Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

De thi thu mon van truong THPT pham cong binh vinh phuc lan 1 2018 co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.84 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ THI KSCL LẦN I, NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn; Lớp: 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề gồm 01 trang)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Quan niệm về hạnh phúc không giống nhau ở mỗi người, mỗi nhà, mỗi thế hệ, mỗi thời đại,
mỗi xã hội. Chẳng hạn, có người xem hạnh phúc là hài lòng với những gì mình có theo chủ nghĩa
“biết đủ”. Cũng có người cho rằng hạnh phúc là khi ta có một sức khỏe tốt, một sự nghiệp như ý,
một gia đình ấm cúng và những bạn hữu chí tình. Hạnh phúc cũng có khi là những điều giản dị: có
một việc yêu thích để làm, có người để yêu thương và một nơi chốn bình yên để đi về.... Lại có
những vĩ nhân gọi tên hạnh phúc theo một cách rất riêng của họ. Ví như nhà hiền triết Mahatma
Gandhi bảo rằng: “Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói và những gì bạn làm
hòa quyện với nhau”.... Liệu có thể hạnh phúc chăng nếu nghĩ một đằng, nói một nẻo và làm một
kiểu? Liệu có thể hạnh phúc chăng với một lối sống “trình diễn” như những “kịch sĩ” trong cả đời
thường?... Rồi cũng có ý kiến phản biện rằng: ranh giới giữa biết đủ, biết hài lòng và thỏa hiệp với
mình là rất mong manh…. Sẽ rất nhanh, những cái “biết đủ” và sự hài lòng dễ dãi này sẽ làm ta
chán ngán. Sẽ rất nhanh, hạnh phúc này sẽ biến mất khi ta không hiểu được ý nghĩa cuộc đời mình
nằm ở nơi đâu...
Vậy hạnh phúc là biết đủ, biết hài lòng hay là biết vượt qua, biết chinh phục hay là gì khác?
(Trích Để chạm vào hạnh phúc, theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 03-02-2012)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Theo tác giả, thế nào là hạnh phúc theo chủ nghĩa “biết đủ”?
Câu 3: Tác giả có ngụ ý gì khi đặt ra câu hỏi: Liệu có thể hạnh phúc chăng với một lối sống “trình
diễn” như những “kịch sĩ” trong cả đời thường?
Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)


Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm của tác giả trong đoạn
trích phần Đọc hiểu: Vậy hạnh phúc là biết đủ, biết hài lòng hay là biết vượt qua, biết chinh phục
hay là gì khác?
Câu 2 (5,0 điểm)
Về hình tượng người lính Tây Tiến, có ý kiến cho rằng: “Người lính Tây Tiến hiện lên với
chất anh hùng ngang tàng”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Ở họ toát lên chất men say lãng mạn”.
Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên và làm sáng tỏ qua đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến- Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2011, tr89)
------------------ Hết ------------------Họ và tên thí sinh: ........................................................... SBD: ................................................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Đăng tải bởi


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL LẦN I
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ văn; Lớp: 12

I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)
Câu

Nội dung trình bày
Điểm
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
0,5
2 Theo tác giả, hạnh phúc theo chủ nghĩa biết đủ là hài lòng với những gì 0,5
mình có.
3 Câu hỏi: Liệu có thể hạnh phúc chăng với một lối sống “trình diễn” như 1,0
những “kịch sĩ” trong cả đời thường? là sự phê phán lối sống không đúng
với thực chất, sống giả dối, khuyên con người hãy sống thật với mình.
4 Thí sinh chọn một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân, lí giải ngắn 1,0
gọn và thuyết phục.
Chẳng hạn có thể chọn thông điệp từ câu: Sẽ rất nhanh, hạnh phúc này sẽ
biến mất khi ta không hiểu được ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở nơi đâu. Câu
văn này đem đến thông điệp hạnh phúc là sự đánh giá đúng bản thân. Vì
đánh giá đúng bản thân sẽ giúp chúng ta tự xác định được cách sống, cách
ứng xử phù hợp với mọi mỗi quan hệ….
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, vận dụng tốt các thao tác
lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.
- Đoạn văn có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; hành văn
trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng
những yêu cầu cơ bản sau:
Ý
Nội dung trình bày
Điểm
1 Nêu được vấn đề nghị luận
0,25

2 Giải thích
Câu nói đặt ra quan niệm về hạnh phúc: Hạnh phúc là biết bằng lòng với 0,25
những gì mình có hay là biết vượt qua khó khăn, thử thách, chinh phục những
đỉnh cao hay còn là gì khác.
3 Bàn luận
a Hạnh phúc là biết đủ, biết hài lòng
- Biết hài lòng với những gì mình có con người sẽ có đời sống tinh thần thoải 0,25
mái, không phải bận rộn đi tìm những cái tốt hơn.
- Biết hài lòng với những gì mình có con người sẽ không nảy sinh sự tham 0,25
lam, lòng đố kị.
b
Hạnh phúc là biết vượt qua, biết chinh phục
- Vượt qua khó khăn, gian khổ, thử thách thậm chí là cả những nỗi đau, con 0,25
người sẽ cảm nhận được rõ niềm vui của sự thành công, giúp con người
trưởng thành hơn.
0,25
- Biết chinh phục những ước mơ, khát vọng, những đỉnh cao trong cuộc sống
giúp con người khám phá được bản thân, khẳng định được chính mình.

Đăng tải bởi


c

Xác định quan điểm đúng đắn
- Cần xác định những gì mình có chính là nền tảng cho tương lai rất cần được
trân trọng. Phải biết đủ, biết hài lòng với những gì mình có để sống thoải mái,
cân bằng trong cuộc sống.
- Cuộc sống đâu phải toàn màu hồng con người biết vượt qua những khó
khăn, thử thách sẽ đứng vững được trong cuộc sống. Biết chinh phục những

ước mơ, khát vọng sẽ giúp con người sống có mục đích, có lí tưởng, có tình
yêu, niềm hi vọng trong cuộc sống.

0,25

0,25

Câu 2 (5,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi
diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: Cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung trình bày
Điểm
1 Giới thiệu chung
- Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và cảm nhận chung về 0,5
đoạn thơ.
- Trích dẫn hai ý kiến.
2 Giải thích hai ý kiến
- Chất anh hùng ngang tàng: vẻ đẹp kiêu dũng anh hùng, phẩm chất cốt cách
mạnh mẽ thuộc về ý chi.́
0,5
- Chấ t men say lãng mạn: sự nhạy cảm của tâm hồn lãng mạn bay bổng, hào
hoa tình tứ.
=> Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến vẻ đẹp thuộc về ý chí của người lính Tây
Tiến. Ý kiến thứ hai lại nhấn mạnh đến vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn của
người lính.
3 Bàn luận về hai ý kiến

a Chấ t anh hùng ngang tàng
- Chân dung được gợi lên bằng những hình ảnh độc đáo, ấn tượng: đầu 0,5
không mọc tóc, da xanh màu lá. Đó là di chứng của những trận sốt rét rừng, là
dấu ấn thực tế khốc liệt của chiến tranh in hằn lên ngoại hình kì dị, khác
thường.
- Ẩn bên trong cái hình hài tiều tụy của người lính Tây Tiến vẫn ẩn chứa một 0,5
sức mạnh phi thường, một khí phách hiên ngang, lẫm liệt (đoàn binh với lực
lượng hùng hậu, đông đảo, khí thế, luôn trong tư thế chủ động, sẵn sàng đối
mặt với khó khăn, gian khổ, vẫn oai phong lẫm liệt của những con hổ nơi
rừng thiêng).
b Chấ t men say lãng mạn
- Vượt qua hiện thực gian khổ, người lính hướng tới niềm lạc quan. Đôi mắt 0,5
hướng gửi về bên kia biên giới giấc mộng giết giặc, mộng lập công, mộng hòa
bình, mộng trở về (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới).
- Trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh, người lính Tây Tiến vẫn 0,5
hướng về quê hương, nhớ về những bóng hồng đài các kiêu sa chốn Hà thành
(Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).
c Chất anh hùng hòa quyện chấ t lãng mạn

Đăng tải bởi


3

- Thực tế chiến tranh nhiều đau thương, mất mát và cả những hi sinh nhưng
người lính Tây Tiến đối mặt với thử thách ấy không phải bằng thái độ sợ hãi
mà bằng tư thế sẵn sàng nhập cuộc, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc (Rải rác….
đời xanh).
- Người lính hi sinh trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất và
tinh thần nhưng vẫn ngời lên vẻ đẹp hào hùng thậm chí đầy vẻ kiêu dũng (Áo

bào....độc hành)
+ Trở về đất mẹ bằng tấm áo giản dị thường ngày nhưng bằng đôi mắt
lãng mạn, yêu thương, trân trọng thành kính, người lính được thiêng liêng
hóa, vĩnh viễn hóa bằng hình ảnh áo bào đầy sang trọng và cổ kính.
+ Sự ra đi của người lính không có tiếng khèn quân nhạc nhưng có sự
chứng kiến, tiễn đưa của núi sông, trời đất. Khúc gầm dữ dội của dòng sông
Mã khiến cho cái chết của người lính trở nên hào hùng. Nó là khúc bi ca tiễn
đưa những con người gần gũi nhưng cũng thật vĩ đại.
Đánh giá
- Hai ý kiến trên đề cập đến hai khía cạnh khác nhau nhưng không đối lập mà
bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận một cách toàn diện về hình
tượng người lính ở cả vẻ đẹp hào hùng và vẻ đẹp của tâm hồn hào hoa, lãng
mạn.
- Với đoạn thơ trên, Quang Dũng đã sáng tạo được hình tượng tập thể những
người lính Tây Tiến độc đáo, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con
người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại. Hình tượng này
thể hiện rõ nét phong cách thơ Quang Dũng “phóng khoáng, hồn hậu, lãng
mạn và tài hoa”.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng người lính Tây Tiến:
+ Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn.
+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt tạo không khí trang trọng, thiêng liêng, tôn
kính.
+ Giọng thơ khi thiết tha bồi hồi, khi trang trọng hào hùng.
Điểm toàn bài là điểm tổng của các câu cộng lại, làm tròn đến 0,25
------------ Hết-------------

Đăng tải bởi

0,5


0,5

0,5

0,5



×