏ, chân và đoạn cuối của râu màu trắng, các đoạn
nối các đốt râu cũng màu trắng. Chiều dài cơ thể từ 1,6 - 2,1 mm, rộng từ 0,8 - 1
mm. Vòi chích kéo dài khỏi đốt chậu chân sau, đốt cuối vòi nhọn và hẹp. Các
chân màu sậm, riêng đốt chày màu nhạt. Bụng màu nhạt, có nhiều đốm đậm nằm
rải rác. Ống bụng dạng trụ màu đậm (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
- Dạng không cánh: cơ thể màu nâu đỏ, lớn hơn dạng có cánh, chiều dài từ
1,7 - 2,1 mm, rộng từ 1,1 - 1,35 mm. Trên cơ thể có nhiều lông dài và nhiều đốm
màu rải rác.

6


Loài này thường đẻ con. Một rầy mềm cái có thể đẻ từ 1 - 16 con trong một
ngày và đẻ trên 100 con trong suốt thời gian sống là 12 - 33 ngày.

Hình 1.4. Toxoptera citricidus Kyrkaldy, dạng có cánh và không cánh
(Nguồn: )


Ấu trùng lột xác 4 lần trong khoảng thời gian từ 4 - 16 ngày tùy điều kiện
môi trường và thức ăn. Dạng có cánh phát triển khi mật số nhiều và thức ăn
không còn thích hợp và dạng không cánh hình thành khi thức ăn non mềm, điều
kiện thời tiết thích hợp. Rầy mềm hoàn thành vòng đời khoảng 3 tuần, nếu điều
kiện thích hợp có thể có 12 thế hệ trong một năm (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2004).
b. Tập quán sinh sống và cách gây hại
Cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại cho cây bằng cách chích hút nhựa
lá và cành non làm giảm khả năng tăng trưởng của cây, lá non bị cong và biến
dạng. Đồng thời sự gây hại của rầy mềm cũng làm cho trái bị chín sớm và giảm
phẩm chất. Ngoài ra, phân do rầy mềm thải ra có chứa đường sẽ thu hút nấm đen
tới đóng trên thân hay lá sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Rầy mềm còn là tác nhân truyền bệnh “Tristeza”. Lá bị bệnh “Tristeza”
trông rất giống triệu chứng cây bị thiếu dưỡng chất và rễ cây sẽ bị suy yếu, tiếp
theo là chết các cành non. Theo Capoor và Rao (1967), ghi nhận chỉ cần 3 rầy
mềm đủ để gây hại 100% cây. Khi chích hút cây bệnh, rầy chỉ cần khoảng 1 phút
để chích hút virut vào cơ thể và chỉ cần khoảng 3 phút là có thể truyền bệnh sang
cây mạnh. Tuy nhiên, virut này không có khả năng lưu tồn lâu trong cơ thể rầy và
có thể mất khả năng truyền bệnh trong 24 giờ.

7


c. Biện pháp phòng trị
Rầy mềm có rất nhiều thiên địch. Nếu thiên địch không khống chế được
mật số rầy có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu thông dụng để trị; tuy nhiên rầy
rất dể phát triển mật số trở lại vì khả năng sinh sản rất cao và vì vậy rầy mềm có
thể truyền bệnh từ cây này sang cây khác một cách dễ dàng (Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2004).

1. 1. 4 Sâu đục trái Prays sp.
Loài sâu này thuộc họ Yponomeutidae bộ Lepidoptera. Ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL), Prays sp. gây hại chủ yếu trên cam sành, cam mật,
chanh và đặc biệt gây hại rất nặng trên bưởi Năm Roi (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2000).
a. Một số đặc điểm sinh học và hình thái
Thời gian sinh trưởng của Prays sp. thay đổi tùy theo điều kiện nhiệt độ.
Ở vùng ĐBSCL, vòng đời của Prays sp. kéo dài khoảng 1 tháng (Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2000).
- Thành trùng là một loài bướm có kích thước nhỏ, chiều dài thân khoảng
3,95 mm và chiều dài sải cánh khoảng 7,84 mm. Thành trùng đực và cái có hình
dạng giống nhau, cơ thể màu nâu xám, cánh có nhiều vảy ánh bạc xen lẫn với
những vảy phấn màu nâu đen, bìa cánh có rất nhiều lông, đầu có chùm lông màu
vàng rơm dài, râu đầu hình sợi chỉ. (Đỗ Đức Cương, 2006).
Bướm sau khi vũ hoá 2 đến 3 ngày thì bắt cặp và đẻ trứng. Trứng được đẻ
vào ban đêm trên trái non có đường kính <3 cm. Theo Đỗ Đức Cương (2006),
bướm Prays sp. có khả năng đẻ trung bình 46 trứng/con cái trong khoảng thời
gian từ 3 đến 5 ngày. Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thi Sen (2003), bướm
Prays sp. có khả năng đẻ trứng trung bình 100 trứng/con cái (39 - 334 trứng).

Hình 1.5. Thành trùng của Prays sp.và trái bưởi bị Prays sp. tấn công
(Nguồn: Đỗ Đức Cương, 2006)

8


- Trứng có dạng hình tròn, đường kính 0,4 mm. Trứng được đẻ thành từng
cái rời rạc trên vỏ trái non, thời gian ủ trứng từ 2 đến 6 ngày. Trứng mới đẻ có
màu trắng trong, khi nở thì vỏ bớt bóng và tâm bị xẹp lại, chứng tỏ ấu trùng đã
đục thẳng vào bên trong vỏ trái và bắt đầu gây hại.

- Sâu non mới nở có chiều dài 0,8 mm, màu xanh nhạt. Tuổi lớn hơn cơ
thể sâu có màu xanh với sọc ngang màu đỏ, đầu vàng đậm. Kết quả khảo sát cho
thấy mỗi ấu trùng chỉ đục thành một đường đục bên trong vỏ trái (Đỗ Đức
Cương, 2006).
- Sau khi phát triển đầy đủ sâu chui ra ngoài vỏ trái đến những lá lân cận
cuống trái hoặc ngay trên cuốn trái bị hại kéo một lớp tơ mỏng làm kén và hóa
nhộng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Giai đoạn nhộng kéo dài từ 3 đến 10 ngày.
Nhộng mới hình thành có màu xanh lá cây, chuyển sang màu vàng nâu khi sắp
vũ hóa (Đỗ Đức Cương, 2006).
b. Tập quán
sinh sống và gây hại
A
Theo kết quả điều tra của Đinh Công Huỳnh (2008) tại huyện Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long thì thành phần sâu đục vỏ trái bưởi Prays sp. với cấp thiệt hại là
“+++” đây là cấp cao nhất >50%.
Bướm thường đẻ trên trái vừa mới tượng. Sâu chui ra khỏi vỏ trứng bằng
cách cắn phần đáy của vỏ trứng, nơi gắn với vỏ trái, và từ đó đục thẳng vào vỏ
trái ăn phần mô mềm bên trong làm cho vỏ trái phồng lên thành xoang ở nơi bị
tấn công. Khi đủ lớn ấu trùng đục lỗ chui ra ngoài nhả tơ tạo một kén dẹp bên
ngoài vỏ trái để lại lổ hổng trên vỏ trái hoặc có thể làm nhộng trên các lá gần trái
nơi sâu sinh sống (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003).
Thành trùng của Prays sp. Chủ yếu hoạt động vào buổi chiều mát (sau khi
tắt nắng). Ở vùng ĐBSCL, Prays sp. chủ yếu gây hại trên trái, đặc biệt là trên vỏ
trái bưởi Năm Roi. Sâu thường tấn công trái vào giai đoạn trái còn rất nhỏ (ngay
sau khi rụng hoa), làm cho trái bị rụng. Nếu sâu tấn công ở giai đoạn trễ hơn trái
sẽ phát triển bình thường không bị ảnh hưởng đến phẩm chất, nhưng vỏ trái bị
biến dạng u sần, làm giảm giá trị thương phẩm của trái (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2000).
c. Biện pháp phòng trị
B sâu (kể cả những trái đã

- Thường
xuyên thu gom những trái bị nhiễm
A
rụng) đem chôn hoặc tiêu hủy để diệt sâu bên trong.

- Nên hái bỏ những trái còn sót lại ở cuối vụ để hạn chế số lượng sâu cho
các vụ trái sau.

9


- Khi chăm sóc vườn nếu phát hiện thấy nhộng thì thu gom diệt ngay.
- Vào mùa trái nên kiểm tra vườn thường xuyên, nếu thấy có nhiều nhộng
thì khoảng một tuần sau nên xịt thuốc để diệt sâu non khi chúng chưa kịp đục vỏ
trái chui vào bên trong.
- Khi có trái non, nếu phát hiện thấy trái bắt đầu có triệu chứng bị hại (vỏ
trái có u nhỏ) thì tiến hành xịt một đợt thuốc trừ sâu.
- Nếu vườn thường bị sâu hại nặng hàng năm, thì khi cây vừa tượng trái
non tiến hành xịt 2 - 3 đợt thuốc, mỗi đợt cách nhau 7 - 10 ngày.
- Theo dõi phát hiện sự hiện diện của nhộng trên lá, khi nhộng xuất hiện
rộ thì 5 - 7 ngày sau có thể sử dụng thuốc để ngăn chặn sự bộc phát của thế hệ kế
tiếp.
- Về thuốc, có thể sử dụng luân phiên bằng một trong những loại thuốc
như: dầu khoáng SK Enspray 99EC, Karate 25EC, SecSaigon 25EC, Decis
2,5EC, Sherpa 10EC hoặc 25EC, Bian 40EC, Visca 5EC, Alphago 5EC.
1. 1. 5 Bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis)
Thuộc họ Bọ Xít Năm Cạnh (Pentatomidae), Bộ Cánh Nửa Cứng
(Hemiptera)
a. Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng có màu xanh lá cây bóng, cơ thể có chiều dài từ 15-20 mm và

rộng khoảng 11 mm, kim chích hút dài tới cuối bụng. Phía sau của ngực trước có
2 gai nhô ra hai bên và cong về phía sau. Dọc hai bên bụng có hình răng cưa.
Chính giữa mặt bụng có 1 đường nổi lên rõ rệt. Thời gian sống của thành trùng
khoảng một tháng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).

Hình 1.6. Các giai đoạn phát triển của Bọ xít xanh Rhynchocoris humeralis

(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)

10


Trứng được đẻ thành từng ổ từ 12 - 15 trứng, xếp thành 2 - 3 hàng, lúc
mới đẻ trứng màu trắng trong, dần dần chuyển thành màu trắng đục, lúc sắp nở
màu sậm hơn. Thời gian ủ trứng từ 6 - 8 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2004).
Ấu trùng có 5 tuổi với thời gian sống khoảng 25 - 29 ngày. Ấu trùng mới
nở dài từ 2,5 - 3 mm, cơ thể hình bầu dục, màu vàng nhạt, mỗi bên bụng có 8
điểm đen, vòi dài cuộn dưới ngực. Càng ngày cơ thể ấu trùng càng chuyển dần
sang màu xanh. Đặc điểm hình thái trong từng giai đoạn của Bọ Xít Xanh như
sau: (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
- Tuổi 1: cơ thể dài từ 2,5 - 3 mm, hình bầu dục, màu vàng nhạt, mỗi bên
bụng có 8 điểm đen.
- Tuổi 2: thân dài khoảng 6 mm, phần bụng phía mặt lưng có 3 điểm đen.
- Tuổi 3: thân dài khoảng 8 mm, màu vàng tươi, mắt kép lồi ra hai bên.
- Tuổi 4: thân màu vàng xanh.
- Tuổi 5: thân màu xanh lá mạ, đầu và ngực màu xanh đậm hơn. Mầm
cánh xuất hiện rõ.
b. Tập quán sinh sống và cách gây hại
Thành trùng rất ít hoạt động nhất là những ngày nắng to, nhiệt độ cao (trên

30 C), Bọ Xít thường ẩn ở các cành cây lá rậm rạp hay những trái không bị chiếu
nắng. Từ 1 - 2 ngày sau khi bắt cặp, thành trùng bắt đầu đẻ trứng ở những vườn
già, cành lá sum xuê (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
o

Ấu trùng mới nở sống tập trung quanh ổ trứng trong một thời gian và
thường quay đầu lại với nhau để giữ ẩm độ. Sang tuổi 2 bọ xít non bắt đầu phân
tán đến trái để chích hút dịch trái làm rụng trái. Khi lột xác, Bọ Xít phải cắm vòi
vào vỏ trái, do đó trên vỏ trái thường có xác của nhiều lứa tuổi của Bọ Xít. Cả
thành trùng và ấu trùng đều chích hút trái non làm cho trái bị chai, sượng, vàng
rồi thối và rụng; đối với trái già bọ xít cũng chích hút trái làm trái bị thối và rụng,
nơi vết chích có một quầng màu nâu. Ở ĐBSCL thiệt hại do bọ xít xanh gây ra có
thể tới 80% (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
c. Biện pháp phòng trị
Dùng vợt bắt bọ xít lúc sáng sớm hoặc chiều tối, đồng thời phải kiểm tra
vườn thường xuyên để ngắt bỏ ổ trứng.
Có thể nuôi kiến vàng để diệt bọ xít

11


Khi mật độ bọ xít cao (3 - 5 con/100 trái) có thể áp dụng thuốc lên trái khi
trái còn non. Sau đó nếu mật độ bọ xít vẫn còn cao có thể áp dụng thêm thuốc
vào 7 - 10 ngày sau (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
1. 1. 6 Bù lạch (bọ trĩ)
Tên khoa học: Scirtothrips dorsalis, họ Thropidae, Bộ Thysanoptera.
a. Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng màu vàng cam, nhỏ, khoảng 0,1 mm. Một thành trùng cái đẻ
khoảng 25 trứng trong lá và trái non.
Ấu trùng không cánh, màu hổ phách nhạt, bụng nở to hai bên, trên thân có

nhiều lông nhỏ rất mịn. Ấu trùng tuổi 1 rất nhỏ, tuổi 2 có kích thước tương tự
thành trùng, bắt đầu có râu đầu. Cuối tuổi 2 một số buông mình xuống đất làm
nhộng, một số khác làm nhộng trong các lá cuốn lại; sang tuổi 3 và 4 (giai đoạn
tiền nhộng và nhộng bắt đầu có mầm cánh), giai đoạn nầy hoàn toàn không ăn.

Hình 1.7. Bù Lạch
(Nguồn: )

b. Tập quán sinh sống và cách gây hại
Thành trùng và ấu trùng bù lạch ẩn trong lá đài chích hút nhựa từ mô biểu
bì phần vỏ trái gần cuống trái, khi trái phát triển có những mảng màu nâu nhạt có
dạng vòng tròn chung quanh cuống trái. Điểm đặc trưng của vết sẹo do bù lạch
gây ra trên trái là những vòng sẹo chung quanh cuống trái, về sau vết sẹo có màu
xám hay bạc. Trái dễ bị sẹo nhất trong thời gian từ sau khi cánh hoa rụng đến khi
trái có đường kính khoảng 4 cm. Vết sẹo làm giảm giá trị thương phẩm của trái.
Bù lạch chỉ tập trung xuất hiện cao nhất khi cây trổ hoa rộ. Tuổi 2 gây hại nhiều
nhất vì chủ yếu chúng tập trung dưới lá đài của trái non và cơ thể to hơn tuổi 1.
Bù Lạch gây hại chủ yếu ở các trái ngoài trảng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2004).

12


Trên lá non, Bù lạch chích hút gây ra hiện tượng phiến lá gần gân chính có
sọc dày ở cả hai mặt lá; thường lá bị cong queo khi phát triển.
c. Biện pháp phòng trị
Có thể sử dụng các loại thuốc hóa học, áp dụng 2 lần trong một vụ trái, lần
thứ nhất vào lúc hoa trổ rộ và lần sau cách lần đầu khoảng 7 - 10 ngày.
1. 1. 7 Muỗi nụ bông cam quýt (Cecidomya sp)
Thuộc họ Cecidomyidae, Bộ Diptera

Thành trùng muỗi nụ bông rất nhỏ, mỏng mảnh, dài khoảng 2 mm. Ấu
trùng có màu trắng sữa, dài khoảng 2 - 3 mm, không có chân, ấu trùng tấn công
trên bông đang phát triển. Chu kì sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần.
Khi bị hại, nụ bông phát triển không bình thường, phình to, biến dạng và
bị rụng sau đó. Trong nụ bông bị hại có thể phát hiện rất nhiều ấu trùng hiện diện
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2004).

Hình 1.8. Thành trùng và ấu trùng gây hại bên trong bông của muỗi nụ bông cam
(nguồn: Nguyễn Thị Thu Cúc, 2004)

1. 2. HỌ CECIDOMYIIDAE, BỘ DIPTERA
1. 2. 1 Đặc điểm chung của họ Cecidomyiidae
Trong tự nhiên muỗi thuộc họ Cecidomyiidae (đôi khi được viết sai là
Cecidomyidae) có hơn 3.000 loài, riêng ở Bắc Mỹ đã có 1.100 loài được biết đến.
Ấu trùng của các loài này chủ yếu ăn bên trong mô của thực vật, tạo ra
những bướu và sự biến dạng ở các bộ phận bị gây hại của cây ký chủ. Một số loài
thuộc họ này là thiên địch của một số loài côn trùng có hại cây trồng, ấu trùng
của những loài này ăn thịt và một số ở dạng sống ký sinh
( Cecidomyiidae).

13


Theo Borror và ctv. (1981) đây là họ muỗi có kích thước rất nhỏ với các
chân dài, dễ nhận thấy nhất là râu rất dài và có phân đốt. Gân cánh đơn giản, nhìn
thấy rất rõ. Ấu trùng có đầu rất nhỏ, gần như bị tiêu biến và vùng miệng cũng rất
nhỏ. Nhiều ấu trùng có màu đỏ sáng, cam hồng hoặc vàng.
1. 2. 2 Một số loài muỗi thuộc họ Cecidomyiidae
a. Muỗi Contarinia maculipennis Felt
Một số đặc điểm hình thái

Theo Hara và Niino (2002) thành trùng của Contarinia maculipennis
Felt là những con muỗi nhỏ xíu, con đực thường nhỏ hơn con cái. Ấu trùng mới
nở có màu trắng sau đó trở nên vàng. Thời gian ấu trùng từ 5 - 7 ngày, ấu trùng
có khả năng búng vài centimet vào trong không khí để ra khỏi hoa và vào trong
đất để hóa nhộng. Nhộng có màu từ vàng nhạt tới nâu, thời gian nhộng từ 14 - 21
ngày. Thành trùng cái dùng ống đẻ trứng đâm thẳng vào trong mô của những nụ
hoa hay những khe hở giữa các cánh hoa để đẻ trứng nhằm bảo đảm một nguồn
thức ăn và môi trường ẩm ướt, để ấu trùng nở ra phát triển bình thường.
Ký chủ và cách gây hại
Theo Hara và Niino (2002) ký chủ của loài này là cây dâm bụt, hoa nhài,
cây tầm xuân, cây tiêu, cải bắp, cà chua, khoai tây và một số loại rau khác.

B

A

Hình 1.9. Muỗi Contarinia maculipennis Felt, A: ấu trùng, B: thành trùng.
(Nguồn: www.inspection.gc.ca)

Ấu trùng muỗi Contarinia maculipennis Felt ăn phá bên trong những nụ
hoa lan, làm biến dạng nụ hoa và làm mất màu những nụ hoa. Trên một nụ hoa
có thể tìm thấy khoảng 30 ấu trùng (Hara và Niino, 2002).

14


Phòng trừ
Theo Hara và Niino (2002) phòng trừ bằng hệ thống canh tác là loại bỏ
những nụ hoa đã bị nhiễm trên cây, vệ sinh xung quanh khu vực canh tác, tránh
trồng những cây ký chủ ở xung quanh cây trồng.

b. Muỗi Feltiella acarisuga
Theo Osborne (2008) trích dẫn từ Gagné (1995), trên thế giới giống
muỗi Feltiella có tám loài: F. acarisuga, F. pini (Felt), F. curtistylus Gagne, F.
occidentalis (Felt), F. acarivora, F. insularis (Felt), F. reducta Felt, F. ligulata
Gagne. Phân bố ở bắc Mỹ, tây Ấn Độ, Brazil, California, Indonesia, Colombia,
Cape Verde Is.
Muỗi Feltiella acarisuga là loài rất hữu ích trong quản lý dịch hại tổng
hợp do nó là một trong những thiên địch có hiệu quả nhất đối với nhện đỏ
(Tetranychus urticae Koch).
- Trứng của muỗi Feltiella acarisuga có kích thước 0,1 x 0,25 mm, thời
gian ủ trứng là 2 ngày.
- Ấu trùng có màu cam tới nâu, chiều dài từ 0,2 - 2,0 mm, trong thời gian
4 tuổi.
- Nhộng màu trắng có phủ một lớp lông măng, dài 1,0 - 1,5 mm, nhộng
được làm ở mặt dưới của lá cây, thời gian nhộng là 4 ngày.
- Thành trùng màu nâu hồng, dài 2 mm, với những chân dài. Tỷ lệ đực/cái
khoảng 1: 1. (Osborne, 2008 trích dẫn từ Koppert, 1997).
Muỗi đang
đẻ trứng

Hình 1.10. Feltiella acarisuga.
(Nguồn: www.tiptopbio.com/hob_f_acarisuga.html)

15


×