Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 6 TUỔI học tốt môn văn học tại lớp a1 TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.65 KB, 17 trang )

PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN DIỄN CHÂU
TRƯỜNG MẦM NON DIỄN NGỌC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI HỌC TỐT MÔN
VĂN HỌC TẠI LỚP A1 - TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Lê Thị Quý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Diễn Ngọc
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

Diễn Châu, tháng 03/2018


MỤC LỤC
Mục
I
1
2
3
4
II
2.1
2.2
2.3
2.4
III


1
2

Nội dung

Trang
Mở đầu
2
Lí do chọn đề tài.
2
Mục đích nghiên cứu.
3
Đối tượng nghiên cứu.
3
Phương pháp nghiên cứu.
3
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
3
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
4
Kết quả của thực trạng trên
5
Dùng thủ thuật lôi cuốn và thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học.
6
Dùng phương pháp đọc kể diễn cảm.
8
Sử dụng bài hát và trò chơi.
8

Sử dụng đồ dùng trực quan và làm đồ dùng sáng tạo từ nguyên vật
9
liệu sẵn có ở địa phương vào trong giờ học.
Cung cấp phát triển vốn từ, rèn cách phát âm cho trẻ và rèn ngữ
11
điệu giọng.
Tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học mọi lúc mọi nơi và
11
công tác phối kết hơp với phụ huynh.
Công tác tự bồi dưỡng:
12
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
13
với bản thân đồng nghiệp và nhà trường.
Kết luận kiến nghị.
14
Kết luận.
14
Kiến nghị.
15

2


I. Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài :
Trẻ thơ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Nên
việc bảo vệ và chăm sóc trẻ, truyền thụ cho trẻ những kiến thức ban đầu là rất
cần thiết. Trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ thì văn học
luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ.

Văn học là kho tàng kiến thức phong phú và đa dạng, là một loại hình
nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm. Như M.Goocki đã nói: “Văn học là
nhân học”. Ngay từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc
trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Từ lúc
còn nằm trong nôi trẻ đã được sống trong một thế giới tràn ngập lời ru, điệu
ngâm, nhạc điệu của lời ru đưa trẻ vào giấc ngủ, để lại trong tâm trí non nớt của
trẻ ấn tượng về những gì thân thương, ngọt ngào nhất. Đến khi trẻ biết nói, biết
đi những bước đi đầu tiên, văn học là chiếc cầu nối tâm hồn trẻ với thế giới xung
quanh. Khi bé đến trường được lắng nghe cô đọc thơ, ca dao, chuyện kể... những
âm thanh trầm bổng vui tươi, những cảnh vật và con người quen thuộc gợi cho
trẻ những cảm xúc tình cảm thân thương. Văn học mang đến cho trẻ những cảm
xúc lành mạnh, những tình cảm cao đẹp là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo
dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với
những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác
độc, phê phán những việc xấu, yêu quý đức tính thật thà, ngoan ngoãn…Việc trẻ
tìm đến văn học còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong
sáng, vì trẻ thơ đến với cuộc đời bằng đôi mắt trong veo, hồn nhiên. Đối với trẻ
những hiện tượng bình thường, đơn giản trẻ luôn có cảm xúc mới mẻ, trẻ thơ
đến với cuộc sống mang trong mình sự tìm tòi, hiểu biết khám phá và muốn diễn
tả nhận thức của mình. Bởi vậy trẻ thơ tìm đến tác phẩm văn học như một quy
luật tự nhiên của cuộc đời.
Ngoài ra văn học còn giúp trẻ yêu thích hào hứng và có nhu cầu tham gia
vào các hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát
âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ.
Trẻ mẫu giáo hầu như chưa biết đọc, biết viết chính vì vậy các em tiếp
nhận các tác phẩm văn học thường phải qua trung gian là cô giáo và người lớn
như ông, bà, bố, mẹ. Tác phẩm văn học là một bản nghệ thuật ngôn ngữ nên việc
cảm thụ tác phẩm văn học đối với trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Đối với trẻ mẫu
giáo (5-6 tuổi), ở giai đoạn này, cảm nhận thẫm mĩ đã có một bước phát triển
trong tiếp nhận văn học. Sự tiếp nhận tác phẩm đầy đủ hoàn thiện hơn, biểu hiện

trước tiên là sự hiểu biết những câu chuyện cổ tích, bài thơ, những đoạn văn
xuôi hay và sự làm giàu tình cảm qua quá trình tích lũy hình tượng nghệ thuật.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì sự quan tâm tới tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ
hiểu được nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi dễ
hiểu hơn. Sự cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của
3


trẻ đã mang đặc điểm cá tính hơn. Sự hồi hộp, lo lắng này của trẻ em đã nếm trải
ngay cả trong sự kiện đời sống hàng ngày. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học nhà sư phạm cần hướng trẻ đến vẻ đẹp mang “bản chất người” của hình
tượng văn học.
Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình
cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như:
Lòng yêu thiên nhiên yêu cỏ, cây, hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và
giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị
em. Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết
của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông
qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ, đồng thời trẻ đọc thuộc thơ, kể lại
chuyện một cách diễn cảm, hấp dẫn.. Trong khuôn khổ thời gian và nội dung có
hạn ở đây tôi chỉ đề cập đến vấn đề: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học
tốt môn văn học” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2.Mục đích nghiên cứu:
Trong công tác giáo dục trẻ em ở trường mầm non có rất nhiều nội dung
và biện pháp thực hiện, nhưng với năm học này tôi đi sâu vào nghiên cứu nội
dung “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn văn học” để tiếp tục
nghiên cứu với mục đích tìm ra những biện pháp phù hợp hơn trong quá trình
giảng dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo học tốt môn văn học đặc biệt

đối tượng nghiên cứu là trẻ ở độ tuổi 5- 6 tuổi tại lớp A1 Trường Mầm non
Quảng Thọ nơi tôi trực tiếp giảng dạy.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời.
- Phương pháp dùng lời đàm thoại
- Phương pháp đọc kể diễn cảm.
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát
triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết
sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với
những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí
tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ.
- Giáo dục trí tuệ: ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức về thế giới
xung quanh và thỏa mản các nhu cầu giao tiếp như: kể lại ,miêu tả lại những sự
4


vật hiện tượng mà trẻ đã nhận thức được và diển đạt nhu cầu nguyện vọng của
bản thân
Giáo dục đạo đức: bằng ngôn ngữ cô giáo và những người xung quanh giảng
giải giúp trẻ thấy được điều hay lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày,giúp trẻ hình
thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp ,loại bỏ những thói quen xấu .thông qua
ngôn ngữ giáo viên giúp trẻ được tiếp xúc với những tác phẩm văn học có giá trị
về nội dung và nghệ thuật có tính giáo dục cao.Trẻ học tập được hành vi đẹp của
các nhân vật trong tác phẩm rút ra những bài học ứng xử trong cuộc sống
- Giáo dục thẩm mỹ: thông qua ngôn ngữ giúp trẻ nhận ra cái đẹp trong thế

giới xung quanh và trong cuộc sống.
- Giáo viên cho trẻ tiếp xúc với những tác phẩm văn học có nhiều hình ảnh
đẹp,có hình ảnh nghệ thuật đẹp .Trẻ thả trí tưởng tượng của mình bay bổng
trong thế giới của những hình ảnh đẹp đó ,trẻ thấy tâm hồn mình rung động và
khao khát được tự mình làm ra cái đẹp đó .trẻ biết yêu quý nâng niu,trân trọng
cái đẹp có ý thức bảo vệ cái đẹp ,trẻ mong muốn sáng tạo ra cái đẹp.
-Với giáo dục thể lực: Bằng ngôn ngữ giáo viên giải thích hướng dẩn giúp trẻ
tập luyện các động tác, tư thế nhằm nâng cao thể lực. Giáo viên dùng lời nói để
yêu cầu trẻ thực hiện các mệnh lệnh ,thực hiện các thao tác vận động.
- Giáo viên dùng lời nói để hướng dẩn trẻ biết sử dụng thực phẩm dạy trẻ biết
ăn uống điều độ, đủ chất, biết là vệ sinh cá nhân…tất cả điều này phần nào giúp
trẻ tăng cường thể lực có sức khỏe dẻo dai.
Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền
lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em
nhỏ.
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen
với văn học là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục
trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là
vấn đề quan trọng trong chương trình tổ chức giáo dục mầm non.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Năm học 2017 -2018 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5- 6 tuổi
với tổng số cháu là: 40, trong đó 17 cháu nữ, 23 cháu nam. Bước vào thực hiện
tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi
Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên thực hiện tốt môn văn học
như có máy chiếu, máy tính, âm thanh, trang phục, tranh ảnh... Đặc biệt Ban
giám hiệu đoàn kết chỉ đạo sát sao quan tâm đúng mực để bản thân tôi hoàn
thành tốt nhiêm vụ của người giáo viên.
Bản thân cũng đã được dự một số tiết thực hành của hội thi giáo viên giỏi
cấp TP của trường bạn nên cũng đã học tập được một số kinh nghiệm trong

phương pháp giảng dạy bộ môn làm quen với tác phẩm văn học.
5


Trẻ lớp tôi chủ nhiệm vì cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương
đối đồng đều. Vì vậy việc dạy trẻ cũng có nhiều thuận lợi.
Qua việc thực hiện cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giáo viên đã
thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ
học, đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể
sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó chúng tôi cũng còn gặp không ít những khó
khăn trở ngại trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học như :
Đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này rất hiếu động nên khả năng tập trung
chú ý chưa cao, khả năng tri giác và trí tưởng tượng còn chưa phong phú.
Trong lớp khả năng tiếp thu của trẻ còn chưa đồng đều. Ngôn ngữ của
còn mang đậm tiếng địa phương., vẫn còn trẻ nói lặp, nói ngọng.
Việc dạy trẻ đóng kịch còn còn có nhiều hạn chế. Chưa có sáng tạo trong
việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được tính
kịch - sự kiện - sự biến, lời thoại còn dài dòng khó hiểu, giáo viên còn nặng nề
trong việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc, kém hấp dẫn.
Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng cảm nhận các tác phẩm
văn thơ, chuyện còn hạn chế, giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu
bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép
tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say
mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít
tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao.
Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng
kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các
buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có. Tính sáng tạo trong việc làm các mô hình

nhân vật còn hạn chế.
Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con em mình, họ chưa
nhận thức hết được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học.
2.3. Kết quả của thực trạng trên:
Để nắm được trình độ tiếp thu cũng như khả năng của trẻ ngay từ đầu tôi
đã tiến hành khảo sát trên trẻ với kết quả như sau :
- Tổng số trẻ của lớp : 40 trẻ
Bảng khảo sát lần 1:
Đạt
Chưa đạt
Tổng
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
STT
Nội dung khảo sát
số trẻ
trẻ
%
trẻ
%
1
Trẻ nhớ tên thơ truyện
40
32
80
8
20
2

Hiểu nội dung thơ, truyện
40
31
77.5
9
22,5
3
Trả lời được các câu hỏi của
40
29
72,5 11
27,5
6



4
Biết nhập vai và đóng kịch
40
19
47,8 21
52,5
theo vai
5
Thể hiện được các ngữ điệu và
40
32
80
8
20

giọng điệu của các nhân vật
6
Biết kể chuyện sáng tạo
40
16
40
24
60
7
Trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm
40
35
80
5
12,5
Trước kết quả như trên tôi rất băn khoăn trăn trở muốn tìm ra những giải
pháp tốt hơn nhằm giúp trẻ học tốt môn văn học. Những giải pháp này đã được
tôi áp dụng ngay tại lớp và thấy nó thật sự có hiệu quả. ``````
a. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
*Giải pháp 1: Dùng thủ thuật lôi cuốn và thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ
học.
Muốn kích thích sự hứng thú của trẻ trong việc nghe cô kể và việc kể lại
truyện của trẻ thì cô giáo phải đưa trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên,
thoải mái. Để làm được điều đó trước tiên tôi phải nghiên cứu kĩ nội dung câu
truyện mình sắp kể để hiểu và tìm tranh ảnh, bài hát, câu đố phù hợp liên quan
tới nội dung câu chuyện để vào bài một cách nhẹ nhàng.
Ví dụ: Kể chuyện “Ai đỏng khen nhiều hơn” để gây hứng thú cho trẻ vào
bài tôi diễn rối tay nhân vật thỏ, cho trẻ đóng vai các chú thỏ và hát bài trời nắng
trời mưa


- Tôi đặt câu đố:
“Con gì tai ngắn đuôi dài
7


Mắt hồng lông mượt có tài nhảy nhanh”
(Con thỏ)
Có một câu chuyện nói về mẹ con nhà thỏ rất hay, hai anh em nhà thỏ ai
cũng đáng được khen, nhưng thỏ nào đáng khen hơn nhỉ. Để biết được điều đó
chúng mình cùng tìm hiểu qua câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
Ngoài việc gây hứng thú cho trẻ vào bài thì việc thu hút cho trẻ tập trung
vào bài học lại càng quan trọng hơn do đó trong quá trình dạy tôi luôn nghiên
cứu kĩ nội dung tác phẩm để tìm ra những hình ảnh minh họa cho câu truyện đó
và trình chiếu trên màn hình và kết hợp với lời kể của cô. Qua các hình ảnh đó
giúp trẻ chú ý đến bài dạy của cô hơn và trẻ nhớ, hiểu sâu sắc tác phẩm hơn.
Ngoài ra việc chú ý đến các cháu hiếu động hay mất trật tự không chú ý
vào giờ học tôi luôn dùng những câu hỏi liên quan tới bài dạy để lôi cuốn sự chú
ý của trẻ vào bài đọc.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Chàng Rùa” cô giáo hỏi bạn A cho cô biết vì
sao tên Vua lại không trả tiền công mà còn bắt chàng Rùa làm thêm ngôi nhà
nữa?
Từ những vận dụng khéo léo và nhẹ nhàng như thế tôi đã thu hút được sự
chú ý của trẻ vào giờ học và được thu hút được trẻ vào bài dạy từ những lời
khen ngợi, khuyến khích động viên kịp thời cũng rất quan trong trọng trong việc
kích thích sự hứng thú của trẻ. Khi trẻ làm tốt được cô giáo động viên khen ngợi
kịp thời trẻ sẽ cảm thấy vui. Từ đó trẻ hăng hái tích cực tham gia vào bài học để
được cô giáo khen và các bạn khác thấy thế cũng muốn mình giỏi như bạn để
được cô giáo khen.
Với mỗi câu chuyện mà có tiếng chim hót líu lo, tiếng suối chảy róc
rách, hay tiếng gió rì rào thì quả thật là rất hấp dẫn đối với trẻ. Do vậy trong câu

truyện “Chú Dê Đen” tôi đã dùng tiếng suối chảy có trong đàn oocgan để đưa
vào đoạn đầu của câu truyện. Lúc gay go nhất là lúc xuất hiện con sói gian ác tôi
đã dùng âm thanh để diễn tả sự hồi hộp
Với một truyện cụ thể hay một tình tiết cụ thể ta sử dụng hợp lý đúng lúc,
đúng chỗ thì các âm thanh của tiếng đàn sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Hay khi cho trẻ làm quen bài thơ “Tết đang vào nhà” tôi có thể lồng âm
thanh là tiếng vỗ tay vào các phần chơi thêm sinh động.
Đóng kịch là một trò chơi được trẻ em ở trường mầm non rất thích thú.
Để hoạt động này đạt được hiệu quả trong quá trình cho trẻ làm quen với tác
phẩm băn học, hướng dẫn trẻ nhập vai chơi một cách sáng tạo là một trong
những vấn đề cần đặt ra cho cô giáo. Sau đây là những bước, những công việc
cụ thể để hướng dẫn trẻ nhập vai chơi:
Cô giáo cho trẻ làm quen với kịch bản. Cô đọc diễn cảm kịch bản và trò
chuyện với trẻ về các nhân vật trong kịch bản để các em đưa ra nhận xét của
mình, hình dung đúng đắn những hình tượng trong tác phẩm, xác định thái độ
8


của mình với nhân vật. Cô giáo cho trẻ tự nhận vai diễn, trẻ thường từ chối vai
phản diện, cô giáo phải giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của tất cả các vai trong vở
kịch để trẻ thoải mái nhận vai. Để hỗ trợ trẻ vào vai, cô có thể cho trẻ xem lại
tranh minh họa. Cô có thể làm mẫu cho trẻ bắt chước hoặc trẻ khá thể hiện cho
trẻ yếu hơn quan sát. Cô động viên trẻ tự nhận xét bạn và mình và khích lệ
những cố gắng của trẻ. Cô dạy trẻ phối hợp trong vở diễn, sắp xếp đội hình,
chuyển cảnh…Để vở kịch được tiếp nối liền mạch. Cô cho trẻ luyện tập trong
các thời điểm thích hợp, cũng có thể cho trẻ xem vở kịch để cũng cố và làm cho
trẻ say mê thêm cách diễn.
Tóm lại: Sau khi áp dụng giải pháp trên tôi thấy học sinh của lớp tôi chú
ý vào bài học hơn và tiếp thu bài một cách có hiệu quả.

* Giải pháp 2: Dùng phương pháp đọc kể diễn cảm :
Trẻ cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật bằng cách nghe đọc kể. Do vậy tôi luôn
sử dụng mọi sắc thái giọng kể của mình làm phương tiện để đọc kể biểu cảm
khác nhau làm cho tác phẩm cất lên tiếng nói, tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Do vậy
khi muốn trình bày một tác phẩm tôi luôn tìm hiểu, suy nghĩ và nghiên cứu tác
phẩm để hểu được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi vào tác phẩm
Tôi luôn phân biệt giữa giọng đọc và giọng kể, cố gắng nhập tâm vào tác
phẩm để truyền tải tới trẻ tất cả những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua
giọng kể diễn cảm, sác thái, khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt.

Ví dụ 1: Bài thơ “Giữa vòng gió thơm”
Bài thơ chủ yếu đọc theo nhịp 2/2. Cô đọc bài thơ diễn cảm, 8 câu thơ đầu
đọc với giọng điệu chậm rãi, thể hiện sự quan tâm lo lắng; 4 câu thơ tiếp theo
đọc với nhịp độ bình thường, nhấn mạnh vào các từ “nhỏ nhắn”, “phe phẩy”,
9


“đều đều”, “rung rinh”. Các câu thơ tiếp theo đọc với nhịp điệu chậm rãi thể
hiện tình cảm thương yêu, sự quan tâm chăm sóc của người cháu đối với bà của
mình.
Ví dụ 2 : Truyện “Chú Dê Đen”
- Giọng Dê Trắng thì yếu ớt, run sợ và nói ngắt quãng, chân tay run lên vì
sợ sệt
- Giọng Dê Đen thì bình tĩnh, đanh thép.
- Giọng Chó Sói nói với Dê Đen đầu tiên thì quát nạt sau đó sau đó
chuyển sang lo lắng, chần chừ, sợ sệt.
* Giải pháp 3: Sử dụng bài hát và trò chơi
Để tạo không khí vui tươi sôi nổi và gây được hứng thú trong tiết học
giúp trẻ tiếp thu bài có hiệu quả và nhớ lâu tôi đã lồng ghép bài hát và trò chơi
vào các hoạt động

Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với truyện “Chú Dê Đen”
Tôi đã sưu tầm bài hát, có vận động nội dung liên quan tới câu chuyện để
đưa vào tích hợp trong tiết học
Với truyện “Chú Dê Đen” tôi đã lựa chọn bài hát “Ta đi vào rừng xanh”
tôi vào bài bằng hình thức cho trẻ cùng cô hát và vận động theo lời của bài hát.
Đây là một bài hát hay rất vui nhộn, trẻ vừa hát vừa vận động nên trẻ rất là thích
thú. Hay khi cho trẻ học bài thơ “Mèo đi câu cá” tôi đã chọn bài hát chú mèo
con để trẻ vận động cùng cô.
Hay để tiết học thu hút trẻ một cách thích thú tôi tổ chức tiết học thành một
chương trình với những trò chơi hấp dẫn như chương trình “Vườn cổ tích”,
chương trình “Vườn hồng tuổi thơ”, “ Câu lạc bộ bé yêu thơ”, “Bé làm nghệ
sĩ”…vv. Mở đầu các chương trình bao giờ cũng có bài hát để hướng trẻ vào nội
dung chính hoặc tôi cũng thường cho xuất hiện một đoạn video kể về một nội
dung ngắn trong tác phẩm mà trẻ học ngày hôm đó để gây sự chú ý cao độ đối
với trẻ.
Trong chương trình “Bé làm nghệ sĩ” trẻ được tìm hiểu và tham gia các
phần thi kiến thức, trả lời các câu hỏi mang nội dung của từng phần, thi lồng
ghép cho các nhân vật, thi kể chuyện theo hình ảnh và được thi trổ tài
Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là rất hiếu động mà hoạt
động cho trẻ làm quen với văn học là hoạt động đòi hỏi phải tập trung chú ý cao,
vì vậy những trò chơi muốn hấp dẫn trẻ thì việc sử dụng câu đố, trò chơi đồng
dao có nội dung liên quan tới tác phẩm là rất cần thiết
Ví dụ : Trò chơi có nội dung tác phẩm “Chú Dê Đen”
Cô nói tên nhân vật - Trẻ nói đặc điểm của nhân vật và ngược lại
- Dê Trắng: Nhút nhát
- Dê Đen: Dũng cảm
Trẻ vỗ tay: Hoan hô Dê trắng, bạn Dê Đen đáng khen
* Giải pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan và làm đồ dùng sáng tạo từ
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vào trong giờ học :
* Sử dụng đồ dùng trực quan

Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là tư duy trực quan hình tượng do
vậy mà việc sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết học có vai trò cực kỳ quan
10


trọng, nó giúp trẻ hứng thú với tác phẩm. Và tôi luôn sử dụng các hình ảnh động
trên PowerPoint.
Ví dụ : Cho trẻ xem một đoạn hoạt cảnh phim cảnh Sóc con đưa thư cho Chị cả
cô hỏi trẻ :
- Các con có muốn biết vì sao Sóc con lại giận dữ không ?
- Muốn biết vì sao lại có chuyện đó xảy ra cô mời các con cùng xem hoạt
cảnh “Ba cô gái” nhé ?
Ngoài việc sử dụng các hình ảnh trên màn hình chiếu tôi còn sử dụng
thêm các đồ dùng trực quan khác.
Ví dụ : Cô đưa rối tay

- Xin chào các bạn. Đố các bạn biết mình là ai nào ?
- Mình là Dê đen đấy các bạn ạ
Có một câu chuyện rất hay nói về mình đấy. Thế các bạn đã biết đó là câu
chuyện gì chưa? Hôm nay mình sẽ kể cho các bạn nghe nhé, đó là câu chuyện
“Chú Dê Đen”
Trong khi đọc thơ, kể chuyện tôi có thể vẽ các nhân vật đơn giản để giúp
trẻ có hứng thú khi được tận mắt nhìn các nhân vật trong câu chuyện, bài thơ
của mình từ từ xuất hiện.
* Làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, mới lạ và hấp dẫn từ nguyên vật liệu sẵn có ở
địa phương:
“Trò chơi hay đồ chơi đẹp” là sách giáo khoa cho trẻ, là đồ dùng đồ chơi,
là vật không thể thiếu được trong cuộc sống của trẻ. Ngay từ khi trẻ còn nằm
trong nôi trẻ đã biết hớn hở nghe tiếng súc xắc leng keng hay những quả bóng
đỏ xanh, những con gấu, con thỏ, búp bê. Đồ chơi trong mắt trẻ luôn là thế giới

thần tiên riêng biệt vì đồ chơi thỏa mãn nhu cầu giải trí vui chơi của trẻ vì vậy
đồ chơi cho trẻ phải phong phú, đẹp, hấp dẫn, an toàn thỏa mãn nhu cầu của trẻ.
Đồ chơi giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học và đồ chơi còn giúp trẻ thỏa
mãn nhu cầu giao tiếp. Hàng ngày trẻ được trò chuyện cùng búp bê, gấu bông,
11


từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển và kích thích sự hứng thú của trẻ giúp trẻ
dễ nhớ, lâu quên và tạo không khí buổi học thoải mái, vui vẻ đạt kết quả cao nhng với điều kiện cô giáo phải sử dụng đồ dùng đồ chơi đó sao cho đúng lúc đúng
chỗ phù hợp với nội dung bài dạy, lứa tuổi trẻ. Vì thế hàng ngày hàng giờ tôi
cùng các chị em trong trường, cùng phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu thiên
nhiên, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có như chai, lọ, vải vụn sau đó dựa
vào nội dung câu truyện làm sa bàn, làm các nhân vật, con rối bằng xốp, củ quả,
chai lọ, que, giấy bóng
VD: Làm rối bằng chai, lọ, vỏ xốp làm đầu bọc vải gắn len làm tóc, vẽ
mắt mũi mồm sau đó cắt vải cuốn quanh làm áo, váy cho nhân vật.
Làm rối dẹt: Vẽ hình nhân vật vào giấy rồi tô màu, cắt dán vào bìa cứng để cô và
trẻ dễ sử dụng.
Làm rối ngắn tay: Lấy quả bóng làm đầu nhân vật, vẽ mắt, mũi, tai. Sau
đó lấy bìa cứng cuộn lại làm thân lồng vào tay.
* Giải pháp 5: Cung cấp phát triển vốn từ rèn cách phát âm cho trẻ và rèn
ngữ điệu giọng.
* Cung cấp phát triển vốn từ:
Đối với trẻ 5-6 tuổi vốn từ của trẻ phát triển mạnh nhưng trẻ trong lớp là
con em địa phương nên còn nói ngọng nhiều, khả năng diễn đạt còn hạn chế. Để
giúp trẻ có thêm vốn từ trong cuộc sống và phát âm được chính xác qua các giờ
học làm quen với tác phẩm văn học tôi luôn cung cấp cho trẻ những từ mới,
giảng những từ khó để trẻ biết và hiểu đợc những từ đó. Chẳng hạn: Bài thơ
“Giữa vòng gió thơm” tôi thường cho trẻ phát âm nhiều lần những từ khó: Phe
phẩy, rung rinh...

Trong khi đàm thoại về nội dung câu chuyện tôi luôn đặt ra câu hỏi để trẻ
trả lời qua đó rèn cách phát âm đúng cho trẻ và tôi luôn chú trọng đến việc sửa
sai câu từ cho trẻ để trẻ phát âm được chính xác, ngoài ra tôi còn cung cấp vốn
từ và rèn phát âm cho trẻ vào mọi lúc mọi nơi.
Qua đó sau mỗi giờ kể chuyện vốn từ của trẻ được tăng lên, trẻ phát âm
chuẩn hơn, trẻ ít nói ngọng hơn.
* Rèn luyện ngữ điệu giọng trong khi kể chuyện, đọc thơ
Giọng kể giọng đọc có một vị trí rất quan trọng trong tiết dạy kể chuyện,
đọc thơ. Có làm cho trẻ hứng thú và cảm nhận được nội dung câu truyện, nhớ đợc cốt truyện, kể lại đợc truyện, đọc thuộc thơ hay không. Phần lớn phụ thuộc
vào giọng kể giọng đọc của cô. Từ nhận thức trên tôi đã khắc phục hạn chế của
bản thân bằng cách đọc, kể nhiều lần câu chuyện bài thơ mình sắp dạy để hiểu
nội dung câu truyện, bài thơ tính cách nhân vật, lời thoại trong câu truyện để tìm
ra ngữ điệu giọng đọc cho phù hợp, thể hiện được tình cảm, ý nghĩa chân thực
của câu truyện bài thơ và tôi còn tập kể, tập đọc nhiều lần trước gương để tìm ra
cử chỉ điệu bộ, nét mặt cho phù hợp với nhân vật, nội dung, lời thoại trong câu
truyện bài thơ để điều chỉnh cho phù hợp.
VD: Câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”.
Giọng Thỏ mẹ âu yếm hiền lành.
Giọng Thỏ em trước khi ra đồng dõng dạc tự tin.
Giọng Thỏ em khi biết lỗi nhỏ nhẹ chậm rãi.
12


Giọng Thỏ anh ân cần.
- Nếu là con con sẽ làm gì khi nghe tin mẹ ốm ?
- Con sẽ làm gì để giúp đỡ bố mẹ ?
Để kết thúc giờ học có hiệu quả cô lồng ghép giáo dục đạo đức cho trẻ để
trẻ nhớ lâu nhớ kỹ tác phẩm. Với truyện “ Ai đáng khen nhiều hơn” giáo dục trẻ
biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ và mọi người
xung quanh

* Giải pháp 6: Tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học mọi lúc mọi nơi
và công tác phối kết hơp với phụ huynh.
- Trong tất cả các hoạt động (đón trả trẻ, dạo chơi, hoạt động góc, giờ
ngủ..) cô cho trẻ làm quen bài thơ câu chuyện bài thơ bằng cách đọc thơ, kể
chuyện cho trẻ nghe hay cho trẻ đọc kể cùng cô. Ví dụ giờ đi ngủ cho trẻ đọc
cùng cô bài thơ “Giờ ngủ” như sau:
Đến giờ đi ngủ
Chiếu sạp sẵn sàng
Bé xếp hai hàng
Gối mềm xinh xắn
Đôi mắt bé nhắm
Như những thiên thần
Bé ơi ngủ ngoan
Giấc nồng say nhé.
- Tuyên truyền trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Trước khi họp tôi
chuẩn bị chu đáo về nội dung sẵn có như : Đĩa truyện, thơ, ti vi, đầu đĩa, máy vi
tính, và các đồ dùng thủ công khác để tuyên truyền môn làm quen văn học. Khi
trao đổi tôi giải thích cho phụ huynh hiểu ý nghĩa của văn học đối với sự phát
triển của trẻ, tác động của công nghệ thông tin để trẻ làm quen với văn học.
- Xây dựng góc tuyên truyền có nội dung và hình thức phong phú để ở
những nơi dễ nhìn, để phụ huynh xem vào giờ đón trả trẻ .
- Thông qua giờ đón, trả trẻ cô luôn tuyên truyền các hình thức cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học. Hướng cho các bậc phụ huynh kết hợp với nhà
trường để dạy trẻ học thơ ,truyện như: Gia đình có thể gợi ý hỏi trẻ kể lại chuyện
ở trường, chuyện cổ tích, truyện tranh, chuyện sinh hoạt hàng ngày.
- Hằng năm có tiết thao giảng giáo viên giỏi cấp trường có nội dung tiết
dạy liên quan đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tôi mời phụ huynh tham dự giờ
dạy của cô.
- Kêu gọi phụ huynh tích cực đóng góp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ cho trẻ: đóng góp báo chí để lấy tài liệu, mua truyện tranh.

- Mời phụ huynh đến tham dự các hội thi kể chuyện, đọc thơ của bé vào
các dịp chào mừng 08/3, 20/11 ...
- Luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để có biện pháp
tác động phù hợp, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Từ đó, cô giáo phối hợp với phụ huynh trong việc đóng góp tìm thêm
nguyên liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương tạo điều kiện cho cô và cháu trong
việc làm đồ dùng đồ chơi qua đó việc dạy và học có hiệu quả và thống nhất hơn.
13


Bằng các hình thức trên thì đa số các bậc phụ huynh và cộng đồng đã hiểu
được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của của việc cho trẻ làm quen văn học
nên đã nhiệt tình ủng hộ để lớp thực hiện tốt môn học này.
* Giải pháp 7: Công tác tự bồi dưỡng.
Đi đôi với công tác tuyên truyền thì công tác tự bồi dưỡng rất cần thiết:
+ Tham gia đầy đủ các buổi học tập bồi dưỡng do nhà trường và Phòng
Giáo dục& Đào tạo tổ chức .
+ Tham gia dự giờ để học hỏi đồng nghiệp, thường xuyên trao đổi trong
các buổi sinh hoạt chuyên môn do nhà trường và cụm tổ chức. Qua đó rút kinh
nghiệm cho từng tiết dạy về phương pháp hình thức tổ chức dạy học. Rút kinh
nghiệm về giọng đọc và giọng kể … trên cơ sở đó bản thân tôi cũng lựa chọn
những phương pháp phù hợp với đặc điểm của lớp, hình thức tổ chức tiết dạy
cho học sinh lớp mình đang dạy .
+ Tự xây dựng cho mình giáo án phù hợp với đặc điểm của lớp, những
tiết tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Tích cực trao đổi với đồng nghiệp về phương
pháp và hình thức tổ chức, tự rèn luyện về giọng đọc, giọng kể cho diễn cảm.
Tôi còn tự học hỏi, tìm tòi, truy cập mạng internet khai thác tối đa tài liệu tranh
minh họa. Ngoài ra từ tranh ảnh khai thác được, tôi có thể làm thành những
thước phim ngắn được lồng tiếng tạo cho câu chuyện bài thơ thêm sinh động,
hấp dẫn gây được hứng thú cho trẻ khi học môn làm quen văn học…

Tóm lại: Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một công việc
nghệ thuật vì vậy cô giáo không những phải thuộc truyện, thơ mà phải thể hiện
được cử chỉ, sắc thái, nét mặt, sự thay đổi giọng kể giọng đọc theo nội dung tác
phẩm để đem lại niềm vui qua đó phát triển trí tuệ cho trẻ bằng tình cảm, đạo
đức, ngôn ngữ thông qua giọng kể của cô giúp trẻ phát âm chính xác hơn dẫn
đến đạt kết quả cao trong giờ học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực của trẻ khi
làm quen với văn học tôi đã thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn
học bằng nghiều hình thức khác nhau nhằm phá huy tính tích cực của trẻ. Qua
thực tiễn giảng dạy tôi thấy lớp tôi đã có nhiều tiến bộ rõ rệt:
- Trẻ hào hứng có cảm xúc nghệ thuật khi tiếp xúc với các tác phẩm văn
học, thể hiện được tình cảm yêu, ghét rõ ràng với nhân vật. Qua đó giúp tôi lồng
ghép giáo dục đạo đức cho trẻ, giúp trẻ thấm nhuần một cách tự nhiên, nhẹ
nhàng.
- Trẻ được mở rộng về thế giới xung quanh, trẻ phát âm chính xác, phát
triển vốn từ và khả năng diễn đạt của trẻ. Bước đầu trẻ biết thể hiện tác phẩm
văn học bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Trẻ biết rung động và yêu thích văn học, say mê hứng thú tham gia vào
các tiết kể chuyện, đọc thơ.
* Trên cơ sở đó tôi đã tiến hành khảo sát lần 2 và kết quả đạt được như sau :
Bảng khảo sát lần 2
STT
Nội dung khảo sát
Tổng
Đạt
Chưa đạt
số trẻ Số Tỉ lệ
Số

Tỉ lệ
14


1
2
3
4
5
6
7

Trẻ nhớ tên thơ truyện
Hiểu nội dung thơ, truyện
Trả lời được các câu hỏi của cô
Biết nhập vai và đóng kịch theo
vai
Thể hiện được các ngữ điệu và
giọng điệu của các nhân vật
Biết kể chuyện sáng tạo
Trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm

40
40
40
40

trẻ
40
40

40
35

%
100
100
100
87,5

trẻ
0
0
0
5

%
0
0
0
12,5

40

37

92,5

3

7,5


40
40

35
40

87,5
100

5
0

12,5
0

Điều này chứng tỏ rằng kiến thức cô dạy đã ăn sâu vào tiềm thức của các
cháu. Qua việc áp dụng sáng kiến kinh ngiệm này tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng
thú và tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. Tất cả các kết quả đạt được
ở trên cho thấy việc đưa nội dung cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, sử
dụng những phương pháp, biện pháp để phát huy tính tích cực của trẻ khi làm
quen với văn học trong các tiết học và các hoạt động của tôi đưa vào áp dụng tại
lớp là đúng và phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
III. Kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
Làm quen với tác phẩm văn học là một hoạt động quen thuộc ở nhà
trường mầm non. Thuật ngữ này đã chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc
cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô
giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội
dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm văn học, khơi gợi ở trẻ sự rung

động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật,
cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động
mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng
kịch, cao hơn nữa là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo trí
tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
trẻ.
Đến với văn học là trẻ em được biết thế giới loài vật, cây cỏ, hoa lá cùng
mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ và những gì gần gũi trong môi trường sống
của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, lớp học, khu phố,…Giúp trẻ nhận
biết được sự khác nhau về nội dung và hình thức giữa các loại thể thơ, truyện,
phân biệt được hình tượng nghệ thuật với hiện thực; hình thành một số khái
niệm văn học như: thơ, truyện, nhân vật, hình ảnh; nhận biết các mối quan hệ
biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái tình huống và nhân vật; Giữa lời kể, lời
thuật, lời bạch, trữ tình và ngôn ngữ ngân vật; giữa không khí âm sắc giọng điệu
của tác phẩm văn học và hành động văn học. Qua tác phẩm văn học trẻ quen dần
tính chất nhiều nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn học dần dần tiến tới hiểu
được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn
truyền đạt.

15


Để giúp trẻ học tốt môn làm quen tác phẩm văn học, cô giáo phải luôn làm
tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Cô còn phải là những tuyên truyền viên giỏi
đối với các bậc phụ huynh về các nội dung, phương pháp..giúp trẻ học tốt môn
văn học. Bản thân cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca,
hò vè để góc lễ giáo và thư viện của bé ngày càng phong phú hơn, cô giáo phải
luôn thay đổi theo từng chủ điểm để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ.
Bản thân cô giáo phải luôn năng động, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy,
tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức. Bởi kiến

thức của một giáo viên mầm non tuy không chuyên sâu nhưng phải đa dạng,
phong phú và đúng nghĩa. Để chúng ta có thể đáp ứng được phần nào trong
muôn vàn thắc mắc của trẻ thơ.
Giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm, tính chất, công việc, hoàn cảnh gia
đình của từng trẻ, cũng như việc quan tâm của các bậc phụ huynh trong việc rèn
đạo đức cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học. Phải có sự ủng hộ, phối kết
hợp của phụ huynh, bởi vì gia đình thật sự là mái ấm của trẻ và phụ huynh phải
là tấm gương sáng và mẫu mực về hành vi ứng xử, chăm sóc, tinh thần trách
nhiệm cho trẻ noi theo.
Trong quá trình giáo dục, cô giáo phải có đánh giá, tổng kết, và có hình
thức động viên, khích lệ những trẻ làm tốt và có biện pháp nhắc nhở với những
trẻ làm chưa tốt.
2. Kiến nghị:
- Nhà trường cần đầu tư thêm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
công nghệ thông tin, cải tạo khuôn viên, tạo điều kiện cho giáo viên trong việc
tổ chức các hoạt động cho trẻ mọi lúc mọi nơi để khắc sâu thêm kiến thức.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc kết được qua một thời
gian nghiên cứu và quá trình dạy học tại lớp tôi. Rất mong chị em đồng nghiệp
và các cấp lãnh đạo góp ý xây dựng vào sáng kiến này để bản thân tôi được hoàn
thiện mình hơn, giúp tôi có kết quả dạy học cao hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
, ngày 20 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

16

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN



17



×