ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN VĂN ĐỨC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ
VÀ LIỀU LƯỢNG N, P, K ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ LAI MỚI LVN255
TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN VĂN ĐỨC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ
VÀ LIỀU LƯỢNG N, P, K ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ LAI MỚI LVN255
TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP
2. TS. CHÂU NGỌC LÝ
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự chỉ bảo
của các Thầy, cô giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hồn tồn trung thực, các thơng tin
trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về những số liệu đã công bố trong luận văn.
Tác giả
Trần Văn Đức
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện luận văn, em đã nhận được
sự chỉ bảo tận tình của tập thể cán bộ Viện Nghiên cứu Ngơ, các Thầy, Cô
giáo cùng sự giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết em xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Luân Thị Đẹp
và TS. Châu Ngọc Lý đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để
cho em hoàn thành tốt luận văn.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Viện Nghiên
cứu Ngô, các anh, chị cán bộ Bộ môn Cây Thức ăn Chăn Nuôi - Viện Nghiên
cứu Ngô cùng các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Nông học - trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ và động viên em trong quá trình
học tập và hồn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã ở
bên trợ giúp cho em về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp!
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2017
Học viên
Trần Văn Đức
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vii
DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 4
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngơ trên thế giới ............................................ 5
1.2.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới ....................................................... 5
1.2.2. Tình hình tiêu thụ ngơ trên thế giới ........................................................ 9
1.3.Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Việt Nam ........................................ 10
1.3.1. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam ...................................................... 10
1.3.2. Tình hình tiêu thụ ngơ ở Việt Nam ....................................................... 12
1.4. Tình hình nghiên cứu mật độ, phân bón cho ngơ trên thế giới và Việt Nam ....... 12
1.4.1. Tình hình nghiên cứu mật độ, khoảng cách trồng ................................ 13
1.4.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngơ............................................... 18
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 24
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 24
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
iv
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.4.1. Phương pháp thí nghiệm ....................................................................... 24
2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................ 27
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 32
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến một số
đặc điểm nơng học của giống ngô lai LVN255 vụ Thu Đông 2016 ..... 32
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng
của giống ngô LVN255 ......................................................................... 32
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến một số đặc điểm hình thái của
giống ngơ lai LVN255 vụ Thu Đông 2016 tại Đan Phượng, Hà Nội ........ 35
3.3. Ảnh hưởng của mật độ và đến khả năng chống chịu của giống ngô
lai LVN255 vụ Thu Đông năm 2016 tại Đan Phượng Hà Nội ............. 42
3.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống ngô LVN255 vụ Thu Đông năm 2016 ....... 46
3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống ngô LVN255 ................................................................. 47
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất của giống ngơ
lai LVN255 trong vụ Thu Đông 2016 tại Đan Phượng, Hà Nội .......... 53
3.3.3. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón và mật độ đối với giống
ngơ LVN255 trong vụ Thu Đông 2016 tại Đan Phượng, Hà Nội ............. 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 64
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới giai đoạn 2007 - 2016 ............ 5
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngơ một số khu vực trên thế giới năm 2016 ...... 7
Bảng 1.3: Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2016 .................... 8
Bảng 1.4: Tình hình tiêu thụ ngơ của một số nước trên thế giới ...................... 9
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 ......... 10
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất ngơ của các vùng và cả nước năm 2015 .......... 11
Bảng 2.1. Các cơng thức thí nghiệm ............................................................... 25
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến thời gian sinh trưởng
của giống ngô LVN255 vụ Thu Đông 2016 tại Đan Phượng Hà Nội ........................................................................................... 33
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến một số đặc điểm hình
thái của giống ngô LVN255 trong vụ Thu Đông 2016 ................ 36
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến 1 số đặc điểm hình
thái, sinh lý của giống ngô LVN255 vụ Thu Đông năm 2016 ..... 38
Bảng 3.4: Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến chiều dài
bông cờ của giống ngô LVN255................................................... 39
Bảng 3.5: Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến số lá của
giống ngô LVN255 ....................................................................... 41
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng chống chịu
của giống ngô LVN255 vụ Thu Đông 2016 tại Đan Phượng,
Hà Nội ........................................................................................... 44
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ đến các yếu tố
cấu thành năng suất của giống ngô LVN255, vụ Thu Đông
2016 tại Đan Phượng, Hà Nội...................................................... 47
Bảng 3.8: Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến số hàng/bắp
của giống ngô LVN255 vụ Thu Đông 2016 ................................. 49
vi
Bảng 3.9: Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến P1000 hạt
của giống ngơ LVN255 vụ Thu Đông 2016 ................................. 51
Bảng 3.10: Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến tỷ lệ hạt/bắp
của giống ngô LVN255 vụ Thu Đông 2016 ................................. 53
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến năng suất của giống
ngô LVN255 trong vụ Thu Đông 2016 tại Đan Phượng, Hà Nội ... 54
Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế của các cơng thức thí nghiệm đối với giống
ngơ lai LVN255 trong vụ Thu Đông 2016 tại Đan Phượng Hà Nội ........................................................................................... 56
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.................................................................... 26
Hình 3.1: Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ trồng đến TGST
của giống ngô LVN255 tại Đan Phượng, Hà Nội........................... 34
Hình 3.2: Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến năng suất của giống ngơ
LVN255 trong vụ Thu Đông 2016 tại Đan Phượng, Hà Nội ............ 55
viii
DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
1
Bộ NN&PTNT
Chữ viết đầy đủ
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông
International Maize and Wheat Improvement
2
CIMMYT
- Center
(Trung tâm Cải tiến Ngô và Lúa mỳ Quốc tế)
3
CSL
- Chín sinh lý
Food and Agriculture Organization of the
4
FAO
-
United Nations
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp
quốc)
5
IAS
- Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam
6
LAI
- Chỉ số diện tích lá
7
MRI
- Viện nghiên cứu ngơ
8
NSLT
- Năng suất lý thuyết
9
NSTT
- Năng suất thực thu
10
P1000 hạt
- Khối lượng 1000 hạt
11
PB
- Nền phân bón
12
TP - PR
- Thời gian chênh lệch giữa tung phấn - phun râu
13
USDA
-
14
VCR
- Tỷ số thu nhập gia tăng
United States Department of Agriculture
(Bộ Nông nghiệp Mỹ)
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngơ (Zea mays.L.) là một trong ba cây lương thực quan trọng cung
cấp lương thực cho con người và thức ăn cho chăn ni. Ngồi ra ngơ cịn là
nguồn ngun liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và công
nghiệp nhẹ. Hiện nay, ngô đang được quan tâm đặc biệt với vai trò là nguồn
nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học.
Với giá trị kinh tế cao và khả năng thích ứng rộng, cây ngơ đã được
trồng ở hầu hết các vùng trên thế giới. Năm 2014, diện tích trồng ngơ tồn thế
giới đạt 184,8 triệu ha, năng suất bình quân 56,16 tạ/ha, sản lượng 1.337,79
triệu tấn (FAOSTAT, 2017) [30].
Ở Việt Nam, diện tích trồng ngơ chỉ chiếm khoảng 12,9% diện tích cây
lương thực có hạt nhưng có ý nghĩa quan trọng thứ 2 sau cây lúa. Mặc dù hiện
nay sản xuất ngơ của Việt Nam đã có nhiều thay đổi, các vùng trồng ngô
trong cả nước đều sử dụng giống ngơ lai năng suất cao, góp phần nâng cao
năng suất và sản lượng ngô. Tuy nhiên năng suất ngô của nước ta cịn thấp so
với trung bình của thế giới và các nước trong khu vực. Năm 2015, diện tích
gieo trồng ngơ cả nước đạt trên 1.179,3 nghìn ha, năng suất đạt 44,8 tạ/ha và
sản lượng đạt 5.281 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2016) [16]. Theo chiến lược
của Bộ NN&PTNT, đến năm 2020 sản lượng ngô của Việt Nam cần đạt 8 - 9
triệu tấn/ năm mới cung cấp đầy đủ cho nhu cầu trong nước và từng bước
tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, để tăng sản lượng ngơ, bên cạnh sử dụng
giống ngơ lai có tiềm năng cho năng suất cao, cần áp dụng các kỹ thuật canh
tác tiên tiến trong sản xuất. Trong thâm canh phân bón được xác định là yếu
tố quan trọng nhất kết hợp với mật độ khoảng cách trồng hợp lý sẽ phát huy
hết tiềm năng cho năng suất của giống tốt.
Giống ngô lai LVN255 là một giống ngô mới được Viện Nghiên cứu
Ngô chọn tạo ra, bước đầu nghiên cứu của tác giả đã đánh giá đây là một
2
giống ngơ lai mới có tiềm năng năng suất cao và là giống chịu thâm canh, đặc
biệt sẽ phát huy được tiềm năng năng suất khi được trồng ở các vùng Đồng
Bằng. Tuy nhiên đây là giống ngô mới nên cần xác đinh được các biện pháp
kỹ thuật như mật độ trồng và lượng phân bón thích hợp trước khi giới thiệu
cho sản xuất. Do vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ và liều lượng N, P, K đến sinh trưởng, phát triển giống ngô lai
mới LVN255 tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định được mật độ và tổ hợp phân bón thích hợp cho giống ngơ
LVN255 vụ Thu năm 2016 tại viện nghiên cứu ngô, huyện Đan Phượng,
thành phố Hà Nội.
2.2. Yêu cầu
- Theo dõi ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các giai đoạn sinh
trưởng chính của giống ngô LVN225 vụ Thu tại Hà Nội.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến một số đặc điểm hình
thái sinh lý của giống ngơ LVN225.
- Theo dõi ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến tình hình sâu bệnh hại
và khả năng chống đổ.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống ngô LVN225.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định ảnh
hưởng của mật độ và phân bón trong thâm canh tăng năng suất đối với các
giống ngô có đặc điểm tương tự LVN255 và với các vùng có điều kiện sinh
thái tương tự.
3
- Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên trong nghiên cứu canh
tác ngô, là cơ sở cho cán bộ khuyến nông trong việc khuyến cáo người dân áp
dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất phù hợp với giống mới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp người dân lựa chọn biện pháp kỹ thuật phù hợp
khi sử dụng giống ngô lai LVN255 và các giống có đặc điểm tương tự trong
sản xuất.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Cơ sở khoa học của đề tài
Sản lượng cây lương thực toàn cầu đến năm 2050 cần vượt qua 400 triệu
tấn mới đáp ứng được nhu cầu của con người (FAO, 2009) [29]. Tuy nhiên, sản
xuất lương thực nói chung cũng như sản xuất ngơ nói riêng đang phải đối mặt
với thách thức lớn nhất là điều kiện bất thuận sinh học (sâu bệnh hại) và bất
thuận phi sinh học (hạn, đất nghèo dinh dưỡng, đất chua và ngập nước). Những
thách thức này đặc biệt tác động mạnh đối với nông dân sản xuất nhỏ, nghèo tài
nguyên và đầu tư thấp (Weiwei Wen và cộng sự, 2011) [43].
Chính vì vậy, tăng năng suất cây trồng là vấn đề quan trọng trong sản
xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất ngơ nói riêng. Để đạt được sản lương
ngô cao, bên cạnh chọn tạo giống cần áp dụng các kỹ thuật canh tác phù hợp.
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh rằng để
nâng cao năng suất ngơ thì phải sử dụng các giống ngô lai năng suất cao, phù
hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của vùng, đồng thời gieo trồng với mật độ
và khoảng cách hợp lý và bón phân cân đối, đầy đủ.
Mật độ, khoảng cách và phương thức trồng có ảnh hưởng rất lớn đến
q trình sinh trưởng và năng suất ngô. Nếu trồng mật độ thấp thì cây sinh
trưởng tốt, bắp to, tăng số hạt/bắp nhưng số lượng cây ít nên năng suất khơng
cao. Nếu trồng mật độ cao thì số cây trên một đơn vị diện tích gieo trồng tăng
nhưng bắp nhỏ, ít hạt. Do đó để đạt được năng suất cao cần căn cứ vào giống,
điều kiện đất đai và mùa vụ xác định mật độ và khoảng cách trồng thích hợp.
Theo nghiên cứu của Berzenyi, Z., Gyorff, B. (1996) [1] cho thấy năng suất
ngô của Mỹ trong hơn 40 năm qua tăng thêm 58% là nhờ đóng góp của giống
lai đơn, 21% là nhờ tăng mật độ và 5% nhờ thu hẹp khoảng cách.
Phân bón là yếu tố quan trọng nhất trong thâm canh tăng năng suất cây
trồng. Để bón phân đạt hiệu quả cao nhưng không gây ảnh hưởng xấu tới cây
5
và mơi trường thì cần bón phân phù hợp với đặc điểm của từng loài cây trồng
và đất đai. Cơ sở của việc bón phân hợp lý cần được xây dựng trên cơ sở đảm
bảo những yêu cầu cơ bản như cây trồng cần được cung cấp đầy đủ và kịp
thời dinh dưỡng cần thiết, không ngừng ổn định và nâng cao độ phì của đất,
đem lại lợi nhuận tối đa cho người sản xuất, phù hợp với điều kiện và trình độ
sản xuất hiện tại.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngơ trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực đứng thứ 3 trên thế giới sau lúa mì và lúa nước,
đây là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây
lương thực chính. Trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển của khoa
học kỹ thuật việc áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất đã làm tăng
năng suất và sản lượng ngơ.Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới trong 10 năm
gần đây được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2007 - 2016
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(triệu ha)
(tạ/ha)
(triệu tấn)
2007
158,2
49,9
789,8
2008
161,2
51,3
827,5
2009
158,8
51,6
819,7
2010
161, 8
52,2
844,4
2011
171,8
51,6
885,3
2012
177,0
49,4
875,1
2013
184,2
55,2
1.016,7
2014
183,3
56,6
1.038,3
2015
177,7
54,1
960,7
2016
181,4
57,3
1.040,2
Năm
(Nguồn:FAOSTAT,2017[30], USDA, 2017[42])
6
Số liệu bảng 1.1 cho thấy sản xuất ngô của thế giới trong 10 năm gần
đây tăng đáng kể tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng
ngơ từ 158,2 triệu ha (năm 2007) lên 181,4 triệu ha (năm 2016), tăng 23,2
triệu ha trong vòng 10 năm.
Năng suất ngô tăng giảm qua các năm từ 49,9 tạ/ha (năm 2007) đến 57,3
tạ/ha (2016), tăng 7,4 tạ/ha. Năng suất ngô tăng nhanh nhất từ năm 2014 - 2016
(54,1 - 57,3 tạ/ha). Đạt được kết quả trên là do trong sản xuất đã tăng cường sử
dụng các giống ngô laic ho năng suất cao, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật
canh tác tiên tiến.
Do diện tích và năng suất tăng nên sản lượng ngô thế giới tăng trong 10
năm qua. Từ 789,8 triệu tấn (năm 2007) lên 1.040,2 triệu tấn (năm 2016). Có
được kết quả này, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong
chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh
tác và ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ chế biến
và bảo quản, cơ khí hóa và cơng nghệ tin học… vào sản xuất ngơ. Chính vì
vậy càng khảng định thêm vai trị và vị trí của cây ngơ.
Trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật
việc áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất đã làm tăng năng suất và sản
lượng ngô. Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngơ trong đó có
38 nước là các nước phát triển còn lại là các nước đang phát triển (Báo cáo
tổng kết 29 của ISAAA).
Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và trình độ
khoa học kỹ thuật nên có sự chênh lệch về năng suất ngơ ở các châu lục. Tình
hình sản xuất ngơ ở một số châu lục năm 2014 được trình bày ở bảng 1.2.
7
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô một số khu vực trên thế giới năm 2016
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(triệu ha)
(tạ/ha)
(triệu tấn)
Đông Á
37,3
59,5
221,9
Bắc Mỹ
43,9
96,7
525,0
Nam Mỹ
24,3
58,1
141,2
Nam Phi
3,1
48,4
15,0
Đông Nam Á
9,4
69,5
93,5
Liên Minh châu Âu
8,7
54,1
60,3
Khu vực
(Nguồn:FAOSTAT,2017[30], USDA, 2017[42])
Số liệu bảng 1.2 cho thấy Bắc Mỹ là khu vực có diện tích trồng ngơ lớn
nhất (43,9 triệu ha), tiếp đến là khu vực Đông Á (37,3 triệu ha). Riêng diện
tích trồng 2 khu vực này chiếm 64% diện tích trồng ngơ tồn thế giới.
Về năng suất, Bắc Mỹ là khu với có năng suất ngơ cao nhất (96,7
tạ/ha), do vậy sản lượng ngô vùng này đạt cao nhất (525,0 triệu tấn), chiếm
40,3% sản lượng ngơ tồn thế giới. Vùng Đơng Nam Á, mặc dù diện tích
trồng ngô không lớn (9,4 triệu ha), nhưng năng suất ngô cao thứ 2 (69,5
tạ/ha), sau Bắc Mỹ. Vùng Đông Á và Nam Mỹ có năng suất cao thứ 3 (58,1 59,5 tạ/ha). Tuy nhiên 2 vùng này có diện tích trồng lớn (sau Bắc Mỹ), do vậy
sản lượng ngô năm 2016 đạt 141,2 - 221,9 triệu tấn.
Nam Phi là khu vực có diện tích, năng suất và sản lượng ngơ thấp nhất
thế giới, do vùng này điều kiện khí hậu khắc nghiệt và trình độ thâm canh
chưa cao. Năm 2016 diện tích trồng ngơ của Nam Phi là 3,1 triệu tấn với năng
suất là 48,4 tạ/ha và sản lượng 15 triệu tấn.
Trên thế giới, sản xuất ngô chủ yếu tập trung ở một số nước phát triển.
Tình hình sản xuất ngơ của một số nước được trình bày ở bảng 1.3.
8
Bảng 1.3: Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2016
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(triệu ha)
(tạ/ha)
(triệu tấn)
Mỹ
35,1
109,0
384,8
Trung Quốc
36,8
59,0
291,6
Brazil
17,3
54,0
93,5
Ấn Độ
9,6
27,0
26,0
Mexico
7,5
36,0
27,0
Nước
(Nguồn:FAOSTAT,2017[30], USDA, 2017[42])
Số liệu bảng 1.4 cho thấy, trong các quốc gia sản xuất ngô, Mỹ là luôn
là quốc gia diện tích, năng suất và sản lượng ngơ cao. Năm 2016 diện tích
trồng ngơ của Mỹ đứng thứ 2 trên thế giới (35,1 triệu ha) với năng suất 109
tạ/ha và sản lượng đạt 384,8 triệu tấn, chiếm 36,5% tổng sản lượng ngơ trên
tồn thế giới. Đây là kết quả ứng dụng thành công trong công tác chọn tạo
giống mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất ngô lớn thứ 2 thế giới, năm 2016 diện
tích ngơ của Trung Quốc lớn nhất thế giới (36,8 triệu ha), song do năng suất
ngô của Trung Quốc thấp hơn Mỹ (59 tạ/ha). Do đó sản lượng ngơ của Trung
Quốc năm 2016 là 291,6 triệu tấn, thấp hơn so với Mỹ, chiếm 28% tổng sản
lương ngơ tồn thế giới.
Brazil là nước sản xuất ngơ đứng thứ 3 trên thế giới, năm 2016 gieo
trồng với diện tích 17,3 triệu ha, đạt năng suất 54 tạ/ha và sản lượng là 93,5
triệu tấn. Sản lượng ngô của Braxin đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa.
Dự báo đến năm 2019 - 2020, Braxin sẽ vươn lên trở thành nước xuất khẩu
ngô hàng đầu trên thế giới. Tiếp đến là Ấn Độ (9,26 triệu ha) và Mexico
(7,06 triệu ha).
Ấn Độ và Mexico có diện tích thấp hơn (7,5 - 9,6 triệu ha), năng suất từ
27 - 36 tạ/ha nên sản lượng ngô 2 nước này thấp hơn (26 - 27 triệu tấn).
9
Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới, năm
2020 nhu cầu ngô trên thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15% dùng làm lương
thực, 69% dung làm thức ăn cho chăn nuôi và 16% dung làm ngun liệu cho
cơng nghiệp (CIMMYT, 2011) [26].
1.2.2. Tình hình tiêu thụ ngơ trên thế giới
Ngồi sử dụng làm lương thực, ngô là nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn
ni. Tình hình tiêu thụ ngơ trên thế giới trong 2 năm gần đây được trình
bày ở bảng 1.4
Bảng 1.4: Tình hình tiêu thụ ngô của một số nước trên thế giới
Đơn vị tính: Triệu tấn
TT
Tên quốc gia
Năm 2015
Năm 2016
1
Mỹ
747,81
313,96
2
Trung Quốc
530,78
227,01
3
Brazil
146,35
58,50
4
Ấn Độ
53,05
23,44
5
Nhật Bản
36,48
15,10
(Nguồn: USDA, năm 2017) [42]
Số liệu bảng 1.4 cho thấy lượng ngô tiêu thụ của một số nước sử dụng
nhiều ngô năm 2016 giảm so với năm 2015. Trong đó Mỹ là nước tiêu thụ
ngơ lớn nhất thế giới, năm 2015 là 747,81 triệu tấn, năm 2016 giảm chỉ cịn
313,96 triệu tấn, chiếm 81,6% sản lượng ngơ sản xuất trong nước. Đứng thứ
hai là Trung Quốc (năm 2016: 227,01 triệu tấn), chiếm 77,8% sản lượng ngô
sản xuất trong nước. Trong thời gian tới việc ứng dụng nhiên liệu sinh học
ngày càng gia tăng ở các nước phát triển sẽ làm tăng sản lượng tiêu thụ ngô
trên thế giới.
10
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây ngô đã được trồng cách đây khoảng 300 năm và được
trồng trên những điều kiện sinh thái khác nhau của cả nước. Là cây lương
thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây trồng chính để phát triển ngành
chăn nuôi. Năng suất ngô ở nước ta trước đây rất thấp so với năng suất ngô
thế giới, do sử dụng giống ngô địa phương và áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất còn hạn chế. Sản xuất ngô ở Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng
trầm và đến nay đã đạt được những thành tựu lớn. Tình hình sản xuất ngơ của
Việt Nam trong những năm gần đây được trình bày ở bảng 1.5
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(nghìn ha)
(tạ/ha)
(nghìn tấn)
2007
1.096,1
39,3
4.303,2
2008
1.140,2
40,2
4.573,1
2009
1.086,8
40,8
4.431,8
2010
1.126,9
40,9
4.606,3
2011
1.081,0
46,8
4.684,3
2012
1.118,2
42,9
4.803,2
2013
1.172,6
44,3
5.193,5
2014
1.179,0
44,1
5.202,3
2015
1.179,3
44,8
5.281,0
2016
1.100,0
45,0
4.950,0
Năm
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017) [16]
Số liệu bảng 1.5 cho thấy trong vịng 10 năm trở lại đây, sản xuất ngơ
của Việt Nam đã phát triển nhanh cả diện tích, năng suất và sản lượng.
Diện tích trồng ngơ từ 1.096,1 nghìn ha (năm 2007), có chiều hướng
tăng dần và đạt 1.179,3 nghìn ha (2015), tăng 83,2 nghìn ha. Tuy nhiên, năm
2016 diện tích trồng ngơ giảm 79,3 nghìn ha, chỉ cịn 1.100 nghìn ha.
11
Năng suất ngô tăng dần qua các năm, năm 2007 là 39,3 tạ/ha, đạt cao
nhất năm 2016 (45 tạ/ha), sản lượng tăng từ 4.303,2 nghìn tấn (2007) lên 5.281
nghìn tấn (2015), năm 2016 giảm xuống còn 4.950 triệu tấn. Năng suất ngô
nước ta tăng là do trong sản xuất đã tăng cường sử dụng các giống ngô lai cho
năng suất cao kết hợp với áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến.
Tuy nhiên, thì năng suất ngơ của Việt Nam còn rất thấp, mới đạt 78,5% so với
năng suất trung bình của thế giới (năm 2016), nguyên nhân chính là do diện
tích trồng ngơ ở Việt Nam chủ yếu ở vùng núi cao (60%), khí hậu khắc nghiệt,
địa hình phức tạp khó áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngơ, bên cạnh đó
chưa có giống ngô năng suất cao phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái riêng.
Sản xuất ngơ của nước ta có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các vùng
miền. Tình hình sản xuất ngô các vùng trong cả nước được thể hiện ở bảng 1.6.
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất ngô của các vùng và cả nước năm 2015
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(nghìn ha)
(tạ/ha)
(tấn)
Đồng bằng Sơng Hồng
91,3
48,0
438,1
Trung du và miền núi phía Bắc
519,3
36,8
1.909,7
Bắc Trung Bộ
210,4
44,0
925,2
Tây Nguyên
240,9
53,7
1.293,9
Đông Nam Bộ
79,3
61,7
488,9
Đồng bằng Sông Cửu Long
38,1
59,1
225,2
Vùng
(Tổng cục thống kê, năm 2017) [16]
Số liệu bảng 1.6 cho thấy năm 2015, vùng Trung du và miền núi phía
Bắc có diện tích trồng ngơ lớn nhất cả nước với 519,3 nghìn ha, chiếm
43,71% diện tích trồng ngơ của cả nước, ngơ được trồng chủ yếu trên nương
rẫy có độ dốc lớn, phụ thuộc chủ yếu vào nước trời, khó thâm canh, việc áp
dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó đây
12
cịn là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt như hạn hán và rét kéo dài,
lượng mưa phân bố không đều ở các vùng nên năng suất ngô thấp nhất (37,6
tạ/ha), chiếm 83,2% năng suất trung bình của cả nước.Tuy nhiên do diện tích
lớn nên sản lượng ngơ vùng này vẫn đạt cao nhất (1.891 tấn). Với ưu thế về
diện tích (chiếm 43,7% diện tích trồng ngơ cả nước) nên đây là một trong
những vùng sản xuất ngô trọng điểm của nước ta.
1.3.2. Tình hình tiêu thụ ngơ ở Việt Nam
Mặc dù sản lượng ngô của Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần
đây, song do nhu cầu tiêu thụ lớn nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu
một lượng ngô lớn. Trong khi nhu cầu sử dụng ngô của Việt Nam ngày càng
lớn. Theo Tổng cục hải Quan, năm 2015 [17] thì lượng ngơ nhập khẩu để làm
thức ăn cho chăn nuôi ngày càng gia tăng, năm 2014 lượng ngô nhập khẩu
tăng 82,09% so với năm 2013.
Bảng 1.7: Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2014 - 2015
Năm 2014
Nước
Năm 2015
Số lượng
(1000 tấn)
Giá trị
(1000 USD)
Số lượng
(1000 tấn)
Giá trị
(1000 USD)
Ấn Độ
642,3
159.440,6
104,1
24.110,9
Brazil
2.939,1
720.577,6
5.094,2
1.065.828,4
Thái Lan
96,8
58.915,5
8,8
27.060,3
Achentina
411,9
101.292,6
2.379,5
517.453,5
Campuchia
29,5
8.103,7
6,7
1.783,5
Lào
10,5
2.816,5
2,3
564,8
4.764,0
1.215.953,5
7.629,7
1.652.307,1
Tổng
(Nguồn: Tổng cục Hải Quan, năm 2017) [44]
Số liệu bảng 1.7 cho thấy nhập khẩu ngô của Việt Nam ngày càng tăng.
Năm 2014, nước ta nhập 4.764 nghìn tấn ngơ, đến năm 2015 lượng ngơ nhập
khẩu tăng cao hơn (7.629,7 nghìn tấn). Chủ yếu được nhập khẩu từ các nước
như Brazil, Ấn Độ, Achentina,…
13
1.4. Tình hình nghiên cứu mật độ, phân bón cho ngơ trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu mật độ, khoảng cách trồng
1.4.1.1. Tình hình nghiên cứu mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới
Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định mật độ trồng liên quan
chặt chẽ với số bắp/cây, khối lượng bắp và năng suất ngô. Do vậy cần bố trí mật
độ và khoảng cách gieo trồng hợp lý để khai thác tốt nhất khoảng cách khơng gian
(khơng khí, ánh sáng) và mặt đất (nước, dinh dưỡng) nhằm đạt được sản lượng
cao nhất trên đơn vị diện tích.
Trong điều kiện diện tích trồng trọt có hạn thì việc tạo giống ngô chịu
mật độ cao là một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà tạo giống.
Nhiều giống ngô lai mới có khả năng chịu được mật độ cao gấp 2 - 3 lần so
với các giống tạo ra cách đây 50 năm và có tiềm năng năng suất cao hơn hẳn
(Banzinger và cộng sự, 2000) [21].
Chính nhờ nghiên cứu cải thiện mật độ mà năng suất ngô của Mỹ trong
hơn 40 năm qua tăng thêm 58% là nhờ đóng góp của giống lai đơn, 21% là
nhờ tăng mật độ và 5% nhờ thu hẹp khoảng cách hàng (Minh Tang Chang và
Peter, 2005) [35].
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất,
Babu và Mitra (1999) [20] đã tiến hành thí nghiệm với 3 mật độ: 33.333;
66.666 và 99.999 cây/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất tương ứng
với các mật độ là 35,8; 46,3 và 52,2 tạ/ha. Các yếu tố cấu thành năng suất như
chiều dài bắp, số hạt/hàng và số hạt/bắp đạt cao nhất ở mật độ 33.333 cây/ha
và khi mật độ tăng thì các chỉ tiêu trên giảm.
Mật độ trồng phụ thuộc cả vào chiều rộng hàng và khoảng cách cây
trên hàng, trong điều kiện đất khơ thì chiều rộng hàng giữ một vai trò quan
trọng trong việc xác định mật độ trồng. Khoảng cách cây trên hàng không nên
quá hẹp vì làm tăng sự cạnh tranh giữa các cây và ảnh hưởng bất lợi tới năng
suất. Tuy nhiên trong điều kiện cung cấp đủ nước và dinh dưỡng tối ưu, mật
14
độ cao có thể làm tăng số lượng bắp trên đơn vị diện tích và như vậy sẽ làm
tăng năng suất hạt (Bavec và Bavec, 2002) [23].
Theo Barbieri và cộng sự (2000) [22] ở Argentina đã công bố kết quả
nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng gieo 35 cm và 70 cm với cùng
mật độ 7,6 vạn cây/ha ở 2 giống ngô lai DK636 và DK639 trong 2 năm 1996
và 1997 cho thấy: Trong điều kiện gieo hàng hẹp (35 cm) năng suất cao hơn
hẳn so với khoảng cách truyền thống. William và cộng sự (2002) đã làm thí
nghiệm với 4 giống ngô khác nhau về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây,
kiểu bắp và góc lá tại 6 địa điểm ở vành đai ngô nước Mỹ, vào năm 1998 1999, với 5 mật độ từ 56.000 - 90.000 cây/ha và khoảng cách hàng là 38 cm,
56 cm và 76 cm đã rút ra các kết luận: Năng suất đạt cao nhất ở khoảng cách
hàng 38 cm và mật độ 90.000 cây/ha. Kết quả nghiên cứu của Sener ở Đại
học Nebraska (Sener và cộng sự, 2004) cho thấy: Năng suất cao nhất (14
tấn/ha) thu được ở khoảng cách hàng 45 - 50 cm và mật độ 9 - 10 vạn cây/ha.
Đánh giá ảnh hưởng của 6 mật độ trồng ngơ: 40, 60, 80, 100, 120 và
140 nghìn cây/ha dến sinh trưởng và năng suất của giống ngô Azam trồng
giữa tháng 7 năm 2009 cho thấy ở mật độ 40 nghìn cây/ha cho số hạt/hàng và
số hạt/bắp cao nhất (32,22 và 447,3 hạt). Tuy nhiên mật độ 60 nghìn cây/ha
cho số bắp/cây (1,33), số hàng hạt/bắp (15,44), năng suất sinh khối (16,89
tấn/ha) và năng suất hạt (2,64 tấn/ha) là cao nhất. Do đó mật độ 60 nghìn
cây/ha (khoảng cách cây là 22,7 cm) được khuyến cáo để cho năng suất ngô
cao (M. R. Abuzar và cộng sự, 2011) [36].
Mật độ gieo trồng có quan hệ mật thiết với năng suất ngô. Tại vùng
Simnic, Rumani trong 2 năm 2009 và 2010 các nghiên cứu về mật độ gieo
trồng đã được tiến hành với các giống ngô lai Fundulea 475, Kamelias,
Danubian, KWS 2376, Rapsodia và Kitty. Trong cả hai năm ngô được gieo
vào ngày 15/4 với 3 mật độ thí nghiệm: 40.000 cây/ha, 50.000 cây/ha và
15
60.000 cây/ha. Kết quả cho thấy mật độ gieo trồng 60.000 cây/ha cho năng
suất cao nhất 8190 kg/ha, tiếp theo là mật độ 50.000 cây/ha năng suất đạt
7570 kg/ha và cuối cùng là mật độ 40.000 cây/ha năng suất đạt 7430 kg/ha
(Borleanu, 2010) [24].
Tại Nigieria, nghiên cứu nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng
và giống đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô được thực hiện trên 4 giống
(Suwan-1-SR, ACR97, BR9922-DMRSF2 và AMATZBRC2WB) từ tháng 3
đến tháng 12 năm 2008 và 2009. Kết quả cho thấy khi trồng ở khoảng cách 75
x 15cm cho số bắp/cây cao nhất (1,9 bắp/cây trong cả 2 năm). Năng suất thu
được ở khoảng cách này là 5 tấn/ha trong năm 2008 và 5,2 tấn/ha năm 2009,
chiều dài bắp 18,6 cm (năm 2008) và 20,1 cm (năm 2009), số hạt/bắp là 363
(năm 2008) và 369 (năm 2009) (Enujeke, 2013) [28].
Tác giả Hans Kgasago (2006) [32] khuyến cáo để đạt mục tiêu năng
suất từ 2-6 tấn/ha thì đối với những vùng lạnh nên trồng mật độ từ 16.000 37.000 cây/ha, vùng ấm áp thì trồng với mật độ từ 10.000 - 28.000 cây/ha và
vùng ôn đới nên trồng với mật độ từ 12.000 - 31.000 cây/ha.
Từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, Viện nghiên cứu dinh
dưỡng Cây trồng Quốc tế khuyến cáo: Gieo 1 cây/hốc và hàng hẹp tốt hơn
2 hay nhiều cây/hốc mà hàng rộng. Mật độ cho vùng ngô nhiệt đới là từ 6,5
- 7,5 vạn cây/ha, trong điều kiện thuân lợi có thể trồng ở mật độ cao hơn
7,5 vạn cây/ha, không nên trồng thưa hơn 6,5 vạn cây/ha, trong điều kiện
hạn không nên trồng dày hơn 7,5 vạn cây/ha, khoảng cách giữa các hàng
tối ưu từ 50 - 70cm, càng hẹp càng tốt, khoảng cách cây/hàng tối ưu từ 20 30 cm, càng rộng càng tốt. Tùy theo giống, mùa vụ, điều kiện sản xuất để
lựa chọn mật độ, khoảng cách gieo trồng cho phù hợp (Phạm sy Tan và
cộng sự, 2006) [39].