Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

NUÔI, NHÂN đàn và KHẢO sát một số đặc điểm SINH học của RUỒI đục TRÁI BACTROCERA DORSALIS(HENDEL) TRONG điều KIỆN PHÒNGTHÍ NGHIỆM và NHÀ lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHAN THỊ THÚY HỒNG

NUÔI, NHÂN ðÀN VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ðẶC
ðIỂM SINH HỌC CỦA RUỒI ðỤC TRÁI
BACTROCERA DORSALIS (HENDEL)
TRONG ðIỀU KIỆN PHÒNGTHÍ
NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

NUÔI, NHÂN ðÀN VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ðẶC
ðIỂM SINH HỌC CỦA RUỒI ðỤC TRÁI
BACTROCERA DORSALIS (HENDEL)
TRONG ðIỀU KIỆN PHÒNGTHÍ
NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. Lê Văn Vàng


Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

Sinh viên thực hiện:
Phan Thị Thúy Hồng
MSSV: 3064937
Lớp: BẢO VỆ THỰC VẬT K32

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận ñã chấp thuận luận văn tốt nghiệp ñính kèm với ñề tài:
“NUÔI, NHÂN ðÀN VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC
CỦA RUỒI ðỤC TRÁI BACTROCERA DORSALIS (HENDEL)
TRONG ðIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI”

Do sinh viên PHAN THỊ THÚY HỒNG thực hiện và ñề nạp.
Kính trình hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…… tháng……năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Lê Văn Vàng

i



TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp nhận luận văn ñính kèm với ñề tài:

“NUÔI, NHÂN ðÀN VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC
CỦA RUỒI ðỤC TRÁI BACTROCERA DORSALIS (HENDEL)
TRONG ðIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI”

Do sinh viên PHAN THỊ THÚY HỒNG thực hiện và bảo vệ trước hội ñồng
ngày…......tháng……năm 2010.

Luận văn ñã ñược hội ñồng ñánh giá ở mức …………
Ý kiến của hội ñồng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày…… tháng……năm 2010.
DUYỆT KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ðỒNG

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

ii



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa từng ñược ai công
bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước ñây.

Tác giả luận văn

Phan Thị Thúy Hồng

iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
------- o O o ------

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên

:

Phan Thị Thúy Hồng

Giới tính : nữ

Ngày sinh


:

10/01/1988

Dân tộc : Kinh

Con

:

ông Phan Văn Ngoan và bà Nguyễn Thị Nho

Quê quán

:

Xã Long ðiền A, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

1994 – 1999: Học sinh trường tiểu học Mỹ Luông – Tỉnh An Giang.
1999 – 2000: Học sinh trường trung học cơ sở Mỹ Luông 1 – Tỉnh An Giang.
2000 – 2003: Học sinh trường trung học cơ sở Mỹ Luông 2 – Tỉnh An Giang.
2003 – 2006: Học sinh trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm – Tỉnh An
Giang.
2006 – 2010: Sinh viên trường ðại Học Cần Thơ, chuyên ngành Bảo Vệ Thực
Vật, khóa 32, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010


Phan Thị Thúy Hồng

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, mẹ ñã suốt ñời tận tụy, hết lòng nuôi dưỡng con khôn lớn nên người. Con
luôn ghi nhớ công ơn to lớn của cha, mẹ.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến
Ts. Lê Văn Vàng, người ñã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên
hết sức bổ ích cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Thầy cố vấn học tập Lê Văn Vàng, cùng thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng vì những kiến thức mà quý thầy cô ñã truyền dạy cho em trong suốt
thời gian học tập tại trường. ðây sẽ là hành trang vững chắc giúp em bước vào ñời.
Xin chân thành cảm ơn
Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh ñã nhiệt tình chỉ dẫn trong suốt quá trình thực
hiện luận văn. Xin cám ơn anh Huỳnh Phước Mẫn, anh Nhã, chị Ngọc Thiều, chị Ái,
các bạn Hoàn Tuấn, Phương Uyên, Nguyên, Anh tuấn, Chí Long, Trung Trực, Hữu
Diện, Ngọc Yến, Cẩm Xuyến, Cẩm Tú, Thu Thảo, Quốc Tuấn, Bách ða, Minh Ngọc,
Minh Tiến,... cùng tập thể lớp Bảo vệ thực vật k32, các em lớp Bảo Vệ Thực Vật K33
và em Vũ Vy lớp Nông Học K33 ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình làm luận văn.
Xin trân trọng ghi nhớ tất cả những chân tình, sự giúp ñỡ của các thầy cô, anh
chị, bạn bè, các em và những nông dân ñã tạo ñiều kiện cho tôi thu mẫu ngoài ñồng mà
tôi không thể liệt kê hết trong trang cảm tạ này.

Phan Thị Thúy Hồng

v



MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................ ix
TÓM LƯỢC........................................................................................................... x
MỞ ðẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 3
1 Ruồi ñục trái loài Bactrocera dorsalis (Hendel) ............................................. 3
1.1Phân loại ................................................................................................. 3
1.2 Phân bố ................................................................................................. 3
1.3 Phạm vi ký chủ ..................................................................................... 3
1.4 Một số ñặc ñiểm hình thái và sinh học .................................................. 4
1.4.1 Thành trùng .............................................................................. 4
1.4.2 Trứng ........................................................................................ 4
1.4.3 Ấu trùng .................................................................................... 5
1.4.4 Nhộng ...................................................................................... 5
1.5 Một số tập tính của ruồi ñục trái cây ...................................................... 6
1.5.1 Tập tính bắt cặp ....................................................................... 6
1.5.2 Tập tính dinh dưỡng ................................................................. 6
1.5.3 Sự hấp dẫn màu và mùi ñối với ruồi ñục trái ............................ 6
1.5.4 Tập tính sinh sản ...................................................................... 6
1.5.5 Tập tính phân tán ...................................................................... 7
2 Sơ lược về tình hình nuôi nhân ruồi ñục trái ………………………………...7
3 Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng ñến quá trình nuôi nhân ruồi ñục trái…...8
3.1 Dinh dưỡng ............................................................................................ 8
3.2 Nhiệt ñộ ................................................................................................ 9
3.3 Ẩm ñộ ................................................................................................... 9
3.4 Ánh sáng ............................................................................................... 9
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .............................................. 11
vi



1 Phương tiện ................................................................................................ 11
2 Phương pháp ............................................................................................... 12
2.1 Bước ñầu nuôi nhân loài B. dorsalis trong hai ñiều kiện: phòng
thí nghiệm và nhà lưới. ......................................................................... 12
2.2 Khảo sát sự khác biệt về kích thước và vòng ñời của
Bactrocera dorsalis trong hai ñiều kiện nuôi nhân................................ 20
2.2.1 Khảo sát sự khác biệt về kích thước và thời gian
sinh trưởng của các giai ñoạn trong vòng ñời B.
dorsalis trong hai ñiều kiện nuôi nhân...................................... 20
2.2.2 Khảo sát về thời gian bắt ñầu ñẻ trứng thành
trùng B. dorsalis trong hai ñiều kiện nuôi nhân. ....................... 21
2.3 Phân tích số liệu ................................................................................... 22
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 23
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ................................................................ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 29
PHỤ CHƯƠNG

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang


1.1

Ấu trùng tuổi 2 (A), lỗ khí trước (A1), lỗ khí sau (A2); ấu
trùng tuổi 3 (B), lỗ khí trước (B1) và lỗ khí sau (B2) của loài
B. dorsalis.

5

2.1

Trái ñược ủ

12

2.2

Phễu và nắp sẽ ñược dùng ñể chứa mạc cưa và nhộng

13

2.3

Dome có ñặt ổi bên trong (A), trứng thu ñược từ dome (B) và
trứng ñược ñặt trên giấy hút ẩm sậm màu (C)

14

2.4

Hộp nuôi ấu trùng (A) và ấu trùng phát triển trong thức ăn (B)


16

2.5

Sàn nhộng

16

2.6

Thức ăn cho thành trùng và dome ñược ñặt trong lồng (A),

18

lồng thành trùng trong ñiều kiện PTN (B) và nhà lưới (C)
2.7

Hộp chứa 1 ấu trùng (A) và các hộp ñặt trong nhà lưới ñược
che bớt ánh sáng (B)

viii

20


DANH SÁCH BẢNG

Bảng


Tên bảng

Trang

3.1

Tỉ lệ trứng nở trong hai ñiều kiện nuôi nhân

22

3.2

Trọng lượng nhộng trong hai môi trường nuôi

22

3.3

Kích thước các giai ñoạn phát triển của B. dorsalis trong hai
ñiều kiện nuôi nhân (ñơn vị: mm)

24

3.4

Thời gian phát triển của các giai ñoạn trong vòng ñời B.
dorsalis trong hai ñiều kiện nuôi nhân (ñơn vị: ngày)

26


ix


Phan Thị Thúy Hồng, 2010. “Nuôi, nhân ñàn và khảo sát một số ñặc ñiểm sinh học
của ruồi ñục trái Bactrocera dorsalis (Hendel) trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và
nhà lưới”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật. Giáo viên hướng dẫn Ts. Lê
Văn Vàng.

TÓM LƯỢC

ðề tài “Nuôi, nhân ñàn và khảo sát một số ñặc ñiểm sinh học của ruồi
ñục trái Bactrocera dorsalis (Hendel) trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và nhà
lưới” ñược thực hiện trong thời gian từ tháng 8/2009 – 3/2010 tại phòng thí nghiệm
và nhà lưới của bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học ung dụng,
trường ðại học Cần Thơ. Mục tiêu của ñề tài là tìm ra môi trường nuôi ruồi ñục trái
loài B. dorsalis thích hợp trong ñiều kiện tự nhiên của vùng ðồng Bằng Sông Cửu
Long, dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế. Kết quả của ñề tài sẽ là cơ sở cho việc nhân
nuôi B. dorsalis trên qui mô lớn với hiệu quả cao và chi phí thấp. ðề tài ñược tiến
hành theo hai bước như sau:
Bước một là nuôi nhân loài B. dorsalis trong hai ñiều kiện: phòng thí nghiệm
(T = 26 ± 10C, R = 70 ± 10%) và nhà lưới (T = 31 ± 20C, R = 70 ± 7%) nhằm tạo ra
nguồn ruồi cung cấp cho các thí nghiệm tiếp theo, ñồng thời so sánh sự khác biệt về
tỉ lệ trứng nở và trọng lượng nhộng ñể ñánh giá tính hiệu quả của từng môi trường
nuôi nhân. Kết quả là ñã tạo ñược hai nguồn ruồi sinh trưởng trong hai môi trường
khác nhau ñể làm nguyên liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, các chỉ tiêu
ñánh giá tính hiệu quả của ñiều kiện nuôi ñều cho thấy cả hai ñiều kiện ñều cho hiệu
quả cao về tỉ lệ trứng nở (ñều >73%) và trọng lượng nhộng.
Bước hai là khảo sát sự khác biệt về kích thước và vòng ñời B. dorsalis trong
hai ñiều khiện nuôi nhân nhằm lựa chọn qui trình nuôi ruồi B. dorsalis phù hợp
nhất. Kết quả thí nghiệm cho thấy ñiều kiện nuôi chỉ ảnh hưởng ñến kích thước

x


trứng nhưng sự khác biệt này không có ảnh hưởng ñến các giai ñoạn tiếp theo.
Ngược lại, thời gian phát triển của các giai ñoạn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu
tố môi trường, cụ thể vòng ñời của loài B. dorsalis sẽ ngắn hơn khoảng 9 ngày khi
ñược nuôi trong nhà lưới so với khi nuôi trong phòng thí nghiệm, cụ thể là 42,07 ±
3,06 ngày ñối với ñiều kiện phòng thí nghiệm và 33,04 ± 3,06 ngày ñối với nhà
lưới. Các cách tiến hành thí nghiệm và kết quả sẽ ñược trình bày chi tiết trong các
phần tiếp theo.

xi


MỞ ðẦU
Ruồi ñục trái (Diptera: Tephritidae) ñược xem là là một dịch hại quan trọng
mang tính toàn cầu, gây ảnh hưởng lớn ñến nền sản xuất nông nghiệp của những
vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới (Allwood, 1996a), ñặc biệt là ngành sản xuất cây
ăn trái và rau ăn trái phục vụ xuất khẩu của các nước thuộc vùng châu Á – Thái
Bình Dương. Trong ñó loài Bactrocera dorsalis (Hendel) ñược xem là một trong
năm loài ruồi ñục trái (RðT) gây thiệt hại nghiêm trọng nhất trên thế giới (Leblanc
and Putoa, 2000). Tại Việt Nam, B. dorsalis là một trong những loài RðT nguy
hiểm nhất, với phổ ký chủ rộng nhất bao gồm cả cây ăn trái, cây rau và cây hoang
dại (Drew et al.,2005). Những thiệt hại của chúng gây ra cho nền sản xuất nông
nghiệp là vô cùng to lớn bao gồm (1) những thiệt hại nghiêm trọng ñến năng suất
và phẩm chất của nông sản; (2) những tổn thất lớn về thương mại xuất khẩu vì ñây
là ñối tượng kiểm dịch quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Mỹ,
Newzealand, Úc, Nhật… Chính sự nguy hiểm của dịch hại này càng tạo sức ép cho
công tác kiểm dịch của các nước. Tuy nhiên, những biện pháp xử lý theo yêu cầu
của các quốc gia nhập khẩu như chiếu xạ, xử lý nhiệt,…thì rất ñắt tiền và gây nhiều

tổn thất sau thu hoạch. Trước tình hình ñó ñòi hỏi các nước cần ñầu tư nghiên cứu
ñể tìm ra những phương pháp phòng trừ và kiểm soát hiệu quả loại dịch hại nguy
hiểm này một cách hữu hiệu, ñặc biệt là các phương pháp phi hóa chất.
ðể tiến hành những nghiên cứu, yêu cầu quan trọng ñầu tiên là phải thiết lập
ñược một nguồn ruồi phong phú làm nguyên liệu cho các thí nghiệm. Thêm vào ñó
các biện pháp có tiềm năng phòng trị RðT hiện nay như biện pháp xử lý nhiệt, kỹ
thuật ñực bất dục,... ñòi hỏi phải sản xuất ra một số lượng lớn RðT. Tuy nhiên, hầu
hết các qui tình nuôi RðT của nhiều nước trên thế giới như các nước ở phía nam
Thái Bình Dương (TBD), Úc, Hoa Kỳ,...ñều ñược tiến hành trong ñiều kiện phòng
thí nghiệm (PTN) duy trì ở nhiệt ñộ 25 - 280C (Walker et al.,1996) vì có thể ñây là
nhiệt ñộ cho số lượng ấu trùng và thành trùng cao nhất (Rwomushana et al., 2008).
Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng ñã áp dụng các qui trình này với các
ñiều kiện tương tự như trên, có thể kể ñến như của Nguyễn Thị Thu Thủy và ctv.
(2001), Lê Quốc ðiền và ctv. (2002) duy trì ở 26 ± 10C. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy sự phân bố của nhiều loài RðT cụ thể như loài B. dorsalis chủ yếu ở các
nước châu Á và những tác hại mà nó gây ra cho vùng này là vô cùng to lớn, ñiều
ñó chứng tỏ rằng chúng thích hợp trong ñiều kiện tự nhiên của vùng nhiệt ñới với
nhiệt ñộ, ẩm ñộ, cường ñộ ánh sáng cao hơn so với vùng ôn ñới. Hơn nữa, trong
công tác nhân nuôi thì theo một nghiên cứu của Huỳnh ðức Trí và ctv. (2002) trên
loài B. correcta cũng cho thấy nuôi ruồi bằng ánh sáng tự nhiên có lượng trứng ñẻ
1


thu ñược cao hơn ánh sáng ñèn huỳnh quang. Ngoài ra, theo Steck (2006), sự phát
triển và mức ñộ hoạt ñộng của các pha của RðT trở nên rất chậm tại nhiệt ñộ thấp.
ðiều này sẽ gây khó khăn khi cần phải sản xuất ra một số lượng lớn RðT ñể phục
vụ cho các nghiên cứu. ðồng thời trong kỹ thuật ñực bất dục, nếu nuôi ruồi trong
ñiều kiện gần giống với tự nhiên thì nó cũng giúp giảm bớt ñược số lượng ruồi
chết do sự thay ñổi môi trường sống trong khi phóng thích. Mặt khác, việc duy trì
các yếu tố nhiệt ñộ, ẩm ñộ, ánh sáng như trong các qui trình nuôi nhân RðT trước

ñây thì tốn khá nhiều công sức và tiền của. Từ ñó có thể dự ñoán rằng việc nuôi
RðT trong ñiều kiện nhà lưới, ñiều kiện gần giống với môi trường sống của RðT
trong tự nhiên ở các nước nhiệt ñới sẽ có nhiều triển vọng hơn so với khi nuôi
RðT trong ñiều kiện PTN.
Vì vậy, ñề tài “Nuôi, nhân ñàn và khảo sát một số ñặc ñiểm sinh học của
ruồi ñục trái Bactrocera dorsalis (Hendel) trong ñiều kiện phòng thí nghiệm
và nhà lưới” ñược thực hiện ñể khắc phục những hạn chế ñược ñề cập ở trên. Cụ
thể hơn, mục ñích chính của ñể tài này là:
- Thiết lập nguồn ruồi ban ñầu phục vụ cho các thí nghiệm.
- Tìm ra sự khác biệt về các ñặc ñiểm sinh học của RðT B. dorsalis trong
hai ñiều kiện nuôi nhân: phòng thí nghiệm (T = 26 ± 10C, R = 70 ± 10%) và nhà
lưới (T = 31 ± 20C, R = 70 ± 7%) ñể từ ñó xây dựng qui trình nuôi nhân RðT B.
dorsalis thích hợp với những ñiều kiện thực tế của vùng ðBSCL với chi phí thấp,
ñồng thời giúp cho việc nghiên cứu các biện pháp phòng trị loài dịch hại này ñạt
hiệu quả.

2


Chương1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. RUỒI ðỤC TRÁI LOÀI BACTROCERA DORSALIS (HENDEL)
1.1. Phân loại
Ruồi ñục trái cây, Bactrocera dorsalis (Hendel) còn có tên thông thường là
ruồi trái cây Phương ðông. Theo CABI (1997), ruồi ñục trái cây ñược phân loại
như sau:
- Lớp (Class):

Côn trùng (Insecta);


- Bộ (Order):

Hai cánh (Diptera);

- Họ (Family):

Tephritidae;

- Họ phụ (Subfamily):

Dacinae;

- Giống (Genus):

Bactrocera;

- Loài (Species):

dorsalis.

1.2 Phân bố
Ruồi ñục trái B. dorsalis phân bố chủ yếu ở các vùng thuộc Châu Á như
Bangladesh, Bhutan, Brunei Daussalam, Campuchia, Trung Quốc, Ấn ðộ, Lào,
Malaysia, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, Philippines (Nguyễn
Thị Thu Cúc, 2000; Vijaysegaran, 1996). Tuy nhiên, B. dorsalis còn ñược ghi nhận
có mặt ở khắp các vùng ở Hawaii, nhiều vùng ở Hoa Kỳ (Mau và Matin, 1992).
1.3 Phạm vi ký chủ
B. dorsalis ñược ghi nhận gây hại trên 300 loài cây trồng và cây hoang dại ở
khắp nơi trên thế giới (Mau và Matin, 1992), còn ở ðông Nam Á chúng tấn công
117 loài cây ăn trái (Drew và Romig, 1996). Tại Việt Nam, ký chủ phổ biến của B.

dorsalis gồm cây cam quít, sapo, ổi, mận, xoài, ñu ñủ, thanh long, chuối, sơ ri, khế,
táo ta, ñào, lê, chôm chôm, nhãn, khổ hoa, ớt, dưa lê, mướp, ñiều, bàng, sung, cau,
bình bát,…(Nguyễn Ngọc Thùy và ctv., 1999; Drew et al., 2005). Theo Nguyễn
Thị Thu Cúc (2000), tại ðBSCL thì ổi, ñặc biệt là ổi Xá Lị và mận là hai ký chủ
yêu thích nhất của B. dorsalis.

3


1.4. Một số ñặc ñiểm hình thái và sinh học
1.4.1 Thành trùng
Theo White và Elson-Harris (1992), Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), Drew et
al (2002), Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), thành trùng của B. dorsalis
có cơ thể dài 6 – 9 mm, sải cánh rộng khoảng 10 - 13 mm, cánh hầu như trong
suốt. Ruồi có màu sắc chủ yếu là màu vàng và nâu ñen ñến ñen. ðầu: màu vàng,
mặt trước màu nâu ñỏ với 6 chấm nhỏ màu ñen. Râu ñầu tương ñối ngắn, có ba
ñốt: hai ñốt ñầu nhỏ và ngắn; ñốt cuối dài, to và có một lông nhọn. Ngực: màu nâu
ñỏ hay nâu tối. Hai bên ngực có hai ñốm màu vàng ở gốc phía trước, kế ñến là hai
vệt dài ở cuối ngực, phần ngực giáp với bụng có một vệt màu vàng to, giữa hai sọc
vàng có một sọc màu ñen. Chân: tất cả các ñốt ñùi màu vàng. ðốt chày chân trước
và chân sau màu nâu, riêng ñốt chày chân giữa phần dưới gần ñốt bàn chân màu
nâu. Cánh: trông có màu khói, gân costa có màu ñậm hơn chồng lên gân R2+3, nó
rất hẹp ñồng thời kéo dài ñến ñỉnh của gân R4+5 và một vân sậm màu ở ñáy cánh.
Bụng: có hai sọc nhỏ màu vàng, sọc phía trên nhỏ hơn sọc phía dưới, giữa hai sọc
này là một sọc màu ñen, ñồng thời ở giữa ñốt thứ ba của bụng có một sọc màu ñen
chạy dọc ñến cuối bụng tạo thành hình chữ T. Bụng con ñực có hàng lông lược
dưới mảnh lưng bụng thứ III, ruồi ñực còn sản sinh pheromone hấp dẫn con cái và
nó ñược dự trữ trong trực tràng. ðặc ñiểm ñể phân biệt ruồi cái và ruồi ñực là nhờ
con cái có cơ thể to hơn và cuối bụng có bộ phận ñẻ trứng dài khoảng 1,4 – 1,6
mm.

Sau khi vũ hóa từ 7 – 15 ngày, ruồi bắt ñầu ñẻ trứng (Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2004; Mau và Matin, 1992). Trong ñiều kiện tối hảo một con cái có
thể ñẻ trên 3.000 trứng trong suốt ñời sống, nhưng trong ñiều kiện ngoài ñồng một
ruồi cái có thể ñẻ trung bình từ 1.200 - 1.500 trứng (Drew et al., 2002; Mau và
Matin, 1992) và chúng có thể sống 1 - 3 tháng trong ñiều kiện ngoài ñồng (Steck,
1999), còn theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) và Nguyễn Thị Thu Cúc
(2000), ruồi sống khoảng 20 – 40 ngày và trong thời gian ñó có thể ñẻ khoảng 150
– 200 trứng, trung bình 50 trứng trong vòng 30 ngày.
1.4.2 Trứng
Trứng ruồi có hình hạt gạo, dài khoảng 1 – 1.5 mm, hơi cong, hai ñầu nhọn,
lúc mới ñẻ màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển sang màu vàng nhạt, trứng ñược ñẻ
thành ổ từ 5 – 10 trứng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2004). Thời gian ủ trứng theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004)
là từ 2 – 4 ngày, còn theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) thì trứng nở sau khoảng 1 2 ngày trong ñiều kiện ðBSCL.

4


1.4.3 Ấu Trùng
Ấu trùng (dòi) có ba tuổi, mới nở khoảng 1,5 mm, lớn ñủ sức dài từ 6 – 10
mm, màu vàng nhạt (Drew et al., 2002; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004),
ñầu nhọn hơn so với ñuôi và có ñôi móc, ñặc ñiểm của dòi là cong mình rồi dũi ra
tạo nên sức bật có thể xa 10 – 20 cm (Drew et al, 2002). Giai ñoạn dòi kéo dài từ
10 – 18 ngày (Drew et al, 2002; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Theo White và Elson-Harris (1992), các tuổi của ấu trùng có thể ñược phân
biệt dựa vào ba ñặc ñiểm sau:
Tuổi

Lỗ khí trước


Lỗ khí sau

Móc miệng

1

Không có

2 lỗ khí sau mở tròn

3 cái cùng kích thước

2

Có nhưng phần gốc hẹp 3 lỗ khí sau mở tròn

2 cái lớn ở hai bên, 1 cái nhỏ
ở giữa

3

Có phần gốc rộng

2 cái lớn ở hai bên

3 lỗ khí sau kéo dài

A
A1


A2

A
A1

B1

A2

B

B2

Hình 1.1 Ấu trùng tuổi 2 (A), lỗ khí trước (A1), lỗ khí sau (A2); ấu trùng tuổi 3 (B),
lỗ khí trước (B1) và lỗ khí sau (B2) của loài B. dorsalis.

1.4.4. Nhộng
Khi phát triển ñầy ñủ, dòi búng mình rơi xuống ñất ñể hóa nhộng trong ñất.
Nhộng dạng bọc, vỏ nhộng là kén giả, có hình trứng dài, lúc ñầu có màu vàng nâu,
khi sắp vũ hóa chuyển sang màu nâu ñỏ, nhộng dài khoảng 5 – 7 mm, thời gian

5


nhộng kéo dài 7 – 12 ngày (Drew et al, 2002; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2003). Dòi làm nhộng sâu trong ñất khoảng 3 – 7 cm (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
1.5. Một số tập tính của ruồi ñục trái cây
1.5.1 Tập tính bắt cặp
Theo Lloyd (1992a) thì trong phụ họ Dacine hầu hết các loài bắt cặp trong
ánh sáng mờ; con ñực thường có hành vi ve vãn ñồng thời tiết pheromone ñể hấp

dẫn sự bắt cặp của con cái. Ngoài ra, một số loài thuộc họ Tephritidae có khả năng
bắt cặp với những loài khác trong cùng một giống, vì vậy cần phân biệt và tách
riêng các loài một cách cẩn thận trong quá trình nuôi nhân ñể ñảm bảo ñộ thuần
của loài ñược nuôi. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng con cái chưa bắt cặp có thể
bị hấp dẫn bởi pheromone của con ñực trong khi những con cái ñã bắt cặp thì bị
hấp dẫn nhiều hơn ñối với mùi thơm của các trái cây chín (Jang, 1996).
1.5.2 Tập tính dinh dưỡng
Hoạt ñộng ăn của ruồi diễn ra vào buổi sáng (Allwood, 1996b). Nếu không
có thức ăn ruồi sẽ chết sau 3 ngày ở nhiệt ñộ trung bình là 320C (EPPO/CABI,
1997).
1.5.3 Sự hấp dẫn màu và mùi ñối với ruồi ñục trái
Ruồi trưởng thành phổ biến ở con cái bị hấp dẫn bởi nhiều mùi ñặc biệt là
mùi trái cây chín: ổi, dâu tây, xoài, cam, trứng cá... (Cornelius et al., 2000; Trần
Hoài Phương, 2006). Theo Jang (1997), mùi thơm lá cây từ những cây ñược trồng
làm hàng rào ñể chắn gió cho vườn ñu ñủ ở Hawaii có sự hấp dẫn tới con cái của
loài B. dorsalis trong khi chất hấp dẫn giới tính ñực theo Drew et al.,(2002) là
Methyl Eugenol.
Bẫy màu vàng thường ñược sử dụng ñể phòng trừ RðT, có thể vì màu vàng
giống với màu của trái cây chín. Kết quả thí nghiệm của Trần Hoài Phương (2006)
cũng cho thấy màu vàng có khả năng hấp dẫn ruồi cái hơn hẳn màu ñỏ và xanh
dương. Thêm vào ñó, những nghiên cứu của Wen-Yen Wu et al. (2005) cho thấy
rằng UV và tác nhân kích thích màu xanh lá cây sẽ làm tăng sự hấp dẫn giấy màu
ñến thành trùng B. dorsalis và tác nhân kích thích màu xanh dương sẽ làm giảm sự
hấp dẫn. Còn theo Prokopy (1968), cả hai giới tính của ruồi bị hấp dẫn bởi những
khối hình cầu có màu ñậm (ñỏ, xanh dương, ñen) hơn là những màu sáng (vàng,
xanh lá cây, trắng.
1.5.4 Tập tính sinh sản
Theo Bateman (1972), ruồi cái họ Tephritidae sử dụng khả năng khứu giác
và thị giác ñể dò tìm vị trí ñẻ trứng. Ruồi nhiệt ñới có thể dùng mùi của thức ăn ñể
6



xác ñịnh vị trí ký chủ tại khoảng cách gần, một con cái ñang mang trứng ñịnh vị ký
chủ sẽ thăm dò bề mặt trái và thải nước bọt lên bề mặt trước khi ñẻ trứng
(Allwood, 1997b). Theo Mau và Matin (1992) và Drew et al. (2002), ruồi cái
thường thích ñẻ trứng trên những trái cây chín, nhưng những con chưa thành thục
cũng bị hấp dẫn. Ruồi ñẻ trứng ở những chổ gồ ghề trên bề mặt trái cây như những
chổ bị nứt hay những vùng bị thiệt hại bởi chim, dơi, chuột, côn trùng khác.
Chúng kiếm ăn và ñẻ trứng vào buổi sáng (Allwood, 1996b). Ngoài ra, cũng như
những loài RðT khác, B. dorsalis cũng thích ñẻ trứng trên những vết ñẻ cũ (Mau
và Matin, 1992).
1.5.5 Tập tính phân tán
ðây là một tập tính quan trọng của RðT vì có ảnh hưởng rất lớn trong các
chương trình quản lý RðT. Ruồi có khả năng di chuyển một khoảng cách rất xa.
Theo Macfarlane et al. (1986) khi phóng thích những ruồi ñực bất dục ñã ñược
ñánh dấu thì nhận thấy nó thể phân tán ñến 94 km trong hai tuần. Sự di chuyển của
RðT có thể chia làm hai loại là phân tán và không phân tán dựa vào khoảng cách
di chuyển xa hay gần (Bateman, 1972).
2. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NUÔI NHÂN RUỒI ðỤC TRÁI
Công tác nuôi nhân RðT là một khâu tiên quyết trong tất cả các quá trình
nghiên cứu về RðT bởi vì việc thu thập một số lượng lớn RðT ngoài tự nhiên thì
tốn nhiều công sức và tiền của. Ngược lại nuôi nhân RðT trong PTN giúp chúng ta
có thể sản xuất ñược số lượng lớn RðT và có thể chủ ñộng về thời gian của các
giai ñoạn sinh trưởng, ñiều này rất có ý nghĩa cho công tác nghiên cứu ñể phòng
trừ dịch hại này, ñồng thời cũng ñảm bảo ñược ñộ thuần trong quần thể loài RðT
ñược nhân nuôi.
Trên thế giới, qui trình nhân nuôi RðT họ Tephritidae ở phía nam Thái
Bình Dương (Walker et al.,1996) ñược xem là kỹ thuật nuôi cơ bản và ñược áp
dụng trong hầu hết các qui trình nuôi RðT của các nước. Tuy nhiên, khi áp dụng
những kỹ thuật này cần có một số biến ñổi ñể phù hợp với ñiều kiện tự nhiên của

từng quốc gia như sự thay ñổi về thành phần thức ăn hay các yếu tố ngoại cảnh
khác (nhiệt ñộ, ẩm ñộ,.. ).
Tại Việt Nam, việc nhân nuôi chủ yếu là trên các loài RðT gây hại nghiêm
trọng như B. dorsalis, B. correcta,... Một số qui trình ñã thực hiện: qui trình nuôi
nhân B. dorsalis của Lê Quốc ðiền và ctv. (2002), qui trình nuôi nhân hai loài B.
dorsalis và B. correcta của Nguyễn Thị Thu Thủy và ctv. (2001). Hiện nay, việc
nuôi và nhân ñàn các loài RðT quan trọng ñang ñược mở rộng sang nhiều nơi khác
ở nước ta nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu ñể tìm ra các phương pháp hữu
7


hiệu trong phòng trừ loại dịch hại nguy hiểm này. Vì vậy, việc tìm hiểu về ảnh
hưởng của các yếu tố ngoại ñến RðT là rất có ý nghĩa khi tiến hành nuôi nhân.
3. CÁC YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ẢNH HƯỞNG ðẾN QUÁ TRÌNH NUÔI
NHÂN RUỒI ðỤC TRÁI
3.1 Dinh dưỡng
Thức ăn là yếu tố quan trọng quyết ñịnh ñến sự thành công của quá trình
nuôi nhân RðT ñặc biệt là nhu cầu về protein. Theo Lloyd (1996a), lượng protein
yêu cầu cho những loài nhiệt ñới thì nhiều hơn những loài ôn ñới. Hiện nay, ñể ñáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự nuôi nhân RðT trên qui mô lớn thì thức ăn nhân
tạo ñược phát triển ñể thay cho thức ăn tự nhiên vì thức ăn tự nhiên chỉ có thể ñáp
ứng ñược cho một số lượng nhỏ RðT và nó cũng rất khó trong việc bảo quản.
Ngoài ra, từng giai ñoạn phát triển của RðT lại có những nhu cầu khác nhau về
dinh dưỡng, cụ thể như sau.
- ðối với thành trùng: yêu cầu ba thành phần cơ bản là cacbohydrate, nước và
protein (Allwood, 1996b) nhưng nó vẫn có thể sống sót khi chỉ ñược cung cấp
ñường và nước (Walker et al.,1996). Tuy nhiên một vài ngày sau khi vũ hóa,
chúng cần ñược cung cấp thêm các loại protein cho sự phát triển toàn diện về cơ
quan sinh sản, sau ñó tiến hành hoạt ñộng sinh sản (Allwood, 1996b; Huỳnh Trí
ðức và ctv., 2002). Các nguồn cung cấp protein cần thiết có thể từ các loại trái cây

tự nhiên, các loại men bia thủy phân hay ñặc biệt là từ nhóm vi khuẩn thuộc họ
Enterobacteriaceae, vi khuẩn ñường ruột, ñây là loại vi khuẩn có khả năng sản sinh
ra những mùi thơm hấp dẫn mạnh mẽ ñối với thành trùng RðT (Lloyd, 1996b). ða
số thức ăn nhân tạo ñược phát triển dựa trên nguồn trái cây tự nhiên sẵn có tại ñịa
phương như ñu ñủ, chuối, mít, carot,.... Theo Fay (1989), carot trong thành phần có
chứa chất carotene, nó có tác dụng kích thích gia tăng sự sinh trưởng vì vậy sử
dụng carot trong thành phần thức ăn là rất cần thiết. Bên cạnh, ñối với các loại
protein thủy phân thì theo thí nghiệm của Huỳnh Trí ðức và ctv. (2002), men
Hydrolysate enzymatic cho lượng trứng ñẻ cao trên 200 trứng/con và tỉ lệ trứng nở
cao trên 60%. Tuy nhiên, giá thành của loại men này khá cao do phải nhập khẩu từ
Mỹ nên hiện tại trong quá trình nuôi này tôi sử dụng carot làm nguồn cung cấp
protein và kết hợp với ñường, nước ñể ñảm bảo các thành phần dinh dưỡng cơ bản
cần thiết cho thành trùng.
- ðối với ấu trùng: theo Walker et al. (1996), các loại thức ăn nhân tạo cho
ấu trùng có các thành phần chung bao gồm nước, các chất ức chế vi khuẩn, các
nguồn của protein, muối, chất khoáng và sterol. Cũng theo Walker thì thức ăn cho
ấu trùng loài B. dorsalis có thể sử dụng bột mì xây như ở Hawaii nhưng hiện nay ở
nhiều nước phía nam TBD, FiJi,... sử dụng ñu ñủ như một thành phần chín bởi
8


những ưu ñiểm là ñu ñủ hầu như có quanh năm và nếu ñược thu hoạch lúc còn
xanh thì không bị nhiễm RðT. Một thuận lợi khác của việc sử dụng trái cây tươi
trong thành phần thức ăn là không cần thêm chất ñiều hòa pH. pH thông thường
ñược giữ trong khoảng 4 – 4,5 ñể hạn chế sự nhiễm nấm và vi khuẩn. Ngoài ra các
thành phần khác như men Torula và Nipagin ñược xem là thành phần tiêu chuẩn
cho thức ăn côn trùng. Trong ñó Nipagin (methyl p-hydroxy-benzoate) hay sodium
benzoate ở 0.1% của thức ăn thì ñược thêm vào ñể chống lại sự phát triển của nấm
và vi khuẩn. Ngoài ra carot khô cũng có thể ñược sử dụng khi các loại trái cây trên
không có sẵn (Vueti et al., 1996).

3.2 Nhiệt ñộ
Theo Lloyd (1996a), nhiệt ñộ là yếu tố ñóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển của các pha chưa trưởng thành và ảnh hưởng trực tiếp ñến quần thể
RðT. Sự phát triển và mức ñộ hoạt ñộng của các pha trở nên rất chậm tại nhiệt ñộ
thấp (Steck, 2006). Quần thể RðT gia tăng lớn nhất trong những tháng mùa hè hơn
là những tháng mùa ñông (Allwood, 1996b; Lloyd, 1996a). Theo Bateman (1972)
và Allwood (1996b), nhiệt ñộ thích hợp nhất cho sự phát triển của ấu trùng là 25 –
300C, nhiệt ñộ thấp hơn 21 0C sẽ làm giảm sự phát triển của ấu trùng. Sự ñẻ trứng
nhiều nhất xuất hiện trong khoảng nhiệt ñộ 25 -30 0C (Bateman, 1972). Nhiệt ñộ
trong khoảng này ở vùng phía nam TBD tạo ñiều kiện thích hợp cho RðT sản xuất
nhiều thế hệ trong một năm và có thể sinh sản ở bất cứ thời gian nào trong năm.
Do ñó, hầu hết các qui trình nhân nuôi ñều duy trì ở nhiệt ñộ khoảng 250C vì ñây
ñược xem là nhiệt ñộ có thể cho số lượng ấu trùng và thành trùng cao nhất.
3.3 Ẩm ñộ
Ẩm ñộ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến quần thể RðT. Theo
Allwood (1996b), quần thể RðT sẽ gia tăng trong những tháng ñầu mùa mưa và sẽ
giảm mạnh trong những tháng mùa khô vì ña số thời gian chín của các loại trái cây
nhiệt ñới rơi vào những tháng ñầu mùa mưa. Và Allwood cũng ghi nhận rằng ẩm
ñộ quá cao có thể gây chết nhiều ấu trùng tuổi cuối hơn so với sự chết do khô hạn.
Dưới ñiều kiện nhà lưới ở vùng phía nam TBD, sự hóa nhộng trong mạc cưa khô
cho trọng lượng nhộng thấp hơn và số lượng nhộng chết cao hơn nhiều so với
trường hợp ấu trùng ñược hóa nhộng trong mạc cưa ẩm.
3.4 Ánh sáng
Theo Allwood (1996b) và Huỳnh ðức Trí và ctv. (2002), ánh sáng ảnh
hưởng ñến các hoạt ñộng ban ngày mà ñặc biệt là hoạt ñộng sinh sản của RðT như
bắt cặp, ñẻ trứng và nó cũng ñóng vai trò chính trong sự mắn ñẻ của RðT. Theo
Allwood (1996b), các con cái chưa bắt cặp hoạt ñộng mạnh nhất khi chạng vạng
tối và ñạt ñỉnh thấp hơn vào lúc bình minh; những con cái ñã bắt cặp thì gia tăng
9



hoạt ñộng khi cường ñộ ánh sáng tăng, tương ứng với hoạt ñộng ñẻ trứng; những
con ñực chưa bắt cặp và ñã bắt cặp thì hoạt ñộng mạnh vào lúc chạng vạng, tương
ứng với hoạt ñộng bắt cặp và ñạt ñỉnh hoạt ñộng thấp hơn vào lúc bình minh tương
ứng với hoạt ñộng kiếm ăn. Nhìn chung, sự tăng cường ñộ ánh sáng vào buổi sáng
thúc ñẩy sự kiếm ăn và ñẻ trứng trong khi sự giảm cường ñộ ánh sáng thì thúc ñẩy
sự bắt cặp. Do ñó, trong quá trình nuôi RðT trong phòng thí nghiệm thường ñược
cung cấp thêm ánh sáng ñèn huỳnh quang vào ban ngày. ðối với một số loài như
B. dorsalis sẽ ñạt ñược sự thành thục, bắt cặp và ñẻ trứng sớm hơn trong ñiều kiện
ánh sáng mạnh hơn là ánh sáng mờ (Allwood, 1996b).

10


Chương 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. PHƯƠNG TIỆN
Các thí nghiệm về nuôi nhân và khảo sát các ñặc ñiểm sinh học của loài
Bactrocera dorsalis (Hendel) ñược thực hiện trong hai ñiều kiện nuôi nhân ở
phòng thí nghiệm và nhà lưới của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường ðại Học Cần Thơ trong thời gian từ tháng 8/2009 –
3/2010.
- Một phòng nuôi ruồi ñược duy trì ở nhiệt ñộ 26 ± 10C, ẩm ñộ 70 ± 10% và
có cửa sổ ñể nhận ánh sáng mặt trời, ñồng thời cung cấp thêm ánh sáng ñèn huỳnh
quang từ 7:30 sáng ñến 4:30 chiều (Nguyễn Thị Thu Thủy và ctv., 2001; Lê Quốc
ðiền và ctv., 2002).
- Nhà lưới dạng hở với các ñiều kiện tương tự với ñiều kiện tự nhiên (nhiệt ñộ
và ẩm ñộ trung bình ghi nhận trong thời gian thí nghiệm lần lượt là T = 31 ± 2 0C,
R = 70 ± 7%).
- Lồng lưới ñể nuôi nhân thành trùng kích thước 30x30x40 cm và lồng kích

thước 30x30x30 cm ñể khảo sát thời gian từ vũ hóa ñến bắt ñầu ñẻ trứng của RðT.
- Các loại hộp nhựa, miếng hút nước ñể cung cấp nước cho thành trùng.
- Vải mùn, vải voan.
- Rây hay rổ với ñường kính lổ khoảng 1 mm ñể sàng nhộng.
- Mạc cưa, bình phun nước, ống tiêm 1 ml.
- Nhiệt kế, ẩm kế.
- Kính lúp nhìn nổi ñể quan sát và ño kích thước.
- Dome nhỏ: dùng hộp plastic màu trắng (hộp phim Fuji) ñục lổ cho ruồi ñẻ
trứng, số lỗ 96 x 1 mm.
- Ổi ñể thu hút ruồi ñẻ trứng.
- Giấy thấm ñậm màu: dùng giấy thấm thông thường có màu trắng tẩm màu
thuốc tím, sau ñó phơi khô và rửa nhiều lần bằng nước sạch trước khi sử dụng hoặc
sử dụng giấy thấm màu ñen nếu có.
- Thức ăn cho thành trùng và ấu trùng.
- Các dụng cụ cần thiết khác.
11


2. PHƯƠNG PHÁP
Các bước cơ bản trong qui trình nuôi nhân này ñược dựa theo qui trình của
Nguyễn Thị Thu Thủy và ctv. (2001) và Lê Quốc ðiền và ctv. (2002).
2.1 Bước ñầu nuôi nhân loài B. dorsalis trong hai ñiều kiện: phòng thí
nghiệm và nhà lưới
2.1.1 Thiết lập nguồn ruồi ban ñầu
a. Thu thập và ủ trái
Trái ổi bị nhiễm ruồi ngoài ñồng tại xã Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh
Hậu Giang ñược thu thập ñể mang về phòng thí nghiệm, sau ñó ñược ủ trong hộp
nhựa ñã có lớp mạc cưa ẩm dày khoảng 5 mm tạo ñiều kiện cho nhộng phát triển.

Hình 2.1 Trái ñược ủ


b. Sàn lọc nhộng
Sau 10 ngày, một số nhộng xuất hiện trong lớp mạc cưa. Số nhộng này sẽ
ñược tách ra bằng cách sàn lọc với các dụng cụ như rây hay rổ. Các trái nhiễm ruồi
tiếp tục ủ thêm 10 ngày ñể thu ñược số nhộng còn lại. Trong mười ngày tiếp theo
này, 2 lần sàn nhộng ñược tiến hành và mỗi lần cách nhau 5 ngày.
c. Phát triển ruồi từ nhộng
Nhộng thu ñược của mỗi lần ñược chia làm 2 và ñược rãi ñều trên lớp mạc
cưa dày khoảng 5 mm chứa trong hai nắp nhựa khác nhau. Một ít nước ñược phun
lên lớp mạc cưa ñể tạo ẩm ñộ. Một cái phễu ñược ñặt úp lên trên mỗi nắp nhựa ñể
duy trì ẩm ñộ và tạo lối thoát ra cho ruồi sau khi vũ hóa nhằm tránh cho ruồi không
bị chết do cánh bị dính nước. Hai nắp chứa nhộng ñược ñặt vào hai lồng nuôi
thành trùng. Ngoài ra, một hộp nước và một ñĩa ñường cát cũng ñược ñặt vào trong
mỗi lồng ñể làm thức ăn cho thành trùng sau khi chui ra. Một lồng ñược ñặt ở
trong NL, lồng còn lại ñược ñặt trong PTN. Sau khi thành trùng ñầu xuất hiện, một
ñĩa carot (sẽ ñược ñề cặp trong phần thức ăn cho thành trùng) ñược ñặt thêm vào
lồng ñể làm thức ăn cho thành trùng. Thức ăn và nước ñược thay 3 ngày một lần.
12


×