Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

NGHIÊN cứu và ỨNG DỤNG PHEROMONE GIỚI TÍNH sâu đục THÂN gây hại cây MAI DƯƠNG carmenta mimosa eichlin và passoa tại THÀNH PHỐ cần THƠ, TỈNH ĐỒNG THÁP và VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM BẢO LỘC
TRẦN VĂN HIẾU

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHEROMONE GIỚI
TÍNH SÂU ĐỤC THÂN GÂY HẠI CÂY MAI DƯƠNG
Carmenta mimosa Eichlin và Passoa (LEPIDOPTERA:
SESIIDAE) TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ,
TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ VĨNH LONG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHEROMONE GIỚI
TÍNH SÂU ĐỤC THÂN GÂY HẠI CÂY MAI DƯƠNG
Carmenta mimosa Eichlin và Passoa (LEPIDOPTERA:


SESIIDAE) TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ,
TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Lê Văn Vàng
Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

Sinh viên thực hiện:
Phạm Bảo Lộc 3093367
Trần Văn Hiếu 3093349

Cần Thơ, 2012


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng lên!
Cha, Mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất. Con mãi mãi ghi nhớ công
ơn sinh thành, dưỡng dục, tận tụy nuôi con khôn lớn đến ngày hôm nay. Cha Mẹ
đã không ngại hy sinh để giúp con vượt qua những chông gai trong cuộc sống.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ts. Lê Văn Vàng, Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, cho những lời khuyên hết
sức bổ ích cho chúng em trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh, Người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và đóng góp
rất nhiều những ý kiến xác đáng, chân thành để giúp chúng em hoàn thành tốt
luận văn của mình.
Thầy cố vấn học tập Phạm Kim Sơn, Thầy đã quan tâm, giúp đỡ, dìu dắt chúng
em từ những ngày đầu tiên đặt chân lên giảng đường Đại học cho đến khi hoàn
thành khóa học. Quí Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và
SHƯD đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức vô giá, tạo mọi điều kiện

tốt đẹp nhất cho chúng em hoàn thành chương trình học của mình.
Xin chân thành cảm ơn
Anh Tiến (cao học k18), các bạn Ngân Giang, Thị Bé, Mỹ Hằng đã giúp đỡ
chúng tôi rất nhiều trong quá trình học tập, làm luận văn
Xin chân trọng ghi nhớ sự chân tình và giúp đỡ của các anh chị trong Trung tâm
Khí tượng Thủy văn Tp Cần Thơ đã cung cấp cho tôi dữ liệu Khí tượng tại địa
phương và các anh Bảo vệ VQGTC đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí
nghiệm.
Xin trân trọng ghi nhớ tình cảm của các bạn trong lớp BVTV k35.

i


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: PHẠM BẢO LỘC

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 11/3/1991

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: An Giang
Họ và tên cha: Phạm Văn Phú

Sinh năm: 1964

Họ và tên mẹ: Nguyễn Ngọc Dung


Sinh năm: 1969

Quê quán: Xã Tân Thạnh, Thị xã Tân Châu – Tỉnh An Giang
Đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009 tại trường THPT Tân Châu, Thị xã
Tân Châu, tỉnh An Giang.
Đã vào trường Đại học Cần Thơ thuộc khoa Nông nghiệp và SHƯD, ngành Bảo
vệ Thực vật khóa 35 (2009-2013).

Họ và tên: TRẦN VĂN HIẾU

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 29/4/1991

Dân tộc: Kinh

Nơi Sinh: An Giang
Họ và tên cha: Trần Văn Thảo

Sinh năm: 1967

Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Nhung

Sinh năm: 1965

Quê quán: Phường Mỹ Thới, Tp Long Xuyên, tỉnh An Giang
Đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009 tại trường THPT Mỹ Thới, Tp
Long Xuyên,tỉnh An Giang.
Đã vào trường Đại học Cần Thơ thuộc khoa Nông nghiệp và SHƯD, ngành Bảo
vệ Thực vật khóa 35 (2009-2013).


ii


LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Phạm Bảo Lộc

iii

Trần Văn Hiếu


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:
“NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHEROMONE GIỚI TÍNH SÂU ĐỤC
THÂN GÂY HẠI CÂY MAI DƯƠNG, Carmenta mimosa Eichlin và Passoa
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ, TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ VĨNH LONG”
Do sinh viên: Phạm Bảo Lộc và Trần Văn Hiếu thực hiện và đề nạp
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp


Cần Thơ, ngày

tháng 12 năm 2012

Cán bộ hướng dẫn

Ts. Lê Văn Vàng

Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:
“NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHEROMONE GIỚI TÍNH SÂU ĐỤC
THÂN GÂY HẠI CÂY MAI DƯƠNG, Carmenta mimosa Eichlin và Passoa
(LEPIDOPTERA: SESIIDAE) TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ, TỈNH ĐỒNG
THÁP VÀ VĨNH LONG”
Do sinh viên: Phạm Bảo Lộc và Trần Văn Hiếu thực hiện.
Luận văn đã được Hội đồng đánh giá ở mức:……….........
Ý kiến Hội đồng:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày
DUYỆT KHOA

tháng 12 năm 2012

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

v


MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... x
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................xi
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................... xiii
TÓM LƯỢC.................................................................................................... xv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 CÂY MAI DƯƠNG, Mimosa pigra L.
1.1.1 Nguồn gốc ................................................................................................ 3
1.1.2 Thực trạng xâm lấn gây hại của cây Mai dương ........................................ 3
1.1.2.1 Tình hình xâm lấn gây hại của cây Mai dương ở một số nước trên Thế
giới .................................................................................................................... 3
1.1.2.2 Tình hình xâm lấn gây hại của cây Mai dương ở Việt Nam .................... 4
1.1.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái của cây Mai dương ......................................5
1.1.3.1 Rễ .......................................................................................................... 5
1.1.3.2 Thân – Lá .............................................................................................. 5
1.1.3.3 Hoa ........................................................................................................ 5

1.1.3.4 Trái ........................................................................................................ 6
1.1.3.5 Hạt ......................................................................................................... 6
1.1.4 Cách thức xâm nhiễm và tác hại của cây Mai dương.................................6
1.1.4.1 Cách thức xâm nhiễm của cây Mai dương.............................................. 6
1.1.4.2 Một số tác hại do cây Mai dương gây ra................................................. 7
1.1.5 Các biện pháp quản lý Mai dương............................................................. 7
1.1.5.1 Biện pháp thủ công ................................................................................ 7
1.1.5.2 Trồng cây che phủ ................................................................................. 8
1.1.5.3 Biện pháp hóa học ................................................................................. 9
1.1.5.4 Biện pháp sinh học................................................................................. 9
1.2 SÂU ĐỤC THÂN CÂY MAI DƯƠNG
1.2.1 Phân loại ................................................................................................. 11
1.2.2 Phân bố - Ký chủ .................................................................................... 11
1.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa
........................................................................................................................ 12
vi


1.2.3.1 Thành trùng ......................................................................................... 12
1.2.3.2 Trứng ................................................................................................... 13
1.2.3.3 Ấu trùng .............................................................................................. 13
1.2.3.4 Nhộng .................................................................................................. 13
1.2.4 Vòng đời sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa .................................. 13
1.2.5 Thực trạng việc nhập nội, nhân nuôi và thả thí nghiệm sâu đục thân C.
mimosa để phòng trừ cây Mai dương ............................................................... 14
1.3 PHEROMONE
1.3.1 Khái niệm về pheromone ........................................................................ 14
1.3.2 Một số đặc tính của pheromone .............................................................. 14
1.3.3 Các loại pheromone ................................................................................ 15
1.3.3.1 Pheromone giới tính (Sex pheromones)................................................ 15

1.3.3.2 Pheromone báo động (Alarm pheromones) .......................................... 16
1.3.3.3 Pheromone đánh dấu (Trail-marking pheromones) .............................. 16
1.3.3.4 Các loại pheromone khác ..................................................................... 17
1.3.4 Pheromone giới tính bộ cánh vảy (Lepidoptera)...................................... 17
1.3.4.1 Pheromone kiểu I ................................................................................. 18
1.3.4.2 Phermon kiểu II ................................................................................... 18
1.3.4.3 Pheromone kiểu khác ........................................................................... 19
1.3.5 Một số nghiên cứu và ứng dụng của pheromone ..................................... 19
1.3.5.1 Trên Thế giới ....................................................................................... 19
1.3.5.2 Ở Việt Nam ......................................................................................... 21
1.3.6 Một số hợp chất pheromone giới tính của họ ngài cánh trong Sesiidae.... 23
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................. 24
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................. 24
2.1.3 Hóa chất ................................................................................................. 24
2.1.4 Bẫy pheromone....................................................................................... 24
2.1.4.1 Cách điều chế mồi pheromone ............................................................. 25
2.1.4.2 Nguồn thành trùng C. mimosa.............................................................. 25
2.1.4.3 Cách đặt bẫy ........................................................................................ 26
2.2 PHƯƠNG PHÁP
vii


2.2.1 Khảo sát khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổn hợp đối với thành
trùng C. mimosa ở điểu kiện ngoài đồng .......................................................... 27
2.2.1.1 Thí nghiệm 1........................................................................................ 27
2.2.1.2 Thí nghiệm 2........................................................................................ 28
2.2.1.3 Thí nghiệm 3........................................................................................ 29
2.2.1.4 Thí nghiệm 4........................................................................................ 29

2.2.1.5 Thí nghiệm 5........................................................................................ 30
2.2.2 Khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa
bằng pheromone giới tính tổng hợp ở một số tỉnh bị cây Mai dương xâm nhiễm
tại vùng ĐBSCL .............................................................................................. 32
2.2.2.1 Thí nghiệm 6........................................................................................ 32
2.2.2.2 Thí nghiệm 7........................................................................................ 33
2.2.2.3 Thí nghiệm 8........................................................................................ 34
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 HIỆU QUẢ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH ĐỐI VỚI THÀNH
TRÙNG CARMENTA MIMOSA Ở ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG
3.1.1 Khả năng hấp dẫn thành trùng C mimosa của bốn hợp chất quan hệ Z3,Z1318:OAc, OH, Ald và E3,Z13-18:OAc .............................................................. 35
3.1.2 Khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp sâu đục thân cây Mai
dương C. mimosa được phối trộn từ hai thành phần hợp chất........................... 37
3.1.3 Hiệu quả hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp sâu đục thân cây Mai
dương C. mimosa được phối trộn từ bốn thành phần hợp chất khác nhau về đồng
phân hình học .................................................................................................. 38
3.1.4 Khả năng hấp dẫn thành trùng đực giữa pheromone giới tính tổng hợp so
với thành trùng cái củ sâu đục thân cây Mai dương C. mimoa ......................... 40
3.1.5 So sánh hiệu quả hấp dẫn sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa giữa các
vật liệu dùng làm chất nền (tuýp cao su) phóng thích pheromone .................... 41
3.2 ỨNG DỤNG PHEROMONE GIỚI TÍNH TRONG VIỆC KHẢO SÁT DIỄN
BIẾN MẬT SỐ, SỰ HIỆN DIỆN CỦA SÂU ĐỤC THÂN C. MIMOSA TẠI
MỘT SỐ TỈNH BỊ MAI DƯƠNG XÂM NHIỄM Ở ĐBSCL
3.2.1 Sự hiện diện của sau đục thân cây Mai dương C. mimosa tại một số tinh bị
Mai dương xâm nhiễm ở ĐBSCL .................................................................... 43
3.2.2 Sự tương quan giữa số vết sâu đục trên thân với số lượng thành trùng sâu
đục thân cây Mai dương C. mimosa vào bẫy tại một số tỉnh bị Mai dương xâm
nhiễm ở ĐBSCL .............................................................................................. 44
viii



3.2.2.1 Tại Cần Thơ......................................................................................... 44
3.2.2.2 Tại Đồng Tháp ..................................................................................... 48
3.2.2.3 Tại Vĩnh Long ..................................................................................... 51
3.2.3 Diễn biến mật số quần thể sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa tại Tp
Cần Thơ .......................................................................................................... 52
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 56
4.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57

ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ Thực vật

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

E3,E13-18:OAc

(E,E)-3,13-Octadecadienyl acetate

E3,Z13-18:OAc

(E,Z)-3,13-Octadecadienyl acetate


HPLC

Hight Performance Liquid Chromatography

NSKD

Ngày sau khi đặt bẫy

NSXL

Ngày sau xử lý

NT

Nghiệm thức

SHƯD

Sinh học Ứng dụng

TB

Trung bình

THPT

Trung học phổ thông

Tp


Thành phố

TT

Thành trùng

VQGNCT

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

VQGTC

Vườn quốc gia Tràm Chim

VQGCT

Vườn quốc gia Cát Tiên

Z3,E13-18:OAc

(Z,E)-3,13-Octadecadienyl acetate

Z3,Z13-18:Oac

(Z,Z)-3,13-Octadecadienyl acetate

Z3,Z13-18:Ald

(Z,Z)-3,13-Octadecenal


Z3,Z13-18:OH

(Z,Z)-3,13-Octadeca-3,13-dien-1-ol

x


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Vòng đời của sâu đục thân cây mai dương C. mimosa qua 10 thế hệ
từ ngày 12/6/1995 đến ngày 12/11/1997.

13

1.2

Một số thành phần pheromone giới tính thuộc kiểu I.

18

1.3


Một số thành phần pheromone giới tính thuộc kiểu II.

19

2.1

Các nghiệm thức được tiến hành trong thí nghiệm 1.

27

2.2

Các nghiệm thức được tiến hành trong thí nghiệm 2.

28

2.3

Các nghiệm thức được tiến hành trong thí nghiệm 3.

29

2.4

Các nghiệm thức được tiến hành trong thí nghiệm 4.

30

2.5


Các loại chất nền (tuýp cao su) được dùng trong thí nghiệm 5.

31

2.6

Các địa điểm tiến hành thí nghiệm đánh giá sự thiết lập quần thể
của C. mimosa trong thí nghiệm 6

32

2.7

Các địa điểm thực hiện thí nghiệm đánh giá sự tương quan giữa số
vết sâu đục với số lượng thành trùng vào bẫy.

33

3.1

Số lượng thành trùng C. mimosa bị hấp dẫn bởi các hợp chất quan
hệ tại khu dân cư Hưng Phú 1, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ từ ngày
05/3/2012 đến ngày 05/4/2012.

35

3.2

Thời gian vào bẫy của thành trùng C. mimosa tại khu dân cư Hưng

Phú 1, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ từ ngày 12/3/2012 đến ngày
19/3/2012.

36

3.3

Số lượng thành trùng C. mimosa bị hấp dẫn bởi pheromone giới
tính tổng hợp được phối trộn từ hai hợp chất Z3,Z13-18:OAc và
Z3,Z13-18:OH tại khu dân cư Hưng Phú 1, quận Cái Răng, Tp Cần
Thơ từ ngày 05/4/2012 đến ngày 05/5/2012.

37

xi


3.4

Số lượng thành trùng bị hấp dẫn bởi 4 hợp chất khác nhau về đồng
phân hình học tại khu dân cư Hưng Phú 1, quận Cái Răng, Tp Cần
Thơ từ ngày 14/4/2012 đến ngày 14/5/2012.

39

3.5

Số lượng thành trùng bị hấp dẫn vào bẫy bởi pheromone giới tính
tổng hợp và thành trùng cái C. mimosa tại khu dân cư Phú An,
quận Cái Răng, Tp Cần Thơ từ ngày 10/6/2012 đến ngày

10/7/2012.

40

3.6

Số lượng thành trùng bị hấp dẫn vào bẫy giữa 2 loại tuýp cao su tại
khu dân cư Phú An, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ, từ ngày
04/9/2012 đến ngày 04/12/2012

41

3.7

Số lượng thành trùng sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa vào
bẫy ở một số địa điểm tại 3 tỉnh thành ĐBSCL từ ngày 23/6/2012
đến ngày 21/7/2012.

43

xii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang


1.1

Cây Mai dương Mimosa pigra

6

1.2

Ấu trùng, thành trùng C. mimosa

12

2.1

(A) Trữ mẫu mai dương trong hộp nhựa (B) trữ nhộng C. mimosa
trong hộp plastic

25

2.2
2.3

Thành trùng sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa
(A) Thành trùng đực, (B) thành trùng cái
(A) Vị trí đặt bẫy. (B) Bẫy pheromone

26
26


(A) Nghiệm thức D-3 mồi là thành trùng cái sống.
2.4

2.5

(B) Nghiệm thức D-4 mồi gồm Z3,Z13-18:OAc và thành trùng cái
chết.
(A) Chất nền là tuýp cao su ngoại nhập Aldrich
(B) Chất nền là tuýp cao su Việt Nam.

30

31

3.1

Số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy theo thời gian giữa hai loại
chất nền (tuýp cao su) phóng thích pheromone tại khu dân cư Hưng
Phú 1, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ.

42

3.2

Sự hiện diện và gây hại của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa
tại khu dân cư Phú An, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ từ ngày
12/8/2012 đến ngày 18/11/2012

45


3.3

Sự tương quan giữa số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy với số
vết sâu đụca trên thân cây Mai dương tại khu dân cư Phú An, quận Cái
Răng, Tp Cần Thơ từ ngày 12/8/2012 đến ngày 18/11/2012.

46

3.4

Sự hiện diện và gây hại của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa
tại khu dân cư Hồng Phát, quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ từ ngày
12/8/2012 đến ngày 18/11/2012.

46

3.5

Sự tương quan giữa số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy với số
vết sâu đụca trên thân cây Mai dương tại khu dân cư Hồng Phát, quận
Ninh Kiều, Tp Cần Thơ từ ngày 12/8/2012 đến ngày 18/11/2012.

47

xiii


3.6

Sự hiện diện và gây hại của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa

tại VQGTC, tỉnh Đồng Tháp từ ngày 12/08/2012 đến ngày
18/11/2012.

48

3.7

Sự tương quan giữa số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy với số
vết sâu đụca trên thân cây Mai dương tại vườn quốc gia Tràm Chim,
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp từ ngày 12/8/2012 đến ngày
18/11/2012.

49

3.8

Sự hiện diện và gây hại của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa
xung quanh trường THPT Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng
Tháp từ ngày 12/08/2012 đến ngày 18/11/2012.

49

3.9

Sự tương quan giữa số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy với số
vết sâu đụca trên thân cây Mai dương xung quanh trường THPT Tràm
Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp từ ngày 12/8/2012 đến ngày
18/11/2012.

50


3.10

Sự hiện diện và gây hại của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa
tại khu Công Nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long từ
ngày 12/8/2012 đến ngày 18/11/2012.

51

3.11

Sự tương quan giữa số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy với số
vết sâu đụca trên thân cây Mai dương tại khu Công Nghiệp Hòa Phú,
huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 12/8/2012 đến ngày
18/11/2012.

52

3.12

Diễn biến mật số quần thể sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa tại
khu dân cư Phú An, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ từ
ngày 03/6/2012 đến ngày 02/12/2012.

53

3.13

Sự tương quan giữa số thành trùng đực sâu đục thân cây Mai dương
C. mimosa vào bẫy với nhiệt độ (0C) (r = 0,2207) tại khu dân cư Phú

An, Cái Răng, Cần Thơ từ 31/6/2012 đến ngày 02/12/2012

54

3.14

Sự tương quan giữa số thành trùng đực sâu đục thân cây Mai dương
C. mimosa vào bẫy với lượng mưa (r = -0,3461) tại khu dân cư Phú
An, Cái Răng, Cần Thơ từ 01/6/2012 đến ngày 01/12/2012.

54

xiv


Phạm Bảo Lộc và Trần Văn Hiếu, 2012. Nghiên cứu và ứng dụng pheromone
giới tính sâu đục thân gây hại cây Mai dương, Carmenta mimosa Eichlin và
Passoa (Lepidoptera: Sesiidae) tại Thành phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh
Long. Luận văn tốt nghiệp ngành Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và
SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính sâu đục thân gây hại
cây Mai dương, Carmenta mimosa Eichlin và Passoa (Lepidoptera: Sesiidae)
tại Thành phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long” thực hiện từ tháng 3
năm 2012 đến tháng 11 năm 2012 đã đạt được những kết quả như sau:
Trong đánh giá hiệu quả hấp dẫn ngoài đồng, mồi pheromone được điều chế từ
một hợp chất duy nhất Z3,Z13-18:OAc nồng độ 1 mg/tuýp cho hiệu quả hấp dẫn
cao đối với thành trùng đực sâu đục thân cây Mai dương Carmenta mimosa. Khi
phối trộn Z3,Z13-18:OAc với hợp chất quan hệ E3,Z13-18:OAc, Z3,Z13-18:Ald

và Z3,Z13-18:OH (trên 10% thành phần mồi) thì cho hiệu quả ức chế khả năng
hấp dẫn thành trùng đực sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa của hợp chất
Z3,Z13-18:OAc. Các đồng phân hình học của hợp chất Z3,Z13-18:OAc không
cho hiệu quả hấp dẫn đối với thành trùng sâu đục thân cây Mai dương C.
mimosa.
Tuýp cao su sản xuất tại Việt Nam cho hiệu quả tương tự tuýp cao su ngoại nhập
Aldrich khi dùng làm chất nền phóng thích pheromone giới tính tổng hợp của C.
mimosa (Z3,Z13-18:OAc) nồng độ 1 mg/tuýp. Hiệu lực hấp dẫn của pheromone
giới tính sâu đục thân cây Mai dương cao nhất trong vòng một tháng đầu và kéo
dài khoảng 2,5 tháng.
Diễn biến mật số quần thể sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa khá biến
động, chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ (0C) và lượng mưa (mm). Vào cao điểm của
mùa mưa, số lượng thành trùng vũ hóa giảm đáng kể và tăng cao trở lại khi nhiệt
độ tương đối cao (27 - 280C) và lượng mưa thấp.
Số vết đục trên thân cây Mai dương với số lượng thành trùng vào bẫy ở Tp Cần
Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long tương quan với nhau. Thành trùng sâu đục thân cây
Mai dương C. mimosa ở Tp Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long vũ hóa
mạnh vào tháng 8 và cuối tháng 11 trong thời gian khảo sát.

xv


MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước nông nghiệp, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có sự
biến động thời tiết theo vùng, miền, là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề
bởi hiện tượng trái đất ấm dần lên, nước biển dâng cao. Nếu nước biển dâng cao
thêm 1 m thì 40.000 km 2 đất đai sẽ bị ngập chìm trong nước, phần lớn là ở Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Với hệ thống sông ngòi dày đặc, tác động của biến
đổi khí hậu, trong tương lai một phần lãnh thổ Việt Nam sẽ bị ngập chìm trong

nước, tạo ra những vùng đất ngập nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loài thực
vật xâm hại như cây Mai dương sinh trưởng và phát triển (Dương Văn Chín, 2009).
Cây Mai dương có tên khoa học là Mimosa pigra có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới
châu Mỹ. Chúng được biết đến như là một cây cảnh, cây che phủ, hoặc để kiểm soát
xói mòn. Tuy nhiên, đến nay cây Mai dương trở thành một loài cỏ dại nguy hiểm,
xâm hại nghiêm trọng (Wallden et al., 1999), được xếp vào danh sách 100 loài sinh
vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm trên thế giới (IUCN, 2003). Ở nước ta, cây Mai
dương được ghi nhận đầu tiên tại Mộc Hóa, Long An vào năm 1979, chúng không
ngừng phát triển, lan rộng ra hầu hết các tỉnh thành trong cả nước (Trần Triết và
ctv., 2004). Cây Mai dương có khả năng phát tán mạnh và hạt cây Mai dương có khả năng
tồn tại trong đất khoảng 23 năm (Waterhouse, 1994). Hiện nay, loài cây này được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn xếp vào danh sách 150 loài động thực vật cần tiêu diệt
( 2010) và cũng được Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp vào danh
mục các loài Ngoại lai xâm hại (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).

Với khả năng xâm lấn, phát triển mạnh mẽ ở tất cả các vùng sinh thái ở Việt Nam
(Phạm Văn Lầm và Phạm Bình Quyền, 2010), để diệt trừ cây Mai dương, bên cạnh
các biện pháp như thủ công, cơ giới, hóa học,… biện pháp sử dụng các tác nhân
sinh học để diệt trừ cây Mai dương đã được nhiều nước quan tâm (Nguyễn Văn
Cảm và ctv., 2002). Sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa đã được giới thiệu như
là một trong 3 tác nhân phòng trừ sinh học (Heard và Segura, 2004) được nhập nội
vào Việt Nam trong chương trình hợp tác quốc tế với tổ chức CRISO (Australia) do
ACIAR tài trợ từ năm 1995-1997 (Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2004). Để nghiên cứu,
ứng dụng sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa như là một tác nhân sinh học
trong việc phòng trừ cây Mai dương ở ĐBSCL và rộng hơn là trên phạm vi cả nước
thì việc theo dõi sự tồn tại, hiện diện, lây lan và sự biến động của quần thể là rất cần
thiết và pheromone là một công cụ hiệu quả để thực hiện những việc này. Bên cạnh
đó, hỗn hợp Z3,Z13-18:OAc (96%) đã được xác định là có khả năng hấp dẫn thành
trùng đực sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa (Eichlin và Passoa, 1983).
Trên cơ sở đó, đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính sâu đục

thân gây hại cây Mai dương, Carmenta mimosa Eichlin và Passoa
1


(Lepidoptera: Sesiidae) tại Thành phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh
Long” đã được thực hiện nhằm xác định kiểu thông tin bắt cặp của quần thể sâu đục
thân cây Mai dương Carmenta mimosa ở ĐBSCL, ứng dụng pheromone giới tính
trong việc khảo sát diễn biến mật số, sự tương quan giữa số vết sâu đục trên thân
cây Mai dương với số lượng thành trùng đực vào bẫy từ đó làm cơ sở để phòng trừ
loài thực vật xâm hại một cách hiệu quả nhất.

2


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 CÂY MAI DƯƠNG, Mimosa pigra L.
1.1.1 Nguồn gốc
Cây Mai dương có tên khoa học là Mimosa pigra L. thuộc họ Fabaceae (phân họ:
Mimosoideae) (Phạm Hoàng Hộ, 1999).
Cây Mai dương còn được gọi với nhiều tên như Trinh nữ đầm lầy, Trinh nữ thân gỗ,
cây Vuốt rồng,…. Cây Mai dương có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, nơi
xuất hiện trải dài từ Mexico qua Trung Mỹ tới miền Bắc Argentina. Trước đây, cây
Mai dương được giới thiệu đến các khu vực khác như là một cây che phủ hoặc để
kiểm soát xói mòn. Tuy nhiên đến nay cây trở thành loài cỏ dại phổ biến và nghiêm
trọng ở châu Phi, châu Á, một số đảo ở Thái Bình Dương và đáng chú ý nhất ở phía
Bắc của miền Bắc Territory, Australia (Wallden et al., 1999).
Hiện nay, loài cây này đã trở thành loài nguy hiểm đối với môi trường và đa dạng
sinh học trên thế giới, chúng được xếp là một trong 100 loài sinh vật ngoại lai xâm

lấn nguy hiểm trên thế giới (IUCN, 2003), được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn xếp cây Mai dương vào danh sách 150 loài động thực vật cần tiêu diệt
( 2010) và cũng được Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp
vào danh mục các loài Ngoại lai xâm hại (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).
1.1.2 Thực trạng xâm lấn gây hại của cây Mai dương
1.1.2.1 Tình hình xâm lấn gây hại của cây Mai dương ở một số nước trên Thế giới.
Mai dương là thực vật bản địa của vùng nhiệt đới châu Mỹ, nhưng đã được du nhập
vào Java và các đảo khác ở phía Bắc của Australia trong một thời gian dài. Nó được
ghi nhận vào năm 1952 bởi người dân địa phương trên vùng thượng lưu sông
Adelaide, nhanh chóng lan rộng xuống vùng hạ lưu và mở rộng qua Marrakai. Đến
năm 1980, cây Mai dương phân bố rải rác ước tính trên 4000 ha và dần trở nên dày
đặc hơn trong những năm tiếp theo (Miller, 1981). Đến nay, hơn 80.000 ha thảm
thực vật bản địa bị thay thế hoàn toàn bởi loài cỏ dại này ở miền Bắc Territory, từ
khu vực sông Adelaide, đến Finniss, Margaret, Reynolds, Mary, Daly, phía Nam và
Đông sông Alligator. Một số khu vực trong vườn quốc gia Kakadu cũng bị xâm lấn
(Chopping, 2004).
Mai dương lần đầu tiên được xác định tại Sri Lanka từ các bờ sông Mahaweli. Vào
đầu năm 1996, phát hiện Mai dương xâm lấn 1 km trên dãy bờ sông Mahaweli và
các vùng trũng ngập định kỳ. Tuy nhiên, kết quả của một cuộc khảo sát năm 2000
chỉ ra rằng Mai dương có mật độ bao phủ một dãy dài 20 - 25 km dọc theo bờ sông
3


Mahaweli và có thể lây lan sang khoảng 46 địa điểm tại 4 huyện thuộc 3 tỉnh trong
4 vùng sinh thái nông nghiệp (Marambe et al., 2004).
Tại Zambia, trước năm 1980, diện tích bị Mai dương xâm chiếm chỉ khoảng 2 ha
trên thượng nguồn của suối Nampongwe. Nhưng đến năm 2003, một cuộc khảo sát
cho thấy diện tích bị xâm lấn của khu vực này đã lên đến 2.500 ha (Indira, 2007).
Mai dương được nhập nội vào Thái Lan từ Indonesia vào năm 1947. Nó lần đầu tiên
được trồng tại Amphur Mae Taeng để che phủ đất trống và chống xói mòn, lở bờ.

Hiện nay, Mai dương đang xâm lấn 20 trên tổng số 73 tỉnh của Thái Lan, nặng nhất
tập trung ở khu vực phía Bắc (Robert, 1982).
Tại Campuchia, cây Mai dương xâm lấn đầu tiên được phát hiện tại Biển Hồ vào
những năm 1990. Đến tháng 4 năm 1997, cây Mai dương đã lan ra đến các vùng đất
ngập nước dọc theo sông Tonle Sap, khu vực gần Kompong Chhan, một phần phía
Bắc của Biển Hồ và lưu vực sông Mê Kông. Diện tích Mai dương đe dọa, xâm lấn ít
nhất là 2.100 km2 (Samouth, 2004).
1.1.2.2 Tình hình xâm lấn gây hại của cây Mai dương ở Việt Nam
Ở nước ta, cây Mai dương được ghi nhận hiện diện lần đầu tiên tại huyện Mộc Hóa,
tỉnh Long An, vùng ĐBSCL, Việt Nam vào năm 1979. Đến nay, Mai dương được
tìm thấy ở hầu hết các tỉnh của ĐBSCL, nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng nước
ngọt, các tỉnh thượng nguồn như Long An, An Giang và Kiên Giang bị xâm lấn
nhiều nhất (Triet et al., 2004).
Tại Đồng Tháp, Mai dương được phát hiện mọc từng đám nhỏ ở huyện Tân Hồng
và Hồng Ngự từ trước năm 1980, sau đó các huyện khác trong tỉnh như Thanh
Bình, Tam Nông cũng bị Mai dương xâm lấn, trong đó đáng chú ý là vườn quốc gia
Tràm Chim (VQGTC) thuộc huyện Tam Nông. Vườn là nơi cư ngụ của nhiều loài
động vật đang bị đe dọa hoặc gần bị đe dọa, đáng chú ý là loài sếu đầu đỏ đến cư
ngụ vào mùa khô. Mai dương lần đầu tiên được ghi nhận hiện diện tại vườn trong
khoảng thời gian 1984 - 1985 (Chin, 2009), đến năm 2000, diện tích nhiễm cây Mai
dương của vườn từ 490 ha tăng lên 960 ha vào năm 2001 và tháng 5 năm 2002, diện
tích Mai dương xâm lấn ghi nhận được đã lên đến 1.846 ha. Như vậy, trong giai
đoạn 2000 - 2002, diện tích xâm lấn của cây Mai dương gia tăng gấp đôi trong mỗi
năm (Triet et al., 2004). Ban đầu, cây Mai dương xâm lấn các bãi đất trống trong
vườn rồi đến các bãi năn, dần thu hẹp diện tích cư trú và vùng thức ăn của sếu đầu
đỏ, ảnh hưởng đến số lượng sếu bay về vườn hằng năm (Phạm Văn Lầm và Phạm
Bình Quyền, 2010).
Tại miền Đông Nam Bộ, các vùng đất bị Mai dương xâm lấn bao gồm sông Đồng
Nai và các nhánh của nó như sông Sài Gòn, sông Bé, sông La Ngà và ở cả những


4


đập trữ nước lớn như Trị An, Dầu Tiếng. Cây Mai dương cũng xâm lấn mạnh vùng
đất ngập nước vườn quốc gia Cát Tiên (VQGCT) (Chin, 2009).
Cây Mai dương xâm lấn các hồ Đồng Mô, Núi Cốc, Ba Bể, Thác Bà, Đại Nải, các
bãi đất bỏ hoang ở Quảng Bình, vườn quốc gia Yok Đôn,… (Chin, 2009).
1.1.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái của cây Mai dương
Cây Mai dương khi trưởng thành là loài cây bụi, mọc thẳng đứng, thân gỗ có nhiều
gai cứng, mọc ở nơi ẩm ướt. Ở ĐBSCL, Mai dương được tìm thấy phổ biến dọc
theo các mé nước ở ao, suối, sông rạch. Nó được tìm thấy chủ yếu ở vùng nước
ngọt, ít phổ biến hơn trong nước lợ và không tìm thấy trong vùng nước mặn (Triet
et al., 2004).
1.1.3.1 Rễ
Cây có hệ thống rễ cọc cắm sâu trong đất dài 1 - 2 m, rễ con mở rộng đến 3,5 m ở
độ sâu 5 cm (Đỗ Thị Phượng Kiều, 2007). Mai dương thích nghi với môi trường
sống bị ngập lụt theo mùa nhờ khả năng sinh ra các rễ bất định - khả năng điển hình
của các loài chịu ngập (Miller et al., 1981).
1.1.3.2 Thân - Lá
Thân cây màu xanh lục lúc còn nhỏ nhưng dần trở nên hóa gỗ, gai nhỏ mọc ngược
dài từ 5 - 10 mm (Wallden et al., 1999). Cây 1 đến 2 năm tuổi có chiều cao trung
bình từ 1,63 - 2,7 m, chiều cao cây phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi của cây. Thân cây
có đường kính trung bình là 1,7 cm (đường kính lớn nhất là 2,98 cm, đường kính
nhỏ nhất là 0,65 cm), đối với cây mọc ở vùng trũng thường xuyên ngập nước có
đường kính từ 0,89 - 1,9 cm, đối với cây mọc ở vùng đất cao có đường kính từ 1,17
- 2,29 cm. Cây Mai dương có lá mọc đối xứng nhau, dạng hai lần kép chẵn và tự
xếp lại vào chiều tối hoặc khi bị tác động. Mỗi lá kép thường có 5 - 12 cặp lá chét,
tại mỗi điểm giao nhau giữa cuống lá với cặp lá chét có một gai nhọn, mỗi lá chét
có trung bình 38 cặp lá chét con mọc đối xứng nhau (Đỗ Thị Phượng Kiều, 2007).
1.1.3.3 Hoa

Hoa Mai dương nhỏ, màu hồng hoặc tím, chụm lại từng nhóm thành một đầu hình
cầu có đường kính từ 1 - 2 cm (Wallden et al., 1999). Hoa thường nở to vào buổi
sáng, bắt đầu héo vào buổi trưa và tàn vào buổi chiều trong ngày. Hoa thường mọc
ở nách lá kép thứ nhất đến thứ năm tính từ ngọn xuống. Thời gian từ khi cây có nụ
đến khi có trái chín và hạt đầu tiên rụng xuống đất mất khoảng 37 ngày (Đỗ Thị
Phượng Kiều, 2007).

5


1.1.3.4 Trái
Trái được tạo ra thành từng chùm, trung bình một chùm khoảng 7 trái, chiều dài của
trái khoảng 5,5 - 11 cm, rộng 0,6 - 1,1 cm, chia thành nhiều đốt, mỗi đốt chứa một
hạt (13 - 22 hạt/ trái). Trái khi non có màu xanh và khi chín chuyển dần sang màu
vàng nâu, trên trái có rất nhiều lông (Đỗ Thị Phượng Kiều, 2007).

Hình 1.1 Cây Mai dương Mimosa pigra L.
Nguồn: />
1.1.3.5 Hạt
Hạt Mai dương rất cứng hình thuôn, dài 4 - 6 mm và rộng 2 mm, khi chín có màu
nâu hay xanh oliu và thường rụng từng đốt chừa lại hai bìa trái. Trung bình mỗi cây
có khoảng 846 hạt (theo dõi trong 4 tháng). Hạt Mai dương không nhất thiết phải
trải qua thời kỳ ngủ nghỉ và nếu gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ nảy mầm ngay, tỷ lệ
nảy mầm tương đối cao (31,6%), cao nhất khi hạt vùi trong đất khoảng 1 cm (Đỗ
Thị Phượng Kiều, 2007). Theo Waterhouse (1994), trung bình mỗi cây tạo ra
khoảng 9.000 hạt và có thể đạt đến 220.000 hạt. Hạt Mai dương vùi trong đất có thể
tồn tại đến 23 năm.
1.1.4 Cách thức xâm nhiễm và tác hại của cây Mai dương
1.1.4.1 Cách thức xâm nhiễm của cây Mai dương
Mai dương lây lan bằng hạt giống và được phát tán qua 2 con đường sau:

(1) Qua nước: các cây mọc ở gần sông, hạt Mai dương thường rơi xuống nước, vỏ
hạt có nhiều lông nên có thể dễ dàng nổi trên mặt nước, nếu trong điều kiện mặt
nước tĩnh lặng vỏ hạt có thể nổi đến một tuần. Dòng nước phát tán hạt Mai dương
đến các nơi mà nó chảy qua (Robert, 1982).
(2) Một số con đường khác: Động vật có thể lây lan hạt giống bám trên cơ thể hoặc
trong phân của chúng (ví dụ như trâu, bò, ngựa). Con người vận chuyển hạt giống
bám trên quần áo hoặc các thiết bị như tàu thuyền, máy kéo sau khi tiếp xúc. Hạt

6


Mai dương có thể lẫn trong cát, khi chúng ta dùng cát để phục vụ xây dựng cũng
góp phần lây lan loài cỏ dại này (Robert, 1982).
Theo Chin (2009), sự khai thác cát từ lòng sông để san lấp và phục vụ cho xây dựng
là một phương thức quan trọng lan truyền hạt Mai dương.
1.1.4.2 Một số tác hại do cây Mai dương gây ra
Theo Chopping (2004); Phạm Văn Lầm và Phạm Bình Quyền (2010), sự xâm lấn
của cây Mai dương dẫn đến tác hại như:
Làm giảm diện tích canh tác và chăn thả gia súc khi bị Mai dương xâm lấn, nếu
xâm lấn mạnh dẫn đến không thể canh tác. Xâm lấn kênh, mương gây cản trở giao
thông thủy.
Làm thay đổi cấu trúc thảm thực vật nơi xâm lấn, giảm tính đa dạng sinh học, đặc
biệt là tại các vườn quốc gia. Thu hẹp diện tích sinh sống của các loài động thực vật
quý hiếm và ảnh hưởng đến du lịch sinh thái.
Tốn nhiều chi phí để kiểm soát.
1.1.5 Các biện pháp quản lý Mai dương
1.1.5.1 Biện pháp thủ công
Phương pháp cơ giới: chặt hoặc nhổ bằng tay. Phương pháp này có thể loại bỏ hoàn
toàn cây Mai dương, nhưng chỉ áp dụng được đối với những cây còn nhỏ, mọc rải
rác. Phương pháp này đã được áp dụng tại vườn quốc gia Nam Cát Tiên

(VQGNCT), chi phí nhổ loài cỏ này tùy thuộc vào độ tuổi và chiều cao cây. Cây
dưới 2 tháng tuổi và thấp hơn 100 cm tiêu tốn khoảng 150 USD/ ha để diệt trừ, đối
với cây già hơn thì chi phí có thể lớn hơn 200 USD/ ha. Biện pháp này giúp kiểm
soát hiệu quả tại một số khu vực quan trọng như Bàu Chim thuộc VQGNCT. Tuy
nhiên, biện pháp này phải được thực hiện liên tục trong nhiều năm do các cây con
thế hệ sau mọc lên từ hạt (Son et al., 2004). Mỗi năm, VQGNCT đã chi từ 3.300
đến 6.600 USD để kiểm soát nhưng hiệu quả vẫn chưa cao lắm (Chin, 2009). Theo
Triet et al. (2004), tại U Minh Hạ nhờ phát hiện sớm và áp dụng biện pháp thủ công
này mà đã tiêu diệt thành công cây Mai dương.
Phương pháp chặt sát gốc và cho ngập nước: Tại các vùng đất phù sa dọc sông La
Ngà, nông dân chỉ có thể canh tác từ tháng 4 đến tháng 7 do mùa lũ rất dài, ngay
sau khi thu hoạch, Mai dương bắt đầu mọc và phát triển. Để gieo trồng được trong
vụ tới, nông dân phải chặt cây vào đầu mùa lũ nhằm ngăn chặn sự phục hồi và mọc
cây con. Hệ rễ ở cây con một năm tuổi có thể chết khi bị ngập trong mùa lũ nhưng
những gốc cây già hơn có thể vẫn sống sót. Những gốc già này không chỉ gây cản
trở cho việc cày xới trong vụ tới mà còn có thể mọc lại cây mới song song với cây
trồng. Để chặt bỏ 1 ha cần 46 công lao động tương đương 100 USD. Nơi mới mọc
7


với mật số thấp tiêu tốn khoảng 30 ngày công lao động nhưng nơi mật số cao phải
cần đến 60 công lao động/ ha. Vào mùa khô, sau khi bị chặt 1 tuần Mai dương có
thể đâm tược trở lại, mọc lên một hoặc nhiều tược từ một gốc và có thể đạt chiều
cao 50 cm sau 3 tuần. Sau khi chặt bị ngập cạn (dưới 30 cm), Mai dương vẫn có thể
đâm tược nhưng phát triển chậm hơn so với không bị ngập (Son et al., 2004). Theo
Chin (2009), sau khi chặt bị ngập sâu, thân không thể nảy chồi, có đến 75 - 90% cây
bị chết sau 5 tháng áp dụng và khi nước rút.
Phương pháp đốt: phương pháp này chỉ có thể được tiến hành ở những nơi có nguồn
nguyên liệu cháy như cỏ khô và không có nguy cơ cháy lan sang các khu vực khác.
Biện pháp này được tiến hành có hiệu quả ở Australia vào cuối mùa khô. Tuy nhiên,

biện pháp này hầu như không có tác dụng sau cơn mưa đầu tiên của mùa mưa
(Robert, 1982). Việc đốt cây Mai dương tươi rất khó và tiêu tốn lượng lớn dầu hỏa
trước khi đốt (2 lít dầu lửa/ m 2). Ngoài ra, nhiệt do đốt sinh ra có tác dụng kích thích
các hạt Mai dương trong đất nảy mầm (Chin, 2009).
1.1.5.2 Trồng cây che phủ
Sự xâm lấn của Mai dương bị hạn chế nếu trên các khu đất có thảm thực vật che
kín. Theo Chin (2009), sau khi loại bỏ cây Mai dương có thể trồng một số loài thực
vật trên bờ đê như sậy (Phragmites vallatoria L.), lách (Saccharum spontaneum L.)
và lau (Saccharum arundinaceum Retz.). Ở mé nước ven bờ, trồng cây điên điển
(Sesbania sesban) là phù hợp. Ở vùng đệm quanh VQGTC, nơi điên điển được
trồng dày đặc thì quần thể Mai dương thưa thớt. Ngoài việc ngăn chặn sự xâm lấn
của Mai dương, nông dân còn có thể sử dụng hoa điên điển trổ vào tháng 9 đến
tháng 10 để làm thực phẩm. Một số loài thực vật khác được khuyến cáo trồng trên
thảm thực vật thân thảo như Ischaemum rugosum, Paspalum scrobiculatum, Oryza
rufipogon, Eleocharis dulcis, Eragrostis atrovirens, Eleocharis ochrostachy và
Eleocharis atropurpurea. Đã có hai mô hình thành công khi áp dụng biện pháp che
phủ được ghi nhận tại Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Mô hình trồng bạch đàn che phủ: Ghi nhận sự đe dọa của Mai dương, trạm kiểm
lâm Trà Sư đã mở các cuộc vận động liên tục kiểm soát được 99% Mai dương. Sau
đó, đất trống được trồng bạch đàn, cây Mai dương không thể phát triển được dưới
tán bạch đàn và chết dần. Sau 2 năm, 12 km đê dọc kênh Trà Sư được che phủ bởi
bạch đàn vừa giúp kiểm soát được Mai dương vừa bảo vệ đê khỏi xói mòn trong
mùa lũ.
Một mô hình thành công khác cũng tại địa điểm này là mô hình trồng tràm che phủ,
một cánh đồng 18,4 ha bị Mai dương xâm nhiễm. Vào đầu mùa mưa, trước khi lũ
về, tất cả các loại cỏ kể cả Mai dương được cắt sát gốc. Phun thuốc diệt các cây con
mọc lên sau đó, đồng thời mực nước ngày càng gia tăng làm ngập hoàn toàn gốc cỏ.
Khi nước bắt đầu rút, trồng tràm con có chiều cao khoảng 1 m với mật độ dày, hình
8



×